Thứ Bảy sau Chúa Nhật III Mùa Chay
Bài Ðọc
I: Hs 6, 1b-6
"Ta
muốn tình yêu, chớ không muốn hy lễ".
Trích sách
Tiên tri Hôsê.
Ðây Chúa
phán: Trong cảnh khốn khổ, từ ban mai, họ chỗi dậy chạy tìm kiếm Ta. "Hãy
đến, và chúng ta quay trở về với Chúa, vì Chúa bắt chúng ta, rồi sẽ tha chúng
ta; Chúa đánh chúng ta, rồi sẽ lại chữa chúng ta. Sau hai ngày Người cho chúng
ta sống lại, đến ngày thứ ba, Người đỡ chúng ta đứng lên, và chúng ta sẽ sống
trước mặt Người. Chúng ta hãy nhận biết Chúa và hãy ra sức nhận biết Chúa. Người
sẵn sàng xuất hiện như vừng đông, và sẽ đến cùng chúng ta như mưa thuận và như
mưa xuân trên mặt đất".
Hỡi
Ephraim, Ta sẽ làm gì cho ngươi? Hỡi Giuđa, Ta sẽ làm gì cho ngươi? Tình thương
các ngươi như đám mây ban sáng, như sương sớm tan đi. Vì thế, Ta dùng các tiên
tri nghiêm trị chúng, và Ta dùng lời từ miệng Ta phán ra mà giết chúng. Án phạt
các ngươi bừng lên như ánh sáng. Vì chưng, Ta muốn tình yêu, chớ không muốn hy
lễ. Ta muốn sự hiểu biết Thiên Chúa hơn là của lễ toàn thiêu.
Ðó là lời
Chúa.
Ðáp Ca:
Tv 50, 3-4. 18-19. 20-21ab
Ðáp: Ta muốn tình yêu, chớ không muốn hy lễ (Hs 6, 6).
Xướng: 1)
Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa, xoá tội con theo lượng cả
đức từ bi. Xin rửa con tuyệt gốc lỗi lầm, và tẩy con sạch lâng tội ác. - Ðáp.
2) Bởi vì
Chúa chẳng ưa gì sinh lễ, nếu con dâng lễ toàn thiêu Chúa sẽ không ưng. Của lễ
con dâng, lạy Chúa, là tâm hồn tan nát, lạy Chúa, xin đừng chê tấm lòng tan
nát, khiêm cung. - Ðáp.
3) Lạy
Chúa, xin thịnh tình với Sion theo lòng nhân hậu, hầu xây lại thành trì của
Giêrusalem. Bấy giờ Chúa con sẽ nhận những lễ vật chính đáng, những hy sinh với
lễ toàn thiêu. - Ðáp.
Câu Xướng
Trước Phúc Âm: Ga 8, 12b
Chúa phán:
"Ta là sự sáng thế gian, ai theo Ta, sẽ được ánh sáng ban sự sống".
Phúc Âm:
Lc 18, 9-14
"Người
thu thuế ra về được khỏi tội".
Tin Mừng
Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.
Khi ấy,
Chúa Giêsu nói dụ ngôn sau đây với những người hay tự hào mình là người công
chính và hay khinh bỉ kẻ khác: "Có hai người lên đền thờ cầu nguyện, một
người biệt phái, một người thu thuế. Người biệt phái đứng thẳng, cầu nguyện rằng:
"Lạy Chúa, tôi cảm tạ Chúa vì tôi không như các người khác: tham lam, bất
công, ngoại tình, hay là như tên thu thuế kia; tôi ăn chay mỗi tuần hai lần, và
dâng một phần mười tất cả các hoa lợi của tôi". Người thu thuế đứng xa xa,
không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực mà nguyện rằng: "Lạy Chúa, xin
thương xót con là kẻ có tội". Ta bảo các ngươi: người này ra về được khỏi
tội, còn người kia thì không. Vì tất cả những ai tự nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống;
và ai hạ mình xuống, sẽ được nâng lên".
Ðó là lời
Chúa.
Suy Niệm:
Ðức Giêsu
đưa ra hình ảnh hai người lên đền thờ cầu nguyện. Người Pharisêu đứng riêng một
mình, tách khỏi người khác mà ông khinh chê. Thực sự ông đã chu toàn các phận sự
mà luật buộc, và ông cho rằng đó là những điều bảo đảm cho ông được công chính.
Ông không cần chờ điều gì nơi Thiên Chúa. Nhưng thật ra, sự công chính cũng là
một ân huệ do Chúa ban. Chính vì tự kiêu, nên lời cầu nguyện của ông không được
Thiên Chúa chấp nhận.
Còn người
thu thuế cũng đứng đằng xa, cũng tách khỏi cộng đoàn. Vì ông thấy mình bất xứng,
là kẻ tội lỗi, chẳng dám ngước mắt lên trời. Nhờ sự khiêm tốn mà ông đến được với
Thiên Chúa và được ân sủng của Người.
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa
Giêsu, Chúa dạy chúng con biết phải có thái độ nào mỗi khi cầu nguyện. Xin giúp
chúng con luôn xác tín rằng: tất cả những gì chúng con có, những thành công của
chúng con đều do Chúa ban. Phần chúng con chỉ là con người giới hạn, đầy yếu đuối.
Ðể từ đó chúng con biết khiêm tốn với anh em và biết tin tưởng phó thác vào
Chúa. Amen.
Người Thu Thuế Ra Về Ðược Khỏi Tội
Tác giả tập
sách nổi tiếng có tựa đề: "Nơi Thiên Chúa khóc". Do kinh nghiệm sống
đức tin của một cộng đồng Kitô hữu bị bách hại tại Ðông Âu trước đây, kể lại kinh
nghiệm cảm động nhất của mình trong việc cầu nguyện như sau:
Tôi cùng với
một số người Ðức bị đưa đi đày xa quê hương từ giữa thế chiến thứ hai. Tất cả đều
là người Công giáo và cùng lao động tại một nông trường. Nơi ấy không có nhà thờ
cũng chẳng có linh mục, nhưng chúng tôi được tụ họp mỗi chiều Chúa Nhật tại một
nghĩa địa cũ để cầu nguyện chung với nhau. Khi biết cách đó 1,000 km có linh mục,
anh chị em Kitô bèn quyết định hàng tháng góp chung nhau ít tiền để mua vé xe
cho một bà già đi về nơi ấy, để đem Mình Thánh đến cho cộng đoàn. Thế rồi, từ
đó mỗi buổi chiều Chúa Nhật, cộng đoàn gặp nhau trong nghĩa địa với tâm hồn hân
hoan vui sướng, vì biết rằng có Chúa Giêsu Thánh Thể hiện diện với mình. Chúng
tôi sốt sắng cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa. Những ai yếu liệt đều được trao
cho của ăn đàng quí giá trước khi qua đời. Nhờ vậy, trong suốt mấy chục năm trời,
cộng đoàn Kitô hữu chúng tôi vẫn sống niềm tin kiên vững, đùm bọc lẫn nhau
trong tình yêu thương bác ái huynh đệ.
Tác giả của
tập sách nói trên được sang sống bên thế giới tự do và cho biết chính mình là
người điều khiển cộng đoàn Kitô hữu vào mỗi buổi chiều Chúa Nhật tại nghĩa địa
như đã kể trong tập sách. Sống trong xã hội tự do, nhưng tâm hồn tác giả lúc
nào cũng hướng về cộng đoàn huynh đệ vây quanh Chúa Giêsu Thánh Thể để cầu nguyện
và nâng đỡ nhau.
Anh chị em thân mến!
Lời cầu nguyện thật lúc nào cũng là lời cầu nguyện của
tình yêu thương và tha thứ, lời cầu nguyện liên kết mọi người với nhau, lời cầu
nguyện của sự xây dựng cộng đoàn. Thật là khác với những lời cầu nguyện của những
người Pharisiêu như được mô tả trong bài Tin Mừng hôm nay.
Qua đoạn Tin Mừng hôm nay, chúng ta liền nhớ đến những lời
nhắn nhủ sau đây của Ðức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận trong tập
sách "Ðường Hy Vọng":
Dù con có tử đạo, nộp mình chịu thiêu, dù con có làm tông
đồ, giảng dạy các thứ tiếng của nhân loại và thiên thần, dù con có hoạt động từ
thiện, đem hết cả tài sản phân phát cho người nghèo khó mà con không có lòng mến
thì cũng như không. Việc con làm không quan hệ, cách con làm mới quan hệ.
Người biệt phái cầu nguyện đứng thẳng, chi tiết này nói
lên tinh thần tự kiêu, ỉ lại trước nhan Thiên Chúa, và nội dung lời cầu nguyện
của ông chỉ là những lời khoe khoang với Chúa và gây chia rẽ: "Con không
phải như người thu thuế, tôi lỗi kia, con không giống như những kẻ khác: tham
lam, bất công, ngoại tình..." Ðó là những lời kết tội anh em, lỗi đức ái,
không có chút gì tích cực xây dựng cộng đoàn và tôn vinh lòng nhân từ của Thiên
Chúa. Ngược lại, người thu thuế đã ý thức được thân phận tội lỗi của mình, nên
khiêm tốn cúi mình xin Chúa thương xót, hướng dẫn mình trở về với tình thương của
Chúa, trở về với anh em mà mình đã xúc phạm.
Ðức cố Hồng
Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, tác giả tập sách "Ðường Hy Vọng"
đã nhắn nhủ chúng ta về việc cầu nguyện như sau: Khi hai hay ba người hiệp nhau
cầu nguyện thì có Chúa ở giữa họ. Lời Chúa Giêsu đã được ứng nghiệm, đặc biệt
nơi nhiều cộng đoàn cầu nguyện. Họ sống xa linh mục từng ngàn cây số mà vẫn hướng
dẫn nhau cầu nguyện cách kiên trì giữa những gian nan thử thách và cô đơn. Dầu
miệng con không nói ra, Chúa đã hiểu thấu lòng con. Con hãy noi gương người đàn
bà bị băng huyết động đến gấu áo Chúa được nhận lời ngay. Con tội lỗi không dám
ra trước mắt Chúa, nhưng lời Hội Thánh khiến con vững tâm: "Nhờ Ðức Kitô,
Chúa chúng con".
Vậy, tất cả
sự thương khó của Chúa Giêsu và công nghiệp của Ðức Mẹ và các thánh không đủ để
bao bọc lời cầu nguyện nhỏ bé của con sao? Trong cuộc đời Chúa Giêsu, hình như
Chúa yêu thương cách riêng những kẻ khiêm nhượng và Ngài quên hết tội lỗi của họ,
không bao giờ nhắc lại: "Phêrô, Madalena, Simon phong cùi, Giakêu... Chúa
đã tự đến nhà họ và đành chịu tiếng làm bạn với quân thu thuế và người tội lỗi".
Quyền năng
nơi Thiên Chúa phục vụ qua lòng nhân từ của Ngài. Quyền năng của một người Cha
nhân từ đủ sức thanh tẩy và đổi mới cuộc đời tội lỗi, nếu chúng ta khiêm tốn để
cho ơn Chúa được tự do tác động.
Lạy
Chúa, như người thu thuế kia, con thành tâm kêu xin Chúa, xin Chúa thương xót
con, hãy tha thứ mọi tội lỗi con và dẫn đưa con về với tình yêu: Yêu Chúa và
yêu anh em như Chúa đã yêu. Amen.
17/03/12
THỨ BẢY TUẦN 3 MC
Th. Patrích, giám mục
Th. Patrích, giám mục
Lc
18,9-14
SỨC
MẠNH CỦA LỜI CẦU NGUYỆN KHIÊM HẠ
Còn người thu thuế thì đứng đàng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.” (Lc 18,13)
Suy niệm: Không thể có đời sống tôn giáo thật sự nếu không cầu nguyện. Tuy nhiên, việc cầu nguyện sẽ mất hết ý nghĩa nếu ta chen vào đó thái độ khinh chê người khác. Lời Chúa hôm nay nhắc nhở ta mỗi người là một phần nhân loại đang đau khổ, đang buồn sầu, đang phạm tội... cần phải quỳ gối van nài lòng nhân từ thương xót của Thiên Chúa. Vì thế, để được Thiên Chúa đón nhận và chúc phúc, lời cầu nguyện phải được đặt trong mối tương quan yêu thương, khiêm tốn với Thiên Chúa và với tha nhân. “Cửa lên trời rất thấp nên chỉ những ai biết quỳ gối xuống mới vào được” (W. Barclay).
Mời Bạn: Không khí cần cho buồng phổi thế nào, thì đời sống cầu nguyện cũng cần thiết cho người Kitô hữu như vậy. Bạn đã thật sự thấy đời sống cầu nguyện cần thiết cho bạn chưa?
Chia sẻ: Mời bạn đọc cuốn Tâm Hồn Nhỏ nói về Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu để thấy sức mạnh của đời sống cầu nguyện như thế nào trong cuộc sống hằng ngày.
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày khi thức dậy và trước khi đi ngủ, tôi sẽ dâng lên Chúa những lời cầu nguyện ngợi khen, cảm tạ với tâm tình người con thảo.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, đời sống chúng con quá ngắn ngủi, sinh hoạt đạo đức của chúng con lại thiếu nhiệt tình. Xin Chúa giúp chúng con luôn khiêm tốn cầu nguyện không ngừng, không mệt mỏi, ngõ hầu trong ngày Chúa đến, Chúa còn thấy niềm tin trên mặt đất này. Amen.
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 17 - 3
Thánh Patriciô, Giám mục; Hs 6, 1-6; Tin Mừng theo
Thánh Lc 18, 9-14.
LỜI SUY NIỆM:
Chúa Giêsu đưa ra dụ ngôn người Pharisêu và người thu thuế
cùng lúc lên Đền Thờ cầu nguyện và Ngài kết thúc câu chuyện: Tôi nói cho các
ông biết: người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi;
còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ
mình xuống sẽ được nâng lên. (Lc 18,14).
Chúa Giêsu
biết mỗi một người trong chúng ta ai ai cũng là tội nhân trước mặt Thiên Chúa.
Vì Ngài yêu thương chúng ta nên Ngài đã đưa ra hai hình ảnh của hai con người đến
trước mặt Thiên Chúa để cầu nguyện. Ngài muốn chúng ta khi đến với Chúa phải biết
mình là tội nhân, phải cúi xuống đấm ngực ăn năn thống hối, cử chỉ này sẽ làm động
lòng thương xót của Chúa, và Ngài sẽ yêu thương và ban cho chúng ta những ơn cần
thiết cho cuộc sống tâm linh cũng như về thể xác. Chúng ta là những Ki-tô hữu.
Chúng ta thấy Giáo hội chuẩn bị cho người giáo hữu những điều cần thiết trước
khi cầu nguyên, để khi cầu nguyện mang lại hoa trái tốt đẹp; Như trong mọi
Thánh lễ trước khi đi vào phụng vụ Thánh lễ, trước khi đón nhận Lời Chúa và trước
khi Hiệp Lễ đều có phần sám hối: “Xin Chúa Thương xót chúng con” để chuẩn bị
tâm hồn xin ơn tha tội, để đón nhận sự bình an của Chúa; hầu xứng đáng kết hiệp
cùng Chúa Giêsu Thánh Thể.
Mạnh Phương
+++++++++++++++++
Gương Thánh Nhân
Ngày 17-03: Thánh PATRICIÔ
Giám mục (.... - 492)
Là anh hùng dân tộc và thánh bảo trợ của Ai Nhĩ
Lan, Patriciô chào đời tại Bretagne .
Trang trại của cha Ngài, phó tế Calpurniô, ở gần biển. Patriciô được 16 tuổi
khi bọn hải khấu Ai Nhỉ Lan đến cướp phá bắt người. Thảm họa thường xẩy ra thời
man rợ này. Patriciô bị bán sang Ai Nhĩ Lan. Ngài chăn súc vật trên núi và đã nếm
mùi cực của đời làm tôi mọi. Ngài đau khổ nhiều.
Nhưng thời kỳ gian lao phải làm nô lệ này lại là
thời kỳ phong phú nhất đối với đời Ngài. Suốt những tháng ngày dài đơn độc,
Ngài nghĩ tới Thiên Chúa. Những lời dạy dỗ của cha mẹ mà trứơc kia Ngài chẳng
chú ý gì tới, bây giờ lại trở thành động lực sống. Như thế Patriciô tự thánh
hóa, hiến mình cho ơn thánh Chúa, quen thuộc với địa sở, với thổ dân và ngôn ngữ
của họ, chuẩn bị cho sứ mệnh lớn lao của Ngài sau này.
Sáu năm trôi qua, tới ngày đào thoát. Ngài tới một
hải cảng, nơi có một con tàu sắp sửa giương buồm nhổ neo. Nhưng Ngài không có
tiền trả lộ phí các thương gia không cho Ngài đáp tàu. Buồn rầu, Patriciô trở về.
Bỗng chủ tàu gọi lại và cho Ngài lên tàu. Sau ba ngày vuợt biển, họ tới một miền
hoang vu ở Econe. Các thủy thủ lang thang kiếm ăn. Sự lo âu làm họ muốn nghẹt thở.
Patriciô nói với bạn hữu về quyền năng siêu việt của Thiên Chúa mà Ngài thờ lạy.
Các lương dân xin Ngài khẩn cầu cho họ. Họ nói với
Ngài: - Mày là Kitô hữu mà chẳng làm gì được cho chúng tao cả. Mày không cứu nổi
chúng tao khỏi cơn đói này được sao ?
Patriciô trả lời : - Cứ tin tưởng và thật tình
quay về với Chúa, đối với Ngài không có gì là không thể được, để ngay hôm nay
đây, Ngài sẽ gửi đồ ăn tới cho các bạn.
Và chẳng mấy chốc, họ gặp một bầy heo, khiến cho
họ có thể sống cho đến khi tìm tới được miền có dân cư.
Nhiều năm trôi qua sau những biến cố thăng trầm
và cả một thời gian làm nô lệ, Patriciô được trở về và gặp lại cha mẹ. Dường
như sau bao nhiêu gian khổ, Ngài nói về vui hưởng an bình và tình thương. Nhưng
các thị kiến ám ảnh Ngài luôn: các trẻ em giơ tay kêu mời Ngài, xin Ngài rửa tội
cho chúng.
Tận thẳm sâu tâm hồn Ngài biết rằng mình phải trở
lại đảo lưu đày của mình và lần này là để trở thành nô lệ của các tâm hồn. Lúc
khởi sự chương trình, Ngài gặp phải những dèm pha, chống đối tưởng
như thời gian và sức lực Ngài đã uổng phí nơi đám lương dân này. Nhưng
Patriciô, người chiến sĩ của Chúa Kitô không nản chí, không dừng bước. Ngài bắt
đầu học đạo ở Gaule, tại cung điện thời danh Iles de Lérins. Trở về, Ngài dành
một thời gian lâu dài tại Anxèrre để hoàn tất việc học hỏi nơi các giám mục
Amator và Germain. Trong khi chuẩn bị công cuộc truyền giáo lớn lao sắp tới
Ngài được tấn phong giám mục. Đó là việc thành lập tòa giám mục Armagh .
Năm 432, Patriciô đi bước quyết định. Ngài sắp
lôi kéo các tâm hồn dân Ai Nhĩ Lan ra khỏi việc sùng bái của các tăng ni (thời
cổ xưa) để tỏ cho họ thấy một quyền năng thiêng liêng cao cả hơn. Ngài biết rằng
để hiến tế chính con người, dân Ai Nhĩ Lan chọn những người ngoại quốc. Nhưng
Ngài đương đầu với mọi nguy hiểm đe dọa đến mạng sống. Ngay tại trung tâm thờ
ngẫu tượng mà các tăng ni cư ngụ, Patriciô ra mắt các thủ lãnh và các chiến
binh.
Bất kể những chống đối dữ dội, Ngài sắp dẫn các
lãnh tụ đến chỗ xin được rửa tội. Luôn luôn Ngài nhằm cải hoá các thủ lãnh bộ tộc,
để rồi họ sẽ dắt dân chúng theo. Ngài từ chối quà cáp các vua này muốn trao tặng
Ngài. Tại miền Almonaid. Các đạo sĩ nổi dậy. Patriciô giơ tay trái lên trời
chúc dữ thủ lãnh Rechrad khiến hắn chết tốt. Khi dựng lên nhà thờ ở bìa rừng gần
biển, rất nhiều người đã trở lại. Trong một chuyến đi tới Connaught ,
chính một tăng lữ đã đón nhận thánh nhân và giúp Ngài thiết lập một tu viện và
một nhà thờ.
Lịch sử kể lại cuộc hoán cải của các con gái vua
Loeghair tại giếng Grogan và diễn từ Ngài đã nói với họ:
- "Thiên Chúa chúng ta cổ xúy tất cả, làm sống
động tất cả, trỗi vượt tất cả, đỡ nâng tất cả, Ngài có một người con vĩnh cửu
như Ngài, giống như Ngài. Thánh linh hiển hiện giữa các Ngài, Chúa Cha, Chúa
Con và Chúa Thánh Thần không hề tách rời nhau. Tôi, tôi muốn dâng các cô cho
vua trên trời. Các cô là những con cái trần thế, các cô có tin không ?
Tiếp sau câu hỏi của thánh nhân, là những câu
đáp:
- Các cô có tin rằng sau khi chịu phép rửa tội,
tội nguyên tổ liền bị xua trừ không ?
- Chúng tôi tin.
- Các cô có tin vào cuộc sống mới sau khi chết
không ?
- Chúng tôi tin.
Thế là Patriciô rửa tội cho họ và các Kitô hữu
xin được xem thấy mặt Chúa Kitô. Patriciô nói: - Nếu không chết, nếu không rước
mình thánh, các cô không thấy được mặt Chúa Kitô.
Và rồi khi đã rước lễ. Các cô gái của nhà vua lịm
đi như chết, gần giếng Crôgan còn nấm mồ của họ.
Không ngơi nghỉ, Patriciô rảo khắp trên hòn đảo
và thích ứng các phong tục ngẫu thần với Kitô giáo. Ngài để cho lương dân tổ chức
lễ thắp lửa ngày 21 tháng sáu kính mùa hè, nhưng là để kính thánh Gioan Tẩy giả.
Ơ Bretagne vẫn
còn giữ được lửa thánh Gioan tẩy giả của Ngài. Do bình cánh chuồn đầy dẫy ở đồng
quê, vị tông dồ cho dân chúng thấy hình ảnh Chúa Ba Ngôi. Như thế mọi sự đều có
thể là bài học cho việc giảng dạy.
Trên một ngọn đồi, Patriciô lập một ngôi nhà gỗ
cho các tu sĩ. Nơi này đã trở thành một trung tâm vĩ đại, nguồn gốc của thành
phố Armagh . Ngài truyền chức cho các linh mục,
đặt họ ở các thành phố. Còn chính Ngài, Ngài sống đời cầu nguyện mãnh liệt và
kiên trì. Chúng ta khó tưởng tượng nổi, Cuốn Confession của Ngài cho thấy đức
tin, lòng nhân hậu và hạnh phúc của Ngài như một cuộc tử đạo.
Thánh Patriciô đã làm cho cả hòn đảo theo Kitô
giáo. Khi cải hóa dân Ai Nhĩ Lan, Ngài còn là Đấng khai sáng văn minh. Đưa dân
man rợ vào nghệ thuật và khoa học. Các tu viện Ngài để lại phát triển khác thường
lôi kéo các sinh viên tới trong nhiều thế kỷ. Ai Nhĩ Lan được cải hóa đã thành
đảo của các nhà trí thức, các thánh nhân, nhờ dấu vết thánh thiện của thánh
Patriciô.
(daminhvn.net)
+++++++++++++++++
17 Tháng Ba
Chia Sẻ Ánh Sáng Cứu Ðộ
Ngày xưa có một người cha có ba đứa con trai.
Ông vốn sinh ra nghèo khổ, nhưng nhờ chuyên cần làm việc và cần kiệm, nên ông
trở nên một điền chủ giàu có. Lúc về già, gần đất xa trời, ông nghĩ tới chuyện
chia gia tài cho các con. Nhưng ông cũng muốn xem đứa con nào thông minh nhất để
phó thác phần lớn gia sản của ông cho nó. Ông liền gọi ba đứa con đến giường bệnh,
trao cho mỗi đứa năm đồng bạc và bảo mỗi đứa hãy mua cái gì có thể lấp đầy căn
phòng trơ trọi mà ông đang ở.
Ba đứa con vâng lời cha cầm tiền ra phố. Người
anh cả nghĩ rằng đây chỉ là một công việc dễ dàng. Anh ta ra tới chợ mua ngay một
bó rơm rất lớn mang ngay về nhà. Người con thứ hai suy nghĩ kỹ lưỡng hơn: sau
khi đi rảo quanh chợ một vòng, anh ta quyết định mua những bao lông vịt rất đẹp
mắt.
Còn người con trai thứ ba, suy nghĩ đi, suy nghĩ
lại: làm sao mua được cái gì với năm đồng bạc này, để có thể lấp đầy căn phòng
lớn của cha mình. Sau nhiều giờ đắn đo, bỗng mắt chàng thanh niên hớn hở, anh
ta lại căn tiệm nhỏ mất hút trong đường nhỏ gần chợ, anh ta mua cây đèn cầy và
một hộp diêm. Trở về nhà, anh hồi hộp, không biết hai anh mình đã mua được cái
gì.
Ngày hôm sau, cả ba người con trai đều họp lại
trong phòng của cha già. Mỗi người mang quà tặng của mình cho cha: Người con cả
mang rơm trải trên nền nhà của căn phòng, nhưng phòng quá lớn, rơm chỉ phủ được
một góc nền nhà. Người con thứ hai mang lông vịt ra, nhưng cũng chỉ phủ được
hai góc của căn phòng. Người cha cóvẻ thất vọng. Bấy giờ người con trai út mới
đứng ra giữa phòng, trong tay chẳng mang gì cả. hai người em tò mò chăm chú
nhìn em, và hỏi: "Mày không mua cái gì sao?". Bấy giờ đứa em mới từ từ
rút trong túi quần ra một cây nến và hộp diêm. Thoáng một cái, căn phòng đầy
ánh sáng. Mọi người đều mỉm cười. Người cha già rất sung sướng vì quà tặng của
đứa con út. Ông quyết định giao phần lớn ruộng đất và gia sản của mình cho con
trai út, vì ông thấy anh ta đủ thông minh để quản trị gia sản của mình và nhờ
đó cũng có thể giúp đỡ các anh của nó nữa.
Ðứng trước khó khăn thử thách, để kêu gọi sự
bình tĩnh sáng suốt và tinh thần hợp tác, người ta thường nói với nhau: thà đốt
lên một ngọn nến hơn là ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối.
Cuộc sống của mỗi người chúng ta, cuộc sống của
những người xung quanh chúng ta, cuộc sống của xã hội chúng ta có lẽ cũng giống
như một căn phòng đen tối... Chỉ cần một người đốt lên một chút ánh sáng, những
người xung quanh sẽ cảm thấy ấm cúng và phấn khởi.
Một chút ánh sáng của một cái mỉm cười. Một chút
ánh sáng của một lời chào hỏi. Một chút ánh sáng của một san sẻ. Một chút ánh
sáng của tha thứ. Và một chút ánh sáng của niềm tin được chiếu tỏa qua sự vui vẻ
chấp nhận cuộc sống... Một chút ánh sáng ấy cũng đủ để nâng đỡ ít nhất là một
người mà chúng ta gặp gỡ, bởi vì không có một nghĩa cử nào được thực thi mà
không ảnh hưởng đến người khác...
(Lẽ Sống)
++++++++++++++++++
Phải biết Thiên Chúa và biết mình
Bài đọc: Hos 5:15c-6:6; Lk 18:9-14.
Để dễ sống hòa hợp với người khác, chúng ta cần biết họ là ai và mình là
ai, tương quan của chúng ta với họ, những điểm tương đồng và dị biệt giữa chúng
ta với họ, những gì họ thích, không thích… Tương tự như vậy khi chúng ta đến với
Thiên Chúa, chúng ta cần phải biết Thiên Chúa là ai và mình là ai, điều khác biệt
giữa Thiên Chúa và mình; những gì Ngài thích hay không thích. Có như vậy, mối
liên hệ hai bên mới tốt đẹp, tránh những gì làm phiền lòng nhau, và gặt hái được
những kết quả mong muốn.
Các Bài Đọc hôm nay tập trung trong việc con người sống mối liên hệ với
Thiên Chúa. Trong Bài Đọc I, con người tưởng có thể qua mặt Thiên Chúa bằng lối
sống hời hợt bên ngòai như dâng các lễ vật hy sinh để đền bù tội lỗi, rồi sau
đó cứ tha hồ phạm tội. Con người có biết đâu Thiên Chúa thấu suốt tâm can, Ngài
đâu cần những lễ vật vì mọi sự trong trời đất thuộc quyền của Ngài. Điều Thiên
Chúa muốn, Ngài tỏ cho con người biết rõ ràng: “Ta muốn tình yêu chứ không cần
hy lễ, thích được các ngươi nhận biết hơn là được của lễ toàn thiêu.” Trong
Phúc Âm, hai người lên Đền Thờ cầu nguyện, một người Biệt-phái và một người thu
thuế. Người Biệt-phái tưởng Thiên Chúa không có trí nhớ, nên ông nhắc lại cho
Ngài nhớ những việc ông đã làm; tưởng Thiên Chúa không đủ khôn ngoan nên ông
giúp Chúa bằng cách so sánh giữa cuộc sống của ông với của người thu thuế. Còn
người thu thuế biết Thiên Chúa là Đấng thấu suốt mọi sự nên chỉ biết đấm ngực
ăn năn: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.” Hậu quả được Chúa
Giêsu tuyên bố: “người thu thuế, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công
chính rồi; còn người Biệt-phái thì không.”
I. KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc
I: Thiên Chúa muốn tình yêu và được con người
nhận biết.
1.1/ Lợi ích của hình phạt: Hình phạt không cần thiết cho những người con
luôn biết nghe lời cha mẹ; nhưng kinh nghiệm thực tế cho thấy, con cái không
luôn biết vâng lời cha mẹ vì ham chơi, nên phải có hình phạt để sửa dạy. Hình
phạt được ví như thuốc thang cho người bệnh, tuy đắng khi vào miệng, nhưng sẽ
mang lại sức khỏe cho họ. Trường hợp của dân tộc Israel cũng thế, Thiên Chúa dạy
dỗ họ nhiều điều; nhưng họ không chịu nghe và tuân giữ; nên như một người Cha,
Thiên Chúa phải sửa phạt bằng cách cho họ chịu đau khổ, để giúp họ trở nên tốt
hơn.
(1) Sửa phạt rồi lại xót thương: Sửa phạt con cái là vì thương, chứ không
phải vì ghét bỏ, như lời tục ngữ Việt-nam: “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt
cho bùi.” Làm cha mẹ mà không chịu giáo dục con cái là đẩy chúng tới cõi chết.
Con cái buồn sầu và tức giận khi bị sửa phạt, nhưng sau khi hồi tâm suy nghĩ,
chúng sẽ nhận ra lỗi lầm của chúng và nhận ra tình thương của cha mẹ. Israel
cũng thế, họ nhận ra tội của họ và tình thương Thiên Chúa trong Thời Lưu Đày và
khuyến khích nhau: “Nào chúng ta hãy trở về cùng Đức Chúa. Người đã xé nát thân
chúng ta, nhưng rồi lại chữa lành. Người đã đánh đập chúng ta, nhưng rồi lại
băng bó vết thương.”
(2) Làm cho chết rồi lại làm cho sống: “Sau hai ngày, Người sẽ hoàn lại cho
chúng ta sự sống; ngày thứ ba, sẽ cho chúng ta trỗi dậy, và chúng ta sẽ được sống
trước nhan Người.” Chủ đề được lãnh nhận ơn cứu độ trong ngày thứ ba xảy ra thường
xuyên trong Cựu Ước (x/c Gen 42:18, Exo 19:10-11, Jos 3:2, Hos 6:2, Jon 2:1,
Ezr 8:15, Est 5:1, Luk 13:32). Chúa Jesus xác tín niềm tin này bằng cách sống lại
vinh hiển từ cõi chết trong ngày thứ ba.
1.2/ Hai điều căn bản Thiên Chúa muốn nơi con người:
(1) Phải ra sức học biết Thiên Chúa: Con người thường biếu quà cáp quí giá
cho cha mẹ, vì họ nghĩ cha mẹ sẽ hài lòng vì những quà tặng này. Nhưng điều cha
mẹ hài lòng hơn là con cái phải biết giữ đạo, yêu thương cha mẹ, và ăn ở hòa
thuận với mọi người. Tiên tri Hosea dạy: “Chúng ta phải biết Đức Chúa, phải ra
sức nhận biết Người; như hừng đông mỗi ngày xuất hiện,
chắc chắn thế nào Người cũng đến. Người sẽ đến với chúng ta như mưa rào, như mưa xuân tưới gội đất đai." Phải học biết Thiên Chúa thì con người mới biết Thiên Chúa muốn gì, trước khi con người có thể làm đẹp lòng Ngài. Không học biết về Thiên Chúa, con người không thể làm đẹp lòng Ngài. Chính Thiên Chúa xác nhận: “Ta thích được các ngươi nhận biết hơn là được của lễ toàn thiêu.”
chắc chắn thế nào Người cũng đến. Người sẽ đến với chúng ta như mưa rào, như mưa xuân tưới gội đất đai." Phải học biết Thiên Chúa thì con người mới biết Thiên Chúa muốn gì, trước khi con người có thể làm đẹp lòng Ngài. Không học biết về Thiên Chúa, con người không thể làm đẹp lòng Ngài. Chính Thiên Chúa xác nhận: “Ta thích được các ngươi nhận biết hơn là được của lễ toàn thiêu.”
(2) Phải hết sức yêu mến Người: Thiên Chúa yêu mến con người, đó là lý do
duy nhất Ngài dựng nên, dạy dỗ, và chuẩn bị mọi sự cho con người. Một điều duy
nhất con người có thể trả ơn Thiên Chúa là yêu mến và vâng nghe những gì Ngài dạy.
Không một thứ quà cáp nào thay thế được tình yêu mà Thiên Chúa mong muốn nơi
con người: “Vì Ta muốn tình yêu chứ không cần hy lễ.”
2/ Phúc Âm: Hai thái độ khi cầu nguyện
Cầu nguyện là nói chuyện với Thiên Chúa. Con người cần biết Thiên Chúa là
ai và những gì Thiên Chúa thích; đồng thời con người cũng cần biết mình là ai
và những gì mình ao ước. Vì thế, cần chuẩn bị tâm hồn và có thái độ xứng đáng
trước khi cầu nguyện. Để dẫn chứng thái độ thích đáng khi cầu nguyện, Đức Giêsu
kể dụ ngôn sau đây với một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê
người khác:
(1) Thái độ của người
Pharisee: Người Pharisee đứng thẳng, nguyện thầm rằng: "Lạy Thiên Chúa,
xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình,
hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một
phần mười thu nhập của con.” Có nhiều điều sai trong cách cầu nguyện này: Hành
vi bên ngòai biểu lộ tâm hồn bên trong. Cách đứng thẳng biểu lộ ông cho mình là
công chính; và nếu ông đã công chính, ông đâu cần đến Thiên Chúa. Lời nói của
ông cũng xác tín điều này, ông so sánh mình với những lọai người tội lỗi, và nhận
thấy ông quá tốt lành.
(2) Thái độ của người
thu thuế: Còn người thu thuế thì đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên
trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin thương xót
con là kẻ tội lỗi.” Ông nhận ra Thiên Chúa là ai và ông là ai. Hành động và lời
nói của ông chứng tỏ ông là người tội lỗi và đang cần tới lòng thương xót của
Thiên Chúa. Ông biết ông không cần phải nói nhiều vì Thiên Chúa đã thông suốt cả.
(3) Hậu quả của cuộc
cầu nguyện là mục đích mà cả hai người cùng nhắm tới: Chúa Giêsu tuyên bố: “Tôi
nói cho các ông biết: người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công
chính rồi; còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn
ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên." Người thu thuế đạt được mục đích, người
Biệt-phái đã không đạt được đích, lại còn lãnh thêm tội vào mình.
II. ÁP DỤNG TRONG CUỘC
SỐNG:
- Chúng ta cần cố gắng
học biết về Thiên Chúa để có thể sống đúng đắn mối liên hệ với Ngài; đồng thời
sự hiểu biết sẽ giúp chúng ta nhận ra những gì Ngài đã làm cho chúng ta, và sẽ
giúp chúng ta yêu Ngài hơn.
- Thiên Chúa sửa phạt
vì yêu thương. Chúng ta cần vượt qua tính tự ái và kiêu ngạo để nhận ra tội lỗi
đã xúc phạm, và ăn năn trở lại cùng Ngài.
Anthony Đinh Minh Tiên, OP.
Suy niệm:
Tự hào về sự đạo đức của mình và khinh người khác,
Đó chẳng phải chuyện của các ông Pharisêu ngày xưa.
Đó là chuyện của con người mọi thời, của chính các môn đệ hôm nay.
Chúng ta nghe Đức Giêsu kể dụ ngôn này cho mình trong Mùa Chay thánh.
Đó chẳng phải chuyện của các ông Pharisêu ngày xưa.
Đó là chuyện của con người mọi thời, của chính các môn đệ hôm nay.
Chúng ta nghe Đức Giêsu kể dụ ngôn này cho mình trong Mùa Chay thánh.
Hai nhân vật đối lập nhau, được đặt bên nhau trong dụ ngôn.
Họ ở trong cùng một đền thờ, cùng đứng cầu nguyện trước nhan Chúa.
Họ là một ông Pharisêu thánh thiện và một người thu thuế tội lỗi.
Nghe lời cầu nguyện của họ, chúng ta biết được lòng họ.
Người Pharisêu không xin gì cho mình, ông chỉ tạ ơn Thiên Chúa.
Ông kể ra những điều xấu mà ông không làm như bao kẻ khác,
hay như tên thu thuế mà ông thoáng thấy đứng cuối đền thờ (c. 11).
Ông còn kể những việc đạo đức tự nguyện về ăn chay và dâng cúng
mà ông đã làm vượt quá những gì Luật đòi buộc.
Lời cầu nguyện của ông khiến nhiều người Do-thái tử tế phải thèm.
Còn người thu thuế thì đứng xa, cúi đầu, đấm ngực, cầu xin cách đơn sơ :
“Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi” (c. 13).
Anh thấy mình bất xứng, bất lực, chỉ biết cậy dựa vào tình thương tha thứ.
Họ ở trong cùng một đền thờ, cùng đứng cầu nguyện trước nhan Chúa.
Họ là một ông Pharisêu thánh thiện và một người thu thuế tội lỗi.
Nghe lời cầu nguyện của họ, chúng ta biết được lòng họ.
Người Pharisêu không xin gì cho mình, ông chỉ tạ ơn Thiên Chúa.
Ông kể ra những điều xấu mà ông không làm như bao kẻ khác,
hay như tên thu thuế mà ông thoáng thấy đứng cuối đền thờ (c. 11).
Ông còn kể những việc đạo đức tự nguyện về ăn chay và dâng cúng
mà ông đã làm vượt quá những gì Luật đòi buộc.
Lời cầu nguyện của ông khiến nhiều người Do-thái tử tế phải thèm.
Còn người thu thuế thì đứng xa, cúi đầu, đấm ngực, cầu xin cách đơn sơ :
“Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi” (c. 13).
Anh thấy mình bất xứng, bất lực, chỉ biết cậy dựa vào tình thương tha thứ.
Kết luận của Đức Giêsu hẳn đã làm nhiều người chưng hửng.
Người thu thuế được Thiên Chúa làm cho nên công chính,
còn người Pharisêu thì không (c. 14).
Thiên Chúa có bất công không ? Chúng ta có cần sống tử tế nữa không ?
Thật ra, ông Pharisêu không được gì vì ông đã không xin gì.
Ông không xin vì ông thấy mình quá ư giàu có về mặt đạo đức.
Ông ra trước Thiên Chúa với một kho công trạng của mình.
Có bao nhiêu chữ con đầy tự hào trong lời nguyện của ông.
Chúng ta tưởng ông mở ra khi nói “con tạ ơn Thiên Chúa”
nhưng thực tế ông đã khép lại, quay vào mình, ngắm nghía vẻ đẹp của mình.
Rốt cuộc Thiên Chúa là người thừa, cùng lắm chỉ là người ông đến đòi nợ.
Ngược lại, anh thu thuế tuy có nhiều tiền, nhưng thấy mình tay trắng, lỗi tội.
Chính điều đó khiến anh hết sức cần đến Thiên Chúa.
Ngài đã nghe tiếng kêu của anh từ xa, từ cuối đền thờ.
Người thu thuế được Thiên Chúa làm cho nên công chính,
còn người Pharisêu thì không (c. 14).
Thiên Chúa có bất công không ? Chúng ta có cần sống tử tế nữa không ?
Thật ra, ông Pharisêu không được gì vì ông đã không xin gì.
Ông không xin vì ông thấy mình quá ư giàu có về mặt đạo đức.
Ông ra trước Thiên Chúa với một kho công trạng của mình.
Có bao nhiêu chữ con đầy tự hào trong lời nguyện của ông.
Chúng ta tưởng ông mở ra khi nói “con tạ ơn Thiên Chúa”
nhưng thực tế ông đã khép lại, quay vào mình, ngắm nghía vẻ đẹp của mình.
Rốt cuộc Thiên Chúa là người thừa, cùng lắm chỉ là người ông đến đòi nợ.
Ngược lại, anh thu thuế tuy có nhiều tiền, nhưng thấy mình tay trắng, lỗi tội.
Chính điều đó khiến anh hết sức cần đến Thiên Chúa.
Ngài đã nghe tiếng kêu của anh từ xa, từ cuối đền thờ.
Không cần Thiên Chúa và coi thường tha nhân, vẫn là cám dỗ
muôn thuở.
Nên thánh không phải là chuyện “tôi làm”
mà là chuyện để Thiên Chúa tự do làm nơi đời tôi.
Chỉ ai nhìn nhận sự yếu đuối của mình,
lời cầu nguyện của người đó mới đánh động được trái tim Thiên Chúa.
Nên thánh không phải là chuyện “tôi làm”
mà là chuyện để Thiên Chúa tự do làm nơi đời tôi.
Chỉ ai nhìn nhận sự yếu đuối của mình,
lời cầu nguyện của người đó mới đánh động được trái tim Thiên Chúa.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho con trở nên đơn sơ bé nhỏ,
nhờ đó con dễ nghe được tiếng Chúa nói,
dễ thấy Chúa hiện diện
và hoạt động trong đời con.
xin cho con trở nên đơn sơ bé nhỏ,
nhờ đó con dễ nghe được tiếng Chúa nói,
dễ thấy Chúa hiện diện
và hoạt động trong đời con.
Sống giữa một thế giới đầy lọc lừa và đe dọa,
xin cho con đừng trở nên cứng cỏi,
khép kín và nghi ngờ.
xin cho con đừng trở nên cứng cỏi,
khép kín và nghi ngờ.
Xin dạy con sự hiền hậu
để con biết cảm thông và bao dung với tha nhân.
để con biết cảm thông và bao dung với tha nhân.
Xin dạy con sự khiêm nhu
để con dám buông đời con cho Chúa.
để con dám buông đời con cho Chúa.
Cuối cùng, xin cho con sự bình an sâu thẳm,
vui tươi đi trên con đường hẹp với Ngài,
hạnh phúc vì được cùng Ngài chịu khổ đau. Amen.
vui tươi đi trên con đường hẹp với Ngài,
hạnh phúc vì được cùng Ngài chịu khổ đau. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao
Siêu, S.J.
Lạy
Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi (Lc 18,13)
Suy niệm:
Người Hồi giáo nói về
sự cầu nguyện bằng câu chuyện sau: Có một người thợ kim hoàn nghèo nhưng thanh
liêm bị giam tù vì một tội ông không bao giờ phạm. Vài tháng sau khi người chồng
bị giam giữ, người vợ đến gặp giám đốc và xin cho chồng một ân huệ. Bà nói chồng
bà là một tín hữu trung thành với các buổi cầu nguyện, bà xin gửi cho chồng một
tấm thảm nhỏ để quì cầu nguyện năm lần một ngày theo qui dịnh của Hồi giáo. Lời
thỉnh cầu được chấp nhận dễ dàng… Ngày nọ, người thợ kim hoàn đến trình bày với
các quản giáo: "Tôi là thợ kim hoàn, nếu các người cho tôi một ít kim loại,
tôi có thể vừa qua được thời giờ nhàn rỗi, vừa làm được cho các người những nữ
trang có thể dùng được." Các quản giáo không thấy trở ngại nào về điều đó.
Một ngày nọ, các canh tù bỗng phát giác ra cánh cửa nhà tù bị mở toang và người
thợ kim hoàn đã tẩu thoát. Cùng lúc đó người ta cũng bắt giữ được thủ phạm đích
thực mà họ đã qui lầm cho người thợ kim hoàn. Bấy giờ người thợ kim hoàn mới ra
mặt và tiết lộ việc trốn thoát của ông. Sau khi ông bị bắt oan, vợ ông liên lạc
với kiến trúc sư đã vẽ hoạ đồ nhà tù. Ông này cho phép bà in nguyên họa đồ chi
tiết của nhà tù lên tấm thảm. Mỗi ngày năm lần dù phủ phục trên tấm thảm để cầu
nguyện, người thợ đã thuộc lòng đường ra lối vào của nhà tù, thêm vào đó nhờ những
mảnh kim loại các quản giáo cung cấp, người thợ đã có thể mài dũa thành những
chìa khoá để mở các cánh cửa nhà tù, đó là bí quyết đã giúp ông trốn khỏi nhà
tù.
Cầu nguyện là chìa
khoá của tự do. Một tâm hồn khao khát tự do đích thực là một tâm hồn biết cầu
nguyện. Chúa Giêsu như muốn minh hoạ cho chân lý ấy qua dụ ngôn hai người lên đền
thờ cầu nguyện: Một người Biệt phái lên giữa đền thờ đứng thẳng cầu nguyện, còn
người thu thuế không dám ngước mặt lên, nhưng cúi mình đấm ngực nói lên nỗi khốn
cùng tội lỗi của mình. Chúa Giêsu tuyên bố người thu thuế ra về được tha tội,
còn người Biệt phái vẫn tiếp tục ù lì trong sự tự phụ của mình. Phải chăng Chúa
Giêsu không muốn nói với chúng ta rằng câu chuyện đích thực chính là nỗi khao
khát được thoát khỏi những thứ nô lệ đang trói buộc tâm hồn con người.
Mùa Chay là trường dạy
cầu nguyện. Giáo Hội mời gọi chúng ta gia tăng cầu nguyện, điều đó có nghĩa là
chẳng những dành nhiều thời giờ cho cầu nguyện, mà nhất là thanh luyện thái độ
chúng ta trong khi cầu nguyện, lời cầu nguyện đích thực trong mùa chay phải là
thái độ sám hối. Khởi đầu của cầu nguyện ấy là mọi nhận thức sâu xa về thân phận
tội lỗi của chúng ta và từ đó nói lên tất cả tín thác của chúng ta vào tình yêu
tha thứ của Chúa. Lòng tín thác ấy sẽ xóa tan mọi tội lỗi và mang lại cho chúng
ta tự do đích thực của con cái Chúa.
Như người con hoang
đàng mong được trở về với cha, như người thu thuế nép mình nơi lòng tha thứ của
Chúa, xin cho chúng ta luôn được sống trong tâm tình sám hối thực sự và cảm nhận
được tình thương khoan dung vô bờ của Chúa.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa ban cho con một tâm hồn khiêm tốn,
một tấm lòng chân thành, một tâm tình sám hối và một niềm hy vọng vào tình
thương vô biên của Chúa, để với ơn Chúa ban chúng con sẽ bắt đầu lại. Xin cảnh
tỉnh con để con đừng kiêu căng tự mãn, lấy mình làm tiêu chuẩn cho mọi người.
Nqày 17
Thánh Patriciô, giám mục
Thánh Patriciô, giám mục
Hài nhi mà Đức Maria đang mang thai, Người hiện diện cho tất cả mọi người. Mẹ đã mang
thai, nhưng chính Người lại hướng dẫn Đức Maria. Chúng ta hãy nhớ rằng chỉ có Đức Maria là người được Con mình chọn lựa. Không
một người con nào được quyền chọn mẹ cho mình.
Đức Maria là đỉnh
cao của mầu nhiệm Nhập thể. Mẹ đặt chúng ta đối diện với "đỉnh CUÔÏ" của nhân tính Đức Kitô. "Đức Giêsu đã yêu thương những
kẻ thuộc về mình cho đến cùng" Thuật ngữ "cho đến cùng" này được
triển khai nơi bàn Tiệc Ly, nhưng đã được trọn vẹn từ tiếng Fiat. Thiên Chúa yêu thương đến độ tự để
mình cho một phụ nữ sinh ra. Đó
chính là "cho đến cùng" của Đức Kitô ... Đức Maria là đỉnh cao của
đại dương nhân loại. Mũi đất, đá tảng, đỉnh cao của trái đất, Mẹ đang ngự giữa
biển khơi của thiên tính. Mẹ không phải là hoang đảo giữa đại dương, Mẹ là lục
địa, Mẹ là mũi nhô ra biển, mút cùng của trái đất. Vì Mẹ như thế chúng ta có thể
tìm nơi Mẹ trung tâm điểm sống động đức tin của chúng ta: chúng ta chiêm ngắm Đức
Kitô trong thân xác và trong máu của Người. Nếu ngày hôm nay, Người hiện diện
trong bí tích Thánh Thể, chỉ vì người phụ nữ này đã ban cho Người thân xác và
máu huyết này.
Jacques Loew
Ngày 17
Thánh Patriciô
Giám mục, bổn mạng nước Ireland .
Anh-Ireland ( 389?-461?)
1. Nô lệ thành nhà truyền
giáo: Patricio là con của người
lính Roma, đóng tại nước Anh. Patricio thích binh nghiệp hơn tôn giáo. Sinh tại
Bretagne , nước
Anh, năm 373. Năm 16 tuổi cậu bị nhóm hải tặc bắt cóc đem bán làm nô lệ
cho người Ái Nhĩ Lan. Sáu năm trời làm nô lệ, phải đi chăn chiên.
Đau khổ vì bị đói, lạnh và mất tự do. Cuối cùng cậu trở về với Chúa . Hi vọng
duy nhất là tìm đường trở về nước Anh. cuối cùng, cậu trốn được lên tầu người Đức.
Lộ phí là trông coi đàn chó người ta bắt trên bờ, định đem đi bán. Về tới nhà,
Patricio học làm linh mục.
Khi giáo hội muốn sai người đi truyền giáo bên Ireland , Patricio tình nguyện. Ngài
nhớ lại một cơn mơ, người Ireland
van xin:" Xin đến với chúng tôi".
Dù Patricio chưa được huấn luyện kỹ, nhưng đức giáo hoàng thấy cha có tư cách
truyền giáo. Hơn nữa, cha sẵn biết tiếng Irish, và ở 15 năm tại giáo xứ bên Ireland .
2. Giám mục nhiệt thành: Vào
tuổi 42, cha Patricio được làm giám mục, đến hoạt động tại miền bắc nước này,
nơi chưa có ai đến giảng đạo Chúa. Người Irish sống theo bộ lạc, thờ tà thần.
Người ta ngăn cản dân theo các đạo mới. Giám mục Patricio bắt đầu chinh phục bộ
lạc trưởng với nhiều quyền lực, và thành công. Ngài dùng lá shamrock có một cuống
chia ra 3 lá để giảng về một Chúa, ba ngôi. Dân chúng khi thấy lá shamrock này,
nhớ ngay đến một Chúa Ba Ngôi.
(lá shamrock)
Giám mục Patricio tỏ ra thông cảm với mọi tầng lớp dân chúng, ngài xây thêm tu
viện và nữ tu viện, lập thêm giáo xứ, thích nghi các tục lệ ngoại giáo vào tinh
thần Công giáo.
3. Bí quyết truyền giáo của
ngài là cầu nguyện. Ban ngày đi rao giảng, ban đêm về cầu
nguyện và kể cho Chúa biết hết những thành công thất bại. Kêu xin Chúa
giúp cho việc truyền giáo ngày hôm sau. Nhờ Ngài mà Đạo Chúa được lan
tràn ra khắp nước Ái Nhĩ Lan.
Ngài qua đời ngày 18 tháng 3 năm 386 và được chọn làm bổn mạng nước Ái Nhĩ Lan.
Ngày nay, lễ thánh Patrick được cử hành khắp nơi, nhất là nơi có những người
Irish.
Thánh Patrick
Thánh Patrick
(389?-461?)
Truyền
thuyết về Thánh Patrick thì quá nhiều; nhưng khi nhìn đến hai đức tính chắc
chắn của ngài: khiêm tốn và dũng cảm thì điều đó có ích lợi cho chúng ta.
Chính thái độ cương quyết khi chấp nhận đau khổ cũng như thành công đã hướng
dẫn cuộc đời của Thánh Patrick, một khí cụ của Thiên Chúa, để chiến thắng cho
Ðức Kitô hầu như tất cả tâm hồn người Ái Nhĩ Lan.
Chi tiết
về đời ngài thì không chắc chắn. Về nơi sinh trưởng của Thánh Patrick, có người
cho là ở Kilpatrick, Tô Cách Lan, có người nói ở Cumberland, Anh Quốc. Cha mẹ
ngài là người Rôma sống ở Anh Quốc với nhiệm vụ cai quản các bán đảo.
Khoảng
14 tuổi, chính ngài và phần lớn các nô lệ cũng như các quần thần của cha ngài
bị hải tặc Ái Nhĩ Lan bắt và bán làm nô lệ để chăn cừu. Trong thời gian này,
Ái Nhĩ Lan là đất của người Druid và ngoại giáo. Ở đây, ngài học ngôn ngữ và
phong tục của dân tộc đang bắt giữ ngài.
Sáu năm
sau, Patrick vượt thoát, có lẽ đến nước Pháp, và sau đó trở về Anh đoàn tụ với
gia đình. Trong thời gian bị bắt tinh thần ngài thay đổi hoàn toàn. Ngài bắt
đầu học làm linh mục, và được chịu chức bởi Thánh Germanus, Ðức Giám Mục của
Auxerre.
Sau đó,
khi 43 tuổi ngài được tấn phong giám mục. Trong một thị kiến, dường như
"mọi trẻ con ở Ái Nhĩ Lan từ trong lòng mẹ vươn cánh tay" đến
ngài. Ngài hiểu thị kiến này là một lời mời gọi đi rao giảng Tin Mừng cho người
ngoại giáo Ái Nhĩ Lan. Ngài đến phía tây và phía bắc, là nơi chưa bao giờ đức
tin được rao giảng ở đây, và ngài đã được sự bảo vệ của các vua chúa trong
vùng và đã hoán cải rất nhiều người.
Ngài tấn
phong nhiều linh mục, chia quốc gia này thành các giáo phận, tổ chức các công
đồng, thành lập vài đan viện và tiếp tục thúc giục dân chúng sống thánh thiện
hơn.
Ngài chịu
đau khổ vì bị các tăng sĩ ngoại giáo chống đối, và bị chỉ trích cả ở Anh và
Ái Nhĩ Lan vì đường lối truyền giáo của ngài.
Trong
40 năm rao giảng và hoán cải, ngài đã làm nhiều phép lạ và đã viết Confessio
nói về tình yêu của ngài dành cho Thiên Chúa. Ngài từ trần năm 461 ở Saul, là
nơi ngài xây dựng nhà thờ đầu tiên.
Lời
Bàn
Ðiểm đặc
biệt của Thánh Patrick là sự bền bỉ trong các nỗ lực. Chỉ khi nghĩ đến tình
trạng của Ái Nhĩ Lan lúc ngài mới bắt đầu truyền giáo, với phạm vi rộng lớn
mà ngài phải lao nhọc và hạt giống đức tin mà ngài đã vun trồng hiện vẫn tiếp
tục nẩy nở và phát triển, thì người ta mới thán phục con người của Thánh
Patrick. Sự thánh thiện của một con người chỉ có thể nhận biết qua kết quả của
họ.
Lời
Trích
"Ðức
Kitô che chở tôi hôm nay: Ðức Kitô ở với tôi, Ðức Kitô ở trước tôi, Ðức Kitô ở
sau tôi, Ðức Kitô ở trong tôi, Ðức Kitô ở dưới tôi, Ðức Kitô ở trên tôi, Ðức
Kitô ở bên phải tôi, Ðức Kitô ở bên trái tôi, Ðức Kitô ở với tôi khi nằm nghỉ,
Ðức Kitô ở với tôi khi thức dậy, Ðức Kitô ở trong tâm hồn bất cứ ai khi nghĩ
đến tôi, Ðức Kitô ở trong mắt những ai khi nhìn thấy tôi, Ðức Kitô ở trong
tai những ai khi nghe lời tôi" (trích
từ ca vịnh của Thánh Patrick).
|
Copyright © 2010 by
Nguoi Tin Huu.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét