Cảm
thức đức tin (sensus fidei) trong đời sống Giáo hội*
(La Croix 18.06.2014 / WHĐ)
– Ủy ban
Thần học Quốc tế** vừa hoàn thành một công trình kéo dài hai năm rưỡi về “cảm thức đức tin” của các tín hữu và mối gắn kết của cảm thức ấy với
Huấn quyền.
Không
lẫn lộn khái niệm này
với công luận, tài
liệu của Uỷ ban
Thần học Quốc tế nhìn nhận rằng có thể có những bất đồng vàphác hoạ một lời giải đáp.
Trước
sự ngạc nhiên của nhiều người, hồi tháng Mười Một năm ngoái Đức Thánh Cha Phanxicô đã
quyết định tham khảo rộng rãi ý kiến các tín hữu, qua một bản câu hỏi gửi đến các giáo
xứ, trước khi diễn ra Thượng Hội đồng Giám mục về Gia đình tại Roma từ ngày 05 đến 19 tháng Mười năm nay. “Cuộc gặp gỡ quan trọng này liên quan
đến toàn thể Dân Chúa, gồm cácgiám
mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân thuộc các Giáo hội địa phương trên toàn thế giới, là những người đangtham gia tích cực vào việc chuẩn bị Thượng Hội đồng qua những kiến nghị cụ thể cũng như không thể thiếu sự nâng đỡ bằng
lời cầu nguyện”, Đức Thánh
Cha đã viết như trên trong thư gửi cho các gia đình hồi tháng Hai 2014. Đây là một trong nhiều dấu hiệu cho thấy Đức Thánh Cha đề cao cảm thức đức
tin của các tín hữu, mà có khi ngài so sánh với việc những con cừu “đánh hơi để tìm ra những lối đi mới trên đường”...
Tham khảo trước với các tín hữu
Tài
liệu về cảm thức đức tin trong
đời sống của Giáo hội, vừa được Uỷ ban Thần học Quốc tế công bố sau hai năm rưỡi soạn thảo và được phê chuẩn ngày 05 tháng Năm, đã xuất hiện đúng lúc. Bởi vì khái niệm này –vốn dựa vào Kinh Thánh, và đặc biệt vào “ơn Chúa Thánh Thần” được Thánh Gioan mô tả là mở ra cho “các tín hữu đạt được sự hiểu biết sự
thật toàn vẹn”– không
phải là không đặt ra nhiều vấn đề: làm sao xác định được cảm thức đức tin, nhất là khi có một độ chênh giữa
những lời dạy của Huấn quyền
và cuộc sống hằng
ngày của một số người
Công giáo, chẳng hạn
về việc ngừa thai, hay việc
lãnh nhận bí tích đối với những người ly dị và tái hôn? Cũng như làm sao nhận ra cảm thức đức tin trong
nhiều hình thức đạo
đức bình dân? “Trong
những điều kiện nào điều
mà một tín hữu
đã chịu phép Thêm sức hiểu biết thực sự thể hiện “tiếng nói” của toàn Giáo hội?” Đức
giám mục Eric Moulins-Beaufort, Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý của Hội đồng Giám mục Pháp đã viết như trên trong lời nói đầu cho ấn bản tiếng Pháp của tài liệu này sắp xuất bản. Và
nhất là, “mối quan hệ giữa cảm thức đức tin với giáo
huấn của Đức giáohoàng và các giám mục, cũng như với thần học là gì?”
Các nhà thần học của Đức giáo hoàng khẳng
định: “Có nhiều câu hỏi cần được giải đáp nếu chúng ta muốn hiểu đầy đủ hơnkhái niệm cảm thức đức tin và tin tưởng hơn khi sử dụng khái niệm này trong
Giáo hội ngày nay”. Tài liệu của Uỷ ban, dài bốn
mươi trang, không che giấu những căng thẳng mà khái niệm này đã có thể hay sẽ còn gây ra. Thậm chí tài liệu còn nhắc lại, khái niệm
này là một nạn nhân của “bức tranh biếm họa về một hàng giáo phẩm chủ động và một hàng giáo dân thụ động”, và đã bị lu mờ bởi Phong trào Chống Cải cách, nhưng để làm nổi bật hơn việc tái phát hiện khái niệm ấy vào thế kỷ XIX, dưới ảnh
hưởng của các nhà
thần học như Đức hồng y John Henry Newman. Các tín điều Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội, rồi Đức Mẹ lên trời, đã được định tín sau khi “tham khảo ý kiến” của các tín hữu. “Như thế trong cả hai trường hợp này, việc công bố của Đức giáo hoàng đã xác nhận và biểu dương niềm tin vững chắc của các
tín hữu”, theo tài liệu của Uỷ ban. Nhưng chính Công đồngVatican II, khi nhấn mạnh đến sự tham gia cụ thể của giáo
dân vào đời
sống và sứ vụ ngôn sứ của
Hội Thánh, mới đem đến chokhái niệm này tất cả ý nghĩa cao quý của nó.
Một
tiêu chuẩn kép
Cha Serge-Thomas Bonino, Tổng thư ký Tiểu ban, cho biết: Uỷ ban đã không phủ nhận một cách giản đơn rằng vẫn có
thể cónhững căng
thẳng phát sinh giữa Huấn quyền và “ý kiến chung của các tín hữu”, “cũng không loại bỏ mọi trách nhiệm của nhữnggiáo dân bị coi là được đào tạo kém hay những tín hữu tồi”, nhưng trái lại đã tìm cách tháo gỡ vấn đề. Cha khẳng định: với sựnhất trí cao, Uỷ ban thuộc thẩm quyền của Bộ Giáo lý Đức tin này đã đi đến chỗ loại bỏ “những áp dụng không
phù hợp” khái niệm cảm thức đức tin, những “cách dùng nguỵ tạo”. Cảm thức đức tin không phải là “phát biểu của đa số các tín hữu”. Tài liệu cẩn trọng nhắc lại một “tiêu chuẩn kép” để xác định thế nào là cảm thức đức tin: thứ nhất về khách quan phải phù
hợp vớiTruyền thống; và thứ hai, chủ quan hơn, nhờ đó mà “người tín hữu tham dự vào cảm thức đức tin hoàn toàn như khi tham
gia vào đức tin và đời sống của Hội Thánh”. Và vì thế, sẽ lắng nghe và đón nhận Lời Chúa trong phụng
vụ, “tìm kiếm một đời sống thánh
thiện trong khiêm tốn, tự
do và vui tươi”...
Cha Bonino nói: “Cũng như không phải mọi lời từ miệng của Đức giáo hoàng đều có ơn bất khả ngộ, cũng thế không phải ý kiếnnào của các tín hữu đều là cảm thức đức tin”. Theo
cha, Huấn quyền và cảm thức đức tin tác động lẫn nhau “trong một tácđộng hỗ tương liên tục”. Huấn quyền giúp cho cảm thức đức tin tự thanh
luyện, và cảm thức đức tin giúp Huấn quyền xác định rõ hơn các giáo huấn của mình, để tập trung vào điều chính yếu, dù có phải bỏ đi những lối diễn tả có thể gắn với một bối cảnh lịch sử.
Đây sẽ là cả một thách đố đối với Thượng Hội đồng Giám mục sắp tới về gia đình ...
(La-Croix)
––––––––––––––––
* Trong kế
hoạch năm năm lần thứ tám, Uỷ ban Thần học Quốc tế đã nghiên cứu về bản chất
của cảm thức đức tin (sensus fidei) và vai trò của nó trong
đời sống Giáo hội. Công việc này được tiến hành trong một tiểu ban dưới sự chủ
trì của Đức ông Paul McPartlan và gồm các thành viên sau đây: cha Serge-Thomas
Bonino, O.P. (Tổng thư ký); nữ tu Sara Butler, M.S.B.T.; cha Antonio
Castellano, S.D.B.; cha Adelbert Denaux; cha Tomislav Ivanĉić, Đức giám mục Jan
Liesen; cha Leonard Santedi Kinkupu; giáo sư Thomas Söding và cha Jerzy Szymik.
Các cuộc thảo luận chung về chủ đề này đã diễn
ra trong nhiều cuộc họp của tiểu ban, và trong các phiên họp toàn thể của Ủy
ban từ năm 2011 đến năm 2014. Tài liệu mang tên “Cảm thức đức tin trong đời sống Giáo hội”, đã được đa số thành viên của Uỷ ban thông qua theo hình thức đặc
biệt với việc bỏ phiếu bằng văn bản, và sau đó được Đức hồng y Gerhard Ludwig
Müller, Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức Tin, phê chuẩn và cho công bố.
** “Uỷ ban Thần học
Quốc tế” là
một trong sáu Uỷ ban của Toà Thánh, được Đức giáo hoàng
Phaolô VI thành lập ngày 11-04-1969. Nhiệm vụ của Uỷ ban là “giúp
Tòa Thánh, và đặc biệt là Bộ Giáo lý Đức tin,
trong việc nghiên cứu các vấn đề thần học có tầm quan trọng”. Chủ tịch Uỷ ban
Thần học Quốc tế là Bộ trưởng
Bộ Giáo lý Đức tin –hiện nay là Đức hồng y Gerhard Ludwig Müller. Uỷ ban
Thần học Quốc tế gồm 30 thành viên, được Đức giáohoàng
bổ nhiệm với nhiệm kỳ năm năm và có thể
được tái bổ nhiệm một lần. Hồi tháng Giêng 2014, Uỷ ban này đã công bố một tài liệu
về thuyết
độc thần và bạo lực, đề cập đến mối liên hệ giữa việc tôn thờ Thiên Chúa và tôn trọngcon người.
Huy Hoàng chuyển ngữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét