Bí
tích Rửa Tội biến chúng ta thành những người mang niềm hy vọng
Bí tích Rửa tội tháp nhập chúng ta vào Chúa Kitô và Giáo Hội như
các chi thể. Nó khiến cho chúng ta được đồng hình dạng với Chúa Kitô, trở thành
những người đem theo niềm hy vọng và là chứng nhân cho sự hiện diện và tình yêu
của Chúa mỗi ngày trong suốt cuộc đời.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với 20.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung lần đầu tiên của năm 2014 tại quảng trường Thánh Phêrô sáng thứ tư 8-1-2014.
Bên cạnh các đoàn hành hương Bắc Mỹ và Âu châu, có các đoàn hành hương đến từ chậu Mỹ Latinh như Argentina, Bolivia, Venezuela, Mêhicô và Haiti. Xa hơn nữa là các nhóm đến từ Australia.
Trùng với lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa Giáo Hội mừng kính vào Chúa Nhật tới đây, trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã bắt đầu trình bầy loạt bài giáo lý về các bí tích, bắt đầu là bí tích Rửa Tội. Đức Thánh Cha định nghĩa ”bí tích Rựa Tội như sau:
Rửa Tội là bí tích trên đó được xây dựng chính đức tin của chúng ta, và nó tháp nhập chúng ta vào Chúa Kitô và Giáo Hội như các chi thể sống động. Cùng với bí tích Thánh Thể và Thêm Sức nó làm thành việc ”khai tâm kitô” làm thành biến cố bí tích duy nhất lớn lao khiến cho chúng ta đồng hình dạng với Chúa Kitô, và biến chúng ta trở thành một dấu chỉ sống động sự hiện diện của và tình yêu của Người.
Có thể nảy sinh trong chúng ta một câu hỏi: mà có thực sự cần bí tích Rửa tội để sống như tín hữu kitô và theo Chúa Giêsu hay không? Nói cho cùng, nó lại không phải là một nghi thức đơn sơ, một cử chỉ hình thức của Giáo Hội để đặt tên cho đứa bé hay sao? Liên quan tới điều này thật là soi sáng điều thánh Phaolộ viết trong chương 6 thư gửi giáo đoàn Roma: ”Anh em không biết rằng: khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Kitô Giêsu, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới” (Rm 6,3-4). Và Đức Thánh Cha giải thích điểm này như sau:
Như vậy, bí tích Rửa Tội không phải là một hình thức! Nó là một hành động đụng chạm tới trong sâu thẳm cuộc sống chúng ta. Một đứa bé được rửa tội và một đứa bé không được rửa tội không như nhau. Một người được rửa tội và một người không được rửa tội không giống nhau. Với bí tích Rửa Tội chúng ta được dìm trong suối nguồn bất tận của sự sống là cái chết của Chúa Giêsu, hành động tình yêu vĩ đại nhất của toàn lịch sử; và nhờ tình yêu đó chúng ta có thể sống một cuộc đời mới, không ở trong quyền lực của sự dữ, tội lỗi và cái chết nữa, nhưng sống trong sự hiệp thông với Thiên Chúa và các anh em khác.
Nhiều người trong chúng ta không hề nhớ chút gì về việc cử hành Bí Tích này, và đó là điều đương nhiên, khi chúng ta được rửa tội ít lâu sau khi sinh. Tại quảng trường này tôi đã hỏi hai ba lần: ai trong anh chị em biết mình được rửa tội ngày nào, hãy giơ tay lên. Ai biết, ít, ít người biết. Nhưng thật là quan trọng biết ngày chúng ta đã được dìm vào trong dòng suối cứu độ của Chúa Giêsu. Tôi xin phép khuyên anh chị em. Nhưng hơn là một lời khuyên hôm nay nó là một bài tập. Hôm nay khi về nhà anh chị em hãy tìm, hãy hỏi ngày chịu phép Rửa Tội của mình, và như thế anh chị em sẽ biết ngày xinh đẹp ấy. Anh chi em có làm bài tập này không? Tín hữu trả lời ”Dạ có” nhưng yếu ớt. Đức Thánh Cha nói: Tôi không cảm thấy sự hăng hái. Anh chị em có làm bài tập không? Tín hữu trả lời to hơn ”Dạ có”. Có, phải không? Như thế để biết một ngày hạnh phúc, ngày rửa tội của chúng ta.
Nguy cơ đó là việc đánh mất đi ý thức điều mà Chúa đã làm nơi chúng ta, ký ức ơn mà chúng ta đã nhận lãnh. Khi đó rốt cuộc chúng ta chỉ coi nó như là một biến cố xảy ra trong qúa khứ - và cũng không do ý muốn của chúng ta, mà của cha mẹ chúng ta - vì thế nó không ảnh hưởng gì trong hiện tại. Cần phải thức tỉnh ký ức bí tích Rửa Tội của chúng ta: thức tỉnh ký ức Rửa Tội. Đức Thánh Cha giải thích như sau:
Chúng ta được mời gọi Sống Bí Tích Rửa Tội của mình mỗi ngày, như một thực tại thời sự trong cuộc sống. Nếu chúng ta thành công theo Chúa Giêsu và ở lại trong Giáo Hội, cho dù có các hạn hẹp, giòn mỏng và tội lỗi của chúng ta, đó chính là nhờ Bí Tích trong đó chúng ta đã trở thành các thụ tao mới và chúng ta đã được mặc lấy Chúa Kitô. Thật thế, chính nhờ sức mạnh của Bí tích Rửa Tội mà chúng ta được giải thoát khỏi tội tổ tông và được tháp nhập vào trong tương quan của Chúa Giêsu với Thiên Chúa Cha; chúng ta trở thành những người mang một niềm hy vọng mới, bởi vì bí tích Rửa Tội ban cho chúng ta niềm hy vọng mới: niềm hy vọng bươc đi trên con đường cứu độ, suốt đời. Và niềm hy vọng này không gì và không ai có thể dập tắt được, bởi vì niềm hy vọng không gây thất vọng. Xin anh chị em nhớ điều đó, nó thật đấy. Niềm hy vọng trong Chúa không bao giờ gây thất vọng. Nhờ bí tích Rửa tội chúng ta có khả năng tha thứ và yêu thương cả những người xúc phạm đến chúng ta và làm điều dữ cho chúng ta nữa; chúng ta thành công trong việc nhận ra nơi những người rốt hết và nơi những người nghèo gương mặt của Chúa đến viếng thăm và sống gần chúng ta. Và Bí tích Rửa Tội giúp chúng ta nhận ra nơi gương mặt của những người khốn khó, khổ đau, cả người bên cạnh chúng ta, gương mặt của Chúa Giêsu. Chính là nhờ sức mạnh của bí tích Rửa Tội.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Còn một yếu tố quan trọng nữa. Tôi xin hỏi anh chị em: một ngừơi có thể tự rửa tội cho mình không? Tín hữu trả lời ”Thưa không”. Đức Thánh Cha nói: Tôi không nghe. Tín hữu trả lời to hơn ”Dạ thưa không”. Không thể rửa tội: không ai có thể tự rửa tội cho mình! Không ai. Chúng ta có thể xin, ước ao điều đó, nhưng chúng ta luôn luôn cần một ai đó ban Bí tích này cho chúng ta nhân danh Chúa. Bởi vì bí tích Rửa Tội là một ơn được ban cho chúng ta trong một bối cảnh của sự chăm lo và chia sẻ huynh đệ.
Trong lịch sử đã luôn luôn như thế: một người rửa tội cho một người khác, người khác, người khác... nó là môt dây xích. Một dây xích ơn thánh. Nhưng tôi không thể rửa tội cho mình: tôi phải xin một người khác ban bí tích Rửa Tội. Đó là một hành động huynh đệ, một hành động sinh con cái cho Giáo Hội. Trong việc cử hành nó chúng ta có thể nhận ra các đường nét tinh tuyền nhất của Giáo Hội, như một bà mẹ tiếp tục sinh ra các người con mới trong Chúa Kitô, trong sự phong phú của Chúa Thánh Thần.
Như thế, chúng ta hãy thành tâm xin Chúa cho chúng ta có thể luôn ngày càng cảm nghiệm hơn trong cuộc sống thường ngày ơn thánh mà chúng ta đã nhận lãnh với bí tích Rửa Tội. Khi gặp gỡ nhau, các anh chị em của chúng ta có thể gặp gỡ các người con thật của Thiên Chúa, các anh chị em đích thật của Chúa Kitô, các chi thể đích thật của Giáo Hội. Và xin anh chị em đừng quên làm bài tập hôm nay nhé: đó là tìm, hỏi ngày rửa tội của mình. Như tôi biết ngày sinh của tôi, cũng phải biết ngày rửa tội của tôi như vây, vì đó là một ngày lễ.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với 20.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung lần đầu tiên của năm 2014 tại quảng trường Thánh Phêrô sáng thứ tư 8-1-2014.
Bên cạnh các đoàn hành hương Bắc Mỹ và Âu châu, có các đoàn hành hương đến từ chậu Mỹ Latinh như Argentina, Bolivia, Venezuela, Mêhicô và Haiti. Xa hơn nữa là các nhóm đến từ Australia.
Trùng với lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa Giáo Hội mừng kính vào Chúa Nhật tới đây, trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã bắt đầu trình bầy loạt bài giáo lý về các bí tích, bắt đầu là bí tích Rửa Tội. Đức Thánh Cha định nghĩa ”bí tích Rựa Tội như sau:
Rửa Tội là bí tích trên đó được xây dựng chính đức tin của chúng ta, và nó tháp nhập chúng ta vào Chúa Kitô và Giáo Hội như các chi thể sống động. Cùng với bí tích Thánh Thể và Thêm Sức nó làm thành việc ”khai tâm kitô” làm thành biến cố bí tích duy nhất lớn lao khiến cho chúng ta đồng hình dạng với Chúa Kitô, và biến chúng ta trở thành một dấu chỉ sống động sự hiện diện của và tình yêu của Người.
Có thể nảy sinh trong chúng ta một câu hỏi: mà có thực sự cần bí tích Rửa tội để sống như tín hữu kitô và theo Chúa Giêsu hay không? Nói cho cùng, nó lại không phải là một nghi thức đơn sơ, một cử chỉ hình thức của Giáo Hội để đặt tên cho đứa bé hay sao? Liên quan tới điều này thật là soi sáng điều thánh Phaolộ viết trong chương 6 thư gửi giáo đoàn Roma: ”Anh em không biết rằng: khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Kitô Giêsu, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới” (Rm 6,3-4). Và Đức Thánh Cha giải thích điểm này như sau:
Như vậy, bí tích Rửa Tội không phải là một hình thức! Nó là một hành động đụng chạm tới trong sâu thẳm cuộc sống chúng ta. Một đứa bé được rửa tội và một đứa bé không được rửa tội không như nhau. Một người được rửa tội và một người không được rửa tội không giống nhau. Với bí tích Rửa Tội chúng ta được dìm trong suối nguồn bất tận của sự sống là cái chết của Chúa Giêsu, hành động tình yêu vĩ đại nhất của toàn lịch sử; và nhờ tình yêu đó chúng ta có thể sống một cuộc đời mới, không ở trong quyền lực của sự dữ, tội lỗi và cái chết nữa, nhưng sống trong sự hiệp thông với Thiên Chúa và các anh em khác.
Nhiều người trong chúng ta không hề nhớ chút gì về việc cử hành Bí Tích này, và đó là điều đương nhiên, khi chúng ta được rửa tội ít lâu sau khi sinh. Tại quảng trường này tôi đã hỏi hai ba lần: ai trong anh chị em biết mình được rửa tội ngày nào, hãy giơ tay lên. Ai biết, ít, ít người biết. Nhưng thật là quan trọng biết ngày chúng ta đã được dìm vào trong dòng suối cứu độ của Chúa Giêsu. Tôi xin phép khuyên anh chị em. Nhưng hơn là một lời khuyên hôm nay nó là một bài tập. Hôm nay khi về nhà anh chị em hãy tìm, hãy hỏi ngày chịu phép Rửa Tội của mình, và như thế anh chị em sẽ biết ngày xinh đẹp ấy. Anh chi em có làm bài tập này không? Tín hữu trả lời ”Dạ có” nhưng yếu ớt. Đức Thánh Cha nói: Tôi không cảm thấy sự hăng hái. Anh chị em có làm bài tập không? Tín hữu trả lời to hơn ”Dạ có”. Có, phải không? Như thế để biết một ngày hạnh phúc, ngày rửa tội của chúng ta.
Nguy cơ đó là việc đánh mất đi ý thức điều mà Chúa đã làm nơi chúng ta, ký ức ơn mà chúng ta đã nhận lãnh. Khi đó rốt cuộc chúng ta chỉ coi nó như là một biến cố xảy ra trong qúa khứ - và cũng không do ý muốn của chúng ta, mà của cha mẹ chúng ta - vì thế nó không ảnh hưởng gì trong hiện tại. Cần phải thức tỉnh ký ức bí tích Rửa Tội của chúng ta: thức tỉnh ký ức Rửa Tội. Đức Thánh Cha giải thích như sau:
Chúng ta được mời gọi Sống Bí Tích Rửa Tội của mình mỗi ngày, như một thực tại thời sự trong cuộc sống. Nếu chúng ta thành công theo Chúa Giêsu và ở lại trong Giáo Hội, cho dù có các hạn hẹp, giòn mỏng và tội lỗi của chúng ta, đó chính là nhờ Bí Tích trong đó chúng ta đã trở thành các thụ tao mới và chúng ta đã được mặc lấy Chúa Kitô. Thật thế, chính nhờ sức mạnh của Bí tích Rửa Tội mà chúng ta được giải thoát khỏi tội tổ tông và được tháp nhập vào trong tương quan của Chúa Giêsu với Thiên Chúa Cha; chúng ta trở thành những người mang một niềm hy vọng mới, bởi vì bí tích Rửa Tội ban cho chúng ta niềm hy vọng mới: niềm hy vọng bươc đi trên con đường cứu độ, suốt đời. Và niềm hy vọng này không gì và không ai có thể dập tắt được, bởi vì niềm hy vọng không gây thất vọng. Xin anh chị em nhớ điều đó, nó thật đấy. Niềm hy vọng trong Chúa không bao giờ gây thất vọng. Nhờ bí tích Rửa tội chúng ta có khả năng tha thứ và yêu thương cả những người xúc phạm đến chúng ta và làm điều dữ cho chúng ta nữa; chúng ta thành công trong việc nhận ra nơi những người rốt hết và nơi những người nghèo gương mặt của Chúa đến viếng thăm và sống gần chúng ta. Và Bí tích Rửa Tội giúp chúng ta nhận ra nơi gương mặt của những người khốn khó, khổ đau, cả người bên cạnh chúng ta, gương mặt của Chúa Giêsu. Chính là nhờ sức mạnh của bí tích Rửa Tội.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Còn một yếu tố quan trọng nữa. Tôi xin hỏi anh chị em: một ngừơi có thể tự rửa tội cho mình không? Tín hữu trả lời ”Thưa không”. Đức Thánh Cha nói: Tôi không nghe. Tín hữu trả lời to hơn ”Dạ thưa không”. Không thể rửa tội: không ai có thể tự rửa tội cho mình! Không ai. Chúng ta có thể xin, ước ao điều đó, nhưng chúng ta luôn luôn cần một ai đó ban Bí tích này cho chúng ta nhân danh Chúa. Bởi vì bí tích Rửa Tội là một ơn được ban cho chúng ta trong một bối cảnh của sự chăm lo và chia sẻ huynh đệ.
Trong lịch sử đã luôn luôn như thế: một người rửa tội cho một người khác, người khác, người khác... nó là môt dây xích. Một dây xích ơn thánh. Nhưng tôi không thể rửa tội cho mình: tôi phải xin một người khác ban bí tích Rửa Tội. Đó là một hành động huynh đệ, một hành động sinh con cái cho Giáo Hội. Trong việc cử hành nó chúng ta có thể nhận ra các đường nét tinh tuyền nhất của Giáo Hội, như một bà mẹ tiếp tục sinh ra các người con mới trong Chúa Kitô, trong sự phong phú của Chúa Thánh Thần.
Như thế, chúng ta hãy thành tâm xin Chúa cho chúng ta có thể luôn ngày càng cảm nghiệm hơn trong cuộc sống thường ngày ơn thánh mà chúng ta đã nhận lãnh với bí tích Rửa Tội. Khi gặp gỡ nhau, các anh chị em của chúng ta có thể gặp gỡ các người con thật của Thiên Chúa, các anh chị em đích thật của Chúa Kitô, các chi thể đích thật của Giáo Hội. Và xin anh chị em đừng quên làm bài tập hôm nay nhé: đó là tìm, hỏi ngày rửa tội của mình. Như tôi biết ngày sinh của tôi, cũng phải biết ngày rửa tội của tôi như vây, vì đó là một ngày lễ.
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu và cầu chúc mọi người những ngày hành hương tươi vui và năm mới nhiều ơn lành của Chúa. Ngài đặc biệt ca ngợi và cám ơn một số nghệ sĩ của đoàn xiệc Golden Liana Orfei đã trình diễn giúp vui mọi người trong buổi tiếp kiến đầu năm mới. Đức Thánh Cha cũng đã chào, vuốt ve và an ủi hàng trăm bệnh nhân ngồi trên các xe lăn.
Chào các bạn trẻ Đức Thánh Cha nói trong các ngày sau lể Hiển Linh chúng ta tiếp tục suy niệm về sự biểu lộ của Chúa Giêsu cho tất cả mọi dân tộc. Giáo Hội mời gọi giới trẻ trở thành các chứng nhân hăng say của Chúa Kitô giữa các bạn trẻ đồng trang lứa. Giáo Hội cũng kêu mời các anh chị em bệnh tật phổ biến ánh sáng của Chúa Kitô với sự kiên nhẫn, và Giáo Hội thúc đẩy các cặp vợ chồng mới cưới là dấu chỉ sự hiện diện canh tân của Chúa với tình yêu trung thành của họ.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phé lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Linh Tiến Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét