18/05/2014
Chúa Nhật V Phục Sinh Năm A
(phần II)
GIÁO LÝ PHÚC ÂM NHẬT V PHỤC SINH, NĂM A
GIÁO
LÝ PHÚC ÂM NHẬT V PHỤC SINH, NĂM A
Sách
Tồng Đồ Công Vụ 6. 1-7; Thư Thứ I của Thánh Phêrô Tông Đồ 2.4-9
và Phúc
Âm Thánh Gioan 14. 1-12
I. Giáo
Huấn P.Â.:
Chúa Giêsu là đường là sự thật và là sự sống.
Ai tin Chúa Giêsu là đi đúng đường, đường đưa đến Thiên Chúa Cha.
Ai tin Chúa Giêsu là có chân lý, vì có Thiên Chúa là sự thật.
Ai tin Chúa Giêsu là có sự sống bất diệt mai sau: Ngài sẽ lên trời để dọn cho
ai tin theo Ngài là đường, là sự thật và là sự sống.
Chúa Giêsu là Thiên Chúa, đến từ Thiên chúa Cha để qui hướng mọi tạo vật về
Thiên chúa Cha. Tông đồ được kêu gọi để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cứu độ. Họ
cần tin tưởng và theo gương Chúa Giêsu.
II. Vấn
nạn P.Â.
Giáo
Hội Kitô giáo toàn cầu và những bất đồng trong tín diều Cha-Con- và Thánh Thần.
Giáo
Hội Kitô Giáo toàn cầu gồm:
1. Chính
Thống Giáo Đông Phương – Eastern Orthodox có nhiều ở Hy Lạp và
Liên Sô.
2. Chính
Thống Giáo Cổ Đông Phương – Oriental Orthodox – Có nhiều ở Armenia –
Syria, Ai Cập và Ethiopia.
3. Giáo
Hội Assyrian Đông Phương. Tất cả những giáo Hội Chính Thống Đông
Phương nầy có chừng 300 triệu tín đồ.
Những bất đồng trong việc tranh chấp quyền bính giữa Đông và Tây đã đưa đến
tuyệt thông và tuyệt giao giữa hai giáo hội năm 1054. Hai bên vẫn cố gắng
để hàn gắn, nhưng xem chừng khoảng cách vẫn còn xa. Tuy nhiên, không có quá
nhiều những dị biệt hay đố kỵ giữa Công Giáo La mã và Chính Thống Giáo Đông
Phương. Cả hai đều tuyên tín theo Kinh Tin Kính của Công Đồng Nicêa năm 325.
Khoảng cách còn xa trong đại kết là Chính thống giáo Đông Phương luôn cho rằng:
Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, chính thống và tông truyền do chính Chúa Giêsu
thiết lập. Giáo Hội chính thống Đống Phương nhìn nhận hoàn toàn sự bình đẵng
giữa các giám mục cũng như xưa các tông đồ cò quyền hành nfgang nhau. Công Giáo
Rôma cũng tin rằng mình là duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.
Giáo Hoàng Rôma, là Giám Mục Rôma nhưng hưởng trọn vẹn quyền đại diện Chúa ở
trần gian.
4. Giáo Hội Công Giáo Đông Phương –
Eatsern Catholic Churches Sui iuris. Có 22 Giáo Hội theo nghi lễ Đông Phương và
độc lập, cũng gọi là autonomous
particular churches, Được
xếp vào Công Giáo, vì tùng phục Giáo Hoàng Rôma. Có khoảng 14 triệu tín đồ theo
thống kê năm 2010.
5. Giáo Hội Công Giáo Rôma – Roman Catholic Church. Tức Giáo
Hội theo nghi lễ Latinh, được lãnh đạo bởi Giáo Hoàng, tức Giám Mục Rôma và
Giáo Triều Roma, cũng quen gọi là Roman Curia. Theo thồng kê năm 2010: Công
Giáo Rôma có một tỉ hai trăm triệu tín đồ, có 2795 giáo phận. Theo thống kê mới
nhất ngày 14.5.2011, có 199 Hồng Y và 96 vị trong tuổi bầu Giáo Hoàng. Có 5214
Giám Mục trong cả hai Giáo Hội Đông và Tây. Có 412,025 linh mục theo thống kê
của Vatican năm 2010.
6. Các Giáo Hội Tin Lành – Theo David Barrett trong quyển Thế Giới Kitô giáo
Bách khoa (The World Christian Encyclopedia), có khoảng 34,000 nhóm tín đồ Kitô
hữu khác nhau trên toàn thế giới và phần lớn họ sinh hoạt độc lập với các giáo
phái. Người ta ước lượng có hơn 1000 giáo phái Tin Lành ở Bắc Mỹ. Có khoảng hơn
500 triệu tín đồ cho hàng ngàn giáo phái Tin Lành nầy.
Ngay từ lúc đầu, tên gọi Tin Lành hay Evangelicalism được dùng để chỉ một nhóm các giáo phái khởi phát từ cuộc cải
cách tôn giáo bắt đầu vào thế
kỷ 16 bởi Martin
Luther. Nhưng
sau đó nhóm giáo hội ly khai nầy được gọi là protestant để chỉ nhóm chống đối
hay nhóm người thệ phản. Tiếng Việt dịch và hiểu từ thệ phản là thề phản lại
Công Giáo Roma. Thực ra protestant bắt nguồn từ protestio trong tiếng Latinh,
có nghĩa là công bố chống lại nghị quyết của Nghị viện Speyer năm 1529 . Vì nghị quyết nầy tuyên
bố vô hiệu hoá sự hiện hữu của các nhóm Tin lànhy vừa ly khai khỏi Công Giáo La
Mã.
Người ta có thể liệt kê hàng ngàn sự khác biệt nhỏ lớn. Tuy nhiên giữa Tin lành
và Công Giáo Rôma, có bốn điểm dị biệt căn bản trong tín điều:
Sola scriptura – Chỉ có Kinh Thánh được viết thành văn
bản.
Công Giáo: không chỉ có Kinh Thánh nhưng còn có Thánh Truyền và giáo huấn của
Giáo Hội.
Sola
gratia – Ân sủng duy nhất đến từ Lời Chúa và sự tôn thờ Chúa Giêsu –
Không cần bí tích.
Công giáo Rôma: Ân Sủng có gốm có ơn thánh hoá đến từ Chúa qua các bí tích – Ơn
tha thứ đến từ Bí Tích giải tội – và những ân huệ của Chúa Thánh Thần qua Bí
Tích Thêm Sức.
Sola
fide – Chỉ có đức tin – Người ta được công chính hoá bởi đức tin. Chỉ
cần tin là được cứu độ.
Công Giáo: Đức tin cần thiết nhưng đức tin phải thể hiện qua việc làm, qua đời
sống bác ái. Đức tin không việc làm là đức tin chết.
Solus Christus – Chỉ có một Chúa Kitô – Không ai có thể và có quyền xưng mình
là thay mặt cho Chúa Kitô ở trần gian. Bất cứ ai lãnh nhận phép rửa cũng thừa
hưởng chức linh mục của Chúa Kitô. Không cần giáo sĩ, vì ai cũng là giáo sĩ.
Công Giáo Rôma: Đức Giáo Hoàng là Vicar of Christ là đại diện cho Chúa Giêsu ở
trần gian. Ngài hưởng quyền bất khả ngộ khi tuyên dạy những gì thuộc phạm vi
tín lý và luân lý.
Giải thích câu Chúa Giêsu nói: “Chính Thầy là con đường, là sự
thật và là sự sống. Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy”
Chính Chúa ban cho con người sự sống. Sách Sáng Thế Ký tường thuật: Khi lấy đất
nắn nên hình người. Chúa đã thổi hơi vào mũi để biến cục đất sét thành sinh
linh và đặt tên là Adam. Nên con người sống là nhờ Chúa. Hơi thở của họ
là Chúa. Nên khi Kinh Thánh nói: Con người được dựng nên giống hình ảnh Chúa là
con người sống chính sự sống được Chúa thông ban.
Sự sống hay Thiên Chúa cao quí nhất. Nói khác đi, con người được dựng nên để
sống hay để đạt tới Thiên Chúa. Có Chúa tức có sự sống.
Con người không thể nào tìm đến Chúa hay có sự sống nếu không được Chúa soi
đường dẫn lối. Nên Chúa thành đường hay là đạo để đưa con người đến sự sống là
chính Chúa.
Theo Chúa là theo con đường đưa tới sự sống. Trên con đường tìm đến Chúa nầy.
Con người được Lời Chúa hướng dẫn mà chúng ta gọi là Kinh Thánh, Thánh Truyền
và giáo huấn của Giáo Hội. Chỉ có lời Chúa mới là lời sự thật đưa con người đến
sự sống vĩnh hằng.
Khi Chúa Giêsu nói: Thầy là đường là sự thật và là sự sống, Chúa Giêsu có ý xác
định rõ vai trò trung gian không thể thay thế của Ngài giữa con người và Thiên
chúa Cha. Không một ai có thể chỉ cho chúng ta đường đến sự sống ngoài Chúa
Giêsu, Con Thiên chúa, Đấng đến từ Thiên chúa Cha. Đấng sống lại và lên trời để
chuẩn bị chỗ cho ai tin và theo Chúa Giêsu. Nên nếu các tôn giáo khác như Hồi
Giáo hay Cao Đài nhận Chúa Giêsu làm tiên tri là “đi sai đường”. Đó chỉ là thứ
gán ghép nhằm chiêu dụ thêm người chứ hoàn toàn klhông đúng với sự thật. Chúa
Giêsu, cứu Chúa duy nhất, hôm qua, hôm nay và mãi ngàn sau như Logo năm Thánh
2000 mà Đức Gioan Phaolô II đã chọn.
Có
quá nhiều giáo phái trên thế giới ngày nay. Diều đó gây chia rẽ và làm cho con
người lộn xộn không biết đạo nào là đường, là sự thật và là sự sống.
Trong diễn từ ly biệt được tường thuật trong Phúc Âm Thánh gioan, Chúa Giêsu đã
cầu nguyện “Xin cho chúng nên một giống như Cha con ta là một”.
Nhưng rồi mỗi ngày chia rẽ càng nhiều và càng trầm trọng. Ngày Giáo Hội Kitô
Giáo là một xem chừng rất mù xa. Có qua nhiều giáo hội cùng tin Chúa Kitô. Có
mặt yếu và mạnh. Có tiêu cực và tích cực.
Tiêu cực: Không diễn tả được yếu tính của Giáo Hội Chúa: duy nhất, thánh thiện,
công giáo và tông truyền.
Tích cực: Sự chia rẽ Đông Tây làm cho Giáo Hội Công Giáo Rôma phải xét lại việc
xử dụng quyền hạn một cách thái quá nhằm thoả tự ái của mình. Sự chia rẽ Đông
Tây cho Giáo Hội Đông Phương một suy nghĩ về sự tự hào chính thống của mình.
Chính thống không có nghĩa là duy trì đúng y chang những gì các tông đồ đã thực
hiện, nhưng chính thống còn có nghĩa là thay đổi phần phụ thuộc và duy trì phần
cốt lõi.
Sự phản kháng và thành lập Tin lành năm 1517 là một cảnh tỉnh tận gốc rễ cho
Giáo Hội Công Giáo La Mã. Giáo Hoàng và Giáo Triều Rôma đã bám vào quyền lực
trần thế và tiền bạc để xây dựng Giáo Hội. Đang khi đó nhiệm vụ của Giáo Hội là
bênh vực kẻ nghèo hèn và tin mừng phải được rao giảng cho muôn dân. Giáo Hội
Công Giáo Rôma thời Luthêrô là Giáo Hội của người giàu và quyền thế. Hoàn toàn
sai lệch với Phúc Âm.
III. Thực hành P.Â.:
Chọn
Kitô giáo, nhưng là giáo phái nào?
Chính
Thống giáo Đông Phương? Chính thống giáo tự hào là chính thống, nhưng lại bỏ
quên vài trò lãnh đạo của Phêrô là Giáo Chủ. Đành rằng, các tông đồ có quyền
ngang nhau. Nhưng Chúa đặt Phêrô làm thủ lãnh: “Phêrô, con là đá, trên đá nầy
Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy”. Chúa không nói Phêrô, Gioan, Giacôbê, Anrê….
Trên tất cả các con Ta sẽ xây Giáo Hội… Giáo Hội chính thống sớ khai có thủ
lãnh.
Tin
Lành: Cực đoan khi chủ trương Sola Scriptura – Sola gratia – Sola
Fide và hoàn toàn khai trừ chức linh mục thừa tác, mà chỉ nhìn nhận chức
linh mục phổ cập, để rồi không có hàng giáo sĩ, không có bí tích. Như vậy, tại
sao Chúa lại chọn các tông đồ và dạy họ “hãy làm việc nầy để nhớ đến Ta!” Hoá
ra Tin lành chỉ là một phản để của Giáo Hội cơ cấu Roma chăng? Tin Lành không
mấy khác với hình ảnh đứa con bỏ nhà ra đi, vì Cha Mẹ quá câu nệ hình thức và
hà khắc? Thay vì bỏ ra đi, nên ở lại để tìm cách thay đổi cho tốt hơn. Nếu được
như vậy, hay biết mấy.
Sau cùng chỉ còn lại Giáo Hội Công Giáo: Duy Nhất – Công giáo - Thánh Thiện và
Tông Truyền. Không ai có thể chối bỏ những sai sót của Giáo Hội Công Giáo Rôma
trong quá khứ. Nhưng ai cũng phải nhìn nhận là Giáo Hội nầy đã phản ảnh chính
xác Đấng Sáng Lập là Chúa Kitô, Ngài chính là đường là sự thật và là sự sống.
Lm Phêrô Trần Thế
Tuyên
Con Đường
Giêsu
Đầu tháng hai năm 1990, báo chí đã làm cho nổi
tiếng một con đường ở ngoại ô thành phố Saigon. Con đường ấy, một đầu là biểu
ngữ giăng ngang khai trương phòng vật lý trị liệu, một kiểu mãi dâm trá hình.
Còn đầu kia là sừng sững một khách sạn mini sang trọng, làm nhà riêng của ông
giám đốc Xacogiva, người đã từng biển thủ công quỹ. Con đường ấy chợt nổi tiếng
vì những vụ tai tiếng.
Thế nhưng, đã 20 thế kỷ trôi qua, trong Giáo Hội
chúng ta biết có một con đường luôn nổi tiếng. Con đường ấy mở ra bằng một tình
thương và kết thúc bằng một hạnh phúc. Con đường ấy trải dài bằng tin yêu để
vươn lên tới sự sống bất diệt. Con đường ấy thắp sáng niềm hy vọng và dẫn tới
quê hương Nước Trời. Con đường dẫn tới vĩnh cửu. Đó là con đường mang tên
Giêsu.
Thực vậy, qua đoạn Tin Mừng sáng hôm nay, Ngài đã
trả lời cho Tôma: Thầy là đường là sự thật và là sự sống. Qua đó, chúng ta thấy:
chỉ có một con đường duy nhất được mở ra cho ơn cứu độ. Và con đường ấy chính
là Ngài.
Trước hết, Ngài là đường chân lý,
một chân lý sống động, làm tiêu chuẩn hướng dẫn cho mọi cuộc đời. Đường chân lý
ấy, không phải là một mớ những tín điều, những sự phải tin, nhưng là toàn thể
cuộc sống của Ngài, từ tư tưởng cho đến lời nói và việc làm. Tất cả đều hướng tới
chân trời cứu độ. Nhưng không phải ai cũng nhận ra con đường này, bởi vì trong
phiên toà xet xử, Philatô cũng đã hỏi: Sự thật là gì? và Chúa Giêsu đã không trả
lời bởi vì sự thật chính là Ngài đang đứng đó.
Tiếp đến, Ngài là đường sự sống bởi
vì Ngài là nguồn phát sinh mọi sự sống tự nhiên cũng như siêu nhiên. Sự sống phần
xác trong công trình tạo dựng, cũng như sự sống phần hồn trong công trình cứu
chuộc. Ngài đã chết để mọi người được sống và Ngài đã sống lại để mãi mãi mở ra
một con đường dẫn vào cõi sống vĩnh cửu. Sự sống vật chất một ngày nào đó sẽ
tan biến, nhưng sự sống mà Ngài trao ban sẽ là một sự sống trường tồn bất diệt.
Chính vì thế mà chúng ta thường kết thúc lời cầu nguyện bằng câu: Người hằng sống
và hiển trị cùng Chúa Cha, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.
Sau cùng, Ngài là con đường dẫn tới nhà
Cha, dẫn tới quê hương Nước Trời, bởi vì Chúa Cha và Ngài không thể
tách lìa nhau. Chúa Cha ẩn mình trong Chúa Con và Chúa Con ẩn mình trong Chúa
Cha. Vẫn là một tự ngàn xưa và mãi mãi là một đến muôn thuở muôn đời. Vì thế
con đường mang tên Giêsu, tất nhiên sẽ dẫn tới địa chỉ Nhà Cha và ngược lại, muốn
đến nhà Cha thì phải đi trên con đường Giêsu. Có nghĩa là muốn được bước vào
quê hương Nước Trời, chúng ta phải thực thi những điều Đức Kitô truyền dạy.
Lectio Divina: Chúa
Nhật V Phục Sinh (A)
Chúa Nhật, 18 Tháng 5, 2014
Thầy là đường, là sự
thật và là sự sống
Một lời giải đáp cho câu hỏi thường xuyên của
trong lòng loài người
Ga 14:1-12
1. Lời nguyện mở
đầu
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy sai Thần Khí Chúa đến
giúp chúng con đọc Kinh Thánh cùng với tâm tình mà Chúa đã đọc cho các môn đệ
trên đường Emmau. Trong ánh sáng của Lời Chúa, được viết trong Kinh
Thánh, Chúa đã giúp các môn đệ khám phá ra được sự hiện diện của Thiên Chúa
trong nỗi đau buồn về bản án và cái chết của Chúa. Vì thế, cây thập giá tưởng
như là sự kết thúc của mọi niềm hy vọng, đã trở nên nguồn mạch của sự sống và
sự sống lại.
Xin hãy tạo trong chúng con sự thinh lặng để
chúng con có thể lắng nghe tiếng Chúa trong sự Tạo Dựng và trong Kinh Thánh,
trong các sự việc của đời sống hằng ngày và trong những người chung quanh, nhất
là những người nghèo khó và đau khổ. Nguyện xin Lời Chúa hướng dẫn chúng
con để chúng con cũng giống như hai môn đệ từ Emmau, chúng con cũng sẽ được
hưởng sức mạnh sự phục sinh của Chúa và làm chứng cho những người khác rằng
Chúa đang sống hiện hữu giữa chúng con như nguồn gốc của tình anh em, công lý
và hòa bình. Chúng con cầu xin vì danh Chúa Giêsu, con của Đức Maria, Đấng đã mặc khải cho chúng con về Chúa Cha và đã gửi Chúa
Thánh Thần đến với chúng con. Amen.
2. Bài Đọc
a) Chìa khóa để hướng dẫn bài đọc:
Trong
khi đọc, bạn hãy cố gắng lắng nghe như thể bạn đang hiện diện tại buổi họp mặt
cuối cùng của Chúa Giêsu với các môn đệ. Hãy lắng nghe những Lời của
Người như thể chúng được gửi gấm đến riêng bạn, hôm nay, tại lúc này.
b) Phân đoạn bài Tin Mừng chương 14 để trợ giúp cho bài đọc:
Ga 14:1-4: Đừng
để lòng các con xao xuyến vì bất cứ chuyện gì!
Ga 14:5-7: Câu
hỏi của Tôma và câu trả lời của Chúa Giêsu
Ga 14:8-21: Câu
hỏi của Philipphê và câu trả lời của Chúa Giêsu
Ga
14:22-31: Câu hỏi của Giuđa Tađêô và câu trả lời của Chúa Giêsu
c) Phúc Âm:
1-4:
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Lòng các con đừng
xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha
Thầy có nhiều chỗ ở, nếu không, Thầy đã nói với các con rồi; Thầy đi để dọn chỗ
cho các con Và khi Thầy đã ra đi và dọn chỗ cho các con rồi, Thầy sẽ trở
lại đem các con đi với Thầy, để Thầy ở đâu thì các con cũng ở đó. Thầy đi
đâu, các con đã biết đường rồi.”
5-7: Ông Tôma thưa Người rằng: “Lạy Thầy, chúng con không biết
Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết đường đi?” Chúa Giêsu đáp:
“Thầy là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà
không qua Thầy. Nếu các con biết Thầy, thì cũng biết Cha Thầy. Ngay
từ bây giờ các con biết và đã xem thấy Người.”
8-12: Philipphê thưa: “Lạy Thầy, xin tỏ cho chúng con xem thấy
Cha và như thế là đủ cho chúng con.” Chúa Giêsu nói cùng ông rằng:
“Thầy ở với các con bấy lâu, thế mà Philipphê, con chưa biết Thầy ư? Ai
thấy Thầy là xem thấy Cha. Sao con lại nói: ‘Xin tỏ cho chúng con
xem thấy Cha?’ Con không tin rằng Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy
ư? Những điều Thầy nói với các con, không phải tự mình mà nói, nhưng
chính cha ở trong Thầy, Ngài làm mọi việc. Các con hãy tin rằng Thầy ở
trong Cha, và Cha ở trong Thầy. Ít ra các con hãy tin, vì các việc Thầy
đã làm. Thật, Thầy bảo thật các con: Ai tin vào Thầy, người ấy sẽ
làm những việc Thầy đã làm. Người ấy còn làm được những việc lớn lao hơn,
vì Thầy về với cha.”
3. Giây phút
thinh lặng cầu nguyện:
Để Lời Chúa được thấm
nhập và soi sáng đời sống chúng ta.
4. Một vài câu
hỏi gợi ý:
Để giúp chúng ta trong
phần suy niệm cá nhân.
a) Lời nào của
Chúa Giêsu động chạm đến tâm hồn bạn nhất? Tại sao?
b) Những dấu vết
gì của khuôn mặt Chúa Cha, được mặc khải bởi Chúa Giêsu, hiện ra trong 12 câu
Tin Mừng này?
c) Những câu Tin
Mừng này mặc khải điều gì về mối quan hệ của Chúa Giêsu với Chúa Cha?
d) Những câu Tin
Mừng này nói cho chúng ta biết điều gì về mối quan hệ của chúng ta với Chúa
Cha?
e) “Những việc
làm lớn lao hơn”, theo Chúa Giêsu, mà chúng sẽ có thể đạt được là những việc
gì?
f) Chúa Giêsu
nói: “Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở.” Những lời này mang ý
nghĩa gì đối với chúng ta hôm nay?
g) Những vấn nạn
và mong ước nào được ngụ ý trong các câu hỏi của các ông Tôma và Philipphê?
5. Chìa khóa của
bài đọc
Dành cho những ai muốn
đào sâu vào trong chủ đề
a) Tin Mừng của
Gioan: một tấm vải được dệt từ ba thoi chỉ
* Chữ văn bản (text) có nghĩa
là tấm vải (cloth). Do đó, Tin Mừng của Gioan cũng giống như
một khúc vải được dệt từ ba thoi chỉ rất khác nhau nhưng lại rất giống
nhau. Ba thoi chỉ này rất hài hòa đến nỗi mà chúng ta thỉnh thoảng bị
nhầm lẫn và không biết rằng chúng ta đang đi từ một thoi chỉ này sang thoi
khác.
a) Thoi chỉ đầu
tiên: là những sự
thật về cuộc đời Chúa Giêsu đã xảy ra vào thập niên 30 được nhớ lại bởi các
nhân chứng, những người đã sống với Chúa Giêsu và đã thấy những việc Người làm
và nghe những lời Người dạy. Đây là Đức Giêsu thuộc về lịch sử, được gìn
giữ trong sự chứng tá của người Môn Đệ Chúa Yêu (1Ga 1:1).
b) Thoi chỉ thứ
hai: là các sự kiện
và vấn nạn của đời sống cộng đoàn trong hậu bán thế kỷ thứ nhất. Bắt đầu
với đức tin vào Chúa Giêsu và được thuyết phục bởi sự hiện diện của Đấng Phục
Sinh sống ở giữa họ, các cộng đoàn được soi sáng về những sự kiện và vấn nạn
này bằng những lời và dấu chỉ của Chúa Giêsu. Vì thế, lấy ví dụ, những
xung đột họ có với những người Biệt Phái, đã chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi câu
chuyện và vài biết về cuộc đàm luận giữa Chúa Giêsu và các người Biệt Phái.
c) Thoi chỉ thứ
ba: là những lời
chú giải của tác giả Phúc Âm. Trong một số đoạn, rất khó cho chúng ta
phân biệt được khi nào lời của Chúa Giêsu dừng lại và khi nào lời diễn giải của
tác giả Phúc Âm bắt đầu. (Ga 2:22; 3:16-21; 7:39; 12:37-43; 20:30-31).
*
Trong năm chương thuật lại việc từ biệt của Chúa Giêsu (Ga từ chương 13 đến
17), chúng ta có thể nhìn thấy ba thoi chỉ này: lời nói của Chúa Giêsu,
lời nói của các cộng đoàn và lời nói của tác giả Phúc Âm. Trong những
chương này, ba thoi chỉ được đan dệt trong một cách mà chúng thể hiện toàn bộ
vẻ đẹp tuyệt vời và linh cảm, rất khó mà phân biệt thoi chỉ nào với thoi nào.
b) Các chương từ
13 đến 17 của Phúc Âm Gioan:
* Cuộc trò chuyện
dài (Ga 13:1 đến 17:26) giữa Chúa Giêsu và các môn đệ trong bữa tiệc ly, vào
đêm trước khi Chúa bị bắt và bị giết, là phần Giao Ước Người để lại cho chúng
ta. Trong đó Chúa Giêsu thổ lộ ước nguyện cuối cùng của Người liên quan
đến đời sống trong cộng đoàn cho các môn đệ. Đó là một cuộc trò chuyện
thân thiện, mà người môn đệ đã nhớ rõ. Tác giả Tin Mừng mong ước truyền
đạt rằng Đức Giêsu đã tỏ lòng mong muốn kéo dài tối đa bữa họp mặt lần chót với
bạn bè, thời khắc thân mật tuyệt vời. Điều tương tự cũng xảy ra ngày hôm
nay. Có nhiều loại trò chuyện khác nhau. Có cuộc đối thoại hời hợt
bên ngoài, tất cả mọi thứ bay theo không khí và cho thấy sự trống vắng trong
những người liên hệ. Rồi có cuộc đàm thoại sâu xa chạm vào tận tâm can.
Tất cả chúng ta, vào một lúc nào đó, trải qua những giây phút chia sẻ thân
thiện này, mở rộng tâm hồn chúng ta và giúp sức cho chúng ta trong những lúc
khó khăn. Loại đối thoại này giúp chúng ta trưởng thành trong sự tin
tưởng và để vượt thắng được nỗi sợ hãi.
* Năm chương này
(từ Ga 13 đến 17) cũng là một ví dụ về các cộng đoàn của người Môn Đệ Chúa Yêu
được chỉ dạy. Các câu hỏi của ba môn đệ, Tôma (Ga 14:5), Philípphê (Ga
14:8) và Giuđa Tađêô (Ga 14:22), cũng là câu hỏi của các cộng đoàn của cuối thế
kỷ thứ nhất. Các câu trả lời của Chúa Giêsu cho cả ba người giống như một
tấm gương mà ở đó các cộng đoàn đã tìm thấy câu trả lời cho những nghi ngờ và
khó khăn của họ. Vì vậy, chương 14 là (và vẫn là) một tín lý dạy các cộng
đoàn phải sống như thế nào lúc không có sự hiện diện của Chúa Giêsu bằng xương
bằng thịt.
c) Chương 14:1-12: Một lời giải đáp cho các câu hỏi
thường xuyên trong lòng loài người
Ga 14:1-4: Các cộng đoàn thắc mắc: “Làm thế nào
chúng ta có thể sống trong cộng đoàn với rất nhiều ý kiến khác nhau như
thế?” Chúa Giêsu trả lời với một lời cổ vũ: “Đừng để lòng các con
xao xuyến! Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở!” Việc nhấn mạnh với những
lời khuyến khích có thể sẽ giúp vượt thắng được những khó khăn và bất đồng, có
nghĩa là phải có những khuynh hướng khác biệt trong cộng đoàn, mỗi người cho
rằng mình đúng hơn người khác. Chúa Giêsu nói: “Trong nhà Cha Thầy
có nhiều chỗ ở!” Không nhất thiết tất cả đều nghĩ giống nhau. Điều
quan trọng là tất cả đều chấp nhận Chúa Giêsu như là sự mặc khải của Chúa Cha
và vì tình yêu của Người, tất cả chấp nhận thái độ phục vụ và yêu thương.
Tình yêu và sự phục vụ là điều cụ thể liên kết nhiều viên gạch của bức tường
lại với nhau và làm cho các cộng đoàn đa dạng trở nên một Giáo Hội của tình anh
chị em.
Ga 14:5-7: Ông Tôma thưa Người rằng: “Lạy Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao
chúng con biết đường đi?” Chúa Giêsu đáp: “Thầy là đường, là sự
thật và là sự sống!” Ba chữ quan trọng. Không có đường, chúng ta
không thể đi. Không có sự thật, chúng ta không thể chắc chắn. Nếu
không có sự sống, thì chỉ có chết chóc! Chúa Giêsu giải thích rằng Người
là đường bởi vì “Không ai đến được với Cha mà không qua
Thầy!” Người là cửa chuồng chiên mà qua đó các chiên ra vào (Ga
10:9) Chúa Giêsu là sự thật bởi vì trông thấy
Người, chúng ta cũng trông thấy hình ảnh của Chúa Cha. “Nếu các con biết
Thầy, thì các con cũng biết Cha Thầy!” Chúa Giêsu là sự
sống bởi vì nếu chúng ta đi theo những bước chân của Người, chúng
ta sẽ được kết hợp với Chúa Cha và sẽ có sự sống trong chúng ta.
Ga 14:8-11: Ông Philipphê thưa:
“Lạy Thầy, xin tỏ cho chúng con xem thấy Chúa Cha và như thế là đủ cho chúng
con.” Chúa Giêsu nói cùng ông rằng: “Ai thấy Thầy là xem thấy
Cha.” Philipphê bày tỏ lòng mong muốn của nhiều người trong cộng đoàn của
Gioan và tiếp tục là mong muốn của tất cả chúng ta: tôi phải làm gì để
được thấy Cha của Chúa Giêsu, Đấng mà Người nói đến nhiều như vậy? Câu
trả lời của Chúa Giêsu rất tuyệt vời: “Thầy ở với các con bấy lâu, thế mà
Philipphê, con chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là xem thấy Cha.”
Chúng ta không nên nghĩ rằng Thiên Chúa thì xa vời, xa cách và không ai
biết. Ai có lòng ước ao muốn biết Thiên Chúa Cha là ai và như thế nào thì
chỉ cần nhìn vào Chúa Giêsu. Người đã mặc khải hình ảnh Chúa Cha trong
những lời nói và cử chỉ qua đời sống của Người! “Thầy ở trong Cha và Cha
ở trong Thầy.” Qua cử chỉ của Người, Chúa Giêsu đã tỏ cho thấy khuôn mặt
mới của Thiên Chúa đã thu hút người ta đến với Chúa. Qua sự vâng lời của
Người, Người đã được gắn bó hoàn toàn với Chúa Cha. Vào những lúc Người
đã làm những điều mà Chúa Cha sai Người làm (Ga 5:30; 8:28-29, 38). Đó là
lý do tại sao tất cả mọi việc trong Chúa Giêsu là sự mặc khải của Chúa
Cha! Các phép lạ và các công việc Người làm là công trình của Chúa
Cha! Trong cùng một cách, bằng lối sống của chúng ta và lối cư xử với
nhau, chúng ta phải là một sự mặc khải của Chúa Giêsu. Để được như thế
chúng ta phải được trông thấy và được công nhận là một phần của Chúa Giêsu.
Những
gì chúng ta cần phải suy niệm ở đây là “Làm thế nào để tôi phản ảnh được Chúa
Giêsu?” Tôi có giống như Phêrô không muốn chấp nhận một Đức Giêsu tôi tớ
và chịu nhiều đau khổ và muốn một Đức Giêsu theo như những ước vọng của mình
không? (Mc 8:32-33). Tôi có giống như những kẻ chỉ có thể nói “Lạy
Chúa! Lạy Chúa!” không? (Mt 7:21) Tôi có giống như những kẻ
chỉ mong muốn một Đức Kitô vinh quang và thần thánh và quên rằng Đức Giêsu
Nagiarét đi với người nghèo khó, chào đón kẻ bị ngược đãi, chữa lành người bệnh
tật, phục hồi những kẻ bị loại trừ và Người, chính vì sự cống hiến của Người
cho loài người và Chúa Cha, đã bị bách hại và đóng đinh trên thập giá
không?
Ga 14:12: Lời hứa của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nói
rằng mối quan hệ mật thiết với Chúa Cha không phải là một đặc quyền chỉ dành
riêng cho Người, mà có thể cho tất cả chúng ta là những kẻ tin vào Người.
Qua Người, chúng ta có thể làm những việc Người đã làm cho dân chúng vào thời
của Người. Người sẽ cầu bầu cho chúng ta. Bất cứ điều gì chúng ta
xin, Người sẽ cầu cùng với Chúa Cha và sẽ ban cho chúng ta, miễn là nó được
dùng để phục vụ (Ga 14:13).
6. Thánh Vịnh 43
(42)
“Ánh sáng và chân lý của Chúa sẽ soi đường dẫn lối con đi”
Như nai rừng mong mỏi tìm về suối nước trong,
hồn con cũng trông mong được gần Ngài, lạy Chúa.
Linh hồn con khao khát Chúa Trời, là Chúa Trời hằng sống.
Bao giờ con được đến vào bệ kiến Tôn Nhan?
Châu lệ là cơm bánh đêm ngày,
khi thiên hạ thường ngày cứ hỏi:
"Này Thiên Chúa ngươi đâu? "
Tôi thả hồn miên man tưởng nhớ
thuở tiến về lều thánh cao sang
đến tận nhà Thiên Chúa,
cùng muôn tiếng reo mừng tán tạ,
giữa sóng người trẩy hội tưng bừng.
Hồn tôi hỡi, cớ sao phiền muộn,
xót xa phận mình mãi làm chi?
Hãy cậy trông Thiên Chúa, tôi còn tán tụng Người,
Người là Đấng cứu độ, là Thiên Chúa của tôi.
Lạy Chúa, con chìm sâu trong phiền muộn,
nên chi từ giải đất Giođan,
cũng như rặng Khéc-môn cao ngất, và núi nhỏ Mi-xa,
con tưởng nhớ đến Ngài.
Kìa vực thẳm kêu gào vực thẳm,
khi tiếng thác của Ngài tuôn đổ ầm vang.
Sóng cồn theo nước cuốn,
Ngài để cho tràn ngập thân này.
Ban ngày CHÚA gửi tình thương xuống,
con ngâm nga bài thánh nhạc thâu đêm
thành kinh nguyện dâng Chúa Trời nguồn sống.
Con thưa cùng Thiên Chúa,
là núi đá bảo vệ đời con: "Chúa quên con sao đành?
Sao con phải lang thang tiều tuỵ,
bị quân thù áp bức mãi không thôi? "
Xương cốt con gãy rời từng khúc,
bởi đối phương lăng nhục thân này,
khi thiên hạ thường ngày cứ hỏi:
"Này Thiên Chúa ngươi đâu? "
hồn con cũng trông mong được gần Ngài, lạy Chúa.
Linh hồn con khao khát Chúa Trời, là Chúa Trời hằng sống.
Bao giờ con được đến vào bệ kiến Tôn Nhan?
Châu lệ là cơm bánh đêm ngày,
khi thiên hạ thường ngày cứ hỏi:
"Này Thiên Chúa ngươi đâu? "
Tôi thả hồn miên man tưởng nhớ
thuở tiến về lều thánh cao sang
đến tận nhà Thiên Chúa,
cùng muôn tiếng reo mừng tán tạ,
giữa sóng người trẩy hội tưng bừng.
Hồn tôi hỡi, cớ sao phiền muộn,
xót xa phận mình mãi làm chi?
Hãy cậy trông Thiên Chúa, tôi còn tán tụng Người,
Người là Đấng cứu độ, là Thiên Chúa của tôi.
Lạy Chúa, con chìm sâu trong phiền muộn,
nên chi từ giải đất Giođan,
cũng như rặng Khéc-môn cao ngất, và núi nhỏ Mi-xa,
con tưởng nhớ đến Ngài.
Kìa vực thẳm kêu gào vực thẳm,
khi tiếng thác của Ngài tuôn đổ ầm vang.
Sóng cồn theo nước cuốn,
Ngài để cho tràn ngập thân này.
Ban ngày CHÚA gửi tình thương xuống,
con ngâm nga bài thánh nhạc thâu đêm
thành kinh nguyện dâng Chúa Trời nguồn sống.
Con thưa cùng Thiên Chúa,
là núi đá bảo vệ đời con: "Chúa quên con sao đành?
Sao con phải lang thang tiều tuỵ,
bị quân thù áp bức mãi không thôi? "
Xương cốt con gãy rời từng khúc,
bởi đối phương lăng nhục thân này,
khi thiên hạ thường ngày cứ hỏi:
"Này Thiên Chúa ngươi đâu? "
Hồn tôi hỡi, cớ sao phiền muộn,
xót xa phận mình mãi làm chi?
Hãy cậy trông Thiên Chúa, tôi còn tán tụng Người,
Người là Đấng cứu độ, là Thiên Chúa của tôi.
Lạy Chúa Trời, xin xử cho con,
xót xa phận mình mãi làm chi?
Hãy cậy trông Thiên Chúa, tôi còn tán tụng Người,
Người là Đấng cứu độ, là Thiên Chúa của tôi.
Lạy Chúa Trời, xin xử cho con,
Chính Ngài là Thiên Chúa bảo vệ con,
sao Ngài đành xua đuổi?
Sao con phải lang thang tiều tuỵ,
bị quân thù áp bức mãi không thôi?
Xin Ngài thương sai phái ánh sáng và chân lý của Ngài,
để soi đường dẫn lối con đi về núi thánh, lên đền Ngài ngự.
Con sẽ bước tới bàn thờ Thiên Chúa,
tới gặp Thiên Chúa, nguồn vui của lòng con.
Con gảy đàn dâng câu cảm tạ,
lạy Chúa là Thiên Chúa con thờ.
sao Ngài đành xua đuổi?
Sao con phải lang thang tiều tuỵ,
bị quân thù áp bức mãi không thôi?
Xin Ngài thương sai phái ánh sáng và chân lý của Ngài,
để soi đường dẫn lối con đi về núi thánh, lên đền Ngài ngự.
Con sẽ bước tới bàn thờ Thiên Chúa,
tới gặp Thiên Chúa, nguồn vui của lòng con.
Con gảy đàn dâng câu cảm tạ,
lạy Chúa là Thiên Chúa con thờ.
Hồn tôi hỡi, cớ sao phiền muộn,
xót xa phận mình mãi làm chi?
Hãy cậy trông Thiên Chúa, tôi còn tán tụng Người,
Người là Đấng cứu độ, là Thiên Chúa của tôi.
xót xa phận mình mãi làm chi?
Hãy cậy trông Thiên Chúa, tôi còn tán tụng Người,
Người là Đấng cứu độ, là Thiên Chúa của tôi.
7. Lời Nguyện
Kết
Lạy Chúa Giêsu, chúng
con xin cảm tạ Chúa về Lời Chúa đã giúp chúng con hiểu rõ hơn ý muốn của Chúa
Cha. Nguyện xin Thần Khí Chúa soi sáng các việc làm của chúng con và ban
cho chúng con sức mạnh để thực hành Lời Chúa đã mặc khải cho chúng con.
Nguyện xin cho chúng con, được trở nên giống như Đức Maria, thân mẫu Chúa,
không những chỉ lắng nghe mà còn thực hành Lời Chúa. Chúa là Đấng hằng
sống hằng trị cùng với Đức Chúa Cha trong sự hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến
muôn thuở muôn đời. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét