Thứ Ba sau Chúa Nhật IV Mùa Chay
(tiên tri Ê-dê-ki-en)
Bài Ðọc
I: Ed 47, 1-9. 12
"Tôi
đã thấy nước từ bên phải đền thờ chảy ra, và nước ấy chảy đến ai, thì tất cả đều
được cứu rỗi".
Trích sách
Tiên tri Êdêkiel.
Trong những
ngày ấy, thiên thần dẫn tôi đến cửa nhà Chúa, và đây nước chảy dưới thềm nhà
phía hướng đông, vì mặt tiền nhà Chúa hướng về phía đông, còn nước thì chảy từ
bên phải đền thờ, về phía nam bàn thờ. Thiên thần dẫn tôi qua cửa phía bắc, đưa
đi phía ngoài, đến cửa ngoài nhìn về hướng đông, và đây nước chảy từ bên phải.
Khi đó có người đàn ông đi ra về hướng đông, tay cầm sợi dây, ông đo một ngàn
thước tay và dẫn tôi đi qua dưới nước tới mắt cá chân. Ông đo một ngàn thước
tay nữa và dẫn tôi đi qua dưới nước đến đầu gối. Ông còn đo một ngàn thước tay
và dẫn tôi đi qua dưới nước đến ngang lưng. Ông lại đo thêm một ngàn thước tay
nữa, và đây là suối nước, tôi không thể đi qua được, vì nước suối dâng lên cao
quá, phải lội mới đi qua được, nên người ta không thể đi qua được. Người ấy nói
với tôi: "Hỡi người, hẳn ngươi đã xem thấy". Rồi ông dẫn tôi đi, rồi
dẫn trở lại trên bờ suối. Khi trở lại, tôi thấy hai bên suối có nhiều cây cối.
Người ấy lại nói với tôi: "Nước này chảy về phía cồn cát, phía đông, chảy
xuống đồng bằng hoang địa, rồi chảy ra biển, biến mất trong biển và trở nên nước
trong sạch. Tất cả những sinh vật sống động, nhờ suối nước chảy qua, đều được sống.
Sẽ có rất nhiều cá và nơi nào nước này chảy đến, nơi đó sẽ trở nên trong lành,
và sự sống sẽ được phát triển ở nơi mà suối nước chảy đến.
Gần suối
nước, hai bên bờ ở mỗi phía, mọi thứ cây ăn trái sẽ mọc lên; lá của nó sẽ không
khô héo, và trái của nó sẽ không bao giờ hết; mỗi tháng nó có trái mới, vì dòng
nước này phát xuất từ đền thờ; trái của nó dùng làm thức ăn, và lá của nó dùng
làm thuốc uống.
Ðó là lời
Chúa.
Ðáp Ca:
Tv 45, 2-3. 5-6. 8-9
Ðáp: Chúa thiên binh hằng ở cùng ta, và ta được Chúa Giacóp hằng
bảo vệ (c. 8).
Xướng: 1)
Chúa là nơi ẩn náu và là sức mạnh của chúng ta, Người hằng cứu giúp khi ta sầu
khổ. Dầu đất có rung chuyển, ta không sợ chi, dầu núi đổ xuống đầy lòng biển cả.
- Ðáp.
2) Nước
dòng sông làm cho thành Chúa vui mừng, làm hân hoan cung thánh Ðấng Tối Cao hiển
ngự. Chúa ở giữa thành, nên nó không chuyển rung, lúc tinh sương, thành được
Chúa cứu giúp. - Ðáp.
3) Chúa
thiên binh hằng ở cùng ta, ta được Chúa Giacóp hằng bảo vệ. Các ngươi hãy đến
mà xem mọi kỳ công Chúa làm, Người thực hiện muôn kỳ quan trên vũ trụ. - Ðáp.
Câu Xướng
Trước Phúc Âm: Tv 50, 12a và 14a
Ôi lạy
Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch. Xin ban lại cho con niềm vui ơn cứu độ.
Phúc Âm: Ga 5, 1-3a. 5-16
"Tức khắc người ấy được lành bệnh".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Hôm đó là ngày lễ của người Do-thái, Chúa Giêsu lên
Giêrusalem. Tại Giêrusalem, gần cửa "Chiên", có một cái hồ, tiếng
Do-thái gọi là Bếtsaiđa, chung quanh có năm hành lang. Trong các hành lang này,
có rất nhiều người đau yếu, mù loà, què quặt, bất toại nằm la liệt. Trong số
đó, có một người nằm đau liệt đã ba mươi tám năm. Khi Chúa Giêsu thấy người ấy
nằm đó và biết anh đã đau từ lâu, liền hỏi: "Anh muốn được lành bệnh
không?" Người đó thưa: "Thưa Ngài, tôi không được ai đem xuống hồ, mỗi
khi nước động. Khi tôi lết tới, thì có người xuống trước tôi rồi". Chúa
Giêsu nói: "Anh hãy đứng dậy vác chõng mà về". Tức khắc người ấy được
lành bệnh. Anh ta vác chõng và đi. Nhưng hôm đó lại là ngày Sabbat, nên người
Do-thái bảo người vừa được khỏi bệnh rằng: "Hôm nay là ngày Sabbat, anh
không được phép vác chõng". Anh ta trả lời: "Chính người chữa tôi
lành bệnh bảo tôi: "Vác chõng mà đi". Họ hỏi: "Ai là người đã bảo
anh "Vác chõng mà đi?" Nhưng kẻ đã được chữa lành không biết Người là
ai, vì Chúa Giêsu đã lánh vào đám đông tụ tập nơi đó.
Sau đó, Chúa Giêsu gặp anh ta trong đền thờ, Người nói:
"Này, anh đã được lành bệnh, đừng phạm tội nữa, kẻo phải khốn khổ hơn trước".
Anh ta đi nói cho người Do-thái biết chính Chúa Giêsu là người đã chữa anh ta
lành bệnh.
Vì thế người Do-thái gây sự với Chúa Giêsu, vì Người đã
làm như thế trong ngày Sabbat.
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm:
Qua bài
Tin Mừng hôm nay, nếu chúng ta đặt mình vào vai bệnh nhân ba mươi tám năm,
chúng ta mới cảm thấy những người hạch hỏi anh thật độc ác. Tại sao họ không
thông cảm với anh khi anh bị khổ suốt ba mươi tám năm dài? Ðúng lý ra, họ phải
vui mừng với anh, vì ngày hôm nay anh đã được giải phóng khỏi tình trạng khốn nạn.
Ðúng lý ra, họ phải cùng với anh tôn vinh tạ ơn Vị đã cứu giúp anh mới phải. Tại
sao họ lại bắt bẻ Ngài? Ngài và họ, ai là người thương yêu anh đích thực? Ngài
và họ, ai là người đi trong đường lối của Thiên Chúa?
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa
Giêsu, nhân loại chúng con đối với nhau quá tàn ác. Chúng con không biết thương
nhau. Chúng con không biết cảm thông nỗi khổ của nhau, vì chúng con quá ích kỷ.
Chúng con chỉ nghĩ đến mình. Chính vì thế chúng con chỉ biết bắt bẻ và kết án.
Xin Chúa giúp
chúng con biết sửa lại con người vẹo vọ, lệch lạc của chúng con. Ðặc biệt trong
mùa chay thánh này, xin cho chúng con biết giao hòa với Thiên Chúa và với anh
em, để chúng con đáng được Chúa xót thương. Amen.
Chữa Kẻ Bất Toại
Ngày nay,
không ai lại không biết đến Mẹ Têrêsa Calcutta, Ðấng sáng lập dòng "Các Nữ
Tu Truyền Giáo", chuyên lo việc tông đồ bằng việc phục vụ các bệnh nhân
như bệnh cùi, ốm đau, cùng khổ, đặc biệt là những người đang hấp hối nằm la liệt
trên các hè phố.
Trước đây,
có lần một vị sư Phật Giáo nói với Mẹ: "Tôi biết và yêu mến Ðức Kitô lắm,
nhưng tôi ghét Giáo Hội của Ngài. Nếu các chị làm điều các chị nói, có lẽ các
chị sẽ trở nên một nơi hội ngộ để chúng tôi có thể gặp gỡ Hội thánh của Ðức
Kitô".
Sau một
năm có dịp làm việc với Mẹ, vị sư Phật Giáo đó phát biểu như sau: "Tôi đã
quan sát các chị, bây giờ tôi thực sự tin rằng: các chị làm việc chỉ cốt để
giúp người nghèo khổ, xấu số nhất. Chúng tôi sẽ dâng cho các chị một ngôi nhà
trong khuôn viên chùa của chúng tôi để các chị làm bệnh xá miễn phí".
Nhờ các hoạt
động từ thiện bác ái, Mẹ Têrêsa Calcutta đã nhận được nhiều giải thưởng của
chính phủ Ấn Ðộ cũng như của nhiều chính phủ và tổ chức quốc tế khác. Trong đó
có giải Nobel Hòa Bình năm 1979. Tuy nhiên, giải thưởng làm Mẹ Têrêsa Calcutta
thích thú nhất và hãnh diện nhất chính là đưa nhiều người về với Thiên Chúa, về
với Giáo Hội Công Giáo và làm cho nhiều nhìn nhận và yêu mến Chúa Kitô hơn.
Anh chị em thân mến!
Là những người đồ đệ của Ðức Kitô, mỗi người chúng ta khi
dấn thân vào công cuộc phát triển từ thiện xã hội, chúng ta không nên chỉ dừng
lại ở chiều kích vật chất phàm trần mà thôi, nhưng phải cố gắng như Mẹ Têrêsa
Calcutta để đưa anh chị em trở về với tình yêu Thiên Chúa, nhìn nhận Ðức Kitô
là Ðấng cứu chuộc nhân loại.
Qua bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta được dịp nhìn thấy
thái độ vừa từ thiện, vừa nâng cao tinh thần của Chúa Giêsu đối với người bất
toàn nằm bên giếng nước. Chúa chữa anh được lành bệnh, đồng thời Ngài mời gọi
anh hãy canh tân tâm hồn là đừng phạm tội nữa để khỏi phải khốn khổ hơn trước.
Có thể nói được rằng, người được Chúa Giêsu chữa lành
trong đoạn Tin Mừng hôm nay là người nghèo khổ nhất trong số những người nghèo
bệnh tật nằm bên bờ giếng gần thành Giêrusalem, lúc mà Chúa Giêsu đi ngang qua.
Anh nằm chờ từ 38 năm nay, có biết bao nhiêu người đi qua, kể cả những vị lãnh
đạo trong dân Do Thái, những kẻ thuộc nằm lòng Kinh Thánh và muốn tuân giữ luật
Chúa dạy cho đến tận cùng, với đủ mọi chi tiết. Họ đã đi ngang qua đó, nhưng
không nhìn thấy người anh em đang cần được giúp đỡ. Nhưng, Chúa Giêsu đã nhìn
thấy và Ngài đã chữa anh được lành bệnh. Ðó là việc Ngài thực hiện những dấu lạ:
cho người què được đi, cho kẻ bệnh tật được lành mạnh để kêu gọi những người
đang chờ dấu lạ của Ðấng Cứu Thế sắp đến hãy mở mắt ra và nhìn nhận Ngài là Ðấng
Cứu Thế.
Thế nhưng, không ai mở mắt tinh thần ra để nhìn sự hiện
diện của Chúa. Người được chữa lành không nhận ra Chúa và những người Do Thái
khác lãnh đạo tôn giáo đang có mặt ở đó cũng không nhận ra Chúa. Họ chỉ nhìn thấy
trường hợp lỗi luật ngày Sabat và muốn gây sự với Chúa, hơn là vui mừng vì một
người anh em được lành bệnh.
Phần Chúa
Giêsu, Ngài không dừng lại ở việc chữa lành tật bệnh thể xác, nhưng Ngài muốn
tiến xa hơn nên đã kêu gọi người được chữa lành hãy nghĩ đến phần linh hồn quan
trọng hơn: "Anh đừng phạm tội nữa". Chúa Giêsu đã thực hiện cả hai
công tác phát triển và cứu rỗi chung cả nhân loại.
Ðức cố Hồng
Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, tác giả tập sách "Ðường Hy Vọng"
đã lưu ý người con tinh thần của ngài như sau:
Những người
khác đang ở quanh con, cả nhân loại đang đau thương, khấp khểnh trên đường mịt
mù. Ðời con phải là hiến dâng để bắc nhịp cầu đưa họ đến với Chúa là cùng đích,
là tình yêu, là tất cả. Bên Chúa, nhân loại không còn ai xa lạ, nhưng tất cả đều
là anh em con. Món quà tuyệt hảo mà con có thể tặng người giúp việc cho con
không phải là chiếc áo đẹp, đôi giày tốt, cái đồng hồ quí, nhưng là tình người,
tình anh em mà con âm thầm tặng cho họ qua các cử chỉ nhỏ nhặt suốt ngày sống của
con.
Mỗi người
chúng ta cầu xin Chúa ban cho mình có một tâm hồn và đôi mắt như Chúa, để yêu
thương và giúp đỡ khi nhìn thấy nhu cầu của anh em xung quanh đang cần đến.
Công việc tông đồ của chúng ta không phải là việc làm của con người, nhưng là
việc làm của Thiên Chúa, nên cần có những tâm tình của Ngài.
Là chi thể
của nhiệm thể, chúng ta là óc để suy tư, là mắt để nhìn thực tại trần thế, là
tai để nghe tiếng rên rỉ đòi hỏi, là vai để gánh vác, là tay để cứu vớt, là
chân để đi đến với người nghèo khổ, là quả tim để khắc khoải yêu thương, là miệng
để nói những lời bác ái, an ủi. Nhờ tông đồ mà Hội Thánh hiện diện giữa thế giới
ngày nay.
Những việc
làm tốt của chúng ta góp phần giúp anh chị em nhìn nhận Chúa và yêu mến Ngài
hơn.
Lạy
Chúa, xin hãy ban cho con quả tim như Chúa, để biết yêu thương và phục vụ mọi
người như Chúa. Amen.
20/03/12
THỨ BA TUẦN 4 MC
Ga 5,1-16
Ga 5,1-16
CHỮA
BỆNH LIỆT TÂM HỒN
Đức Giêsu bảo: “Anh hãy trỗi dậy, vác chõng mà đi! Đừng phạm tội nữa.” (Ga 5, 8.14)
Suy niệm: Trong sứ điệp ngày Thế Giới Bệnh Nhân 2012, Đức Giáo Hoàng Bênêđitô xác tín rằng Thiên Chúa, trong Con của Ngài, không bỏ mặc chúng ta trong những lo âu, đau khổ, nhưng gần gũi, nâng đỡ, gánh vác và chữa lành chúng ta tận nơi sâu thẳm của tâm hồn. Quả thế, nhìn quang cảnh náo động và hối hả của dân chúng tranh giành để được lành bệnh tại hồ nước Bếtdatha, Chúa Giêsu không khỏi chạnh lòng xót thương. Ngài sẵn lòng chữa lành bệnh cho người bại liệt đã nằm chờ quá lâu này. Tuy nhiên, để phép lạ chữa bệnh thành hiện thực, ông phải nỗ lực bằng cách tỏ bày lòng muốn và sử dụng ý chí để đứng dậy, cộng tác với quyền năng của Ngài.
Mời Bạn: Mùa Chay là cơ hội tốt nhất để chúng ta “khám và chữa” bệnh liệt tâm hồn. Giận hờn, gian dối, kiêu căng, trộm cắp hay bất hoà… là những “virút” làm tê liệt tâm hồn, khiến bạn không thể đi đến với đồng loại và với Chúa. Vậy, trước tiên bạn hãy nhanh chân đến với Chúa qua bí tích hòa giải để được Chúa chữa lành và biến đổi. Rồi sau đó, nhờ ơn Chúa giúp, bạn dễ dàng đến làm hòa với anh chị em.
Chia sẻ tâm trạng của bạn sau khi lãnh nhận bí tích hòa giải hay làm hòa với người mình xúc phạm.
Sống Lời Chúa: Quyết tâm đến với Chúa qua nỗ lực dành thời gian cho cầu nguyện, tham dự các bí tích và đến với anh em qua việc tha lỗi cho nhau.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót và chữa lành con vì con đắc tội với Ngài. Xin cho con quyết lòng đi theo Chúa cũng như quyết tâm đem tình thương Chúa đến cho mọi người. Amen.
Sự hiện diện của Thiên Chúa
mang lại sự sống cho con người
Bài đọc: Eze 47:1-9; Jn 5:1-3a, 5-16.
Nước không thể thiếu trong đời sống con người. Tại Jerusalem và
miền nam của Israel ,
nước còn quan trọng hơn nữa vì nằm trên núi và sa mạc. Nếu không có nước, con
người và muôn lòai không thể sống. Nước còn có một công dụng khác: rửa sạch mọi
nhơ bẩn. Nước thánh từ Đền Thờ chảy ra là hình ảnh của Nước Rửa Tội trong đêm Vọng
Phục sinh, có thể thanh tẩy mọi ô uế trong tâm hồn.
Các Bài Đọc hôm nay xoay quanh sự cần thiết của nước trong đời sống.
Trong Bài Đọc I, tiên-tri Ezekiel, tuy sống trong nơi lưu đày, có một thị kiến
về nước từ bên phải của Đền Thờ Jerusalem chảy ra. Nước này nhiều đến độ làm
thành một con sông lớn và chảy về phía Biển Chết và sa mạc Arabah. Nước chảy đến
đâu đem sự sống cho muôn lòai đến đó. Nước này cũng chữa lành mọi bệnh tật của
con người. Trong Phúc Âm, một người bị liệt đã 38 năm, nằm bên hồ Bethzatha chờ
mặt nước nối liền Đền Thờ được khuấy động là nhảy xuống hồ để được chữa lành.
May mắn cho anh, Chúa Giêsu đi ngang, nhìn thấy, và chữa lành. Ngài truyền cho
anh đứng dậy, vác chõng, và đi về nhà.
I. KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Nước này chảy tới
đâu, thì nó chữa lành; sông này chảy đến đâu, thì ở đó có sự sống.
1.1/ Thị kiến “Nước từ Đền Thờ chảy ra” của tiên-tri Ezekiel:
Nhiều tác giả đã dùng biểu tượng “Nước từ Đền Thờ chảy ra” (x/c Joel 3:18, Zech
14:8, Psa 36:8-9, Rev 22:1). Có tác giả cho đây có lẽ là một ám chỉ của giòng
nước chảy ra từ Vườn Địa Đàng (Gen 2:10-14), ngưng chảy vì tội của Adam, xuất
hiện trở lại trong cuộc Xuất Hành qua sa mạc qua biến cố “Nước chảy ra từ Tảng
Đá,” và sau cùng tái xuất hiện trong thành Jerusalem vào Ngày Cánh Chung như một
giòng sông. Phía Đông của Đền Thờ Jerusalem
là thung lũng Kedron, thường thì khô cạn, và người ta có thể băng ngang để leo
lên Vườn Cây Dầu như Chúa Giêsu và các môn đệ thường làm. Thị kiến của Ezekiel
muốn nói lên sự can thiệp của Thiên Chúa. Ngài có thể làm cho nước ngập tràn
thung lũng Kedron, làm thành một giòng sông chảy vào Biển Chết như sông Jordan .
1.2/ Nước từ Đền Thờ mang lại sự sống và chữa lành con người:
Nơi nào có nước là có sự sống. Cây trồng bên suối nước sẽ luôn xanh tươi và
sinh nhiều hoa trái. Trong thực tế, Biển Chết là nơi nước sông Jordan chảy
vào; vì không có lối thóat nên nước trở nên rất mặn, và không một sinh vật nào
có thể sống nổi. Thị kiến của tiên-tri Ezekiel có lẽ muốn nói lên sự can thiệp
của Thiên Chúa trong tương lai. Ngài sẽ làm nước từ Đền Thờ chảy ra nhiều đến nỗi
làm thành một giòng sông lấp đầy thung lũng Kedron, chảy vào Biển Chết và thông
xuống vùng sa mạc Arabah. Khi Biển Chết được thông thương, nước sẽ trở nên tinh
sạch hơn và làm cho nước biển hoá lành. Vì thế, “Sông chảy đến đâu thì mọi sinh
vật lúc nhúc ở đó sẽ được sống. Sẽ có rất nhiều cá, vì nước này chảy tới đâu,
thì nó chữa lành; sông này chảy đến đâu, thì ở đó có sự sống.” Một điều chắc chắn
hơn, thị kiến này ám chỉ Nước Rửa Tội mà trong đêm Vọng Phục Sinh, khi chúng ta
sẽ hát lên: “Tôi đã thấy nước từ bên phải Đền Thờ chảy ra; và nước ấy chảy đến
những ai, thì tất cả đều được cứu rỗi và reo lên …”
2/ Phúc Âm: Người bệnh bất tọai
chờ bên hồ nước Bethzatha để được chữa lành.
2.1/ Lịch sử của hồ nước Bethzatha: Trước thế kỷ 20, các học giả
của Tin Mừng Gioan cho hồ nước này chỉ là biểu tượng, chứ không có thật tại
Jerusalem, nhiều người còn chú giải 5 hành lang tượng trưng cho 5 Sách của Ngũ
Kinh, 38 năm tượng trưng cho 38 năm dân Do-thái lang thang trong sa mạc. Trường
Kinh Thánh và Khảo Cổ của Dòng Đa-minh, École Biblique, tìm ra tông tích của
chiếc hồ này ở phía Tây của Đền Thờ, gần nhà thờ St. Ann hiện nay, cùng với các
các di tích lịch sử của nó. Hai cái hồ tìm thấy nằm kế cận nhau được giải thích
trong tờ hướng dẫn của các cha dòng White Friars như sau:
- Thời xa xưa, những hồ chứa nước được thiết lập trong thung
lũng này. Một cái hồ đơn giản được đào để chứa nước chảy qua thung lũng như một
cái hồ thiên nhiên. Sau này, cái hồ này được xây và biến thành hồ nhân tạo với
chiều kích 40x50 m bằng cách dùng một ống dẫn nước rộng khỏang 6 m. Nước trong
hồ được dẫn vào Đền Thờ bằng một con kênh nhỏ. Sách Isa 7:3 và 2 Kgs 18:17 ám
chỉ con kênh nhỏ này.
- Vào cuối thế kỷ 3rd BC, một chiếc hồ thứ
hai được thiết lập, có lẽ vào khỏang thời gian của Thượng Tế Simon (x/c Sir
50:3). Nó được xây ở phía Nam
của ống dẫn nước, con kênh nhỏ được bao phủ và trở thành ống dẫn nước vào Đền
Thờ.
- Vào giữa năm 150 BC và 70 AD, một trung tâm chữa bệnh nổi tiếng
được phát triển về phía Đông của hai cái hồ này. Một giếng nước, chỗ tắm, và những
bàn thờ cũng được thiết lập cho mục đích chữa trị và tôn giáo. Nơi đây là nơi tụ
họp của nhóm người bị cấm không cho vào trong Đền Thờ vì bệnh tật. Họ chờ đợi
khi thiên thần khuấy động nước là lăn xuống hồ để được chữa trị. Chính tại nơi
Cửa Chiên này, Chúa Giêsu đã chữa lành người bại liệt.
- Vào thế kỷ 1st AD, một cái hồ lớn
hơn, BIRKET ISRAEL, được xây gần Đền Thờ, làm cho những cái hồ ở Bethzatha
không còn quan trọng nữa. Một tường thành mới được xây dựng về phía Bắc bởi
Herod Agrippa vào năm 44 AD, ngăn cản không cho nước chảy vào Đền Thờ nữa.
2.2/ Chúa chữa lành người bại liệt đã 38 năm: Đức Giêsu thấy anh
ta nằm đấy và biết anh sống trong tình trạng đó đã lâu, thì nói: "Anh có
muốn khỏi bệnh không?" Bệnh nhân đáp: "Thưa Ngài, khi nước khuấy lên,
không có người đem tôi xuống hồ. Lúc tôi tới đó, thì đã có người khác xuống trước
mất rồi!" Với tình trạng bệnh tật của anh, không thể nào anh là người thứ
nhất lăn xuống hồ. Chúa Giêsu biết anh đã chịu bệnh lâu năm, nên bảo: "Anh
hãy trỗi dậy, vác chõng mà đi!" Người ấy liền được khỏi bệnh, vác chõng và
đi được. Hôm đó lại là ngày Sabbath.
2.3/ Tranh luận về ngày Sabbath.
(1) Vi phạm ngày Sabbath: Vác chõng đi trong ngày Sabbath là vi
phạm Lề Luật nặng nề, và có thể bị ném đá đến chết. Khi thấy anh vác chõng, người
Do-thái mới nói với kẻ được khỏi bệnh: "Hôm nay là ngày Sabbath, anh không
được phép vác chõng!" Anh đáp: "Chính người chữa tôi khỏi bệnh đã nói
với tôi: "Anh hãy vác chõng mà đi!" Họ hỏi anh: "Ai là người đã
bảo anh: "Vác chõng mà đi?" Nhưng người đã được khỏi bệnh không biết
là ai.
(2) Cuộc gặp gỡ lần thứ hai: Sau đó, Đức Giêsu gặp người ấy
trong Đền Thờ và nói: "Này, anh đã được khỏi bệnh. Đừng phạm tội nữa, kẻo
lại phải khốn hơn trước!" Anh ta đi nói với người Do-thái: Đức Giêsu là
người đã chữa anh khỏi bệnh. Do đó, người Do-thái chống đối Đức Giêsu, vì Người
hay chữa bệnh ngày Sabbath.
II. ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Như nước cần cho sự sống phần xác thế nào, nước từ Đền Thờ chảy
ra cũng cần cho sự sống phần hồn như vậy. Nước Rửa Tội xóa sạch mọi tội của con
người và mang lại cho người lãnh nhận nhiều ân sủng của Thiên Chúa.
- Không có sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời, con người
sẽ bị khô héo lâu năm như người bại liệt. Khi có sự hiện diện của Chúa Giêsu
trong cuộc đời, Ngài sẽ chữa lành mọi bệnh tật cho con người.
Anthony Đinh Minh
Tien, OP
Suy niệm:
Các Tin Mừng Nhất lãm chẳng khi nào nói đến chuyện
Đức Giêsu chữa bệnh cho ai ở vùng Giêrusalem.
Riêng Tin Mừng Gioan nói đến chuyện ngài chữa bệnh cho một anh bất toại
tại một cái hồ, gần Cửa Chiên dẫn vào khuôn viên Đền thờ Giêrusalem.
Hồ Bết-da-tha này khá lớn, có hình chữ nhật, được ngăn làm hai phần.
Chính vì thế có đến năm hành lang, nơi đây người bệnh nằm la liệt.
Họ mắc đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền khác nhau,
nhưng ai đến đây cũng nuôi hy vọng khỏi bệnh.
Đức Giêsu chữa bệnh cho ai ở vùng Giêrusalem.
Riêng Tin Mừng Gioan nói đến chuyện ngài chữa bệnh cho một anh bất toại
tại một cái hồ, gần Cửa Chiên dẫn vào khuôn viên Đền thờ Giêrusalem.
Hồ Bết-da-tha này khá lớn, có hình chữ nhật, được ngăn làm hai phần.
Chính vì thế có đến năm hành lang, nơi đây người bệnh nằm la liệt.
Họ mắc đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền khác nhau,
nhưng ai đến đây cũng nuôi hy vọng khỏi bệnh.
Giữa bao người ốm đau tàn tật đó, dường như Đức Giêsu chỉ thấy
một mình anh.
Ngài biết anh mắc bệnh đã lâu, nằm trên chõng một thời gian dài.
Ba mươi tám năm, thời gian bằng một nửa đời người.
Chính Đức Giêsu là người đến với anh và mở lời bằng một câu hỏi:
“Anh có muốn trở nên lành mạnh không ?” (c. 6).
Câu hỏi có vẻ thừa này thật ra lại chạm đến nỗi khát khao sâu thẳm của anh.
Nó đụng đến chờ đợi mòn mỏi của anh từ nhiều năm qua.
Anh bất toại không trả lời câu hỏi của Đức Giêsu, người với anh vẫn còn xa lạ.
Nhưng anh lại muốn trải lòng cho người lạ này thấy cái ngõ cụt của mình,
những lý do khiến mình phải nằm ở đây lâu đến vậy.
“Tôi không có người đem tôi xuống hồ, khi nước động”: đó là lý do thứ nhất.
Tôi không có được sự trợ giúp từ phía bạn bè thân thuộc.
Tôi cô đơn, trơ trọi một mình.
Giá mà tôi có ai đó giúp tôi lúc cơ may đến…
“Lúc tôi tới đó, thì người khác đã xuống trước tôi rồi” : đó là lý do thứ hai.
Khi phải lê đi bằng chính sức của mình, thì tôi bao giờ cũng là người đến sau.
Tôi đã cố gắng nhiều lần, nhưng luôn phải cam chịu thất bại.
Bây giờ tôi còn dám tin vào mình nữa không ?
Ngài biết anh mắc bệnh đã lâu, nằm trên chõng một thời gian dài.
Ba mươi tám năm, thời gian bằng một nửa đời người.
Chính Đức Giêsu là người đến với anh và mở lời bằng một câu hỏi:
“Anh có muốn trở nên lành mạnh không ?” (c. 6).
Câu hỏi có vẻ thừa này thật ra lại chạm đến nỗi khát khao sâu thẳm của anh.
Nó đụng đến chờ đợi mòn mỏi của anh từ nhiều năm qua.
Anh bất toại không trả lời câu hỏi của Đức Giêsu, người với anh vẫn còn xa lạ.
Nhưng anh lại muốn trải lòng cho người lạ này thấy cái ngõ cụt của mình,
những lý do khiến mình phải nằm ở đây lâu đến vậy.
“Tôi không có người đem tôi xuống hồ, khi nước động”: đó là lý do thứ nhất.
Tôi không có được sự trợ giúp từ phía bạn bè thân thuộc.
Tôi cô đơn, trơ trọi một mình.
Giá mà tôi có ai đó giúp tôi lúc cơ may đến…
“Lúc tôi tới đó, thì người khác đã xuống trước tôi rồi” : đó là lý do thứ hai.
Khi phải lê đi bằng chính sức của mình, thì tôi bao giờ cũng là người đến sau.
Tôi đã cố gắng nhiều lần, nhưng luôn phải cam chịu thất bại.
Bây giờ tôi còn dám tin vào mình nữa không ?
Anh bất toại mong có một người bạn đem anh xuống nước đầu
tiên.
Anh mơ thấy ngày trồi lên từ hồ nước, ướt sũng, nhưng đi lại bình thường.
Anh chẳng tin rằng ngày ấy là hôm nay.
Người bạn anh mong đang ở gần, kéo anh ra khỏi nỗi cô đơn.
Anh sẽ được khỏi bệnh mà người vẫn khô ráo.
“Anh hãy trỗi dậy, vác chõng mà đi !”: đây là lời mời hay mệnh lệnh ?
Bất ngờ, nhanh chóng và dễ dàng, anh đã đứng lên và đi được.
Cái chõng đã vác anh, bây giờ anh vác nó.
Hãy nhìn những bước đi đầu tiên của người ba mươi tám năm bất toại.
Anh đã trở nên lành mạnh, dù anh không xin hay bày tỏ lòng tin nào (cc. 6, 9,14).
Giêsu đến với anh như một người bạn làm anh trở nên lành mạnh (cc. 11,15).
Vì chữa bệnh cho anh này vào ngày sabát, ngài đã bắt đầu bị chống đối (c.16).
Anh mơ thấy ngày trồi lên từ hồ nước, ướt sũng, nhưng đi lại bình thường.
Anh chẳng tin rằng ngày ấy là hôm nay.
Người bạn anh mong đang ở gần, kéo anh ra khỏi nỗi cô đơn.
Anh sẽ được khỏi bệnh mà người vẫn khô ráo.
“Anh hãy trỗi dậy, vác chõng mà đi !”: đây là lời mời hay mệnh lệnh ?
Bất ngờ, nhanh chóng và dễ dàng, anh đã đứng lên và đi được.
Cái chõng đã vác anh, bây giờ anh vác nó.
Hãy nhìn những bước đi đầu tiên của người ba mươi tám năm bất toại.
Anh đã trở nên lành mạnh, dù anh không xin hay bày tỏ lòng tin nào (cc. 6, 9,14).
Giêsu đến với anh như một người bạn làm anh trở nên lành mạnh (cc. 11,15).
Vì chữa bệnh cho anh này vào ngày sabát, ngài đã bắt đầu bị chống đối (c.16).
Hôm nay Đức Giêsu cũng hỏi tôi : Con có muốn trở nên lành mạnh
không?
Con có muốn ra khỏi sự bất toại kinh niên của mình không ?
Ngài mời tôi đứng lên và mạnh dạn bước đi, bỏ lại quá khứ tội lỗi.
Sau khi được chữa lành, ngài dặn tôi đừng phạm tội nữa (c. 14).
Con có muốn ra khỏi sự bất toại kinh niên của mình không ?
Ngài mời tôi đứng lên và mạnh dạn bước đi, bỏ lại quá khứ tội lỗi.
Sau khi được chữa lành, ngài dặn tôi đừng phạm tội nữa (c. 14).
LỜI NGUYỆN
Lạy Cha,
thế giới hôm nay cũng như hôm qua
vẫn có những người bơ vơ lạc hướng
vì không tìm được một người để tin ;
vẫn có những người đã chết từ lâu
mà vẫn tưởng mình đang sống ;
vẫn có những người bị ám ảnh bởi thần ô uế,
ô uế của bạc tiền, của tình dục, của tiếng tăm;
vẫn có những người mang đủ thứ bệnh hoạn,
bệnh hoạn trong lối nhìn, lối nghĩ, lối sống ;
vẫn có những người bị sống bên lề xã hội,
dù không phải là người phong…
Xin Cha cho chúng con nhìn thấy họ
và biết chạnh lòng thương như Con Cha.
thế giới hôm nay cũng như hôm qua
vẫn có những người bơ vơ lạc hướng
vì không tìm được một người để tin ;
vẫn có những người đã chết từ lâu
mà vẫn tưởng mình đang sống ;
vẫn có những người bị ám ảnh bởi thần ô uế,
ô uế của bạc tiền, của tình dục, của tiếng tăm;
vẫn có những người mang đủ thứ bệnh hoạn,
bệnh hoạn trong lối nhìn, lối nghĩ, lối sống ;
vẫn có những người bị sống bên lề xã hội,
dù không phải là người phong…
Xin Cha cho chúng con nhìn thấy họ
và biết chạnh lòng thương như Con Cha.
Nhưng trước hết,
xin cho chúng con
nhìn thấy chính bản thân chúng con.
xin cho chúng con
nhìn thấy chính bản thân chúng con.
Lm. Antôn Nguyễn Cao
Siêu, S.J
Ngày 20
Sa mạc! Khoảng không này giúp chúng ta cảm nghiệm sự hư không,
khe nứt được đào sâu do sự yếu đuối, sự bất trung của chúng ta, có thể trở
thành mảnh đất đón nhận lòng nhân từ của Thiên Chúa.
Như vậy, mùa Chay có thể là vị trí cao của tinh thần. Người ta sẽ
đối diện với chính bản thân, đối diện với Thiên Chúa, để được chuyển đổi nhờ
qua các vấn nạn triệt để mà người ta đặt ra: có phải tình yêu lớn hơn sự chết
hay không?
Sa mạc! mùa Chay... Làm thế nào cô đơn cay đắng có thể trở nên dịu
ngọt. Mùa Chay có phải là mẹ của sự thinh lặng, và mùa Chay có thể trở nên việc
tập trung vào nội tâm để có thể lắng nghe lời Chúa? Điều này không những được
công bố trong phụng vụ, nhưng còn là một tiếng nói mầu nhiệm trong chúng ta. Một
lời thì thầm có nhiều phút nghỉ và thở dài. Lời- nhạc trên khung khao khát.
Không phải là sự thiếu thốn, nhưng là tiếng kêu hướng về tuyệt đối. Không phải tò mò muốn biết điểm cuối của
tất cả, nhưng mầu nhiệm này chấp nhận ngọn gió quét sạch cát của những ưu tư của
chúng ta.
Con người là những hữu thể cô đơn và rực
sáng. Cô đơn, vì mỗi người là một sa mạc vì họ là duy nhất, không ai có thể hòa
đổng được. Chói sáng, khi được ngọn lửa bao bọc, họ trở thành bụi gai bốc cháy,
đốt họ trong sự rực sáng.
Pierre Talec
Thứ Ba 20-3
Thánh Salvator ở Horta
(1520 -1567)
ự nổi
tiếng về thánh thiện cũng có một vài bất lợi. Ðược công chúng nhận biết đôi
khi cũng phiền toán -- như các đồng nghiệp của Thánh Salvator nhận thấy.
Thánh
Salvator sinh trong thời kỳ vàng son của Tây Ban Nha với sự hưng thịnh của
nghệ thuật, chính trị, giầu sang cũng như tôn giáo. Chính trong thời kỳ này,
Thánh Y Nhã đã sáng lập Dòng Tên năm 1540.
Cha mẹ
của Salvator thì nghèo. Khi 21 tuổi, ngài gia nhập dòng Phanxicô với tính
cách thầy trợ sĩ, và sau đó không lâu ngài nổi tiếng về sự khắc khổ, khiêm tốn
và nếp sống đơn sơ.
Làm người
nấu bếp, người giữ cửa và sau này là người đi ăn xin chính thức cho các anh
em hèn mọn ở Tortosa, ngài nổi tiếng về lòng bác ái. Ngài chữa lành người bệnh
với Dấu Thánh Giá. Khi đám đông dân chúng đổ về nhà dòng để gặp Thầy
Salvator, cha bề trên phải di chuyển thầy sang Horta. Nhưng ở đây, nhà dòng
cũng không tránh khỏi đám người đông đảo đến xin thầy bầu chữa; họ ước lượng
rằng hàng tuần có đến hai ngàn người đến gặp Thầy Salvator. Ngài bảo họ hãy
kiểm điểm lại lương tâm, đi xưng tội và rước Mình Thánh Chúa cho xứng đáng.
Thầy từ chối không cầu nguyện cho những ai không chịu lãnh nhận các bí tích.
Ðám
đông không ngừng bị thu hút đến với Thầy Salvator. Ðôi khi họ còn xé y phục của
thầy để lưu trữ như một báu vật. Hai năm trước khi từ trần, thầy lại bị di
chuyển một lần nữa, lần này đến thành phố
Thầy được
phong thánh năm 1938.
Lời
Bàn
Hiện
nay y khoa đã nhìn thấy sự tương quan rõ ràng giữa một vài chứng bệnh và đời
sống tình cảm cũng như tinh thần của bệnh nhân. Trong cuốn Healing Life's
Hurts (Chữa Lành Những Ðau Khổ của Ðời Sống), ông Matthew và Dennis Linn cho
biết, nhiều khi người ta chỉ được lành bệnh sau khi thực sự tha thứ cho người
khác. Thánh Salvator cũng chữa lành theo phương cách này, và nhiều người đã
được khỏi. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi chứng bệnh đều có thể chữa trị
theo cách ấy; sự trợ giúp của y học là điều không thể bỏ qua. Nhưng chúng ta
nên để ý rằng Thánh Salvator thường khuyên người bệnh hãy tái lập những ưu
tiên của đời sống trước khi cầu xin được chữa lành.
Lời
Trích
"Sau
đó Ðức Giê-su gọi mười hai môn đệ lại, ban cho họ có quyền trên các thần ô uế,
để trừ diệt chúng, và chữa lành mọi bệnh tật" (Mt
10:1)
|
|
Copyright © 2010 by Nguoi Tin Huu.
|
(Bản tiếng Anh mừng lễ
vào ngày 16 tháng Ba – xin xem March 18, 2012)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét