Tòa Thánh sắp công bố "Nguyên tắc để xác
minh các cuộc hiện ra và thị kiến".
Qua những thị kiến, mặc khải và các thông điệp linh thánh, lịch sử Giáo Hội Công Giáo trở nên bí ẩn bởi những điều huyền nhiệm ấy. Kể từ khi các cuộc hiện ra của Đức Mẹ ở Fatima, Lộ Đức ... được Đức Giáo Hoàng công nhận chính thức, các giám mục và các nhà thần học từ khắp nơi trên thế giới đã thấy rằng mình đang chiến đấu với những hiện tượng siêu nhiên. Một câu hỏi luôn bỏ ngỏ là: "Dựa vào đâu để xác thực những chuyện đó?".Vatican đã có câu trả lời và sắp công bố với thế giới.
Chìa khóa để phân tích những trường hợp như thế này chính là một văn kiện mang tên "Nguyên tắc thủ tục để xác minh HIỆN RA và THỊ KIẾN". Văn kiện này đã được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI phê chuẩn vào năm 1978, nhưng trong nhiều năm qua, chỉ có các giám mục và các chuyên gia mới có thể tiếp cận được văn kiện. Một trong những lý do là vì văn kiện này chỉ có bản chính thức duy nhất bằng tiếng Latinh.
Nhưng điều này có vẻ sẽ thay đổi, vì trong vài ngày tới đây, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin sẽ công bố bản dịch văn kiện này sang tiếng Ý, Tây Ban Nha, Đức, Anh và Pháp. Tất cả các bản dịch đó sẽ là bản chính thức và sau cùng. Thực tế, Nhà Xuất BảnVatican và
nhật báo Quan Sát Viên Rôma (L'Osservatore Romano) đã từng trích lục văn kiện để
đăng các trên các bài báo của họ.
Quả thực, văn kiện này là một cẩm nang (vade mecum) chỉ dẫn các bước để thực thi khi có một người nào đó tiếp nhận được một cuộc hiện ra. Thông thường, trước hết là giám mục địa phương - chứ không phải làVatican
- tiến hành điều tra về hiện tượng. Tòa Thánh chỉ cử các chuyên gia và các nhà
điều tra khoa học can thiệp trong trường hợp cá biệt và cực đoan.
Dù vậy, mỗi năm Giáo triều Rôma vẫn nhận được một số hồ sơ liên quan đến thị kiến. Những trải nghiệm được mô tả trong các hồ sơ ấy cực kỳ đa dạng và hầu như các trường hợp ấy đều đã được gửi đến cấp giáo phận. Câu chuyện về các thị kiến này truyền đi nhanh chóng giữa các tín hữu nhờ internet, và ngày nay người ta dễ dàng thực hiện các cuộc hành hương tự phát. Điều này đặt ra một thách thức thực sự đối với thẩm quyền của Giáo Hội.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã chia sẻ mối quan tâm này trong Tông Huấn "Lời Chúa" (Verbum Domini) sau Thượng Hội Đồng Giám Mục (*). Trong Tông Huấn này, ngài công nhận sự cần thiết để "giúp đỡ các tín hữu phân biệt rõ Lời Thiên Chúa với những mạc khải riêng" mà vai trò "không phải là bổ sung Mạc Khải chung cục của Đức Kitô, mà là giúp sống đầy đủ hơn vào một thời điểm nào đó của lịch sử".
Nguyên tắc này cung cấp cả tiêu chí "tích cực" và tiêu chí "tiêu cực" để đánh giá độ tin cậy của các hiện tượng lạ thường. Mục tiêu chính là để bảo vệ đức tin của giáo dân và ngăn chặn sự loan truyền thông tin ngẫu hứng mà không quan tâm đến những giáo huấn của Giáo Hội hoặc trực tiếp gây ra sự tranh cãi.
Qua những thị kiến, mặc khải và các thông điệp linh thánh, lịch sử Giáo Hội Công Giáo trở nên bí ẩn bởi những điều huyền nhiệm ấy. Kể từ khi các cuộc hiện ra của Đức Mẹ ở Fatima, Lộ Đức ... được Đức Giáo Hoàng công nhận chính thức, các giám mục và các nhà thần học từ khắp nơi trên thế giới đã thấy rằng mình đang chiến đấu với những hiện tượng siêu nhiên. Một câu hỏi luôn bỏ ngỏ là: "Dựa vào đâu để xác thực những chuyện đó?".
Chìa khóa để phân tích những trường hợp như thế này chính là một văn kiện mang tên "Nguyên tắc thủ tục để xác minh HIỆN RA và THỊ KIẾN". Văn kiện này đã được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI phê chuẩn vào năm 1978, nhưng trong nhiều năm qua, chỉ có các giám mục và các chuyên gia mới có thể tiếp cận được văn kiện. Một trong những lý do là vì văn kiện này chỉ có bản chính thức duy nhất bằng tiếng Latinh.
Nhưng điều này có vẻ sẽ thay đổi, vì trong vài ngày tới đây, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin sẽ công bố bản dịch văn kiện này sang tiếng Ý, Tây Ban Nha, Đức, Anh và Pháp. Tất cả các bản dịch đó sẽ là bản chính thức và sau cùng. Thực tế, Nhà Xuất Bản
Quả thực, văn kiện này là một cẩm nang (vade mecum) chỉ dẫn các bước để thực thi khi có một người nào đó tiếp nhận được một cuộc hiện ra. Thông thường, trước hết là giám mục địa phương - chứ không phải là
Dù vậy, mỗi năm Giáo triều Rôma vẫn nhận được một số hồ sơ liên quan đến thị kiến. Những trải nghiệm được mô tả trong các hồ sơ ấy cực kỳ đa dạng và hầu như các trường hợp ấy đều đã được gửi đến cấp giáo phận. Câu chuyện về các thị kiến này truyền đi nhanh chóng giữa các tín hữu nhờ internet, và ngày nay người ta dễ dàng thực hiện các cuộc hành hương tự phát. Điều này đặt ra một thách thức thực sự đối với thẩm quyền của Giáo Hội.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã chia sẻ mối quan tâm này trong Tông Huấn "Lời Chúa" (Verbum Domini) sau Thượng Hội Đồng Giám Mục (*). Trong Tông Huấn này, ngài công nhận sự cần thiết để "giúp đỡ các tín hữu phân biệt rõ Lời Thiên Chúa với những mạc khải riêng" mà vai trò "không phải là bổ sung Mạc Khải chung cục của Đức Kitô, mà là giúp sống đầy đủ hơn vào một thời điểm nào đó của lịch sử".
Nguyên tắc này cung cấp cả tiêu chí "tích cực" và tiêu chí "tiêu cực" để đánh giá độ tin cậy của các hiện tượng lạ thường. Mục tiêu chính là để bảo vệ đức tin của giáo dân và ngăn chặn sự loan truyền thông tin ngẫu hứng mà không quan tâm đến những giáo huấn của Giáo Hội hoặc trực tiếp gây ra sự tranh cãi.
Việc điều tra nghiêm ngặt một cuộc hiện ra là điều then chốt để đảm bảo vững chắc luân lý của hiện tượng đó. Quan trọng, "thị nhân" phải là người cân bằng tâm sinh lý, trung thực, chân thành, liêm khiết và vâng lời các đấng có thẩm quyền trong Giáo Hội và họ có thể quay về đời sống đức tin bình thường như bao người khác. Ngoài ra, các thị nhân không trải qua các rối loạn tâm thần hoặc kích động tổng thể.
Việc cải giáo không đủ để đảm bảo đó là một cuộc hiện ra, mặc dù có mang lại "hoa trái tâm linh phong phú, và dư dật". Các thông điệp mà thị nhân nhận được phải tương ứng với giáo lý của Giáo Hội. Độ tin cậy của một cuộc hiện ra sẽ giảm sút nếu nó rõ ràng có liên quan đến việc vụ lợi vật chất hay những hành vi vô đạo đức mà chính thị nhân hoặc người được họ truyền đạt thực hiện trong hoặc sau cuộc hiện ra.
Nhiệm vụ của mỗi giám mục bản quyền là phải thận trọng thu thập thông tin và hành động nhằm giải quyết hoặc ngăn chặn kịp thời hành vi thờ phượng sai lạc, lên án những giáo lý sai trái và phòng ngừa những chủ thuyết không phù hợp hoặc dị đoan. Còn nếu biến cố đó quả thật mang yếu tố linh thánh, giám mục có quyền cho phép giáo dân biểu thị lòng sùng kính.
Nguyên tắc này không chỉ áp dụng cho các biến cố đăc biệt mà có thể áp dụng trong mọi trường hợp. Thật thú vị khi nguyên tắc này được công bố trong bối cảnh mà Vatican vừa thiết lập một ủy ban quốc tế điều tra các cuộc hiện ra của Đức Mẹ bên Mễ Du. Đây là một hiện tượng nổi tiếng thế giới với hàng ngàn giáo dân quan tâm và cũng có không ít người chỉ trích. (La stampa, 22 Tháng Năm 2012)
(*) Tông Huấn Lời Chúa (bản Việt Ngữ) có tại: http://liendoanconggiao.net/images/stories/liendoan/giaohoi/vankien/TongHuanLoiChuaVerbumDomini_DGHBenedictoXVI.pdf
Tiền Hô
(www.vietcatholic.org)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét