21/07/2015
Thứ Ba sau Chúa Nhật
16 Quanh Năm
Bài
Ðọc I: (Năm I) Xh 14, 21 - 15, 1
"Con
cái Israel đi qua giữa biển ráo chân".
Trích
sách Xuất Hành.
Trong
những ngày ấy, khi Môsê giơ tay trên biển, thì bằng một cơn gió đông thổi mạnh
suốt đêm, Chúa dồn biển lui và làm cho biển khô cạn. Nước rẽ ra và con cái
Israel đi vào giữa lòng biển khô cạn, nước dựng lên như bức thành hai bên tả hữu.
Người Ai-cập đuổi theo, toàn thể binh mã của Pharaon, chiến xa và kỵ binh đi
theo sau Israel vào giữa lòng biển.
Lúc
gần sáng, qua cột mây lửa, Chúa nhìn xuống hàng ngũ Ai-cập, gây rối loạn trong
hàng ngũ chúng. Người lật đổ bánh xe, khiến xe tiến tới thật vất vả. Người Ai-cập
nói: "Ta hãy chạy trốn Israel, vì Chúa chiến đấu giúp họ, chống chúng
ta".
Chúa
phán bảo Môsê: "Hãy giơ tay trên biển để nước trở lại vùi dập người Ai-cập,
chiến xa và kỵ binh của chúng". Môsê giơ tay trên biển, và lúc tảng sáng,
biển trở lại như cũ. Người Ai-cập chạy trốn, gặp ngay nước biển ập lại. Chúa xô
chúng ngã giữa lòng biển. Nước trở lại, vùi dập chiến xa và kỵ binh. Toàn thể
quân lực của Pharaon đã theo dân Israel xuống biển, không còn tên nào sống sót.
Còn con cái Israel đã đi giữa lòng biển khô cạn, nước dựng như bức thành hai
bên tả hữu.
Ngày
đó Chúa cứu Israel khỏi tay Ai-cập. Và họ thấy xác người Ai-cập trôi dạt đầy bờ,
và thấy cánh tay oai hùng của Thiên Chúa đè bẹp Ai-cập, toàn dân kính sợ Chúa,
tin vào Chúa và vào Môsê tôi tớ Người.
Bấy
giờ Môsê cùng với con cái Israel hát mừng Chúa bài ca này: "Tôi sẽ ca tụng
Chúa, vì uy linh Người cao cả, Người đã ném ngựa và người xuống biển
khơi".
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Xh 15, 8-9. 10 và 12. 17
Ðáp: Chúng ta hãy
ca tụng Chúa, vì Người uy linh cao cả (c. 1a).
Xướng:
1) Gió hận thù của Chúa thổi lên dồn nước đông lại, những dòng nước đứng dựng
lên như thể bức tường, sóng cả vực sâu đông đặc giữa biển khơi. Tên địch tự nhủ:
"Ta rượt theo và truy nã, ta sẽ tuốt gươm ra, tay ta sẽ lột trần bọn
chúng". - Ðáp.
2)
Nhưng Chúa đã thổi gió lên, biển đã nuốt trơn quân thù, chúng chìm lỉm như hòn
chì giữa nước biển bao la. Chúa giơ tay hữu ra, đất đã nuốt trửng quân thù, vì
tình thương Chúa lãnh đạo dân tộc Người giải thoát. - Ðáp.
3)
Chúa sẽ đưa họ tới và định cư trên núi thuộc cơ nghiệp Người; ở chính nơi mà
Chúa đã chọn làm nhà trú ngụ, lạy Chúa, nơi thánh điện mà tay Chúa đã dựng nên.
- Ðáp.
Alleluia:
Ga 14, 5
Alleluia,
alleluia! - Chúa phán: "Thầy là đường, là sự thật và là sự sống, không ai
đến được với Cha mà không qua Thầy". - Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 12, 46-50
"Người
giơ tay trên các môn đệ mà nói: Ðây là mẹ Ta và là anh em Ta".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, Chúa Giêsu còn đang nói với dân chúng, thì mẹ Người và anh em Người đứng
ngoài tìm cách nói chuyện với Người. Có kẻ thưa rằng: "Kìa, mẹ Ngài và anh
em Ngài đang đứng tìm Ngài ngoài kia". Nhưng Người trả lời kẻ ấy rằng:
"Ai là mẹ Ta, ai là anh em Ta?" Rồi Người giơ tay chỉ các môn đệ mà
nói: "Ðây là mẹ Ta và là anh em Ta, vì hễ ai làm theo ý Cha Ta trên trời,
thì người ấy là anh em, chị em và là mẹ Ta vậy".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Thực
Hành Lời Chúa
Mỗi
tác giả Tin Mừng đều có một lối giải thích về thái độ của Chúa Giêsu đối với
gia đình của Ngài, và sự khẳng định về tình liên đới của Ngài đối với gia đình
thiêng liêng gồm những ai thực thi ý Chúa. Ðối với thánh Marcô, thái độ của
Chúa Giêsu được tỏ ra sau khi Chúa chọn Nhóm Mười Hai. Trong Nhóm Mười Hai đã
có một cuộc tranh cãi sôi nổi về chuyện ai sẽ được ngồi bên tả hay bên hữu Chúa
Giêsu; những người có họ hàng với Ngài dĩ nhiên nuôi nhiều hy vọng hơn. Chính
trong bối cảnh đó, Chúa Giêsu khẳng định trong Nước Ngài, quan hệ máu mủ ruột
thịt không quan trọng bằng niềm tin; gần gũi với Ngài không đương nhiên là bà
con ruột thịt, mà chính là những ai thực thi ý Chúa.
Trong
Tin Mừng Luca, thì thái độ của Chúa Giêsu đối với gia đình ruột thịt của Ngài
được ghi lại như một kết luận của toàn bộ những lời giảng dạy của Ngài về Nước
Chúa, cũng như những điều kiện để thuộc về Nước Chúa. Như vậy, đối với Luca, chỉ
có việc lắng nghe và thực thi Lời Chúa mới thực sự làm cho con người được đi
vào quan hệ mật thiết với Chúa Giêsu.
Ðoạn
Tin Mừng hôm nay là phần kết luận của trình thuật về cuộc chiến đấu giữa thần
khí Chúa và thần khí ma quỉ. Ma quỉ vốn làm cho con người ra câm điếc đối với Lời
Chúa; do đó, như người câm được Chúa Giêsu chữa lành, con người cũng cần phải
được tháo cởi khỏi xiềng xích của ma quỉ mới có thể lắng nghe được Lời Chúa và
thần khí của Ngài. Ðức Maria chính là mẫu mực của con người không hề bị giam
hãm trong xiềng xích của ma quỉ. Mẹ luôn luôn lắng nghe và đáp trả Lời Chúa.
Chính vì lắng nghe Lời Chúa mà Mẹ đã cưu mang Con Chúa; nơi Mẹ, quan hệ máu mủ
ruột thịt với Chúa Giêsu được xây dựng trên chính thái độ lắng nghe Lời Chúa; Mẹ
chỉ là Mẹ Chúa Giêsu, bởi vị Mẹ đã lắng nghe Lời Chúa.
Chúa
Giêsu đã đề cao thái độ của Mẹ Maria, để từ đó nói lên mối giây liên kết đích
thực trong gia đình Giáo Hội mà Ngài sẽ thiết lập. Hầu hết các tôn giáo đều dựa
trên gia đình như là cộng đoàn nền tảng nhất. Truyền thống khôn ngoan và luật
Do Thái luôn đề cao tầm quan trọng của gia đình. Chúa Giêsu xem ra đã làm một
cuộc cách mạng táo bạo khi xây dựng tôn giáo của Ngài, không dựa trên mạng lưới
những quan hệ gia đình, mà trên nền tảng của sự tự do. Trong gia đình Giáo Hội,
con người trở nên thân thiết với nhau, không nhất thiết nhờ máu mủ ruột thịt,
mà do chính niềm tin.
Dĩ
nhiên, gia đình tự nhiên vốn là nơi con người đón nhận và nuôi dưỡng đời sống đức
tin; gia đình là trường học đầu tiên về cung cách làm người cũng như sự trưởng
thành trong đức tin. Chúa Giêsu không bao giờ chối bỏ vai trò ấy của gia đình.
Cộng đoàn xã hội, nhất là xã hội gia đình là môi trường cần thiết giúp con người
đón nhận và phát huy đức tin.
Khi
đề cao thái độ lắng nghe và thực thi Lời Chúa của Ðức Maria, Chúa Giêsu muốn
chúng ta thấy rằng đức tin là sự gặp gỡ cá biệt giữa con người với Thiên Chúa,
đó là cuộc gặp gỡ của mỗi người mà không ai có thể thay thế được. Càng sống Lời
Chúa, càng đi sâu vào sự thân tình với Chúa, con người càng nhận ra tương quan
của mình với tha nhân. Hai giới răn mến Chúa và yêu người gắn liền mật thiết với
nhau là thế đó: người yêu mến Chúa một cách nồng nàn không thể không yêu thương
người anh em của mình, trái lại, lòng bác ái đối với tha nhân cũng không thể
không làm cho con người thêm gần gũi với Chúa hơn.
Ước
gì chúng ta biết chạy đến với Ðức Maria như mẫu gương của lắng nghe và thực
hành Lời Chúa; chạy đến với Người như người Mẹ thân thương của mỗi người, chúng
ta cũng hãy đón nhận tha nhân như người anh em trong cùng một gia đình của
Chúa.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Ba Tuần 16 TN1, Năm lẻ
Bài đọc: Exo 14:21-15:1;
Mt 12:46-50.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Thi hành thánh ý
Thiên Chúa.
Có
thể nói cuộc đời con người là một mầu nhiệm, vì chúng ta không luôn luôn hiểu
rõ những gì chúng ta phải làm; nhưng chúng ta vẫn thi hành những gì Thiên Chúa
muốn, vì chúng ta tin tưởng vào sự thương yêu và uy quyền của Thiên Chúa dành
cho chúng ta. Chỉ khi nhìn thấy kết quả sau này chúng ta mới nhận ra sự quan
phòng kỳ diệu của Thiên Chúa.
Các
Bài Đọc hôm nay cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc thi hành thánh ý
Thiên Chúa mặc dù chúng ta không luôn hiểu rõ ràng. Trong Bài Đọc I, con cái
Israel dưới sự chỉ đạo của Moses, xuất hành khỏi Ai-cập mà không biết phải làm
sao; nhưng khi đã an toàn vượt qua Biển Đỏ, họ mới nhận ra uy quyền và sự
thương yêu của Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu nhấn mạnh tầm quan trọng của
việc làm theo thánh ý Thiên Chúa. Đó là điều kiện để trở thành phần tử trong đại
gia đình của Thiên Chúa.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Israel nhìn thấy Đức Chúa đã ra tay hùng mạnh đánh quân Ai-cập.
1.1/
Cuộc vượt Biển Đỏ chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại: Thiên Chúa truyền
cho Moses giơ tay trên mặt biển, để khiến nước của Biển Đỏ rẽ ra làm hai, tạo
thành một lối đi giữa biển cho dân Israel băng qua. Trình thuật kể: "Ông Moses
giơ tay trên mặt biển, Đức Chúa cho một cơn gió đông thổi mạnh suốt đêm, dồn biển
lại, khiến biển hoá thành đất khô cạn. Nước rẽ ra, và con cái Israel đi vào giữa
lòng biển khô cạn, nước sừng sững như tường thành hai bên tả hữu."
Thấy
dân Israel đi giữa biển được, quân Ai-cập đuổi theo sau cũng tiến vào; toàn thể
chiến mã, chiến xa và kỵ binh của Pharao tiến vào giữa lòng biển, đằng sau dân
Israel. Vào lúc gần sáng, từ cột lửa và mây, Đức Chúa nhìn xuống hàng ngũ Ai-cập,
Người gây rối loạn trong hàng ngũ chúng. Người làm cho chiến xa kẹt bánh, khiến
chúng phải vất vả mới di chuyển nổi. Quân Ai-cập bảo nhau: "Ta phải trốn bọn
Israel, vì Đức Chúa chiến đấu chống lại người Ai-cập để giúp họ."
Nhưng
đã quá trễ để quay đầu trở lại... Khi dân Israel đã lên bờ bên kia hết, Đức
Chúa phán với ông Moses: "Hãy giơ tay trên mặt biển, nước sẽ ập xuống trên
quân Ai-cập cùng với chiến xa và kỵ binh của chúng." Ông Moses giơ tay
trên mặt biển, và biển ập lại như cũ, vào lúc tảng sáng. Quân Ai-cập đang chạy
trốn thì gặp nước biển, Đức Chúa xô ngã quân Ai-cập giữa lòng biển. Nước ập xuống,
vùi lấp chiến xa và kỵ binh, vùi lấp toàn thể quân lực của Pharao đã theo dân
Israel đi vào lòng biển. Không một tên nào sống sót.
1.2/
Dân Israel nhận ra và ngợi khen uy quyền của Thiên Chúa: "Ngày đó, Đức
Chúa đã cứu Israel khỏi tay quân Ai-cập. Israel thấy quân Ai-cập phơi thây trên
bờ biển. Israel thấy Đức Chúa đã ra tay hùng mạnh đánh quân Ai-cập. Toàn dân
kính sợ Đức Chúa, tin vào Đức Chúa, tin vào ông Moses, tôi trung của Người."
Chiến
thắng Biển Đỏ hoàn toàn do uy quyền của Thiên Chúa. Như ông Moses báo trước cho
dân Israel: Họ không cần phải giao chiến, chỉ cần đứng nhìn xem cánh tay uy
hùng của Thiên Chúa sẽ nhận chìm quân đội của vua Pharao dưới lòng biển.
Mỗi
năm, dân tộc Israel nhớ lại cuộc Xuất Hành của mình ra khỏi Ai-cập và chiến thắng
huy hoàng của Thiên Chúa trên Biển Đỏ, để nhắc nhở cho nhau biết tình thương và
uy quyền của Thiên Chúa. Với chân không, đoàn di dân cả hàng triệu người, chưa
kể súc vật đã vượt qua Biển Đỏ ráo chân. Với tay không, họ đã chiến thắng vẻ
vang trên quân đội hùng mạnh và tinh nhuệ của Ai-cập. Họ có thể làm được chuyện
này vì bàn tay của Thiên Chúa ở với họ. Dân Israel muốn nhắc nhở cho nhau trong
đêm này: Đừng bao giờ quên tình thương và uy quyền của Thiên Chúa.
Bài
ca chiến thắng của nữ tiên tri Miriam: Bấy giờ ông Moses cùng với con cái
Israel hát mừng Đức Chúa bài ca sau đây. Họ ca rằng: "Tôi xin hát mừng Đức
Chúa, Đấng cao cả uy hùng:
Kỵ binh cùng chiến mã, Người xô xuống đại dương." Lời Việt mà các ca đoàn hát trong Bài Đáp Ca của Đêm Phục Sinh: "Vang lên muôn lời ca, ta ca tụng Chúa, vì uy danh Ngài cao cả à á a. Chiến mã với kỵ binh, Người đã quăng chìm đáy biển à á a."
Kỵ binh cùng chiến mã, Người xô xuống đại dương." Lời Việt mà các ca đoàn hát trong Bài Đáp Ca của Đêm Phục Sinh: "Vang lên muôn lời ca, ta ca tụng Chúa, vì uy danh Ngài cao cả à á a. Chiến mã với kỵ binh, Người đã quăng chìm đáy biển à á a."
2/
Phúc Âm:
Ai thi hành ý muốn của Cha tôi, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi.
2.1/
Thi hành thánh ý Thiên Chúa là cách thức để gia nhập gia đình Thiên Chúa: Khi Chúa Giêsu đang
nói với đám đông, thì có mẹ và anh em của Người đứng bên ngoài, tìm cách nói
chuyện với Người. Có kẻ thưa Người rằng: "Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy
đang đứng ngoài kia, tìm cách nói chuyện với Thầy." Người bảo kẻ ấy rằng:
"Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?" Rồi Người giơ tay chỉ các môn đệ và
nói: "Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Bất cứ ai thi hành ý muốn của Cha
tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi."
Khi
nói những lời này, Chúa Giêsu không có ý khinh thường Mẹ Ngài hay mối liên hệ
gia đình; nhưng Ngài muốn nhấn mạnh 2 điểm:
(1)
Mọi người đều có thể trở thành phần tử của gia đình Thiên Chúa, nếu họ nhận ra
và thực thi thánh ý của Thiên Chúa.
(2)
Cách trở thành phần tử trong gia đình Thiên Chúa khác với cách của người đời.
Theo cách của người đời, một người trở thành phần tử trong gia đình, hoặc bằng
cách sinh ra trong gia đình, hoặc do gia trưởng trong gia đình nhận làm con
nuôi (Jn 1:13). Theo cách của Thiên Chúa, một người trở thành con Thiên Chúa bằng
cách làm theo thánh ý Thiên Chúa; hay một cách rõ nét hơn: bằng cách tin vào Đức
Kitô là Con Thiên Chúa (Jn 1:12).
2.2/
Đức Mẹ là người thi hành thánh ý Thiên Chúa cách trọn vẹn: Giống như Chúa
Giêsu, cả cuộc đời của Đức Mẹ là làm theo thánh ý Thiên Chúa. Chúng ta có thể
trưng dẫn ba nét chính:
(1)
Trong biến cố Truyền Tin: Khi sứ thần Gabriel hiện đến báo tin về Kế Họach Cứu
Độ của Thiên Chúa. Mặc dù Mẹ đã khấn giữ mình đồng trinh; nhưng sau khi đã nhận
ra thánh ý của Thiên Chúa, Mẹ đã khiêm nhường thưa với sứ thần lời Xin Vâng:
"Này tôi là tôi tớ Chúa, xin làm cho tôi như lời sứ thần
truyền" (Lk 1:38).
(2)
Tại tiệc cưới Cana: Khi nhận ra sự lúng túng của đôi tân hôn vì hết rượu, Mẹ đến
kêu cầu với Chúa: "Họ hết rượu rồi!" Mặc dù Chúa nói với Mẹ:
"Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến;" Mẹ vẫn
căn dặn gia nhân: "Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo"
(Jn 2:4-5).
(3)
Khi tìm thấy Chúa Giêsu trong Đền Thờ: Sau ba ngày vất vả tìm thấy Chúa Giêsu
đang ngồi giữa các thầy giáo và đàm thoại với họ, mẹ Người nói với Người:
"Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ
đây đã phải cực lòng tìm con!" Người đáp: "Sao cha mẹ lại tìm con?
Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?"
Nhưng
ông bà không hiểu lời Người vừa nói. Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở
về Nazareth và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ
tất cả những điều ấy trong lòng (Lk 2:48-51).
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Trong cuộc đời, chúng ta không luôn sống theo sự hiểu biết; vì có những lúc
chúng ta phải sống bằng đức tin qua việc làm theo thánh ý của Thiên Chúa.
-
Chúng ta làm theo thánh ý Thiên Chúa vì chúng ta tin tưởng Ngài là Thiên Chúa
có quyền trên mọi sự và thương yêu chúng ta hơn bất cứ ai trong cuộc đời này.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
21/07/15 THỨ BA TUẦN 16
TN
Th. Lô-ren-xô Brin-đi-xi, linh mục, tiến sĩ HT
Mt 12,46-50
Th. Lô-ren-xô Brin-đi-xi, linh mục, tiến sĩ HT
Mt 12,46-50
Suy niệm: Lời
Chúa hôm nay có thể được gọi là lời chắp cánh cho quan hệ giữa Thiên Chúa và
con người. Quan hệ này ít ai dám nghĩ hay mơ tưởng, đó là quan hệ mẹ - con Chúa
dành cho ai biết nghe và đem ra thực hành Lời Chúa dạy. Người Tây phương có câu
ngạn ngữ “máu thì đậm đặc hơn nước.” Thật vậy, không gì khắng khít hơn quan hệ
ruột thịt: cha mẹ - con cái, anh - chị - em trong gia đình. Đối với Chúa, còn
có một mối dây thân tình mang tính đại đồng hơn, đó chính là thi hành ý muốn
Thiên Chúa. Mấu chốt của việc thực thi ý Chúa ấy là yêu Chúa: “Nếu ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy”(Ga
14,15), và là cơ sở xây dựng một cộng đồng nhân loại gắn bó hơn.
Mời Bạn: Ngày
nay nhân loại có nhiều phương tiện hiện đại giúp mọi người gần gũi nhau hơn,
nhưng cũng có nhiều cơ hội cho các xu hướng kỳ thị tôn giáo, màu da, sắc tộc
trỗi dậy, lập hàng rào bảo thủ lấy mình, loại trừ người khác. Vì lẽ đó, Phúc Âm
Hóa, làm cho mọi người nhìn nhận chân lý phát xuất từ một Cha trên trời, là
giải pháp tối ưu xây dựng một thế giới đại đồng, huynh đệ.
Sống Lời Chúa: Không
ai là một hòn đảo, con người là những mối tương quan. Mối tương quan lý tưởng
nhất là coi nhau như anh chị em, con cái cùng một Cha trên trời. Đó là tiêu chí
cho công cuộc loan báo Tin Mừng đến vùng ngoại vi vậy.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết cùng nhau chia sẻ và đem Lời
Chúa ra thực thi mỗi ngày trong môi trường sống của chúng con.
Ai là mẹ tôi?
Bất cứ ai sống theo ý Cha trên trời trong niềm
vâng phục phó thác, bất cứ ai sinh Đức Giêsu ra cho môi trường sống của mình...
người ấy là mẹ Đức Giêsu.
Suy niệm:
Bài Tin Mừng hôm nay có thể
làm chúng ta bị sốc.
Đức Giêsu đang giảng cho một
đám người khá đông.
Chắc là họ đứng chen chúc
nhau đến nỗi khó lòng đến gần Ngài được.
Chính vào lúc này thì mẹ và
anh em Ngài đến, không rõ lý do.
Họ muốn nói chuyện với Đức
Giêsu, nhưng đành phải đứng ở ngoài.
Có người vào báo cho Ngài về
chuyện đó.
Chúng ta tưởng Ngài sẽ ngưng
ngay bài giảng để ra gặp mẹ và anh em.
Một giọt máu đào hơn ao nước
lã.
Mẹ Ngài hẳn đã phải đi một
đoạn đường xa để đến gặp con trò chuyện.
Nhưng lạ thay Đức Giêsu vẫn
tiếp tục giảng.
Ngài vẫn tiếp tục nói chuyện
với đám đông đang nghe Ngài,
thay vì đi ra nói chuyện với
mẹ.
Sự quan tâm của Ngài nhắm vào
những người ở trong đây,
hơn những người đứng ở ngoài
kia.
Sau đó Ngài lại đặt những
câu hỏi vừa dễ lại vừa lạ:
“Ai là mẹ tôi? Ai là anh em
tôi?” (c. 48).
Dĩ nhiên đó là những người
đang đứng ngoài kia,
đang chờ được gặp mặt và nói
chuyện với Ngài.
Nhưng đó không phải là đáp
án của Đức Giêsu.
Chính Ngài cho ta đáp án
bằng cách giơ tay chỉ các môn đệ mà nói:
“Đây là mẹ tôi, đây là anh
em tôi” (c. 49).
Có một gia đình máu mủ đậm
đà đứng ở ngoài kia,
và một gia đình mới rất thân
thương đứng ở trong này.
Đức Giêsu không coi thường
tình mẫu tử hay tình họ hàng ruột thịt.
Điều Ngài muốn nhấn mạnh ở
đây là chuyện Ngài có một gia đình mới.
Các môn đệ của Ngài thuộc về
gia đình này.
Họ là mẹ, là anh chị em của
Ngài, vì họ thi hành Ý muốn của Cha Ngài.
Chính Đức Giêsu là người Con
luôn thi hành Ý muốn của Cha.
Ai thi hành Ý Cha trên trời
cũng trở nên gần gũi với người Con (c. 50).
Chúng ta có họ với Đức Giêsu
và làm nên một gia đình bao la rộng lớn.
Bỗng nhiên chúng ta thấy
mình gần Cha, gần Giêsu và gần nhau.
Nước Trời bắt đầu đến khi
hơn hai tỉ kitô hữu
nhận ra là mình cùng muốn
làm trọn Ý Cha,
cùng gắn bó keo sơn với
Giêsu và cùng coi nhau là anh chị em (Mt 23, 8).
Đức Giêsu có nhiều anh chị
em trong gia đình của Ngài.
Các phụ nữ thật là chị em
của Ngài, dù xã hội Ngài trọng nam khinh nữ.
Đức Giêsu cũng không chỉ có
một người mẹ tên là Maria.
Bất cứ ai sống theo ý Cha
trên trời trong niềm vâng phục phó thác,
bất cứ ai sinh Đức Giêsu ra
cho môi trường sống của mình,
bất cứ ai làm cho Ngài lớn
lên trong trái tim nhân loại,
người ấy là mẹ Đức Giêsu.
Trong gia đình mới là Giáo
Hội của Đức Giêsu,
Maria đã là Mẹ Đức Giêsu
theo ý nghĩa tuyệt vời nhất.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
xin thương nhìn đến Hội
Thánh
là đàn chiên của Chúa.
Xin ban cho Hội Thánh
sự hiệp nhất và yêu thương,
để làm chứng cho Chúa
giữa một thế giới đầy chia
rẽ.
Xin cho Hội Thánh
không ngừng lớn lên như hạt
lúa.
Xin đừng để khó khăn làm
chúng con chùn bước,
đừng để dễ dãi làm chúng con
ngủ quên.
Ước gì Hội Thánh trở nên men
được vùi sâu trong khối bột
loài người
để bột được dậy lên và trở
nên tấm bánh.
Ước gì Hội Thánh thành cây
to bóng rợp
để chim trời muôn phương rủ
nhau đến làm tổ.
Xin cho Hội Thánh
trở nên bàn tiệc của mọi dân
nước,
nơi mọi người được hưởng
niềm vui và tự do.
Cuối cùng xin cho chúng con
biết xây dựng một Hội Thánh
tuyệt vời,
nhưng vẫn chấp nhận cỏ lùng
trong Hội Thánh.
Ước gì khi thấy Hội Thánh ở trần gian,
nhân
loại nhận ra Nước Trời ở gần bên. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
21
THÁNG BẢY
Hồng
Ân Nghĩa Tử
Sự
chọn lựa đầy yêu thương của Thiên Chúa và hệ quả nhất định của nó luôn luôn gắn
liền với sự sống mật thiết của Thiên Chúa Ba Ngôi. Sự sống đầy sống hoạt trong
tình yêu này liên quan đến Chúa Cha cũng như Chúa Con trong Chúa Thánh Thần.
Con người chia sẻ sự sống thần linh này vì con người được mời gọi tham dự vào kế
hoạch sáng tạo và cứu độ của Thiên Chúa. Con người được tiền định ơn tuyển chọn
thần linh này ngay cả trước khi vũ trụ được tạo thành (Ep 1,5).
Con
người – ngay cả trước khi được dựng nên – đã được Thiên Chúa “chọn lựa”. Sự chọn
lựa này xảy ra nơi Người Con Đời Đời (Ep 1,4). Nghĩa là, nó xảy ra nơi Ngôi Lời
Vĩnh Cửu, nhờ Ngài mà thế giới được tạo thành. Như vậy, con người được tuyển chọn
trong Chúa Con để nhờ chức phận làm con của Người mà con người được Thiên Chúa
nhận làm nghĩa tử. Đây chính là cốt lõi của mầu nhiệm tiền định. Và đây chính
là sự biểu lộ tình yêu vĩnh cửu của Chúa Cha đối với chúng ta. Như Kinh Thánh
nói: “Vì yêu thương, Ngài đã tiền định cho ta làm nghĩa tử trong Đức Giê-su
Kitô” (Ep 1,5).
Như
vậy, sự tiền định cho thấy từ đời đời Thiên Chúa kêu gọi con người tham dự vào
bản tính của Ngài. Đó là một ơn gọi tiến tới sự thánh thiện thông qua ơn nghĩa
tử – trở thành những người con “tinh tuyền thánh thiện trước thánh nhan Ngài”
(Ep 1,4).
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY
21-7
Thánh
Laurensô Brinđisi, linh mục tiến sĩ Hội Thánh
Xh
14, 21-15,1; Mt 12, 46-50
LỜI
SUY NIỆM: “Vì ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời,
người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi.”
Chúa
Giêsu là Con Một của Chúa Cha, Người đã xem ý muốn của Chúa Cha là lương thực
chính của Người, và Người luôn thực hiện trọn vẹn Thánh Ý Chúa Cha, từ khi Nhập
Thể cho đến khi Phục Sinh; và Người muốn mọi người đều được trở nên anh chị em
với Người, thuộc về người trong gia đình của Người. Mỗi người trong chúng ta phải
cọng tác với Người với ơn thánh của Người , bằng cách phải thực thi ý muốn
của Thiên Chúa Cha. Mẫu gương thực thi cho chúng ta, đó là Đức Mẹ Maria.
Lạy
Chúa Giêsu. Chúa đã ban Đức Mẹ cho chúng con, xin cho mỗi một người trong chúng
con luôn học những nhân đức nơi Đức Mẹ, để sống với nhau và thực thi ý muốn của
Chúa trong việc thờ phượng Ngài.
Mạnh
Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày
21-07: Thánh LAURENSÔ BRINDISTIÔ
Linh
Mục Và Tiến Sĩ Hội Thánh (1559 - 1619)
Cesare
de Rossi sinh tại Brindisi vùng Aquila, miền nam nước ý năm 1559, Ngài được
giáo dục tại Venise và gia nhập dòng thánh Phanxicô ở Verôna. Năm 1575, Ngài được
mặc áo dòng với tên gọi là Laurensô Brindisiô.
Những
năm theo học tại Padua đã giúp Ngài trở thành những học giả, thông thạo các thứ
tiếng Pháp, Đức, Hy lạp, Syria và Do thái. Những khả năng này đã góp phần mang
lại nhiều thành công khi Ngài làm việc với anh em Do thái và khi Ngài phải
đương đầu với sự bành trướng của Thệ phản. Danh tiếng Ngài lan rộng khắp vùng
Trung Âu.
Trong
dòng, Laurensô Brindisiô đã được bầu làm bề trên cả.
Ngoài
ra, Ngài còn hăng say với đạo binh Thánh giá dẫn đầu đoàn quân Hung Gia Lợi chống
lại quân Thổ Nhĩ Kỳ. Với thánh giá cầm tay, Ngài đã mang lại chiến thắng năm
1601.
Phần
đời còn lại, Ngài hiến mình cho việc truyền giáo và ngoại giáo. Với khả năng đặc
biệt này, Ngài đã là một nhà ngoại giao tài giỏi của nhiều vị giáo hoàng. Tuy
nhiên, giữa những hoạt động bên ngoài, thánh nhân vẫn dành nhiều thời gian cho
việc cầu nguyện và thực tập các nhân đức. Chính đời sống nội tâm sâu sắc đã đưa
Ngài lên đỉnh cao đời sống thánh thiện.
Năm
1619, đang khi thi hành sứ mạng được trao phó ở Lisbonne, thánh Laurensô đã từ
trần trong sự nghèo khó đơn sơ và thánh thiện. Ngài để lại nhiều tác phẩm giá
trị cho kho tàng đức tin công giáo.
Năm
1881, Đức Lêô XIII đã suy tuyên Ngài lên bậc hiển thánh. Năm 1959 Đức
Gioan XXIII đặt Ngài làm tiến sĩ Hội Thánh.
(daminhvn.net)
21
Tháng Bảy
Lúa Mì VàHoa Mồng
Gà
Hòa
Lan là một nước nổi tiếng về hoa. Ở phía bắc Hòa Lan, có những cánh đồng hoa chạy
dài tắp tít vượt cả tầm nhãn giới. Nhiều loại hoa sặc sỡ tuyệt đẹp làm say mê
khách du lịch. Phía nam của Hòa Lan, trái lại, chỉ có những cánh đồng lúa mì
bát ngát và khi lúa chín thì khắp nơi chỉ còn là một màu vàng ối làm nổi bật
màu đỏ tím của những bông hoa mồng gà.
Cảnh
đó đẹp với thi sĩ và họa sĩ nhưng rất đáng buồn đối với nông gia vì mồng gà
càng sặc sỡ thì vụ lúa càng kém. Chẳng có cách nào nhổ hết được những cây mồng
gà này mà không làm hư hại lúa, đằng khác hoa mồng gà càng nhiều và càng đẹp
thì khách du lịch càng làm hư hại lúa nhiều, mỗi khi họ nhảy xuống ruộng để hái
hoa.
Sự
chung đụng của lúa mì và hoa mồng gà: đó là bức tranh tuyệt hảo của nhân loại
chúng ta. Thiên Chúa tạo dựng lúa mì để nuôi sống chúng ta, nhưng Người cũng
cho hoa mồng gà mọc lên để làm vui mắt chúng ta. Có lúa mì thì cũng có hoa mồng
gà. Có nhà nông thì cũng có thi sĩ, họa sĩ.
Thiên
Chúa cho nắng mưa hòa nhịp với nhau. Người nông gia không thể đòi hỏi chỉ có
mưa cho lúa tốt. Người nghệ sĩ không thể đòi hỏi chỉ có ánh mặt trời... Sống là
biết chấp nhận sự đa diện của vũ trụ như một bức tranh tuyệt hảo. Sống là biết
lấy đau khổ, mất mát của mình làm hạnh phúc cho người khác.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét