ĐỨC
CHÚA GIÊSU ĐI TỚI ĐÂU LÀ THI ÂN GIÁNG PHÚC TỚI ĐÓ!
... Thứ bảy 29-3-2014 Đức Cha Georges Pontier Tổng
Giám Mục Giáo Phận Marseille ở miền Nam nước Pháp đã truyền chức Linh Mục cho
thầy Noel Couchouron tại nhà thờ Saint-Victor. Tân Linh Mục
thuộc Dòng Tên 32 tuổi và là một chuyên viên về đàn đại phong cầm. Xin nhường lời
cho Cha nói về lộ trình đưa đến ơn gọi.
Khi dọn thi bằng thạc sĩ giáo dục âm nhạc tại thủ đô Paris tôi đã sống một cuộc ”sắp xếp theo thứ tự” trọn các hiểu biết về âm nhạc để có thể dự cuộc thi. Cú sốc trí thức này đi đôi với một cơ cấu nội tâm và thiêng liêng. Từ đó tôi thống nhất tất cả những gì tôi nhận được qua học trình âm nhạc và qua nền văn hóa địa phương của xứ Bretagne của tôi. Điều này khẳng định một yếu tố chính yếu trong nền tu đức theo thánh Ignatio:
- Đạt đến thực tại thiêng liêng từ những gì kết thành nền nhân bản của chúng ta.
Khi bạn quan sát bộ máy cấu tạo chiếc đàn đại phong cầm bạn liền nhận thức rằng chiếc đàn đại phong cầm đúng là ông tổ của máy vi tính! Đối với tôi đàn đại phong cầm là biểu tượng của vũ trụ. Nó là tiếng trời cao trên trái đất và chính vì lý do này mà nó được dùng để phục vụ Lời Chúa bằng cách bình luận Lời Chúa. Nó cũng là tiếng đàn đưa bài hát trần gian về trời cao: khi được đệm bằng tiếng đàn đại phong cầm, những gì tai chúng ta nghe Lời Chúa và để Lời Chúa sống động đi vào con tim thì Lời Chúa được hòa nhập trong cùng một bài hát quay trở về cùng THIÊN CHÚA.
Trong một thời gian dài, chỗ đứng của người đánh đàn đại phong cầm đích thật là chỗ đứng của tôi nơi nhà thờ. Tôi luôn luôn ý thức rằng đây là vị trí của một người cầu nguyện theo như chỉ dẫn của hiến chế Công Đồng Chung Vatican II về Phụng Vụ chứ không phải là cái máy thu thanh! Do đó dịch vụ đánh đàn đại phong cầm cho phép tôi sống ơn gọi của người được rửa tội và có lẽ cũng chuẩn bị cho tôi đi vào lộ trình phục vụ của phó tế rồi Linh Mục, nhân danh cộng đoàn cầu nguyện. Hơn thế nữa, âm nhạc và nhất là công việc đánh đàn đại phong cầm, luôn luôn xuất hiện trước mắt tôi như là tâm luyện của người tu hành.
Với tư cách giáo sư âm nhạc nơi trường trung học, tôi đau buồn nhận thấy tư tưởng trên đây khó được chấp nhận bởi các thế hệ trẻ của thời cách mạng Internet, mà đại đa số thường có một thái độ thụ động đối với âm nhạc. Trong khi công việc của một người đánh đàn thường đòi hỏi - như mọi nghề nghiệp chân chính - những cố gắng liên lỉ. Âm nhạc là trường của cuộc sống cam go đặc biệt dạy cho con người biết nhẫn nại trước tiên với chính mình. Âm nhạc là đường lối thống nhất: Ta thế nào thì ta chơi đàn thế đó, ngạn ngữ từng nói như thế. Người chơi nhạc đánh đàn cũng từ từ thấy rõ hơn và nghe được các khiếm khuyết của mình. Như vậy có nghĩa là âm nhạc thiết định một con đường hoàn hảo lâu bền trên bình diện nhân bản.
Các học sinh âm nhạc hoặc huấn luyện nhân bản của tôi nơi trường trung học ở Provence - Đông Nam nước Pháp - thật khác xa với các học sinh nơi trường trung học Saint-Louis de Gonzague ở thủ đô Paris! Tôi phải mất một thời gian dài để hội nhập thích nghi. Nhưng đó cũng là cú-sốc thường tình đối với một tu sĩ Dòng Tên. Tôi còn nhớ lời của Vị Bề Trên người Messico nói với tôi ngày tôi rời Học Viện Gesù ở Roma:
- Tu Sĩ Dòng Tên là người luôn luôn sẵn sàng lên đường!
Đối với tôi là người đến từ vùng biển có tổ tiên sống về nghề hàng hải thì tôi luôn luôn ý thức rằng:
- Cuộc sống trên trần gian chỉ là một cuộc vượt qua!
Những gì liên quan đến lễ truyền chức linh mục của tôi có lẽ cũng đúng với ơn gọi riêng của mỗi tín hữu được rửa tội:
- Qua bí tích Rửa Tội, chúng ta được kết hiệp với Chúa và chúng ta trở thành sự hiện diện của Chúa trong thế giới.
Cùng với mọi tín hữu, giờ đây tôi sống với tư cách là Linh Mục. Linh Mục là Linh Mục của Chúa. Linh Mục dâng hiến để THIÊN CHÚA tiếp tục công trình tạo dựng và giải thoát của Ngài. Linh Mục phục vụ cho các cuộc gặp gỡ diễn ra giữa THIÊN CHÚA và loài người. Bởi vì tôi tin tưởng vững vàng nơi THIÊN CHÚA, về những gì Người đã tỏ lộ cho chúng ta biết, về Phúc Âm của Người, nên tôi xin dâng hiến cuộc đời tôi cho Chúa hầu cho - trong tất cả những gì tôi sẽ làm và sẽ nói - dầu được biết hay không, được tiếp nhận hay bị chỉ trích, thì THIÊN CHÚA vẫn có thể tiếp tục ”đi tới đâu là thi ân giáng phúc tới đó” (CTĐV 10,38) trong ngày hôm nay, cho tất cả những ai kêu cầu Người, ước muốn nhận biết Người và ước ao học biết từ Người cách thức phải yêu thương như thế nào.
... Bấy giờ ông Phêrô lên tiếng nói: “Quả thật tôi biết rõ THIÊN CHÚA không thiên vị người nào. Nhưng hễ ai kính sợ THIÊN CHÚA và ăn ngay ở lành, thì dù thuộc bất cứ dân tộc nào, cũng đều được Người tiếp nhận. Người đã gởi đến cho con cái nhà Israel lời loan báo Tin Mừng bình an, nhờ Đức GIÊSU KITÔ là Chúa của mọi người. Quý vị biết rõ biến cố đã xảy ra trong toàn cõi Giuđê, bắt đầu từ miền Galilê, sau phép rửa mà ông Gioan rao giảng. Quý vị biết rõ: Đức Chúa GIÊSU xuất thân từ Nagiarét, THIÊN CHÚA đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người. Đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế, bởi vì THIÊN CHÚA ở với Người” (Sách Công Vụ Tông Đồ 10,34-38).
(”Église à Marseille”, Le mensuel du diocèse de Marseille, No 5, Mai 2014, trang 12)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Khi dọn thi bằng thạc sĩ giáo dục âm nhạc tại thủ đô Paris tôi đã sống một cuộc ”sắp xếp theo thứ tự” trọn các hiểu biết về âm nhạc để có thể dự cuộc thi. Cú sốc trí thức này đi đôi với một cơ cấu nội tâm và thiêng liêng. Từ đó tôi thống nhất tất cả những gì tôi nhận được qua học trình âm nhạc và qua nền văn hóa địa phương của xứ Bretagne của tôi. Điều này khẳng định một yếu tố chính yếu trong nền tu đức theo thánh Ignatio:
- Đạt đến thực tại thiêng liêng từ những gì kết thành nền nhân bản của chúng ta.
Khi bạn quan sát bộ máy cấu tạo chiếc đàn đại phong cầm bạn liền nhận thức rằng chiếc đàn đại phong cầm đúng là ông tổ của máy vi tính! Đối với tôi đàn đại phong cầm là biểu tượng của vũ trụ. Nó là tiếng trời cao trên trái đất và chính vì lý do này mà nó được dùng để phục vụ Lời Chúa bằng cách bình luận Lời Chúa. Nó cũng là tiếng đàn đưa bài hát trần gian về trời cao: khi được đệm bằng tiếng đàn đại phong cầm, những gì tai chúng ta nghe Lời Chúa và để Lời Chúa sống động đi vào con tim thì Lời Chúa được hòa nhập trong cùng một bài hát quay trở về cùng THIÊN CHÚA.
Trong một thời gian dài, chỗ đứng của người đánh đàn đại phong cầm đích thật là chỗ đứng của tôi nơi nhà thờ. Tôi luôn luôn ý thức rằng đây là vị trí của một người cầu nguyện theo như chỉ dẫn của hiến chế Công Đồng Chung Vatican II về Phụng Vụ chứ không phải là cái máy thu thanh! Do đó dịch vụ đánh đàn đại phong cầm cho phép tôi sống ơn gọi của người được rửa tội và có lẽ cũng chuẩn bị cho tôi đi vào lộ trình phục vụ của phó tế rồi Linh Mục, nhân danh cộng đoàn cầu nguyện. Hơn thế nữa, âm nhạc và nhất là công việc đánh đàn đại phong cầm, luôn luôn xuất hiện trước mắt tôi như là tâm luyện của người tu hành.
Với tư cách giáo sư âm nhạc nơi trường trung học, tôi đau buồn nhận thấy tư tưởng trên đây khó được chấp nhận bởi các thế hệ trẻ của thời cách mạng Internet, mà đại đa số thường có một thái độ thụ động đối với âm nhạc. Trong khi công việc của một người đánh đàn thường đòi hỏi - như mọi nghề nghiệp chân chính - những cố gắng liên lỉ. Âm nhạc là trường của cuộc sống cam go đặc biệt dạy cho con người biết nhẫn nại trước tiên với chính mình. Âm nhạc là đường lối thống nhất: Ta thế nào thì ta chơi đàn thế đó, ngạn ngữ từng nói như thế. Người chơi nhạc đánh đàn cũng từ từ thấy rõ hơn và nghe được các khiếm khuyết của mình. Như vậy có nghĩa là âm nhạc thiết định một con đường hoàn hảo lâu bền trên bình diện nhân bản.
Các học sinh âm nhạc hoặc huấn luyện nhân bản của tôi nơi trường trung học ở Provence - Đông Nam nước Pháp - thật khác xa với các học sinh nơi trường trung học Saint-Louis de Gonzague ở thủ đô Paris! Tôi phải mất một thời gian dài để hội nhập thích nghi. Nhưng đó cũng là cú-sốc thường tình đối với một tu sĩ Dòng Tên. Tôi còn nhớ lời của Vị Bề Trên người Messico nói với tôi ngày tôi rời Học Viện Gesù ở Roma:
- Tu Sĩ Dòng Tên là người luôn luôn sẵn sàng lên đường!
Đối với tôi là người đến từ vùng biển có tổ tiên sống về nghề hàng hải thì tôi luôn luôn ý thức rằng:
- Cuộc sống trên trần gian chỉ là một cuộc vượt qua!
Những gì liên quan đến lễ truyền chức linh mục của tôi có lẽ cũng đúng với ơn gọi riêng của mỗi tín hữu được rửa tội:
- Qua bí tích Rửa Tội, chúng ta được kết hiệp với Chúa và chúng ta trở thành sự hiện diện của Chúa trong thế giới.
Cùng với mọi tín hữu, giờ đây tôi sống với tư cách là Linh Mục. Linh Mục là Linh Mục của Chúa. Linh Mục dâng hiến để THIÊN CHÚA tiếp tục công trình tạo dựng và giải thoát của Ngài. Linh Mục phục vụ cho các cuộc gặp gỡ diễn ra giữa THIÊN CHÚA và loài người. Bởi vì tôi tin tưởng vững vàng nơi THIÊN CHÚA, về những gì Người đã tỏ lộ cho chúng ta biết, về Phúc Âm của Người, nên tôi xin dâng hiến cuộc đời tôi cho Chúa hầu cho - trong tất cả những gì tôi sẽ làm và sẽ nói - dầu được biết hay không, được tiếp nhận hay bị chỉ trích, thì THIÊN CHÚA vẫn có thể tiếp tục ”đi tới đâu là thi ân giáng phúc tới đó” (CTĐV 10,38) trong ngày hôm nay, cho tất cả những ai kêu cầu Người, ước muốn nhận biết Người và ước ao học biết từ Người cách thức phải yêu thương như thế nào.
... Bấy giờ ông Phêrô lên tiếng nói: “Quả thật tôi biết rõ THIÊN CHÚA không thiên vị người nào. Nhưng hễ ai kính sợ THIÊN CHÚA và ăn ngay ở lành, thì dù thuộc bất cứ dân tộc nào, cũng đều được Người tiếp nhận. Người đã gởi đến cho con cái nhà Israel lời loan báo Tin Mừng bình an, nhờ Đức GIÊSU KITÔ là Chúa của mọi người. Quý vị biết rõ biến cố đã xảy ra trong toàn cõi Giuđê, bắt đầu từ miền Galilê, sau phép rửa mà ông Gioan rao giảng. Quý vị biết rõ: Đức Chúa GIÊSU xuất thân từ Nagiarét, THIÊN CHÚA đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người. Đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế, bởi vì THIÊN CHÚA ở với Người” (Sách Công Vụ Tông Đồ 10,34-38).
(”Église à Marseille”, Le mensuel du diocèse de Marseille, No 5, Mai 2014, trang 12)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét