Đức
Thánh Cha Phanxicô công du mục vụ Philippines
Phỏng vấn Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Tổng
Giám Mục Manila
Ngày 29-7-2014 Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã loan báo Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm mục vụ Sri Lanka trong các ngày 12-15 tháng giêng năm 2015, và tại Philippines trong các ngày 15-19 tháng giêng năm 2015.
Philippines rộng 300.000 cây số vuông, bao gồm 7.107 đảo lớn nhỏ, có 100 triệu dân thuộc nhiều chủng tộc khác nhau, trong đó 10 nhóm chính sau đây: Bisayaa hơn 20 triệu người, Tagalog hơn 13 triệu, Ilocani hơn 9 triệu, Hiliganon hơn 8 triệu, Bicolani hơn 3 triệu, Waray-Waray hơn 3 triệu, Kapampangan hơn 2,5 triệu, Hispanofilippini hơn 2,5 triệu, Albay Bicolani hơn 2,1 triệu, và Panggasinan hơn 1,6 triệu. Ngoài ra còn có 11 triệu người Philippines sống tại các nước ngoài, đa số là các công nhân có hợp đồng làm việc.
Nếu chia theo vùng địa lý, Philippines gồm ba miền Luzon, Visayas và Mindanao. Trong nhiều thập niên qua các cải cách kinh tế đã khiến cho lãnh vực thứ ba vượt nông nghiệp là nguồn lợi kinh tế chính, và hiện nay lãnh vực này đem lại hơn phân nửa lợi tức quốc gia. Tuy nhiên Philippines vẫn còn phải đương đầu với nhiều thách đố trong các lãnh vực cơ cấu hạ tầng, y tế và phát triển nhân bản.
Vào thời tiền sử, cách đây 30.000 năm người da đen Philippines đã là các nhóm dân đầu tiên của quần đảo này. Tiếp theo đó có các làn sóng di cư của các dân tộc khác như Malaysia, Ấn độ và người Hồi. Trong khi nền thương mại đã đem theo các ảnh hưởng văn hóa Tầu.
Năm 1521 nhà thám hiểm người Tây Ban Nha là Ferdinando Magellano đến đảo Homonhon, nằm ở mạn đông nam đảo Samar ngày mùng 6 tháng 3 năm 1521, bắt đầu một kỷ nguyên ảnh hưởng của Tây Ban Nha, rồi sau đó là ách thống trị của người Tây Ban Nha trên người dân bản địa. Manila trở thành trung tâm kinh tế của đế quốc Tây Ban Nha tại Á châu. Tên gọi Philippines bắt nguồn từ tên của vua Filippo của Tây Ban Nha. Trong các cuộc thám hiểm của mình ông Ruy López de Villalobos gọi vùng này là các Islas filippinas, các Đảo Philippines, nhằm vinh danh ông Hoàng của vùng Asturie, ban đầu chỉ có ý ám chỉ hai đảo Leyte và Samar. Sau đó từ Filippinas được dùng để chỉ toàn vùng quần đảo này.
Chế độ thực dân của Tây Ban Nha bắt đầu với đoàn quân viễn chinh của Miguel López de Legazpi trấn đóng trên đảo Cebu. Sau đó nhiều căn cứ khác được thành lập tại mạn bắc và trong vịnh Manila trên đảo Luzon. Người Tây Ban Nha xây một thành phố mới tại đây và chế độ thực dân kéo dài hơn ba thế kỷ.
Người Tây Ban Nha đem lại sự thống nhất chính trị của quần đảo trước đó bao gồm các đảo độc lập, và làm nảy sinh ra cộng đoàn sau này là nước Philippines. Chính quyền Tây Ban Nha du nhập các yếu tố của nền văn minh Tây âu như ấn loát và lịch.
Philippines bị độ hộ như là vùng đất của nước Tây Ban Nha Mới từ năm 1565 cho tới năm 1821, và do triều đình Madrid trực tiếp quản nhiệm. Trong thời thực dân Tây Ban Nha có nhiều thành phố được thành lập, các cơ sở hạ tầng được xây cất, việc canh tác và chăn nuôi súc vật mới được đẩy mạnh, và sinh hoạt thương mại trở nên phồn thịnh. Các thừa sai rao giảng Tin Mừng cho người dân bản địa và đa số theo Kitô giáo. Giáo Hội xây cất các nhà thờ, thành lập các giáo xứ, xây các trường tiểu, trung và đại học, cũng như các nhà thương, bệnh xá rải rác trên toàn nước.
Trong hai thế kỷ XIX và XX đã xảy ra một loạt các cuộc xung đột như cuộc cách mạng Philippines chống lại Tây Ban Nha năm 1896, chiến tranh Tây Ban Nha - Hoa Kỳ và chiến tranh Philippines Hoa Kỳ. Năm 1898 Philippines tuyên bố độc lập, trở thành Cộng Hóa Philippines. Tuy nhiên, với Thỏa hiệp Paris năm 1898 kềt thúc cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha, việc kiểm soát Philippines được chuyển giao cho Hoa Kỳ. Nhưng chính quyền Philippines không chấp nhận thỏa hiệp này và tháng 6 năm 1899 Philippines tuyên chiến với Hoa Kỳ.
Chiến tranh đã gây ra rất nhiều thiệt hại vật chất và nhân mạng cho Philippines. Tổng thống Emilio Aguinaldo bị bắt năm 1901. Đa số các vị lãnh đạo Philippines chấp nhận chiến thắng của Hoa Kỳ, nhưng sự thù nghịch giữa hai bên kéo dài cho tới năm 1913. Chế độ thực dân Hoa Kỳ chính thức bắt đầu năm 1905. Năm 1935 Philippines được phần nào tự trị để chuẩn bị cho ngày độc lập dự kiến vào năm 1946. Nhưng Philippines bị Nhật chiếm đóng trong Đệ Nhị Thế Chiến.
Vào cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 có các cuộc biểu tình của sinh viên học sinh chống chính sách cai trị độc tài và gian tham hối lộ của chính quyền khiến tổng thống Ferdinand Marcos ra lệnh thiết quân luật năm 1972. Nhưng cuộc cách mạng của nhân dân năm 1986 đã lật đổ chế độ Marcos và đưa Philippines vào chế độ đân chủ. Tuy nhiên, bất ổn chính trị đã ngăn cản sự tăng trưởng kinh tế của nước này.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Tổng Giám Mục Manila, về chuyến công du này của Đức Thánh Cha.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Giáo Hội và nhân dân Philippines phản ứng ra sao khi Tòa Thánh chính thức loan tin Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm mục vụ Philippines vào tháng giêng năm tới 2015?
Đáp: Nhân dân Philippines yêu mến Đức Thánh Cha và việc loan báo chuyến viếng thăm Á châu, đặc biệt là tại Philippines, vào năm tới đã khiến cho người dân rất vui sướng. Đây thật là một điều tuyệt vời. Các tín hữu không công giáo, các phương tiện tryền thông xã hội, các đài phát thanh truyền hình, tất cả mọi người dân Philippines đều luôn luôn nói tới chuyến viếng thăm sắp tới của Đức Thánh Cha vào tháng giêng năm tới như là một tháng ơn phúc. Và cũng còn có một lý do khác nữa: ngày 14 tháng giêng năm 1995 Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã viếng thăm Philippines nhân Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Năm tới đây Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến Philippines ngày 15 tháng giêng, tức 20 năm sau. Nhân dân Philippines sẽ lại trông thấy một vị Đại Diện Chúa Kitô thăm mình, nơi con người của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Hỏi: Đức Thánh Cha nói rằng ngài đến Philippines nhất là để cầu nguyện và gần gũi các nạn nhân của trận bão đổ ập trên Philipines hồi năm ngoái, khiến cho nhiều người chết và gây ra các thiệt hại to lớn. Đức Thánh Cha đến để bầy tỏ sự gần gũi với người dân đau khổ...
Đáp: Vâng đúng thế, một dân tộc đau khổ, đang ở trong tiến trình tái thiết cuộc sống: không phải chỉ tái thiết nhà cửa, các trường học, nhưng đặc biệt là tái thiết cuộc sống. Nỗi khổ đau tiếp tục, nhưng sự gần gũi của tất cả mọi dân tộc thiện chí thật là ngoại thường và là một lý do giúp cho người dân có niềm hy vọng và sức mạnh tiến tới. Tuy nhiên, sự gần gũi của Đức Thánh Cha xảy ra trong một cách thế đặc biệt, bởi vì cách đây một năm Đức Thánh Cha đã làm phép bức chân dung khảm đá mầu của Thánh Pedro Calungsod, trong Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, sau trận bão, và ngài đã nhắn gửi người dân đau khổ Philippines: ”Anh chị em không mệt mỏi hỏi: Tại sao? Tại sao?” để lôi kéo sự chú ý và đôi mắt của Thiên Chúa Cha”. Đó là sứ điệp đánh động người dân Philippines.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, vào trung tuần tháng 8 Đức Thánh Cha Phanxicô thực hiện chuyến viếng thăm đầu tiên tại Á châu. Ngài đến Nam Hàn để tham dự Ngày Giới Trẻ Á châu và chủ sự lễ phong chân phước cho 124 vị tử đạo Đại Hàn. Giáo phận cũ của Đức Hồng Y đã là nơi tổ chức Ngày Giới Trẻ Á châu lần thứ V. Đức Hồng Y có thể chia sẻ một chút về thực tại này và cho biết sự chờ đợi Đức Thánh Cha tại Á châu ra sao không?
Đáp: Vâng, cách đây 4-5 năm giáo phận trước của tôi đã được chọn như là nơi diễn ra Ngày Giới Trẻ công giáo Á châu. Đó đã là một đại hội bé của người trẻ á châu, nếu so sánh với Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Tuy nhiên, những ngày ấy đã là là những ngày có nhiều sinh hoạt đào tạo, cầu nguyện, hiệp thông và truyền giáo. Và tôi nghĩ rằng nó cũng xảy ra như thế tại Seoul bên Nam Hàn, với một chi tiết rất đặc biệt đó là sự hiện diện của Đức Thánh Cha Phanxicô. Đây là một yểm trợ cho một Giáo Hội đau khổ nhưng sinh động tại Đại Hàn.
(RG 1-8-2014)
Linh Tiến Khải
Ngày 29-7-2014 Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã loan báo Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm mục vụ Sri Lanka trong các ngày 12-15 tháng giêng năm 2015, và tại Philippines trong các ngày 15-19 tháng giêng năm 2015.
Philippines rộng 300.000 cây số vuông, bao gồm 7.107 đảo lớn nhỏ, có 100 triệu dân thuộc nhiều chủng tộc khác nhau, trong đó 10 nhóm chính sau đây: Bisayaa hơn 20 triệu người, Tagalog hơn 13 triệu, Ilocani hơn 9 triệu, Hiliganon hơn 8 triệu, Bicolani hơn 3 triệu, Waray-Waray hơn 3 triệu, Kapampangan hơn 2,5 triệu, Hispanofilippini hơn 2,5 triệu, Albay Bicolani hơn 2,1 triệu, và Panggasinan hơn 1,6 triệu. Ngoài ra còn có 11 triệu người Philippines sống tại các nước ngoài, đa số là các công nhân có hợp đồng làm việc.
Nếu chia theo vùng địa lý, Philippines gồm ba miền Luzon, Visayas và Mindanao. Trong nhiều thập niên qua các cải cách kinh tế đã khiến cho lãnh vực thứ ba vượt nông nghiệp là nguồn lợi kinh tế chính, và hiện nay lãnh vực này đem lại hơn phân nửa lợi tức quốc gia. Tuy nhiên Philippines vẫn còn phải đương đầu với nhiều thách đố trong các lãnh vực cơ cấu hạ tầng, y tế và phát triển nhân bản.
Vào thời tiền sử, cách đây 30.000 năm người da đen Philippines đã là các nhóm dân đầu tiên của quần đảo này. Tiếp theo đó có các làn sóng di cư của các dân tộc khác như Malaysia, Ấn độ và người Hồi. Trong khi nền thương mại đã đem theo các ảnh hưởng văn hóa Tầu.
Năm 1521 nhà thám hiểm người Tây Ban Nha là Ferdinando Magellano đến đảo Homonhon, nằm ở mạn đông nam đảo Samar ngày mùng 6 tháng 3 năm 1521, bắt đầu một kỷ nguyên ảnh hưởng của Tây Ban Nha, rồi sau đó là ách thống trị của người Tây Ban Nha trên người dân bản địa. Manila trở thành trung tâm kinh tế của đế quốc Tây Ban Nha tại Á châu. Tên gọi Philippines bắt nguồn từ tên của vua Filippo của Tây Ban Nha. Trong các cuộc thám hiểm của mình ông Ruy López de Villalobos gọi vùng này là các Islas filippinas, các Đảo Philippines, nhằm vinh danh ông Hoàng của vùng Asturie, ban đầu chỉ có ý ám chỉ hai đảo Leyte và Samar. Sau đó từ Filippinas được dùng để chỉ toàn vùng quần đảo này.
Chế độ thực dân của Tây Ban Nha bắt đầu với đoàn quân viễn chinh của Miguel López de Legazpi trấn đóng trên đảo Cebu. Sau đó nhiều căn cứ khác được thành lập tại mạn bắc và trong vịnh Manila trên đảo Luzon. Người Tây Ban Nha xây một thành phố mới tại đây và chế độ thực dân kéo dài hơn ba thế kỷ.
Người Tây Ban Nha đem lại sự thống nhất chính trị của quần đảo trước đó bao gồm các đảo độc lập, và làm nảy sinh ra cộng đoàn sau này là nước Philippines. Chính quyền Tây Ban Nha du nhập các yếu tố của nền văn minh Tây âu như ấn loát và lịch.
Philippines bị độ hộ như là vùng đất của nước Tây Ban Nha Mới từ năm 1565 cho tới năm 1821, và do triều đình Madrid trực tiếp quản nhiệm. Trong thời thực dân Tây Ban Nha có nhiều thành phố được thành lập, các cơ sở hạ tầng được xây cất, việc canh tác và chăn nuôi súc vật mới được đẩy mạnh, và sinh hoạt thương mại trở nên phồn thịnh. Các thừa sai rao giảng Tin Mừng cho người dân bản địa và đa số theo Kitô giáo. Giáo Hội xây cất các nhà thờ, thành lập các giáo xứ, xây các trường tiểu, trung và đại học, cũng như các nhà thương, bệnh xá rải rác trên toàn nước.
Trong hai thế kỷ XIX và XX đã xảy ra một loạt các cuộc xung đột như cuộc cách mạng Philippines chống lại Tây Ban Nha năm 1896, chiến tranh Tây Ban Nha - Hoa Kỳ và chiến tranh Philippines Hoa Kỳ. Năm 1898 Philippines tuyên bố độc lập, trở thành Cộng Hóa Philippines. Tuy nhiên, với Thỏa hiệp Paris năm 1898 kềt thúc cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha, việc kiểm soát Philippines được chuyển giao cho Hoa Kỳ. Nhưng chính quyền Philippines không chấp nhận thỏa hiệp này và tháng 6 năm 1899 Philippines tuyên chiến với Hoa Kỳ.
Chiến tranh đã gây ra rất nhiều thiệt hại vật chất và nhân mạng cho Philippines. Tổng thống Emilio Aguinaldo bị bắt năm 1901. Đa số các vị lãnh đạo Philippines chấp nhận chiến thắng của Hoa Kỳ, nhưng sự thù nghịch giữa hai bên kéo dài cho tới năm 1913. Chế độ thực dân Hoa Kỳ chính thức bắt đầu năm 1905. Năm 1935 Philippines được phần nào tự trị để chuẩn bị cho ngày độc lập dự kiến vào năm 1946. Nhưng Philippines bị Nhật chiếm đóng trong Đệ Nhị Thế Chiến.
Vào cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 có các cuộc biểu tình của sinh viên học sinh chống chính sách cai trị độc tài và gian tham hối lộ của chính quyền khiến tổng thống Ferdinand Marcos ra lệnh thiết quân luật năm 1972. Nhưng cuộc cách mạng của nhân dân năm 1986 đã lật đổ chế độ Marcos và đưa Philippines vào chế độ đân chủ. Tuy nhiên, bất ổn chính trị đã ngăn cản sự tăng trưởng kinh tế của nước này.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Tổng Giám Mục Manila, về chuyến công du này của Đức Thánh Cha.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Giáo Hội và nhân dân Philippines phản ứng ra sao khi Tòa Thánh chính thức loan tin Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm mục vụ Philippines vào tháng giêng năm tới 2015?
Đáp: Nhân dân Philippines yêu mến Đức Thánh Cha và việc loan báo chuyến viếng thăm Á châu, đặc biệt là tại Philippines, vào năm tới đã khiến cho người dân rất vui sướng. Đây thật là một điều tuyệt vời. Các tín hữu không công giáo, các phương tiện tryền thông xã hội, các đài phát thanh truyền hình, tất cả mọi người dân Philippines đều luôn luôn nói tới chuyến viếng thăm sắp tới của Đức Thánh Cha vào tháng giêng năm tới như là một tháng ơn phúc. Và cũng còn có một lý do khác nữa: ngày 14 tháng giêng năm 1995 Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã viếng thăm Philippines nhân Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Năm tới đây Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến Philippines ngày 15 tháng giêng, tức 20 năm sau. Nhân dân Philippines sẽ lại trông thấy một vị Đại Diện Chúa Kitô thăm mình, nơi con người của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Hỏi: Đức Thánh Cha nói rằng ngài đến Philippines nhất là để cầu nguyện và gần gũi các nạn nhân của trận bão đổ ập trên Philipines hồi năm ngoái, khiến cho nhiều người chết và gây ra các thiệt hại to lớn. Đức Thánh Cha đến để bầy tỏ sự gần gũi với người dân đau khổ...
Đáp: Vâng đúng thế, một dân tộc đau khổ, đang ở trong tiến trình tái thiết cuộc sống: không phải chỉ tái thiết nhà cửa, các trường học, nhưng đặc biệt là tái thiết cuộc sống. Nỗi khổ đau tiếp tục, nhưng sự gần gũi của tất cả mọi dân tộc thiện chí thật là ngoại thường và là một lý do giúp cho người dân có niềm hy vọng và sức mạnh tiến tới. Tuy nhiên, sự gần gũi của Đức Thánh Cha xảy ra trong một cách thế đặc biệt, bởi vì cách đây một năm Đức Thánh Cha đã làm phép bức chân dung khảm đá mầu của Thánh Pedro Calungsod, trong Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, sau trận bão, và ngài đã nhắn gửi người dân đau khổ Philippines: ”Anh chị em không mệt mỏi hỏi: Tại sao? Tại sao?” để lôi kéo sự chú ý và đôi mắt của Thiên Chúa Cha”. Đó là sứ điệp đánh động người dân Philippines.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, vào trung tuần tháng 8 Đức Thánh Cha Phanxicô thực hiện chuyến viếng thăm đầu tiên tại Á châu. Ngài đến Nam Hàn để tham dự Ngày Giới Trẻ Á châu và chủ sự lễ phong chân phước cho 124 vị tử đạo Đại Hàn. Giáo phận cũ của Đức Hồng Y đã là nơi tổ chức Ngày Giới Trẻ Á châu lần thứ V. Đức Hồng Y có thể chia sẻ một chút về thực tại này và cho biết sự chờ đợi Đức Thánh Cha tại Á châu ra sao không?
Đáp: Vâng, cách đây 4-5 năm giáo phận trước của tôi đã được chọn như là nơi diễn ra Ngày Giới Trẻ công giáo Á châu. Đó đã là một đại hội bé của người trẻ á châu, nếu so sánh với Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Tuy nhiên, những ngày ấy đã là là những ngày có nhiều sinh hoạt đào tạo, cầu nguyện, hiệp thông và truyền giáo. Và tôi nghĩ rằng nó cũng xảy ra như thế tại Seoul bên Nam Hàn, với một chi tiết rất đặc biệt đó là sự hiện diện của Đức Thánh Cha Phanxicô. Đây là một yểm trợ cho một Giáo Hội đau khổ nhưng sinh động tại Đại Hàn.
(RG 1-8-2014)
Linh Tiến Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét