Người Công Giáo bị ISIS chặt đầu
James Foley |
Tin tức dồn dập được loan về số phận Kitô hữu
trong vùng chiếm đóng của ISIS. CWN, ngày 20 tháng Tám, dựa vào bản tin của
Fides, cho hay chủ tịch vùng tự trị của người Kurd tại Bắc Iraq, ông Massud
Barzani, tuyên bố chính phủ ông đã cung cấp vũ khí cho các chí nguyện quân Kitô
Giáo để họ tự vệ chống lại ISIS. Ông cam kết “làm mọi điều có thể làm” để bảo vệ
người tỵ nạn Kitô Giáo. Ông mong họ đừng di cư, đừng rời xứ sở; một là vì “khủng
bố chỉ tạm thời, chúng sẽ bị đánh bại” hai là vì Kitô hữu vốn là “một phần của
nền văn hóa và truyền thống lâu đời nhất của xứ sở” như lời ông nói với Đức HY
Filoni.
Trong khi ấy, theo tin Zenit, Đức HY Filoni lên tiếng báo động: các nhóm thiểu số tại Iraq đang đối diện với nạn diệt chủng. Vì “khi mọi người đàn ông bị bắt đi và bị giết, khi phụ nữ bị cưỡng hiếp, bị bắt đi, phẩm giá của họ bị vi phạm một cách phi nhân nhất rồi bị bán đi, thì bạn quả đang hủy diệt những dân tộc này, vì biết chắc trong hoàn cảnh này, họ không còn một tương lai nào cả”.
Ngài cũng lên tiếng kêu gọi sự can thiệp của cộng đồng quốc tế, cho rằng hành động quân sự là điều cần thiết nhưng phải trên căn bản đa phương. Cộng đồng quốc tế “phải can thiệp để lãnh trách nhiệm đối với tình thế chứ không chỉ trên bình diện tinh thần”.
Giữa lúc đó, tin CWN cho hay một số tỵ nạn Kitô Giáo có “nguy cơ lớn” bị giết chết vì đói, vì khát, vì thiếu nơi cư ngụ, nhất là những người chạy tới Dohuk vì nơi này “không có đủ hạ tầng cơ sở để trợ giúp người tỵ nạn”. Hiện ISIS đã kiểm soát được gần 1/3 Syria và Iraq; bọn chúng tiếp tục cướp bóc nhà cửa người tỵ nạn bỏ lại.
Cựu cố vấn an ninh của TT Clinton vừa nhận định trên CNN/TV rằng với việc ra đi của cựu thủ tướng Iraq, tình hình có thể khả quan hơn. Tuy nhiên, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vừa lên tiếng thúc giục TT Obama phải làm nhiều hơn nữa.
Trong một văn thư gửi TT Obama ngày 14 tháng Tám, Đức TGM Joseph Kurtz nói với TT rằng “cần phải làm nhiều hơn nữa” đồng nhịp với cộng đồng quốc tế. Theo ngài, “chúng tôi biết rõ: tấn công vào các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo là tấn công vào sự lành mạnh của toàn bộ xã hội. Bạo lực có thể khởi đầu chống lại các nhóm thiểu số, nhưng nó không chấm dứt ở đấy. Quyền lợi của mọi người Iraq đang lâm nguy từ tình thế hiện nay”.
Bi thảm nhất là bản tin sáng nay về cái chết của ký giả James Foley, một người Công Giáo, từng là sinh viên của ĐH Marquette ở Milkwaukee, nơi linh mục John Baptist Nguyễn Thanh Hùng từng du học thời thập nên 1950-1960. Bản tin cho hay anh bị ISIS hành quyết dã man bằng cách chặt đầu, không những thế, còn chiếu cảnh chặt đầu này trên mạng hoàn cầu nữa.
James Foley bị lực lượng ISIS bắt tại Syria hồi tháng 11 năm 2012. Trước đó, anh từng bị bắt ở Lybia năm 2011, nhưng sau 45 ngày được thả tự do. Dịp đó, anh có viết cho tờ nội san của hội cựu sinh viên Marquette, trường cũ của anh, một lá thư kể lại kinh nghiệm vụ bắt này: anh đã đọc kinh Mân Côi ra sao trong thời gian bị giam giữ. Lá thư nguyên văn như sau:
“Đại Học Marquette luôn là người bạn của tôi. Lọai bạn thách đố bạn làm nhiều hơn nữa, tốt hơn nữa và cuối cùng lên khuôn mẫu người bạn sẽ trở thành.
Với Marquette, tôi đã thực hiện một số chuyến đi thiện nguyện tới Nam Dakota và Mississippi để biết rằng tôi là đứa trẻ được che chở trong khi thế giới đầy vấn nạn. Sau đó, tôi đã thiện nguyện tại một trung học đệ nhất cấp ở Milkwaukee trên một con phố không xa Đại Học và đã được gợi hứng để trở thành một thầy giáo nội thành. Nhưng có lẽ không bao giờ Marquette là người bạn lớn hơn đối với tôi cho bằng lúc tôi bị giam trong tư cách nhà báo.
Tôi và các đồng nghiệp của tôi đã bị bắt và bị giam giữ tại một trung tâm giam giữ của quân đội ở Tripoli. Mỗi ngày mỗi đem tới lo lắng lớn hơn, chỉ sợ mẹ chúng tôi bắt đầu hoảng loạn. Đồng nghiệp Clare của tôi giả thiết phải gọi cho mẹ cô vào ngày sinh nhật của bà, rơi vào ngày sau khi chúng tôi đã bị bắt. Tôi vẫn chưa chịu thừa nhận hoàn toàn rằng mẹ tôi biết rõ những gì đã xẩy ra. Nhưng tôi cứ nói với Clare rằng mẹ tôi có một đức tin rất mạnh.
Tôi cầu xin cho bà được bình an. Tôi cầu xin mình có thể thông đạt được với mẹ bằng một cánh tay vươn ra khắp vũ trụ.
Tôi bắt đầu đọc kinh Mân Côi. Đó là điều mẹ tôi và bà tôi vẫn thường làm. Tôi đọc 10 Kinh Kính Mừng giữa mỗi Kinh Lạy Cha. Phải mất gần một tiến đồng hồ tôi mới đếm hết 100 Kinh Kính Mừng trên cỗ tràng hạt của mình. Và việc này giữ cho tâm trí tôi luôn tập chú.
Clare và tôi cùng đọc to với nhau. Quả là điều lên sinh lực khi chúng tôi nói cho nhau các yếu đuối và các hy vọng của mình, như thể đang chuyện trò với Thiên Chúa, hơn là trong thinh lặng và làm một mình.
Sau đó, chúng tôi bị đưa tới một nhà tù khác nơi chế độ cai trị đang giam giữ hàng trăm tù nhân chính trị. Tôi mau chóng được các tù nhân khác tiếp đón và cư xử tốt.
Một đêm, lúc đã bị giam 18 ngày, một số vệ binh đưa tôi ra khỏi phòng giam. Ở hội trường, tôi được gặp Manu, một đồng nghiệp khác, lần đầu tiên sau một tuần. Chúng tôi hốc hác nhưng vô cùng hân hoan được thấy nhau. Trên lầu văn phòng trưởng trại, một người đàn ông đạo mạo mặc đồ vét đứng sẵn nói với chúng tôi “Chúng tôi thấy hình như các anh muốn gọi cho gia đình”.
Tôi đọc câu kinh cuối cùng rồi quay số. Mẹ tôi trả lời điện thoại. “Má, má, con đây, Jim đây”.
“Ôi Jimmy, con đang ở đâu?”
“Con vẫn còn ở Lybia, má ạ. Con xin lỗi má về chuyện này. Con rất hối hận”.
“Con đừng có hối hận, Jimmy ạ”. Mẹ tôi năn nỉ. “Ôi tiếc thay ba con vừa ra khỏi nhà. Ôi… ba con rất muốn nói chuyện với con. Con có khoẻ không, Jimmy?”.
Tôi cho mẹ hay tôi được ăn uống đàng hoàng, được chiếc giường tốt nhất và được đối đãi như một thượng khác.
“Có phải họ có bắt con nói những điều này hay không, Jimmy?”
“Không, người Lybia là những người rất tốt”. Tôi nói với mẹ như thế. “Con vẫn cầu nguyện để mẹ biết rằng con bằng an. Mẹ có cảm nhận được lời cầu của con không?
“Ôi Jimmy, rất nhiều người cầu nguyện cho con. Tất cả bạn bè của con, Donnie, Michael Joyce, Dan Hanrahan, Suree, Tom Durkin, Sarah Fang có gọi tới. Anh Michael của con rất thương con”. Mẹ bắt đầu khóc. “Tòa Đại Sứ Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng gặp con và cả Human Rights Watch nữa. Con đã gặp họ chưa?”. Tôi thưa tôi chưa gặp họ.
“Họ đang tổ chức một buổi canh thức cầu nguyện cho con tại ĐH Marquette”. Mẹ hỏi tôi “Con không cảm thấy lời cầu nguyện của chúng ta sao?”.
“Có, má ạ, con có cảm thấy” và tôi nghĩ tới điều này trong một giây. Có lẽ chính các lời cầu nguyện này đã đem sức mạnh lại cho tôi, giữ tôi trồi lên. “Má ạ, con mạnh khỏe, con O.K. mà. Con sẽ về nhà kịp dự lễ tốt nghiệp của Katie” sẽ diễn ra sau đó một tháng.
“Chúng ta yêu con nhiều!” mẹ nói thế rồi gác máy.
Tôi cho diễn đi diễn lại trong đầu cả hàng trăm lần cú điện đàm đó, giọng nói của mẹ, tên các bạn bè, việc mẹ hiểu tình hình, niềm tin tuyệt đối của mẹ vào sức mạnh của cầu nguyện. Mẹ tôi cho biết các bạn bè tôi họp nhau lại để làm bất cứ điều gì có thể để giúp đỡ tôi. Tôi biết tôi không cô đơn.
Đêm cuối cùng ở Tripoli, lần đầu tiên trong 44 này, tôi được nối liên mạng và có thể lắng nghe bài diễn văn của Tom Durkin ngỏ với tôi trong đêm canh thức ở Marquette. Đối với một Giáo Hội đầy bằng hữu, đầy cựu sinh viên, đầy sinh viên vá các khoa, tôi đã được nghe một bài diễn văn hay nhất mà một người anh em có thể tặng cho một người anh em khác. Tôi cảm thấy nó vừa là bài nói của chàng phụ rể vừa là một điếu văn cùng một lúc. Nó bày tỏ một tấm lòng bao la và là một thoáng nhìn cho thấy các cố gắng và lời cầu nguyện tuôn trào của mọi người. Ít nhất, lời cầu nguyện cũng là chất keo giúp cho tôi được tự do, tự do trong nội tâm trước nhất rồi sau đó là phép lạ được ra khỏi tù trong một cuộc chiến tranh trong đó chế độ này không có bất cứ động lực thực sự nào để trả tự do cho chúng tôi. Việc này không giải thích được, nhưng đức tin giải thích được”.
Đức tin lần này chắc chắn đã giải thích cách khác và anh đã trả một giá bản thân khá cao cho thứ tự do mà anh hoàn toàn tranh đấu cho nhưng chính bản thân anh thì bị từ khước. Nhưng có ai từ khước được thứ tự do nội tâm, thứ tự do đã thúc đẩy anh trở lại Trung Đông lần thứ hai?
Lời ca ngợi Foley hay nhất cho tới nay là lời ca ngợi của Bà Diane Foley, người mẹ thân yêu của anh. Bà viết trên trang Facebook “Free James Foley”: “Chúng tôi khẩn cầu những người bắt cóc tha mạng sống cho các con tin còn lại. Giống Jimmy, họ là những người vô tội. Họ không có bất cứ quyền kiểm soát nào đối với chính sách của chính phủ Hoa Kỳ tại Iraq, tại Syria hay bất cứ tại nơi nào trên thế giới.
“Chúng tôi cám ơn Jimmy về mọi niềm vui con dành cho chúng tôi. Jimmy là một con trai, một người anh, một nhà báo và là một con người ngoại hạng”.
Trong khi ấy, theo tin Zenit, Đức HY Filoni lên tiếng báo động: các nhóm thiểu số tại Iraq đang đối diện với nạn diệt chủng. Vì “khi mọi người đàn ông bị bắt đi và bị giết, khi phụ nữ bị cưỡng hiếp, bị bắt đi, phẩm giá của họ bị vi phạm một cách phi nhân nhất rồi bị bán đi, thì bạn quả đang hủy diệt những dân tộc này, vì biết chắc trong hoàn cảnh này, họ không còn một tương lai nào cả”.
Ngài cũng lên tiếng kêu gọi sự can thiệp của cộng đồng quốc tế, cho rằng hành động quân sự là điều cần thiết nhưng phải trên căn bản đa phương. Cộng đồng quốc tế “phải can thiệp để lãnh trách nhiệm đối với tình thế chứ không chỉ trên bình diện tinh thần”.
Giữa lúc đó, tin CWN cho hay một số tỵ nạn Kitô Giáo có “nguy cơ lớn” bị giết chết vì đói, vì khát, vì thiếu nơi cư ngụ, nhất là những người chạy tới Dohuk vì nơi này “không có đủ hạ tầng cơ sở để trợ giúp người tỵ nạn”. Hiện ISIS đã kiểm soát được gần 1/3 Syria và Iraq; bọn chúng tiếp tục cướp bóc nhà cửa người tỵ nạn bỏ lại.
Cựu cố vấn an ninh của TT Clinton vừa nhận định trên CNN/TV rằng với việc ra đi của cựu thủ tướng Iraq, tình hình có thể khả quan hơn. Tuy nhiên, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vừa lên tiếng thúc giục TT Obama phải làm nhiều hơn nữa.
Trong một văn thư gửi TT Obama ngày 14 tháng Tám, Đức TGM Joseph Kurtz nói với TT rằng “cần phải làm nhiều hơn nữa” đồng nhịp với cộng đồng quốc tế. Theo ngài, “chúng tôi biết rõ: tấn công vào các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo là tấn công vào sự lành mạnh của toàn bộ xã hội. Bạo lực có thể khởi đầu chống lại các nhóm thiểu số, nhưng nó không chấm dứt ở đấy. Quyền lợi của mọi người Iraq đang lâm nguy từ tình thế hiện nay”.
Bi thảm nhất là bản tin sáng nay về cái chết của ký giả James Foley, một người Công Giáo, từng là sinh viên của ĐH Marquette ở Milkwaukee, nơi linh mục John Baptist Nguyễn Thanh Hùng từng du học thời thập nên 1950-1960. Bản tin cho hay anh bị ISIS hành quyết dã man bằng cách chặt đầu, không những thế, còn chiếu cảnh chặt đầu này trên mạng hoàn cầu nữa.
James Foley bị lực lượng ISIS bắt tại Syria hồi tháng 11 năm 2012. Trước đó, anh từng bị bắt ở Lybia năm 2011, nhưng sau 45 ngày được thả tự do. Dịp đó, anh có viết cho tờ nội san của hội cựu sinh viên Marquette, trường cũ của anh, một lá thư kể lại kinh nghiệm vụ bắt này: anh đã đọc kinh Mân Côi ra sao trong thời gian bị giam giữ. Lá thư nguyên văn như sau:
“Đại Học Marquette luôn là người bạn của tôi. Lọai bạn thách đố bạn làm nhiều hơn nữa, tốt hơn nữa và cuối cùng lên khuôn mẫu người bạn sẽ trở thành.
Với Marquette, tôi đã thực hiện một số chuyến đi thiện nguyện tới Nam Dakota và Mississippi để biết rằng tôi là đứa trẻ được che chở trong khi thế giới đầy vấn nạn. Sau đó, tôi đã thiện nguyện tại một trung học đệ nhất cấp ở Milkwaukee trên một con phố không xa Đại Học và đã được gợi hứng để trở thành một thầy giáo nội thành. Nhưng có lẽ không bao giờ Marquette là người bạn lớn hơn đối với tôi cho bằng lúc tôi bị giam trong tư cách nhà báo.
Tôi và các đồng nghiệp của tôi đã bị bắt và bị giam giữ tại một trung tâm giam giữ của quân đội ở Tripoli. Mỗi ngày mỗi đem tới lo lắng lớn hơn, chỉ sợ mẹ chúng tôi bắt đầu hoảng loạn. Đồng nghiệp Clare của tôi giả thiết phải gọi cho mẹ cô vào ngày sinh nhật của bà, rơi vào ngày sau khi chúng tôi đã bị bắt. Tôi vẫn chưa chịu thừa nhận hoàn toàn rằng mẹ tôi biết rõ những gì đã xẩy ra. Nhưng tôi cứ nói với Clare rằng mẹ tôi có một đức tin rất mạnh.
Tôi cầu xin cho bà được bình an. Tôi cầu xin mình có thể thông đạt được với mẹ bằng một cánh tay vươn ra khắp vũ trụ.
Tôi bắt đầu đọc kinh Mân Côi. Đó là điều mẹ tôi và bà tôi vẫn thường làm. Tôi đọc 10 Kinh Kính Mừng giữa mỗi Kinh Lạy Cha. Phải mất gần một tiến đồng hồ tôi mới đếm hết 100 Kinh Kính Mừng trên cỗ tràng hạt của mình. Và việc này giữ cho tâm trí tôi luôn tập chú.
Clare và tôi cùng đọc to với nhau. Quả là điều lên sinh lực khi chúng tôi nói cho nhau các yếu đuối và các hy vọng của mình, như thể đang chuyện trò với Thiên Chúa, hơn là trong thinh lặng và làm một mình.
Sau đó, chúng tôi bị đưa tới một nhà tù khác nơi chế độ cai trị đang giam giữ hàng trăm tù nhân chính trị. Tôi mau chóng được các tù nhân khác tiếp đón và cư xử tốt.
Một đêm, lúc đã bị giam 18 ngày, một số vệ binh đưa tôi ra khỏi phòng giam. Ở hội trường, tôi được gặp Manu, một đồng nghiệp khác, lần đầu tiên sau một tuần. Chúng tôi hốc hác nhưng vô cùng hân hoan được thấy nhau. Trên lầu văn phòng trưởng trại, một người đàn ông đạo mạo mặc đồ vét đứng sẵn nói với chúng tôi “Chúng tôi thấy hình như các anh muốn gọi cho gia đình”.
Tôi đọc câu kinh cuối cùng rồi quay số. Mẹ tôi trả lời điện thoại. “Má, má, con đây, Jim đây”.
“Ôi Jimmy, con đang ở đâu?”
“Con vẫn còn ở Lybia, má ạ. Con xin lỗi má về chuyện này. Con rất hối hận”.
“Con đừng có hối hận, Jimmy ạ”. Mẹ tôi năn nỉ. “Ôi tiếc thay ba con vừa ra khỏi nhà. Ôi… ba con rất muốn nói chuyện với con. Con có khoẻ không, Jimmy?”.
Tôi cho mẹ hay tôi được ăn uống đàng hoàng, được chiếc giường tốt nhất và được đối đãi như một thượng khác.
“Có phải họ có bắt con nói những điều này hay không, Jimmy?”
“Không, người Lybia là những người rất tốt”. Tôi nói với mẹ như thế. “Con vẫn cầu nguyện để mẹ biết rằng con bằng an. Mẹ có cảm nhận được lời cầu của con không?
“Ôi Jimmy, rất nhiều người cầu nguyện cho con. Tất cả bạn bè của con, Donnie, Michael Joyce, Dan Hanrahan, Suree, Tom Durkin, Sarah Fang có gọi tới. Anh Michael của con rất thương con”. Mẹ bắt đầu khóc. “Tòa Đại Sứ Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng gặp con và cả Human Rights Watch nữa. Con đã gặp họ chưa?”. Tôi thưa tôi chưa gặp họ.
“Họ đang tổ chức một buổi canh thức cầu nguyện cho con tại ĐH Marquette”. Mẹ hỏi tôi “Con không cảm thấy lời cầu nguyện của chúng ta sao?”.
“Có, má ạ, con có cảm thấy” và tôi nghĩ tới điều này trong một giây. Có lẽ chính các lời cầu nguyện này đã đem sức mạnh lại cho tôi, giữ tôi trồi lên. “Má ạ, con mạnh khỏe, con O.K. mà. Con sẽ về nhà kịp dự lễ tốt nghiệp của Katie” sẽ diễn ra sau đó một tháng.
“Chúng ta yêu con nhiều!” mẹ nói thế rồi gác máy.
Tôi cho diễn đi diễn lại trong đầu cả hàng trăm lần cú điện đàm đó, giọng nói của mẹ, tên các bạn bè, việc mẹ hiểu tình hình, niềm tin tuyệt đối của mẹ vào sức mạnh của cầu nguyện. Mẹ tôi cho biết các bạn bè tôi họp nhau lại để làm bất cứ điều gì có thể để giúp đỡ tôi. Tôi biết tôi không cô đơn.
Đêm cuối cùng ở Tripoli, lần đầu tiên trong 44 này, tôi được nối liên mạng và có thể lắng nghe bài diễn văn của Tom Durkin ngỏ với tôi trong đêm canh thức ở Marquette. Đối với một Giáo Hội đầy bằng hữu, đầy cựu sinh viên, đầy sinh viên vá các khoa, tôi đã được nghe một bài diễn văn hay nhất mà một người anh em có thể tặng cho một người anh em khác. Tôi cảm thấy nó vừa là bài nói của chàng phụ rể vừa là một điếu văn cùng một lúc. Nó bày tỏ một tấm lòng bao la và là một thoáng nhìn cho thấy các cố gắng và lời cầu nguyện tuôn trào của mọi người. Ít nhất, lời cầu nguyện cũng là chất keo giúp cho tôi được tự do, tự do trong nội tâm trước nhất rồi sau đó là phép lạ được ra khỏi tù trong một cuộc chiến tranh trong đó chế độ này không có bất cứ động lực thực sự nào để trả tự do cho chúng tôi. Việc này không giải thích được, nhưng đức tin giải thích được”.
Đức tin lần này chắc chắn đã giải thích cách khác và anh đã trả một giá bản thân khá cao cho thứ tự do mà anh hoàn toàn tranh đấu cho nhưng chính bản thân anh thì bị từ khước. Nhưng có ai từ khước được thứ tự do nội tâm, thứ tự do đã thúc đẩy anh trở lại Trung Đông lần thứ hai?
Lời ca ngợi Foley hay nhất cho tới nay là lời ca ngợi của Bà Diane Foley, người mẹ thân yêu của anh. Bà viết trên trang Facebook “Free James Foley”: “Chúng tôi khẩn cầu những người bắt cóc tha mạng sống cho các con tin còn lại. Giống Jimmy, họ là những người vô tội. Họ không có bất cứ quyền kiểm soát nào đối với chính sách của chính phủ Hoa Kỳ tại Iraq, tại Syria hay bất cứ tại nơi nào trên thế giới.
“Chúng tôi cám ơn Jimmy về mọi niềm vui con dành cho chúng tôi. Jimmy là một con trai, một người anh, một nhà báo và là một con người ngoại hạng”.
Vũ Văn An8/20/2014(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét