Ngày
08/05/2013
Thứ Tư Tuần
VI Mùa Phục Sinh Năm C
Cv 17, 15.22-18,1 |
BÀI ĐỌC I: Cv 17, 15. 22 - 18,1
"Đấng quý vị thờ
mà không nhận biết, thì tôi xin loan báo Người cho quý vị".
Trích
sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, nhừng người tháp tùng
Phaolô, dẫn đưa ngài cho đến Athêna; và khi đã nhận lệnh ngài truyền cho Sila
và Timôthêu đến gặp ngài lập tức, họ liền ra đi.
Bấy giờ Phaolô đứng giữa đồi Arêôpagô mà nói:
"Kính thưa quý vị người Athêna, tôi nhận thấy quý vị rất sùng tín về mọi
mặt. Vì khi đi ngang qua, nhìn các tượng thần của quý vị, tôi cũng thấy một bàn
thờ có ghi chữ: "Kính Thần vô danh". Vậy Đấng quý vị thờ mà không
nhận biết, thì tôi xin loan báo Người cho quý vị. Thiên Chúa, Đấng đã tác tạo
vũ trụ và vạn vật trong vũ trụ, Người là Chúa trời đất, nên không ngự nơi đền
thờ do tay người phàm làm ra. Người cũng không cần bàn tay người phàm phụng sự
như thể thiếu thốn điều gì, vì chính Người ban cho mọi người sự sống, hơi thở
và hết mọi sự. Người đã làm cho toàn thể loài người từ một nguyên tổ lan tràn
khắp mặt đất. Người phân định thời hạn rõ rệt và biên giới chỗ họ ở, để họ tìm
thấy Thiên Chúa nếu họ cố gắng dò dẫm tìm gặp Người, vì thật ra Người không ở
xa mỗi người chúng ta. Vì chưng ta sống, ta cử động và ta hiện hữu trong Người,
như có mấy thi sĩ của quý vị đã nói: "Chúng ta thuộc tông giống
Người". Vậy bởi chúng ta là dòng giống của Thiên Chúa, chúng ta không được
nghĩ rằng Thần Linh giống như vàng, hoặc bạc, hay đá do nghệ thuật chạm trổ và
suy tưởng của con người làm ra. Thiên Chúa không chấp những thời gian mê muội
đó, nay Người loan báo cho nhân loại nhận biết để mọi người khắp nơi ăn năn hối
cải, vì Người đã quy định ngày Người sẽ xét xử vũ trụ cách công minh, do Đấng
Người đã chỉ định và cho Đấng ấy từ cõi chết sống lại để mọi người tin".
Khi họ nghe nói kẻ chết sống lại, thì có kẻ
nhạo cười, có người lại nói rằng: "Để khi khác, chúng tôi sẽ nghe ông nói
lại về điều đó". Thế là Phaolô bỏ họ ra đi. Nhưng cũng có vài người theo
và tin ngài, trong số đó có Điônysiô nhân viên thuộc Arêôpagô, một phụ nữ tên
Đamari và mấy người khác nữa. Sau đó, Phaolô rời Athêna đi Côrintô. Đó là lời
Chúa.
ĐÁP
CA: Tv 148, 1-2. 11-12ab. 12c-14a. 14bcd
Đáp: Trời đất đầy vinh quang của Chúa.
Hoặc
đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Hãy ca tụng Chúa
từ muôn cõi trời, hãy ca tụng Người trên nơi cao thẳm. Các thiên thần Chúa, hãy
ca tụng Người đi, ca tụng Người đi, hỡi các đạo thiên binh. - Đáp.
2)
Quân vương địa cầu và tất cả chư dân, quan chức và các vị chính quyền trên cõi
đất, các thanh niên và cả những cô gái tân, những ông cụ già với đoàn con trẻ. - Đáp.
3)
Họ hãy ca tụng danh Chúa, vì danh Người siêu phàm, độc nhất, oai nghiêm. Người
tràn lan trên trời dưới đất, và Người nâng cao quyền thế dân Người. - Đáp.
4)
Dân Người là đề tài ca tụng cho mọi tín hữu, cho hết thảy con cái Israel ,
dân tộc sống gần gũi với Người. - Đáp.
ALLELUIA: Ga 16, 7 và 13
Alleluia,
alleluia! - Chúa phán: "Thầy sẽ sai Thần Chân Lý đến, Người sẽ dạy các con
biết tất cả sự thật". - Alleluia.
PHÚC ÂM: Ga 16, 12-15
"Thần Chân lý sẽ
dạy các con biết tất cả sự thật".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng:
"Thầy còn nhiều điều phải nói với các con, nhưng bây giờ các con không thể
lĩnh hội được. Khi Thần Chân lý đến, Người sẽ dạy các con biết tất cả sự thật,
vì Người không tự mình mà nói, nhưng Người nghe gì thì sẽ nói vậy, và Người sẽ
bảo cho các con biết những việc tương lai. Người sẽ làm vinh danh Thầy, vì
Người sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con. Tất cả những gì Cha
có, đều là của Thầy, vì thế Thầy đã nói: "Người sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy
mà loan truyền cho các con". Đó là lời Chúa.
SUY NIỆM : Công Việc Thánh Linh
Có
một thanh niên nọ, trong thời gian còn trai trẻ, anh ta là một tín đồ Ấn Giáo.
Anh lại có tính tò mò ưa tìm hiểu các tôn giáo khác. Sự tò mò nay đã thay đổi
người thanh niên đến một bước ngoặc biến đổi cuộc đời. Anh ta đã gặp một chủng
sinh Công giáo trong một khóa Kinh Thánh học về bài giảng trên núi. Chẳng bao
lâu họ trở thành đôi bạn tâm đắc. Anh đã tâm sự với chủng sinh nọ như sau: "Tôi
biết bài giảng trên núi đã ảnh hưởng trên thánh Gandhi như thế. Và tôi cũng
muốn sống theo lời dạy trong bài giảng, nhưng tôi sợ rằng nó quá cao, quá khó
đói với một người bình thường như tôi. Người chủng sinh không nói gì, anh chỉ
lấy diễn từ của Chúa Giêsu trước khi ly biệt các tông đồ trao cho người thanh
niên.
Thời
gian cứ trôi qua theo năm tháng, và đến cuối khóa học, người thanh niên đã hớn
hở chia sẻ như sau: "Quả thật, những lời dạy trong bài giảng trên núi đòi
hỏi thật nhiều, có thể nói là rất khó thực thi. Tuy nhiên, tôi đã gặp được lời
hứa của Chúa Giêsu. Ngài hứa ban Chúa Thánh Thần để hướng dẫn và thêm sức mạnh
cho những ai muốn sống theo Ngài. Bây giờ chẳng còn gì làm cho tôi phải bận tâm
suy nghĩ, lo lắng nữa". Và hôm nay người thanh niên ấy đã trở thành tư tế
muôn đời của Thiên Chúa.
Anh
chị em thân mến!
Khi
trao cho anh thanh niên người Ấn Giáo diễn từ của Chúa Giêsu, người chủng sinh
đã gởi cho anh sự bình an tâm hồn. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Giáo Hội cũng
muốn gởi đến chúng ta một phần nữa của sự bình an của Chúa Thánh Thần.
Có
thể nói được rằng, hiểu biết là chìa khóa mở của sức mạnh. Tuy nhiên, không
phải hiểu biết nào cũng tạo cho con người sức mạnh, một hiểu biết chủ quan chỉ
đưa con người đến mù lòa; mù lòa trong phán đoán, mù lòa trong hành động. Và có
những hiểu biết giả hiệu khác bằng các danh xưng thật hào nhoáng, nhưng thực
chất lại trống rỗng, chẳng đưa con người tới đâu.
Ba
năm chung sống với Thầy, biết bao dịp để tiếp cận với lời Thầy giảng dạy, với
những công việc Thầy làm, nhưng các môn đệ cũng chẳng hiểu gì nhiều về Thầy
mình. Mỗi lần Ngài loan báo cuộc tử nạn là mỗi lần các ông lại rơi vào lầm lẫn
và thất vọng. Bởi thế, Chúa Giêsu đã phải hứa là ban Thánh Thần Chân Lý đến để
phù trợ cho các ông. Khi Ngài đến, Ngài sẽ dạy dỗ các ông biết tất cả sự thật,
sẽ cho các ông hiểu biết trọn vẹn về Ðức Giêsu, Ðấng là Ðường, là Sự Thật và là
Sự Sống.
Ðón
nhận hiểu biết từ Thánh Thần đối với các môn đệ là một khám phá lại về Chúa
Giêsu, vì Thánh Thần loan truyền những gì đã lãnh nhận từ Ngài. Ðây chẳng phải
là một vòng luẩn quẩn hay dư thừa, vì dù cho đã sống ba năm hay hơn nữa, các
môn đệ vẫn chưa hiểu về Thầy, nếu không được Thánh Thần hướng dẫn.
Biến
cố hiện xuống của Chúa Thánh Thần là lật lại trang sử cuộc đời của Chúa Giêsu.
Nếu trước đây các tông đồ đã sống trong những trang sử ấy và đã không hiểu gì
thì bây giờ nhờ sự trợ giúp của Thánh Thần, các ông sẽ đọc được ý nghĩa của các
dấu chỉ. Bây giờ Phêrô sẽ không còn khó chịu khi thấy hai bàn tay đã làm nhiều
phép lạ lại sẵn sàng đưa ra cho người ta bắt trói. Ông cũng sẽ không còn trốn
chạy trước khổ hình Thập Giá. Nhờ Thánh Thần, Phêrô và các tông đồ đã thực sự
hiểu biết. Sự hiểu biết đã mang lại cho các ông sức mạnh, vì hiểu biết giúp các
ông sáp nhập vào Ðức Kitô. Họ sống nhưng không còn là họ sống nữa mà là chính
Ðức Kitô sống trong họ. Và cũng chẳng có một sự thật, một con đường và một sự
sống nào khác ngoài Chúa Kitô, nên người tín hữu hôm nay cũng được mời gọi
hướng về Ngài. Như các tông đồ xưa, họ đã chẳng khám phá ra Ðức Kitô, nếu không
được Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Thiếu vắng Thánh Thần, cái nhìn của tín hữu chỉ
là cái nhìn chủ quan, hiểu biết cũng hạn hẹp, mù lòa. Chính khi đã khám phá ra
sự thật, họ mới vững niềm tin và mạnh dạn bước theo tiếng gọi của Ngài.
Qua
bài Tin Mừng hôm nay, ước mong rằng nhờ sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, mỗi
người trong chúng ta sẽ biết khám phá ra tình yêu của Thiên Chúa trong các điều
quen thuộc của cuộc sống. Có thể hằng ngày chúng ta vẫn tiếp cận với tình yêu
Ngài, vẫn hưởng nhận tình yêu Ngài, nhưng rồi chẳng bao giờ nhận ra để dâng lời
cảm tạ Ngài. Nguyện xin Thánh Thần Chân Lý chiếu tỏa trên chúng ta ánh sáng của
Ngài. Amen.
(Veritas Asia)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Tư Tuần VI PS
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Con người có khả năng nhận biết Thiên Chúa và các hoạt
động của Ngài.
Thiên
Chúa là sự thật, và Ngài đã tỏ mình ra cho con người qua việc tạo dựng, quan
phòng, và các mặc khải trong Kinh Thánh. Các Bài Đọc hôm nay nhấn mạnh đến khả
năng của con người có thể hiểu những sự thật của Thiên Chúa. Bài Đọc I tường
thuật Bài Giảng của Phaolô cho dân thành Athens .
Phaolô bắt đầu từ niềm tin và lòng kính sợ Thiên Chúa của họ; để dẫn dắt họ đến
nhu cầu cần phải tin vào Đức Kitô và ăn năn xám hối, để được sống lại đời đời.
Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu mặc khải cho các môn đệ về sự cần thiết của Thánh
Thần, mà Ngài sẽ xin Chúa Cha gởi tới cho các ông. Ngài sẽ soi sáng cho các ông
hiểu tất cả những gì Chúa Giêsu nói, và giúp các ông hiểu biết mọi sự thật.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:Bài giảng của Phaolô cho người Hy-lạp tại Areopagus, Athens
1.1/
Phaolô bắt đầu từ văn hóa Hy-lạp: Để việc rao giảng Tin Mừng có hiệu quả, nhà
rao giảng cần hiểu biết phong tục và văn hóa của những nơi mà Lời Chúa được
gieo vào. Truyền thống Hy-lạp thờ rất nhiều thần và văn hóa Hy-lạp đặc biệt chú
trọng đến sự khôn ngoan. Các thần của Hy-lạp đều được điêu khắc rất đẹp và đều
có đền thờ riêng tùy địa phương tôn sùng. Sự khôn ngoan của văn hóa Hy-lạp được
bày tỏ qua các triết gia và triết học của họ. Areopagus là nơi những người Hy-lạp
khôn ngoan thường tụ tập để tìm hiểu những triết thuyết của thế giới. Phaolô
biết rõ những điều này, và ông đã can đảm và chuẩn bị chu đáo để gieo Tin Mừng
vào những người đang tìm kiếm sự khôn ngoan. Đứng giữa Hội đồng Areopagus, ông
Phaolô khen đức tính tôn kính các thần của họ và dùng đức tính này để bắt đầu
rao giảng Tin Mừng: "Thưa quý vị người Athens , tôi thấy rằng, về mọi mặt, quý vị là
người sùng đạo hơn ai hết. Thật vậy, khi rảo qua thành phố và nhìn lên những
nơi thờ phượng của quý vị, tôi đã thấy có cả một bàn thờ, trên đó khắc chữ:
"Kính thần vô danh." Vậy, Đấng quý vị không biết mà vẫn tôn thờ, thì
tôi xin rao giảng cho quý vị."
1.2/
Nội dung chính của bài giảng của Phaolô: Phaolô khôn ngoan bắt đầu với những điểm
tương đồng mà khán giả của ông dễ chấp nhận, trước khi tiết tới những điểm đặc
thù của Kitô Giáo: "Thiên Chúa, Đấng tạo thành vũ trụ và muôn loài trong
đó, Đấng là Chúa Tể trời đất, không ngự trong những đền do tay con người làm
nên. Người cũng không cần được bàn tay con người phục vụ, như thể Người thiếu
thốn cái gì, vì Người ban cho mọi loài sự sống, hơi thở và mọi sự."
(1)
Con người có khả năng nhận biết Thiên Chúa: Phaolô nhấn mạnh đến việc thiên nhiên mặc
khải sự hiện hữu và quan phòng của Thiên Chúa: Nếu con người chịu quan sát và
học hỏi nơi thiên nhiên, họ sẽ nhận ra sự hiện hữu của Ngài: "Từ một người
duy nhất, Thiên Chúa đã tạo thành toàn thể nhân loại, để họ ở trên khắp mặt
đất; Người đã vạch ra những thời kỳ nhất định và những ranh giới cho nơi ở của
họ. Như vậy là để họ tìm kiếm Thiên Chúa; may ra họ dò dẫm mà tìm thấy Người,
tuy rằng thực sự Người không ở xa mỗi người chúng ta."
-
Nhu cầu
phải hiểu biết đúng về Thiên Chúa: "Thật vậy, chính ở nơi Người mà chúng ta
sống, cử động, và hiện hữu, như một số thi sĩ của quý vị đã nói: "Chúng ta
cũng thuộc dòng giống của Người."
-
Đả kích tội thờ bụt thần: "Vậy, vì là dòng giống Thiên Chúa, chúng ta không được
nghĩ rằng thần linh giống như hình tượng do nghệ thuật và tài trí con người
chạm trổ trên vàng, bạc hay đá.
(2) Nhu cầu phải xám hối,
sự xét xử, và sự sống lại: Đây là đích điểm mà Phaolô muốn nhắm tới, vì ông biết
truyền thống Hy-lạp không tin nhu cầu phải xám hối và sự sống lại. Trước tiên
Phaolô muốn họ ý thức về thực tại của tội, con người phạm tội vì không nhận biết
Thiên Chúa dù Ngài đã tỏ mình cho con người trong thiên nhiên: "Vậy mà
Thiên Chúa nhắm mắt bỏ qua những thời đại người ta không nhận biết Người. Bây
giờ Người truyền cho người ta rằng mọi người ở mọi nơi phải sám hối."
+
Đa số người Hy-lạp thời đó không tin nhu cầu cần xám hối, vì họ tin Thiên Chúa
không thay đổi: nếu Ngài thay đổi để tha thứ tội cho con người, Ngài không còn
là Thiên Chúa nữa.
+
Họ cũng chẳng tin việc Thiên Chúa xét xử, vì họ không tin có đời sau và vì Thiên Chúa
không bao giờ thay đổi.
+
Sự sống lại:
Truyền thống Hy-lạp, đặc biệt những người Epicureans, không tin có sự sống lại.
Đối với họ, chết là hết; sự chết lấy đi tất cả những gì con người sở hữu. Nên
khi vừa nghe nói đến người chết sống lại, kẻ thì nhạo cười, kẻ thì nói:
"Để khi khác chúng tôi sẽ nghe ông nói về vấn đề ấy." Thế là ông
Phaolô bỏ họ mà đi.
Kết
quả của sự rao giảng của Phaolô tại Athens: Sách CVTĐ tường thuật: "Nhưng
có mấy người đã theo ông và tin Chúa, trong số đó có ông Dionysius, thành viên
Hội-đồng Areopagus và một phụ nữ tên là Damaris cùng những người khác
nữa."
2/
Phúc Âm: Con người có khả năng để hiểu biết những mặc khải của Thiên Chúa.
2.1/
Mặc khải của Thiên Chúa phải tiệm tiến theo thời gian vì sự hiểu biết của con
người giới hạn: Chúa Giêsu biết rõ điều này, nên Ngài tâm sự với các ông: "Thầy còn nhiều
điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi."
Không như Thiên Chúa, Đấng có khôn ngoan và quyền năng biết tất cả mọi sự một
lúc, con người cần có thời gian để học biết những điều căn bản, trước khi có
thể hiểu những chân lý cao siêu hơn. Ví dụ, một học sinh phải qua các cấp bậc
tiểu học, trung học, đại học, và cao học. Trong việc mặc khải các mầu nhiệm của
Thiên Chúa cho con người cũng thế: bắt đầu từ mầu nhiệm một Thiên Chúa, Đấng
tạo thành và điều khiển muôn lòai trong Cựu Ước; để chuẩn bị cho Đức Kitô đến
qua mầu nhiệm Nhập Thể và Cứu Chuộc trong Tân Ước; trước khi tiến đến mầu nhiệm
Chúa Thánh Thần và các công việc của Ngài, như Chúa Giêsu đề cập tới hôm nay.
2.2/
Mặc khải toàn vẹn của Thánh Thần: Chúa Giêsu hứa với các môn đệ: "Khi nào
Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới Tất cả sự thật (toàn vẹn). Người
sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói
lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến."
(1)
Mặc khải đến từ Thiên Chúa: Trước tiên con người cần biết: Tất cả sự thật đến từ
Thiên Chúa. Con người không sở hữu sự thật, nhưng chỉ khám phá ra sự thật, nó
là quà tặng của Thiên Chúa cho con người. Con người cũng không phát minh ra sự
thật, nhưng sự thật đã có sẵn trong trời đất và chờ đợi để con người khám phá
và hiểu biết nó. Nói tóm, chỉ một mình Thiên Chúa sở hữu sự thật.
(2)
Thánh Thần sẽ làm cho con người hiểu những gì Chúa Giêsu mặc khải: Đây cũng là nền tảng
của việc mặc khải về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi: "Người sẽ tôn vinh Thầy, vì
Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em. Mọi sự Chúa Cha có đều
là của Thầy. Vì thế, Thầy đã nói: Người lấy những gì của Thầy mà loan báo cho
anh em." Cả Ba Ngôi Thiên Chúa đều cộng tác trong việc làm cho con người
hiểu thấu các mầu nhiệm của Thiên Chúa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC
SỐNG:
-
Chúng ta được Thiên Chúa ban cho có khả năng để tìm ra và nhận biết sự thật;
nhất là nhận ra Thiên Chúa, Đấng là sự thật trên hết các sự thật.
-
Sự thật của Kitô Giáo không đến với con người qua những suy niệm trừu tượng;
nhưng qua một con người sống động là Đức Kitô, và sự hướng dẫn từ trong tâm hồn
của Chúa Thánh Thần. Vì thế, khi con người càng sống gần gũi với Chúa Giêsu và
để Thánh Thần soi sáng, con người càng khám phá ra sự thật.
Linh mục Anthony Đinh
Minh Tiên OP
HẠT
GIỐNG NẨY MẦM TUẦN 6 PHỤC SINH
Ga 16,12-15
A. Hạt giống...
Tiếp bài giáo lý về Chúa Thánh Thần : Chúa
Thánh Thần là Thầy dạy kitô hữu. Ngài sẽ dạy kitô hữu biết sự thật, sự
thật toàn vẹn
B.... nẩy mầm.
1. "Thầy còn nhiều điều muốn nói với
chúng con nhưng bây giờ chúng con không chịu nổi. Khi nào Thần Chân lý đến,
Ngài sẽ dẫn chúng con tới sự thật toàn vẹn". Trong bài Tin Mừng hôm nay,
Chúa Giêsu tiếp tục dạy chúng ta biết về Chúa Thánh Thần : Sau khi vạch cho
chúng ta thấy những sai lầm của mình, Chúa Thánh Thần còn hướng dẫn chúng ta
đến sự thật, sự thật toàn vẹn :
- Xã hội mà chúng ta đang sống là một xã
hội nhiều gian dối, ngay cả mỗi người đối với bản thân mình mà cũng thường tự
dối gạt mình : mình xấu mà mình nghĩ mình tốt, mình sai mà mình nghĩ mình đúng.
Tất cả những sự dối trá đều gây hại, ngược lại, sự thật thì có lợi, như lời
Chúa nói "Sựï thật sẽ giải thoát chúng con". Bởi thế mỗi người chúng
ta đều cần biết sự thật, nhờ sự soi sáng của Chúa Thánh Thần : thỉnh thoảng
chúng ta nên xét mình thành thật trong ánh sáng Chúa Thánh Thần, xin Ngài cho
ta hiểu rõ con người mình như thế nào, còn những gì yếu kém cần sửa đổi.
2. Chúa Thánh Thần là Đấng dẫn ta đến sự
thật, không phải chỉ là sự thật về bản thân mình như vừa nói trên, mà còn là sự
thật toàn vẹn. Sự thật toàn vẹn là gì ? Đó chính là điều Chúa Giêsu ngụ ý trong
câu đầu bài Tin Mừng hôm nay "Thầy còn nhiều điều muốn nói với chúng con,
nhưng bây giờ chúng con không có sức chịu nổi". Trong khoảng thời gian
Chúa Giêsu sống cạnh các môn đệ, có nhiều điều Chúa Giêsu vừa mới nói hé một
chút thì các môn đệ đã không chịu nổi nên Chúa Giêsu thôi không nói nữa. Thí dụ
khi hai người con của bà Giêbêđê đến xin Chúa cho họ được ngồi hai bên tả hữu
Ngài, Chúa Giêsu hỏi lại "Nhưng chúng con có uống nổi chén đắng của Thầy
không ?" Hai ông tuy đáp liều là nổi nhưng sau đó không dám xin nữa và
Chúa Giêsu cũng không nói thêm gì nữa. Trong câu chuyện ấy, sự thật toàn vẹn mà
Chúa Giêsu chưa nói rõ chính là chén đắng. Một lần khác Chúa Giêsu vừa mở miệng
báo tin Ngài sẽ bị bắt bị hành hạ và bị giết chết, thì Phêrô cũng không chịu
nổi nên vội lên tiếng can ngăn. Trong chuyện này, sự thật toàn vẹn mà Chúa
Giêsu chưa thể nói rõ chính là mầu nhiệm đau khổ của Thập giá. Trong đêm thứ
năm trước khi ra đi chịu chết, Chúa Giêsu quỳ trước các môn đệ và rửa chân cho
họ, Phêrô lại một lần nữa không chịu nổi nên cự nự "Không đời nào con để
Thầy rửa chân cho con". Ở đây sự thật toàn vẹn mà Chúa Giêsu cũng chưa
tiện nói hết là sự hạ mình của Ngài và của các môn đệ. Tóm lại sự thật toàn vẹn
là các môn đệ phải chấp nhận số phận của Thầy mình, phải tự khiêm tự hạ, phải
chịu đau khổ chịu bắt bớ và có thể chịu chết giống như Thầy. Nhưng trong tất cả
những lần kể trên Chúa Giêsu không nói hết ý nghĩ của mình được vì các môn đệ
đã không chịu nổi. Về sau khi Chúa Giêsu đã sống lại và lên trời, Chúa Thánh
Thần đã dẫn các môn đệ đến sự thật toàn vẹn ấy, và khi đó, nhờ sự trợ giúp của
Chúa Thánh Thần, các ông đã chịu nổi, chẳng những chịu nổi mà còn vui lòng chịu
: một lần kia vì đã rao giảng về Chúa Giêsu, các tông đồ bị bắt giam trong tù
hết một đêm, sau đó bị điệu ra Thượng Hội đồng, bị đánh đòn một trận rồi mới
được thả ra. Sách Công vụ viết khi ấy các ông lòng đầy hân hoan vì được coi là
xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Chúa Giêsu. Thánh Phaolô cũng thế, sau biết bao
gian truân nguy hiểm vì loan báo Tin Mừng, ngài nói "Tôi sung sướng vì
được thông phần cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô trong thân xác tôi". Ngài
còn nói "Vinh dự của chúng ta là thập giá Đức Kitô", cái thập giá mà
những người trí thức hy lạp coi là điên rồ và những người do thái sùng đạo coi
là cớ vấp phạm.
3. "Thầy còn nhiều điều phải nói với
anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi. Khi nào thần khí sự thật
đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn"
"Giê-su, ông là ai ?". Đó là câu
hỏi của nhân vật Giuđa Iscariot trong tác phẩm "Giê-su, ông là ai ?"
của nhà văn Dominico Donrio. Câu chuyện được mở ra với bầu khí chờ đợi Đấng
Mêssia của dân Israel .
Khi Đức Giê su đến chịu phép rửa, Gioan đã loan báo về Người ; lúc đó, Đức Giê
su biến mất. Mọi người đổ xô đi tìm Người. Chính quyền thì lùng bắt để giết đi.
Quân cách mạng thì tìm để tôn vinh. Trong khi ấy, Đức Giê su lại âm thầm đến
với cộng đoàn Esseniens, nơi Giuđa Iscariot làm thủ lãnh.
Họ hiểu Ngài, đón Ngài, nhưng họ lại không
thể chấp nhận Ngài, vì không chịu nổi những gì Ngài nói, cách Ngài sử thế và
Giáo lý Ngài truyền dạy.
"Giê-su, Ngài là ai ?" là câu hỏi
của các môn đệ và người đương thời." Giê-su, Ngài là ai ?" cũng là
câu hỏi cho tôi khi đối chất với lời Ngài, nhất là khi giáo lý của Ngài đòi tôi
phải lội ngược dòng.
Lạy Chúa, chỉ trong Chúa Thánh Thần, các
muôn đệ mới hiểu và tin vào lời Ngài, một hiểu biết mang lại sức mạnh cho các
ông đón nhận mầu nhiệm tử nạn và Phục Sinh của Ngài. Và con cũng thế, sẽ chẳng
hiểu được lời Ngài dạy trong cuộc sống, nếu không có thần khí của Ngài hướng
dẫn Nguyện xin Thánh Thần Chúa toả trên chúng con. (Epphata)
4. (những mầm khác)
Lm.Carolo HỒ BẶC XÁI –
Gp.Cần Thơ
08/05/13 THỨ
TƯ TUẦN 6 PS
Ga 16,12-15
Ga 16,12-15
TẤT CẢ SỰ THẬT
“Khi Thần Chân Lý đến, Người sẽ dạy các con biết tất cả sự
thật.” (Ga 16,13a)
Suy niệm: Dù được cùng sống với Chúa
Giêsu ba năm, nghe lời Chúa giảng dạy, nhìn thấy biết bao nhiêu dấu lạ Chúa
làm… các tông đồ vẫn chưa hiểu rằng Chúa Giêsu Kitô, Con Một của Thiên Chúa
được sai đến trần gian để cứu độ trần gian chính là tất cả sự thật dù Ngài đã nói: “Chính Thầy là
Con Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống” (Ga 14,6). Quả thế nơi Đức Kitô, Lời sự thật về Thiên Chúa Ba Ngôi đã được
tỏ lộ; Lời sự thật về tình yêu Thiên Chúa được rao giảng và loan truyền, Lời mà chính
Đức Kitô đã mời gọi các môn đệ: “Nếu anh em ở lại trong lời của
Tôi, thì anh em thật là môn đệ Tôi; anh em sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải
thoát anh em” (Ga 8,32). Chính Người là Đấng
đến giải thoát con người khỏi tội lỗi và cái chết. Các ông chỉ có thể biết tất cả sự thậtđó một cách rõ ràng khi Thánh
Thần được ban xuống trên các ông trong ngày lễ Ngũ Tuần.
Mời Bạn: Với ơn Chúa Thánh Thần, tất cả sự thật về Thiên Chúa trong Đức Giêsu
Kitô đã được các tông đồ rao giảng và làm chứng cho đến hôm nay. Biết bao tâm
hồn đã tin và được cứu thoát nhờ vào sự thật này. Bạn có muốn nhận biết sự thật ấy, để cho sự thật ấy chiếm hữu và nhờ đó bạn được cứu độ không? Hãy có thái độ chân
thành, và sẵn sàng lắng nghe, bạn sẽ đón nhận được ơn soi sáng của Chúa Thánh
Thần.
Sống Lời Chúa: Bắt đầu công việc trong ngày
bằng lời cầu xin ơn Chúa Thánh Thần.
Cầu nguyện: Xin Thánh Thần Chúa luôn soi
sáng và hướng dẫn tư tưởng, mọi hành vi và ước nguyện của con, để đời con luôn
sống và làm chứng cho sự thật của Chúa. Amen.
Dẫn đến toàn bộ sự thật
Suy niệm:
Làm người ở đời, một trong những điều rất khó
là sống bình an hạnh phúc với người khác.
Trong gia đình, nơi Giáo hội, ngoài xã hội, trên thế giới,
đâu đâu cũng thấy những xung đột và khổ đau do con người gây cho nhau.
Từ cái chết của Aben đến cái chết của một thai nhi bị người mẹ chối từ.
Một triết gia người Pháp viết: “Hỏa ngục chính là những người khác.”
Mục tiêu của giáo dục không phải chỉ là đào tạo những người giỏi giang,
mà còn là huấn luyện nên những người biết sống với và sống cho người khác.
Để được vậy, cần giúp người ta ra khỏi sự ích kỷ, khép kín của lòng mình.
Đời sống của Ba Ngôi giúp chúng ta biết cách sống với người khác.
là sống bình an hạnh phúc với người khác.
Trong gia đình, nơi Giáo hội, ngoài xã hội, trên thế giới,
đâu đâu cũng thấy những xung đột và khổ đau do con người gây cho nhau.
Từ cái chết của Aben đến cái chết của một thai nhi bị người mẹ chối từ.
Một triết gia người Pháp viết: “Hỏa ngục chính là những người khác.”
Mục tiêu của giáo dục không phải chỉ là đào tạo những người giỏi giang,
mà còn là huấn luyện nên những người biết sống với và sống cho người khác.
Để được vậy, cần giúp người ta ra khỏi sự ích kỷ, khép kín của lòng mình.
Đời sống của Ba Ngôi giúp chúng ta biết cách sống với người khác.
Ba Ngôi sống tùy thuộc lẫn nhau.
Cha đã sai Đức Giêsu đến với thế gian (Ga 3, 17).
Khi rời bỏ thế gian, Đức Giêsu đã sai Thánh Thần đến (Ga 15, 26; 16, 7).
Chấp nhận được sai phái là chấp nhận tùy thuộc.
Nếu Đức Giêsu đã không tự mình nói điều gì,
và chỉ nói đúng những điều mà Ngài đã nghe được từ Cha (Ga 8, 26; 12, 50),
thì Thánh Thần cũng không tự mình nói điều gì (c. 13).
Thánh Thần chỉ loan báo điều mình đã nghe từ Đức Giêsu (c. 14),
và làm các môn đệ nhớ lại những gì Thầy Giêsu đã nói (Ga 14, 26).
Không tự mình nói, không tự mình làm: đó là dấu hiệu của sự tùy thuộc.
Cha đã sai Đức Giêsu đến với thế gian (Ga 3, 17).
Khi rời bỏ thế gian, Đức Giêsu đã sai Thánh Thần đến (Ga 15, 26; 16, 7).
Chấp nhận được sai phái là chấp nhận tùy thuộc.
Nếu Đức Giêsu đã không tự mình nói điều gì,
và chỉ nói đúng những điều mà Ngài đã nghe được từ Cha (Ga 8, 26; 12, 50),
thì Thánh Thần cũng không tự mình nói điều gì (c. 13).
Thánh Thần chỉ loan báo điều mình đã nghe từ Đức Giêsu (c. 14),
và làm các môn đệ nhớ lại những gì Thầy Giêsu đã nói (Ga 14, 26).
Không tự mình nói, không tự mình làm: đó là dấu hiệu của sự tùy thuộc.
Ba Ngôi sống cho nhau.
Nếu Đức Giêsu đã tôn vinh Cha bằng cách vuông tròn việc Cha giao (Ga 17, 4),
thì Thánh Thần cũng tôn vinh Đức Giêsu
bằng việc loan báo, soi sáng, nhắc nhớ những lời Ngài dạy (c. 14).
Chính Chúa Cha cũng tôn vinh Đức Giêsu qua phục sinh vinh hiển (Ga 17,1).
Ba Ngôi không tìm vinh quang cho mình, nhưng mở ra để chia sẻ.
“Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy” (c. 15).
“Tất cả những gì của Cha đều là của Con…” (Ga 17, 10).
Cha là nguồn mạch trao cho Con tình yêu, sự sống, quyền năng, vinh quang.
Và Con cũng chẳng giữ gì cho mình, Con chia sẻ cho cả các môn đệ.
Nếu Đức Giêsu đã tôn vinh Cha bằng cách vuông tròn việc Cha giao (Ga 17, 4),
thì Thánh Thần cũng tôn vinh Đức Giêsu
bằng việc loan báo, soi sáng, nhắc nhớ những lời Ngài dạy (c. 14).
Chính Chúa Cha cũng tôn vinh Đức Giêsu qua phục sinh vinh hiển (Ga 17,1).
Ba Ngôi không tìm vinh quang cho mình, nhưng mở ra để chia sẻ.
“Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy” (c. 15).
“Tất cả những gì của Cha đều là của Con…” (Ga 17, 10).
Cha là nguồn mạch trao cho Con tình yêu, sự sống, quyền năng, vinh quang.
Và Con cũng chẳng giữ gì cho mình, Con chia sẻ cho cả các môn đệ.
Đến giờ phút chia tay, nhưng Thầy Giêsu phải
khiêm tốn nhìn nhận rằng
mình còn nhiều điều chưa nói hết (c. 12).
Khiêm tốn là chấp nhận ra đi khi phần việc của mình đã xong,
tuy công việc vẫn còn dang dở.
Khiêm tốn là chấp nhận giới hạn của các môn đệ, họ cần thời gian để chín.
Khiêm tốn là chấp nhận mình cần được bổ sung bởi người khác,
mình không làm được hết mọi sự.
Đức Giêsu là Sự Thật đã được chính Ngài vén mở cho ta,
nhưng Thánh Thần mới là Đấng đưa chúng ta vào mầu nhiệm Giêsu,
vào Sự Thật trọn vẹn (c. 13).
mình còn nhiều điều chưa nói hết (c. 12).
Khiêm tốn là chấp nhận ra đi khi phần việc của mình đã xong,
tuy công việc vẫn còn dang dở.
Khiêm tốn là chấp nhận giới hạn của các môn đệ, họ cần thời gian để chín.
Khiêm tốn là chấp nhận mình cần được bổ sung bởi người khác,
mình không làm được hết mọi sự.
Đức Giêsu là Sự Thật đã được chính Ngài vén mở cho ta,
nhưng Thánh Thần mới là Đấng đưa chúng ta vào mầu nhiệm Giêsu,
vào Sự Thật trọn vẹn (c. 13).
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Thánh Thần,
xin ban sức sống cho chúng con.
Xin cho cuộc đời Kitô hữu của chúng con
đừng rơi vào sự đơn điệu nghèo nàn,
vào những lối mòn quen thuộc,
nhưng xin canh tân
và tái tạo chúng con mỗi ngày.
xin ban sức sống cho chúng con.
Xin cho cuộc đời Kitô hữu của chúng con
đừng rơi vào sự đơn điệu nghèo nàn,
vào những lối mòn quen thuộc,
nhưng xin canh tân
và tái tạo chúng con mỗi ngày.
Xin nuôi chúng con bằng những thức ăn mới,
cho chúng con khám phá ra
những chiều sâu khôn dò của Đức Kitô
và ý nghĩa thâm thúy của Tin Mừng.
cho chúng con khám phá ra
những chiều sâu khôn dò của Đức Kitô
và ý nghĩa thâm thúy của Tin Mừng.
Lạy Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống,
thế giới hôm nay luôn bị đe dọa
bởi bạo lực, khủng bố, chiến tranh ;
mạng sống con người bị coi rẻ.
thế giới hôm nay luôn bị đe dọa
bởi bạo lực, khủng bố, chiến tranh ;
mạng sống con người bị coi rẻ.
Xin cho chúng con biết say mê sự sống,
và gieo vãi sự sống khắp nơi.
và gieo vãi sự sống khắp nơi.
Ước gì Chúa ban cho nhân loại
một lễ Hiện Xuống mới
để con người có thể hiểu nhau hơn
và đón nhận nhau trong yêu thương.
một lễ Hiện Xuống mới
để con người có thể hiểu nhau hơn
và đón nhận nhau trong yêu thương.
Lm. Antôn Nguyễn Cao
Siêu, S.J.
Cảm nghiệm sự hiện diện của Đấng Phục sinh
Trong
một tập truyện ngắn, nhà văn Hy lạp Nikos Kazanzakis có kể lại cuộc gặp gỡ giữa
một linh mục Chính thống tên là Manassê và một ẩn sĩ. Hai vị đàm đạo với nhau
suốt ngày mà câu chuyện vẫn không chấm dứt. Vị ẩn sĩ có thói quen nhắm nghiền
đôi mắt trong khi nói chuyện. Thấy thế linh mục Manassê liền đề nghị ông hãy mở
mắt ra, có mở mắt, ông mới thấy những kỳ công của Chúa. Nghe thế, vị ẩn sĩ trả
lời: “Nhưng tôi nhắm mắt lại là để thấy Đấng đã thực hiện những kỳ công ấy”.
Chỉ
với đôi mắt đức tin, con người mới cảm nhận và nhìn thấy Chúa Kitô phục sinh.
Đó là điều Chúa Giêsu muốn nói với các môn đệ trong Tin mừng hôm nay, được
trích từ những lời giã biệt của Chúa Giêsu với các môn đệ trong Bữa Tiệc ly
trước khi Ngài đi vào cuộc tử nạn. Chúa Giêsu xem cuộc tử nạn của Ngài như một
cuộc ra đi trở về cùng Chúa Cha, vì sứ mệnh của Ngài đã hoàn tất. Nhưng sự ra
đi của Ngài không phải là một vĩnh viễn từ giã cõi đời, mà là một hiện diện
mới, và Thánh Thần chính là Đấng sẽ làm chứng về sự hiện diện mới ấy của Chúa
Giêsu.
Chỉ
trong Thánh Thần, nghĩa là trong đức tin, con người mới cảm nhận được sự hiện
diện ấy của Chúa Giêsu, chỉ trong Thánh Thần, con người mới hiểu biết về Chúa
Giêsu. Đó là cảm nghiệm mà các môn đệ Chúa Giêsu có thể có được từ sau lễ Ngũ
tuần. Trước đó, Chúa Giêsu phục sinh đã nhiều lần hiện ra cho các ông, nhưng sự
hiểu biết của các ông về mầu nhiệm của Ngài vẫn còn bị giới hạn. Chỉ sau khi
Thánh Thần hiện xuống, các môn đệ mới cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa Giêsu
phục sinh và chân lý của Ngài mới sáng tỏ trong tâm hồn các ông. Chúa Giêsu đã
khẳng định vai trò giáo dục của Thánh Thần khi Ngài nói với các môn đệ: “Khi
Thần Chân lý đến, Ngài sẽ đưa các con vào tất cả sự thật”.
Chúa
Giêsu là Lời trọn vẹn của Thiên Chúa nói với con người. Thiên Chúa đã nói với
nhân loại qua người Con Một của Ngài, nhưng lời ấy con người chỉ có thể đón
nhận và lãnh hội trong và nhờ Thánh Thần mà thôi. 2.000 năm qua, Thánh Thần đã
không ngừng hướng dẫn và soi sáng để Giáo Hội đào sâu giáo huấn của Chúa Giêsu.
Cũng chính Thánh Thần ấy qua phép rửa ban cho mỗi kitô hữu ơn hiểu biết về chân
lý cứu rỗi và cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa Giêsu Phục sinh.
Thánh
Phaolô, tuy chưa từng được sống với Chúa Giêsu, nhưng nhờ Thánh Thần đã cảm
nghiệm được sự hiện diện của Đấng Phục sinh, đến nỗi đã thốt lên: “Tôi sống
nhưng không phải tôi sống, mà là Chúa Kitô sống trong tôi”. Chính do Thánh Thần
tác động, con người mới cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa Giêsu Phục sinh,
cho nên thánh Phaolô khuyên chúng ta đừng dập tắt Thánh Thần. Đừng dập tắt
Thánh Thần có nghĩa là luôn biết lắng nghe tiếng nói của Ngài trong đáy thẳm
tâm hồn chúng ta. Là đền thờ của Thánh Thần, cho nên từ trong tâm hồn, chúng ta
luôn nghe đuợc tiếng nói của Ngài. Đừng dập tắt Thánh Thần có nghĩa là luôn mở
rộng tâm hồn để đón nhận sự hiện diện và tác động của Ngài trong mọi biến cố
cuộc sống. Điều đó cũng có nghĩa là luôn nhìn vào cuộc sống bằng cái nhìn của
lạc quan, tin yêu và hy vọng.
Nguyện
xin Thánh Thần ban cho chúng ta một quả tim mới, một quả tim biết yêu thương và
hy vọng, để cuộc sống chúng ta trở thành dấu chứng cho sự hiện diện của Đấng
Phục sinh.
(Trích
trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
8 THÁNG NĂM
Một Tặng Phẩm Của Cuộc
Phục Sinh
Trong phòng
tiệc ly, Đức Giêsu đã nói với các Tông Đồ về cuộc ra đi của Người và Người giải
thích tại sao Người phải ra đi. “Nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không
đến với anh em. Nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em” (Ga 16,
7).
Sau những
lời ấy, Đức Giêsu chia tay với các môn đệ. Người từ giã thế giới này bằng một
cách thê thảm nhất mà trí tưởng tượng người ta có thể hình dung: bị xét xử như
một tên tội phạm, một kẻ gian manh, bị kết án tử và bị đóng đanh. Thật không có
gì phải ngạc nhiên khi cuộc Thương Khó của Đức Kitô đã là nỗi hãi hùng của các
Tông Đồ đến thế. Cứ theo suy nghĩ của loài người, thì đó là cả một nỗi ê chề
thất vọng.
Nhưng rồi
Đức Giêsu xuất hiện giữa họ, khai mở lòng trí họ để họ hiểu sứ mạng và mục đích
của Người. Người khai mở tâm trí họ để giúp họ nhận ra Thánh Kinh hướng chỉ về
Người như thế nào.
Song họ cần
có Đấng Bảo Trợ, tức Chúa Thánh Thần, để giúp họ nhận hiểu trọn vẹn. Và kìa,
Đức Kitô đã trao ban Thánh Thần cho họ – ngay trong ngày phục sinh, ngay cả
trước khi “gửi” Thánh Thần đến vào dịp Lễ Ngũ Tuần. Người nói: “Anh em hãy nhận
lấy Thánh Thần”.
Như vậy,
Thánh Thần đã được trao ban cho các Tông Đồ như là hoa trái của công cuộc cứu
độ của Đức Kitô trên thập giá. Toàn bộ mầu nhiệm Vượt Qua được đóng ấn bằng
tặng phẩm vĩ đại là Chúa Thánh Thần.
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan
Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul
II
Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày
08-5
Cv
17, 15.22-18,1; Ga 16, 12-15.
LỜI SUY NIỆM: “Thầy
còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu
nổi.” (Ga 16,12)
Chúa
Giêsu rất yêu thương những người thuộc về Ngài, Ngài muốn truyền đạt nhiều hơn
nữa, nhưng vì khả năng tiếp nhận của từng người trong chúng ta có giới hạn, mà
Ngài chưa nói hết được. Nhưng không phải vì thế mà những lời của Chúa Giêsu bị
đóng khung. Chính Thần Khí của Chúa Cha sẽ dẫn đưa hết thảy chúng ta đến sự
thật toàn vẹn. Trong cuộc sống của người Ki-Tô hữu, nếu càng tìm hiểu lời Chúa
để khám phá ra chân lý và tình yêu của Thiên Chúa để đáp trả và để sống thì
luôn đươc no thỏa. Chúa Thánh Thần sẽ dẫn người đó đến sự thật toàn vẹn.
Mạnh
Phương
08 Tháng Năm
Chữ Thập
Ðỏ
Buổi sáng ngày
24/6/1859, Henri Dunant, một thương gia trẻ tuổi người thụy Sĩ, thức giấc với
nhiều bận tâm. Từ mấy ngày nay, anh đang trọ tại một lữ quán nghèo thuộc miền
Castiglione delle Stiviere bên Italia. Anh đến italia với một công tác rất táo
bạo, đó là gặp cho kỳ được Hoàng Ðế Napoleon đệ tam của nước Pháp để xin cấp
cho anh giấy phép được thiết lập một số nhà máy xay lúa tại Algerie, lúc bấy
giờ đang là thuộc địa nước Pháp...
Từ trong quán trọ nhìn
ra, anh thấy từng đoàn binh sĩ Pháp di chuyển về cánh đồng Solferino... Và
những gì phải xảy ra đã xảy ra... 300 ngàn con người từ hai phía đã giáp chiến.
Tiếng súng nổ, tiếng người la hét giãy giụa. Khi màn đêm xuống, tiếng súng thưa
dần, người ta chỉ còn nghe thấy tiêng rên la của các thương binh từ hai phía...
Giờ phút này Henri Dunant không còn nghĩ gì đến dự án thiết lập các nhà máy xay
lúa tại Algerie nữa. Thay vào đó, nỗi oán ghét chiến tranh và sự cảm thông với
các thương binh mỗi lúc một xâm chiếm tâm hồn anh, nhất là khi người ta bắt đầu
di chuyển các thương binh vào các làng mạc...
Một người lính Pháp
vừa lê lết vừa xin nước uống. Nguyên một bàn chân đãbị cắt đi khỏi thân thể.
Dunant dìu anh vào quán trọ. Cùng với các y sĩ của các phe đang tham chiến,
Henri Dunant đã động viên tất cả dân làng để mang thực phẩm và thuốc men đến
cho các thương binh, bất kể họ thuộc bên nào.
Trong những ngày ấy,
thay cho dự án kinh doanh, Henri Dunant đã dành thời giờ đê viết lại hồi ký về
trận Solferino. Anh mô tả lại tất cả những gì anh đã chứng kiến và kêu gọi tất
cả những người thiện chí trên thế giới hãy giúp anh để chấm dứt thảm cảnh ấy.
Không mấy chốc, cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được gửi đến các
Chính Phủ trên thế giới. Ngay tức khắc, một tổ chức nhân đạo tại Génève đã thỏa
thuận trợ giúp cho công tác của Dunant. Anh đi khắp các thủ đô Âu Châu để
thuyết phục các nhà cầm quyền ký vào một quy ước nhìn nhận quyền bất khả xâm
phạm của các thương binh, các y tá và tất cả những ai phục vụ trong ngành quân
y...
Ngày 26/10/1963, đại
diện của 16 nước đãgặp nhau tại Génève. Tổ chức do Henri Dunant khai sinh được
chính thức chào đời ngày hôm đó. Người ta gọi tổ chức này là Hội Chữ Thập Ðỏ,
do biểu tượng của một chữ thập đỏ in trên nền trắng... Dấu hiệu này đã được
treo trên các lều, các nhà cửa thuộc về phong trào này... Ðó là món quà lớn
nhất mà Henri Dunant đã tặng cho nhân loại.
Trong tập hồi ký trận
Solferino, Henri Dunant đã ghi lại như sau: Có nhiều binh sĩ Áo dưới quyền chỉ
huy của Hoàng Ðế Prancois Joseph bị bắt làm tù binh. Henri Dunant đã săn sóc họ
tận tình. Thấy thế, một bà cụ già trong làng đã phản đối vì cho rằng người Áo
là kẻ thù. Henri Dunant đã nói với bà cụ già như sau: "Trong sự đau khổ,
không còn khác biệt giữa bạn và thù nữa.. Tất cả chúng ta đều là anh em với
nhau".
Nhìn
mọi người như anh em của mình, một cái nhìn như thế hẳn phải xuất phát từ một
niềm tin rất sâu sắc...
Năm
1901, lần đầu tiên, giải thưởng Nobel hòa bình đã được trao tặng và người được
danh dự ấy chính là vị sáng lập ra Hội Chữ Thập Ðỏ. Mười năm sau, con người đã
trao tặng cho thế giới một món quà cao quý như thế đãqua đời trong một bệnh
viện dành cho những người hành khất nghèo nàn bên Thụy Sĩ. Gia tài của ông đẻ
lại là vài cuốn sách, năm ba lá thư và một di chúc thiêng liêng như sau:
"Hoặc tôi là một môn đệ của Ðức Kitô giống như các tín hữu của những thế
kỷ đầu hoặc tôi không là gì hết".
Ðặc
biệt của các tín hữu sơ khai và cũng là lý tưởng của Henri Dunant chính là lòng
mến, lòng mến đã biến họ nhận ra mọi người như là anh em, con cùng một Cha trên
Trời... Mỗi người Kitô chúng ta cũng có thể lập lại lời di chúc của vị sáng lập
Hội Chữ Thập Ðỏ: "Hoặc tôi tôn trọng và yêu thương tha nhân hoặc tôi không
là gì hết".
(Lẽ Sống)
Gương Thánh Nhân
Ngày
8/5 - Chân Phước Waldo
(c.
1320)
Waldo,
còn được gọi là Vivaldo hay Ubaldo, là môn đệ của một linh mục thánh thiện, Cha
Bartolo, cả hai quê quán ở miền bắc nước Ý. Khi Cha Bartolo bị bệnh cùi và phải
nằm bệnh viện, Waldo đã đi theo hầu hạ ngài cho đến khi chết trong vòng 20 năm.
Ðổi lại, nền tảng đạo lý của Waldo được phong phú hơn nhờ sự chỉ dẫn của vị
linh mục thánh thiện.
Sau
cái chết của cha linh hướng, Waldo quyết định sống tách biệt khỏi thế gian để
chỉ đối thoại với Thiên Chúa và hướng lòng đến những sự trên trời. Theo đó,
ngài đi vào một khu rừng không xa nơi sinh trưởng là bao, và tìm thấy một cây
dẻ lớn có chỗ lõm sâu, chỉ đủ để một người quỳ ở trong đó. Và ngài đã sống cuộc
đời ẩn dật trong nhiều năm, hoàn toàn cô độc.
Người
ta kể rằng, một ngày trong tháng Năm 1320, chuông nhà thờ ở ngôi làng gần đó tự
nhiên vang lên từng hồi một cách lạ lùng. Khi dân làng đổ về nhà thờ để chứng
kiến cảnh kỳ lạ ấy, thì một người thợ săn từ khu rừng đi ra. Ông cho biết trong
khi đi săn, ông thấy một cây dẻ lớn có chỗ lõm sâu và các con chó của ông vừa
quấn quít chung quanh cây ấy vừa cất tiếng sủa một cách vui mừng. Khi quan sát
thân cây thì ông khám phá ra vị ẩn tu đã chết trong tư thế quỳ ở chỗ lõm của
cây. Ngay khi ông ngừng kể thì tiếng chuông cũng im bặt.
Ðối
với người dân trong làng, hiển nhiên vị ẩn tu ấy là một người thánh thiện. Họ
vào rừng, đem thi thể Waldo về nhà thờ và chôn cất ngay dưới bàn thờ chính. Trong
những năm kế đó, nhiều phép lạ đã xảy ra ở ngôi mộ của Chân Phước Waldo, và một
nhà nguyện được xây cất ở nơi khu rừng ngài sinh sống để kính Ðức Maria.
(nguoitinhuu.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét