Ngày 04/4/2013
Thứ Năm Tuần
I Mùa Phục Sinh Năm C
BÀI ĐỌC I: Cv 3, 11-26
"Đấng ban sự sống
thì anh em đã giết đi, nhưng Thiên Chúa
đã cho Người từ cõi chết sống lại".
Trích
sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, khi người què được chữa
lành cứ theo sát Phêrô và Gioan, toàn dân bỡ ngỡ chạy đến hai ngài đang ở hành
lang gọi là hành lang Salômôn. Thấy vậy Phêrô liền nói với dân chúng rằng:
"Hỡi các người Israel ,
tại sao anh em ngạc nhiên về việc đó và nhìn chúng tôi như là chúng tôi dùng
quyền năng hay lòng đạo đức riêng mà làm cho người này đi được? Thiên Chúa
Abraham, Thiên Chúa Isaac, Thiên Chúa Giacóp, Thiên Chúa các tổ phụ chúng ta,
đã làm vinh danh Chúa Giêsu, Con của Ngài, Đấng mà anh em đã nộp và chối bỏ
trước mặt Philatô trong khi Philatô xét là phải tha cho Người. Anh em đã chối
bỏ Đấng Thánh, Đấng Công Chính, và xin tha tên sát nhân cho anh em, còn Đấng
ban sự sống thì anh em lại giết đi, nhưng Thiên Chúa đã cho Người từ cõi chết
sống lại, điều đó chúng tôi xin làm chứng. Và bởi đã tin vào danh Người, nên
danh Người đã làm cho kẻ mà anh em thấy và biết đây, được vững mạnh, và lòng
tin vào Người chữa anh này hoàn toàn lành mạnh trước mặt hết thảy anh em.
"Hỡi anh em, thế nhưng tôi biết rằng anh
em đã hành động vì không biết, như các thủ lãnh anh em đã làm. Thiên Chúa đã
hoàn tất việc Ngài dùng miệng các tiên tri mà báo trước rằng Đức Kitô của Ngài
phải chịu khổ hình. Vậy anh em hãy ăn năn hối cải, ngõ hầu tội lỗi anh em được
xoá bỏ, như thế để Thiên Chúa ban cho anh em thời kỳ thư thái, và sai Đức Giêsu
Kitô, Đấng mà Chúa đã phán hứa cùng anh em trước, Đấng phải về trời cho đến
thời kỳ phục hồi vạn vật, như Chúa đã dùng miệng các thánh tiên tri Ngài mà
phán từ ngàn xưa. Môsê đã nói rằng:
"'Vì Chúa là Thiên Chúa các ngươi sẽ cho
xuất hiện giữa anh em các ngươi một tiên tri như ta, các ngươi hãy nghe tất cả
những điều Ngài sẽ nói với các ngươi'. Vậy, tất cả những ai không chịu nghe
theo vị tiên tri đó, thì sẽ bị khai trừ khỏi dân chúng.
"Và tất cả các tiên tri, từ Samuel và các
vị kế tiếp, đều đã nói và tiên báo về ngày này. Anh em là con cháu các tiên tri
và con cháu của giao ước mà Chúa đã thiết lập với các tổ phụ chúng ta, khi
Người phán cùng Abraham rằng: "Chính nơi dòng dõi ngươi, mọi dân tộc trên
mặt đất sẽ được chúc phúc". Chính vì anh em trước tiên mà Thiên Chúa đã
cho Con của Ngài xuất hiện và sai đi chúc phúc cho anh em, để mỗi người từ bỏ
tội ác". Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 8, 2a và 5. 6-7. 8-9
Đáp: Lạy Chúa, lạy Chúa
chúng con, lạ lùng thay danh Chúa khắp nơi hoàn cầu (c. 2a).
Hoặc
đọc: Alleluia.
1)
Lạy Chúa, lạy Chúa chúng con, lạ lùng thay danh Chúa khắp nơi hoàn cầu! Nhân
loại là chi mà Chúa để ý chăm nom? - Đáp.
2)
Chúa dựng nên con người kém thiên thần một chút, Chúa trang sức con người bằng
danh dự với vinh quang, Chúa ban cho quyền hành trên công cuộc tay Ngài sáng
tạo, Chúa đặt muôn vật dưới chân con người. - Đáp.
3)
Nào chiên, nào bò, thôi thì tất cả, cho tới những muông thú ở đồng hoang, chim
trời với cá đại dương, những gì lội khắp nẻo đường biển khơi. - Đáp.
ALLELUIA: Tv 117, 24
Alleluia,
alleluia! - Đây là ngày Chúa đã thực hiện, chúng ta hãy mừng rỡ hân hoan về
ngày đó. - Alleluia.
PHÚC ÂM: Lc 24, 35-48
"Đấng Kitô phải
chịu thương khó như vậy, rồi mới được tôn vinh".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, hai môn đệ thuật lại các việc đã xảy
ra dọc đường và hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào. Mọi người còn
đứng bàn chuyện thì Chúa Giêsu hiện ra đứng giữa họ và phán: "Bình an cho
các con! Này Thầy đây, đừng sợ". Nhưng mọi người bối rối tưởng mình thấy
ma. Chúa lại phán: "Sao các con bối rối và lòng các con lo nghĩ như vậy?
Hãy xem tay chân Thầy: chính Thầy đây! Hãy sờ mà xem: ma đâu có xương thịt như
các con thấy Thầy có đây". Nói xong, Người đưa tay chân cho họ xem. Thấy
họ còn chưa tin, và vì vui mừng mà bỡ ngỡ, Chúa hỏi: "Ở đây các con có gì
ăn không?" Họ dâng cho Người một mẩu cá nướng và một tảng mật ong. Người
ăn trước mặt các ông và đưa phần còn lại cho họ. Đoạn Người phán: "Đúng
như lời Thầy đã nói với các con khi Thầy còn ở với các con, là: cần phải ứng
nghiệm hết mọi lời đã ghi chép về Thầy trong luật Môsê, trong sách tiên tri và
thánh vịnh". Rồi Người mở trí cho các ông am hiểu Kinh Thánh.
Người lại nói: "Có lời chép rằng: Đấng
Kitô sẽ phải chịu thương khó và ngày thứ ba Người sẽ từ cõi chết sống lại. Rồi
phải nhân danh Người rao giảng sự thống hối và sự ăn năn để lãnh ơn tha tội cho
muôn dân, bắt đầu từ thành Giêrusalem. Còn các con, các con sẽ làm chứng nhân về
những điều ấy". Đó là lời Chúa.
SUY NIỆM : Thầy Ðây Ðừng
Sợ
Vào một ngày nọ, từ mảnh vườn nhỏ nằm phía sau
nhà, bỗng có một tiếng khóc của cậu con trai duy nhất mới 5 tuổi khiến cho cha
mẹ cậu lo lắng. Họ vội vàng bỏ dở công việc chạy ra ẵm lấy cậu bé. Tiếng khóc
của cậu nức nở đầy tức tối và tiếc nuối. Vừa khóc, cậu vừa chỉ vào con rùa nằm
bật ngửa bất động: con rùa thân yêu của cậu bé đã chết, làm cho cậu bé khóc một
hồi rồi mới dỗ dành được. Họ hứa sẽ cử hành đám tang con rùa thật trọng thể.
Cha cậu sẽ lấy chiếc hộp sắt đẹp nhất mà bấy lâu nay gia đình đựng bánh kẹo để
làm hòm đựng con rùa. Sau khi chôn cất xong, mẹ cậu sẽ làm một bữa tiệc để mời
bạn bè của cậu và những người đã dự đám tang con rùa.
Tiếng khóc đã biến mất, thay vào đó là một nụ
cười. Ðể trấn an cậu, người cha lại hứa hẹn thêm: "Ba sẽ dẫn con ra phố và
mua cho con chùm bong bóng và những quả bóng tròn to tướng, mặc sức con vui đùa
với chúng bạn. Ðang khi cậu mỉm cười sung sướng với giấc mơ của mình, thì trước
sự ngạc nhiên của mọi người, chú rùa đã lật sấp trở lại rồi từ từ bò đi. Thấy
chú rùa như vậy, cậu bé vội hét lên: "Ba ơi, chúng ta giết quách con rùa
đi cho rồi".
Anh
chị em thân mến!
Thái độ đau buồn hoặc vui mừng của cậu bé
trước cái chết của chú rùa thân yêu cũng giúp cho chúng ta hiểu được tâm trạng
của các tông đồ sau cái chết của Thầy mình là Ðức Kitô. Tâm trạng ấy được thánh
Luca tường thuật thật rõ nét trong bài Tin Mừng hôm nay.
Sau khi Chúa Giêsu đã chết và xác Ngài được
chôn cất trong mồ, các môn đệ rơi vào tình cảnh đau buồn, tuyệt vọng. Họ ngồi
lại với nhau vì sợ người Do Thái; họ ngồi lại với nhau để than khóc u sầu hơn
là đợi chờ hy vọng. Có hai môn đệ không chịu nổi cảnh này đã bỏ về quê. Chúa
Kitô Phục Sinh đã hiện ra với hai ông và hai ông vội vã trở về Giêrusalem báo
Tin Mừng. Nhóm còn lại vẫn chưa tin việc Chúa Kitô Phục Sinh. Rồi Chúa Giêsu
lại hiện ra giữa họ, nhưng họ vẫn nghi ngờ là ma, không nghĩ là Thầy mình. Vì
thế, Chúa Giêsu tỏ cho họ thấy thân xác thật sự của Ngài. Họ vẫn chưa tin, Ngài
lại phải xin một miếng cá nướng và ăn uống bình thường với họ và họ được trấn
an.
Tuy nhiên, chỉ khi được Kinh Thánh soi sáng về
ý nghĩa biến cố Tử Nạn và Phục Sinh, chỉ khi được Chúa Giêsu soi lòng mở trí
cho thì các môn đệ mới vững tâm và vui mừng thật sự. Và chính lúc này Ngài trao
cho họ sứ mệnh rao giảng Tin Mừng.
Kitô giáo là tôn giáo của niềm vui: vui vì
được Chúa từ trời cao xuống viếng thăm, vui vì được ban tặng ơn cứu rỗi, vui vì
từ thân phận nô lệ tội lỗi được nâng lên hàng con cái và vui vì cuộc sống hạnh
phúc vĩnh cửu đang đón chờ. Một tôn giáo của niềm vui nhưng đã bị coi là tôn
giáo của khổ chế, hy sinh, và thập giá vì cuộc sống của các thành viên chưa
phản ánh đủ căn bản của niềm tin, như các môn đồ được nói đến trong bài Tin
Mừng hôm nay.
Thực tế, cuộc sống trước mắt đã khiến cho các
Kitô hữu u buồn và bi quan mà quên đi sự cao quí của hy sinh Thập Giá. Ðau khổ
dẫn đến vinh quang. Cái chết trên Thập Giá sẽ mang lại sự phục sinh khải hoàn.
Ðành rằng, con người bị hạn hẹp trong không gian và thời gian, không thể biến
viễn ảnh thành hiện tại.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà viễn ảnh trở
thành ảo ảnh phản ánh Phục Sinh vinh quang của Kitô hữu là nối dài của điểm
khởi đầu biến cố Phục Sinh của Ðức Kitô. Ðây là một biến cố đã được Ðức Kitô
báo trước và đã xảy ra và mãi mãi là chất men làm sống dậy những cuộc sống
khác.
Lạy Chúa, trên hành
trình đức tin, nhiều lúc con đã ngại ngùng sợ hãi không dám dấn thân vào con
đường Chúa mời gọi con bước tới. Con đường ấy có quá nhiều chông gai, thử
thách. Xin Chúa cho con hiểu rằng, bên trên các gai nhọn là đóa hồng rực rỡ.
Bên trên lớp mây mù ảm đạm là vầng thái dương huy hoàng. Có được một xác tín
như vậy, chắc chắn cuộc sống của con sẽ là chuỗi ngày vui mừng, hy vọng và tràn
trề cậy trông vào Chúa Kitô Phục Sinh. Amen.
(Veritas Asia)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Năm Tuần
I Bát Nhật Phục Sinh
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Làm thế nào để biết và tin chắc Chúa đã sống lại?
Mỗi năm, vào dịp các Kitô hữu chuẩn bị kỷ niệm
cuộc Thương Khó, cái chết, và sự sống lại của Chúa Giêsu, các tuần báo Mỹ như
Times và Newsweek luôn đặt những câu hỏi giật gân chung quanh việc sống lại của
Chúa như: Chúa Giêsu có thực sự sống lại không? Không một nhân chứng nào thấy
tận mắt lúc Chúa sống lại và ra khỏi mộ! Ngành khảo cổ không tìm thấy vết tích
gì cả về ngôi mộ của Chúa. Tại sao lại có hai nơi đều nhận là “mộ Chúa” bên Jerusalem ? Mục đích của
họ là để con người đặt lại niềm tin vào sự sống lại đời sau, đúng như thánh
Phaolô nói: “Nếu Đức Kitô không sống lại, niềm tin của chúng ta vô ích.”
Nhưng đi tìm những dữ kiện quanh ngôi mộ trống
là cách thấp nhất để chứng minh sự kiện Chúa sống lại. Các Bài Đọc hôm nay cho
chúng ta những bằng chứng cao hơn. Trong Bài Đọc I, thánh Phêrô minh chứng sự
kiện Chúa sống lại bằng việc làm cụ thể: Ngài dùng quyền năng của Chúa Kitô
phục sinh để chữa lành một người què từ lúc mới sinh, và minh chứng sự kiện phục
sinh đã được các ngôn sứ đề cập đến nhiều lần trong Kinh Thánh. Trong Phúc Âm,
Chúa Giêsu trực tiếp hiện ra với các tông đồ, và Ngài đã ăn uống trước mặt các
ông để chứng minh Ngài là người thật, chứ không phải là ma hay ảo ảnh mà các
ông đang sợ hãi. Ngài cũng dùng lời Kinh Thánh để chứng minh Ngài phải chịu đau
khổ và được sống lại.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I: Phêrô và Gioan chứng minh Chúa đã sống lại thật.
1.1/
Phêrô làm chứng cho Chúa Phục Sinh bằng việc chữa lành: Phêrô muốn chứng tỏ
với dân 2 điều:
(1)
Quyền chữa lành không đến từ con người: Ông Phêrô lên tiếng nói với dân: "Thưa
đồng bào Israel, sao lại ngạc nhiên về điều đó, sao lại nhìn chúng tôi chằm
chằm, như thể chúng tôi đã làm cho người này đi lại được, nhờ quyền năng riêng
hay lòng đạo đức của chúng tôi?”
(2)
Quyền chữa lành đến từ Đức Kitô:
-
Đức Kitô, Người mà anh em giết đi, đã sống lại: “Thiên Chúa của cha ông chúng ta, đã
tôn vinh Tôi Trung của Người là Đức Giêsu, Đấng mà chính anh em đã nộp và chối
bỏ trước mặt quan Philatô, dù quan ấy xét là phải tha. Anh em đã giết Đấng khơi
nguồn sự sống, nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết: về điều
này, chúng tôi xin làm chứng.”
-
Đức Kitô ban cho Phêrô uy quyền chữa lành: “Chính nhờ lòng tin vào danh Người, mà Người
đã làm cho kẻ anh em nhìn và biết đây trở nên cứng cáp; chính lòng tin Người
ban đã cho anh này được khỏi hẳn như thế, ngay trước mắt tất cả anh em.”
1.2/
Phêrô làm chứng cho Chúa bằng việc giải thích Kinh Thánh.
(1)
Chúa Giêsu phải chịu khổ hình: Việc các thủ lãnh Do-thái giết Chúa Giêsu không phải là
chuyện ngẫu nhiên xảy ra; nhưng đã được sắp đặt trước bởi Thiên Chúa, và được
loan báo trước bởi hầu hết các ngôn sứ của Người (Isaiah, Jeremiah, Hoseah).
Ông Phêrô trấn an dân: “Thưa anh em, giờ đây tôi biết anh em đã hành động vì
không hiểu biết, cũng như các thủ lãnh của anh em. Nhưng, như vậy là Thiên Chúa
đã thực hiện những điều Người dùng miệng tất cả các ngôn sứ mà báo trước, đó
là: Đấng Kitô của Người phải chịu khổ hình. Vậy anh em hãy sám hối và trở lại cùng
Thiên Chúa, để Người xoá bỏ tội lỗi cho anh em. Như vậy thời kỳ an lạc mà Đức
Chúa ban cho anh em sẽ đến, khi Người sai Đấng Kitô Người đã dành cho anh em,
là Đức Giêsu.”
(2)
Chúa Giêsu làm trọn lời loan báo của các ngôn sứ: Những gì xảy ra cho Đức Kitô khi Ngài
sống trên trần gian, đã được loan báo trước bởi các ngôn sứ; mỗi ngôn sứ loan
báo một khía cạnh của cuộc đời Ngài. Tổng hợp tất cả lời loan báo của các ngôn
sứ cho chúng ta sự hiểu biết về cuộc đời của Ngài. Ông Phêrô liệt kê 3 ngôn sứ
trong trình thuật hôm nay:
-
Lời chứng của Moses: “Từ giữa đồng bào của anh em, Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em
sẽ cho trỗi dậy một ngôn sứ như tôi để giúp anh em; tất cả những gì vị ấy nói
với anh em, anh em hãy nghe. Kẻ nào mà không nghe ngôn sứ ấy, thì sẽ bị diệt
trừ khỏi dân” (Deut 18:15-20).
-
Lời chứng của Samuel và các ngôn sứ khác: Sau đó, mọi ngôn sứ, kể từ ông Samuel đến
các vị kế tiếp, khi lên tiếng thì cũng đã loan báo những ngày chúng ta đang
sống (Lk 1:70).
-
Lời chứng mà Thiên Chúa đã hứa với tổ phụ Abraham: “Nhờ dòng dõi ngươi, mọi gia tộc trên
mặt đất sẽ được chúc phúc” (Gen 22:18, 26:4). Thiên Chúa đã cho Tôi Trung của
Người trỗi dậy để giúp anh em trước tiên, và sai đi chúc phúc cho anh em, bằng
cách làm cho mỗi người trong anh em lìa bỏ những tội ác của mình.
2/
Phúc Âm: Chúa hiện ra với các tông đồ.
2.1/
Chúa chứng minh cho các tông đồ biết Ngài là người thật: Khi một người nhìn
thấy hồn người chết hiện về, cảm tưởng của họ chắc cũng như các tông đồ: “Các
ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma.” Để chứng minh Ngài là người thật, Chúa
Giêsu làm hai việc:
(1)
Cho các ông sờ vào thân thể Ngài: Người nói với các ông: "Sao lại hoảng
hốt? Sao lòng anh em còn ngờ vực? Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ
rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?" Nói xong,
Người đưa tay chân ra cho các ông xem.
(2)
Ăn uống trước mắt các ông: Các ông còn chưa tin vì mừng quá, và còn đang ngỡ ngàng,
thì Người hỏi: "Ở đây anh em có gì ăn không?" Các ông đưa cho Người
một khúc cá nướng. Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông.
2.2/
Chúa chứng minh cho các tông đồ những lời Kinh Thánh đã nói về Ngài.
(1)
Toàn bộ Kinh Thánh cần thiết để hiểu Đức Kitô: Chúa Giêsu nhắc lại những lời dạy dỗ
của Ngài cho các ông khi Ngài còn ở với các ông: "Khi còn ở với anh em,
Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì Sách Luật Moses, các Sách Ngôn
Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm." Các ông
không thể hiểu những lời này mà không có Đức Kitô; đồng thời các ông cũng không
thể hiểu cuộc đời Chúa Kitô mà không được soi sáng bởi những lời này.
(2)
Tiên-tri Hosea đã nói về sự sống lại của Ngài: "Có lời Kinh Thánh chép rằng:
Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại” (Hos 6:2).
ÁP DỤNG TRONG CUỘC
SỐNG:
-
Chúng ta đừng bao giờ để các báo chí lung lạc niềm tin vào Chúa sống lại của
chúng ta.
-
Có nhiều bằng chứng về sự kiện Chúa sống lại: những lần Ngài hiện ra với các
môn đệ, những phép lạ các môn đệ nhân danh Ngài là làm, cuộc sống chứng nhân và
thay đổi hoàn toàn của các môn đệ, Kinh Thánh, và những cuộc trở lại của nhiều
người. Chúng ta không chỉ có 2 nhân chứng như Luật đòi, nhưng ức triệu nhân
chứng cho sự sống lại của Chúa Giêsu.
-
Lịch sử Giáo Hội hơn 2000 năm qua là bằng chứng hùng hồn Chúa Giêsu vẫn đang
họat động và ở lại trong Giáo Hội giữa bao chống đối, bắt bớ, và tù đày.
Linh mục Anthony Đinh
Minh Tiên OP
SỐNG LỜI CHÚA - Thứ Năm (Lc 24, 35-48)
Dẫn
Để
tin nhận một điều gì đó, thông thuờng người ta cần phải kiểm chứng rõ ràng.
Dẫu
tin Chúa phục sinh đã được loan báo đến các môn đệ Chúa, nhưng các ông vẫn sống
trong tình trạng bán tin bán nghi. Có lẽ vì thế trong lần hiện ra với các môn
đệ được tin mừng tường thuật hôm nay là để giúp cho các ông xác quyết về niềm
tin phục sinh của mình.
Chúa
nói “phúc cho những ai khôn gthấy mà tin”. Biết thế nhưng đức tin chúng ta còn
rất yếu kém. Xin Chúa gia tăng lòng tin nơi chúng ta.
Chia sẻ
"Sự
quyến rũ của người vợ”, bộ phim đã được phát sóng trên đài truyền hình VTV3 vào
22 giờ tối, các ngày trong tuần, năm 2012, rất lôi cuốn khán giả với những tình
tiết hấp dẫn.
Eun
Jae (người vợ) hiền lành chấp nhận mọi vất vả để chu toàn tốt bổn phận phục vụ
cho gia đình nhà chồng. Tuy nhiên cô luôn bị bà mẹ chồng khinh bỉ, đay nghiến.
Cô rất khổ tâm không chỉ vì bà mẹ chồng ác độc mà còn vì người chồng Gyo Bin đi
ngoại tình với Ae Ri (bạn của cô). Vì muốn chiếm đoạt tài sản
và cưới lấy Gyo Bin làm chồng, Ae Ri đã thâm độc bày mưu cho nhà chồng Eun-jae
đẩy Eun Jae vào đường cùng. Kết quả là, Eun Jae bị bố chồng đuổi ra khỏi nhà và
bị chồng bỏ rơi. Chưa hết, với âm mưu chiếm đoạt tài sản của bố Gyo Bin, Ae Ri
đã bày kế cho Gyo Bin giết chết đứa con của anh do Eun Jae mang trong mình, vì
bố Gyo-Bin thừa kế cho đức bé đó. Thế là Gyo Bin đã đẩy Eun jae xuống biển để
giết chết cả vợ cùng con.
Một
người đàn bà giàu có tên Lady Min tình cờ có mặt trong vùng cùng với người con
trai nuôi để tìm người con gái đang bị mất tích.
Khi
thấy Eun-jae đang trôi bất tỉnh trên biển, con trai nuôi bà đã ra tay cứu. Sau
khi được cứu sống, Eun-jae được thay thế vào chổ của người con gái mất tích của
bà Lady Min.
Nhưng
nổi nghi ngờ luôn ám ảnh người đàn bà giàu có ấy. Bà tự hỏi, không biết sự xuất
hiện của Eun-jae trong ngôi nhà bà có ý đồ gì? Thế là bà quyết định đuổi
Eun-jae ra khỏi nhà. Bị dồn vào chân tường, Eun-jae không thể che dấu sự thật
về thân phận của mình, nên đã trình bày hết những đau khổ mà cô gánh chịu trong
suốt thời gian qua khi chung sống bên nhà chồng, Nhất là nổi đau mất con. Dù
cảm thông cùng cảnh đời với bà khi xưa, nhưng bà Lady-Min vẫn chưa tin, nên bà
đã gặp trực tiếp mẹ của Eun-jae để xác nhận. Sau cùng, khi nhìn thấy tấm hình
của Eun-jae chụp chung với gia đình. Bà Lady-Min mới tin nhận lời Eun-jae.
Xem
những tình tiết ấy, tôi nhớ đến bài tin mừng hôm nay.
Để
thuyết phục các môn đệ tin chắc là Chúa đã sống lại, Chúa Giêsu cũng đã phải
kiên nhẫn đưa ra rất nhiều bằng chứng.
Trước
hết, Chúa bảo các ông hãy nhìn tay chân của Người.
Tiếp
đến, Chúa bảo họ cứ sờ vào thân thể của Người.
Dù
đưa tay chân và thân thể cho các ông xem, nhưng các ông cũng vẫn còn ngỡ ngàng.
Nên Chúa tiếp tục đưa thêm bằng chứng là hỏi xem các ông có gì ăn không? Và
Chúa đã cầm lấy khúc cá nướng các ông trao mà ăn trước mặt các ông. Qua đó Chúa
cho họ thấy rằng chính Người đã phục sinh chứ không phải là ma hiện hình.
Cuối
cùng Chúa còn phải dùng đến bằng chứng của Thánh Kinh tiên báo về Người và Lời
Người đã nói khi còn sống, để mở trí cho các ông hiểu, tất cả đều được ứng
nghiệm nơi Người.
Với
những bằng chứng thuyết phục, Chúa Giêsu đã minh chứng là Người đã sống lại và
kêu gọi các ông hãy làm chứng về sự phục sinh của Người. Nhân danh Người mà rao
giảng cho muôn dân, kêu gọi họ ăn năn sám hối để đuợc ơn tha tội.
Chúa
đã kiên nhẫn tìm mọi cách để cũng cố lòng tin nơi các môn đệ.
Xin
Chúa cũng cố và gia tăng lòng tin nơi chúng ta, nhất là những khi bị thử thách
về đức tin.
Chúa
đã trao cho các môn đệ sứ mạng làm chứng tin mừng phục sinh sau khi gặp gỡ và
tin nhận Chúa. Chúa cũng tiếp tục trao phó sứ mạng làm chứng nhân cho tất cả
chúng ta. Xin cho chúng ta biết siêng năng họp nhau cầu nguyện, siêng nhận lãnh
các bí tích nhờ thế đức tin chúng ta đủ mạnh để sống và làm chứng cho tin mừng
phục sinh.
04/04/13 THỨ NĂM ĐẦU THÁNG TUẦN BÁT NHẬT
PS
Lc 24,35-48
Lc 24,35-48
ĐỨC TIN ĐƯỢC TRẢI NGHIỆM
Bấy
giờ, hai môn đệ từ Emmau trở về, thuật lại những gì xảy ra dọc đường và việc
mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh. (Lc 24,35)
Suy niệm: Đức
tin mà hai môn đệ Emmau thông truyền cho các bạn không trừu tượng chút nào, nhưng
là đức tin liên hệ với những biến cố thật mà họ đã trải nghiệm. Họ được Chúa
cùng đi bên cạnh, từng nghe lời Chúa nói, từng thấy Chúa bẻ bánh. Kinh nghiệm
đó giúp họ nhận biết rằng, Chúa Kitô phục sinh là một Thiên Chúa hiện diện
trong lịch sử và nói với con người trong từng khoảnh khắc lịch sử. Nhờ kinh
nghiệm đức tin này các môn đệ Emmau không còn coi Thầy Giêsu như một người đã
chết, bị chôn vùi trong quá khứ; trái lại, họ mở lòng lắng nghe Lời Chúa trong
hiện tại, khẩn nài Chúa ở lại với mình, nhận ra sự hiện diện của Chúa phục sinh
khi Ngài bẻ bánh. Họ không ưu sầu tuyệt vọng nhưng họ vui mừng vì khám phá Chúa
phục sinh đang sống với họ hôm nay trong hành trình đi tới. Và nhờ đó, họ mạnh
dạn thông truyền đức tin mà chính họ là chứng nhân.
Mời Bạn:
Học biết giáo lý rất cần thiết cho đời sống đức tin, nhưng chưa phải là mục
đích của đức tin, mà còn phải gặp gỡ và sống với Chúa Ki-tô phục sinh, Đấng
đang sống với bạn trong hiện tại. Và hơn nữa đức tin đó được lớn lên và vững
mạnh khi được loan truyền cho tha nhân.
Chia sẻ:
Kinh nghiệm đức tin của hai môn đệ Emmau giúp gì cho sự tăng trưởng và thông
truyền đức tin của bạn?
Sống Lời Chúa: Chia sẻ một kinh nghiệm đức tin cho người khác.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, vì Chúa đã sống lại, con tin Chúa luôn hiện diện trong
mọi ngày đời con và thầm thì với con mọi lúc. Xin ở lại với con.
ANH EM LÀ
CHỨNG NHÂN
Chuyện Ðức Giêsu phục
sinh là chuyện khó tin. Nhưng nếu chúng ta sống quên mình phục vụ thì người ta
có thể gặp được Ðấng đang sống.
Suy niệm:
Sợ ma không phải chỉ là chuyện của
trẻ con. Cả người lớn như các tông đồ cũng sợ ma. Có lần Ðức Giêsu đi trên mặt
nước mà đến với họ, nhưng họ kinh hoàng tưởng Thầy là ma. Khi Ðức Giêsu phục
sinh hiện ra với các môn đệ, họ cũng hoảng hốt tưởng là thấy ma. Ðấng sống lại
đã kiên nhẫn làm hết cách để đưa các môn đệ ra khỏi nỗi ám ảnh kinh khủng. Ngài
mời họ xem và đụng đến tay chân Ngài để thấy Ngài là người bằng xương bằng
thịt. Ngài còn ăn một miếng cá nướng để cho họ thấy Ngài không phải là một bóng
ma. Khi các môn đệ yếu đức tin, họ coi Ðức Giêsu phục sinh chỉ là bóng ma.
Nhưng khi đức tin của họ được củng cố, họ mới thấy Ngài có thực.
Lắm khi chúng ta vẫn tưởng Chúa là
bóng ma đe dọa, vì Chúa đến gặp ta một cách quá bất ngờ, giữa lúc con thuyền
đời ta chòng chành vì gió ngược, hay lúc căn nhà lòng ta khép kín vì nỗi buồn
đau. Chúa vẫn đến lúc ta tưởng Ngài không thể đến. Ngài mời gọi ta làm chứng
nhân cho Ngài. Kitô hữu là chứng nhân của niềm hy vọng. Ðức Giêsu bị
đóng đinh đã sống lại ra khỏi mồ. Bạo lực, bất công, dối trá, hận thù bị thảm
bại. Quyền lực của bóng tối chỉ là tạm thời. Chiến thắng cuối cùng thuộc về
Tình Yêu và Ánh Sáng. Bởi thế người Kitô hữu vẫn hy vọng không ngơi ngay giữa
lúc sự dữ có vẻ thắng thế. Kitô hữu là chứng nhân của sự sống. Thế giới
hôm nay bị mê hoặc bởi sự chết. Những cuộc chiến tranh, xung đột, ám sát, bạo
động. Những loại ma tuý khiến người ta chết không ra người. Những vụ phá thai
quá dễ dàng nơi các cô gái trẻ. Những vụ tự tử chỉ vì những lý do không đâu.
Kitô hữu phải làm cho sự sống có mặt, và hấp dẫn gấp ngàn lần sự chết. Họ phải
là nguồn sống dồi dào, sống đơn sơ, thanh bạch, nhưng hạnh phúc. Kitô hữu là
chứng nhân của niềm vui. Bao trẻ thơ buồn vì thiếu thầy cô, thiếu trường
học. Bao bệnh nhân ở xa thành phố, cần đến thầy thuốc. Bao người nghèo khổ sống
trong nỗi muộn phiền. Nếu chúng ta thực sự có niềm vui của Chúa, nếu chúng ta
đã ra khỏi nỗi âu lo về mình, chắc chúng ta sẽ ra đi công bố Tin Mừng Phục
Sinh, bằng việc đem lại nụ cười cho những người bất hạnh. Chuyện Ðức Giêsu phục
sinh là chuyện khó tin. Nhưng nếu chúng ta sống quên mình phục vụ thì người ta
có thể gặp được Ðấng đang sống.
Cầu nguyện:
Giữa một thế giới chạy theo tiện nghi, hưởng thụ, xin cho con biết bằng lòng với cuộc sống đơn sơ.
Giữa một thế giới còn nhiều người đói nghèo,
xin cho
con đừng thu tích của cải.
Giữa một thế giới mà sự sống bị chà đạp, xin cho con biết quý
trọng phẩm giá từng người.
Giữa một thế giới không tìm thấy hướng sống,
xin cho
con biết xây lại niềm tin.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con cảm được cơn đói đang giày vò bao người, xin cho con nghe được lời mời của Chúa:“Các con hãy cho họ ăn đi.”
Ước gì chúng con dám trao tất cả những gì chúng con có cho Chúa, để Chúa trao tất cả những gì Chúa có cho chúng con và cho cả nhân loại.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Trong ánh sáng Phục Sinh, Giáo Hội mời gọi chúng ta suy nghĩ về ý nghĩa và giá trị của đau khổ. Khi hiện ra cho hai môn đệ Emmaus, Chúa Giêsu đã dẫn giải cho các ông về ý nghĩa của đau khổ trong tương quan với sự phục sinh của Ngài. Ngài đã trải qua đau khổ để tiến vào vinh quang. Cuộc khổ nạn là tiền đề bắt buộc của sự sống lại. Như Phêrô có lần đã can ngăn, các môn đệ khách cũng không chấp nhận được sự kiện Chúa Giêsu phải chết, và vì thế các ông cũng không tin ở sự phục sinh của Ngài.
Trong ánh sáng Phục Sinh, chúng ta được mời gọi để nhìn vào nỗi cay cực khốn khổ hiện tại của chúng ta. Trong huấn thị về việc làm cho chết êm dịu công bố năm 1990, Bộ Giáo Lý Ðức Tin đã viết:
"Sự đau khổ, nhất là trong những giây phút cuối đời, mang một ý nghĩa đặc biệt trong chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa. Quả thực, đau khổ là tham dự vào cuộc khổ nạn của Chúa Kitô và kết hợp với Hy Tế cứu rỗi của Ngài. Hy Tế mà Ngài đã dâng hiến như của lễ đẹp lòng Chúa Cha".
Mẹ Têrêsa Calcutta thì coi đau khổ như một hồng ân của Chúa, Mẹ nói:
"Tôi tự hỏi thế giới này sẽ ra sao, nếu không có những người vô tội đang đền bù cho tất cả chúng ta. Mỗi ngày, cuộc tử nạn của Chúa Giêsu được lặp lại trong cuộc sống của những người đau khổ. Ðau khổ không phải là một trừng phạt. Ðau khổ là một hồng ân. Chính vì thế cần có tâm hồn trong sạch để nhận ra bàn tay Chúa, để cảm nhận tình yêu của Ngài trong đau khổ của chúng ta".
Ước gì ánh sáng Phục Sinh của Chúa Kitô chiếu dọi vào tăm tối của những đau khổ thử thách của chúng ta, để trong mọi sự chúng ta luôn cảm nhận được tình yêu của Chúa và làm chứng cho tình yêu ấy bằng thái độ phó thác và yêu thương.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Hãy Nâng Tâm
Hồn Lên
4
THÁNG TƯ
Được Mai
Táng Với Đức Kitô - Được Phục Sinh Với Người
Giáo
Hội tuyên xưng trong Kinh Tin Kính: “Người đã chịu nạn, chịu chết, và chịu táng
xác. Nhưng ngày thứ ba Người đã sống lại.”
Trước
khi sống lại từ cõi chết, Đức Kitô – với cái chết cứu độ của Người – đã chạm
đến tội lỗi của con người qua mọi thế hệ. Người đã ghé thăm các linh hồn trong
cõi âm ty với quyền năng cứu chuộc do cái chết của Người, với quyền năng trao
ban sự sống do cái chết của Người. Hỡi sự chết, Ta sẽ là chính sự chết của
ngươi!
Cũng
vậy, chúng ta – những người còn đang sống – đã được dìm trong cái chết của
Người (cf. Rm 6,3). Cái chết của Đức Kitô, cái chết cứu chuộc, cái chết trao
ban sự sống, đã tiêu diệt di lụy của tội lỗi vốn có mặt nơi mỗi người chúng ta.
Thật vậy, “chúng ta … được thanh tẩy để tháp nhập vào với Đức Giê-su Kitô” (Rm
6,3). Và Thánh Phao-lô nói tiếp: “Qua phép Rửa, chúng ta thật sự được mai táng
với Người, để – cũng như Đức Kitô được phục sinh từ cõi chết nhờ vinh quang của
Chúa Cha – chúng ta cũng sẽ sống trong sự sống mới” (Rm 6,4).
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày
04-4 Thứ Năm Trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh.
Cv
3, 11-26; Lc 24, 35-48
LỜI
SUY NIỆM: Các ông còn đang nói, thì chính Đức Giêsu đứng giữa các ông và bảo:
“Bình an cho anh em” (Lc 24,36)
Trong
cuộc sống của một đời người luôn mong muốn được sự bình an. Bình an người ta
cầu chúc cho nhau chỉ là những ý muốn tốt đẹp. Nhưng với lời chúc bình an của
Chúa trong đó có ý muốn và quyền năng của Ngài nữa, Nếu chúng ta muốn hưởng
được sự bình an thật sự này chỉ có trong mọi Thánh Lễ, không những chỉ là lời
của vị Chủ tế mà còn chính Chúa chúc nữa. Khi chúng ta cùng cúi xuống lần thứ
ba “Lạy Chiên Thiên Chúa..; Xin ban bình an cho chúng con.” Chính Chúa trực
tiếp ban bình an của Ngài cho chúng ta ; chúng ta có thật sự đón nhận hay chỉ
xem đó là một nghi thức.
Mạnh
Phương
Gương các
Thánh
Ngày
04/4 - Thánh ISIDORO
Giám
Mục Tiến Sĩ Hội Thánh (+636)
Thánh Isidorô được coi như vị thánh tiến sĩ lừng
danh nhất của Giáo hội Tây Ban Nha. Ngài chào đời tại Carthagena trong một gia
đình thật đặc sắc, có cha mẹ đạo đức và và cả bốn anh em đều được tôn phong lên
hàng hiển thánh . Các anh Ngài là hai thánh giám mục Leanger và Fulgentio. Chị
Ngài là thánh nữ Florentina. Như vậy thánh Isidôrô thật có phúc vì được sinh ra
sống giữa các vị thánh.
Cha mẹ mất sớm, người anh cả lãnh nhiệm vụ hướng
dẫn đứa em út Isidorô. Một bức thư của thánh Leander viết cho em gái là thánh
Florentina làm chứng điều đó: - "Anh xin em hãy nhớ đến anh trong kinh
nguyện và đừng quên chú út Isidorô. Cha mẹ đã ký thác em cho chúng ta và đã trở
về với Chúa mà không phải e sợ gì, bởi vì các Ngài đã trao cho em một người chị
và hai người anh săn sóc".
Dù rất thương em. Nhưng Leander đã phải dùng biện
pháp mạnh là cây roi để sửa trị tính nhu nhược của đứa em biếng nhác. Một lần
kia vì sợ đòn và chán học, Isidorô đã bỏ nhà trốn đi. Cậu chạy nước rút mau hết
sức cho tới khi ngã quỵ bên một bờ giếng. Mơ màng trong lúc lấy hơi, cậu nhìn
thấy vách đá bên thành giếng có một đường rãnh. Một phụ nữ đến kín nước giải
thích cho cậu biết rằng, đá cứng đến đâu đi nữa nhưng sợ giây thừng cọ sát liên
tục cũng soi mòn được. Hiện tượng này khiến cậu phải suy nghĩ: "Với thời
gian sợi giây thừng và những giọt nước đẽo được cả đá, còn tôi lại không thể
học hành để gọt giũa tâm hơn sao ?"
Thật là một bài học lạ lùng đối với Isidorô. Ngài
lấy lại can đảm bắt tay và làm việc không còn biết mệt mỏi. Nỗ lực không ngừng
đã biến Ngài thành nhà thông thái nhất thời đó. Còn thanh xuân, Ngài đã thông
hiểu triết học, đã nghiên cứu các tác phẩm về luật. Nhà chép sử Arevalo đã phải
thán phục ghi nhận nói Ngài một sự cao siêu như Platon, sự thông hiểu của
Aristote, tài hùng biện của Cicéron, sự uyên bác của Origenê, sự thận trọng của
thánh Hiêronimô, giáo thuyết của thánh Augustinô và sự thánh thiện của thánh
Gregoriô. Người ta còn nói rằng khi đọc một bức thư của Isidorô, thánh Grêgoriô
đã thốt lên lời đầy tính chất tiên tri: - "Đây là một tiên tri Daniel, một
người còn trổi vượt hơn cả Salomon".
Isidorô thụ phong linh mục và theo anh là Leander
đang làm giám mục Seville ,
tham dự các công đồng. Dầu có cuộc bách hại của nhà vua theo phái Ariô và đã
trục xuất hai anh của Ngài, thánh nhân vẫn công khai chống lại lạc giáo. Ngài
đã thay anh cai quản giáo phận lúc người anh bị lưu đày. Năm 600, khi Đức Cha
Leander từ trần, Ngài đã được cử lên kế vị. Đức giáo hoàng Grêgoriô cả còn đặt
Ngài làm vị tổng đại diện cho mình ở Tây Ban Nha.
Dầu không bao giờ là tu sĩ, thánh Isidorô đã viết
một bộ luật dòng tu. Ngài giải thích, khai triển và hệ thống hoá phung vụ
Mozarabic. Ngài nỗ lực tiêu diệt tàn tích của phái Ariô, và đánh bại lạc thuyết
của Acephali, một ngành của lạc giáo Nhất tính thuyết ở Tây Ban Nha. Hơn nữa
thánh nhân còn lập nhiều trường học để giáo dục con dân của Ngài. Có ảnh hưởng
lớn tại triều đình, Ngài cũng giữ phần sáng chói trong cộng đồng Toleđô năm
610, chủ tọa công đồng Seville II năm 618 hay 619 và công đồng Tôleđo IV năm
633.
Nhưng trách vụ của Đức giám mục không ngăn cản
công việc trước tác phong phú của thánh Isidorô. Ngài đã viết một từ điển các
tiếng đồng âm, một khảo luận về thiên văn địa lý, tiểu sử của các vĩ nhân và
các nhân vật trong thánh kinh, một cuốn lịch sử xứ Goth. Tác phẩm ảnh hưởng
nhất của Ngài là Bộ bách Khoa từ điển ETYMOLOGIES tóm lược những hiểu biết của
thời đại Ngài.
Sau 36 năm nhọc mệt trong chức giám mục, thánh
Isidorô phải chịu đựng mọi yếu đau của tuổi già. Bệnh tật có thể nghiền nát
thân xác, nhưng lại không thể làm giảm thiểu được nhiệt tâm của Ngài. Trong sáu
tháng cuối đời, Ngài tăng thêm việc bác ái đến nỗi một đoàn dân nghèo đến với
Ngài tấp nập từ sáng đến chiều và cuối cùng chính Ngài cũng lâm cảnh nghèo
túng. Biết rằng sắp kết thúc được đời Ngài mời hai giám mục phụ tá đến thăm,
Ngài theo họ tới nhà thờ. Ơ đó một vị giám mục mặc áo nhặm cho Ngài, một vị
giám mục bỏ tro lên đầu Ngài. Giơ tay lên trời Ngài lớn tiếng xin Chúa thứ tha
tội lỗi, rước lễ. Xin mọi người cầu nguyện cho, khuyên nhủ dân chúng sống bác
ái, phân phát hết tiền của còn lại. Trở về nhà, Ngài qua đời trong an bình của
Chúa ngày 04 tháng 04 năm 636.
Theo lời yêu cầu của thánh nhân, thi hài Ngài
được mai táng với thánh Leander và Florentina. Nhưng về sau Vua Ferdinand di
chuyển hài cốt về Leon .
Đức Giáo hoàng Benedictô XV tôn phong thánh Isidorô lên hàng Tiến sĩ Hội Thánh.
(daminhvn.net)
04 Tháng Tư
Ðánh
Nhau Bằng Gậy Gộc
Họa sĩ Goya, người Tây
Ban Nha vào đầu thế kỉ 19, đã để lại một loạt những bức tranh mô tả thân phận
con người thật ý nghĩa. Một trong họa phẩm mà ông đã thực hiện trong thời nội
chiến của người Tây Ban Nha vào cuối thế kỷ 18 mang tựa đề: "Ðánh nhau
bằng gậy gộc".
Trong bức tranh, Goya
vẽ hai người nông dân xô xát nhau. Mỗi người cầm trong tay một chiếc dùi cui
sần sùi. Một người đang giơ chiếc dùi cui để bảo vệ mặt mình. Nền trời không để
lộ một nét nổi bật nào. Người ta không đoán được trời sắp giông bão hay sắp
sáng rỡ.
Thoạt nhìn qua cũng
nghĩ đây chỉ là một bức tranh tầm thường như những bức tranh khác. Thế nhưng có
một chi tiết nói lên tất cả ý nghĩa của bức tranh: đó là hai người nông dân
đang hầm hầm sát khí để loại trừ nhau này lại mắc cạn trong cồn cát. Từng cơn
gió thổi, cát bụi đang kéo tới phủ lấp hai người đến quá đầu gối.
Goya muốn cho chúng ta
thấy rằng cả hai người nông dân này sắp chết. Họ sẽ không chết vì những cú dùi
cui giáng trên nhau cho bằng chính cát bụi đang từ từ chôn vùi họ.Thế nhưng
thay vì giúp nhau để ra khỏi cái chết, họ lại cư xử chẳng khác nào thú dữ: họ
cắn xé nhau. Họa phẩm "Ðánh nhau bằng gậy gộc" trên đây của danh họa
Goya nói lên phần nào tình cảnh mà nhân loại chúng ta đang trải qua.Thay vì
giúp nhau để ra khỏi không biết bao nhiêu tai họa, con người lại giành giật
chém giết lẫn nhau.
Bức
tranh ấy có lẽ không chỉ diễn ra ở quy mô thế giới, một nơi nào đó ngoài cuộc
sống của chúng ta, mà không chừng đang diễn ra hằng ngày trong các mối tương
quan của chúng ta với những người xung quanh. Cơn cám dỗ muốn thanh toán và
loại trừ người khác có lẽ vẫn còn đang gặm nhấm tâm hồn chúng ta.
Bức
tranh của họa sĩ Goya cũng chính là bức tranh của thân phận con người chúng ta.
Ngay chính trong cơn quẫn bách và đe dọa tứ phía, thay vì liên đới để bảo vệ
nhau, người ta vẫn có thể đâm chém lẫn nhau.
Một
nhạc sĩ nào đó đã có lý để tra vấn chúng ta: giết người đi thì ta ở với ai? Một
trong những phương thế tốt đẹp nhất để tiêu diệt một kẻ thù chính là biến kẻ
thù ấy trở thành một người bạn.
Chúa
Giêsu đã để lại cho chúng ta khuôn vàng thước ngọc: nếu có ai vả má bên phải
của ngươi, hãy chìa luôn cả má còn lại... Trong những giờ phút cuối đời, khi
đứng giữa những người đang đằng đằng sát khí muốn hủy diệt mình, Chúa Giêsu đã
xin Chúa Cha tha thứ cho họ.
(Lẽ
Sống)
Thứ Năm 4-4
Thánh Isidore ở Seville
(560? - 636)
T
|
Thánh Isidore là người hợp nhất Tây Ban Nha, giúp quốc gia này trở nên một trung tâm văn hóa và học thuật cũng như một khuôn mẫu cho các quốc gia Âu Châu khác, mà các nền văn hóa ấy đang bị đe dọa bởi sự xâm lăng của những người man rợ.
Có thể nói Thánh Isidore sinh trong một gia đình thánh thiện của thế kỷ thứ sáu ở Tây Ban Nha. Hai người anh của ngài, Leander và Fulgentius, và người chị, Florentina, đều là các thánh được sùng kính ở Tây Ban Nha. Ðây cũng là một gia đình lãnh đạo và tài giỏi với các vị Leander và Fulgentius đều làm giám mục và Florentina làm mẹ bề trên.
Là một người tài giỏi về học thuật, đôi khi Thánh Isidore được gọi là "Sư Phụ của Thời Trung Cổ" vì cuốn bách khoa ngài viết, "Etymology" (Từ Nguyên Học) đã được dùng như sách giáo khoa trong chín thế kỷ. Ngài còn viết các sách về văn phạm, thiên văn, địa lý, sử ký, và tiểu sử cũng như thần học.
Kế vị anh mình là Ðức Leander, Isidore làm giám mục Seville trong 37 năm, ngài đặt ra các mẫu mực cho một đại diện chính phủ ở Âu Châu, đồng thời ngài tẩy chay các quyết định độc đoán và thành lập các thượng hội đồng để thảo luận về đường hướng của Giáo Hội Tây Ban Nha. Ngài yêu cầu mỗi một giáo phận đều phải có chủng viện, ngài viết quy luật cho các dòng tu và thành lập các môn học thuộc đủ mọi ngành. Thánh Isidore viết rất nhiều sách, kể cả một cuốn tự điển, một bộ bách khoa, một cuốn sử người Gô-tích và một cuốn sử thế giới bắt đầu từ khi Thiên Chúa tạo thành trời đất! Ngài hoàn thành bộ phụng tự Mozarabic mà ngày nay vẫn còn được sử dụng ở
Ngay khi 80 tuổi, ngài vẫn sống khắc khổ. Trong sáu tháng sau cùng của cuộc đời, ngài gia tăng lòng bác ái đến độ, từ sáng đến tối, nhà của ngài lúc nào cũng đầy người nghèo. Ngài từ trần năm 636 và được Giáo Hội tuyên xưng là Tiến Sĩ Hội Thánh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét