Tuyên bố 9 điểm của Nghị Hội Công Giáo – Chính Thống Âu Châu lần
thứ 4
Theo tin Zenit ngày 5 tháng 6, các tham dự viên
Nghị Hội Công Giáo – Chính Thống Âu Châu lần thứ 4 họp tại Minks, Bạch Nga, đã
công bố tuyên cáo cuối cùng vào ngày này, sau năm ngày hội họp.
Tuyên cáo gồm 9 điểm trong đó, Nghị Hội cho rằng nơi nào đức tin và nền luân lý Kitô Giáo bị bác bỏ, nơi ấy đều cảm nhận một trống vắng da diết dẫn nhiều người tới thất vọng và chủ nghĩa hư vô. Vì Giáo Hội Kitô cung hiến nhiều giá trị nhất quán qua việc hội nhập nhân loại vào Chúa Kitô, Đấng vốn là suối nguồn của mọi giá trị chân thực.
Ý nghĩa sâu xa mà đại diện hai Giáo Hội muốn cung ứng là “Đức tin vào Chúa Kitô không loại bỏ tính đa dạng nhân bản. Nó làm phong phú và phát huy các yếu tố của điều chân và điều thiện vốn hiện diện trong các nền văn hóa của con người”.
Năm nay, Nghị Hội Lần Thứ 4 được tổ chức tại Minks, thủ đô Bạch Nga (Belarus), theo lời mời của Thượng Giám Mục (Patriarchal Exarch) Toàn Bạch Nga, Đức Tổng Giám Mục Pavel của Minks và Sluzk. Các cuộc thảo luận được đặt dưới sự hướng dẫn của Hai Đồng Chủ Tịch Nghị Hội, là Đức TGM Gennadios của Sassima thuộc Tòa Thượng Phụ Đại Kết, và Đức Hồng Y Péter Erdő, Chủ Tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Âu Châu (CCEE).
Trong buổi khai mạc Nghị Hội, hơn 35 đại biểu của các Giáo Hội Chính Thống Âu Châu và của các Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Âu Châu đã hân hạnh được nghe các sứ điệp gửi Nghị Hội của Đức Thượng Phụ Đại Kết Barthôlômêo, của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và của Đức Thượng Phụ Kirill của Mạc Tư Khoa và Toàn Nga.
Nghị Hội Công Giáo – Chính Thống Âu Châu lần đầu tiên được tổ chức năm 2008 (11-14 tháng 12) tại Trent, Ý, với chủ đề “gia đình: một thiện ích cho nhân loại”; Nghị Hội lần thứ hai được tổ chức năm 2010 (18-22 tháng 10) tại Rhodes, Hy Lạp, với chủ đề: các liên hệ giữa Giáo Hội và Nhà Nước; Nghị Hội lần thứ ba được tổ chức năm 2012 (5-8 tháng 6) tại Lisbon, Bồ Đào Nha, với chủ đề: Khủng hoảng kinh tế và nghèo đói. Tất cả đều là những thách đố đối với Âu Châu ngày nay. Chủ đề năm nay là: Tôn Giáo và Tính Đa Dạng Văn Hóa: Các Thách Đố Đối Với Các Giáo Hội Kitô Giáo tại Âu Châu. Sau đây là tuyên cáo 9 điểm của Nghị Hội.
Tuyên cáo 9 điểm
Nghị Hội Công Giáo – Chính Thống Lần Thứ Tư về Tôn Giáo và Tính Đa Dạng Văn Hóa: Các Thánh Đố đối với Các Giáo Hội Kitô Giáo tại Âu Châu được tổ chức tại Minks, Bạch Nga từ 2 tới 6 tháng 6 2014…Tiếp theo các kinh nghiệm tích cực của ba nghị hội trước đây… , các tham dự viên thuộc các Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống tại Âu Châu đã thảo luận các thách đố đang đối diện với Kitô Giáo Âu Châu trong một môi trường văn hóa càng ngày càng bị phân cực hơn…
Sau khi trình bày, thảo luận và xem xét chín chắn, Nghị Hội chấp nhận sứ điệp sau đây.
1. Chủ đề “Tôn giáo và tính đa dạng văn hóa: các thách đố đối với các Giáo Hội Kitô Giáo tại Âu Châu” được chọn để đáp ứng lời yêu cầu phát xuất từ các cộng đồng của chúng tôi là các cộng đồng cảm thấy mình bị thách đố một cách mạnh mẽ trước các thay đổi văn hóa và luân lý đang diễn ra tại Âu Châu. Trong 20 năm qua, việc hoàn cầu hóa trên phạm vi thế giới và việc tục hóa trong ngành làm luật tại Âu Châu đối với các vấn đề luân lý đã đặt ra nhiều vấn nạn đòi phải được giải đáp chung. Quan tâm của chúng tôi cũng gia tăng vì thấy rằng diễn trình ra xa lạ giữa Âu Châu và nguồn gốc Kitô Giáo của nó xem ra càng ngày càng gia tốc.
2. Sứ điệp của chúng tôi muốn trước nhất là dấu chỉ hân hoan và hy vọng cho tất cả những ai đang dấn thân vào sứ mệnh của Giáo Hội. Chúng tôi chia sẻ các điều kiện sống của mọi người Âu Châu trong cuộc khủng hoảng kinh tế và văn hóa, và chúng tôi biết rằng nhiều người đang đau khổ và đang đi tìm một lời lẽ đem ý nghĩa lại cho đời họ. Thực vậy, nơi nào đức tin và nền luân lý Kitô Giáo bị bác bỏ, nơi ấy đều cảm nhận một trống vắng da diết dẫn nhiều người tới thất vọng và chủ nghĩa hư vô. Giáo Hội Kitô cung hiến nhiều giá trị nhất quán qua việc hội nhập nhân loại vào Chúa Kitô, Đấng vốn là suối nguồn của mọi giá trị chân thực. Do đó, Giáo Hội mời gọi thế giới tự biến đổi mình bằng cầu nguyện, thờ phượng và làm chứng cho Chúa Kitô.
3. Chúng tôi chia sẻ với người Âu Châu hiện nay niềm xác tín rằng đức tin Kitô Giáo là nguồn cội đệ nhất đẳng của nền văn hóa và luân lý Âu Châu. Hàng thế kỷ của lịch sử đã chứng kiến tại Phương Đông và tại Phương Tây sự phong phú phi thường trong các thành tựu văn hóa trên lục địa ta nhờ sự đóng góp của đức tin Kitô Giáo. Thực thế, đức tin đã sản sinh ra văn hóa và văn hóa đã không ngừng được đức tin thách thức. Chúng tôi ghi ơn di sản Kitô Giáo của Âu Châu đã lên khuôn thế giới quan của chúng tôi và đem lại cho các dân tộc Âu Châu các nguyên tắc luân lý của họ.
4. Trong tính đa dạng của nó, các nền văn hóa Âu Châu tất cả đều đã rút tỉa từ các gốc rễ chung của Kitô Giáo. Giống như trong các ngữ cảnh văn hóa khác, ta phải thừa nhận rằng phần đáng kể trong các nền văn hóa của người ta đều dựa vào sự linh hứng của tôn giáo. Nền nhân học Kitô Giáo đã tác động sâu xa lên nền văn hóa Âu Châu. Nhìn nhận Thiên Chúa như Đấng Tạo Hóa không hư vô hóa lý trí con người mà đúng hơn đem nó lại gần Sự Thật hơn. Kitô Giáo không bao giờ chống lại lý trí và đức tin. Thiên Chúa là Lý Trí trường cửu vốn tạo nên muôn loài đang hiện hữu. Khi mạc khải mình, Người không loại bỏ nhưng đúng hơn đã khẳng định trí khôn của con người. Đóng góp cao nhất của Kitô Giáo cho lịch sử nhân loại chính là sự liên minh giữa đức tin và lý trí, một liên minh đã sản sinh ra viễn kiến về phẩm giá của từng con người nhân bản, nhu cầu tự do và liên đới, và sự cởi mở trước mầu nhiệm của nhân sinh.
5. Chúng tôi xin nhấn mạnh điều này: đức tin Kitô Giáo bảo đảm chứ không lấy đi việc ta tìm kiếm tự do và hạnh phúc. Đức tin Kitô Giáo có nghĩa: hoàn toàn chấp nhận Chúa Giêsu Kitô đang hiện diện trong Giáo Hội của Người nhờ Chúa Thánh Thần. “Vì Thiên Chúa quá yêu thế giới đến độ đã ban Con Một của Người cho thế giới” (Ga 3:16). Do đó, Chúa Kitô không phải là sản phẩm của nền văn hoá nhân bản. Là Thiên Chúa nhập thể, Người thách đố lịch sử và các nền văn hóa của con người. Các Giáo Hội Kitô Giáo chúng tôi làm chứng rằng việc xuất hiện của Chúa Kitô là một biến cố trong các nền văn hóa của các dân tộc chúng tôi. Đức tin vào Chúa Kitô không loại bỏ tính đa dạng nhân bản. Nó làm phong phú và phát huy các yếu tố của điều chân và điều thiện vốn hiện diện trong các nền văn hóa của con người.
6. Các Giáo Hội Kitô Giáo của Phương Đông và của Phương Tây không sợ tính đa dạng văn hóa. Kể từ lúc được thành lập, Giáo Hội vẫn đã có tính đa nguyên về văn hóa rồi. Ngay trong các môn đệ của Chúa Giêsu, đã có những phương thức văn hóa khác nhau, như giữa những người nói tiếng Aram và những người nói tiếng Hy Lạp. “Có nhiều dị biệt trong ơn phúc, nhưng chỉ cùng một Thần Khí” (1 Cor 12:4). Kitô Giáo công bố Tin Mừng của Chúa Kitô trong nhiều nền văn hóa nhân bản khác nhau.
7. Tự do tôn giáo là yếu tố yếu tính của đức tin Kitô Giáo. Đối với chúng tôi, tự do tôn giáo có nghĩa là tự do tìm kiếm và tin theo sự thật. Nó không dựa vào thái độ chủ quan của một cá nhân hay một nhóm, mà dựa vào phẩm giá của mỗi con người nhân bản được tạo nên cho Tuyệt Đối, cho Sự Thật và cho Thiên Chúa. Luật lệ nào cổ vũ sự dửng dưng tôn giáo, chủ nghĩa duy tương đối hay chủ nghĩa hòa đồng bừa bãi (syncretism), ngay cả vì lòng khoan dung, đều sẽ tiến tới chỗ giản lược quyền căn bản đối với phẩm gia con người vào lãnh vực tư. Đối với các Giáo Hội Kitô Giáo, phát huy tự do tôn giáo là bước vào cuộc đối thoại đại kết mà không có các chủ nghĩa duy cải đạo, cực đoan chính thống (fundamentalism) hay buông thả luân thường đạo lý.
8. Hố phân cách hiện nay giữa Kitô Giáo và não trạng chính dòng gây ra nhiều hiệu quả trầm trọng cho tương lai các định chế và đời sống Âu Châu. Ngày nay, đối với nhiều người Âu Châu, hiện không còn điểm qui chiếu vững chắc nào để họ lên khuôn tác phong luân lý của họ và lượng giá điều gì đúng điều gì sai nữa, vì họ đang sống dưới ý muốn của “cái tôi chúa tể tự lập”. Chủ nghĩa cá nhân dẫn tới chủ nghĩa duy tương đối luân lý. Người ta không còn nể nang gì đối với sự thật khách quan hay ích chung nữa. Hố phân cách giữa quan điểm của các Giáo Hội về tính luân lý và các trào lưu chính của hậu hiện đại hệ nằm ở điểm này: chúng tôi xác tín rằng các nguyên tắc luân lý được Tạo Hóa khắc ghi vào trái tim mọi hữu thể nhân bản, trong khi ngữ cảnh hậu hiện đại cho rằng tính luân lý là điều người ta quyết định theo từng cá nhân. Chúng tôi mời gọi người Ấu Châu thừa nhận rằng chìa khóa mở cửa tự do là chấp nhận rằng ta tiếp nhận ta từ Thiên Chúa, chứ không phải ta có thể võ đoán sử dụng mọi sự như thể ta là người sáng tạo ra bản thân mình.
Giữa các nguyên tắc Tin Mừng và các giá trị nhân bản, không hề có sự đối nghịch. Kitô Giáo có nghĩa: mọi điều tốt và thực nơi nhân loại đều được bảo bọc bởi ơn thánh của Chúa Kitô, Đấng cứu rỗi ta. Thiên Chúa tự hạ xuống hàng nhân tính của ta không phải để triệt tiêu các tiềm năng của nó, mà để hàn gắn điều đang bệnh hoạn và đem nhân tính ta tới chỗ hoàn hảo của nó.
9. Đức tin và luân lý tính đi đôi với nhau; văn hóa và luân lý tính cũng thế. Ta không nên quên rằng sự tiến bộ vĩ đại thực hiện được trong lịch sử Âu Châu liên quan tới nhân quyền và việc che chở người yếu thế phát xuất từ các nguyên tắc mà Kitô Giáo vốn đem lại cho Âu Châu. Trong tư cách mục tử, chúng tôi muốn tiếp tục đem tới cho giáo dân của chúng tôi những điều tốt nhất trong giáo huấn luân lý của mình và trong tư cách công dân, chúng tôi muốn trình bày giáo huấn này cho các chính phủ và các định chế Âu Châu. Chúng tôi xác tín rằng các cộng đồng Kitô Giáo, một khi chịu rút tỉa linh hứng từ Tin Mừng Chúa Kitô, đều có khả năng hành động như các nhân chứng của những gì là tốt đẹp đối với mọi người.
Trong Chúa Kitô, chúng tôi tìm được nguồn suối linh hứng để canh tân mình và đem chúng tôi tới một cảm thức lớn hơn về trách nhiệm tại Âu Châu và trên thế giới ngày nay.
Tuyên cáo gồm 9 điểm trong đó, Nghị Hội cho rằng nơi nào đức tin và nền luân lý Kitô Giáo bị bác bỏ, nơi ấy đều cảm nhận một trống vắng da diết dẫn nhiều người tới thất vọng và chủ nghĩa hư vô. Vì Giáo Hội Kitô cung hiến nhiều giá trị nhất quán qua việc hội nhập nhân loại vào Chúa Kitô, Đấng vốn là suối nguồn của mọi giá trị chân thực.
Ý nghĩa sâu xa mà đại diện hai Giáo Hội muốn cung ứng là “Đức tin vào Chúa Kitô không loại bỏ tính đa dạng nhân bản. Nó làm phong phú và phát huy các yếu tố của điều chân và điều thiện vốn hiện diện trong các nền văn hóa của con người”.
Năm nay, Nghị Hội Lần Thứ 4 được tổ chức tại Minks, thủ đô Bạch Nga (Belarus), theo lời mời của Thượng Giám Mục (Patriarchal Exarch) Toàn Bạch Nga, Đức Tổng Giám Mục Pavel của Minks và Sluzk. Các cuộc thảo luận được đặt dưới sự hướng dẫn của Hai Đồng Chủ Tịch Nghị Hội, là Đức TGM Gennadios của Sassima thuộc Tòa Thượng Phụ Đại Kết, và Đức Hồng Y Péter Erdő, Chủ Tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Âu Châu (CCEE).
Trong buổi khai mạc Nghị Hội, hơn 35 đại biểu của các Giáo Hội Chính Thống Âu Châu và của các Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Âu Châu đã hân hạnh được nghe các sứ điệp gửi Nghị Hội của Đức Thượng Phụ Đại Kết Barthôlômêo, của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và của Đức Thượng Phụ Kirill của Mạc Tư Khoa và Toàn Nga.
Nghị Hội Công Giáo – Chính Thống Âu Châu lần đầu tiên được tổ chức năm 2008 (11-14 tháng 12) tại Trent, Ý, với chủ đề “gia đình: một thiện ích cho nhân loại”; Nghị Hội lần thứ hai được tổ chức năm 2010 (18-22 tháng 10) tại Rhodes, Hy Lạp, với chủ đề: các liên hệ giữa Giáo Hội và Nhà Nước; Nghị Hội lần thứ ba được tổ chức năm 2012 (5-8 tháng 6) tại Lisbon, Bồ Đào Nha, với chủ đề: Khủng hoảng kinh tế và nghèo đói. Tất cả đều là những thách đố đối với Âu Châu ngày nay. Chủ đề năm nay là: Tôn Giáo và Tính Đa Dạng Văn Hóa: Các Thách Đố Đối Với Các Giáo Hội Kitô Giáo tại Âu Châu. Sau đây là tuyên cáo 9 điểm của Nghị Hội.
Tuyên cáo 9 điểm
Nghị Hội Công Giáo – Chính Thống Lần Thứ Tư về Tôn Giáo và Tính Đa Dạng Văn Hóa: Các Thánh Đố đối với Các Giáo Hội Kitô Giáo tại Âu Châu được tổ chức tại Minks, Bạch Nga từ 2 tới 6 tháng 6 2014…Tiếp theo các kinh nghiệm tích cực của ba nghị hội trước đây… , các tham dự viên thuộc các Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống tại Âu Châu đã thảo luận các thách đố đang đối diện với Kitô Giáo Âu Châu trong một môi trường văn hóa càng ngày càng bị phân cực hơn…
Sau khi trình bày, thảo luận và xem xét chín chắn, Nghị Hội chấp nhận sứ điệp sau đây.
1. Chủ đề “Tôn giáo và tính đa dạng văn hóa: các thách đố đối với các Giáo Hội Kitô Giáo tại Âu Châu” được chọn để đáp ứng lời yêu cầu phát xuất từ các cộng đồng của chúng tôi là các cộng đồng cảm thấy mình bị thách đố một cách mạnh mẽ trước các thay đổi văn hóa và luân lý đang diễn ra tại Âu Châu. Trong 20 năm qua, việc hoàn cầu hóa trên phạm vi thế giới và việc tục hóa trong ngành làm luật tại Âu Châu đối với các vấn đề luân lý đã đặt ra nhiều vấn nạn đòi phải được giải đáp chung. Quan tâm của chúng tôi cũng gia tăng vì thấy rằng diễn trình ra xa lạ giữa Âu Châu và nguồn gốc Kitô Giáo của nó xem ra càng ngày càng gia tốc.
2. Sứ điệp của chúng tôi muốn trước nhất là dấu chỉ hân hoan và hy vọng cho tất cả những ai đang dấn thân vào sứ mệnh của Giáo Hội. Chúng tôi chia sẻ các điều kiện sống của mọi người Âu Châu trong cuộc khủng hoảng kinh tế và văn hóa, và chúng tôi biết rằng nhiều người đang đau khổ và đang đi tìm một lời lẽ đem ý nghĩa lại cho đời họ. Thực vậy, nơi nào đức tin và nền luân lý Kitô Giáo bị bác bỏ, nơi ấy đều cảm nhận một trống vắng da diết dẫn nhiều người tới thất vọng và chủ nghĩa hư vô. Giáo Hội Kitô cung hiến nhiều giá trị nhất quán qua việc hội nhập nhân loại vào Chúa Kitô, Đấng vốn là suối nguồn của mọi giá trị chân thực. Do đó, Giáo Hội mời gọi thế giới tự biến đổi mình bằng cầu nguyện, thờ phượng và làm chứng cho Chúa Kitô.
3. Chúng tôi chia sẻ với người Âu Châu hiện nay niềm xác tín rằng đức tin Kitô Giáo là nguồn cội đệ nhất đẳng của nền văn hóa và luân lý Âu Châu. Hàng thế kỷ của lịch sử đã chứng kiến tại Phương Đông và tại Phương Tây sự phong phú phi thường trong các thành tựu văn hóa trên lục địa ta nhờ sự đóng góp của đức tin Kitô Giáo. Thực thế, đức tin đã sản sinh ra văn hóa và văn hóa đã không ngừng được đức tin thách thức. Chúng tôi ghi ơn di sản Kitô Giáo của Âu Châu đã lên khuôn thế giới quan của chúng tôi và đem lại cho các dân tộc Âu Châu các nguyên tắc luân lý của họ.
4. Trong tính đa dạng của nó, các nền văn hóa Âu Châu tất cả đều đã rút tỉa từ các gốc rễ chung của Kitô Giáo. Giống như trong các ngữ cảnh văn hóa khác, ta phải thừa nhận rằng phần đáng kể trong các nền văn hóa của người ta đều dựa vào sự linh hứng của tôn giáo. Nền nhân học Kitô Giáo đã tác động sâu xa lên nền văn hóa Âu Châu. Nhìn nhận Thiên Chúa như Đấng Tạo Hóa không hư vô hóa lý trí con người mà đúng hơn đem nó lại gần Sự Thật hơn. Kitô Giáo không bao giờ chống lại lý trí và đức tin. Thiên Chúa là Lý Trí trường cửu vốn tạo nên muôn loài đang hiện hữu. Khi mạc khải mình, Người không loại bỏ nhưng đúng hơn đã khẳng định trí khôn của con người. Đóng góp cao nhất của Kitô Giáo cho lịch sử nhân loại chính là sự liên minh giữa đức tin và lý trí, một liên minh đã sản sinh ra viễn kiến về phẩm giá của từng con người nhân bản, nhu cầu tự do và liên đới, và sự cởi mở trước mầu nhiệm của nhân sinh.
5. Chúng tôi xin nhấn mạnh điều này: đức tin Kitô Giáo bảo đảm chứ không lấy đi việc ta tìm kiếm tự do và hạnh phúc. Đức tin Kitô Giáo có nghĩa: hoàn toàn chấp nhận Chúa Giêsu Kitô đang hiện diện trong Giáo Hội của Người nhờ Chúa Thánh Thần. “Vì Thiên Chúa quá yêu thế giới đến độ đã ban Con Một của Người cho thế giới” (Ga 3:16). Do đó, Chúa Kitô không phải là sản phẩm của nền văn hoá nhân bản. Là Thiên Chúa nhập thể, Người thách đố lịch sử và các nền văn hóa của con người. Các Giáo Hội Kitô Giáo chúng tôi làm chứng rằng việc xuất hiện của Chúa Kitô là một biến cố trong các nền văn hóa của các dân tộc chúng tôi. Đức tin vào Chúa Kitô không loại bỏ tính đa dạng nhân bản. Nó làm phong phú và phát huy các yếu tố của điều chân và điều thiện vốn hiện diện trong các nền văn hóa của con người.
6. Các Giáo Hội Kitô Giáo của Phương Đông và của Phương Tây không sợ tính đa dạng văn hóa. Kể từ lúc được thành lập, Giáo Hội vẫn đã có tính đa nguyên về văn hóa rồi. Ngay trong các môn đệ của Chúa Giêsu, đã có những phương thức văn hóa khác nhau, như giữa những người nói tiếng Aram và những người nói tiếng Hy Lạp. “Có nhiều dị biệt trong ơn phúc, nhưng chỉ cùng một Thần Khí” (1 Cor 12:4). Kitô Giáo công bố Tin Mừng của Chúa Kitô trong nhiều nền văn hóa nhân bản khác nhau.
7. Tự do tôn giáo là yếu tố yếu tính của đức tin Kitô Giáo. Đối với chúng tôi, tự do tôn giáo có nghĩa là tự do tìm kiếm và tin theo sự thật. Nó không dựa vào thái độ chủ quan của một cá nhân hay một nhóm, mà dựa vào phẩm giá của mỗi con người nhân bản được tạo nên cho Tuyệt Đối, cho Sự Thật và cho Thiên Chúa. Luật lệ nào cổ vũ sự dửng dưng tôn giáo, chủ nghĩa duy tương đối hay chủ nghĩa hòa đồng bừa bãi (syncretism), ngay cả vì lòng khoan dung, đều sẽ tiến tới chỗ giản lược quyền căn bản đối với phẩm gia con người vào lãnh vực tư. Đối với các Giáo Hội Kitô Giáo, phát huy tự do tôn giáo là bước vào cuộc đối thoại đại kết mà không có các chủ nghĩa duy cải đạo, cực đoan chính thống (fundamentalism) hay buông thả luân thường đạo lý.
8. Hố phân cách hiện nay giữa Kitô Giáo và não trạng chính dòng gây ra nhiều hiệu quả trầm trọng cho tương lai các định chế và đời sống Âu Châu. Ngày nay, đối với nhiều người Âu Châu, hiện không còn điểm qui chiếu vững chắc nào để họ lên khuôn tác phong luân lý của họ và lượng giá điều gì đúng điều gì sai nữa, vì họ đang sống dưới ý muốn của “cái tôi chúa tể tự lập”. Chủ nghĩa cá nhân dẫn tới chủ nghĩa duy tương đối luân lý. Người ta không còn nể nang gì đối với sự thật khách quan hay ích chung nữa. Hố phân cách giữa quan điểm của các Giáo Hội về tính luân lý và các trào lưu chính của hậu hiện đại hệ nằm ở điểm này: chúng tôi xác tín rằng các nguyên tắc luân lý được Tạo Hóa khắc ghi vào trái tim mọi hữu thể nhân bản, trong khi ngữ cảnh hậu hiện đại cho rằng tính luân lý là điều người ta quyết định theo từng cá nhân. Chúng tôi mời gọi người Ấu Châu thừa nhận rằng chìa khóa mở cửa tự do là chấp nhận rằng ta tiếp nhận ta từ Thiên Chúa, chứ không phải ta có thể võ đoán sử dụng mọi sự như thể ta là người sáng tạo ra bản thân mình.
Giữa các nguyên tắc Tin Mừng và các giá trị nhân bản, không hề có sự đối nghịch. Kitô Giáo có nghĩa: mọi điều tốt và thực nơi nhân loại đều được bảo bọc bởi ơn thánh của Chúa Kitô, Đấng cứu rỗi ta. Thiên Chúa tự hạ xuống hàng nhân tính của ta không phải để triệt tiêu các tiềm năng của nó, mà để hàn gắn điều đang bệnh hoạn và đem nhân tính ta tới chỗ hoàn hảo của nó.
9. Đức tin và luân lý tính đi đôi với nhau; văn hóa và luân lý tính cũng thế. Ta không nên quên rằng sự tiến bộ vĩ đại thực hiện được trong lịch sử Âu Châu liên quan tới nhân quyền và việc che chở người yếu thế phát xuất từ các nguyên tắc mà Kitô Giáo vốn đem lại cho Âu Châu. Trong tư cách mục tử, chúng tôi muốn tiếp tục đem tới cho giáo dân của chúng tôi những điều tốt nhất trong giáo huấn luân lý của mình và trong tư cách công dân, chúng tôi muốn trình bày giáo huấn này cho các chính phủ và các định chế Âu Châu. Chúng tôi xác tín rằng các cộng đồng Kitô Giáo, một khi chịu rút tỉa linh hứng từ Tin Mừng Chúa Kitô, đều có khả năng hành động như các nhân chứng của những gì là tốt đẹp đối với mọi người.
Trong Chúa Kitô, chúng tôi tìm được nguồn suối linh hứng để canh tân mình và đem chúng tôi tới một cảm thức lớn hơn về trách nhiệm tại Âu Châu và trên thế giới ngày nay.
Vũ Văn An6/10/2014(vietcatholic)
Final Message of IV
Catholic-Orthodox European Forum
"There
is no opposition between Gospel principles and human values"
Rome, June 05, 2014 (Zenit.org)
Message
of the IV Catholic-Orthodox European Forum
Minsk,
Belarus, 2 to 6 June 2014
The IV Catholic-Orthodox Forum on Religion and Cultural
Diversity: Challenges for the Christian Churches in Europe was held in Minsk, Belarus, from 2 to 6 June 2014.
The Forum was organized with the support of the Belarusian Exarchate of the
Russian Orthodox Church under the co-chairmanship of the Metropolitan Gennadios
of Sassima of the Ecumenical Patriarchate and Cardinal Peter Erdő, Archbishop of Esztergom-Budapest, President of
the Council of the Bishops' Conferences of Europe. Following the positive
experiences of the first three gatherings of the Catholic-Orthodox European
Forum (Trent, Italy, 11 to 14 December 2008, Rhodes, Greece, 18 to 22 October
2010 and Lisbon, Portugal, 5 to 8 June 2012) participants from the Catholic and
the Orthodox Churches in Europe discussed the challenges which face European
Christianity in an increasingly polarized cultural environment.
The forum participants express their gratitude to the Belarusian
Exarchate of Russian Orthodox Church and the Catholic Archdiocese of Minsk-Mohilev,
to the Belarusian State and local authorities for the hospitality and excellent
level of organization.
After presentations, discussion and due consideration, the Forum
adopted the following message.
1. The theme, “Religion and cultural diversity: challenges for
the Christian Churches in Europe", was chosen in response to a request
coming from our communities who feel strongly challenged by the on going
cultural and moral shifts in Europe. Over the last twenty years, globalization
on the world scale and secularization in European legislation on moral issues
have raised questions that call for common answers. Our concern is growing also
because we see that the process of estrangement between Europe and its
Christian roots seems to be speeding up.
2. Our message wants to be first of all a sign of joy and hope
for all those engaged in the mission of the Church. We share the life
conditions of all Europeans in this economic and cultural crisis, and we know
that many are suffering and are in search of a word that gives sense to
their life. Indeed where Christian faith and morality have been dismissed, a
feeling of emptiness leads many to despair and nihilism. The Church offers
consistent values by incorporating humanity in Christ, the source of all true
values. Thus, the Church calls the world to be transformed by prayer, worship
and Christian witness.
3. We share with Europeans of today our conviction that
Christian faith is the primary source for European culture and morality.
Centuries of history witness both in the East and the West the extraordinary
richness of cultural achievements in our continent through the
contribution of Christian faith. Indeed faith has begotten culture and culture
has been constantly challenged by faith. We pay tribute to the Christian
heritage of Europe that shaped our worldview and gave moral principles to the
peoples of Europe.
4. In their diversity European cultures have all drawn from
common Christian roots. As in other cultural contexts, we must recognize that a
considerable part of human cultures relies on religious inspiration. Christian
anthropology has deeply impacted on European culture. Recognising God as
Creator does not annihilate human reason but rather brings it closer to the
Truth. Christianity never opposes reason and faith. God is the eternal Reason
that creates all that exists. In revealing Himself he has not eliminated but
rather has affirmed human intelligence. The highest contribution of
Christianity to human history is precisely the alliance between faith and
reason that produced the vision of the dignity of each human person, the need
for freedom and solidarity, and openness to the mystery of our existence.
5. We stress that Christian faith guarantees rather than takes
from our quest for freedom and happiness. Christian faith means total
acceptance of Jesus-Christ present in his Church through the Holy Spirit. “For
God so loved the world, that he gave his only Son” (John 3:16). Therefore,
Christ is not a product of human cultures. As God incarnate, He challenges
human history and human cultures. Our Christian Churches bear witness to the
coming of Christ as an event in the cultures of our peoples. Faith in Christ
does not abolish human diversity. It enriches and promotes the elements of
truth and goodness already present in human cultures.
6. Our Christian Churches of the East and the West do not fear
cultural diversity. Since its foundation, the Church was culturally
pluralistic. There were different cultural approaches among the disciples of
Christ, for instance between those who spoke Aramaic and those who spoke Greek.
“There are diversities of gifts, but the same Spirit” (1Co 12:4). Christianity
proclaims Christ’s Gospel in the variety of human cultures.
7. Religious freedom is an essential element of Christian faith.
For us religious freedom means the freedom to search for and adhere to the
truth. It is based not on the subjective attitude of an individual or a group,
but on the transcendent dignity of each human person made for the Absolute, for
Truth and for God. Legislation that promote religious indifference, relativism
or syncretism even in terms of tolerance tends to reduce to the private sphere
a right that is fundamental to the person’s dignity. Fostering religious
freedom means for Christian Churches entering into ecumenical dialogue without
proselytism nor fundamentalism nor moral permissiveness.
8. The contemporary gap between Christianity and main stream
mentality has serious consequences for the future of Europe’s institutions and
life. Today for many Europeans there are no longer stable reference points to
shape their moral conduct and appreciate what is right and what is wrong, as
they live under the will of the "sovereign autonomous Self".
Individualism leads to moral relativism. There is no consideration for an
objective truth nor a common good. The gap between the Churches’ view of
morality and the main postmodern trends lies in this: we are convinced that
moral principles are inscribed by the Creator in the heart of all human beings,
while in a postmodern context, morality is what one individually decides. We
call on Europeans to recognize that the key to freedom is to accept that we
receive ourselves from God, not that we can dispose arbitrarily of everything
as if we were our own creators.
There is no opposition between Gospel principles and human
values. Christianity means that all that is good and true in humanity is
enveloped by the grace of Christ our Saviour. God humbled himself to our
humanity not in order to cancel its potentialities, but to heal what was ill
and bring our humanity to its perfection.
9. Faith and morality go together; culture and morality as well.
We do not forget that the huge progress accomplished in European history
in matters of human rights and protection of the weakest come from those
principles that Christianity has brought to Europe. As pastors we want to
continue to bring the best of our moral teaching to our people and as citizens
to present it to our Governments and to the European Institutions. We are convinced
that Christian communities are able to act as witnesses of what is good for all
as they draw their inspiration from the Gospel of Christ.
In Christ, we find our inspiring source that renews us and
brings us to a greater sense of responsibility in Europe and in the world
today.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét