22/06/20`14
Lễ Mình Máu Thánh Chúa
Năm A
(phần II)
GIÁO LÝ PÂ CN MTC. A
CHÚA NHẬT LỄ KÍNH MÌNH MÁU THÁNH CHÚA, NĂM A
Sách Đệ II Luật 8,2-3.14-16;
Thư Thứ I Thánh Phaolô gửi tín hữu Corintô
190,16-17
và Phúc Âm Thánh Gioan 6, 51-58
I. Giáo Huấn P.Â.:
Thịt Máu Chúa Giêsu là bánh hằng sống. Ai ăn Thịt
Máu Chúa sẽ sống muôn đời.
Thịt Máu Chúa Giêsu thật là của ăn của uống cho
nhân loại.
Ai ăn và uống Mình Máu Chúa là làm cho Chúa lưu
ngụ trong họ.
II. Vấn nạn P.Â.
Lịch sử lễ kính Mình Máu Thánh Chúa?
Đầu thế kỷ thứ 13, Nữ tu Juliana of Liège dòng
Thánh Augustinô, qua nhiều thị kiến về một vầng trăng tròn có chấm đen, được
soi sáng rằng: Phụng Vụ Công Giáo còn một tì vết vì thiếu ngày lễ tôn kính Mình
Máu Thánh chúa. Nữ tu có lòng tôn kính Bí Tích Thánh Thể cách đặc biệt nầy đã
bày tỏ thị kiến và ước nguyện của mình với Đức Cha Robert de Thirete, Giám Mục
của Liège và với Jacques Pantaléon là Thầy Sáu của Tổng Giáo Phận Liège, sau
nầy thành Giáo Hoàng Urban IV.
Năm 1246 Đức Cha Robert triệu tập Công Nghị và
tuyên bố thành lập lễ Kính Mình Máu Thánh chúa. Sauk hi Đức Cha Robert và nữ tu
Juliana chết, năm 1263 Đức Giáo Hoàng Urbanô IV cho điều tra về Phép Lạ Thánh
Thể, Mình Thánh chúa chảy máu xảy ra ở Bolsena. Năm 1264 Đức Thánh Cha đã cho
cử hành lễ Mình Máu Thánh chúa trong toàn Giáo Hội trên khắp thế giới.
Thánh Thể được chính Chúa Giêsu thiết lập vào đêm
tối Thứ Năm trước khi Ngài bị bắt và bị giết chết. Phụng vụ thứ năm tuần thánh
nhắc nhớ lệnh truyền tuân giữ giới luật yêu thương như điều răn mới, rồi nghi
thức rửa chân để dạy tinh thần phục vụ, lập chức linh mục và hấp hối trong vườn
cây dầu. Lễ kính Mình Máu Thánh Chúa được thiết lập chỉ để tôn kính Phép Thánh
Thể mà thôi.
Thánh Tiến sĩ Tôma Aquinô là người đã thiết lập
nghi thức phụng vụ tôn kính Mình Máu Thánh Chúa. Ngài đã sáng tác bài Pange
Lingua bằng tiếng Latinh để rước kiệu Mình Thánh Chúa và hai đoạn cuối bài
Pange Lingua tạo thành bài Tantum Ergo khi đã đặt Mình Thánh chúa trên bàn thờ,
xông hương và thờ lạy. Nghi thức kiệu Mình Thánh Chúa được phổ biến trong Giáo
Hội từ ngày ấy.
Nếu tôi tự cầm Mình Thánh chúa chấm vào Máu Thánh
Chúa, tôi vừa được rước lễ dưới hai hình, vừa giữ được vệ sinh, tránh bệnh
truyền nhiễm do việc uống chung chén thánh với người khác?
Qui Chế Tổng Quát về Thánh Lễ theo Nghi Thức Rôma
số 245 (Missale Romanum, Institutio Generalis, n, 245) cho xử dụng bốn hình
thức rước Máu Thánh Chúa như sau:
Uống trực tiếp Máu Thánh Chúa từ chén lễ.
Chấm Mình Chúa vào Máu Chúa (intinctio)
Nhận Máu Chúa từ ống bôm (tube)
Nhận Máu Chúa chứa từ chiếc muỗng (spoon)
Giám Mục địa phận có thể bỏ hình thức dùng ống
bôm và dùng muỗng trong việc rước Máu Thánh Chúa, nhưng phải duy trì việc rước
Máu Thánh Chúa bằng cách uống trực tiếp từ chén lễ và hình thức chấm Mình Chúa
vào Máu Chúa.
Hình thức rước Máu Thánh Chúa bằng cách lấy Mình
Thánh Chúa chấm vào Máu Thánh Chúa mà tiếng latinh gọi là intinctio phải do
linh mục thực hiện: chính linh mục lấy Mình Chúa chấm vào Máu Thánh chúa và đặt
vào lưỡi của người rước lễ. Bánh lễ dùng cho hình thức chấm vào rượu nầy
không được quá mỏng và quá nhỏ, và chỉ Linh Mục mới được cho rước lễ theo hình
thức chấm vào Máu Thánh Chúa nầy mà thôi. (Qui Chế Tổng Quát số 285b và 287)
Người rước lễ, không được tự mình nhận Mình Thánh
chúa rồi chấm vào Máu Thánh chúa. Lý do:
a) Thần học về Bí Tích Thánh Thể: Thánh
Thể, biểu tượng trọn vẹn của hợp nhất. Hợp nhất diễn đạt qua việc ăn cùng mâm
và uống cùng một chén rượu “Rồi Chúa Giêsu cầm lấy chén rượu, tạ ơn, trao cho
các môn đệ và phán ‘tất cả các con, hãy cầm lấy mà uống, đây là máu Thầy, máu
Giao Ước sẽ đổ ra mang ơn tha tội cho muôn người” (Matthêu 26:27-28). Thánh
Phaolô cũng nhấn mạnh về hợp nhất trong trong Bí Tích Thánh thể qua Thư Gửi
Giáo Đoàn Corintô “Vì ổ bánh là một, chúng ta tuy nhiều, nhưng là một thân thể,
vì chúng ta cùng ăn chung một ổ bánh” (I Cor.10: 17). Nên người chấm Mình Thánh
Chúa vào Máu Thánh Chúa đã không thể hiện được sự hợp nhất trọn vẹn của Thánh
Thể. Họ đã không uống cùng chén rượu với người khác.
b) Người ta thích chấm Mình Thánh Chúa vào Máu
Thánh Chúa vì lý do vệ sinh, tránh những bệnh hoạn truyền từ những người đã
uống trước. Tuy nhiên, Thánh Bộ Phuợng Tự và Kỷ Luật Bí Tích qua giáo huấn
Redemptionis Sacramentum (được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chấp thuận
ngày 19.3.2004) không thấy đề cập đến vấn đề nầy. Người ta mặc nhiên đồng ý với
Qui Tắc về việc rước lễ dưới hai hình của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ số 45 cho
rằng: Chén thánh được lau sạch sẽ, kỹ lưỡng sau mỗi lần uống được coi như đã
giảm thiểu tối đa việc lây nhiễm rồi.
c)Kính trọng và bảo toàn Mình Máu Thánh chúa:
Nếu người rước lễ tự chấm Mình Chúa vào Máu Thánh
chúa, họ rất dễ chấm quá sâu, nhúng những ngón tay của mình vào trong Máu Thánh
chúa. Điều nầy càng làm mất vệ sinh hơn.
Nếu người ta tự chấm lấy Máu Thánh Chúa, rất có
thể gây nên sự rơi rớt những giọt Máu Thánh Chúa trong khoảng cách giữa chén
thánh và miệng của người rước lễ. Đó là chưa nói đến trường hợp Mình Thánh Chúa
bị sủng ướt và rơi xuống đất.
Để bảo vệ toàn vẹn sự thánh thiện tuyệt đối của
Bí Tích Thánh Thể, Thánh Bộ Phượng Tự và Kỷ Luật Bí Tích qua Giáo Huấn
Redemptionis Sacramentum số 107 cũng nhắc đến khoảng Giáo Luật 1367 về hình
phạt vạ tuyệt thông dành cho Toà Thánh đối với những ai xúc phạm nghiêm trọng
(Graviora delicta) đến bí tích Thánh Thể qua những dạng thức sau:
Quăng ném Mình Máu Thánh chúa, hoặc mang đi khỏi
nhà tạm và lưu giữ Mình Máu Thánh Chúa với mục đích phạm thánh.
Giả bộ cử hành Thánh Lễ làm cho ngườI khác tưởng
đó là thánh lễ thật.
Đồng tế với những giáo sĩ của các giáo phái không
hiệp thong vớI Công Giáo hay không có Buí tích truyền chức thánh như Công Giáo.
Giáo Sĩ làm lễ, truyền phép chỉ có một hình. Chỉ
đọc lờI truyền phép bánh và rượu mà không cử hành trọn vẹn Thánh Lễ.
Giáo sĩ mang những tội phạm kể trên sẽ bị huyền
chức (dismissal from Clerical state).
Nữ Linh Mục Công Giáo dâng Thánh Lễ có thành
không? Những giáo dân vì ít hiểu biết hay vì vô tư dễ dãi tham dự thánh kễ do
nữ linh mục Công Giáo dâng, có thực sự tham dự thánh lễ không?
Việc đã xảy ra:
Lịch sử Giáo Hội Công Giáo Đông Phương cho đến
thế kỷ thứ IX. cho thấy là có nhiều phụ nữ đã được phong chức Phó Tế. Khoảng 40
người còn khắc tên trên bia mộ. Hơn 100 năm qua, vấn đề phong chức linh
mục cho phụ nữ luôn là những tranh luận nóng bỏng trong các giáo hội Kitô Giáo,
đặc biệt Anh Giáo. Đến năm 1965 Anh Giáo chính thức phong chức Phó Tế cho phụ
nữ và đến năm 1970, chính thức phong chức linh mục cho phụ nữ. Nữ Giám Mục, nữ
linh mục hay nữ phó tế được nhìn nhận là đã thực sự nhận lãnh bí tích truyền
chức thánh bên Anh Giáo.
Tháng năm năm 2002, Giám Mục Rómulo Antonio
Braschi, Giám Mục Công Giáo Argentine độc lập, đã phong chức linh mục cho bảy
phụ nữ trên một con tàu bập bềnh trên dòng sông Danube thơ mộng của Đông Âu.
Sau đó một Giám Mục Công Giáo không biết tên đã phong chức Giám Mục cho ba phụ
nữ linh mục nầy. Tất cả Giám Mục, tân nữ linh mục và những tân nữ linh mục đều
bị vạ tuyệt thông tiền kết.
Ngày 26.6, 2004 cũng trên sông Danube nầy, sáu
phụ nữ đã được phong chức phó tế bởi những nữ Giám Mục Công Giáo.
Ngày 25.7.2005 trên sông Lawrence của Canada đã
diễn ra lễ phong chức linh mục cho bảy phụ nữ người Mỹ và một phụ nữ Canadaba
Ngày 31.7.2006 Ba Nữ Giám Mục Công Giáo phong
chức linh mục cho 8 phụ nữ và phó tế cho bốn phụ nữ cũng trên một con tàu thả
nổi trên sông vùng Pensylvania bên Mỹ.
Cũng có một cựu nữ tu Công Giáo thuộc dòng Holy
Names tên Michel Birch-Conery vùng Parkville, Canada mới thành nữ linh
mục.
Cho đến hôm nay, trên thế giới có 8 nữ Giám
Mục Công Giáo, 62 nữ linh mục và 11 nữ phó tế. Phần nhiều tập trung ỡ Mỹ với
con số đáng kể là 4 nữ Giám Mục, 42 nữ linh mục và 8 nữ phó tế. Riêng Canada có
7 nữ linh mjục và hai jữ phó tế.
Giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo:
Giáo Luật điều 1024: Chỉ người nam đã chịu phép
Rửa Tội mới được lãnh nhận bí tích truyền chức cách hữu hiệu.
Giáo lý Công Giáo số 1577 "Chỉ người
nam đã chịu phép rửa tội mới được lãnh nhận bí tích Truyền Chức" (x. CIC,
khoản 1024) cách thành sự. Chúa Giê-su đã tuyển chọn những người nam để lập
nhóm Mười Hai Tông Ðồ (x. Mc 3,14-19; Lc 6,12-16) và các tông đồ cũng làm như
vậy khi tuyển chọn các cộng sự viên (x.1Tm 3,11-13; 2Tm 1-6; Tt 1,5-9) để tiếp
nối sứ mạng của mình (Thánh Cơ-lê-măng thành Rô-ma, thư gửi tín hữu Cô-rin-tô
42,4; 44,3). Giám mục đoàn cùng với các linh mục hiệp nhất với các ngài trong
chức tư tế, hiện tại hoá nhóm Mười Hai cho đến ngày Chúa lại đến. Hội Thánh bị
ràng buộc với sự chọn lựa của Chúa, nên không thể phong chức cho người nữ (x.MD
26-27; CDF; décl. "Inter.insigniores").
Giáo lý Công Giáo số 1578 Không ai có quyền
đòi được chịu chức thánh. Không ai được coi mình là xứng đáng với chức vụ này.
Phải được Chúa kêu gọi (x.Dt 5,4). Ai thấy mình có những dấu hiệu được Chúa kêu
gọi lãnh nhận thừa tác vụ thánh, phải khiêm tốn trình bày nguyện vọng lên giáo
quyền. Giáo quyền có trách nhiệm và quyền gọi một người lãnh nhận chức thánh.
Như mọi ân sủng, bí tích này chỉ được lãnh nhận như một hồng ân nhưng không.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Tông Huấn
"Ordinatio sacerdotalis", đã kha73ng định rằng “Giáo Hội khồng có
quyền phong chức linh mục cho phụ nữ và phán quyết nầy phải được tuân giữ bởi
toàn thế Giáo Hội Công Giáo!”
Thánh Bộ Giáo Lý Đức tin ngày 15.10.1976 đã ban
hành “Inter Insigniores” quả quyết rằng: Giáo Hội không cho rằng mình cón
quyền phong chức phụ nữ.
Năm 2007 Toà Thánh vatican ra phán quyết “ Ai
phong chức linh mục cho phụ nữ, cả người chủ phong và được phong đều bị vạ
tuyện thông tiền kết” (Ferendae sententiae – tự động)
Năm 2010 Vatican ghép việc phong chức linh mục là
tội phạm nghiêm trọng và linh mục nào phạm sẽ bị cho hoàn tục.
Năm 1990 Cha Tissa Balasuriya, linh mục người Ấn
Độ đã bị vạ tuyệt thông khi không chịu thu hồi lập trường ủng hộ phong chức
linh mục cho phụ nữ trong quyển sáchThe Eucharist and Human Liberation. Đầu năm
2007, linh mục người Canada, Cha Ed Cacchia, bị chgo rời khỏi giáo xứ vì phát
biểu ủng hộ phong chức linh mục. Mới đây Cha Roy Bourgeois, linh mục Mỹ
thuộc hội truyền giáo Maryknoll đã ủng hộ phong chức linh mục cho phụ nữ
và đã giảng tại đ5i hội Nữ Linh Mục Công Giáo Rôma, cũng đã bị và tuyệt thông.
Giáo Hội Công Giáo dạy rằng: Không có vấn đề
phong chức linh mục cho phụ nữ. Bất cứ ai ủng hộ hay truyền chức linh mục cho
phụ nữ sẽ bị vạ tuyệt thông tiền kết.
Kết luận:
Phụ nữ không thể là linh mục Công Giáo .
Nếu không là linh mục thì không thể nào dâng lễ
thành sự. Cái mà họ cho là thánh lễ không có giá trị gì cả. Giáo Luật điều 900:
(1) Chỉ duy có tư tế đã được truyền chức hữu hiệu làm thừa tác viên hiện thân
của Ðức Kitô, mới có khả năng cử hành Bí Tích Thánh Thể.
Nếu vì kém hiểu biết, vì vô tình hay chỉ vì tò
mò, những ai tham dự cái mà những nữ linh mục nầy gọi là thánh lễ thì không có
giá trị bí tích hay phụng vụ gì cả. Còn những ai cố tình ủng hộ việc phong chức
linh mục cho phụ nữ và tham dự thánh lễ do những nữ linh mục nầy dâng.. sẽ bị
vạ tuyệt thông tiền kết như những linh mục vừa nêu trên.
III. Thực hành P.Â.:
Giáo Hội Công Giáo, thánh thiện, duy nhất và tông
truyền:
Giáo Hội Thánh thiện vì:
Đấng sáng lập là Chúa, là Đấng cực thánh.
Thành phần của Hội Thánh được thánh hóa bởi 7 bí
tích là những phương thế thánh thiện do Chúa thiết lập.
Dân Thánh Chúa được nghe, được đọc và được giảng
dạy thánh Kinh là lời Chúa.
Dân Thánh Chúa được rước Mình Máu Thánh Chúa.
Linh mục là tư tế, được tách biệt để làm việc
thánh, nhất là dâng Thánh Lễ.
Nên Thánh Lễ là hiến tế Tạ Ơn do chính Chúa Giêsu
nhờ linh mục dâng chính người cho Thiên chúa Cha để tạ ơn và cầu ơn cứu độ cho
dân Chúa.
Mỗi lần dâng lễ là mỗi lần linh mục cùng với Chúa
Kitô, linh mục thượng phẩm tạ ơn Thiên Chúa Cha, đã cho người phàm hèn tội lỗi
thành tư tế. Mỗi lần dâng lễ là mỗi lần linh mục tỏ lòng tri ân những ân nhân,
thân nhân, đã âm thầm hy sinh, âm thầm cầu nguyện để vun trồng ơn gọi linh mục.
Phàm nhân được nâng lên hàng khanh tướng.
Người tội lỗi bất xứng mà được sờ chạm đến Đấng
cực thánh.
Sau khi được làm linh mục thánh Ignatio không dám
dâng lễ vì thấy mình quá bất xứng trước việc thánh thiện nầy.
Có một Đức Cha người Canada khá quen biết, mỗi
lần gặp tôi là Ngài xin: Xin Cha cầu nguyện cho tôi. Cũng xin bà con giáo dân
cầu nguyện cho linh mục ý thức mình bất xứng, không chỉ để sợ sệt, e dè, nhưng
để chuẩn bị tâm hồn và thể xác mình cho được phần nào xứng đáng với việc thánh.
Lm Phêrô Trần Thế Tuyên
Cậu bé Marcellino
(‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
Một cuốn phim mang tựa đề: “Cậu bé Marcellino” kể lại câu
chuyện sau đây:
Ở cổng nhà dòng nọ có cậu bé bị bỏ rơi, một thầy dòng đã đem
về nhà dòng nuôi. Với thời gian, cậu bé lớn lên, khôn ngoan và tinh nghịch. Vốn
tính nghịch ngợm, cậu bé bị cấm không được leo lên kho trên gác. Nhưng vì tò
mò, ngày nọ Marcellino đã leo lên kho trên gác. Cậu sửng sốt khi thấy có một
người khổng lồ bị treo trên Thánh giá. Nghĩ rằng người này đang đói, nên ngay
đêm đó, Marcellino đã lẻn vào bếp ăn cắp bánh và rượu đem lên cho người bị treo
trên Thánh giá. Từ đó, ngày ngày cậu bé cứ âm thầm tiếp tế lương thực cho con
người khốn khổ ấy. Thế rồi, một ngày nọ người khổng lồ ấy xuống khỏi Thánh giá,
đến bên cạnh cậu bé và hỏi:
- “Con thích điều gì nhất”.
Cậu bé đáp:
- “Con muốn được thấy mẹ con”.
Người khổng lồ liền nói:
- “Con hãy nhắm mắt lại và ngủ say”.
Ngày hôm sau, các tu sĩ trong nhà không thấy Marcellino nữa,
họ đi tìm khắp nơi và cuối cùng thấy cậu bé đã chết trong vòng tay của Chúa
Giêsu trên Thánh giá.
Anh chị em thân mến, đối với Marcellino trong câu chuyện
trên, bánh và rượu là ngôn ngữ cậu bé dùng để nói với Chúa Giêsu: “Con yêu mến
Chúa”, “Con muốn được săn sóc Chúa, nuôi dưỡng Chúa”. Còn đối với Chúa Giêsu,
bánh và rượu Ngài ban qua Bí tích Thánh Thể là dấu chỉ của tình yêu hiến thân
để trở thành lương thực nuôi sống chúng ta, và Ngài muốn chúng ta mở rộng tâm
hồn để đón nhận.
Mở rộng tâm hồn đón nhận Ngài trong Thánh Thể, con người mới
có thể mở rộng trái tim và đôi bàn tay để đón nhận Ngài nơi tha nhân. Chúa
Giêsu là Bánh từ trời xuống để lôi kéo họ về với Thiên Chúa. Chia sẻ sự sống
thần linh nơi bàn tiệc Thánh Thể, người tín hữu được mời gọi chia sẻ cơm bánh
hằng ngày với tha nhân. Và kỳ diệu thay, chính khi chia sẻ với tha nhân, người
tín hữu cảm nhận được sự sống trường sinh và hạnh phúc đích thức tràn ngập tâm
hồn.
Thưa anh chị em, Bí tích Thánh Thể là Bí tích của Tình Yêu.
Vì yêu thương chúng ta, Chúa Giêsu đã có một sáng kiến lạ lùng là lấy chính
Thịt Máu của Ngài làm của ăn của uống để nuôi sống chúng ta. Chính Chúa Giêsu
đã khẳng định: Chính Ngài là của ăn và của uống Chúa Giêsu ban hoàn toàn khác
với manna và mạch nước trong sa mạc: “Ai ăn bánh này sẽ được sống đời đời”.
Chúa Giêsu không nhằm thoả mãn cái đói cái khát thể xác. Thế nên, Ngài xác
quyết: “Thịt Tôi thật là của ăn, Máu Tôi thật là của uống”. Vậy Bánh Ngài ban
chính là Thịt Máu Ngài. Cụm từ “Thịt Máu” ở đây không những bao gồm tất cả
những gì nuôi sống linh hồn con người để đưa đến sự sống vĩnh cửu, mà còn ám
chỉ đến Mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa. Con Thiên Chúa đã nhập thể mang
lấy xác phàm trong thân phận con người và đã đổ máu ra trên Thập giá để cứu
chuộc nhân loại. Ngài đã chấp nhận trở thành của ăn của uống là những cái
thường tình nhất của cuộc sống chúng ta để đưa chúng ta đến sự sống vĩnh hằng.
Vì lý do đó, Thánh Phaolô đã nhấn mạnh đến việc hiệp thông
với Chúa Giêsu Thánh Thể là kết hiệp mật thiết với chính Chúa Kitô, nghĩa là
đồng hoá với Ngài, nên giống Ngài trong tư tưởng, ngôn ngữ và cuộc sống: “Ai ăn
Thịt Tôi và uống Máu tôi, người ấy sẽ ở trong Tôi và Tôi ở trong người ấy”.
Không bí tích nào giúp chúng ta sống “với Chúa, nhờ Chúa và trong Chúa” bằng bí
tích Thánh Thể. Từ đó, Thánh Phaolô dám khẳng định: “Tôi sống, nhưng không còn
phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).
Từ việc kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể sẽ đưa chúng ta đến
việc hiệp nhất với các anh chị em tín hữu. Vì liên kết với Chúa Kitô, nên chúng
ta cũng liên kết với nhau để làm thành một thân thể duy nhất trong Chúa Kitô,
điều mà Thánh Phaolô gọi là “Nhiệm thể Chúa Kitô”. Ăn Thịt và uống Máu Chúa
Kitô là lãnh nhận một động lực mạnh mẽ nhất để dẹp bỏ và xua tan những mối bất
đồng, những mâu thuẫn sâu xa nhất để chỉ còn trở nên với Chúa Kitô một thân xác
và một linh hồn. Sự hiệp nhất của cộng đoàn Kitô hữu trong Bí tích Thánh Thể có
sức mạnh thu phục những khách bàng quan, những người xa lạ đến với Giáo Hội,
như các tín hữu thời sơ khai đã từng chinh phục và đem lại ảnh hưởng lớn lao
cho thế giới ngoại giáo: Họ nói với nhau: “Kìa xem coi họ (các tín hữu Kitô)
yêu thương đoàn kết với nhau biết chừng nào!” (x.Cv 2,42-47).
Anh chị em thân mến, “Phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên
Thiên Chúa”. Tất cả chúng ta đều được mời đến dự tiệc Thánh Thể. Thế nhưng có
khá đông người tham dự Thánh lễ mà không tiếp rước Mình Máu Thánh Chúa. Phải
chăng Thánh lễ đối với họ chỉ còn là một nghi thức và bổn phận phải làm, chứ
không còn là sự sống được trao ban và lãnh nhận? Hoặc phải chăng vì thấy việc
rước lễ xem ra không có hiệu quả trong đời sống, nên họ thất vọng và không muốn
rước lễ nữa? “Phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa”. Chẳng lẽ được
mời đến dự tiệc mà chẳng ăn uống gì, chỉ ngồi đó “nhìn miệng” các thực khách,
rồi ra về mà lòng vẫn u sầu và bụng vẫn đói meo? Thiết tưởng không phải vô ích
khi khẳng định lại điều này: Chẳng bao giờ chúng ta đến với người khác thực sự,
nếu không kết hợp thâm sâu với Chúa Kitô.
Đức Cha Helder Camera, Tông Giám Mục Giáo phận Récite ở
Braxil, đã chia sẻ kinh nghiệm thống nhất đời sống hoạt động và chiêm niệm của
ngài thế này: “Mỗi sáng, tôi được nuôi dưỡng bằng Đức Kitô trong Bí tích Thánh
Thể, rồi suốt ngày, tôi gặp gỡ Đức Kitô nơi anh chị em tôi. Cũng một Chúa Giêsu
ở trên bàn thờ và ngoài đường phố”. Có lẽ chúng ta dễ quên chân lý này: Hiệp
nhất với Chúa Kitô phải đưa đến sự hiệp nhất với anh em. Nói cách khác, hiệp
nhất với Chúa Kitô đang hiện diện ẩn dấu nơi anh chị em mình, nhất là nơi những
người nghèo đói và bất hạnh (x.Mt 25). Và chúng ta cũng hay quên rằng: Hiệp
nhất sự sống phải được thể hiện trong sự hiệp nhất lối sống. Lối sống của Chúa
Giêsu Thánh Thể là lối sống của tình yêu tự hiến để cho nhân loại được sống, là
phục vụ đến hy sinh mạng sống để làm giá cứu chuộc muôn người.
Được nuôi dưỡng cùng một Bánh Thánh –là Thịt Máu Chúa Giêsu-
chúng ta được mời gọi chia sẻ chén cơm hằng ngày cho anh em và dấn thân hoạt
động cho một trật tự công bằng, huynh đệ, cho cuộc sống ấm no hạnh phúc của mọi
người trên thế giới hôm nay.
Lectio Divina: Lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa Kitô (A)
Chúa Nhật, 22 Tháng 6,
2014
Đức Giêsu là Bánh Hằng
Sống
“Ai ăn Bánh này thì sẽ
sống đời đời”
Ga 6:51-58
1. Lời
nguyện mở đầu
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy ban Thần Khí Chúa đến
giúp chúng con đọc Kinh Thánh với tâm tình mà Chúa đã đọc cho các môn đệ trên
đường Emmau. Trong ánh sáng của Lời Chúa, được viết trong Kinh
Thánh, Chúa đã giúp các môn đệ khám phá ra được sự hiện diện của Thiên Chúa
trong nỗi đau buồn về bản án và cái chết của Chúa. Vì thế, cây thập giá
tưởng như là sự kết thúc của mọi niềm hy vọng, đã trở nên nguồn mạch của sự
sống và sự sống lại.
Xin hãy tạo trong chúng con sự thinh lặng để
chúng con có thể lắng nghe tiếng Chúa trong sự Tạo Dựng và trong Kinh Thánh,
trong các sự việc của đời sống hằng ngày và trong những người chung quanh, nhất
là những người nghèo khó và đau khổ. Nguyện xin Lời Chúa hướng dẫn chúng
con, để cũng giống như hai môn đệ từ Emmau, chúng con cũng sẽ được hưởng sức
mạnh sự phục sinh của Chúa và làm chứng cho những người khác rằng Chúa đang
sống hiện hữu giữa chúng con như nguồn mạch của tình anh em, công lý và hòa
bình. Chúng con cầu xin vì danh Chúa Giêsu, con của Đức Maria, Đấng đã
mặc khải cho chúng con về Chúa Cha và đã sai Chúa Thánh Thần đến với chúng
con. Amen.
2. Bài Đọc
a) Chìa
khóa dẫn đến bài đọc:
Vào ngày Lễ Kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô,
chúng ta suy niệm về phần cuối của bài giảng dài vềBánh Hằng Sống. Trong
bài giảng này, Tin Mừng của Gioan giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa sâu xa về
việc bánh hóa ra nhiều và về Bí Tích Thánh Thể. Trong bài đọc, chúng
ta sẽ cố gắng chú ý tới những lời của Chúa Giêsu giúp cho người ta hiểu được dấu
chỉ của Bánh Hằng Sống.
b) Phân
đoạn bài Tin Mừng để trợ giúp cho bài đọc:
Ga 6:51: Lời
khẳng định đầu tiên tóm tắt tất cả mọi việc
Ga 6:52: Phản
ứng trái ngược của người Do Thái
Ga 6:53-54: Câu
trả lời của Chúa Giêsu khẳng định những gì Người đã nói trước đó
Ga 6:55-58: Chúa
Giêsu đưa ra một kết luận cho sự sống
c) Phúc Âm:
51 Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân Do Thái
rằng: “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này
thì sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế
gian được sống.” 52 Vậy người Do Thái tranh luận với
nhau rằng: “Làm sao ông này có thể lấy thịt mình cho chúng ta ăn
được?” 53 Bấy giờ Chúa Giêsu nói với họ: “Thật,
Ta bảo thật các ngươi: Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống
máu Ngài, các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi. 54 Ai
ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống
lại ngày sau hết. 55 Vì thịt Ta thật là của ăn, và
máu Ta thật là của uống. 56 Ai ăn thịt Ta và uống
máu Ta, thì ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy. 57 Cũng
như Cha, là Đấng hằng sống đã sai Ta, nên Ta sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta, chính
người ấy cũng sẽ sống nhờ Ta. 58Đây là bánh bởi trời
xuống, không phải như cha ông các ngươi đã ăn manna và đã chết. Ai
ăn bánh này thì sẽ sống đời đời.”
3. Giây phút
thinh lặng cầu nguyện:
Để Lời Chúa được thấm
nhập và soi sáng đời sống chúng ta.
4. Một vài
câu hỏi gợi ý:
Để giúp chúng ta trong
việc suy gẫm cá nhân.
a) Phần nào trong đoạn Tin Mừng đánh
động tôi nhất? Tại sao?
b) Trong đoạn Tin Mừng, chữ sự
sống được dùng mấy lần và nói cho chúng ta điều gì về sự
sống?
c) Chúa Giêsu nói: “Ta là
Bánh hằng sống từ trời xuống”. Điều này có nghĩa gì? Hãy
tìm câu trả lời trong đoạn Tin Mừng.
d) Đoạn Tin Mừng nói cho chúng ta
điều gì về con người của Chúa Giêsu: chức vụ, địa vị, v.v. ?
e) Làm cách nào đoạn Tin Mừng này
giúp chúng ta hiểu tường tận hơn ý nghĩa của Bí tích Thánh Thể?
5. Dành cho
những ai muốn đào sâu vào trong bài giảng về Bánh Hằng Sống.
a) Bối cảnh
đoạn Tin Mừng của chúng ta trong bài giảng về Bánh Hằng Sống:
Bài giảng về Bánh Hằng
Sống (Ga 6:22-71) là một chuỗi của bảy cuộc đối thoại ngắn giữa Chúa Giêsu và
những kẻ ở lại vời Người sau khi bánh đã được hóa ra nhiều. Chúa
Giêsu đã cố gắng mở mắt dân chúng, làm cho họ hiểu được rằng nếu chỉ gắng sức
để có được một miếng bánh vật chất thì chưa đủ. Sự bương chải hằng ngày
cho của ăn vật chất không chạm đến cội rễ nếu nó không được đi kèm với sự mầu
nhiệm. Người ta không chỉ sống nhờ cơm bánh! (Đnl
8:3) Bảy cuộc đối thoại ngắn gọn là một giáo lý rất tuyệt đẹp giải
thích cho người ta ý nghĩa sâu sắc của việc bánh hóa ra nhiều và của Phép Thánh
Thể. Trong suốt cuộc đối thoại đã xuất hiện những nhu cầu cấp bách
mà việc sống nhờ vào đức tin nơi Đức Giêsu cho đời sống chúng ta. Dân
chúng phản ứng. Họ vẫn còn ngạc nhiên bởi những lời của Chúa
Giêsu. Nhưng Chúa Giêsu không nhân nhượng, Người không thay đổi các
điều kiện của mình. Và vì lý do này, nhiều người đã bỏ Chúa mà
đi. Ngay cả ngày nay điều này vẫn còn xảy ra: Khi Tin
Mừng bắt đầu đòi hỏi một sự quyết tâm, thì nhiều người bỏ rơi nó. Khi
bài giảng của Chúa Giêsu càng tiến xa hơn một chút, thì càng ít người ở lại
xung quanh Chúa. Cuối cùng, chỉ có mười hai người ở lại và Chúa
Giêsu vẫn không thể tin tưởng nơi họ!
Dưới đây là thứ tự của
bảy cuộc đối thoại tạo nên bài giảng dài về Bánh Hằng Sống:
Ga 6:22-27:
Cuộc đối thoại thứ
nhất: Mọi người tìm kiếm Chúa Giêsu vì họ muốn có thêm bánh
Ga 6:28-33:
Cuộc đối thoại thứ
hai: Chúa Giêsu đòi hỏi người ta ra công làm việc để có bánh đích
thực
Ga 6:34-40:
Cuộc đối thoại thứ
ba: Bánh đích thực là thực hiện những việc theo ý của Thiên Chúa
Ga 6:41-51:
Cuộc đối thoại thứ
tư: Phàm những ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha thì
chấp nhận Chúa Giêsu
Ga 6:52-58:
Cuộc đối thoại thứ
năm: Thịt và Máu Chúa: biểu hiện của sự sống và của
tặng phẩm tối cao
Ga 6:59-66:
Cuộc đối thoại thứ
sáu: Nếu không có ánh sáng của Thần Khí Chúa thì những lời này
không thể nào được hiểu
Ga 6:67-71:
Cuộc đối thoại thứ
bảy: Lời tuyên xưng lòng tin của ông Phêrô
b) Lời bình
giải về bảy cuộc đối thoại đã tạo nên bài giảng về Bánh Hằng Sống:
Năm 2005 là Năm Thánh
Thể. Đây là lý do tại sao, thay vì chỉ cho ý kiến về tám câu trong
đoạn Tin Mừng của Chúa Nhật tuần này (Ga 6:51-58), chúng tôi thiết nghĩ đưa ra
một chìa khóa chung để hiểu được bảy cuộc đối thoại ngắn đã làm thành toàn bộ
bài giảng. Một cái nhìn tổng quát toàn bộ sẽ giúp hiểu rõ hơn ý
nghĩa và tầm quan trọng của tám câu của bài Tin Mừng phụng vụ trong ngày Lễ
Kính Mình Máu Thánh Chúa Kitô này.
Cuộc đối thoại thứ
nhất – Ga
6:22-27: Mọi người tìm kiếm Chúa Giêsu vì họ muốn có thêm bánh
22 Hôm sau, đám đông dân chúng còn đứng ở
bờ bên kia Biển Hồ, thấy rằng ở đó chỉ có một chiếc thuyền và Đức Giêsu lại
không cùng xuống thuyền đó với các môn đệ, nhưng chỉ có các ông đi mà thôi.23 Tuy
nhiên, có những thuyền khác từ Tibêria đến, gần nơi dân chúng đã được ăn bánh
sau khi Chúa dâng lời tạ ơn. 24 Vậy khi dân chúng thấy Đức
Giêsu cũng như các môn đệ đều không có ở đó, thì họ xuống thuyền đi
Cáp-pha-naum tìm Người. 25 Khi gặp thấy Người ở bên kia
Biển Hồ, họ nói: “Thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ vậy?” 26 Đức
Giêsu đáp: “Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không
phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê. 27 Các
ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương
thực trường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban
cho các ông, bởi vì chính Con Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác
nhận.”
Đám đông dân chúng
thấy phép lạ, nhưng họ không hiểu rằng đó là câu hỏi được đặt ra cho dấu
hiệucủa một điều gì to tát hơn và sâu sắc hơn. Họ chỉ dừng lại
trên khía cạnh bề ngoài của thực tế, trong việc phân phối thực phẩm. Họ
tìm kiến bánh hằng sống, nhưng chỉ lo cho phần thân xác. Theo đám
đông dân chúng, Chúa Giêsu đã làm một việc mà ông Môisen cũng đã làm trong quá
khứ: nuôi tất cả mọi người. Và dân chúng đã muốn quá khứ được
lặp lại. Nhưng Chúa Giêsu đòi hỏi người ta phải tiến thêm một
bước. Không ra công làm việc cho lương thực mau hư
nát, nhưng hãy ra công làm việc cho lương thực trường tồn cho sự sống trường
sinh.
Cuộc đối thoại thứ hai – Ga 6:28-33: Chúa Giêsu
đòi hỏi người ta ra công làm việc để có bánh đích thực
28 Họ liền hỏi Người: “Chúng tôi
phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn?” 29 Đức
Giêsu trả lời: “Việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm, là tin vào
Đấng Người đã sai đến.” 30 Họ lại hỏi: “Vậy
chính ông, ông làm được dấu lạ nào cho chúng tôi thấy để tin ông? Ông
sẽ làm gì đây? 31 Tổ tiên chúng tôi đã ăn manna trong sa
mạc, như có lời chép: Người đã cho họ ăn bánh bởi trời.” 32 Đức
Giêsu đáp: “Thật, Ta bảo thật các ông, không phải ông Môisen đã cho các
ông ăn bánh bởi trời đâu, mà chính Cha Ta cho các ông ăn bánh bởi trời, bánh
đích thực; 33 vì bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời
xuống, bánh đem lại sự sống cho thế gian.”
Dân chúng hỏi
Chúa: Chúng tôi phải làm gì để thực hiện những công việc của Thiên
Chúa? Và Chúa Giêsu trả lời: Hãy tin vào Đấng mà Người đã
sai đến! Đó là, tin vào Đức Giêsu. Và người ta phản
ứng: Hãy cho chúng tôi một dấu lạ để hiểu rằng ông đích thực là Đấng
được sai đến bởi Thiên Chúa. Cha ông chúng tôi đã ăn manna ông Môisen đã
ban cho họ! Theo ý dân chúng, ông Môisen là, và tiếp tục là, một nhà
lãnh đạo tuyệt vời, người đáng tin tưởng. Nếu Chúa Giêsu muốn người
ta tin vào Người, Người phải cho họ một dấu lạ lớn hơn dấu lạ ban bởi ông
Môisen. Chúa Giêsu trả lời rằng bánh cho bởi ông Môisen không phải
là bánh đích thực, bởi vì nó không bảo đảm sự sống cho bất cứ ai. Tất
cả đều đã chết trong sa mạc. Bánh đích thực của Thiên Chúa là bánh
sẽ vượt thắng cái chết và ban cho sự sống! Chúa Giêsu cố gắng giúp
dân chúng để giải thoát họ khỏi vết xe của quá khứ. Đối với Chúa
Giêsu, trung thành với quá khứ không có nghĩa là tự giam hãm mình trong những
điều của quá khứ và từ chối hoặc chối bỏ sự đổi mới. Trung thành với
quá khứ có nghĩa là chấp nhận những gì mới là hoa trái của hạt giống được trồng
trong quá khứ.
Cuộc đối thoại thứ ba – Ga 6:34-40: Bánh đích
thực là thực hiện những việc theo ý của Thiên Chúa.
34 Họ liền nói: “Thưa Ngài, xin
cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy.” 35 Đức Giêsu bảo
họ: “Chính Ta là bánh trường sinh. Ai đến với Ta, không
hề phải đói; ai tin vào Ta, chẳng khát bao giờ! 36 Nhưng
Ta đã bảo các ông: Các ông đã thấy Ta mà không tin. 37 Tất
cả những người Chúa Cha ban cho Ta đều sẽ đến với Ta, và ai đến với Ta, Ta sẽ
không loại ra ngoài; 38 vì Ta tự trời mà xuống, không phải
để làm theo ý Ta, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai Ta. 39 Mà
ý của Đấng đã sai Ta là tất cả những kẻ Người đã ban cho Ta, Ta sẽ không để mất
một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. 40 Thật
vậy, ý của Cha Ta là tất cả những ai thấy Con Người và tin vào Con Người, thì
được sống muôn đời, và Ta sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết.”
Người ta hỏi: Lạy
Thầy, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy! Họ nghĩ rằng Chúa
Giêsu đang nói về một thứ bánh đặc biệt. Sau đó, Chúa Giêsu trả lời
một cách rõ ràng: “Ta là bánh hằng sống!” Ăn bánh bởi trời
cũng giống như tín thác vào Chúa Giêsu và chấp nhận con đường Người đã
chỉ cho chúng ta, đó là: “Lương thực của Ta là thi hành ý muốn của
Cha Ta là Đấng ở trên trời!” (Ga 4:34). Đây là của ăn đích thực nuôi
dưỡng mọi người, của ăn luôn luôn ban cho chúng một đời sống mới. Đó
là hạt giống bảo đảm cho sự sống lại!
Cuộc đối thoại thứ tư – Ga 6:41-51: Phàm những
ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha thì chấp nhận Chúa Giêsu
41 Người Do Thái liền xầm xì phản đối, bởi
vì Đức Giêsu đã nói: “Ta là bánh từ trời xuống.” 42 Họ
nói: “Ông này chẳng phải là ông Giêsu, con ông Giuse đó sao? Cha
mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả, sao bây giờ ông ta lại nói: “Ta từ
trời xuống?” 43 Đức Giêsu bảo họ: “Các
ông đừng có xầm xì với nhau! 44Chẳng ai đến với Ta được, nếu
Chúa Cha là Đấng đã sai Ta, không lôi kéo người ấy, và Ta, Ta sẽ cho người ấy
sống lại trong ngày sau hết. 45 Xưa có lời chép
trong sách các ngôn sứ: Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy
dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ đến
với Ta. 46Không phải là đã có ai thấy Chúa Cha đâu, nhưng
chỉ có Đấng từ nơi Thiên Chúa mà đến, chính Đấng ấy đã thấy Chúa Cha. 47 Thật,
Ta bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. 48 Ta
là bánh trường sinh. 49 Tổ tiên các ông đã ăn manna
trong sa mạc, nhưng đã chết. 50 Còn bánh này là bánh
từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. 51 Ta là
bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống đời
đời. Và bánh ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được
sống.”
Bài giảng càng trở nên
khắt khe hơn. Bây giờ là những người Do Thái, đó là, những người
lãnh đạo của đám đông, họ xầm xì: “Ông này chẳng phải là ông Giêsu,
con ông Giuse, mà cha mẹ ông ta chúng ta đều biết cả đó sao? Sao bây
giờ ông ta lại nói: Ta từ trời xuống?” Họ tự cho mình có khả năng
hiểu biết và nhận thức được mọi việc đến từ Thiên Chúa. Nhưng họ đã
lầm. Nếu họ thực sự mở tâm trí cho những việc của Thiên Chúa, họ
sẽ cảm thấy sự thúc đẩy của Thiên Chúa trong họ khiến họ bị thu hút
về phía Chúa Giêsu và có thể nhận thức rằng Chúa Giêsu đến từ Thiên Chúa (Ga
6:45). Trong việc cử hành lễ Vượt Qua, người Do Thái tưởng nhớ lại
bánh trong sa mạc. Chúa Giêsu giúp họ tiến tới thêm một bước. Những
người cử hành lễ Vượt Qua chỉ nhớ đến bánh mà cha ông họ ăn trong sa mạc, thì
sẽ chết giống như tất cả họ đã chết! Ý nghĩa thật sự của lễ Vượt Qua
không phải là gợi nhớ lại bánh manna trong quá khứ từ trời xuống, nhưng là chấp
nhận Chúa Giêsu, Bánh Hằng Sống, Đấng từ Trời xuống và đi theo con đường mà
Người đã đi qua. Nó không có nghĩa là ăn thịt con chiên của lễ vượt
qua, nhưng là thịt của Chúa Giêsu, Đấng bởi trời mà xuống để ban sự sống cho
thế gian!
Cuộc đối thoại thứ năm – Ga 6:52-58: Thịt và Máu
Chúa: biểu hiện của sự sống và của tặng phẩm tối cao
52 Khi ấy người Do Thái tranh luận với nhau
rằng: “Làm sao ông này có thể lấy thịt mình cho chúng ta ăn được?” 53 Bấy
giờ Chúa Giêsu nói với họ: “Thật, Ta bảo thật các ngươi: Nếu
các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi sẽ không có sự
sống trong các ngươi. 54 Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì
có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết. 55 Vì
thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống. 56 Ai
ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy. 57 Cũng
như Cha, là Đấng hằng sống đã sai Ta, nên Ta sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta, chính
người ấy cũng sẽ sống nhờ Ta. 58 Đây là bánh bởi
trời xuống, không phải như cha ông các ngươi đã ăn manna và đã chết. Ai
ăn bánh này thì sẽ sống đời đời.
Người Do Thái phản
ứng: “Làm thế nào ông này có thể lấy thịt mình cho chúng ta ăn
được?” Họ không hiểu những lời này của Chúa Giêsu, bởi vì sự tôn
trọng sâu sắc đối với sự sống giới răn có từ thời Cựu Ước cấm không được ăn
máu, vì máu là dấu hiệu của sự sống (Đnl 12:16-23; At 15:29). Ngoài
ra, sắp đến ngày lễ Vượt Qua và trong một vài ngày mọi người sẽ ăn thịt và máu
của Con Chiên lễ Vượt Qua trong lễ cử hành đêm Vượt Qua. Họ đã hiểu
lời của Chúa Giêsu theo nghĩa đen, đây là lý do tại sao họ không hiểu. Ăn
thịt của Chúa Giêsu có nghĩa là chấp nhận Chúa Giêsu là Con Chiên lễ
Vượt Qua mới, máu của Người sẽ giải thoát họ khỏi ách nô lệ. Uống
máu của Chúa Giêsu có nghĩa là đồng hóa giống như đường lối của Người
về sự sống đã được biểu hiện qua cuộc đời của Chúa Giêsu. Điều ban
cho sự sống không phải là để kỷ niệm bánh manna của quá khứ, nhưng mà là để ăn
bánh mới này là Chúa Giêsu, thịt và máu của Người. Tham dự trong bữa
Tiệc Thánh Thể, chúng ta cùng đồng hóa theo đời sống của Người, món quà chính
thân xác Người, sự cống hiến của Người.
Cuộc đối thoại thứ sáu – Ga 6:59-66: Nếu không có
ánh sáng của Thần Khí Chúa thì những lời này không thể nào được hiểu
59 Đó là những điều Chúa Giêsu giảng dạy
trong hội đường ở Cáp-pha-naum. 60 Nghe rồi, nhiều môn đệ
của Người liền nói: “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe
nổi?” 61 Nhưng Chúa Giêsu tự mình biết được là các môn đệ
đang xầm xì về vấn đề ấy, Người bảo các ông: “Điều đó anh em lấy làm
chướng, không chấp nhận được ư? 62 Vậy nếu anh em
thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao? 63 Thần
Khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với
anh em là Thần Khí và là sự sống. 64 Nhưng trong anh em có
những kẻ không tin.” Quả thật, ngay từ đầu, Chúa Giêsu đã biết những
kẻ nào không tin, và kẻ nào sẽ nộp Người. 65 Người
nói tiếp: “Vì thế, Thầy đã bảo anh em: không ai đến với Thầy được,
nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho.” 66 Từ lúc đó,
nhiều môn đệ rút lui, không còn đi theo Người nữa.
Đến đây kết thúc bài
giảng của Chúa Giêsu trong hội đường ở Cáp-pha-naum. Nhiều môn đệ
của Người đã nghĩ: Chúa Giêsu phóng đại thái quá! Người
đang dẹp bỏ việc cử hành lễ Vượt Qua! Người đang chiếm lấy vị trí
tâm điểm của tôn giáo chúng ta! Vì lý do này, nhiều người đã bỏ cộng
đoàn và không còn đi theo Chúa Giêsu. Chúa Giêsu phản ứng bằng cách
nói: “Thần Khí mới ban cho sự sống, chứ xác thịt chẳng có ích
gì. Lời Thầy nói với anh em là Thần Khí và là sự sống.” Chúng
ta không nên hiểu theo nghĩa đen những lời của Chúa. Chỉ có sự trợ
giúp của ánh sáng của Chúa Thánh Thần thì mời có thể hiểu thấu được đầy đủ ý
nghĩa của tất cả mọi việc mà Chúa Giêsu đã nói (Ga 14:25-26; 16:12-13).
Cuộc đối thoại thứ bảy – Ga 6:67-71: Lời tuyên
xưng lòng tin của ông Phêrô
67 Vậy Đức Giêsu hỏi Nhóm Mười Hai: “Cả
anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?” 68 Ông
Simon Phêrô liền đáp: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với
ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. 69 Phần
chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của
Thiên Chúa.” 70 Chúa Giêsu đáp: “Chẳng
phải Thầy đã chọn anh em là Nhóm Mười Hai sao? Thế mà một người
trong anh em lại là quỷ!” 71 Người muốn nói về
Giuđa, con ông Simon Iscariốt; thật thế, chính y, một môn đệ trong Nhóm Mười
Hai, sẽ nộp Người.
Cuối cùng chỉ còn Nhóm
Mười Hai ở lại. Chúa Giêsu nói với các ông: “Cả anh em
nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?” Đối với Chúa Giêsu, điều quan
trọng không phải là con số những kẻ ở chung quanh Người. Chúa không
thay đổi lời giảng dạy khi mà lời ấy không làm vui lòng những kẻ khác.
Chúa ưa chuộng được ở
lại một mình, hơn là được vây quanh bởi những kẻ không chấp nhận công việc của
Chúa Cha. Câu trả lời của ông Phêrô thật là tuyệt vời: “Lạy
Thầy, bỏ Ngài thì chúng con sẽ đi theo ai? Chính Thầy mới có lời đem
lại sự sống đời đời!” Ngay cả khi không có sự thấu hiểu hoàn toàn
mọi việc, ông Phêrô chấp nhận Chúa Giêsu và tin tưởng nơi Người. Mặc
dù với những tất cả khả năng giới hạn của ông, Phêrô không giống như Nicôđêmô,
người muốn thấy tất cả mọi sự rõ ràng, để xác định cho ý nghĩ riêng của
mình. Ngay cả trong số Nhóm Mười Hai, có những người đã không chấp
nhận đề nghị của Chúa Giêsu.
c) Để tìm
hiểu sâu hơn nữa: Phép Thánh Thể và cuộc Xuất Hành Mới
Trong việc mô tả việc
bánh hóa ra nhiều, Tin Mừng theo Gioan cho thấy có nét tương ứng với cuộc Xuất
Hành Khỏi Đất Ai Cập xưa: Chúa Giêsu đi trên mặt nước và giảng về
Bánh Hằng Sống. Sự tương ứng này cho thấy rằng qua Bí Tích Thánh
Thể, một cuộc Xuất Hành mới diễn ra. Bí Tích Thánh Thể giúp chúng ta
sống trong trạng thái của cuộc Xuất Hành vĩnh viễn:
i) Việc
bánh hóa nhiều (Ga 6:1-15):
Đứng trước mặt Chúa
Giêsu là một đám đông đang đói và sự thách thức bảo đảm có lương thực cho tất
cả mọi người. Ngay cả ông Môisen cũng đã phải đối mặt với thách thức
này trong thời gian di chuyển dân chúng trong sa mạc (Xh 16:1-35; Ds
11:18-23). Sau khi ăn xong, người ta no thỏa và hài lòng nhận thấy
trong Chúa Giêsu có một Môisen mới, “vị Ngôn sứ, Đấng đã phải đến thế gian” (Ga
6:14), theo đúng như những gì đã được công bố trong Luật Giao Ước (Đnl
18:15-22).
ii) Chúa Giêsu
đi trên mặt nước (Ga 6:16-21):
Trong cuộc Xuất Hành,
dân chúng phải di chuyển đây đó để có được sự tự do và phải đối mặt với và vượt
qua biển cả (Xh 14:22). Cũng giống như ông Môisen, Chúa Giêsu phải
thống trị và chiến thắng biển cả, ngăn chặn thuyền của các môn đệ khỏi bị nuốt
chửng bởi các con sóng, và tìm cách đưa họ sang đến bờ bên kia một cách an
toàn.
iii) Bài
giảng về bánh hằng sống (Ga 6:22-58):
Bài giảng gợi lại
Chương 16 của sách Xuất Hành trong đó tả lại câu chuyện bánh manna. Khi
Chúa Giêsu nói về “một lương thực không bị hư nát” (Ga 6:27), Người nhắc lại
bánh manna bị hư nát và thối rữa (Xh 16:20). Người Do Thái “xầm xì”
hoặc phàn nàn về Chúa Giêsu (Ga 6:41), người Do Thái xưa kia cũng làm như thế
trong sa mạc, những kẻ nghi ngờ về sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc hành
trình dài của họ (Xh 16:2; 17:3; Ds 11:1). Người Do Thái
đã nghi ngờ về sự hiện diện của Thiên Chúa trong con người của Đức Giêsu thành
Nagiarét (Ga 6:42). Chúa Giêsu là bánh manna đích thực Đấng ban cho
chúng ta sự sống đời đời.
6. Thánh
Vịnh 85 (84)
Công Lý và Hòa Bình đã
giao duyên
Lạy CHÚA, Ngài đã tỏ lòng thương thánh địa,
tù nhân nhà Giacóp, Ngài dẫn đưa về.
Tội vạ dân Ngài, Ngài tha thứ, mọi lỗi lầm, cũng phủ lấp đi.
Ngài dẹp trận lôi đình và nguôi cơn thịnh nộ.
Lạy Chúa Trời, Đấng cứu độ chúng con,
xin dẫn chúng con về, đừng hận chúng con nữa!
Phải chăng Ngài giận mãi không thôi,
đời lại đời cứ nuôi cơn thịnh nộ?
Nào chẳng phải chính Ngài
sẽ lại làm cho chúng con được sống
để dân riêng được hoan hỷ trong Ngài?
Lạy CHÚA, xin tỏ cho chúng con thấy tình thương của Chúa,
và ban ơn cứu độ cho chúng con.
Tôi lắng nghe điều Thiên Chúa phán,
điều CHÚA phán là lời chúc bình an
cho dân Người, cho kẻ trung hiếu
và những ai hướng lòng trí về Người.
Chúa sẵn sàng ban ơn cứu độ cho ai kính sợ Chúa,
để vinh quang của Người hằng chiếu toả trên đất nước chúng ta.
Tín nghĩa ân tình nay hội ngộ,
hoà bình công lý đã giao duyên.
Tín nghĩa mọc lên từ đất thấp,
công lý nhìn xuống tự trời cao.
Vâng, chính CHÚA sẽ tặng ban phúc lộc
và đất chúng ta trổ sinh hoa trái.
Công lý đi tiền phong trước mặt Người,
mở lối cho Người đặt bước chân.
tù nhân nhà Giacóp, Ngài dẫn đưa về.
Tội vạ dân Ngài, Ngài tha thứ, mọi lỗi lầm, cũng phủ lấp đi.
Ngài dẹp trận lôi đình và nguôi cơn thịnh nộ.
Lạy Chúa Trời, Đấng cứu độ chúng con,
xin dẫn chúng con về, đừng hận chúng con nữa!
Phải chăng Ngài giận mãi không thôi,
đời lại đời cứ nuôi cơn thịnh nộ?
Nào chẳng phải chính Ngài
sẽ lại làm cho chúng con được sống
để dân riêng được hoan hỷ trong Ngài?
Lạy CHÚA, xin tỏ cho chúng con thấy tình thương của Chúa,
và ban ơn cứu độ cho chúng con.
Tôi lắng nghe điều Thiên Chúa phán,
điều CHÚA phán là lời chúc bình an
cho dân Người, cho kẻ trung hiếu
và những ai hướng lòng trí về Người.
Chúa sẵn sàng ban ơn cứu độ cho ai kính sợ Chúa,
để vinh quang của Người hằng chiếu toả trên đất nước chúng ta.
Tín nghĩa ân tình nay hội ngộ,
hoà bình công lý đã giao duyên.
Tín nghĩa mọc lên từ đất thấp,
công lý nhìn xuống tự trời cao.
Vâng, chính CHÚA sẽ tặng ban phúc lộc
và đất chúng ta trổ sinh hoa trái.
Công lý đi tiền phong trước mặt Người,
mở lối cho Người đặt bước chân.
7. Lời
Nguyện Kết
Lạy Chúa Giêsu, chúng con xin cảm tạ Chúa về
Lời Chúa đã giúp chúng con hiểu rõ hơn ý muốn của Chúa Cha. Nguyện
xin Thần Khí Chúa soi sáng các việc làm của chúng con và ban cho chúng con sức
mạnh để thực hành Lời Chúa đã mặc khải cho chúng con. Nguyện xin cho
chúng con, được trở nên giống như Đức Maria, thân mẫu Chúa, không những chỉ
lắng nghe mà còn thực hành Lời Chúa. Chúa là Đấng hằng sống hằng trị
cùng với Đức Chúa Cha trong sự hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn
đời. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét