Giây phút cảm động nhất cuộc Tông Du: Một bé
gái hỏi ĐTC ''Taị sao Chuá lại để xảy ra như vậy?''
“Taị sao Chuá lại để xảy ra như vậy?" là câu
hỏi trong nước mắt cuả bé gái 12 tuổi Glyzelle Iris Palomar đặt ra cho Đức Giáo
Hoàng.
Em cùng với một bé trai 14 tuổi tên là Jun Chura là đại diện cho những trẻ bụi đời đang được viện 'Tulay ng Kabataan' nuôi dưỡng, và là một trong nhiều nhân chứng được chọn để trình bày những hiện trạng và thách đố cuả xã hội lên ĐTC, trong buổi gặp gỡ dành riêng cho thanh thiếu niên, tổ chức tại Giáo Hoàng Học Viện Santo Tomas.
Sau khi kể hoàn cảnh cuả mình là một bé gái bị bỏ rơi và bị vất ra ngoài lề cuả xã hội. Trong cuộc sống bụi đời ấy em đã chứng kiến nhiều đồng bạn bị cha mẹ bỏ bê đã xa vào những cạm bẫy cuả sự dữ, như nghiện ngập hoặc nạn mãi dâm, em đã không thể đọc tiếp bài dọn sẵn và nhìn lên ĐTC, em đặt câu hỏi:
“Bakit po pumapayag ang Diyos na may ganitong nangyayari?” ("Taị sao Chuá lại để xảy ra như vậy?")
"Tại sao Chuá đã cho phép những sự ấy xảy ra, dù đó không phải là lỗi cuả những đứa trẻ vô tội?"
Em không thể đọc tiếp, nhắm nghiền mắt lại và nức nở khóc.
Cố gắng lắm, em kết thúc bằng một câu hỏi thứ hai “At bakit konti lang ang tumutulong sa amin?” ("và tại sao lại ít có người giúp chúng con như thế ?")
Em cùng với một bé trai 14 tuổi tên là Jun Chura là đại diện cho những trẻ bụi đời đang được viện 'Tulay ng Kabataan' nuôi dưỡng, và là một trong nhiều nhân chứng được chọn để trình bày những hiện trạng và thách đố cuả xã hội lên ĐTC, trong buổi gặp gỡ dành riêng cho thanh thiếu niên, tổ chức tại Giáo Hoàng Học Viện Santo Tomas.
Sau khi kể hoàn cảnh cuả mình là một bé gái bị bỏ rơi và bị vất ra ngoài lề cuả xã hội. Trong cuộc sống bụi đời ấy em đã chứng kiến nhiều đồng bạn bị cha mẹ bỏ bê đã xa vào những cạm bẫy cuả sự dữ, như nghiện ngập hoặc nạn mãi dâm, em đã không thể đọc tiếp bài dọn sẵn và nhìn lên ĐTC, em đặt câu hỏi:
“Bakit po pumapayag ang Diyos na may ganitong nangyayari?” ("Taị sao Chuá lại để xảy ra như vậy?")
"Tại sao Chuá đã cho phép những sự ấy xảy ra, dù đó không phải là lỗi cuả những đứa trẻ vô tội?"
Em không thể đọc tiếp, nhắm nghiền mắt lại và nức nở khóc.
Cố gắng lắm, em kết thúc bằng một câu hỏi thứ hai “At bakit konti lang ang tumutulong sa amin?” ("và tại sao lại ít có người giúp chúng con như thế ?")
Người ta đã phải giỗ em trước khi đưa em lên bắt
tay ĐGH. Ngài đã đứng dậy, bước xuống nửa đường để ôm em vào lòng.
Hình ảnh một vị Giáo Hoàng cũng rưng rưng nước mắt và em Palomar chôn mặt mình vào lòng cuả Ngài đã lập tức được loan tải rộng rãi trên tất cả các hệ thống truyền thông. Nhiều tờ báo đánh giá đây là giây phút cảm động nhất cuả cuộc Tông Du.
Trong bài giảng, để đáp lời em Palomar, ĐTC đã dùng tiếng mẹ đẻ Tây Ban Nha, là một việc Ngài làm khi cần bày tỏ những tâm tình cá nhân, Ngài nói:
"Em ấy là người duy nhất đã hỏi một câu hỏi mà không ai có thể trả lời được. Và em ấy cũng đã không diễn tả hết được bằng lời lẽ nhưng đã bằng những giọt nước mắt."
"Tại sao con trẻ có nhiều đau khổ như thế? Tại sao một đứa bé phải chịu đau khổ?" Ngài đặt lại câu hỏi.
"Chỉ khi nào mà một con tim không thể tìm được câu trả lời và bắt đầu khóc, lúc đó chúng ta mới có thể hiểu được," Ngài nói.
Và ĐTC kêu gọi những người trẻ cần phải học cách để mà khóc.
"Cha mời gọi từng người trong chúng con ở đây hãy tự hỏi mình, rằng tôi đã học được cách khóc chưa, khóc như thế nào? Tôi đã học để mà khóc cho một ai đó bị bỏ rơi bên lề đường chưa? Tồi đã khóc cho một ai đó đang bị nghiện ngập chưa? Tôi đã khóc cho một ai đó bị lộng hành chưa?"
"Đây là điều trên hết mà Cha muốn nói với chúng con: Hãy học để khóc...hãy học, học thực sự để mà khóc, khóc cách nào,"
Ngay cả Chuá Giêsu cũng đã khóc.
ĐTC nhấn mạnh đến cách mà Chúa Giêsu đã phục vụ cho người dân của mình. Ngài đã không sử dụng lòng từ bi của thế gian, như là dừng lại một vài giây để ban phát tiền bạc hoặc những cuả cải vật chất. Nhưng, Đức Giáo Hoàng nói, Chúa Kitô đã dành trọn thời gian để lắng nghe và để thông cảm với người dân của mình.
"Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu đã khóc," Đức Giáo Hoàng nói. "Ngài đã khóc cho một người bạn vừa mới chết, Ngài đã khóc trong lòng cho một gia đình vừa mới mất đứa con, Ngài đã khóc khi nhìn thấy một bà goá nghèo đem chôn đứa con trai, Ngài đã rơi nước mắt, động lòng trắc ẩn, khi nhìn thấy đám đông không có ai chăn sóc. "
Chỉ khi nào chúng ta học cách khóc với những ai
đang đau khổ là chúng ta mới có thể bắt đầu hiểu họ và yêu thương họ, Đức Thánh
Cha Phanxicô giải thích.
"Nếu các con không biết làm thế nào để khóc, các con không thể là người Kitô hữu tốt," Ngài nhấn mạnh.
"Chúng ta hãy học cách khóc, như Glyzelle đã làm gương cho chúng ta ngày hôm nay. Chúng ta đừng quên bài học này. "
"Nếu các con không biết làm thế nào để khóc, các con không thể là người Kitô hữu tốt," Ngài nhấn mạnh.
"Chúng ta hãy học cách khóc, như Glyzelle đã làm gương cho chúng ta ngày hôm nay. Chúng ta đừng quên bài học này. "
Trần Mạnh Trác1/18/2015(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét