Trang

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

CÁCH YÊU – HOW TO EXPRESS LOVE – COME ESPRIMERE L’AMORE


CÁCH YÊU – HOW TO EXPRESS LOVE – COME ESPRIMERE L’AMORE .
Lm. Giuse Đinh Tuấn Việt

Ai sống trên đời cũng cần tình yêu. Một cuộc sống thiếu vắng tình yêu là một cuộc sống chưa trọn vẹn. Chỉ có hơi ấm của tình yêu mới đủ năng lực làm cho tâm hồn hạnh phúc tròn đầy. Để biết tình yêu có sức hấp dẫn kì diệu như thế nào, không cần nhìn vào con người là thụ tạo có tình yêu mà chỉ cần nhìn vào phản ứng của cô chó, chú mèo để thấy cô chú tự nhiên quấn quýt với người nào tỏ ra dịu dàng với cô chú.
Một người bình thường mang tâm trạng bình thường sẽ có nhu cầu bình thường là diễn tả tình yêu trong lòng mình đối với người mình thương mến. Bản chất của tình yêu thương đích thực là tốt lành, xinh đẹp, thánh thiêng. Nhưng lại có một hiện tượng đáng tiếc vẫn xảy ra trong cuộc sống thường nhật là: sự diễn tả tình yêu thương đôi khi lại gây ra khó chịu, bực tức, thất vọng cho người được quan tâm. Bầu khí sau khi diễn tả yêu thương đâm ra nặng nề hơn trước đó. Tại sao kì vậy?
Có một người phát hiện ra hiện tượng này và bắt đầu tìm kiếm lý giải. Anh nhìn lại hành trình mình đã đi qua với những trường hợp cụ thể. Cách đây khoảng một năm, anh gọi điện cho một người bạn.
“Alo, cậu khỏe không?”
“Cảm ơn cậu, tớ khỏe. Cậu thì sao?”
“Tớ cũng tạm tạm. Lâu rồi không thấy tin cậu, gọi điện xem tình hình thế nào. Chắc cậu bận rộn lắm hả?”
“Kì này công việc cũng bớt căng thẳng hơn trước một chút rồi cậu.”
“Ồ, vậy mà không gọi điện cho tớ. Lúc nào tớ cũng gọi cho cậu trước. Hay là kì này có nhiều người hâm mộ quá rồi cậu không còn nhớ đến người bạn này….”
Người bạn được quan tâm bỗng cảm thấy khó chịu về cuộc gọi lẽ ra đã rất thân tình, vui vẻ. Người gọi cũng thấy nặng nề.
Một lần khác cách đây ít tháng, anh đi uống cà phê với một đồng nghiệp. Trong cuộc chuyện trò, anh bạn kia hỏi thăm anh về công trình xây dựng anh đang tự tin thực hiện. Không biết chính xác anh bạn kia đã nói thế nào mà sau đó anh cảm thấy khá bực mình vì không được tin tưởng đến nỗi anh có ý không bao giờ chia sẻ chuyện làm ăn với người đó nữa.
Cách đây mấy tuần, xảy ra một việc bực mình giữa anh và cô cháu gái. Anh thương cháu gái lắm nên thường chăm sóc cô còn kĩ hơn là bảo mẫu hay vú nuôi: “Cháu đừng có mặc chiếc áo đó, nhìn không đẹp”, “Cháu ngưng nói chuyện với thằng đó đi, cậu thấy không có cảm tình với nó”, “Cháu phải uống sữa nhiều vào, phải ăn uống cho đầy đủ, phải …”, …. Hôm ấy, cô cháu gái phản ứng: “Trời ơi, con 20 tuổi rồi đó cậu, đâu còn con nít nữa đâu!” Lúc ấy anh sùng lên giận dỗi: “Cậu có lo thì mới quan tâm như thế. Người dưng nước lã thì đừng hòng.” Mặc dù biết rằng cậu làm thế là vì thương, cô vẫn cảm thấy ngột ngạt giống như bị tước mất tự do. Cả hai đều cảm thấy nặng nề khó chịu. 
Còn nhiều lần khác nữa làm anh ngày càng thấy nản lòng chẳng thiết quan tâm ai nữa. Anh tự hỏi sao mỗi lần “làm ơn” lại hay “mắc oán” thế. Mệt cái thân! Bế tắc!
***
Thế rồi một ngày nọ trong mùa Phục Sinh, anh đi dự Lễ tại ngôi giáo đường nhỏ gần chỗ làm việc. Đầu óc đang ngổn ngang. Mệt mỏi. Chán chường. Lời Chúa hôm ấy vẫn là những bài anh đã nghe nhiều lần, nhiều đến nỗi phát nhàm. Không sốt sắng nên cảm thấy Lễ dài, anh ngao ngán liếc nhìn chiếc đồng hồ trên tường. Đúng lúc ấy anh nghe linh mục đọc đến câu: Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: Đây là điều răn của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em.” (Gioan 15:12) Anh bỗng giật mình! Chính câu nói ấy là chìa khóa quan trọng để tháo gỡ các bế tắc anh đang gặp phải bấy lâu. Yêu thương nhau thì các môn đệ vẫn yêu thương nhau đấy thôi, nhưng để đảm bảo tình yêu thương ấy được diễn tả cách đúng đắn nhất thì Thầy dặn “như Thầy đã yêu thương anh em.” Phải chăng Thầy hiểu rõ khó khăn trong tương quan giữa con người với nhau nên mới dặn: “Như Thầy đã yêu thương”? Đây chính là chìa khóa, là bí quyết cho nghệ thuật yêu thương.
***
Muốn hiểu rõ bí quyết này cũng đơn giản thôi: chỉ cần nhìn ngắm cho kĩ cách thức diễn tả tình yêu của Thầy. Tất cả những cử chỉ, lời nói, hành động của Thầy khi diễn tả tình yêu là: tự hiến sự sống cho người mình yêu. Đó vừa là nền tảng bảo đảm cho tình yêu đích thực vừa là đỉnh cao của nghệ thật diễn tả yêu thương; cho nên, Thầy khẳng định: “Không có tình yêu nào cao quý hơn tình yêu của người hiến mạng sống vì bạn hữu.”(Gioan 15:13)
Anh chợt tỉnh ngộ: Khi quan tâm, Thầy không bao giờ muốn kiểm soát cuộc đời người khác, không tỏ vẻ thiếu tin tưởng, không đòi hỏi người khác phải quan tâm lại mình, và không muốn chiếm giữ lối sống của họ. Tất cả đến từ tình yêu thương vô điều kiện của Thầy. Thầy để cho việc đáp lại tình yêu của Thầy được diễn ra hoàn toàn trong tự do và tự nguyện. Nếu có thì Thầy mừng vui hạnh phúc lắm; còn nếu không có thì Thầy đón nhận điều ấy một cách vẫn đầy yêu thương. Yêu như thế là yêu của một trái tim vĩ đại. Con người được sinh ra để trở nên vĩ đại trong tình yêu.
Từ ngày ấy, anh bắt đầu ngắm nhìn Thầy để học hỏi. Và anh đã hiểu: Yêu thương đích thực là hướng đến sự bình an và hạnh phúc của người khác chứ không phải để mình cảm thấy thoải mái. Chừng nào lòng mình còn hướng về chiếm hữu cho lợi ích bản thân thì chừng ấy mình vẫn chưa biết yêu thương thật sự, mình vẫn đang yêu bản thân mình là chính. Bây giờ, những người được anh quan tâm cảm thấy nhẹ lòng hơn, bình an hơn, ấm áp hơn mỗi lần gặp gỡ anh.
***
Ta cùng chiêm ngắm Thầy để cách yêu thương của ta có thêm nghệ thuật và hiệu quả, bạn nhé!
Lm. Giuse Đinh Tuấn Việt, O.Carm.

How to express love

Everyone needs love. A life that lacks love is a life incomplete. Only the warmth of love can be powerful enough to make a soul fully happy. To see how attractive love is, we don’t even need to look at the human relation because the human is the creature that has love, we only need to watch the reaction of a dog or a cat to see how they naturally get attracted to someone who has a gentle expression toward them.
A normal person with a normal state of being has a normal need which is to express the love in his/her heart toward the one he/she loves. The nature of true love is good, beautiful and sacred. However, there is a regretful phenomenon happening in our daily life: the expression of love at times makes the person who is cared for upset, uncomfortable, disappointed…. After the expression of love, both sides feel emotionally ‘heavier’ than before. Why is it like this?
There is a man who discovered this phenomenon and began to explore its cause. He looked back at his journey with concrete cases. A year ago, he called his friend.
“Hi, how are you?”
“I’m good. Thanks. How about you?”
“I’m so so. Long time no see. Just call to see how you are doing. You must have been very busy huh?”
“Actually, my work has been less occupying lately.”
“Well, really? Why didn’t you give me a call? I am always the one who call you first. Or is it that you now have many fans that you no longer remember this friend?…”
His friend felt uncomfortable about the call while it should have been friendly and joyful. He himself also felt sad.
Another time, a few months ago, he went for a coffee with his colleague. In their conversation, his friend asked him about the construction project he was running with confidence. One does not know what his friend told him but after that conversation he got very upset because he did not feel encouraged, and he even had the intention not to share his business with this friend anymore.
A few weeks ago, there was a tension between him and his niece. He loved her and often took care of her very carefully, even more than a caregiver or babysitter: “Don’t wear that shirt. It’s not beautiful.”, “Stop talking to him since I don’t feel his sincerity”, “You must drink a lot of milk, you must take food regularly, you must…”,… That day, the niece reacted: “Oh dear, I am already 20 years old, not a kid anymore!” He immediately got angry, saying: “That’s because I care for you. If you were no relative to me, I wouldn’t give it a damn!” Although she knew well that he did it out of love for her, she still felt suffocated as if her freedom were taken away. Both felt heavily uncomfortable.
There were other similar situations that made him discouraged, not wanting to express his care anymore. He wondered why each time he tried to do something good, he just received some misunderstanding. Tired! Stuck!
***
Then one day during the season of Easter, he went to Mass in a small church near his work place. Tired. Sad. Depressed. The Word of God for that Sunday was the ‘same old stuff’ he had heard so many times that he felt very bored. Lacking zealous sentiments, he felt the Mass was so tiringly long that he threw a glance at the clock on the wall. Right at that moment he heard the priest read: Jesus told his disciples: This is my commandment: Love one another as I have loved you.” (John 15:12) He starled! These words, yes, these words were an important key to his ongoing problems. Yes, the disciples loved one another; yet, in order that their love could be most rightly expressed, Jesus added: “as I have loved you.” Was it that Jesus knew human relationships so well that He told them: “as I have loved you” ? This is the key, the secret for the art of love.
***
To understand clearly this secret is rather simple: One only needs to comtemplate attentively the way that Jesus expresses his love. The bottom line of all his gestures, words and actions when expressing his love is: offering his life for those he loves. This is both the foundation for true love and the climax of the expression of love; that’s why Jesus affirms:There is no greater love than to lay down one’s life for one’s friends.” (John 15:13)
He suddenly realized the following: When expressing his care to others, Jesus never wants to control their life, nor shows any inconfidence, nor demands their care in return, nor manipulates their lifestyle. All comes from His unconditional love. He lets others’ responses to His love take place in total freedom and volunteerism. If there is a positive response from them, He enjoys it with greatest happiness. If there is not, Jesus still accepts them with full love. Such love is the love of a great heart. Human beings are born to become great in love.
From that day on, he began to contemplate the Master – Jesus – to learn how to love and how to express love. He then understood that to truly love is to focus on the peace and happiness of the other, and not to try to gain comfort for oneself. As long as our heart still wants some response for our personal interest, we have not known how to truly love and we actually only love ourselves. Now those who are cared by him feel more delighted, peaceful, and warm-hearted when they see him.
***
My dear friend, let’s contemplate our Master Jesus so that our expression of love may be ‘artistic’ and effective!
Joseph Viet, O.Carm.

Come esprimere l’amore
Tutti hanno bisogno dell’amore. Una vita che manca dell’amore è una vita incompleta. Solo il calore dell’amore può essere abbastanza potente per fare pienamente felice l’anima. La natura del vero amore è buona, bella e sacra. Tuttavia, c’è un fenomeno di rimpianto che accade nella nostra vita quotidiana: l’espressione d’amore a volte rende sconvolta, scomoda e delusa la persona che riceve questo gesto …. Perché è così?
C’è un uomo che ha scoperto questo fenomeno e ha cominciato a esplorare la sua causa. Si voltò a guardare il suo cammino con casi concreti. Un anno fa, chiamò il suo amico.
“Ciao, come stai?”
“Sto bene. Grazie. E tu? “
“Sono così così. Non ci abbiamo visto da tanto tempo. Ti chiamo per sapere come stai. Sei molto occupato, no?”
“In realtà, il mio lavoro è stato meno occupante ultimamente.”
“Beh, addirittura? Perché non mi hai chiamato? Io sono sempre quello che chiamo prima. O è che ora hai così tanti fan che non ti ricordi più di questo amico tuo? …
Il suo amico si sentiva a disagio per la chiamata, mentre avrebbe dovuto essere amichevole e gioiosa. Si sentiva triste anche lui.
Un’altra volta, alcuni mesi fa, è andato con un collega a prendere un caffè. Nella loro conversazione, il suo amico gli ha chiesto sul progetto di costruzione che gestiva con fiducia. Non si sa cosa ha detto il suo amico, però dopo quella conversazione, si era molto arrabbiato perché non si sentiva incoraggiato, e ha avuto anche l’intenzione di non condividere più la sua attività con questo amico.
Alcune settimane fa, c’era una tensione tra lui e la sua nipote. La amava e spesso prendeva cura di lei con molta attenzione, anche più di un baby-sitter: “Non indossare quella maglia. Non è bella.”; “Devi bere molto latte, devi prendere il cibo con regolarità, devi … “; … Quel giorno, la nipote ha reagito:”Oh caro, ho già 20 anni, non sono più una bambina!” Subito si era arrabbiato, e diceva:”È perché ho cura di te. Se non fosti un parente mio, non mi importeresti!” Benché lei sapesse bene che l’ha fatto per amore, si sentiva ancora soffocata, come se la sua libertà fosse stata portata via. Entrambi si sentivano fortemente a disagio.
C’erano altre situazioni simili che lo hanno reso scoraggiato, non volendo esprimere più la sua cura. Era stanco e nei guai!
***
Poi un giorno durante la stagione della Pasqua, è andato a messa in una piccola chiesa. La Parola di Dio per quella Domenica è stata ‘la solita cosa’ che aveva sentito tante volte e perciò si sentiva molto annoiato. La Messa sembrava durare così lunga che ha dato uno sguardo all’orologio sul muro. Proprio in quel momento ha sentito il sacerdote leggere: Gesù disse ai suoi discepoli: “Questo è il mio comandamento:. Amatevi gli uni gli altri come io ho amato voi” (Giovanni 15:12) Egli era spaventato! Queste proprie parole erano una chiave importante per i suoi problemi. Sì, è vero che i discepoli amavano gli uni gli altri, eppure, ma in modo che il loro amore potesse essere più giustamente espresso, Gesù ha aggiunto: come io ho amato voi”. Forse Gesù conosceva così bene i rapporti umani che Egli disse loro: come io ho amato voi “? Questa è la chiave, il segreto dell’arte dell’amore.
***
Per comprendere chiaramente questo segreto è piuttosto semplice: bisogna solo comtemplare con attenzione il modo in cui Gesù esprime il suo amore. Questo è la sostanza di tutti i suoi gesti, parole e azioni, quando esprime il suo amore è che Lui offre la sua vita per coloro che ama. Improvvisamente si è reso conto che quando Gesù esprime il suo amore agli altri, lui non vuole controllare la loro vita, e non mostra alcuna sfiducia, né richiede la loro cura in cambio, né manipola la loro stile di vita. Tutto viene dal suo amore incondizionato. Lascia le risposte d’amore degli altri di svolgersi in libertà totale. Se c’è una risposta positiva da parte loro, Egli la gode con grande felicità. Se non c’è, Gesù l’accetta gli ancora con amore pieno. Tale amore è l’amore di un cuore grande. Le persone umane nascono per diventare grandi nell’amore.
Da quel giorno, l’uomo della nostra storia ha cominciato a contemplare il Maestro – Gesù – per imparare ad amare e esprimere l’amore. Ha poi capito che amare veramente è concentrarsi sulla pace e la felicità dell’altro, e non cercare di ottenere conforto per se stesso. Ora, coloro che sono curati da lui si sentono più felici, pacifici e cordiali quando lo vedono.
***
Cari amici, cerchiamo di contemplare il nostro Maestro Gesù perché la nostra espressione di amore possa essere ‘artistico’ ed efficace!
Giuseppe Viet, O.Carm.
***********************


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét