31/07/2015
Thứ Sáu sau Chúa Nhật
17 Quanh Năm
Thánh I-nha-xi-ô
Lôi-ô-la, linh mục. Lễ nhớ
* Sinh năm 1491 tại Lôiôla miền
Can-ta-bơ-ri-a. Lúc còn thanh niên, Inhaxiô theo binh nghiệp, phục vụ trong triều
đình. Khi đã trở lại, người học thần học ở Pari. Tại đây, cùng với mấy người bạn,
người đã sáng lập dòng Chúa Giêsu, thường gọi tắt là Dòng Tên (1534). Nhưng
chính tại Rôma, người nỗ lực làm cho dòng lan rộng khắp châu Âu và hăng hái
truyền giáo, nêu gương phục vụ Hội Thánh, hết lòng tuân phục Đức Giáo Hoàng.
Phương pháp linh thao của người vạch ra một con đường cho ai muốn hiến thân để
làm cho vinh quang Thiên Chúa ngày một sáng ngời hơn. Người qua đời ở Rôma năm
1556.
Bài
Ðọc I: (Năm I) Lv 23, 1. 4-11. 15-16. 27. 34b-37
"Các
ngươi phải kể những ngày của Chúa là những ngày rất trọng thể và là ngày
thánh".
Trích
sách Lêvi.
Chúa
phán cùng Môsê rằng: "Ðây là những ngày lễ của Chúa mà các ngươi phải mừng
lễ trong thời gian của nó. Chiều ngày mười bốn tháng Giêng là Lễ Vượt Qua của
Chúa; và ngày mười lăm tháng Giêng, là lễ trọng không men của Chúa: Các ngươi sẽ
ăn bánh không men trong bảy ngày. Ngày thứ nhất, các ngươi phải kể là ngày rất
trọng thể, và là ngày thánh, các ngươi không nên làm mọi việc xác trong ngày ấy".
Trong bảy ngày, các người phải thiêu hy lễ dâng lên Chúa. Ngày thứ bảy là ngày
trọng thể và là ngày thánh hơn, các ngươi không làm việc xác nào trong ngày ấy".
Chúa
lại phán cùng Môsê rằng: "Ngươi hãy nói cùng con cái Israel và bảo họ rằng:
Khi các ngươi đã tiến vào đất Ta sẽ ban cho các ngươi, và khi các ngươi gặt
lúa, thì phải mang bó lúa đầu mùa đến cho tư tế, người sẽ giơ bó lúa lên trước
mặt Chúa để hôm sau ngày sabbat, người xin Chúa chấp nhận cho các ngươi, và
thánh hoá nó. Vậy các ngươi hãy tính từ hôm sau ngày sabbat, là ngày các ngươi đã
dâng bó lúa đầu mùa, các ngươi tính đủ bảy tuần, cho đến ngày hôm sau cuối tuần
thứ bảy, tức là năm mươi ngày, thì các ngươi phải dâng của lễ mới cho Chúa.
Ngày mùng mười tháng Bảy, là ngày đền tội rất trọng thể, gọi là ngày thánh:
trong ngày đó, các ngươi phải hãm dẹp tâm hồn, và dâng của lễ toàn thiêu cho
Chúa. Từ ngày mười lăm tháng Bảy sẽ mừng lễ Nhà Xếp kính Chúa trong bảy ngày.
Ngày thứ nhất sẽ gọi là ngày rất trọng thể và rất thánh, các ngươi không nên
làm mọi việc xác trong ngày ấy. Và trong bảy ngày, các ngươi phải dâng của lễ
toàn thiêu cho Chúa, ngày thứ tám cũng rất trọng thể và rất thánh, các ngươi phải
dâng của lễ toàn thiêu cho Chúa, vì là ngày cộng đoàn tập họp, các ngươi không
nên làm mọi việc xác trong ngày ấy.
"Ðó
là những ngày lễ của Chúa mà các ngươi phải kể là những ngày rất trọng thể và rất
thánh, trong những ngày ấy, các ngươi phải dâng lên Chúa lễ vật, của lễ toàn
thiêu và lễ quán theo nghi lễ của mỗi ngày".
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 80, 3-4. 5-6ab. 10-11ab
Ðáp: Hãy reo mừng
Thiên Chúa là Ðấng phù trợ chúng ta (c. 2a).
Xướng:
1) Hãy hoà nhạc và đánh trống râm ran; dạo đàn cầm êm ái cùng với thất huyền.
Hãy rúc tù và lên mừng ngày trăng mới, trong buổi trăng rằm, ngày đại lễ của
chúng ta. - Ðáp.
2)
Vì đó là điều đã thiết lập cho Israel; đó là huấn lệnh của Thiên Chúa nhà
Giacóp. Người đã đặt ra luật này cho nhà Giuse, khi họ cất gót lên đường lìa xa
Ai-cập. - Ðáp.
3)
Ở nơi ngươi đừng có một chúa tể nào khác; ngươi cũng đừng thờ tự một chúa tể
ngoại lai: vì Ta là Chúa, là Thiên Chúa của ngươi, Ta đã đưa ngươi ra ngoài
Ai-cập. - Ðáp.
Alleluia:
Tv 24, 4c và 5a
Alleluia,
alleluia! - Lạy Chúa, xin dạy bảo con về lối bước của Chúa và xin hướng dẫn con
trong chân lý của Ngài. - Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 13, 54-58
"Nào
ông chẳng phải là con bác thợ mộc ư? Vậy bởi đâu ông được những sự ấy?"
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, Chúa Giêsu trở về quê quán Người, và giảng dạy người ta trong hội đường,
khiến người ta ngạc nhiên và nói rằng: "Bởi đâu ông này được sự khôn ngoan
và quyền làm phép lạ như vậy? Nào ông chẳng phải là con bác thợ mộc sao? Nào mẹ
ông chẳng phải là bà Maria, và Giacôbê, Giuse, Simon, Giuđa chẳng phải là anh
em ông sao? Và chị em ông, nào chẳng phải những người ở nơi chúng ta sao? Vậy bởi
đâu ông được những sự ấy?" Và họ vấp phạm đến Người.
Nhưng
Chúa Giêsu phán cùng họ rằng: "Không tiên tri nào mà không được vinh dự,
trừ nơi quê quán và nhà mình". Người không làm nhiều phép lạ ở đó, vì họ
chẳng có lòng tin.
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm: Tâm Thức Thời Ðại
Dư
luận trong giới trí thức Âu Mỹ hiện nay đang nhắc nhiều đến cuốn sách bàn về
tương lai nhân loại với tựa đề: "Ngỡ Ngàng Trước Tương Lai", trong đó
tác giả nói về những thay đổi nhanh chóng hiện nay trên đời sống con người khiến
ông cảm thấy ngỡ ngàng. Theo tác giả thì tâm lý thường tình của con người thích
những khuôn sẵn có cho cuộc sống của mình nhờ đó con người dễ ổn định và dự liệu
cho những gì xảy ra. Tắt một lời, dù có khuynh hướng sống thay đổi nhưng tận
thâm tâm,con người sống và suy tưởng theo những khung sẵn có, và tệ hại hơn
theo điều mà chúng ta gọi là thành kiến.
Tâm
thức trên đây giúp chúng ta hiểu phần nào biến cố được trình thuật trong Tin Mừng
hôm nay, Chúa Giêsu trở về giảng dạy tại quê hương của Ngài là Nazareth, nhưng
dân chúng tại đây không tin nhận Chúa, bởi vì họ suy tưởng và hành động theo
thói quen, theo thành kiến. Họ đã quen với Chúa Giêsu như là con bác thợ mộc
Giuse sống giữa họ từ bao năm nay, do đó giờ đây phải nhìn Chúa và đón nhận
giáo huấn của Ngài với một tâm thức mới thì họ bị vấp phạm. Quả thật, như lời cụ
già Simêon đã nói trong biến cố dâng Chúa vào Ðền thánh: Chúa Giêsu luôn luôn
là dấu gợi lên chống đối; trực diện với Ngài, con người phải chọn lựa hoặc tin
nhận, hoặc chối từ.
Chúng
ta hãy xét lại xem đức tin của chúng ta hiện nay đối với Chúa Giêsu có còn sống
động hay đã trở thành một thói quen khô khan, nguội lạnh, chỉ vì quá quen thuộc
như dân làng Nazareth ngày xưa? Phải chăng cuộc sống của chúng ta đã trở thành
mù quáng hoặc nô lệ cho những thành kiến đến độ không còn tin nhận Chúa và
không còn bén nhạy trước tác động của ơn Chúa?
Xin
Chúa tha thứ cho thái độ lạnh nhạt của chúng ta. Xin ban Thánh Thần để chúng ta
nhìn thấy những dấu chỉ Chúa thực hiện trong đời sống và trong những biến cố hằng
ngày để chúng ta luôn tin nhận Chúa.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Sáu Tuần 17 TN1, Năm lẻ.
Bài đọc: Lv 23:1,
4-11, 15-16, 27, 34b-37; Mt 13:54-58.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải sống những gì
mình cử hành.
Kitô
Giáo không phải chỉ là niềm tin vào Thiên Chúa, được cử hành qua những nghi thức
trong thánh đường; nhưng niềm tin này phải được biểu lộ trong đời sống của các
Kitô hữu, như có một tác giả đã diễn tả "cuộc đời ta là Thánh Lễ nối
dài." Các nghi thức giúp chúng ta thấu hiểu những mầu nhiệm của Thiên Chúa
qua các biến cố lịch sử; để rồi chúng ta biết sống những mầu nhiệm đó trong đời
sống hằng ngày. Chỉ như thế, tôn giáo mới mang lại lợi ích cho con người.
Các
Bài Đọc hôm nay dẫn chứng nhu cầu cần thấu hiểu những gì con người cử hành trước
khi sống niềm tin đó. Trong Bài Đọc I, tác giả Sách Levi trình bày ý nghĩa và
những gì cần làm trong 4 ngày đại lễ của người Do-thái để thờ phượng Thiên
Chúa. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu trở về quê để rao giảng và làm ích cho những
người đồng hương; nhưng họ đã vấp phạm vì Ngài ngay trong hội đường.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Bốn đại lễ của Đức Chúa và những điều dân chúng phải làm.
Đức
Chúa phán với ông Moses rằng: Đây là các đại lễ của Đức Chúa, các cuộc họp để
thờ phượng mà các ngươi phải triệu tập vào thời gian ấn định:
1.1/
Lễ Vượt Qua (Passover) và Lễ Bánh Không Men (Unleaven Bread):
(1)
Ý nghĩa: Hai ngày lễ này gần nhau vì cùng chung một biến cố lịch sử để kỷ niệm
ngày con cái Israel được Thiên Chúa giải thoát khỏi làm nô lệ cho người Ai-cập.
+
Lễ Vượt Qua (Pasch): "Tháng thứ nhất, ngày mười bốn trong tháng, vào lúc
chập tối, là Lễ Vượt Qua kính Đức Chúa." Các thiên thần
"vượt qua" những nhà có máu chiên bôi trên cửa, và con cái Israel
"vượt qua" Biển Đỏ ráo chân; trong khi quân đội của Pharao bị nhận
chìm trong biển.
+
Lễ Bánh Không Men (massôt): "Ngày mười lăm tháng ấy là Lễ
Bánh Không Men kính Đức Chúa. Trong vòng bảy ngày, các ngươi phải ăn
bánh không men."
(2)
Những việc cần làm:
-
Ngày đầu tiên, các ngươi phải họp nhau để thờ phượng Ta, các ngươi không được
làm một công việc nặng nhọc nào. Mục đích là để nhớ lại tình thương, uy quyền,
và cảm tạ Thiên Chúa.
-
Trong vòng bảy ngày, các ngươi phải tiến dâng lễ hoả tế lên Đức Chúa. Ngày thứ
bảy, có cuộc họp để thờ phượng Ta, các ngươi không được làm một công việc nặng
nhọc nào.
- Khi các ngươi vào đất Ta ban cho các ngươi, và gặt mùa ở đó, thì phải đem đến cho tư tế một bó lúa, sản phẩm đầu mùa gặt hái của các ngươi. Mục đích là để tạ ơn Thiên Chúa đã đưa dân vào Đất Hứa và chúc lành cho mùa màng đầu năm của họ.
- Khi các ngươi vào đất Ta ban cho các ngươi, và gặt mùa ở đó, thì phải đem đến cho tư tế một bó lúa, sản phẩm đầu mùa gặt hái của các ngươi. Mục đích là để tạ ơn Thiên Chúa đã đưa dân vào Đất Hứa và chúc lành cho mùa màng đầu năm của họ.
-
Nó sẽ làm nghi thức tiến dâng trước nhan Đức Chúa để các ngươi được đoái nhận;
tư tế sẽ làm nghi thức tiến dâng hôm sau ngày Sabbath.
1.2/
Lễ Năm Mươi (Pentecost): còn được gọi là Lễ Tuần (Weeks)
(1)
Ý nghĩa: Bảy tuần chẵn hay 50 ngày sau khi chấm dứt Lễ Bánh Không Men: "Từ
hôm sau ngày Sabbath, các ngươi phải tính bảy tuần, bảy tuần chẵn. Các ngươi phải
tính năm mươi ngày cho đến hôm sau ngày Sabbath, và các ngươi sẽ tiến dâng một
lễ phẩm mới lên Đức Chúa." Truyền thống mừng lễ này để kỷ niệm biến cố
Thiên Chúa ban cho con cái Israel Thập Giới qua ông Moses trên núi Sinai, 50
ngày sau biến cố vượt qua Biển Đỏ.
(2)
Việc phải làm: Các ngươi đem bó lúa đến để làm nghi thức tiến dâng. Các chi tiết
khác được mô tả rõ ràng trong (Lev 23:15-21).
1.3/
Ngày Xá Tội (Day of Atonement):
(1)
Ý nghĩa: "Ngày mồng mười tháng bảy là Ngày Xá Tội." Mục
đích là để xin Thiên Chúa tha thứ các tội mà con cái Israel đã xúc phạm tới
Ngài và với nhau.
(2)
Việc cần làm: Các ngươi phải họp nhau để thờ phượng Ta, phải ăn chay hãm mình
và tiến dâng một lễ hoả tế lên Đức Chúa. Chi tiết về lễ này, xin đọc Sách Levi,
chương 16.
1.4/
Lễ Lều (sukkôt): còn được gọi là Booth, Tent, hay Tabernacle.
(1)
Ý nghĩa: Ngày mười lăm tháng bảy là Lễ Lều kính Đức Chúa,
trong vòng bảy ngày. Mục đích là để cám ơn Thiên Chúa đã cho mùa màng thứ hai
được kết quả tốt đẹp (nho và ôliu). Truyền thống sau này kỷ niệm việc con cái
Israel sống trong lều khi lang thang suốt 40 năm trong sa mạc.
(2)
Việc phải làm:
+
Ngày đầu tiên, phải họp nhau để thờ phượng Ta, các ngươi không được làm một
công việc nặng nhọc nào.
+
Trong vòng bảy ngày, các ngươi phải tiến dâng lễ hoả tế lên Đức Chúa. Ngày thứ
tám, các ngươi phải họp nhau để thờ phượng Ta, và phải tiến dâng một lễ hoả tế
lên Đức Chúa: đó là một buổi họp long trọng, các ngươi không được làm một công
việc nặng nhọc nào. Chi tiết về lễ này, xin xem (Num 29:12-38).
2/
Phúc Âm:
Người không làm nhiều phép lạ tại đó, vì họ không tin.
2.1/
Người đồng hương Nazareth không tin vào Chúa: Để giúp người đồng hương có cơ
hội tin vào Ngài, Chúa Giêsu về quê và vào trong hội đường của họ để giảng dạy
dân chúng.
(1)
Họ nhận ra lập tức sự khôn ngoan và uy quyền của Chúa: Họ sửng sốt và nói:
"Bởi đâu ông ta được khôn ngoan và làm được những phép lạ như thế?" Nếu
cứ tìm hiểu lý do, họ có thể tiến tới chỗ tin Ngài là Con Thiên Chúa.
(2)
Phán đoán sai lầm: Nhưng họ để cho tính kiêu căng và ích kỷ chi phối phán đoán
của họ: "Ông ta không phải là con bác thợ sao? Mẹ của ông không phải là bà
Maria; anh em của ông không phải là các ông Giacôbê, Joseph, Simon và Judah
sao? Và chị em của ông không phải đều là bà con lối xóm với chúng ta sao? Vậy bởi
đâu ông ta được như thế? Và họ vấp ngã vì Người."
Họ
vấp ngã vì đã phán đoán không đúng đối tượng: thay vì phán đoán các dữ kiện
Chúa nói và làm, họ lại phán đoán gia cảnh, họ hàng, và các môn đệ của Ngài! Họ
nghĩ, một gia đình thợ mộc tầm thường không thể có con khôn ngoan và uy quyền
như thế, vì "con sãi chùa phải quét lá đa!"
2.2/
Bụt nhà không thiêng: Đức
Giêsu bảo họ: "Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê
hương mình và trong gia đình mình mà thôi." Quá
quen đưa đến khinh thường hay "gần chùa gọi bụt bằng anh."
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúng ta không thể tách rời những gì chúng ta cử hành trong thánh đường với đời
sống của chúng ta ngoài thánh đường. Để sinh lợi ích, chúng ta phải đem ra áp dụng
trong cuộc đời những gì chúng ta đã cử hành trong thánh đường.
-
Chúng ta không thể chỉ là người công giáo ngày Chúa Nhật trong thánh đường và sống
như những người vô thần khi ra khỏi nơi thánh đó. Làm như thế, chúng ta chỉ là
những kẻ giả hình và thờ Thiên Chúa bằng môi miệng, còn lòng chúng ta thì xa
Chúa vạn dặm.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
31/07/15 THỨ SÁU TUẦN 17 TN
Th. I-nha-xi-ô Lô-yô-la
Mt 13,54-58
Th. I-nha-xi-ô Lô-yô-la
Mt 13,54-58
Suy niệm: Sự
quen thuộc dễ phát sinh thái độ khinh thường. Có người còn nghĩ rằng cho dù nó
không gây ra thái độ đó, thì nó cũng lấy đi sự thán phục. Trong bài Tin Mừng,
ta gặp trường hợp ngược lại: có những người đồng hương với Chúa Giê-su thán
phục sự khôn ngoan trong lời Ngài giảng, điều kỳ diệu qua phép lạ Ngài làm,
nhưng không chấp nhận sứ điệp triều đại Cứu thế của Ngài (x. Lc 4,18-22) chỉ vì
họ quá quen thuộc với lý lịch và gia thế của Ngài. Họ đánh giá Ngài qua dòng
tộc, liên hệ gia đình, chứ không dựa trên chính bản thân Ngài. Coi thường bản
thân người rao giảng, nên họ đã không nhận ra sứ điệp của người ấy. Họ đánh mất
cơ hội nhận được ơn cứu độ từ người đồng hương quen thuộc của mình.
Mời Bạn: “Gần chùa gọi bụt bằng anh” có thể là thái độ của bạn, ngay cả trong việc
thánh thiêng nhất là thờ phượng Thiên Chúa. Cười dỡn, nói chuyện ồn ào, chưa
cung kính đủ khi ở trong nhà thờ, không sốt sắng dọn mình và cám ơn mỗi khi
rước vị khách cao quý nhất của vũ trụ là Chúa Giê-su Thánh Thể... là vài thí dụ
tiêu biểu cho thái độ bất xứng của tạo vật dành cho Đấng Tạo Hóa của mình.
Sống Lời Chúa: Dù
quen thuộc với các nghi thức phụng vụ, tôi vẫn luôn giữ thái độ cung kính ở nơi
thánh thiêng, cũng như sốt sắng, tôn kính Chúa Giê-su mỗi khi rước Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể, chúng con xin lỗi Chúa vì sự lơ là,
chưa quan tâm đến Chúa đủ mỗi khi rước Chúa. Xin tha thứ cho chúng con, và giúp
chúng con chuẩn bị tâm hồn sẵn sàng, sốt sắng kết hiệp với Chúa trong giây phút
trọng đại ấy. Amen.
Đức Giêsu về quê
Dân làng Nadarét đã không nhận ra hồng phúc mà họ
đang hưởng. Chúng ta cũng cần được giải thoát khỏi những cái biết hẹp hòi, để
thấy mình hạnh phúc khi sống với người khác gần bên.
Suy niệm:
Sau
khi đã chịu phép Rửa, vào hoang địa để cầu nguyện, ăn chay,
có
một ngày nào đó, Đức Giêsu chia tay Đức Mẹ để lên đường.
Lên
đường là bỏ lại ngôi làng Nadarét dấu yêu với bao kỷ niệm.
Chính
tại đây Ngài đã sống hơn ba mươi năm trong bầu khí gia đình.
Chính
tại nơi này, Ngài đã lớn lên quân bình về thân xác, trí tuệ, tâm linh.
Nadarét
như một ngôi trường lớn, chuẩn bị cho Ngài chững chạc đi sứ vụ.
Tại
đây, Đức Giêsu đã là con bác thợ Giuse (c. 55),
và
đã trở thành thợ theo truyền thống cha truyền con nối.
Ngài
đã được dạy nghề và hành nghề để kiếm sống cho bản thân và gia đình.
Đức
Giêsu là một người thợ tại Nadarét, phục vụ cho nhu cầu dân làng.
Ngài
biết đến cái vất vả của công việc chân tay nặng nhọc.
Đức
Giêsu không thuộc giới trí thức, thượng lưu, quyền quý.
Lao
động làm Ngài gần với người nghèo và thấy sự đơn sơ của tâm hồn họ.
Cũng
tại Nadarét, đời sống cầu nguyện của Đức Giêsu được nuôi dưỡng.
Ngài
học được lối cầu nguyện một mình ở nơi vắng vẻ.
Đức
Giêsu có khả năng thấy sự hiện diện yêu thương của Cha nơi mọi sự,
nơi
một bông hoa, nơi chim trời, nơi ánh nắng và cơn mưa.
Tình
thân của Con đối với Cha ngày càng trở nên sâu đậm.
Ngài
tìm ý Cha mỗi lúc và để Cha chi phối trọn vẹn đời mình.
Hôm
nay Đức Giêsu trở về làng cũ sau một thời gian đi sứ vụ.
Ngài
vào lại hội đường quen thuộc, gặp lại những khuôn mặt đồng hương.
Không
rõ trước đây có lần nào bác thợ Giêsu được mời giảng ở đây chưa.
Nhưng
lần này, khi trở về với tiếng tăm từ những phép lạ làm ở nơi khác,
Đức
Giêsu đã khiến dân làng sửng sốt vì sự khôn ngoan trong lời giảng dạy.
Hai
lần họ đặt câu hỏi: Bởi đâu ông ta được như thế? (cc. 54. 56).
Một
câu hỏi rất hay, nếu được tìm hiểu một cách nghiêm túc.
Câu
hỏi này có thể đưa họ đi rất xa, để gặp được căn tính của Đức Giêsu.
Tiếc
thay, dân làng Nadarét lại không quên được nghề nghiệp của cha Ngài.
Họ
nhớ rất rõ họ hàng gần xa của Ngài là mẹ và các anh chị.
Họ
có thể kể tên từng anh chị em của Ngài, vì đều là bà con lối xóm (c. 55).
Đức
Giêsu là người mà họ biết quá rõ từ thuở ấu thơ.
Làm
sao con người bình thường, ít học đó lại có thể là một vị ngôn sứ?
Làm
sao từ ngôi làng Nadarét vô danh này lại xuất hiện ngôn sứ được?
Và
họ vấp ngã vì Đức Giêsu, nghĩa là họ đã không tin vào Ngài.
Cái
biết gần gũi của họ về Ngài lại trở nên thành kiến
khiến
họ không thể tiến sâu hơn vào mầu nhiệm con người Đức Giêsu.
Người
đồng hương của Ngài đã không trả lời được câu hỏi: Bởi đâu…?
Mỗi
con người là một mầu nhiệm mà ta phải khám phá mãi.
Có
những mầu nhiệm lớn ẩn trong lớp áo tầm thường.
Dân
làng Nadarét đã không nhận ra hồng phúc mà họ đang hưởng.
Chúng
ta cũng cần được giải thoát khỏi những cái biết hẹp hòi,
để
thấy mình hạnh phúc khi sống với người khác gần bên.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
dân làng Nadarét đã không tin Chúa
vì Chúa chỉ là một ông thợ thủ công.
Các môn đệ đã không tin Chúa
khi thấy Chúa chịu treo trên thập tự.
Nhiều kẻ đã không tin Chúa là Thiên Chúa
chỉ vì Chúa sống như một con người,
Cũng có lúc chúng con không tin Chúa
hiện diện dưới hình bánh mong manh,
nơi một linh mục yếu đuối,
trong một Hội thánh còn nhiều bất toàn.
Dường như Chúa thích ẩn mình
nơi những gì thế gian chê bỏ,
để chúng con tập nhận ra Ngài
bằng con mắt đức tin.
Xin thêm đức tin cho chúng
con
để khiêm tốn thấy Ngài
tỏ mình thật bình thường
giữa lòng cuộc sống.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
31
THÁNG BẢY
Ngay
Cả Sự Chết Cũng Phục Vụ Cho Sự Sống
Chúng
ta nhận thấy Cựu Ước – trong khi nhìn nhận sự có mặt của nhiều loại sự dữ và
đau khổ trong đời – đã làm chứng hùng hồn rằng sự khôn ngoan và lòng từ ái của
Thiên Chúa (biểu hiện qua sự quan phòng thần linh của Ngài) tất thắng trên mọi
sự dữ và đau khổ.
Cảm
nhận này được trình bày trong Sách Gióp, cuốn sách xoáy trọn vào chủ đề sự dữ
và tiếng kêu ai oán thất vọng. Cuốn sách quan trọng này (về chủ đề sự dữ) đôi
khi được thấy như một kiểm nghiệm hùng hồn ‘đo lòng’ người công chính. Nhưng
đây chỉ là một khía cạnh phụ thuộc của quyển sách mà thôi. Cốt lõi của quyển
sách chính là sự đúc kết vừa rõ ràng vừa công phu của tác giả rằng Thiên Chúa
là Đấng tốt lành. Qua Sách Gióp, chúng ta nắm bắt những giới hạn và bản chất
phù du của mọi tạo vật. Chúng ta nhận ra rằng một số hình thức của sự dữ thể lý
có thể là do bản chất sa ngã của thế giới gây ra.
Chúng
ta cũng ý thức rằng tất cả những gì thuộc vật chất đều ở trong một mối quan hệ
hỗ tương gần gũi nhau – như câu nói xưa: “Đây chết thì kia sống”. Như vậy, xét
một mức nào đó, ngay cả sự chết cũng phục vụ cho sự sống. Qui luật này cũng
không loại trừ con người – vì con người vừa là xác thịt vừa là tinh thần, vừa
khả diệt vừa bất tử.
Trong
chiều hướng này, những ý tưởng của Thánh Phao-lô càng vén mở các chân trời rộng
hơn nữa: “Dù con người bên ngoài chúng tôi có tiêu tan đi, thì con người bên
trong của chúng tôi ngày càng đổi mới” (2Cr 4,16). Rồi ngài nói thêm: “Thật vậy,
một chút gian truân tạm thời trong hiện tại sẽ mang lại cho chúng ta cả một khối
vinh quang vô tận, tuyệt vời” (2Cr 4,17).
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY
31-7
Thánh
Ignatiô Loyôla, linh mục
Lv
23, 1,4-11.15-16.27.34b-37; Mt 13, 54-58
LỜI
SUY NIỆM: Đức Giêsu bảo họ: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng,
thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình và trong gia đình mình mà thôi.”
Chúa
Giêsu đang khích lệ cho tất cả những ai đang mang đầy nhiệt huyết trong mình,
muốn đem ra phục vụ cộng đoàn giáo xứ của mình, hãy mạnh dạn đóng góp, để xây dựng.
Trong việc đóng góp của bản thân chắc chắn sẽ có những người không ưa thích, có
khi còn bị chống đối. Hãy nhìn vào Chúa Giêsu, Người đầy quyền phép trong lời
nói cũng như trong việc làm, mà còn bị chính những người đồng hương coi thường
và xua đuổi, thì chúng ta còn e ngại gì.
Lạy
Chúa Giêsu. Giáo Hội đang cần có nhiều “Tông đồ giáo dân” trong việc loan báo
Tin Mừng. Xin Chúa ban cho mọi thành viên trong gia đình chúng con luôn được ơn
can đảm trong khiêm nhường mỗi khi cọng tác với giáo xứ của mình, để đem lại lợi
ích chung: làm sáng danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn.
Mạnh
Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày
31-07: Thánh IGNATIÔ LOYOLA
Linh
Mục (1491 - 1556)
Don
Inigo Lopez de Recalde sinh khoảng năm 1481 tại miền đồi núi Basque gần làng
Azpeytia. Ngài là con út trong số 11 người con của một gia đình quí tộc. Được rửa
tội với tên Inigo, một vị thánh Tây Ban Nha dòng thánh Bênêdictô, nhưng sau này
Ngài thường dùng tên Ignatiô thành Antiokia. Hồi còn niên thiếu, người giúp việc
cho một người bạn quí tộc của một gia đình là Giuan Velasquez. Sau khi
Velasquez từ trần, Ngài lại phục vụ bá tước Najera, phó vương miền Navarre.
Ngài được giáo dục một cách hời hợt. Thời đó, Ngài chỉ ham chơi, thích những
chuyện hào hùng, nhất là những ngày lễ duyệt binh.
Trong
cuộc chiến Pháp, Tây Ban Nha tháng năm 1521 quân đội pháp đã vượt núi Pyrênê và
tới phong tỏa Pampeluna. Nhiều người đã tính chuyện đầu hàng, nhưng Ignatiô quyết
cầm cự. Trong cơn bão tố tại pháo đài Ignatiô bị trúng đạn pháo ở đùi, Ngài được
chuyển về lâu đài ỏ Loyola. Nơi dây người ta khám phá ra rằng xương đùi đã bị xếp
trật, phải mổ ra và sắp xếp lại. Ngài đã can đảm chịu đựng cơn đau.
Thời
gian dưỡng bệnh lâu dài tiếp theo sau đó, không có sách vở gì khác, Ignatiô
dùng thời gian để đọc hạnh các thánh. Gương mẫu đời sống các thánh làm mủi lòng
Ignatiô. Ngài nói: - Tôi có phải thực hiện điều mà thánh Phaxicô và Dominico đã
làm chăng ?
Năm
1522, sau khi bình phục, Ngài đi hành hương kính Đức bà Montserrat. Nơi đây
Ngài đã thực hiện cuộc xưng tội trong ba ngày, trao tặng đồ hiệp sĩ cho một kẻ
ăn xin, đặt gươm trên bàn thờ Đức Mẹ và tới thành Manresa kế cận để phục vụ
trong một nhà thương. Đã một thời Ngài bị nguy hiểm rơi vào một cuộc khổ hạnh
quá độ. Ngài Ngài đã thoát hiểm nhờ sự vâng phục hoàn tòan đối với cha giải tội.
Chính tại Manresa, Ngài được Thiên Chúa soi sáng, sự soi sáng hứơng dẫn trọn những
ngày còn lại của cuộc đời Ngài. Ngài viết cuốn linh thao, trong đó vạch ra những
nguyên tắc mà một người công giáo phải theo để "điều khiển đời sống
mình" một đời sống nhằm ca tụng Chúa, tôn kính và phụng sự Ngài, để được cứu
rỗi. Ngài phác họa một giáo thuyết của mình về sự chọn lựa và đòi hỏi để làm mọi
sự để "vinh danh Chúa" (Ad Majorem dei gloriam)
Thánh
nhân ở lại Manresa khoảng một năm và từ đó hành hương đi Palestina, trên đường
đi có dừng lại ở Roma. Sau khi đã kính viếng các nơi thánh ở Palestina, Ngài trở
về Barcelona. Nơi đây, dầu đã 30 tuổi, Ngài vẫn đến trường, ngồi chung ghế với
các em nhỏ, để sữa chữa lại kẽ hở trong việc học hành, cho tới khi Ngài có thể
dự lớp tại đại học Alcala và Salamanca. Tại cả hai nơi này, đã Ngài bị truy tố
ra tòa án tôn giáo và bị tống giam ít ngày. Nhưng cuối cùng giáo thuyết của
Ngài đã thắng.
Năm
1528, Ngài bỏ Salamanca đi Paris và Sorbonne. Ngài ở Paris 7 năm, nơi đây Ngài
tụ họp được sáu môn sinh đầu tiên. Vào ngày lễ Mông Triệu năm 1534 bảy anh em
đã long trọng hiến thân phụng sự Thiên Chúa, khấn giữ đức nghèo khó và trong sạch,
tại đền thờ thánh Denis tại Montmartre. Lúc đó, họ dự định đi Giêrusalem và hiến
thân cho việc cứu rỗi các linh hồn trong các miền còn ngoại giáo.
Ignatiô
trở về Tây Ban Nha. Năm 1535, tu hội đã lên tới 10 người. Họ gặp nhau ở
Venitia, định cùng đáp tàu đi hành hương thánh địa. Nhưng tình hình miền Đông Địa
Trug Hải không cho phép. Bù lại một số đi Roma, để Ignatiô tại Venitia. Đức
giáo hoàng Phaolô III ưu ái tiếp họ. Trở lại Ventia, họ mang theo phép của Đức
Giáo hoàng cho Ignatiô và 6 anh em được thụ phong linh mục.
Một
năm sau, thấy rằng: không thể tới thánh địa được, Ignatiô kết luận rằng ý Chúa
không muốn cuộc hành hương này. Thay vào đó, Ngài đặt tu hội dưới danh hiệu
"dòng Chúa Giêsu" dưới quyền xử dụng của toà thánh. Họ đi Roma và
Ignatiô dâng thánh lễ đầu tiên ở đầu vào dịp lễ Giáng sinh năm 1538 tại đền thờ
Đức Bà cả, Ngài soạn thảo hiến pháp của dòng mới và đến trình diện Đức giáo
hoàng Phaolô III. Đức giáo hoàng đã phát biểu khi gặp họ: - Đây là bàn tay
Thiên Chúa.
Và
trong sắc lệnh Regimini Militantis Ecclesioe, ban hành tháng 9 năm 1540 Ngài đã
chính thức công nhận hội dòng. Hội dòng thêm vào đó 3 lời khấn: nghèo khó, vâng
lời, trong sạch, lời khấn đặc biệt vâng phục Đức giáo hoàng.
Trong
hiến pháp đầu tiên, hội dòng giới hạn con số có 60 tu sĩ. Ignatiô được đồng
thanh bầu làm bề trên ngày 7 tháng 4 năm 1541. Luật hạn định tu sĩ vào số 60 được
rút lại bởi sắc lệnh của Đức giáo hoàng ngày 15 tháng 3 năm 1543.
Ignatiô
khó rời bỏ Roma cho đến cuối đời. Nhưng hội dòng đã lan rộng tới mọi miền trên
thế giới, dưới quyền hướng dẫn của Ngài như một phép lạ, khi Ngài từ trần vào
ngày 3 tháng 7 năm 1556, hội dòng đã có 12 tỉnh dòng với 101 nhà và gần 1000 phần
tử.
Thánh
Ignatiô được suy tôn hiển thánh ngày 12 tháng 3 năm 1622.
(daminhvn.net)
31
Tháng Bảy
Tiếng Kêu Của Ếch
Một
vị ẩn sĩ đạo đức nọ nổi tiếng là người có thể sai khiến được thú vật.
Một
buổi tối nọ, ông đang tịnh niệm cầu nguyện, một con ếch không biết từ đâu cất
tiếng kêu lên inh ỏi. Vị ẩn sĩ cố gắng tập trung ý chí vào lời cầu nguyện để
không còn nghe tiếng ếch kêu nữa. Nhưng ông càng cố gắng, tiếng ếch càng kêu
to. Không còn tự chế được nữa, vị ẩn sĩ quát lên: "Hãy câm miệng cho ta cầu
nguyện được không?".
Mệnh
lệnh đầy uy lực của nhà ẩn sĩ đã bịt miệng được chú ếch. Thinh lặng trở lại với
không gian. Nhưng cũng chính lúc đó, nhà ẩn sĩ như nghe vang vọng trong tâm hồn
ông một tiếng kêu khác. Ông nghe như có người nói với ông rằng: "Có lẽ
Chúa cũng ưa thích tiếng kêu của ếch như lời cầu kinh của ngươi". Vị ẩn sĩ
hỏi vặn lại: "Tiếng kêu của ếch mà cũng làm cho lỗ tai của Chúa vui được
sao?". Tiếng kêu trong tâm hồn ông đáp trả: "Vậy thì ngươi có biết tại
sao Chúa tạo ra âm thanh không?".
Vị
ẩn sĩ chợt hiểu được bài học từ trong nội tâm... Ông đến bên cửa sổ và ra lệnh
cho chú ếch: "Nào, hãy hát lên đi". Tiếng kêu của chú ếch vang lên, mấy
chú ếch xung quanh cũng hòa theo một nhịp tạo thành một bài ca lúc trầm lúc bổng,
lúc dặt dìu, lúc tha thiết... Ðêm vắng bỗng trở nên vui hơn.
Với
sự khám phá trên đây, trái tim của nhà ẩn sĩ bỗng trở nên hài hòa với vũ trụ và
lần đầu tiên trong đời, ông hiểu được thế nào là cầu nguyện.
Sự
cầu nguyện thường cần phải có một khung cảnh thích hợp. Có một không gian đặc
biệt dành cho cầu nguyện, có một quãng thời gian đặc biệt dành cho cầu nguyện,
có một bầu khí đặc biệt dành cho cầu nguyện. Ðó là điều thiết yếu dành cho cuộc
sống con người... Ðó là lý do hiện hữu của một bàn thờ nhỏ trong nhà, đó là mục
đích của các ngôi thánh đường.
Tuy
nhiên, sự cầu nguyện sẽ đánh mất của nó, nếu con người đóng khung nó trong một
khung cảnh và bầu khí đặc biệt. Cầu nguyện là một gặp gỡ với Chúa và đồng thời
cũng là một giao kết với tha nhân. Thiên Chúa, chúng ta không thể đóng khung
trong bốn bức tường vắng lặng của nhà thờ. Con người, chúng ta phải gặp gỡ ngay
trên chợ đời.
Thành
ra, lời cầu nguyện đích thực phải là lời cầu nguyện mà con người có thể dâng
lên Thiên Chúa trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong bất cứ lúc nào, bằng tất cả cuộc
sống. Lời cầu nguyện đích thực là lời cầu nguyện được thốt lên trong thời thuận
tiện cũng như không thuận tiện. Lời cầu nguyện đích thực là cả một cuộc sống
tuân phục ý Chúa, một cuộc sống hài hòa với tha nhân, một cuộc sống "xin
vâng" trong từng phút giây.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét