Trang

Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

Nguyên văn cuộc họp báo của Đức Phanxicô trên chuyến bay từ Manila về Rôma

Nguyên văn cuộc họp báo của Đức Phanxicô trên chuyến bay từ Manila về Rôma

Trong một cuộc họp báo bàn về nhiều vấn đề, trên chuyến bay từ Manila về Rôma, Đức GH Phanxicô đề cập tới thối nát trong chính phủ và Giáo Hội, nhu cầu khôn ngoan với tự do ngôn luận, tại sao gần đây ngài không gặp Đức Dalai Lama, và chủ trương của Giáo Hội đối với việc kiểm soát sinh đẻ. 

Ngài cũng đề cập tới các cuộc viếng thăm ba thành phố Hoa Kỳ và, dù chưa có kế hoạch sau cùng, ba nước Châu Mỹ La Tinh là Ecuador, Bolivia và Paraguay, và 2 nước Châu Phi là Uganda và Cộng Hòa Trung Phi trong năm nay. Ngài hy vọng sẽ thăm Á Căn Đình, Chilê và Uruguay vào năm tới, 2016.

Ngài thảo luận việc phong thánh cho chân phúc Junipero Serra và phong chân phúc cho Đức TGM Romero. Ngài suy tư về lời kêu gọi của ngài đối với các nhà lãnh đạo ôn hòa của Hồi Giáo, xin họ lên án bạo lực khủng bố nhân danh Hồi Giáo, và chia sẻ cảmnghĩ của ngài về chuyến tông du Phi Luật Tân. 

Sau đây là nguyên văn nội dung cuộc họp báo dựa vào bản dịch tiếng Anh của Gerard O’Connell (tạp chí America) và đồng nghiệp từ trên chuyến bay.
 

Cha Lombardi : Kính thưa Đức Thánh Cha, chúng con cám ơn Đức Thánh Cha đã hiện diện với chúng con, chúng con thấy Đức Thánh Cha rất rạng rỡ sau những ngày du hành này, và chúng con cũng xin cám ơn Đức Thánh Cha đã cho chúng con nhiều việc làm hơn hôm nay, vì cuộc đàm đạo của Đức Thánh Cha sẽ cung cấp việc làm cho chúng con trong thời gian du hành này. Trước khi chúng con đặt câu hỏi, có lẽ Đức Thánh Cha muốn nói điều gì đó với chúng con. 

Đức GH: Trước nhất, xin chào tất cả các bạn. Xin chào, cám ơn các bạn về việc làm của các bạn. Nó quả đầy thách thức, như chúng tôi quen nói bằng tiếng Tây Ban Nha “pasada per agua” (trời mưa trên cuộc diễn hành). Việc làm này thật tươi đẹp, và tôi xin cám ơn các bạn rất nhiều về những gì các bạn đã thực hiện.

1.Đức Thánh Cha học được gì từ người Phi Luật Tân?

Cha Lombardi: Câu hỏi thứ nhất sẽ của Kara David, người vốn là thành phần của nhóm Phi Luật Tân.

Kara David (Hệ thống GMA): Kính chào Đức Thánh Cha, con xin nói tiếng Anh. Cám ơn Đức Thánh Cha rất nhiều đã viếng thăm đất nước chúng con vàđã mang lại cho người Phi Luật Tân thật nhiều hy vọng đến thế. Chúng con muốn Đức TC trở lại đất nước chúng con một lần nữa. Câu hỏi của con là: người Phi Luật Tân đã học được rất nhiều nhờ lắng nghe các sứ điệp của Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha có học được điều gì từ người Phi Luật Tân, từ cuộc gặp gỡ của Đức TC với chúng con không?

Đức GH: Các cử chỉ! Các cử chỉ làm tôi xúc động. Chúng không phải là những cử chỉ có tính nghi lễ, mà là những cử chỉ tốt lành, những cử chỉ được cảm nhận, những cử chỉ của trái tim. Một số cử chỉ khiến người ta muốn khóc. Trong đó có mọi sự: đức tin, tình yêu, gia đình, lừa gạt, tương lai. Cử chỉ của những người cha nghĩ tới con cái muốn chúng được Đức GH chúc lành. Không phải một, có những người cha, nhiều lắm nghĩ tới con cái mình khi chúng tôi chạy qua trên đường, một cử chỉ màở những nơi khác, người ta không thấy, như thể họ muốn nói: đây là trân châu ngọc quí của con, đây là tương lai của con, đây là tình yêu của con, vì nó mà con đáng làm việc, vì nó mà con đáng chịu đau khổ. một cử chỉ hết sức độc đáo phát sinh từ trái tim. 

Cử chỉ thứ hai làm tôi thán phục rất nhiều là niềm phấn khởi không hề giả dối, niềm vui, niềm hạnh phúc (allegria), khả năng cử hành. Dù dưới mưa, một trong các người hướng dẫn lễ nghi (MC) cho tôi hay ông được khai sáng rất nhiều vì những người phục vụ không bao giờ tắt nụ cười (trên gương mặt). Quả là một niềm vui, không hề giả dối. Không phải một nụ cười vẽ vời. Không, không! Đó là một nụ cười tự phát, vàđàng sau nụ cười ấy là một cuộc sống bình thường, có đau đớn, vấn nạn. 

Rồi có những cử chỉ của các bà mẹ đem những đứa con bệnh hoạn tới. Thực vậy, nói chung, các bà mẹđãđem chúng tới, nhưng thường các bà mẹ không nâng được con lên cao lắm, chỉ tới đây thôi. Các ông bố làm được, người ta thấy họ làm. Ở đây bố! Rồi nhiều trẻ em khuyết tật, với những khuyết tật khiến người ta cóấn tượng; họ không dấu diếm các em, họ mang các em tới cho Đức GH để ngài chúc lành cho chúng. Đây là con con, nó của con. Mọi bà mẹ biết điều đó, họ làm điều đó. Nhưng chính cung cách họ làm khiến tôi thán phục. Cử chỉ làm mẹ, làm cha, cử chỉ phấn khởi, hân hoan.

Có một từ ngữ khó để ta hiểu vì được thông tục hóa quá nhiều, bị dùng sai quá nhiều, bị hiểu sai quá nhiều, nhưng là một từ ngữ có chất lượng: nhẫn nhục (resignation). Người biết cách chịu đau khổ là người có khả năng chỗi dậy.

Hôm qua, tôi được khai sáng rất nhiều khi nói chuyện với người cha của Kristel, người thiếu nữ thiện nguyên viên chết tại Tacloban. Ông nói nàng chết trong lúc phục vụ, ông tìm lời lẽ làm mình vững mạnh trong hoàn cảnh này, làm mình chấp nhận việc này. Một người biết cách chịu đau khổ, đó làđiều tôi thấy và giải thích cử chỉ của ông. 

2. Các cuộc tông du Phi Châu

Jean Louis De La Vaissiere (AFP): Thưa Đức Thánh Cha, đến nay, Đức TC đãđi Á Châu hai lần. Người Công Giáo Phi Châu chưa được Đức TC viếng thăm. Đức TC biết rằng từ Nam Phi tới Nigeria, Uganda, nhiều tín hữu đang chịu đau khổ vì cảnh nghèo, chiến tranh, chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo rất hy vọng được Đức Thánh Cha viếng thăm trong năm nay. Nên con muốn hỏi Đức TC, bao giờ Đức Thánh Cha nghĩ Đức TC sẽđi vàđi đâu?

Đức GH: Tôi xin trả lời cách giả định. Kế hoạch làđi Cộng Hòa Trung Phi và Uganda, hai nước này, trong năm nay. Tôi nghĩ sẽ là vào cuối năm, vì thời tiết, không đúng sao? Họ phải tính toán khi nào trời không mưa, khi nào thời tiết không xấu. Chuyến đi này kể là hơi trễ, vì có vấn đề Ebola. Tổ chức những cuộc tụ tập lớn là một trách nhiệm lớn, lây lan, không phải sao? Nhưng ở các nước này, không có vấn đề. Hai chuyến đi này chỉ là giảđịnh, nhưng sẽ trong năm nay. 

3. Chủ nghĩa khủng bố nhà nước và nền văn hóa vứt bỏ

Cha Lombardi: Bây giờ chúng ta sẽ nhường chỗ cho ông bạn Izzo Salvatore của chúng ta, thuộc hãng tin Ý AGI. 

Salvatore Izzo (AGI): Thưa Đức Thánh Cha, tại Manila, chúng con ở một khách sạn rất đẹp. Mọi người đều rất tử tế và chúng con ăn rất ngon, nhưng liền khi rời khỏi khách sạn này, Đức Thánh Cha liền, có thể nói, chạm trán, ít nhất làtrong tinh thần, với cảnh nghèo. Chúng con đã thấy nhiều trẻ em bên đống rác, có lẽ bị đối xử, con dám nói thế, như đồ phế thải. Bây giờ, con có đứa con trai 6 tuổi và con sẽ rất xấu hổ nếu nó sa vào tình trạng khốn khổ như thế. Con có đứa con trai tên Rocco, cháu rất hiểu những điều Đức TC nói khi ngài bảo phải chia sẻ với người nghèo. Nên trên đường đi học, cháu cố gắng phân phối các bữa quà cho các người hành khất trong khu vực. Còn đối với con, việc ấy có khó khăn hơn. Đối với những người khác cũng rất khó khăn. Chỉ có một vị Hồng Y 40 năm trước đây đã bỏ mọi sự và đến ở giữa người cùi, nên con muốn biết tại sao theo gương sáng ấy lại khó khăn vậy, cả với các vị Hồng Y? Con cũng muốn hỏi Đức TC một điều khác. Đó là về Sri Lanka. Ở đấy, chúng con thấy toàn là “favelas” (ổ chuột) trên đường tới phi trường, chúng là những túp lều tựa vào cây. Nói một cách thực tế, họ sống dưới cây. Phần lớn là người Tamils v àhọđang bị bách hại. Sau cuộc thảm sát tại Paris, có lẽ ngay sau A CALDO, Đức TC nói có chủ nghĩa khủng bố lẻ tẻ và có chủ nghĩa khủng bố do nhà nước bảo trợ. Đức TC muốn nói gì khi nói tới “chủ nghĩa khủng bố do nhà nước bảo trợ”? Đối với con, điều này có nghĩa kỳ thị vàđau khổ của những người này. 

Đức GH: cám ơn bạn.

Izzo: Thưa Đức TC, còn một điều nữa, con muốn thưa với Đức TC rằng hãng tin của con, Hãng AGI, năm nay được 65 năm. Nên, dù không lấy gì khỏi ANSA, nhưng con muốn Đức TC biết rằng chúng con đang làm việc rất hăng ởÁ Châu, vì theo vết chân Enrico Mattei, AGI đang ký các thỏa hiệp hợp tác với các hãng tin khiêm nhường tại Palestine, tại Pakistan, tại Algeria, tại một số quốc gia. Chúng con cũng mong được Đức TC khuyến khích. Hiện có khoảng 20 hãng tin liên hợp với chúng con tại các nước đang mở mang. 

Đức GH: Khi một trong các bạn hỏi tôi tôi mang sứđiệp nào tới Phi Luật Tân, tôi trả lời: người nghèo. Đúng, đó là sứđiệp được Giáo Hội ngày nay đưa ra, cũng là sứđiệp mà bạn nói về Sri Lanka, về người Tamil và kỳ thị, không phải sao? Người nghèo, các nạn nhân của nền văn hóa vứt bỏ. Điều này có thật. Ngày nay, người ta không chỉ vứt bỏ giấy tờ v ànhững gì còn dư lại. Chúng ta đang vứt bỏ những con người. Và kỳ thị là vứt bỏ, những người này đang bị vứt bỏ. Và ta phần nào nghĩ tới hình ảnh đẳng cấp, không phải sao? Việc này không thể tiếp tục được. Nhưng ngày nay, vứt bỏ xem ra là chuyện thông thường. Và bạn nói tới khách sạn sang trọng, rồi các túp lều. Trong giáo phận Buenos Aires của tôi có một khu vực hoàn toàn mới gọi làPuerta Madero gần trạm xe lửa và rồi bắt đầu những “Villas Miserias” (túp lều nghèo nàn), người nghèo. Túp này tiếp theo túp khác. Vàtại khu vực này, có 36 nhà hàng sang trọng. Nếu bạn ăn ở đó, họ sẽ chém đầu bạn. Nhưng ởđây làđói khát. Cái này bên cạnh cái kia. Còn chúng ta thì có khuynh hướng quen thuộc với hiện trạng, không phải sao? Quen với điều này, quen với điều nọ… đúng, đúng, chúng ta ởđây và có những người bị ném bỏ. Đó là cảnh nghèo, tôi nghĩ Giáo Hội phải làm gương, phải làm gương hơn nữa ởđây, phải khước từ mọi tính thế gian. Chúng ta, các người tận hiến, các giám mục, linh mục, nữ tu, giáo dân có thực sự tin rằng tội nặng nhất vàđe dọa nặng nhất chính là tính thế gian hay không? Qủa là xấu xa thực sự khi bạn thấy một người nam tận hiến, một người nam của Giáo Hội, một nữ tu, có tính thế gian. Xấu lắm. Đó không phải là cung cách của Chúa Giêsu. Nó là đường lối của cơ quan phi chính phủ, được gọi là “Giáo Hội” nhưng thực ra không hề là GH của Chúa Kitô, thứ cơ quan phi chính phủ ấy.

Vì GH không phải là một cơ quan phi chính phủ mà là một điều gì khác, nhưng khi một phần của GH trở nên có tính thế gian, nó trở nên một cơ quan phi chính phủ và hết thuộc về GH. GH là Chúa Giêsu chịu chết và sống lại để ta được cứu rỗi và làm chứng tá. Ta là Kitô hữu nếu ta theo chân Chúa Kitô. 

Tai tiếng bạn nói tới có thật, đúng thế. Tai tiếng, nhưng Kitô hữu chúng ta đôi khi gây tai tiếng. Kitô hữu chúng ta làm cớ cho người ta xúc phạm. Bất luận ta là linh mục hay giáo dân vì con đường của Chúa Giêsu là con đường khó khăn. Quả thực GH cần tự lột xác. Nhưng bạn làm tôi nghĩ tới chủ nghĩa khủng bố nhà nước. Việc vứt bỏ này giống y hệt chủ nghĩa khủng bố. Tôi chưa bao giờ nghĩ về nó một cách trung thực nhưng nó làm tôi suy nghĩ. Tôi không biết phải nói gì với bạn nhưng đây không phải là những vuốt ve, thực đó. Như thể bảo “Không, bạn không, bạn không thể”. Hay khi… xẩy ra ở đây ở Rôma này, có người đàn ông vô gia cư bị bệnh đau dạ dầy. Con người đáng thương. Khi bạn đau dạ dầy, bạn đi nhà thương, vào đơn vị cấp cứu, người ta cho bạn một viên aspirin hay một viên gì tương tự rồi họ hẹn gặp bạn lại trong 15 ngày. Rồi người đàn ông này tới gặp một linh mục, thấy tình trạng của anh ta, vị linh mục xúc động, bèn nói ‘cha sẽ đem con tới nhà thương nhưng cha muốn con cho cha một ơn huệ. Khi cha bắt đầu giảng giải với họ hiện trạng của con, con phải giả vờ xỉu’. Và đó là điều đã xẩy ra. (Cái ông linh mục này quả là) tay nghệ sĩ. Ngài làm rất khá. Là chứng viêm màng bụng! Người đàn ông ấy bị vứt bỏ. Anh ta ra về một mình, anh ta bị vứt bỏ và đang hấp hối. Vị chánh xứ kia thông minh, ngài nắm tình thế khá HAY. Ngài đâu có tính thế gian, đúng không? Ta có cho đó là chủ nghĩa khủng bố nhà nước hay không? Đúng, ta có thể nghĩ thế.

Xin cám ơn, chúc mừng hãng thông tấn của bạn. 

4. Thực dân ý thức hệ, và chủ trương của Đức Phaolô VI về kiểm soát sinh đẻ

Jan Christoph Kitzler (Bayerischer Rundfunk): Con muốn trở lại một phút với cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha với các gia đình. Đức Thánh Cha nói tới việc thực dân có tính ý thức hệ. Đức Thánh Cha có thể giải thích ý niệm này hơn một chút chăng? Cả Đức Phaolô VI, khi nói tới “các nguyên nhân đặc thù” vốn quan trọng đối với gia đình… Đức Thánh Cha có thể cho một thí dụ về các chính nghĩa đặc thù này và có lẽ cho biết liệu có cần mở đường, mở một hành lang cho những chính nghĩa này không?

Đức GH: Thực dân ý thức hệ. Tôi chỉ xin cho bạn một thí dụ về những gì tôi thấy cách nay 20 năm, năm 1995. Một vị bộ trưởng Giáo Dục Công Cộng xin một khoản vay lớn để xây trường cho người nghèo, trường công. Họ cấp khoản vay với điều kiện tại các trường phải có sách của trường cho học sinh tới một trình độ nào đó, không phải sao? Đó là một cuốn sách soạn rất đàng hoàng, trong đó, người ta dạy lý thuyết về phái tính. Người phụ nữ này cần tiền nhưng đó là điều kiện. Bà ta khá khôn . Bà nói: được, và buộc họ cũng cho một cuốn sách khác, thuộc một xu hướng khác. Và thế là bà thành công. Đó là thực dân ý thức hệ. Họ bước vào với một ý niệm chẳng liên quan gì tới dân chúng; với những nhóm người thì được nhưng với nhân dân thì không. Họ thực dân hóa nhân dân với một ý niệm muốn thay đổi tâm thức hay cơ cấu. 

Tại Thượng Hội Đồng Giám Mục, các giám mục Phi Châu ta thán điều này: một số khoản vay có điều kiện. Tôi chỉ nói điều tôi đã thấy. Tai sao họ nói thực dân hóa ý thức hệ? Vì họ lấy nhu cầu thực sự của nhân dân làm cơ hội để bước vào và tự làm cho họ trở nên mạnh mẽ đốivới trẻ em. Nhưng điều này không có chi mới lạ, các nhà độc tài của thế kỷ trước vốn đã làm thế. Họ đến với một học thuyết riêng. Hãy nghĩ tới Balilla (Tuổi Trẻ Phát Xít thời Mussolini), hãy nghĩ tới Tuổi Trẻ Hitler. 

Chúng thực dân hóa nhân dân, và chúng muốn làm thế. Nhưng [gây nên] biết bao đau khổ. Người ta không thể mất tự do. Dân tộc nào cũng có văn hóa riêng, lịch sử riêng. Mọi dân tộc đều có nền văn hóa riêng của họ. 

Nhưng khi các đế quốc thực dân áp đặt các điều kiện, chúng luôn tìm cách làm các dân tộc quên căn tính của họ và làm họ ra như nhau. Đây chính là hoàn cầu hóa quả cầu, mọi điểm đều cách đều tâm điểm. Nhưng hoàn cầu hóa thực sự, theo tôi, không phải là quả cầu, mà như khối đa diện. Nghĩa là mọi dân tộc, mọi thành phần, duy trì được căn tính riêng của họ chứ không bị thực dân hóa một cách ý thức hệ. Đó là các cuộc htực dân hóa có tính ý thức hệ. 

Có một cuốn sách, xin lỗi tôi đang quảng cáo, có một cuốn sách có lẽ hơi nặng một chút ở lúc đầu vì được viết vào năm 1903 ở London. Đây là một cuốn sách mà vào thời ấy người viết đã được chứng kiến bi kịch thực dân hóa ý thức hệ và viết trong cuốn sách đó, gọi là “Chúa Trái Đất” hay tựa khác là “Chúa Thế Giới”. Một trong hai tựa này. Tác giả là Benson, viết năm 1903. Nhưng tôi khuyên các bạn đọc cuốn sách này, vì đọc nó, các bạn sẽ hiểu tôi muốn nói gì về việc ‘thực dân hóa ý thức hệ’. 

Về Đức Phaolô VI: quả tình việc cởi mở chào đón sự sống là một điều kiện đối với bí tích hôn nhân. Một người đàn ông không thể ban bí tíchi cho một người đàn bà, và người đàn bà không thể ban nó cho chàng, nếu họ không phù hợp với điểm cởi mở đối với sự sống này. Nếu chúng minh được rằng chàng hay nàng kết hôn với ý định không Công Giáo (trong điểm này) thì bí tích không thành. (Đây là) một nguyên nhân làm cho hôn nhân vô hiệu, không phải sao? Phải mở cửa chào đón sự sống. 

Đức Phaolô VI đã nghiên cứu vấn đề này qua một ủy ban về sự sống, phải làm gì giúp nhiều trường hợp, nhiều vấn đề, không phải sao? Có nhiều vấn đề quan trọng để giải quyết tình yêu sự sống; những vấn đề hàng ngày, nhưng mà nhiều, rất nhiều. 

Nhưng còn một điều nữa. Việc từ chối của Đức Phaolô VI không những chỉ là về các vấn đề bản thân, là những vấn đề ngài bảo các vị giải tội phải nhân từ, phải hiểu xem điều đó có đúng không, rồi (ngài bảo các vị) “các con phải nhân từ thương xót, thông cảm nhiều hơn”. Ngà xem xét chủ nghĩa Tân Malthus lúc ấy đang thịnh hành khắp thế giới. Các bạn gọi chủ nghĩa Tân Malthus là gì? Hơn một trăm phần trăm sinh suất ở Ý. Ở Tây Ban cũng vậy. Chủ nghĩa Tân Malthus này tìm cách kiểm soát nhân loại nhân danh quyền lực (hiện nay). 
Điều trên không có nghĩa Kitô hữu phải sinh con hàng loạt. Tôi từng khiển trách một phụ nữ mấy tháng trước đây tại một giáo xứ vì nàng có thai đến 8 lần, bẩy lần phải mổ mới sinh được. “Có phải con muốn bỏ 7 đứa con mồ côi hay sao? Làm thế là thử thách Thiên Chúa!”. (Đức Phaolô VI) nói tới việc làm cha mẹ có trách nhiệm. Điều tôi muốn nói là Đức Phaolô VI không lỗi thời, không hẹp hòi trong tâm trí. Không, (ngài là) một tiên tri, mà với thông điệp này đã nói để ta coi chừng cái chủ nghĩa Tân Malthus đang tới. Đó là điều tôi muốn nói. 

5. Tự do phát biểu và việc cần phải khôn ngoan

Cha Lombardi: Con xin cám ơn Đức Thánh Cha. Bây giờ tôi xin dành câu hỏi cho Valentina, nhưng tôi muốn các bạn chú ý sự kiện này: ta đang ở trên không phận Trung Quốc, vì đã vượt qua Đại Hàn. 

Valentina ALazraki Crastich (Televisa): Trên chuyến bay rời Sri Lanka, Đức TC dùng hình ảnh để trả lời rằng người đáng thương này (Alberto Gasbarri, người tổ chức chuyến đi của Đức GH) có thể có công nếu anh ta nhục mạ mẹ Đức Thánh Cha. Lời của Đức TC không phải ai ai trên thế giới cũng hiểu rõ và dường như một cách nào đó đã biện minh cho việc dùng bạo lực khi bị khiêu khích. Đức Thánh Cha có thể giải thích rõ hơn một chút nữa điều ngài muốn nói?

Đức GH: Trên lý thuyết, ta có thể nói rằng một phản ứng bạo động khi bị tấn công hay khiêu khích, trên lý thuyết, đúng thế, không phải là điều tốt, ta không nên làm thế. Trên lý thuyết, ta có thể nói điều Tin Mừng vốn dạy, rằng ta nên giơ má khác. Trên lý thuyết, ta có thể nói ta được tự do phát biểu, và điều này quan trọng. Nhưng trên lý thuyết tất cả chúng ta đều đồng ý như thế. Nhưng ta là người và ta có đức khôn ngoan, vốn là một nhân đức để sống chung giữa người với người. Tôi không thể liên lỉ nhục mạ, khiêu khích một con người cách liên tục vì liều mình tôi sẽ làm họ nổi giận, và liều mình tôi sẽ nhận được một phản ứng bất chính, một phản ứng bất công. Con người là thế. Vì lý do này, tôi nói rằng tự do phát biểu phải tính đến thực tại nhân bản và vì lý do đó, ta phải khôn ngoan. Đó chỉ là cách nói rằng ta phải có giáo dục, phải ý tứ. Khôn ngoan ý tứ là một nhân đức điều hòa các mối liên hệ của ta. Tôi có thể lên tới đây, tôi có thể lên tới kia, và tới kia, quá đó thì không. Điều tôi muốn nói là trên lý thuyết, tất cả chúng đều đều đồng ý: có tự do phát biểu, một gây hấn bạo động là điều không tốt, nó luôn luôn xấu. Tất cả chúng ta đều đồng ý, nhưng trong thực hành, ta hãy dừng lại một chút vì ta là con người và ta có nguy cơ khiêu khích người khác. Vì lý do này, tự do phải được đồng hành với khôn ngoan. Đó là điều tôi muốn nói. 

6. Đức GH tới Mỹ, phong thánh cho Junipero Serra và phong chân phúc cho Đức TGM Romero

Nicole Winfield (AP): Xin Đức Thánh Cha cho chúng con biết về chuyến viếng thăm Hiệp Chúng Quốc của Đức TC và Đức TC sẽ thăm những thành phố nào, và liệu Đức TC có đến California để phong thánh cho (chân phúc) Junipero Serra không, hay tới biên giới với Mễ Tâ Cơ? Và Đức TC sẽ thăm các nước nào của Châu Mỹ La Tinh, và Đức TC có ý định chủ tọa lễ phong chân phúc cho Đức TGM Romero không?

Đức GH: Tôi sẽ bắt đầu với phần cuối (của câu hỏi). Sẽ có cuộc chiến tranh giữa Đức HY Amato và Đức Cha Paglia (cười) về việc ai trong hai vị sẽ chủ tọa lễ phong chân phúc. Không, tự bản thân (mà nói), các cuộc phong chân phúc thường do vị HY của bộ hay một người khác chủ tọa. 

Bây giờ tới câu hỏi thứ nhất về cuộc thăm viếng Hiệp Chúng Quốc. Ba thành phố là Philadelphia, để dự cuộc gặp gỡ các gia đình; New York, tôi đã có ngày tháng nhưng không nhớ, để viếng LHQ, và Hoa Thịnh Đốn. Đó là ba thành phố. 

Tôi muốn đi California để phong thánh cho Junipero (cha Junipoero Serra), nhưng tôi nghĩ có vấn đề thì giờ. Nó đòi tới hai ngày nữa.
Tôi nghĩ tôi sẽ phong thánh tại Đền Thánh Quốc Gia (Đền Thánh Quốc Gia Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội) ở Hoa Thịnh Đốn, đây là biến cố có tính quốc gia. Tại Hoa Thịnh Đống, (tôi không biết chắc ở chỗ nào) sẽ có tượng (chân phúc) Junipero tại Điện Capitol nơi có tượng Abraham Lincoln. 

Rồi vào Mỹ từ biên giới Mễ Tây Cơ sẽ là một điều tốt đẹp, như dấu chỉ tình huynh đệ và hỗ trợ người di dân. Nhưng các bạn biết tới Mễ Tây Cơ mà không tới thăm Đức Bà (Guadalupe) quả là một bi kịch. Một cuộc chiến tranh sẽ nổ ra (cười).

Nhưng mà như vậy sẽ cần thêm 3 ngày nữa, và việc này chưa rõ. Nên tôi nghĩ sẽ chỉ có 3 thành phố mà thôi. Sau này sẽ có lúc đi Mễ Tây Cơ. 

Tôi có quên điều gì không?

Các nước Châu Mỹ La Tinh?

Chúng tôi đã dự trù cho năm nay, mọi sự vẫn còn đang dự thảo: Ecuador, Bolivia và Paraguay. Ba nước này.

Năm tới, nếu Chúa muốn, nhưng mọi sự vẫn còn trong dự thảo, tôi muốn đi Chilê, Á Căn Đình và Uruguay. Peru không có trong đó, nhưng chúng tôi không biết đặt nó ở đâu. 

Cha Lombardi: Con xin cám ơn Đức TC. Chúng tôi đã có chương trình chính xác về các chuyến đi của Đức GH. Mọi sự chỉ tạm thời (đây là một chương trình dự thảo), chưa có gì quyết định cả. 

7. Thối nát trong các chính phủ và trong Giáo Hội

Jhemmyrlrut Teng ( TVS Network Inc): Đức Thánh Cha làm gì để chống thối nát không những trong các chính phủ mà có lẽ cả trong Giáo Hội nữa? 

Đức GH: Đây là một câu hỏi hắc búa, đấy nhỉ? Thối nát là trật tự trong ngày trên thế giới ngày nay, và thái độ thối nát rất dễ tìm được nơi cư trú trong các định chế, vì định chế có nhiều ngọn ngành đó đây, rất nhiều xếp và rất nhiều phó xếp, như thế, rất dễ cho nó sa sẩy và cung cấp tổ ấm cho thối nát và mọi định chế đều có thể sa phạm ở điểm này. Thối nát là lấy của dân. Người thối nát làm những chuyện tham nhũng là xử lý hay cai trị một cách thối nát hay liên hiệp với người khác để thực hiện các vụ thối nát, ăn cướp của dân. Các nạn nhân là những người, bạn kia đâu rồi, người bạn với lễ kỷ niệm (của AGI)?, họ là những người mà bạn nói sống ở đàng sau các khách sạn sang trọng, không phải sao? Họ là nạn nhân của thối nát. Thối nát không đóng kín ở trong mình; nó đi ra ngoài và sát hại. Các bạn có hiểu không? Ngày nay, thối nát là vấn đề khắp thế giới. Một lần kia, vào năm 2001 hay hơn kém gì đó, tôi hỏi ông tổng thư ký của phủ tổng thống vào thời đó xem chính phủ nào là chính phủ mà ta nghĩ là không tham nhũng, thực vậy, khôn tham nhũng: “Xin ông cho tôi biết, khoản việc trợ mà ông gửi tới trong nước, bất luận bằng tiền mặt hay thực phẩm hoặc quần áo, tất cả những thứ ấy, bao nhiều đến được nơi”. Người đàn ông này, vốn là một người chân thực, trong sạch, trả lời ngay: “35%”. Đó là điều ông ta nói với tôi. Chuyện ấy xẩy ra năm 2001 tại quê hương tôi. Và bây giờ, thối nát trong các định chế của Giáo Hội. Khi nói tới GH, tôi muốn nói tới giáo dân, người đã chịu phép rửa, toàn thể GH, không phải sao? Trong trường hợp ấy, tốt hơn nên nói tới những kẻ tội lỗi. Tất cả chúng ta đều là kẻ có tội, không phải sao? Nhung khi nói tới thối nát, ta nói tới một là người thối nát hai là các định chế trong GH đã sa vào thối nát. Và quả có những trường hợp như thế, đúng, có. Tôi nhớ một lần kia, vào năm 1994, khi tôi mới được cử làm giám mục của khu Flores thuộc Buenos Aires, hai nhân viên hay viên chức của một bộ đến nói với tôi: “Đức Cha có quá nhiều nhu cầu ở đây với không biết bao nhiêu người nghèo trong các “villas miserias” (nhà ở chuột)”. “Vâng đúng”, tôi trả lời và họ bảo tôi “chúng con có thể giúp Đức Cha. Nếu Đức Ch amuốn, chúng con có khoản trợ cấp 400,000 pesos”. Vào lúc đó, hối xuất là 1 dollar lấy 1 pesos. 400,000 dollars. “Các ông có thể làm điều này?” “Vâng, vâng”. Tôi lắng nghe, vì với số tiền dâng cúng quá lớn như thế, đến ông thánh cũng phải động lòng. Và họ nói tiếp: “Để thực hiện việc này, chúng con sẽ ký thác, rồi Đức Cha cho chúng con một nửa”. Lúc đó, tôi nghĩ ngay mình phải làm gì: một là mạ lỵ họ và đá họ vào nơi mặt trời không bao giờ mọc hay chơi trò đánh lừa họ. Tôi đã chơi trò đánh lừa mà nói với họ rằng “tòa đại diện của chúng tôi không có chương mục; các ông phải ký thác tại văn phòng toà TGM và lấy biên nhận. Và chỉ có thế. “Ồ, chúng con không biết” và họ rời khỏi. Nhưng sau này tôi tự nghĩ nếu hai người này tới nơi mà không thèm hỏi lối thoát, đây là một ý nghĩ tồi, thì chính là vì ai đó đã đồng ý với họ. Nhưng đó là một ý nghĩ tồi, không phải sao? 

Thối nát có xẩy ra dễ dàng không? Ta hãy nhớ điều này: tội lỗi thì được, tham nhũng thì không, không bao giờ tham nhũng. Ta phải xin lỗi thay cho những người Công Giáo, những Kitô hữu gây tai tiếng vì tham nhũng. Đây là một vết thương trong Giáo Hội. Nhưng hiện có rất nhiều vị thánh, rất nhiều người thánh thiện. Và các ông bà thánh tội lỗi, như gkhông tham nhũng. Ta cũng hãy nhìn sang phía khác, Giáo Hội vốn thánh thiện. Có những vị thánh đó đây. Cám ơn bạn đã có can đảm hỏi câu hỏi này. 

8. Vấn đề Trung Quốc

Anais Feuga (Radio France): Chúng ta vừa bay qua Trung Quốc. Từ Korea trở về, Đức TC nói rằng ngài sẵn sàng tới Trung Quốc vào ngày hôm sau. Dưới ánh sán glời tuyên bố ấy, xin Đức TC giải thích vì sao Đức TC đã không tiếp Đức Dalai Lama khi ngài có mặt ở Rôma trước đây không lâu, và các liên hệ với TQ hiện nay ra sao? 

Đức GH: Cám ơn bạn đã hỏi tôi câu hỏi này. Thói quen trong lễ tân của Phủ Quốc Vụ Khanh là không tiếp các vị đứng đầu nhà nước và nhân dân ở bình diện ấy khi họ tham dự một cuộc hội nghị quốc tế ở Rôma. Thí dụ, với (những vị dự) hội nghị FAO (Cơ Quan Lương Nông LHQ), tôi không tiếp kiến ai cả. Đó là lý do ngài đ ãkhông được tiếp kiến. Tôi đã thấy một số tờ báo nói rằng tôi không tiếp ngài vì sợ Trung Quốc. Điều ấy không đúng. Lúc ấy, (lễ tân) này là lý do. Ngài có yêu cầu gặp tôi, và người ta nói thế… nhưng ngày giờ, một điểm nào đó, ngài đã có trước nhưng không phải cho lúc đó, chúng tôi vẫn liên lạc với nhau. Động lực không phải là khước từ một người, hay vì sợ Trung Quốc. Vâng, chúng tôi cởi mở, chúng tôi muốn hòa bình với mọi người…

Các liên hệ với Trung Quốc hiện nay ra sao? Chính phủ Trung Quốc đáng kính (có hiểu biết), chúng tôi cũng đáng kính (có hiểu biết), ta hãy xét sự việc từng bước một. Đó là cách sự việc đang diễn tiến trong lịch sử, không phải sao? Chúng tôi chưa biết, nhưng họ biết rằng tôi sẵn sàng một là tiếp đón [một ai đó] hai là đi [Trung Quốc].

9. Đáp ứng của các nhà lãnh đạo Hồi Giáo ôn hòa đối với lời kêu gọi của Đức GH 

Marco Ansaldo (La Repubblica): Khi Đức Thánh Cha ở Thổ Nhĩ Kỳ, Đức TC đã yêu cầu các nhà lãnh đạo trong thế giới Hồi Giáo, cả chính trị, lẫn tôn giáo và học thuật, có chủ trương chống lại chủ nghĩa khủng bố khi các hành vi khủng bố xẩy ra. Xem ra lời kêu gọi của ngài chưa được tầng lớp cao của Hồi Giáo ôn hòa hưởng hứng…

Đức GH: Cũng có lời kêu gọi được tôi lặp lại vào đúng ngày tôi lên đường qua Sri Lanka, (lời kêu gọi) tôi đã đưa ra trong bài diễn văn với ngoại giao đòan sáng hôm đó. Trong bài diễn văn này, tôi nói, tôi không nhớ những lời chính xác, rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo, chính trị, học thuật và trí thức nên lên tiếng. Cả dân chúng, thế giới Hồi Giáo ôn hòa, cũng nên yêu cầu các nhà lãnh đạo của họ làm việc này. Một số trong số họ đã làm một điều gì đó. Tôi nghĩ ta nên dành cho họ thêm thì giờ, vì đối với họ, tình thế không dễ dàng. Và tôi có hy vọng, vì giữa họ, có những người tốt lành. Tôi chắc chắn nó sẽ tới. Tôi muốn nói cùn gmột điều mà tôi đã lặp lại lúc lên đường. 

10. Đáp ứng của Giáo Hội đối với lời chỉ trích chủ trương của GH về kiểm soát sinh đẻ 

Christoph Schmidt (CIC): Giáo Hội đáp ứng ra sao đối với các lời chỉ trích chủ trương của mình về kiểm soát sinh đẻ vì dân số thế giới đang gia tăng rất nhiều. Và đối với lời chỉ trích đứa con? 

Đức GH: Tôi nghĩ con số 3 (đứa con) mỗi gia đình mà bạn nói, đó là con số mà các chuyên viên cho là quan trọng để giữ cho dân số tiến… Ba đứa con mỗi cặp vợ chồng. Kh ixuống dưới con số ấy, thái cực khác sẽ xẩy ra, như đang xẩy ra cho Ý. Tôi từng nghe, tôi không biết có thực không, rằng đến năm 2024, sẽ không có tiền trả người hưu trí vì có sự giảm thiểu dân số. 

Do đó, để trả lời bạn, từ ngữ chủ yếu được GH luôn dùng và cả tôi cũng quen dùng là làm cha mẹ có trách nhiệm. Ta thự chiện điều này cách nào? Bằng đối thoại. Mỗi người cùng với mục tử của mình tìm cách thực hiện việc làm cha mẹ có trách nhiệm này.

Thí dụ tôi đã nhắc trên đây về người phụ nữ đang chờ sinh đứa con thứ tám và đã có tới 7 đưa con sinh ra bằng cách mổ. Đó là vô trách nhiệm. (Người phụ nữ đó có thể sẽ nói) “không, nhưng con phó thác nơi Chúa”. Nhưng Chúa ban cho chị các phương pháp để có trách nhiệm. Một số người nghĩ rằng, xin lỗi nếu ôi dùng chữ này, muốn là người Công Giáo tốt ta phải giống như thỏ. Không. Phải làm cha mẹ có trách nhiệm! Điều này rất rõ ràng và đó là lý do tại sao trong GH có những nhóm hôn nhân, có những chuyên viên về vấn đề này, có các mục tử, những người ta có thể tìm tới và tôi biết có rất nhiều, rất nhiều cách bên cạnh đó rất hợp pháp và từng hữu ích trong vấn đề này. Bạn đã hành động tốt khi hỏi tôi điều này. 

Một điều nữ aliên quan tới việc này là: đối với phần lớn người nghèo, đứa con là gia bảo. Quả thực cả ở đây nữa, bạn cũng phải khôn ngoan nhưng đối với họ đứa con vẫn là một gia bảo. (Nhiều người cho rằng) “Chúa biết cách giúp tôi” và có lẽ một số người trong số này không khôn ngoan, điều này có thật. Làm cha mẹ có trách nhiệm nhưng ta cũng phải xét tới lòng quảng đại của người cha người mẹ biết coi mọi đứa con đều là gia bảo. 

11. Những giây phút xúc động nhất tại Phi Luật Tân

Elisabetta Pique (La Nacion): Đại diện nhóm nói tiếng Tây Ban Nha, con có hai câu hỏi. Đây là chuyến đi rất cảm động đối với mọi người. Chúng con thấy người ta khóc suốt buổi tại Tacloban, ngay cả phóng viên chúng con cũng khóc. Hôm qua, Đức TC nói, thế giới cần phải khóc. Con muốn hỏi Đức TC, đâu là, và điều ấy rất xúc động, đâu là giây phút xúc động nhất đối với Đức TC, vì thánhlễ ở Tacloban là một giây phút như thế và cả hôm qua nữa khi bé gái bắt đầu khóc. Đó là câu hỏi thứ nhất, đối với Đức TC giây phút đó là gì. Câu hỏi thứ hai, hôm qua Đức TC đã tạo nên lịch sử. Đức Thánh Cha đã vượt qua kỷ lục của Đức Gioan Phaolô II, tại cùng một nơi, đã có 6 hay 7 triệu người. Đức TC cảm nhận ra sao khi thấy, Đức HY Tagle cho chúng con hay trong Thánh Lễ trước bàn thờ Đức TC hỏi ngài, nhưng có bao nhiêu người ở đây? Đức TC cảmnhận ra sao khi vượt qua kỷ lục này, khi bước vào lịch sử như một vị giáo hoàng vớikhối người tham dự cao nhất trong lịch sử? Con cám ơn Đức TC. 

Đức GH: Giây phút xúc động nhất… Đối với tôi thánh lễ tại Tacloban là xúc động nhất. Rất xúc động. Khi thấy mọi người dân Chúa đứng im lặng, cầu nguyện, sau thảm họa này, nghĩ đến tội lỗi tôi và những người đó, thật là xúc động, một giâ phút rất xúc động. Trong lúc cử hành thánh lễ ở đó, tôi cảm thấy mình như thể tan biến, gần như không nói được nữa. Tôi không còn cảm thấy chi, tôi không biết điều gì đã xẩy ra cho mình, có lẽ đó là sự xúc động, tôi không biết. Nhưng ot6i không cảm thấy gì cả, quả là điều lạ. Và rồi các cử chỉ bắt đầu chuyển động. Mọi cử chỉ. Khi tôi đi qua và một cha làm (cử chỉ) này thì tôi chúc lành cho ngài, hình như ngài cám ơn nhưng… đối với họ, một chúc lành đã đủ. Tôi nghĩ, nhưng tôi, người vốn có nhiều kỳ vọng, tôi muốn điều này, tôi muốn điều nọ. Điều này tốt cho tôi, không phải sao? Những giây phút xúc động. Sau này, tôi mới thấy ra rằng ở Tacloban, chúng tôi đáp xuống ở sức gió 70 dặm một giờ, tôi coi trọng lời cảnh cáo rằng chúng tôi phải rời không trễ hơn lúc 1 giờ vì có nguy hiểm. Nhưng tôi không sợ.

Đối với sự tham dự đông đảo, tôi cảm thấy mình như tan biến ra không. Đây là dân Thiên Chúa, và Thiên Chúa đang hiện diện, và niềm hân hoan có Chúa hiện diện nói với chúng tôi, các bạn hãy suy nghĩ kỹ điều này, rằng các con là đầy tớ của những người này, họ là những người chủ đạo. Một điều gì giống như thế. 

Điều khác nữa là việc khóc. Một trong những điều bị mất đi khi có quá nhiều của cải hay khi các giá trị bị hiểu lầm hay khi ta trở nên quen thuộc với bất công, với thứ văn hóa vứt bỏ này, là khả năng khóc. Đây là một ơn phúc mà ta phải xin cho có. Trong cuốn sách lễ cũ, có lời nguyện rất đẹp để được khóc. Nó ít nhiều đọc như thế này: Lạy Chúa, Chúa đã làm để Môsê dùng chiếc gậy mà làm cho nước vọt ra từ tảng đá, xin làm cho từ hòn đá là trái tim con vọt ra làn nước mắt. Quả là một lời cầu nguyện đẹp. Kitô hữu chúng ta phải xin cho được ơn biết khóc, nhất là những Kitô hữu khá giả. Và khóc cho bất công và khóc cho tội lỗi. Bởi vì khóc sẽ mở lòng các bạn hiểu nhiều thực tại mới hay nhiều chiều kích mới của thực tại. Đó là điều em bé gái đã nói, đó là điều tôi đã nói với em. Em là người duy nhất hỏi câu hỏi không có câu trả lời, tại sao trẻ em chịu đau khổ? Văn hào Dostoyevsky đã tự hỏi câu đó, và ông ta không trả lời được. Tại sao trẻ em chịu đau khổ? Em, với cái khóc của em, một phụ nữ khóc. Khi tôi nói điều quan trọng là phụ nữ phải được coi trọng trong GH, thì không phải chỉ dành cho họ một chức năng như thư ký một thánh bộ, dù điều này cũng tốt thôi. Không, phải là việc họ cho ta biết họ cảm nhận và nhìn thực tại như thế nào. Vì phụ nữ nhìn sự việc từ một sự phong phú khác, một phong phú lớn lao hơn. Còn điều nữa tôi mốn nhấn mạnh là những gì tôi nói với người thanh niên cuối cùng (tại cuộc gặp gỡ giới trẻ), người làm việc rất giỏi, anh ta cho, cho và cho, anh ta tổ chức giúp người nghèo. Nhưng đừng quên rằng chúng ta cũng cần làm ăn mày, ăn mày họ, anh mày người nghèo. Vì người nghèo giảng Tin Mừng cho chúng ta. Nếu chúng ta lấy người nghèo khỏi Tin Mừng, chúng ta sẽ không thể hiểu sứ điệp của Chúa Giêsu. Người nghèo giảng Tin Mừng cho chúng ta. Tôi đi giảng Tin Mừng cho người nghèo, đúng, nhưng hãy để các bạn được họ giảng tin mừng cho. Vì họ có những giá trị mà các bạn không có. 

Đức GH cám ơn truyền thông

Tôi xin cám ơn các bạn rất nhiều vì việc làm của các bạn. Cám ơn các bạn nhiều lắm. Tôi biết thật là một hy sinh đối với các bạn. Cám ơn các bạn nhiều lắm. Tôi muốn tỏ những lời cám ơn này cách cụ thể đối với nữ phó tế của chúng ta, mà ngày sinh nhật rơi vào hôm nay. Chúng tôi không thể nói bà bao nhiêu tuổi nhưng bà đã làm việc ở đây từ lúc là một đứa trẻ, một đứa trẻ, một đưá trẻ. Xin cầu chúc những điều tốt đẹp nhất.



Vũ Van An1/20/2015(vietcatholic)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét