19/01/2015
Thứ Hai
Tuần II Mùa Thường Niên Năm lẻ
BÀI ĐỌC I: Dt 5, 1-10
"Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã học vâng phục
do những đau khổ Người chịu".
Trích thư gửi tín hữu Do-thái.
Tất cả các vị Thượng tế được chọn giữa loài người, nên được đặt
lên thay cho loài người mà lo việc Chúa, để hiến dâng lễ vật và hy lễ đền tội.
Người có thể thông cảm với những kẻ mê muội và lầm lạc, vì chính người cũng mắc
phải yếu đuối tư bề. Vì thế cũng như người phải dâng lễ đền tội thay cho dân thế
nào, thì người dâng lễ đền tội cho chính mình như vậy. Không ai được chiếm vinh
dự đó, nhưng phải là người được Thiên Chúa kêu gọi, như Aaron. Cũng thế, Đức
Kitô không tự dành lấy quyền làm thượng tế, nhưng là Đấng đã nói với Người rằng:
"Con là Con Cha, hôm nay Cha sinh ra Con". Cũng có nơi khác
Ngài phán: "Con là Tư tế đến muôn đời theo phẩm hàm Menkixêđê". Khi
còn sống ở đời này, Chúa Kitô đã lớn tiếng và rơi lệ dâng lời cầu xin khẩn nguyện
lên Đấng có thể cứu Mình khỏi chết, và vì lòng thành kính, Người đã được nhậm lời.
Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã học vâng phục do những đau khổ Người chịu, và
khi hoàn tất, Người đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những kẻ
tùng phục Người. Người được Thiên Chúa gọi là Thượng tế theo phẩm hàm
Menkixêđê. Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 109, 1. 2. 3. 4.
Đáp: Con là Thượng tế tới muôn đời theo phẩm hàm Menkixêđê (c.
4bc).
1) Thiên Chúa đã tuyên bố cùng Chúa tôi rằng: "Con hãy ngồi
bên hữu Ta, cho tới khi Ta bắt quân thù làm bệ kê dưới chân Con". - Đáp.
2) Đức Thiên Chúa từ Sion sẽ phô bày vương trượng quyền bính của
Ngài, rằng: "Con hãy thống trị giữa quân thù". - Đáp.
3) Các thủ lãnh cùng hiện diện bên Con, ngày Con giáng sinh
trong thánh thiện huy hoàng: trước rạng đông, tựa hồ sương sa, Ta đã sinh hạ ra
Con". - Đáp.
4) Đức Thiên Chúa đã thề và không hối hận rằng: "Con là Thượng
tế tới muôn đời theo phẩm hàm Menkixêđê". - Đáp.
ALLELUIA: Tv 144, 13cd
- Chúa trung thành trong mọi lời Chúa phán, và thánh thiện trong
mọi việc Chúa làm. - Alleluia.
PHÚC ÂM: Mc 2, 18-22
"Tân lang còn ở với họ".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, môn đồ của Gioan và các người biệt phái ăn chay, họ đến
nói với Chúa Giêsu rằng: "Tại sao môn đồ của Gioan và các người biệt phái
ăn chay, còn môn đồ Ngài lại không ăn chay?" Chúa Giêsu nói với họ:
"Các khách dự tiệc cưới có thể ăn chay khi tân lang còn ở với họ không?
Bao lâu tân lang còn ở với họ, thì họ không thể ăn chay được. Nhưng sẽ đến ngày
tân lang bị đem đi, bấy giờ họ sẽ ăn chay. Không ai lấy vải mới mà vá áo cũ, chẳng
vậy, miếng vải vá sẽ rút lại mà kéo áo cũ, và chỗ rách lại tệ hơn. Cũng không
ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, chẳng vậy, rượu sẽ làm vỡ bầu da, và rượu đổ, bầu
da hư. Nhưng rượu mới phải để trong bầu da mới". Đó là lời Chúa.
(thanhlinh.net)
SUY NIỆM : Cốt lõi của đạo
Trong những thập niên gần đây, mặc dầu càng lúc Hiến pháp các quốc
gia càng đi sâu vào sự tách biệt giữa tôn giáo và nhà nước; thế nhưng, sự liên
kết giữa tôn giáo và chính trị lại càng đậm nét hơn. Cuộc chiến giữa Tư bản và
Cộng sản đã hầu như chấm dứt, nhưng chiến tranh tôn giáo xem chừng vẫn dai dẳng,
không những giữa những người khác tôn giáo với nhau, mà ngay cả trong cùng một
tôn giáo. Nhìn vào thảm cảnh ấy, ai cũng thắc mắc tự hỏi: Tôn giáo nào mà không
dạy ăn ngay ở lành, tôn giáo nào mà không dạy sự khoan dung tha thứ, thế thì tại
sao những người có tôn giáo lại nhân danh tôn giáo của mình để gây chiến với
người khác hay với chính những người đồng đạo của mình? Câu trả lời thật đơn giản:
sở dĩ người có tôn giáo có thái độ quá khích và bất khoan nhượng, là vì họ chưa
sống đúng cái cốt lõi của đạo. Xét cho cùng, cái cốt lõi của tôn giáo nào cũng
là tình thương.
Chúa Giêsu cũng muốn chứng tỏ cho chúng ta thấy thế nào là sống
đạo. Chúng ta hãy chiêm ngắm thái độ và lời dạy của Ngài trong Tin Mừng hôm
nay. Vừa bắt đầu sứ mệnh rao giảng của Ngài, cũng như các kinh sư của thời đại
Ngài, Chúa Giêsu cũng qui tụ một số môn đệ; và cũng như các môn đệ của các kinh
sư khác, môn đệ của Ngài cũng theo một lối sống nào đó. Thế nhưng, điều khiến
cho nhiều người ngạc nhiên và đặt vấn đề, đó là Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài
không tuân giữ một số ngày chay tịnh như môn đệ của Gioan hay của những người
Biệt phái. Không tuân giữ những ngày chay tịnh đã đành, sau này xem ra Chúa
Giêsu càng thách thức hơn nữa, khi Ngài không tuân giữ cả ngày hưu lễ hay một số
tập tục khác, như rửa tay trước khi ăn.
Suốt cuộc sống của Ngài, Chúa Giêsu đã tỏ ra rất độc lập đối với
Do thái giáo. Ðây quả là cách sống đạo hoàn toàn mới mẻ mà Chúa Giêsu muốn đề
ra cho con người. Ðối với Ngài, linh hồn và cốt lõi của đạo chính là tình
thương; tình thương ấy đã thúc đẩy Ngài đi đến tận cùng bằng cái chết trên Thập
giá, và cái chết của Ngài mãi mãi là lời tố cáo về thái độ bất khoan nhượng
trong niềm tin tôn giáo của con người. Vụ án của Ngài được thi hành như một vụ
án chính trị; mãi mãi tên tuổi của viên toàn quyền La mã là Philatô gắn liền với
cái chết của Ngài. Tuy nhiên, vụ án của Chúa Giêsu vẫn là một vụ án tôn giáo:
Ngài chết vì sự cuồng tín và thái độ bất khoan nhượng của các thủ lãnh Do thái
giáo.
Chiêm ngắm thái độ của Chúa Giêsu trong suốt cuộc đời trần thế của
Ngài và lắng nghe giáo huấn của Ngài, chúng ta sẽ thấy rằng cái cốt lõi của đạo
chính là tình thương. Trong cuộc sống đạo, nhiều lúc chúng ta thắc mắc phải ăn
chay thế nào cho đúng cách? Ngày Chúa nhật có được làm việc xác không? Bỏ lễ
Chúa nhật có tội hay không? Thật ra còn có nhiều câu hỏi nền tảng hơn mà thiết
tưởng chúng ta không thể không đặt ra để tự vấn lương tâm mỗi ngày: tôi có sống
công bình, bác ái chưa? Tôi có yêu thương người anh em bên cạnh tôi chưa? Nhắm
mắt làm ngơ trước nỗi khổ của người xung quanh tôi có phải là một tội không?
Nguyện xin Chúa cho chúng ta ngày càng thấu hiểu và xác tín rằng
sống đạo là sống yêu thương, rằng cốt lõi của Kitô giáo chính là tình thương.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Lời
Chúa Mỗi Ngày
Thứ Hai
Tuần II TN, Năm lẻ
Bài đọc: Heb
5:1-10; Mk 2:18-22.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Cũ và mới
Xung đột giữa cái cũ và cái mới thường xảy ra ở mọi nơi và mọi
thời: các chính thể, tôn giáo, cách cư xử, thời trang và vóc dáng. Ví dụ: Phong
trào canh tân của Nhóm Tự Lực Văn Đòan vào đầu thế kỷ 20, điển hình trong tác
phẩm Đọan Tuyệt của Khái Hưng. Chúa Giêsu và các môn đệ cũng phải đương đầu với
người Do-Thái khi mang ra những mặc khải mới của Thiên Chúa đến cho con người.
Câu hỏi đặt ra: Cái nào tốt hơn?
Các Bài Đọc hôm nay cũng xoay quanh sự xung đột giữa cũ và mới.
Trong Bài Đọc I, tác giả Thư Do-Thái dùng tiêu chuẩn cũ để chứng minh Đức Kitô
là Thượng Tế mới có khả năng đem Thiên Chúa đến cho con người và đem con người
về cho Thiên Chúa; vì Ngài vừa có kinh nghiệm của Thiên Chúa, vừa có kinh nghiệm
của con người. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu dùng câu hỏi của những người thuộc thời
đại cũ để giúp họ nhận ra thời đại mới đã bắt đầu; họ cần có tâm hồn mới để
lãnh nhận giáo lý mới của Ngài mang đến.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Chúa Giêsu là Thượng Tế. Bản văn
chúng ta nghiên cứu hôm nay, Heb 5:1-10, được tác giả sắp xếp theo cấu trúc
hình nón, với chóp đỉnh là Thượng Tế Aaron của Cựu Ước. Mục đích của tác giả là
chứng minh Chúa Giêsu là Thượng Tế của Tân Ước. Để làm điều này, tác giả dùng một
tam đọan luận: trước tiên, tác giả liệt kê 3 đặc tính của chức Thượng Tế; sau
đó, tác giả chứng minh Chúa Giêsu hội đủ 3 điều kiện này; cuối cùng, tác giả kết
luận: “Thiên Chúa tôn xưng Chúa Giêsu là Thượng Tế theo phẩm trật Melkisedech.”
1.1/ Ba đặc tính của Thượng Tế:
(1) Thượng Tế đại diện cho con người: “Quả vậy, thượng tế nào
cũng là người được chọn trong số người phàm, và được đặt lên làm đại diện cho
loài người, trong các mối tương quan với Thiên Chúa, để dâng lễ phẩm cũng như tế
vật đền tội.”
(2) Thượng Tế phải cảm thông với con người: “Vị ấy có khả năng cảm
thông với những kẻ ngu muội và những kẻ lầm lạc, bởi vì chính người cũng đầy yếu
đuối; mà vì yếu đuối, nên người phải dâng lễ đền tội cho dân thế nào, thì cũng
phải dâng lễ đền tội cho chính mình như vậy.”
(3) Thượng Tế phải được Thiên Chúa gọi: “Không ai tự gán cho
mình vinh dự ấy, nhưng phải được Thiên Chúa gọi, như ông Aaron đã được gọi.”
1.2/ Chúa Giêsu là Thượng Tế:
(3) Chúa Giêsu được chọn làm Thượng Tế: “Cũng vậy, không phải Đức
Kitô đã tự tôn mình làm Thượng Tế, nhưng là Đấng đã nói với Người: Con là Con của
Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con, như lời Đấng ấy đã nói ở một chỗ khác:
Muôn thuở, Con là Thượng Tế theo phẩm trật Melkisedech.”
(2) Chúa Giêsu cảm thông với con người: “Khi còn sống kiếp phàm
nhân, Đức Giêsu đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin
lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Người đã được nhậm lời, vì có lòng
tôn kính. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học
được thế nào là vâng phục.”
(1) Chúa Giêsu đại diện cho con người: “và khi chính bản thân đã
tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai
tùng phục Người, vì Người đã được Thiên Chúa tôn xưng là Thượng Tế theo phẩm trật
Melkisedech.”
2/ Phúc Âm: Chúa Giêsu bảo vệ môn đệ của mình.
2.1/ Tại sao môn đệ Chúa Giêsu không ăn chay? “Bấy giờ
các môn đệ ông Gioan và các người Pharisees đang ăn chay; có người đến hỏi Đức
Giêsu: "Tại sao các môn đệ ông Gioan và các môn đệ người Pharisees ăn
chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay?"
Giao thời giữa Cựu và Tân Ước là thời gian người Do-Thái gia
tăng việc chay tịnh và khổ chế, không những chỉ có trong những giáo phái, mà còn
phổ thông trong dân như các việc đạo đức. Chay tịnh, cùng với cầu nguyện và làm
phúc, được coi là ba trụ chính của đời sống đạo đức (Tob 12:8). Sách Judith coi
chay tịnh là cách để xin ơn lành từ Thiên Chúa (Jdt 4:9). Lối sống chay tịnh và
khổ chế của Gioan Tẩy Giả trong sa mạc là muốn đề cao lối sống đơn giản và sự
tùy thuộc hòan tòan vào Thiên Chúa.
2.2/ Câu trả lời của Chúa Giêsu nhấn mạnh đến 2 điểm chính:
(1) Lý do ăn chay: Ăn chay phải có mục đích rõ ràng. Chúa cho biết
lý do tại sao các môn đệ của Ngài chưa ăn chay: “Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại
có thể ăn chay, khi chàng rể còn ở với họ? Bao lâu chàng rể còn ở với họ, họ
không thể ăn chay được.” Chúa Giêsu nhận Ngài chính là chàng rể, và khách dự tiệc
cưới, bạn hữu của chàng rể là các môn đệ.
(2) Thời gian ăn chay: Chay tịnh có lúc của nó, không phải lúc
nào cũng ăn chay. Chúa Giêsu cho biết khi nào các môn đệ của Ngài sẽ ăn chay:
"Nhưng khi tới ngày chàng rể bị đem đi rồi, bấy giờ họ mới ăn chay trong
ngày đó.”
2.3/ Phải có tâm hồn mới để lãnh nhận đạo lý mới: Chúa
Giêsu là mốc thời gian để phân biệt giữa cái cũ và mới. Những người Pharisees
và môn đệ của Gioan đại diện cho lớp người cũ, các môn đệ của Chúa Giêsu đại diện
cho lớp người mới. Để có thể lãnh nhận những đạo lý mới được giảng dạy bởi Đức
Kitô, một người cần có tâm hồn mới: rộng đủ để nhận ra những bất tòan của đạo
lý cũ; đồng thời biết đón nhận những đạo lý mới để làm cho con người ngày càng
tòan hảo hơn. Nếu không có tâm hồn mới, con người sẽ ngoan cố thủ cựu những điều
cũ; đồng thời họ sẽ khước từ những giáo lý mới của Đức Kitô.
Để giúp họ nhận ra sự quan trong của một tâm hồn mới, Chúa Giêsu
dùng 2 ví dụ rất quen thuộc với khán giả:
(1) Áo và miếng vá: “Chẳng ai lấy vải mới mà vá áo cũ, vì như vậy,
miếng vá mới đã vá vào sẽ kéo vải cũ, khiến chỗ rách lại càng rách thêm.”
(2) Rượu và bầu da: “Cũng không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì
như vậy, rượu sẽ làm nứt bầu, thế là rượu cũng mất mà bầu cũng hư. Nhưng rượu mới,
bầu cũng phải mới!"
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúa Kitô là Thượng Tế mới của giao ước mới hòan hảo hơn.
Chúng ta hãy chạy đến với Ngài để học hỏi những mặc khải mới của Thiên Chúa; và
mời Ngài đồng hành với chúng ta.
- Chúng ta cần mở rộng tâm hồn để đón nhận những điều mới lạ từ
Thiên Chúa và tha nhân. Một tâm hồn khép kín và thái độ hay chỉ trích sẽ không
làm cho chúng ta tiến xa được.
- Dĩ nhiên chúng ta không đón nhận tất cả các cái mới và lọai bỏ
các cái cũ; nhưng biết dùng trí khôn để thích ứng với hòan cảnh: giữ lại những
gì tốt, thâu nhận những gì mới, và cải tiến để làm cho tốt hơn.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
19/01/15 THỨ HAI TUẦN 2
TN
Mc 2,18-22
Mc 2,18-22
Suy niệm: Việc
các môn đệ của Gio-an Tẩy giả và của phái Pha-ri-sêu ăn chay, trong khi môn đệ
của Thầy Giê-su lại không khiến có người thấy “chướng mắt”. Phải chăng những
người này đã khéo “lựa lời” hỏi tại sao trò không giữ luật Mô-sê để gián tiếp
“sửa lưng” Thầy đã dung túng cho trò vi phạm? Đã thế, người hỏi còn ngầm so
sánh cho rằng môn đệ của Gio-an Tẩy giả cũng như của người Pha-ri-sêu mới đích
thực trung thành với luật cha ông! Một câu hỏi với nhiều hàm ý! Chúa Giê-su
minh hoạ câu trả lời của Ngài bằng nhiều ví dụ: vải mới mà vá vào áo cũ, rượu
mới mà đổ vào bầu da cũ là không phù hợp. Cũng thế, xét bề ngoài, ăn chay là
giống nhau, nhưng ăn chay vì ai, vì cái gì thì rất khác biệt. Môn đệ của Thầy
Giê-su ăn chay hay không là vì “chàng rể”, là vì chính Ngài, là Đấng Ki-tô.
Mời Bạn: Một
việc làm có giá trị trước mặt Chúa hay không là tuỳ ở ý hướng, ở tấm lòng của
chúng ta đối với Ngài. Nếu chỉ chăm chăm lo giữ chay mà không có lòng nhân ái
thì chay tịnh cũng vô ích, ăn chay mà không cầu nguyện thì cũng không đủ… Nếu
chỉ tính đếm đọc bao nhiêu kinh, dự bao nhiêu lễ mà không có lòng yêu mến thì
cũng chỉ như “tiếng phèng la inh ỏi” mà thôi (x. 1Cr 13,1).
Sống Lời Chúa: Ăn
chay trong khiêm tốn, trong phục vụ và trong yêu thương.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa cho con một đôi mắt để quan sát, một trí óc
để phán đoán. Xin cho con phán đoán sự việc bằng một trái tim biết yêu thương
để con trở thành người môn đệ luôn khát khao phục vụ người nghèo như Chúa.
Amen.
Chàng rể còn ở với
Sau khi Đức Giêsu chịu cái chết dữ dằn, được phục
sinh và lên trời, Giáo hội bước vào một giai đoạn mới, giai đoạn chờ đợi ngài
quang lâm.
Suy niệm:
Một trong những nét khác
biệt giữa Gioan Tẩy Giả với Đức Giêsu
là sự khắc khổ nhiệm nhặt.
Gioan được coi là người
“không ăn bánh, không uống rượu” (Lc 7, 33).
còn Đức Giêsu bị mang tiếng
là “tay ăn nhậu” với quân thu thuế (Lc 7, 34).
Chúng ta đã từng thấy ngài
ăn tại nhà ông Lêvi hay ông Dakêu.
Các người Pharisêu cũng là
những người thích ăn chay nhiều lần trong tuần,
dù ngày ăn chay chính thức
hàng năm của đạo Do-thái chỉ là ngày lễ Xá tội.
Như thế có sự khác biệt khá
rõ giữa môn đệ của Đức Giêsu
với môn đệ của Gioan Tẩy Giả
và môn đệ của người Pharisêu.
Một bên có vẻ thoáng và
thoải mái, một bên thì khắc khổ nhiệm nhặt.
“Tại
sao môn đệ của ông lại không ăn chay ?”
Có người đã dám hỏi thẳng
Đức Giêsu như thế.
Ngài đã trả lời bằng một
cách dùng một hình ảnh dễ hiểu và đầy ý nghĩa.
Vào thời Đức Giêsu, tại
Paléttin, cũng như tại nhiều vùng quê ngày nay,
đám cưới là một biến cố mừng
vui có tính làng xã.
Chẳng thể nào hiểu được
chuyện một người đi ăn cưới
với khuôn mặt buồn của kẻ
đang ăn chay.
“Chẳng
lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể ăn chay,
khi
chàng rể còn ở với họ”
Đức Giêsu tự ví mình với
chàng rể, còn môn đệ là khách dự tiệc cưới.
Bầu khí trong nhóm môn đệ
của ngài là bầu khí vui tươi của một lễ thành hôn
bởi lẽ thời đại thiên sai đã
đến rồi.
Đức Giêsu, Đấng Mêsia dân
Ítraen mong đợi từ lâu, nay có mặt.
Ngài là chàng rể kết duyên
với cô dâu là dân tộc Ítraen của ngài.
Đức Giêsu đã làm trọn điều
các ngôn sứ nói trong Cựu Ước
về việc Thiên Chúa lập hôn
ước với dân của Người (Hs 2, 21-22; Is 62, 4-5).
“Nhưng
khi tới ngày chàng rể bị đem đi khỏi họ, bấy giờ họ mới ăn chay.”
Sau khi Đức Giêsu chịu cái
chết dữ dằn, được phục sinh và lên trời,
Giáo hội bước vào một giai
đoạn mới, giai đoạn chờ đợi ngài quang lâm.
Trong giai đoạn này, khi Chúa
Giêsu vừa vắng mặt, vừa hiện diện,
Các Kitô hữu ăn chay, vác
thánh giá theo Chúa Giêsu,
dù họ vẫn luôn sống trong
niềm vui, bởi tin vào Đấng đã phục sinh vinh hiển.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
các
sách Tin Mừng chẳng khi nào nói Chúa cười,
nhưng chúng
con tin Chúa vẫn cười
khi
thấy các trẻ em quấn quýt bên Chúa.
Chúa
vẫn cười khi hồn nhiên ăn uống với các tội nhân.
Chúa đã
cố giấu nụ cười trước hai môn đệ Emmau
khi
Chúa giả vờ muốn đi xa hơn nữa.
Nụ cười
của Chúa đi đôi với Tin Mừng Chúa giảng.
Nụ cười
ấy hòa với niềm vui
của
người được lành bệnh.
Lạy Chúa Giêsu,
có
những niềm vui
Chúa
muốn trao cho chúng con hôm nay,
có sự
bình an sâu lắng Chúa muốn để lại.
Xin dạy chúng con biết tươi
cười,
cả khi cuộc đời chẳng mỉm
cười với chúng con.
Xin cho chúng con biết mến
yêu cuộc sống,
dù không phải tất cả đều màu
hồng.
Chúng con luôn có lý do để
lo âu và chán nản,
nhưng xin đừng để nụ cười
tắt trên môi chúng con.
Ước gì chúng con cảm thấy
hạnh phúc,
vì biết mình được Thiên Chúa
yêu thương
và được sai đi thông truyền
tình thương ấy. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Hãy Nâng
Tâm Hồn Lên
19 THÁNG GIÊNG
Ngắm Nhìn Mẫu Gương Người Thợ Mộc Khiêm Nhường
Lao động đem lại niềm vui và niềm thỏa mãn; nhưng lao động cũng
đòi nỗ lực và khiến người ta mệt mỏi, như ai cũng có thể cảm nghiệm được sau một
ngày dài nhọc nhằn. Vui và thỏa mãn, vì lao động cho phép người ta thể hiện vai
trò thống trị mặt đất mà Thiên Chúa đã ủy trao cho mình (St 1, 26 – 28). Thật vậy,
Thiên Chúa đã nói với người đàn ông và người phụ nữ đầu tiên: “Hãy sinh sôi nảy
nở đầy mặt đất và chinh phục nó. Hãy làm chủ cá biển, chim trời và muôn loài sống
động trên mặt đất” (St 1, 28).
Thế nhưng, không phải bao giờ chúng ta cũng thích loại công việc
mà mình đang làm. Đôi khi ta phải làm những công việc nguy hiểm. Chẳng hạn, rất
nhiều người làm việc trong các hầm mỏ sâu hun hút dưới mặt đất. Nhiều công việc
rất nặng nhọc, đơn điệu và gây buồn chán. Đó là thân phận con người chúng ta.
Thánh Kinh viết rằng vì con người bất tuân phục nên phải đổ mồ hôi mới có cái
ăn. Rồi trong quá trình canh tác trồng trọt, cũng vì sự bất tuân phục của con
người mà mặt đất không dễ dàng sản sinh hoa trái cho họ (St 3, 17 – 19). Dù
sao, đối với những con người lao động tín thác vào Thiên Chúa, những nỗi cố gắng
nhọc nhằn của họ bao giờ cũng gắn liền với niềm vui sướng – vì họ biết rằng
mình đang tham dự vào chính công trình của Thiên Chúa, Đấng Sáng Tạo.
Đối với chúng ta là những Kitôhữu, Đức Giêsu là mẫu gương hoàn hảo
và là nguồn cảm hứng cho công việc của chúng ta. Trong lao động, Đức Giêsu sống
mối hiệp thông mật thiết với Cha trên trời. Vì thế, chúng ta cần phải nhìn ngắm
cung cách làm việc hằng ngày của Đức Giêsu trong suốt những năm dài ở
Na-da-rét. Đó là tấm gương tuyệt hảo cho tất cả chúng ta. Ngắm nhìn chàng thợ mộc
ấy, chúng ta sẽ nhận được niềm phấn khởi và sự khích lệ lớn lao để kiên trung
trong việc phục vụ nhỏ nhoi của mình – dù đó là ngành nghề gì đi nữa.
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa
Trong Gia Đình
NGÀY 19-01
Dt 5,1-10; Mc 2,18-22.
LỜI SUY NIỆM: Có người đến hỏi Đức Giêsu: “Tại sao các môn đệ ông Gioan và các môn đệ
người Pharisêu ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay.”
Đây là câu hỏi mà cả môn đệ của Gioan Tẩy Giả cũng như những người
Pharisêu đặt câu hỏi với Chúa Giêsu. Đối với Chúa Giêsu, Người không chống đối
việc ăn chay, nhưng Người cho biết là chưa đúng lúc, bởi vì các môn đệ Chúa
đang được sống trong những ngày vui như sống những ngày của tiệc cưới. Chú rể
chính là Người, còn các môn đệ của Người là những người bạn của chú rể, tất
cả họ đang sống với Người. “Nhưng khi tới ngày chàng rể đã bị đem đi, bấy giờ họ
mới ăn chay trong ngày đó” (Mc 2,20).
Lạy Chúa Giêsu. Xin cho mọi thành viên trong gia đình chúng con
mỗi khi sống xa Chúa, đánh mất ân sủng của Chúa vì tội lỗi, biết sám hối, ăn
chay và xưng thú tội lỗi của mình để được tái lãnh nhận ân sủng của Chúa, hầu
được sống hạnh phúc và bình an trong tình thương của Chúa.
Mạnh Phương
19 Tháng Giêng
Bàn
Chân Năm Ngón
Một người thanh niên tên là Tony Melendez bỗng trở nên quen thuộc
với nhiều người kể từ khi Ðức Gioan Phaolô II đến viếng thăm tiểu bang
California, Hoa Kỳ dạo mùa hè năm 1987. Nhiều người đã chứng kiến buổi lễ tiếp
đón Ðức Thánh Cha hôm đó và khó quên hình ảnh vô cùng cảm động khi vị Giáo
Hoàng bước xuống từ một lễ đài cao để ôm hôn một người thanh niên đang hát với
tiếng đàn Guitar của mình. Ðiều gì đã làm cho khung cảnh ấy trở nên khác lạ và
giây phút ấy đã trở nên luyến nhớ cho nhiều người?
Tony là hiện thân của niềm Hy Vọng. Tony đã chào đời không có
hai cánh tay. Nhưng Tony đã vận dụng những ngón chân của mình để học đàn
guitar. Không những thế, anh còn dùng chân trong nhiều công việc khác như xếp
quần áo, vắt một ly nước chanh.
Anh đã biết biến sự tàn tật kém may mắn của mình thành một khả
năng thuần thục. Ngạc nhiên trước khả năng lạ lùng ấy của anh, nhiều người đã hỏi
anh: "Bí quyết nào đã giúp anh chẳng những chấp nhận chính mình để sống
bình thường mà còn sử dụng guitar một cách tuyệt diệu như thế?". Anh đã trả
lời như sau: "Tôi đã cầu nguyện: Lạy Chúa, xin nhận lấy con và dùng con
theo thánh ý Chúa. Tôi đã tự hiến cho Chúa như một của lễ sống động và Chúa đã
nhậm lời tôi".
Không ai trong chúng ta chọn lựa được sinh ra hay không sinh ra.
Không ai trong chúng ta chọn lựa làm đàn ông hay đàn bà. Không ai trong chúng
ta chọn lựa được làm người xinh đẹp hay xấu xí, thông minh hay ngu đần, khỏe mạnh
hay bệnh tật, giàu sang hay nghèo hèn. Dưới mắt người đời, mỗi người chúng ta đến
trong trần gian này với cả một định mệnh. Người ta vẫn nói: có người sinh ra dưới
một ngôi sao xấu, có người sinh ra dưới một ngôi sao tốt, có người kém may mắn.
Nhưng trong ánh mắt Tình Yêu của Thiên Chúa, thì số phận nào
cũng là một hồng ân cao cả. Trong chương trình Quan Phòng của Ngài, mỗi người,
dù nhỏ bé hèn mọn, dù tàn tật bất hạnh đến đâu, cũng đều có một chỗ đứng. Do những
bất trắc của thiên nhiên, hay do hậu quả của tội lỗi, nhiều người phải sinh ra
với tất cả một gánh nặng của bất hạnh. Nhưng Thiên Chúa không bao giờ bỏ cuộc
vì những hư hỏng ấy, Ngài luôn có một chương trình cho mỗi người. Lắm khi chúng
ta thấy được những kỳ diệu của Thiên Chúa được thể hiện qua những bất hạnh, mất
mát của con người.
(Lẽ Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét