16/08/2014
Thứ Bảy sau Chúa Nhật
19 Quanh Năm
Bài
Ðọc I: (Năm II) Ed 18, 1-10. 13b. 30. 32
"Ta
sẽ xét xử mỗi người theo cách nó sống".
Trích
sách Tiên tri Êdêkiel.
Có
lời Chúa phán cùng tôi rằng: Tại sao giữa các ngươi trong Israel có câu tục ngữ
rằng: "Cha ông ăn nho chua thì con cháu ghê răng"?
Chúa
là Thiên Chúa phán, Ta lấy sự sống Ta mà thề không lặp lại câu tục ngữ ấy ở
Israel nữa. Này tất cả mọi sinh mạng đều thuộc về Ta; sinh mạng người cha cũng
như sinh mạng người con, đều thuộc về Ta. Ai phạm tội, người ấy sẽ chết. Ai
công chính, giữ lề luật và đức công bình, không ăn (của cúng) trên núi và không
ngước mắt nhìn các thần tượng của nhà Israel, không xúc phạm đến vợ người khác,
không gần gũi đàn bà khi họ không được sạch, không áp bức người ta, trả đồ cầm
cố cho người mắc nợ, không cưỡng đoạt của ai, đem bánh cho người đói khát, đem
áo mặc cho người trần trụi, không cho vay ăn lời, không lấy thêm của người, giữ
tay không làm điều gian ác, xét đoán công minh giữa hai người, ăn ở theo luật lệ
của Ta, và giữ các giới răn của Ta để thực hiện chân lý, người đó mới là công
chính, nó sẽ được sống, Chúa là Thiên Chúa phán.
Nhưng
nếu người đó sinh ra một đứa con trộm cướp, khát máu, phạm tội trong những lỗi
nói trên, thì đứa con ấy không đáng sống, vì đã làm những điều đáng ghét, nó sẽ
chết, và máu nó sẽ đổ trên đầu nó.
Vì
vậy, hỡi nhà Israel, Ta sẽ xét xử mỗi người theo cách nó sống: Chúa là Thiên
Chúa phán. Các ngươi hãy trở lại và hãy hối cải tất cả những điều gian ác, thì
sự gian ác sẽ không huỷ diệt các ngươi. Hãy dứt bỏ hết mọi tội lỗi các ngươi đã
phạm, và hãy tạo cho các ngươi một tâm hồn và một tinh thần mới. Hỡi nhà
Israel, tại sao các ngươi muốn chết. Ta không thích cho ai phải chết: Chúa là
Thiên Chúa phán. Hãy trở lại để được sống.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 50, 12-13. 14-15. 18-19
Ðáp: Ôi lạy Chúa,
xin tạo cho con quả tim trong sạch (c. 12a).
Xướng:
1) Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch, và canh tân tinh thần cương
nghị trong người con. Xin đừng loại con khỏi thiên nhan Chúa, chớ thu hồi Thánh
Thần Chúa ra khỏi con. - Ðáp.
2)
Xin ban lại cho con niềm vui ơn cứu độ; với tinh thần quảng đại, Chúa đỡ nâng
con. Con sẽ dạy kẻ bất nhân đường nẻo Chúa, và người tội lỗi sẽ trở về với
Ngài. - Ðáp.
3)
Bởi vì Chúa chẳng ưa gì sinh lễ, nếu con dâng lễ toàn thiêu, Chúa sẽ không ưng.
Của lễ con dâng, lạy Chúa, là tâm hồn tan nát; lạy Chúa, xin đừng chê tấm lòng
tan nát khiêm cung. - Ðáp.
Alleluia:
Tv 118, 18
Alleluia,
alleluia! - Lạy Chúa, xin mở rộng tầm con mắt con, để con tuân cứ luật pháp của
Chúa và để con hết lòng vâng theo luật đó. - Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 19, 13-15
"Ðừng
ngăn cấm các trẻ nhỏ đến với Ta, vì Nước Trời là của những người giống như
chúng".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, người ta đem những trẻ nhỏ đến cho Chúa Giêsu để Người đặt tay và cầu nguyện
cho chúng. Các môn đệ liền quở trách chúng, nhưng chúa Giêsu bảo: "Hãy để
các trẻ nhỏ đến với Ta, và đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Trời là của những người
giống như chúng". Sau khi Người đặt tay trên chúng, thì Người đi khỏi nơi
đó.
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Chúa
Giêsu Với Trẻ Nhỏ
Các
trẻ nhỏ được Chúa Giêsu yêu thương và đưa ra làm mẫu mực cho những ai muốn bước
vào Nước Trời: "Nếu các con không hóa nên như trẻ nhỏ, các con không được
vào Nước Trời. Ai hạ mình xuống như trẻ nhỏ, đó là kẻ lớn nhất trong Nước Trời".
Tinh thần tu đức trẻ thơ là đơn sơ, phó thác, không cậy dựa vào sức riêng,
nhưng đặt trọn tin tưởng vào Chúa.
Tin
Mừng Giáo Hội cho chúng ta lắng nghe hôm nay đề cập đến trẻ nhỏ trong một hoàn
cảnh khác, với những lời của Chúa Giêsu: "Cứ để trẻ nhỏ đến với Thầy, đừng
ngăn cấm chúng, vì những ai giống như chúng mới được vào Nước Trời". Người
ta dẫn các trẻ em đến với Chúa Giêsu để Ngài đặt tay và cầu nguyện cho chúng. Ðặt
tay và cầu nguyện cho một người là nghi thức tôn giáo quen thuộc trong Do thái
giáo thời Chúa Giêsu. Những vị lãnh đạo tôn giáo và các Rabbi thường đặt tay và
cầu nguyện cho những ai đến xin được chúc lành; họ cũng đặt tay trên trẻ nhỏ và
cầu nguyện cho chúng, mặc dù theo phong tục người Do thái thời đó, những trẻ nhỏ
không có địa vị, không có giá trị gì, chỉ khi nào trẻ đến tuổi 12, nó mới được
nhìn nhận có chỗ đứng trong cộng đoàn. Các môn đệ Chúa Giêsu lúc đó chưa thay đổi
tâm thức, họ còn ngăn cản không cho người ta đem các trẻ nhỏ đến với Chúa.
Thái
độ và lời dạy của Chúa Giêsu nhắc cho các môn đệ lúc đó và cho chúng ta ngày
hôm nay rằng trong cộng đoàn Giáo Hội, mọi người không tùy thuộc hạng tuổi, đều
có quyền đến với Chúa để Chúa đặt tay, cầu nguyện và chúc lành cho; không ai bị
loại khỏi tình yêu và ân sủng của Chúa, dù là một đức trẻ. Các nhà chú giải đã
xem đoạn Tin Mừng này như là căn bản cho việc rửa tội trẻ nhỏ được cộng đoàn
tiên khởi thực hiện.
"Cứ
để trẻ nhỏ đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng". Chúng ta có thái độ kỳ thị,
ngăn cản các trẻ nhỏ đến với Chúa không? Có những người lớn, những bậc cha mẹ
rơi vào tâm thức của các môn đệ ngày xưa: họ không đem con cái đến với Chúa
Giêsu, họ không nêu gương sống đức tin cho con cái, cũng không muốn cho con cái
lãnh nhận Bí tích Rửa tội, nại lý do tôn trọng tự do của con cái, đợi chúng lớn
lên và tự quyết định muốn rửa tội hay không. Ðây là thái độ sai lầm về ơn cứu rỗi
của Chúa: Ơn Chúa được ban nhưng không cho mọi người, chúng ta là ai mà dám xét
đoán về điều kiện tuổi tác để được Chúa chúc lành và ban ơn cứu rỗi.
Hãy
để các trẻ nhỏ đến với Chúa Giêsu, đừng ngăn cản chúng. Xin Chúa giúp chúng ta
chu toàn trách nhiệm cao cả này, với ý thức rằng ân sủng và chúc lành của Chúa
là kho tàng quí giá mà chúng ta có thể trao lại cho con cái chúng ta.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Bảy Tuần 19
TN2, Năm Chẵn
Bài đọc: Eze 18:1-10, 13,
30-32; Mt 19:13-15.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Mỗi người phải chịu
trách nhiệm về hành động của mình.
Theo
thuyết Nhân Quả của nhà Phật thì nhân nào quả đó: quả tốt nhân tốt, quả xấu
nhân xấu hay “đời cha ăn mặn đời con khát nước.” Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu cũng
nói một câu tương tự: xem quả biết cây, cây xấu không thể sinh quả tốt, và ngược
lại, cây tốt không thể sinh quả xấu. Vì thế, nếu con cái tốt là bởi cha mẹ tốt
và con cái xấu là do bởi cha mẹ xấu, và cứ thế truyền đi hết thế hệ này qua thế
hệ khác. Nếu hiểu như thế, một khi đã rơi vào vòng xấu là cứ xấu mãi và không
có hy vọng gì thoát ra khỏi vòng xấu xa này?
Trong
bài đọc I, ngôn sứ Ezekiel tường thuật Thiên Chúa lên án niềm tin này và Ngài
truyền cho Israel không được truyền bá niềm tin này nữa. Nguyên tắc trên (nhân
quả) chỉ là nguyên nhân phụ (secondary cause); nguyên nhân chính (primary
cause) là tùy thuộc nơi con người làm. Trong sự quan phòng của Thiên Chúa, mỗi
người phải chịu trách nhiệm về các hành động của mình; tuy nhiên, việc lành hay
điều ác của một người cũng đều có ảnh hưởng trên người khác. Trong Phúc Âm,
Chúa Giêsu la rầy các môn đệ vì họ ngăn cản các trẻ nhỏ không cho chúng đến với
Ngài.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Trách nhiệm của mỗi người về hành động mình làm.
Không
phải chỉ ở Việt-Nam mới có câu tục ngữ “Đời cha ăn mặn đời con khát nước,” người
Do Thái cũng có câu tục ngữ tương đương lan tràn trong dân chúng “Đời cha ăn
nho xanh, đời con phải ê răng.” Thiên Chúa cực lực phản đối niềm tin này khi
Ngài nói: “Ta lấy mạng sống Ta mà thề, các ngươi sẽ không còn truyền cho nhau
câu ngạn ngữ đó trong Israel nữa. Này, mạng sống nào cũng thuộc về Ta; mạng sống
của cha cũng như mạng sống của con đều thuộc về Ta. Ai phạm tội, kẻ ấy phải chết.”
Mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm về các hành vi của mình, chứ không được đổ tội
cho ai cả.
Nguy
hiểm của niềm tin: tội lỗi và hình phạt truyền từ đời cha qua đời con là một
khi đã lâm vào vòng dây chuyền này sẽ không còn hy vọng gì nữa! Nhưng Thiên
Chúa cho con người niềm hy vọng để ra khỏi vòng này: Ngay từ đời cha, ông đã có
thể ăn năn trở lại để được Chúa xóa tội; nếu ông không ăn năn và hư mất, con
ông vẫn có thể bỏ đường tội lỗi nếu đã trót lâm vào. Tóm lại, theo kế họach tha
thứ của của Thiên Chúa, sẽ chẳng còn một chướng ngại nào cản trở sự trở lại của
con người trừ sự cứng lòng của họ. Lý do đơn giản Chúa đưa ra hôm nay: “Quả thật,
Ta không vui thích gì về cái chết của kẻ phải chết, nhưng muốn nó ăn năn trở lại
và được sống.”
2/
Phúc Âm:
Nước Trời là của những người giống như con trẻ?
Tại
sao các môn đệ la rầy trẻ nhỏ? Trẻ em thường ồn ào và chạy nhảy lung tung làm
chia trí cuộc đàm thọai hay cần được nghỉ ngơi của người lớn. Các môn đệ thấy
Thầy mình bận rộn tối ngày, hết giảng dạy rồi lại chữa bệnh, xuất hiện ở đâu
cũng kéo theo một đám đông ồn ào chen lấn, nên các ông có lý do để la rầy và
ngăn cản không cho chúng đến. Hiểu ý hướng tốt lành của họ nên Chúa Giêsu không
trách các ông, Ngài chỉ nói: Cứ để trẻ em đến với Thầy! Đừng ngăn cấm chúng, vì
Nước Trời là của những ai giống như chúng." Người đặt tay trên chúng, rồi
đi khỏi nơi đó.
Qua
bài học này, Chúa Giêsu dạy cho những người lãnh đạo một bài học quan trọng để
có thể đối đầu với đòi hỏi của đám đông. Khi chọn xuất hiện nơi công cộng là chọn
để cho đám đông đến với mình, đừng khinh thường và trốn tránh họ vì sứ vụ và
thành công của mình phần lớn cũng liên quan tới họ. Có những người sau khi đã nổi
tiếng tìm cách bảo vệ mình và xa lánh đám đông nên họ cũng từ từ rơi vào quên
lãng. Tuy nhiên, Chúa cũng không dạy dành hết thời giờ cho đám đông mà quên đi
việc nghỉ ngơi bồi dưỡng. Chúa đã từng nhắc nhở các môn đệ: “Các con hãy lui
vào nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi” (Mk 6:31); hay Chúa bảo các ông xuống thuyền
và chèo qua bờ bên kia trong khi Chúa giải tán đám đông đang muốn tuyên xưng
Chúa làm vua cai trị họ (Mt 14:22). Và rất nhiều lần, Ngài đã bỏ đám đông và
các môn đệ để lên núi cầu nguyện một mình (Mt 14:23, Lk 9:18, Jn 6:15). Chúa biết
cách làm chủ thời gian và xử thế trong mọi trạng huống xảy ra cho Ngài.
Người
lớn cần trở nên giống trẻ về phương diện nào? Chắc chắn Chúa không đòi chúng ta
trở nên trẻ nhỏ về mọi phương diện vì chúng cũng có những điều cần phải học để
trưởng thành hơn, nhưng một số các đặc tính của trẻ rất cần cho mối liên hệ giữa
chúng ta với Thiên Chúa như: (1) Trẻ thơ tuyệt đối tin tưởng nơi cha mẹ chứ
không nơi chúng hay người ngòai, chúng ta cũng phải tuyệt đối tin tưởng nơi
Thiên Chúa chứ không nơi bất cứ quyền lực nào khác, ngay cả chính mình.
(2)
Cha mẹ dạy sao nghe vậy, chúng chưa biết bướng bỉnh cãi lại; chúng ta cũng cần
có thái độ như vậy khi tiếp cận các giới răn của Chúa, đừng lý sự để tìm cách
biện minh cho các hành động sai trái của mình.
(3)
Trẻ thơ cần gì xin đấy, hết rồi lại xin thêm, chúng không biết tích trữ phòng hờ;
Chúa cũng đòi chúng ta như thế, lương thực này nào đủ cho ngày đó chứ không lo
tích trữ cho cả một đời trong khi biết bao người cần có của ăn hằng ngày.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Mỗi người phải chịu trách nhiệm về các hành động và cuộc đời mình. Chúng ta đừng
đổ tội cho tiền nhân cũng đừng tùy thuộc vào công đức của hậu thế.
-
Chúng ta cần có một niềm tin vững vàng nơi Thiên Chúa như con trẻ tin vào cha mẹ
chúng; đừng để những bon chen của cuộc sống làm chúng ta mất đi niềm tin này.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
HẠT GIỐNG NẨY MẦM - MÙA QUANH NĂM - TUẦN 19
Mt
19,13-15
A.
Hạt giống...
Người
do thái coi khinh trẻ nhỏ, vì chúng chưa đến hội đường để học cho nên chưa biết
Luật Môsê. Trong chuyện này, các môn đệ cũng theo quan điểm khinh thường trẻ nhỏ
như thế, cho nên khi người ta đem chúng đến với Chúa Giêsu thì các ông đuổi. Đó
là thái độ khai trừ.
Chúa
Giêsu không đồng ý với thái độ khai trừ đó. Ngài bảo “Cứ để trẻ em đến với Thầy
và đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Trời thuộc về những ai giống như chúng” : Trẻ
nhỏ (và những người giống như chúng) được Người đề cao không phải vì chúng khờ
dại hoặc yếu ớt mà vì 2 lý do : 1/ Chúng bị xã hội “khai trừ”. Mà ai bị người đời
khai trừ thì Thiên Chúa lại che chở ; 2/ Chúng ngoan ngoãn lệ thuộc và
tín nhiệm người lớn (trẻ nhỏ dễ nghe, dễ vâng lời). Hai điểm này khiến chúng trở
thành những “người nghèo” được Thiên Chúa ưu ái.
B....
nẩy mầm.
1.
Người đời quen phân biệt ai là người mình nên trọng ai là kẻ mình khinh thường.
Ngày xưa người do thái khinh thường và khai trừ một số người khỏi sinh hoạt
chung của xã hội và tôn giáo, đó là phụ nữ, người cùi, người tội lỗi công khai
và trẻ nhỏ…. Đặc điểm của Kitô giáo và đặc biệt của Công giáo là mở rộng vòng
tay tiếp đón mọi người không khai trừ ai.
Nhưng
đó mới chỉ là thái độ của Chúa Giêsu thôi. Đó có phải là thái độ của mọi kitô hữu
chưa ?
2.
Hãy để trẻ nhỏ đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng” : người lớn ngăn cấm trẻ nhỏ
đến với Chúa bằng nhiều cách : không dẫn chúng đến nhà thờ, không tạo điều kiện
cho chúng học giáo lý, làm gương xấu, gieo vào đầu óc ngây thơ của chúng những
ý tưởng đen tối v.v.
3.
Một cậu bé gõ cửa nhà một bà già và hỏi xem bà có mua những trái trứng cá chín
mọng cậu vừa hái được. Bà trả lời : “Có, bà sẽ xách xô của cháu vào bếp và đong
2 lít”.
Cậu
bé đứng ngoài đùa với con chó. Bà nói : “Sao cháu không vào xem bà đong có đúng
không ? Nhỡ bà lường gạt cháu thì sao ?”
-
Cháu không sợ, vì làm thế bà sẽ nhận được điều xấu nhất.
-
Cháu muốn nói gì ?
-
Vì cháu chỉ mất vài trái nhỏ, nhưng bà tự biến mình thành kẻ trộm. (Góp nhặt)
4.
Chúa Giêsu nói : “Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng vì Nước Trời
thuộc về những ai giống như chúng” (Mt 19,14)
Con
đường nhỏ xíu, chay ngoằn ngoèo. Nước chảy lênh láng, những dãy nhà nhô ra thụt
vào mất trật tự như đám con nít xóm này. Không thể tưởng tượng ở đâu ra nhiều
con nít đến thế. Chúng dơ bẩn, áo quần cũ rích, chạy lung tung ngoài đường, nói
bậy luôn mồm. Một cậu bé mải chơi đâm sầm vào một bà đi đường. Té ngã, thằng bé
văng tục. Bà kia quát : “Đồ du côn, đồ mất dạy...” Lời “giáo huấn” tưởng chùng
không bao giờ kết thúc.
Là
ai, nếu không phải người lớn đã vô tình hoặc cố ý làm vấy bẩn tâm hồn trong trắng
của các em. Hơn ai hết, chúng đủ tư cách được hưởng hạnh phúc nhất, nhưng xã hội
lại rất nhẫn tâm đè bẹp những cánh hoa mong manh ấy bằng những gương xấu, bằng
cơ chế nghèo hèn, thất học. Thậm chí những em kém may mắn bị đẩy ra đời sớm còn
tiêm nhiễm biết bao thói hư tật xấu. Thiên đàng của các em là đâu !
Xã
hội phân hoá giàu nghèo, con người quay cuồng với miếng cơm manh áo. Nhưng xin
Cha cho chúng con luôn biết nhớ và tôn trọng quyền được chăm sóc, giáo dục của
trẻ em. (Hosanna)
Lm. Carolo HỒ BẶC XÁI – Gp. Cần Thơ
16/08/14 THỨ BẢY TUẦN
19 TN
Th. Tê-pha-nô Hung-ga-ri
Mt 19,13-15
Th. Tê-pha-nô Hung-ga-ri
Mt 19,13-15
Suy niệm: Trong
Bài Giảng Trên Núi, Chúa Giê-su nói Nước Trời thuộc về những người hiền lành,
nghèo khó, trong sạch… nhưng lại không nói rõ đó là những ai, thuộc lứa tuổi
nào. Còn ở đây Chúa cho biết rõ: “Nước Trời thuộc về những người
giống như các trẻ nhỏ.” Do
đó, trẻ nhỏ trước mắt Thiên Chúa là những người đạt được những tiêu chuẩn của
Tám Mối Phúc Thật. Quả thật, trẻ nhỏ bất luận là da trắng, da vàng hay da đen
đều dễ thương vì những nét hiền lành, trong sạch, nhân ái… Tiếc thay, những nét
dễ thương ấy lắm khi đã sớm biến mất trên những khuôn mặt còn măng sữa, bởi vì
biết bao người đang ngăn cản chúng đến với Chúa bằng bạo lực, dâm ô, gian dối,
tham lam, ích kỷ… Chúa nói những người làm như thế đáng phải cột cối đá vào cổ
mà quăng xuống biển để khỏi làm gương xấu cho trẻ nhỏ nữa.
Mời Bạn kiểm
điểm và loại bỏ những gì có thể gây gương xấu cho trẻ nhỏ:
- nơi bạn: lời nói, hành động, tác
phong
- nơi gia đình bạn: sách báo, phim ảnh,
những chương trình TV xen lẫn những cảnh bạo lực dâm ô…
- hướng dẫn con em biết cách tự bảo vệ
trước những gương xấu ngoài xã hội
Nói riêng với các thiếu nhi: Các em cương quyết bảo vệ sự đơn sơ trong
trắng của mình bằng cách luôn luôn “nói không” với điều xấu. Nhớ lời thánh trẻ
Đa-minh Xa-vi-ô: “Thà chết chứ không phạm tội”.
Sống Lời Chúa: Nỗ
lực đấu tranh để xoá bỏ những gương xấu cho trẻ nhỏ.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, dù tuổi đời con là bao đi nữa, xin cho con luôn sống
tinh thần trẻ thơ trước nhan Chúa.
Để
trẻ em đến với Thầy (16.8.2014 – Thứ bảy Tuần 19 Thường niên)
Suy niệm:
Bàn tay con người thật là cao quý.
Trong Cựu Ước, Đức Chúa muốn ông Môsê đặt tay trên ông Giosuê
để chia sẻ cho ông này quyền lãnh đạo dân (Ds 27, 18. 23).
Cụ Giacóp đã chúc phúc cho hai đứa cháu là Épraim và Mơnase
bằng cách đưa hai tay đặt trên đầu chúng (St 48, 14).
Cử chỉ đặt tay trên cũng thường thấy trong Giáo Hội thuở ban đầu.
Chúa Thánh Thần được trao ban qua việc đặt tay (Cv 8, 17-19; 19, 6).
Qua đặt tay, bảy phó tế đầu tiên lãnh nhận sứ vụ (Cv 6, 6).
Bácnaba và Saolô cũng được đặt tay sai để sai đi truyền giáo (Cv 13, 3).
Trong Cựu Ước, Đức Chúa muốn ông Môsê đặt tay trên ông Giosuê
để chia sẻ cho ông này quyền lãnh đạo dân (Ds 27, 18. 23).
Cụ Giacóp đã chúc phúc cho hai đứa cháu là Épraim và Mơnase
bằng cách đưa hai tay đặt trên đầu chúng (St 48, 14).
Cử chỉ đặt tay trên cũng thường thấy trong Giáo Hội thuở ban đầu.
Chúa Thánh Thần được trao ban qua việc đặt tay (Cv 8, 17-19; 19, 6).
Qua đặt tay, bảy phó tế đầu tiên lãnh nhận sứ vụ (Cv 6, 6).
Bácnaba và Saolô cũng được đặt tay sai để sai đi truyền giáo (Cv 13, 3).
Bàn tay Thiên Chúa là khí cụ che chở, đỡ nâng.
“Ngài bao bọc con cả sau lẫn trước,
bàn tay của Ngài, Ngài đặt trên con (Tv 138, 5).
“Ngài bao bọc con cả sau lẫn trước,
bàn tay của Ngài, Ngài đặt trên con (Tv 138, 5).
Bàn tay của Đức Giêsu đóng vai trò lớn trong sứ vụ.
Ngài chữa anh mù bằng cách đặt tay trên mắt anh (Mc 8, 25).
Ngài cũng chữa bà còng lưng theo cách tương tự (Lc 13, 13).
Người ta xin Ngài đặt tay để chữa một anh điếc và ngọng (Mc 7, 32),
thậm chí đặt tay để hoàn sinh một em gái mới chết (Mt 9, 18).
Trong bài Tin Mừng hôm nay,
Cha mẹ của các em đã đưa các em đến với Đức Giêsu,
để được Ngài đặt tay trên chúng và cầu nguyện (c. 13).
Họ tin phúc lành đến với con cái họ qua cử chỉ ấy.
Cuối cùng, Đức Giêsu đã đặt tay trên các em nhỏ và cầu nguyện,
trước khi tiến về Giêrusalem để chịu khổ nạn (c. 15).
Ngài chữa anh mù bằng cách đặt tay trên mắt anh (Mc 8, 25).
Ngài cũng chữa bà còng lưng theo cách tương tự (Lc 13, 13).
Người ta xin Ngài đặt tay để chữa một anh điếc và ngọng (Mc 7, 32),
thậm chí đặt tay để hoàn sinh một em gái mới chết (Mt 9, 18).
Trong bài Tin Mừng hôm nay,
Cha mẹ của các em đã đưa các em đến với Đức Giêsu,
để được Ngài đặt tay trên chúng và cầu nguyện (c. 13).
Họ tin phúc lành đến với con cái họ qua cử chỉ ấy.
Cuối cùng, Đức Giêsu đã đặt tay trên các em nhỏ và cầu nguyện,
trước khi tiến về Giêrusalem để chịu khổ nạn (c. 15).
Nhưng các môn đệ lại bực bội và la rầy cha mẹ của các em.
Có lẽ đối với họ, Thầy Giêsu còn nhiều việc lớn lao để làm
hơn là mất thì giờ để chúc lành cho mấy em bé.
Đức Giêsu hoàn toàn không đồng ý với thái độ coi thường này.
Ngài nói thẳng: “Hãy để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng.”
Đến với Thầy Giêsu là quyền lợi của mọi trẻ em,
người lớn không được phép xâm phạm.
Ngài đưa ra lý do khiến các môn đệ phải tôn trọng trẻ em:
“vì Nước Trời là của những ai giống như chúng” (c. 14).
Như thế trẻ em, tuy không có chỗ cao trong xã hội,
nhưng lại có chỗ vững chãi trong Nước Trời.
Trẻ em có chỗ vì chúng hồn nhiên sống lệ thuộc vào cha mẹ,
và đón nhận mọi sự từ người khác với lòng biết ơn.
Những người lớn muốn vào Nước Trời phải nên giống chúng.
Đây là một tiến trình khó khăn và lâu dài,
vì người lớn phải quay lại, phải hoán cải để trở nên đơn sơ như trẻ thơ,
phải tự hạ mình xuống, bỏ đi những tự hào, tự mãn về mình (Mt 18, 3-4).
mở lòng đón lấy Nước Trời như quà tặng nhưng không.
Như thế trẻ thơ lại là mẫu mực cho các môn đệ của Thầy Giêsu.
Nước Trời dành cho trẻ thơ và những ai trở nên giống chúng.
Có lẽ đối với họ, Thầy Giêsu còn nhiều việc lớn lao để làm
hơn là mất thì giờ để chúc lành cho mấy em bé.
Đức Giêsu hoàn toàn không đồng ý với thái độ coi thường này.
Ngài nói thẳng: “Hãy để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng.”
Đến với Thầy Giêsu là quyền lợi của mọi trẻ em,
người lớn không được phép xâm phạm.
Ngài đưa ra lý do khiến các môn đệ phải tôn trọng trẻ em:
“vì Nước Trời là của những ai giống như chúng” (c. 14).
Như thế trẻ em, tuy không có chỗ cao trong xã hội,
nhưng lại có chỗ vững chãi trong Nước Trời.
Trẻ em có chỗ vì chúng hồn nhiên sống lệ thuộc vào cha mẹ,
và đón nhận mọi sự từ người khác với lòng biết ơn.
Những người lớn muốn vào Nước Trời phải nên giống chúng.
Đây là một tiến trình khó khăn và lâu dài,
vì người lớn phải quay lại, phải hoán cải để trở nên đơn sơ như trẻ thơ,
phải tự hạ mình xuống, bỏ đi những tự hào, tự mãn về mình (Mt 18, 3-4).
mở lòng đón lấy Nước Trời như quà tặng nhưng không.
Như thế trẻ thơ lại là mẫu mực cho các môn đệ của Thầy Giêsu.
Nước Trời dành cho trẻ thơ và những ai trở nên giống chúng.
Trẻ em có chỗ trong Nước Trời và trong Giáo Hội tại thế.
Các em cũng là thành viên trong cộng đoàn đức tin.
Lời dạy của Đức Giêsu vẫn mãi âm vang nơi chúng ta:
“Hãy để trẻ em đến với tôi, đừng ngăn cấm chúng.”
Chúng ta đã làm gì để đưa các em đến với Giêsu?
Các em cũng là thành viên trong cộng đoàn đức tin.
Lời dạy của Đức Giêsu vẫn mãi âm vang nơi chúng ta:
“Hãy để trẻ em đến với tôi, đừng ngăn cấm chúng.”
Chúng ta đã làm gì để đưa các em đến với Giêsu?
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, vì con bé nhỏ,
nên xin yêu ngài bằng khả năng bé nhỏ của con.
nên xin yêu ngài bằng khả năng bé nhỏ của con.
Cho con biết yêu
những công việc bé nhỏ mỗi ngày,
những công việc bé nhỏ mỗi ngày,
những công việc âm thầm,
những bổn phận mà con làm vì yêu mến.
những bổn phận mà con làm vì yêu mến.
Cho con biết yêu những hy sinh bé nhỏ mỗi ngày,
vui lòng đón nhận những thánh giá tuy nhỏ,
nhưng làm tim con đau đớn.
vui lòng đón nhận những thánh giá tuy nhỏ,
nhưng làm tim con đau đớn.
Cho con biết yêu tinh thần bé nhỏ của trẻ thơ,
đơn sơ thú nhận mình yếu đuối và bất lực,
sung sướng nương tựa vào duy một mình Chúa.
đơn sơ thú nhận mình yếu đuối và bất lực,
sung sướng nương tựa vào duy một mình Chúa.
Hơn nữa, xin cho con can đảm,
dám chọn những gì giúp con trở nên bé nhỏ hơn,
nhờ đó con vui tuoi phục vụ mọi người
và hạnh phúc khi thấy Chúa lớn lên trong con.
dám chọn những gì giúp con trở nên bé nhỏ hơn,
nhờ đó con vui tuoi phục vụ mọi người
và hạnh phúc khi thấy Chúa lớn lên trong con.
Mỗi lần bị cám dỗ tự cao,
xin cho con biết ngắm nhìn con đường Chúa đã đi,
con đường bé nhỏ và khiêm hạ.
xin cho con biết ngắm nhìn con đường Chúa đã đi,
con đường bé nhỏ và khiêm hạ.
Ước gì con được làm bạn của Chúa
trên đường từ Bêlem đến Núi Sọ,
và được ở bên Chúa trong Nước Trời. Amen.
trên đường từ Bêlem đến Núi Sọ,
và được ở bên Chúa trong Nước Trời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Suy niệm
Tiếp tục loạt trình thuật những việc xảy ra trong
giai đoạn Chúa Giêsu và các Môn đệ hành trình từ Galilê tiến lên Giêrusalem,
bài Tin Mừng hôm nay kể lại thái độ của Đức Giêsu đối với trẻ em. Chúa Giêsu
không đồng ý với các Tông đồ khi họ quở trách trẻ em. Ngài gọi chúng lại và
chúc phúc cho chúng cùng một lời hứa cho con đường vào Nước Trời.
Người Do thái phân biệt ai là người mình trọng ai
là kẻ mình khinh. Họ khai trừ một số người khỏi sinh hoạt chung của xã hội và
tôn giáo, đó là: phụ nữ, người cùi, người tội lỗi công khai và trẻ em…
Đặc điểm của Kitô giáo và đặc biệt của Công giáo
là mở rộng vòng tay đón tiếp mọi người, không trừ một ai. Chúa Giêsu thôi đã
dạy và sống như thế. Nhưng đó có phải là thái độ của mọi Kitô hữu chưa? Với
tôi, tôi có tôn trọng và yêu thương mọi người là anh em của tôi không? Hay tôi
còn nhất bên trọng nhất bên khinh, đặc biệt vẫn còn phân biệt đối với những
người nghèo hèn bé nhỏ?
Người lớn ngăn cấm trẻ nhỏ đến với Chúa bằng
nhiều cách: không dẫn chúng đến nhà thờ, không tạo điều kiện cho chúng học giáo
lý, làm gương xấu, gieo vào đầu óc ngây thơ của chúng những tư tưởng đen tối …
Ngày nay biết bao người vẫn còn đang cướp đi quyền của trẻ em được sống, được
học hành. Hàng ngày tại bệnh viện bao nhiêu con người vì lý do ích kỷ của mình
mà đã giết chết sức sống của biết bao thai nhi. Chưa hết, thế giới vẫn còn xảy
ra nhiều trường hợp bóc lột sức lao động của trẻ em, lợi dụng tình dục, sử dụng
trẻ em làm phương tiện vận chuyển và buôn bán các sản phẩm quốc cấm…
Hãy đón nhận những trẻ nhỏ. Chúa Giêsu muốn liên
kết và lưu tâm đến những kẻ bị khinh chê và bị bỏ rơi. Ta hãy học với Chúa:
quan tâm và tôn trọng tất cả những người yếu đuối nghèo đói và bị xã hội bạc
đãi. Họ là những người được Chúa Giêsu yêu thương vì là những chi thể đau
yếu của Nhiệm Thể Chúa. Họ là hiện thân của chính Chúa.
Không những ta phải biết quan tâm đến những trẻ
nhỏ nhưng còn phải luôn sống tâm tình như họ để phó thác trọn vẹn cuộc đời
trong tay Chúa. Vì con đường vào Nước Trời dễ dàng nhất là con
đường của trẻ thơ. Hãy trở nên khiêm nhường bé nhỏ để luôn được gắn bó
với Chúa.
"Kẻ nào cho một người trong những kẻ bé
mọn này uống một ly ước lã mà thôi vì danh Thầy, thật ta bảo thật
các con nó sẽ không mất phần thưởng của nó". Xin cho chúng con luôn biết
lưu tâm đến những cảnh đời bất hạnh chung quanh chúng con. Amen.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
16 THÁNG TÁM
Cám Dỗ Tự Mãn
Nhìn con người trong thế giới hôm nay, ta
thấy dường như hoàn toàn phi lý việc nghĩ rằng con người làm chủ tuyệt đối trên
trái đất này, hoặc nghĩ rằng vai trò làm chủ ấy sẽ được triển khai với sự giúp
đỡ của sự quan phòng thần linh. Thật là một ảo tưởng hão huyền và nguy hiểm việc
người ta tự xây dựng cuộc sống mình và biến thế giới này thành một vương quốc
chỉ phục vụ cho hạnh phúc của riêng mình và chỉ dựa vào sức mạnh của riêng mình
mà thôi. Đây là một cám dỗ lớn mà con người hiện đại đang lún vào. Người ta
quên rằng các qui luật tự nhiên đặt điều kiện ngay cả trên nền văn minh công
nghiệp và hậu công nghiệp của chúng ta (MV 26-27).
Nhưng thật dễ ngã vào cám dỗ tự mãn khi
chúng ta từng bước chứng tỏ quyền làm chủ của mình trên các sức mạnh của thiên
nhiên. Chúng ta có thể tự mãn đến mức quên Thiên Chúa và thậm chí thoán đoạt
vai trò chính đáng của Ngài. Trong thời đại chúng ta, sự táo tợn như thế xâm
lăng vào trong lãnh vực khoa học, nơi mà có những lúc xảy ra những hình thức
khác nhau của sự lạm dụng về mặt sinh học, di truyền học và tâm lý học. Hãy coi
chừng. Nếu khoa học không qui phục qui luật luân lý của Nước Thiên Chúa, nó có
thể dẫn đến sự thống trị tàn nhẫn của con người trên con người với những hậu quả
vô cùng bi thảm.
Công Đồng nhìn nhận sự cao cả của con người
hiện đại, nhưng Công Đồng cũng nhận ra những giới hạn của con người trong việc
dàn xếp sự tự trị chính đáng của mọi vật thụ tạo (MV 36). Các Nghị Phụ Công Đồng
nhắc chúng ta nhớ đến chân lý về sự quan phòng của Thiên Chúa, sự quan phòng nhằm
giúp con người trong công cuộc xây dựng thế giới và phục vụ lẫn nhau. Trong mối
quan hệ này với Thiên Chúa Cha, Đấng Sáng Tạo và Quan Phòng, con người có thể
không ngừng khám phá lại căn nguồn ơn cứu độ của mình. Chúng ta hãy đến với Cha
và đừng mù quáng cậy dựa vào sức mạnh và sáng kiến của riêng mình.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
Ngày
16-8
Thánh
Stêphanô Hungari
Ed
18, 1-10.13b.30-32; Mt 19, 13-15.
LỜI
SUY NIỆM: “Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước
Trời là của những ai giống như chúng”.
Thói
đời, những người càng có chức cao quyền trọng, thì không muốn bị những kẻ thấp
hèn quấy rầy, nhất là đối với những trẻ em và người bệnh hoạn tật nguyền. Họ muốn
được bảo vệ. Ngược lại Chúa Giêsu lại thích gần gủi và yêu thương và xem các
thành phần này là trọng, bởi vì họ đang cần đến Người và Người muốn yêu thương
và phục vụ họ. Chúa đang mời gọi, tất cả phải giúp các trẻ em, hướng dẫn các em
đến gần Chúa.
Lạy
Chúa Giêsu, chúng con hồi tưởng lại, lúc chúng con còn nhỏ, chúng con gần Chúa
lắm, trong kinh nguyện và đời sống dơn sơ, trong sạch. Nhưng càng lớn lại càng
xa Chúa. Xin Chúa cho mọi thành viên trong gia đình chúng con luôn được tái
sinh trong sự đơn sơ với Chúa; đơn sơ với mọi người, để được Chúa yêu.
Mạnh
Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày
16-08
Thánh
STÊPHANÔ,
Người
Hungary (977 - 1038)
Người
Hung, gốc từ Á Châu, đã tiến vào lập cư trên bờ sông Danuble. Họ sống bằng chiến
tranh cướp bóc, và dữ tợn như thú hoang. Vào đầu thiên niên kỷ này, Geysa, con
cháu dòng Attila cai trị họ.
Hầu
tước Geysa cưới Sarolta, một thiếu nữ công giáo và dưới ảnh hưởng của nàng, ông
đã trở lại đạo công giáo. Nữ hầu tước rất nhiệt thành với đạo. Tương truyền rằng
thánh Têphanô đã báo cho bà biết rằng người con bà trông đợi sẽ được Thiên Chúa
chúc phúc và sẽ tiêu diệt ngẫu tượng trong xứ.
Vì
lòng sùng kính thánh tử đạo, bà thêm tên Têphanô vào sau tên Vaik của con trẻ.
Mười năm sau, Geysa xin thánh Ađalbert rửa tội cho con trẻ và mời các nhà truyền
giáo đến. Têphanô được trao cho các nhà thông thái và thánh thiện giáo dục. 15
tuổi Ngài đã chia sẻ với cha trách nhiệm trị nước và 22 tuổi Ngài kế nghiệp cha
sau khi ông qua đời.
Lên
cầm quyền chính, thánh Têphanô tìm thỏa hiệp với các lân bang và hiến thân cải
hóa toàn dân. Nhưng các lãnh Chúa theo ngẫu tượng bất mãn vì việc phóng thích
nô lệ đã coi dân Hungari là dân phản loạn. Têphanô chuẩn bị chiến tranh bằng lời
cầu nguyện và sám hối cùng thi hành việc bố thí. Trên kỳ hiệu dẫn đầu binh đội,
Ngài trưng hình thánh giá Martinô và Grêriô. Thắng trận Ngài cho xây tại chỗ là
Vesprem một tu viện kính thánh Martinô.
Để
chinh phục các thần dân cứng cỏi Ngài chạy đến các tu sĩ Cluny. Từ các tu viện,
chính các tu sĩ mở mang văn hóa cho xứ sở do các trường học cạnh tu viện. Thánh
Têphanô còn đề ra một chương trình ngoạn mục, Ngài sai sứ giả sang triều yết Đức
giáo hoàng Sylvester III, xin nhận Hungari vào số các quốc gia Kitô giáo và
phong vương cho Ngài. Đức giáo hoàng gởi cho Ngài một triều thiên và một thánh
giá vàng, ban cho Ngài đặc ân dành cho các tông đồ. Thánh Têphanô được công nhận
là vua và tông đồ. Thánh Astrik đã phong vương cho vua năm 1001.
Một
thời gian sau Ngài đã hoàn thành được 10 giáo phận với một tòa tổng giám mục tại
Esztergem. Rất có lòng tôn sùng Đức Mẹ, Ngài xây một thánh đường nguy nga kính
Mẹ tại Székes-Féhéwaz.
Lòng
bác ái của thánh Têphanô còn vượt ra ngoài biên giới Hungari. Ngài thiết lập
nhiều nhà thương và tu viện ở Roma, Constantinople và Giêrusalem, cũng như các
nhà cho khách hành hương Hungary. Trong lãnh thổ mình,
Ngài
ra các sắc luật chống lại tội ác và lộng ngôn. Rất nghiêm khắc với những người
lỗi luật Chúa, Ngài lại rất nhân hậu đối với những bất công Ngài lãnh chịu.
Ngài ân cần săn sóc các người nghèo khổ, để hiểu rõ thực trạng, Ngài hay tàng
hình đi tìm kiếm họ. Một lần bọn ăn xin xô tới hành hạ Ngài và cướp của. Tiếng
đồn vang xa. Các lãnh chúa cười nhạo Ngài, nhưng Ngài càng hiến thân cho người
cùng khốn nhiều hơn nữa. Người ta nói rằng: Ngài được ơn chữa bệnh và nói tiên
tri. Đêm kia có tiếng bên trong giục Ngài sai người tới tin cho dân vùng biên
giới rút lui khỏi làng mạc của họ để khỏi bị tấn công. Sự việc xảy tới, vì được
báo trước kịp thời, dân chúng được cứu thoát.
Conrad,
tấn vương Germany muốn xâm chiếm Hungary với một đội quân hùng hậu. Têphanô
truyền cho binh lính ăn chay cầu nguyện. Binh đoàn của Conrad bị lạc giữa rừng
cây, đầm lầy sông lạch, không thể tiếp tế được mà phải lui binh. Têphanô toàn thắng
mà không phải chiến đấu. Thánh vương ao ước thanh bình, đã phải chiến đấu nhiều
để bảo vệ thần dân. Ngài chiến đấu ở Balan, cùng Balkan. Dầu chiến thắng Ngài
không ngừng cầu nguyện cho dân khỏi thảm hoạ chiến tranh. Thắng được hoàng tử
Transyvania, Ngài thả tự do cho ông và chỉ đòi điều kiện là ông cho phép các
nhà truyền giáo đến xứ ông. Sự Thánh thiện của Têphanô đã khuất phục được tất cả
thủ địch lẫn những người thán phục Ngài.
Các
thử thách lớn lao hoàn tất việc thánh hóa nhà vua. Ngài đã lập gia đình với nữ
công tước Gisèle, con gái vua Henry II, bá tước miền Bavière. Hoàng hậu Gisèle
là người đạo đức đã giúp vua Têphanô rất nhiều. Nhưng chẳng may con cái họ đều
qua đời lúc tuổi còn xanh. Còn một mình hoàng tử Emeric sẽ kế nghiệp cha nhưng
lại tử nạn trong một tai nạn lúc đi săn. Thánh Têphanô vượt cùng mọi đau đớn bằng
cách nhiệt tâm với bổn phận. Ngài đã chịu bệnh trong một thời gian dài, lại còn
bị ghen tương ám hại. Theo một tường thuật, các lãnh Chúa giận dữ và sự công thẳng
của Ngài đã tìm cách sát hại Ngài. Kẻ sát nhân lận dao trong áo lẻn vào phòng
Ngài. Nhưng khi vừa thấy Ngài hắn bỗng hối hận và tự thú ý định tội ác của
mình. Vua chỉ nói: hãy giải hòa với Chúa và đừng sợ bị tôi trả thù.
Ngày
lễ Mông Triệu 15 tháng 8, thánh Têphanô qua đời và được mai táng trong đền thờ
Đức Bà ở Székes-Féhéwaz.
(daminhvn.net)
16
Tháng Tám
Anh Ấy Chưa Bao Giờ
Trưởng Thành
Ngày
16/8 kỷ niệm ngày qua đời của Elvis Presley, ca sĩ được xem như là thần tượng của
nhạc Rock tại Hoa Kỳ trong thập niên 70.
Xuất
thân từ một gia đình nghèo, lại mang tính nhút nhát, Elvis thường trở thành trò
cười cho bạn bè trong lớp. Nhưng luôn ôm ấp trong mình giấc mơ trở thành ca sĩ,
Elvis đã thắng được tính nhút nhát của mình để trở thành một ngôi sao sáng chói
trong nền âm nhạc Mỹ quốc...
Danh
vọng và tiền bạc đến quá nhanh khiến Elvis không kịp chuẩn bị cho mình một triết
lý sống vững chắc. Anh mua cho người mẹ một ngôi biệt thự lộng lẫy xa hoa. Cá
nhân anh thì lại vung vãi tiền bạc trong không biết bao nhiêu thú vui phù phiếm.
Cuộc hôn nhân đầu tiên đã đổ vỡ, chỉ để lại cho anh cay đắng buồn phiền...
Sự
ái mộ của dân chúng dường như không đủ để lấp đầy khoảng trống vắng quá lớn
trong tâm hồn anh. Ma túy và các thứ thuốc an thần cũng không đủ hiệu lực để
xoa dịu bao nỗi khắc khoải trong anh...
Buổi
sáng ngày 16/8/1977, sau một đêm thức trắng để đọc sách, Elvis đã được tìm thấy
trong phòng tắm của anh, mặt úp xuống sàn nhà, sau một cơn chống trả mãnh liệt
với tử thần... Anh đã tắt thở ngay sau khi được trở vào bệnh viện.
Priscilla,
người vợ đầu tiên của Elvis đã thốt lên như sau: "Cái chết của Elvis khiến
tôi nghĩ nhiều về chính cái chết của tôi... Tôi chợt nhận ra rằng tôi cần phải
chia sẻ với người khác nhiều hơn. Khi trở thành một ngôi sao trong nền âm nhạc,
Elvis còn quá trẻ để có thể biết cách sử dụng tiền tài, danh vọng đang đến với
anh. Anh chỉ là một nạn nhân. Anh bị hủy diệt bởi chính những người ái mộ anh.
Anh cũng là nạn nhân của chính hình ảnh mà anh đã tự tạo ra. Anh chưa bao giờ sống
như một người thực sự, anh chưa bao giờ trưởng thành, anh chưa bao giờ ra khỏi
cái vỏ ốc ấm áp của anh để cảm nghiệm được thế giới bên ngoài".
Bảo
rằng tiền bạc, danh vọng không làm cho con người hạnh phúc có lẽ cũng bằng thừa.
Biết bao nhiêu người đã đi tìm hạnh phúc trong của cải chóng qua ở đời này, rốt
cục, họ chỉ gặp thất vọng, chán nản ê chề... Thánh Augustinô đã được coi như là
một hiện thân của một cuộc tìm kiếm không ngừng. Tìm kiếm hạnh phúc trong hiểu
biết, tìm kiếm hạnh phúc trong khoái lạc v.v..., tất cả chỉ để lại trong tâm hồn
ngài nỗi trống vắng ê chề. Cuối cùng ngài đã tìm ra chân lý: "Lạy Chúa,
Chúa dựng nên con cho chính Chúa, tâm hồn con chỉ ngơi nghỉ khi được yên nghỉ
trong Chúa...".
Phải,
chỉ có Chúa mới có thể lấp đầy nỗi khao khát hạnh phúc trong lòng người... Người
Kitô chúng ta luôn được mời gọi để tìm kiếm Chúa trong những cái chóng qua ở đời
này. Giá trị cao cả nhất để chúng ta đeo đuổi không phải là tiền của, danh vọng,
nhưng chính là Chúa và những giá trị của Nước Trời.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét