Thứ Hai sau Chúa Nhật II Mùa Chay
Bài Ðọc
I: Ðn 9, 4b-10
"Chúng
con đã phạm tội và đã làm điều gian ác".
Trích sách
Tiên tri Ðaniel.
Lạy Chúa
là Thiên Chúa cao cả và đáng kính sợ, Ðấng giữ lời giao ước và lòng từ bi đối với
những ai kính mến Người và tuân giữ những giới răn của Người. Chúng con đã phạm
tội và làm điều gian ác; chúng con đã bỏ các giới răn và lề luật Chúa. Chúng
con đã không nghe lời các tiên tri tôi tớ Chúa, những người đã nhân danh Chúa
nói với các vua chúa, thủ lãnh, cha ông và toàn dân trong xứ chúng con. Lạy
Chúa, sự công chính thuộc về Chúa, còn phần chúng con là phải chịu hổ mặt như
ngày hôm nay, chúng con là những người thuộc dòng dõi Giuđa, những dân cư ở
Giêrusalem, toàn dân Israel, những kẻ gần xa, sống trong mọi nước mà Chúa đã phân
tán họ tới đó, vì tội ác mà họ đã phạm nghịch cùng Chúa. Lạy Chúa, điều dành
cho chúng con, các vua chúa, thủ lãnh, cha ông chúng con là phải chịu hổ mặt,
vì đã phạm tội. Lòng từ bi và tha thứ thuộc về Chúa là Thiên Chúa chúng con, vì
chúng con phản bội cùng Chúa. Chúng con đã không vâng theo tiếng Chúa là Thiên
Chúa chúng con, để sống theo lề luật mà Chúa đã dùng các tiên tri, tôi tớ Chúa,
rao giảng cho chúng con.
Ðó là lời
Chúa.
Ðáp Ca:
Tv 78, 8. 9. 11 và 13
Ðáp: Lạy Chúa, xin đừng xử với chúng con như chúng con đáng tội
(Tv 102, 10a).
Xướng: 1)
Xin đừng nhớ lỗi tiền nhân để trị chúng con; xin kíp mở lòng từ bi đón nhận
chúng con, vì chúng con lầm than quá đỗi! - Ðáp.
2) Ôi
Thiên Chúa, Ðấng cứu độ chúng con, xin phù trợ chúng con vì vinh quang danh Chúa;
xin giải thoát và tha tội chúng con vì danh Ngài. - Ðáp.
3) Xin cho
tiếng tù binh rên siết vọng tới thiên nhan; xin ra tay thần lực giải thoát người
mang án tử. Phần chúng con là thần dân Chúa, là đoàn chiên Chúa chăn nuôi,
chúng con sẽ ca tụng Chúa tới muôn đời; đời nọ sang đời kia, chúng con loan
truyền lời ca khen Chúa. - Ðáp.
Câu Xướng
Trước Phúc Âm: Ga 3, 16
Thiên Chúa
đã yêu thương thế gian đến nỗi ban Con Một của Người; mọi kẻ tin Ngài, thì được
sống đời đời.
Phúc Âm:
Lc 6, 36-38
"Hãy
tha thứ thì các con sẽ được thứ tha".
Tin Mừng
Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy,
Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con hãy ở nhân từ như Cha các
con là Ðấng nhân từ. Ðừng xét đoán thì các con khỏi bị xét đoán; đừng kết án
thì các con khỏi bị kết án. Hãy tha thứ, thì các con sẽ được tha thứ. Hãy cho
thì sẽ cho lại các con: Người ta sẽ lấy đấu hảo hạng, đã dằn, đã lắc và đầy
tràn mà đổ vào vạt áo các con. Vì các con đong bằng đấu nào, thì cũng được đong
trả lại bằng đấu ấy!"
Ðó là lời
Chúa.
Suy Niệm:
Ðức Giêsu
đưa ra một bài học rất cụ thể về lòng nhân từ và bác ái: đừng xét đoán, đừng
lên án. Vì chỉ một mình Thiên Chúa có quyền xét đoán. Hãy tha thứ, hãy cho đi.
Vì Thiên Chúa nhân từ, và giàu tình thương. Chúng ta càng biết mở lòng mình ra
với Thiên Chúa, đến với tha nhân thì càng nhận được nhiều hồng ân từ Thiên
Chúa.
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa
Giêsu, Chúa dạy chúng con phải sống nhân từ và quảng đại như Chúa. Nhưng nhìn lại
chúng con thấy mình như chưa làm được, thậm chí còn làm trái lời dạy của Chúa.
Xin Chúa tha thứ và giúp chúng con luôn biết nghe và làm theo lời Chúa chỉ dẫn
và sống với tâm tình người con thực sự của Chúa. Amen.
Hãy Tha Thứ Ðể Ðược Thứ Tha
Trên thế
giới, không ai lại không biết đến vĩ nhân Mahatma Gandi, nhà ái quốc Ấn Ðộ đã dùng
bất bạo động mà thu hồi được độc lập cho quốc gia mình. Lúc còn trẻ, ông sang
Anh Quốc học nghề luật sư, nhờ đó ông đã có dịp tiếp xúc với Kitô Giáo. Ông đã
đọc Phúc Âm thường xuyên và rất say mê Chúa Kitô, đặc biệt ông thán phục Tám Mối
Phúc Thật của Chúa Giêsu. Ông lấy đó làm nguồn cảm hứng cho thuyết bất bạo động
của ông, một lý thuyết rõ ràng mang tinh thần Tám Mối Phúc Thật.
Có lần ông
đã tâm sự với người thân cận rằng: dù thán phục giáo lý của Chúa Kitô, nhưng
ông không thể trở thành kẻ tin Chúa, vì ông thấy nhiều người Kitô không sống
Tám Mối Phúc Thật của Chúa. Ông đã nói một câu đáng chúng ta suy nghĩ:
"Tôi yêu mến Chúa Kitô, nhưng tôi ghét người Kitô, vì họ không giống Chúa
Kitô. Nếu họ giống Chúa Kitô thì dân Ấn Ðộ của tôi đã trở lại theo đạo Chúa
Kitô cả rồi".
Anh chị em thân mến!
"Nếu người Kitô sống được giống như Chúa Kitô".
Ðây là một nhận xét cảnh tỉnh chúng ta về ơn gọi và trách nhiệm của mình. Là
người Kitô hữu, chúng ta phải sống giống như Chúa Kitô, tức là có những tâm
tình yêu thương như Chúa. Thánh tông đồ Phaolô đã diễn tả lý tưởng trọn hảo nhất
của đời sống Kitô: "Tôi sống nhưng không phải tôi sống, mà là chính Chúa
Kitô sống trong tôi".
Khi rao giảng
Tin Mừng, Chúa Kitô mời gọi con người hãy nên trọn lành như Thiên Chúa Cha ở
trên trời là Ðấng trọn lành. Thiên Chúa là tình thương. Do đó, người Kitô hữu
là người mang Chúa Kitô trong mình, nên họ cũng phải là người của tình thương.
Bài Tin Mừng hôm nay mời gọi mỗi người chúng ta hãy noi gương Chúa sống tình
thương bằng những việc làm cụ thể như sau:
Trên con
đường canh tân trong suốt Mùa Chay này, Giáo hội luôn lập lại giáo huấn của
Chúa Giêsu đối với Thiên Chúa Cha và đối với anh chị em xung quanh. Tình yêu đó
cần được thể hiện bằng những việc làm cụ thể. Lời Chúa hôm nay muốn chúng ta đặc
biệt lưu tâm mà kiểm điểm đời sống của mình theo chiều hướng đó. Ðó là việc đừng
xét đoán, đừng kết án, nhưng hãy cho đi. Ðừng xét đoán ở đây có nghĩa là đừng
xét xấu, nghĩ xấu đối với anh em. Việc xét đoán xấu này khác với việc phân biệt
điều gì xấu, điều gì tốt. Chúng ta phân biệt điều tốt, xấu, nhưng không kết án
anh em xấu, không hạ nhục anh em.
Ðức cố Hồng
Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, tác giả tập sách "Ðường Hy Vọng"
đã khuyên các người con tinh thần của mình như sau: "Nếu con không triệt để
thi hành chúc thư của Chúa Giêsu là sống bác ái, thì con là đứa con bất hiếu,
vô phúc thật". Ðừng đê hèn nói xấu người vắng mặt, hay nói như là câu được
ghi âm, phải hành động như cử chỉ của con được chụp hình. Một bộ máy dù tinh vi
và kiên cố đến đâu, nếu các bộ phận khô dầu thì cũng bị hư hỏng. Nhưng nếu rót
dầu bác ái của con vào, thì máy sẽ chạy điều hòa và không sứt mẻ. Nếu con khen
người khen con, chấp nhận người không phản đối con, giao tiếp với người đồng ý
kiến với con thì con không có bác ái, cũng chẳng sáng suốt; mù dắt mù. Ðặt mình
vào địa vị của kẻ khác, con sẽ thấy những lời tuyên bố long trọng vô trách nhiệm
của con hớ hênh quá, và con sẽ dè dặt dần dần.
Nói dễ,
làm khó và ai cũng chê hiện tại, tiếc quá khứ. Ai cũng hoan hô chương trình của
mình về tương lai. Tương lai của con thành hiện tại, con lại cấm người ta phê
bình. Tính xấu của tôi, gọi là nhân đức. Thiện chí của anh em, tôi gọi là khuyết
điểm. Ðó là những cách hành xử không mấy tốt đẹp ta có thể vấp phải, gây sứt mẻ,
làm thiệt hại đến tình thương yêu bác ái.
05/03/12 THỨ HAI TUẦN 2
MC
Mc 6,36-38
Mc 6,36-38
NHÂN
TỪ NHƯ CHA TRÊN TRỜI
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Anh em hãy có lòng nhân từ như Cha anh em là Đấng nhân từ.” (Mc 6,36)
Suy niệm: Những ca sĩ, diễn viên nổi tiếng, các lãnh tụ, anh hùng có một sức thu hút lạ thường: họ được quần chúng say mê, ngưỡng mộ, và coi là thần tượng. Đặc biệt giới trẻ rất mau sống theo những kiểu cách giống thần tượng của mình. Xu hướng ấy nói cho cùng cũng là phù hợp với bản tính tự nhiên.
Chúa Giêsu mời gọi chúng ta nhận Thiên Chúa Cha là thần tượng khi Ngài luôn đưa Chúa Cha ra làm chuẩn mực: “Hãy nên hoàn thiện như Cha là Đấng hoàn thiện,” và hôm nay cũng thế, Chúa Giêsu dạy: “Anh em hãy có lòng nhân từ như Cha anh em là Đấng nhân từ.”
Mời Bạn: Đức Kitô là “hình ảnh của Thiên Chúa vô hình” (Cl 1,15) vì Ngài là Con Thiên Chúa, Ngài giống với Chúa Cha đến nỗi nên một với Ngài để “Ai thấy Chúa Con là thấy Chúa Cha” (Ga 14,9). Qua bí tích rửa tội, chúng ta được trở nên con cái của Thiên Chúa: Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh, lời nói đó vừa là niềm hãnh diện vừa là một thách đố đối với các kitô hữu. Chúng ta được mời gọi để trở nên hình ảnh diễn tả trung thực dung nhan Thiên Chúa. Bạn hãy sống sao để khi nhìn bạn sống nhân từ, người khác có thể nhận ra rằng bạn chính là hình ảnh của Thiên Chúa nhân từ.
Sống Lời Chúa: Say mê chiêm ngắm Chúa Giêsu qua việc suy niệm Lời Chúa để bạn sống thật giống với Ngài trong cách suy nghĩ, nói năng, hành động.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn say mê nhìn ngắm Chúa và biến đổi chúng con trở nên giống Chúa để chúng con luôn sống xứng đáng là môn đệ của Đức Kitô, là con cái của Chúa Cha trên trời. Amen.
Lời Chúa Trong Gia Đình
Đn 9, 4b-10; Tin Mừng theo Thánh Lc 6, 36-38.
LỜI SUY NIỆM:
“Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha.” (Lc 6,36-37).
Đây là những lời căn dặn của Chúa Giêsu với tất cả tình yêu của Ngài đối với chúng ta, vì đây là những thói đời mà mọi con người sống trên trần gian này thường có xu hướng mắc phải và nhiều lần mắc phải, vì khi xét đoán là chúng ta đã bị phạm sai lầm là không chính xác. Khi kết án thì chúng ta đã lạm quyền, Điều cần thiết là phải biết tha thứ, vì đây là một cam kết mà chúng ta đã cam kết với Thiên Chúa trong Kinh Lạy Cha. Chúng ta đang sống trong mùa chay, là mùa sám hối, phải nhận ra mình là người yếu kém và tội lỗi hơn ai hết để đến trước mặt Chúa nhận ơn tha thứ.
Mạnh Phương
+++++++++++++++++
05 Tháng Ba
Bệnh Quên
Trưa ngày 25/12/1985, sau khi dự lễ Giáng Sinh ở nhà thờ về, bà cụ Anne Mc Donnell ở tiểu bang New York, thấy một ông cụ già râu tóc bạc phơ như ông già Noel đang đứng trước cửa nhà. Thoạt nhìn, bà cụ tưởng một người nào đó giả dạng ông già Noel để đùa, nhưng sau khi nhìn kỹ, bà cụ nhận ra đó là chồng mình, đã biệt tích từ 15 năm qua...
Nguyên do vào ngày 24/12/1971, ông James Mc Donnell bị té xuống thang lầu, rồi qua hôm sau bị tai nạn xe hơi. Gần một tháng sau ông lại bị tai nạn xe hơi một lần nữa, bị chấn động não và bất tỉnh. Vài ngày sau đó, ông đi bách bộ ngoài trời cho thoáng khí, rồi từ đó đi biệt tích luôn.
Về sau, ông Mc Donnell kể lại rằng: "Tôi không còn nhớ gì cả. Tôi không biết tôi đã đến Philadelphia bằng phương tiện gì và bằng cách nào". Ông cũng không nhớ tên họ hay địa chỉ của mình, nên khi đi ngang qua một cửa hiệu có tên là Peter, ông tự đặt tên cho mình là Jim Peter, rồikiếm việc làm ăn trên đó gần 15 năm.
Ngày Giáng Sinh năm 1985 vừa qua, tình cờ va đầu vào trần nhà ở sở làm, ông Mc Donnell bỗng phục hồi được trí nhớ. Ông nhớ lại tên tuổi, nơi sinh, chỗ ở cũng như quãng đời trước đó 15 năm. Ông liền tìm đến cuốn niên giám điện thoại để xem vợ còn ở chỗ cũ không. Khi biết chắc vợ mình chưa thay đổi địa chỉ, ông Mc Donnell đã đáp xe lửa về lại nhà cũ vào đúng ngày lễ Giáng Sinh...
Trong vòng 15 năm, ông Mc Donnell đã mắc một chứng bệnh: đó là bệnh quên. Quên có thể là một chứng bệnh như trường hợp ông Mc Donnell bị té thang lầu, bị tai nạn xe hơi... Quên cũng có thể là những chứng bệnh thông thường của nhiều người lớn tuổi, như nhiều cụ già thường quên bẵng những sự việc vừa xảy ra, nhưng họ lại nhớ rất rõ ràng tỉ mỉ những việc đã xảy ra hằng ba bốn chục năm về trước. Nhưng cũng có những trường hợp con người muốn quên đi một dĩ vãng đau lòng nào đó, như trường hợp nhiều người tìm quên lãng trong men rượu khói thuốc...
Quên lãng có thể giúp con người tìm lại được đôi chút thanh thản trong tâm hồn, nhưng cũng có thể đưa con người đến chỗ vô ân. Người không còn muốn nhớ đến nguồn gốc và công ơn sinh thành của cha mẹ mình là người đáng trách. Người không còn muốn nhớ đến những liên hệ mình với người khác cũng là một người đáng trách. Người khép mắt bịt tai trước những nỗi đau khổ của người khác cũng là một người đáng thách...
Người Kitô luôn được nhắc nhở để tìm ra dấu chỉ của thời gian qua các biến cố, để nhờ đó luôn nhận ra sự hiện diện và tác động của Thiên Chúa. "Hãy làm việc này mà nhớ đến Ta". Ðó là khẩu hiệu hàng đầu của người Kitô. Họ được mời gọi để ôn lại bước chân đi qua của Thiên Chúa trong cuộc sống hằng ngày. Ðó là thái độ tỉnh thức mà Ðức Kitô không ngừng mời gọi chúng ta hãy có trong từng giây phút.
(Lẽ Sống)
++++++++++++++++++
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Hai Tuần II MC
Bài đọc: Dan 9:4-10; Lk 6:36-38.
1/ Bài đọc I:
4 Tôi đã cầu xin ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa của tôi, đã thú nhận và thưa Người rằng:
5 chúng con đã phạm tội, đã lỗi lầm, đã làm điều gian ác, chúng con đã phản nghịch và lìa xa các mệnh lệnh, phán quyết của Ngài.
6 Chúng con đã không nghe lời các tôi tớ Chúa là các ngôn sứ. Các ngài đã nhân danh Chúa mà nói với vua chúa quan quyền, với cha ông chúng con và toàn dân trong xứ.
7 Lạy Chúa Thượng, Chúa là Đấng Công Chính; còn chúng con thì đáng phải hổ mặt hổ mày như ngày hôm nay - chúng con là những người Giu-đa, cư dân thành Giê-ru-sa-lem và toàn thể Ít-ra-en, những người ở gần cũng như ở xa, trong mọi xứ Ngài đã đuổi đến vì tội bất trung đã phạm chống lại Ngài.
8 Lạy Đức Chúa, chúng con đáng phải hổ mặt hổ mày, cũng như vua chúa quan quyền và tổ tiên chúng con, vì chúng con đã đắc tội với Ngài.
9 Chúa Thượng là Thiên Chúa chúng con có lòng xót thương và hay tha thứ, vì chúng con đã phản nghịch cùng Ngài.
10 Chúng con đã không nghe tiếng của ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa chúng con, để sống theo các luật lệ Ngài đã ban cho chúng con nhờ các tôi tớ Ngài là các vị ngôn sứ.
2/ Phúc Âm:
36 "Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ.
37 Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha.
38 Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy."
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ:
Hãy tha thứ như Thiên Chúa đã tha thứ.
Nhiều người hôm nay đã đánh mất ý thức tội lỗi; và như một hậu quả, họ phải chịu nhiều hình phạt do tội lỗi mang lại cho cá nhân, cho gia đình, cũng như cho xã hội. Hậu quả xảy ra cho cá nhân có thể thấy qua sự nóng nảy, ghen tương, và nghiền ngập đủ lọai. Hậu quả xảy ra cho gia đình có thể nhận ra qua những cãi vã, giận hờn, và chia ly cách biệt. Hậu quả xảy ra cho xã hội có thể nhìn thấy qua những tội ác, nghèo đói, và khủng hỏang kinh tế trầm trọng. Những điều này cho con người thấy tội lỗi không phải chỉ gây thiệt hại cho cá nhân, nhưng gia đình và xã hội cũng phải chịu thiệt hại. Vì thế, mọi người trong xã hội đều có bổn phận khuyên bảo, dạy dỗ, và tạo một môi trường lành mạnh cho các cá nhân được lớn lên trong đó.
Người tín hữu Công Giáo có một bảo vật quí giá để giải quyết những vấn đề này là Bí-tích Giải Tội mà nhiều tín hữu đã không biết lợi dụng. Việc xét mình thường xuyên sẽ giúp cho các cá nhân nhận ra những thói quen xấu và sửa trị kịp thời. Tất cả các mặc cảm tội lỗi được tha thứ khi họ thú nhận tội với vị linh mục nơi tòa Giải-Tội. Xét mình còn giúp cho các cá nhân nhìn ra những yếu đuối và tội lỗi của tha nhân, họ cũng là người yếu đuối và tội lỗi như mình. Nếu mình đã được Thiên Chúa tha thứ tất cả các tội, mình cũng phải tha thứ tất cả cho anh chị em như vậy. Điều này sẽ dẫn tới việc hàn gắn các mối liên hệ trong gia đình cũng như ngòai xã hội.
Các Bài Đọc hôm nay giúp chúng ta nhận ra sự quan trọng của việc ăn năn xám hối. Trong Bài Đọc I, tiên tri Daniel nhìn rõ tất cả mọi con dân Israel đã xúc phạm đến Thiên Chúa, và xứng đáng lãnh nhận mọi hình phạt trong nơi lưu đày. Họ đã vi phạm Lề Luật của Thiên Chúa nhiều lần, và quay lưng lại với các tiên tri mà Ngài đã liên tục gởi đến cho họ. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ hãy có lòng nhân từ như Thiên Chúa là Đấng nhân từ. Để thực hiện điều này, các môn đệ phải nhận ra lòng nhân từ của Thiên Chúa đối với chính họ qua việc tha thứ các tội lỗi; trước khi họ có thể tỏ lòng nhân từ với anh em.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Lời thú tội của tiên tri Daniel
Trong nơi lưu đày, người Do-Thái có nhiều thời gian và cơ hội nhìn lại quá khứ, để tìm hiểu ra lý do họ phải sống cực khổ xa quê hương. Họ là dân riêng của Thiên Chúa, và Ngài hứa sẽ yêu thương và bảo vệ họ nếu họ tuân giữ các Lề Luật Ngài ban qua Moses. Tiên tri Daniel là người sống nơi lưu đày, khi xét mình đã nhận ra hai lỗi lầm lớn của tòan dân như sau:
(1) Tòan dân đã không tuân giữ Lề Luật của Thiên Chúa: TT Daniel thú nhận với Thiên Chúa: “Chúng con đã phạm tội, đã lỗi lầm, đã làm điều gian ác, chúng con đã phản nghịch và lìa xa các mệnh lệnh, phán quyết của Ngài.” Những tội chính các tiên tri đã tố cáo Israel trước khi bị lưu đày là bất trung, cúi đầu thờ lạy các thần ngọai và quay lưng lại Thiên Chúa; giả hình, dâng lễ vật và cầu nguyện cho qua lần chiếu lệ; bất công, dùng luật lệ để cướp của dân nghèo.
Nhận ra tội lỗi của mình cũng là lúc nhận ra sự công chính của Thiên Chúa: Ngài không vi phạm giao ước Ngài đã ký kết, chính Israel đã xé giao ước này khi phạm tội: “Lạy Chúa Thượng, Chúa là Đấng Công Chính; còn chúng con thì đáng phải hổ mặt hổ mày như ngày hôm nay - chúng con là những người Judah, cư dân thành Jerusalem và toàn thể Israel, những người ở gần cũng như ở xa, trong mọi xứ Ngài đã đuổi đến vì tội bất trung đã phạm chống lại Ngài.”
(2) Tòan dân đã không vâng lời các tiên tri Thiên Chúa gởi đến: Thiên Chúa không sửa phạt các cá nhân hay tòan dân Israel ngay lần đầu sau khi họ phạm tội; nhưng Ngài kiên nhẫn gởi nhiều ngôn sứ tới, miền Nam cũng như miền Bắc, để kêu gọi họ ăn năn xám hối. Không những họ đã không nghe lời, lại còn đối xử tàn tệ với các tiên tri. TT Daniel thú tội: “Chúng con đã không nghe lời các tôi tớ Chúa là các ngôn sứ. Các ngài đã nhân danh Chúa mà nói với vua chúa quan quyền, với cha ông chúng con và toàn dân trong xứ.”
Mặc dù tòan dân đã xúc phạm đến Thiên Chúa, và xứng đáng đón nhận mọi hình phạt Ngài dùng để sửa trị; TT Daniel vẫn tin lòng thương xót của Thiên Chúa lớn hơn các tội phản nghịch của Israel: “Chúa Thượng là Thiên Chúa chúng con có lòng xót thương và hay tha thứ, vì chúng con đã phản nghịch cùng Ngài.” Tiên tri tin tưởng, nếu tòan dân biết ăn năn xám hối, Thiên Chúa sẽ xót thương và tha thứ.
2/ Phúc Âm: Hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ.
2.1/ Xét mình và xưng tội thường xuyên giúp con người trở nên nhân từ: Nhân đức là thói quen tốt được dùng để sửa trị tội lỗi, là những thói quen xấu. Để có lòng nhân từ, con người phải qua một tiến trình như sau:
(1) Nhận ra yếu đuối và tội lỗi của mình: Xét mình là việc đầu tiên phải làm để nhận ra tội mình đã xúc phạm đến Thiên Chúa và tha nhân. Người không thường xuyên xét mình sẽ không nhận ra tội cần sửa chữa; và vì vậy, họ coi mình tốt lành, và dễ kiêu ngạo để phán xét và lên án tha nhân. Người thường xuyên xét mình dễ nhận ra tội lỗi để thú tội và lãnh nhận ơn tha thứ; đồng thời việc xét mình cũng giúp họ sửa trị kịp thời những thói quen xấu: “năng xét mình, năng chừa” là vậy. Ai cũng biết thói quen xấu để lâu ngày rất khó chừa.
(2) Nhận ra yếu đuối và tội lỗi của tha nhân: Xét mình không chỉ giúp cho sự thăng tiến cá nhân, nhưng còn giúp cho sự thăng tiến gia đình và xã hội. Xét mình giúp con người nhận ra sự yếu đuối của con người: “thánh nhân ngày còn ngã 7 lần;” không ai không có tội. Nếu mình cũng có đầy khuyết điểm tội lỗi, tại sao lại bắt người khác phải tốt lành, thánh thiện, điều không ai có thể làm nổi! Vì thế, con người dễ dàng nhân từ và tha thứ cho tha nhân hơn. Nếu Thiên Chúa đã nhân từ tha thứ cả núi tội của mình, không có lý do gì mình lại giữ những tội nhiều khi quá nhỏ của tha nhân, như Chúa Giêsu cảnh cáo: “Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha.”
2.2/ Ăn ở rộng lượng với mọi người: Nguồn gốc của tình yêu nhân từ và tha thứ đến từ Thiên Chúa. Ngài thương yêu và tha thứ khi con người vẫn còn là tội nhân, và chẳng ra điều kiện gì trước khi tha thứ. Vì thế, khi con người đã được hưởng lòng nhân từ của Thiên Chúa, con người cũng phải đối xử nhân từ với tha nhân như vậy: đừng tha thứ nửa chừng, cũng đừng đòi điều kiện nào cả, như Chúa Giêsu dạy: “Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy."
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Nhận ra mình là tội nhân giúp chúng ta hai điều: Chúng ta cần được Thiên Chúa tha thứ và chúng ta sẽ dễ dàng thông cảm và tha thứ cho anh chị em hơn. Ngược lại, nếu không nhận ra mình là tội nhân, chúng ta sẽ dễ dàng kiêu ngạo coi mình là hòan thiện; và rất dễ phê bình, xét đóan, kết án, và không tha thứ cho người khác.
- Nếu chúng ta nói chúng ta không có tội, chúng ta biến Thiên Chúa thành kẻ nói dối, và Máu Cực Thánh của Chúa Giêsu đổ ra sẽ không sinh ích lợi cho chúng ta.
- Bí-tích Gỉai-Tội không thể thiếu cho việc thăng tiến cá nhân và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Gia đình nào năng cùng nhau lãnh nhận Bí-tích này sẽ dễ dàng giải quyết các xung đột.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP
****************
Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng
nhân từ (Lc 6,36)
Suy niệm:
“Đừng xét đoán và các
ngươi sẽ không bị xét đoán, đừng lên án và các ngươi sẽ không bị lên án” (c.37)
Chúng ta thường hiểu
lầm câu này và cho rằng khi Chúa dạy đừng xét đoán thì hiểu là mình phải im
thin thít như thóc ngâm không hề dám mở môi phê phán ai dù người ấy có mắc phải
lầm lỗi nặng nề gương mù gương xấu đến đâu cũng cứ được. Như thế thì còn gì là
bổn phận của người trên, còn gì là điều răn thứ tư. Nếu hiểu chữ xét đoán như
thế thì tại sao Chúa lại lên án: “Khốn cho kẻ gây gương mù” (Mt 16,8), “Nếu mắt
ngươi nên dịp tội cho ngươi...” (5,29t). Vậy tại sao Chúa lại cấm xét đoán.
Chữ “xét đoán” ở đây
hiểu là chỉ trích, phê bình, lên án một cách nhục nhã, kết án ai quá nhẹ dạ,
không đủ điều kiện mà cứ lên án người ta cách bừa bãi. Chúng ta thường hay xét
đoán xấu cho người khác... Đó là điều mà Chúa cấm chỉ ở đây. Mặt khác, chúng ta
nên nhớ là Chúa đang so sánh thái độ của người con Chúa và thái độ của người Luật
sĩ và Biệt phái, là giới lãnh đạo tôn giáo thời ấy đạo đức giả... những người
này thường làm ra vẻ đạo đức và hay lên án người khác và cho rằng chỉ có mình mới
tốt, còn tất cả mọi người anh em khác là có tội và đáng khai trừ. Đó là thái độ
đáng bị lên án trước hết.
Về mặt pháp lý thì chỉ
có quan án mới có quyền lên án, buộc tội người khác. Chúng ta không là quan tòa
để mà lúc nào cũng buộc tội anh em, lên án hay chỉ trích họ, hạ sát bùn đen họ.
Đó chính là thái độ hợm mình và đi xa hơn khỏi bổn phận mình. Đối với Chúa,
Chúa là vị quan tòa công minh chính trực, chính Ngài là Đấng cầm quyền sinh tử
có quyền lên án, kết án con người tối hậu. Còn chúng ta, chúng ta không được
lên mặt thầy đời chỉ trích người này, kết án người kia. Thánh Phaolô sau này
cũng nói “Đừng xét đoán quá sớm. Hãy đợi Chúa đến. Chính Chúa sẽ tỏ lộ những điều
dấu kín trong bóng tối ra ánh sáng.” Cho nên khi chỉ trích xét đoán theo Biệt
phái là thái độ cho mình là thánh, là xứng đáng... Đó là thái độ hợm mình.
Tuy nhiên ở những đoạn
Kinh Thánh khác Chúa cho phép “Được xét đoán, được phê bình” trong ý nghĩa giáo
dục dạy bảo, sửa sai, trường hợp đó xét đoán là để thăng tiến. Nhưng ý chính là
để phê bình xây dựng chứ không phải là để đạp đổ. Phê bình với tình yêu hướng dẫn
để cảm hóa chứ không phải phê bình để hạ nhục hay nhìn anh em với cặp mắt khinh
thường. Cho nên phê bình xây dựng là cần cho người khác biết rằng họ ở trong
tình trạng sai lạc với con đường của Chúa, cần phải thức tỉnh và sửa sai. Đó là
phần của mọi người. Chứ còn chính việc lên án, kết án là phần của Chúa. Cho nên
cái kiểu nói “Tôi buộc ông B... cho đến chết...” thì không thể có được.
Chúa nói rõ rồi: “Oán
phạt thuộc về Ta, Ta sẽ báo trả” (Rm 12,19). Cho nên một người mà lúc nào cũng
chỉ nhìn thấy tội lỗi của người khác là sai, còn mình mới là đúng, thì đó là
người mà Chúa lên án. Khi chúng ta có một thành kiến với ai, thì chúng ta dễ mắc
phải lỗi này: dù người đó tốt đến đâu đi nữa, thì bất cứ điều gì người đó nói
và người đó làm, đối với ta đều sai hết.
Còn câu Chúa nói: “Đừng
lên án các ngươi sẽ không bị lên án” (c.37). Câu này không có nghĩa là nếu
chúng ta không bao giờ lên án ai thì Chúa không lên án ta, dù chúng ta tội lỗi
tràn bờ. Thưa không phải như thế. Tội ai người đó chịu. Có tội phải ăn năn trước
đã... Câu này chỉ muốn nói với chúng ta rằng nếu chúng ta không muốn người khác
khắt khe với chúng ta thỉ trước hết chúng ta đừng đối xử với họ như vậy.
Anh chị em muốn sống
mà lúc nào cũng bị người khác dòm ngó bới móc từng hành vi, từng cử chỉ không?
Chắc chắn là không. Vậy thì đừng làm cho người ta cái gì mình không ưa thích.
Chúa nhắc chúng ta: “Cái đà trong mắt chúng ta – rác nơi anh em” Chúa sinh ra
chúng ta mỗi người một vẻ để chúng ta đùm bọc nhau, sửa chữa nhau chứ không để
hại nhau đâu.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, chúng
con cám ơn Chúa đã tạo dựng chúng con mỗi người một vẻ. Chúa ban cho chúng con mỗi
người một tài năng khác nhau để bổ túc cho nhau, để đùm bọc lẫn nhau, để sửa chữa
cho nhau. Xin giúp chúng con biết dùng khả năng của mình để làm vơi đi những khổ
đau của anh em. Xin đừng để chúng con làm hại nhau bằng tài năng khác biệt của
mình. Xin giúp chúng con biết sống hoà hợp với mọi người trong tình tương thân
tương ái. Xin giúp chúng con biết tha thứ để tìm được niềm vui của đoàn kết yêu
thương.
Suy niệm:
Lòng nhân có chỗ đứng quan trọng trong Khổng giáo.
Sách Luận Ngữ coi lòng nhân là nét đặc trưng của con người.
Phật giáo cũng đề cao tinh thần từ bi hỷ xả.
Lấy ân báo oán, oán sẽ tiêu tan.
Sách Luận Ngữ coi lòng nhân là nét đặc trưng của con người.
Phật giáo cũng đề cao tinh thần từ bi hỷ xả.
Lấy ân báo oán, oán sẽ tiêu tan.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu mời các môn đệ
“Hãy có lòng nhân từ như Cha anh em là Đấng nhân từ” (c. 36).
Như thế nhân từ là nét đặc biệt nơi Thiên Chúa.
Nhân từ nằm ở nơi khuôn mặt và ngay nơi trái tim của Ngài.
Như tín đồ của các tôn giáo khác, Kitô hữu phải sống lòng nhân.
Nhưng hơn nữa, ở đây, Đức Giêsu mời gọi chúng ta
bắt chước lòng nhân từ của chính Thiên Chúa,
một lòng nhân từ không bị giới hạn bởi bất cứ ngăn cách nào.
“Hãy có lòng nhân từ như Cha anh em là Đấng nhân từ” (c. 36).
Như thế nhân từ là nét đặc biệt nơi Thiên Chúa.
Nhân từ nằm ở nơi khuôn mặt và ngay nơi trái tim của Ngài.
Như tín đồ của các tôn giáo khác, Kitô hữu phải sống lòng nhân.
Nhưng hơn nữa, ở đây, Đức Giêsu mời gọi chúng ta
bắt chước lòng nhân từ của chính Thiên Chúa,
một lòng nhân từ không bị giới hạn bởi bất cứ ngăn cách nào.
Lòng nhân được diễn tả bằng bốn mệnh lệnh của Đức Giêsu,
hai mệnh lệnh tiêu cực và hai mệnh lệnh tích cực.
Các mệnh lệnh này đều ngắn gọn và nhịp nhàng.
Phần sau của mỗi mệnh lệnh đều ở thể thụ động,
nhằm nói lên hành động của Thiên Chúa.
“Đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán, đừng kết án để khỏi bị kết án,
hãy tha thứ thì sẽ được tha thứ, hãy cho thì sẽ được cho lại.”Xét đoán ở đây không có ý nói đến hành động xét xử của vị quan tòa.
Nó chỉ muốn nói đến khuynh hướng hay phê bình, chỉ trích người khác.
Cần để ý đến tam giác giữa Thiên Chúa, tha nhân và chúng ta.
Thái độ của ta đối với tha nhân thế nào,
ta sẽ bị Thiên Chúa đối xử lại như vậy.
Nói cách khác, ta muốn được Thiên Chúa đối xử với mình ra sao,
ta hãy đối xử với tha nhân như vậy.
Càng cho nhiều và tha thứ nhiều, càng bớt xét đoán hay kết án,
ta càng được hưởng lòng nhân từ của Thiên Chúa.
hai mệnh lệnh tiêu cực và hai mệnh lệnh tích cực.
Các mệnh lệnh này đều ngắn gọn và nhịp nhàng.
Phần sau của mỗi mệnh lệnh đều ở thể thụ động,
nhằm nói lên hành động của Thiên Chúa.
“Đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán, đừng kết án để khỏi bị kết án,
hãy tha thứ thì sẽ được tha thứ, hãy cho thì sẽ được cho lại.”Xét đoán ở đây không có ý nói đến hành động xét xử của vị quan tòa.
Nó chỉ muốn nói đến khuynh hướng hay phê bình, chỉ trích người khác.
Cần để ý đến tam giác giữa Thiên Chúa, tha nhân và chúng ta.
Thái độ của ta đối với tha nhân thế nào,
ta sẽ bị Thiên Chúa đối xử lại như vậy.
Nói cách khác, ta muốn được Thiên Chúa đối xử với mình ra sao,
ta hãy đối xử với tha nhân như vậy.
Càng cho nhiều và tha thứ nhiều, càng bớt xét đoán hay kết án,
ta càng được hưởng lòng nhân từ của Thiên Chúa.
Thiên Chúa đong lại cho chúng ta bằng đấu của chúng ta,
không phải vì Ngài thiếu quảng đại hay rộng lượng.
Nhưng vì giống như người đi múc nước bằng một chiếc thùng nhỏ,
người ấy sẽ chỉ lấy được ít nước thôi.
Thiên Chúa muốn ban cho ta nhiều hết sức,
nhưng điều đó còn tùy vào sức chứa của ta.
Có khi chính ta lại tự giới hạn khả năng đón nhận của mình.
không phải vì Ngài thiếu quảng đại hay rộng lượng.
Nhưng vì giống như người đi múc nước bằng một chiếc thùng nhỏ,
người ấy sẽ chỉ lấy được ít nước thôi.
Thiên Chúa muốn ban cho ta nhiều hết sức,
nhưng điều đó còn tùy vào sức chứa của ta.
Có khi chính ta lại tự giới hạn khả năng đón nhận của mình.
Mùa Chay là thời gian để ta sống lòng nhân của Thiên Chúa.
Hãy thay đổi cái đấu ta thường dùng để đong cho người khác,
chúng ta sẽ thấy mình giàu có hơn xưa.
Hãy thay đổi cái đấu ta thường dùng để đong cho người khác,
chúng ta sẽ thấy mình giàu có hơn xưa.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa,xin cho con quả tim của Chúa.
Xin cho con đừng khép lại trên chính mình,nhưng xin cho quả tim con quảng đại như Chúa
vươn lên cao, vượt mọi tình cảm tầm thường
để mặc lấy tâm tình bao dung tha thứ.
vươn lên cao, vượt mọi tình cảm tầm thường
để mặc lấy tâm tình bao dung tha thứ.
Xin cho con vượt qua mọi hờn oán nhỏ nhen,mọi trả thù ti tiện.
Xin cho con cứ luôn bình an, trong sáng,
không một biến cố nào làm xáo trộn,
không một đam mê nào khuấy động hồn con.
Xin cho con cứ luôn bình an, trong sáng,
không một biến cố nào làm xáo trộn,
không một đam mê nào khuấy động hồn con.
Xin cho con đừng quá vui khi thành công,cũng đừng quá bối rối khi gặp lời chỉ trích.Xin cho quả tim con đủ lớn
để yêu người con không ưa.
Xin cho vòng tay con luôn rộng mởđể có thể ôm cả những người thù ghét con.
để yêu người con không ưa.
Xin cho vòng tay con luôn rộng mởđể có thể ôm cả những người thù ghét con.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Ngày 05
“Ước gì hơi thở nhân ái của Người hướng dẫn con”
Nếu Chúa Thánh Thần vẫn còn ẩn kín, tự xóa minh đi, chỉ vì Người
không muốn trám vào vị trí của chúng ta, nhưng muốn củng cố con người chúng ta.
Trong sâu thẳm hiện hữu của chúng ta, Người luôn nói tiếng Vâng của Thiên Chúa
cho hiện sinh của chúng ta. Đây là một lời cầu liên lĩ: "Ước gì hơi thở
nhân ái của Người hướng dẫn con". Chúng ta tiến bước nhờ hơi thở này nâng
đỡ.
Chúng ta hãy bắt đẩu đào sâu mẩu nhiệm hiệp thông kết hợp chúng
ta lại. Khi chúng ta cùng hướng về Đức Kitô, trong một kinh nguyện chung, Thánh
Thần sẽ qui tụ chúng ta lại trong sự hiệp thông duy nhất là Giáo hội và ban cho
chúng ta một đời sống mới.
Ân
huệ đầu tiên của Thánh Thần là sự tha thứ. Đức Kitô phục sinh nói vói các môn đệ:
"Hãy lãnh nhận Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai thì tội người ấy sẽ được
tha" (Ga 20,22- 23). Giáo hội là cộng đoàn tha thứ. Khi chúng ta hiểu rằng
Thiên Chúa ban ơn tha thứ cho chúng ta, chúng ta phải có khả năng để ban sự tha
thứ cho những kẻ khác. Chắc chắn, những cộng đoàn của chúng ta, xứ đạo của
chúng ta luôn nghèo nàn và thật xa vời với điều chúng ta mơ ước. Nhưng Chúa
Thánh Thần luôn luôn hiện diện trong Giáo hội và giúp chúng ta tiến bước trên
con đường tha thứ.
Thứ Hai 5-3
Thánh Gioan Giuse của Thánh
Giá
(1654 - 1734)
Sự khắc kỷ tự nó không phải là cùng đích nhưng chỉ là một trợ
giúp để sống bác ái hơn -- như cuộc đời Thánh Gioan Giuse đã minh chứng.
Gioan Giuse sống rất khắc khổ ngay từ khi còn trẻ. Năm 16 tuổi,
ngài gia nhập dòng Phanxicô ở Naples ;
ngài là người Ý đầu tiên theo phong trào cải cách của Thánh Phêrô Alcantara. Sự
thánh thiện nổi tiếng của Gioan Giuse là động lực khiến cha bề trên giao cho
ngài trách nhiệm thành lập một tu viện mới, ngay cả trước khi được thụ phong
linh mục.
Với đức vâng lời, ngài chấp nhận mọi bổ nhiệm, từ giám đốc đệ
tử, quản gia và, sau cùng là bề trên giám tỉnh. Những năm dài hãm mình phạt xác
đã giúp ngài thi hành các nhiệm vụ trên với lòng bác ái cao cả. Khi là quản gia
ngài không ngần ngại làm việc trong nhà bếp, hoặc gánh củi, gánh nước cho các
tu sĩ. Khi thời gian làm giám tỉnh đã mãn, Cha Gioan Giuse tận tụy trong công
việc giải tội và hãm mình phạt xác, là hai điều trái ngược với tinh thần ban đầu
của Thời Khai Minh (*). Ngài cũng được ban cho nhiều ơn siêu nhiên, tỉ như ơn
tiên tri và làm phép lạ. Ngài từ trần vào năm 80 tuổi ở tu viện Naples .
Cha Gioan Giuse được phong thánh năm 1839.
Lời Bàn
Sự hãm mình phạt xác của Thánh Gioan Giuse đã giúp ngài trở
nên một bề trên đầy khoan dung mà Thánh Phanxicô đã nhắm đến. Sự khắc kỷ phải
đưa chúng ta đến đức ái -- chứ không phải sự cay đắng; nó phải giúp chúng ta nhận
ra đâu là những ưu tiên trong cuộc sống, và giúp chúng ta sống yêu thương hơn.
Thánh Gioan Giuse là bằng chứng sống động của điều mà Chesterton nhận xét:
"Ðể thời đại lôi cuốn thì quá dễ; sự khó khăn là giữ được lập trường của
mình" (G.K. Chesterton, Orthodoxy, trang 101).
(*) Thời Khai Minh (Age of
Enlightenment), là trào lưu tư tưởng trong thế kỷ 17 và 18, chủ trương dùng lý
trí con người để chế ngự toàn thể văn hóa hay tư duy nhân loại.
Copyright © 2010 by Nguoi Tin Huu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét