Trang

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

16-08-2012 : THỨ NĂM TUẦN XIX MÙA THƯỜNG NIÊN


Thứ Năm sau Chúa Nhật 19 Quanh Năm

Bài Ðọc I: (Năm II) Ed 12, 1-12
"Ngươi sẽ di cư giữa ban ngày trước mặt chúng".
Trích sách Tiên tri Êdêkiel.
Có lời Chúa phán cùng tôi rằng: "Hỡi con người, ngươi đang ở giữa dòng giống phản loạn, chúng có mắt để thấy mà không thấy, có tai để nghe mà không nghe, vì đó là dòng giống phản loạn. Phần ngươi, hỡi con người, hãy sửa soạn hành trang và hãy dời đi, giữa ban ngày, trước mặt chúng. Ngươi sẽ đi từ nơi đang ở đến một nơi khác, trước mặt chúng, để hoạ may chúng xem thấy, vì chúng là dòng giống phản loạn. Ngươi sẽ phô trương hành lý của ngươi như hành lý của người di cư giữa ban ngày trước mặt chúng, rồi ban chiều, ngươi sẽ ra đi trước mặt chúng như người di cư. Trước mắt chúng, ngươi hãy khoét tường mà chui ra. Trước mắt chúng, ngươi sẽ mang hành trang trên vai và đi ra trong bóng tối, Ngươi sẽ che mặt ngươi để đừng thấy xứ sở, vì Ta đã làm cho ngươi thành biểu hiệu cho nhà Israel".
Vậy tôi đã thi hành như Chúa đã truyền cho tôi, tôi phô trương hành trang của tôi như hành trang của kẻ di cư, giữa ban ngày, và ban chiều, tôi lấy tay khoét một cái lỗ trong tường, vai mang hành trang, và ra đi trước mặt chúng trong đêm tối.
Và ban sáng có lời Chúa phán cùng tôi rằng: "Hỡi con người, nào nhà Israel, dòng giống phản loạn, đã chẳng hỏi ngươi rằng: 'Ông làm gì vậy?' Hãy bảo chúng: 'Chúa là Thiên Chúa phán rằng: Sấm ngôn này chỉ về thủ lãnh ở Giêrusalem và cả nhà Israel ở đó'. Hãy nói: 'Tôi là biểu hiệu cho các ngươi. Tôi đã làm thế nào thì việc sẽ xảy ra như vậy'. Chúng sẽ phải di cư và đi làm tôi. Và ai là thủ lãnh các chúng, người đó sẽ mang hành trang trên vai ra đi trong bóng tối, và chúng sẽ khoét tường mà đem ông ra. Mặt ông bị che kín để mắt khỏi thấy xứ sở".
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 77, 56-57. 58-59. 61-62
Ðáp: Các ngươi đừng quên lãng những kỳ công của Chúa (c. 7c).
Xướng: 1) Họ đã thử thách và phản nghịch Thiên Chúa Tối Cao, và họ không tuân giữ các huấn lệnh của Người. Họ lùi bước và bội tín cũng như tổ tiên họ, họ lầm lạc như cánh cung trật đường giây. - Ðáp.
2) Họ chọc giận Người vì những nơi "thờ tự" trên cao, họ khiêu khích lòng ghen Người vì bao thần tượng. Thiên Chúa nghe biết và bừng cơn thịnh nộ, Người đã từ bỏ Israel một cách đắng cay. - Ðáp.
3) Người trao nạp sức mạnh mình cho thiên hạ bắt bớ, và vinh quang mình trong tay kẻ nghịch thù. Người bỏ mặc dân tộc Người cho cảnh gươm đao, và Người đã xung giận phần gia nghiệp của Người. - Ðáp.

* * *

Alleluia: Tv 110, 8ab
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, mọi giới răn Chúa được lập ra cho tới muôn ngàn đời. - Alleluia.

Phúc Âm: Mt 18, 21 - 19, 1
"Thầy không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Phêrô đến thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, khi anh em xúc phạm đến con, con phải tha thứ cho họ mấy lần? Có phải đến bảy lần không?" Chúa Giêsu đáp: "Thầy không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy.
"Về vấn đề này, thì Nước Trời cũng giống như ông vua kia muốn tính sổ với các đầy tớ. Trước hết người ta dẫn đến vua một người mắc nợ mười ngàn nén bạc. Người này không có gì trả, nên chủ ra lệnh bán y, vợ con và tất cả tài sản của y để trả hết nợ. Người đầy tớ liền sấp mình dưới chân chủ và van lơn rằng: "Xin vui lòng cho tôi khất một kỳ hạn, và tôi sẽ trả lại cho ngài tất cả". Người chủ động lòng thương, trả tự do và tha nợ cho y.
"Khi ra về, tên đầy tớ gặp một người bạn mắc nợ y một trăm bạc: Y tóm lấy, bóp cổ mà nói rằng: "Hãy trả nợ cho ta". Bấy giờ người bạn sấp mình dưới chân và van lơn rằng: "Xin vui lòng cho tôi khất một kỳ hạn, tôi sẽ trả hết nợ cho anh". Y không nghe, bắt người bạn tống giam vào ngục, cho đến khi trả nợ xong. Các bạn y chứng kiến cảnh tượng đó, rất khổ tâm, họ liền đi thuật với chủ tất cả câu truyện. Bấy giờ chủ đòi y đến và bảo rằng: "Tên đầy tớ ác độc kia, ta đã tha hết nợ cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta; còn ngươi, sao ngươi không chịu thương bạn ngươi như ta đã thương ngươi?" Chủ nổi giận, trao y cho lý hình hành hạ, cho đến khi trả hết nợ.
"Vậy, Cha Thầy trên trời cũng xử với các con đúng như thế, nếu mỗi người trong các con không hết lòng tha thứ cho anh em mình".
Khi Chúa Giêsu nói những lời đó xong, thì Người bỏ xứ Galilêa mà đến Giuđêa, bên kia sông Giođan.
Ðó là lời Chúa.

Suy Niệm:
Những gì chúng ta tha thứ cho nhau, thì không là gì cả so với sự tha thứ của Thiên Chúa đối với chúng ta. Thật thế, "Thiên Chúa là tình yêu", bản chất của Thiên Chúa chính là tình yêu. Tình yêu của Ngài không bờ bến, nên Ngài cũng muốn tình yêu của chúng ta trao cho nhau vô điều kiện, không giới hạn.

Cầu Nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, lòng yêu thương, tha thứ thật tuyệt vời, cao đẹp làm sao? Chúng con sẽ hạnh phúc biết bao nếu chúng con biết mang trong mình khối tình rộng mở của Chúa. Xin Chúa là Ðấng Tình Yêu biến đổi những hẹp hòi, ích kỷ của con người chúng con, để trở thành hoa trái của tình yêu mến. Amen.
 (Lời Chúa trong giờ kinh gia đình)
Suy Niệm:
Tha Thứ
Một đôi vợ chồng nọ đưa nhau ra tòa xin ly dị. Vị luật sư biện hộ cho quan tòa biết: đôi vợ chồng này sống hoàn toàn yên lặng với nhau trong suốt 12 năm liên tiếp. Họ cũng không muốn gặp nhau nữa, nếu cần cho nhau biết điều gì, thì họ chỉ cần viết vào một mảnh giấy để sẵn trên bàn cho người kia đọc. Ðôi vợ chồng này trước đây đã sống hạnh phúc với nhau trong vòng 18 năm, đã nuôi nấng con cái khôn lớn, nhưng rồi không rõ vì lý do gì, hai người đã không thèm nói chuyện với nhau, và giờ đây họ không nhớ đã giận nhau vì lý do gì.
Những hờn giận, phiền muộn xẩy ra trong sinh hoạt hằng ngày, nếu không được nghiêm chỉnh giải quyết, vượt qua, thì sẽ dễ dàng chồng chất làm thành những bức tường ngăn cách giữa cha mẹ với nhau, hay giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em trong gia đình, hoặc giữa bạn bè thân thích. Những tâm tình phiền muộn tiêu cực mỗi ngày một ít cũng đủ ảnh hưởng đến cả cuộc sống, làm chúng ta không còn vui sống và bình an nữa.
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta phải tha thứ và tha thứ luôn luôn. Nhưng tại sao phải tha thứ? Vì tha thứ là một điều cần thiết trong đời sống xã hội, trong gia đình, trong các đoàn thể; vì tha thứ là đặc điểm của tình yêu: trong tình yêu Chúa, chúng ta tha thứ cho nhau như Ngài đã tha thứ cho chúng ta. Tha thứ như thế không phải là yếu nhược, mà là sức mạnh của tình yêu, là khí cụ của hòa bình. Cuộc đời là một cuộc hành trình, nếu chúng ta cứ để mình mang nặng gánh ưu tư, phiền muộn thì làm sao có đủ sức để đạt tới đích được. Do đó chúng ta hãy luôn sống tha thứ để tâm hồn chúng ta được nhẹ nhàng thanh thoát trên đường đời với niềm hy vọng và an vui.
Một nhà tâm lý người Mỹ đã đưa ra nhận định như sau: Trên bình diện nhân bản, nếu suy nghĩ cho cùng, thì tha thứ là giải pháp tốt nhất cho người tha thứ và kẻ được tha thứ: sự tha thứ khai mở năng lực tinh thần con người và có tác dụng làm cho con người sống lành mạnh vui tươi hơn. Trên bình diện thiêng liêng, sự tha thứ có giá trị tích cực, chứng tỏ tình thương làm phát sinh nguồn an ủi trong tâm hồn; nếu chúng ta không thật lòng tha thứ cho nhau, thì Cha trên trời cũng không tha thứ cho chúng ta.
Xin Chúa cho chúng ta luôn biết tha thứ cho những ai xúc phạm đến chúng ta, và như vậy chúng ta trở thành khí cụ đem niềm vui đến cho mọi người.

(Veritas Asia)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Năm Tuần 19 TN2
Bài đọc: Eze 12:1-2; Mt 18:21-19
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ:

Tha thứ như đã được tha thứ

Đọc lịch sử của Cựu Ước, một người có thể thấy rõ tiến trình: tội lỗi -> sửa trị -> ăn năn -> tha thứ, trong mối liên hệ giữa Thiên Chúa và con cái Israel. Tội lỗi là điều không tránh khỏi khi con người còn mang trong mình tính xác thịt. Khi có tội, con người phải được sửa trị để nhận ra tội lỗi của mình trước khi có thể ăn năn thống hối. Mục đích của việc sửa trị không phải là để hành hạ con người, nhưng là để làm cho họ trở nên tốt đẹp hơn. Khi con người đã biết ăn năn, Thiên Chúa sẽ tha thứ, Ngài sẽ quên mọi tội lỗi, phục hồi quyền làm con, và nối lại tình nghĩa với họ. Nhưng nếu con người cứ ngoan cố trong tội lỗi của mình và không chịu ăn năn quay về, tha thứ sẽ không thể xảy ra.

Các bài đọc hôm nay xoay quanh tiến trình: tội lỗi -> sửa trị -> ăn năn -> tha thứ. Trong bài đọc I, con cái Israel đã phạm tội lỗi nghĩa với Đức Chúa. Ngài đã gởi ngôn sứ Ezekiel đến để tố cáo tội lỗi của họ, và đe dọa chiến tranh và lưu đày sẽ xảy ra bằng việc đóng kịch; nhưng họ vẫn không ăn năn sám hối. Đức Chúa gọi họ là giống nòi phản loạn, có mắt không nhìn, có tai không nghe; vì thế họ sẽ bị tiêu diệt bởi chiến tranh và đói khát. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu dạy các môn đệ phải biết tha thứ cho tha nhân bao lâu họ còn biết ăn năn quay về. Nếu người nào không chịu tha thứ cho anh em khi họ đã ăn năn sám hối, Thiên Chúa cũng sẽ không tha thứ cho người không biết thứ tha.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Chỉ với hai câu rất ngắn, Chúa cho tiên tri Ezekiel thấy sự cứng lòng của dân Do-thái, không chịu ăn năn trở lại để được tha thứ.

Để hiểu rõ nghĩa hơn, chúng ta cần đọc thêm những câu kế tiếp. Vì tuy họ có tai nhưng đã không chịu nghe những lời dạy bảo của Thiên Chúa nói qua các tiên tri, nên Chúa truyền cho tiên tri làm những hành động như đang diễn kịch đi lưu đày với hy vọng cho họ nhìn thấy trước những gì sẽ xảy ra mà ăn năn trở lại. Ông mang hành lý đi lưu đày ra giữa ban ngày cho dân xem thấy rồi xếp lại vào bao; chiều đến ông lấy tay khóet vách đi ra, đầu trùm kín, vác hành lý lưu đày trên vai… Nếu dân tò mò hỏi tại sao làm những điều kỳ dị như thế, ông sẽ cắt nghĩa cho họ biết những gì cũng sẽ xảy ra tương tự như vậy cho họ nếu họ không biết ăn năn hối cải.

Dẫu đã nghe và đã nhìn, nhưng dân vẫn ngoan cố không chịu ăn năn để được tha thứ nên Chúa đã nói với tiên tri những lời như sau: “Hỡi con người, ngươi đang sống giữa một nòi phản loạn, giữa những kẻ có mắt để nhìn mà không thấy, những kẻ có tai để nghe mà không nghe, vì chúng là một nòi phản loạn.” Tuy thế, Đức Chúa vẫn mở đường cho dân đang sống trong nơi lưu đày: Ai biết hối cải quay về, Ngài sẽ cho hồi hương và tái thiết đất nước.

2/ Phúc Âm: Vấn nạn tha thứ. 

2.1/ Phải tha thứ bao nhiêu lần?

Chúng ta phải biết ơn sự mau miệng và tính thành thật của Phêrô, vì nhờ thánh nhân mà chúng ta có được sự giảng giải rõ ràng của Chúa Giêsu về một vấn đề hết sức tế nhị và rất khó thi hành. Phải tha thứ bao nhiêu lần? Tục ngữ Việt-nam có câu “quá tang ba bận,” và phong tục của người Do-thái cũng thế “tối đa là 7 lần.” Phêrô lặp laại truyền thống lần khi hỏi Chúa: “Có phải là 7 lần chăng?” Nhưng câu trả lời của Chúa Giêsu đã làm cho Phêrô và chúng ta giật mình: "Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy." Các nhà chú giải thường tranh luận “bảy mươi lần bảy là bao nhiêu lần?” Có người cho là 70*7= 490 lần; người khác cho là 707 hay 777, một con số rất to lớn. Điều quan trọng Chúa muốn nhấn mạnh nơi đây là bất cứ lúc nào anh chị em nói lời xin lỗi là chúng ta phải tha. Nhiều người đã lắc đầu và cho rằng: Nếu thánh trên bàn thờ còn phải nhảy xuống để can thiệp thì làm sao con người có thể tha thứ mãi, nhất là với những người cứ tái đi tái lại? Nhưng nếu chúng ta biết trở nên tốt là một tiến trình tập luyện lâu dài thì việc phải kiên nhẫn tha thứ là chuyện tất nhiên phải làm.

2.2/ Tại sao phải tha thứ?

Thay vì đưa ra câu trả lời, Chúa kể một ví dụ rất rõ ràng và có thể giải quyết nhiều vấn nạn khác chung quanh vấn đề tha thứ. Người nói: “Vì thế, Nước Trời cũng giống như chuyện một ông vua kia muốn đòi các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách. Khi nhà vua vừa bắt đầu, thì người ta dẫn đến một kẻ mắc nợ vua mười ngàn yến vàng. Y không có gì để trả, nên tôn chủ ra lệnh bán y cùng tất cả vợ con, tài sản mà trả nợ. Bấy giờ, tên đầy tớ ấy sấp mình xuống bái lạy: "Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết." Tôn chủ của tên đầy tớ ấy liền chạnh lòng thương, cho y về và tha luôn món nợ.”

Sự tương phản giữ hai món nợ và cách xử cho ta thấy rõ sự ác độc của kẻ đã được tha thứ này. Số tiền anh được tha là mười ngàn yến vàng (tálanton) tương xứng với khỏang 4.8 triệu Mỹ-kim (một yến vàng giá 5000-6000 quan tiền) trong khi bạn anh chỉ nợ 100 quan tiền (khỏang 10 Mỹ-kim). Nếu so sánh giữa hai món nợ, số tiền bạn anh nợ chưa đáng số lẻ của món nợ anh được tha. Chúng ta hãy xem cách xử của anh với người bạn nợ: Y liền túm lấy, bóp cổ mà bảo: "Trả nợ cho tao!" Bấy giờ, người đồng bạn sấp mình xuống năn nỉ: "Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả anh." Nhưng y không chịu, cứ tống anh ta vào ngục cho đến khi trả xong nợ.

Tại sao anh làm như thế? Vì anh nghĩ rằng sẽ không ai biết cách cư xử của anh, nhất là vị vua đã tha nợ cho anh. Nhưng tất cả những gì anh làm đã không giấu được các bạn của anh vì những người này có thể cũng là bạn với con nợ của anh. Họ buồn lắm và đến thuật lại cùng vị vua tất cả mọi điều xảy ra. Chúng ta thử tưởng tượng xem phản ứng của nhà vua sẽ ra sao khi biết được tin này: Vua đòi đầy tớ đến mà phán rằng: “Hỡi đầy tớ độc ác kia! Ta đã tha hết nợ cho ngươi vì ngươi cầu xin Ta; tại sao ngươi không thương xót đồng bạn ngươi như Ta đã thương ngươi?” Chủ nội giận, trao anh cho kẻ giữ ngục cho đến khi anh trả xong hết nợ.

Cũng vậy, trong mối tương quan của chúng ta với Chúa: Nếu chúng ta không chịu tha thứ những khuyết điểm nhỏ bé của anh em phạm đến chúng ta như kẻ bất lương hôm nay, làm sao Thiên Chúa có thể tha thứ những tội lớn chúng ta đã xúc phạm đến Ngài? Vì thế, tha thứ không còn là chuyện có thể làm hay không làm, nhưng là một bổn phận phải làm kèm theo hình phạt nếu không làm như Chúa đã báo hôm nay: “Nếu mỗi người trong các ngươi không hết lòng tha lỗi cho anh em mình, thì Cha Ta ở trên trời cũng sẽ xử với các ngươi như vậy.”



ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

- Một trong những lý do chính đưa đến ly dị và đổ vỡ trong gia đình hiện nay là rất nhiều người đã không thể tha thứ cho nhau. Tha thứ giúp chúng ta hàn gắn đổ vỡ và giúp gia đình được sống bình an.

- Để có thể tha thứ, chúng ta cần thường xuyên nhìn lại quá khứ và xét mình để nhận biết yếu đuối và tội lỗi của mình. Nếu mình không hoàn toàn, tại sao bắt người khác phải hoàn toàn? Vì thế, thường xuyên lãnh nhận bí-tích Hòa Giải trong gia đình là điều tối cần để giữ hạnh phúc của gia đình.

- Nếu không năng xét mình, con người dễ rơi vào chỗ kiêu ngạo, tự cho mình là công chính. Một khi họ cảm thấy bản thân tốt lành, họ sẽ dễ dàng xét tội và buộc tội tha nhân.

Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP

****************

16/08/12 THỨ NĂM TUẦN 19 TN
Th. Têphanô Hungari 
Mt 18,21-19,1

THA THỨ VÌ ĐƯỢC THA THỨ

“Thầy không bảo là tha đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.” (Mt 18,22)

Suy niệm: “Kẻ yếu không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của kẻ mạnh” (M. Gandhi). Kẻ không tha thứ cho người khác là tù nhân của sự thù ghét, bị dày vò, hành hạ do lòng thù hận. Họ quên mất là chính mình đã được Thiên Chúa bao lần tha thứ vô điều kiện. Chân dung méo mó của họ được phác họa qua hình ảnh người đầy tớ không biết thương xót. Số nợ 10.000 nén vàng là một con số khổng lồ – ta thử so sánh với 900 nén vàng là lợi tức hằng năm của vua Hêrôđê Cả! – đem so với 100 quan tiền mà người bạn chỉ mắc nợ anh là tỉ lệ một với một triệu! Đang khi Thiên Chúa luôn tha thứ không mệt mỏi cho ta, thì sao ta lại hẹp hòi với người xúc phạm đến mình?

Mời Bạn: Lịch sử đời bạn là lịch sử của ơn tha thứ. Thiên Chúa, người Cha nhân lành, không ngừng tha thứ và quên đi mọi lầm lỗi của bạn xúc phạm đến Ngài. Tha thứ là lựa chọn duy nhất của bạn nếu bạn muốn làm môn đệ Đức Giêsu. “Kẻ không tha thứ cho người khác làm gãy cây cầu mà chính mình phải bước qua, bởi con người ai cũng cần tới sự tha thứ” (T. Fuller).

Sống Lời Chúa: Tối nay, trước khi đi ngủ, tôi sẽ xét xem đang thù ghét người nào, tôi sẽ dâng lời cầu nguyện cho họ và xin Chúa biến đổi lòng mình.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa dạy rất rõ ràng và mạnh mẽ: Nước Trời của Chúa sẽ đóng lại với những ai không biết tha thứ cho người khác. Xin giúp chúng con ý thức rằng tha thứ là hai lần phúc lành: một lần phúc lành cho chúng con vì biết tha thứ theo Lời Chúa dạy; một lần phúc lành cho người được tha thứ. Amen.



BẢY MƯƠI LẦN BẢY
 Thế giới hôm nay cần một trái tim tha thứ hơn bao giờ. Người Kitô hữu chúng ta giúp gì cho sự tha thứ trong thế giới hôm nay? 
uy nim:
Có khoảng cách rất lớn giữa mười ngàn yến vàng với một trăm quan tiền.
Mười ngàn yến vàng bằng một trăm triệu quan tiền.
Vậy mà người vừa được tha món tiền cực lớn ấy,
lại không tha được cho bạn của mình một món tiền tương đối nhỏ.
Thái độ độc ác này khiến tôi nhìn lại mình và tự hỏi tại sao.
Tại sao tôi không tha cho anh em tôi những điều nhỏ mọn hàng ngày,
trong khi Chúa vẫn tha cho tôi những món nợ rất lớn?
Dù một trăm quan tiền là hơn ba tháng lương của người lao động,
nhưng nó chẳng là gì so với món tiền lớn tôi mắc nợ Chủ tôi.
Tôi mắc nợ Ngài sự hiện hữu của tôi trên đời và tất cả những gì tôi có.
Tôi mắc nợ Ngài vì tình yêu bao la Ngài dành cho tôi.
Món nợ lớn vô cùng, vì tôi là thụ tạo, còn Ngài là Tạo Hóa.
“Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết” (cc. 26. 29).
Cả hai người đầy tớ đều sấp mình van xin như thế
khi cả hai đều không thể nào trả ngay được món nợ.
Nhưng hai câu trả lời nhận được lại khác nhau.
Chỉ vị vua mới biết chạnh lòng thương xót và tha toàn bộ số nợ (c. 27).
Còn người đầy tớ vừa được tha món nợ lớn, lại không có lòng thương xót này.
Anh ta thích dùng sức mạnh và quyền lực để giải quyết.
Túm lấy, bóp cổ, tống bạn mình vào ngục cho đến khi trả xong.
Lẽ ra anh ta phải cư xử với bạn mình như ông chủ đã cư xử với anh.
Đó chính là nội dung lời buộc tội của ông chủ giận dữ:
“Ngươi không phải thương xót đồng bạn,
 như chính ta đã thương xót ngươi sao ?” (c. 33).
Lòng thương xót anh nhận được đã không trở thành dòng suối mát
chảy đến với người bạn đang cần chút xót thương.
Chính vì thế sự tha thứ mà anh nhận được từ chủ
phút chốc bị rút lại, bị xóa sạch.
Anh lại bị trở về tình trạng trước đây,
bị quân lính hành hạ, bị tù đầy cho đến khi trả hết (c. 34).
Sự tha thứ và lòng thương xót của Thiên Chúa đối với chúng ta
chỉ ở lại với điều kiện là nó được chuyển đi, chứ không giữ lại.
Giữ lại đồng nghĩa với bị rút lại.
Món quà tôi nhận được từ Cha phải trở thành món quà tôi trao cho anh em.
Trong cuộc sống, chúng ta là con nợ của nhau, người này nợ người kia.
Trước những xúc phạm của người anh em trong cộng đoàn,
Phêrô nghĩ phải chăng nên tha đến bảy lần.
Đức Giêsu mời ta tha đến bảy mươi lần bảy, nghĩa là tha đến vô cùng.
Ngài mời ta đi vào chỗ sâu nhất trong trái tim Thiên Chúa.
Sự tha thứ bắt nguồn từ tấm lòng, từ trái tim (c. 35).
Một trái tim tàn nhẫn chỉ biết đến một sự công bằng cứng cỏi.
Thế giới hôm nay cần một trái tim tha thứ hơn bao giờ.
Những nước nghèo mong chờ được tha những món nợ lớn.
Có những mối thù cần được tha giữa các sắc tộc, quốc gia, tôn giáo…
Người Kitô hữu chúng ta giúp gì cho sự tha thứ trong thế giới hôm nay?
Cầu nguyn:
Giữa một thế giới đề cao quyền lực và lợi nhuận,
xin dạy con biết phục vụ âm thầm.
Giữa một thế giới say mê thống trị và chiếm đoạt,
xin dạy con biết yêu thương tự hiến.
Giữa một thế giới đầy phe phái chia rẽ,
xin dạy con biết cộng tác và đồng trách nhiệm.
Giữa một thế giới đầy hàng rào kỳ thị,
xin dạy con biết coi mọi người như anh em.
Lạy Chúa Ba Ngôi,
Ngài là mẫu mực của tình yêu tinh ròng,
xin cho các Kitô hữu chúng con
trở thành tình yêu
cho trái tim khô cằn của thế giới.
Xin dạy chúng con biết yêu như Ngài,
biết sống nhờ và sống cho tha nhân,
biết quảng đại cho đi
và khiêm nhường nhận lãnh.
Lạy Ba Ngôi chí thánh,
xin cho chúng con tin vào sự hiện diện của Chúa
ở sâu thẳm lòng chúng con,
và trong lòng từng con người bé nhỏ.

 
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

"Thầy không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy".

Bản sắc của người Kitô hữu
Cuộc xung đột đẫm máu giữa người Do Thái và Palestin tại Trung Ðông cũng như những người công giáo và tin lành tại Bắc Ailen, hay giữa những chủng tộc khác nhau tại nhiều nơi khác trên thế giới cho chúng ta thấy rằng oán thù luôn sinh ra oán thù, bạo động luôn kéo theo bạo động, thế giới sẽ chẳng bao giờ có được hòa bình đích thực khi con người chưa biết tha thứ cho nhau.
Tin Mừng hôm nay một lần nữa mời gọi chúng ta đi vào cốt lõi của Tin Mừng là sự tha thứ, đây là tuyệt đỉnh của giáo huấn của Chúa Giêsu. Ngài sẽ chỉ là một kẻ lừa bịp và tòa giáo huấn của Ngài sẽ sụp đổ nếu trong giây phút cuối đời, từ trên thập giá, Ngài đã không tha thứ cho những kẻ đang hành hạ mình. Lời cầu xin tha thứ của Chúa Giêsu là bảo chứng của những lời Ngài rao giảng. Suy niệm về sự tha thứ, trước hết chúng ta phải hướng về tình yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Ðấng giàu lòng thương xót, chậm giận và hay tha thứ. Toàn bộ Kinh Thánh là lịch sử của những cử chỉ tha thứ của Thiên Chúa và sự bắt đầu lại của con người. Mỗi một lần con người vấp ngã là mỗi lần Thiên Chúa thực thi lòng thương xót. Ngay từ trang đầu tiên của Kinh Thánh, chúng ta đã thấy được sự tha thứ của Thiên Chúa. Sau khi ông bà nguyên tổ phạm tội, Thiên Chúa đã không bỏ mặc hay trừng phạt, mà trái lại còn hứa ban ơn cứu rỗi. Xuyên suốt Kinh Thánh Cựu Ước, Thiên Chúa trải dài tình yêu nhẫn nhục tha thứ cho dân riêng của Ngài. Qua Chúa Giêsu, lòng tha thứ của Chúa Cha đã bộc bạch một cách trọn vẹn. Những trang cảm động nhất trong Tân Ước hẳn phải là những trang về lòng tha thứ của Thiên Chúa được thể hiện qua lời nói, cử chỉ của Chúa Giêsu.
Còn bức tranh nào đẹp và cảm động cho bằng phiên tòa xử người đàn bà phạm tội ngoại tình bị bắt quả tang. Từ buổi sáng tinh mơ, trong khi đám đông do các luật sĩ và biệt phái động viên đang hậm hực sẵn sàng ném đá người đàn bà khốn khổ, Chúa Giêsu đã giữ thinh lặng, và cuối cùng, khi đám đông đã rút lui, Ngài chỉ ôn tồn nói với chị: "Chị hãy về đi, Ta không kết án chị".
Còn áng văn nào đẹp cho bằng dụ ngôn về người con hoang đàng được ghi lại trong Tin Mừng theo thánh Luca. Còn lời nào dịu ngọt hơn lời tha thứ của Chúa Giêsu dành cho người được mệnh danh là kẻ trộm lành chịu đóng đinh bên hữu Ngài, và dĩ nhiên còn cử chỉ nào hào hùng và cao thượng hơn lời cầu xin tha thứ cho những kẻ lý hình trước khi trút hơi thở cuối cùng.
Thiên Chúa giàu lòng thương xót, chậm giận và hay tha thứ. Ðó là tuyệt đỉnh của mạc khải Kitô giáo. Thiên Chúa mà Chúa Giêsu tỏ bày cho chúng ta qua lời giảng dạy và cách cư xử của Ngài là Thiên Chúa hay thương xót và tha thứ. Lòng thương xót và tha thứ thiết yếu là của Thiên Chúa, con người không thể tự mình tha thứ. Trên thập giá, Chúa Giêsu đã không tự mình tha thứ, Ngài cầu xin Chúa Cha tha thứ. Thiên Chúa thực thi lòng tha thứ qua con cái Ngài. Tự mình tha thứ không phải là điều tự nhiên đối với bản tính con người. Chính vì thế mà Chúa Giêsu dạy chúng ta phải kêu cầu ơn tha thứ của Thiên Chúa. Chỉ khi nào chúng ta cảm nhận được ơn tha thứ của Thiên Chúa, chúng ta mới có thể tha thứ cho người khác: "Xin Cha tha cho chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con".
Cảm nhận được ơn tha thứ của Chúa và sẵn sàng tha thứ cho người khác, đó là cuộc chiến đấu của cả một đời người nhưng đó cũng là cuộc chiến làm nên bản sắc của người tín hữu Kitô. Người tín hữu Kitô chỉ thực sự là tín hữu Kitô khi họ biết tha thứ mà thôi.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Sáng tối.
Bấy giờ ông Phê-rô đến gần Đức Giêsu mà hỏi rằng: “Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không?” Đức Giêsu đáp: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.”(Mt. 18, 21-22)
Ý nghĩa hai dụ ngôn này đã rõ ràng. Chúng ta không thể khước từ tha thư cho người khác vì Thiên Chúa cũng tha thứ cho mỗi người chúng ta hơn thế nhiều. Chúng ta cũng không thể không biết rằng thái độ của chúng ta đối vời anh em lân cận. Thì không có lý gì chúng ta sẽ tránh khỏi Thiên Chúa không sử với chúng ta như vậy. Chúng ta là nạn nhân của chính lối cư xử và hành động chúng ta.
Tối.
Thường những dụ ngôn của thánh Mát-thêu cũng như câu chuyện nhỏ này mang nặng bi quan. Nó phác họa những con người, những cách đối xử với nhau đáng buồn và kết thúc bằng kết án đầy tớ độc ác kèm theo sự đe dọa của hình phạt đối với kẻ không biết tha thứ. Chắc là bi quan rồi, nhưng như thế có sai lầm không? Chúng ta có cư xử cách khác đối với anh em ta không? Người ta nói: “Người là chó sói đối với người”
Ở đây nói về các môn đệ Chúa Giêsu, nói về mỗi người chúng ta, chúng ta có cư xử với nhau như thế không? có độc ác như thế không? có dã man không? dụ ngôn này Đức Giêsu không chỉ nói với các môn đệ hình như đã sống không có tình yêu huynh đệ, nó còn nói với chúng ta hiện nay nữa.
Sáng
Xuyên qua câu truyện dụ gôn này có thấy sáng lên hình bóng của nhà vua. Lòng thương xót của nhà vua biểu lộ qua những cách cư xử ban đầu làm cho dụ ngôn này một vẻ tươi sáng, nhưng rồi lại tuôn đi. Lối cư xử của đầy tớ ban đầu có vẻ lành mạnh: Nó lăn xả vào tay Chúa. Chúa không bắt buộc nó nữa. Người Cha của đầy tớ van xin này là người cha của đứa con phung phá. “Một người phủ đầy tội lỗi luôn được quan tâm ưu ái, đó là cái đích cho lòng thương xót nhắm bắn” Lê-on Bloy nói thế.
Nơi pháp trường người tội lỗi như món nợ vô phương đền trả, được trông thấy một người tiến lại cứu giúp. Gảii thoát nó hoàn toàn! Lòng tha thứ đưa đến một chân trơì mới, đến đời sống mới và gắn bó lòng thương xót tha thứ lẫn nhau.
J.M



 Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng 8
16 THÁNG TÁM
Cám Dỗ Tự Mãn
Nhìn con người trong thế giới hôm nay, ta thấy dường như hoàn toàn phi lý việc nghĩ rằng con người làm chủ tuyệt đối trên trái đất này, hoặc nghĩ rằng vai trò làm chủ ấy sẽ được triển khai với sự giúp đỡ của sự quan phòng thần linh. Thật là một ảo tưởng hão huyền và nguy hiểm việc người ta tự xây dựng cuộc sống mình và biến thế giới này thành một vương quốc chỉ phục vụ cho hạnh phúc của riêng mình và chỉ dựa vào sức mạnh của riêng mình mà thôi. Đây là một cám dỗ lớn mà con người hiện đại đang lún vào. Người ta quên rằng các qui luật tự nhiên đặt điều kiện ngay cả trên nền văn minh công nghiệp và hậu công nghiệp của chúng ta (MV 26-27).
Nhưng thật dễ ngã vào cám dỗ tự mãn khi chúng ta từng bước chứng tỏ quyền làm chủ của mình trên các sức mạnh của thiên nhiên. Chúng ta có thể tự mãn đến mức quên Thiên Chúa và thậm chí thoán đoạt vai trò chính đáng của Ngài. Trong thời đại chúng ta, sự táo tợn như thế xâm lăng vào trong lãnh vực khoa học, nơi mà có những lúc xảy ra những hình thức khác nhau của sự lạm dụng về mặt sinh học, di truyền học và tâm lý học. Hãy coi chừng. Nếu khoa học không qui phục qui luật luân lý của Nước Thiên Chúa, nó có thể dẫn đến sự thống trị tàn nhẫn của con người trên con người với những hậu quả vô cùng bi thảm.
Công Đồng nhìn nhận sự cao cả của con người hiện đại, nhưng Công Đồng cũng nhận ra những giới hạn của con người trong việc dàn xếp sự tự trị chính đáng của mọi vật thụ tạo (MV 36). Các Nghị Phụ Công Đồng nhắc chúng ta nhớ đến chân lý về sự quan phòng của Thiên Chúa, sự quan phòng nhằm giúp con người trong công cuộc xây dựng thế giới và phục vụ lẫn nhau. Trong mối quan hệ này với Thiên Chúa Cha, Đấng Sáng Tạo và Quan Phòng, con người có thể không ngừng khám phá lại căn nguồn ơn cứu độ của mình. Chúng ta hãy đến với Cha và đừng mù quáng cậy dựa vào sức mạnh và sáng kiến của riêng mình.
+++++++++++++++++
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 16-8
THÁNH STÊPHANÔ HUNGGARI;
Ed 12, 1-12; Mt 18, 21-19,1.
LỜI SUY NIỆM: Bấy giờ, ông Phêrô đến gần Đức Giêsu mà hỏi rằng: “Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha thứ đến mấy lần? Có phải bảy lần không?” (Mt 18,21).
          Trong câu vừa hỏi và cũng tự trả lời của Thánh Phêrô, không phải là câu gợi ý cho Chúa Giêsu nói về việc tha thứ; nhưng: Chúa Giêsu đã nói trong Bài Giảng Trên Núi: “Phúc cho những kẻ hay thương xót vì họ sẽ được xót thương” (Mt 5,7) Cũng như khi Ngài dạy cho các môn đệ của Ngài cách cầu nguyện, và Ngài giải thích: “Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em ở trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em” (Mt 6,14-15). Chính Chúa Giêsu, Ngài đã thực hiện sự tha thứ này trên Thập Giá: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34). Muốn trở thành người môn đệ của Chúa Giêsu, con người phải thực hiện điều này không giới hạn; bởi bản thân mỗi người đêu phải biết mình là tội nhân trước mặt Ngài và luôn luôn bất toàn.
Mạnh Phương
++++++++++++++++++
Gương Thánh Nhân
Ngày 16-08
Thánh STÊPHANÔ,
Người Hungary (977 - 1038)
Người Hung, gốc từ Á Châu, đã tiến vào lập cư trên bờ sông Danuble. Họ sống bằng chiến tranh cướp bóc, và dữ tợn như thú hoang. Vào đầu thiên niên kỷ này, Geysa, con cháu dòng Attila cai trị họ.
Hầu tước Geysa cưới Sarolta, một thiếu nữ công giáo và dưới ảnh hưởng của nàng, ông đã trở lại đạo công giáo. Nữ hầu tước rất nhiệt thành với đạo. Tương truyền rằng thánh Têphanô đã báo cho bà biết rằng người con bà trông đợi sẽ được Thiên Chúa chúc phúc và sẽ tiêu diệt ngẫu tượng trong xứ.
Vì lòng sùng kính thánh tử đạo, bà thêm tên Têphanô vào sau tên Vaik của con trẻ. Mười năm sau, Geysa xin thánh Ađalbert rửa tội cho con trẻ và mời các nhà truyền giáo đến. Têphanô được trao cho các nhà thông thái và thánh thiện giáo dục. 15 tuổi Ngài đã chia sẻ với cha trách nhiệm trị nước và 22 tuổi Ngài kế nghiệp cha sau khi ông qua đời.
Lên cầm quyền chính, thánh Têphanô tìm thỏa hiệp với các lân bang và hiến thân cải hóa toàn dân. Nhưng các lãnh Chúa theo ngẫu tượng bất mãn vì việc phóng thích nô lệ đã coi dân Hungari là dân phản loạn. Têphanô chuẩn bị chiến tranh bằng lời cầu nguyện và sám hối cùng thi hành việc bố thí. Trên kỳ hiệu dẫn đầu binh đội, Ngài trưng hình thánh giá Martinô và Grêriô. Thắng trận Ngài cho xây tại chỗ là Vesprem một tu viện kính thánh Martinô.
Để chinh phục các thần dân cứng cỏi Ngài chạy đến các tu sĩ Cluny. Từ các tu viện, chính các tu sĩ mở mang văn hóa cho xứ sở do các trường học cạnh tu viện. Thánh Têphanô còn đề ra một chương trình ngoạn mục, Ngài sai sứ giả sang triều yết Đức giáo hoàng Sylvester III, xin nhận Hungari vào số các quốc gia Kitô giáo và phong vương cho Ngài. Đức giáo hoàng gởi cho Ngài một triều thiên và một thánh giá vàng, ban cho Ngài đặc ân dành cho các tông đồ. Thánh Têphanô được công nhận là vua và tông đồ. Thánh Astrik đã phong vương cho vua năm 1001.
Một thời gian sau Ngài đã hoàn thành được 10 giáo phận với một tòa tổng giám mục tại Esztergem. Rất có lòng tôn sùng Đức Mẹ, Ngài xây một thánh đường nguy nga kính Mẹ tại Székes-Féhéwaz.
Lòng bác ái của thánh Têphanô còn vượt ra ngoài biên giới Hungari. Ngài thiết lập nhiều nhà thương và tu viện ở Roma, Constantinople và Giêrusalem, cũng như các nhà cho khách hành hương Hungary. Trong lãnh thổ mình,
Ngài ra các sắc luật chống lại tội ác và lộng ngôn. Rất nghiêm khắc với những người lỗi luật Chúa, Ngài lại rất nhân hậu đối với những bất công Ngài lãnh chịu. Ngài ân cần săn sóc các người nghèo khổ, để hiểu rõ thực trạng, Ngài hay tàng hình đi tìm kiếm họ. Một lần bọn ăn xin xô tới hành hạ Ngài và cướp của. Tiếng đồn vang xa. Các lãnh chúa cười nhạo Ngài, nhưng Ngài càng hiến thân cho người cùng khốn nhiều hơn nữa. Người ta nói rằng: Ngài được ơn chữa bệnh và nói tiên tri. Đêm kia có tiếng bên trong giục Ngài sai người tới tin cho dân vùng biên giới rút lui khỏi làng mạc của họ để khỏi bị tấn công. Sự việc xảy tới, vì được báo trước kịp thời, dân chúng được cứu thoát.
Conrad, tấn vương Germany muốn xâm chiếm Hungary với một đội quân hùng hậu. Têphanô truyền cho binh lính ăn chay cầu nguyện. Binh đoàn của Conrad bị lạc giữa rừng cây, đầm lầy sông lạch, không thể tiếp tế được mà phải lui binh. Têphanô toàn thắng mà không phải chiến đấu. Thánh vương ao ước thanh bình, đã phải chiến đấu nhiều để bảo vệ thần dân. Ngài chiến đấu ở Balan, cùng Balkan. Dầu chiến thắng Ngài không ngừng cầu nguyện cho dân khỏi thảm hoạ chiến tranh. Thắng được hoàng tử Transyvania, Ngài thả tự do cho ông và chỉ đòi điều kiện là ông cho phép các nhà truyền giáo đến xứ ông. Sự Thánh thiện của Têphanô đã khuất phục được tất cả thủ địch lẫn những người thán phục Ngài.
Các thử thách lớn lao hoàn tất việc thánh hóa nhà vua. Ngài đã lập gia đình với nữ công tước Gisèle, con gái vua Henry II, bá tước miền Bavière. Hoàng hậu Gisèle là người đạo đức đã giúp vua Têphanô rất nhiều. Nhưng chẳng may con cái họ đều qua đời lúc tuổi còn xanh. Còn một mình hoàng tử Emeric sẽ kế nghiệp cha nhưng lại tử nạn trong một tai nạn lúc đi săn. Thánh Têphanô vượt cùng mọi đau đớn bằng cách nhiệt tâm với bổn phận. Ngài đã chịu bệnh trong một thời gian dài, lại còn bị ghen tương ám hại. Theo một tường thuật, các lãnh Chúa giận dữ và sự công thẳng của Ngài đã tìm cách sát hại Ngài. Kẻ sát nhân lận dao trong áo lẻn vào phòng Ngài. Nhưng khi vừa thấy Ngài hắn bỗng hối hận và tự thú ý định tội ác của mình. Vua chỉ nói: hãy giải hòa với Chúa và đừng sợ bị tôi trả thù.
Ngày lễ Mông Triệu 15 tháng 8, thánh Têphanô qua đời và được mai táng trong đền thờ Đức Bà ở Székes-Féhéwaz.
 (daminhvn.net)
++++++++++++++++++
16 Tháng Tám
Anh Ấy Chưa Bao Giờ Trưởng Thành
Ngày 16/8 kỷ niệm ngày qua đời của Elvis Presley, ca sĩ được xem như là thần tượng của nhạc Rock tại Hoa Kỳ trong thập niên 70.
Xuất thân từ một gia đình nghèo, lại mang tính nhút nhát, Elvis thường trở thành trò cười cho bạn bè trong lớp. Nhưng luôn ôm ấp trong mình giấc mơ trở thành ca sĩ, Elvis đã thắng được tính nhút nhát của mình để trở thành một ngôi sao sáng chói trong nền âm nhạc Mỹ quốc...
Danh vọng và tiền bạc đến quá nhanh khiến Elvis không kịp chuẩn bị cho mình một triết lý sống vững chắc. Anh mua cho người mẹ một ngôi biệt thự lộng lẫy xa hoa. Cá nhân anh thì lại vung vãi tiền bạc trong không biết bao nhiêu thú vui phù phiếm. Cuộc hôn nhân đầu tiên đã đổ vỡ, chỉ để lại cho anh cay đắng buồn phiền...
Sự ái mộ của dân chúng dường như không đủ để lấp đầy khoảng trống vắng quá lớn trong tâm hồn anh. Ma túy và các thứ thuốc an thần cũng không đủ hiệu lực để xoa dịu bao nỗi khắc khoải trong anh...
Buổi sáng ngày 16/8/1977, sau một đêm thức trắng để đọc sách, Elvis đã được tìm thấy trong phòng tắm của anh, mặt úp xuống sàn nhà, sau một cơn chống trả mãnh liệt với tử thần... Anh đã tắt thở ngay sau khi được trở vào bệnh viện.
Priscilla, người vợ đầu tiên của Elvis đã thốt lên như sau: "Cái chết của Elvis khiến tôi nghĩ nhiều về chính cái chết của tôi... Tôi chợt nhận ra rằng tôi cần phải chia sẻ với người khác nhiều hơn. Khi trở thành một ngôi sao trong nền âm nhạc, Elvis còn quá trẻ để có thể biết cách sử dụng tiền tài, danh vọng đang đến với anh. Anh chỉ là một nạn nhân. Anh bị hủy diệt bởi chính những người ái mộ anh. Anh cũng là nạn nhân của chính hình ảnh mà anh đã tự tạo ra. Anh chưa bao giờ sống như một người thực sự, anh chưa bao giờ trưởng thành, anh chưa bao giờ ra khỏi cái vỏ ốc ấm áp của anh để cảm nghiệm được thế giới bên ngoài".
Bảo rằng tiền bạc, danh vọng không làm cho con người hạnh phúc có lẽ cũng bằng thừa. Biết bao nhiêu người đã đi tìm hạnh phúc trong của cải chóng qua ở đời này, rốt cục, họ chỉ gặp thất vọng, chán nản ê chề... Thánh Augustinô đã được coi như là một hiện thân của một cuộc tìm kiếm không ngừng. Tìm kiếm hạnh phúc trong hiểu biết, tìm kiếm hạnh phúc trong khoái lạc v.v..., tất cả chỉ để lại trong tâm hồn ngài nỗi trống vắng ê chề. Cuối cùng ngài đã tìm ra chân lý: "Lạy Chúa, Chúa dựng nên con cho chính Chúa, tâm hồn con chỉ ngơi nghỉ khi được yên nghỉ trong Chúa...".
Phải, chỉ có Chúa mới có thể lấp đầy nỗi khao khát hạnh phúc trong lòng người... Người Kitô chúng ta luôn được mời gọi để tìm kiếm Chúa trong những cái chóng qua ở đời này. Giá trị cao cả nhất để chúng ta đeo đuổi không phải là tiền của, danh vọng, nhưng chính là Chúa và những giá trị của Nước Trời.
(Lẽ Sống)
++++++++++++++++++

Ngày 16
Thánh Stêphanô Hungari


Thánh Máccô, khác với Thánh Mátthêu và Thánh Luca, không mô tả bữa ăn một cách chi tiết. Đối với Ngài, điều cốt yếu là ý nghĩa mà Chúa Giêsu sắp mang lại cho Lễ Vượt Qua này, qua ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, Đức Giêsu đặt mình vào vị trí của con chiên bị sát tế: "Đây là mình Thầy" - Chủ thể của tương lai, chủ thể của ơn cứu độ, đó là chính con người trong khả năng làm một "con người sống động": con người phải đảm nhận lịch sử của chính mình, và qua lịch sử ấy, tình yêu.
 
Giai đoạn thứ hai: Đức Giêsu đề nghị chúng ta ăn cùng một tấm bánh và uống cùng một chén rượu. Loài người được mời gọi nhận biết mình là anh chị em của nhau và bình đẳng với nhau trước mặt Cha trên trời. Không có chỗ cho sự độc đoán toàn quyền. Chỉ có sự nhận biết người khác như là một ân huệ - một thái độ từ bỏ chính mình.- mới giúp ta đạt tới tầm vóc "con người sống động". Con chiên vượt qua là gì, cái gì nuôi dưỡng con người như là chủ thể lịch sử của nó? Đó chính là khả năng chia sẻ cuộc sinh tồn với người khác, là đi vào trong hiện thực của ước ao, là yêu mến.
 
Giai đoạn thứ ba: Đức Giêsu bảo: "Hãy cầm lấy". Ngài khích động những ai đang lắng nghe Ngài, và vì thế cả tự do của họ nữa... Việc nắm bắt tự do cũng là một hành vi yêu thương.
Daniel Duigou - thánh giá
Ngày 16 tháng 8

THÁNH TÊPHANÔ I HOÀNG ĐẾ TIÊN KHỞI VÀ
TÔNG ĐỒ NƯỚC HUNGARI
(977-1038)
Là con một vị hầu tước, Gaysa ngay từ bé đã được gửi đi học tại thủ phủ của Guyla, hầu tước xứ Sylvania. Chính tại đây cậu được dạy cả về giáo lý công giáo, và cũng tại nơi đây, ý Chúa Quan phòng đã khiến cậu xe duyên với một thiếu nữ rất đạo đức tên là Sarôtta, ái nữ của hầu tước Sylvania. Là một thiếu nữ rất thông minh lại có lòng đạo sốt sắng, Sarôtta dần dần đã cảm hóa được chồng theo đạo Công giáo. Gaysa chịu phép Rửa tội đồng thời cũng lôi kéo được một số đông nhân vật văn võ khác. Dĩ nhiên, trong một cuộc theo đạo như thế khó tránh được một ít trường hợp tòng giáo vì lý do chính trị hay vì những lý do không được chính đáng khác. Bởi vậy, tuy đã rửa tội, nhưng một số vẫn tiếp tục tôn thờ các ngẫu tượng.
Trở về quê hương nối nghiệp cha, Gaysa đem hết tài năng để kiến tạo một xứ sở giầu mạnh và với chí tông đồ, ngài cũng không quên việc truyền bá Phúc âm cho đám lê dân. Khoảng năm 977 đến năm 979, công chúa Sarôtta sinh hạ cho hầu tước một hoàng nam và đặt tên là Têphanô. Têphanô nguồn hạnh phúc cho hoàng tộc, đồng thời là một trẻ thơ được Chúa chúc phúc và dành để cho một vai trò trọng đại sau này. Có lẽ theo phong tục bấy giờ, Têphanô không được rửa tội ngay, mãi tới năm 18 tuổi cậu mới được hạnh phúc ấy do chính tay thánh Giám mục Ađalbetô làm phép rửa cho. Khi đến tuổi khôn, Têphanô được trao cho Theodat, một nhân vật đạo đức và là bá tước nước Ý, lo việc giáo huấn. Nhờ bá tước, cậu được hưởng một nền giáo dục hoàn bị, nhất là về phương diện đạo đức. Quả thế, ngay từ hồi còn trẻ, cậu đã tỏ ra là một hoàng tử gương mẫu nhất thế hệ về trí thức cũng như đạo đức. Nhờ đó mà dù tuổi chưa đầy hai mươi, cậu đã được thân phụ tuyên bố trước sự hiện diện của các lãnh chúa, sau này sẽ chọn cậu lên nối ngôi.
Hầu tước Gaysa băng hà năm 997, Têphanô lên ngôi kế nghiệp cha. Điều quan tâm trước hết của ngài là lo ký hòa ước với các nước lân bang. Rồi đồng thời với việc làm cho dân thịnh nước giầu, ngài nỗ lực hoạt động để đem chân lý Chúa Kitô vào tâm hồn toàn thể con dân trong nước. Nhưng chẳng may, một số khác lớn dân Hungari còn nặng đầu óc mê tín, đã nổi lên phản nghịch: họ cướp phá nhiều thành phố, và cuối cùng tiến tới vây hãm thành phố Vezprem. Têphanô tin tưởng vào sức mạnh Thiên Chúa, chuẩn bị chiến đấu bằng ăn chay, bố thí và cầu nguyện. Ngài xin các thánh hộ phù, nhất là thánh Martinô, với lòng dũng cảm và cậy trông nơi sức mạnh thiêng liêng, ngài xông ra chiến trường và toàn thắng đối phương, mặc dầu binh sĩ của ngài không đông bằng của họ.
Sau khi chiến thắng, hầu tước Têphanô lại tiếp tục chương trình hoạt động truyền giáo đã bị gián đoạn vì biến cố phản loạn mới xảy ra. Để có đủ số thợ làm mùa, ngài yêu cầu các linh mục và tu sĩ ngoại quốc đến giúp việc giảng dạy, thiết lập tu viện, xây cất thánh đường và nâng cao văn minh cho dân tộc. Trong số những tông đồ ấy, sau này có mấy vị được phúc lĩnh triều thiên tử đạo. Chỉ trong một thời gian tương đối vắn vỏi, nước Hungari không còn một tàn tích ngẫu tượng ngoại giáo nào. Hầu tước Têphanô đích thân phân chia các địa phận và chọn những nhân vật thông minh, nhân đức đứng ra đảm nhiệm việc trông coi chăm sóc giáo dân. Nhờ đó đạo Công giáo được phát triển mạnh, ngày càng vững vàng, càng sâu rộng trong toàn thể lãnh thổ.
Hầu tước Têphanô muốn được Toà Thánh chính thức công nhận quyền hành của mình, nên phái Đức Giám mục Astric đi sứ sang Rôma xin Đức Giáo Hoàng Sylvestrê III công nhận nước Hungari, vừa mới trở lại Công giáo toàn tòng, vào số những quốc gia Công giáo. Đồng thời xin Đức Giáo Hoàng ban phép lành Toà Thánh, chấp thuận việc lập các toà Giám mục, xác nhận các Giám mục đã được chọn và ban cho ngài tước ấy, để nhờ đó, ngài được đủ uy quyền hầu thực hiện những chương trình hữu ích.
Đức Giám mục Astric lên đường tới bệ kiến Đức Giáo Hoàng. Sau khi nghe trình bày tất cả mọi hoạt động hầu tước Têphanô đã thực hiện tại Hungari, Đức Thánh Cha hết sức vui mừng và sẵn sàng ban cho hầu tước toàn quyền để thành lập một Giáo hội Hungari hoàn hảo, và lựa chọn những nhân vật xứng đáng để điều khiển giáo dân. Ngài lại phong vương và ban vương miện cho hầu tước với một thánh giá vàng, là dấu chỉ sứ mạng tông đồ của ngài.
Sau khi đã hoàn tất nhiệm vụ, Đức Giám mục Astric hân hoan hồi hương, toàn thể hàng giáo phẩm và giáo dân đều hết sức vui mừng. Họ hô vạn tuế Đức Thánh Cha và tung hô tân vương Têphanô. Nhà vua thụ phong và long trọng đội triều thiên cho phu nhân là Gisêla, em ruột thánh Hêicô vua nước Đức.
Được Đức Thánh Cha ban cho toàn quyền trong việc tổ chức Giáo hội Hung, vua Têphanô liền ra sức hoạt động để tỏ ra xứng đáng với lòng tín nhiệm của vị Cha chung. Chỉ một thời gian ngắn Giáo hội Hung đã hoàn thành được mười Toà Giám mục và một Tổng Giám mục tại Esztergom. Địa phận nào cũng được nhà vua chu cấp đầy đủ, từ nhà thờ chính toà cho tới các nhà thờ bé nhỏ trong nơi đồng quê hẻo lánh đều được trang bị đầy đủ các đồ thờ phượng cũng như hoa lợi vật chất để nuôi sống hàng giáo sĩ.
Lòng nhiệt thành của nhà vua còn lan rộng ra ngoài biên giới quốc gia nữa. Ngài xây tại Giêrusalem một tu viện, và cung cấp đầy đủ hoa lợi cho các tu sĩ sinh sống. Tại Rôma, ngài cũng cất một cư xá cho mười hai kinh sĩ trọ học và nhiều trung tâm khác, để tiếp đón các người Hungari tới hành hương kính viếng mộ hai thánh Tông đồ Cả tại Thánh đô. Và sau này một thánh đường uy nghi tại đô thành Contantinôpôli.
Ngoài việc mở mang xây cất ở trong và ngoài nước ra, vua Têphanô còn lo đến việc giáo huấn nhân dân. Hễ ở đâu có giáo sư tận tâm là ngài liền mời về để giúp việc. Tu sĩ thuộc bất cứ quốc tịch nào nếu muốn sống đời thánh thiện cũng đều được ngài niềm nở tiếp đón. Chính nhà vua đã đứng ra xây cất các tu viện và cung cấp cả những hoa lợi vật chất cần thiết cho các nhà dòng.
Vua Têphanô lại có lòng kính mến Mẹ Thiên Chúa một cách rất nồng nhiệt. Ngài dâng hiến cho Đức Mẹ tất cả cuộc đời của cá nhân ngài cũng như của toàn thể con dân trong nước. Nhờ ngài mà dân Hungari được thừa hưởng một tâm tình sùng mộ đối với Đức Mẹ. Vì trọng kính Thánh danh Mẹ, dân Hung không bao giờ nói đến tên Maria, mà chỉ nói bằng một tiếng Đức Mẹ, và mỗi lần nói đến, họ đều cúi hay bái gối, cung kính. Để tỏ lòng sùng mộ Đức Mẹ một cách cụ thể hơn, nhà vua đã cho xây cất một thánh đường nguy nga đồ sộ tại Székes Féhéwaz dâng kính Đức Trinh Nữ.
Mặc dầu đã cố gắng nâng cao mức sống tinh thần cũng như vật chất của toàn dân, nhà vua vẫn thấy còn có nhiều kẻ xấu số phải sống trong cảnh nghèo túng. Tuy nhiên, đó cũng là dịp để cho nhà vua thi hành đức bác ái. Nhiều khi, nhất là trước mỗi việc quan trọng, nhà vua thường mở kho phát của cho kẻ nghèo trong toàn quốc. Nhưng cũng có lần với tính cách tư, ngài đem tiền của bố thí cho kẻ nghèo. Một lần kia nhà vua cởi hoàng bào, mặc thường dân để dễ bề tiếp xúc với dân nghèo. Vừa thấy ngài, mấy tên ăn mày vốn tính man rợ liền ùa đến cướp giật. Chúng vật ngài ngã, vừa đánh vừa cướp tiền bạc rồi mau chân tẩu thoát. Nhà vua không một lời than trách, liền vào một nhà thờ gần đó, đến quỳ dưới chân Mẹ lành cám ơn Mẹ đã cho ngài chịu đau khổ vì Chúa, đồng thời, xin tha cho những kẻ vừa mới đánh đập và bóc lột ngài. Và nhân cơ hội này, nhà vua quyết định sẽ “báo thù” tất cả những kẻ nghèo khó. Nhưng thứ báo thù đây là của các thánh, nghĩa là ngài quyết sẽ không bao giờ từ chối không làm phúc cho kẻ túng thiếu một cách thật rộng rãi.
Để nhà vua thêm công phúc, đôi khi Chúa cũng gửi đến những thử thách cam go. Chính nhà vua phải mang một thứ bệnh đau đớn suốt ba năm trời. Rồi ngài lại phải chứng kiến mấy cái chết của mấy người con yêu dấu. Tuy nhiên, ngài vẫn còn chút hy vọng vì Chúa đã thương để lại cho ngài một Hoàng tử tên là Êmêric, sinh năm 1007, tại Sjékes Féhéwaj. Nhà vua biết đó là hồng ân của Chúa, nên ra sức chăm nom và trao việc dạy dỗ thái tử cho thánh Gêrađô, viện phụ tu viện thánh Gioócgiô Vênitia và được phúc tử đạo.
Hoàng tử Êmêric được giáo dục hết sức chu đáo, nên đã trở thành một thiếu niên hết sức đạo đức, cậu hứa với Chúa sẽ giữ mình đồng trinh suốt đời, nhưng vì vua cha không biết lời hứa ấy nên đã lập gia đình cho cậu. Vâng lời vua cha, Êmêric kết hôn với công chúa nước Phổ.
Ý Chúa xếp đặt, chính công chúa cũng đã hứa sống trinh khiết, vì thế hai vợ chồng này đã trung thành được với lời khấn hứa ấy.
Hoàng tử Êmêric sống một cuộc đời rất thánh thiện và cùng cha san sẻ gánh nặng trị nước. Đến năm 1031, bị bệnh nặng, Hoàng tử tạ thế không có con thừa kế. Hoàng tử được mai táng tại Sjékes Féhéwaj, và tại đây ngài đã làm nhiều phép lạ. Giáo hội tôn kính ngài như một đấng thánh, và mừng lễ vào ngày mồng 4 tháng mười một.
Sau 40 năm trị quốc, với bao nhiêu vất vả nhọc nhằn, vua Têphanô cảm thấy không sống được bao lâu nữa, định truyền ngôi cho người cháu tên là Phêrô, con của chị ngài. Ngài bị bệnh sốt hoành hành không thể ngồi dậy được nữa. Trong khi vua bị liệt, có mấy người bề tôi muốn mưu sát ngài để tiếm vị. Một trong bọn chúng ban đêm, cầm gươm lẻn vào phòng ngài, nhưng Chúa muốn bảo vệ người tôi trung, nên khiến tên phản loạn đánh rơi gươm. Tiếng động đã khiến nhà vua tỉnh thức. Thấy âm mưu bị lộ, tên phản loạn liền đến quỳ dưới chân vua xin ân xá. Nhà vua liền tha ngay, trước cử chỉ hào hiệp ấy, tên phản loạn liền đổi lòng hung bạo ra lòng trìu mến. Nhà vua cảm thấy giờ lâm chung đã gần đến, liền triệu tập tất cả các Giám mục và công chức trong triều đến, căn dặn phải luôn luôn bảo tồn đức tin Công giáo. Sau đó ngài chịu xức dầu và chịu lễ lần sau hết một cách sốt sắng, rồi linh hồn ngài bay lên hưởng nhan thánh Chúa, hôm đó là ngày Lễ Đức Mẹ linh hồn và xác lên trời năm 1038. Xác ngài được chôn cất bên mộ Hoàng tử Êmêric trong nhà thờ Sjékes Féhéwaj, và tại đây, Chúa đã cho ngài làm rất nhiều phép lạ để chứng tỏ sự thánh thiện của ngài.
Giáo hội ghi tên ngài vào sổ các thánh và kính ngài ngày 20 tháng 8, là ngày cải táng và đặt hài cốt ngài lên bàn thờ. Còn ngày 02 tháng 9, là ngày đã được chọn để kỷ niệm cuộc thắng trận nhân danh ngài khi vua Léopolđô chiến thắng quân Phổ và giải vây Buđapest.
Thứ Năm 16-8

Thánh Stêphanô ở Hung Gia Lợi

(975-1038)
G
iáo Hội thì phổ quát, nhưng dáng vẻ bên ngoài thì luôn luôn bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa địa phương--dù tốt hay xấu. Không có Kitô Hữu nào được coi là "nguyên bản" cả; có người là Công Giáo Mễ Tây Cơ, hay Công Giáo Ba Lan, hay Công Giáo Việt Nam. Dữ kiện này được nhận thấy hiển nhiên trong cuộc đời Thánh Stêphanô, vị anh hùng dân tộc và quan thầy của nước Hung Gia Lợi.
Sinh trong một gia đình ngoại giáo, ngài được rửa tội khi lên 10 cùng với cha của mình là thủ lãnh nhóm Magyar, là những người khai phá đã đến Danube trong thế kỷ thứ chín. Khi 20 tuổi, ngài kết hôn với Gisela, người em của hoàng đế tương lai là Thánh Henry. Khi kế vị cha mình, Stêphanô theo chính sách của một quốc gia Kitô Giáo vì các lý do chính trị cũng như tôn giáo. Ngài triệt hạ được các cuộc nổi loạn của giới quý tộc ngoại giáo và thống nhất người Magyar thành một tổ chức lớn mạnh trong nước. Ngài đến Rôma để xin Giáo Hội phê chuẩn và cũng để xin đức giáo hoàng phong ban tước vua cho mình. Vào lễ Giáng Sinh 1001, ngài được đội vương miện.
Thánh tích của Thánh Tê-pha-nô Hungari - Bàn tay  phải của ngài.

Stêphanô đã thiết lập một hệ thống thuế thập phân để hỗ trợ các nhà thờ và cha xứ, cũng như giúp đỡ người nghèo. Cứ 10 thành phố thì một thành phố phải xây một nhà thờ và cấp dưỡng cho một linh mục. Ngài bãi bỏ các tục lệ ngoại giáo với ít nhiều sự ép buộc, và ra lệnh tất cả mọi người phải kết hôn, ngoại trừ giáo sĩ và tu sĩ. Ai ai cũng có thể đến với ngài, nhất là những người nghèo.
Vào năm 1031, con trai trưởng của ngài là thái tử Emeric từ trần và quãng thời gian kế đó đầy dẫy những tranh chấp quyền kế vị. Ngay cả người cháu cũng mưu toan ám sát ngài. Stêphanô từ trần năm 1038 và được phong thánh năm 1083.

Lời Bàn

Ðược trở nên thánh thiện là có được lòng yêu mến Thiên Chúa và tha nhân giống như Ðức Kitô. Ðức ái nhiều khi phải mang bộ mặt lạnh lùng nghiêm khắc vì lợi ích của sự thiện. Ðức Kitô đã lên án sự giả hình của người Pharisêu, nhưng khi từ trần, Người đã tha thứ cho họ. Thánh Phaolô ra vạ tuyệt thông người loạn luân ở Côrintô "để có thể cứu rỗi linh hồn" ông ta. Một số Kitô Hữu đã chiến đấu trong các cuộc Thập Tự Chinh với một tinh thần cao thượng, bất kể các động lực bất chính của người khác. Ngày nay, sau các cuộc chiến tranh vô nghĩa, và với những hiểu biết sâu xa hơn về sự phức tạp của các động lực con người, chúng ta chùn bước trước bất cứ bạo lực nào, về hành động hay "im lặng" đồng lõa. Sự phát triển tốt đẹp này vẫn còn được tiếp tục khi người ta tranh luận rằng có thể nào một Kitô Hữu trở nên người yêu hoà bình tuyệt đối hay đôi khi sự dữ phải bị tiêu diệt bằng vũ lực.

Lời Trích

"Dù Giáo Hội đã góp phần rất nhiều trong việc phát triển văn hóa, kinh nghiệm cho thấy, vì hoàn cảnh, đôi khi thật khó để hài hòa văn hóa với giáo huấn của Giáo Hội.
"Những khó khăn này không nhất thiết gây thiệt hại cho đời sống đức tin. Thật vậy, chúng có thể khích lệ tâm trí để thấu hiểu đức tin cách chính xác hơn. Vì các cuộc nghiên cứu và khám phá mới đây của khoa học, lịch sử và triết học đã nêu lên các vấn đề mới có ảnh hưởng đến đời sống và đòi hỏi phải có các cuộc nghiên cứu mới về thần học" (Hiến Chế Tín lý về Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay, 62).


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét