NHÂN NGÀY LỄ 19/3, MỞ LẠI VỤ ÁN :
THÁNH GIUSE THUỘC CỰU ƯỚC HAY TÂN ƯỚC ?
Hoành Sơn, Hoàng Sỹ Quý, S.J.3/12/2012
Vấn đề đặt ra :
Lòng tôn sùng thánh Giuse phát triển mạnh hẳn từ
thế kỷ XV nhờ công thánh Bernarđinô thành Siêna. Người ta thường kính thánh
Giuse như một tổ phụ, tức thuộc Cựu Ước, và thánh Bernarđinô thành Siêna xưng tụng
ngài là tận kết các tổ phụ.
Giuse mà là tận kết các tổ phụ ư? E rằng tư thế đó thuộc về Gioan Tẩy giả mất rồi. Vâng, chính Gioan Tẩy giả, người cuối cùng của CƯ, đã đại diện cho CƯ đứng ra làm lễ bàn giao với người đầu của TƯ là Đức Giêsu Kytô vào lúc Chúa đến chịu rửa (dìm) trên sông Giócđan : Gioan thì giới thiệu Chúa là người phải đến với phép rửa (dìm) bằng Thánh Thần, còn Trời thì công bố :”Đây là Con Ta…” (Mt.3.13-17…).
Chẳng những vì vai trò ấy của Gioan, mà còn do sự lành thánh vượt bậc của ông, mà về ông, Chúa Giêsu đã đánh giá như sau:
-“…trong số những kẻ sinh ra từ phụ nữ, không ai lớn hơn (meizôn) Gioan Tẩy giả, nhưng dù người nhỏ hơn cả (mikroteros) trong Nước Trời cũng còn lớn hơn (meizôn) ông ta.” (Mt.11.11)
“Sinh ra từ phụ nữ”, đó là sinh bằng sinh sản tự nhiên (dù sinh trong CƯ cũng vậy), sinh như thế không thể so sánh mảy may với việc sinh trong Nước Trời, bởi lẽ, như Chúa khải mạc (mở màn) cho Nicôđêmô : “từ xác thịt (sarx) sinh ra thì (chỉ) là xác thịt”, “từ Thần khí sinh ra mới là thần khí (pneuma, tức thiêng liêng, siêu nhiên)” (Gio.3.5-6).
Sinh ra từ Thánh Thần -cũng là Thần khí Chúa Giêsu Con TC-, thì nơi Chúa người ta trở thành con TC, có Ba Ngôi trong hồn, được dự phần thiên tính (2Phr.1.4), và cùng với ân sủng có Tín-Vọng-Ái thiên phú như khả năng và sức mạnh để nên thánh giống Cha trên Trời, và đây cũng là sống toàn vẹn tinh thần Phúc âm, con đường Phúc âm ấy vượt xa con đường công chính của CƯ. Chứ Gioan Tẩy giả thì không được thế, dù ông là người công chính nhất của CƯ, với sự công chính ấy ông dám thẳng thừng lên án nhà vua vi phạm luật mà cướp vợ người, và thẳng thắn nhận mình chỉ là kẻ dọn đường cho Chúa đến thôi, chưa kể ông còn sống rất khổ hạnh, sống đạm bạc chỉ bằng mật ong rừng và châu chấu.
Người lớn nhất của CƯ như Gioan mà còn không bằng người nhỏ nhất của TƯ như anh và tôi, thì thử hỏi thánh Giuse còn lép vế tới đâu nếu ngài chỉ là một tổ phụ?
Thế nhưng dựa vào đâu mà người xưa coi ngài thuộc CƯ nhỉ? Phải chăng chỉ vì ngài qua đời trước khi có Phép rửa bằng nước và Thần khí? Hay vì Phúc âm Matthiêu đánh giá ngài là “người công chính”, mà công chính là từ ngữ quen dùng để chỉ người lành thánh theo tinh thần CƯ?
Sự “công chính” của Giuse
Theo Phúc âm Matthiêu, thấy Maria có thai mà chưa về sống chung với mình, “Giuse chồng nàng, vì là người công chính (dikaios) và không muốn đưa nàng ra trước công chúng (deigmatisai), nên quyết định bỏ nàng [tức từ hôn] một cách bí mật” (Mt.1.19).
Dikaios, dikaiosunê, mà Công giáo VN quen dịch là “công chính”, là người tôn trọng công lý và hết lòng giữ luật Maisen:
-“Phúc cho ai giữ luật và luôn thực thi công lý” (Tv.106.3).
Sau này, người ta cũng thêm vào lòng thương xót nữa, như ông Gióp tự coi mình “mang công chính như áo trong, mang công lý như khăn và áo choàng” vì đã cứu giúp kẻ khốn đốn (Giop, 29.12-17). Dù sao chăng nữa, trung thành với Luật vẫn là điều căn bản của dikaiosunê.
Thế thì, là người “công chính”, phải chăng Giuse có thể vì bác ái mà lén bỏ đi chứ không rẫy vợ công khai như luật dạy?
Theo chú giải của T.O.B. (Bản dịch Kinh thánh Đại kết), thì không một bản văn CƯ nào có thể biện bạch cho tính “bí mật” của sự bỏ vợ như thế. Theo luật thì ngưới phụ nữ là sở hữu của đàn ông, “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu” y như trong phong tục Trung Quốc xưa. Do đó xâm phạm đến họ (bằng chuyện chăn gối) được kể chung với các tội xâm phạm quyền lợi người khác (Xh.20.14; Nl.5.18; Gr.7.9), bởi thế hãm hiếp một thiếu nữ thì phải xin cưới cô ta với bố cô, và không có quyền rẫy vợ nữa, còn như chung chạ với một đàn bà thì người này bị ném đá vì ngoại tình, trong khi người đàn ông, dù có vợ hay không, chỉ bị xử chung do tội đồng lõa thôi (Lv.20.10; Nl.22.22-24). Tuy thế, trong thực hành, người chồng bị cắm sừng có thể rẫy vợ công khai bằng giấy tờ (Nl.24.1; Gr.3.8), cố nhiên là sau khi đã điều tra rõ chân tướng, và do đó người phụ nữ kia sống không bằng chết khi bị đưa ra bêu riếu công khai như vậy.
Chính vì muốn tránh cho Maria khỏi chết hay chịu nhục mà Giuse muốn bỏ đi biệt tích. Nhưng làm như vậy đâu có hợp luật đây? Thế mà Phúc âm Mt lại đánh giá Giuse là “người công chính”. Và đây là điều gây tranh cãi, như bản dịch TOB nói rõ. Vâng, đúng như thánh Giêrônimô nói, “làm sao Giuse có thể được coi là người công chính, khi mà ngài che dấu tội ác của vợ mình?”
*
Theo tôi nghĩ, giải đáp cho vấn đề phải tìm ở chính ý nghĩa của tiếng công chính này, công chính hiểu theo CƯ hay TƯ. Vì quả thực tiếng Dikaios cũng lắm khi được dùng trong TƯ nữa, có khi theo ý nghĩa CƯ, có khi theo một ý nghĩa khác hẳn. Theo ý nghĩa thứ hai này, thì công chính đi đôi với “sự sống” (zôê) của Gioan và “ân sủng” (kharis) của Phaolô. Chính theo Phaolô, công chính là sống bằng đức tin, -mà tin đây là tin vào Đức Giêsu như Con TC, đấng cứu thế bằng cái chết của mình-, nhờ đó được sống sự sống siêu nhiên. Còn theo Gioan, thì người ta phải nên công chính “như đức Giêsu là công chính”, nghĩa là công chính theo sự công chính của nền móng TƯ là Đức Giêsu Kytô. Và như thế, công chính thành một với hoàn hảo, hoàn thiện (teleios) như lời Chúa dạy trong Mt.5.48:
-“Hãy nên hoàn thiện như Cha trên Trời là hoàn thiện!”
Thế thì thánh Giuse công chính theo ý nghĩa CƯ hay TƯ đây? Không ai mà không nhận thấy thái độ khoan dung của Giuse y hệt thái độ của Thầy Giêsu đối với người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình :
-“Cả Ta, Ta cũng không kết tội chị đâu. Hãy đi đi, và đừng phạm tội nữa!” (Gio.3.11)
Tội thì vẫn là tội, nhưng Chúa muốn lòng thương xót (Mt.9.13; 12.7) và cần sự cải hối thôi! Vì Chúa đến là để cứu chúng ta khỏi sự tội và sự chết thiêng liêng nó là hậu quả khủng khiếp của tội.
Xem như thế, khi coi Giuse là công chính khi khoan dung với Maria, Matthiêu -hoặc tác giả của nguồn văn mà Matthiêu dựa vào để viết- chắc chắn đã hiểu Dikaiosunê theo tinh thần bao dung TƯ. Và ít là ở điểm này, thánh Giuse đã thuộc về TƯ, cũng như Đức Maria thuộc TƯ khi không muốn “biết” người đàn ông, nghĩa là làm ngược lại bản năng truyền sinh mãnh liệt của loài người (cũng là của động vật nói chung) và yêu quý sự đồng trinh.
Phép rửa bằng nước và Thánh Thần
Gioan Tiền hô công bố Đấng đến sau ông sẽ “rửa bằng Thần khí” (Gio.1.33). Theo Chúa, chỉ ai “sinh ra từ nước và Thần khí thì mới là thiêng liêng và thuộc về Nước Trời” (Gio.3.5-6). Thế mà rửa bằng nuớc và Thần khí, Chúa chỉ sai nhóm Mười hai đi làm việc ấy sau khi Chúa về Trời đã sai Thánh Thần xuống (Mt.28.19).
Thế thì làm sao Thánh Giuse có thể thuộc về Nước Trời cả trước khi Chúa đi công bố Tin mừng, chịu chết, về Trời và sai Thánh Thần đến lập quốc được?
Thế nhưng dù mấy tháng nữa mới thăng vinh, Chúa đã hứa với kẻ ác hối hận :”Ngay hôm nay, anh sẽ ở cùng Ta trên thiên đường!” (Lc.23.43). Sớm hơn thế, các tử đạo anh hài cũng được tôn kính như thánh của TƯ luôn. Như vậy, thời gian không thể trói chặt ân sủng Chúa vốn là của “cho không”!
Còn biết và sống Phúc âm? Phúc âm đã bắt đầu được giảng dạy ngay dưới mái trường Thánh gia từ lâu, trước khi được công bố cho thiên hạ. Vâng, Phúc âm được giảng dạy trong gia đình bằng chính cách sống, cách xử sự và nói năng của cậu bé Giêsu trong vô số những tình huống khác nhau, để Giuse và Maria hiểu một cách thấm thía rằng Chúa đến là để vâng lời và hầu hạ, chứ không phải để được hầu (Mc.10.45); rằng phải tha cho anh em, không phải bảy lần, mà mãi mãi (Mt.18.22); rằng phải làm ơn cho kẻ làm hại mình (Lc.6.27tt.), nghịch hẳn với luật “mắt đền mắt, răng đền răng” của CƯ (Xh.21.23-25), mà Chúa sẽ nói trắng ra sau này trong Mt.5.38tt.
Cậu Giêsu chẳng những đáng mến đối với người xung quanh, mà còn sống vô cùng thân mật với TC (Lc.2.52) nữa. Vâng, mỗi khi cậu hướng về Trời trong cầu nguyện hay khi nói về TC với mẹ cha, cậu đều tỏ rõ một sự thành kính đậm mùi thương mến, chứ không thành kính suông như thánh hiền CƯ, và đó là khúc dạo đầu cho kinh Lạy Cha. Để rồi mầu nhiệm Ba Ngôi sẽ được khải mạc chính thức lúc Chúa mười hai tuổi trưởng thành:
-“Ông bà không biết rằng tôi phải ở nhà Cha tôi sao?” (Lc.2.49)
Quả thật, bằng giọng lưỡi khách khí ấy, Chúa tỏ ra giữ một khoảng cách giữa Ngài và cha mẹ Ngài. Không, Ngài không chỉ có một nguồn gốc : con đẻ của bà Maria, mà còn một nguồn gốc khác nữa: Ngài là Con Thiên Chúa, do đó ở lại nhà của Cha (tức đền thờ) là điều phải đạo thôi. Đây cũng là lúc Chúa giúp Maria và Giuse, chẳng những để siêu nhiên hóa tình cảm phụ mẫu-tử tự nhiên, mà còn để “tôn giáo hóa” liên hệ của họ với Chúa nữa. Vâng, Chúa không chỉ là con của các ngài, Chúa còn là Chúa của các ngài. Nói cho đúng ra, Đức Mẹ không quên lời thiên thần Gabrien :”người sinh ra sẽ là thánh và được gọi là con TC” (Lc.1.35). Nhưng Maria ngờ đâu Giêsu là Con thật sự của TC. Và tình cảm của nàng, dù không khuyết điểm gì cả, vẫn phải được uốn nắn và mài rũa để ngày càng thiêng liêng và hoàn hảo hơn : Mẹ phải học bằng giữ khoảng cách như thế để yêu Chúa cho thật xứng đáng, cũng như chính Chúa phải học vâng lời bằng đau khổ vậy (Hyb.5.8). Riêng với Đức Mẹ, sau này ngài sẽ còn phải học thêm mỗi khi Chúa lại giữ khoảng cách như thế:
-Bà muốn tôi làm gì: Giờ của tôi chưa đến! (Gio.2.4)
-Ai thực thi ý Cha Ta Đấng ngự trên Trời, người ấy là mẹ, là anh chị em Ta! (Mt.12.50)
-Hỡi người phụ nữ, đây là con bà…! (Gio.19.26-27)
Được khải mạc[1] về Ba Ngôi rồi, cùng với ĐM, Giuse còn được khải mạc về kế hoạch cứu thế nữa. Và đây là lời sấm Simêon với biến cố nó gắn kết hai mẹ con trong cùng một nỗi đau với cùng một hậu quả phổ biến:
-Ngài có đó để nhiều người ngã xuống hay đứng lên ở Israen. Còn bà, một lưỡi gươm sẽ xuyên qua lòng bà khiến các tâm tư hiển lộ.” (Lc.2.34-35)
Vâng, đây là những nét sơ phác cho bức tranh Can va sau này, với Chúa trên thập giá và Maria đứng dưới chân. Thế nghĩa là ngay từ bây giờ, mầu nhiệm bộ ba (Nhập thể-Thánh giá- Phục sinh) trong kế hoạch cứu thế của Chúa đã được hai ông bà chia sẻ. Và đây là Phép rửa bằng máu và nước mắt (Rom.6.4; Col.2.2; Mt.3.11; Mc.10.38; Lc.12.50) mà cùng với Maria, Giuse phải chịu khi nghe lời sấm Simêon, khi hốt hoảng đưa Chúa trốn chạy sang Ai cập, để rồi, như Đức Mẹ (Lc.2.51), còn niệm suy và lo nghĩ mãi cho đến khi chết trong vòng tay của chàng thanh niên Giêsu. Phép rửa bằng máu và nuớc mắt ấy há chẳng thay thế được phép rửa bằng nuớc (như trướng hợp các thánh Anh hài), để Chúa Thánh Thần khiến Giuse nên một với Giêsu, và nơi Giêsu trở thành con Cha hay sao? Vâng, ngay nhóm Mười hai cũng đâu có được rửa bằng nước nhân danh Chúa Kytô. Họ được rửa trực tiếp bằng Thánh Thần trong ngày lễ Ngũ Tuần, để đến lượt họ mới rửa cho người khác bằng nước và Thần khí.
---------
Giuse mà là tận kết các tổ phụ ư? E rằng tư thế đó thuộc về Gioan Tẩy giả mất rồi. Vâng, chính Gioan Tẩy giả, người cuối cùng của CƯ, đã đại diện cho CƯ đứng ra làm lễ bàn giao với người đầu của TƯ là Đức Giêsu Kytô vào lúc Chúa đến chịu rửa (dìm) trên sông Giócđan : Gioan thì giới thiệu Chúa là người phải đến với phép rửa (dìm) bằng Thánh Thần, còn Trời thì công bố :”Đây là Con Ta…” (Mt.3.13-17…).
Chẳng những vì vai trò ấy của Gioan, mà còn do sự lành thánh vượt bậc của ông, mà về ông, Chúa Giêsu đã đánh giá như sau:
-“…trong số những kẻ sinh ra từ phụ nữ, không ai lớn hơn (meizôn) Gioan Tẩy giả, nhưng dù người nhỏ hơn cả (mikroteros) trong Nước Trời cũng còn lớn hơn (meizôn) ông ta.” (Mt.11.11)
“Sinh ra từ phụ nữ”, đó là sinh bằng sinh sản tự nhiên (dù sinh trong CƯ cũng vậy), sinh như thế không thể so sánh mảy may với việc sinh trong Nước Trời, bởi lẽ, như Chúa khải mạc (mở màn) cho Nicôđêmô : “từ xác thịt (sarx) sinh ra thì (chỉ) là xác thịt”, “từ Thần khí sinh ra mới là thần khí (pneuma, tức thiêng liêng, siêu nhiên)” (Gio.3.5-6).
Sinh ra từ Thánh Thần -cũng là Thần khí Chúa Giêsu Con TC-, thì nơi Chúa người ta trở thành con TC, có Ba Ngôi trong hồn, được dự phần thiên tính (2Phr.1.4), và cùng với ân sủng có Tín-Vọng-Ái thiên phú như khả năng và sức mạnh để nên thánh giống Cha trên Trời, và đây cũng là sống toàn vẹn tinh thần Phúc âm, con đường Phúc âm ấy vượt xa con đường công chính của CƯ. Chứ Gioan Tẩy giả thì không được thế, dù ông là người công chính nhất của CƯ, với sự công chính ấy ông dám thẳng thừng lên án nhà vua vi phạm luật mà cướp vợ người, và thẳng thắn nhận mình chỉ là kẻ dọn đường cho Chúa đến thôi, chưa kể ông còn sống rất khổ hạnh, sống đạm bạc chỉ bằng mật ong rừng và châu chấu.
Người lớn nhất của CƯ như Gioan mà còn không bằng người nhỏ nhất của TƯ như anh và tôi, thì thử hỏi thánh Giuse còn lép vế tới đâu nếu ngài chỉ là một tổ phụ?
Thế nhưng dựa vào đâu mà người xưa coi ngài thuộc CƯ nhỉ? Phải chăng chỉ vì ngài qua đời trước khi có Phép rửa bằng nước và Thần khí? Hay vì Phúc âm Matthiêu đánh giá ngài là “người công chính”, mà công chính là từ ngữ quen dùng để chỉ người lành thánh theo tinh thần CƯ?
Sự “công chính” của Giuse
Theo Phúc âm Matthiêu, thấy Maria có thai mà chưa về sống chung với mình, “Giuse chồng nàng, vì là người công chính (dikaios) và không muốn đưa nàng ra trước công chúng (deigmatisai), nên quyết định bỏ nàng [tức từ hôn] một cách bí mật” (Mt.1.19).
Dikaios, dikaiosunê, mà Công giáo VN quen dịch là “công chính”, là người tôn trọng công lý và hết lòng giữ luật Maisen:
-“Phúc cho ai giữ luật và luôn thực thi công lý” (Tv.106.3).
Sau này, người ta cũng thêm vào lòng thương xót nữa, như ông Gióp tự coi mình “mang công chính như áo trong, mang công lý như khăn và áo choàng” vì đã cứu giúp kẻ khốn đốn (Giop, 29.12-17). Dù sao chăng nữa, trung thành với Luật vẫn là điều căn bản của dikaiosunê.
Thế thì, là người “công chính”, phải chăng Giuse có thể vì bác ái mà lén bỏ đi chứ không rẫy vợ công khai như luật dạy?
Theo chú giải của T.O.B. (Bản dịch Kinh thánh Đại kết), thì không một bản văn CƯ nào có thể biện bạch cho tính “bí mật” của sự bỏ vợ như thế. Theo luật thì ngưới phụ nữ là sở hữu của đàn ông, “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu” y như trong phong tục Trung Quốc xưa. Do đó xâm phạm đến họ (bằng chuyện chăn gối) được kể chung với các tội xâm phạm quyền lợi người khác (Xh.20.14; Nl.5.18; Gr.7.9), bởi thế hãm hiếp một thiếu nữ thì phải xin cưới cô ta với bố cô, và không có quyền rẫy vợ nữa, còn như chung chạ với một đàn bà thì người này bị ném đá vì ngoại tình, trong khi người đàn ông, dù có vợ hay không, chỉ bị xử chung do tội đồng lõa thôi (Lv.20.10; Nl.22.22-24). Tuy thế, trong thực hành, người chồng bị cắm sừng có thể rẫy vợ công khai bằng giấy tờ (Nl.24.1; Gr.3.8), cố nhiên là sau khi đã điều tra rõ chân tướng, và do đó người phụ nữ kia sống không bằng chết khi bị đưa ra bêu riếu công khai như vậy.
Chính vì muốn tránh cho Maria khỏi chết hay chịu nhục mà Giuse muốn bỏ đi biệt tích. Nhưng làm như vậy đâu có hợp luật đây? Thế mà Phúc âm Mt lại đánh giá Giuse là “người công chính”. Và đây là điều gây tranh cãi, như bản dịch TOB nói rõ. Vâng, đúng như thánh Giêrônimô nói, “làm sao Giuse có thể được coi là người công chính, khi mà ngài che dấu tội ác của vợ mình?”
*
Theo tôi nghĩ, giải đáp cho vấn đề phải tìm ở chính ý nghĩa của tiếng công chính này, công chính hiểu theo CƯ hay TƯ. Vì quả thực tiếng Dikaios cũng lắm khi được dùng trong TƯ nữa, có khi theo ý nghĩa CƯ, có khi theo một ý nghĩa khác hẳn. Theo ý nghĩa thứ hai này, thì công chính đi đôi với “sự sống” (zôê) của Gioan và “ân sủng” (kharis) của Phaolô. Chính theo Phaolô, công chính là sống bằng đức tin, -mà tin đây là tin vào Đức Giêsu như Con TC, đấng cứu thế bằng cái chết của mình-, nhờ đó được sống sự sống siêu nhiên. Còn theo Gioan, thì người ta phải nên công chính “như đức Giêsu là công chính”, nghĩa là công chính theo sự công chính của nền móng TƯ là Đức Giêsu Kytô. Và như thế, công chính thành một với hoàn hảo, hoàn thiện (teleios) như lời Chúa dạy trong Mt.5.48:
-“Hãy nên hoàn thiện như Cha trên Trời là hoàn thiện!”
Thế thì thánh Giuse công chính theo ý nghĩa CƯ hay TƯ đây? Không ai mà không nhận thấy thái độ khoan dung của Giuse y hệt thái độ của Thầy Giêsu đối với người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình :
-“Cả Ta, Ta cũng không kết tội chị đâu. Hãy đi đi, và đừng phạm tội nữa!” (Gio.3.11)
Tội thì vẫn là tội, nhưng Chúa muốn lòng thương xót (Mt.9.13; 12.7) và cần sự cải hối thôi! Vì Chúa đến là để cứu chúng ta khỏi sự tội và sự chết thiêng liêng nó là hậu quả khủng khiếp của tội.
Xem như thế, khi coi Giuse là công chính khi khoan dung với Maria, Matthiêu -hoặc tác giả của nguồn văn mà Matthiêu dựa vào để viết- chắc chắn đã hiểu Dikaiosunê theo tinh thần bao dung TƯ. Và ít là ở điểm này, thánh Giuse đã thuộc về TƯ, cũng như Đức Maria thuộc TƯ khi không muốn “biết” người đàn ông, nghĩa là làm ngược lại bản năng truyền sinh mãnh liệt của loài người (cũng là của động vật nói chung) và yêu quý sự đồng trinh.
Phép rửa bằng nước và Thánh Thần
Gioan Tiền hô công bố Đấng đến sau ông sẽ “rửa bằng Thần khí” (Gio.1.33). Theo Chúa, chỉ ai “sinh ra từ nước và Thần khí thì mới là thiêng liêng và thuộc về Nước Trời” (Gio.3.5-6). Thế mà rửa bằng nuớc và Thần khí, Chúa chỉ sai nhóm Mười hai đi làm việc ấy sau khi Chúa về Trời đã sai Thánh Thần xuống (Mt.28.19).
Thế thì làm sao Thánh Giuse có thể thuộc về Nước Trời cả trước khi Chúa đi công bố Tin mừng, chịu chết, về Trời và sai Thánh Thần đến lập quốc được?
Thế nhưng dù mấy tháng nữa mới thăng vinh, Chúa đã hứa với kẻ ác hối hận :”Ngay hôm nay, anh sẽ ở cùng Ta trên thiên đường!” (Lc.23.43). Sớm hơn thế, các tử đạo anh hài cũng được tôn kính như thánh của TƯ luôn. Như vậy, thời gian không thể trói chặt ân sủng Chúa vốn là của “cho không”!
Còn biết và sống Phúc âm? Phúc âm đã bắt đầu được giảng dạy ngay dưới mái trường Thánh gia từ lâu, trước khi được công bố cho thiên hạ. Vâng, Phúc âm được giảng dạy trong gia đình bằng chính cách sống, cách xử sự và nói năng của cậu bé Giêsu trong vô số những tình huống khác nhau, để Giuse và Maria hiểu một cách thấm thía rằng Chúa đến là để vâng lời và hầu hạ, chứ không phải để được hầu (Mc.10.45); rằng phải tha cho anh em, không phải bảy lần, mà mãi mãi (Mt.18.22); rằng phải làm ơn cho kẻ làm hại mình (Lc.6.27tt.), nghịch hẳn với luật “mắt đền mắt, răng đền răng” của CƯ (Xh.21.23-25), mà Chúa sẽ nói trắng ra sau này trong Mt.5.38tt.
Cậu Giêsu chẳng những đáng mến đối với người xung quanh, mà còn sống vô cùng thân mật với TC (Lc.2.52) nữa. Vâng, mỗi khi cậu hướng về Trời trong cầu nguyện hay khi nói về TC với mẹ cha, cậu đều tỏ rõ một sự thành kính đậm mùi thương mến, chứ không thành kính suông như thánh hiền CƯ, và đó là khúc dạo đầu cho kinh Lạy Cha. Để rồi mầu nhiệm Ba Ngôi sẽ được khải mạc chính thức lúc Chúa mười hai tuổi trưởng thành:
-“Ông bà không biết rằng tôi phải ở nhà Cha tôi sao?” (Lc.2.49)
Quả thật, bằng giọng lưỡi khách khí ấy, Chúa tỏ ra giữ một khoảng cách giữa Ngài và cha mẹ Ngài. Không, Ngài không chỉ có một nguồn gốc : con đẻ của bà Maria, mà còn một nguồn gốc khác nữa: Ngài là Con Thiên Chúa, do đó ở lại nhà của Cha (tức đền thờ) là điều phải đạo thôi. Đây cũng là lúc Chúa giúp Maria và Giuse, chẳng những để siêu nhiên hóa tình cảm phụ mẫu-tử tự nhiên, mà còn để “tôn giáo hóa” liên hệ của họ với Chúa nữa. Vâng, Chúa không chỉ là con của các ngài, Chúa còn là Chúa của các ngài. Nói cho đúng ra, Đức Mẹ không quên lời thiên thần Gabrien :”người sinh ra sẽ là thánh và được gọi là con TC” (Lc.1.35). Nhưng Maria ngờ đâu Giêsu là Con thật sự của TC. Và tình cảm của nàng, dù không khuyết điểm gì cả, vẫn phải được uốn nắn và mài rũa để ngày càng thiêng liêng và hoàn hảo hơn : Mẹ phải học bằng giữ khoảng cách như thế để yêu Chúa cho thật xứng đáng, cũng như chính Chúa phải học vâng lời bằng đau khổ vậy (Hyb.5.8). Riêng với Đức Mẹ, sau này ngài sẽ còn phải học thêm mỗi khi Chúa lại giữ khoảng cách như thế:
-Bà muốn tôi làm gì: Giờ của tôi chưa đến! (Gio.2.4)
-Ai thực thi ý Cha Ta Đấng ngự trên Trời, người ấy là mẹ, là anh chị em Ta! (Mt.12.50)
-Hỡi người phụ nữ, đây là con bà…! (Gio.19.26-27)
Được khải mạc[1] về Ba Ngôi rồi, cùng với ĐM, Giuse còn được khải mạc về kế hoạch cứu thế nữa. Và đây là lời sấm Simêon với biến cố nó gắn kết hai mẹ con trong cùng một nỗi đau với cùng một hậu quả phổ biến:
-Ngài có đó để nhiều người ngã xuống hay đứng lên ở Israen. Còn bà, một lưỡi gươm sẽ xuyên qua lòng bà khiến các tâm tư hiển lộ.” (Lc.2.34-35)
Vâng, đây là những nét sơ phác cho bức tranh Can va sau này, với Chúa trên thập giá và Maria đứng dưới chân. Thế nghĩa là ngay từ bây giờ, mầu nhiệm bộ ba (Nhập thể-Thánh giá- Phục sinh) trong kế hoạch cứu thế của Chúa đã được hai ông bà chia sẻ. Và đây là Phép rửa bằng máu và nước mắt (Rom.6.4; Col.2.2; Mt.3.11; Mc.10.38; Lc.12.50) mà cùng với Maria, Giuse phải chịu khi nghe lời sấm Simêon, khi hốt hoảng đưa Chúa trốn chạy sang Ai cập, để rồi, như Đức Mẹ (Lc.2.51), còn niệm suy và lo nghĩ mãi cho đến khi chết trong vòng tay của chàng thanh niên Giêsu. Phép rửa bằng máu và nuớc mắt ấy há chẳng thay thế được phép rửa bằng nuớc (như trướng hợp các thánh Anh hài), để Chúa Thánh Thần khiến Giuse nên một với Giêsu, và nơi Giêsu trở thành con Cha hay sao? Vâng, ngay nhóm Mười hai cũng đâu có được rửa bằng nước nhân danh Chúa Kytô. Họ được rửa trực tiếp bằng Thánh Thần trong ngày lễ Ngũ Tuần, để đến lượt họ mới rửa cho người khác bằng nước và Thần khí.
---------
[1] Apokaluptô, Revelare là Bỏ, Mở tấm màn che
(kalupsis, velum), mà Mở màn là Khải (mở ra) mạc (tấm màn), cũng như Ăn cơm là
Thực phạn (cơm) vậy, chứ không phải Phạn thực. Quả không thể dịch là mạc khải
được, ít nhất khi đây là động từ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét