24/08/2014
Chúa Nhật 21 Quanh
Năm Năm A
(phần I)
Bài
Ðọc I: Is 22, 19-23
"Ta
sẽ để chìa khoá nhà Ðavít trên vai nó".
Trích
sách Tiên tri Isaia.
Ðây
Chúa phán cùng Sobna, quan cai đền thờ rằng: "Ta sẽ trục xuất ngươi ra khỏi
địa vị ngươi, và Ta sẽ cách chức ngươi; trong ngày đó, Ta sẽ gọi đầy tớ Ta là
Êliaqim, con trai Helcia. Ta sẽ lấy áo choàng của ngươi mà mặc cho nó, lấy đai
lưng của ngươi mà thắt cho nó, sẽ trao quyền ngươi vào tay nó, nó sẽ nên như
cha các người cư ngụ ở Giêrusalem và nhà Giuđa. Ta sẽ để chìa khoá nhà Ðavít
trên vai nó: nó sẽ mở cửa và không ai đóng lại được; nó đóng cửa lại và không
ai mở ra được. Ta sẽ đóng nó vào nơi kiên cố như đóng đinh, và nó sẽ trở nên
ngai vinh quang nhà cha nó".
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca:
Tv 137, 1-2a. 2bc-3. 6 và 8bc
Ðáp:
Lạy Chúa, lòng nhân hậu Chúa tồn tại muôn đời, xin đừng bỏ rơi công cuộc tay
Chúa (8).
Xướng:
1) Lạy Chúa, con sẽ ca tụng Chúa hết lòng, vì Chúa đã nghe lời miệng con xin;
trước mặt các thiên thần, con đàn ca mừng Chúa; con sấp mình thờ lạy bên thánh
điện Ngài. - Ðáp.
2)
Và con sẽ ca tụng uy danh Chúa, vì lòng nhân hậu và trung thành của Chúa. Khi
con kêu cầu, Chúa đã nhậm lời con, Chúa đã ban cho tâm hồn con nhiều sức mạnh.
- Ðáp.
3)
Quả thực Chúa cao cả và thường nhìn kẻ khiêm cung, còn người kiêu ngạo thì Ngài
ngó tự đàng xa. Lạy Chúa, lòng nhân hậu Chúa tồn tại muôn đời; xin đừng bỏ rơi
công cuộc tay Chúa. - Ðáp.
Bài
Ðọc II: Rm 11, 33-36
"Mọi
sự đều do Người, nhờ Người và trong Người".
Trích
thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Ôi
thẳm sâu thay sự giàu có, thượng trí và thông biết của Thiên Chúa: sự phán quyết
của Người làm sao hiểu được, và đường lối của Người làm sao dò được! Vì chưng,
nào ai biết được ý Chúa? Hoặc ai đã làm cố vấn cho Người? Hay ai đã cho Người
trước để Người sẽ trả lại sau? Vì mọi sự đều do Người, nhờ Người và trong Người:
nguyện Người được vinh quang đến muôn đời. Amen.
Ðó
là lời Chúa.
Alleluia:
Ga 14, 5
Alleluia,
alleluia! - Chúa phán: "Thầy là đường, là sự thật và là sự sống: không ai
đến được với Cha mà không qua Thầy". - Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 16, 13-20
"Con
là Ðá, Thầy sẽ ban cho con chìa khoá nước trời".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, Chúa Giêsu đến địa hạt thành Xêsarêa Philipphê, và hỏi các môn đệ rằng:
"Người ta bảo Con Người là ai?" Các ông thưa: "Người thì bảo là
Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là Êlia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một tiên tri
nào đó". Chúa Giêsu nói với các ông: "Phần các con, các con bảo Thầy
là ai?" Simon Phêrô thưa rằng: "Thầy là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng
sống". Chúa Giêsu trả lời rằng: "Hỡi Simon con ông Giona, con có
phúc, vì chẳng phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy,
Ðấng ngự trên trời. Vậy Thầy bảo cho con biết: Con là Ðá, trên đá này Thầy sẽ
xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được. Thầy sẽ trao cho
con chìa khoá nước trời: sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc;
và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở". Bấy giờ Người truyền
cho các môn đệ đừng nói với ai rằng Người là Ðức Kitô.
Kể
từ đó, Chúa Giêsu bắt đầu tỏ cho các môn đệ thấy: Người sẽ phải đi Giêrusalem,
phải chịu nhiều đau khổ bởi các kỳ lão, luật sĩ và thượng tế, phải bị giết, và
ngày thứ ba thì sống lại. Phêrô kéo Người lại mà can gián Người rằng: "Lạy
Thầy, xin Chúa giúp Thầy khỏi điều đó. Thầy chẳng phải như vậy đâu". Nhưng
Người quay lại bảo Phêrô rằng: "Hỡi Satan, hãy lui ra đàng sau Thầy, con
làm cho Thầy vấp phạm, vì con chẳng hiểu biết những sự thuộc về Thiên Chúa, mà
chỉ hiểu biết những sự thuộc về loài người".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm: Mầu Nhiệm Hội Thánh
Bài
Tin Mừng hôm nay, chúng ta đã được nghe đọc trong ngày lễ hai thánh Tông đồ
Phêrô và Phaolô. Nó có hai phần rõ rệt: những câu đầu tuyên xưng Ðức Yêsu là
Kitô; còn những câu sau tuyên bố Phêrô được đặt làm nền tảng xây lên Hội Thánh.
Hai phần có thể tách rời nhau, vì quả thật Marcô và Luca đã không đính phần sau
vào phần trước. Nhưng Matthêô đã có ý gom hai phần lại để nhấn mạnh sự liên hệ
giữa việc Phêrô tuyên xưng đức tin và việc ông được chọn để xây lên Hội Thánh,
cũng như giữa Ðức Kitô và con người được chọn để thay quyền Người dưới đất.
Chúng ta hôm nay còn đọc lại cả bài Tin Mừng này cùng với hai bài đọc trên để
hiểu rõ Hội Thánh và cảm tạ Thiên Chúa về Hội Thánh nhiều hơn.
A.
Hội Thánh Là Mầu Nhiệm Ðã Ðược Tiền Ðịnh Từ Ðời Ðời
Bài
sách Isaia đã thuật lại một câu truyện trong lịch sử Dân Chúa. Nhưng đó lại là
câu truyện có tính cách tiên tri, loan báo kế hoạch mầu nhiệm của Thiên Chúa.
Và vì thế rất có hệ đến chúng ta.
Vua
Israel bấy giờ dùng một vị đại thần hầu như là Nhiếp chính, mặc dầu cấp bậc
chính thức chỉ là giám hộ hay chủ hộ. Mọi việc trong triều đều do ông ta định
đoạt. Nhưng ông lại là kẻ thuộc hạng "mới làm ăn lên", tài cán không
biết thế nào, nhưng chắc chắn rất tham lam và ích kỷ. Chúa sai Isaia đến nói
cho ông biết, Người sẽ truất phế và cất chức ông. Và sau đó, Người sẽ đặt
Êlyaqim lên thế vị.
Ðiều
đáng để ý trong câu truyện này là những lời sấm về Êlyaqim. Ðó là những lời
tiên tri rất long trọng, kể ngay từ những chữ đầu tiên. Chúa phán: "Ngày ấy,
Ta sẽ gọi tôi tớ Ta là Êlyaqim". Vì hễ lần nào muốn tuyên sấm về một biến
cố trọng đại trong tương lai, Người cũng bắt đầu bằng hai chữ: "Ngày ấy".
Nên những gì sẽ xảy ra trong ngày ấy cũng đều có ý nghĩa tiên tri, tức là nằm
trong kế hoạch cứu chuộc mầu nhiệm của Chúa. Ở đây Chúa lại còn gọi Êlyaqim là
tôi tớ, danh xưng mà Người chỉ dành cho những kẻ được chọn một cách đặc biệt
như Abraham, Môsê và Ðavít, trước khi áp dụng một cách tuyệt đối và vĩnh viễn
cho Ðấng Cứu Thế.
Chúng
ta thật phải lấy làm lạ vì thấy Chúa săn sóc đến Êlyaqim một cách khác thường.
Chính tay Người sẽ mặc áo dài cho ông, thắt lưng cho ông và đặt quyền bính vào
tay ông. Chúa ban áo dài cho ai là muốn người đó được lãnh chức tư tế; và khi
Người thắt lưng cho họ là muốn cho quyền bính của người đó được chặt chẽ và vững
vàng. Người còn đặt chìa khóa nhà Ðavít trên vai Êlyaqim. Cử chỉ này chúng ta
chỉ hiểu được khi nhớ tới thời phong kiến và xa xưa hơn nữa. Mọi thị trấn và
thành phố đều có tường thành kiên cố vây quanh và các cửa ra vào đều hết sức
quan trọng. Các cánh cửa thành do đó đều chắc chắn, nặng nề và khóa bằng các
then gỗ lớn, không thể cầm bằng tay mà phải vác trên vai. Và vì thế khi đã đóng
mở rồi thì chẳng ai ra vào trái lệnh được nữa.
Sau
cùng Chúa còn hứa cắm Êlyaqim xuống như một cái đanh nơi đất cứng, để giống như
một lều vải đã được cột chặt vào đất, không ai nhổ lên được nữa... Triều đại của
Êlyaqim không những sẽ vững bền mà còn vẻ vang và được lòng dân (câu 21 và 23).
Nhưng
lịch sử cho thấy sự thật không được như vậy. Êlyaqim được lên chức giám hộ thật:
nhưng rồi cái đanh ấy cũng đã bị nhổ đi. Dân Chúa suy nghĩ lại về những lời sấm
long trọng kia. Người ta nhận ra rằng Êlyaqim chỉ là hình ảnh và là cớ để Chúa
mạc khải kế hoạch cứu độ sâu xa của Người. Ðấng mà Người nhắm kêu gọi và tuyển
chọn sẽ không là ai khác ngoài chính Ðức Yêsu Kitô; và cũng không phải chỉ là Ðức
Kitô lịch sử sinh sống ở Dothái mà là Chúa Yêsu Kitô viên mãn hằng ở cùng Hội
Thánh.
Do
đó bài sách Isaia hôm nay nói về Ðức Yêsu và là Ðức Yêsu đang cai trị Hội
Thánh. Bài sách ấy nói về kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa và về Hội Thánh trong
kế hoạch ấy. Chúng ta hãy xem Hội Thánh đã được xây lên như thế nào để đáp ứng
lời tiên tri trên.
B.
Phêrô Là Ðá Xây Lên Hội Thánh
Hôm
ấy Ðức Yêsu đi cùng môn đệ đến địa hạt Caisaria. Chi tiết nơi chốn này cũng
đáng để ý hầu chúng ta thấy rằng Hội Thánh của Chúa sẽ vượt ra khỏi ranh giới
Dothái ngày xưa và bao gồm tất cả dân ngoại.
Ðức
Yêsu hỏi môn đồ: dư luận người ta nghĩ Người là ai? Người muốn biết tâm tư của
mọi người sau một thời gian giảng đạo để chuyển sang một giai đoạn mới.
Môn
đồ trả lời: kẻ bảo là Yoan Tẩy giả; kẻ bảo là Êlya; kẻ khác lại nghĩ là Yêrêmya
hay một tiên tri nào khác. Thực ra môn đồ đã bắt đầu nói đến ý kiến của Hêrôđê
vì ông này có mặc cảm đã giết Yoan Tẩy giả nên thấy Ðức Yêsu dường như là hiện
thân của vị tiền hô. Rồi họ đã kể đến dư luận chung hơn, nghĩ Ðấng Thiên sai sẽ
là Êlya trở lại. Một mình Matthêô đưa ra ý kiến Ðức Yêsu là Yêrêmya vì có dư luận
cho rằng Ðấng Thiên sai cũng sẽ là nhà tiên tri bị bắt bớ. Nhưng nếu chẳng ý kiến
nào trên đây được ưu thế, thì đây là ý kiến chắc không thể sai được: Ðức Yêsu
là một trong các vị tiên tri thời danh kia. Ðó là dư luận chính thức của Dothái
giáo thời bấy giờ. Giới tư tế cho rằng thời tiên tri đã mãn. Vậy nếu Ðấng Thiên
sai sẽ đến là tiên tri, thì Người chỉ có thể là một trong các tiên tri "lớn"
trước đây trở lại.
Dù
sao cách trả lời của môn đồ cũng cho thấy mọi người đã công nhận uy thế của Ðức
Yêsu. Người ta chưa biết đúng Người là ai, nhưng họ đã tin Người là Ðấng được
Thiên Chúa tuyển chọn để làm một công việc rất lớn lao nào đây. Nếu dùng lại
danh xưng trong bài đọc 1 nói về Êlyaqim, ta có thể bảo thiên hạ bấy giờ đều
coi Ðức Yêsu là "người tôi tớ của Thiên Chúa" rồi.
Còn
tâm tư của chính các môn đồ thì sao?
Phêrô
"lên tiếng", tức là đã nói thay cho cả đoàn rằng: "Thầy là Kitô,
Con Thiên Chúa hằng sống".
Có
thật Phêrô đã nói như thế không? Vì trong Marcô và Luca, ông chỉ thưa: Thầy là
Kitô. Còn những chữ "Con Thiên Chúa hằng sống" là của riêng sách Tin
Mừng Matthêô và dường như là thành ngữ tuyên xưng đức tin của Hội Thánh sau
ngày Ðức Yêsu hiển vinh. Nếu thực sự như vậy thì càng chứng tỏ trong đoạn Tin Mừng
này, Phêrô được coi như gắn liền với Hội Thánh. Lời tuyên xưng của ông trở
thành đức tin đã được ban cho Hội Thánh. Hội Thánh đang nằm ở trong con người
ông. Nói đúng hơn, Hội Thánh đang được xây lên từ ông.
Quả
vậy, ông vừa dứt lời thì Ðức Yêsu đã mừng rỡ tuyên bố như đứng trước một mạc khải
mới: "Con có phúc, hỡi Simon con Yôna, vì không phải thịt máu mạc khải cho
con biết điều ấy, nhưng là Cha Ta Ðấng ngự trên trời". Nếu không phải
"những yếu tố" loài người nói lên điều tuyên xưng kia, thì Simon đã
trở thành dụng cụ của Cha trên trời rồi.
Chúa
Cha muốn dùng Simon vào việc nào đây? Ðức Yêsu sắp ra đi chịu chết cứu chuộc
nhân loại , thì hẳn Simon được thiên định hợp tác trong công cuộc này, một công
cuộc còn phải nối dài trong mọi thế hệ. Và như vậy lời tiên tri về Êlyaqim, như
đã nói trên, cũng phải được thực hiện nơi Simon qua Ðức Yêsu.
Thế
nên Ðức Yêsu đã phán tiếp: Simon, từ nay con sẽ gọi là Phêrô, là Thạch, là Ðá;
con sẽ có một định mệnh mới là trở nên Ðá kiên cố để Ta xây Hội Thánh của Ta
trên Ðá này. Cửa hỏa ngục, tức là sức mạnh của tử thần và tà thần muốn công phá
cũng không làm gì được. Vì như trên đã nói "Cửa thành" là nơi tung sức
trong thành ra và cũng là ngõ để kẻ thù tấn công vào. Nói cho đúng, Phêrô không
phải là cửa thành vì chính Ðức Yêsu mới là cửa vào đàn chiên; nhưng Hội Thánh
xây trên Ðá Phêrô sẽ phải chịu sức tấn công của cửa hỏa ngục. Và khi nói như vậy,
chúng ta không được hình dung Hội Thánh luôn luôn ở thế thủ. Chúa không nói Hội
Thánh chịu tấn công. Người khẳng định: cửa hỏa ngục không làm gì được Hội
Thánh. Vì khi làm việc rao giảng Phúc Âm và làm các Bí tích, Hội Thánh đâu có ở
thế thủ. Nhưng hỏa ngục vẫn không làm gì được. Người ta vẫn tin theo lời giảng
dạy của Hội Thánh và đi vào Nước Trời.
Như
vậy Hội Thánh đã thực hiện lời tiên tri về Êlyaqim: đó là cái đanh Chúa đã cắm
xuống đất cứng không thể nhổ lên được nữa. Và như Êlyaqim đã được trao chìa
khóa thành, thì Phêrô đã được trao chìa khóa Nước Trời. Mà chìa khóa ở đây như
trên kia đã nói không nhỏ bé nhẹ nhàng đâu, nhưng là then gỗ thật lớn phải vác;
và khi đã đóng mở thì chẳng ai làm ngược lại được nữa. Ở đây Ðức Yêsu còn đi xa
hơn, coi công việc của Phêrô là chính công việc của Thiên Chúa; Phêrô và Hội
Thánh làm thế nào ở dưới đất, trên trời cũng quyết định như vậy.
Thật
ra để chỉ công việc của Phêrô, Ðức Yêsu không nói là đóng mở, mà là trói mở.
Nhưng trói mở là cột lại và tháo ra, là cho vào và cấm vào; và như vậy cũng là
đóng mở cửa Nước Trời. Và nếu phải xác định rõ hơn công việc này, có lẽ chúng
ta có thể dừng lại ý tưởng của Ðức Kitô khi nói về Biệt phái. Người trách họ đã
không để cho ngưòi ta vào Nước Trời, vì "giáo lý" của họ. Như vậy,
quyền đóng mở cửa Nước Trời của Phêrô trước tiên nên được hiểu là quyền giáo huấn,
dạy dỗ đức tin để người ta được sống đời đời.
Do
đó, chúng ta thấy lời tiên tri về Êlyaqim trở nên lu mờ trước Lời Chúa phán với
Phêrô, chứng tỏ Cựu Ước chỉ là hình ảnh báo trước thực tại Tân Ước; và khi thực
tại đến, hình ảnh không còn giá trị như trước nữa. Vậy nếu Dân Chúa đã mừng rỡ hân
hoan đón nhận lời tiên tri về Êlyaqim như là lời cứu độ, thì chúng ta ngày nay
càng phải hân hoan mừng rỡ hơn nữa khi đọc Lời Hứa về Phêrô và Hội Thánh. Ðó là
tâm tình mà bài Thánh thư hôm nay muốn gợi lên.
C.
Tạ Ơn Thiên Chúa Về Mầu Nhiệm Hội Thánh
Phaolô
muốn kết thúc những chương suy nghĩ về số phận dân ngoại và nhất là số phận
Israel. Người thấy đó là kế hoạch Thiên Chúa đã trù liệu cho Hội Thánh. Cả dân
ngoại, cả Israel đã lầm lạc và lầm than trong tội bất vâng phục, để làm nổi bật
tình thương nhưng không và vô biên chan chứa trong Hội Thánh. Thế nên Thánh
nhân kêu lên: "Ôi! Thẳm sâu thay sự giàu có, khôn ngoan và thượng trí của
Thiên Chúa".
Ðó
là tiếng nói của tâm hồn dạt dào tình cảm mến, nhưng cũng là những tư tưởng thật
đắn đo. Lịch sử dân ngoại và lịch sử Israel là gì nếu chẳng phải là lịch sử cứu
độ, lịch sử Chúa trải tình thương vô biên quảng đại trên loài người tội lỗi? Dĩ
nhiên ơn cứu độ của Người nằm trong mầu nhiệm Chúa Kitô. Nhưng mầu nhiệm này
không phải là một sự kiện xảy ra trong một lúc. Chúa Kitô hôm qua, hôm nay và
mãi mãi như thế. Mầu nhiệm Chúa Kitô đã chan chứa suốt thời Cựu Ước chi phối cả
lời tiên tri về Êlyaqim; mầu nhiệm ấy đang lan rộng trong Hội Thánh cho đến
ngày nào đạt tới tầm mức tuyệt vời của Thân thể Ðức Kitô.
Ðó
là kế hoạch sâu thẳm chỉ Thánh Thần mới dò được. Mọi sự giàu có phong phú đang
chảy ra trong kế hoạch này. Thật là kế hoạch khôn ngoan mà thượng trí Thiên
Chúa đã nghĩ ra để chúng ta được mọi ơn thiêng trong Ðức Kitô và nơi Hội Thánh.
Và tất cả như vậy là vì Thiên Chúa đã yêu chúng ta trước, đã tự ý ban Ðức Kitô
cho chúng ta, đã chọn Phêrô một cách nhưng không để xây nên Hội Thánh. Mọi sự đều
do Người, nhờ Người và vì Người.
Do
đó chúng ta phải tạ ơn Người. Và biết ơn cụ thể nhất là đi vào trong kế hoạch
thâm sâu của Người, tức là vào sống trong mầu nhiệm Ðức Kitô và mầu nhiệm Hội
Thánh.
Chính
những mầu nhiệm ấy sắp được cử hành trên bàn thờ bây giờ để khi tham dự, chúng
ta được kết hợp với Ðức Kitô là người tôi tớ mà Thiên Chúa đã sủng mộ và tuyển
chọn một cách đặc biệt để đưa chúng ta, tức là cả dân ngoại và Israel vào Hội
Thánh xây trên Ðá Phêrô.
(Trích
dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của
Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Chủ Nhật 21 Thường
Niên,
Năm A
Bài đọc: Isa 22:15, 19-23;
Rom 11:33-36; Mt 16:13-20.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Quyền bính đến từ
Thiên Chúa.
Chúng
ta đang sống trong một thời đại mà sự tôn trọng quyền bính bị khủng hỏang trầm
trọng từ trong gia đình đến xã hội và lan cả trong Hội Thánh. Lý do của cuộc khủng
hỏang là khuynh hướng tự do quá trớn cho rằng mọi người đều bình đẳng, không ai
có quyền bảo ai làm gì cả nếu họ không muốn. Trong gia đình, từ chỗ cha mẹ đặt
đâu con ngồi đó đến chỗ con đặt đâu cha mẹ ngồi đó. Nơi các giáo xứ, từ chỗ cha
xứ bảo sao nghe làm vậy đến chỗ giáo dân làm áp lực để Đức Giám-mục phải thuyên
chuyển cha xứ đi nơi khác. Ngay cả trong Giáo Hội, từ chỗ phải tuyệt đối vâng lời
Đức Giáo Hoàng vì Ngài là đại diện của Chúa ở trần gian đến chỗ chỉ trích ngài
già nua, lỗi thời, và khinh thường mọi giáo huấn đến từ ngài.
Các
Bài đọc hôm nay giúp chúng ta nhận biết nguồn gốc và sự quan trọng của quyền
bính, và sẽ giúp chúng ta biết tôn trọng và nghe lời các nhà lãnh đạo hơn.
Trong bài đọc I, ngôn sứ Isaiah muốn làm nổi bật quyền bính đến từ Thiên Chúa.
Ngài không muốn quyền bính ở trong tay quan Tể Tướng Shebna nữa, nên Ngài trao
quyền bính vào tay Eliakim con của Hilkiah. Trong bài đọc II, thánh Phaolô phải
ngạc nhiên khi suy niệm về sự giàu có, sự khôn ngoan, và sự thấu hiểu của Thiên
Chúa. Không một ai có thể hiểu nổi những quyết định và những đường lối của
Ngài. Bổn phận của con người không phải là chất vấn Thiên Chúa, nhưng biết
khiêm nhường vâng theo những thánh chỉ của Ngài. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu thiết
lập Giáo Hội của Ngài trên Tảng Đá Phêrô và trao quyền cầm buộc và tháo cởi cho
ông qua biểu tượng chìa khóa Nước Trời. Ngài cũng long trọng hứa: “quyền lực tử
thần sẽ không thắng nổi.”
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Quyền bính đến từ Thiên Chúa.
1.1/
Quyền bính đến từ Thiên Chúa: Ngài có quyền trao ban và có quyền cất đi, không ai có thể chống
cự lại khi Ngài cất đi. Quyền hành bị lấy đi và trao vào tay người khác khi người
đương cầm quyền khinh thường Thiên Chúa hay không chu toàn sứ vụ của mình.
Chúa
phán với tiên tri Isaiah: “Hãy đi gặp viên quan ấy là Shebna, tể tướng triều
đình, và nói: Đức Chúa phán: "Ta sẽ tống ngươi khỏi chức vụ, Ta sẽ đuổi
ngươi khỏi địa vị. Ngày ấy, Ta sẽ gọi tôi tớ Ta là Eliakim, con của Hilkiah: Áo
thụng của ngươi, Ta sẽ lấy mặc cho nó, cân đai của ngươi, Ta sẽ đem thắt cho
nó, quyền bính của ngươi, Ta sẽ trao vào tay nó, nó sẽ là cha đối với cư dân
Jerusalem và với nhà Judah.” Lý do Thiên Chúa truất phế Shebna có lẽ vì lối sống
xa hoa của ông hay vì thái độ cấu kết với ngoại bang (Ai-cập) mà không chịu
hành động theo sự hướng dẫn của Ngài qua các ngôn sứ. Thiên Chúa không chỉ có
quyền bính trên dân của Ngài, nhưng còn có toàn quyền trên tất cả những nhà
lãnh đạo của mọi dân tộc. Ví dụ, Vua Cyrus, hoàng đế Ba-tư. Thiên Chúa dùng Nhà
Vua như khí cụ để phóng thích cho dân tộc Do-thái về hồi hương.
1.2/
Khi Chúa ban quyền, Ngài cũng ban khôn ngoan và sức mạnh của Ngài cho người cầm
quyền. Chìa
khóa là biểu tượng của quyền hành. Khi Chúa trao chìa khóa cho ai là Ngài đặt
trọn vẹn tin tưởng và trao quyền hành cho người đó thay Chúa để điều khiển.
“Chìa khoá nhà David, Ta sẽ đặt trên vai nó. Nó mở ra thì không ai đóng được,
nó đóng lại thì không ai mở được. Ta sẽ làm cho nó vững chắc như đinh đóng cột,
nó sẽ nên như ngai vinh hiển cho nhà cha nó.”
Người
lãnh nhận quyền bính từ Thiên Chúa là để phục vụ Dân Chúa, để trở thành “cha đối
với cư dân Jerusalem và với nhà Judah;” chứ không phải để bắt người khác phục vụ,
hay ức hiếp dân lành.
2/
Bài đọc II:
Không ai có thể hiểu sự khôn ngoan và đường lối của Thiên Chúa.
2.1/
Con người thường đánh giá trị theo những tiêu chuẩn bên ngoài: Con người thường có
khuynh hướng đánh giá trị dựa vào những tiêu chuẩn thấy được: khỏe mạnh, trẻ
trung, sắc đẹp, lanh lợi, lịch thiệp, kiến thức, giàu có… Nhưng biết bao người
đã lầm to sau khi đã dựa vào những tiêu chuẩn này để chọn lựa vì không ai học
được chữ “ngờ!” Những hình thức bên ngòai chỉ là những lớp sơn hào nhoáng che
giấu những mưu toan nham hiểm bên trong đang chờ cơ hội để bộc phát.
2.2/
Thiên Chúa thấu rõ những ý định trong tâm hồn con người: Nếu thái độ “suy bụng
ta ra bụng người” trên không thể áp dụng vào con người, càng không thể áp dụng
cho Thiên Chúa. Vì, “Sự giàu có, khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa sâu thẳm
dường nào! Quyết định của Người, ai dò cho thấu! Đường lối của Người, ai theo
dõi được! Thật vậy, ai đã biết tư tưởng của Chúa? Ai đã làm cố vấn cho Người?
Ai đã cho Người trước, để Người phải trả lại sau? Vì muôn vật đều do Người mà
có, nhờ Người mà tồn tại và quy hướng về Người.”
Trong
lịch sử của Do-thái cũng như của nhân lọai, biết bao nhiêu lần con người đã
đánh giá trị sai về các biến cố đã xảy ra trong lịch sử! Lý do đơn giản là vì họ
đã dùng những tiêu chuẩn của con người thay vì của Thiên Chúa; họ quá chú trọng
đến hình thức bên ngòai trong khi Thiên Chúa nhìn thấu suốt bên trong; họ chỉ
có thể biết những gì đang xảy ra hiện tại trong khi quá khứ, hiện tại, và tương
lai là một trước Thiên Chúa.
3/
Phúc Âm:
Quyền điều khiển Giáo Hội được trao cho Phêrô.
3.1/
Hai cách nhìn khác nhau:
cách nhìn của người thường và cách nhìn của các môn đệ về “Con người của Chúa
Giêsu.” Cuộc đối thọai giữa Chúa Giêsu và các môn đệ dẫn chứng hai cách nhìn
này: Khi Đức Giêsu đến vùng kế cận thành Caesarea Philippi, Người hỏi các môn đệ
rằng: "Người ta nói Con Người là ai?" Các ông thưa: "Kẻ thì nói
là ông Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Elijah, có người lại cho là ông
Jeremiah hay một trong các vị ngôn sứ." Đức Giêsu lại hỏi: "Còn anh
em, anh em bảo Thầy là ai?" Ông Simon Phêrô thưa: "Thầy là Đấng Kitô,
Con Thiên Chúa hằng sống."
Phêrô
là người đầu tiên nhận ra và tuyên xưng Đức Kitô là Con Thiên Chúa vì ông không
nhìn theo dáng vẻ bên ngoài như các người đương thời, nhưng ông nhìn tận bên
trong theo mặc khải của Thiên Chúa. Cũng vậy, khi người Công-giáo nhìn vào Đức
Giáo Hoàng và cấu trúc của Giáo-hội, chúng ta không nhìn ngài như một người
lãnh đạo bình thường và cấu trúc đó như bao cấu trúc khác; nhưng là đại diện của
Thiên Chúa và cấu trúc được Thiên Chúa soi sáng.
3.2/
Trên Đá Tảng này Thầy sẽ xây Giáo Hội: Các nhà chú giải tranh luận “Ai là Đá trong câu
này?” Đối với người Do-Thái: Đá tảng chỉ áp dụng cho Thiên Chúa mà thôi (Ps
18:2, 31; Dt 32:4, 31; I Sam 2:2, II Sam 22:2). Thánh Augustin đồng ý lập luận
này. Người khác cho rằng “Đá tảng” là “Sự Thật,” Phêrô là người đầu tiên khám
phá và tuyên xưng Sự Thật này. Người khác cho “Đá tảng” là chính niềm tin của
Phêrô vào Chúa, và chính niềm tin này mà “quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.”
Mỗi câu trả lời đều cho chúng ta một lối nhìn về Phêrô: Ông là người được chọn
bởi Thiên Chúa, nếu Thiên Chúa là Đá tảng, người cũng sẽ làm cho ông thành Đá tảng
mà trên đó Gíao Hội được xây dựng. Đá tảng cũng là Sự Thật và niềm tin của
Phêrô vào Chúa mà không một quyền lực nào có thể lấn át được.
3.3/
Tranh luận về quyền của Thánh Phêrô và các Đức Gíao Hòang kế vị ngài: “Thầy sẽ trao cho
anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm
buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.”
Không biết bao nhiêu giáo hội và con người qua các thời đại đã tranh luận về
câu Phúc Âm này và quyền bính tuyệt đối của Đức Gíao Hòang. Nhiều người đã công
nhận đây là lý do chính ngăn cản các giáo hội trong sự hiệp nhất chứ không phải
khác biệt về đạo lý. Nhiều giáo hội sợ một khi đã đồng ý trở về với Giáo Hội là
họ phải phục tùng quyền bính của Đức Giáo Hoàng.
*
Tranh luận về ơn “không thể sai lầm” khi tuyên xưng trọng thể những tín điều
thuộc lãnh vực đức tin và luân lý. Công đồng Vatican II, trong Hiến-chế “Ecclesiae
Christi,” chương iv, đã xác định như sau: “Chúng tôi truyền dạy và xác định
đó là một tín điều do Thiên Chúa mặc khải khi Đức Giáo Hòang tuyên xưng ex
cathedra, nghĩa là khi ngài dùng chức vụ mục tử và tiến sĩ của tất cả các
Kitô hữu, bởi quyền tối thượng kế vị các Tông Đồ của ngài, khi ngài định nghĩa
là một tín điều liên quan đến đức tin hay luân lý phải được chấp thuận bởi Giáo
Hội phổ quát, vì sự trợ giúp từ Thiên Chúa đã được hứa cho ngài qua Thánh
Phêrô, vì được sở hữu của ơn không thể sai lầm mà Đấng Cứu Chuộc đã mong muốn
Giáo Hội của Ngài được trang bị trong việc định nghĩa là tín điều những gì thuộc
đức tin và luân lý, và vì thế, những định nghĩa như thế bởi Đức Giáo Hòang và
không bởi sự đồng ý của Gíao Hội không thể sửa đổi.”
*
Nhiều người đã phủ nhận quyền bính và “ơn không thể sai lầm” của Đức Giáo Hoàng
trong câu Phúc Âm này, nhưng một bằng chứng mà họ không phủ nhận được là quyền
bính của Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội vẫn tồn tại hơn 2000 năm qua. Hai bằng chứng
hùng hồn cho thấy đâu là sự phiên dịch đúng của Phúc Âm hôm nay.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Vì yêu thương con người, Thiên Chúa đã chuẩn bị kế họach để con người luôn có
những nhà lãnh đạo cần thiết trong mọi trạng huống của cuộc đời.
-
Chúng ta cần tuân phục cha mẹ, thầy cô, các nhà lãnh đạo trong tôn giáo cũng
như ngòai xã hội để bảo vệ trật tự chung trong gia đình, xã hội, và Giáo Hội.
-
Người lãnh đạo được trao quyền bởi Thiên Chúa để phục vụ và mưu ích chung cho mọi
người chứ không phải để hống hách và vun xới cho bản thân. Họ phải chịu trách
nhiệm trước mặt Chúa về những người Chúa trao.
-
Người Công Giáo phải nhìn mọi sự dưới con mắt đức tin. Họ phải tuyệt đối tin tưởng
và vâng lời Đức Giáo Hoàng.
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.
24/08/14 CHÚA NHẬT TUẦN 21 TN – A
Mt 16,13-20
Mt 16,13-20
Suy niệm: Câu chuyện Thầy-trò diễn ra trong một
khung cảnh riêng tư, ở một nơi chốn khá xa những con người và những sinh hoạt
thông thuộc hằng ngày, một khung cảnh thuận tiện để hồi tâm, nhìn lại mọi sự,
và để Thầy trò tâm sự, chia sẻ một cách mật thiết với nhau. Chúa Giê-su muốn
biết các môn đệ nghĩ Ngài là ai, và Phê-rô đã tuyên xưng: “Thầy là Đấng Ki-tô,
Con Thiên Chúa.” Sự nhìn nhận này thật quan trọng. Ta không biết mức độ xác tín
nơi Phê-rô thế nào khi tuyên bố như vậy, nhưng ít ra là ông đã nói lên được sự
thật hết sức nền tảng: Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa! Từ
“Ki-tô” tiên vàn không phải là tên gọi mà đó là một từ chỉ chức vụ, chỉ việc
làm. Đức Giê-su là Ki-tô, có nghĩa rằng Ngài là Đấng được Chúa Cha xức dầu
(Thánh Thần) và sai đến để cứu độ con người và thế giới. Nhìn nhận Đức Giê-su
là Đấng Ki-tô có nghĩa rằng nhìn nhận mình cần được Ngài cứu độ, mình hoàn toàn
thuộc về Ngài, và Ngài lẽ sống, là thần tượng, là tất cả ý nghĩa của mình.
Mời Bạn: Ki-tô
hữu là người tin rằng Đức Giê-su là Con Thiên Chúa, là Đấng Ki-tô của mình.
Nhưng nhiều khi chúng ta chỉ tin bằng một lời kinh Tin Kính đọc hời hợt, chứ
không thực sự say đắm Ngài, không coi Ngài là thần tượng, không để con người và
cuộc sống của mình thực sự bị thu hút bởi Ngài, không biến đổi trở nên đồng
nhất với Ngài.
Sống Lời Chúa: Cuộc
sống Ki-tô hữu của tôi cần có những thời khắc rút vào sa mạc tâm hồn mình, để
tĩnh tâm, để đặt câu hỏi và trả lời với Chúa Giê-su: Trong thực tế, Ngài là ai
đối với tôi?
Cầu nguyện: Hát
“Bỏ Ngài con biết theo ai…”
www.5phutloichua.netTRÊN TẢNG ĐÁ NÀY
Ước gì mỗi người chúng ta ở lại và yêu mến Hội Thánh, cải tổ và canh tân Hội Thánh bằng việc canh tân chính bản thân mình.
Suy niệm:
Trong cộng đoàn Hội Thánh,
Simon là khuôn mặt nổi bật
trong nhóm Mười Hai.
Ông thuộc nhóm những môn đệ
đầu tiên theo Ðức Giêsu,
và là một trong ba môn đệ
thân tín nhất.
Ông có mặt lúc Chúa hiển
dung và trong Vườn Dầu.
Ông thường là phát ngôn viên
của cả nhóm (x. Mt 19,27).
Ðức Giêsu phục sinh đã hiện
ra cho ông trước tiên (1Cr 15,5),
và giao cho ông chăn dắt
đoàn chiên của Ngài (Ga 21,15-17).
Simon có bản tính bộc trực,
hăng hái.
Vì quá tin vào sức mình, ông
đã sa ngã, chối Chúa.
Bất chấp những yếu đuối và
giới hạn của Simon,
Ðức Giêsu vẫn chọn ông đứng
đầu nhóm Mười Hai,
và làm nền tảng cho Hội
Thánh của Ngài.
Ngài đặt cho Simon một tên
mới là Phêrô,
tiếng Aram gọi là Kêpha,
nghĩa là Tảng Ðá.
Tên mới này phản ánh sứ mạng
Chúa giao cho ông.
Phêrô được tuyên bố là người
có phúc,
vì ông đã được Cha trên trời
cho biết Ðức Giêsu là ai.
Ông đã tin tưởng đón nhận
mạc khải ấy.
“Thầy là
Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.”
Ðó là lời tuyên xưng đức tin
của Phêrô.
Nhưng ông không chỉ tuyên
xưng đức tin của mình,
ông còn tuyên xưng tình yêu
nữa:
“Lạy Thầy,
Thầy biết con yêu mến Thầy.”
Với niềm tin-yêu vào Ðức
Giêsu,
Phêrô sẵn sàng chia sẻ sứ
mạng Mục Tử của Ngài,
sẵn sàng hiến mình vì đoàn
chiên.
Quả thực, Phêrô đã giang tay
chịu chết như Thầy Giêsu,
đã theo Thầy và đến nơi mình
không muốn đến.
Chúng ta ngỡ ngàng trước sự
tin tưởng của Ðức Giêsu.
Ngài cho Phêrô được chia sẻ
trách nhiệm với Ngài.
dù ông chỉ là một ngư phủ
bình thường, ít học.
Chỉ mình Ðức Giêsu mới là
Nền Tảng (x. 1Pr 2,4-5),
nhưng Phêrô cũng được làm
nền cho Hội Thánh.
Chỉ mình Ðức Giêsu nắm giữ
chìa khóa (x. Kh 3,7),
nhưng Phêrô cũng được trao
chìa khóa Nước Trời.
Nếu Phêrô có quyền giáo
huấn,
quyền thánh hoá và quản trị
Hội Thánh,
thì chỉ nhằm mục đích là
phục vụ Dân Chúa.
Hội Thánh đã gặp biết bao
khó khăn trong dòng lịch sử.
Không phải chỉ là những cuộc
bách hại đẫm máu,
mà còn là những chia rẽ,
tranh chấp nội bộ,
những sa sút trầm trọng vì
chạy theo thế gian.
Hôm nay, Hội Thánh cũng gặp
khó khăn không ít,
khi nhiều người bỏ nhà thờ,
bỏ đức tin,
khi ơn gọi giảm sút ở nhiều
nơi,
khi Ðức Thánh Cha bị công
kích?
Ước gì mỗi người chúng ta ở
lại và yêu mến Hội Thánh,
cải tổ và canh tân Hội Thánh
bằng việc canh tân chính bản
thân mình.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa,
chúng con
không hiểu tại sao Chúa chọn Simon,
một người
đánh cá ít học và đã lập gia đình,
để làm vị
Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo Hội.
Chúa xây dựng Giáo Hội
trên một
tảng đá mong manh,
để ai nấy
ngất ngây trước quyền năng của Chúa.
Hôm nay Chúa cũng gọi chúng con
theo Chúa,
sống cho Chúa,
đặt Chúa
lên trên mọi sự :
gia đình,
sự nghiệp, người yêu.
Chúng con chẳng thể nào từ chối
viện cớ
mình kém đức kém tài.
Chúa đưa chúng con đi xa hơn,
đến những
nơi bất ngờ,
vì Chúa
cần chúng con ở đó.
Xin cho chúng con một chút liều lĩnh của Simon,
bỏ mái nhà
êm ấm để lên đường,
hạnh phúc
vì biết mình đang đi sau Chúa. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Trong bài Phúc Âm hôm nay, ta thấy Chúa Giêsu khen ngợi
thánh Phêrô. Thực vậy, Chúa Giêsu hỏi các tông đồ: Các con bảo Thầy là ai. Thánh
Phêrô thưa: Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống. Nghe vậy, Chúa Giêsu
liền chính thức xác nhận: Tư tưởng con vừa nói ra, không phải của con, nhưng
đúng là của Chúa Cha soi sáng cho con.
Với lời đó, Chúa Giêsu đã đánh giá cao quan điểm của Phêrô.
Cũng vì thế Chúa Giêsu trao cho Phêrô một nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là
nhiệm vụ phải đội trên mình tất cả toà nhà Hội Thánh. Chúa phán: Con là đá,
trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy.
Thánh Phêrô hiểu lời đó. Ngài hiểu là chính bản thân mình, với
tâm tình, tư tưởng của mình cùng với cuộc đời mình, sẽ phải là một cái nền, để
Chúa xây Hội Thánh lên trên. Đó là nhiệm vụ hết sức nặng nề, đồng thời cũng là
một vinh dự hết sức lớn lao. Vinh dự làm người đứng đầu Hội Thánh. Thánh Phêrô
hiểu rõ mình được Chúa Giêsu tín nhiệm, nên ngài cũng tự nhiên nhìn thấy trước
mắt một bổn phận được đặt ra cho mình, đó là phải bảo vệ Thầy mình. Bảo vệ Thầy
mình có nghĩa là làm sao cho Thầy mình được an toàn, uy tín của Thầy mình được
vẻ vang. Ít là thế, ít là phải thế. Chính vì vậy mà mấy ngày sau, khi nghe Chúa
Giêsu nói, Chúa sẽ phải nạp mình chịu chết một cách đau đớn khổ nhục, thì Phêrô
liền phản ứng ngay lập tức. Phêrô can ngăn: Xin Thầy đừng làm chuyện đó. Xin
Chúa Cha đừng để chuyện đó xảy ra cho Thầy. Sở dĩ Phêrô can ngăn chính là để
bảo vệ mạng sống và uy tín của Thầy. Ngài nói lên ý nghĩ của mình. Nhân danh
của kẻ đã được chọn đứng đầu Hội Thánh. Phải bảo vệ Chúa. Tôi tưởng rằng, khi
nghe lời thánh Phêrô nói, Chúa Giêsu sẽ lại khen như lần trước và Chúa sẽ nói:
Tư tưởng của con là được Chúa Cha soi sáng cho con. Thế nhưng sự việc đã xảy ra
trái ngược. Chúa Giêsu không những không khen, lại còn nặng lời mắng trách:
Satan hãy lui xa Ta, vì tư tưởng vừa nói không phải là do Chúa Cha soi sáng cho
con đâu. Rõ ràng, ở đây có mâu thuẫn giữa ý Phêrô và ý Chúa.
Sự mâu thuẫn này, lại xảy ra một lần nữa ở vườn Cây Dầu, tối
thứ năm tuần thánh. Phêrô liền tuốt gươm chém đứt tai một người trong bọn họ.
Phêrô biết việc mình làm là một đụng độ liều mạng, là một thái độ cứng rắn, mục
đích chỉ là để bảo vệ Thầy mình. Phêrô đã làm việc đó với tư cách một người đã
được Chúa chọn làm nền tảng Hội Thánh. Tôi tưởng rằng việc làm đó của Phêrô
được Chúa khen và Chúa sẽ nói: Việc con vừa làm là do Chúa Cha soi sáng. Nhưng
không, Chúa Giêsu không khen, trái lại Chúa còn trách Phêrô đã làm một việc
ngăn cản thánh ý Chúa Cha.
Khi suy nghĩ mấy sự việc trên đây nơi thánh Phêrô, tôi thấy
lo sợ. Tôi thấy thánh Phêrô là người được Chúa chọn đứng đầu Hội Thánh, được ở
gần Chúa. Ngài có những ý nghĩ và việc làm tưởng là đẹp lòng Chúa, tưởng là cần
thiết để bênh Chúa, bênh đạo, thế mà Chúa lại không chấp nhận. Ý Chúa khác xa ý
ngài. Những trường hợp như thế, có thể đã và đang xảy ra nơi nhiều người chúng
ta. Chúng ta cũng như thánh Phêrô, thực sự nhằm mục đích làm sáng danh Chúa,
bênh đạo. Mục đích như thế là rất tốt. Mục đích đó chẳng có gì phải trách.
Nhưng đều có thể bị Chúa trách, đó là cách ta chọn để đạt mục đích đã thiếu
khôn ngoan siêu nhiên. Tôi nghĩ là chúng ta phải khôn ngoan dè dặt, tế nhị
nhiều lắm. Phải khiêm tốn nhiều lắm mới có thể nhìn rõ ý Chúa. Chúng ta hãy cầu
xin cho chúng ta được sự khiêm nhường nhưng đầy can đảm, sự dè dặt tế nhị đầy
sáng suốt, để nhận ra đâu là ý Chúa muốn cho chúng ta phải thực hiện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét