TUẦN THÁNH - CHÚA NHẬT LỄ LÁ -
TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA (Năm B)
Thánh lễ : Is 50,4-7; Tv 21; Pl 2,6-11; Mt 26,14–27,66.
Kiệu Lá
Tin Mừng Mc 11,1-10
1 Mấy ngày trước lễ Vượt Qua,
Đức Giê-su và các môn đệ đến gần thành Giê-ru-sa-lem, gần làng Bết-pha-ghê và
Bê-ta-ni-a, bên triền núi Ô-liu. Bấy giờ, Người sai hai môn đệ 2 và
bảo : "Các anh đi vào làng trước mặt kia. Tới nơi, sẽ thấy ngay một con lừa
con chưa ai cỡi bao giờ, đang cột sẵn đó. Các anh cởi dây ra và đem nó về đây. 3 Nếu
có ai bảo : "Tại sao các anh làm như vậy ?", thì cứ nói là Chúa cần đến
nó và Người sẽ gởi lại đây ngay." 4 Các ông ra đi và thấy một
con lừa con cột ngoài cửa ngõ, ngay mặt đường. Các ông liền cởi dây lừa ra. 5 Mấy
người đứng đó nói với các ông : "Các anh cởi con lừa ra làm gì vậy ?"
6 Hai ông trả lời như Đức Giê-su đã dặn. Và họ để mặc các
ông. 7 Hai ông đem con lừa về cho Đức Giê-su, lấy áo choàng của
mình trải lên lưng nó, và Đức Giê-su cỡi lên. 8 Nhiều
người cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành chặt
lá ngoài đồng mà rải. 9 Người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy
: "Hoan hô ! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa ! 10
Chúc tụng triều đại đang tới, triều đại vua Đa-vít, tổ phụ chúng ta. Hoan hô
trên các tầng trời !"
Thánh lễ
Is 50,4-7; Tv 21; Pl 2,6-11; Mt 26,14–27,66
Bài đọc 1 Is
50,4-7
4 Đức Chúa là Chúa Thượng
đã
cho tôi nói năng như một người môn đệ,
để
tôi biết lựa lời nâng đỡ ai rã rời kiệt sức.
Sáng
sáng Người đánh thức, Người đánh thức tôi
để
tôi lắng tai nghe như một người môn đệ.
5 Đức Chúa là Chúa Thượng đã mở tai tôi,
còn
tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui.
6 Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn,
giơ
má cho người ta giật râu.
Tôi
đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ.
7 Có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi,
vì
thế, tôi đã không hổ thẹn,
vì
thế, tôi trơ mặt ra như đá.
Tôi
biết mình sẽ không phải thẹn thùng.
Đáp ca Tv
21,7-9.17-18.19-20.23.24 (Đ. c. 2a)
Đáp : Lạy Chúa con thờ, muôn lạy Chúa,
Ngài nỡ lòng ruồng
bỏ con sao ?
7 Thân sâu bọ chứ người đâu phải,
con bị đời mắng chửi dể duôi,
8 thấy con ai cũng chê cười,
lắc
đầu bĩu mỏ buông lời mỉa mai :
9 "Nó cậy Chúa, mặc Người cứu nó !
Người
có thương, giải gỡ đi nào !" Đ.
17 Cả bầy chó trong ngoài vây bủa,
chúng
đâm con thủng cả chân tay,
18 xương con đếm được vắn dài ;
chúng
đưa cặp mắt cứ hoài ngó xem. Đ.
19 Áo mặc ngoài chúng đem chia chác,
còn
áo trong cũng bắt thăm luôn.
20 Chúa là sức mạnh con nương,
cứu
mau, lạy Chúa, xin đừng đứng xa. Đ.
23 Con nguyện sẽ loan truyền danh Chúa
cho anh em tất cả được hay,
và
trong đại hội dân Ngài,
con
xin dâng tiến một bài tán dương. Đ.
24 Hỡi những ai kính sợ Đức Chúa,
hãy
ca tụng Người đi !
Hỡi
toàn thể giống nòi Gia-cóp,
nào
hãy tôn vinh Người !
Dòng
dõi Ít-ra-en tất cả,
nào
một dạ khiếp oai ! Đ.
Bài đọc 2 Pl
2,6-11
6 Đức Giê-su Ki-tô
vốn
dĩ là Thiên Chúa
mà
không nghĩ phải nhất quyết duy trì
địa
vị ngang hàng với Thiên Chúa,
7 nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
mặc
lấy thân nô lệ,
trở
nên giống phàm nhân
sống
như người trần thế.
8 Người lại còn hạ mình,
vâng
lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
chết
trên cây thập tự.
9 Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn
Người
và
tặng ban danh hiệu
trổi
vượt trên muôn ngàn danh hiệu.
10 Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su,
cả
trên trời dưới đất
và
trong nơi âm phủ,
muôn
vật phải bái quỳ ;
11 và để tôn vinh Thiên Chúa Cha,
mọi
loài phải mở miệng tuyên xưng rằng :
"Đức
Giê-su Ki-tô là Chúa".
Tung hô Tin Mừng Pl
2,8-9
Vì chúng ta, Đức Ki-tô đã tự
hạ,
vâng
lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
chết
trên cây thập tự.
Chính vì thế, Thiên Chúa đã
siêu tôn Người
và
tặng ban danh hiệu
trổi
vượt trên muôn ngàn danh hiệu.
Dấu
ký hiệu viết tắt:
X : Đức Giê-su
nk : người kể
m : một người (Phê-rô, Hê-rô-đê ...)
dc : dân chúng
Tin Mừng Mc
14,1–15,47
Cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su Kitô theo thánh Mát-thêu.
1 nk Hai ngày trước lễ Vượt Qua và lễ Bánh Không
Men, các thượng tế và kinh sư tìm cách dùng mưu bắt Đức Giê-su và giết đi ; 2 vì
họ nói : "Đừng làm vào chính ngày lễ, kẻo dân chúng náo động."
3 nk Lúc đó, Đức Giê-su đang ở làng Bê-ta-ni-a, tại
nhà ông Si-mon Cùi. Giữa lúc Người dùng bữa, có một người phụ nữ đến, mang theo
một bình bạch ngọc đựng dầu thơm cam tùng nguyên chất thứ đắt tiền. Cô đập ra,
đổ dầu thơm trên đầu Người. 4 Có vài người lấy làm bực tức, nói với nhau : m "Phí dầu thơm như thế để làm gì ? 5 Dầu
đó có thể đem bán lấy trên ba trăm quan tiền mà bố thí cho người nghèo." nk Rồi họ gắt gỏng với cô. 6 Nhưng
Đức Giê-su bảo họ : X "Cứ để cho cô làm. Sao lại muốn gây chuyện
? Cô ấy vừa làm cho tôi một việc nghĩa. 7 Người nghèo thì lúc nào các
ông chẳng có bên cạnh mình, các ông muốn làm phúc cho họ bao giờ mà chẳng được
! Còn tôi, các ông chẳng có mãi đâu ! 8 Điều gì làm được thì cô đã
làm : cô đã lấy dầu thơm ướp xác tôi, để chuẩn bị ngày mai táng. 9 Tôi
bảo thật các ông : Hễ Tin Mừng được loan báo đến đâu trong khắp thiên hạ, thì
nơi đó việc cô vừa làm cũng sẽ được kể lại để nhớ tới cô."
10 nk Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, một người trong Nhóm Mười Hai, đi gặp
các thượng tế để nộp Người cho họ. 11 Nghe hắn nói, họ rất mừng và hứa cho tiền.
Giu-đa liền tìm cách nộp Người sao cho tiện.
12 nk Ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế
chiên Vượt Qua, các môn đệ thưa với Đức Giê-su : m "Thầy muốn chúng con
đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu ?" 13 nk Người sai hai môn đệ đi, và dặn họ : X "Các anh đi vào thành, và sẽ có một người
mang vò nước đón gặp các anh. Cứ đi theo người đó. 14
Người đó vào nhà nào, các anh hãy thưa với chủ nhà : Thầy nhắn : 'Cái phòng
dành cho tôi ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ của tôi ở đâu ?' 15
Và ông ấy sẽ chỉ cho các anh một phòng rộng rãi trên lầu, đã được chuẩn bị sẵn
sàng : và ở đó, các anh hãy dọn tiệc cho chúng ta." 16 nk Hai môn đệ ra đi. Vào đến thành, các ông thấy mọi sự y
như Người đã nói. Và các ông dọn tiệc Vượt Qua.
17 nk Chiều đến, Đức Giê-su và Nhóm Mười Hai cùng tới. 18
Đang khi dùng bữa, Người nói : X "Thầy
bảo thật anh em, có người trong anh em sẽ nộp Thầy, mà lại là người đang cùng
ăn với Thầy." 19 nk Các môn đệ đâm ra buồn rầu, và lần lượt hỏi
Người : m "Chẳng lẽ con sao ?" 20 nk Người đáp : X "Chính
là một trong Nhóm Mười Hai đây, mà là người chấm chung một đĩa với Thầy. 21
Đã hẳn, Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người. Nhưng khốn cho kẻ nào nộp
Con Người : thà kẻ đó đừng sinh ra thì hơn !"
22 nk Cũng đang bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc
tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói : X "Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy."
23 nk Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi
trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. 24
Người bảo các ông : X "Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì
muôn người. 25 Thầy bảo thật anh em : chẳng bao giờ Thầy
còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày Thầy uống thứ rượu mới trong Nước
Thiên Chúa."
26 nk Hát thánh vịnh xong, Đức Giê-su và các môn đệ ra núi
Ô-liu. 27 Đức Giê-su nói với các ông : X "Tất cả anh em sẽ vấp ngã, vì Kinh Thánh
đã chép : Ta sẽ đánh người chăn chiên, và chiên sẽ tan tác. 28
Nhưng sau khi trỗi dậy, Thầy sẽ đến Ga-li-lê trước anh em." 29 nk Ông Phê-rô liền thưa : m "Dầu tất cả có vấp
ngã đi nữa, thì con cũng nhất định là không." 30 nk Đức Giê-su nói với ông : X "Thầy bảo thật anh : hôm nay, nội đêm
nay, gà chưa kịp gáy hai lần, thì chính anh, anh đã chối Thầy đến ba lần."
31 nk Nhưng ông Phê-rô lại nói quả quyết hơn : m "Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy."
nk Tất cả các môn đệ cũng đều nói như vậy.
32 nk Sau đó, Đức Giê-su và các môn đệ đến một thửa đất gọi là
Ghết-sê-ma-ni. Người nói với các ông : X "Anh
em ngồi lại đây, trong khi Thầy cầu nguyện." 33 nk Rồi Người đem các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an đi
theo. Người bắt đầu cảm thấy hãi hùng xao xuyến. 34
Người nói với các ông : X "Tâm
hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại đây mà canh thức." 35 nk Người đi xa hơn một chút, sấp mình xuống đất mà cầu xin
cho mình khỏi phải qua giờ ấy, nếu có thể được. 36
Người nói : X "Áp-ba, Cha ơi, Cha làm được mọi sự, xin
cất chén này xa con. Nhưng xin đừng làm điều con muốn, mà làm điều Cha muốn."
37 nk Rồi Người trở lại, thấy các môn đệ đang ngủ,
liền nói với ông Phê-rô : X "Si-mon,
anh ngủ à ? Anh không thức nổi một giờ sao ? 38
Anh em hãy canh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng
hái, nhưng thể xác lại yếu đuối." 39 nk Người lại đi cầu nguyện, kêu xin như lần trước. 40
Rồi Người trở lại, thấy các môn đệ vẫn ngủ, vì mắt họ nặng trĩu. Các ông chẳng
biết trả lời làm sao với Người. 41 Lần thứ ba, Người trở lại và bảo các ông : X "Lúc này mà còn ngủ, còn nghỉ sao ?
Thôi, đủ rồi. Giờ đã điểm. Này Con Người bị nộp vào tay phường tội lỗi. 42
Đứng dậy, ta đi nào ! Kìa kẻ nộp Thầy đã tới !"
43 nk Ngay lúc đó, khi Người còn đang nói, thì Giu-đa, một người
trong Nhóm Mười Hai, xuất hiện. Cùng đi với hắn, có một đám đông mang gươm giáo
gậy gộc. Họ được các thượng tế, kinh sư và kỳ mục sai đến. 44
Kẻ nộp Đức Giê-su đã cho họ một ám hiệu, hắn dặn rằng : m "Tôi hôn ai thì chính là người đó. Các anh bắt lấy
và điệu đi cho cẩn thận." 45 nk Vừa tới, Giu-đa tiến lại gần Người và nói : m "Thưa Thầy !", nk rồi hôn Người. 46
Họ liền tra tay bắt Người. 47 Nhưng một trong những kẻ đang có mặt tại đó
tuốt gươm ra, chém phải tên đầy tớ của thượng tế, làm nó đứt tai.
48 nk Đức Giê-su nói với họ : X "Tôi là một tên cướp sao mà các ông đem
gươm giáo gậy gộc đến bắt ? 49 Ngày ngày, tôi vẫn ở giữa các ông, vẫn giảng
dạy ở Đền Thờ, mà các ông không bắt. Nhưng thế này là để lời Sách Thánh được ứng
nghiệm." 50 nk Bấy giờ các môn đệ bỏ Người mà chạy trốn hết.
51 Trong khi đó có một cậu thanh niên đi theo Người, mình
khoác vỏn vẹn một tấm vải gai. Họ túm lấy anh. 52
Anh liền trút tấm vải lại, bỏ chạy trần truồng.
53 nk Họ điệu Đức Giê-su đến vị thượng tế. Các thượng tế, kỳ mục
và kinh sư tề tựu đông đủ. 54 Ông Phê-rô theo Người xa xa, vào tận bên
trong dinh thượng tế, và ngồi sưởi bên đống lửa với đám thuộc hạ.
55 nk Bấy giờ các thượng tế và toàn thể Thượng Hội Đồng tìm lời
chứng buộc tội Đức Giê-su để lên án tử hình, nhưng họ tìm không ra, 56
vì tuy có nhiều kẻ đưa chứng gian tố cáo Người, nhưng các chứng ấy lại không ăn
khớp với nhau. 57 Có vài kẻ đứng lên cáo gian Người rằng : 58 m "Chúng tôi có nghe ông ấy nói : Tôi sẽ phá Đền Thờ
này do tay người phàm xây dựng, và nội ba ngày, tôi sẽ xây một Đền Thờ khác,
không phải do tay người phàm !" 59 nk Nhưng ngay về điểm này, chứng của họ cũng không ăn khớp
với nhau.
60 nk Bấy giờ vị thượng tế đứng lên giữa hội đồng hỏi Đức
Giê-su : m "Ông không nói lại được một lời sao ? Mấy
người này tố cáo ông gì đó ?" 61 nk Nhưng Đức Giê-su vẫn làm thinh, không đáp một
tiếng. Vị thượng tế lại hỏi Người : m "Ông có phải là Đấng Ki-tô, Con của Đấng
Đáng Chúc Tụng không ?" 62 nk Đức Giê-su trả lời : X "Phải, chính thế. Rồi các ông sẽ thấy
Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến." 63 nk Vị thượng tế liền xé áo mình ra và nói : m "Chúng ta cần gì nhân chứng nữa ? 64
Quý vị vừa nghe hắn nói phạm đến Thiên Chúa, quý vị nghĩ sao ?" nk Tất cả đều kết án Người đáng chết.
65 nk Thế là một số bắt đầu khạc nhổ vào Người, bịt mặt Người
lại, vừa đánh đấm Người vừa nói: m "Hãy nói tiên tri đi !" nk Và đám thuộc hạ tát Người túi bụi.
66 nk Ông Phê-rô đang ở dưới sân, có một người tớ gái của thượng
tế đi tới ; 67 thấy ông ngồi sưởi, cô ta nhìn ông chòng chọc
mà nói : m "Cả bác nữa, bác cũng đã ở với cái ông
người Na-da-rét, ông Giê-su đó chứ gì !" 68 nk Ông liền chối : m "Tôi chẳng biết, chẳng
hiểu cô muốn nói gì !" nk Rồi ông bỏ đi ra phía tiền sảnh. Bấy giờ có
tiếng gà gáy. 69 Người tớ gái thấy ông, lại bắt đầu nói với
những người đứng đó : m "Bác này cũng thuộc bọn chúng đấy."
70 nk Nhưng ông Phê-rô lại chối. Một lát sau, những
người đứng đó lại nói với ông : m "Đúng là bác thuộc bọn chúng, vì bác
cũng là người Ga-li-lê !" 71 nk Nhưng ông Phê-rô liền thốt lên những lời độc
địa và thề rằng : m "Tôi thề là không có biết người các ông
nói đó !" 72 nk Ngay lúc đó, gà gáy lần thứ hai. Ông Phê-rô
sực nhớ điều Đức Giê-su đã nói với mình : "Gà chưa kịp gáy hai lần, thì
anh đã chối Thầy đến ba lần." Thế là ông oà lên khóc.
15 1 nk Vừa tảng sáng, các thượng
tế đã họp bàn với các kỳ mục và kinh sư, tức là toàn thể Thượng Hội Đồng. Sau
đó, họ trói Đức Giê-su lại và giải đi nộp cho ông Phi-la-tô.
2 nk Ông Phi-la-tô hỏi Người : m "Ông là vua dân Do-thái sao ?" nk Người trả lời : X "Đúng
như ngài nói đó." 3 nk Các thượng tế tố cáo Người nhiều tội, 4 nên
ông Phi-la-tô lại hỏi Người : m "Ông không trả lời gì sao ? Nghe kìa, họ
tố cáo ông biết bao nhiêu tội !" 5 nk Nhưng Đức Giê-su không trả lời gì nữa, khiến
ông Phi-la-tô phải ngạc nhiên.
6 nk Vào mỗi dịp lễ lớn, ông thường phóng thích
cho dân một người tù, tuỳ ý họ xin. 7 Khi ấy có một người tên là Ba-ra-ba, đang bị
giam với những tên phiến loạn đã giết người trong một vụ nổi dậy. 8 Đám
đông kéo nhau lên yêu cầu tổng trấn ban ân xá như thường lệ. 9 Đáp
lời họ yêu cầu, ông Phi-la-tô hỏi : m "Các ông có muốn ta phóng thích cho các
ông vua dân Do-thái không ?" 10 nk Bởi ông thừa biết chỉ vì ghen tỵ mà các thượng
tế nộp Người. 11 Nhưng các thượng tế sách động đám đông đòi
ông Phi-la-tô phóng thích tên Ba-ra-ba thì hơn. 12
Ông Phi-la-tô lại hỏi : m "Vậy ta phải xử thế nào với người mà
các ông gọi là vua dân Do-thái ?" 13 nk Họ la lên : dc "Đóng đinh nó vào thập giá !" 14 nk Ông Phi-la-tô lại hỏi : m "Nhưng ông ấy đã làm
điều gì gian ác?" nk Họ càng la to : dc "Đóng đinh nó vào thập
giá !" 15 nk Vì muốn chiều lòng đám đông, ông Phi-la-tô
phóng thích tên Ba-ra-ba, truyền đánh đòn Đức Giê-su, rồi trao Người cho họ
đóng đinh vào thập giá.
16 nk Lính điệu Đức Giê-su vào bên trong công trường, tức là
dinh tổng trấn, và tập trung cả cơ đội lại. 17
Chúng khoác cho Người một tấm áo điều, và kết một vòng gai làm vương miện đặt
lên đầu Người. 18 Rồi chúng bái chào Người : dc "Vạn tuế đức vua dân Do-thái !" 19 nk Chúng lấy cây sậy đập lên đầu Người, khạc nhổ vào Người,
và quỳ gối bái lạy. 20 Chế giễu chán, chúng lột áo điều ra, và cho
Người mặc áo lại như trước. Sau đó, chúng dẫn Người đi để đóng đinh vào thập
giá.
21 nk Lúc ấy, có một người từ miền quê lên, đi ngang qua đó,
tên là Si-môn, gốc Ky-rê-nê. Ông là thân phụ hai ông A-lê-xan-đê và Ru-phô.
Chúng bắt ông vác thập giá đỡ Đức Giê-su. 22
Chúng đưa Người lên một nơi gọi là Gôn-gô-tha, nghĩa là Đồi Sọ.
23 nk Chúng trao rượu pha mộc dược cho Người, nhưng Người
không uống. 24 Chúng đóng đinh Người vào thập giá, rồi đem
áo Người ra bắt thăm mà chia nhau, xem ai được cái gì. 25
Lúc chúng đóng đinh Người là giờ thứ ba. 26 Bản án xử tội Người viết rằng
: "Vua người Do-thái". 27 Bên cạnh Người, chúng còn đóng đinh hai tên
cướp, một đứa bên phải, một đứa bên trái. 28
Thế là ứng nghiệm lời Kinh Thánh : Người bị liệt vào hạng những tên phạm pháp.
29 nk Kẻ qua người lại đều nhục mạ Người, vừa lắc đầu vừa nói
: m "Ê, mi là kẻ phá Đền Thờ, và nội trong ba ngày xây
lại được, 30 có giỏi thì xuống khỏi thập giá mà cứu mình đi !" 31 nk Các thượng tế và kinh sư cũng chế giễu Người như vậy, họ
nói với nhau : m "Hắn cứu được thiên hạ, mà chẳng cứu nổi
mình. 32 Ông Ki-tô vua Ít-ra-en, cứ xuống khỏi thập giá ngay bây
giờ đi, để chúng ta thấy và tin." nk Cả những tên cùng chịu
đóng đinh với Người cũng nhục mạ Người.
33 nk Vào giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ khắp mặt đất mãi đến
giờ thứ chín. 34 Vào giờ thứ chín, Đức Giê-su kêu lớn tiếng :
X "Ê-lô-i, Ê-lô-i, la-ma xa-bác-tha-ni
!" nk Nghĩa là : X "Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao
Ngài bỏ rơi con ?" 35 nk Nghe vậy, một vài người đứng đó liền nói : m "Kìa hắn kêu cứu ông Ê-li-a." 36 nk Rồi có kẻ chạy đi lấy một miếng bọt biển, thấm đầy giấm,
cắm vào một cây sậy, đưa lên cho Người uống mà nói : m "Để xem ông Ê-li-a có đến đem hắn xuống
không." 37 nk Đức Giê-su lại kêu lên một tiếng lớn, rồi tắt
thở.
(quỳ gối, thinh lặng trong giây lát)
38
nk Bức màn trướng trong Đền Thờ bỗng xé ra
làm hai từ trên xuống dưới. 39 Viên đại đội trưởng đứng
đối diện với Đức Giê-su, thấy Người tắt thở như vậy liền nói : m "Quả thật, người này là Con Thiên
Chúa."
40
nk Nhưng cũng có mấy phụ nữ đứng xa xa mà
nhìn, trong đó có bà Ma-ri-a Mác-đa-la, bà Ma-ri-a mẹ các ông Gia-cô-bê Thứ và
Giô-xết, cùng bà Sa-lô-mê. 41 Các bà này đã đi theo
và giúp đỡ Đức Giê-su khi Người còn ở Ga-li-lê. Lại có nhiều bà khác đã cùng với
Người lên Giê-ru-sa-lem, cũng có mặt tại đó.
42
nk Chiều đến, vì hôm ấy là ngày áp lễ, tức
là hôm trước ngày sa-bát, 43 nên ông Giô-xếp tới.
Ông là người thành A-ri-ma-thê, thành viên có thế giá của hội đồng, và cũng là
người vẫn mong đợi Triều Đại của Thiên Chúa. Ông đã mạnh dạn đến gặp tổng trấn
Phi-la-tô để xin thi hài Đức Giê-su. 44
Nghe nói Người đã chết, ông Phi-la-tô lấy làm ngạc nhiên, và cho đòi viên đại đội
trưởng đến, hỏi xem Người đã chết lâu chưa. 45
Sau khi nghe viên sĩ quan cho biết sự việc, tổng trấn đã cho ông Giô-xếp lãnh lấy
thi hài. 46 Ông này mua một tấm vải gai, hạ xác Đức
Giê-su xuống, lấy tấm vải ấy liệm Người lại, đem đặt vào ngôi mộ đã đục sẵn
trong núi đá, rồi lăn tảng đá lấp cửa mộ. 47
Còn bà Ma-ri-a Mác-đa-la và bà Ma-ri-a mẹ ông Giô-xết, thì để ý nhìn xem chỗ họ
mai táng Người.
Hoặc : Bài ngắn Mc 15,1-39
Cuộc
Thương Khó của Chúa Giê-su Kitô theo thánh Mát-thêu.
1 nk Vừa tảng sáng,
các thượng tế đã họp bàn với các kỳ mục và kinh sư, tức là toàn thể Thượng Hội
Đồng. Sau đó, họ trói Đức Giê-su lại và giải đi nộp cho ông Phi-la-tô.
2 nk Ông Phi-la-tô
hỏi Người : m
"Ông là vua dân Do-thái sao ?" nk Người trả lời : X "Đúng
như ngài nói đó." 3 nk Các thượng tế tố cáo Người nhiều tội, 4
nên ông Phi-la-tô lại hỏi Người : m "Ông
không trả lời gì sao ? Nghe kìa, họ tố cáo ông biết bao nhiêu tội !" 5
nk
Nhưng Đức Giê-su không trả lời gì nữa, khiến ông Phi-la-tô phải ngạc nhiên.
6 nk Vào mỗi dịp lễ
lớn, ông thường phóng thích cho dân một người tù, tuỳ ý họ xin. 7
Khi ấy có một người tên là Ba-ra-ba, đang bị giam với những
tên phiến loạn đã giết người trong một vụ nổi dậy. 8
Đám đông kéo nhau lên yêu cầu tổng trấn ban ân xá như thường
lệ. 9 Đáp lời họ yêu cầu, ông Phi-la-tô hỏi : m "Các ông
có muốn ta phóng thích cho các ông vua dân Do-thái không ?" 10
nk
Bởi ông thừa biết chỉ vì ghen tỵ mà các thượng tế nộp Người. 11
Nhưng các thượng tế sách động đám đông đòi ông Phi-la-tô phóng thích tên
Ba-ra-ba thì hơn. 12 Ông Phi-la-tô lại hỏi : m "Vậy ta
phải xử thế nào với người mà các ông gọi là vua dân Do-thái ?" 13
nk
Họ la lên : dc
"Đóng đinh nó vào thập giá !" 14
nk
Ông Phi-la-tô lại hỏi : m
"Nhưng ông ấy đã làm điều gì gian ác?" nk Họ càng la to : dc "Đóng đinh nó vào thập giá !" 15
nk
Vì muốn chiều lòng đám đông, ông Phi-la-tô phóng thích tên Ba-ra-ba, truyền
đánh đòn Đức Giê-su, rồi trao Người cho họ đóng đinh vào thập giá.
16
nk
Lính điệu Đức Giê-su vào bên trong công trường, tức là dinh tổng trấn, và tập
trung cả cơ đội lại. 17 Chúng khoác cho Người
một tấm áo điều, và kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người. 18
Rồi chúng bái chào Người : dc
"Vạn tuế đức vua dân Do-thái !" 19
nk
Chúng lấy cây sậy đập lên đầu Người, khạc nhổ vào Người, và quỳ gối bái lạy. 20
Chế giễu chán, chúng lột áo điều ra, và cho Người mặc áo lại như trước. Sau đó,
chúng dẫn Người đi để đóng đinh vào thập giá.
21
nk
Lúc ấy, có một người từ miền quê lên, đi ngang qua đó, tên là Si-môn, gốc
Ky-rê-nê. Ông là thân phụ hai ông A-lê-xan-đê và Ru-phô. Chúng bắt ông vác thập
giá đỡ Đức Giê-su. 22 Chúng đưa Người lên một
nơi gọi là Gôn-gô-tha, nghĩa là Đồi Sọ.
23
nk
Chúng trao rượu pha mộc dược cho Người, nhưng Người không uống. 24
Chúng đóng đinh Người vào thập giá, rồi đem áo Người ra bắt thăm mà chia nhau,
xem ai được cái gì. 25 Lúc chúng đóng đinh
Người là giờ thứ ba. 26 Bản án xử tội Người
viết rằng : "Vua người Do-thái". 27
Bên cạnh Người, chúng còn đóng đinh hai tên cướp, một đứa bên phải, một đứa bên
trái. 28 Thế là ứng nghiệm lời Kinh Thánh : Người
bị liệt vào hạng những tên phạm pháp.
29
nk
Kẻ qua người lại đều nhục mạ Người, vừa lắc đầu vừa nói : m "Ê, mi là
kẻ phá Đền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại được, 30
có giỏi thì xuống khỏi thập giá mà cứu mình đi !" 31
nk
Các thượng tế và kinh sư cũng chế giễu Người như vậy, họ nói với nhau : m "Hắn cứu
được thiên hạ, mà chẳng cứu nổi mình. 32
Ông Ki-tô vua Ít-ra-en, cứ xuống khỏi thập giá ngay bây giờ đi, để chúng ta thấy
và tin." nk
Cả những tên cùng chịu đóng đinh với Người cũng nhục mạ Người.
33
nk
Vào giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ khắp mặt đất mãi đến giờ thứ chín. 34
Vào giờ thứ chín, Đức Giê-su kêu lớn tiếng : X "Ê-lô-i,
Ê-lô-i, la-ma xa-bác-tha-ni !" nk
Nghĩa là : X "Lạy
Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con ?" 35
nk
Nghe vậy, một vài người đứng đó liền nói : m "Kìa hắn kêu cứu ông Ê-li-a." 36
nk
Rồi có kẻ chạy đi lấy một miếng bọt biển, thấm đầy giấm, cắm vào một cây sậy,
đưa lên cho Người uống mà nói : m
"Để xem ông Ê-li-a có đến đem hắn xuống không." 37
nk
Đức Giê-su lại kêu lên một tiếng lớn, rồi tắt thở.
(quỳ gối, thinh lặng trong giây lát)
38 nk Bức màn trướng trong Đền Thờ bỗng xé
ra làm hai từ trên xuống dưới. 39 Viên đại đội trưởng đứng đối diện với Đức Giê-su,
thấy Người tắt thở như vậy liền nói : m "Quả thật,
người này là Con Thiên Chúa."
Suy Niệm:
Ðức Giêsu được rước vào thành
thánh cách long trọng, nhưng cũng chính trong vinh quang này lại mở màn cho cuộc
khổ nạn đau thương! Thật không thể hiểu nổi một Ðấng Cứu Thế lại có thể bị ngược
đãi, nhục hình! Cũng không thể tin nổi được lòng dạ con người mau đổi trắng
thay đen! Tung hô đó để rồi đả đảo ngay. Nhưng tại sao Thiên Chúa lại để cho
Con của Ngài phải chấp nhận cái nhục nhã và tủi sầu đến thế? Ðức Giêsu suốt một
đời sống vì con người, sống cho con người, lại phải kết thúc cuộc đời giữa tiếng
la ó đả đảo kết án của con người. Cuộc đời Ngài cay đắng vậy sao?
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, trong tuần lễ
này, toàn thể Giáo Hội chúng con lặng lẽ dõi bước theo Chúa đi vào con đường khổ
nạn. Âm thầm nhìn Chúa bị treo trên đồi cao... chỉ vì hạnh phúc của chúng con.
Ôi một tuần hồng phúc. Xin cho chúng con sống trọn tuần này với lòng cảm mến nồng
nàn, lòng biết ơn sâu xa. Xin cho chúng con luôn trung thành và đặt niềm tin
tuyệt đối vào Chúa. Chúa đã sống vì yêu, chết vì yêu và chỉ trong tình yêu mới
tạo sức sống cho cuộc đời. Amen.
(Lời Chúa trong giờ kinh gia đình)
Suy Niệm:
Chúa Nhật Lễ Lá Năm B
Mc 11,1-11; Is 50,4-7; Ph 2,6-11; Mc 14,1-15,47
Suy niệm: Ðấng Thiên Sai Ðến Như Một Nô Bộc
Bốn mươi ngày của mùa Chay đã chấm hết để nhường chỗ cho
Tuần Thánh, tuần Khổ nạn của Ðức Yêsu. Năm nay Người lại vào thành Yêrusalem;
Người sẽ được cộng đoàn giáo dân hoan hô, để rồi lại sẽ bị kết án và tử hình
trên Thập giá! Người lại đau khổ và đang đau khổ qua thân phận làm người của
chúng ta.
Nghe lại những bài đọc Kinh Thánh trong Chúa Nhật mở đầu
tuần Thương khó, chúng ta nhận thấy, hơn bao giờ hết, khuôn mặt của Ðức Yêsu
như hiện ra cách rõ rệt, cụ thể. Người trở nên thật sự "cái đinh" của
các nghi lễ Phụng vụ, khiến ta có thể quả quyết là tất cả mọi tư tưởng, tất cả
mọi nhân vật đều đang chú tâm theo dõi những bước đi của Người.
Thánh sử Marcô năm nay thuật lại các việc Ðức Yêsu tiến
vào Yêrusalem. Cũng như thánh Matthêu, Luca và Yoan, Marcô ghi lại biến cố này
với một sắc thái đặc biệt. Hẳn chúng ta sẽ ngạc nhiên trước thái độ xem ra có vẻ
mâu thuẫn của Người: Người vẫn khước từ mọi lời tung hô, mọi câu tán tụng và nhất
là luôn từ chối nguyện vọng của dân chúng, khi họ định tôn phong Người lên làm
vua (Yn 6,15; Cf Mc 6,45; Mt 14,22). Thế mà, trong bối cảnh thuật lại ở Marcô
11,1-11, Ðức Yêsu chẳng những không khước từ lời tán tụng, mà còn đóng vai chủ
động khi bảo hai môn đệ chuẩn bị cuộc "đăng quang" cho mình (Mc
11,1-3).
Ngoài ra, Yêrusalem không phải là một thành phố xa lạ đối
với Người: từ lúc bé, Người đã được cha mẹ đem lên đây để được dâng hiến cho
Thiên Chúa (Lc 2,22-39); lúc đến tuổi thành niên về phương diện tôn giáo, Người
cũng đã trẩy hội hành hương Yêrusalem (Lc 2,41-49); trong suốt gần 3 năm hoạt động
công khai, từ mùa xuân 28 đến mùa xuân 30, thánh Yoan cũng đã ghi lại nhiều lần
Ðức Yêsu xuất hiện ở Yêrusalem (Yn 2,23; 7,10-14; 12,12). Nhưng lần này, sự xuất
hiện của Người ở đây mang một ý nghĩa đặc biệt: vào Yêrusalem để thực hiện
"giờ" của Người.
Quả vậy, đoạn văn của Marcô mở ra cho chúng ta bối cảnh
đó: Ðức Yêsu vào Yêrusalem với tư cách là Vị Thiên Sai của Thiên Chúa, Vị Thiên
Sai Thiên Chúa hứa ban cho Dân Người, Vị Thiên Sai đã từng được loan báo qua
các sấm ngôn của Kinh Thánh:
"Dòng dõi Người sẽ đạp dập đầu ngươi..." (Kn
3,15).
"Vương trượng sẽ không xa lìa khỏi nhà Yuđa, chiếc gậy
thủ lãnh cũng sẽ không rời khỏi chân Người, cho đến khi xuất hiện..." (Kn
49,10).
"Ngay trong dân tộc ngươi, ngay giữa anh em ngươi,
Yavê Thiên Chúa sẽ gầy dựng cho ngươi một vị tiên tri như Ta! Các ngươi phải
nghe theo Người!" (Tl 18,15).
"Ta sẽ củng cố ngai báu của Người đến muôn đời..."
(2S 7,12-16).
"Hỡi thiếu nữ
Sion, hãy hân hoan!
Hỡi thiếu nữ
Yêrusalem, hãy reo hò!
Này đây Vua ngươi
đến cùng ngươi..." (Za 9,9).
Nhưng có thật Ðức
Yêsu là Vị Thiên Sai mà mọi người mong đợi không?
Thánh Marcô trong
bài ghi lại việc Ðức Yêsu vào Yêrusalem (11,1-11) và cuộc thọ hình của Người
(14,1-15,47) sẽ soi sáng cho chúng ta tìm được lời giải đáp thỏa đáng cho câu hỏi
trên:
"Ðấng Thiên
Sai đến như một nô bộc!"
1. Ðấng Thiên
Sai Ðến
Việc Ðức Yêsu vào
thành Yêrusalem không những khiến chúng ta liên tưởng đến những cuộc đăng quang
hay kinh lý của các hoàng đế La Mã, Hylạp ngày xưa, mà còn như diễn lại cảnh lên
ngôi của các vị vua trong lịch sử Dothái.
Ðavít đã ra chỉ
thị rõ rệt về việc đăng quang của Salômon:
"Các ngươi
hãy cho đoàn phòng vệ tháp tùng rồi hãy đặt Salômon ngồi trên chính con lừa của
ta, đoạn dẫn người đến thung lũng Ghikhon..." (1V 1,33).
Hoặc trong bối cảnh
Yêhu được đặt làm vua, Thánh Kinh thuật lại:
"Tức thì họ
cởi áo choàng của mình ra và trải dưới đất người. Họ thổi tù và và la to:
"Yêhu là vua!" (2V 9,13).
Khi ghi lại biến
cố trên, chắc hẳn Marcô như muốn trình bày cho ta thấy rõ chính dân Yêrusalem
đã tiếp đón Ðấng Thiên Sai và rước Người vào thành của mình.
Ngoài ra, hai từ
ngữ quan trọng của Marcô giúp ta thêm xác tín về thân thế và sứ mạng của Ðức
Yêsu: đó là tước hiệu "Chúa" mà chính Ðức Yêsu gán cho mình, cũng như
lời hoan hô của dân chúng: "Hosanna! Chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đến".
Marcô sử dụng
danh từ "Chúa" (Kyrios) với một ý rất thông dụng và thường để chỉ một
nhân vật đáng kính, một vị luật sĩ nổi danh nào đó, hoặc dùng trong ngôn ngữ xã
giao hằng ngày... như tiếng "ông", tiếng "Ngài" của chúng
ta chẳng hạn hoặc để chỉ Ðức Yavê Thiên Chúa theo bản dịch LXX, và khi nói về Ðức
Kitô thì từ ngữ thông dụng nhất là "Thầy" hoặc "Con Người",
chứ không phải là "Chúa". Câu 3 đoạn 11 là trường hợp duy nhất trong
Phúc Âm Marcô, trong đó từ ngữ "Chúa" được áp dụng cho Ðức Yêsu, mà lại
do chính Người nói về mình.
"Nếu có ai hỏi
chúng con: "Tại sao các ông làm như thế?", thì các con hãy đáp:
"Vì Chúa cần dùng, rồi Người sẽ giao hoàn lại sau" (Mc 11,3).
Ðó chính là tước
hiệu mà Cựu Ước luôn dành cho Thiên Chúa hoặc Ðấng Thiên Sai, đồng thời cũng là
danh hiệu mà các tín hữu tiên khởi sau này sẽ dùng để chỉ về Ðức Kitô Phục
sinh: "Chúa Yêsu Kitô".
Ðồng thời tiếng
hoan hô chào mừng của dân chúng mang một ý nghĩa rõ rệt:
"Hosanna!
Chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đến" (Mc 11,9).
Trong khi Luca lại ghi:
"Chúc tụng Ðức Vua..." (Lc 19,38).
Các lời hoan hô trên quả như muốn giới thiệu Ðức Yêsu
chính thật là Ðấng Thiên Sai đang đến với Dân Người.
Lời hoan hô đó là tiếng nói thoát ra từ tâm tình Thánh vịnh
ca ngợi 118,25-26. Dân Dothái thường hát bài tán tụng này vào các dịp đại lễ, đặc
biệt dịp lễ Vượt qua để tán dương Thiên Chúa.
Hosanna! Xin hãy thi ân! (2S 14,4).
Có nghĩa: Xin hãy cứu tôi!
Xin dủ tình ban ơn cứu độ!
Trong khung cảnh tưng bừng, giữa tiếng ồn ào náo nhiệt của
dân chúng, Marcô ghi thêm: "Ðức Yêsu đã tiến vào đền thờ Yêrusalem".
Người đến như một Vị Thiên Sai. Dân chúng đón tiếp Người
với nghi lễ xứng đáng dành cho một Vị Thiên Sai như thấy mô tả trong Kinh Thánh
(Za 9,9), nhưng bí mật vẫn bao trùm trên Người:
"Sau khi quan sát chung quanh,
và vì trời đã về chiều,
Người ra khỏi thành để trở về Bêthania với 12 môn đệ!"
(Mc 11,11).
Dân chúng hoan hô Người! Dân chúng chờ đợi Người tỏ uy
quyền như một Môsê, một Ðavít, một Salômon xưa, hoặc như một lãnh tụ trong ngày
công khai ra mắt, nhưng tại sao Người không lưu lại Yêrusalem, hoặc tại sao
không đọc một tuyên ngôn vạch rõ chương trình hoạt động?
Người đã khiến đám dân ủng hộ mình phải thất vọng, hoặc
chính Người đã phải chua chát trước thái độ vụ hình thức và không hiểu biết của
họ...? Hầu như để bổ túc và giải đáp bí ẩn đó, Marcô mới mời gọi chúng ta nghe
thuật lại cuộc Khổ nạn của Người (Mc 14,1-15,47).
2. Ðấng Thiên Sai Ðến Như Một Nô Bộc
Quả thật dân chúng đã không gặp được nơi Ðức Yêsu vinh hiển
vào Yêrusalem như một Ðavít chiến thắng, một Salômon trẻ trung xưa, cũng như
không tìm thấy nơi Người khuôn mặt kiêu hãnh của một vị lãnh tụ, khả dĩ đáp lại
nỗi chờ mong của họ.
Ðức Yêsu đã vào Yêrusalem khiêm nhu trên lưng lừa qua
hình dáng một người nô bộc! Sự thật quá phũ phàng!
Có lý nào Ðấng Thiên Sai toàn dân mong đợi trông lại thê
thảm và tầm thường như thế?
Bằng một lối tả chân sống động, Marcô loan báo cho ta việc
Thiên Chúa thực hiện chương trình cứu rỗi một cách "tréo cẳng ngỗng",
không ai có thể ngờ!
Ngoài vẻ mặt quen thuộc của người nô bộc được ghi trong Ðệ
nhị Isaia mà Ðức Yêsu đã sống lại cách trọn vẹn, hai đặc tính khiêm nhu của Ðấng
Thiên Sai, Marcô muốn vẽ lại cho chúng ta, sau biến cố vào Yêrusalem, đó là: sự
cô đơn và thinh lặng của Ðức Yêsu trong suốt thời kỳ Khổ nạn!
Marcô đã cố gắng trình bày một cách linh động sự cô đơn
tuyệt đối của Ðức Yêsu sau những tiếng hoan hô tán tụng của dân chúng. Chẳng những
Người đã bị dân bỏ rơi, mà ngay cả các môn đệ thâm tín của Người cũng xa lìa,
trốn tránh!
Tại Ghếtsêmani, đáng lẽ những người này phải tỉnh thức, lắng
nghe tâm sự của Người, thế mà họ lại ngủ mê mệt (Mc 14,37-40).
Lúc Người bị bắt, tất cả đều bỏ trốn (Mc 14,50). Và có lẽ
để tăng thêm vẻ bi đát cho cảnh cô đơn này, Marcô đã không ngần ngại ghi lại
cách châm biếm cảnh một môn đệ trẻ vứt bỏ áo quần mình để thoát thân (Mc
14,51-52). Phêrô cũng mạnh dạn chối từ (Mc 14,62-71). Có chăng là sự hiện diện
của một con gà vô tội, cố gáy lên hai lần (Mc 14,72) như thức tỉnh những người
thân! Người bị ngay cả Cha của mình bỏ rơi (Mc 15,34-35). Thật là một cảnh cô
đơn tuyệt đối:
Ngoài ra, đóng vai thân phận người nô bộc Yavê "bị
hành hạ, nhưng Người vẫn khiêm nhu, và không mở miệng thốt lên lời nào. Như một
con trừu bị điệu đi giết, như một con chiên câm miệng trước người thợ xén lông,
Người đã không mở miệng" (Is 53,7).
Qua sự im lặng lạ kỳ này, Ðức Yêsu, như muốn mời gọi và
khiêu khích tính tò mò của ta:
"Ông ấy có phải là Ðấng Thiên Sai thật không?"
Những ai chờ đợi nơi Người những hành động phi thường, những
biện bác hùng hồn, chắc hẳn đã thất vọng! Vì nếu họ không hiểu được Người, làm
thế nào có thể khiêm nhường và im lặng khám phá ra ý nghĩa của nghịch cảnh khổ
giá mà Người sẽ chịu sau này?
Trước cảnh lạ đời ấy, có lẽ chỉ có "những tâm hồn nghèo
khao khát Tin Mừng, những kẻ thiếu tự do, những kẻ đui mù, những người bị áp bức,
những tâm hồn tan vỡ, những kẻ bị lưu đày, những con người không tiếng
nói" (Lc 4,18; Cf Is 61,1; 58,6) mới nhận ra khuôn mặt thật của Người và bắt
gặp Người trong địa vị đích thực của Ðấng Thiên Sai Thiên Chúa.
Ðức Yêsu đến, và đến với con người chúng ta qua hình ảnh
một người nô bộc; chân lý đó sau này trong tư thế của "con người ngã ngựa",
Phaolô sẽ xưng tụng bằng bài ca tuyệt tác trong Ph 2,6-11 mà lịch sử Giáo hội
không ngớt loan truyền và làm chứng. Chân lý đó quả đã khiến bao người vấp ngã
như đám dân Yêrusalem xưa, bởi họ không nhận ra ý nghĩa cuộc hành trình gian khổ
về Ðất Hứa xưa của dân Dothái cũng chính là cuộc hành trình khiêm nhu và thinh
lặng của Ðấng Thiên Sai trong giờ Khổ nạn. Ðó cũng chính là cuộc hành trình cứu
độ của dân Chúa qua cuộc sống nhân loại ngày hôm nay.
Giảng Lễ
Ngày Chúa nhật Lễ Lá hôm nay kỷ niệm việc Chúa vào thành
Yêrusalem. Dân chúng đã đón rước Người như trong một cuộc khải hoàn. Họ chặt
lá, cởi áo trải ra đường để Người đi qua. Họ tung hô chúc tụng Người là Con Vua
Ðavít, là Ðấng đến nhân danh Thiên Chúa. Họ muốn lần này Người dứt khoát tuyên
bố mình là Thiên Sai và thiết lập triều đại mới cho dân tộc đã từng bao năm chờ
đợi được giải phóng.
Nhưng nhìn vào Chúa, những người có kinh nghiệm thấy ngay
khuôn mặt Người không diễn tả những cảm tình của quần chúng. Người không đến
đáp lại những chờ đợi trần gian. Người sẽ không cỡi một con ngựa trận to lớn,
nhưng lại ngồi trên một con lừa nhu mì và tầm thường. Khuôn mặt Người chỉ giãi
ra một vẻ hiền dịu trong trắng chứ không có vẻ quắc thước và đắc thắng. Ðám rước
lúc đầu có vẻ muốn đưa đến một cuộc suy tôn lãnh tụ, nhưng thực ra đã đi vào chốn
lặng lẽ tôn nghiêm của Ngôi Ðền Thờ. Ðức Kitô vào thành không phải để làm Vua
theo ước muốn của quần chúng nhưng để thi hành một sứ mệnh siêu nhiên, đòi phải
từ bỏ hết mọi vinh hoa quyền thế, cho đến cả sự sống của mình. Bài Thương khó
tường thuật cuộc Thụ khổ như chúng ta vừa nghe cho thấy rõ: Ðức Kitô đã vào
thành để chịu chết, và chết ô nhục trên Thập giá.
Hôm nay kỷ niệm việc Chúa vào thành, Phụng vụ muốn đưa
chúng ta đi theo Người cho đến khi chết trong mồ, để có như vậy, chúng ta mới
hy vọng được cùng Người chỗi dậy trong đời sống vĩnh cửu. Chân lý này, chúng ta
đã rõ. Nhưng hôm nay, Giáo hội muốn chúng ta đào sâu, để thâm tín, để thi hành.
Bất cứ ai muốn theo Chúa, phải theo Ngài cho đến chết. Phải cùng chết với Người,
mới được phục sinh. Thế mà có nhiều người không theo Chúa cho đến chỗ chết. Họ
giống như hầu hết quần chúng Dothái ngày trước: theo Chúa, rước Chúa, tháp tùng
Chúa, phấn khởi, hân hoan trong ngày Chúa nhật Lễ Lá� nhưng như trong bài Thương khó chúng
ta vừa nghe, họ đã từ bỏ, phủ nhận, lên án, đóng đinh Chúa. Họ thay lòng đổi dạ
ư? Sự thật không phải thế. Trước sau họ chỉ là những con người ham sống, muốn
thứ hạnh phúc thực tiễn, trước mắt rẻ tiền. Họ đang sống trong lầm than, hay ít
ra, vất vả của cuộc đời. Nghe nói ông Yêsu là nhà tiên tri, có những quyền phép
phi thường, làm cho ngay cả Lazarô chết rữa ra rồi mà còn sống lại. Họ liền nô
nức chạy đến với nhà tiên tri đó, muốn công kênh Người lên làm vua, để mưa móc
ân huệ trần gian cho họ. Ðến khi thấy Người bất lực trước đối thủ, không cứu được
mình huống nữa còn đỡ được ai, họ chỉ còn một thái độ: xô luôn con người đó
nhào xuống chết đi, để khỏi thấy mặt, để khỏi bực bội vì đã hy vọng hão huyền.
Họ không xứng đáng với con người của Ðức Kitô, với sứ mạng cao cả của Người.
Dĩ nhiên chúng ta không ai muốn đồng hóa mình với đám người
Dothái trên. Nhưng có thật chúng ta đã theo Chúa một cách xứng đáng không?
Chúng ta cũng đã chứng kiến nhiều trường hợp theo đạo vì gạo, vì vợ, vì thế quyền.
Mùa Chay khuyến khích, đòi hỏi mỗi người phải kiểm thảo chính mình, chứ không
phải là cứ nhìn vào người khác để phê phán anh em. Ước gì chúng ta có can đảm,
sáng suốt, biết phê bình chính cuộc sống đạo đức của mình, để thấy rõ chúng ta
có còn đi theo Chúa không, và có dám đi với Người cho đến khi xuống mồ, để cùng
chết với Người và sống lại với Người không? Hay là chúng ta đang có khuynh hướng
muốn rẽ ngang, không theo đường lối Chúa nữa, nay giấu giếm che đậy chân lý
Phúc Âm này, mài có thể bớt dần các thái độ tỏ ra mình là người tín hữu? Ấy là
chưa kể, việc đi theo Chúa cho đến chết và chết trên thập giá, đòi chúng ta phải
chết đi cho tội lỗi, tiêu diệt các nết xấu, và sống theo giáo lý Phúc Âm. Chúng
ta hằng ngày có thực thi những điều ấy không? Ngày xưa, đi theo Chúa cho đến
Núi Sọ, không có mấy người. Mười hai tông đồ, bảy mươi hai môn đệ cũng không.
Chỉ có Ðức Maria và một số người rất ít.
Như vậy, chúng ta đừng mặc cảm nhận ra cuộc đời đạo đức hời
hợt hiện nay của mình. Ðiều cốt yếu trong mùa Chay Thánh và đặc biệt trong Tuần
Thánh này, là nhận ra tình trạng còn khuyết điểm của ta để cầu xin ơn tha thứ, để
hưởng ơn tha tội của Thập giá Ðức Kitô, mà được sống lại đi vào cuộc đời mới.
Cuộc sống mai
ngày vẫn là cuộc đời đi theo Ðức Kitô cho đến chết để được sống lại với Ngài.
Thế nên tham dự tinh thần của Tuần Thánh này là hun đúc lại niềm tin, sưởi nóng
lại lòng mến, để thề hứa lại trong đêm Vọng Phục Sinh: chúng ta nhất định chọn
Chúa, đời đời chọn Chúa, mãi mãi trung thành với đức tin, với Giáo Hội; vì dù
được lợi tất cả thế gian, mà mất hạnh phúc muôn thuở, cũng là trơ trơ hai bàn
tay trắng cộng thêm ân hận vì đã hỏng cả cuộc đời. Nói đơn sơ hơn, trong Tuần
Thánh cử hành mầu nhiệm cái chết và cuộc Phục sinh của Chúa chúng ta, không
chân lý nào cần được suy nghĩ và thâm tín bằng lời Phúc Âm sau đây: ai ham sống
thì chết; còn ai coi nhẹ sự sống sẽ được sống xứng đáng với nhân phẩm và ao ước
hạnh phúc trường cửu của mình.
Người biết khinh
chê những mối lợi nhỏ trước mắt như thế, mới dễ có lòng nhân, hy sinh tư kỷ cho
hạnh phúc của đồng bào, làm gương và giúp ích được cho việc xây dựng quê hương
dân tộc. Chúa Yêsu biết trước môn đệ của mình nhút nhát, sợ đi vào con đường Thập
giá. Nhưng Người đã hứa ban Thánh Thần cho các ông sau khi sống lại. Và quả thực,
khi nhận được Thánh Thần rồi, các tông đồ không còn ham sống, sợ chết nữa,
nhưng nhiệt thành xả kỷ theo chân Chúa tiếp tục việc cứu thế. Ngày nay, chúng
ta cũng có ơn Thánh Thần để sẵn trong mầu nhiệm Thánh Thể, để ai có lòng tin nhận
lấy, sẽ được thêm tinh thần của Ðức Kitô, không ngại xả thân cứu đời, và hằng lập
đi lập lại câu nói diễn tả đường lối Thánh Kinh, đường lối dẫn đến hạnh phúc
chân thật: "Con Người phải đi qua gian khổ để đạt tới vinh quang".
Chúng ta có chấp nhận vác Thánh giá hằng ngày để cùng chết với Chúa, thì mới hy
vọng được cùng Người phục sinh trong hạnh phúc trường sinh.
Hôm nay chúng ta
đã vào thành với Chúa, và rồi đây sẽ rước Chúa vào lòng; chúng ta xin Ngài cho
chúng ta được kết hợp với Người hằng ngày và mãi mãi, vì chỉ có như vậy chúng
ta mới được ơn cứu độ và được tham dự vào công cuộc cứu thế của Người.
(Trích dẫn từ
tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của Ðức cố
Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)
Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa
Năm B – 01-04-2012
Hôm nay, cùng với toàn thể Giáo hội, chúng ta kỷ niệm biến cố Đức Giêsu khải
hoàn vào thành thánh Giêrusalem với tư cách là Đấng Messia. Người đã nhất quyết
đi lên Giêrusalem trong tư thế sẵn sàng chịu chết.
Theo lời Thiên Chúa hứa,
dân Israel từng ngày mong chờ hoàng tử nhà Đavít đến giải thoát họ khỏi ách đô
hộ của đế quốc. Tin Mừng hôm nay cho chúng ta biết, khi Chúa tiến vào thành
thánh, dân chúng đã nhiệt liệt tung hô Chúa như thế nào. Các môn đệ “lấy
áo choàng của mình trải lên lưng lừa”, dân chúng thì “chặt
nhành chặt lá ngoài đồng mà rải. Người đi trước kẻ theo sau reo hò vang dậy”. Đối với họ, ngày giải phóng đã đến, vị
anh hùng đã xuất hiện.
Sự hồ hởi của họ có lẽ xuất phát từ ý tưởng giải phóng. Tuy thế, Đức Giêsu
đã không muốn người ta hiểu lầm Người là một nhà giải phóng quân sự hay chính
trị. Người muốn người ta hiểu rằng Người là một vị vua hòa bình, hiền từ và
khiêm tốn. Bằng chứng là Người cưỡi con lừa con tiến vào thành. Người không
chinh phục thiếu nữ Sion, hình ảnh của Hội thánh Người bằng mưu mẹo hay bạo lực,
nhưng bằng sự khiêm tốn, là bằng chứng của sự thật.
Việc Đức Giêsu lên Giêrusalem để tự nguyện chịu chết tỏ cho thấy Nước Thiên
Chúa đang đến. Và sự kiện đó Đấng Messia sắp hoàn thành bằng cuộc vượt qua, là
sự chết và sống lại của Người.
Hôm nay, chúng ta cũng bước vào Tuần Thánh, chóp đỉnh của năm Phụng vụ.
Trong tuần này, chúng ta đặc biệt sống biến cố vượt qua của Đức Kitô. Người đã
được các ngôn sứ tiên báo như là Tôi Trung của Đức Chúa. Người luôn vâng phục
thánh ý Thiên Chúa, luôn trung thành với sứ mạng của mình và sẵn sàng cảm
thông, chia sẻ với số phận của anh em – tức là gia đình nhân loại. Người mang lấy
mọi bệnh hoạn tật nguyền của chúng ta. Dù vô tội, Người đã bị bắt như một tội
nhân, bị xét xử trước Thượng Hội đồng, bị trao cho quan Philatô xét xử, bị kết
án tử hình cách bất công, bị đánh đòn, vác thập giá tới núi Sọ, bị đóng đinh và
chết trên thập giá, sau cùng được an táng trong mồ.
Cái chết của Đức Giêsu được Thánh Kinh tường thuật không phải như một thất
bại, trái lại là một cuộc chiến thắng. Nhờ cái chết này, lời Kinh thánh và những
lời tiên báo của Đức Giêsu được ứng nghiệm. Qua cái chết, Người mặc khải tình
yêu của Thiên Chúa, vì chính “Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội
lỗi vì chúng ta để làm cho chúng ta được trở nên công chính trong Người.” Chúng
ta là những tội nhân đã được kết hợp với Đức Kitô, nên Thiên Chúa “đã chẳng tiếc,
nhưng đã trao nộp chính con một của Ngài vì hết thảy chúng ta” để chúng ta “được
giao hòa với Thiên Chúa nhờ cái chết của con một Ngài”.
Hôm nay chúng ta cũng tay cầm lá, miệng tung hô Đức Giêsu. Nhưng chúng ta
coi Người là ai và mong đợi gì nơi Người?
Nếu chúng ta coi Đức Giêsu là một vị vua uy quyền, chúng ta sẽ như các lãnh
tụ Do Thái tìm cách trừ khử Người khi cảm thấy uy quyền ấy đe dọa đến quyền tự do
của chúng ta. Nếu chúng ta coi Người là một vị vua giúp chúng ta chiến thắng
thù địch, chúng ta sẽ như quần chúng Do Thái năm xưa, vừa tung hô Người nhưng
chẳng bao lâu lại bỏ Người khi Người không giúp chúng ta đạt được mục đích ấy.
Nếu chúng ta coi Người là thứ bình phong cho chúng ta núp bóng để tìm kiếm địa
vị xã hội, chúng ta sẽ như các môn đệ bỏ Người mà chạy trốn, khi ước vọng của
chúng ta không thành.
Đối với chúng ta, Đức Giêsu là một vị vua hòa bình, hiền từ và khiêm tốn.
Qua mầu nhiệm tử nạn, Người đã giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và dẫn đưa
chúng ta vào trong vương quốc hạnh phúc của Người. Vì thế, muốn được tham dự
vào vương quyền thống trị với Đức Kitô, chúng ta phải không ngừng chiến đấu và
tiêu diệt tội lỗi cùng ma quỷ, kẻ thù của chúng ta. Đồng thời, chúng ta còn phải
nỗ lực từng ngày theo gương Đức Kitô, là sẵn sàng chấp nhận thập giá, để nhờ
cùng chịu đóng đinh vào Thập giá với Chúa, chúng ta cũng sống lại trong vinh
quang phục sinh với Người.
Lạy Chúa Giêsu, trong niềm
vui vì được cứu độ, chúng con xin hợp với đoàn dân Do Thái năm xưa mà ca ngợi
Chúa rằng: “Hoan hô! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! Chúc tụng triều
đại đang tới, triều đại vua Đavít tổ phụ chúng ta. Hoan hô Chúa trên các tầng
trời.” Amen.
Gợi ý chia
sẻ: Anh chị em có tâm tình nào khi cầm ngành
lá trên tay để nghênh đón Đấng ngự đến nhân danh Chúa?
Học viện Đa
Minh
(CSHĐGDĐM tháng 4.2012)
Phụng vụ Lời Chúa: Chúa nhật Lễ Lá
Chủ đề:
BIẾN ĐỔI TỪ THẬP GIÁ ĐẾN VINH QUANG
“Người lại còn hạ
mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập giá” (Pl
2,8)
Với Lễ Lá, chúng ta bắt
đầu Tuần Thánh, đỉnh cao của Năm Phụng Vụ. Trong Tuần Thánh, chúng ta cử hành
cuộc khổ nạn, sự chết và nhất là sự phục sinh của Đức Giêsu. Đó là một sự biến
đổi tận căn: từ thập giá đến vinh quang.
I. BÀI ĐỌC RƯỚC LÁ (Mc
11,1-10 hoặc Ga 12,12-16):
Dân chúng trải áo, lấy
lá lót đường, tay cầm lá thiên tuế hoan hô chúc tụng Đức Giêsu như một vị vua
chiến thắng. Tuy nhiên, lời tôn vinh của họ không xuát phát từ niềm tin vào Đức
Giêsu là Đấng Mêsia, mà là từ những toan tính trần thế. Đối lại, Đức Giêsu đã
cưỡi con lừa hiền lành để tiến vào Giêrusalem, là hình ảnh của một vị Vua Hòa
Bình. Hai thái độ trái ngược này dẫn đến cùng một kết cục là biến cố thập giá,
nhưng lại khác nhau về ý nghĩa. Sự tung hô Đức Giêsu của dân chúng không xuất
phát từ lòng tin, mà do những mưu tính sẽ dẫn đến hành động kết án tử cho Ngài
vài ngày sau đó. Còn sự đón nhận tự nguyện biến cố thập giá của Đức Giêsu sẽ dẫn
đến Phục sinh và được siêu tôn làm Chúa của vũ hoàn và đem ơn cứu độ cho những
ai tin.
II. CÁC BÀI ĐỌC TRONG THÁNH
LỄ
1. Bài đọc I (Is 50,4-7):
Trong sách Ngôn sứ Isaia
có 4 Bài ca về Người Tôi Trung (Is 42,1-9; 49,1-7; 50,4-11; 52,13-53,12). Bài đọc
I hôm nay là một phần của Bài ca thứ ba, trình bày chân dung của Người Tôi
Trung này qua ba khía cạnh : dùng Lời để nâng đỡ những ai rã rời kiệt sức; luôn
lắng nghe và thi hành ý Chúa; đồng thời, nhẫn nhục chịu đựng những khổ đau và
khinh khi hành hạ vì Dân. Đây là chân dung đích thực của một vị ngôn sứ, của một
người môn đệ Đức Chúa và nhất là của chính Đức Giêsu.
2. Bài đọc II (Pl 2,6-11):
Bài thánh ca trích từ
thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Philípphê cho thấy một sự thay đổi tận căn nơi
con người và sứ vụ của Đức Giêsu. Bài Thánh ca phác thảo hai chặng đường ngược
chiều, nhưng nối kết với nhau mà Đức Giêsu đã đi qua: tự hạ mình và được Thiên
Chúa siêu tôn. Quả thật, Đức Giêsu vốn dĩ là Thiên Chúa, nhưng đã tự nguyện hạ
mình đến tột cùng đau khổ khi làm thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, chịu chết
trên thập giá như một tội nhân. Chính vì thế, Ngài đã được Thiên Chúa siêu tôn
lên tới tột đỉnh vinh quang khi tặng ban Danh hiệu trổi vượt mọi danh hiệu, đến
mức mọi loài trên trời, dưới đất và trong nơi âm phủ đều phải tôn phục và tuyên
xưng Đức Kitô là Chúa. Sự thay đổi tình trạng của Đức Giêsu Kitô kéo theo sự biến
đổi của nhân loại. Chính lúc được siêu tôn này, Đức Giêsu Kitô sẽ kéo mọi người
lên cùng Ngài.
3. Bài Thương Khó (Mc 14,1‒15,47):
Bài Thương Khó theo
thánh Máccô được chia thành hai đoạn chính:
A. Mc 14,1-21: nói về sự chuẩn bị cho cuộc khổ nạn. Giai đoạn này nhấn mạnh vào việc phản bội của Giuđa (14,10-11), đã được chuẩn bị từ âm mưu giết Đức Giêsu của giới lãnh đạo Dothái (14,1-2) và được chính Đức Giêsu tiên báo (14,17-21). Việc phản bội của Giuđa sẽ dẫn tới cuộc khổ nạn và sự chết của Đức Giêsu, được tiên báo bằng việc một người phụ nữ đổ dầu thơm trên đầu Ngài tại Bêtania (14,3-9). Tuy nhiên, sự chết của Ngài sẽ dẫn đến phục sinh, được mô tả bằng việc chuẩn bị cho bữa tiệc lễ Vượt Qua, vượt qua cái chết để bước vào sự sống (14,12-16).
A. Mc 14,1-21: nói về sự chuẩn bị cho cuộc khổ nạn. Giai đoạn này nhấn mạnh vào việc phản bội của Giuđa (14,10-11), đã được chuẩn bị từ âm mưu giết Đức Giêsu của giới lãnh đạo Dothái (14,1-2) và được chính Đức Giêsu tiên báo (14,17-21). Việc phản bội của Giuđa sẽ dẫn tới cuộc khổ nạn và sự chết của Đức Giêsu, được tiên báo bằng việc một người phụ nữ đổ dầu thơm trên đầu Ngài tại Bêtania (14,3-9). Tuy nhiên, sự chết của Ngài sẽ dẫn đến phục sinh, được mô tả bằng việc chuẩn bị cho bữa tiệc lễ Vượt Qua, vượt qua cái chết để bước vào sự sống (14,12-16).
B. Mc 14,22-16,8: nói về
đỉnh cao của sứ vụ Đức Giêsu, đó là chịu khổ nạn, chết và phục sinh. Biến cố
này đã làm thay đổi toàn diện các tình trạng và thái độ những nhân vật có liên
quan; đồng thời kéo theo hệ quả là sự biến đổi tận căn từ biến cố thập giá Đức
Giêsu.
Trước hết, kể từ nay,
người môn đệ đích thực không chỉ là người đã từng sát cánh với Đức Giêsu như
Phêrô và Nhóm Mươi Hai, vì họ đã chạy trốn (14,32-52), mà còn là tất cả những
ai đã đi theo và giúp đỡ Người (15,40-41). Kế đế, dù Marco nhấn mạnh đến bí mật
Đấng Mêsia, nhưng chính khi chịu thương khó, Đức Giêsu đã tự xưng là Kitô, Con
của Đấng Đáng Chúc Tụng (14,53-65), và chính lúc Người bị treo trên thập giá, một
kẻ ngoại giáo tuyên xưng “người này là Con Thiên Chúa” (15,39). Chính lúc Đức
Giêsu tự tỏ mình như thế, thầy thượng tế xé áo mình ra (14,63), và khi người
ngoại nhận ra Đức Giêsu là Chúa, màn trong Đền thờ xé ra làm đôi (15,38). Hình ảnh
“xé áo” và “màn trong Đền thờ bị xé” này cho thấy đã chấm dứt thời Giao Ước Cũ
với lễ tế và phụng tự Đền thờ của Ítraen. Qua biến cố thập giá Đức Giêsu, Giao
Ước Mới được thiết lập: ơn cứu độ được mở ra cho bất kỳ ai tin vào Đức Giêsu là
Đấng Kitô. Sau cùng, chúng ta thấy đầu phân đoạn B, bản văn thuật lại việc Đức
Giêsu lập Bí tích Thánh Thể (14,22-25), cuối phân đoạn B cho biết rằng Đức
Giêsu Phục Sinh là Đấng Đang Sống (16,1-8) sự tương ứng này nhằm nói lên rằng
Bí Tích Thánh Thể là sự hiện thực hóa việc Đức Giêsu Kitô Phục Sinh đang sống
giữa chúng ta trong Giáo Hội.
III. GỢI Ý MỤC VỤ
1. Đau khổ có những ý
nghĩa và giá trị tôn giáo của nó. Đau khổ không xuất phát từ Thiên Chúa nhưng
người ta có thể đón nhận đau khổ vì Thiên Chúa và vì tha nhân. Do đó, Người Tôi
Trung không tránh né đau khổ. Người Tôi Trung sẽ sẵn sàng chịu những đau khổ và
cả sỉ nhục khinh khi; lý do có thể là vì ngài không chấp nhận thỏa hiệp với thế
gian, với tội lỗi, không muốn đi ngược lại với đường lối của Thiên Chúa. Với tư
cách là người môn đệ, ngài đã chấp nhận lội ngược dòng như thế thay cho người
khác và vì người khác, cùng với việc lắng nghe và thực hành Lời Thiên Chúa và lấy
Lời ấy nâng đỡ những ai khổ đau kiệt sức. Đức Giêsu là Người Tôi Trung đích thực,
đã mang lấy tất cả những đau khổ về thể xác và tinh thần của nhân loại vào chính
bản thân mình khi bị chết treo trên thập giá. Kết hợp với Đức Giêsu qua cuộc
thương khó của Ngài trong Tuần Thánh này, chúng ta sẽ được xoa dịu mọi đau khổ
thể xác cũng như tinh thần và tìm thấy được ý nghĩa của nó: đau khổ có sức biến
đổi bản thân và đem lại niềm vui cứu độ cho người khác.
2. “Người lại còn hạ
mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết…Chính vì thế, Thiên Chúa đã tôn
vinh Người”. Đó là cách thức của Thiên Chúa. Trong Cựu Ước, Ađam và những dân
thành Baben là những phàm nhân nhưng đã muốn được ngang hàng với Thiên Chúa. Hệ
quả là họ đã bị trừng phạt, sống trong tình trạng nô lệ của tội lỗi. Trong Tân
Ước, Đức Giêsu vốn dĩ là Thiên Chúa thì lại tự hạ mình xuống làm một phàm nhân,
và hạ mình tới mức tột cùng cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên thập giá. Hệ
quả là Người đã được Thiên Chúa siêu tôn đến mức tột đỉnh của vinh quang. Chính
nhờ hành động này của Đức Giêsu Kitô, nhân loại được biến đổi tận căn: vốn dĩ
là tội lỗi nay nay trở thành trong sạch, vốn dĩ là bất chính nay trở thành công
chính, nếu biết tin vào Đức Giêsu là Đấng Kitô. Thông thường, chúng ta bị cám dỗ
muốn nâng mình lên địa vị cao trọng theo cách của Ađam và dân thành Baben. Tuy
nhiên, con đường Đức Giêsu đã đi qua là mẫu gương cho chúng ta noi theo, đó là
tự hạ mình xuống để thánh ý Thiên Chúa được nên trọn nơi cuộc đời của mình; nhờ
đó, chúng ta sẽ được tôn vinh với Đức Giêsu trong ngày sau hết.
3. Đức Giêsu bị trao nộp
vì chúng ta. Lý do của việc trao nộp có thể khác nhau: vì tiền tài hay một mưu
mô ép Thầy mình vào đường cùng để hành động như trường hợp của Giuđa; vì lòng
ghen ghét, loại trừ Đức Giêsu nhưng lại nhân danh Thiên Chúa như trường hợp của
các Thượng tế và kinh sư; vì muốn an vị và củng cố quyền lực như trường hợp của
Philatô; vì vô cảm, cứng lòng, chậm tin hay không tin như trường hợp của đa số
dân chúng. Đối với Thiên Chúa thì lại khác: biến cố thập giá Đức Giêsu xảy ra
là vì tình yêu cứu độ mà Thiên Chúa Cha đã dành cho nhân loại; và nhất là vì Đức
Giêsu đã tự nguyện đón nhận thánh ý Chúa Cha để chết cho muôn người được sống.
Có thể chúng ta tức giận
trước hành vi của Giuđa, bực mình trước hành động của các nhà lãnh đạo Do thái,
hay trách cứ trước thái độ của Philatô. Tuy nhiên, có khi nào chúng ta hối hận
về thái độ của chính mình vì có thể chúng ta đã “nộp” Đức Giêsu cách nào đó,
nhiều lần trong đời sống? Thử hỏi vì lý do nào mà chúng ta đã khước từ Đức
Giêsu, có phải vì tiền tài, ghen ghét, tham quyền, muốn an vị, hay vì vô cảm
không tin? Chúng ta có nhận ra tình yêu cứu độ của Thiên Chúa qua biến cố thập
giá Đức Giêsu hay không?
Cuộc thương khó của Đức
Giêsu là thời điểm để thấy rõ gương mặt thật của mỗi người trước Đức Giêsu: đối
với tôi, Đức Giêsu là ai? Điều đó dẫn tới một thái độ đúng đắn và một chọn lựa
tận căn trong đời sống. Nếu chúng ta tin Đức Giêsu là Đấng Cứu thế của đời
mình, chúng ta có thể kết hợp những đau khổ của cuộc sống với con đường thập
giá của Ngài, do tin rằng con đường thập giá ấy vượt qua sự chết để dẫn tới sự
sống; nhờ đó, chúng ta sẽ được phục sinh và tôn vinh như Ngài.
IV. LỜI NGUYỆN CHUNG
Chủ tế: Anh chị em thân
mến! Hôm nay phụng vụ tung hô Chúa Kitô khải hoàn vào thành Giêrusalem, đồng thời
mời gọi chúng ta tiến bước theo Người trên con đường thập giá. Trong tâm tình
thờ lạy, ngợi khen và tín thác, chúng ta cùng tha thiết dâng lời nguyện xin.
1. Thiên Chúa đã biểu dương sức mạnh trong sự
vâng phục và tự hạ của Đức Giêsu. Chúng ta cầu xin cho mọi Kitô hữu luôn biết
tìm vinh danh Chúa bằng thái độ mau mắn chu toàn thánh ý Chúa, và khiêm tốn phục
vụ mọi người, để ngày càng nên giống Chúa Kitô hơn.
2. Người Do Thái tung hô Đức Giêsu là Đấng
nhân danh Thiên Chúa mà đến. Chúng ta cầu xin cho nhiều người, nhiều quốc gia
trên thế giới được ơn nhận biết và qui phục vương quyền của Thiên Chúa, luôn hướng
lên Người như lẽ sống và cùng đích của cuộc đời.
3. Cuộc vượt qua của Chúa Kitô đem lại ơn giải
thoát toàn diện cho con người. Xin cho những ai đang đau khổ vì bệnh tật, thiên
tai hay bất công xã hội ở khắp nơi, tìm được niềm an ủi nơi cuộc khổ nạn và phục
sinh của Chúa, luôn sống trong hy vọng và bình an đích thực.
4. Thập giá là con đường duy nhất và chắc chắn
đưa tới vinh quang. Xin Chúa cho mỗi người trong cộng đoàn chúng ta, biết nỗ lực
sống các giá trị Tin Mừng, và can đảm đón nhận thập giá trong đời sống hằng
ngày, để xứng đáng được dự phần vinh quang với Chúa Kitô.
Chủ tế: Lạy Chúa là Cha rất nhân từ, cuộc Vượt
Qua của Đức Giêsu Kitô Con Chúa, đã đổ tràn hồng ân cứu độ cho nhân loại. Xin
nhậm lời chúng con cầu nguyện, và biến đổi chúng con mỗi ngày trong vinh quang
thập giá của Đức Kitô. Người hằng sống và hiển trị muôn đời.
( TGP.Sài Gòn)
Suy Niệm
Chúa Nhật Lễ Lá là một lễ vui,
nhưng cũng là ngày tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa.
Chúng ta chứng kiến hai đám rước trái ngược nhau.
Trong ngày Lễ Lá, Ðức Giêsu được đón rước vào thành,
giữa tiếng hò reo vang dậy.
Ngài như vị Vua Mêsia lẫm liệt trên lưng lừa.
đi trên con đường của những nhành cây xanh mới chặt.
Sau đó ít ngày là đám rước lên núi Sọ.
Không có tiếng tung hô, chỉ có lời kết án.
Không có những nhành cây, chỉ có cây thập giá.
Ngày xưa, có ai tham dự cả hai đám rước đó không?
nhưng cũng là ngày tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa.
Chúng ta chứng kiến hai đám rước trái ngược nhau.
Trong ngày Lễ Lá, Ðức Giêsu được đón rước vào thành,
giữa tiếng hò reo vang dậy.
Ngài như vị Vua Mêsia lẫm liệt trên lưng lừa.
đi trên con đường của những nhành cây xanh mới chặt.
Sau đó ít ngày là đám rước lên núi Sọ.
Không có tiếng tung hô, chỉ có lời kết án.
Không có những nhành cây, chỉ có cây thập giá.
Ngày xưa, có ai tham dự cả hai đám rước đó không?
Chúng ta thường mệt mỏi khi nghe bài Thương Khó,
và thấy mình dửng dưng, xa lạ, bàng quan.
Thật ra nỗi khổ đau và cái chết của Chúa
là vì tôi, vì yêu mến tôi (x. Gl 2,20).
Cần nghe đọc bài Thương Khó một cách chậm rãi,
và bước theo Chúa qua từng chặng đường.
Hãy ở lại với Chúa trong lúc khó khăn này.
và thấy mình dửng dưng, xa lạ, bàng quan.
Thật ra nỗi khổ đau và cái chết của Chúa
là vì tôi, vì yêu mến tôi (x. Gl 2,20).
Cần nghe đọc bài Thương Khó một cách chậm rãi,
và bước theo Chúa qua từng chặng đường.
Hãy ở lại với Chúa trong lúc khó khăn này.
Cần cảm nghiệm được nỗi cô đơn của Chúa.
Ba môn đệ thân tín đã bỏ rơi Ngài.
Họ ngủ say để mặc Ngài một mình khắc khoải.
Giuđa chỉ điểm bắt Ngài bằng một nụ hôn.
Các môn đệ sợ hãi bỏ Ngài mà chạy trốn.
Phêrô thề là không hề quen biết Ngài.
Ðức Giêsu cô đơn trước đám đông cuồng nộ.
Họ bị kích động đòi đóng đinh Ngài.
Họ coi Ngài còn thua Baraba là tên phiến loạn.
Không rõ đám đông Ngài đã nuôi ăn, nay ở đâu?
Ðức Giêsu đã đi đến tột cùng của nỗi cô đơn
khi Ngài cảm thấy chính Cha cũng vắng bóng:
Lạy Thiên Chúa tôi, tại sao Ngài bỏ tôi?
Ba môn đệ thân tín đã bỏ rơi Ngài.
Họ ngủ say để mặc Ngài một mình khắc khoải.
Giuđa chỉ điểm bắt Ngài bằng một nụ hôn.
Các môn đệ sợ hãi bỏ Ngài mà chạy trốn.
Phêrô thề là không hề quen biết Ngài.
Ðức Giêsu cô đơn trước đám đông cuồng nộ.
Họ bị kích động đòi đóng đinh Ngài.
Họ coi Ngài còn thua Baraba là tên phiến loạn.
Không rõ đám đông Ngài đã nuôi ăn, nay ở đâu?
Ðức Giêsu đã đi đến tột cùng của nỗi cô đơn
khi Ngài cảm thấy chính Cha cũng vắng bóng:
Lạy Thiên Chúa tôi, tại sao Ngài bỏ tôi?
Cần cảm nghiệm nỗi đau trên thân xác Chúa.
Khuôn mặt ngời sáng của Con Thiên Chúa làm người
nay bị khạc nhổ, bị tát, bị đánh túi bụi.
Ðôi mắt với cái nhìn bao dung ấy
nay bị bịt lại để làm một trò chơi trẻ con.
Tấm thân đã gánh lấy nỗi đau của bao người
giờ đây được phơi ra cho những trận roi cầy nát.
Ðôi bàn tay đã chữa bệnh và chúc lành,
nay co quắp và bầm tím vì những mũi đinh.
Ðôi bàn chân từng rong ruổi khắp nẻo đường truyền giáo,
nay không đủ sức nâng cả thân mình đang trĩu nặng.
Khuôn mặt ngời sáng của Con Thiên Chúa làm người
nay bị khạc nhổ, bị tát, bị đánh túi bụi.
Ðôi mắt với cái nhìn bao dung ấy
nay bị bịt lại để làm một trò chơi trẻ con.
Tấm thân đã gánh lấy nỗi đau của bao người
giờ đây được phơi ra cho những trận roi cầy nát.
Ðôi bàn tay đã chữa bệnh và chúc lành,
nay co quắp và bầm tím vì những mũi đinh.
Ðôi bàn chân từng rong ruổi khắp nẻo đường truyền giáo,
nay không đủ sức nâng cả thân mình đang trĩu nặng.
Cần cảm nghiệm nỗi ô nhục của Chúa.
Danh dự và phẩm giá vẫn là điều đáng trọng.
Ðức Giêsu bị bắt làm hề, đóng vai Vua dân Do Thái,
được mặc cẩm bào, được đội triều thiên, được cầm vương trượng.
Có vị vua nào được bái lạy như vị vua này không?
Ðức Giêsu bị lột áo trước khi bị đóng đinh.
Con Thiên Chúa đỏ mặt trước cái nhìn của thế giới!
Danh dự và phẩm giá vẫn là điều đáng trọng.
Ðức Giêsu bị bắt làm hề, đóng vai Vua dân Do Thái,
được mặc cẩm bào, được đội triều thiên, được cầm vương trượng.
Có vị vua nào được bái lạy như vị vua này không?
Ðức Giêsu bị lột áo trước khi bị đóng đinh.
Con Thiên Chúa đỏ mặt trước cái nhìn của thế giới!
Cuộc thương khó của Chúa vẫn kéo dài đến tận thế.
Thập giá của Chúa, của tôi, của anh em tôi, là một.
Chúa mời tôi vác thập giá của mình theo Chúa hàng ngày,
và giúp tha nhân vác thập giá của họ.
Ước gì thế giới có thật nhiều Simon Kyrênê.
Thập giá của Chúa, của tôi, của anh em tôi, là một.
Chúa mời tôi vác thập giá của mình theo Chúa hàng ngày,
và giúp tha nhân vác thập giá của họ.
Ước gì thế giới có thật nhiều Simon Kyrênê.
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu,
vì Chúa đã bẻ tấm bánh trao cho chúng con,
xin cho những người nghèo khổ được no đủ.
vì Chúa đã bẻ tấm bánh trao cho chúng con,
xin cho những người nghèo khổ được no đủ.
Vì Chúa đã xao xuyến trong Vườn Dầu,
xin cho các bạn trẻ đủ sức đối diện
với những khó khăn gay gắt của cuộc sống.
xin cho các bạn trẻ đủ sức đối diện
với những khó khăn gay gắt của cuộc sống.
Vì Chúa bị kết án bất công,
xin cho chúng con can đảm bênh vực sự thật.
Vì Chúa bị làm nhục và nhạo báng,
xin cho phụ nữ và trẻ em được tôn trọng.
xin cho chúng con can đảm bênh vực sự thật.
Vì Chúa bị làm nhục và nhạo báng,
xin cho phụ nữ và trẻ em được tôn trọng.
Vì Chúa chịu vác thập giá nặng nề,
xin cho những người bệnh tật được đỡ nâng.
xin cho những người bệnh tật được đỡ nâng.
Vì Chúa bị lột áo và đóng đinh,
xin cho sự hiền hoà thắng được bạo lực.
xin cho sự hiền hoà thắng được bạo lực.
Vì Chúa dang tay chết trên thập giá,
xin cho đất nối lại với trời,
con người nối lại mối dây liên đới với nhau.
xin cho đất nối lại với trời,
con người nối lại mối dây liên đới với nhau.
Vì Chúa đã phục sinh trong niềm vui oà vỡ,
xin cho chúng con biết đón lấy đời thường
với tâm hồn thanh thản bình an. Amen.
xin cho chúng con biết đón lấy đời thường
với tâm hồn thanh thản bình an. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao
Siêu, S.J
01/04/12 CHÚA NHẬT LỄ LÁ
Tưởng Niệm Cuộc Thương Khó Của Chúa
Mc 14,1-15,47
Tưởng Niệm Cuộc Thương Khó Của Chúa
Mc 14,1-15,47
THÁNH THỂ ĐIỂM HẸN TÌNH
YÊU
“Thầy nhắn: ‘Căn phòng của
tôi ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ ở đâu’?” (Mc 14,14)
Suy niệm: Chính vào ngày giết chiên vượt qua, Giêrusalem sôi sục bầu
khí thù hận, các nhà lãnh đạo Do Thái đang tìm giết Chúa Giêsu. Trong bối cảnh
đó, Chúa vẫn chuẩn bị thật chu đáo và kín cạnh. “Một người mang vò nước,” đó là
ám hiệu; còn mật khẩu là “căn phòng ăn lễ Vượt Qua của Thầy.” Một căn phòng nhỏ,
trên lầu đã được chuẩn bị: vừa kín đáo, vừa ấm cúng, phù hợp cho cuộc gặp gỡ
quan trọng này. Ngài cần một điểm hẹn không chỉ để ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ
lần cuối, mà chính là để bộc lộ trọn tình yêu của Ngài cho những người Ngài yêu
mến, qua việc thiết lập bí tích Thánh Thể, phương thế để hiến thân trọn vẹn cho
họ, để ở lại với họ “mọi ngày cho đến tận thế.” Từ nay bất cứ ở đâu diễn ra bí
tích Thánh Thể nơi đó đều trở thành điểm hẹn của Tình Yêu.
Mời Bạn: Chúa Giêsu đã sắp xếp tất cả để yêu bạn ngay trước “mũi” những kẻ đang tìm giết Ngài. Còn bạn, bạn đã làm tất cả để đến điểm hẹn là Thánh lễ, là Nhà Tạm, nơi có Thánh Thể, và nhất là điểm hẹn trong căn phòng tâm hồn bạn để gặp gỡ Đấng là Tình Yêu của bạn chưa? Việc Ngài hiến thân trên thập giá và hoá thân trong Thánh Thể cũng chỉ là một hành động để yêu bạn đến cùng. Bạn có sẵn sàng sống như Chân phước Anrê Phú Yên “lấy tình yêu đáp lại tình yêu, lấy mạng sống đáp lại mạng sống”cho Ngài chưa?
Sống Lời Chúa: Siêng năng rước lễ và chầu Thánh Thể để đáp lại tình yêu Chúa cách sâu đậm nhất.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã ban cho con tất cả, con xin dâng về Chúa tất cả tấm thân và cuộc sống của con.
Mời Bạn: Chúa Giêsu đã sắp xếp tất cả để yêu bạn ngay trước “mũi” những kẻ đang tìm giết Ngài. Còn bạn, bạn đã làm tất cả để đến điểm hẹn là Thánh lễ, là Nhà Tạm, nơi có Thánh Thể, và nhất là điểm hẹn trong căn phòng tâm hồn bạn để gặp gỡ Đấng là Tình Yêu của bạn chưa? Việc Ngài hiến thân trên thập giá và hoá thân trong Thánh Thể cũng chỉ là một hành động để yêu bạn đến cùng. Bạn có sẵn sàng sống như Chân phước Anrê Phú Yên “lấy tình yêu đáp lại tình yêu, lấy mạng sống đáp lại mạng sống”cho Ngài chưa?
Sống Lời Chúa: Siêng năng rước lễ và chầu Thánh Thể để đáp lại tình yêu Chúa cách sâu đậm nhất.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã ban cho con tất cả, con xin dâng về Chúa tất cả tấm thân và cuộc sống của con.
Ngày 01
CHÚA NHẬT LỄ LÁ
TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA
CHÚA NHẬT LỄ LÁ
TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA
"Hỡi
con gái Giêrusalem, hãy reo vui; kìa vua ngươi đến với ngươi. Người công chính
và chiến thắng, khiêm nhu, ngổi trên một con lừa con." Một vị vua đến,
không bực bội đối với những người xem. Người là kẻ chiến thắng, không phải bằng
sức mạnh quân sự, nhưng bằng sự êm dịu và đơn sơ trong tâm hổn. Ông hoàng của
những kẻ bị bỏ rơi, những tâm hổn rộng mở. Ngày hôm nay và mãi mãi.
Có phải chúng ta thử làm người chỉ đường, làm chứng nhân hay tưởng
tượng như mình nắm giữ chân lý?
Đức Giêsu bước vào thành Giêrusalem. Không một người có chức sắc
nào công khai đón nhận Ngưòi, nhưng cả đám đông dân chúng có mặt, trải áo
choàng và cành lá trên bước đường Người đi qua. Có lẽ đám đông tin vào Đức
Giêsu một điều gì đó.
Trong ngày Chúa Nhận lễ Lá hôm nay,
chúng ta phải quyết đinh: chúng ta có thuộc về đám đông để tôn vinh Đức Giêsu?
Ai tin và hy vọng vào Thiên Chúa này, một Thiên Chúa nghèo khó. Một đám dân muốn
bước theo Người, khiêm tốn, luôn cả ngày thứ sáu lúc Người bị đội mão gai. Và
không phải đám đông rống lên để Người bị giết sao?
Véronique Margron- La vie
1-4
Thánh Hugh ở Grenoble
(1052-1132)
hánh Hugh sinh năm 1052 ở Pháp. Ngài là một
người cao lớn, đẹp trai và hòa nhã. Mặc dù ngài muốn tận hiến cho Thiên Chúa
trong đan viện, nhưng ngài đã được ban cho một địa vị quan trọng. Ngài được
thụ phong linh mục và sau đó được tấn phong giám mục.
Ngay khi làm giám mục, Ðức Hugh bắt đầu sửa
đổi các tật xấu của nhiều người trong giáo phận. Ngài hoạch định nhiều chương
trình khôn ngoan, nhưng đó chưa phải là tất cả những gì ngài thực hiện. Ðể
xin Thiên Chúa thương xót đến người dân, ngài cầu nguyện với tất cả tâm hồn.
Ngài hy sinh hãm mình cực độ. Trong một thời gian ngắn, nhiều giáo dân trong
địa phận đã trở lại với nếp sống đạo đức. Chỉ có giới trưởng giả là tiếp tục
chống đối ngài.
Tuy là giám mục, Ðức Hugh vẫn mong muốn đời
sống một đan sĩ. Ðó là điều ngài thực sự mong ước. Ngài từ chức giám mục của
giáo phận
Trong bốn mươi năm, hầu như lúc nào ngài
cũng bị đau yếu. Ngài bị nhức đầu dữ dội cũng như bị đau bao tử. Tuy nhiên
ngài vẫn gắng sức làm việc vì yêu mến dân chúng. Ngài chịu đau khổ vì những
thử thách và cám dỗ. Nhưng nhờ sự cầu nguyện, ngài không bao giờ chịu thua tội
lỗi.
Ðức Hugh từ trần ngày 1 tháng Tư 1132, chỉ
hai tháng trước khi mừng sinh nhật thứ tám mươi của ngài, sau khi chu toàn bổn
phận của một giám mục trong năm mươi hai năm.
Vào năm 1134, chỉ hai năm sau khi ngài từ trần,
Ðức Giáo Hoàng Innôxentê II đã tuyên xưng ngài là thánh.
|
|
Copyright © 2001 by Nguoi Tin Huu.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét