31/08/2014
CHÚA NHẬT XXII MÙA THƯỜNG NIÊN năm A
(phần II)
GLPÂ CHÚA
NHẬT XXII QUANH NĂM A
Sách Tiên Tri Giêrêmia 20,7-9; Thư Thánh Phaolô
gửi tín hữu Rôma 12,1-2
và Phúc Âm Thánh Matthêô 16, 21-27
I. Giáo Huấn P.Â.:
Đức Kitô là Đấng Cứu Thế.
Thân phận của Đấng Cứu Thế là: Lên Giêrusalem -
chịu đau khổ - bị giết chết và sẽ sống lại.
Muốn làm môn đệ Chúa phải từ bỏ mình – vác thánh
giá hàng ngày và theo Chúa.
Thực tại nghịch lý trong cuộc đời theo Chúa: Từ
bỏ sẽ nhận được – hy sinh mạng sống sẽ được sống. Trái lại, càng thu gom càng
mất mát – Càng quí chuộng cuộc sống sẽ bị mất sự sống.
II.
Vấn nạn P.Â.
Ý nghĩa bài đọc I, trích sách tiên tri Giêrêmia
20, 7-9 nói lên ơn gọi làm tiên tri: Tiên tri coi như bị Chúa quyến rũ và trở
nên trò cưới cho nhân thế.
Giêrêmia
được Chúa gọi làm tiên tri thời Giuda đang xuống giốc, thời đền thờ bị phá và
dân chúng bị lưu đày. Ông không thể thoái thác ơn Chúa gọi làm tiên tri, dù sứ
mạng của Ông gây cho ông nhiều đau khổ và bị người đời chế giễu và khinh khi.
Chúa gọi ông Giê-rê-mi-a: Có lời Ðức Chúa phán với tôi rằng:
"Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi; trước khi
ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hoá ngươi,Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân."
Nhưng tôi thưa: "Ôi! Lạy Ðức Chúa là Chúa Thượng, con đây còn quá trẻ, con
không biết ăn nói!" Ðức Chúa phán với tôi: "Ðừng nói ngươi còn trẻ!
Ta sai ngươi đi đâu, ngươi cứ đi;Ta truyền cho ngươi nói gì, ngươi cứ nói. Ðừng
sợ chúng, vì Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi", sấm ngôn của Ðức Chúa.
Rồi Ðức Chúa giơ tay chạm vào miệng tôi và phán: "Ðây Ta đặt lời Ta vào
miệng ngươi. Coi, hôm nay Ta đặt ngươi đứng đầu các dân các nước, để nhổ, để
lật, để huỷ, để phá, để xây, để trồng."
Ðả kích Ðền Thờ: Ðây là lời
Ðức Chúa phán với ông Giê-rê-mi-a: Ngươi hãy đứng ở cửa Ðền Thờ Ðức Chúa và
tuyên bố những lời sau đây: Tất cả những người Giu-đa qua cửa này vào thờ
phượng Ðức Chúa, hãy nghe lời Ðức Chúa. Ðức Chúa các đạo binh là Thiên Chúa của
Ít-ra-en phán: Hãy cải thiện lối sống và hành động của các ngươi, Ta sẽ cho các
ngươi lưu lại nơi này. Ðừng ỷ vào lời giả dối sau đây: "Ðền Thờ của Ðức
Chúa! Ðền Thờ của Ðức Chúa! Ðã có Ðền Thờ của Ðức Chúa!" Nếu các
ngươi thật sự cải thiện lối sống và hành động của các ngươi, nếu các ngươi thật
sự đối xử công bình với nhau, không ức hiếp ngoại kiều hay cô nhi quả phụ, nếu
các ngươi không đổ máu người vô tội nơi đây, không đi theo các thần ngoại mà
chuốc hoạ vào thân, thì Ta sẽ cho các ngươi lưu lại nơi này, trong phần đất Ta
đã ban cho cha ông các ngươi đến muôn đời. Nhưng các ngươi lại ỷ vào những lời
dối trá vô giá trị. Trộm cắp, giết người, ngoại tình, thề gian, đốt hương tế
thần Ba-an và đi theo các thần lạ các ngươi không biết, rồi lại vào nhà này,
nơi danh Ta được kêu khấn, đến trước mặt Ta mà nói: "Chúng ta được an
toàn!", sau đó cứ tiếp tục làm những điều ghê tởm ấy. Thế nghĩa là
gì? Phải chăng các ngươi coi nhà này, coi nơi danh Ta được kêu khấn là
hang trộm cướp sao? Ta, Ta thấy rõ hết - sấm ngôn của Ðức Chúa.
Bài đọc
I có ý nói rằng: Không phải đột nhiên mà Chúa chọn người làm tiên tri. Giêrêmia
đã được tạo thành trong lòng mẹ để thi hành sứ vụ tiên tri. Ông đã trung thành
dù bị người đời khi khi nhạo cười.Chấp nhận làm Đấng Cứu Thế là chấp nhận lên
Giêrusalem, chịu nhiều đau khổ, bị giết chết và sẽ sống lại. Người theo Chúa
cũng được chọn gọi và phải đi đường Chúa đi: Lên Giêrusalem, chịu đau khổ, bị
giết chết…Nghĩa là phải từ bỏ mình vác thập giá hàng ngày bước theo Chúa.
Tại sao Đấng Cứu Thế lại
phải lên Giêrusalem, chịu nhiều đau khổ và bị giết chết? Không làm cách khác
được sao, cách không đổ máu, không hy sinh mà ơn cứu độ vẫn thực hiện được?
Chúa đã trả lời cho vấn nạn nầy bằng việc so sánh
với người đàn bà mang thai chuyển bụng tới giờ sinh con. Bà đau khổ cùng cực
như chết được, nhưng bà có được niềm vui khôn tả khi nhìn thấy một sinh linh
chào đời. Bà mẹ thương con vì chính bà đã mang nặng để đau để con mình chào
đời. Nên không có người Mẹ nào là không thương con.
Nhắc lại câu chuyện đại đế Nảpháluân, bị lưu đày
ở đảo St. Helene năm 1815. Ông thắc mắc không biết tại sao những đại đế trước
Ông như Alexander, Cêsar, Charlemagne và cả ông đều bị tiêu tan và không một ai
theo ông khi đời các ông sắp kết thúc. Câu trả lời chính ông tìm thấy là vì Ông
và các đại đế đều xây đế quốc theo hình thức bạo lực, chém giết và thống trị.
Còn Chúa Giêsu, xây dựng vương quốc tình thương. Ngài chết cho dân. Nên sau đó,
hàng triệu người đã hy sinh và sống chết cho vương quốc của Ngài.
Người được cứu độ sẽ
không ý thức về sự cao quí và giá ơn cứu độ, nếu Chúa không sinh ra làm con
người, nếu Chúa không rao giảng Tin Mừng, nếu Chúa không chọn gọi các tông đồ,
nếu Chúa không lên Giêrusalem, chịu nhiều đau khổ và bị giết chết. Ơn cứu độ sẽ
không thực sự cứu ai khi không có đường thánh giá và cái chết nhục nhã. Người
ta sẽ không biết đêm dài nếu không từng thức đêm. Người ta sẽ không biết trời
mưa ướt lạnh nếu ở trong nhà tránh mưa. Nên đường cứu độ là đường lên
Giêrusalem, chịu đau khổ và bị giết chết là đường cứu độ hiệu quả và có giá trị
nhất. Không một ai có thể chối từ ơn Chúa cứu độ.
Tại sao ai muốn theo Chúa phải từ bỏ mình vác
thánh giá hàng ngày mà theo Chúa?
Người theo Chúa, tức Kitô hữu, người chọn tên
Chúa làm tên gọi của mình, người lấy Chúa làm mẫu mực đời sống mình. Nói cách
khác Chúa là Chúa và là sư phụ của chúng ta. Thì như Chúa nói: Trò không thể
hơn thầy hay không thể khác với Thầy. Trò bằng Thầy là có phúc lắm rồi. Nếu
người ta gọi thầy là quỉ cả thì người ta gọi trò như thế nào nữa.
Nên muốn theo Chúa không cách nào khác là làm như
Chúa làm: từ bỏ mình và vác thập giá hàng ngày mà theo Chúa. Từ bỏ là sẵn sàng
khước từ những gì mình có quyền có và có quyền hưởng thí dụ có tiền bạc dư dật,
có nhà cao cửa rộng và có quyền sống xa hoa phú quí. Từ bỏ không có nghĩa là bỏ
tội lỗi nhưng còn từ bỏ những thứ không tội và mình có quyền hưởng.
Vác thánh giá hàng ngày: Chu toàn bổn phận hàng
ngày với thái nđộ vui vẻ chấp nhận. Thường khi chúng ta nhìn thấy ai đó vui vẻ
yêu đời, chúng ta nghĩ là họ may mắn hạnh phúc, không có khổ cực gì. Không đâu,
đời mỗi người có những thánh giá riêng. Người theo Chúa là ngước vác thánh giá
đi trong vui vẻ và tin tưởng vào ngày vinh quang đang đến.
III.
Thực hành P.Â.:
XÂY DỰNG CUỘC ĐỜI TRÊN TÌNH YÊU ĐỨC CHÚA GIÊSU
KITÔ
Thứ bảy ngày 8-1-2011 thầy Étienne Frécon được thụ phong Linh Mục. Tân Linh Mục
tiến bước liên tục từ một gia đình Công Giáo đạo đức đến thời gian làm công tác
thiện nguyện bên Á Châu rồi gia nhập Chủng Viện Hội Thừa Sai Paris. Các chặng
đường nói lên tầm quan trọng của nền giáo dục lành mạnh của gia đình, học
đường, giáo xứ và hội đoàn. Xin nhường lời cho Cha Étienne Frécon.
Tôi chào đời tại thành phố Lyon ở miền Đông Nam nước Pháp trong một gia đình
Công Giáo đông con. Tôi là con thứ tư. Song Thân thông truyền cho tôi một nền
giáo dục Công Giáo truyền thống. Tôi nhận được rất nhiều ân huệ phúc lành từ
Cha Mẹ cũng như từ các Anh Chị Em của tôi. Nhưng rồi cũng đến ngày phải lìa xa
mái ấm gia đình. Tuổi trẻ cất cánh bay xa để sống kinh nghiệm tự do độc lập vẫy
vùng nơi những chân trời mới lạ. Rất may là THIÊN CHÚA Quan Phòng luôn canh giữ
để tôi không bị lạc hướng. Ngài cho tôi gặp những người giúp tôi hoàn thành
nhân cách một cách xứng đáng. Đó là các bệnh nhân, người đau khổ và anh chị em
tàn tật mà tôi tiếp xúc trong một chuyến hành hương Lộ Đức. Rồi đến kỷ niệm khó
quên khi tôi tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ dịp Đại Năm Thánh 2000 ở thủ đô
Roma. Các kinh nghiệm quý báu tích cực ấy vẫn vang vọng trong cuộc đời tôi mãi
cho đến ngày hôm nay.
Sau khi đậu tú tài tôi ghi danh vào phân khoa kinh tế. Ngay năm sinh viên đầu
tiên tôi đã nhận ra đâu là điều chính yếu cho cuộc đời tôi. Tôi thoáng thấy
lòng tôi ao ước dâng hiến cuộc đời để bước theo Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Tôi hiểu
rằng ước muốn trở thành Linh Mục là một khát vọng vượt xa mọi khát vọng. Đó là
giấc mơ đẹp nhất mà một người có thể mơ tưởng. Rồi câu Đức Chúa GIÊSU hỏi Phêrô
bỗng đẩy mạnh quyết định của tôi: “Con có yêu Thầy hơn những người này không?”
Tôi muốn xây dựng cuộc đời trên nền tảng vững chắc là Tình Yêu của Đức Chúa
GIÊSU KITÔ. Chính Tình Yêu của Đức Chúa GIÊSU mà tôi muốn sống và loan báo cho
mọi người biết.
Khi nhìn lại các chặng đường trải qua, tôi thấy mình không làm sự gì khác
thường, ngoại trừ việc cố gắng tìm ra những cách thức mới mẻ để đáp lại các
tiếng gọi ở mỗi nơi tôi được gởi đến để phục vụ. Trong Cộng Đồng Giáo Hội, tôi
phân định và tìm kiếm dấu vết của THIÊN CHÚA. Đặc biệt ngày hôm nay tôi nhận ra
Tình Chúa Yêu tôi lớn lao biết là chừng nào! Và để bày tỏ lòng tri ân thảo mến
thì chỉ có cách duy nhất là phải đáp lại. Tôi quyết định bước theo mẫu gương
của Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng đã yêu và yêu đến cùng, yêu đến hiến mạng sống vì
Tình Yêu.
Ban đầu tôi gia nhập Chủng Viện của Tổng Giáo Phận Lyon với ước nguyện làm
chứng cho Tình Yêu THIÊN CHÚA cạnh những người sống xa Giáo Hội và đặc biệt là
cạnh các anh chị em nghèo. Quyết định được xem là chuyện đương nhiên xét vì tôi
lớn lên trong Tổng Giáo Phận.
Tiếp đến lòng tôi mở rộng và tôi lên đường đi Á Châu đến Malaysia với tư cách
nhân viên thiện nguyện của Hội Thừa Sai Paris. Đây là khoảng thời gian hạnh
phúc nhưng cũng tràn đầy khó khăn. Cùng với các thiện nguyện viên khác chúng
tôi phụ trách một cô nhi viện. Lần đầu tiên tôi đối diện với cái hung hăng dữ
tợn của một giới trẻ bị tổn thương.
Tôi cũng làm việc với Cộng Đoàn Công Giáo nói tiếng Pháp ở thủ đô Kuala Lumpur
và hợp tác với giáo xứ địa phương. Tôi học hỏi nhiều điều từ hai vị Linh Mục
bản xứ. Các ngài nói với tôi: Điều quan trọng đối với Linh Mục là yêu thương
những anh chị em mà Linh Mục được gởi đến để phục vụ! Một ngày, lúc đang lái xe
tôi bỗng tự nhủ: ”Đó cũng là điều tôi phải thực hiện!” Thì ra các mặc khải lớn
lao không nhất thiết phải đến từ các cuộc xuất thần vĩ đại!
Tôi phải thành thật thú nhận rằng, sau thời gian hợp tác với Các Linh Mục Hội
Thừa Sai Paris, con đường truyền giáo có làm cho tôi hơi khơm-khớp một chút!
Thật là điều táo bạo khi dám đặt mình bước theo vết chân của Các Linh Mục, Các
Vị Thánh, Các Vị Tử Vì Đạo, đã hiên ngang mang Tin Mừng Cứu Rỗi của Đức Chúa
GIÊSU KITÔ đến cho các dân tộc Á Châu, và nhất là can đảm lấy chính máu đào,
dâng hiến mạng sống làm chứng cho Tình Yêu THIÊN CHÚA! Thật tuyệt vời và đáng
khâm phục ngưỡng nộ biết bao!
Một ngày, một Linh Mục Hội Thừa Sai Paris - từng làm việc truyền giáo bên
Malaysia và hiện sống tại Pháp - trả lời câu hỏi của tôi: “Phải làm gì để trở
thành một thừa sai tốt?” ngài nói: ”Để trở thành một thừa sai tốt, trước tiên
phải sống trung thực với chính mình. Và con có đủ các yếu tố để thành công!”
Sau câu nói đó, tôi quyết định gia nhập Hội Thừa Sai Paris!
Ngày thụ phong phó tế tôi chọn câu Phúc Âm theo thánh Gioan ”Ngài đã yêu họ đến
cùng” (Gioan 13,1). Câu này vẫn theo sát tôi cho đến ngày hôm nay. Câu nói thật
quyết liệt. Tôi không ngừng kinh nghiệm rằng chính Đức Chúa GIÊSU KITÔ yêu
thương chúng ta trước. Ngài yêu thương tất cả mọi người không trừ ai. Tôi cố
gắng chọn Tình Yêu của Đức Chúa GIÊSU KITÔ làm chương trình sống của tôi. Trong
mỗi một anh chị em tôi có dịp gặp gỡ phục vụ, tôi phải nhận ra họ là con cái
THIÊN CHÚA và được Ngài yêu thương.
Có lần Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nói rằng: “Thừa Sai là tu sĩ chiêm niệm
đang hoạt động”. Câu nói nhắc nhở tôi trước hết phải đâm rễ sâu trong Đức Chúa
GIÊSU KITÔ và quan sát các hoạt động của Chúa Thánh Linh. Nếu tôi được kêu mời sống
Phúc Âm và truyền bá Phúc Âm tại Á Châu, thì có nghĩa là trước tiên, chính Đức
Chúa Thánh Thần hoạt động, hoán cải và quy tụ Đại Gia Đình của THIÊN CHÚA bị
phân tán.
Với các bạn trẻ đang tìm kiếm ơn gọi tôi có thể nói rằng:
- Điều quan trọng là không nên giả điếc làm ngơ
trước tiếng gọi của trái tim chúng ta. Cánh đồng truyền giáo bao la mà thợ gặt
thì ít ỏi .. Biển cả có thể rúng động .. các cơn sóng to có thể gào thét và đổ
ập xuống, nhưng chính Đức Chúa GIÊSU KITÔ mới là Vị Thuyền Trưởng và là Chủ Tể
đại dương sóng lớn. Vậy thì chúng ta cứ an tâm tin tưởng và phó thác!
... Trước lễ Vượt Qua, Đức Chúa GIÊSU biết GIỜ
của Người đã đến, GIỜ phải bỏ thế gian mà về với THIÊN CHÚA CHA. Người vẫn yêu
thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng
.. Đức Chúa GIÊSU biết rằng: THIÊN CHÚA CHA đã giao phó mọi sự trong tay Người,
Người bởi THIÊN CHÚA mà đến, và sắp trở về cùng THIÊN CHÚA, nên trong một bữa
ăn, Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi
Đức Chúa GIÊSU đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn
thắt lưng mà lau (Gioan 13,1-5).
(”MISSIONS ÉTRANGÈRES de Paris” (Asie et Océan
Indien), N 457, Janvier 2011, trang 58-60 - Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Lm Phêrô
Trần Thế Tuyên
Có
một bài thơ cổ do tác giả vô danh về "Trang Giấy Gấp Lại". Bài thơ
này bằng tiếng Anh, nên khi chuyển dịch sang tiếng Việt, chúng ta chỉ đọc lấy ý
mà thôi, đại ý bài thơ như thế này:
"Trên
gác nhỏ ngôi nhà mái lá
Những
giọt mưa trên mái lá.
Tôi
vẫn mở những quyển tập cũ
Bất
chợt cho tôi gặp thấy
Một
trang tập đã bị gấp lại
Và
bên ngoài tôi đọc thấy
Dòng
chữ do chính tay tôi viết
Lúc
còn thiếu thời như sau:
Thầy
giáo chúng ta bảo ta rằng,
Hãy
tạm gác lại vấn đề.
Vì
ở đây ngay trong lúc này
Nó
quả thật là khó hiểu.
Tôi
mở trang tập bị gấp lại
Đọc
vấn đề tôi đã viết,
Mỉm
cười tôi gật đầu rồi nói
Đúng
vậy, thầy giáo nói có lý
Bây
giờ tôi mới hiểu ra.
Có
nhiều trang sách của cuộc đời
Đã
ghi lại thật khó hiểu.
Bây
giờ ta hãy xếp lại đây
Và
để lại nơi bên ngoài.
Thầy
cao cả của chúng ta bảo
Hãy
để những vấn đề này nằm yên,
Vì
chúng thật khó hiểu,
Rồi
ngày kia trên thiên đàng
Chúng
ta hãy mở ra và đọc,
Rồi
chúng ta có thể nói
Thầy
cao cả thật là có lý,
Bấy
giờ chúng ta mới hiểu.
Bài
thơ này như là một kinh nghiệm sống, có những điều bây giờ trong cuộc đời chúng
ta không thể hiểu, trên thiên đàng, đọc lại chúng ta sẽ hiểu. Điều Chúa Giêsu
nói với các môn đệ trong Phúc Âm hôm nay quả thật là khó hiểu, khó hiểu cho các
ngài và cũng khó hiểu cho chúng ta hôm nay khi phải đối diện với điều mà Chúa
Giêsu gọi là thập giá trong cuộc đời: "Ai muốn theo Thầy hãy từ bỏ mình
vác Thập Giá mình mà theo Thầy".
Bài
Phúc Âm hôm nay trích liền với bài Phúc Âm tuần trước (x. Mt 16,12-23) trả lời
cho câu hỏi: "Các con bảo Thầy là ai?", thánh Phêrô đã nhanh nhẹn trả
lời: "Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống". Đây là một lời
tuyên xưng Đức Tin trọn vẹn, nhưng không phải do tự sức người của Phêrô mà là
do ơn mạc khải của Thiên Chúa Cha. Chúa Giêsu lúc đó đã khen Phêrô là kẻ:
"Có phúc", vì được Thiên Chúa Cha chúc phúc mạc khải cho biết sự thật
về Chúa Giêsu, và liền đó có thể nói chúa Giêsu đã lên chức cho Phêrô, đặt ngài
làm đá tảng nâng đỡ trọn vẹn Giáo Hội của Chúa: "Phêrô con là đá, trên đá
này, Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy".
Nhưng
sau đó, Phêrô đã không hiểu và sống trọn vẹn điều ngài đã tuyên xưng. Phêrô đã
sa ngã và trở lại theo tâm thức tầm thường của con người, là không chấp nhận Thầy
cao cả về quyền năng mà bị hạ nhục, bị giết chết trên thập giá ở Giêrusalem. Vì
thế, khi nghe Chúa nói về cuộc khổ nạn của Ngài tại Giêrusalem, thánh Phêrô đã
cản đường: "Lạy Thầy không thể thế được, Thầy sẽ chẳng phải như vậy
đâu!". Nhưng Chúa Giêsu trách Phêrô là Satan, là kẻ cản đường, là kẻ thù của
Chúa, không hiểu trọn vẹn về Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa Nhập Thể chịu đóng
đinh, chịu chết và sống lại.
Con
đường cứu rỗi phải đi qua thập giá, Chúa Giêsu đã đi trọn vẹn con đường này và
Ngài cũng muốn cho đồ đệ của Ngài đi theo con đường đó: "Ai muốn theo Ta,
hãy từ bỏ mình đi, vác thập giá mà theo Ta". Thầy Cao Cả của chúng ta có
lý, bây giờ chúng ta không thể hiểu. Chúng ta chỉ hiểu khi chúng ta được gặp
Ngài trên thiên đàng như bài thơ đã nói: "Thầy Chúng Ta Thật Có Lý",
khi chúng ta mở lại những trang cuộc đời của mình với những khó khăn, những thập
giá, những điều khó hiểu trên thiên đàng.
Xin
Chúa giúp cho mỗi người chúng con can đảm, trung thành cho đến cùng mà đi trọn
con đường Chúa muốn cho mỗi người đi qua, con đường này không phải chỉ với những
vinh quang mà thôi, nhưng với nhiều thập giá đau khổ.
Trong
bài đọc II hôm nay (Rm 12,1-12), thánh Phaolô Tông Đồ đã mời gọi mỗi người hãy
dâng hiến đời mình làm của lễ sống động và thánh thiện làm đẹp lòng Thiên Chúa.
Chúng ta hãy dâng hiến trọn cuộc đời làm của lễ dâng hiến sống động, thánh thiện
đẹp lòng Thiên Chúa.
Xin
Chúa giúp chúng con củng cố đức tin mà chúng con tuyên xưng qua kinh Tin Kính.
Radio
Veritas Asia
(Trích
trong ‘Sống Tin Mừng’)
Lectio Divina: Chúa Nhật XXII Thường Niên (A)
Chúa Nhật, 31 Tháng 8,
2014
1. Lời
nguyện mở đầu
Lạy Chúa Thánh Thần của chân lý, được sai đến
bởi Chúa Giêsu để hướng dẫn chúng con tìm đến sự toàn chân, xin hãy soi sáng
tâm trí chúng con để chúng con có thể hiểu được Kinh Thánh. Ngài là Đấng
đã rợp bóng trên Đức Maria và khiến bà thành đất màu mỡ nơi Lời của Chúa có thể
nẩy mầm, xin hãy thanh tẩy tâm hồn chúng con khỏi mọi trở ngại hướng đến Lời
Chúa. Xin giúp chúng con học hỏi giống như Đức Maria xưa kia với
trái tim trinh khiết và tốt lành để lắng nghe Lời Chúa nói với chúng con trong
đời sống và trong Kinh Thánh, để chúng con có thể tuân giữ Lời Chúa và sinh sản
được những hoa trái tốt tươi qua sự kiên trì của chúng con.
2. Bài Đọc
a) Bối
cảnh:
Đoạn Mt 16:21-27 là
đoạn sau khi ông Phêrô tuyên xưng đức tin (16:13-20) và trước đoạn Chúa Biến
Hình (17:1-8) và đoạn này nối kết chặt chẽ với hai sự kiện này. Chúa
Giêsu yêu cầu Nhóm Mười Hai nói cho Người biết người ta nói Người là ai và sau
đó lại muốn biết Nhóm Mười Hai nghĩ Người là ai. Ông Phêrô thưa
rằng: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”
(16:16). Chúa Giêsu không những chỉ chấp nhận lời tuyên xưng đức tin
này, mà còn nói rõ ràng rằng chính Thiên Chúa đã mặc khải danh tính thực sự của
Người cho Phêrô. Tuy nhiên, Người truyền cho các môn đệ đừng nói lại
với ai rằng Người là Đấng Cứu Thế. Chúa Giêsu biết rõ rằng danh xưng
này có thể bị hiểu lầm và Người không muốn gặp phải các rủi ro. “Kể
từ đó” (16:21), Người dần dần bắt đầu giải thích cho Nhóm Mười Hai về ý nghĩa
của Đấng Cứu Thế; Người là Đấng Cứu Thế chịu nhiều đau khổ sẽ bước vào sự vinh
quang qua cây thập giá.
Đoạn Tin Mừng chúng ta
đang chiêm niệm được chia ra làm nhiều phần. Trong phần thứ nhất
(các câu 21-23), Chúa Giêsu báo trước về cái chết và sự phục sinh của mình và
cho thấy rằng Người hoàn toàn quyết tâm làm theo chương trình của Thiên Chúa
dành cho Người bất chấp lời phản đối của Phêrô. Trong phần thứ hai (các
câu 24-27), Chúa Giêsu cho thấy các hậu quả của việc công nhận Người là Đấng
Cứu Thế chịu nhiều đau khổ cho các môn đệ của Người. Không ai có thể
làm môn đệ Người trừ phi người ấy đi cùng một con đường với Người.
Nhưng Chúa Giêsu biết
rõ rằng thật là khó cho Nhóm Mười Hai chịu chấp nhận thập giá của Người và của
các ông, và, để trấn an, Người cho các ông thấy trước sự phục sinh của Người
trong việc biến hình (17:1-8).
b) Phúc Âm:
21-23: Kể từ đó, Chúa Giêsu bắt đầu tỏ
cho các môn đệ thấy: Người sẽ phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều
đau khổ với các Kỳ lão, Thượng tế và Luật sĩ, sẽ bị giết và ngày thứ ba thì
sống lại. Khi ấy, Phêrô kéo Người lại mà can gián Người
rằng: “Lạy Thầy, không thể thế được! Thầy sẽ chẳng phải
như vậy đâu.” Nhưng Người quay lại bảo Phêrô rằng: :Hỡi
Satan, hãy lui ra đằng sau Thầy, con làm cớ cho Thầy vấp phạm, vì con chẳng hiểu
biết những gì thuộc về Thiên Chúa, mà chỉ hiểu biết những gì thuộc về loài
người.”
24-27: Bấy giờ, Chúa Giêsu phán cùng các
môn đệ rằng: “Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình đi, và vác
thập giá mình mà theo Thầy. Vì chưng, ai muốn cứu mạng sống mình,
thì sẽ mất; còn ai đành mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ được
sống. Nếu ai được lợi cả thế gian mà thiệt hại sự sống mình, thì
được ích gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi được sự sống
mình? Bởi vì Con Người sẽ đến trong vinh quang của Cha Người, cùng
với các Thiên Thần của Người, và bấy giờ, Người sẽ trả công cho mỗi người tùy
theo việc họ làm. Thầy bảo thật các con: trong những kẻ
đang đứng đây, có người sẽ không nếm sự chết trước khi xem thấy Con Người đến
trong Nước Người.”
3. Giây
phút thinh lặng cầu nguyện:
Để Lời Chúa được thấm
nhập và soi sáng đời sống chúng ta.
4. Một vài
câu hỏi gợi ý:
Để giúp chúng ta trong
việc suy gẫm cá nhân.
a) Tại sao Phêrô cố gắng can ngăn
Chúa Giêsu đừng đối diện với cuộc thương khó?
b) Tại sao Chúa Giêsu gọi Phêrô là
Satan?
c) Bạn đối đầu với cuộc sống như thế
nào, với lý lẽ của Thiên Chúa và của Chúa Giêsu hay là với lý lẽ của người phàm
và của Phêrô?
d) Trong đời sống thực tế hằng ngày
của bạn, đành mất mạng sống mình vì Chúa Giêsu có ý nghĩa gì?
e) Những thập giá của bạn là gì và ai
là Phêrô của bạn?
5. Chìa
khóa của bài đọc
Dành cho những ai muốn
đào sâu vào trong bài Tin Mừng.
“Phải đi đến
Giêrusalem…”
Bốn động từ “đi”,
“chịu đau khổ”, “bị giết” và “sống lại” (câu 21) bị chi phối bởi chữ “số phần”
hoặc “phải”. Đây là một động từ mà trong Tân Ước mang một ý nghĩa
thần học chính xác. Nó bao hàm rằng ý muốn của Thiên Chúa là một
việc gì đó sẽ xảy ra bởi vì đấy là một phần của chương trình cứu rỗi của Thiên
Chúa.
Cái chết của Đức Giêsu
có thể được xem như là hậu quả “lý lẽ” thái độ của Người đối với các tổ chức
của dân tộc Người. Giống như mọi vị tiên tri phiền toái khác, Người
đã bị trừ khử. Nhưng Tân Ước nhấn mạnh rằng cái chết (và sự sống
lại) của Đức Giêsu là một phần của kế hoạch Thiên Chúa mà Đức Giêsu tự nguyện
nhận lãnh.
“Con là một trở ngại
cản lối Thầy đi”
Vật trở ngại có nghĩa
là cản lối hoặc cái bẫy. Để là một trở ngại có nghĩa là đối đầu với
ai đó với những điều ngăn trở sẽ làm người ấy chuyển hướng đi. Phêrô
là một vật trở ngại đối với Chúa Giêsu vì ông cố gắng làm lệch hướng con đường
vâng phục ý muốn Chúa Cha để đi con đường dễ dàng hơn. Đó là lý do
tại sao Chúa Giêsu so sánh ông với Satan, người mà vào lúc khởi đầu nhiệm vụ
của mình đã tìm cách chuyển hướng con đường sứ vụ của Chúa Giêsu, đề nghị một
sứ vụ thiên sai dễ dàng hơn (xem Mt 4:1-11).
“Ai đành mất mạng sống
mình … sẽ được sống”
Những ai thấu hiểu các
mầu nhiệm của Chúa Giêsu và tính chất của sứ vụ Người thì cũng hiểu làm môn đệ
Người có nghĩa là gì. Hai điều liên quan mật thiết với nhau.
Chính Chúa Giêsu đã
đưa ra ba điều kiện cho những ai muốn trở thành môn đệ Người: từ bỏ
chính mình, vác thập giá mình và theo Người (câu 24). Từ bỏ chính
mình có nghĩa là không tập trung đời sống mình vào bản thân người ấy mà là về
Thiên Chúa và về kế hoạch Nước Trời của Người. Điều này hàm ý chấp
nhận những nghịch cảnh và gian nan. Chính Chúa Giêsu đã để lại cho
chúng ta gương của Người về cách đối phó với những hoàn cảnh như thế. Nó
đủ để cho ta bắt chước Người. Người không từ bỏ lòng trung thành với
Chúa Cha và Nước Trời, và Người thậm chí còn trung thành đến nỗi thí cả mạng
sống mình. Chính vì thế mà Người đạt được sự viên mãn của đời sống
trong sự phục sinh.
6. Thánh
Vịnh 40
Lời cầu nguyện hỗ trợ
của kẻ vẫn trung thành với Thiên Chúa
Tôi đã hết lòng trông
đợi CHÚA,
Người nghiêng mình xuống và nghe tiếng tôi kêu.
Người kéo tôi ra khỏi hố diệt vong,
khỏi vũng lầy nhơ nhớp,
đặt chân tôi đứng trên tảng đá,
làm cho tôi bước đi vững vàng.
Chúa cho miệng tôi hát bài ca mới,
bài ca tụng Thiên Chúa chúng ta.
Thấy thế, nhiều người sẽ kính sợ
và tin tưởng vào CHÚA.
Phúc thay người đặt tin tưởng nơi CHÚA,
chẳng vào hùa với bọn kiêu căng
và những kẻ theo đường gian ác.
Lạy CHÚA là Thiên Chúa con thờ,
những kỳ công Ngài đã thực hiện
và những điều Ngài dự định cho chúng con:
thật là nhiều vô kể!
Không một ai sánh được như Ngài.
Dầu con muốn loan đi kể lại,
nhưng quá nhiều, đếm nổi làm sao!
Chúa chẳng thích gì tế phẩm và lễ vật,
nhưng đã mở tai con;
lễ toàn thiêu và lễ xá tội, Chúa không đòi,
con liền thưa: "Này con xin đến!
Trong sách có lời chép về con
rằng: con thích làm theo thánh ý,
và ấp ủ luật Chúa trong lòng, lạy Thiên Chúa của con."
Đức công chính của Ngài,
con loan truyền giữa lòng đại hội;
lạy CHÚA, Ngài từng biết: con đâu có ngậm miệng làm thinh.
Đức công chính của Ngài,
con chẳng giữ riêng lòng mình biết;
nhưng con đã nói lên đức trung tín và ơn cứu độ của Ngài,
chẳng giấu giếm chi cùng đại hội
rằng Ngài thành tín và yêu thương.
Phần Ngài, muôn lạy CHÚA,
xin chớ ngừng âu yếm cảm thương con.
Lòng thành tín và yêu thương của Ngài sẽ giữ gìn con mãi.
Tai hoạ bủa vây con hằng hà sa số,
tội ác con đổ xuống trên mình, làm tối tăm mặt mũi,
thật nhiều hơn cả tóc trên đầu, khiến rụng rời tâm trí.
Lạy CHÚA, xin thương tình cứu con,
muôn lạy CHÚA, xin mau phù trợ!
Ước gì những kẻ tìm cướp mạng sống con,
đều phải nhơ nhuốc thẹn thùng!
Ước gì bọn đắc chí vì con mắc hoạ
phải tháo lui nhục nhã!
Những đứa cười ha hả nhạo con
phải thẹn thùng chết điếng!
Ước chi mọi kẻ tìm kiếm Chúa,
đều mừng vui hoan hỷ trong Ngài!
Và những ai cảm mến ơn Ngài tế độ
luôn nói rằng: "ĐỨC CHÚA vĩ đại thay! "
Thân phận con khốn khổ nghèo hèn,
nhưng Chúa hằng nghĩ tới.
Ngài là Đấng phù trợ, là Đấng giải thoát con,
lạy Thiên Chúa con thờ, xin đừng trì hoãn!
Người nghiêng mình xuống và nghe tiếng tôi kêu.
Người kéo tôi ra khỏi hố diệt vong,
khỏi vũng lầy nhơ nhớp,
đặt chân tôi đứng trên tảng đá,
làm cho tôi bước đi vững vàng.
Chúa cho miệng tôi hát bài ca mới,
bài ca tụng Thiên Chúa chúng ta.
Thấy thế, nhiều người sẽ kính sợ
và tin tưởng vào CHÚA.
Phúc thay người đặt tin tưởng nơi CHÚA,
chẳng vào hùa với bọn kiêu căng
và những kẻ theo đường gian ác.
Lạy CHÚA là Thiên Chúa con thờ,
những kỳ công Ngài đã thực hiện
và những điều Ngài dự định cho chúng con:
thật là nhiều vô kể!
Không một ai sánh được như Ngài.
Dầu con muốn loan đi kể lại,
nhưng quá nhiều, đếm nổi làm sao!
Chúa chẳng thích gì tế phẩm và lễ vật,
nhưng đã mở tai con;
lễ toàn thiêu và lễ xá tội, Chúa không đòi,
con liền thưa: "Này con xin đến!
Trong sách có lời chép về con
rằng: con thích làm theo thánh ý,
và ấp ủ luật Chúa trong lòng, lạy Thiên Chúa của con."
Đức công chính của Ngài,
con loan truyền giữa lòng đại hội;
lạy CHÚA, Ngài từng biết: con đâu có ngậm miệng làm thinh.
Đức công chính của Ngài,
con chẳng giữ riêng lòng mình biết;
nhưng con đã nói lên đức trung tín và ơn cứu độ của Ngài,
chẳng giấu giếm chi cùng đại hội
rằng Ngài thành tín và yêu thương.
Phần Ngài, muôn lạy CHÚA,
xin chớ ngừng âu yếm cảm thương con.
Lòng thành tín và yêu thương của Ngài sẽ giữ gìn con mãi.
Tai hoạ bủa vây con hằng hà sa số,
tội ác con đổ xuống trên mình, làm tối tăm mặt mũi,
thật nhiều hơn cả tóc trên đầu, khiến rụng rời tâm trí.
Lạy CHÚA, xin thương tình cứu con,
muôn lạy CHÚA, xin mau phù trợ!
Ước gì những kẻ tìm cướp mạng sống con,
đều phải nhơ nhuốc thẹn thùng!
Ước gì bọn đắc chí vì con mắc hoạ
phải tháo lui nhục nhã!
Những đứa cười ha hả nhạo con
phải thẹn thùng chết điếng!
Ước chi mọi kẻ tìm kiếm Chúa,
đều mừng vui hoan hỷ trong Ngài!
Và những ai cảm mến ơn Ngài tế độ
luôn nói rằng: "ĐỨC CHÚA vĩ đại thay! "
Thân phận con khốn khổ nghèo hèn,
nhưng Chúa hằng nghĩ tới.
Ngài là Đấng phù trợ, là Đấng giải thoát con,
lạy Thiên Chúa con thờ, xin đừng trì hoãn!
7. Lời
Nguyện Kết
Lạy Chúa, đường lối
của Chúa không phải là đường lối của chúng con và những suy nghĩ của Chúa không
phải là suy nghĩ của chúng con. Trong chương trình cứu rỗi của Chúa
cũng có chỗ cho cây thập giá. Con Một Chúa, Đức Giêsu, đã không lui
bước trước thập giá, nhưng “đã cam chịu khổ hình thập giá và chẳng nề chi sự ô
nhục” (Dt 12:2). Sự thù địch của những kẻ thù Người đã không thể làm
Người xao lãng quyết tâm của Người là thực hiện thánh ý của Chúa và công bố
Nước Trời, bằng mọi giá.
Lạy Cha, xin hãy tăng
thêm sức mạnh cho chúng con, với ân sủng của Chúa Thánh Thần. Xin
Chúa hãy giúp chúng con kiên quyết và trung thành theo Chúa
Giêsu. Xin Chúa hãy khiến cho chúng con thật sự noi theo gương Người
và làm cho Nước Chúa là trung tâm điểm của đời sống chúng con. Xin
Chúa ban cho chúng con sức mạnh để chúng con chịu đựng được những nghịch cảnh
và khó khăn để đời sống thực sự có thể triển nở trong chúng con và trong toàn
thể nhân loại.
Chúng con cầu xin vì
danh Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét