Thứ Bảy sau Chúa Nhật IV Mùa Chay
(ngôn sứ Jeremiah)
Bài Ðọc
I: Gr 11, 18-20
"Con
như chiên con hiền lành bị đem đi giết".
Trích sách
Tiên tri Giêrêmia.
Lạy Chúa,
Chúa đã tỏ cho con và con đã biết; vì Chúa đã chỉ cho con những mưu toan của
chúng. Còn con, con như chiên con hiền lành bị đem đi giết. Con đã không biết
chúng mưu toan hại con khi chúng nói: "Chúng ta hãy bỏ cây vào bánh của
nó, chúng ta hãy diệt trừ nó khỏi đất kẻ sống, và người ta không còn nhớ đến
tên nó nữa".
Nhưng lạy
Chúa các đạo binh, Chúa xét xử công minh, và dò xét tâm can. Chớ gì con sẽ thấy
Chúa báo thù chúng, vì con đã phó thác việc con cho Chúa.
Ðó là lời
Chúa.
Ðáp Ca:
Tv 7, 2-3. 9bc-10. 11-12
Ðáp: Lạy Chúa là Thiên Chúa con, con đến nương nhờ Ngài (c. 2a).
Xướng: 1)
Lạy Chúa là Thiên Chúa con, con đến nương nhờ Ngài, xin cứu con khỏi mọi người
đang lùng bắt, và xin giải thoát thân con, kẻo có người như sư tử chộp bắt hồn
con, xé nát ra mà không ai cứu gỡ. - Ðáp.
2) Xin
minh xét cho con, thân lạy Chúa, theo sự công chính và vô tội ở nơi con. Nguyện
cho chấm dứt sự độc dữ kẻ ác nhân, và xin Ngài củng cố người hiền đức, khi Ngài
lục soát tâm can, ôi Chúa công minh. - Ðáp.
3) Thuẫn
che thân con là Thiên Chúa, Ðấng cứu độ những kẻ lòng ngay. Thiên Chúa là vị
công minh thẩm phán, và Thiên Chúa hăm doạ hằng ngày. - Ðáp.
Câu Xướng
Trước Phúc Âm: Ga 11, 25a và 26
Chúa phán:
"Ta là sự sống lại và là sự sống; ai tin Ta, sẽ không chết đời đời".
Phúc Âm:
Ga 7, 40-53
"Ðấng
Kitô xuất thân từ Galilêa sao?"
Tin Mừng
Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy,
sau khi nghe Chúa Giêsu giảng, có nhiều người trong đám dân chúng nói rằng:
"Ông này thật là tiên tri". Kẻ khác nói: "Ông này thật là Ðấng
Kitô". Người khác nữa lại nói: "Ðấng Kitô xuất thân từ Galilêa sao?
Nào Kinh Thánh chẳng nói: Ðấng Kitô xuất thân bởi dòng dõi Ðavit, và từ làng
Bêlem, quê hương của Ðavit?" Vì thế, dân chúng bất đồng ý kiến với nhau về
Người. Trong số đó, có một ít kẻ định bắt Người, nhưng không ai dám ra tay bắt
Người. Vậy khi những người thừa hành đến với thượng tế và biệt phái, các ông này
hỏi họ rằng: "Tại sao các ngươi không điệu nó tới?" Các người thừa
hành thưa rằng: "Chẳng hề có ai nói như người ấy". Các người biệt
phái trả lời rằng: "Chớ thì các ngươi cũng bị mê hoặc rồi sao? Trong các vị
thủ lãnh và các người biệt phái, có ai tin nó đâu? Chỉ có lũ khốn nạn đó nó
không biết gì lề luật". Nicôđêmô là người đã tới gặp Chúa Giêsu ban đêm,
cũng là người trong nhóm họ, nói với họ rằng: "Chớ thì luật của chúng ta
có lên án cho ai mà không nghe họ, hoặc không biết rõ họ làm gì không?"
Nhưng họ trả lời rằng: "Hay ông cũng là người Galilêa? Hãy đọc kỹ Kinh
Thánh, ông sẽ thấy rằng không có tiên tri nào phát xuất từ Galilêa". Sau
đó ai về nhà nấy.
Ðó là lời
Chúa.
Suy Niệm:
Ðức Giêsu
là nguyên nhân chia rẽ trong dân Do thái: Có người nhận Ngài là Ðấng Tiên Tri,
người khác nhận là Ðức Kitô. Nhưng các thượng tế và biệt phái thì muốn bắt Người.
Họ dựa vào Thánh Kinh, nhưng cắt nghĩa Thánh Kinh lệch lạc. Vì thế cố chấp và
không muốn nhìn nhận Ðức Giêsu là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa. Họ không đón nhận
Ngài.
Ðức Giêsu
là Thiên Chúa và cũng là người thật. Chúa là người như chúng ta để hòa nhất với
chúng ta. Chúa là Thiên Chúa nên mới có thể dẫn chúng ta về với Thiên Chúa. Nơi
con người Ðức Giêsu, thần tính được dấn ẩn sau nhân tính.
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
sự khiêm hạ, tự hủy của Chúa đã thành cớ vấp phạm. Chúng con không thể hiểu được:
ThiênChúa mà lại trở nên giống chúng con. Chúng con không nhận ra Chúa qua những
dáng vẻ tầm thường. Nơi mỗi tha nhân chúng con gặp hằng ngày đó là hình ảnh sống
động của Chúa; nhưng mấy khi chúng con đã nhận ra. Tiếng Chúa vẫn nói với chúng
con trong đời thường; nhưng mấy khi chúng con nghe ra.
Xin cho
chúng con một con mắt đức tin trong sáng để chúng con nhận ra Chúa hiện diện
nơi những anh em nhỏ bé nhất trong cuộc sống hằng ngày. Amen.
Càng Thêm Ðố Kỵ
Thường thường
người ta ai cũng cầu xin cùng Chúa cho được ơn khôn ngoan sáng suốt để cư xử với
mọi người. Có những người khác thì xin cho được hồn an xác mạnh, nhưng ít kẻ cầu
xin cho được vác thánh giá Chúa, chịu đau khổ vì Chúa.
Thánh nữ
Magaritta thuật lại rằng: Một hôm Chúa hiện ra và phán bảo tôi như sau: Hai điều
sau đây con muốn chọn điều nào? Một là được khỏe mạnh, lòng trí luôn vui hưởng
sự ngọt nào êm ái, được bề trên tín nhiệm, chị em quí mến và người ngoài cảm phục.
Hai là phải ốm đau bệnh tật, chịu bề trên thử thách, chị em khinh dể, luôn luôn
cay đắng, tứ bề khổ cực... Nghe vậy, tự nhiên lòng tôi xao xuyến âu lo. Tôi sấp
mặt xuống đất và than thở cùng Chúa rằng: "Lạy Chúa, con chẳng dám chọn điều
nào cả, nhưng điều nào đẹp lòng Chúa hơn, thì xin Chúa chọn thay cho con con đường
Thập Giá, vì chỉ có Thánh Giá mới làm đẹp lòng Cha hơn cả. Và chỉ ai yêu mến
Thánh Giá mới thực sự giống Cha hoàn toàn".
Cũng chính
lúc ấy, Chúa cho tôi xem thấy tất cả những khốn khó trong cuộc đời tôi. Tôi
rùng mình kinh khiếp, nhưng sau khi suy nghĩ tôi cảm nhận được rằng: "Yêu
thương ai thì sẽ trao tặng những gì quí giá nhất cho người mình yêu". Chúa
Giêsu sẽ ban cho những kẻ Ngài yêu thương, ngoài nước Thiên Ðàng và chẳng còn gì
quí giá hơn Thập Giá. Và thánh nữ Magaritta đã chịu mọi đau khổ, bị bạc đãi, phải
vác lấy những Thập Giá trong suốt 20 năm trường. Thánh nữ tâm sự như sau:
"Nếu không có Chúa nâng đỡ thì tôi không có sức nào chịu đựng được".
Anh chị em thân mến!
Qua bao nhiêu
thế hệ, kể từ khi Chúa Giêsu xuống trần gian rao giảng Tin Mừng, thực hiện ơn cứu
rỗi cho con người, mở đầu một giai đoạn lịch sử cứu rỗi mới, nhưng lúc nào cũng
có những con người cứng lòng chối bỏ Chúa. Và ngược lại thì cũng có nhiều tâm hồn
chân thành tin yêu Chúa, sống kết hợp với Chúa như trường hợp các vị chư thánh
trong Giáo Hội.
Thánh nữ
Magaritta đã được ơn đặc biệt sống kết hợp với Thập Giá của Chúa, để phổ biến
khắp nơi lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu. Nhiều người, kể cả những vị bề
trên trực tiếp của thánh nữ cũng đã hơn một lần hiểu lầm thánh nữ cho rằng,
thánh nữ có lòng đạo đức giả hình. Tuy nhiên, thánh nữ vẫn trung thành với ơn gọi
theo Chúa cho đến cùng.
Ðức cố Hồng
Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, tác giả tập sách "Ðường Hy Vọng"
đã khuyến khích các người con tinh thần của mình như sau: Con tin tưởng và theo
gương thánh Phaolô; khi đến với anh em, tôi không đến với uy thế của ngôn ngữ
hay khoa khôn ngoan để rao giảng chính trị của Thiên Chúa. Quả thật, tôi đã quyết
định là giữa anh em tôi không muốn biết gì ngoài Ðức Giêsu Kitô, mà là Ðức
Giêsu Kitô bị đóng đinh Thập Giá. Chúa Giêsu chịu đóng đinh là sự khôn ngoan từ
trời, đó là một cuộc cách mạng sáng chói không thể che đậy được, mãnh lực không
thể cầm hãm được. Kinh nghiệm của 20 thế kỷ nay cho thấy rõ điều đó, và nhiều
người can đảm phục vụ cho sự khôn ngoan ấy. Tuy nhiên, khi còn sống, Chúa Giêsu
Kitô đã không tránh khỏi cảnh bị một số người hiểu lầm và chối từ.
Ðức tin
vào Chúa Giêsu có thể đã bị các vị lãnh đạo, những kẻ thông thái tự phụ chụp mũ
cho rằng, đó là chuyện bịa đặt: Người có đức tin là người bị mê hoặc bị dụ dỗ.
Cần phải can đảm lắm mới có thể đứng hàng đầu trong số những người theo Chúa và
theo cho đến cùng.
Lạy
Chúa, xin thương ban ơn soi sáng cho con trên bước đường theo Chúa, để con can
đảm vững bước. Thường khi gặp thử thách con hay nghi ngờ, xin Chúa thương ban
ơn củng cố lòng tin để con được trung thành theo Chúa đến cùng. Amen.
Suy niệm:
Bài Tin Mừng hôm qua cho thấy người Do-thái không tin Đức Giêsu là
Kitô
vì đối với họ, Đấng Kitô phải là người mà họ không biết xuất thân từ đâu.
Còn Đức Giêsu thì họ tự hào đã quá biết gốc gác của Ngài (Ga 7, 27).
Bài Tin Mừng hôm nay lại tiếp tục cuộc tranh luận về căn tính của Đức Giêsu.
vì đối với họ, Đấng Kitô phải là người mà họ không biết xuất thân từ đâu.
Còn Đức Giêsu thì họ tự hào đã quá biết gốc gác của Ngài (Ga 7, 27).
Bài Tin Mừng hôm nay lại tiếp tục cuộc tranh luận về căn tính của Đức Giêsu.
Đức Giêsu gây ra một sự chia rẽ trong dân chúng
đang nghe Ngài giảng tại Đền thờ Giêrusalem (cc. 40-45).
Có những người tin Ngài là Vị Ngôn sứ được ông Môsê tiên báo (Đnl 18, 15).
Có người lại cho Ngài là Đấng Kitô (c.41).
Có người không đồng ý như thế, vì Đức Giêsu xuất thân từ Galilê,
còn Đấng Kitô thì phải xuất thân từ Belem, quê của vua Đavít (c.42).
Thật ra chuyện gốc Đức Giêsu ở đâu, chẳng quan trọng mấy.
Chuyện quan trọng là Đức Giêsu Nadarét ấy xuất thân từ Thiên Chúa.
đang nghe Ngài giảng tại Đền thờ Giêrusalem (cc. 40-45).
Có những người tin Ngài là Vị Ngôn sứ được ông Môsê tiên báo (Đnl 18, 15).
Có người lại cho Ngài là Đấng Kitô (c.41).
Có người không đồng ý như thế, vì Đức Giêsu xuất thân từ Galilê,
còn Đấng Kitô thì phải xuất thân từ Belem, quê của vua Đavít (c.42).
Thật ra chuyện gốc Đức Giêsu ở đâu, chẳng quan trọng mấy.
Chuyện quan trọng là Đức Giêsu Nadarét ấy xuất thân từ Thiên Chúa.
Đức Giêsu còn gây ra sự chia rẽ trong giới lãnh đạo.
Các thượng tế và người Pharisêu đã sai các vệ binh đi bắt Đức Giêsu (c.32).
Nhưng họ đã không tuân lệnh các nhà lãnh đạo ấy,
chỉ vì họ bị ngây ngất trước lời giảng dạy đầy quyền uy của Đức Giêsu.
“Xưa nay chưa hề có ai nói năng như người ấy” (c. 46).
Nhận xét của họ còn đúng mãi đến tận thế.
Trước chuyện bất phục tùng của các vệ binh, người Pharisêu cảm thấy bực bội.
Họ không thể hiểu được tại sao các vệ binh lại có thể bị lừa dối dễ đến thế.
Vì khinh bỉ những người tin vào Đức Giêsu,
Họ gọi những người này là bọn dân đen, dốt nát không biết Lề Luật.
Ai không biết Lề Luật thì cũng chẳng thể giữ Lề Luật,
nên đây đúng là những người bị Thiên Chúa nguyền rủa (c. 49).
Thật ra không phải là không có thủ lãnh nào trong dân tin vào Đức Giêsu.
Ông Nicôđêmô là một thủ lãnh (Ga 3,1) đã đến gặp Đức Giêsu ban đêm.
Ngay bây giờ ta sẽ thấy ông dám lên tiếng để bênh vực cho Ngài (c. 50).
Ông đòi Đức Giêsu phải có tiếng nói trước khi bị kết tội (x. Đnl 1, 16-17).
Khi kết án Ngài cách vội vã, Thượng Hội Đồng Do-thái đã phạm luật.
Nhưng tiếng nói của ông Nicôđêmô đã không được nghe nghiêm túc.
Bất chấp vai vế của ông, ông cũng bị chế nhạo :
“Cả ông nữa, ông cũng là người Galilê sao ?” (c.52).
Người Galilê là hạng người bị coi khinh vì ít giữ Luật so với người Giuđê.
Nhưng đừng quên từ Galilê cũng có ngôn sứ Giô na, con ông Amíttai (2V 14, 25).
Các thượng tế và người Pharisêu đã sai các vệ binh đi bắt Đức Giêsu (c.32).
Nhưng họ đã không tuân lệnh các nhà lãnh đạo ấy,
chỉ vì họ bị ngây ngất trước lời giảng dạy đầy quyền uy của Đức Giêsu.
“Xưa nay chưa hề có ai nói năng như người ấy” (c. 46).
Nhận xét của họ còn đúng mãi đến tận thế.
Trước chuyện bất phục tùng của các vệ binh, người Pharisêu cảm thấy bực bội.
Họ không thể hiểu được tại sao các vệ binh lại có thể bị lừa dối dễ đến thế.
Vì khinh bỉ những người tin vào Đức Giêsu,
Họ gọi những người này là bọn dân đen, dốt nát không biết Lề Luật.
Ai không biết Lề Luật thì cũng chẳng thể giữ Lề Luật,
nên đây đúng là những người bị Thiên Chúa nguyền rủa (c. 49).
Thật ra không phải là không có thủ lãnh nào trong dân tin vào Đức Giêsu.
Ông Nicôđêmô là một thủ lãnh (Ga 3,1) đã đến gặp Đức Giêsu ban đêm.
Ngay bây giờ ta sẽ thấy ông dám lên tiếng để bênh vực cho Ngài (c. 50).
Ông đòi Đức Giêsu phải có tiếng nói trước khi bị kết tội (x. Đnl 1, 16-17).
Khi kết án Ngài cách vội vã, Thượng Hội Đồng Do-thái đã phạm luật.
Nhưng tiếng nói của ông Nicôđêmô đã không được nghe nghiêm túc.
Bất chấp vai vế của ông, ông cũng bị chế nhạo :
“Cả ông nữa, ông cũng là người Galilê sao ?” (c.52).
Người Galilê là hạng người bị coi khinh vì ít giữ Luật so với người Giuđê.
Nhưng đừng quên từ Galilê cũng có ngôn sứ Giô na, con ông Amíttai (2V 14, 25).
Thái độ của những thượng tế và người Pharisêu thật đáng ta suy
nghĩ.
Họ khép lại trong thành kiến với Đức Giêsu.
Họ vùi dập bất cứ ai có cái nhìn ngược với họ, dù là vệ binh hay Nicôđêmô.
Họ không ngại châm biếm hay khinh miệt những người khác quan điểm.
Xin Chúa cho ta hồn nhiên như các vệ binh,
và can đảm nói sự thật như ông Nicôđêmô.
Họ khép lại trong thành kiến với Đức Giêsu.
Họ vùi dập bất cứ ai có cái nhìn ngược với họ, dù là vệ binh hay Nicôđêmô.
Họ không ngại châm biếm hay khinh miệt những người khác quan điểm.
Xin Chúa cho ta hồn nhiên như các vệ binh,
và can đảm nói sự thật như ông Nicôđêmô.
Lời nguyện:
Chỉ mong tôi chẳng còn
gì,
Nhờ thế Người là tất cả của tôi.
Chỉ mong ý muốn trong tôi chẳng còn gì,
Nhờ thế tôi cảm thấy Người ở mọi nơi,
Đến với Người trong mọi sự,
Và dâng người tình yêu trong mọi lúc.
Chỉ mong tôi chẳng còn gì,
Nhờ thế tôi không bao giờ muốn tránh gặp Người.
Chỉ mong mọi ràng buộc trong tôi chẳng còn gì,
Nhờ đó tôi gắn bó với ý muốn của Người
Và thực hiện ý Người trong suốt đời tôi.
R. Tagore
Nhờ thế Người là tất cả của tôi.
Chỉ mong ý muốn trong tôi chẳng còn gì,
Nhờ thế tôi cảm thấy Người ở mọi nơi,
Đến với Người trong mọi sự,
Và dâng người tình yêu trong mọi lúc.
Chỉ mong tôi chẳng còn gì,
Nhờ thế tôi không bao giờ muốn tránh gặp Người.
Chỉ mong mọi ràng buộc trong tôi chẳng còn gì,
Nhờ đó tôi gắn bó với ý muốn của Người
Và thực hiện ý Người trong suốt đời tôi.
R. Tagore
Lm. Antôn Nguyễn Cao
Siêu, S.J
Lề Luật của chúng ta có cho phép kết án ai, trước
khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì không? (Ga 7,51)
Suy niệm:
Ðức Giêsu là nguyên
nhân chia rẽ trong dân Do Thái: Có người nhận Ngài là Ðấng Tiên Tri, người khác
nhận là Ðức Kitô. Nhưng các thượng tế và biệt phái thì muốn bắt Người. Họ dựa
vào Thánh Kinh, nhưng cắt nghĩa Thánh Kinh lệch lạc. Vì thế cố chấp và không muốn
nhìn nhận Ðức Giêsu là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa. Họ không đón nhận Ngài.
Ðức Giêsu là Thiên
Chúa và cũng là người thật. Chúa là người như chúng ta để hòa nhất với chúng
ta. Chúa là Thiên Chúa nên mới có thể dẫn chúng ta về với Thiên Chúa. Nơi con
người Ðức Giêsu, thần tính được dấn ẩn sau nhân tính.
Những người chống đối
Chúa Giêsu kiên quyết bảo vệ lập trường sai lầm của mình. Họ tự hào rằng mình
am hiểu Kinh Thánh, rằng mình thông thạo lề luật, và họ khư khư căn cứ vào sự
hiểu biết của họ để mô tả hình ảnh của một Chúa Kitô theo trí tưởng tượng của họ
và kết quả là họ đã không gặp được Ngài.
Nhóm người tán thành
Chúa Giêsu thì ứng xử theo lối khác. Họ lắng nghe những lời Chúa Giêsu nói,
quan sát những việc Chúa Giêsu làm. Họ thấy cả những lời nói và việc làm này có
một sự thật, một tình thương, một sức giải phóng tâm hồn. Thế là họ tin vào Người,
họ không lý luận bằng chữ nghĩa, họ chỉ nghe ngóng với con tim. Lời lẽ của họ
thật là đơn sơ: "Ông này là vị ngôn sứ. Ông này là Ðấng Kitô." Người
ta có thể nói rằng hãy nhắm mắt lại để thấy, hãy bịt tai lại để nghe. Quả thật,
có nhiều điều chúng ta chỉ có thể thấy được, nghe được, hiểu được bằng cách vượt
lên khỏi lối nhìn, lối nghe và lối hiểu thông thường dựa vào hình tướng bên
ngoài.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, sự khiêm hạ, tự hủy của Chúa đã thành cớ
vấp phạm. Chúng con không thể hiểu được: Thiên Chúa mà lại trở nên giống chúng
con. Chúng con không nhận ra Chúa qua những dáng vẻ tầm thường. Nơi mỗi tha
nhân chúng con gặp hằng ngày đó là hình ảnh sống động của Chúa; nhưng mấy khi
chúng con đã nhận ra. Tiếng Chúa vẫn nói với chúng con trong đời thường; nhưng
mấy khi chúng con nghe được.
Xin cho chúng con một con mắt đức tin trong sáng để chúng
con nhận ra Chúa hiện diện nơi những anh em nhỏ bé nhất trong cuộc sống hằng
ngày.
24/03/12
THỨ BẢY TUẦN 4 MC
Ga 7,40-53
Ga 7,40-53
NGHE
VÀ LÀM CHỨNG
“Tại sao các anh không điệu ông ấy về đây?” Các vệ binh trả lời: “Xưa nay chưa hề đã có ai nói năng như người ấy!” (Ga 7,45-46)
Suy niệm: Đức Giêsu khác với các ngôn sứ khác rao giảng nhân danh Thiên Chúa; phần Ngài, Ngài rao giảng nhân danh chính Ngài, vì Ngài là Ngôi Lời Thiên Chúa. Không lạ gì nghe Chúa Giêsu rao giảng, các vệ binh nhìn nhận rằng lời của Ngài không như lời của những người khác. Tác giả F. Bruce nhận định: lời chứng của những vệ binh này tuy đơn giản vài lời thôi, nhưng lại là chứng cứ vững vàng cho đến hôm nay. Họ hiểu lời Chúa nói và dám làm chứng cho những lời đó. Ta nhận ra một điều lạ lùng là chỉ những tâm hồn đơn sơ, rộng mở mới nhạy bén, nhanh nhẹn đón nhận Lời Chúa và đưa Lời Hằng Sống ấy vào trong cuộc đời mình.
Mời Bạn: Đức Cha Pyung-Ho, chủ tịch Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm nghe Lời Chúa cách đơn sơ của ngài. Đó là mỗi ngày học thuộc lòng một đoạn hay một câu Lời Chúa, rồi Chúa Thánh Thần sẽ làm cho Lời Chúa thấm vào tâm trí người nghe. Vị giám mục này còn xác tín rằng với phương cách đơn sơ như thế, mọi người đều có thể ghi nhớ, “nghe” được Lời Chúa và Giáo Hội chắc chắn sẽ có mùa xuân mới. Mời bạn bắt đầu phương cách đơn giản mà hữu hiệu này.
Chia sẻ: Phương cách nào giúp bạn dễ thuộc Lời Chúa?
Sống Lời Chúa: Viết một câu hay một đoạn Lời Chúa của Tin Mừng trong ngày và học thuộc lòng.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con bắt đầu từ mùa Chay này, học thuộc Lời Chúa, nghiền ngẫm Lời Chúa, khát khao Lời Chúa như người lữ hành trong sa mạc khát mong nguồn nước. Amen.
Lời Chúa Trong Gia Đình
Gr 11, 18-20; Tin Mừng theo Thánh Ga 7, 40-53.
LỜI SUY NIỆM: Trong nhóm Pharisêu, có
một người tên là Nicôđêmô, trước đây đã đến gặp Đức Giêsu; ông nói với họ: “Lề
Luật của chúng ta có cho phép kết án ai, trước khi nghe người ấy và biết người ấy
làm gì không?” (Ga 7,50-51).
Ông
Nicôđêmô đã bênh vực Chúa Giêsu trước Công Nghị, nhưng rồi thấy sự chống đối của
những đồng sự, ông đã e dè dừng lại không tiến bước những bước tiếp sau đó.
Chúng ta có thể không thán phục ông. Nhưng trong cuộc sống đức tin của chúng
ta, chúng ta cũng đã có nhiều lúc và nhiều dịp và nhiều nơi chúng ta không những
không bênh vực Chúa Giêsu trước đám đông hay chính quyền dân sự, mà còn có khi chối
bỏ hoặc làm ngơ, bỏ đi để được an toàn trong cuộc sống hoặc công ăn việc làm và
chức vụ mình đang có. Khi bênh vực Chúa, bênh vực Giáo Hội và các Đấng bậc
trong Giáo Hội, chúng ta có thể bị người khác chê cười, sẽ gặp sự khó khăn
trong cuộc sống có khi phải hy sinh sự nghiệp, sự sống của mình. Nhưng chúng ta
phải tin sau khi đứng về phía sự thật thì chúng ta sẽ có triều thiên, để chung
hưởng với Chúa của mình.
Mạnh Phương
+++++++++++++++++
24 Tháng Ba
Vững Niềm Tin
Vào năm 1856 các nhà khảo
cổ đã thực hiện một cuộc khám phá đầy thú vị tại đồi Palatino tại thành phố
Roma. Khi đào bới những lớp đất bao phủ một trại lính Roma cổ, trên vách một bức
tường, họ tìm thấy một cây thập giá được một người lính nào đó dùng đinh hay
mũi dao khắc vụng về vào tường. Bên cạnh là hình một chàng thanh niên giơ tay
chào kính cây thập giá. Trên cây thập giá có vẽ hình một người, nhưng đầu người
ấy là hình một con lừa. Dưới hai hình vẽ, người ta thấy có viết hàng chữ:
Alexamenos thờ lạy Chúa của hắn.
Các nhà khảo cổ cho rằng:
Có thể bức tranh đã được thực hiện vào những năm 123 đến năm 126. Nếu sự phỏng
đoán về niên hiệu này là đúng thì đây có lẽ là hình vẽ thập giá cổ nhất, nhưng
lại là hình thập giá bị nhạo báng, chê cười: Nếu Thiên Chúa lại chết trên thập
giá thì đây là hành động yếu hèn, khờ dại như hành động của một con lừa và cả
những người thờ lạy Thiên Chúa trên thập giá cũng thế.
Vào năm 1870, các nhà khảo
cổ lại tìm được câu trả lời mà họ nghĩ là của một chàng thanh niên mang niềm
tin Kitô tên là Alexamenos. Ở một cột trụ bằng đádựng hình thần Mars tức là vị
thần chiến tranh, người ta khám phá thấy được khắc vào đó dòng chữ:
"Alexamenos vẫn vững tin".
Vâng, hình ảnh Thiên
Chúa chết treo trên thập giá là một hình ảnh khủng khiếp, yếu đuối, dại khờ.
Nhưng Thánh Phaolô đã biện hộ cho hành động có thể gọi được là điên rồ của
Thiên Chúa như sau:
"Tiếng nói của thập
giá đối với những kẻ hư hỏng là điên dại, còn đối với các người được cứu rỗi, tức
là chúng ta, thì là sức mạnh của Thiên Chúa. Thật vậy, người Do Thái đòi hỏi phép
lạ, người Hy Lạp tìm kiếm sự khôn ngoan. Còn chúng tôi thì giảng về Chúa Kitô
chịu đóng đinh vào thập giá. Người Do Thái cho điều đó là xấu xa, còn các người
ngoại giáo thì cho là dại dột. Song với tất cả được Thiên Chúa tuyển chọn thì
Chúa Kitô chịu đóng đinh là sức mạnh và là sự khôn ngoan của Thiên Chúa".
(Lẽ Sống)
++++++++++++++++++
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Bảy Tuần IV MC
Bài đọc: Jer 11:18-20; Jn
7:40-53.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ:
Phải suy xét trước khi buộc tội người công chính.
Khi một người hay một nhóm muốn buộc tội một người,
họ sẽ tìm cho được mọi lý do để có thể buộc tội người đó: gây mâu thuẫn cá nhân
hay các nhóm, tìm người làm chứng gian, cắt nghĩa sai luật lệ; nhưng không bao
giờ tiết lộ lý do chính của việc buộc tội.
Các Bài Đọc hôm nay xoay quanh việc buộc tội các
người công chính. Trong Bài Đọc I, tiên-tri Jeremiah được Thiên Chúa cho thấy
âm mưu của những người định bắt và giết ông, vì họ không muốn nghe những lời
ông tố cáo họ đã vi phạm Lề Luật của Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, các thượng tế
và kinh sư thi hành âm mưu bắt và giết Chúa Giêsu, vì họ sợ dân chúng sẽ bỏ họ
mà theo Ngài. Một mặt họ gởi các vệ binh đi bắt Chúa Giêsu, một mặt họ tìm cách
chia rẽ để kéo dân về phía họ.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Âm
mưu để giết tiên-tri Jeremiah.
1.1/ Âm mưu của bọn ác nhân: Là ngôn sứ của
Thiên Chúa, tiên tri phải nói những gì Thiên Chúa truyền cho ông nói. Tiên tri
tố cáo tội ác của nhà Judah
và hình phạt sắp xảy đến cho họ. Họ không những không muốn nghe, mà còn phác họa
một âm mưu để thủ tiêu Jeremiah. Họ bảo nhau: "Cây đương sức, nào ta chặt
nó đi, loại nó ra khỏi đất dành cho kẻ sống, để không còn ai nhớ đến tên tuổi
nó nữa!" Mục đích của họ là để khỏi phải nghe những lời tố cáo của tiên
tri, và phi tang nhân chứng để tiếp tục con đường gian ác của họ.
1.2/ Uy quyền của Thiên Chúa: Nhưng kẻ thù của
tiên tri Jeremiah đã không biết uy quyền của Thiên Chúa, Đấng gởi tiên tri đi.
Ngài không những cho Jeremiah biết âm mưu của chúng, mà còn dùng Vua Babylon
như cây roi để đánh phạt họ và đem đi lưu đày.
Tiên tri Jeremiah tin tưởng vào uy quyền của
Thiên Chúa, và cầu xin: “Nhưng, lạy Đức Chúa các đạo binh, Ngài công minh khi
xét xử, Ngài thấu suốt tâm can từng gang tấc, con thấy Ngài trị tội chúng thật
là đích đáng, vì con đã giãi bày cơ sự cùng Ngài.”
Con người phải rất cẩn thận khi tố cáo những người
được Thiên Chúa sai tới, vì máu của họ đổ ra sẽ kêu thấu đến trời, và Thiên
Chúa sẽ xét xử phân minh cho họ.
2/ Phúc Âm: Âm
mưu giết Đức Kitô:
2.1/ Âm mưu giết Đức Kitô của các thượng tế và
kinh-sư: Lý do chính yếu họ muốn giết Đức Giêsu là vì quyền lợi. Họ sợ dân
chúng theo Chúa Giêsu và họ sẽ mất hết quyền lợi họ đang được hưởng, như
thánh-sử Gioan tường thuật: Khi thấy dân chúng đi đón Người, vì họ nghe biết
Người đã làm dấu lạ đó. Bấy giờ người Pharisees bảo nhau: "Các ông thấy
chưa: các ông chẳng làm nên trò trống gì cả! Kìa thiên hạ theo ông ấy hết!"
(Jn 12:19).
2.2/ Các phản ứng khác nhau về Chúa Giêsu:
(1) Phản ứng của dân chúng: Họ không biết nhiều
về Kinh Thánh, các thượng tế và kinh sư dùng sự hiểu biết Kinh Thánh của họ để
làm cho dân chúng bị hoang mang và chia rẽ:
- Khi thấy trong dân chúng có những người cho
Chúa Giêsu là một ngôn-sứ. Họ dùng Kinh Thánh trả lời: “Không một ngôn sứ nào
xuất thân từ Galilee cả!”
- Khi thấy kẻ khác cho: "Ông này là Đấng
Kitô." Họ lại nói: "Đấng Kitô mà lại xuất thân từ Galilee
sao? Nào Kinh Thánh đã chẳng nói: Đấng Kitô xuất thân từ dòng dõi vua David và
từ Bethlehem ,
làng của vua David sao?" Sự thật Kinh Thánh có nói điều ấy để chỉ nơi sinh
của Đức Kitô, chứ không nói gì tới nơi trưởng thành của Ngài. Họ dùng những lời
ấy để từ chối Chúa Giêsu là Đức Kitô. Họ đạt được mục đích khi thánh-sử Gioan
tường thuật: “Vậy, vì Người mà dân chúng đâm ra chia rẽ.”
(2) Phản ứng của các vệ binh: Các vệ binh trở về
với các thượng tế và người Pharisees. Họ liền hỏi chúng: "Tại sao các anh
không điệu ông ấy về đây?" Các vệ binh trả lời: "Xưa nay chưa hề đã
có ai nói năng như người ấy!" Đây là phản ứng có lẽ trung thực nhất vì những
vệ binh không biết nhiều về Lề Luật và Kinh Thánh; hơn nữa, họ còn là những người
thuộc về các thượng tế và kinh-sư. Họ có lẽ được nhìn thấy và nghe Chúa Giêsu lần
đầu tiên, nên chưa có thành kiến với Ngài.
(3) Phản ứng của Nicodemus: Ông là một người
Pharisee, trước đây ông đã đến gặp Đức Giêsu ban đêm và đàm đạo với Ngài. Ông
nói với họ: "Lề Luật của chúng ta có cho phép kết án ai, trước khi nghe
người ấy và biết người ấy làm gì không?" Nicodemus biết Lề Luật đòi sự
công bằng cho mọi người (Exo 23:1, Deut 1:16); vì thế, mọi người đều có quyền để
biện hộ, và tòa án không thể kết án họ khi chưa có bằng chứng rõ rệt. Các
kinh-sư đã không theo tiến trình này khi buộc tội Chúa Giêsu. Nhưng Nicodemus
đã không có can đảm để làm chứng cho Ngài, khi ông phải đối diện với sự tức giận
của họ.
(4) Phản ứng của các kinh-sư: Họ không chỉ tức
giận và tố cáo Chúa Giêsu, nhưng còn giận dữ với tất cả những ai không theo phe
nhóm họ để tố cáo Ngài. Họ tức giận:
- Với các vệ binh: Họ mắng: "Cả các anh nữa,
các anh cũng bị mê hoặc rồi sao? Trong hàng thủ lãnh hay trong giới Pharisees,
đã có một ai tin vào tên ấy đâu?” Họ kiêu hãnh lấy địa vị của mình như tiêu chuẩn
để bắt người khác cũng phải hành động như họ.
- Với dân chúng: Họ khinh thường: “Còn bọn dân
đen này, thứ người không biết Lề Luật, đúng là quân bị nguyền rủa!" Luật của
các Rabbi có 6 điều ngăn cấm trong việc giao tiếp với “dân đen”: “Không làm chứng
cho họ, không tin vào lời chứng của họ, không nói điều bí mật cho họ nghe,
không cho họ làm cha nuôi của những trẻ mồ côi, không cho họ làm quản lý của
các quĩ bác ái, và không đi chung với họ trong cuộc hành trình.” Vì họ quan niệm
“dân đen” không biết Lề Luật, nên họ mặc sức giải thích theo cách thức để đạt
được mục đích của họ!
- Với Nicodemus: Họ đáp: "Cả ông nữa, ông
cũng là người Galilee sao? Ông cứ nghiên cứu,
rồi sẽ thấy: không một ngôn sứ nào xuất thân từ Galilee
cả."
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Có sự liên quan giữa điều răn thứ 5 và điều
răn thứ 8: Chúng ta thường để ý đến việc giết người bằng gươm giáo hay súng đạn,
mà rất ít khi để ý đến việc giết người bằng sự nói hành hay làm chứng gian.
- Thiên Chúa thấu suốt mọi sự trong tâm hồn con
người, nên chúng ta đừng bao giờ vào hùa với nhau để giết hại người công chính
và vô tội; vì chúng ta sẽ phải trả giá máu của họ đổ ra.
- Chúng ta phải có can đảm làm nói, sống, và làm
chứng cho sự thật; cho dù nhiều khi chúng ta phải trả giá đắt vì sự thật, nhưng
chỉ có sự thật mới giải thóat con người.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP
****************
Ngày 24
Giáo hội thuộc về Đức Maria sẽ đứng bên thánh giá. Giáo hội này
không trốn vào thành lũy hay trong một nhà nguyện hay trong một sự thinh lặng đầy
khôn ngoan khi con người bị dày xéo. Với một sự khôn ngoan khiêm tốn, Giáo hội
đứng bên cạnh những con người nhỏ bé nhất.
Đó là bí mật vĩ đại mà giáo hội có thể thì thầm: để đạt được chiến
thắng, Thiên Chúa bỏ tất cả vũ khí. Thật vậy, chúng ta đang ở trong lịch sử
loài người. Và đó là một lịch sử đau thương.
Giáo hội hát thánh thi Magnificat. Vì Giáo hội biết niềm vui của
mình ở nơi nào. Và đây: Thiên Chúa hiện diện trong những vết thương trần thế, bạo
lực của thế gian. Chính nơi đó, Người bước theo chúng ta. Và trên thập giá,
chúng ta thấy được lòng nhân từ, trái tim rộng mở của Thiên Chúa chúng ta.
Dưới chân thánh Giá, một dân được sinh
ra, một dân thuộc về Đức Maria. "Khi
thấy Mẹ và gần Bà là người môn đệ yêu dấu, Đức Giêsu nói với Mẹ: 'Thưa Bà, này
là con Bà". Đoạn Người nói với môn đệ: "Đây là mẹ anh". Từ giây
phút đó, người môn đệ đem Bà về nhà mình" (Ga 19,25-27). Hãy trở thành dân
này. Chúng ta hãy đem Đức Maria về với chúng ta. Hãy cùng bước với Đức Maria
vào "hạnh phúc khiêm tốn và trào dâng" để yêu và được yêu.
Francois Marc, mariste
Thứ Bảy 24-3
Thánh Catarina ở Genoa
(1447 - 1510)
hi
Thánh Catarina chào đời thì nhiều nhà quý tộc ở Ý lúc bấy giờ hỗ trợ các văn
nghệ sĩ thuộc phong trào Phục Hưng. Các nhu cầu của người nghèo và người bệnh
tật thường bị lu mờ bởi cái đói khát giầu sang và lạc thú.
Cha mẹ
của Catarina thuộc dòng họ quý tộc ở
Một
ngày kia, khi đi xưng tội, ngài được ơn Chúa cho thấy tội lỗi của mình và
tình thương của Thiên Chúa. Ngài thay đổi lối sống và làm gương cho chồng, mà
không lâu sau đó, chính ông Giuliano cũng đã từ bỏ đời sống ích kỷ, hoang
đàng. Cả hai quyết định sống trong khu nhà thương ở
Những
thị kiến bà được cảm nghiệm từ khi hai mươi sáu tuổi cho đến lúc chết, được
cha giải tội ghi nhận lại trong hai cuốn "Những Ðối Thoại của Linh Hồn
và Thân Xác," và "Luận Về Luyện Ngục". Trong Luận Về
Luyện Ngục, bà coi toàn thể cuộc đời Kitô Hữu là sự thanh luyện. Nếu sự thanh
luyện ở đời này chưa hoàn tất thì sẽ phải tiếp tục sang đời sau. Những gì
chúng ta phải đền bù vì tội lỗi của chúng ta ở đời này thì quá nhỏ so với những
gì phải đền bù ở Luyện Tội. Ðời sống với Thiên Chúa ở thiên đàng là một tiếp
nối của đời sống đã được hoàn thiện được khởi sự từ trần gian.
Kiệt quệ
vì sự hy sinh, bà từ trần ngày 15 tháng Chín, 1510, và được Ðức Giáo Hoàng
Clêmentê XII phong thánh năm 1737.
Lời
Bàn
Xưng tội
và rước lễ thường xuyên có thể giúp chúng ta nhìn thấy con đường hướng về
Thiên Chúa. Những người có cảm nhận thực tế về tội lỗi của mình và sự cao cả
của Thiên Chúa thường là những người sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của tha nhân.
Thánh Catarina bắt đầu công việc ở bệnh viện với lòng nhiệt thành, và trung
thành với công việc ấy qua những thời kỳ khó khăn bởi vì ngài được khích động
bởi tình yêu Thiên Chúa, và tình yêu ấy được canh tân qua Kinh Thánh và các
bí tích.
Lời
Trích
Trước
khi từ giã cõi đời, Thánh Catarina nói với cô con gái đỡ đầu: "Tomasina!
Ðức Giêsu trong tâm hồn con! Vĩnh cửu trong tâm trí con! Thánh ý Thiên Chúa
trong hành động của con! Nhưng trên hết mọi sự, hãy sống bác ái, Thiên Chúa
là tình yêu, hoàn toàn tình yêu!"
|
|
Copyright © 2010 by Nguoi Tin Huu.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét