Thứ Sáu sau Chúa nhật IV Phục Sinh
Cv
13,26-33 ; Tv 2 ; Ga 14,1-6.
Bài đọc Cv
13,26-33
26 Khi đến An-ti-ô-khi-a
miền Pi-xi-đi-a, ông Phao-lô đứng giữa hội đường và nói : "Thưa đồng bào
Ít-ra-en, và thưa anh em đang hiện diện nơi đây, là những người kính sợ Thiên
Chúa, lời cứu độ này được gửi tới chúng ta. 27 Dân cư thành Giê-ru-sa-lem và các thủ lãnh của họ đã không
nhận biết Đức Giê-su ; khi kết án Người, họ đã làm cho ứng nghiệm những lời
ngôn sứ đọc mỗi ngày sa-bát. 28 Tuy không thấy Người có tội gì đáng chết, họ vẫn đòi Phi-la-tô xử
tử. 29 Sau khi thực hiện tất cả
mọi điều Kinh Thánh chép về Người, họ đã hạ Người từ trên cây gỗ xuống và mai
táng trong mồ. 30
Nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết. 31 Trong nhiều ngày, Đức
Giê-su đã hiện ra với những kẻ từng theo Người từ Ga-li-lê lên Giê-ru-sa-lem.
Giờ đây chính họ làm chứng cho Người trước mặt dân.
32 "Còn chúng tôi,
chúng tôi xin loan báo cho anh em Tin Mừng này : điều Thiên Chúa hứa với cha
ông chúng ta, 33
thì Người đã thực hiện cho chúng ta là con cháu các ngài, khi làm cho Đức
Giê-su sống lại, đúng như lời đã chép trong Thánh vịnh 2 : Con là Con của Cha,
ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con.
Đáp ca Tv
2,6-7.8-9.10-11 (Đ. c. 7)
Đáp : Con là Con của Cha,
ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con.
Hoặc:
Đáp : Ha-lê-lui-a.
6 "Chính
Ta đã đặt vị quân vương Ta tuyển chọn,
lên trị vì Xi-on, núi
thánh của Ta."
7 Tân
vương lên tiếng : Tôi xin đọc sắc phong của Chúa,
Người phán bảo tôi rằng :
"Con là con của Cha,
ngày hôm nay Cha đã sinh
ra con. Đ.
8 Con
cứ xin, rồi Cha ban tặng
muôn dân nước làm sản nghiệp
riêng,
toàn cõi đất làm phần lãnh
địa.
9 Con
sẽ dùng trượng sắt đập chúng tan tành,
nghiền nát chúng như đồ
sành đồ gốm." Đ.
10 Vậy
giờ đây, hỡi các vua chúa, hãy biết điều,
thủ lãnh trần gian, nào tỉnh
ngộ !
11 Đem
lòng kính sợ mà phụng thờ Đức Chúa. Đ.
Tung hô Tin Mừng Ga 14,6
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúa nói :
"Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến với
Chúa Cha mà không qua Thầy." Ha-lê-lui-a.
Tin Mừng Ga 14,1-6
1 Khi ấy, Đức Giê-su nói với
các môn đệ rằng : "Anh em đừng xao xuyến ! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin
vào Thầy. 2 Trong nhà Cha Thầy, có nhiều
chỗ ở ; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. 3 Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại
đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. 4 Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi."
5 Ông Tô-ma nói với
Đức Giê-su : "Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng
con biết được đường ?" 6 Đức Giê-su đáp :
"Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến
với Chúa Cha mà không qua Thầy."
(bản văn
theo UB.Kinh Thánh/HĐGMVN)
Suy Niệm:
Ðức Giêsu một lần nữa tỏ cho chúng ta sứ mạng Ngài. Sứ mạng của Ngài là đến
trần gian để dẫn đưa nhân loại về cùng Cha, đến sự sống đời đời. Chính Ðức
Giêsu là con đường duy nhất, mà ai muốn đến cùng Cha, muốn có sự sống đích thực
thì phải qua con đường đó. Nếu chúng ta từ chối Ðức Giêsu, không bao giờ chúng
ta có thể đạt được hạnh phúc viên mãn.
Nhưng thế nào là đi vào con đường của Ðức Giêsu là đón nhận Ðức Giêsu? Lời
Chúa nhắc nhở cho chúng ta: Yêu mến là chu toàn giới luật. Luật yêu thương mà
Chúa đã sống và truyền lại cho chúng ta. Nếu chúng ta biết sống yêu là một dấu
chứng chúng ta đang đi trong con đường tình yêu của Ðức Giêsu. Ðể cùng với Ðức
Giêsu chúng ta đi về cùng Cha hưởng nguồn hạnh phúc vĩnh cửu.
Cầu Nguyện:
Lạy Cha, Cha đã trao ban sự sống là Ðức Giêsu cho chúng con. Nên chỉ có Ðức
Giêsu mới có thể cho chúng con sự sống vĩnh cửu ngay từ đời này. Xin cho mỗi
tín hữu chúng con biết tin vào Ðức Giêsu, biết sống yêu thương như Ðức Giêsu. Ðể
mọi người chung quanh chúng con cũng nhận ra, tin vào Cha và được sự sống đời đời.
Chúng con nguyện xin nhờ danh Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen.
(Lời Chúa
trong giờ kinh gia đình)
Thầy Sẽ Trở Lại Với Các
Con
Anh chị em thân mến!
Cuộc "trở lại" nào cũng được khởi đầu bằng sự ra đi. Có ra đi mới
có trở lại. Thế nhưng, cũng có những cuộc ra đi không bao giờ trở lại. Ra đi
không trở lại vì nơi xuất phát của việc ra đi chẳng còn gì có thể lưu luyến người
đi. Ði để cởi bỏ một qua khứ đau buồn, đi để trốn trách nhiệm, đi để tránh những
ràng buộc theo đuổi. Chân vừa cất bước đi thì lòng đã rộn ràng niềm vui.
Những cuộc ra đi ngày chẳng bao giờ có hứa hẹn. Hoặc nếu có thì cũng chỉ là
những lời giả dối đầu môi để dễ dàng trốn thoát. Hứa hẹn làm gì khi mắt chưa
khuất mà lòng đã xa. Gặp lại nhau làm gì khi đã đào sẵn hố sâu ngăn cách. Người
ta chỉ hứa hẹn khi chân phải bước mà lòng chẳng muốn rời.
Hứa hẹn là gởi gắm sự hiện diện cho người ở lại. Lời hứa trở lại diễn tả một
sự gắn bó tha thiết, dù mãi tận nơi đâu thì tâm hồn vẫn kề bên với người ở lại.
Lời hứa trở lại có sức xoa dịu nỗi đau bằng viễn ảnh hạnh phúc, ngày tái ngộ lời
hứa sẽ vượt thắng những buồn đau hiện tại. Dù rằng thời gian đợi chờ bao giờ
cũng dài dẳng lê thê.
Khi Chúa Giêsu sắp từ giã các môn đệ để ra đi trở về cùng Cha, bấy giờ các
môn đệ u buồn xao xuyến. Thật vậy, làm sao mà chẳng có u buồn khi đã có ba năm
tình nghĩa Thầy trò vui buồn sướng khổ bên nhau. Làm sao mà chẳng xao xuyến âu
lo khi trụ cột gia đình vắng bóng, khi chốn tựa nương không còn.
Chúa Giêsu đã biết trước điều
này và các môn đệ cũng đã thấm thía nỗi buồn khi Thầy họ tuyên bố ra đi. Bởi thế,
Ngài đã giải thích cho họ biết về sự ra đi của Ngài, và nhất là Ngài hứa sẽ trở
lại.
Ngài ra đi không vì bản thân
Ngài, nhưng là vì các tông đồ. Ngài ra đi vì để dọn chỗ cho các môn đệ, và khi
đã dọn xong chỗ thì Ngài sẽ trở lại để đem các ông đi cùng Ngài.
Còn gì vui sướng cho bằng khi
một người ra đi nhận chịu mọi vất vả gian lao, để tất cả chỉ vì người ở lại.
Như thế, người ở lại sẽ không còn mặc cảm là mình bị bỏ rơi, bị chối từ. Họ
hãnh diện sung sướng vì được người ra đi đặc biệt quan tâm để ý tới. Bởi thế,
thái độ xứng hợp của người ở lại chẳng phải là u buồn than khóc, hoặc ngồi
không chờ đợi, nhưng phải góp sức với người ra đi bằng việc chuẩn bị sẵn sàng để
đến lúc hội ngộ, không còn phải đợi chờ làm giảm đi niềm vui của sự gặp gỡ nữa.
Vì thế, nếu biết chuẩn bị thì
sẽ làm cho người ở hạnh phúc vui mừng biết bao. Và còn gì bẽ bàng cho bằng khi
trở lại mà chỉ gặp toàn những dửng dưng, thờ ơ. Còn gì làm buồn lòng Thiên Chúa
cho bằng khi Ngài đến gõ cửa tâm hồn mà người ta đã đóng kín.
Vậy, khi lãnh nhận niềm tin,
người tín hữu Kitô cũng được Chúa Giêsu hứa hẹn. Ngài hứa hẹn là Ngài sẽ trở lại,
trở lại với riêng từng người, và chung tất cả mọi người trên trần thế này. Khi
trở lại, Ngài sẽ đem họ lên nơi Ngài đã dọn chỗ. Họ sẽ hưởng trọn niềm vui mà
hiện tại họ chỉ mới cảm nghiệm được lờ mờ như nhìn hình ảnh phản chiếu trong
gương. Giờ trở lại Ngài không báo trước, nhưng Ngài muốn họ luôn sẵn sàng như
tân nương vui mừng chờ đón tân lang.
Lạy Chúa, xin cho con biết
chọn lời hứa trở lại của Chúa, để làm ngọn đuốc hướng dẫn ngày sống hiện tại của
Chúa, nó sẽ là ngọn lửa hy vọng giúp chúng con thoát khỏi mạng lưới u buồn của
cuộc đời giăng mắc xung quanh chúng con, có ánh sáng ngọn lửa hy vọng soi chiếu,
chúng con sẽ không còn cô đơn vì biết rằng Chúa vẫn hằng quan tâm đến chúng
con. Amen.
(Veritas
Asia)
SUY NIỆM
Sách Công vụ Tông đồ có một lối nói đặc biệt để
chỉ kitô giáo.
Tôn giáo mới này được gọi Đường của Chúa (Cv 18, 25-26),
hay thường xuyên hơn, được gọi là Đường (Cv 19, 9. 23; 22, 4; 24, 14. 22).
Sách Công vụ cũng có lối nói đặc biệt để chỉ các kitô hữu.
Họ được gọi là những người thuộc về Đường (Cv 9, 2),
và họ đã chịu bách hại vì theo con đường này, theo Đạo này.
Tôn giáo mới này được gọi Đường của Chúa (Cv 18, 25-26),
hay thường xuyên hơn, được gọi là Đường (Cv 19, 9. 23; 22, 4; 24, 14. 22).
Sách Công vụ cũng có lối nói đặc biệt để chỉ các kitô hữu.
Họ được gọi là những người thuộc về Đường (Cv 9, 2),
và họ đã chịu bách hại vì theo con đường này, theo Đạo này.
Trong bài Tin Mừng hôm nay,
chúng ta nghe Đức Giêsu nói : “Chính Tôi là Đường” (c. 6).
Phải chăng vì thế kitô giáo được sách Công vụ gọi là Đường của Chúa,
và các kitô hữu đầu tiên được gọi là những người thuộc về Đường ?
Đối với kitô hữu, theo đạo chính là theo một Con Đường.
Con Đường ấy không phải chỉ là một số lễ nghi hay giáo lý phải giữ,
cũng không phải là những minh triết khôn ngoan phải theo.
Con Đường ấy hiện thân nơi một con người.
Theo đạo chính là theo Con Đường mang tên Giêsu,
là gắn bó sống chết với Giêsu, chia sẻ sứ mạng của Giêsu,
Con Thiên Chúa làm người bằng xương bằng thịt.
chúng ta nghe Đức Giêsu nói : “Chính Tôi là Đường” (c. 6).
Phải chăng vì thế kitô giáo được sách Công vụ gọi là Đường của Chúa,
và các kitô hữu đầu tiên được gọi là những người thuộc về Đường ?
Đối với kitô hữu, theo đạo chính là theo một Con Đường.
Con Đường ấy không phải chỉ là một số lễ nghi hay giáo lý phải giữ,
cũng không phải là những minh triết khôn ngoan phải theo.
Con Đường ấy hiện thân nơi một con người.
Theo đạo chính là theo Con Đường mang tên Giêsu,
là gắn bó sống chết với Giêsu, chia sẻ sứ mạng của Giêsu,
Con Thiên Chúa làm người bằng xương bằng thịt.
Đức Giêsu không chỉ là người dẫn đường.
Chính Ngài là Đường, là Đạo.
Hơn thế nữa, Ngài là Con Đường duy nhất dẫn ta đến với Chúa Cha.
“Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (c. 6).
Phải qua Con Đường Giêsu chúng ta mới vào được thế giới của Thiên Chúa,
bởi lẽ chỉ Đấng từ trời xuống mới có thể đưa chúng ta lên trời.
Ngày nay người ta nói đến nhiều con đường khác để được cứu độ.
Nhưng con đường nào cũng phải đi qua Con Đường Giêsu.
Nơi Con Đường này chúng ta gặp được Sự Thật trọn vẹn về Thiên Chúa.
Nơi đây chúng ta gặp được Sự Sống viên mãn của chính Thiên Chúa.
Chính Ngài là Đường, là Đạo.
Hơn thế nữa, Ngài là Con Đường duy nhất dẫn ta đến với Chúa Cha.
“Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (c. 6).
Phải qua Con Đường Giêsu chúng ta mới vào được thế giới của Thiên Chúa,
bởi lẽ chỉ Đấng từ trời xuống mới có thể đưa chúng ta lên trời.
Ngày nay người ta nói đến nhiều con đường khác để được cứu độ.
Nhưng con đường nào cũng phải đi qua Con Đường Giêsu.
Nơi Con Đường này chúng ta gặp được Sự Thật trọn vẹn về Thiên Chúa.
Nơi đây chúng ta gặp được Sự Sống viên mãn của chính Thiên Chúa.
Khi các môn đệ xao xuyến vì đến giờ chia tay,
Thầy Giêsu cho biết Ngài đi về với Cha để dọn chỗ cho họ (c. 2).
Chỗ ở vĩnh viễn của họ là nơi Thầy trò được ở với nhau mãi mãi.
“Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy,
để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14, 3; x. 12, 26; 17, 24).
Thiên đàng là nơi Thầy trò được ở bên nhau, không gì ngăn cách nổi.
Tình Thầy trò đã bắt đầu ở đời này và sẽ kéo dài đến vĩnh cửu.
Thầy Giêsu cho biết Ngài đi về với Cha để dọn chỗ cho họ (c. 2).
Chỗ ở vĩnh viễn của họ là nơi Thầy trò được ở với nhau mãi mãi.
“Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy,
để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14, 3; x. 12, 26; 17, 24).
Thiên đàng là nơi Thầy trò được ở bên nhau, không gì ngăn cách nổi.
Tình Thầy trò đã bắt đầu ở đời này và sẽ kéo dài đến vĩnh cửu.
Là người theo Đạo Giêsu, chúng ta biết mình từ
đâu đến và sẽ đi đâu.
Chúng ta không đi loanh quanh cho đời mỏi mệt.
Chúng ta biết hạnh phúc đang chờ mình ở cuối đường.
Nhưng nếu chúng ta không có tình bạn thiết thân với Giêsu ở đời này
thì vào thiên đàng để làm gì ?
Chúng ta không đi loanh quanh cho đời mỏi mệt.
Chúng ta biết hạnh phúc đang chờ mình ở cuối đường.
Nhưng nếu chúng ta không có tình bạn thiết thân với Giêsu ở đời này
thì vào thiên đàng để làm gì ?
LỜI NGUYỆN
Con đã yêu Chúa quá muộn màng!
Ôi lạy Chúa là vẻ đẹp vừa cổ kính,
vừa luôn mới mẻ,
con đã yêu Chúa quá muộn màng!
Bấy giờ Chúa ở trong con
Ôi lạy Chúa là vẻ đẹp vừa cổ kính,
vừa luôn mới mẻ,
con đã yêu Chúa quá muộn màng!
Bấy giờ Chúa ở trong con
mà con thì ở
ngoài,
con cứ chạy đi tìm Chúa ở ngoài.
con cứ chạy đi tìm Chúa ở ngoài.
Con thật hư hỏng,
khi chạy theo các thụ tạo xinh đẹp.
Bởi thế, bấy giờ Chúa ở với con
mà con lại không ở với Chúa.
Các thụ tạo xinh đẹp kia cứ giữ con ở xa Chúa,
trong khi chúng hiện hữu được là nhờ Chúa.
khi chạy theo các thụ tạo xinh đẹp.
Bởi thế, bấy giờ Chúa ở với con
mà con lại không ở với Chúa.
Các thụ tạo xinh đẹp kia cứ giữ con ở xa Chúa,
trong khi chúng hiện hữu được là nhờ Chúa.
Chúa đã gọi con, đã gọi to
và phá tan sự điếc lác của con.
Chúa đã soi sang
và xua đi sự mù lòa của con.
Chúa đã tỏa hương thơm ngát
để con được thưởng thức,
và giờ đây hối hả quay về với Chúa.
Con đã nếm thử Chúa
và giờ đây con đói khát Người.
Chúa đã chạm đến con,
nên giờ đây con nóng long
chạy đi tìm anh bình nơi Chúa.
và phá tan sự điếc lác của con.
Chúa đã soi sang
và xua đi sự mù lòa của con.
Chúa đã tỏa hương thơm ngát
để con được thưởng thức,
và giờ đây hối hả quay về với Chúa.
Con đã nếm thử Chúa
và giờ đây con đói khát Người.
Chúa đã chạm đến con,
nên giờ đây con nóng long
chạy đi tìm anh bình nơi Chúa.
Thánh Âu Tinh
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống
(Ga 14,6)
Suy niệm:
Khi chơi trò tìm đường
dẫn đến một địa điểm được yêu cầu thì người tham dự thường lúng túng, vì có quá
nhiều đường vẽ dẫn tới nơi. Nhưng nếu tinh vi quan sát một chút, ta sẽ thấy việc
tìm kiếm dễ như trở bàn tay. Đó là thay vì với nhiều điểm bắt đầu, với nhiều
ngã rẽ, ta sẽ bắt đầu từ nơi đến rồi bắt đầu đi ngược lại để tìm ra hướng đi.
Như vậy, điều cần thiết không phải chỉ là biết mà còn phải biết nơi mình đến, cần
biết nơi mình đến trước khi đi, ta sẽ đi đến đích nhanh hơn.
Thánh Tôma hỏi Chúa
Giêsu thì Ngài lý luận theo cùng một nguyên tắc như trên, nhưng ở đây trường hợp
mà Thánh Tôma đặt ra coi xem ra không còn cần thiết nữa, nếu con người tìm được
mối liên lạc với con đường đi là chính “Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”
(Ga 14, 6). Chúa Giêsu đã mạc khải cho đồ đệ của Ngài biết nơi phải đến và con
đường dẫn đến, đó là chính Ngài “Thầy là Đường là Sự Thật và là Sự Sống”. Vậy
điều quan trọng nhất là sống theo Ngài, sống kết hợp với Ngài, đừng rời xa
Ngài, nhất là khi gặp gian nan thử thách, vì Chúa đã cảnh tỉnh trước cho các
môn đệ : “Hãy tin ở Thiên Chúa và hãy tin ở Ngài” (Ga 14, 1).
Đường về quê trời có
nhiều thử thách, nhưng người môn đệ có thể vượt qua dễ dàng nếu biết để Chúa hướng
dẫn, để Chúa đưa mình tới nơi Ngài muốn. Bí quyết căn bản của người Kitô hữu là
để Chúa được tự do dẫn đưa mình đi và chính họ phải biết cộng tác với Chúa, tức
là để Chúa Giêsu chiếm hữu mình như các tông đồ xưa. Thánh Phaolô đã bộc lộ
tinh thần sống và bí quyết đó là : “Tôi sống nhưng không phải là tôi sống mà là
Chúa Kitô sống trong tôi”. Ước chi cuộc đời tôi đang sống, tôi luôn có được một
niềm tin hoàn toàn vào Đấng đã yêu thương tôi và trao nộp chính mình cho tôi.
Chúa Giêsu sắp từ giã
các môn đệ để trở về cùng Cha, và điều đó khiến các ông u buồn xao xuyến. Không
u buồn sao được khi đã ba năm tình nghĩa thầy trò, không xao xuyến sao được khi
đã mất đi điểm tựa. Chúa Giêsu biết rõ điều đó và các môn đệ cũng thấm thía nỗi
buồn khi Ngài tuyên bố ra đi. Chính vì thế để trấn an họ, Ngài giải thích việc
Ngài ra đi và hứa trở lại.
Ngài ra đi không phải
vì Ngài, mà vì các ông: Ngài đi dọn chỗ cho các ông và Ngài sẽ trở lại đem các
ông đi theo Ngài. Còn gì vui sướng bằng. Người đi nhận chịu gian lao vất vả chỉ
vì người ở lại. Do đó người ở lại không còn mặc cảm bị bỏ rơi nhưng hãnh diện
vì được người đi đặc biệt lưu tâm. Thái độ của người ở lại không phải là u sầu
than khóc, mà là góp sức với người đi bằng cách chuẩn bị sẵn sàng cho giờ hội
ngộ. Còn gì bẽ bàng cho bằng khi trở lại người đi chỉ gặp được sự dửng dưng thờ
ơ của người ở lại. Còn gì buồn lòng Thiên Chúa hơn khi Ngài đến gõ cửa mà tâm hồn
đã đóng kín và đèn dầu đã cạn.
Khi lãnh nhận đức tin,
người Kitô hữu cũng được Đức Kitô ước hẹn. Ngài hứa sẽ trở lại với riêng từng
người và với chung cho cả thế giới. Ngài sẽ trở lại đem họ đến nơi Ngài dọn sẵn,
để họ hưởng trọn niềm vui mà hiện nay họ chỉ mới cảm nghiệm lờ mờ như dọi qua
gương. Ngài không báo trước giờ Ngài trở lại, nhưng muốn họ luôn sẵn sàng như
tân nương chờ đón tân lang.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, nhiều khi con lo lắng về tương lai, không biết đời
con sẽ về đâu. Chúa bảo “Lòng con đừng xao xuyến. Hãy tin vào Chúa và tin vào
Thầy.” Chúa dẫn con ngày càng gần đến với Chúa Cha. Chúa dạy con hằng ngày sống
tâm tình của người con đối với Cha và sống với nhau như anh em. Đó là con đường
mà nếu con đi thì chắc chắn con sẽ đến nhà Cha trên trời. Xin cho con luôn biết
trao phó tương lai đời mình trong bàn tay yêu thương quan phòng của Chúa. Xin
cho con biết chọn Chúa và lời của Ngài làm ngọn đuốc chiếu soi cuộc sống dẫn bước
đường con đi, để con thoát được mạng lưới của u buồn và luôn sống trong lạc
quan hy vọng vì biết rằng Chúa hằng quan tâm săn sóc mỗi chúng con.
04/05/12
THỨ SÁU ĐẦU THÁNG TUẦN 4 PS
Ga 14,1-6
Ga 14,1-6
MỐI LIÊN HỆ THẦY TRÒ
“Anh em đừng xao xuyến!... Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy sẽ lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó.” (Ga 14,1-3)
Suy niệm: Hải cảng
Mời Bạn: Thiên đàng quả thực đã ở nơi chúng ta mỗi khi chúng ta có Đức Ki-tô trong linh hồn mình. Chúa muốn Ngài ở đâu chúng ta cũng ở đó với Ngài. Mà Ngài vẫn hiện diện với chúng ta trong bí tích Thánh Thể. Kết hiệp với Ngài trong bí tích thì Chúa ở đâu chúng ta cũng sẽ ở đó với Ngài. Vậy bạn hãy đến với Ngài trong bí tích Thánh Thể đi.
Chia sẻ: Có phải đã có lúc bạn cảm không hứng thú gì nữa với việc rước lễ? Vì sao? Làm thế nào để tái lập cuộc sống thân mật với Chúa Giê-su Thánh Thể?
Sống Lời Chúa: Siêng năng rước lễ mỗi ngày cách sốt sắng. Nếu vì lý do nào đó bị trở ngại, xin bạn đừng quên rước lễ thiêng liêng.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su đáng mến. Chúa muốn ở lại với chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Xin cho con yêu Chúa thật nhiều và xin Chúa ở lại trong tâm hồn con luôn mãi. Amen.
Mọi điều Thiên Chúa hứa được hoàn thành bởi Đức Kitô
Bài đọc: Acts 13:26-33; Jn 14:1-6.
Con người ham sống
và sợ chết. Nếu phải đổi tất cả những gì con người có để khỏi phải chết và được
sống muôn đời, họ sẽ sẵn sàng đổi; nhưng cái chết là một thực tại mà mọi người
phải đương đầu với. Con người tự hỏi: Tại sao khát vọng sống ở trong con người
mà cái chết luôn đeo đuổi họ? May mắn cho con người, Chúa Giêsu đến để cung cấp
câu trả lời cho con người bằng cách cho mặc khải cho con người ý định của Thiên
Chúa: Ngài dựng nên con người cho cuộc sống bất tử và có sẵn Kế Hoạch Cứu Độ để
thực hiện điều này.
Các Bài Đọc hôm nay
tập trung trong Chúa Giêsu; Ngài đến để hoàn thành Kế Hoạch của Thiên Chúa, và
mang lại cuộc sống trường sinh cho con người. Trong Sách CVTĐ, Phaolô đưa khán
giả ngược giòng lịch sử để nhìn thấy những gì Thiên Chúa hứa với dân Do-thái được
hoàn thành nơi Đức Kitô, qua Cuộc Thương Khó – cái chết – và sự Phục Sinh vinh
hiển của Ngài. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu mặc khải cho các Tông-đồ biết về những
gì sắp xảy ra cho các ông: Ngài về trời để dọn chỗ và sẽ trở lại đón các ông về
ở với Ngài. Toàn bộ Kế Họach Cứu Độ của Thiên Chúa có thể được tóm gọn trong
câu tuyên bố của Chúa Giêsu: "Ta là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống.
Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy."
I. KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Điều Thiên Chúa
đã hứa với cha ông chúng ta được thực hiện nơi Đức Kitô.
1.1/ Mọi chuyện xảy
ra trong Cuộc Thương Khó của Đức Kitô đã được loan báo trong Kinh Thánh.
Phaolô tiếp tục nói
với khán giả trong hội đường tại Antioch, Pisidia: "Thưa anh em, là con
cái thuộc dòng giống Abraham, và thưa anh em đang hiện diện nơi đây, là những
người kính sợ Thiên Chúa, lời cứu độ này được gửi tới chúng ta." Rồi ông
nói về sự luận tội, cái chết, và sự mai táng của Đức Kitô:
(1) Sự luận tội:
"Dân cư thành Jerusalem
và các thủ lãnh của họ đã không nhận biết Đức Giêsu; khi kết án Người, họ đã
làm cho ứng nghiệm những lời ngôn sứ đọc mỗi ngày Sabbath."
Bốn Bài ca về Người
Tôi Trung của Thiên Chúa phải chịu đau khổ để hoàn thành sứ vụ Thiên Chúa trao
trong Sách Ngôn Sứ Isaiah, và nhiều Sách ngôn sứ khác dẫn chứng điều này.
(2) Cái chết của
Ngài: "Tuy không thấy Người có tội gì đáng chết, họ vẫn đòi Philatô xử tử."
Chính Philatô đã mang Chúa Giêsu ra cho dân thấy và nói: "Ta không tìm thấy
nơi người này có tội gì để kết án;" nhưng họ càng la to hơn: "Đóng
đinh nó đi! Đóng đinh nó vào Thập Giá!"
(3) Sự mai táng:
"Sau khi thực hiện tất cả mọi điều Kinh Thánh chép về Người, họ đã hạ Người
từ trên cây gỗ xuống và mai táng trong mồ."
1.2/ Thiên Chúa đã
làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết: Mặc dù con người đã từ chối và đóng đinh
Chúa Giêsu trên Thập Giá, họ không vô hiệu hóa Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa,
vì Ngài đã cho Đức Kitô sống lại từ cõi chết. Vì thế, Kế Hoạch Cứu Độ được hoàn
thành, và từ nay, không những Israel
và mọi người đều có thể nhận được ơn cứu độ. Phaolô trưng dẫn những chứng nhân
của Tin Mừng Phục Sinh:
(1) Đức Kitô đã hiện
ra nhiều lần với các môn đệ: "Trong nhiều ngày, Đức Giêsu đã hiện ra với
những kẻ từng theo Người từ Galilee lên Jerusalem .
Giờ đây chính họ làm chứng cho Người trước mặt dân."
(2) Phaolô và
Barnabas làm chứng cho Tin Mừng Phục Sinh: "Còn chúng tôi, chúng tôi xin
loan báo cho anh em Tin Mừng này: Điều Thiên Chúa hứa với cha ông chúng ta, thì
Người đã thực hiện cho chúng ta là con cháu các ngài, khi làm cho Đức Giêsu sống
lại, đúng như lời đã chép trong Thánh vịnh 2: Con là Con của Cha, ngày hôm nay
Cha đã sinh ra Con."
2/ Phúc Âm: Không ai đến với
Chúa Cha mà không qua Chúa Giêsu.
2.1/ Tình yêu Chúa
Giêsu dành cho các môn đệ: Đây là những lời tâm huyết của Chúa Giêsu cho các
môn đệ trước Cuộc Thương Khó, như những lời trối trăn của người chết trên giường
bệnh trước lúc hấp hối: "Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và
tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với
anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì
Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. Và Thầy
đi đâu, thì anh em biết đường rồi."
2.2/ Đường dẫn đến
Chúa Cha:
(1) Câu hỏi của ông
Thomas: "Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết
được đường?" Câu hỏi của Thomas hợp lý, một người phải biết đích mình muốn
đi, trước khi tìm ra đường để đi tới. Khi hỏi những lời này, Thomas vẫn chưa
tin Chúa Giêsu đến từ trời, nên khi Chúa Giêsu nói Ngài sẽ trở về cùng Cha, ông
không nghĩ là Chúa Giêsu sẽ lên trời. Cho đến khi chính mắt ông nhìn thấy Chúa
khi Ngài hiện ra (Jn 20:26-28), lúc đó ông mới xác tín niềm tin của ông vào
Chúa Giêsu, khi kêu lên: "Lạy Thầy của con! Lạy Thiên Chúa của con"
(Jn 20:28).
(2) Câu trả lời của
Chúa Giêsu: "Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến
với Chúa Cha mà không qua Thầy." Làm sao một con người có thể tuyên bố những
lời này? Các Tông-đồ có lẽ không hiểu ý nghĩa của câu tuyên bố này khi Chúa
Giêsu nói; nhưng chỉ dưới ánh sáng Phục-sinh, các ông mới có thể nhận ra ý
nghĩa của nó.
Trước tiên, Chúa
Giêsu mặc khải cho con người một "Sự Thật" quan trọng. Ngài cho con
người biết ý định của Thiên Chúa: Thiên Chúa muốn cho con người không phải chết,
nhưng được "Sống" muôn đời. Đây là đích điểm của đời người, và cũng
là đích điểm của Kế Hoạch Cứu Độ. Điều này không lạ, vì Thiên Chúa dựng nên con
người, và Ngài phú bẩm trong linh hồn con người khát vọng được sống đời đời.
Làm sao con người đạt được đích điểm này? Con người không thể tự mình đạt tới vì
con người tội lỗi và không có sức mạnh; nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị một Kế Hoạch
Cứu Độ.
Đây là "Đường"
hay "Cách" mà Thiên Chúa cứu độ con người: Ngài cho Người Con Một xuống
thế gian để gánh tội cho con người. Người Con này hoàn thành Kế Hoạch bằng cách
chịu đau khổ, chịu chết, và sống lại để mang lại sự sống đời đời cho con người.
Để con người có thể
đạt đích của cuộc đời, họ phải tin vào Đức Kitô và Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên
Chúa; đồng thời, họ cũng phải ngang qua con đường mà Chúa Giêsu đã đi để chuộc
tội cho con người, như thánh Phaolô nói: "Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức
Kitô, chúng ta sẽ cùng sống lại như Người." Quả thực, chỉ một mình Đức
Kitô có đầy đủ thẩm quyền để nói: "Chính Thầy là con đường, là sự thật và
là sự sống."
II. ÁP DỤNG TRONG CUỘC
SỐNG:
Cuộc đời chúng ta
chỉ có ý nghĩa qua niềm tin vào Đức Kitô. Ngài đến để mặc khải cho chúng ta ý định
của Thiên Chúa, và Ngài sẵn sàng chịu đau khổ và chịu chết để chúng ta được sống
muôn đời. Tất cả mọi biến cố trong Kinh Thánh và trong cuộc đời chúng ta chỉ
tìm thấy ý nghĩa đích thực qua ánh sáng Phục Sinh của Đức Kitô.
Anthony Đinh Minh Tiên, OP.
Lời Chúa Trong Gia Đình
Cv 13, 26-33; Ga: 14, 1-6
LỜI SUY NIỆM: Anh em đừng xao xuyến!
Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu
không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn
chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh
em cũng ở đó.” (Ga 14,1-3).
Chúa Giêsu
mời gọi tất cả Ki-tô hữu phải bỏ mọi sự mà theo Ngài. Khi đã đi theo Ngài thì
phải chuẩn bị nhận lãnh đau khổ lẫn vinh quang. Chúa Giêsu là Đấng đi trước để
dọn đường chỉ lối; Ngài sẽ cất đi những chướng ngại vật có thể cản lối những kẻ
theo Ngài, để họ dễ dàng tiến bước về nhà Cha của Ngài.
Chúa Giêsu
giới thiệu Nhà Cha của Ngài rất rộng lớn, có rất nhiều chỗ, đủ để chứa tất cả
những người tin và đi theo Ngài. Và cuối cùng Ngài sẽ trở lại để đón tất cả những
kẻ đã trung kiên với Ngài, được ở với Ngài.
Hạnh phúc của
người Ki-tô hữu là sau khi hoàn thành cuộc sống ở đời này là được lên thiên
đàng. Thiên đàng là được sống với Chúa Giêsu luôn luôn, và chẳng có gì phân
cách chúng ta khỏi Ngài nữa.
Mạnh Phương
+++++++++++++++++
04 Tháng Năm
Xin Chúa Tha Thứ Cho Tôi
Sau thời cách mạng Pháp,
trước cửa một nhà thờ tại Balê, người ta thường thấy một người hành khất với một
dáng vẻ lạ thường. Xuyên qua lớp áo rách rưới, ai cũng có thể nhìn thấy trên
vòng cổ của người ăn xin một cây thánh giá nhỏ bằng vàng.
Người khách quen thuộc
nhất của người xấu số này là một vị linh mục trẻ. Vị linh mục thường đến dâng
thánh lễ tại nhà thờ này. Mỗi lần ra khỏi nhà thờ, ông không quên hỏi han và
giúp đỡ người hành khất.
Ngày nọ, vị linh mục trẻ
không còn thấy người ăn xin lảng vảng trước cửa nhà thờ nữa. Lần mò hỏi thăm, vị
linh mục đã tìm đến thăm người hành khất đang trong cơn rét run vì bệnh tật và
đói ăn. Cảm động trước nghĩa cử của vị linh mục, ông ta đã kể lại cuộc đời của
mình như sau: "Khi cách mạng vừa bùng nổ, tôi làm quản gia cho một gia
đình giàu có. Hai vợ chồmg chủ tôi là những người đạo đức, giàu lòng thương người.
Thế nhưng tôi đã phản bội họ. Quân cách mạng tìm cách bắt họ. Hai vợ chồng và
hai đứa con của họ đã bị bắt giữ và kết án tử hình. Chỉ còn người con trai duy
nhất là thoát khỏi".
Nghe đến đây, vị linh mục
như muốn té xỉu, nhưng ông đã cố gắng giữ bình tĩnh để nghe tiếp câu chuyện của
người hành khất: "Tôi nhìn họ leo lên đoạn đầu đài và thản nhiên theo dõi
cảnh người ta chém đầu họ. Tôi quả thực là một quái vật khát máu... Từ đó, tôi
không thể nào có sự bình an trong tâm hồn. Tôi bắt đầu đi lang thang khắp các
ngả đường để quên tội ác của mình. Tôi vẫn còn giữ tấm ảnh của gia đình họ
trong túi áo này đây. Cây thánh giá tôi đang treo ở đầu giường là của người chồng,
còn chiếc thánh giá bằng vàng tôi đeo trên cổ đây là của người vợ... Xin Chúa
tha thứ cho tôi".
Vừa nghe xong những dòng
tâm sự và cũng là lời tự thú của người hành khất, vị linh mục trẻ đã quỳ gối xuống
bên cạnh chiếc giường của người hấp hối và thay cho một công thức giải tội, ông
đã nói như sau: "Tôi chính là người con trai còn sống sót trong gia đình.
Ðại diện cho gia đình và với tư cách là một linh mục, tôi tha thứ cho ông nhân
danh Cha và Con và Thánh Thần...".
Câu chuyện tha thứ trên
đây là một trong những mẩu chuyện đã và đang xảy ra ở mọi thời đại và mọi nơi.
Giữa sa mạc cằn cỗi của lòng người, Thiên Chúa vẫn còn cho mọc lên những hoa
trái của yêu thương, tha thứ. Tha thứ là vẻ đẹp thanh tú cao sang nhất của lòng
người...
Sự hiện diện của bà
Muzeyen Agca tại Roma dạo tháng 02/1987 nhắc lại cho chúng ta một biến cố vô
cùng đau thương, nhưng cũng gợi lại một nghĩa cử vô cùng cao quý của vị Cha
chung. Ngày 13/5/1981, giữa lúc hàng ngàn người đang chen chúc tại công trường
thánh Phêrô để chờ đón Ðức Gioan Phaolô II, thì một tiếng nổ chát chúa vang lên
từ đám đông đã làm cho mọi người như đứng tim. Ðức Thánh Cha đã gục ngã trên
chiếc xe Jeep mui trần, máu me vọt lên tung téo. Lần đầu tiên trong lịch sử
nhân loại, một vị Giáo Hoàng bị mưu sát.
Ali Agca, thủ phạm chính
của vụ mưu sát, đã bị bắt giữ ngay sau đó. Người thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ này đã bị
giam giữ tại nhà tù Rebibbia ở Roma. Biến cố đẫm máu trên đây đã ghi đậm sự thù
hận đang sôi sục trong lòng người... Nhưng thế giới không chỉ được nung náu bằng
lò lửa của hận thù. Thiên Chúa đã tạo dựng con người để yêu mến và tha thứ...
Năm 1984, một biến cố
khác đã làm chấn động dư luận thế giới: Ðức Gioan Phaolô II đã đích thân đến
nhà giam Rebibbia để nói chuyện với Ali Agca và tha thứ cho anh. Không ai biết
hai bên đã trao đổi những gì, nhưng ai cũng cảm động trước cảnh tượng kẻ sát
nhân và người bị mưu sát đã bắt tay nhau và trao cho nhau ánh mắt của tha thứ,
của hòa giải...
(Lẽ Sống)
++++++++++++++++++
Dọn chỗ cho anh em
Khi chúng ta có những dự tính tương
lai, khi chúng ta mơ ước về ngày mai, chúng ta rất hay hy vọng tìm được một chỗ
tốt nào đó cho mình gửi tấm thân tàn để sống những ngày còn lại. Hay một ngôi mộ
yên mả đẹp cho nắm xương tàn.
Ngày nay, người ta đang hy vọng xây
những dẫy nhà chung cư tiện nghi để giải quyết những nhà ổ chuột cho hàng ngàn
gia đình. Ai cũng mong muốn có một chỗ ở mới, những láng giềng lân cận tốt. Ai
cũng khao khát được ở ngôi nhà của riêng mình với những tiện nghi theo kiểu mới,
hợp thời trang, giữa khu vườn có phong cảnh lý tưởng.
Nhưng có biết bao gia đình không bao
giờ tìm được một nơi ở tương xứng cho gia đình vì quá nghèo và giá cả quá mắc.
Tin mừng hôm nay dắt đưa chúng ta đến
xem kế hoạch của Thiên Chúa đang dọn một chỗ ở mênh mông tráng lệ cho con người.
Ngài là kiến trúc sư muôn đời, là sở hữu chủ vô biên.
Nhưng kế hoạch đó giống như những thứ
nhà chúng ta đang ở, chỉ là những thứ tân trang theo những kiểu mẫu trần tục,
thì chán chết. Hỏi có đáng chúng ta hy vọng vào đó nữa không?
Chúng ta trở lại câu hỏi này: Có gì ở
bên kia cuộc đời? Khi tuổi già chấm dứt … Khi người
ta nói: “Từ trần, đi rồi, tắt hơi thở cuối cùng …”, tôi sẽ đi về đâu? ở chỗ
nào? chỗ chúng ta ở được Đức Giêsu dọn sẵn theo kế hoạch của Thiên Chúa là chỗ ở
hiệp thông: sâu thẳm nhất, thông suốt nhất, liên đới nhất. Nơi mà láng giềng
lân cận là những bạn chí ái nhất và sở hữu chủ là một người Cha. Chỗ chúng ta
được mời đến ở là nhà mình, nhà Cha mình, và trung tâm nơi ở này là Đức Giêsu.
Chính Người đã đưa chúng ta về ở với Người gần Thiên Chúa.
Mơ ước của chúng ta đượm mầu sắc rực rỡ về những ngôi nhà. Những vấn đề
tương lai được mệnh danh là chỗ ở, “nơi cư trú”. Nhưng Đức Giêsu chỉ cho chúng
ta con đường đến một nơi ở khác, nơi người ta hát vang ca khúc khải hoàn “nơi đầy
ánh sáng, chan chứa tình thương tha thứ, an vui và tự do hạnh phúc”.
C.G
Ngày 04
Sau khi rửa chân cho các môn đệ, Chúa đã nói với họ: "Đây Thầy ban cho anh em một gương: anh em hãy làm cho nhau như Thầy đã làm cho anh em" (Ga 13,15).
Bản chất của di chúc Thánh Thế của Đức Kitô để lại gia sản cho chứng ta, nhờ sức mạnh của Thánh Thần, quyền được thực hiện "điều này" để nhớ đến Người, để Người ở trong chúng ta và chúng ta ở trong Người, để tất cả trở nên một (Ga 14,20; 17,22-23). Khi nhìn đến việc chúng ta được Cha đón nhận làm người con nghĩa từ, không còn một phương tiện nào khác hơn là yêu thương như Đức Giêsu đã yêu thương chúng ta, để tâ't cả nên một! Không có con đường nào khác, vì Đức Giêsu đã nói với chúng ta: "Nếu anh em giữ các điều răn của Thây, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở trong tình thương của Người. Đây là giới,răn của Thầy: đó là anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em" (Ga 15,10-12).
Thiên Chúa là Tinh yêu và đô'i với chúng ta, Thánh Thể là bí tích hợp nhất trong mức độ chúng ta thực hiện bí tích này trong đời sông chúng ta khi chu toàn giới răn mới.
James Haggerty
Thiên Chúa là tình yêu!
Sau khi rửa chân cho các môn đệ, Chúa đã nói với họ: "Đây Thầy ban cho anh em một gương: anh em hãy làm cho nhau như Thầy đã làm cho anh em" (Ga 13,15).
Bản chất của di chúc Thánh Thế của Đức Kitô để lại gia sản cho chứng ta, nhờ sức mạnh của Thánh Thần, quyền được thực hiện "điều này" để nhớ đến Người, để Người ở trong chúng ta và chúng ta ở trong Người, để tất cả trở nên một (Ga 14,20; 17,22-23). Khi nhìn đến việc chúng ta được Cha đón nhận làm người con nghĩa từ, không còn một phương tiện nào khác hơn là yêu thương như Đức Giêsu đã yêu thương chúng ta, để tâ't cả nên một! Không có con đường nào khác, vì Đức Giêsu đã nói với chúng ta: "Nếu anh em giữ các điều răn của Thây, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở trong tình thương của Người. Đây là giới,răn của Thầy: đó là anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em" (Ga 15,10-12).
Thiên Chúa là Tinh yêu và đô'i với chúng ta, Thánh Thể là bí tích hợp nhất trong mức độ chúng ta thực hiện bí tích này trong đời sông chúng ta khi chu toàn giới răn mới.
James Haggerty
Thứ Sáu 4-5
Thánh Peregrine
(1265 -- 1345)
hánh Peregrine sinh ở Forli, nước Ý, và là quan thầy của những người bị đau khổ vì bệnh ung thư, bệnh AIDS (SIDA) và các căn bệnh trầm trọng khác.
Lúc bấy giờ thành phố Forli dưới quyền cai quản của Ðức Giáo Hoàng và được coi là một phần của Quốc Gia Vatican. Peregrine sinh trong một gia đình có chân trong một đảng phái tích cực chống đối đức giáo hoàng. Vì Forli là nơi phát sinh đảng này nên thành phố ấy đang bị giáo hội cấm chế. Ðiều này có nghĩa không được cử hành Thánh Lễ và các Bí Tích ở đây. Thánh Philip Benizi, Bề Trên Dòng Tôi Tớ Ðức Maria được sai đến Forli để kêu gọi thành phố hòa giải và bãi bỏ hình phạt. Ông Peregrine lúc bấy giờ rất hăng say chính trị nên đã chất vấn Cha Philip trong khi ngài rao giảng, và ngay cả hành hung Cha Philip.
Giây phút tấn công Cha Philip dường như đã thay đổi con người Peregrine thật mãnh liệt. Ông bắt đầu chuyển đổi nhiệt huyết của mình vào các công việc tốt lành và ngay cả gia nhập Dòng Tôi Tớ Ðức Mẹ ở Siena, lúc ấy đã 30 tuổi.
Sau đó Peregrine trở về Forli. Truyền thống nói rằng ngài không phải là một linh mục, nhưng chỉ là một thầy trợ sĩ, đảm nhận công việc tông đồ cho dân chúng ở Forli. Ngài đặc biệt tận tụy chăm sóc người đau yếu, người nghèo và những người sống bên lề xã hội. Một trong những hãm mình đặc biệt của ngài là chỉ đứng bất cứ ở đâu nếu không cần thiết phải ngồi. Ðiều đó đưa đến bệnh giãn tĩnh mạch ở chân và biến chứng thành một vết thương có mủ, thật đau nhức và được chẩn đoán là ung thư. Vết thương ngày càng lan rộng, xông mùi hôi thối và không thể chữa trị được. Sau cùng các bác sĩ quyết định phải cắt chân của ngài.
Vào lúc 60 tuổi, ngài phải đối diện với một thập giá mới và khó khăn hơn. Truyền thống kể rằng vào đêm trước khi giải phẫu, Peregrine cầu nguyện rất lâu trước thập giá Ðức Giêsu, xin Chúa chữa lành nếu đó là thánh ý Chúa. Khi ngủ thiếp đi, Peregrine thấy Ðức Giêsu rời khỏi thập giá và chạm đến chân của ngài. Khi tỉnh dậy, vết thương đã lành lặn và không phải giải phẫu nữa.
Peregrine sống thêm 20 năm nữa, và từ trần ngày 1 tháng Năm 1345, hưởng thọ 80 tuổi. Ngài được phong thánh năm 1726. Người dân Forli chọn ngài làm Thánh Quan Thầy cho thành phố.
| |
Copyright © 2001 by Nguoi Tin Huu.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét