18/07/2015
Thứ Bảy sau Chúa Nhật
15 Quanh Năm
Bài
Ðọc I: (Năm I) Xh 12, 37-42
"Ðêm
đó, Chúa dẫn dắt Israel ra khỏi đất Ai-cập".
Trích
sách Xuất Hành.
Trong
những ngày ấy, con cái Israel đi từ Ramessê tới So-coth, số đàn ông đi bộ,
không kể con nít, chừng sáu trăm ngàn. Và cũng có vô số dân tứ chiến cùng đi với
họ, và vô số chiên bò và súc vật. Họ làm bánh không men bằng bột mang theo từ
Ai-cập, vì lúc ra đi họ bị thối thúc rời Ai-cập, không kịp nhào men và cũng
không kịp chuẩn bị lương thực.
Thời
gian con cái Israel cư ngụ ở Ai-cập là bốn trăm ba chục năm. Thời kỳ đó đã mãn
vào ngày toàn thể đạo binh của Chúa đi ra khỏi đất Ai-cập. Ðêm đó là đêm phải
giữ để kính nhớ Chúa đã dẫn đưa họ ra khỏi đất Ai-cập. Qua các thế hệ, mọi con
cái Israel phải giữ đêm ấy.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 135, 1 và 23-24. 10-12. 13-15
Ðáp: Bởi đức từ bi
Người muôn thuở.
Xướng:
1) Hãy ca ngợi Chúa, bởi Người hảo tâm, bởi đức từ bi Người muôn thuở. Người đã
nhớ chúng tôi, khi chúng tôi bị nhục nhằn, bởi đức từ bi Người muôn thuở. Và
Người đã cứu chúng tôi thoát khỏi địch nhân, bởi đức từ bi Người muôn thuở. -
Ðáp.
2)
Người sát phạt người Ai-cập, giết con đầu lòng của họ, bởi đức từ bi Người muôn
thuở. Và Người đã đưa Israel ra khỏi giang san họ, bởi đức từ bi Người muôn thuở.
Do tay dũng lực và thẳng cánh tay giơ, bởi đức từ bi Người muôn thuở. - Ðáp.
3)
Người đã chia đôi Biển Ðỏ ra, bởi đức từ bi Người muôn thuở. Và đưa Israel qua
giữa trung tâm, bởi đức từ bi Người muôn thuở. Người đã gìm Pharaon và binh mã
xuống Biển Hồng, bởi đức từ bi Người muôn thuở. - Ðáp.
Alleluia:
Tv 144, 13cd
Alleluia,
alleluia! - Chúa trung thành trong mọi lời Chúa phán, và thánh thiện trong mọi
việc Chúa làm. - Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 12, 14-21
"Người
cấm họ đừng cho ai biết Người, để ứng nghiệm lời đã phán".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, các người biệt phái đi ra ngoài, bàn mưu kế chống lại Chúa Giêsu để hãm hại
Người. Biết thế, Chúa Giêsu rời bỏ nơi ấy. Có nhiều kẻ đi theo Người, và ai có
bệnh, đều được Người chữa lành. Người cấm họ đừng cho ai biết Người, để ứng
nghiệm lời tiên tri Isaia đã chép rằng:
"Này
là tôi tớ Ta đã chọn, là người Ta rất yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng. Ta sẽ cho
Thần trí ngự trên Người. Người sẽ rao giảng sự công chính cho dân ngoại. Người
không cãi cọ hay dức lác, và không ai nghe tiếng Người ngoài đường phố. Người
không bẻ gãy cây sậy đã giập, không dập tắt tim đèn còn khói, cho đến lúc Người
khiến sự công minh được toàn thắng. Dân ngoại sẽ hy vọng vào danh Người".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Người
Tôi Trung Hiền Lành
Chúa
Giêsu biết rõ những người Biệt Phái ghen ghép và mưu hại Ngài, Ngài đã kín đáo
rời khỏi miền Galilê để tiếp tục sứ mệnh của Ngài tại nhiều nơi khác, Ngài còn
cấm những kẻ theo Ngài không được tiết lộ cho thiên hạ biết Ngài là ai. Thánh
Mátthêu đã nhận ra trong sự kiện này lời tiên tri Isaia đã ứng nghiệm, như được
ghi lại trong Tin Mừng hôm nay.
Ðấng
Thiên Sai là Con Thiên Chúa. Thần Khí Thiên Chúa luôn ngự trên Ngài, nhưng theo
lời tiên tri Isaia, khi Ngài xuất hiện thì đây là dấu để nhận ra Ngài; một con
người hiền lành và khiêm nhường thật trong lòng, Ngài không cãi vả, không la lối,
Ngài không bẻ gẫy cây sậy đã dập, không dập tắt tim đèn còn khói. Ðó chính là
lòng nhân từ kiên nhẫn, xót thương của Chúa. Nhưng Ngài hiền lành không phải để
buông xuôi, mà là để thâm nhập tâm hồn con người, cho đến lúc sự công chính được
toàn thắng và muôn dân nước đều hy vọng vào Ngài.
Thật
ra, trong suốt cuộc sống tại thế và cho đến hôm nay, Chúa Giêsu vẫn kiên nhẫn
chờ đợi với hy vọng mọi người trở về với Ngài để được cứu thoát. Chẳng hạn với
người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, một thứ tội phải bị ném đá,
Chúa Giêsu chỉ nói: "Tôi cũng không kết án chị, chị hãy về đi và từ nay đừng
phạm tội nữa". Ngài luôn quả quyết: "Tôi đến để kêu gọi người tội lỗi
ăn năn trở lại", và thực tế, Ngài đã chữa lành những kẻ bị coi là tội lỗi
và bị xã hội ruồng bỏ.
Lời
Chúa hôm nay một lần nữa cho thấy ơn cứu rỗi ở tầm tay chúng ta: được cứu rỗi
hay không là do chúng ta, vì Chúa vẫn kiên nhẫn và ban ơn đầy đủ, chỉ cần chúng
ta thành tâm trở về với Ngài. Người trộm lành chỉ trong giây phút hướng tâm hồn
về Chúa và tin tưởng nơi Ngài, đã được Chúa hứa cho ở trên Thiên Ðàng với Chúa
ngay hôm đó. Còn Giuđa đã thất vọng đến chỗ tự vẫn, thì đó là dấu chưa hiểu lòng
Chúa thương yêu bao la đến mức nào.
Xin
Chúa cho chúng ta thấu hiểu lòng Chúa luôn yêu thương kiên nhẫn chờ đợi chúng
ta. Xin cho chúng ta hết lòng trở về với Chúa để được ơn cứu độ.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Bảy Tuần 15 TN1, Năm lẻ
Bài đọc: Exo 12:37-42; Mt
12:14-21.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Thiên Chúa luôn bảo
vệ sự sống.
Một
trong những đối nghịch nữa xảy ra khi so sánh giữa Thiên Chúa và con người:
Trong khi Thiên Chúa luôn tìm mọi cách để bảo vệ sự sống và chữa lành qua các
việc: tạo dựng, quan phòng, dạy dỗ, và chuộc tội cho con người... thì con người
lại khinh thường và luôn tìm cách tiêu diệt sự sống qua: chiến tranh, phá thai,
án tử hình, các hình thức trợ tử, và hủy hoại môi sinh ...
Các
Bài Đọc hôm nay dẫn chứng sự kiện Thiên Chúa luôn bảo vệ sự sống. Trong Bài Đọc
I, Sách Xuất Hành tường thuật cuộc di cư vĩ đại của con cái Israel ra khỏi đất
Ai-cập dưới bàn tay uy quyền của Thiên Chúa. Ngài không muốn họ phải sống kiếp
nô lệ khổ cực và bị tiêu diệt dưới bàn tay khát máu của người Ai-cập, nên đã có
kế hoạch đưa họ ra khỏi đó và tiến vào miền Đất Hứa. Trong Phúc Âm, thánh
Matthew nêu bật hai thái độ tương phản: Trong khi các kinh-sư tìm cách tiêu diệt
Đấng bảo vệ sự sống, thì Chúa Giêsu, Người Tôi Trung được tuyển chọn của Thiên
Chúa, lại đi khắp nơi chữa lành và bảo vệ sự sống đến độ: "Cây lau bị giập,
Người không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi."
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Đó là đêm Đức Chúa canh thức để đưa họ ra khỏi đất Ai-cập.
1.1/
Cuộc xuất hành vĩ đại của Israel ra khỏi Ai-cập: Trình thuật kể: "Con cái
Israel nhổ trại rời Ramses đi Succoth, có khoảng sáu trăm ngàn bộ hành, chỉ kể
đàn ông không kể trẻ con.
Cả
một đám đông hỗn tạp cùng lên với họ, mang theo chiên cừu, bò dê, họp thành một
đàn súc vật đông đảo."
Đây
là một đám đông rất lớn và hỗn tạp: nếu bao gồm đàn bà và trẻ thơ, con số phải
lên đến trên một triệu người; đấy là chưa kể súc vật và đồ đạc họ mang theo.
Đưa một đám đông hỗn tạp như thế vượt Biển Đỏ bằng chân, từ Ramses đến Succoth
là điều không thể đối với con người; nhưng là điều có thể đối với Thiên Chúa.
1.2/
Đêm đó thuộc về Đức Chúa: ''Thời gian con cái Israel ở Ai-cập là bốn trăm ba mươi năm. Vào
đúng ngày chấm dứt 430 năm đó, toàn thể các đạo binh của Đức Chúa đã ra khỏi đất
Ai-cập. Đó là đêm Đức Chúa canh thức để đưa họ ra khỏi đất Ai-cập; đêm đó thuộc
về Đức Chúa, đêm canh thức của toàn thể con cái Israel, qua mọi thế hệ." Từ
đó đến nay, dân tộc Israel luôn nhớ ngày giải phóng này, và họ mừng Lễ Vượt Qua
trọng thể mỗi năm, như ta cử hành ngày Thứ Năm Tuần Thánh để kỷ niệm Bữa Tiệc
Ly của Chúa Giêsu vậy.
2/
Phúc Âm:
Cây lau bị giập, Người không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi.
2.1/
Hai thái độ tương phản: Trình
thuật của Matthew hôm nay tiếp tục hai biến cố mà các kinh sư tranh luận với
Chúa Giêsu về việc giữ ngày Sabbath: các môn đệ bứt lúa ăn và Chúa chữa lành
người có cánh tay bị khô bại trong hội đường. Hai thái độ được ghi nhận bởi
Matthew:
(1)
Thái độ muốn tiêu diệt sự sống của các kinh-sư: "Ra khỏi đó, nhóm
Pharisees bàn bạc để tìm cách giết Đức Giêsu." Có nhiều lý do để các
kinh-sư muốn giết Chúa:
-
Họ bị mất mặt với dân chúng: Từ trước tới nay, ít có ai dám cãi lời họ; thế mà
một người mà họ coi là vô danh, dám làm mất thể diện của họ ngay trong hội đường.
Điều này làm họ ghen tị và tức giận để tìm cách tiêu diệt Chúa.
-
Họ muốn tiêu diệt Đức Giêsu để bảo vệ quyền lợi: Khi họ thấy dân chúng đến với
Chúa để được nghe những lời dạy dỗ và để được chữa lành, họ cảm thấy bị tổn
thương danh dự và mất quyền lợi. Trong Tin Mừng Gioan, họ nói với nhau: Xem
kìa, tất cả dân chúng đã đi theo ông ấy.
-
Họ bị tố cáo lạm dụng Lề Luật để mưu cầu lợi nhuận và tiêu diệt: Là những người
thông luật và có thế giá trong xã hội, họ có thể tìm kẽ hở và phiên dịch Lề Luật
theo cách thức họ muốn; nhưng Chúa Giêsu đã vạch trần những âm mưu đen tối của
họ khiến dân chúng không còn tin tưởng nơi họ nữa.
(2)
Thái độ luôn bảo vệ sự sống của Đức Kitô: "Biết vậy, Đức Giêsu lánh khỏi
nơi đó. Dân chúng theo Người đông đảo và Người chữa lành hết. Người còn cấm họ
không được tiết lộ Người là ai."
Chúng
ta có thể nhận ra sự vô cùng nghịch lý ở đây: trong khi Đấng tạo thành sự sống
đang vất vả lang thang đó đây để chữa lành và bảo vệ sự sống cho tất cả, thì
nhóm kinh sư lại ích kỷ hội họp để tìm cách tiêu diệt Đấng ban sự sống và chữa
lành! Lợi nhuận vật chất có sức mạnh làm con người mù quáng đến độ không còn
nhìn ra sự thánh thiêng của sự sống!
Vì
sự sống đáng quí trọng, nên có những lúc con người phải lánh khỏi những người
muốn tiêu diệt sự sống; chứ không phải lúc nào cũng phải ra mặt để đương đầu với
những con người khát máu. Chúa Giêsu lánh mặt không phải vì Ngài sợ họ; nhưng
có nhiều sứ vụ Ngài cần phải thi hành trước khi từ giã cuộc đời về với Chúa
Cha. Khi giờ đã tới, Chúa Giêsu sẽ can đảm đổ máu và làm chứng cho sự thật.
Chúa
Giêsu cấm không cho họ tiết lộ tông tích để Ngài có thể đi lại dễ dàng và thi
hành sứ vụ của Ngài. Rao truyền sự hiện diện và quyền năng của Người chỉ làm lợi
cho những người quấy phá.
2.2/
Người Tôi Trung của Yahveh: Matthew nhìn sứ vụ của Chúa Giêsu như ứng nghiệm sứ vụ của Người
Tôi Trung mà ngôn sứ Isaiah đã nói trong Bài Ca Thứ Nhất: "Đây là người
Tôi Trung Ta đã tuyển chọn, đây là người Ta yêu dấu: Ta hài lòng về Người. Ta
cho Thần Khí Ta ngự trên Người. Người sẽ loan báo công lý trước muôn dân. Người
sẽ không cãi vã, không kêu to, chẳng ai nghe thấy Người lên tiếng giữa phố phường.
Cây lau bị giập, Người không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi, cho
đến khi Người đưa công lý đến toàn thắng, và muôn dân đặt niềm hy vọng nơi danh
Người" (Isa 42:1-4). Những điểm quan trọng về Người Tôi Trung được hiện thực
nơi Đức Kitô:
-
Chúa Giêsu được Thiên Chúa tuyển chọn, yêu dấu, và hài lòng. Trong biến cố chịu
Phép Rửa của Chúa Giêsu tại sông Jordan, tiếng của Chúa Cha từ trời làm chứng
cho Chúa Giêsu: "Đây là Con Ta yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng" (Mt
3:17).
-
Sứ vụ của Chúa Giêsu là loan báo công lý trước mặt muôn dân. Con người được
công chính hóa nhờ niềm tin vào Ngài. Chúa Giêsu sẽ đưa công lý đến chỗ toàn thắng,
và muôn dân sẽ đặt niềm hy vọng nơi danh Người.
-
Cách thi hành sứ vụ của Chúa Giêsu: Khác với cách thế của các kinh-sư, những
người luôn quan tâm đến danh dự, uy quyền, địa vị, và lợi lộc vật chất; Chúa
Giêsu không cãi vã, không kêu to, chẳng ai nghe thấy Người lên tiếng giữa phố
phường. Khác với sự mong đợi của dân Do-thái một Đấng Thiên Sai uy quyền để giải
phóng dân khỏi quyền lực của ngoại bang; Chúa Giêsu dùng con đường đau khổ để
giải phóng con người khỏi tội lỗi và sự chết.
-
Châm ngôn của cuộc sống: Khác với con người muốn dùng uy quyền và sức mạnh để
tiêu diệt sự sống, Chúa Giêsu dùng tình thương để chữa lành và chinh phục: Cây
lau bị giập, Người không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Thiên Chúa là Đấng tạo thành và bảo vệ sự sống; chúng ta được Thiên Chúa trao
cho sự sống để bảo vệ mà thôi.
-
Chúng ta phải biết quí trọng, nuôi dưỡng, và bảo vệ sự sống của chúng ta và của
muôn loài. Chúng ta không có quyền tiêu diệt sự sống con người dưới bất kỳ hình
thức nào.
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.
18/07/15 THỨ BẢY TUẦN
15 TN
Mt 12,14-21
Mt 12,14-21
Suy niệm: Cha
Bernard Haring, trong quyển Giáo Hội Cần Loại Linh Mục Nào?(Priesthood Imperiled…),
đã trình bày rất hay về phép rửa của Đức Giê-su như một định hướng cho toàn bộ
sứ vụ của người. Bốn “Bài Ca Của Người Tôi Tớ” là chương trình sống và hoạt động của Đức
Giê-su, Đấng trở thành “một người trong chúng ta.” Người xoá mình, chìm khuất
giữa người ta, không ồn ào, không cố gây ấn tượng, nên người ta không dễ gì
nhận ra người. Chính nhờ xoá mình và nên “một trong chúng ta”
như vậy, người đã có thể đồng hành, đồng cảm, chia sẻ và cứu chữa chúng ta là
những ‘cây
lau bị giập’, những ‘tim đèn leo lét’. Chính trong cung cách sứ
mạng đó, Đức Giê-su được thấy rõ là Người Tôi Trung, người được Thiên Chúa yêu dấu.
Mời Bạn sống
đời môn đệ theo cung cách Thầy Giê-su: loan báo Nước Thiên Chúa trong âm thầm
khiêm tốn, cùng sống, đồng hành, chia sẻ với anh chị em mình. Nhiệt tâm loan
báo công lý của Thiên Chúa và đưa công lý đó đến toàn thắng; nhưng không vênh
vang, không hống hách trịch thượng, mà với một thái độ đơn sơ khiêm nhường.
Chia sẻ: Tôi
phải sống thế nào để xứng đáng là môn đệ của Đức Giê-su, Người Tôi Trung, Con
Yêu Dấu của Chúa Cha?
Sống Lời Chúa: Học
với Đức Giê-su cung cách sống khiêm nhu, điềm đạm, ôn hoà, nhẫn nại trong mọi
hoàn cảnh, quan tâm phục vụ anh chị em mình và gieo vào lòng họ niềm vui và hy
vọng.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin giúp chúng con biết sống đơn sơ, khiêm tốn để
loan báo Tin Mừng bằng việc làm phục vụ anh chị em. Amen.
Hài lòng về Người
Đức Giêsu đã loan báo Tin Mừng như một lời mời gọi.
Ngài không dùng quyền năng Cha ban để đe dọa hay làm hại ai, nhưng để phục vụ mọi
người trong âm thầm và khiêm hạ.
Suy niệm:
Chúng ta đã từng thấy một
Đức Giêsu đầy uy quyền
trong Bài Giảng trên núi và
trong các phép lạ (Mt 6-9).
Bài Tin Mừng hôm nay cho
thấy một Đức Giêsu ở vào thế yếu.
Khi biết nhóm Pharisêu tìm
cách giết mình thì Ngài lánh đi (c. 15).
Ngài đã lánh đi nhiều lần
khi gặp chống đối và đe dọa.
Ngài lánh đi khi nghe tin
Gioan bị nộp, rồi bị giết (Mt 4, 12; 14, 13).
Đức Giêsu không đối đầu với
kẻ bách hại như Ngài đã dạy môn đệ (Mt 10, 23).
Ngài chỉ đón lấy cái chết
khi Cha muốn.
Đức Giêsu có tiếng tăm nhưng
cũng rất âm thầm.
Ngài chữa bệnh cho đám đông
theo Ngài, nhưng lại muốn giữ kín (c. 16).
Ngài không muốn những phô
trương rầm rộ, những biểu dương hoành tráng.
Đây là chọn lựa của Ngài
ngay từ đầu sứ vụ
khi Ngài từ chối không nhảy
xuống từ nóc đền thờ để người ta vỗ tay.
Và Ngài đã sống sự âm thầm
này đến cuối đời
khi Ngài không bước xuống
khỏi thập giá để được kẻ thù tin kính.
Sự phục sinh của Ngài có thể
nói cũng là chuyện âm thầm,
vì Ngài chỉ hiện ra với các
môn đệ của Ngài (1 Cr 15, 5-8).
Ngài chẳng hiện ra để đòi
mạng Philatô, Caipha, Hêrốt…
Giáo hội nhỏ bé của Ngài
cũng đã âm thầm lớn lên sau hai mươi thế kỷ.
Giáo hội này vẫn từ chối
dùng quyền lực và bạo lực để xây dựng Nước Trời.
Các Kitô hữu đầu tiên đã
thấy khuôn mặt người Tôi Trung nơi Đức Giêsu.
Đức Giêsu đã làm trọn từng
nét của người Tôi Trung này (Is 42, 1-4).
Đây là người được Thiên Chúa
yêu mến, tuyển chọn và hài lòng,
là người có Thần Khí Thiên
Chúa, để được sai đến với muôn dân.
Người Tôi Trung này sẽ loan
báo công lý trước muôn dân,
và sẽ đưa công lý đến toàn
thắng (c. 20).
Tuy nhiên việc loan báo của
người Tôi Trung này lại không ồn ào.
“Người sẽ không cãi vã,
không kêu to,
chẳng ai nghe thấy Người lên
tiếng giữa phố phường” (c. 19).
Đức Giêsu đã loan báo Tin
Mừng như một lời mời gọi.
Ngài không dùng quyền năng
Cha ban để đe dọa hay làm hại ai,
nhưng để phục vụ mọi người
trong âm thầm và khiêm hạ.
Không bẻ gẫy cây lau bị
giập, không làm tắt tim đèn leo lét (c. 20).
Nâng niu những gì còn có
chút hy vọng,
gìn giữ những sự sống mong
manh và khơi dậy những thiện chí còn ẩn giấu.
Đó là điều Đức Giêsu vẫn làm
khi đến với những người bị loại trừ,
những tội nhân và người thu
thuế.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI
đã nhắn nhủ các Đức Giám mục Việt Nam
trong buổi triều yết ngày
27-6-2009 như sau:
“Trong tinh thần đối thoại
và hợp tác tôn trọng nhau,
chỉ mong Giáo hội có thể góp
phần xứng đáng vào sinh hoạt quốc gia,
vào việc phục vụ tất cả
người dân.”
Xin cho chúng ta biết sống
phục vụ như người Tôi Trung Giêsu
để “xây dựng một xã hội công
bằng, liên đới và bình đẳng.”
Cầu nguyện:
Lạy Thầy Giêsu,
Thầy không gọi chúng con là
tôi tớ,
Thầy cũng không chỉ coi
chúng con là môn đệ.
Thầy còn coi chúng con như
bạn hữu của Thầy,
vì Thầy đã thổ lộ cho chúng
con
những điều riêng tư thầm kín
nhất
trong tương quan giữa Thầy
với Cha.
Hơn nữa, sau phục sinh,
Thầy đã gọi các môn đệ là
anh em.
Mặc nhiên Thầy tự nhận mình
là Anh Trưởng
đứng đầu một đoàn em đông
đúc.
Xin cho chúng con
luôn thi hành ý muốn của Cha
để trở nên những người em
cùng huyết nhục với Thầy.
Lạy Thầy Giêsu, Thầy đã nâng chúng con lên
làm môn đệ, làm bạn, làm anh
em của Thầy.
Còn Thầy lại hạ mình xuống
phục vụ chúng con như người
tôi tớ,
rửa chân cho chúng con như
một nô lệ
và chết thay cho chúng con
trên thập giá.
Xin cho chúng con hiểu được tấm lòng của Thầy
và sống yêu thương mọi người
như anh em. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
18
THÁNG BẢY
Tiếng
Nói Cuối Cùng Là Tiếng Nói Yêu Thương
“Ai
có thể giải thích sự tội?” – tác giả Thánh Vịnh đã thốt lên như thế (Tv19,13
theo bản La tinh). Sự quan phòng của Thiên Chúa soi rọi ánh sáng trên sự phản
nghịch bi đát của con người, để chúng ta có thể học biết tránh tội.
Con
người được tạo dựng trong tư cách là một hữu thể có lý trí và tự do trong một
thế giới mà sự tội không những có thể xảy ra mà còn được thấy như là một thực tại
ngay từ đầu. Tội lỗi là sự chống đối triệt để đối với Thiên Chúa. Nó là điều mà
Thiên Chúa dứt khoát không muốn. Tuy nhiên, Ngài vẫn cho phép nó xảy ra khi tạo
dựng con người có tự do. Ngài cho phép xảy ra sự tội – là kết quả của sự lạm dụng
tự do đã được Ngài ban cho.
Từ
thực tế không thể đảo ngược này (được chúng ta biết đến nhờ mạc khải và được
chúng ta kinh nghiệm trong thế giới đã sa ngã của chúng ta), chúng ta biết rằng
rất cần có sự tự do trong thế giới thụ tạo này, cho dù nó có thể bị lạm dụng,
hơn là chúng ta bị tước mất tự do – nhằm để khỏi có nguy cơ phạm tội. Đó là góc
nhìn thích đáng đối với sự khôn ngoan có tính quan phòng của Thiên Chúa – trong
đó Thiên Chúa nhìn thấy cứu cánh của mọi sự.
Đành
rằng Cha nhân lành của chúng ta cho phép tội xảy ra, nhưng Ngài đã nhìn thấy
trước từ đời đời con đường cứu độ bằng tình yêu của Ngài. Thật vậy, sự tự do được
ban cho con người là để con người có thể yêu thương. Người ta không thể yêu
thương nếu không có tự do đích thực. Và trong cuộc đấu tranh giữa thiện và ác,
giữa tội lỗi và ơn cứu độ, tình yêu luôn luôn là tiếng nói quyết định cuối
cùng.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
18-07 Thứ Bảy tuần 15 thường niên
Xh
12, 37-42; Mt 12, 14-21
LỜI
SUY NIỆM: “Cây lau bị giập, Người không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, chẳng nở
tắt đi, cho đến khi Người đưa công lý đến toàn thắng.” (Mt 12,20)
Chúa
Giêsu đích thực là người Tôi Trung của Thiên Chúa như trong sách của ngôn sứ
Isaia. Đồng thời Ngài cũng chính là Thiên Chúa yêu thương. Ngài thông cảm đối
những kẻ bị gãy trên đường đời và đức tin, hay là đang hoài nghi. Điều này giúp
cho chúng ta vững tin vào tình thương của Chúa, Ngài luôn chờ đợi mỗi người
trong chúng ta như: người con hoang trở về. Ngài sẽ soi sáng, nâng đỡ chúng ta
trong những lúc bị bóng đen nghi ngờ vây phủ đức tin. Để rồi Ngài sẽ cứu chúng
ta thoát khỏi tay ma quỷ và tội lỗi; để chúng ta được trở thành con cái của Nước
Trời.
Mạnh Phương
18
Tháng Bảy
Tình Yêu Mời Gọi
Vua
Friedrich Wilhelm cai trị nước Phổ vào khoảng đầu thế kỷ thứ 18. Ông nổi tiếng
là người nóng nảy khó tính. Ông không thích những nghi thức rườm rà. Ông chỉ thích
đi dạo một mình giữa các đường phố Berlin. Thích sống đơn giản, nhưng ông lại rất
nhạy cảm với bất cứ một sự xúc phạm nào của thần dân. Nếu chẳng may có người
nào chạm đến ông giữa đám đông, ông sẽ không ngần ngại dùng gậy đập túi bụi vào
người đó. Thành ra, khi thấy đức vua đang đi đến, mọi người đều tìm cách lẩn
tránh.
Lần
kia, khi ông dang đi giữa phố Berlin, một người đàn ông đang đi tới, bỗng lẩn
tránh đi nơi khác. Vừa ngạc nhiên, vừa bực tức vì dân chúng lẩn tránh mình, vua
Friedrich mới chận người đàn ông lại và hỏi lý do tại sao ông ta lẩn tránh đi
nơi khác. Người đàn ông luống cuống mãi, cuối cùng đành phải thú nhận rằng sở
dĩ ông ta lẩn tránh nhà vua là vì sợ hãi. Nghe đến đó, vua Friedrich nổi tam
bành, ông túm lấy vai người đàn ông đáng thương, vừa lắc mạnh, vừa thét lên:
"Tại sao ngươi dám sợ ta. Ta là vua của ngươi. Ngươi phải yêu mến ta.
Ngươi phải yêu mến ta, ngươi có biết điều đó không?".
Chỉ
có con người mới biết yêu bởi vì chỉ có con người mới có tự do. Không ai có thể
cưỡng bách người khác phải yêu mình... Tạo dựng con người có tự do, Thiên Chúa
vẫn luôn tôn trọng tự do ấy. Ngài không cưỡng bách con người phải yêu mến Ngài,
nhưng chỉ mời gọi và tỏ tình. Bằng công cuộc tạo dựng, bằng cuộc sống và cái chết
của Con Một Ngài, Thiên Chúa đã tỏ tình với con người... Tình yêu luôn đi bước
trước. Bước trước ấy là một lời nói, một ánh mắt, một nụ cười, một món quà, một
nghĩa cử.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét