Thứ Sáu sau Chúa Nhật I Mùa Chay
Bài Ðọc
I: Ed 18, 21-28
"Có
phải Ta muốn kẻ gian ác phải chết, chớ không muốn nó bỏ đàng tội lỗi và được sống
ư?"
Trích sách
Tiên tri Êdêkiel.
Ðây Chúa
là Thiên Chúa phán: "Nếu kẻ gian ác ăn năn sám hối mọi tội nó đã phạm,
tuân giữ mọi giới răn của Ta, và thực thi công bình chính trực, nó sẽ sống chớ
không phải chết. Ta sẽ không nhớ lại mọi tội ác nó đã phạm: nó sẽ sống nhờ việc
công chính mà nó đã thực hành! Chúa là Thiên Chúa phán: "Có phải Ta muốn kẻ
gian ác phải chết, chớ không muốn nó bỏ đàng tội lỗi và được sống ư?
Còn nếu kẻ
công chính bỏ đàng công chính, và phạm tội ác cách ghê tởm như người gian ác
quen phạm, có phải nó được sống ư? Chẳng ai còn nhớ đến mọi việc công chính nó
đã thực hiện, vì sự bất trung nó đã làm và tội lỗi nó đã phạm, nó sẽ phải chết.
Các ngươi
nói rằng: "Ðường lối của Chúa không chính trực". Vậy hỡi nhà Israel , hãy
nghe đây: Có phải đường lối của Ta không chính trực ư? Hay trái lại đường lối của
các ngươi không chính trực? Khi người công chính từ bỏ lẽ công chính và phạm tội
ác, nó phải chết, chính vì tội ác nó phạm mà nó phải chết. Nếu kẻ gian ác bỏ
đàng gian ác nó đã đi, và thực thi công bình chính trực, nó sẽ được sống. Nếu
nó suy nghĩ và từ bỏ mọi tội ác nó đã phạm, nó sẽ sống chớ không phải chết".
Ðó là lời
Chúa.
Ðáp Ca:
Tv 129, 1-2. 3-4ab. 4c-6. 7-8
Ðáp: Nếu Chúa con nhớ hoài sự lỗi, lạy Chúa, nào ai chịu nổi được
ư? (c. 3)
Xướng: 1)
Từ vực sâu, lạy Chúa, con kêu lên Chúa. Lạy Chúa, xin nghe tiếng con cầu; dám
xin Chúa hãy lắng tai, hầu nghe thấu tiếng van nài của con. - Ðáp.
2) Nếu
Chúa con nhớ hoài sự lỗi, lạy Chúa, nào ai chịu nổi được ư? Nhưng Chúa thường rộng
lượng thứ tha, để cho thiên hạ tôn thờ kính yêu. - Ðáp.
3) Tôi hy
vọng rất nhiều vào Chúa, linh hồn tôi trông cậy ở lời Ngài. Linh hồn tôi mong đợi
Chúa tôi, hơn người lính gác mong trời rạng đông. - Ðáp.
4) Hơn
lính gác mong hừng đông dậy, Israel
đang mong đợi Chúa tôi: Bởi vì Chúa rộng lượng từ bi, và Chúa rất giàu ơn cứu độ.
Và chính Ngài sẽ giải thoát Israel
cho khỏi mọi điều gian ác. - Ðáp.
Câu Xướng
Trước Phúc Âm: Ga 11, 25a và 26
Chúa phán:
"Ta là sự sống lại và là sự sống; ai tin Ta, sẽ không chết đời đời".
Phúc Âm:
Mt 5, 20-26
"Hãy
đi làm hoà với người anh em ngươi trước đã".
Tin Mừng
Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy,
Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu các con không công chính hơn
các luật sĩ và biệt phái, thì các con chẳng được vào Nước Trời đâu. Các con đã
nghe dạy người xưa rằng: Không được giết người. Ai giết người, sẽ bị luận phạt
nơi toà án. Còn Ta, Ta bảo các con: Bất cứ ai phẫn nộ với anh em mình, thì sẽ bị
toà án luận phạt. Ai bảo anh em là "ngốc", thì bị phạt trước công nghị.
Ai rủa anh em là "khùng", thì sẽ bị vạ lửa địa ngục. Nếu con đang
dâng của lễ nơi bàn thờ mà sực nhớ người anh em đang có điều bất bình với con,
thì con hãy để của lễ lại trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em con trước
đã, rồi hãy trở lại dâng của lễ. Hãy liệu làm hoà với kẻ thù ngay lúc còn đi dọc
đường với nó, kẻo kẻ thù sẽ đưa con ra trước mặt quan toà, quan toà lại trao
con cho tên lính canh và con sẽ bị tống ngục. Ta bảo thật cho con biết: Con sẽ
không thoát khỏi nơi ấy cho đến khi trả hết đồng bạc cuối cùng!"
Ðó là lời
Chúa.
Suy Niệm:
Theo luật
cũ, kẻ giết người sẽ bị can án. Ðức Giêsu dạy: ai tức giận với anh em thì bị kết
án. Ðức Giêsu đòi hỏi khắt khe hơn. Ngài tiêu diệt tội từ tong mầm mống, vì tức
giận có thể đưa đến hậu quả giết người. Quả thật, luật cũ chưa hoàn thành, Ðức
Giêsu cần đến để kiện toàn Lề Luật.
Cầu Nguyện:
Con người
chúng con nhiều khi trở nên xấu xa không ngờ. Chúng con hại những người anh em
của chúng con bằng nhiều cách: miệng lưỡi chúng con thốt ra những lời không tốt,
thái độ hững hờ, đố kỵ... Trong vô tình hay cố ý chúng con đã giết người anh em
mình... mà mình không hay biết. Lời Chúa dạy thật tinh tế, khiến chúng con phải
duyệt xét lại thái độ sống của mình.
Lạy Chúa
Giêsu, xin hãy thánh hóa chúng con. Xin cho chúng con biết sống hiền hòa với một
trái tim yêu thương trân trọng với hết mọi người. Xin giúp chúng con luôn ý thức:
Chúa cần nơi chúng con trái tim hòa bình, yêu thương chứ không cần của lễ.
Amen.
Hãy Làm Hòa Với Anh Em
Khi hay
tin cậu con trai yêu quí duy nhất của mình là Giacóp vừa tử trận, nữ bá tước
Listry vô cùng đau khổ và cảm thấy tiêu tan hết nghị lực. Tuy nhiên, bà vẫn cố
gắng lao mình vào công việc phục vụ bệnh nhân trong bệnh xá do bà sáng lập. Rồi
một ngày nọ, một thương binh người Ðức được chở đến bệnh viện, dù người lính Ðức
này thuộc thành phần quân đội thù địch đã giết chết con trai bà trước đây,
nhưng bà Listry vẫn tiếp nhận anh lính một cách vui vẻ. Khi soạn đồ đạc trong bị
của anh lính, bà bắt gặp chiếc ví và cái đồng hồ của con trai mình trong túi áo
của người lính. Vừa bàng hoàng, vừa tức giận, nữ bá tước Listry chỉ biết thốt
lên: "Ðúng! Ðây là tên lính đã giết chết đứa con trai của mình".
Nhưng kìa, một mảnh giấy ở trong bị anh rơi xuống, bà vội cúi mình nhặt lên và
đọc. Một hàng chữ đập vào mắt bà: "Mẹ yêu quí của con! Con luôn nhớ đến mẹ
và cầu nguyện cho mẹ. Nếu chẳng may con bị tử trận, xin mẹ đừng quá đau buồn,
nhưng hãy can đảm, quảng đại chịu đau khổ để cầu nguyện cho con". Sau một
hồi xúc động, bà Listry cúi xuống tiếp tục săn sóc cho người lính Ðức cách tận
tình. Những giọt nước mắt tha thứ tuôn trào từ đôi mắt bà cứ từ từ rớt xuống đất,
vì sự xúc động cảm nhớ đến người con yêu quí của bà.
Anh chị em thân mến!
Trong cuộc sống hằng ngày, chắc chúng ta không có dịp to
lớn để tha thứ cho những kẻ xúc phạm nặng nề với mình. Nhưng những phiền lòng
nho nhỏ có thể luôn có và lúc nào chúng ta cũng được mời gọi sống tha thứ.
Ðức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, tác giả tập
sách "Ðường Hy Vọng" đã ghi lại kinh nghiệm tu đức của mình như sau:
"Ðừng tức tối vì người ta chỉ trích con. Hãy cám ơn vì còn bao nhiêu tội lỗi
khác nơi con mà họ chưa nói đến". Chúa nói: "Nếu ai trong các con làm
mất lòng người khác, con hãy để của lễ về làm hòa với người ấy trước". Còn
con, con làm ngược lại, là phóng thanh cho mọi người biết những khuyết điểm của
họ. Phần con, con không thiếu khuyết điểm, sao con tức tối và tấn công khuyết
điểm của anh em? Tại sao ngày nào con cũng lập tòa án và bắt anh em diễu hành lần
lượt qua đó? Tại sao lúc nào cha cũng thấy con ngồi ghế "quan tòa",
không bao giờ ngồi băng ghế "bị can".
Sống tha thứ là một điều rất khó. Những tù nhân bị lưu đầy
xa quê hương đã khắc trên đá những dòng chữ lưu đầy cho thế hệ mai hậu như sau:
"Hãy tha thứ, nhưng đừng quên bị xúc phạm". Chính chúng ta cũng có
tâm trạng giống như vậy. Tôi tha thứ, nhưng tôi không thể quên điều xúc phạm
này được. Thật ra, tha thứ và bỏ qua là hai điều khác nhau. Nhiều khi ta đã tha
thứ rồi, nhưng ta không thể quên được và ngược lại, ta đã quên đi những điều
phiền muộn, nhưng ta đã không tha thứ thật lòng.
Chúa Giêsu biết rõ tha thứ là điều khó, nên Ngài dạy các
đồ đệ hãy cầu nguyện: "Xin Cha tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ
có nợ chúng con". Và trong bài Tin Mừng hôm nay, thánh Matthêu đã ghi lại
những lời dạy của Chúa Giêsu như sau: "Nên Ta bảo các ngươi rõ: nếu các
ngươi không ăn ở chính trực hơn những thầy thông giáo và Pharisiêu, các ngươi
chẳng được vào nước trời... Hãy đi làm hòa cùng anh em đã rồi ngươi hãy đến
dâng của lễ..." (Mt 5,20-26).
Sự tha thứ
là điều kiện căn bản để con cái Thiên Chúa có thể tôn vinh phụng thờ Ngài một
cách xứng đáng. Có những điều phiền lòng đã được tha thứ rồi, nhưng lại khó
quên. Ðây là phản ứng tự nhiên của con người, nhưng chúng ta hãy cố gắng luyện
tập, để rồi với thời gian, sự thành thật tha thứ có thể giúp chúng ta quên đi sự
phiền lòng. Chúng ta hãy tha thứ với tình yêu thương, để có thể bắt đầu lại được
mối tương quan tốt đẹp với anh em.
Tha thứ
không có nghĩa là một sự cắt đứt: "Tôi tha thứ cho kẻ làm phiền lòng, để từ
đó về sau tôi không muốn gặp mặt trao đổi gì với người đó nữa". Không! Tha
thứ như vậy chưa phải là tha thứ, nhưng phải tha thứ vì tình yêu thương như
Chúa đã nêu gương. Ngài tha thứ và bắt đầu lại mãi mãi với mỗi người chúng ta.
Lạy
Chúa, xin giúp con sống yêu thương tha thứ cho anh em một cách thật lòng. Xin
biến đổi con thành khí cụ bình an và yêu thương của Chúa trong môi trường con sống.
Amen.
02/03/2012 - THỨ SÁU ĐẦU THÁNG TUẦN 1 MC
Mt 5,20-26
CÔNG CHÍNH HƠN
“Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người
Pharisêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.” (Mt 5,20)
Suy niệm: Steve Jobs, một thiên
tài với khả năng sáng tạo dường như vô tận, có một câu nói được nhiều người nhớ
là: “Tôi nghĩ rằng nếu bạn làm được một điều gì đó rất tốt, bạn nên đứng dậy và
làm những thứ khác tuyệt vời hơn, thay vì ngồi một chỗ tự mãn và tận hưởng chiến
thắng. Hãy nghĩ xem cái gì nên được làm tiếp theo.” Chỉ có cái chết mà ông gọi
là “phát minh duy nhất, tuyệt vời nhất” mới ngăn cản ông không làm được điều tiếp
theo.
Chúa Giêsu dạy các môn đệ phải “công chính hơn” những người
Pharisêu và các kinh sư vì họ cho rằng việc giữ luật Môsê của họ là quá tuyệt vời
rồi, không thể tốt hơn nữa. Trong khi đó Chúa dạy phải nên “hoàn thiện như Cha
anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48). Vì thế, các kitô hữu phải nỗ lực
để nên công chính hơn, bằng cách luôn hướng đến Chúa Cha, Đấng hoàn thiện, là
gương mẫu và cùng đích của mình.
Mời Bạn: Sự tự mãn là liều thuốc
độc làm tê liệt mọi khả năng thăng tiến, cách riêng trong đời sống thiêng
liêng. Đối nghịch với sự tự mãn này là việc nhìn nhận mình là người tội lỗi trước
mặt Chúa để sám hối. Lời mời gọi sám hối không phải để gợi lên một thứ mặc cảm
tự ti, tội lỗi, mà là để từ bỏ nó và quay đầu lại với Thiên Chúa là Đấng nhân từ
yêu thương đang kêu gọi bạn trở về với Ngài. Người kitô hữu hôm nay phải công
chính hơn hôm qua và ngày mai phải hơn hôm nay, cho đến khi nên hoàn thiện như
Cha trên trời.
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày dành thời gian xét mình, xin ơn thống hối và quyết
tâm sửa chữa.
Cầu nguyện: Đọc kinh Ăn Năn Tội.
(5 Phút Lời Chúa)
++++++++++++++++++
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 02 - 3.
Ed 18, 21-28; Tin Mừng theo Thánh Mt 5, 20-26.
LỜI SUY NIỆM:
“Vậy, Thầy
bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người
Pharisêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời”. (Mt 5,20).
Chúa Giêsu đang đòi hỏi chúng ta về sự công chính,
và sự công chính này phải hơn sự công chính của các kinh sư và người Pharisêu mới
được vào Nước Trời. Như chúng ta đều biết quan niệm về sự công chính của các
kinh sư và người Pharisêu là giữ Luật. Mục tiêu và mộng ước của họ là thỏa mãn
đòi hỏi của Luật, và khi họ đạt được những đòi hỏi đó là họ cho là đã làm xong
nhiệm vụ trong việc thờ phượng và tôn vinh Thiên Chúa. Sự công chính này có một
giới hạn. Nhưng với Chúa Giêsu, Ngài đòi hỏi nơi người Ki-tô hữu sống là biết
yêu thương. Với yêu thương thì nó vô hạn và không có biên giới. Khi yêu thương,
là yêu thương hết mình, yêu đến cùng, đến tận hiến mình vì yêu. Qua đó chúng ta
thể hiện lòng biết ơn, cảm tạ tình yêu của Thiên Chúa.đối với mình.
Mạnh Phương
++++++++++++++++++
02 Tháng Ba
Bàn Thờ Cho Người Nô Lệ
Du khách đến viếng thăm nước Tanzania bên châu Phi không thể không dừng chân
trước Nhà Thờ chính tòa Anh Giáo tại Zanzibar .
Bước vào nhà thờ, người ta có thể đọc ngay lời
chào đón được viết trên tường như sau: "Bạn đang ở trong nhà thờ chính tòa
của Ðức Kitô. Nơi đây đã từng là chợ buôn người nô lệ".
Ngôi thánh đường này đã được xây ngay trên chính
khu đất mà ngày xưa người da trắng đã tập trung không biết bao nhiêu người Phi
Châu để buôn bán đổi chác như những con thú. Ðặc biệt nhất là bàn thờ của ngôi
thánh đường: đây là nơi mà trước khi được bán, người nô lệ phải chịu đánh đòn.
Sở dĩ người ta phải dùng roi để quất vào người nô lệ là để xem người ấy còn khỏe
mạnh không.
Cột trụ ở ngay lối vào nhà thờ là một cây thánh
giá gỗ có mang tên của nhà giải phóng Livingstone, một nhà thám hiểm người Anh,
đã hô hào chống lại cuộc buôn bán vô nhân đạo này. Cây thánh giá mang tên ông
đã được chạm trổ từ gốc cây nơi ông thường đứng để hô hào cuộc chiến bãi bỏ việc
buôn bán người nô lệ.
Mãi đến ngày 06 tháng 6 năm 1873, việc buôn bán
người nô lệ mới chính thức bị cấm chỉ bằng một đạo luật. Kể từ đó, phẩm giá
đích thực của người da đen mới được nhìn nhận.
Cũng như một đan viện dòng kín đã được dựng lên
ngay bên cạnh trại tập trung Auschwitz bên Ba Lan để âm thầm nhắc nhở về những
độc ác dã man mà con người đã có thể làm cho người khác, thì nhà thờ chính tòa
Anh Giáo tại Zanzibar cũng là một nhắc nhở về một quá khứ vô cùng đau thương và
đen tối của cả nhân loại, khi con người chỉ xem những giống người khác như thú
vật để đổi chác. Nhưng một tưởng niệm không chỉ dừng lại ở khía cạnh kết án, nó
còn là một mời gọi để cam kết sống đích thực hơn. Ðối lại với chà đạp dã man phải
là sự tôn trọng yêu thương mà con người phải có đối với tha nhân.
Cuộc sống của người Kitô chúng ta được xây dựng
trên một tưởng niệm vô cùng cao cả: đó là cái chết của Ðức Kitô được thực hiện
trong Thánh Lễ. Thánh lễ vừa là một nhắc nhở về cái chết vô cùng dã man mà Ðức
Kitô đã trải qua, vừa là một tưởng niệm về Tình Yêu vô bờ của Thiên Chúa đối với
con người, vừa là một mời gọi sống yêu thương, yêu thương đến nỗi có thể chết
thay cho người khác... Chúng ta không thể tưởng niệm cái chết của Chúa Giêsu mà
vẫn tiếp tục cưu mang hận thù, mà vẫn nuôi dưỡng sự khinh rẻ đối với tha nhân.
(Lẽ Sống)
++++++++++++++++++
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Sáu Tuần I MC
Bài đọc: Eze 18:21-28; Mt
5:20-26.
1/ Bài đọc I: 21 Nhưng nếu kẻ gian ác từ bỏ mọi tội lỗi
mình đã phạm mà tuân giữ mọi quy tắc của Ta, cùng thi hành điều chính trực công
minh, thì chắc chắn nó sẽ sống, nó không phải chết.
22 Mọi tội phản nghịch nó
phạm, người ta sẽ không còn nhớ đến; nó sẽ được sống vì đã thi hành lẽ công
minh.
23 Chẳng lẽ Ta lại vui
thích vì kẻ gian ác phải chết - sấm ngôn của ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng - Ta lại
không muốn cho nó từ bỏ đường lối của nó mà được sống sao?
24 Nhưng nếu người công
chính từ bỏ lẽ công chính của mình mà theo đòi kẻ gian ác làm mọi điều ghê tởm:
nó làm thế mà được sống sao? Tất cả những việc công chính nó đã làm sẽ không
còn được nhắc đến; vì tội bất trung và tội lỗi nó đã phạm, nó sẽ phải chết.
25 Các ngươi lại nói:
"Đường lối của Chúa Thượng không ngay thẳng." Vậy hỡi nhà Ít-ra-en,
hãy nghe đây: Phải chăng đường lối của Ta không ngay thẳng hay đường lối của
các ngươi mới không ngay thẳng?
26 Khi người công chính từ
bỏ lẽ công chính của mình và làm điều bất chính mà chết, thì chính vì điều bất
chính nó đã làm mà nó phải chết.
27 Còn nếu kẻ gian ác từ bỏ
điều dữ nó đã làm, mà thi hành điều chính trực công minh, thì nó sẽ cứu được mạng
sống mình.
28 Nó đã thấy và từ bỏ mọi tội
phản nghịch nó phạm, thì chắc chắn nó sẽ sống, nó không phải chết.
2/ Phúc Âm: 20 "Vậy, Thầy bảo cho anh em biết, nếu
anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng
được vào Nước Trời.
21 "Anh em đã nghe Luật
dạy người xưa rằng: Chớ giết người; ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà.
22 Còn Thầy, Thầy bảo cho
anh em biết: Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình
là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình
là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt.
23 Vậy, nếu khi anh sắp
dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với
anh,
24 thì hãy để của lễ lại đó
trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của
mình.
25 Anh hãy mau mau dàn xếp
với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người
ấy nộp anh cho quan toà, quan toà lại giao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống
ngục.
26 Thầy bảo thật cho anh biết:
anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Sống trung thành yêu thương suốt cả đời.
Chúng
ta thường chú trọng đến những cuộc trở lại, từ xấu thành tốt; và dường như
không để ý đến những cuộc đời từ tốt thành xấu như cuộc đời của Judah Iscarioth.
Trong thực tế, cả hai đều có thể xảy ra; và trường hợp thứ hai có thể xảy ra
thường xuyên hơn trường hợp thứ nhất, đặc biệt trong đời sống gia đình. Ví dụ,
khi chưa thành vợ chồng, cả hai người dường như ít khuyết điểm và đối xử với
nhau yêu thương tử tế hơn.
Các
Bài Đọc hôm nay nhắc nhở cho chúng ta biết cả hai cuộc trở lại đều có thể xảy
ra, nếu chúng ta không cẩn thận xét mình. Trong Bài Đọc I, tiên tri Ezekiel nhấn
mạnh đến cả lòng nhân từ lẫn sự công bằng của Thiên Chúa. Vì lòng nhân từ, Ngài
không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn trở lại và được sống. Vì
sự công bằng, Ngài phải luận phạt nếu người công chính bỏ đàng ngay thẳng để
làm điều bất chính. Mỗi người có cả một cuộc đời để luyện tập trước khi Thiên
Chúa xét xử con người. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đòi các môn đệ phải sống công
chính hơn các kinh sư: không phải chỉ tránh giết người phần xác, nhưng phải
tránh cả giận hờn, la mắng, chửi rủa; vì những hành động này làm tổn thương
danh dự của họ và đưa đến những thiệt hại phần hồn.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Thiên Chúa nhân từ và công bằng.
1.1/
Đường lối xét xử của Thiên Chúa: Thiên Chúa không xét xử con người mỗi ngày, mỗi
tháng, mỗi năm; nhưng cho con người có cơ hội cả một đời, trước khi phán xét
con người. Tiêu chuẩn phán xét dưới đây có lẽ áp dụng cho Ngày Phán Xét.
(1)
Kẻ gian ác ăn năn trở lại sẽ được sống: Điều nổi bật trong Sách Tiên Tri
Ezekiel là lòng nhân từ và thương xót của Thiên Chúa, được tóm gọn trong câu:
“Chẳng lẽ Ta lại vui thích vì kẻ gian ác phải chết - sấm ngôn của Đức Chúa là
Chúa Thượng - Ta lại không muốn cho nó từ bỏ đường lối của nó mà được sống
sao?” Vì thế, Ngài sẽ không ngừng gởi tới cơ hội và kêu gọi kẻ gian ác trở lại
để được sống. Ngài hứa: “Nếu kẻ gian ác từ bỏ mọi tội lỗi mình đã phạm mà tuân
giữ mọi quy tắc của Ta, cùng thi hành điều chính trực công minh, thì chắc chắn
nó sẽ sống, nó không phải chết. Mọi tội phản nghịch nó phạm, người ta sẽ không
còn nhớ đến; nó sẽ được sống vì đã thi hành lẽ công minh.”
(2)
Người công chính từ bỏ đường ngay sẽ bị luận phạt: Thiên Chúa nhân từ nhưng
cũng công bằng. Ngài kêu gọi kẻ tội lỗi ăn năn, và ban ơn gìn giữ người ngay
lành đừng phạm tội. Tuy nhiên, Ngài cũng báo trước: “Nếu người công chính từ bỏ
lẽ công chính của mình mà theo đòi kẻ gian ác làm mọi điều ghê tởm: nó làm thế
mà được sống sao? Tất cả những việc công chính nó đã làm sẽ không còn được nhắc
đến; vì tội bất trung và tội lỗi nó đã phạm, nó sẽ phải chết.”
1.2/
Lý luận của con người: Đứng trước cách phán xét của Thiên Chúa, nhiều người sẽ
nói: "Đường lối của Chúa Thượng không ngay thẳng." Thiên Chúa trả lời:
“Vậy hỡi nhà Israel ,
hãy nghe đây: Phải chăng đường lối của Ta không ngay thẳng hay đường lối của
các ngươi mới không ngay thẳng?”
-
Lý luận của con người: Chẳng lẽ chỉ vì phạm một tội cuối đời mà người công
chính phải hư mất? Nếu Thiên Chúa công bằng, Ngài phải bỏ tội và phúc lên cân
xem bên nào nặng hơn. Nếu bên tội nặng hơn, phải chịu hình phạt; nếu bên phúc nặng
hơn, cần được thưởng.
-
Trả lời: Tội và phúc không phải như đồ vật có thể cân được; nhiều khi một tội
xem ra nhẹ, nhưng gây hậu quả nặng nề; và ngược lại. Hơn nữa, tội rất hay lây.
Nếu một con vi trùng ung thư có thể làm thiệt hại mạng sống, tội còn gây hậu quả
nặng nề hơn thế nữa. Ví dụ, trường hợp ngọai tình của Vua David: không những
gây thiệt hại mạng sống cho Uriah, cho đứa con đầu lòng, cho Amnon và Absalom;
mà còn để lại những vết thương lòng cho chính Vua David, Bà Bathsebah, và con
gái Tamar. Đấy là chưa kể làm gương mù cho nhiều người và xáo trộn tình hình
chính trị cả nước. Thiên Chúa là Đấng xét xử công minh, Ngài sẽ thưởng phạt
chúng ta công bằng. Chúng ta không biết được hậu quả của tội; điều hay nhất là
tránh mọi tội.
2/ Phúc Âm: Môn đệ Chúa phải sống công chính hơn các
Kinh-sư và Biệt-phái.
2.1/
Giết người không chỉ giết về phần xác: Nhiều người khi xét tới điều răn thứ
năm, thứ chín, và thứ mười, họ thấy mình không có tội, vì chưa bao giờ giết người,
ngọai tình, và lấy của người khác. Nhưng Lời Chúa hôm nay cảnh tỉnh chúng ta phải
xét mình cẩn thận hơn. Có những người muốn giết người, ngọai tình trong tư tưởng,
và ham muốn của người; những tư tưởng như thế đã đủ làm con người phạm tội. Về
việc giết người, Chúa nhấn mạnh đến 3 điểm sau:
-
Ai giận anh em
mình, thì đáng bị đưa ra toà. Có hai động từ “giận” trong Hy-lạp: (1)qumomace,w có nghĩa “tức giận,” nhưng xong
rồi thôi. Cơn giận nổi lên như lửa gần rơm, nhưng rồi cũng mau chóng nguội. (2) ovrgi,zomai chỉ sự giận âm ỉ, hờn giận. Cái
giận thứ nhất có thể tha thứ vì thuộc bản năng con người; cái giận thứ hai đáng
bị luận tội hay bị đưa ra tòa xét xử, vì là cái giận giai dẳng và từ chối không
tha thứ, dù trí khôn đã cho biết phải bỏ qua. Cái giận mà có người nói “sống để
trong lòng, chết mang theo.” Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu thơ lột tả được
cái giận này: “Giết nhau chẳng cái lư cầu. Giết nhau bằng cái âu sầu độc chưa.”
-
Ai mắng anh em
mình là đồ ngu ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. ~Raka, có nghĩa
người không có trí khôn, không biết suy xét; nó là tiếng khinh thường tha nhân.
Con người thường rất tức giận khi nghe ai mắng mình là “đồ ngu ngốc.”
-
Còn ai chửi anh
em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt. Mwre,
có nghĩa là người hành động như người điên rồ về phương diện luân lý. Thánh Vịnh
14, câu 1 nói “Kẻ ngu si tự
nhủ: "Làm chi có Chúa Trời!" Chúng đã ra hư đốn, làm những điều ghê tởm,
chẳng có một ai làm điều thiện.” Gọi ai Mwre, có nghĩa khinh thường họ có một cuộc
đời vô luân, làm đĩ làm điếm, không xứng đáng với người có đạo. Tội làm mất
danh giá người khác qua việc nói xấu, nói hành là tội nặng, và xứng đáng bị lửa
hoả ngục thiêu đốt.
2.2/
Phải hòa thuận trước khi rước Mình Thánh Chúa: Luật Cựu Ước đòi phải dâng lễ vật
để đền tội đã phạm đến Thiên Chúa và con người. Vì thế, Chúa Giêsu nói: “Vậy, nếu
khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện
bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người
anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình.” Nếu không giao hòa và tha thứ
cho anh em, làm sao con người có thể dâng lễ vật để xin Thiên Chúa tha thứ tội
của mình. Tương tự khi con người lên rước lễ, nếu còn đang có chuyện bất bình với
tha nhân, làm sao họ có thể kết hợp và xin sự tha thứ của Thiên Chúa?
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Mỗi người chúng ta đều có thể từ xấu trở nên tốt, và từ tốt trở nên xấu. Nếu
Thiên Chúa nhân từ không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn xám hối
để được sống; Ngài cũng công bằng xét xử, nếu người công chính bỏ đàng tốt lành
để theo đàng tội lỗi.
-
Để trung thành theo đàng công chính, con người cần hiểu biết và sống theo những
điều Chúa dạy; nhất là phải tuyệt đối sợ và tránh xa tội.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP
****************
Suy niệm:
Chân phước Marchello,
một kỹ nghệ gia giàu có người Italia, đã bán hết tất cả gia sản và sang Châu Mỹ
La tinh phục vụ những người phong cùi, có kể lại câu chuyện như sau: tại một viện
bài phung giữa rừng già miền Amazone, có một người đàn bà thoạt nhìn qua ai
cũng thấy đáng thương. Từ nhiều năm qua, vì phong cùi, bà bị chồng con bỏ rơi,
bà sống đơn độc trong một túp lều gỗ, mặt mũi đã bị đục khoét đến độ không còn
hình tượng con người nữa.
Mang đến cho bà vài món quà, chân phước Marchello hỏi bà:
- Bà làm gì suốt
ngày? Có ai đến thăm bà không?
Người đàn bà trả lời:
- Tôi sống đơn độc một mình. Tôi không còn làm được gì nữa, tay chân bại liệt, mắt mũi lại chẳng còn trông thấy gì nữa.
Marchello tỏ ra cảm thông trước nỗi khổ của bà, ngài hỏi:
- Vậy chắc bà phải cô đơn buồn chán lắm phải không?
Người đàn bà liền nói:
- Thưa ngài, không. Tôi cô độc thì có, nhưng tôi không hề cảm thấy buồn hoặc bị bỏ rơi, bởi vì tôi cầu nguyện suốt ngày và tôi luôn cảm thấy có Chúa bên cạnh.
Ngạc nhiên về lòng tin của bà, chân phước Marchello hỏi tiếp:
- Thế bà cầu nguyện cho ai?
Người đàn bà như mở to được đôi mắt mù lòa, bà nói:
- Tôi cầu nguyện cho Ðức Giáo Hoàng, cho các Giám Mục, Linh mục, Tu sĩ. Tôi cầu nguyện cho những người phong cùi bị bỏ rơi, cho các trẻ em mồ côi, cho tất cả những ai giúp đỡ trung tâm này.
Chân phước Marchello ngắt lời bà:
- Bà không cầu nguyện cho bà sao?
Với một nụ cười rạng rỡ, người đàn bà quả quyết:
- Tôi chỉ cầu nguyện cho những người khác mà thôi, bởi vì khi người khác được hạnh phúc, thì tôi cũng được hạnh phúc.
Người đàn bà trả lời:
- Tôi sống đơn độc một mình. Tôi không còn làm được gì nữa, tay chân bại liệt, mắt mũi lại chẳng còn trông thấy gì nữa.
Marchello tỏ ra cảm thông trước nỗi khổ của bà, ngài hỏi:
- Vậy chắc bà phải cô đơn buồn chán lắm phải không?
Người đàn bà liền nói:
- Thưa ngài, không. Tôi cô độc thì có, nhưng tôi không hề cảm thấy buồn hoặc bị bỏ rơi, bởi vì tôi cầu nguyện suốt ngày và tôi luôn cảm thấy có Chúa bên cạnh.
Ngạc nhiên về lòng tin của bà, chân phước Marchello hỏi tiếp:
- Thế bà cầu nguyện cho ai?
Người đàn bà như mở to được đôi mắt mù lòa, bà nói:
- Tôi cầu nguyện cho Ðức Giáo Hoàng, cho các Giám Mục, Linh mục, Tu sĩ. Tôi cầu nguyện cho những người phong cùi bị bỏ rơi, cho các trẻ em mồ côi, cho tất cả những ai giúp đỡ trung tâm này.
Chân phước Marchello ngắt lời bà:
- Bà không cầu nguyện cho bà sao?
Với một nụ cười rạng rỡ, người đàn bà quả quyết:
- Tôi chỉ cầu nguyện cho những người khác mà thôi, bởi vì khi người khác được hạnh phúc, thì tôi cũng được hạnh phúc.
Thái độ sống và cầu
nguyện của người đàn bà phong cùi trên đây minh họa cho sự thánh thiện đích thực
là người chỉ sống cho người khác, lấy hạnh phúc của người khác làm của mình. Ðể
có được thái độ như thế, chắc chắn phải có một đức tin sâu xa, một đức tin luôn
đòi hỏi con người nhận ra hình ảnh của Thiên Chúa trong mọi người và yêu thương
mọi người. Như vậy, thánh thiện và bác ái cũng là một: thánh thiện mà không có
bác ái là thánh thiện giả hình.
Chúa Giêsu đã đến để
đem lại cho sự thánh thiện một nội dung đích thực. Ngài đề ra một mẫu mực thánh
thiện hoàn toàn khác với quan niệm và thực hành của người Biệt Phái và Luật Sĩ,
tức là những nhà lãnh đạo tôn giáo thời đó. Theo họ, thánh thiện là chu toàn một
cách chi li và máy móc những luật lệ đã được quy định mà không màng đến linh hồn
của lề luật là lòng bác ái; họ có thể trung thành tuyệt đối với những qui luật
về ăn chay và cầu nguyện, nhưng lại sẵn sàng khước từ và loại bỏ tha nhân.
Ðả phá quan niệm và
cách thực hành của những người Biệt Phái và Luật Sĩ, Chúa Giêsu đưa bác ái vào
trọng tâm của lề luật; hay đúng hơn, Ngài tóm lại tất cả lề luật thành một luật
duy nhất, đó là lòng bác ái. Ai muốn làm môn đệ Ngài, người đó phải vượt qua
quan niệm và cách thực hành đạo của những người Biệt Phái và Luật Sĩ, nghĩa là
cần phải lấy bác ái làm linh hồn và động lực cho toàn cuộc sống: "Nếu các
con không ăn ở công chính hơn những Biệt Phái và Luật Sĩ, thì sẽ chẳng được vào
Nước Trời."
Quả thật, nếu an
bình, hân hoan, hạnh phúc là thể hiện của Nước Trời ngay trong cuộc sống này,
thì chúng ta chỉ được vào Nước Trời, nếu chúng ta biết sống cho tha nhân mà
thôi. Sống vui và hạnh phúc, phải chăng không là mơ ước của mọi người, nhưng liệu
mỗi người có ý thức rằng bí quyết của hạnh phúc và niềm vui ấy chính là sống
cho tha nhân không? Kỳ thực, các thánh là những người đạt được niềm vui và hạnh
phúc ấy ngay từ cuộc sống này. Người Tây phương đã chẳng nói: "Một vị
thánh buồn là một vị thánh đáng buồn" đó sao?
Nguyện xin Chúa cho
chúng ta luôn biết tìm kiếm và cảm mến được niềm vui và hạnh phúc đích thực
trong yêu thương và phục vụ.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, con người
chúng con nhiều khi trở nên xấu xa không ngờ. Chúng con hại những người anh em
của chúng con bằng nhiều cách: miệng lưỡi chúng con thốt ra những lời không tốt,
thái độ hững hờ, đố kỵ... Trong vô tình hay cố ý chúng con đã giết người anh em
mình... mà mình không hay biết. Lời Chúa dạy thật tinh tế, khiến chúng con phải
duyệt xét lại thái độ sống của mình.
Lạy Chúa Giêsu, xin
hãy thánh hóa chúng con. Xin cho chúng con biết sống hiền hòa với một trái tim
yêu thương trân trọng hết mọi người. Xin giúp chúng con luôn ý thức: Chúa cần
nơi chúng con trái tim hòa bình, yêu thương chứ không cần của lễ. Amen.
Suy niệm:
Ngày 5-2-2009, trong một cuộc gặp gỡ thường niên có tính tôn giáo,
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chia sẻ với các tham dự viên:
“Dù chúng ta chọn niềm tin nào, hãy nhớ rằng
chẳng có tôn giáo nào lấy căm thù làm giáo lý chủ yếu cho mình…
Chẳng có Thiên Chúa nào lại dung túng
chuyện cướp đi mạng sống của một người vô tội.”
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chia sẻ với các tham dự viên:
“Dù chúng ta chọn niềm tin nào, hãy nhớ rằng
chẳng có tôn giáo nào lấy căm thù làm giáo lý chủ yếu cho mình…
Chẳng có Thiên Chúa nào lại dung túng
chuyện cướp đi mạng sống của một người vô tội.”
Trên núi Sinai, ông Môsê đã nhận được giới răn “Ngươi chớ giết người.”
Đức Giêsu cho thấy uy quyền của mình trong việc giải thích giới răn ấy.
“Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết…”
Ngài đã đẩy giới răn này đi xa hơn nhiều, vào tận trái tim con người:
“Ai giận anh em mình thì đáng bị đưa ra tòa” (c. 22).
Tình cảm nóng giận có thể dẫn đến nhiều chuyện không hay.
Nó khiến người ta dùng lời nói mà lăng mạ, làm nhục người khác.
Giận mất khôn, nóng giận thậm chí có thể đưa đến chỗ giết người.
Nhưng Đức Giêsu không muốn loại trừ thứ nóng giận chính đáng,
như ta thấy có nơi Ngài (x. Mc 3,5; Mt 23,17).
Đức Giêsu cho thấy uy quyền của mình trong việc giải thích giới răn ấy.
“Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết…”
Ngài đã đẩy giới răn này đi xa hơn nhiều, vào tận trái tim con người:
“Ai giận anh em mình thì đáng bị đưa ra tòa” (c. 22).
Tình cảm nóng giận có thể dẫn đến nhiều chuyện không hay.
Nó khiến người ta dùng lời nói mà lăng mạ, làm nhục người khác.
Giận mất khôn, nóng giận thậm chí có thể đưa đến chỗ giết người.
Nhưng Đức Giêsu không muốn loại trừ thứ nóng giận chính đáng,
như ta thấy có nơi Ngài (x. Mc 3,5; Mt 23,17).
Mùa Chay là thời gian dành cho việc làm hòa với người anh em.
Đây là công việc vừa quan trọng, vừa cấp bách.
Quan trọng đến nỗi đòi ta để của lễ lại trước bàn thờ
và đi làm hòa với người anh em đó, rồi mới trở lại dâng của lễ.
Tương quan với Thiên Chúa cần được diễn ra trong bầu khí hòa thuận.
Chúa chỉ nhận lễ vật khi trái tim ta bình yên.
Điều đáng lưu ý là chúng ta phải đi làm hòa
với các anh em đang có điều bất bình với ta,
phải đi bước trước làm hòa dù ta chẳng phải là người gây chuyện.
Nhưng cũng phải làm hòa với cả thù địch của mình (c. 25).
Trên đường bị đưa đến cửa công, cần mau mau dàn xếp cho ổn thỏa.
Cần trả ngay món nợ chưa thanh toán, kẻo bị kết án và tống ngục.
Đây là công việc vừa quan trọng, vừa cấp bách.
Quan trọng đến nỗi đòi ta để của lễ lại trước bàn thờ
và đi làm hòa với người anh em đó, rồi mới trở lại dâng của lễ.
Tương quan với Thiên Chúa cần được diễn ra trong bầu khí hòa thuận.
Chúa chỉ nhận lễ vật khi trái tim ta bình yên.
Điều đáng lưu ý là chúng ta phải đi làm hòa
với các anh em đang có điều bất bình với ta,
phải đi bước trước làm hòa dù ta chẳng phải là người gây chuyện.
Nhưng cũng phải làm hòa với cả thù địch của mình (c. 25).
Trên đường bị đưa đến cửa công, cần mau mau dàn xếp cho ổn thỏa.
Cần trả ngay món nợ chưa thanh toán, kẻo bị kết án và tống ngục.
Làm sao thời gian Mùa Chay vừa là thời gian ta làm hòa với Chúa,
vừa là thời gian ta làm hòa với một người đang sống gần bên.
Đó là thời gian người con cả thôi đứng ngoài cổng,
nhưng vào nhà để chung vui với cha và ôm lấy người em.
vừa là thời gian ta làm hòa với một người đang sống gần bên.
Đó là thời gian người con cả thôi đứng ngoài cổng,
nhưng vào nhà để chung vui với cha và ôm lấy người em.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa,
lúc đầu chúng con chỉ muốn cầm tay nhau
để làm thành một vòng tròn khép kín.
Sau đó chúng con hiểu rằng
cần phải buông tay nhau
để nhận những người bạn mới,
để vòng tròn được mở rộng đến vô cùng
và trái tim được lớn lên mãi.
lúc đầu chúng con chỉ muốn cầm tay nhau
để làm thành một vòng tròn khép kín.
Sau đó chúng con hiểu rằng
cần phải buông tay nhau
để nhận những người bạn mới,
để vòng tròn được mở rộng đến vô cùng
và trái tim được lớn lên mãi.
Lạy Chúa, chúng con biết rằng
cần phải nối vòng tay lớn
xuyên qua các đại dương và lục địa.
vòng tay người nối với người,
vòng tay con người nối với Tạo Hóa.
cần phải nối vòng tay lớn
xuyên qua các đại dương và lục địa.
vòng tay người nối với người,
vòng tay con người nối với Tạo Hóa.
Chúng con thích Chúa
đứng chung một vòng tròn
với tất cả loài người chúng con,
nắm lấy tay chúng con
và đưa chúng con lên cao.
Ước gì việc Chúa giang tay trên thập giá
giúp chúng con biết cầm lấy tay nhau
và nhận nhau là anh em.
đứng chung một vòng tròn
với tất cả loài người chúng con,
nắm lấy tay chúng con
và đưa chúng con lên cao.
Ước gì việc Chúa giang tay trên thập giá
giúp chúng con biết cầm lấy tay nhau
và nhận nhau là anh em.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Nqày 02
thứ sáu đầu tháng
‘"Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu
Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần
ở cùng anh chị em". Phúc Âm: lấy lại đề tài tình yêu này để giải thích việc
Ngôi Lời đến trong trần gian: "Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến độ
ban Con Một mình cho thế gian."
Vì thế giáo hội muốn giúp chúng ta cảm
nhận, khi chọn các đoạn khác nhau trong Sách Thánh, để cho thấy mầu nhiệm Chúa
Ba Ngôi trước tiên và trên hết là một mầu nhiệm tình yêu. Vì "Thiên Chúa là Tình Yêu",
nên là một, duy nhất, hiệp thông. Nhưng bởi vì Người là Tình yêu, nên không
khép mình tự tại, hoàn toàn dững dưng. Ngược lại, vì Người là Tình yêu, Thiên
Chúa hoàn toàn là quà tặng, Ngài không giữ lại cho mình tí gì của Chúa Cha hướng
về Chúa Con và của Chúa Con hướng về Chúa Cha, trong sự hiệp nhất của Chúa
Thánh Thần. Thiên Chúa Ba Ngôi!
Dù vậy, mầu nhiệm tình yêu này không dừng
lại ở Thiên Chúa. Vì hữu thể nhân bản, "được tạo dựng và giống" Thiên
Chúa Tình Yêu, có ơn gọi nên giống Người, đến phiên họ cũng trở thành tình yêu.
ơn gọi cho tình yêu ngang qua gương mặt kẻ khác, của anh em mà Thiên Chúa đặt để
trên con đường của chúng ta và, một cách nào đó, trở thành lời mời gọi cho tinh
yêu, một tiếng gọi trở thành điều chúng ta hiện hữu, một sự nhắc nhớ đến ơn gọi
yêu thương!
Dom Guillaume Jedrzejzak
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét