Thứ Năm sau Chúa nhật V Phục Sinh
Cv
15,7-21 ; Tv 95 ; Ga 15,9-11.
Bài đọc Cv
15,7-21
7
Sau khi đã
tranh luận nhiều, ông Phê-rô đứng lên nói : "Thưa anh em, anh em biết :
ngay từ những ngày đầu, Thiên Chúa đã chọn tôi giữa anh em, để các dân ngoại được
nghe lời Tin Mừng từ miệng tôi và tin theo. 8 Thiên Chúa là Đấng thấu suốt mọi tâm can đã chứng tỏ Người
chấp nhận họ, khi ban Thánh Thần cho họ cũng như đã ban cho chúng ta. 9 Người không phân biệt
chút nào giữa chúng ta với họ, vì đã dùng đức tin để thanh tẩy lòng họ. 10 Vậy bây giờ, sao anh em
lại thử thách Thiên Chúa, mà quàng vào cổ các môn đệ một cái ách mà cả cha ông
chúng ta lẫn chúng ta đã không có sức mang nổi ? 11 Vả lại, chính nhờ ân sủng Chúa Giê-su mà chúng
ta tin mình được cứu độ, cùng một cách như họ."
12 Bấy giờ toàn thể hội
nghị im lặng. Họ nghe ông Ba-na-ba và ông Phao-lô thuật lại các dấu lạ điềm
thiêng Thiên Chúa đã dùng hai ông mà làm giữa các dân ngoại.
13 Khi hai ông dứt lời,
ông Gia-cô-bê lên tiếng nói : "Thưa anh em, xin nghe tôi đây : 14 Ông Si-môn đã thuật lại
cho chúng ta rằng : ngay từ đầu, Thiên Chúa đã đoái thương chọn trong các dân
ngoại một dân mang danh Người. 15 Những lời các ngôn sứ cũng phù hợp với điều ấy, như đã chép : 16 Sau đó, Ta sẽ trở lại,
và sẽ xây dựng lại lều Đa-vít đã sụp đổ ; đống hoang tàn đó, Ta sẽ xây dựng lại,
và Ta sẽ dựng lại lều ấy. 17 Như vậy các người còn lại và tất cả các dân ngoại được mang danh
Ta sẽ tìm kiếm Chúa. Chúa phán như vậy, 18 Người là Đấng cho biết những điều ấy tự ngàn xưa.
19 "Vì vậy, phần tôi,
tôi xét là không được gây phiền hà cho những người gốc dân ngoại trở lại với
Thiên Chúa, 20 nhưng chỉ viết thư bảo
họ kiêng những thức ăn ô uế vì đã cúng cho ngẫu tượng, tránh gian dâm, kiêng ăn
thịt loài vật không cắt tiết và kiêng ăn tiết. 21 Thật vậy, từ những thế hệ xa xưa, trong mỗi
thành ông Mô-sê đều có những người rao giảng : họ đọc lời của ông trong các hội
đường mỗi ngày sa-bát."
Đáp ca Tv
95,1-2a.2b-3.10 (Đ. x. c. 3)
Đáp
: Hãy kể cho muôn dân
được biết
những kỳ công Chúa làm.
Hoặc:
Đáp : Ha-lê-lui-a.
1 Hát
lên mừng Chúa một bài ca mới,
hát lên mừng Chúa, hỡi
toàn thể địa cầu !
2a Hát
lên mừng Chúa, chúc tụng Thánh Danh ! Đ.
2b Ngày
qua ngày, hãy loan báo ơn Người cứu độ,
3 kể
cho muôn dân biết Người thật là vinh hiển,
cho mọi nước hay những kỳ
công của Người. Đ.
10 Hãy
nói với chư dân : Chúa là Vua hiển trị,
Chúa thiết lập địa cầu, địa
cầu chẳng chuyển lay,
Người xét xử muôn nước
theo đường ngay thẳng. Đ.
Tung hô Tin Mừng x. Ga 10,27
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúa nói :
"Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi ; tôi biết chúng và chúng theo
tôi." Ha-lê-lui-a.
Tin Mừng Ga 15,9-11
9 Khi ấy, Đức
Giê-su nói với các môn đệ rằng : "Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy
cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. 10 Nếu anh em giữ
các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã
giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người. 11 Các điều ấy, Thầy
đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh
em được nên trọn vẹn.
(bản văn
theo UB.Kinh Thánh/HĐGMVN)
Suy Niệm:
Ðức Giêsu mời gọi chúng ta hãy ở lại trong tình thương của Ngài: Ngài yêu
thương chúng ta bằng chính tình yêu mà Chúa Cha đã yêu Ngài. Tất cả những gì Ðức
Giêsu lãnh nhận từ nơi Cha. Ngài đã trao ban cho chúng ta, không giữ lại gì cho
mình. Ðức Giêsu cũng dạy chúng ta biết chia sẻ tình thương với anh em. Chính nhờ
sống yêu thương mà chúng ta có được niềm vui và hạnh phúc trọn vẹn.
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, trước tình yêu lớn lao Chúa dành cho chúng con, mỗi người
chúng con phải tự nhìn lại chính mình. Chúng con có yêu thương anh em như Chúa
yêu thương chúng con, hay chúng con vẫn còn thù ghét, ích kỷ, nhỏ nhen? Xin
giúp chúng con tập sống yêu thương chân thành và quảng đại vô điều kiện, cụ thể
từ chính gia đình, giáo xứ chúng con. Từ đó chúng con mới tiến xa hơn được
trong việc thực thi giới luật yêu thương của Chúa. Amen.
(Lời Chúa
trong giờ kinh gia đình)
Hãy Ở Trong Tình Thương
Của Thầy
Trong ngày thành hôn của một anh con trai cưng thương, người cha tặng cho cậu
một cái hộp nhỏ thật xinh xắn, và kèm theo lời căn dặn: "Ðây là món quà
cho con và cũng là kỷ vật. Con không cần phải mở liền sau ngày cưới. Nó sẽ là
chiếc bùa hộ mệnh cho hạnh phúc của gia đình con. Chỉ khi nào vợ chồng con bùng
nổ chiến tranh lạnh, thì lúc bấy giờ con hãy vào phòng riêng, một mình với chiếc
hộp. Mở hộp ra, con sẽ gặp được điều con muốn tìm".
Những ngày tháng đầu của tình yêu muôn thuở ban đầu, gia đình sống thật đầm
ấm. Nhưng rồi có chung thì có đụng, đến lúc vợ chồng xảy ra gây gỗ. Bấy giờ người
chồng nhớ đến món quà của cha, anh làm theo lời dặn, lấy hộp mở ra, trong hộp
không có gì khác ngoài hình khắc một người đang cười. Nét khắc cũng chẳng được
mỹ thuật cho lắm. Nhưng đó là tác phẩm do chính tay người cha sau bao đêm miệt
mài làm việc. Ông phải khắc chạm ban đêm, vì thời giờ ban ngày dành cho công việc
và gia đình. Qua hình khắc ấy, toàn thể cuộc đời người cha hiện ra trước mắt
anh. Cả tình yêu của ông dành cho vợ con cũng vẫn còn lan tỏa phảng phất đâu
đây. Một mình với hình ảnh người cha khả ái đã khiến cho tâm hồn anh an bình trở
lại, hạnh phúc gia đình được hàn gắn.
Anh chị em thân mến!
Chỉ một món quà thật đơn sơ nhưng tràn đầy tình yêu của người cha đã sưởi ấm
cho gia đình người con thân yêu. Thật thế, tình yêu không chỉ là trạng thái cảm
tính, mà còn là chất xúc tác. Tình yêu chân thật sẽ là chiếc đũa thần tô điểm
cuộc đời và thế giới. Do đó, trước khi từ giã các môn đệ, Chúa Giêsu đã không
ngừng nhắc nhở về lòng yêu mến theo tường thuật của thánh sử Gioan trong bài
Tin Mừng hôm nay.
"Hãy lưu lại trong tình
yêu của Thầy". Lưu lại trong tình yêu, con người sẽ được tình yêu tắm gội.
Có tình yêu, con người sẽ phản ứng bằng tình yêu. Kẻ đang yêu bao giờ cũng nhìn
đời qua lăng kính màu hồng, cũng dễ dàng rộng lượng, tha thứ cho các xúc phạm lầm
lỗi. Thế nhưng, muốn ở trong tình yêu của Chúa Giêsu, con người phải tuân giữ lệnh
truyền của Ngài: "Hãy yêu mến anh em như chính mình người".
Thiên Chúa có muôn vàn hình dạng
sắc thái và đâu cũng có thể là mảnh đất cho tình yêu trở bông. Tuy nhiên, đó
cũng có thể là tình yêu đích thực hoặc tình yêu giả hiệu. Có những tình yêu hướng
về kẻ khác, cho kẻ khác nhưng tựu trung lại quay về với chính mình. Yêu để nâng
cao cái tôi đang bị quên lãng. Yêu để thỏa mãn cái tôi đang nhiều thèm khát.
Ðây chỉ là một tình yêu giả hiệu.
Tình yêu đích thực đòi hỏi
hoàn toàn hướng về người khác. Yêu là trao ban điều tốt lành cho người khác. Vì
yêu, Thiên Chúa đã thông ban sự tốt lành cho các thụ tạo. Ngài tạo dựng con người,
cho con người vui hưởng tình yêu của Ngài. Con người chỉ là sản phẩm từ bàn tay
Ngài, thế mà Ngài vẫn tôn trọng họ, Ngài để họ tự do quyết định hoặc đáp trả
hay từ chối tình yêu. Chúa Giêsu cũng muốn cho con người được một tình yêu hoàn
toàn yêu vì người mình yêu. Ngài đã yêu Thiên Chúa Cha, Ngài đã giữ lệnh truyền
của Thiên Chúa Cha, đến lượt các môn đệ, nếu họ yêu mến Ngài thì phải giữ lệnh
truyền của Ngài. Quên đi bản thân để sẵn sàng thi hành ý muốn của người mình
yêu mới thực sự ở trong tình yêu. Hãy lưu lại ở trong tình yêu của Thầy bằng
cách giữ các lệnh truyền của Thầy. Hãy lưu lại trong tình yêu vì tình yêu sẽ
làm cho cuộc đời có ý nghĩa, sẽ cho tâm hồn bình an thực sự.
Qua bài Tin Mừng hôm nay, ước
mong rằng mỗi người trong chúng ta sẽ quên đi những gì mang tính ích kỷ cho bản
thân mình, và sẵn sàng chu toàn lệnh truyền của Chúa Giêsu. Ðể rồi Chúa Giêsu sẽ
mãi mãi ở trong tình yêu của chúng ta. Vì chỉ khi nào lưu lại trong tình yêu của
Ngài, thì cuộc đời của chúng ta mới có ý nghĩa và việc làm của chúng ta mới có
giá trị. Amen.
(Veritas
Asia)
Niềm
vui trọn vẹn
Suy niệm:
Kitô giáo gắn liền
với thánh giá.
Kitô hữu suy tôn
thánh giá, hôn kính thánh giá.
Thánh giá không
chỉ có mặt trong nhà thờ hay trên các đồ thánh,
mà còn đi suốt
hành trình cuộc đời của một tín hữu,
từ giếng nước rửa
tội đến khi ra nghĩa trang.
Thánh giá nhắc
cho ta về một cái chết khủng khiếp và bi đát,
nhưng đời Kitô hữu
lại không bao giờ là cuộc đời buồn.
Ngược lại, niềm
vui tươi tắn là nét đặc trưng của Kitô giáo.
Trước khi bước
vào cái chết, Đức Giêsu đã nói về niềm vui của mình:
“Thầy đã nói với
anh em những điều ấy,
để niềm vui của
Thầy ở trong anh em,
và để niềm vui của
anh em được trọn vẹn” (c. 11).
Trong Tin Mừng
Gioan ba lần Thầy Giêsu nói đến niềm vui trọn vẹn.
“Con nói những điều
này lúc còn ở thế gian
để họ được hưởng
niềm vui trọn vẹn của con” (Ga 17,13).
Thầy Giêsu còn
thúc giục các môn đệ hãy xin Cha nhân danh Thầy:
“Cứ xin đi, anh
em sẽ được,
để niềm vui của
anh em nên trọn vẹn” (Ga 16, 24).
Rõ ràng Thầy
Giêsu quan tâm đến niềm vui nơi tâm hồn người môn đệ.
Niềm vui của họ bắt
nguồn từ niềm vui sâu kín trong lòng Thầy.
Thầy Giêsu tặng
cho họ niềm vui của chính mình,
và Ngài muốn niềm
vui đó phải được trọn vẹn ngay từ đời này,
bất chấp mọi đe dọa,
bách hại, hiểm nguy, thống khổ.
Nỗi buồn và khóc
than của thập giá rồi sẽ đến,
“nhưng nỗi buồn của
anh em sẽ trở thành niềm vui” (Ga 16, 20).
Thầy Giêsu là người
có niềm vui trong tâm hồn,
vì Thầy luôn ở lại
trong tình yêu của Chúa Cha, Đấng sai Thầy.
Để được ở lại
trong hạnh phúc của tình yêu ấy,
Thầy đã một mực
tuân giữ các lệnh truyền của Cha (c. 10b).
Thầy Giêsu cũng
mong các môn đệ giữ các lệnh truyền của Thầy,
để họ được ở lại
trong tình yêu của Thầy (c. 10a).
Vì lệnh truyền của
Thầy Giêsu là lệnh truyền Thầy nhận từ Cha,
nên ai giữ lệnh
Thầy truyền
cũng được hạnh
phúc ở lại trong tình yêu của Cha và Con.
Con người hôm nay
khao khát một niềm vui trọn vẹn.
Và con người tưởng
mình có thể tìm được
bằng việc thỏa
mãn những đòi hỏi ích kỷ của mình.
Nhưng tiếc thay
khoái lạc vô độ chỉ đem lại sự buồn chán và nô lệ.
Chỉ tình yêu biết
trao đi mới đem lại niềm vui chân thật và lâu bền.
Hãy ở lại trong
tình yêu của Thầy Giêsu!
Hãy tuân giữ các
lệnh truyền của Thầy!
Lệnh truyền lớn
nhất là yêu thương như Thầy đã yêu.
Rồi chúng ta sẽ nếm
được thứ niềm vui khôn tả của thiên quốc
ngay trong cuộc sống
đầy nước mắt ở đời này.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa
Giêsu,
các sách Tin Mừng
chẳng khi nào nói Chúa cười,
nhưng chúng
con tin Chúa vẫn cười
khi thấy các
trẻ em quấn quýt bên Chúa.
Chúa vẫn cười
khi hồn nhiên ăn uống với các tội nhân.
Chúa đã cố giấu
nụ cười trước hai môn đệ Emmau
khi Chúa giả vờ
muốn đi xa hơn nữa.
Nụ cười của
Chúa đi đôi với Tin Mừng Chúa giảng.
Nụ cười ấy hòa
với niềm vui
của người được lành bệnh.
Lạy Chúa
Giêsu,
có những niềm
vui
Chúa muốn trao
cho chúng con hôm nay,
có sự bình an
sâu lắng Chúa muốn để lại.
Xin dạy chúng
con biết tươi cười,
cả khi cuộc đời
chẳng mỉm cười với chúng con.
Xin cho chúng
con biết mến yêu cuộc sống,
dù không phải
tất cả đều màu hồng.
Chúng con luôn
có lý do để lo âu và chán nản,
nhưng xin đừng
để nụ cười tắt trên môi chúng con.
Ước gì chúng
con cảm thấy hạnh phúc,
vì biết mình
được Thiên Chúa yêu thương
và được sai đi
thông truyền tình thương ấy. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
10/05/12 THỨ NĂM TUẦN 5 PS
Ga 15,9-11
Ga 15,9-11
GIỮ CÁC ĐIỀU RĂN
“Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người.” (Ga 15,10)
Suy niệm: Chúa Giêsu đã từng nói với các môn đệ: “Lương thực của Thầy là làm theo ý Đấng đã sai Thầy.” Đối với Chúa Giêsu, sống là sống cho Cha, làm những gì Cha truyền làm. Do đó, không có việc làm theo sở thích hay ý riêng. “Tôi không tìm cách làm theo ý tôi, nhưng theo ý Đấng đã sai tôi” (Ga 5,30). Là Con Thiên Chúa làm người, Chúa Giêsu cũng cảm biết đau như loài người cảm, cũng rùng mình khiếp sợ trước cái chết như bao người khác. Trước ngày chịu tử hình, Chúa đã cầu nguyện cùng Chúa Cha: “Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha.” Chúa Giêsu đã vâng phục cho đến chết. Vì thế “Thiên Chúa đã siêu tôn Người” (Pl 2,9) đặt Người ngự bên hữu Chúa Cha, nghĩa là ở trong tình thương của Chúa Cha một cách trọn vẹn.
Mời Bạn: Lẽ tự nhiên không ai muốn phải làm, hoặc không được làm những điều ngược với bản tính của mình. Bởi vì phải hy sinh, phải bỏ ý riêng. Ngược lại “ở lại trong tình thương của Chúa” ai mà không thích. Nhưng mà không có con đường nào khác để đến với Chúa Cha, ở lại trong tình thương của Cha, ngoài con đường Chúa Giêsu đã đi. Con đường ấy là con đường vâng phục.
Sống Lời Chúa: Vâng phục là con đường thánh hoá và mang lại niềm vui trong Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, khi ở trần gian, Chúa đã tuyệt đối vâng phục Chúa Cha, và giờ đây Chúa đang hưởng niềm vui bên Chúa Cha. Xin cho chúng con biết noi gương vâng phục như Chúa.
Những gì là cốt tủy của Kitô Giáo
Bài đọc: Acts 15:7-21; Jn 15:9-11.
Tiếp tục những gì
chúng ta đã bàn hôm qua về việc tìm ra đâu là cốt tủy của Kitô Giáo mà cả hai,
Do-thái cũng như Dân Ngoại, phải giữ; những gì có thể thích ứng; và những gì có
thể tùy mỗi dân tộc.
Các Bài Đọc hôm nay
giúp chúng ta nhận ra vấn đề qua những đóng góp ý kiến của các nhân vật quan trọng.
Trong Bài Đọc I, sau khi đã cùng nhau bàn luận, Phêrô đã đứng lên góp ý kiến
như sau: Vì Thánh Thần cũng được ban cho Dân Ngoại cũng như cho dân Do-thái, vì
con người được thanh tẩy nhờ đức tin chứ không nhờ Lề Luật, và vì con người nhờ
ân sủng của Thiên Chúa mà được cứu độ chứ không do sức lực của con người; nên
không thể bắt Dân Ngoại cắt bì và giữ các truyền thống của người Do-thái. Sau
Phêrô, Giacôbê, một Tông-đồ có thế giá tại Giáo Hội Jerusalem cũng lên tiếng
bênh vực cho Dân Ngoại: Theo lời các ngôn sứ, Dân Ngoại cũng được bao gồm trong
Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa. Ông cũng đồng ý không nên bắt Dân Ngoại phải cắt
bì và giữ truyền thống Do-thái; chỉ nên viết thư khuyên nhủ họ 3 điều: không được
ăn thịt cúng, không được gian dâm, và không được ăn những súc vật không cắt tiết,
cũng như không được ăn tiết. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu nhấn mạnh đến giới luật
yêu thương là nền tảng của Kitô Giáo: Như Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy
cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy.
I. KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Ý kiến của các
Tông đồ về những gì cần áp dụng cho Dân Ngoại.
1.1/ Ý kiến của
Simon Phêrô: Sau khi các ông đã tranh luận nhiều, ông Phêrô đứng lên nói:
"Thưa anh em, anh em biết: ngay từ những ngày đầu, Thiên Chúa đã chọn tôi
giữa anh em, để các Dân Ngoại được nghe lời Tin Mừng từ miệng tôi và tin
theo." Phêrô đề cập đến 3 lý do chính yếu tại sao không nên bắt Dân Ngoại
cắt bì và giữ các truyền thống Do-thái:
(1) Thánh Thần được
ban cho các Tông-đồ trong ngày lễ Ngũ Tuần cũng được ban cho Dân Ngoại:
"Thiên Chúa là Đấng thấu suốt mọi tâm can đã chứng tỏ Người chấp nhận họ,
khi ban Thánh Thần cho họ cũng như đã ban cho chúng ta." Đó là lý do tại
sao ông làm Phép Rửa cho viên Đại Đội Trưởng Roma, Cornelius và những người
trong nhà của ông (Acts 10:44-48).
(2) Được cứu độ nhờ đức tin, chứ không do việc giữ Luật:
Thiên Chúa dùng đức tin để thanh tẩy lòng họ, chứ không bằng Lề Luật! Ở đây
cũng như trong Thư Galat của Phaolô, ông ví Lề Luật như cái ách của người nô lệ
(Gal 5:1): "Người không phân biệt chút nào giữa chúng ta với họ, vì đã
dùng đức tin để thanh tẩy lòng họ. Vậy bây giờ, sao anh em lại thử thách Thiên
Chúa, mà quàng vào cổ các môn đệ một cái ách mà
cả cha ông chúng ta lẫn chúng ta đã không có sức mang nổi?"
(3) Được cứu độ nhờ
ơn thánh, chứ không do sức con người: Con người được cứu độ là hoàn toàn do bởi
ân sủng của Thiên Chúa: "Vả lại, chính nhờ ân sủng Chúa Giêsu mà chúng ta
tin mình được cứu độ, cùng một cách như họ."
1.2/ Ý kiến của
Giacôbê, Giám Quản Jerusalem: Tuy là người hết sức tuân giữ Lề Luật, nhưng ông
cũng lên tiếng bảo vệ các tín hữu Dân Ngoại.
(1) Dân Ngoại được
bao gồm trong Kế Hoạch Cứu Độ: Trước hết, ông nhìn nhận Dân Ngoại được bao gồm
trong Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa, như lời các ngôn sứ đã loan báo:
"Sau đó, Ta sẽ trở lại, và sẽ xây dựng lại lều David đã sụp đổ; đống hoang
tàn đó, Ta sẽ xây dựng lại, và Ta sẽ dựng lại lều ấy. Như vậy các người còn lại
và tất cả các Dân Ngoại được mang danh Ta sẽ tìm kiếm Chúa. Chúa phán như vậy,
Người là Đấng cho biết những điều ấy tự ngàn xưa" (x/c Amo 9:11-12 và Jer
12:15).
(2) Kết luận của
ông Giacôbê: Vì vậy, phần tôi, tôi xét là không được gây phiền hà cho những người
gốc Dân Ngoại trở lại với Thiên Chúa, nhưng chỉ viết thư bảo họ:
- Kiêng những thức
ăn ô uế vì đã cúng cho ngẫu tượng: Niềm tin ăn đồ cúng cho thần sẽ được trở nên
giống thần, cũng như người Kitô hữu tin ăn Mình Chúa sẽ trở nên giống như Chúa
(I Cor 10:20). Vì thế, một người không thể vừa tham dự bàn tiệc của Chúa, vừa
tham dự bàn tiệc của thần ngoại (I Cor 10:21). Trước đó, Phaolô phân biệt giữa
việc ăn thịt cúng vì biết chẳng có thần nào ngoài Chúa và việc gây ngộ nhận cho
những người yếu đức tin (I Cor 8:1-13).
- Tránh gian dâm
(Lev 18:6-18:26): Đây là giới răn thứ 6 và 9 của Thập Giới. Có những dân tộc
không cho gian dâm là tội như một số người Hy-lạp. Trong một thế giới không
trong sạch, những dạy dỗ của Đức Kitô về sự trong sạch là những gì mới lạ cho
Dân Ngoại.
- Kiêng ăn thịt
loài vật không cắt tiết (giết bằng cách thắt cổ) và kiêng ăn tiết: Máu là sự sống;
ăn máu là ăn sự sống, và sự sống thuộc về Thiên Chúa. Con người không có quyền
trên sự sống (Lev 17:10-14, Gen 9:4). Giacôbê muốn khuyên Dân Ngoại phải ăn thịt
lòai vật theo kiểu của người Do-thái: phải cắt tiết con vật, phải để máu chảy
ra hết, và không được ăn máu súc vật.
2/ Phúc Âm: Giới luật yêu
thương là nền tảng quan trọng nhất.
(1) Liên kết tình
thương giữa Thiên Chúa và con người qua Đức Kitô: "Như Chúa Cha đã yêu mến
Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình
thương của Thầy." Nếu phải đơn giản hóa Kitô Giáo, chúng ta có thể nói
Kitô giáo là Đạo của tình yêu: "mến Chúa và yêu thương tha nhân."
Nhưng tình thương được thể hiện qua sự vâng lời: "Nếu anh em giữ các điều
răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các
điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người." Chúa Giêsu muốn
con người giữ các giới răn vì Ngài biết những điều đó tốt cho con người, nhưng
con người không luôn nhận ra.
(2) Hậu quả của yêu
thương là có được niềm vui trọn vẹn: Mục đích của Kitô Giáo không phải là giam
hãm con người trong Lề Luật; nhưng giúp con người hưởng trọn niềm vui của Thiên
Chúa, như Chúa Giêsu nói với các môn đệ: "Các điều ấy, Thầy đã nói với anh
em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn
vẹn."
II. ÁP DỤNG TRONG CUỘC
SỐNG:
- Chúng ta được cứu
độ không bằng nỗ lực giữ trọn vẹn Lề Luật, nhưng bằng niềm tin vào Đức Kitô, dưới
sự trợ giúp của ơn thánh.
- Đạo lý căn bản của
Kitô Giáo là giới luật yêu thương. Thiên Chúa là tình yêu; Ngài thông ban tình
yêu của Ngài cho con người qua Đức Kitô, và Ngài muốn con người yêu nhau bằng
tình yêu này.
- Mục đích của Đạo
là làm sao con người được hưởng trọn vẹn niềm vui của Thiên Chúa; chứ không phải
giam hãm con người trong những luật lệ cứng nhắc để làm tội con người.
Anthony Đinh Minh Tiên, OP.
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 10-5
Cv 15, 7-21; Ga: 15, 9-11.
LỜI SUY NIỆM:
“Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như
vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn của
Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thây, như Thầy đã giữ các điều răn
của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người.” (Ga 15,9-10)
Nhiều lần
trong Kinh Thánh đã nói đến tình yêu của Thiên Chúa Cha đối với Chúa Giêsu. Như
khi Chúa Giêsu đứng chung với những tội nhân trên dòng sông Gio-đan để chờ
Gioan Tẩy Giả làm phép rửa và sau khi đã được Gioan làm phép rửa theo yêu cầu của
Ngài, Ngài vừa lên khỏi nước thì từ trời có tiếng Chúa Cha phán rằng: “Con là
Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con” (Mc 1,11). Cũng như khi Chúa Giêsu dẫn
ba Tông Đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan đi theo mình, đến một ngọn núi cao rồi Người
biến hình sáng láng.Bổng từ Đám Mây ( Trong Đám Mây đối với Cựu Ước, ám chỉ có
sự hiện diện của Thiên Chúa) có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy
vâng nghe lời Người.” (Mc 9,7). Tình yêu của Chúa Cha đối với Chúa Giêsu như vậy,
và Chúa Giêsu đã liên kết tình yêu đó với tình yêu Ngài dành cho những kẻ trung
thành đi theo Ngài, và vâng nghe lời Ngài.
Mạnh Phương
*****************************************
10 Tháng Năm
Bàn Tay Phải Của Chúa Giêsu
Có rất nhiều giai thoại kể về những tượng
thánh giá cổ xưa... Tại một nhà thờ bên Tây Ban Nha, có một tượng thánh giá cổ
rất đặc biệt. Cánh tay trái của Chúa Giêsu vẫn còn đóng vào gỗ giá, nhưng cánh
tay mặt thì rời ra và đưa đến phía trước trong tư thế ban phép lành.
Người Tây Ban Nha kể về nguồn gốc của tượng
thánh giá này như sau: Một hôm có một tội nhân đến xưng tội với vị linh mục
chính xứ ngay dưới cây thánh giá này. Như thường lệ, mỗi khi giải tội cho một tội
nhân có quá nhiều tội nặng, vị linh mục này tthường tỏ ra rất nghiêm khắc. Ngài
ra việc đền tội nặng cũng như ngăm đe nhiều điều.
Tội nhân ra về, lòng cảm thấy nhẹ nhàng. Nhưng
tính nào tật ấy, không bao lâu, người đó sa ngã lại. Lần này, sau khi anh xưng
thú tội lỗi, vị linh mục lại đe dọa như sau: "Ðây là lần cuối cùng tôi giải
tội cho ông".
Nhiều tháng trôi qua, tội nhân lại đến quỳ dưới
chân linh mục cũng bên dưới cây thánh giá và lại xin ơn tha thứ một lần nữa.
Nhưng lần này, vị linh mục đã dứt khoát. Ngài trả lời: "Ông đừng có đùa với
Chúa. Tôi không thể ban phép giải tội cho ông nữa".
Nhưng lạ lùng thay, khi vị linh mục vừa khước
từ tội nhân, thì ông bỗng nghe một tiếng thì thầm từ bên thánh giá. Bàn tay phải
của Chúa Giêsu bỗng được rút ra khỏi thánh giá và ban phép lành cho hối nhân.
Và vị linh mục nghe được tiếng thì thầm ấy như sau: "Chính ta là người đã
đổ máu ra cho người này, chứ không phải ngươi".
Từ đó, bàn tay phải của Chúa Giêsu cứ ở mãi
trong tư thế ấy, như không ngừng mời gọi con người đến để ban ơn tha thứ...
Kinh Thánh thuật lại rằng trong cuộc hành trình
tiến về đất hứa, khi đi qua giữa sa mạc, dân Israel đã bị rắn cắn. Môi sen đã
sai đúc một con rắn đồng và treo lên một ngọn cây để tất cả những ai bị rắn cắn,
nhìn vào con rắn đồng ấy đều được chữa lành...
Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta nhìn lên thập
giá của Ngài.
Nhìn lên thập giá của Ngài để thấy được án phạt
của tội lỗi.
Nhìn lên thập giá để thấy được tình yêu bao la của
Chúa.
Phải, bên kia sự độc ác của tội lỗi, Chúa Giêsu
chỉ muốn chúng ta nhìn thấy được tình yêu của Thiên Chúa: một tình yêu không ngừng
tha thứ, một tình yêu vượt lên trên mọi tư tưởng, mọi tiêu chuẩn phán đoán, mọi
khát vọng của chúng ta.
Nhìn lên thập giá Chúa không phải để thất vọng
vì gánh nặng của tội lỗi, mà trái lại để cảm mến được hồng ân bao la của Chúa,
để cho tâm hồn được phấn khởi, tin yêu hơn...
Nhìn lên thập giá Chúa để cảm mến được ơn tha thứ
của Ngài, chúng ta cũng được mời gọi để cảm thông, để tha thứ hơn đối với người
anh em của chúng ta. Càng nhận ra được tình yêu tha thứ của Chúa, chúng ta còn
được mời để gọi tha thứ nhiều hơn. Còn tha thứ nhiều hơn, chúng ta còn dễ cảm mến
được ơn tha thứ của Chúa...
(Lẽ Sống)
*****************************************
Ngày 10
Thiên Chúa vĩ đại và vì vĩ đại, Người thật
gần gũi với chúng ta. Tin không phải là tiến đến Thiên Chúa, cũng không phải là
chờ Người đến, tin là xác nhận Người đang hiện diện.
Jean Harang
"Bánh
sự sống chính là Đấng từ trời xuống và ban sự sống cho trần gian". Những lời
nói thật đơn sơ và chúng ta đã quen lãnh nhận Minh và Máu thánh Đức Kitô trong
thánh lễ. Có thể chúng
ta quá quen thuộc.
Có nhiều
hoàn cảnh, dù có khao khát lãnh nhận Bánh sự sống, nhưng chúng ta cũng không thể
nếm được. Đó là những
giây phút chay tịnh thánh thể giúp chúng ta nhận ra tâm bánh này là nguồn sự sống
của chúng ta.
Thiên
Chúa không thể ban cho chúng ta nhiều hơn nữa chỉ vì Người đã tự hiến ban trong
tấm Bánh này. Trong sa mạc, Người đã ban bánh cho ông Môisen và dân Israel . Trong Đức
Giêsu, Người tự ban chính mình! "Xin luôn ban cho chúng con Bánh
này!"
Lạy Chúa, với
tấm Bánh này, xin ban cho chúng con ân sủng
để trở nên sống động và dễ mến theo hình ảnh của Ngài.
để trở nên sống động và dễ mến theo hình ảnh của Ngài.
Các nữ đan
viện Đaminh ở Orbey
Panorama.
Panorama.
Thứ Năm 10-5
Thánh Ivo ở Kermartin
(1253 -- 1303)
húng ta
ít khi thấy vị thánh nào là quan tòa, nhưng Thánh Ivo, biệt danh là "trạng
sư của người nghèo" có cả hai đặc tính này.
Thánh
Ivo sinh ở Kermartin gần
Việc
tình nguyện biện hộ không công cho người nghèo giúp ngài có biệt danh "Trạng
Sư của Người Nghèo." Thêm vào đó, ngài thường giúp đỡ họ về tiền án
phí cũng như thăm viếng họ trong tù. Mặc dù việc hối lộ là một thói quen được
chấp nhận thời bấy giờ, nhưng ngài không bao giờ chấp nhận "quà
cáp". Ngài còn cố hòa giải giữa đôi bên trước khi đưa ra tòa để đỡ tốn
kém cho họ tiền án phí.
Tuy là
một người có đầy đủ phương tiện tài chánh, nhưng đời sống cá nhân của ngài thật
khắc khổ: ăn chay, mặc áo nhặm, và thức ăn rất tầm thường.
Năm
1284, ngài được thụ phong linh mục trong Giáo Phận Tréquier. Năm 1287, ngài từ
bỏ công việc luật sư để dành trọn thời giờ cho giáo dân trong các giáo xứ
ngài phục vụ. Các bài giảng của ngài thật rõ ràng và đơn giản. Ngài thường được
mời để xử kiện, và giáo dân thường nói về ngài như "một trạng sư
thành thật."
Ngài
xây nhà thương, chăm sóc người bệnh, và chia sẻ tài sản cho người nghèo. Có lần
ngài để cho người ăn xin ngủ ở trên giường, trong khi ngài ngủ dưới đất. Sự
khắc khổ của ngài ngày càng nghiêm nhặt theo thời gian.
Cha Ivo
được phong thánh năm 1347.
Lời
Bàn
"Chúng
ta phải chuẩn bị để lãnh nhận các nhiệm vụ và chức năng mới trong mọi lãnh vực
của sinh hoạt loài người, và nhất là trong lãnh vực xã hội quốc tế, nếu muốn
thể hiện sự công bằng đích thực... Chúng ta không thể quên được con số ngày
càng gia tăng của những người thường bị gia đình và xã hội bỏ rơi: người già,
trẻ cô nhi, người đau yếu và tất cả những người bị xã hội bạc đãi"
(Thượng Hội Ðồng Giám Mục 1971, Công Bằng Trong Thế Giới, #1).
Lời
Trích
Thiên vị
người giầu có hoặc người hoạt bát là điều dễ. G.K. Chesterton viết: "Các
quy tắc của một đoàn hội thỉnh thoảng mới chú ý đến phần tử nghèo nhưng luôn
luôn có xu hướng thiên vị người giầu" (Orthodoxy, t. 41). Cố đối xử
công bằng với mọi người thì không phải dễ và đó là công việc không bao giờ
cùng. Sự công bằng liên hệ đến tất cả chúng ta -- chứ không chỉ là công việc
của luật sư hay quan toà.
|
|
Copyright © 2010 by
Nguoi Tin Huu.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét