Trang

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

19-08-2012 : CHÚA NHẬT XX MÙA THƯỜNG NIÊN năm B


Chúa Nhật 20 Quanh Năm Năm B

Bài Ðọc I: Cn 9, 1-6
"Các ngươi hãy ăn bánh của ta, và hãy uống rượu ta đã pha cho các ngươi".
Trích sách Châm Ngôn.
Sự khôn ngoan đã xây nhà mình và dựng bảy cột trụ, đã giết các sinh vật, pha rượu, dọn bàn tiệc, và sai những nữ tỳ lên các nơi cao trong thành mà công bố rằng: "Ai ngây thơ, hãy đến cùng ta". Và bảo những kẻ mê muội rằng: "Các ngươi hãy đến ăn bánh của ta, và uống rượu ta đã pha cho các ngươi. Các ngươi hãy bỏ sự ngây dại đi, thì sẽ được sống, và hãy bước theo đường lối khôn ngoan".
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 33, 2-3. 10-11. 12-13. 14-15
Ðáp: Các bạn hãy nếm thử và hãy nhìn coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao (c. 9a).
Xướng: 1) Tôi chúc tụng Chúa trong mọi lúc, miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người. Trong Chúa linh hồn tôi hãnh diện, bạn nghèo hãy nghe và hãy mừng vui. - Ðáp.
2) Các thánh nhân của Chúa hãy tôn sợ Chúa, vì người tôn sợ Chúa chẳng thiếu thốn chi; bọn sang giàu đã sa cơ nghèo đói, nhưng người tìm Chúa chẳng thiếu chi thiện hảo. - Ðáp.
3) Các đệ tử ơi, hãy lại đây, hãy nghe ta, ta sẽ dạy cho các con biết tôn sợ Chúa. Ai là người yêu quý cuộc đời, mong sống lâu để hưởng nhiều phúc lộc. - Ðáp.
4) Hãy giữ lưỡi đừng nói ra điều ác, và ngậm môi cho khỏi thốt ra lời gian ngoa. Hãy lo tránh ác và hành thiện, hãy tìm kiếm và theo đuổi bình an. - Ðáp.

Bài Ðọc II: Ep 5, 15-20
"Anh em hãy ăn ở khôn ngoan theo thánh ý Chúa".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.
Anh em thân mến, anh em hãy xét coi phải ăn ở thế nào cho thận trọng, đừng như những kẻ dại dột, song như những người khôn ngoan: biết lợi dụng thời giờ, vì thời buổi này đen tối. Vì thế anh em chớ ăn ở bất cẩn, nhưng hãy hiểu biết thế nào là thánh ý Thiên Chúa. Anh em chớ say sưa rượu chè, vì rượu sinh ra dâm dục, nhưng hãy tiếp nhận dồi dào Chúa Thánh Thần, cùng nhau hát lên những thánh vịnh, những ca vãn và những bài ca đạo đức và hết lòng ca tụng Chúa. Hãy luôn luôn cảm tạ Thiên Chúa là Cha trong mọi nơi mọi sự, nhân danh Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.
Ðó là lời Chúa.

Alleluia: Ga 14, 23
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Nếu ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy". - Alleluia.

Phúc Âm: Ga 6, 51-59
"Thịt Ta thật là của ăn, và Máu Ta thật là của uống".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân Do-thái rằng: "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh này, thì sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống".
Vậy người Do-thái tranh luận với nhau rằng: "Làm sao ông này có thể lấy thịt mình cho chúng ta ăn được?"
Bấy giờ Chúa Giêsu nói với họ: "Thật, Ta bảo thật các ngươi: Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết. Vì thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy. Cũng như Cha, là Ðấng hằng sống đã sai Ta, nên Ta sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta, chính người ấy cũng sẽ sống nhờ Ta. Ðây là bánh bởi trời xuống. Không phải như cha ông các ngươi đã ăn manna và đã chết, ai ăn bánh này thì sẽ sống đời đời".
Ðó là lời Chúa.

Suy Niệm:
"Ai ăn thịt và uống máu Ta thì được sống đời đời".
Ðức Giêsu đặc biệt nhấn mạnh nhiều lần hai từ "thịt" và "máu". Thịt - máu, nghĩa là trọn vẹn con người. Sự sống của Ngài được trao ban cho chúng ta. Hiệu quả của sự việc ăn thịt - uống máu Ðức Giêsu: là được kết hiệp với Ngài, hiệp thông với anh em và được sự sống đời đời.
Ðức Giêsu vẫn mời gọi chúng ta và sẵn sàng ban thịt máu cho chúng ta trong bí tích Thánh Thể. Chúng ta hãy hân hoan đón tiếp Người để được hạnh phúc trường sinh.

Cầu Nguyện:
Lạy Chúa, Chúa đã yêu thương chúng con, đến nỗi hiến ban chính mình để nuôi sống chúng con. Với bí tích Thánh Thể, chúng con được trở nên giống Chúa, được tháp nhập vào Chúa và sống bằng sự sống của Chúa. Xin giúp chúng con luôn giữ tâm hồn trong sạch để đón rước Chúa. Và mỗi khi rước Chúa, chúng con ý thức mình phải sống thế nào để chứng tỏ sự sống của Chúa đang hoạt động trong chúng con. Amen.


(Lời Chúa trong giờ kinh gia đình)

Hãy Ðến và Hãy Ăn
(Sách Cách Ngôn 9,1-6; Thư Êphêsô 5,15-20; Tin Mừng Yoan 6,51-58)
GM.Bat.Nguyễn Sơn Lâm

Suy Niệm:
Chúa Nhật XX Thường Niên Năm B
Sách Cách Ngôn 9,1-6; Thư Êphêsô 5,15-20; Tin Mừng Yoan 6,51-58
Cũng như trong các Chúa nhật trước, các bài đọc Kinh Thánh hôm nay dường như muốn lôi kéo suy tư của chúng ta ngay vào mầu nhiệm Thánh Thể. Nhưng vì đây là bí tích nhiệm mầu và phong phú, những tư tưởng trực tiếp về Thánh Thể vừa phải được chuẩn bị, vừa phải được khai triển. Chúng ta hãy đọc lại bài sách Cách Ngôn như dẫn nhập vào bài Tin Mừng và coi bài thư Phaolô như quyết tâm theo sau nhận thức của chúng ta về chính các lời của Ðức Kitô dạy dỗ hôm nay.

1. Hãy Ðến
Trước hết chúng ta hãy nhận lấy lời đức khôn ngoan mời đến dự tiệc Người đã dọn.
Sách Cách Ngôn trong đoạn văn này tỏ ra phi thường. Quả vậy, thường tình người ta chỉ coi sự khôn ngoan như là một kho tàng kiến thức giá trị hoặc như một tư cách tốt của tâm trí con người. Ở đây ngược lại, sách Cách Ngôn nhìn khôn ngoan như bậc thần linh, và phải nói như là hiện thân của Thiên Chúa nếu không phải làchính bản thân Người. Người là chính sự khôn ngoan. Người không chỉ ở nơi cao xa, biệt lập với con người. Ðấng Thiên Chúa của đạo mạc khải bao giờ cũng lấy làm vui thích ở giữa con cái loài người. Người khác hẳn các thần minh nơi mọi tôn giáo khác. Người chân thật chứ không trừu tượng. Người ở giữa chúng ta chứ không ngự nơi xa cách.
Chính vì vậy mà sách Cách Ngôn hôm nay viết: đức khôn ngoan đã xây nhà cho mình... Hẳn là tác giả đã nghĩ tới sự hiện diện của Yavê nơi Luật pháp, nơi Lều Giao ước, nơi Ðền thờ ở trong dân Chúa. Không có dân nào có Chúa của họ ở gần như dân riêng của Chúa, Người có nhà của mình ở giữa dân. Ðó là đền thờ Yêrusalem; và đúng hơn đó là bất cứ hình thức hiện diện nào của Người như Luật pháp, Lều Giao ước v.v...
Có hiểu như vậy mới dễ cắt nghĩa câu Cách Ngôn sau: "Người đã đẽo bảy cây cột". Tác giả không có ý đếm các cây cột của đền thờ Yêrusalem, cũng chẳng muốn nhắc đến dinh thự nào ở trong dân Chúa. Trong quan niệm của người đồng thời với ông, nhà có nhiều hàng cột là nhà sang và đẹp; và con số 7 nói đến ý nghĩa hoàn toàn. Tức là đối với ông sự khôn ngoan của Thiên Chúa đã đến hiện thân ở giữa loài người, đặc biệt ở trong dân Chúa, nơi Ðền thờ Người. Nhà của Người rất khang trang và tươm tất.
Người ở đó làm gì? Sách viết tiếp: Người hạ súc vật, hãm rượu, rồi dọn bàn; đoạn sai nữ tỳ đi mời khách đến dự yến. Những ai từng đọc Kinh Thánh, hẳn đã nhận ra trong câu văn này một đề tài rất quen thuộc. Các tiên tri vẫn loan báo: vào thời thiên sai, Yavê sẽ mở tiệc thết các dân tộc trên núi thánh. Và hình ảnh bữa ăn luôn được Kinh Thánh dùng để nói đến sự thân mật mà Thiên Chúa muốn chia sẻ với dân Người. Như vậy, ở đây sách Cách Ngôn muốn viết rằng: Thiên Chúa dựng lều ở giữa chúng ta...; Người mở tiệc mời ta đến dự. Mọi sự đã sẵn sàng rồi: không những thịt và rượu đã dọn xong mà bàn cũng đã được kê. Người lại sai tôi tớ đi mời khách đến dự.
Sách Cách Ngôn nói đến các nữ tỳ là vì đã hình dung đức Khôn ngoan như một bài quý phái; chứ chữ này phải hiểu về hết thảy các ngôn sứ mà Thiên Chúa đã sai đến với loài người... Họ được phái đến với những kẻ "ngây ngô khờ dại", cũng như sau này Yoan viết: Lời Chúa được gửi đến cho những tâm hồn bé mọn. Tuy nhiên chẳng ai cấm chúng ta hiểu những kẻ ngây ngô khờ dại đây là tất cả loài người tội lỗi. Nếu đã khôn thì họ đã không sa ngã và không đang đi trong sự lầm lạc. Dù sao nhìn vào kết quả, chúng ta vẫn có thể khẳng định rằng, Tin Mừng cứu độ của Thiên Chúa chúng ta đã được tiền định cho những kẻ nghèo khó và bé mọn, bởi vì chân lý thánh giá luôn luôn là một điều điên dại đối với sự khôn ngoan của thế gian. Chúng ta hẳn cũng nhớ dụ ngôn về các khách dự tiệc kể trong Phúc Âm. Những kẻ khôn ngoan đã chối khéo, không đến dự tiệc, trong khi nhiều kẻ hèn mọn đã đến và đã được no thỏa.
Ở đây, sau khi dự tiệc của đức Khôn ngoan, người ta sẽ trút bỏ được sự ngây ngô và được sống vì sẽ biết đi trong đường lối hiểu biết.
Như vậy bài sách Cách Ngôn hôm nay không trực tiếp nói đến Thánh Thể. Chúng ta được biết lòng Chúa yêu thương loài người. Người không nỡ bỏ họ đi trong lầm lạc; Người đến ở giữa dân, sai các sứ giả đi kêu mời chúng ta đến nghe Người dạy dỗ để nên khôn ngoan mà được sống. Tác giả sách Cách Ngôn muốn nói đến sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa dân Người và nhất là sự mạc khải của Người trong sách Thánh... Nhưng những lời của ông có thể trở thành lời tiên tri loan báo về Ngôi Lời là sự khôn ngoan của Thiên Chúa sẽ đến cắm lều ở giữa chúng ta khi nhập thể cứu đời. Chính Người sẽ mời gọi và sai các Tông đồ của Hội Thánh đi kêu mời chúng ta đến dự tiệc Người dọn. Và như thế, bài sách Cách Ngôn hôm nay rất thích hợp để dẫn chúng ta vào bài Tin Mừng.

2. Hãy Ăn
Nói thật ra, từ bài sách Cách Ngôn sang bài Tin Mừng có một sự đột ngột mà chỉ có đức tin mới chấp nhận được Ðức Yêsu không xưng mình là sự khôn ngoan nhập thể; hay là lời ban sự sống. Giá có như vậy thì giữa bài Tin Mừng hôm nay và bài sách Cách Ngôn sẽ có sự liên tục nhiều hơn. Nhưng đàng này, những câu tuyên bố như thế, Ðức Yêsu đã làm trước cả rồi... Ðoạn Tin Mừng hôm nay đã đi vào phần chót của một bài diễn từ dài. Sau khi hóa bánh ra nhiều để nuôi dân. Người đã khuyến khích họ hãy nỗ lực tìm cho được thức ăn ban sự sống đời đời chứ đừng chỉ cặm cụi lo cho được lương thực hư nát. Và bánh ban sự sống đời đời trước hết là chính Người Con mà Thiên Chúa đã sai xuống trần gian để ai tin vào Người thì sẽ được sống. Người thật là sự khôn ngoan của Thiên chúa đã nhập thể để dẫn đường chỉ lối cho những kẻ tin Người. Lời Người có sức ban sự sống.
Nhưng không phải chỉ có bấy nhiêu. Nơi Người không phải chỉ có lời hằng sống. Chính Người còn là Bánh bởi trời xuống. Thịt Người là của ăn; Máu Người là của uống. Người ta muốn được sống phải ăn thịt và uống máu Người.
Không có đức tin, ai có thể hiểu và nhận được những lời như vậy? Người Dothái lập tức thắc mắc và phản đối, cũng không có gì lạ. Họ bảo rằng: làm sao người này lại có thể lấy thịt mình cho người ta ăn? Nhưng rồi họ sẽ thấy chính họ sẽ lấy thịt và máu Người khi họ hành hạ và giết Người trong mầu nhiệm Thập giá. Chính khi họ tra tấn, đánh đập xác thịt Người và làm cho hết mọi giọt máu của Người đổ ra, họ đã biến Người nên chiên vượt qua bị sát tế để giải phóng nhân loại tội lỗi khỏi xiềng xích sự chết và được sống. Thịt máu Người quả thực sẽ ban sự sống cho người ta.
Nhưng ở đây không những Yoan nghĩ đến cuộc tử nạn cứu độ của Ðức Yêsu trong ngày thứ Sáu tuần lễ Vượt qua. Người không tách rời hy lễ đổ máu ấy khỏi lễ dâng tại bàn tiệc ly và các thánh lễ còn đang cử hành trong Hội Thánh. Người còn nghĩ tới Thánh Thể, nhưng luôn luôn suy nghĩ về Thánh Thể mật thiết gắn bó với mầu nhiệm thập giá. Nói cách khác, trong đoạn Tin Mừng này Yoan nghĩ về Thánh Thể. Người khẳng định niềm tin bánh rượu trên bàn thờ là Thịt Máu Ðức Kitô. Và bí tích Thánh Thể này ban sự sống thật và bảo đảm sự sống lại sau này cho chúng ta, vì lẽ bánh mà Ðức Kitô ban đây chính là Thịt của Người đã được thí ban để cho thế gian được sống (c.51). Người đã liên kết bánh bàn thờ với Thân Thể Người ở trên thập giá. Thế mà chính trên cây gỗ này lại treo giá cứu chuộc trần gian. Như vậy, Thánh Thể có sức ban sự sống vì năng lực của Ðức Kitô nằm trên thập giá. Tại đây Người sống và sống lại nhờ Chúa Cha thế nào thì ai ăn Thịt và uống Máu Người trong Thánh Thể cũng được sống và sống lại như thế.
Chúng ta có đức tin, nên hiểu được những lời này. Và chúng ta thấy Ðức Yêsu đã làm hơn sự khôn ngoan ở trong sách Cách Ngôn. Người đã làm trọn nhưng cũng đã làm vượt quá mọi lời tiên tri trong Cựu Ước. Khi Người sinh ra làm Ðấng Emmanuel, tức là Thiên Chúa ở cùng chúng tôi, không những Người đã là hiện thân của sự khôn ngoan của Thiên Chúa để xây nhà trong bản tính nhân loại và không ngừng làm vang lời Khôn ngoan cứu sống của Thiên Chúa nơi tâm hồn những kẻ tin theo Người. Hơn nữa, Người còn dọn thịt và rượu trên bàn thờ thập giá là chính Thịt Máu Người; và mời gọi các tâm hồn đơn sơ bé mọn đến nhận lấy mà được sống. Ðây thật là sự khôn ngoan của thập giá mà sự khôn ngoan của thế gian không thể nào chấp nhận được. Chúng ta đã nhờ đức tin mà chấp nhận thì như lời sách Cách Ngôn đã báo trước chúng ta đã trút bỏ được sự ngây ngô và trở nên khôn ngoan. Nhưng chúng ta có sống đúng như vậy không? Ðó là điều mà bài thư Phaolô hôm nay muốn trao đổi với chúng ta.

3. Hãy Cảm Tạ Chúa
Thánh Tông đồ nói: Nếu muốn tỏ ra khôn ngoan chứ không phải khờ dại, thì chúng ta phải để ý đến cách ăn ở. Người cũng suy nghĩ như tác giả bài sách Cách Ngôn: Khôn ngoan không phải là một mớ kiến thức hay là một tư cách của trí tuệ, nhưng là một cách sống, một nếp sống thể hiện trong hành động và trong thực tế. Người khôn theo thánh Tông đồ, là người biết "xử dụng" cuộc đời vì lẽ đời này xấu xa.
Có lẽ bấy giờ Phaolô đang bị giữ ở Rôma. Người thấy Tin Mừng của Chúa bị cản trở tại nhiều nơi. Hội Thánh gặp nhiều khó khăn. Và có thể tội lỗi cũng đã lộ mặt trong nhiều cộng đồng tín hữu. Tất cả khiến Phaolô nhìn đời bằng con mắt ít cảm tình. Hơn nữa chính xã hội Rôma thời bấy giờ cũng không đáng lạc quan.
Tuy nhiên đấy vẫn chỉ là hiện tượng. Nhà thần học Phaolô còn có cái nhìn xa hơn. Thế gian đã đóng đinh Ðức Yêsu, Vua vinh hiển thì bản chất của nó là xấu. Và sống theo nó là khờ dại vì mầu nhiệm phục sinh của Ðức Kitô đã sáng ngời làm chứng mưu đồ thế gian giết Ðấng vinh hiển đã thất bại hoàn toàn. Ai dại gì mà còn sống theo thế gian.
Nhưng thế gian vẫn bao trùm lấy người ta. Con người vẫn phải sống ở trong đó. Người khôn ngoan không phải là kẻ ra khỏi thế gian vì điều này không có thể làm được. Họ chỉ có thể ở trong thế gian, nhưng không còn thuộc về thế gian. Và sống như vậy là theo thánh Phaolô biết xử dụng cuộc đời.
Thú thực chính từ ngữ mà Phaolô dùng và ở đây chúng ta chuyển ngữ là "xử dụng" có một nội dung rất khó diễn tả. Nó gợi lên hình ảnh một người nội trợ tốt đi chợ mua sắm cho gia đình. Bà khéo léo vừa chi ít tiền vừa sắm đầy đủ cho đời sống của mọi người trong gia đình. Thánh Phaolô bảo: người khôn ngoan đạo đức cũng vậy. Họ biết dùng những sự ở đời để mua sắm sự sống đời đời. Và cho được như vậy, họ phải tìm hiểu và thi hành thánh ý Chúa (c.17).
Nhưng nhờ ai mà biết được thiên ý?
Thánh Phaolô đáp: chúng ta đã được tràn đầy Thánh Thần. Chính Người hiểu thấu cung lòng thâm sâu của Thiên Chúa. Và Người đã được ban cho chúng ta trong giai đoạn hiện nay của Hội Thánh. Người ngụ nơi lòng chúng ta như ở trong đền thờ. Và như vậy Người là sự khôn ngoan hiện nay của ta, vì như lời sách Cách Ngôn viết: đức khôn ngoan đã xây nhà ở với con cái loài người, và vì Thánh Thần là hồng ân đặc biệt của thời thiên sai chỉ được ban cho loài người khi Ðức Yêsu đã hoàn tất mầu nhiệm tử nạn phục sinh.
Ở đây chúng ta hãy chú ý điểm mà thánh Phaolô so sánh. Người bảo: đừng say sưa rượu chè, chỉ tổ hư thân; nhưng hãy làm sao cho được no đầy Thánh Thần. Chúng ta không nghĩ rằng người muốn nói việc say sưa rượu chè sẽ đem lại nhiều tội lỗi. Nhưng chắc là người muốn nói đến nếp sống say mê những sự thế gian dẫn đến diệt vong. Ngược lại phải no đầy Thánh Thần như các Tông đồ trong ngày lễ Hiện xuống mà người ta tưởng là các ngài say rượu.
Ðọc những câu này trong bối cảnh của Phụng vụ hôm nay, chẳng ai có thể cấm chúng ta áp dụng rằng: đừng coi Thánh Thể là vấn đề bánh rượu làm no say thân xác, nhưng hãy tin đó là thần lương ban Thánh Thần cho ai nhận lấy như Thịt Máu Ðức Yêsu. Ai cư xử như vậy chắc chắn là nhận được sự sống đời đời và trở nên khôn ngoan thật sự như bài sách Cách Ngôn và bài Tin Mừng đã nói.
Giờ đây chúng ta sắp chạm trán với những thực tại linh thiêng ấy. Chúng ta sẽ hiệp dâng bánh rượu, để chứng kiến bánh rượu trở nên Mình Máu Chúa Kitô trong mầu nhiệm cứu thế. Thánh Phaolô bảo chúng ta hãy hết lòng tung hô chúc tụng theo các bài kinh lễ và nhất là hãy cảm mến tạ ơn nhân danh Ðức Yêsu, để như vậy chúng ta được tràn đầy Thánh Thần là sự khôn ngoan của Thiên Chúa bây giờ ở với chúng ta. Nhờ đó chúng ta sẽ được Người soi sáng hướng dẫn luôn thi hành ý Chúa khiến chúng ta biết xử dụng cuộc đời chóng qua để đạt tới hạnh phúc Nước Trời.

(Trích dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)

LỜI CHÚA MỖI NGÀY

Chủ Nhật 20 Thường Niên, Năm B

Bài đọc: Pro 9:1-6; Eph 5:15-20; Jn 6:51-58.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ:

Khao khát được "trường sinh bất tử."

             Con người khôn ngoan không bao giờ muốn chết, nhưng muốn được sống "trường sinh bất tử;" nhưng cái chết là một thực tại và nó luôn đe dọa mạng sống con người. Tại sao khao khát trường sinh có thể nói là một bản năng của con người mà cái chết lại cướp đi bản năng đó. Con người có hy vọng gì để đạt được nỗi khao khát trường sinh không?

            Hy vọng lớn lao và may mắn cho con người: Niềm tin và đạo lý Công Giáo dạy: (1) Nỗi khao khát trường sinh là một khao khát có thật vì Thiên Chúa, Đấng dựng nên con người, muốn con người được trường sinh bất tử. (2) Vì tội lỗi mà con người phải chết; nhưng Thiên Chúa đã có sẵn Kế Hoạch Cứu Độ để giải phóng con người khỏi tội lỗi và sự chết.

            Các Bài Đọc hôm nay xoay quanh nỗi ước ao được sống trường sinh của con người. Trong Bài Đọc I, tác giả Sách Châm Ngôn nhân cách hóa sự khôn ngoan và nêu lên một điều kiện để con người được sống: phải "ăn bánh và uống rượu" do khôn ngoan làm ra. Trong Bài Đọc II, thánh Phaolô khuyên các tín hữu Ephesô phải biết sống như những người khôn ngoan bằng cách theo sự hướng dẫn của Thánh Thần để tìm ra và làm theo thánh ý Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu mặc khải cho con người bí quyết để được trường sinh bất tử: "Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết." 



KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC: 

1/ Bài đọc I: Hãy đến mà ăn bánh của ta và uống rượu do ta pha chế!

            1.1/ Đức Khôn Ngoan chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng: Tác giả Sách Châm Ngôn đã nhân cách hóa khôn ngoan như một người phụ nữ, bằng cách diễn tả các đặc tính của khôn ngoan như sau:

           + Khôn ngoan luôn chắc chắn và bền vững: "Đức Khôn Ngoan đã xây cất nhà mình, dựng lên bảy cây cột." Nhà được dựng bằng 7 cột là nhà chắc chắn, không gì có thể lay chuyển được.

            + Khôn ngoan chuẩn bị bữa ăn sẵn sàng bằng cách: "hạ thú vật, pha chế rượu, dọn bàn ăn." Khách được mời tham dự không tốn công của, và không thiếu bất cứ gì.

            + Khôn ngoan mời tất cả mọi người, không trừ ai cả: Nàng sai đầy tớ đi mời khách đến dự tiệc, và chính Đức Khôn Ngoan còn lên các nơi cao trong thành phố và kêu gọi mọi người.

             1.2/ Nàng Khôn Ngoan đi tìm kiếm con người.

             (1) Hai hạng người mà Nàng Khôn Ngoan tìm kiếm:

            + ngây thơ (a;frwn): là những người thiếu khôn ngoan và dễ bị người khác đánh lừa.

            + khờ dại (frenw/n): là những người thiếu hiểu biết, nên họ dễ làm liều.

            (2) Mục đích của Nàng Khôn Ngoan: "Các con sẽ được sống; hãy bước đi trên con đường hiểu biết." Nàng sẽ dạy cho con người hiểu biết thánh ý Thiên Chúa để con người được sống.

            (3) Điều kiện: "Hãy đến mà ăn bánh của ta và uống rượu do ta pha chế!" Muốn được sống, con người phải ăn bánh và uống rượu do chính Nàng Khôn Ngoan làm.

            Ngôi Lời (o` lo,goj) được Gioan đồng nhất với Đức Kitô, Ngài là sự khôn ngoan của Thiên Chúa, và nhờ Ngài mà muôn vật được tạo thành.

2/ Bài đọc II: So sánh người khôn ngoan và người khờ dại:

            Thánh Phaolô khuyên nhủ các tín hữu Ephesô: "Anh em hãy cẩn thận xem xét cách ăn nết ở của mình, đừng sống như kẻ khờ dại, nhưng hãy sống như người khôn ngoan." Ngài giúp các tín hữu xét mình để nhận ra sự khác biệt giữa hai hạng người:

            2.1/ Người khôn ngoan: là những người

            + Sống theo sự hướng dẫn khôn ngoan của Thánh Thần.

            + Biết tận dụng thời buổi hiện tại, vì chúng ta đang sống những ngày đen tối. Quan niệm của người Do-thái về thời gian: hiện tại rất xấu và tương lai rất tốt; giao thời giữa hai thời gian là cuộc khủng hoảng. Thánh Phaolô có lẽ nghĩ các tín hữu đang sống trong buổi giao thời.

            + Biết tìm thánh ý Chúa: "anh em đừng hoá ra ngu xuẩn, nhưng hãy tìm hiểu đâu là ý Chúa."

            + Hiểu biết khôn ngoan sẽ dẫn tới các hành động khôn ngoan: "Hãy cùng nhau đối đáp những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca do Thần Khí linh hứng; hãy đem cả tâm hồn mà ca hát chúc tụng Chúa. Trong mọi hoàn cảnh và mọi sự, hãy nhân danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, mà cảm tạ Thiên Chúa là Cha."

            2.2/ Người khờ dại: là những người

            + Sống theo ý muốn xác thịt: say sưa rượu chè, và rượu chè đưa tới truỵ lạc.

            + Không biết lợi dụng thời giờ Chúa ban cho: phí thời giờ vào các việc vô ích, không đem lại lợi ích tương lai cho đương sự.

            + Vì không biết thánh ý Thiên Chúa nên người khờ dại chỉ biết làm theo ý riêng mình; Người chỉ biết làm theo ý mình sẽ không đạt được đích mà Thiên Chúa mong muốn cho cuộc đời của họ.

3/ Phúc Âm: Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.

            3.1/ Phân tích từ ngữ Hy-lạp: Lời tuyên bố của Chúa Giêsu sau đây cần được nghiên cứu từng từ ngữ và cách cấu trúc: "Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống."

            + Cụm từ "evgw, eivmi" theo sau bởi một thành ngữ xảy ra 7 lần trong Gioan, và túc từ theo sau đều mặc khải một sứ vụ đặc biệt của Đức Kitô như: Ta là Bánh Hằng Sống; Mục Tử Tốt Lành; Cửa Chuồng Chiên; Cây Nho; Sự Sống Lại và là sự sống; Ánh Sáng Thế Gian; Đường, Sự Thật, và là Sự Sống.

            + Túc từ "o` a;rtoj o` zw/n" có thể mang nhiều nghĩa khác nhau tùy theo cách dịch:

                        (1) Có thể dịch là "bánh hằng sống hay bánh trường sinh," có nghĩa bánh không bao giờ hư nát. Khi áp dụng vào Chúa Giêsu, có nghĩa Chúa là Bánh Hằng Sống.

                        (2) Hay có thể dịch là "bánh mang sự sống thần linh." Khi áp dụng vào Chúa Giêsu, có nghĩa, Ngài là bánh mang sự sống thần linh cho con người như trong (Jn 6:33).

                        (3) Hay cũng có thể dịch là "bánh đang sống." Khi áp dụng vào Chúa Giêsu, có nghĩa Ngài là Bánh đang sống.

            Theo văn mạch và nội dung, nghĩa thứ (2) có lẽ thích hợp hơn cả; mặc dù hai nghĩa kia vẫn đúng với Chúa Giêsu.

            + Cụm từ: "từ trời xuống" nhắc nhở cho con người biến cố Thiên Chúa cho manna rơi xuống từ trời làm lương thực cho con cái Israel suốt 40 năm trong sa mạc. Manna là hình ảnh báo trước của Bí-tích Thánh Thể. Bánh mang lại sự sống đời đời có thực và có nguồn gốc từ trời.

            + "Bánh tôi sẽ ban tặng:" nhấn mạnh đến việc cho đi cách nhưng không như trong Bài Đọc I: mọi sự đã được chuẩn bị sẵn sàng, ăn mà không phải tốn tiền!

            + Bánh Hằng Sống chính là thịt (sa,rx) của Chúa Giêsu. Ngay từ đầu Tin Mừng, Gioan đã dùng danh từ này để nói về mầu nhiệm Nhập Thể: Và Ngôi Lời đã mặc lấy xác phàm (sa,rx) và đã cư ngụ giữa chúng ta.

            + Phản ứng của người Do-thái: Điều họ tranh luận ở đây không phải về nguồn gốc của Chúa Giêsu, nhưng là thịt của Ngài: Làm sao một người đang sống có thể lấy thịt của mình cho kẻ khác ăn? Trừ phi người đó phải chết! Điều khó khăn nữa là người Do-thái không có thói quen ăn thịt người.

            3.2/ Sự cần thiết của bí-tích Thánh Thể: Đức Giêsu nói với họ: "Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình."

            + Công thức "avmh.n avmh.n = thật, tôi bảo thật" báo hiệu trước một chân lý sẽ được mặc khải trong Tin Mừng Gioan. Chân lý Chúa Giêsu mặc khải ở đây là "Nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình." Nếu Chúa Giêsu không mặc khải chân lý cho con người, sẽ không có ai biết được.

            + Hai động từ ăn (evsqi,w) và uống (pi,nw) mà Gioan dùng ở đây là hai động từ căn bản dùng trong việc ăn uống của con người: như ăn bánh và uống nước.

            + Chúa Giêsu phân biệt hai sự sống: thể lý (yuch,) và thần linh (zwh,). Nếu không ăn thịt và uống máu Chúa, con người vẫn có sự sống thể lý; nhưng không có sự sống thần linh.

            + Sự sống muôn đời (zwh.n aivw,nion): Sự sống thần linh sẽ dẫn con người đến sự sống muôn đời: "Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết." Như Chúa Giêsu khi mang thân xác con người, mặc dù con người vẫn phải chết cách thể lý, nhưng sẽ được sống lại vinh hiển, và sẽ không bao giờ phải chết nữa.

            + Thịt và Máu Chúa là lương thực nuôi sống con người: "vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống." Hai danh từ dùng để so sánh: của ăn (brw/sij) và của uống (po,sij) là hai danh từ dùng để chỉ lương thực căn bản của con người.

            + Sự sống thần linh là sự sống của chính Thiên Chúa: "Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy." Chúa Giêsu và người rước Chúa trở nên một, như thánh Phaolô tuyên bố: "Tôi sống, nhưng không còn là tôi; mà là chính Đức Kitô sống trong tôi."

            + Sự sống thần linh giúp con người hiểu biết sự khôn ngoan và các mầu nhiệm của Thiên Chúa mà trí khôn con người không hiểu thấu được. Sự khôn ngoan có được là do Thánh Thần của Đức Kitô hướng dẫn con người. Sự sống thần linh giúp cho con người có sức mạnh để đáp ứng lời mời gọi nên trọn lành của Đức Kitô mà sức riêng con người không thể làm được. Ví dụ, con người có được tình yêu nguyên thủy của Thiên Chúa để yêu thương kẻ thù, làm ơn và cầu nguyện cho người ghét mình.

            3.3/ Hậu quả của việc lãnh nhận bí-tích Thánh Thể: Nếu ăn sẽ sống, không ăn sẽ chết.

            + Chúa Giêsu sống bằng chính sự sống của Chúa Cha: "Như Chúa Cha là Đấng Hằng Sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy." Trong mầu nhiệm Nhập Thể, chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu mang hai bản tính: Thiên Chúa và nhân loại: bản tính Thiên Chúa không bao giờ chết, bản tính nhân loại chết khi Chúa Giêsu tắt thở trên Thánh Giá; nhưng được phục sinh ngay vì bản tính Thiên Chúa. Người rước Mình và Máu Đức Kitô cũng mang hai sự sống thể lý và thần linh. Hai sự sống này không tiêu diệt nhau nhưng bổ xung cho nhau.



 ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

            - Để được sống trường sinh bất tử, chúng ta phải khôn ngoan tìm ra thánh ý của Thiên Chúa và vâng lời làm theo những gì Ngài dạy.

            - Chúng ta phải tin vào những gì Đức Kitô mặc khải về bí-tích Thánh Thể và thường xuyên lãnh nhận Bí-tích này.

Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP

****************

Chúa Nhật tuần 20 thường niên, năm B
Suy niệm:"Ai ăn thịt và uống máu Ta thì được sống đời đời".
Ðức Giêsu đặc biệt nhấn mạnh nhiều lần hai từ "thịt" và "máu". Thịt - máu, nghĩa là trọn vẹn con người. Sự sống của Ngài được trao ban cho chúng ta. Hiệu quả của sự việc ăn thịt - uống máu Ðức Giêsu: là được kết hiệp với Ngài, hiệp thông với anh em và được sự sống đời đời.
Ðức Giêsu vẫn mời gọi chúng ta và sẵn sàng ban thịt máu cho chúng ta trong bí tích Thánh Thể. Chúng ta hãy hân hoan đón tiếp Người để được hạnh phúc trường sinh.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã yêu thương chúng con, đến nỗi hiến ban chính mình để nuôi sống chúng con. Với bí tích Thánh Thể, chúng con được trở nên giống Chúa, được tháp nhập vào Chúa và sống bằng sự sống của Chúa. Xin giúp chúng con luôn giữ tâm hồn trong sạch để đón rước Chúa. Và mỗi khi rước Chúa, chúng con ý thức mình phải sống thế nào để chứng tỏ sự sống của Chúa đang hoạt động trong chúng con. Amen.
Ghi nhớ : "Thịt Ta thật là của ăn, và Máu Ta thật là của uống".


19/08/12 CHÚA NHẬT TUẦN 20 TN – B
Ga 6,51-58

CHÚA GIÊSU THẬT LÀ CỦA ĂN!

“Vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống.” (Ga 6,54)

Suy niệm: Con người cần ăn uống để sống. Nhìn hình ảnh người ta đạp lên nhau để giành giật lương thực cứu trợ sau một thiên tai, ta thấy của ăn của uống cần thiết như thế nào! Con người không chỉ cần ăn no, nhưng còn cần ăn uống những thứ bổ dưỡng để kéo dài sự sống, tăng thêm tuổi thọ. Thế nhưng, người ta vẫn chưa và sẽ không bao giờ tìm ra thứ “siêu thực phẩm” nào giúp con người no mãi và sống mãi. Qua bí tích Thánh Thể, Đức Giêsu cho thấy Ngài có thể đáp ứng khát vọng ngàn đời ấy của con người. Thịt Máu của Ngài mà ta lãnh nhận không phải là thịt máu của một xác chết, nhưng là Thân Xác của Đấng đã sống lại và sống mãi. Được lãnh nhận sự sống thần thiêng ấy, chúng ta sẽ có được sự sống đời đời.

Mời Bạn: Cha mẹ chăm sóc con cái thường nài nỉ: “Con hãy ăn đi, con hãy uống đi, và con sẽ khỏe.” Hình ảnh này làm chúng ta nhớ đến lời của Chúa Giêsu trong Thánh Thể: “Anh em hãy cầm lấy mà ăn, anh em hãy cầm lấy mà uống,” “Thịt tôi đúng THẬT là của ăn. Ai ăn vào sẽ được sống đời đời.”Nếu muốn sống đời đời, bạn hãy lãnh nhận Thịt Máu của Chúa Giêsu.

Chia sẻ: Tại sao tôi e ngại rước Chúa khi Ngài luôn mời gọi: “HÃY cầm lấy mà ĂN”?

Sống Lời Chúa: Mỗi khi dự lễ, tôi cố gắng chuẩn bị và sốt sắng rước Chúa Giêsu, của ăn đích thực của đời mình.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu! Nhiều khi nghĩ mình tội lỗi quá, con không dám rước Chúa, nhưng con quên rằng Chúa từ trời xuống cõi trần này và mời gọi con: “HÃY cầm lấy mà ăn.” Ôi Chúa là sự sống của con! Thịt máu Chúa đang nuôi sống con. Amen.



TÔI LÀ BÁNH 
Hãy dự lễ như người đi dự tiệc Lời Chúa, Mình Chúa. Chỉ ai biết ăn, biết thưởng thức và nghiền ngẫm, người ấy mới gặp được sự sống và gặp được Giêsu.

Suy nim:
Cả các Kitô hữu cũng ngỡ ngàng trước bí tích Thánh Thể.
Ăn thịt và uống máu người mình yêu
là điều khủng khiếp chẳng ai dám nghĩ tới.
Nhưng Ðức Giêsu lại muốn nuôi cả nhân loại
bằng Thịt và Máu Ngài.
Và thực sự Ngài đã nuôi ta bằng cái chết thập giá -
ở đó Ngài đã hy sinh Máu Thịt mình.
Ðúng hơn, Ngài nuôi chúng ta bằng sự sống của Ngài:
sự sống được trao đi qua cái chết tự nguyện,
và sự sống được lấy lại qua phục sinh vinh quang.
Ðức Giêsu ban cho ta Tấm Bánh (c.51).
Ngài còn tự nhận mình là Tấm Bánh (cc.48.51):
Tấm Bánh có sự sống và Tấm Bánh ban sự sống.
Tôi là Tấm Bánh: đó là định nghĩa của Ðức Giêsu về mình.
Ðịnh nghĩa này có làm ta ngạc nhiên không?
Bánh là cái gì ăn được và đem lại sự sống.
Bánh không sống cho mình, nhưng cho người khác.
Chấp nhận là bánh có nghĩa là chấp nhận mất mình,
mà chỉ khi mất mình như thế,
bánh mới thật là bánh, mình mới thật là mình.
Thật ra bánh vẫn hiện diện và nên một với người ăn.
Ðức Giêsu là Tấm Bánh đặc biệt.
Khi tôi ăn, Ngài thành tôi và biến tôi thành Ngài.
Một sự ở lại hai chiều, một sự hiệp thông sâu thẳm.
“Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi
thì ở lại trong tôi và tôi ở lại trong người ấy” (c.56).
Rước lễ là đón lấy dòng sự sống, chấp nhận sống nhờ.
Ðức Giêsu sống nhờ Cha
và chúng ta sống nhờ Ðức Giêsu (c.57).
Như cành nho sống nhờ thân cây nho,
chúng ta cũng sống nhờ,
nghĩa là sống trong  sống cho Chúa.
Trong nhiều thế kỷ, Hội Thánh đã từng có thái độ
nhìn và thờ lạy Thánh Thể hơn là cầm lấy mà ăn.
Ðộng từ ăn được nhắc đến 8 lần trong bài Tin Mừng này,
như một lời mời gọi tha thiết của Ðức Giêsu.
Ngày nay, người ta rước lễ nhiều hơn trước.
Tiếc thay lắm khi cuộc gặp gỡ này khá vội vã,
thiếu chuẩn bị và cũng thiếu đối thoại thân tình.
Tôi lên rước lễ chỉ vì mọi người trong hàng ghế đã lên.
Phút thinh lặng sau rước lễ cũng bị cắt ngắn.
Tôi phải về ngay vì phải lấy xe, vì nhà thờ đóng cửa...
Chính vì thế rước lễ chẳng gây được âm vang nào nơi tôi.
Nó trở thành một thói quen, một nghi thức thuần tuý.
Tôi lên ăn một vật thánh, thay vì đón một người.
Ít khi có vị khách quý nào
bị thường xuyên tiếp đón lạnh nhạt như thế!
Rốt cuộc chẳng có cuộc gặp gỡ nào xảy ra,
nên tôi vẫn cứ là tôi như trước.
Hãy dự lễ như người đi dự tiệc Lời Chúa, Mình Chúa.
Chỉ ai biết ăn, biết thưởng thức và nghiền ngẫm,
người ấy mới gặp được sự sống và gặp được Giêsu.
Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
Chúa đến với chúng con
dưới dạng tấm bánh bình thường.

Tấm bánh chẳng nói gì, chỉ biết lặng lẽ chờ đợi.
Tấm bánh hiện diện là để phục vụ cho con người.
Tấm bánh quá đỗi mong manh, nhỏ bé,
có thể bị ẩm mốc làm hư hoại,
và tan rất mau sau khi được nhận lãnh.

Lạy Chúa Giêsu, có cái gì tương tự
giữa phận làm người và phận làm bánh của Chúa.
Xin cho chúng con biết cách
đến với con người hôm nay:
đơn sơ, khiêm hạ,
không chút vinh quang hay quyền lực.

Nhờ ăn tấm bánh của Chúa,
chúng con cũng trở nên tấm bánh ngon,
được bẻ ra để đáp ứng khẩu vị của nhiều người.

Ước gì chúng con dám rước Chúa
đi vào mọi vùng mờ tối của lòng mình,
để sự hiện diện của Chúa trong con được lớn lên.

Và ước gì chúng con trở thành
những Nhà tạm di động,
đem Chúa đến cho đồng bào
và quê hương chúng con. Amen.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

"Thịt Ta thật là của ăn, và Máu Ta thật là của uống".

Thịt Ta là của ăn – ĐTGM. Ngô Quang Kiệt.

Nói đến máu thịt là nói đến những gì thâm sâu nhất trong con người. Thâm sâu vì máu thịt chính là sự sống. Thâm sâu vì máu huyết thuộc hệ di truyền. Ta thường nói: máu huyết của cha, thịt xương của mẹ. Yếu tố “gen” là thứ sâu xa trong bản tính con người. Là lực lượng âm thầm điều hướng định mệnh con người. Như thế máu thịt không những làm thành con người thể lý bên ngoài mà còn làm thành con người ở chiều sâu tâm sinh lý nữa.
Máu thịt là thứ thiết thân nhất trong con người. Thiết thân vì nó gắn bó chặt chẽ với bản thân ta, gắn bó với sự sống của ta. Lấy nó ra khỏi con người thì đau đớn lắm. Thiết thân vì ta yêu mến nó. Yêu máu thịt của mình cũng như yêu mạng sống mình là một điều hết sức tự nhiên.
Hôm nay khi nói ban Máu Thịt cho chúng ta, Chúa Giêsu ban cho ta những gì thâm sâu nhất trong bản thân Người. Người không chỉ ban Máu Thịt mà còn ban cho ta cốt lõi của bản tính Thiên Chúa. Thánh Gioan Tông đồ định nghĩa: “Thiên Chúa là tình yêu”. Khi ban cho ta Máu Thịt, Chúa Giêsu ban cho ta chính tình yêu của Người.
Khi ban Máu Thịt cho ta, Chúa Giêsu phải chịu đau đớn.Mạng sống là quý nhất. Nhưng Người yêu ta còn hơn yêu mạng sống của mình. Vì thế, Người hiến mạng sống cho ta như lời Người nói: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình”. Mạng sống là thiết thân. Nhưng đối với Người, ta còn thiết thân với Người hơn cả mạng sống của Người nữa. Người chịu tiêu hủy mình đi để trở nên thiết thân với ta. Khi hiến mình làm lương thực, Người chấp nhận chịu nghiền tán, chịu đớn đau để trở thành thịt máu của ta, để trở thành thiết thân với ta, đến nỗi ta không thể tách Người ra khỏi ta được nữa. Thật là một tình yêu lạ lùng. Thật là một sáng kiến tuyệt vời.
Khi ban Mình Máu Thánh cho ta, Chúa Giêsu mong ước ta sống kết hiệp mật thiết với Người. Khi chịu lấy Mình máu Thánh Chúa thì Chúa ở trong ta và ta được ở trong Chúa. Đây là một biến đổi sâu xa. Chúa Giêsu đã làm người để ở với ta, làm tấm bánh để ở lại trong ta. Chúa mong ước ta ở lại trong Chúa. Vì thế khi rước lễ, ta phải biến đổi đời sống cho xứng đáng và phù hợp với Chúa. Ở trong Chúa không phải là ở trong không gian vật lý nhưng ở trong không gian thiêng liêng, trong ảnh hưởng của Chúa, trong tình yêu của Chúa, trong lề luật của Chúa, trong tinh thần của Chúa. Như thế ở trong Chúa có nghĩa là sống như Chúa, suy nghĩ như Chúa, hành động như Chúa, yêu thương như Chúa.
Khi mời gọi ta đến kết hiệp với Người, Chúa mong muốn cho ta được sống. Chúa chính là nguồn mạch sự sống. Ở trong Người là ở trong sự sống. Kết hiệp với Người là kết hiệp với sự sống. Sống nhờ Người là hít thở sự sống của Người, hấp thu sự sống của Người. Người là sự sống vĩnh cửu, sự sống sung mãn, sự sống hạnh phúc. Được sống bằng sự sống của Người ta sẽ được sự sống dồi dào, hạnh phúc không bao giờ tàn phai.
Lạy Chúa, xin cho con hiểu biết, yêu mến và sống bí tích Thánh Thể trong cuộc đời con. Amen.
GỢI Ý CHIA SẺ
1) Bạn hiểu thịt máu có ý nghĩa gì?
2) Chúa ban Thịt Máu Chúa cho ta. Điều này có ý nghĩa gì?
3) Thế nào là ở trong Chúa? Muốn ở trong Chúa bạn phải làm gì?
4) Thế nào là sống nhờ Chúa? Muốn sống nhờ Chúa bạn phải làm gì?
X
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng 8

19 THÁNG TÁM

Tiến Tới Một Thế Giới Có Tính Người Hơn

Công Đồng Vatican II đã nhấn mạnh rất rõ ràng ý nghĩa đạo đức của sự phát triển và tiến bộ của con người trong thế giới này. Công Đồng cho thấy lý tưởng đạo đức của một thế giới có tính người hơn gắn chặt với giáo huấn của Tin Mừng như thế nào.

Trong khi phân biệt rõ ràng giữa sự phát triển của thế giới và lịch sử cứu độ, các Nghị Phụ Công Đồng khảo sát mối tương quan giữa hai lãnh vực ấy: “Tuy phải phân biệt rõ rệt những tiến bộ trần thế với sự bành trướng Vương Quyền của Chúa Kitô, nhưng những tiến bộ này trở thành quan trọng đối với Nước Thiên Chúa tùy theo mức độ chúng có thể góp phần vào việc tổ chức xã hội loài người cho tốt đẹp hơn. Thực vậy, sau khi đã theo mệnh lệnh Chúa và nhờ Chúa Thánh Thần phổ biến trên trái đất các giá trị về nhân phẩm, về hiệp thông huynh đệ và tự do, nghĩa là mọi thành quả tốt đẹp do bản tính và hoạt động con người đem lại, chúng ta sẽ gặp lại chúng, nhưng là gặp lại sau khi chúng được thanh tẩy khỏi mọi tì ố, được chiếu sáng và biến đổi, nghĩa là khi Chúa Kitô giao hoàn lại Chúa Cha vương quốc vĩnh cửu và đại đồng: “Vương Quốc của chân lý và sự sống, vương quốc thánh thiện và diễm phúc, vương quốc công bình, yêu thương và bình an”. Vương quốc ấy đã hiện diện cách mầu nhiệm ở trần gian này và sẽ được kiện toàn khi Chúa đến” (MV 39).

+++++++++++++++++

Lời Chúa Trong Gia Đình

NGÀY 19-8

CHÚA NHẬT XX THƯỜNG NIÊN;

Cn 9, 1-6; Ep 5, 15-20; Ga 6, 51-58.

          “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6, 56)

          Sau khi Chúa Giêsu tuyên bố: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống”(c.51a) Đã làm cho người Do-thái lấy làm khó chịu, bởi họ tự cho là họ biết quá rõ về Ngài; nhưng không phải vì sự cứng lòng tin của họ mà Ngài làm dịu lòng họ; Chúa Giêsu còn nhấn mạnh thêm: “Bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” (c.51b), càng gây thêm thắc mắc cho người nghe. Nhưng Chúa Giêsu không dừng tại đó; mà còn nhấn mạnh: “Thật, tôi bảo thật các ông, nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình” (c.53)

          Thiên Chúa luôn muốn con người được sống, và sống đời đời trong hạnh phúc , nhưng vì qủy dữ đã ghen tị với con người, đã cám dỗ con người, gieo vào lòng con người sự nghi ngờ tình yêu của Thiên Chúa. Nên sự chết đã xâm nhập trần gian. Chúa Giêsu đến ban chính máu thịt của Ngài và Ngài mời gọi những ai muốn có sự sống nơi mình, thì phải trở thành người Ki-tô hữu để được rước Mình Máu Thánh Ngài vào trong tâm hồn mình.

Mạnh Phương

++++++++++++++++++

Gương Thánh Nhân

Ngày 19-08

Thánh GIOAN EUDÊ

Linh Mục (1601 - 1680)


Thánh Gioan Euđê là một trong số những người chấn hưng tôn giáo tại Pháp thời vua Luy XVI. Isaac Euđê, cha Ngài là nhà nông kiêm nghề giải phẫu tại thành Ri gần Argentan, đã có ý định trở thành linh mục, nhưng rồi lại bỏ ý định để lập gia đình. Mẹ Ngài là bà Mattha Corbin tưởng sẽ phải son sẻ. Nhưng rồi sau nhờ cầu nguyện, họ sinh được Gioan với bốn em gái và hai em trai nữa.

Gioan có tính nóng nảy, nhưng hiến mình cho Đức Trinh Nữ Maria, Ngài quyết sửa mình bằng cách ngày càng mến Mẹ hơn. Hồi 9 tuổi, có lần Ngài bị một thằng bạn vả mặt, nhớ lời Chúa Ngài đưa má kia ra: còn má này nữa, nếu muốn anh cứ vả tiếp đi. Thằng bạn ngượng ngùng và sau này đã kể lại sự kiện đó với niềm thán phục sâu xa.

15 tuổi Gioan theo học các cha dòng Tên tại Caen. Từ trong huyết quản Gioan đoan hứa dâng mình cho mẹ Thiên Chúa. Nhưng khi trở về nhà, cha mẹ nói với Ngài về việc hôn nhân. Ngài bày tỏ ước vọng với cha mẹ và phải khó khăn lắm mới được cha mẹ ưng thuận. Ngài nhập dòng giảng thuyết và năm 1625 thụ phong linh mục.

Sau ngày thụ phong, Gioan phục vụ giáo xứ ở Aubervilliers. Hai năm sau, một cơn dịch xảy tới tàn phá giáo phận Sees. Các bệnh nhân bị những người khác bỏ mặc và trốn chạy. Gioan chỉ muốn bay tới để giúp đỡ họ. Trong suốt hai tháng trời, Ngài hết mình phục vụ. Khi cơn dịch hạ giảm, Ngài thực hiện sứ vụ tại Caen. Nhưng cơn dịch chưa dứt mà chỉ dời chỗ. Lần này cơn dịch tràn tới Caen. Gioan lại tận tâm quên mình phục vụ. Không có gì làm cho Ngài sợ hãi cả. Nhưng dân chúng lại sợ Ngài truyền bệnh. Bởi đó Ngài bị giam mình trong một cái thùng để ở ngoài đồng ruộng, khiến lúc đó cánh đồng được gọi là "cánh đồng của thánh nhân". Các nữ tu thương hại Ngài ngày ngày mang của ăn đến cho Ngài. Ngài trở về dòng hiến mình phục vụ hai tu sĩ và bề trên sắp chết vì bệnh dịch. Cuối cùng, cơn dịch tan biến, nhưng Gioan lên cơn sốt, dân chúng khẩn cầu tha thiết cho Ngài được chữa lành và niềm vui thật lớn lao khi người "Samaritanô nhân hậu" tái xuất hiện.

Bây giờ bắt đầu công trình rao giảng và truyền giáo của Ngài. Ngài chống lại lạc thuyết Calvinô, những kinh hoàng của cuộc nội chiến, sự dốt nát của hàng giáo sĩ, những tật xấu của các tín hữu. Chúng ta có thể đo lường hoạt động của một vị thánh như thế nào: 15 ngàn người chen lấn nghe thánh nhân giảng, các tội nhân sám hối và để được xưng tội, họ phải chờ 4 hay 5 ngày mới đến lượt. Trong khi để tiết kiệm thì giờ của họ. Ngài chỉ dùng vài miếng bánh để dưỡng sức. Các thói tục ngoại giáo biến dạng. Ở Autun, cuộc rước Trinh nữ thay thế cho những gương mù ngày Mi-Careme (thứ 5 tuần III mùa chay). Ở Meaux dân chúng mang các sách đồi trụy đến công trường để đốt bỏ.

Cha Gioan Euđê đã giảng thuyết khắp vùng Normandie Bretagne, tới tận Saint Etienne. Tại Paris, cha sở thánh thiện của Saint - Sulpice, M.Olier, đã tổ chức cho Ngài 5 kỳ giảng thuyết. Ngài danh tiếng đến nỗi có 10 giám mục hiện diện. Ở Saint Germain-Laye, vua và hoàng hậu đến ngồi vào ghế thính giả. Cha Gioan Euđê thuyết giảng lần cuối cùng tại Sain-Lô.

Suốt 40 năm, cha Gioan đi rao giảng đó đây. Nhưng việc rao giảng chỉ là một phần hoạt động của Ngài. Nhận thấy hàng giáo sĩ không được đào tạo đầy đủ, Ngài từ giã dòng giảng thuyết năm 1643, để lập hội dòng Chúa Giêsu và Đức Maria lo việc tổ chức các chủng viện. Theo lời đề nghị của Đức Hồng Y Richelieu, Ngài lập đại chủng viện ở Caen rồi sau này ở Lisieux, Rouen, Eureux và Renner. Đàng khác Ngài rất thương cảm các thiếu nữ bất hạnh hoàn lương, năm 641 Ngài đã lập dòng Chúa chiên lành để săn sóc họ.

Giữa bao nhiêu công chuyện, ước mơ lớn nhất của thánh Gioan Eusê là phổ biến lòng tôn sùng Thánh Tâm, Ngài là người khởi xướng, viết sách và các thánh thi ca tụng Thánh Tâm. Đây là nỗ lực chống lại chủ trương sai lầm của thuyết Giansêniô.

Ngày 19 tháng năm 1680, thánh Gioan Euđê từ trần, Ngài được phong chân phước năm 1925 được tôn phong hiển thánh.


*************************
19 Tháng Tám

Hãy Nhìn Lên Cao


Do cui tháng 4/1990, cao đ 620 cây s trên bin Thái Bình Dương, cánh tay dài 12 thước ca người máy t phi thuyn con thoi Discover đã đưa ng thiên văn Hubble ri xa phi thuyn đ đi vào qu đo không gian, bt đu mt cuc hành trình quan sát vũ tr được d trù kéo dài trong sut 15 năm, m đu cho mt k nguyên mi trong ngành thiên văn hc.

Do nhu cu tìm hiu vũ tr, kính thiên văn đã được ra đi cách đây khong 380 năm. Nh kính thiên văn, các nhà thiên văn hc mi có th quan sát mt cách chi tiết nhng thiên th gn trái đt và t đó đưa ra nhng đnh lý căn bn cho ngành thiên văn hc. Ngày nay, vi s tiến b ca khoa hc, đc bit là nhng máy đin toán, nhng kính thiên văn ngày càng được ci tiến v k thut cũng như kích thước đ gia tăng kh năng quan sát. Hai kính thiên văn có đường kính ln nht hin nay được đt trên đnh núi Palomar và Caucasus. Nhưng dù được ci tiến cách my đi na, khong cách quan sát và mc đ phân gii ca kính thiên văn đt trên mt đt vn còn b gii hn, vì ánh sáng t các thiên th trước khi đến mt đt đã b ngăn cn và tn x nhiu bi lp khí quyn bao quanh trái đt.

Ý tưởng v kính thiên văn đt ngoài không gian đã được đ cp đến năm 1923, nhưng mãi đến năm 1981, ý tưởng này mi được thc hin vi mt kinh phí khng l là 1 t rưỡi M kim. Kính thiên văn đt ngoài không gian trái đt này mang tên khoa hc gia Hoa Kỳ Edwin Hubble, mt trong nhng tài năng li lc nht trong ngành thiên văn hc.

S ra đi ca kính thiên văn Hubble có th so sánh vi s ra đi ca kính thiên văn đu tiên ca Galilêô vào năm 1609: đây là bước tiến quan trng trong ngành thiên văn hc, nó giúp con người tiến đến gn chân lý hơn trên con đường tìm hiu vũ tr.

Càng lên cao, con người mi nhìn xa thy rng. Càng ra khi mt đt, càng lên cao trên không gian, nhãn gii ca chúng ta càng m rng. Cũng ging như ng kính thiên văn Hubble, người Kitô hu cũng được trang b bng cái nhìn t trên cao. Nh cái nhìn y, chúng ta nhìn thy được ý nghĩa ca cuc sng, chúng ta biết được đâu là ngun gc và cùng đích ca chúng ta. Nh cái nhìn y, chúng ta có th nhìn thy du vết ca mt tình yêu luôn hin din và tác đng trong lch s nhân loi và ca tng người.

Khi Chúa Giêsu loan báo v cuc t nn ca Ngài, Phêrô kéo Ngài li và can gián Ngài. Chúa Giêsu đã qu trách ông: "Hãy lui ra đng sau ta hi Satan. Ngươi là c vp phm cho Ta, bi vì cái nhìn ca ngươi không phi là cái nhìn ca Thiên Chúa, mà là ca loài người".

Lm lúc chúng ta cũng khước t cái nhìn trên cao ca Thiên Chúa đ ch nhìn vào cái biến c bng cái nhìn trn tc ca chúng ta. Vi cái nhìn trn tc, chúng ta ch thy màu đen ca tht bi, chết chóc, tht vng, bun thm. Nhưng vi cái nhìn ca Chúa, s yếu đui s tr thành sc mnh, mt mát s tr thành li lc, kh di s tr thành khôn ngoan. Trong cái nhìn ca Chúa, chúng ta s ch thy ánh sáng, hy vng, tin tưởng, lc quan.

Thánh Phaolô đã khuyên chúng ta: "Hãy yêu thích nhng s trên tri". Hãy mc ly cái nhìn t trên cao. Hãy luôn sng và hành đng bng nhng tâm tình ca chính Chúa Giêsu.

(L Sng)

++++++++++++++++++
Ngày 19

CHÚA NHẬT XX MÙA THƯỜNG NIÊN
Thánh Gioan Euđê, linh mục


Chúa Nhật giữa mùa hè này, chúng ta hướng về Chúa Giêsu Thánh Thể, là Bánh Trường Sinh và là Đức Khôn Ngoan của Thiên Chúa. Bài đọc thứ nhất mô tả buổi tiệc trong đó Đức Khôn Ngoan của Thiên Chúa đang dọn cho loài người thức ăn là Bánh Lời Chúa và thức uống là Rượu Thần Khí. Trong niềm say mê đơn sơ và vui vẻ Thần Khí ấy, Thánh Phaolô mời gọi chúng ta mở lòng để toàn thể cuộc đời ta hát mừng Thiên Chúa. Bài Tin Mừng nói lên trọn vẹn ý nghĩa lời Thiên Chúa mời gọi: Đấng Tác Thành và Cứu Chuộc muôn loài đã muốn biến bánh và rượu thành dấu chỉ của sự sống mà Ngài trao ban và giao ước vĩnh cửu với nhân loại.
 
Thánh Thể đúng là men phục sinh cho những ai tin vào Đức Kitô Phục Sinh. Qua Thánh Thể, Ngài cư ngụ trong chúng ta với tình yêu của vị Hôn Phu, đến nỗi tặng ban hết cả Thân Mình và Bửu Huyết, và Ngài báo trước, ngay ngày hôm nay, việc chúng ta sẽ được đời đời kết hiệp với Thiên Chúa Ba Ngôi...
 
Lạy Chúa, vì hồng ân Phép Thánh Thể, chúng con thờ lạy và chúc tụng Chúa!
Hyacinthe Lambert
19-8

Thánh Gioan Eudes

(1601-1680)
T
hánh Gioan Eudes sinh ở Normandy, nước Pháp năm 1601. Ngài là con trai trưởng của một gia đình sống về nghề nông. Ngay khi còn nhỏ, ngài đã noi gương Chúa Giêsu trong cách đối xử với gia đình, bạn hữu và láng giềng. Khi lên chín, Gioan bị một đứa hàng xóm tát vào mặt. Thật tức giận, cậu định trả đũa, nhưng Gioan nhớ lời Chúa trong Phúc Âm: "hãy đưa má bên kia," và cậu đã làm như vậy.
Cha mẹ của Gioan muốn ngài kết hôn lập gia đình. Nhưng Gioan từ tốn và cương quyết thuyết phục cha mẹ rằng ngài có ơn gọi đi tu. Ngài gia nhập cộng đoàn Oratory và học làm linh mục. Sau khi là linh mục, một trận dịch hạch lớn càn quét Normandy khiến nhiều người chết và đau khổ. Cha Gioan tình nguyện giúp đỡ người đau yếu, chăm sóc thể xác cũng như linh hồn của họ. Sau này, ngài trở thành nhà thuyết giảng nổi tiếng trong các tuần đại phúc giáo xứ. Thật vậy, suốt cuộc đời, tổng cộng ngài đã thực hiện 110 cuộc giảng phòng. Cha Gioan cũng góp phần quan trọng trong việc thành lập các dòng tu: các nữ tu của Ðức Bà Bác Ái và nữ tu Chúa Chiên Lành. Cha Gioan cũng thành lập Tu Hội của Ðức Giêsu và Ðức Maria dành cho nam giới. Tu hội này chuyên huấn luyện các linh mục tương lai cho giáo xứ.
Khi thi hành công việc giảng tuần đại phúc, Cha Gioan thấy lúng túng về điều kiện đáng buồn của những cô gái điếm đang tìm cách hoàn lương. Các trung tâm tạm trú được thành lập nhưng việc điều hành không được êm xuôi. Bà Madeleine Lamy, người chăm sóc các phụ nữ, có lần nói với Cha Gioan: "Bây giờ cha đi đâu? Con đoán là cha đến nhà thờ để chiêm ngắm các tượng ảnh và nghĩ rằng mình đạo đức. Tất cả những gì cần nơi cha là một căn nhà tươm tất cho những tạo vật đáng thương này." Lời nói này, và tiếng cười của những người hiện diện, đã đánh động Cha Gioan một cách sâu đậm. Kết quả là một tu hội mới được thành lập, mang tên các Nữ Tu Bác Ái của Nơi Ẩn Náu.
Cha Gioan Eudes rất yêu mến Thánh Tâm Chúa Giêsu và Thánh Tâm Ðức Maria. Ngài viết sách về sự sùng kính này. Trong một cuộc giảng phòng ngoài trời lạnh, Cha Gioan bị lâm bệnh nặng mà không bao giờ bình phục. Ngài từ trần năm 1680. Ðến năm 1908, ngài được Thánh Giáo Hoàng Piô X phong chân phước, và đến năm 1925, ngài được Ðức Giáo Hoàng Piô XI phong thánh.

Lời Bàn

Thánh thiện là mở lòng cho tình yêu của Thiên Chúa. Nó được tỏ lộ dưới nhiều phương cách, nhưng tất cả đều có một đặc tính chung: lưu tâm đến nhu cầu của người khác. Trong trường hợp của Thánh Gioan, những người có nhu cầu là các bệnh nhân dịch hạch, các giáo dân, những chủng sinh, các cô gái điếm và mọi Kitô Hữu được mời gọi để noi gương bác ái của Chúa Giêsu và mẹ Người.

Lời Trích

"Lòng mong ước của chúng ta, mục đích của chúng ta, sự lưu tâm chính yếu của chúng ta phải là trở nên giống Chúa Giêsu, để thần khí của Người, sự tận tụy của Người, lòng yêu mến của Người, sự khao khát của Người và ý định của Người sống và ngự trị ở đó. Mọi luyện tập nhân đức phải hướng về cùng đích này. Ðó là công việc mà Thiên Chúa trao cho chúng ta để thi hành một cách không ngừng" (Thánh Gioan Eudes, Ðời Sống và sự Ngự Trị của Chúa Giêsu trong Linh Hồn Người Tín Hữu)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét