Thứ Năm sau
Chúa Nhật VI Phục Sinh
Bài Ðọc I: Cv 18, 1-8
"Ngài cư trú và
làm việc tại nhà họ, và giảng trong hội đường".
Trích
sách Tông đồ Công vụ.
Trong
những ngày ấy, Phaolô rời Athêna đi Côrintô; ngài gặp một người Do-thái tên là
Aquila, quê ở Pontô, vừa từ đất Ý-đại-lợi đến làm một với vợ là Priscilla (bởi
vì vua Clauđiô đã ra lệnh trục xuất mọi người Do-thái khỏi Roma); Phaolô đến
gặp họ. Và vì chung một nghề, nên ngài cư trú và làm việc tại nhà họ: họ làm
nghề dệt bố để làm nhà lều. Mỗi ngày Sabbat, ngài đến tranh luận tại hội đường,
nêu danh Chúa Giêsu, thuyết phục người Do-thái và Hy-lạp.
Khi
Sila và Timôthêu từ Macêđônia đến, Phaolô chỉ chuyên lo việc giảng dạy, minh
chứng cho người Do-thái biết Chúa Giêsu là Ðức Kitô. Nhưng họ công kích và lăng
mạ Ngài, nên ngài dũ áo nói với họ: "Máu các ngươi đổ trên đầu các ngươi.
Phần tôi, tôi vô can, từ đây, tôi sẽ đến với dân ngoại".
Ngài
ra khỏi chỗ đó, vào nhà một người kia tên là Titô Giustô có lòng kính sợ Chúa,
nhà ông ở bên cạnh hội đường. Bấy giờ Crispô trưởng hội đường, và cả nhà ông
tin theo Chúa; nhiều người Corintô nghe giảng, cũng tin theo và chịu phép rửa.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 97, 1. 2-3ab. 3cd-4
Ðáp: Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người trước mặt chư dân (c.
2b).
Hoặc
đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Hãy ca mừng Chúa một
bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu. Tay
hữu Người đã tạo cho Người cuộc chiến thắng, cùng với cánh tay thánh thiện của
Người. -
Ðáp.
2)
Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người, trước mặt chư dân, Người tỏ rõ đức công
minh. Người đã nhớ lại lòng nhân hậu và trung thành để sủng ái nhà Israel . - Ðáp.
3)
Khắp nơi bờ cõi địa cầu đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta. Toàn
thể địa cầu hãy reo mừng Chúa, hãy hoan hỉ, mừng vui và đàn ca. - Ðáp.
Alleluia: Ga 16, 28
Alleluia,
alleluia! - Thầy bởi Cha mà ra, và đã đến trong thế gian; bây giờ Thầy lại bỏ
thế gian mà về cùng Cha. - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 16, 16-20
"Các con sẽ buồn
sầu, nhưng nỗi buồn của các con sẽ trở thành niềm vui".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi
ấy Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Một ít nữa các con sẽ không thấy
Thầy, rồi lại một ít nữa các con sẽ thấy Thầy, vì Thầy về cùng Cha".
Bấy
giờ trong các môn đệ có mấy người hỏi nhau: "Ðiều Người nói với chúng ta:
"Một ít nữa các con sẽ không thấy Thầy, rồi lại một ít nữa các con sẽ thấy
Thầy", và "Vì Thầy về cùng Cha", như thế có ý nghĩa gì?" Họ
nói: "Lời Người nói 'Một ít nữa' có ý nghĩa gì? Chúng ta không biết Người
muốn nói gì?"
Chúa
Giêsu nhận thấy họ muốn hỏi Người, nên Người bảo họ: "Các con hỏi nhau vì
Thầy đã nói: Một ít nữa các con sẽ không thấy Thầy, rồi lại một ít nữa các con
sẽ thấy Thầy. Thật, Thầy bảo thật với các con: các con sẽ than van khóc lóc,
còn thế gian sẽ vui mừng. Các con sẽ buồn sầu; nhưng nỗi buồn của các con sẽ
trở thành niềm vui".
Ðó
là lời Chúa.
Suy niệm : Thầy Trò Ly
Biệt
Kinh
điển Phật Giáo có ghi lại câu chuyện: một người đàn bà nọ có đứa con độc nhất
qua đời, trong niềm đau tột cùng, người đàn bà đến hàng xóm và khẩn cầu:
"Xin vui lòng chỉ cho tôi bất cứ thuốc nào để làm cho nó sống lại".
Nhưng ai cũng chỉ biết lắc đầu mà thôi. Cuối cùng có người mách cho người đàn
bà biết có một người lương y có thể cải tử hoàn sinh đứa bé đó chính là Ðức
Phật Thích Ca (Sakya: Thuỷ tổ Phật Giáo, ông sinh ở miền Bắc Ấn Ðộ, đã có vợ
con, sau đi tu hành tại Tuyết Sơn).
Người
đàn bà mang đứa bé đến cầu khẩn với ngài và xin ban cho đứa bé một liều thuốc.
Ðức Phật Thích Ca liền nói: Ta cần một ít hạt cải. Người đàn bà liền tìm ít hạt
cải mang lại cho Ðức Phật. Nhưng vừa thấy, Ðức Phật nói với người đàn bà:
"Hãy đi mời nhà nào không có tang chế và hãy mời họ uống lấy những hạt cải
này".
Tin
lời Ðức Phật, người đàn bà đi gõ cửa từng nhà mời uống lấy những hạt cải này,
nhưng tất cả đều từ chối vì thật ra không có nhà nào lại không có một người đã
ra đi. Khi người đàn bà trở về nhà trời đêm đã buông xuống, bà đến ngồi bên xác
con và nhìn ra phố phường đang lên đèn, càng về khuya màn đêm càng tối và đêm
đen bao trùm vạn vật. Lúc ấy, người đàn bà mới bắt đầu nghĩ: đời là thế, sinh ra
đau khổ rồi chết, vì thế bà đứng dậy mang xác con vào rừng chôn cất.
Như
vậy, con người sinh ra rồi đến chịu đau khổ và tận cùng là cái chết. Ðó là phận
số của kiếp người mà khi Nhập Thể Con Thiên Chúa cũng không thoát khỏi. Chúa
Giêsu đã ba lần chính thức loan báo về cuộc khổ nạn mà Ngài đã trải qua, nhưng
xem ra các môn đệ của Ngài không hiểu được và cũng không chấp nhận được, vì tại
sao số phận nghiệt ngã như thế lại có thể xảy ra cho Thầy mình, một người có
quyền phép trên tất cả sự chết và đang trên đường tiến tới một tương lai sáng
lạn. Trong những giờ phút cuối cùng ngồi bên các ông, Chúa Giêsu nói đến cái
chết một lần nữa, nhưng lần này Ngài nói đến cuộc tử nạn ấy như là cuộc ra đi
mà không vĩnh biệt. Do đó, Chúa Giêsu đã nói: "Thầy ra đi, anh em sẽ buồn
rầu, nhưng niềm vui của họ gấp bội khi Ngài sống lại" (Ga 16,20).
Cái
chết và sự Phục Sinh của Chúa Giêsu gắn liền với sự đau khổ và niềm vui của các
môn đệ, đúng hơn cái chết và sự Phục Sinh của Chúa Giêsu chiếu dọi ánh sáng vào
mọi khổ đau của con người. Kitô giáo không chối bỏ cái chết và sự đau khổ,
nhưng qua cái chết và sự Phục Sinh của Ðức Kitô, Kitô giáo không còn nhìn cái
chết và khổ đau như một ngõ cụt của cuộc sống. Trái lại, trong ánh sáng Phục
Sinh của Chúa Kitô, cuộc sống con người mang một ý nghĩa thật tuyệt vời, mặc
cho bao đau khổ mà con người vẫn phải trải qua "một ít nữa các con sẽ
không xem thấy Thầy, rồi một ít nữa các con sẽ xem thấy Thầy" (Ga 16,16).
Chúa
Giêsu mời gọi các môn đệ tham dự vào mầu nhiệm vượt qua của Ngài, có nghĩa là
cả những lúc tăm tối nhất của cuộc đời, họ vẫn nhận thấy được Ngài, bám chặt
lấy Ngài để tiến bước, cho dẫu khổ đau như thế nào đi chăng nữa, con người vẫn
tìm được ý nghĩa đích thực cho cuộc sống. Tham dự vào mầu nhiệm của Ngài cũng
có nghĩa là nhìn thấy người anh em đang đau khổ ở xung quanh chúng ta. Sự cảm
thông phục vụ đối với người đau khổ sẽ cho chúng ta tham dự vào cuộc tử nạn của
Chúa Giêsu và niềm vui Phục Sinh tràn ngập tâm hồn chúng ta.
(Veritas Asia)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Năm Tuần VI PS
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Cuộc sống thay đổi.
Heraclitus,
một triết gia Hy-lạp đã nói: "Không ai bước xuống hai lần trong cùng một
giòng sông;" vì nước sông một người bước xuống lần trước khác với nước
sông bước xuống lần thứ hai. Cuộc đời mỗi người cũng thế, những gì xảy ra ngày
hôm nay khác với những gì đã xảy ra ngày hôm qua, và cũng khác với những gì sẽ
xảy ra ngày mai. Ngày nào đều có sự vui tươi cũng như sự khốn khó của ngày ấy.
Cuộc đời của mỗi người được dệt bằng một chuỗi những mắt xích nhỏ, là những
biến cố xảy ra mỗi ngày. Điều cần thiết là con người phải biết học hỏi từ những
biến cố đã và đang xảy ra, để biết cách đối phó với những gì sẽ xảy đến.
Các
Bài Đọc hôm nay giúp chúng ta nhận ra cách cư xử của Phaolô và sự dạy dỗ của
Đức Kitô trước những thay đổi của cuộc sống. Trong Bài Đọc I, Phaolô từ Athens,
trung tâm văn hóa của Hy-Lạp, đến Corintô sinh sống bằng nghề chế lều; mỗi ngày
Sabbath, ông đều vào hội đường để rao giảng. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu báo
trước những gì sẽ xảy ra cho Ngài và cho các môn đệ. Mục đích là để giúp các
ông biết cách chuẩn bị và đối phó với những gì sắp xảy ra.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I: Phaolô rời Athens
và rao giảng Tin Mừng tại Corintô.
1.1/
Phaolô vừa làm việc để sinh sống vừa rao giảng Tin Mừng mỗi ngày Sabbath: Hành trình thứ hai là
hành trình dài và lâu nhất trong 3 cuộc hành trình rao giảng Tin Mừng của
Phaolô. Ông gặp nhiều thành công cũng như thất bại, được chấp nhận cũng như bị
từ chối, có lúc an bình và có lúc sóng gió. Trình thuật hôm nay tường thuật những
gì xảy ra khi ông bỏ Athens đến Corintô: "Tại đây, ông gặp một người
Do-thái tên là Aquila, quê ở Pontus, vừa mới từ Italy đến, cùng với vợ là
Priscilla, vì hoàng đế Claudio đã ra lệnh cho mọi người Do-thái phải rời Rôma.
Ông Phaolô đến thăm hai ông bà, và vì cùng nghề, nên ông ở lại nhà họ và cùng
làm việc: họ làm nghề chế lều. Mỗi ngày Sabbath, ông thảo luận tại hội đường,
cố thuyết phục cả người Do-thái lẫn người Hy-lạp." Nghề chế lều là nghề cũ
của Phaolô trước khi trở lại, chúng ta ngạc nhiên khi Phaolô trở về nghề cũ để
sinh sống thay vì dùng toàn thời gian để rao giảng Tin Mừng; nhưng điều này có
thể hiểu được, vì Giáo Hội sơ khai chưa có những trợ giúp cụ thể cho những nhà
truyền giáo. Phaolô phải tự kiếm kế sinh nhai, nhất là khi mới chân ướt chân
ráo đến những thành phố mới.
1.2/
Phản ứng của dân thành Corintô: Khi ông Silas và ông Timothy từ Macedonia xuống, thì ông Phaolô chỉ
lo giảng, long trọng làm chứng cho người Do-thái biết rằng Đức Giêsu chính là
Đấng Kitô.
(1)
Những người từ chối không tin: Đa số là những người Do-thái. Bởi họ chống đối và nói
lộng ngôn, nên ông giũ áo mà bảo họ: "Máu các người cứ đổ xuống trên đầu
các người! Phần tôi, tôi vô can; từ nay trở đi, tôi sẽ đến với người
ngoại." Mặc dù Phaolô được trao sứ vụ đặc biệt là rao giảng Tin Mừng cho
Dân Ngoại, ông vẫn tìm dịp rao giảng Tin Mừng cho những người Do-thái, vì ông
quan tâm đến phần rỗi linh hồn của họ; nhưng không có nhiều kết quả.
(2)
Phaolô quay sang giảng cho Dân Ngoại và thu lượm nhiều kết quả: Thất vọng về sự cứng
lòng và chống đối từ người đồng hương, "Ông rời bỏ chỗ ấy đến nhà một
người ngoại tôn thờ Thiên Chúa, tên là Titius Justus, ở sát bên hội đường. Ông
Crispus, trưởng hội đường, tin Chúa, cùng với cả nhà. Nhiều người Corintô đã
nghe ông Phaolô giảng cũng tin theo và chịu phép rửa."
2/
Phúc Âm: Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui.
2.1/
Các môn đệ không thể hiểu Chúa Giêsu biết trước mọi sự sẽ xảy ra: Khi các môn đệ nghe
Chúa Giêsu tuyên bố: "Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi
ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy;" vài người trong nhóm môn đệ của Đức
Giêsu hỏi nhau: "Người muốn nói gì khi bảo chúng ta: "Ít lâu nữa, anh
em sẽ không trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy" và "Thầy
đến cùng Chúa Cha?" Vậy các ông nói: ""Ít lâu nữa" nghĩa là
gì? Chúng ta không hiểu Người nói gì!"
Đối
với chúng ta, những người đã đọc Cuộc Thương Khó, cái chết và sự sống lại của
Chúa Giêsu, đoạn văn trên không có gì khó hiểu; nhưng đối với các môn đệ trước
Cuộc Thương Khó, có ít nhất ba điều các môn đệ không thể hiểu:
(1)
Các ông không thể hiểu một người biết rõ ngày chết và cách chết của mình, ngoại
người tự kết liễu đời mình, như người Do-thái nghĩ về Chúa Giêsu (Jn 8:21-22).
(2)
Các ông càng không hiểu một người biết trước mình sẽ sống lại. Truyền thống
Do-thái không tin có sự sống lại như Nhóm Sadducees, hay quan niệm sống lại chỉ
có trong Ngày Phán Xét (Jn 11:24). Các ông không ngờ Chúa sống lại chỉ ít ngày
sau khi chết.
(3)
Các ông cũng không hiểu lời Chúa nói "Thầy đến cùng Chúa Cha" có
nghĩa gì; vì các ông chưa hoàn toàn tin tưởng mối liên hệ giữa Chúa Giêsu và
Thiên Chúa.
2.2/
Phản ứng của con người trước Cuộc Thương Khó của Đức Kitô: Đức Giêsu biết là các
ông muốn hỏi mình, nên bảo các ông: "Anh em bàn luận với nhau về lời Thầy
nói: "Ít lâu nữa, anh em sẽ không trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em
sẽ lại thấy Thầy." Rồi Chúa Giêsu cắt nghĩa thêm cho các ông hiểu:
"Thật, Thầy bảo thật anh em: anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian
sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm
vui."
(1)
Các môn đệ sẽ buồn sầu và than khóc về sự đau khổ, cái chết, và sự vắng mặt của
Chúa Giêsu trong cuộc đời các ông; nhưng khi thấy Ngài sống lại và hiện đến,
những nỗi lo lắng và buồn sầu sẽ biến thành hy vọng và niềm vui. Trong cuộc
sống của người Kitô hữu cũng thế: Có những lúc họ sẽ cảm thấy việc theo Chúa
đòi hỏi quá nhiều cố gắng và hy sinh, khi bị cám dỗ về những thú vui thế trần;
nhưng sẽ tới ngày những cố gắng và hy sinh của họ sẽ đơm bông kết trái, và họ
sẽ tìm thấy niềm vui và hạnh phúc vĩnh cửu.
(2)
Thế gian sẽ vui mừng: Thế gian được hiểu ở đây là những người chống lại Thiên Chúa,
kết án, và giết Người Con Một của Ngài; một cách cụ thể là những người trong
Thượng Hội Đồng. Họ tưởng là đã tiêu diệt được người quyến dũ dân chúng và làm
cho họ mất quyền lợi và thế lực trên dân. Nhưng vui mừng của thế gian cũng chỉ
tạm thời, vì sau đó sẽ là thời kỳ than khóc. Ai chạy theo những lạc thú của thế
gian cũng thế, họ chỉ có thể vui vẻ trong một thời gian ngắn; nhưng sau đó sẽ
là những mệt mỏi, chán chường. Nỗi than khóc bất hạnh nhất của thế gian là
không biết, không có, hay đánh mất Chúa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Trong cuộc sống, chúng ta phải đương đầu với nhiều thay đổi; nhưng may mắn cho
những người tín hữu chúng ta, những gì chính yếu đã được Chúa Giêsu mặc khải
qua Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa.
-
Chúng ta cần học hỏi lịch sử và Kinh Thánh để biết những điều chính yếu trong
cuộc đời, và biết cách chuẩn bị để đối phó với những thay đổi của cuộc đời.
-
Mẹ Maria là mẫu gương lý tưởng cho chúng ta nhận ra thánh ý Thiên Chúa trong
những thay đổi của cuộc sống: Mẹ luôn thinh lặng, ghi nhận mọi biến cố xảy ra,
và suy niệm trong lòng.
Linh mục Anthony Đinh
Minh Tiên OP
09/05/13 THỨ
NĂM TUẦN 6 PS
Ga 16,16-20
Ga 16,16-20
PHÚC CHO AI LO BUỒN
“Anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. nh
em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui.” (Ga 15,20)
Suy niệm: Người môn đệ Chúa Kitô phải
khóc lóc và than van vì sự chống đối của thế gian – thế gian muốn nói ở đây là
một thế giới thiếu vắng Thiên Chúa, một thế giới bị sự dữ thống trị. Vì thế
gian yêu mến những gì thuộc về nó (x. Ga 15,19), nên thế gian sẽ vui mừng khi
sự dữ thắng thế. Và thế gian càng vui mừng bao nhiêu, thì người môn đệ Chúa
Kitô càng đau buồn bấy nhiêu –vì họ cảm thấy ‘bất lực’ trước quyền lực của thế
gian. Nhưng nỗi buồn của người môn đệ sẽ sớm biến thành niềm vui, vì thế gian
không thể đương đầu với Thiên Chúa, cũng như bóng tối không thể chống lại ánh sáng. “Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16,33) là một xác quyết mạnh mẽ của Chúa Kitô Phục Sinh. Các
môn đệ vui mừng không chỉ vì Chúa đã chiến thắng. Họ còn vui mừng vì, trước mắt
thế gian có vẻ như họ bị thua thiệt, nhưng trong Chúa Kitô phục sinh, họ cũng sẽ chiến thắng: quả thật, các Tông Đồ đã vui mừng khi bị
đánh đòn, vì họ thấy mình xứng đáng chịu sỉ nhục vì Danh Chúa Giêsu (Cv 5,41).
Mời Bạn: Sự dữ thuộc về thế gian. Và nếu
ai đang đau buồn vì sự lan tràn của sự dữ, chứng tỏ người đó thuộc về Nước
Thiên Chúa. Hãy can đảm lên, vì Chúa Kitô đã thắng thế gian.
Sống Lời Chúa: Đừng nguyền rủa những kẻ gây
đau buồn cho bạn. Hãy học nơi Chúa Giêsu và thánh Têphanô để nói lời tha thứ: “Xin tha cho họ, vì họ không
biết việc họ làm”.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con xác tín
rằng: “Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an”.
Nỗi
buồn trở thành niềm vui
Đời
sống người Kitô hữu đan xen giữa vui với buồn. Có lúc thấy mất Chúa và mất
hướng, thấy thất vọng và buồn chán. Nhưng rồi ngày nào đó, Chúa lại đến thăm,
lại tỏ mình, lại vỗ về an ủi
Suy niệm:
Trong bầu khí của bữa Tiệc Ly,
Thầy Giêsu nói với các môn đệ một câu đối với
họ là khó hiểu:
“Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy
Thầy,
rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy” (c.
16).
Câu này có thể dễ hiểu với chúng ta
vì chúng ta biết rõ cái chết trên thập giá đang
chờ Thầy Giêsu.
Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi,
cái chết này sẽ khiến các môn đệ không còn được
thấy Thầy nữa.
Chúng ta cũng biết rằng chỉ một thời gian ngắn
sau,
Thầy Giêsu lại được phục sinh, và đã hiện ra
cho các môn đệ thấy.
Mất Thầy là một thử thách lớn trong đời người
môn đệ.
Thầy là chỗ dựa, là lý do khiến họ chấp nhận
cuộc sống bấp bênh này.
Chính Thầy đã gọi, đã kéo họ ra khỏi gia đình
và nghề nghiệp ổn định
để lang thang đó đây, sống nhờ lòng tốt của
những người nghe giảng.
Gần ba năm sống bên Thầy, chia sẻ ngọt bùi,
thành công thất bại,
tình Thầy trò gần gũi như tình bạn hữu.
Bây giờ mất Thầy, họ sẽ đi đâu và đi với ai?
Cái chết trên thập giá của Thầy là đại tang của
một người thân.
Nỗi đau này được nhân lên nhiều lần
vì họ đã không dám có mặt để lo liệu việc mai
táng.
“Anh em sẽ khóc lóc và than van… Anh em sẽ buồn
phiền…” (c.20).
Khi tảng đá đã khép kín ngôi mộ, chẳng còn thấy
Thầy nữa,
khi thế gian và thủ lãnh của nó hả hê vui sướng
vì chiến thắng,
liệu các môn đệ có vượt qua được nước mắt đau
đớn này không?
“Ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy… (c. 16)
và nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui”
(c. 20).
Anh em sẽ lại thấy Thầy lúc Thầy hiện ra gặp
anh em sau phục sinh,
lúc Thầy sai Thánh Thần đến ở với và nâng đỡ
anh em,
và nhất là lúc Thầy đồng bàn với anh em trong
bữa tiệc Thiên quốc.
Khi gặp lại Thầy và nhận ra Thầy đang sống,
thế nào anh em cũng hết phiền muộn đắng cay.
Nỗi buồn của anh em tan biến khi anh em biết
rằng
Thầy mới là người chiến thắng.
Đời sống người Kitô hữu đan xen giữa vui với
buồn.
Có lúc thấy mất Chúa và mất hướng, thấy thất
vọng và buồn chán.
Chúng ta phải chia sẻ cuộc Khổ nạn và cái chết
của Chúa mỗi ngày.
Nhưng rồi ngày nào đó, Chúa lại đến thăm, lại
tỏ mình, lại vỗ về an ủi.
Niềm vui trong ta như sống lại với bao hy vọng
dâng trào.
Chỉ xin đừng bỏ đi khi thấy Chúa vắng bóng và
thất bại trong đời ta.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
có những ngày con cảm thấy
đời sống thật nặng nề;
có những lúc con muốn buông trôi,
để mặc cho dòng đời đưa đẩy;
có những khoảng thời gian dài,
con như mảnh đất khô khan cằn cỗi.
Xin cho con ánh sáng của Chúa
để con
biết lối mà đi.
Xin cho con tấm bánh của Chúa
để con có
sức mà dấn bước.
Xin cho con Lời của Chúa
để con
vững một niềm tin.
Xin cho con sự sống của Chúa
để con
lấy lại niềm hăng say và sự tươi tắn,
niềm vui
và sáng tạo.
Lạy Chúa Giêsu,
con thấy
mình cần Chúa
trong mỗi
giây phút của cuộc đời.
Ước gì ai
gặp con
cũng gặp
được sự hiện diện của Chúa.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Mầu nhiệm cao cả
Chúa
Giêsu mạc khải trước cho các môn đệ về mối tương quan mới cần phải có giữa Chúa
và các ông trong mầu nhiệm vượt qua. Sự hiện diện mới của Chúa Phục Sinh với
các môn đệ đòi hỏi các ngài phải có cái nhìn mới đối với Chúa và có thái độ
sống mới. Sống thấy niềm vui vì xác tín có Chúa luôn hiện diện bên cạnh, cả
trong những lúc gian nan bị thử thách, bị bách hại. Lời quả quyết của Chúa
Giêsu: “Ít lâu nữa các con sẽ không thấy Thầy, rồi ít lâu nữa các con sẽ lại
thấy Thầy” loan báo trước về thực tại mới sau biến cố vượt qua của Chúa. Trong
vòng ba năm theo sống bên cạnh Chúa Giêsu, các môn đệ đã trông thấy Chúa Giêsu,
nhưng có thể nói là các ông chưa thực sự thấy Chúa, vì các ông không hiểu được
Chúa thực sự là ai. Ðức tin chưa được trọn vẹn, các ông còn cần Chúa Thánh Thần
đến trợ giúp để được đưa vào trong sự thật trọn vẹn để hiểu thấu đáo hơn, để
được thấy Chúa Phục Sinh. Khi nghe Chúa loan báo người sắp ra đi chịu khổ nạn
thì các ông buồn. Những kẻ thù của Chúa khi giết chết Chúa trên thập giá thì
vui mừng tưởng rằng mọi sự việc sẽ chấm dứt từ đây. Phần Chúa Giêsu, người báo
trước cho các môn đệ là mọi sự sẽ được đổi mới, Chúa vẫn sống, sẽ đến với các
ông, sẽ hiện diện với các ông cách mãnh liệt, vững chắc hơn nữa.
Chỉ
“ít lâu nữa, các con lại thấy Thầy”, đây là mầu nhiệm cao cả của đời sống Kitô.
Chúng ta sẽ không thấy được Chúa Giêsu, không thể tin nhận Người cho đến khi
nào được Chúa Thánh Thần soi sáng để thấy Chúa, hiểu và tin nhận Chúa. Cần phải
có sự thay đổi nội tâm, có cái nhìn mới về Chúa Giêsu, phải có niềm vui đích
thực. Các tông đồ được mời gọi nâng tâm hồn lên, vượt qua được những cảm giác
thường tình, để có thể khám phá ra Chúa Giêsu hiện diện một cách mới mẻ trong
cuộc đời các ông, và từ đó nếm hưởng niềm vui đích thực, không phải niềm vui
thế gian ban cho, nhưng là niềm vui từ Chúa, niềm vui mà không quyền lực thế
gian nào có thể lấy mất đi được. Cần phải bước vào trong mối tương quan mới với
Chúa Giêsu. “Các con cũng vậy, bây giờ các con lo buồn, nhưng Thầy sẽ gặp lại
các con, lòng các con sẽ vui mừng và niềm vui của các con không một ai lấy mất
được”. Ðó là vì Chúa Giêsu hiện diện cách mới mẻ trong đời sống các môn đệ. Các
ông phải thay đổi để đón nhận sự hiện diện mới mẻ này: “Thầy sẽ ở cùng các con
mọi ngày cho đến tận cùng”. Chúng ta phải thể hiện và phải sống làm sao để cho
thế gian, cho anh chị em chung quanh được trông thấy những sự thật chúng ta
đang có trong tâm hồn mình, do sự hiện diện của Chúa trong tâm hồn mình.
Lạy
Chúa, xin hãy đến ngự trong con, cho con được sống mối tương quan mới với Chúa
và sống vững mạnh trong niềm vui, mọi nơi và mọi lúc.
(Trích
trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
9 THÁNG NĂM
Ngài Đổi Mới Mọi Sự
Có một số
nơi chốn đặc biệt mà chúng ta được dẫn tới để cảm nghiệm trong mùa Phục Sinh.
Trước hết, đó là căn gác thượng ở Giê-ru-sa-lem. Căn gác thượng này đã trở
thành nơi lẩn tránh cho các Tông Đồ; tại đó, Giáo Hội của những khoảnh khắc ban
đầu phục sinh bắt đầu triển nở. Không lâu sau đó, căn gác ấy trở thành địa chỉ
của một cuộc Xuất Hành mới – cuộc Xuất Hành của Dân Thiên Chúa trong giao ước
mới đi vào thế giới. Tại nơi chốn thánh thiêng này, những lời của Sách Khải
Huyền được ghi khắc: “Này đây, Ta đổi mới mọi sự” (Kh 21, 5).
Căn gác
thượng này vốn cũng là nơi đánh dấu cuộc chia tay của Đức Kitô. Thật hàm súc ý
nghĩa sự kiện rằng sau khi Giu-đa rời khỏi phòng Tiệc Ly, Đức Giêsu đã cho biết
bằng cách nào Thiên Chúa Cha sẽ được tôn vinh nơi Người. Người cũng nói về cách
thế mà chính Người sẽ được tôn vinh. Những lời ấy được Người nói ra đúng lúc mà
kẻ phản bội sửa soạn cuộc giao nộp Người trong vườn.
Theo suy
nghĩ thường tình nhân loại, thì người ta không kỳ vọng một diễn từ như thế. Bởi
tất cả những gì sắp sửa xảy ra – theo cách nghĩ của con người – quả là một sự
phủ nhận vinh quang của Đức Kitô. Người bị lăng nhục và bị hành hạ! Nhưng, lời
Đức Giêsu vượt quá sự nhận hiểu nhân loại. Chúng ta nhận ra trong những lời ấy
mầu nhiệm thần linh của Đức Kitô.
Nơi thập
giá Đức Kitô, Thiên Chúa được tôn vinh là tình yêu và sự thật, công lý và từ
bi. Thiên Chúa Cha cũng đã tôn vinh Đức Kitô, và dấu chứng của sự tôn vinh này
là cuộc phục sinh của Người vào ngày thứ ba. Đó là lý do tại sao Đức Giêsu đã
nói những lời ấy tại bữa tiệc chia tay. Những lời thật bất bình thường song
đồng thời cũng thật tràn trề một sự thật khác: sự thật cứu độ. Nói lên những
lời ấy, Người đang đổi mới mọi sự.
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan
Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul
II
Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày
09-5
Cv
18, 1-8; Ga 16, 16-20
LỜI SUY NIỆM: “Ít lâu
nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa anh em sẽ lại thấy
Thầy” (Ga 16,16).
Câu
nói của Chúa Giêsu với các môn đệ của Chúa trước khi Ngài đi vào cuộc khổ nạn
chịu chết, và sau đó các môn đệ sẽ lại được thấy Ngài Phục Sinh. Trong cuộc đời
Ki-Tô hữu của chúng ta, cũng có những người lâm vào cảnh đức tin bị bóng đêm
bao phủ. Nên chúng ta phải luôn tỉnh thức, không nên quá tự tin khi Chúa ban
cho chúng ta có sự cảm nhận có sự hiện diện của Chúa trong đời sống của chúng
ta. Nếu chúng ta không tỉnh thức và cầu nguyện luôn, ma quỷ sẽ lợi dụng thời
cơ, gieo rắc vào trong tâm hồn chúng ta sự nghi ngờ, và dẫn đưa chúng ta xa
cách Chúa.
Mạnh
Phương
09 Tháng năm
Hòn Ðá
Ném Ði
Văn hào Nga Leon
Tonstoi có kể câu chuyện ngụ ngôn như sau: Có một người hành khất nọ đến trước
cửa nhà của một người giàu có để xin bố thí. Một đồng xu nhỏ hay một miếng bánh
vụn, đó là tất cả những gì người ăn xin chờ đợi nơi người giàu có. Nhưng, mặc
cho người khốn khổ van xin, người giàu có vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Ðến một lúc
không còn chịu nổi những lời van xin của người hành khất, thay vì bố thí, người
giàu đã lấy đá ném vào con người khốn khổ.
Người hành khất lặng
lẽ nhặt lấy hòn đá cho vào bị rồi thì thầm trong miệng: "Ta mang hòn đá
này cho đến ngày nhà người sa cơ thất thế. Ta sẽ dùng nó để ném trả lại
ngươi".
Ði đâu, người hành
khất cũng mang theo hòn đá ấy. Tâm hồn ông lúc nào cũng cưu mang sự báo thù.
Năm tháng qua đi. Lời
chúc dữ của người hành khất đã thành sự thật. Vì biển lận, người giàu có bị
tước đoạt tất cả tài sản và bị tống giam vào ngục. Ngày hôm đó, người hành khất
chứng kiến cảnh người ta áp giải người giàu vào tù ngục. Nỗi căm hờn sôi sục
trong lòng ông. Ông đi theo đoàn người áp tải. Tay
ông không rời bỏ hòn đá mà người giàu đã ném vào người ông cách đây mười mấy
năm. Ông muốn ném hòn đá đó vào người tù để rửa sac�h mối nhục hằng đeo đẳng
bên ông. Nhưng cuối cùng, nhìn thấy gương mặt tiều tụy đáng thương của kẻ đang
bị cùm tay, người hành khất thả nhẹ hòn đá xuống đất rồi tự nhủ: "Tại sao
ta lại phải mang nặng hòn đá này từ bao nhiêu năm qua? Con người này, giờ đây,
cũng chỉ là một con người khốn khổ như ta".
Tha
thứ là điều khó khăn nhất nhưng cũng là điều cao cả nhất mà Kitô Giáo đã cống
hiến cho con người.
Trao
ban tiền của, trao ban thì giờ, trao ban chính mạng sống mình là điều xem ra dễ
làm hơn trao ban lòng tha thứ. Tha thứ là tuyệt đỉnh của yêu thương bởi vì tha
thứ là yêu thương chính kẻ thù của mình. Của lễ hy sinh trên thập giá củaChúa
Giêsu đã nên trọn khi Ngài thưa với Chúa Cha: "Lạy Cha, xin tha thứ cho
chúng, vì chúng lầm không biết việc chúng làm".
Tha
thứ là của lễ đẹp lòng Chúa nhất, bởi vì qua đó, con người được nên giống Thiên
Chúa hơn cả. Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta là Thiên Chúa
tha thứ và tha thứ không ngừng. Và chỉ có một Thiên Chúa tha thứ không ngừng ấy
mới có thể đòi hỏi con người phải tha thứ không ngừng...
Tha
thứ là nét cao đẹp nhất của lòng người, bởi vì càng tha thứ, con người càng nên
giống Thiên Chúa.
(Lẽ Sống)
Gương Thánh Nhân
Ngày
9/5 - Thánh Catarina ở Bôlônha
(1413
- 1463)
Một
số các thánh dòng Phanxicô có đời sống nổi nang, nhưng Thánh Catarina lại đại
diện cho các thánh phục vụ Thiên Chúa trong âm thầm.
Catarina,
sinh ở Bologna , và năm mười một tuổi được chọn
làm nữ tì cho cô con gái vị hầu tước ở Ferrara
và nhờ đó cũng được ăn học tử tế. Khi người con gái này đi lấy chồng, cô cũng
muốn Catarina đi theo hầu, nhưng Catarina đã từ giã triều đình và gia nhập dòng
Ba Phanxicô khi mười bốn tuổi.
Catarina
quyết định theo đuổi một đời sống tuyệt hảo, và sự thánh thiện của ngài được
mọi người khâm phục. Sau đó, cộng đoàn của ngài trở nên một phần của Dòng Thánh
Clara và ngài phục vụ với công việc làm bếp và giữ cửa. Trong một thời gian
ngài thường được thị kiến Ðức Kitô cũng như Satan. Một trong những thị kiến xảy
ra vào dịp Giáng Sinh, ngài được thấy Ðức Trinh Nữ Maria bế Hài Nhi Giêsu. Ngài
viết lại các cảm nghiệm này trong cuốn "Manifestations" (Những Sự
Khải Hiện) bằng tiếng Latinh. Ngài còn sáng tác các thánh vịnh, thánh ca và có
hoa tay về viết chữ đẹp và hội họa.
Nhờ
sự vận động của ngài với Ðức Giáo Hoàng Nicôla V, tu viện Dòng Thánh Clara ở
Ferrara được thành lập và Sơ Catarina được chỉ định làm Bề Trên. Tiếng tăm về
sự thánh thiện và đời sống khắc khổ của Cộng Ðoàn ngày càng lan rộng. Sau đó Sơ
Catarina được chỉ định làm Bề Trên một tu viện mới ở Bologna .
Vào
mùa Chay 1463, Sơ Catarina lâm bệnh nặng và từ trần ngày 9 tháng Ba, ngài được
chôn cất mà không có quan tài. Nhưng mười tám ngày sau đó, thi thể của ngài
được khai quật vì có những việc chữa lành nhờ lời cầu bầu của ngài và vì mùi
thơm bốc lên từ ngôi mộ. Người ta tìm thấy thi thể của ngài không bị rữa nát và
vẫn nguyên vẹn cho đến ngày nay, hiện được cất giữ ở nguyện đường tu viện Thánh
Clara ở Bologna .
Ngài được phong thánh năm 1712.
Lời Bàn
Mặc
dù có cơ hội để sống một cuộc đời sung sướng trong triều đình, Thánh Catarina
đã hăng hái đáp lời mời gọi của Thiên Chúa mà gia nhập đời sống tu trì. Sự
thánh thiện, lòng bác ái của ngài đã thu hút nhiều người trên con đường trọn
lành. Noi gương đời sống và cái chết thánh thiện của ngài, chúng ta hãy quyết
tâm sống bác ái như một cùng đích của cuộc đời.
Lời Trích
Thánh
Catarina viết về bảy vũ khí tinh thần để chống lại các cám dỗ: "Ðức Giêsu
Kitô đã hy sinh tính mạng để chúng ta được sống. Do đó, bất cứ ai muốn vác thập
giá của mình vì Ðức Kitô phải có những vũ khí thích hợp cho cuộc chiến đấu này,
nhất là những vũ khí sau đây. Thứ nhất, sự chuyên cần; thứ hai, đừng cậy vào
sức mình; thứ ba, tín thác vào Chúa; thứ bốn, hãy nhớ đến sự Thương Khó Ðức
Kitô; thứ năm, hãy nhớ đến cái chết của mình; thứ sáu, hãy nhớ đến sự vinh hiển
của Thiên Chúa; thứ bảy, theo các huấn thị của Kinh Thánh mà noi gương Ðức
Giêsu Kitô trong thời gian ở sa mạc" (Về Bảy Vũ Khí Tâm Linh).
(nguoitinhuu.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét