Đức Phanxicô xin mọi người cầu nguyện cùng các
ông Peres và Abbas
6/6/2014
6/6/2014
Theo tin Zenit ngày 6 tháng 6, Đức Phanxicô vừa
đưa ra lời kêu gọi với các sứ thần Tòa Thánh và các vị chủ tịch các hội đồng
giám mục thế giới, yêu cầu họ vận động các Giáo Hội địa phương cầu nguyện cho
hòa bình tại Đất Thánh vào cuối tuần này.
Như mọi người đã biết, đáp ứng lời mời của Đức Phanxicô, Tổng Thống Israel và Chủ Tịch Thẩm Quyền Palestine sẽ tụ về Vatican vào Chúa Nhật này để cùng cầu nguyện với ngài cho hòa bình tại vùng họ chịu trách nhiệm.
Nhiều nơi đã hoan hỉ đáp lại lời kêu gọi của Đức Phanxicô. Đức Hồng Y Brady của Ái Nhĩ Lan tuyên bố “tôi khuyến khích các tín hữu Ái Nhĩ Lan và mọi người thiện chí, hỗ trợ lời kêu gọi của Đức GH Phanxicô, tin tưởng rằng lời hứa của Chúa sẽ được ứng nghiệm: ‘Thầy nói cho các con hay nếu hai hay ba người trong các con trên mặt đất đồng ý về bất cứ điều gì họ xin, thì điều ấy sẽ được Cha Thầy trên thiên đàng ban cho họ’ (Mt 18:19)”.
Đức Tổng Giám Mục Paul-André Durocher của Gatineau, chủ tịch Hội Đồng GM Gia Nã Đại, cho hay: “Cùng với Đức Thánh Cha và mọi giám mục anh em của tôi, tôi tha thiết yêu cầu người Công Giáo và mọi người thiện chí tham gia cầu nguyện trong buổi gặp gỡ tại Vatican ngày 8 tháng 6 này giữa Đức Thánh Cha Phanxicô, Tổng Thống Shimon Peres, và Chủ Tịch Mahmoud Abbas, cùng với Đức Bartholomew, Thượng Phụ Đại Kết của Constantinople.
"Đối với phần đông Kitô hữu, đây là ngày Ngũ Tuần, Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Chúa Thánh Thần bay lượn trên mặt nước lúc hỗn mang, khiến vũ trụ thành hiện hữu, và tiếp tục linh hứng các tiên tri và các nhà lãnh đạo. Nhờ quyền lực Chúa Thánh Thần, Trinh Nữ Maria đã trở thành Mẹ Chúa Giêsu Kitô, Hoàng Tử của Hòa Bình. Được biến đổi nhờ lửa và gió của Thần Khí, các môn đệ Chúa Giêsu đã trở nên cộng đồng đức tin và tha thứ. Cầu xin Chúa Thánh Thần khuyến khích và tăng cường cuộc gặp gỡ này tại Vatican và mọi cố gắng phục vụ hòa bình, công lý, hàn gắn và hoà giải tại Đất Thánh và tại khắp Trung Đông. Xin cho ngày này trở thành giây phút quan trọng để mỗi người chúng ta trong tư cách con cái của Cha trên trời và để toàn thế giới biết cảm nghiệm và thâm hậu hóa hồng phúc hòa bình của Thiên Chúa”.
Sáng kiến Á Căn Đình
Ngày 5 tháng 6, Zenit loan tin: nhiều nhóm Công Giáo tại Á Căn Đình dự tính tổ chức các buổi cầu nguyện cho hòa bình trùng với biến cố tại Vatican vào Chúa Nhật này của các ông Peres, Abbas và Đức Phanxicô.
Chiến dịch ‘Un minuto por la paz’ (một phút cho hòa bình), chẳng hạn, nhắm vào tín đồ của mọi tôn giáo trên khắp thế giới và nhắc nhớ lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng trước khi ngài rời Giêrusalem: “xây dựng hòa bình là điều khó khăn, nhưng sống không có hòa bình là cơn hấp hối”.
Các người tham dự được yêu cầu cầu nguyện mỗi ngày cho tới Chúa Nhật, nhất là ngày 6 tháng 6: “vào lúc 1 giờ chiều, xin mọi người dừng lại, qùy gối xuống và đọc một lời cầu cho hòa bình, tùy theo truyền thống của mình”.
Sáng kiến trên do Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình Toàn Quốc, Công Giáo Tiến Hành, Nghị Hội Công Giáo Tiến Hành Quốc Tế và Liên Đoàn Phụ Nữ Công Giáo Thế Giới phát động, hiện được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Trong khi đó tại Ý, chủ tịch HĐGM cũng đã yêu cầu tín hữu vào Chúa Nhật này tới nhà thờ và cầu nguyện cho hai ý chỉ:hòa bình cho Trung Đông và cho cuộc gặp gỡ hòa bình tại Vatican được thành công.
Sáng kiến Bêlem
Tin ngày 6 tháng 6 của Zenit cho hay: một nhóm linh mục và khách hành hương chiều nay đã tụ họp nhau tại Bêlem để cầu nguyện hai ngày trước cuộc gặp gỡ tại Vatican giữa Đức GH Phanxicô và hai nhà lãnh đạo Israel và Palestine.
Cha Abuna Mario Cornioli, một linh mục tại Beit Jala, đã cử hành Thánh Lễ tại thung lũng Cremisan, “lá phổi xanh” của Bêlem, nằm trên lộ dự tính của bức tường phân cách. Cùng với nhiều linh mục khác, mỗi thứ sáu, cha đều cử hành các nghi thức phụng vụ giữa các vườn ôliu cách xa bức tường phân cách. Nhưng hôm nay, ý chỉ cầu nguyện là xin cho Tổng Thống Shimon Peres và Chủ Tịch Palestine Mahmoud Abbas tìm được giải pháp trong cuộc gặp gỡ với Đức GH Phanxicô.
Cha nói: “từ tháng Mười năm 2011, chúng tôi đã cử hành các buổi phụng vụ Thánh Thể, đọc kinh Mân Côi và đi đàng Thánh Giá để xin ngưng lại việc xây dựng Bức Tường tại Thung Lũng này, chỉ vì chúng tôi tin rằng lời cầu nguyện cũng là khí cụ hữu hiệu nhất để cầu xin hòa bình và chấm dứt bất công. Nên khi nghe Đức Giáo Hoàng, lúc ở Bêlem, tại Công Trường Máng Cỏ, đề nghị dùng ‘nhà ngài ở Vatican’ để tổ chức cuộc gặp gỡ với Tổng Thống và Chủ Tịch và để khởi diễn hồng phúc hòa bình, thì quả là niềm vui lớn đầy xúc động đối với chúng tôi”.
Cũng nên biết, ngày 5 tháng 6, Hội Đồng Giám Mục các tòa bản quyền Công Giáo tại Đất Thánh đã công bố một thư chung kêu gọi mọi Kitô hữu cầu nguyện cho hòa bình cùng lúc với cuộc gặp gỡ tại Vatican, nhất là giữ hai phút im lặng để cầu nguyện vào lúc 7 giờ tối Chúa Nhật, khi nghe tiếng chuông.
Sức mạnh của cầu nguyện
Đức Phanxicô mạnh mẽ tin vào sức mạnh của cầu nguyện. Niềm tin này được củng cố hồi tháng Chín năm ngoái khi ngài tổ chức buổi cầu nguyện khắp thế giới nhằm ngăn chặn tình thế tồi tệ tại Syria không trở thành một cuộc thế chiến.
Nay, ngài lại chạy tới với phương thế mạnh mẽ này bằng cách trực tiếp cầu xin “Hoàng Tử của Hòa Bình” cho hòa bình giữa Israel và Palestine, một nền hòa bình mà các chiến lược chính trị ngoại giao đang tỏ ra thất bại.
Sáng kiến lần này được mệnh danh là “Khẩn Cầu cho Hòa Bình”, sẽ được tổ chức vào buổi tối tại Vatican. Đúng như Đức Phanxicô nói trước khi rời Giêrusalem: “xây dựng hòa bình là điều khó khăn”. Người ta thấy nhiều chứng cớ: Peres sẽ tới Vatican lúc 6 giờ 15 tối, Abbas tới lúc 6 giờ 30 tối; hai vị sẽ lần lượt được Đức Phanxicô tiếp kiến riêng biệt tại Nhà Thánh Mácta. Mãi khoảng 6 giờ 45 tối, ba vị mới cùng gặp nhau tại đại sảnh, nơi có sự hiện diện của Thượng Phụ Bartholomew. Sau đó, 4 vị cùng dùng minibus tới chỗ gặp gỡ, mà theo mô tả của Cha Lombardi “được bao quanh bởi những hàng rào thật cao”.
Cũng theo mô tả của Cha Lombardi, tại Vườn Vatican nói trên, Đức Phanxicô sẽ ngồi giữa, bên phải ngài là Peres, bên trái ngài là Abbas (phải trái không biết có nghĩa thông thường không?) còn Đức Bartholomew ngồi một ghế khác. Tuy nhiên, nếu phải trái có thể gây hiểu lầm, thì thứ tự dâng lời cầu nguyện sẽ rất thuận lý theo lịch sử phát sinh: Do Thái Giáo trước, Công Giáo tiếp theo và Hồi Giáo sau cùng. Và cả ba theo một khung chung: tạ ơn vì Sáng Thế, xin tha thứ, cuối cùng, khẩn cầu hòa bình.
Nhưng hết phần Khẩn Cầu, thứ tự lại được đổi lại như lúc ngồi ban đầu. Thực vậy, ở phần phát biểu, dĩ nhiên chủ nhà phải lên tiếng trước đó là lời phát biều của Đức Phanxicô, sau tới lời phát biểu của ông Peres và sau cùng là lời phát biểu của ông Abbas. Không lời phát biểu nào được nhắc tới tình hình chính trị hiện nay tại Israel và tại Palestine. Một điều được Cha Pizzaballa, chủ quản Đất Thánh, mô tả như là “dấu lặng đối với chính trị”. Cha cho biết thêm: Đức Giáo Hoàng muốn “mở lại một con đường đã bị đóng kín lâu nay, là làm cho người ta dám mơ mộng, là đánh thức một lần nữa khát vọng hòa bình trong tâm trí mọi người”. “Hoài mong ở đây rất cao: trong mọi người đều có niềm hy vọng này: một điều gì đó sẽ thay đổi vì ai cũng mệt mỏi cả rồi”.
Dấu chỉ nhân bản cụ thể nhất trong buổi gặp gỡ này sẽ là cái bắt tay nhau và cùng trồng một cây ôliu, vốn biểu tượng cho hòa bình ngay bên cạnh các ghế ngồi của bốn vị chủ đạo. Và tiếp theo là cuộc đàm đạo riêng của cả bốn vị tại trụ sở của Viện Khoa Học Vatican, không có sự hiện diện của báo chí.
Mặc dù đây không phải là cuộc gặp gỡ liên tôn, nhưng vẫn có sự hiện diện của Giáo Sĩ Abraham Skorka và của Giáo Sư Hồi Giáo Omar Abboud, cả hai cùng đồng hành với Đức Phanxicô tại Đất Thánh trong những ngày vừa qua. Cha Lombardi còn cho hay: tuy Đức Bênêđíctô XVI không tham dự biến cố này, nhưng ngài theo dõi sát nút bằng lời cầu nguyện sốt sắng “giống tất cả những ai coi trọng biến cố này”.
Như mọi người đã biết, đáp ứng lời mời của Đức Phanxicô, Tổng Thống Israel và Chủ Tịch Thẩm Quyền Palestine sẽ tụ về Vatican vào Chúa Nhật này để cùng cầu nguyện với ngài cho hòa bình tại vùng họ chịu trách nhiệm.
Nhiều nơi đã hoan hỉ đáp lại lời kêu gọi của Đức Phanxicô. Đức Hồng Y Brady của Ái Nhĩ Lan tuyên bố “tôi khuyến khích các tín hữu Ái Nhĩ Lan và mọi người thiện chí, hỗ trợ lời kêu gọi của Đức GH Phanxicô, tin tưởng rằng lời hứa của Chúa sẽ được ứng nghiệm: ‘Thầy nói cho các con hay nếu hai hay ba người trong các con trên mặt đất đồng ý về bất cứ điều gì họ xin, thì điều ấy sẽ được Cha Thầy trên thiên đàng ban cho họ’ (Mt 18:19)”.
Đức Tổng Giám Mục Paul-André Durocher của Gatineau, chủ tịch Hội Đồng GM Gia Nã Đại, cho hay: “Cùng với Đức Thánh Cha và mọi giám mục anh em của tôi, tôi tha thiết yêu cầu người Công Giáo và mọi người thiện chí tham gia cầu nguyện trong buổi gặp gỡ tại Vatican ngày 8 tháng 6 này giữa Đức Thánh Cha Phanxicô, Tổng Thống Shimon Peres, và Chủ Tịch Mahmoud Abbas, cùng với Đức Bartholomew, Thượng Phụ Đại Kết của Constantinople.
"Đối với phần đông Kitô hữu, đây là ngày Ngũ Tuần, Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Chúa Thánh Thần bay lượn trên mặt nước lúc hỗn mang, khiến vũ trụ thành hiện hữu, và tiếp tục linh hứng các tiên tri và các nhà lãnh đạo. Nhờ quyền lực Chúa Thánh Thần, Trinh Nữ Maria đã trở thành Mẹ Chúa Giêsu Kitô, Hoàng Tử của Hòa Bình. Được biến đổi nhờ lửa và gió của Thần Khí, các môn đệ Chúa Giêsu đã trở nên cộng đồng đức tin và tha thứ. Cầu xin Chúa Thánh Thần khuyến khích và tăng cường cuộc gặp gỡ này tại Vatican và mọi cố gắng phục vụ hòa bình, công lý, hàn gắn và hoà giải tại Đất Thánh và tại khắp Trung Đông. Xin cho ngày này trở thành giây phút quan trọng để mỗi người chúng ta trong tư cách con cái của Cha trên trời và để toàn thế giới biết cảm nghiệm và thâm hậu hóa hồng phúc hòa bình của Thiên Chúa”.
Sáng kiến Á Căn Đình
Ngày 5 tháng 6, Zenit loan tin: nhiều nhóm Công Giáo tại Á Căn Đình dự tính tổ chức các buổi cầu nguyện cho hòa bình trùng với biến cố tại Vatican vào Chúa Nhật này của các ông Peres, Abbas và Đức Phanxicô.
Chiến dịch ‘Un minuto por la paz’ (một phút cho hòa bình), chẳng hạn, nhắm vào tín đồ của mọi tôn giáo trên khắp thế giới và nhắc nhớ lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng trước khi ngài rời Giêrusalem: “xây dựng hòa bình là điều khó khăn, nhưng sống không có hòa bình là cơn hấp hối”.
Các người tham dự được yêu cầu cầu nguyện mỗi ngày cho tới Chúa Nhật, nhất là ngày 6 tháng 6: “vào lúc 1 giờ chiều, xin mọi người dừng lại, qùy gối xuống và đọc một lời cầu cho hòa bình, tùy theo truyền thống của mình”.
Sáng kiến trên do Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình Toàn Quốc, Công Giáo Tiến Hành, Nghị Hội Công Giáo Tiến Hành Quốc Tế và Liên Đoàn Phụ Nữ Công Giáo Thế Giới phát động, hiện được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Trong khi đó tại Ý, chủ tịch HĐGM cũng đã yêu cầu tín hữu vào Chúa Nhật này tới nhà thờ và cầu nguyện cho hai ý chỉ:hòa bình cho Trung Đông và cho cuộc gặp gỡ hòa bình tại Vatican được thành công.
Sáng kiến Bêlem
Tin ngày 6 tháng 6 của Zenit cho hay: một nhóm linh mục và khách hành hương chiều nay đã tụ họp nhau tại Bêlem để cầu nguyện hai ngày trước cuộc gặp gỡ tại Vatican giữa Đức GH Phanxicô và hai nhà lãnh đạo Israel và Palestine.
Cha Abuna Mario Cornioli, một linh mục tại Beit Jala, đã cử hành Thánh Lễ tại thung lũng Cremisan, “lá phổi xanh” của Bêlem, nằm trên lộ dự tính của bức tường phân cách. Cùng với nhiều linh mục khác, mỗi thứ sáu, cha đều cử hành các nghi thức phụng vụ giữa các vườn ôliu cách xa bức tường phân cách. Nhưng hôm nay, ý chỉ cầu nguyện là xin cho Tổng Thống Shimon Peres và Chủ Tịch Palestine Mahmoud Abbas tìm được giải pháp trong cuộc gặp gỡ với Đức GH Phanxicô.
Cha nói: “từ tháng Mười năm 2011, chúng tôi đã cử hành các buổi phụng vụ Thánh Thể, đọc kinh Mân Côi và đi đàng Thánh Giá để xin ngưng lại việc xây dựng Bức Tường tại Thung Lũng này, chỉ vì chúng tôi tin rằng lời cầu nguyện cũng là khí cụ hữu hiệu nhất để cầu xin hòa bình và chấm dứt bất công. Nên khi nghe Đức Giáo Hoàng, lúc ở Bêlem, tại Công Trường Máng Cỏ, đề nghị dùng ‘nhà ngài ở Vatican’ để tổ chức cuộc gặp gỡ với Tổng Thống và Chủ Tịch và để khởi diễn hồng phúc hòa bình, thì quả là niềm vui lớn đầy xúc động đối với chúng tôi”.
Cũng nên biết, ngày 5 tháng 6, Hội Đồng Giám Mục các tòa bản quyền Công Giáo tại Đất Thánh đã công bố một thư chung kêu gọi mọi Kitô hữu cầu nguyện cho hòa bình cùng lúc với cuộc gặp gỡ tại Vatican, nhất là giữ hai phút im lặng để cầu nguyện vào lúc 7 giờ tối Chúa Nhật, khi nghe tiếng chuông.
Sức mạnh của cầu nguyện
Đức Phanxicô mạnh mẽ tin vào sức mạnh của cầu nguyện. Niềm tin này được củng cố hồi tháng Chín năm ngoái khi ngài tổ chức buổi cầu nguyện khắp thế giới nhằm ngăn chặn tình thế tồi tệ tại Syria không trở thành một cuộc thế chiến.
Nay, ngài lại chạy tới với phương thế mạnh mẽ này bằng cách trực tiếp cầu xin “Hoàng Tử của Hòa Bình” cho hòa bình giữa Israel và Palestine, một nền hòa bình mà các chiến lược chính trị ngoại giao đang tỏ ra thất bại.
Sáng kiến lần này được mệnh danh là “Khẩn Cầu cho Hòa Bình”, sẽ được tổ chức vào buổi tối tại Vatican. Đúng như Đức Phanxicô nói trước khi rời Giêrusalem: “xây dựng hòa bình là điều khó khăn”. Người ta thấy nhiều chứng cớ: Peres sẽ tới Vatican lúc 6 giờ 15 tối, Abbas tới lúc 6 giờ 30 tối; hai vị sẽ lần lượt được Đức Phanxicô tiếp kiến riêng biệt tại Nhà Thánh Mácta. Mãi khoảng 6 giờ 45 tối, ba vị mới cùng gặp nhau tại đại sảnh, nơi có sự hiện diện của Thượng Phụ Bartholomew. Sau đó, 4 vị cùng dùng minibus tới chỗ gặp gỡ, mà theo mô tả của Cha Lombardi “được bao quanh bởi những hàng rào thật cao”.
Cũng theo mô tả của Cha Lombardi, tại Vườn Vatican nói trên, Đức Phanxicô sẽ ngồi giữa, bên phải ngài là Peres, bên trái ngài là Abbas (phải trái không biết có nghĩa thông thường không?) còn Đức Bartholomew ngồi một ghế khác. Tuy nhiên, nếu phải trái có thể gây hiểu lầm, thì thứ tự dâng lời cầu nguyện sẽ rất thuận lý theo lịch sử phát sinh: Do Thái Giáo trước, Công Giáo tiếp theo và Hồi Giáo sau cùng. Và cả ba theo một khung chung: tạ ơn vì Sáng Thế, xin tha thứ, cuối cùng, khẩn cầu hòa bình.
Nhưng hết phần Khẩn Cầu, thứ tự lại được đổi lại như lúc ngồi ban đầu. Thực vậy, ở phần phát biểu, dĩ nhiên chủ nhà phải lên tiếng trước đó là lời phát biều của Đức Phanxicô, sau tới lời phát biểu của ông Peres và sau cùng là lời phát biểu của ông Abbas. Không lời phát biểu nào được nhắc tới tình hình chính trị hiện nay tại Israel và tại Palestine. Một điều được Cha Pizzaballa, chủ quản Đất Thánh, mô tả như là “dấu lặng đối với chính trị”. Cha cho biết thêm: Đức Giáo Hoàng muốn “mở lại một con đường đã bị đóng kín lâu nay, là làm cho người ta dám mơ mộng, là đánh thức một lần nữa khát vọng hòa bình trong tâm trí mọi người”. “Hoài mong ở đây rất cao: trong mọi người đều có niềm hy vọng này: một điều gì đó sẽ thay đổi vì ai cũng mệt mỏi cả rồi”.
Dấu chỉ nhân bản cụ thể nhất trong buổi gặp gỡ này sẽ là cái bắt tay nhau và cùng trồng một cây ôliu, vốn biểu tượng cho hòa bình ngay bên cạnh các ghế ngồi của bốn vị chủ đạo. Và tiếp theo là cuộc đàm đạo riêng của cả bốn vị tại trụ sở của Viện Khoa Học Vatican, không có sự hiện diện của báo chí.
Mặc dù đây không phải là cuộc gặp gỡ liên tôn, nhưng vẫn có sự hiện diện của Giáo Sĩ Abraham Skorka và của Giáo Sư Hồi Giáo Omar Abboud, cả hai cùng đồng hành với Đức Phanxicô tại Đất Thánh trong những ngày vừa qua. Cha Lombardi còn cho hay: tuy Đức Bênêđíctô XVI không tham dự biến cố này, nhưng ngài theo dõi sát nút bằng lời cầu nguyện sốt sắng “giống tất cả những ai coi trọng biến cố này”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét