Thứ Bảy
sau Chúa nhật III Phục Sinh
Cv
9,31-42 ; Tv 115 ; Ga 6,51.60-69
.
Bài
đọc Cv 9,31-42
31 Hồi ấy, trong khắp miền Giu-đê, Ga-li-lê
và Sa-ma-ri, Hội Thánh được bình an, được xây dựng vững chắc và sống trong niềm
kính sợ Chúa, và ngày một thêm đông, nhờ Thánh Thần nâng đỡ.
32 Bấy giờ ông Phê-rô rảo khắp nơi, xuống
thăm cả dân thánh cư ngụ tại Lốt. 33
Nơi đây ông gặp thấy một người tên là Ê-nê liệt giường đã tám năm, vì anh bị tê
bại. 34 Ông Phê-rô nói với anh ta : "Anh
Ê-nê, Đức Giê-su Ki-tô chữa anh khỏi. Anh hãy đứng dậy và tự dọn giường lấy."
Lập tức anh đứng dậy. 35 Tất cả những người cư
ngụ ở Lốt và đồng bằng Sa-ron thấy anh, và họ trở lại cùng Chúa.
36 Ở Gia-phô, trong số các môn đệ có một bà
tên là Ta-bi-tha, có nghĩa là Linh Dương. Bà này đầy công đức vì những việc
lành và bố thí bà đã làm. 37 Trong những ngày ấy,
bà mắc bệnh và qua đời. Người ta tắm xác cho bà và đặt ở lầu trên. 38
Vì Lốt gần Gia-phô, nên khi các môn đệ nghe biết ông Phê-rô ở đó, liền cử hai
người đến mời : "Xin ông đến với chúng tôi, đừng trì hoãn."
39 Ông Phê-rô đứng dậy cùng đi với họ. Tới
nơi, người ta đưa ông lên lầu trên. Các bà goá xúm lại quanh ông, vừa khóc vừa
cho ông xem những áo dài và áo choàng bà Linh Dương đã may khi còn sống với họ.
40 Ông Phê-rô cho mọi người ra ngoài, rồi
quỳ xuống cầu nguyện. Sau đó, ông quay lại về phía thi hài và ra lệnh :
"Bà Ta-bi-tha, hãy đứng dậy !" Bà ấy mở mắt ra, và khi thấy ông
Phê-rô, liền ngồi dậy. 41 Ông đưa tay đỡ bà đứng
dậy, rồi gọi dân thánh và các bà goá lại và cho thấy bà đang sống. 42
Cả thành Gia-phô đều biết việc này, và có nhiều người tin vào Chúa.
Đáp
ca Tv 115,12-13.14-15.16-17 (Đ. c.
12)
Đáp
: Biết lấy
chi đền đáp Chúa bây giờ
vì
mọi ơn lành Người đã ban cho ?
Hoặc:
Đáp : Ha-lê-lui-a.
12 Biết lấy chi đền đáp Chúa bây giờ
vì
mọi ơn lành Người đã ban cho ?
13 Tôi xin nâng chén mừng ơn cứu độ
và
kêu cầu thánh danh Đức Chúa. Đ.
14 Lời khấn nguyền với Chúa, tôi xin giữ trọn,
trước
toàn thể dân Người.
15 Đối với Chúa thật là đắt giá
cái
chết của những ai trung hiếu với Người. Đ.
16 Vâng lạy Chúa, thân này là tôi tớ,
tôi
tớ Ngài, con của nữ tỳ Ngài,
xiềng
xích trói buộc con, Ngài đã tháo cởi.
17 Con sẽ dâng lễ tế tạ ơn, và kêu cầu thánh
danh Đức Chúa. Đ.
Tung hô Tin Mừng x. Ga 6,63c.68c
Ha-lê-lui-a.
Ha-lê-lui-a. Lạy Chúa, Lời Chúa là Thần Khí và là sự sống. Chúa có những lời
đem lại sự sống đời đời. Ha-lê-lui-a.
Tin Mừng Ga 6,51.60-69
51 Tại hội đường Ca-phác-na-um, Đức Giê-su đã
nói : "Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống
muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được
sống." 60 Nghe rồi, nhiều môn đệ của Người liền nói :
"Lời này chướng tai quá ! Ai mà nghe nổi ?" 61
Nhưng Đức Giê-su tự mình biết được là các môn đệ đang xầm xì về vấn đề ấy, Người
bảo các ông : "Điều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư ? 62
Vậy nếu anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao ? 63
Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh
em là thần khí và là sự sống.
64 Nhưng trong anh em có những kẻ không
tin." Quả thật, ngay từ đầu, Đức Giê-su đã biết những kẻ nào không tin, và
kẻ nào sẽ nộp Người. 65 Người nói tiếp : "Vì thế, Thầy đã bảo
anh em : không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho." 66
Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi theo Người nữa.
67 Vậy Đức Giê-su hỏi Nhóm Mười Hai : "Cả
anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao ?" 68
Ông Si-môn Phê-rô liền đáp : "Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với
ai ? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. 69
Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của
Thiên Chúa."
(bản văn theo UB.Kinh
Thánh/HĐGMVN)
Suy Niệm:
Bài Tin Mừng cho thấy hai
thái độ trái ngược nhau trước những lời giảng của Ðức Giêsu: Một bên nhiều môn
đệ rút lui, không theo Người nữa vì thấy chướng tai quá, không thể chấp nhận nổi
- một bên Phêrô đại diện tuyên xưng và tin nhận rằng chỉ có Chúa mới là lý tưởng,
chỉ có Chúa mới có lời ban sự sống, và họ đi theo Người.
Trong cuộc sống thực tế nơi
gia đình, khu xóm, công sở... chúng ta vẫn gặp bao điều trái ý. Nhưng trước những
điều đó, chúng ta có cái nhìn như thế nào? Tin hay không tin? Chấp nhận hay
không chấp nhận? Chúng ta có vững tin để đón nhận giáo huấn của Ngài không?
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa, đi theo và sống
theo đường lối Chúa, chúng con phải chấp nhận nhiều điều không hợp với ý chúng
con. Nhưng chúng con biết nhận ra Chúa là lý tưởng duy nhất của chúng con.
Ngoài Chúa ra, không ai trên trần gian này có thể cho chúng con sự sống, hạnh
phúc vĩnh cửu. Amen.
(Lời Chúa
trong giờ kinh gia đình)
Xác Tín Niềm Tin
Vụ thảm sát ở tiểu bang Colorado Hoa Kỳ không những làm cho người Mỹ mà còn
cho cả thế giới bàng hoàng sửng sốt. Bàng hoàng sửng sốt vì đây không phải là vụ
thảm sát đầu tiên xảy ra như thế tại một trường học ở Mỹ, mà hay diễn ra theo một
chu kỳ bạo động. Ðó là một điều thật khó hiểu, vì trong những năm gần đây thỉnh
thoảng lại xảy ra những vụ thảm sát như thế.
Trong lá thư mục vụ công bố vào năm 1994, các Ðức Giám Mục đã lên tiếng báo
động được nuôi dưỡng bằng truyền thông âm nhạc, và không biết bao nhiêu trào
lưu chối bỏ sự sống khác được thực hiện. Nhưng bạo động từ đâu mà đến? Bởi đâu
con người có thể trở thành bạo động thảm hại và loại trừ người khác?
Hai cậu học sinh trung học tại Colorado có thể tính toán chi li về việc sát
hại và đã có thể cười cợt trên chết chóc; có lẽ cũng chẳng khác bao nhiêu so với
vô số những người Serbia đang đứng đàng sau để chủ trương tàn sát những người gốc
Albani tại Kosovo. Quả thật chúng ta đang đứng trước mầu nhiệm của sự dữ, vì bạo
động là sự dữ.
Trong mùa Phục Sinh, chúng ta cử hành cuộc chiến thắng của Ðức Kitô trên tội
lỗi và sự chết, đồng thời chúng ta cũng suy nghĩ về cuộc song đấu giữa hòa bình
và bạo động, giữa ân sủng và tội lỗi. Một cuộc song đấu như thế đang diễn ra
trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người chúng ta, mỗi phút giây trong cuộc sống
là một cuộc chọn lựa giữa lành và dữ, giữa điều thiện và ác, giữa sự sống và sự
chết, giữa hòa bình và bạo động.
Tin Mừng hôm nay nhắc cho chúng ta sự chọn lựa, và sự chọn lựa ấy được xây
dựng trong chính đời sống của Chúa Giêsu. Với quyền năng của Thiên Chúa, Ngài
đã dâng bánh và cá để nuôi sống một đám đông hơn 5,000 người. Cơn cám dỗ đầu
tiên rong sa mạc đã trở lại với Ngài, Ngài chỉ cần vung cây đũa thần là có thể
giải quyết được mọi khó khăn của xã hội, nhưng Chúa Giêsu không mang lại cơm
bánh bằng một giải pháp dễ dàng ấy.
Do đó, điều trước tiên là Ngài đến để cho con người được sống và sống dồi
dào. Ngài đến để mang lại sự sống trường sinh cho con người. Ngài đến để chỉ
cho con người biết rằng mục đích của cuộc sống không phải là cơm bánh hay của cải
chóng qua mà là cuộc sống vĩnh cửu. Ngài đến để nhắc nhở cho con người biết rằng:
"Con người không chỉ sống bằng cơm bánh nhưng bằng những lời do miệng
Thiên Chúa phán ra" (Mt 4,4).
Khước từ giải pháp dễ dãi của
loài người, Chúa Giêsu đã chọn lựa Thập Giá và đi đến cùng sự chọn lựa của
Ngài, Ngài đã hoàn toàn vâng phục Chúa Cha, vì chính cái chết của Ngài trên Thập
Giá bày tỏ được ý nghĩa và cứu cánh của cuộc sống con người. Con người chỉ thực
sự sống cho ra người cốt là để thuộc trọn về Thiên Chúa là sống theo sự sống
vĩnh cửu ấy.
Khi Chúa Giêsu đã nói đến sự
trọn lành của Ngài, đám đông đã bỏ đi và nhiều môn đệ khác cũng rút lui (Ga
6,66), chỉ còn lại nhóm mười hai mà người đại diện là thánh Phêrô; thánh nhân
đã bày tỏ sự chọn lựa một cách dứt khoát: "Bỏ Thầy chúng con biết theo ai,
vì chỉ có Thầy mới mang lại sự sống đời đời" (Ga 6,67-68). Sự chọn lựa ấy
cũng mang lại cái chết mà các Tông Ðồ đều đã trải qua. Theo Chúa là chọn lựa Thập
Giá của Ngài, các thánh Tử Ðạo Việt Nam đã hiểu rõ giá trị ấy, nên các ngài đã
chọn lựa cái chết chứ không bỏ Thập Giá Chúa Kitô.
Mỗi một giây phút là một
chọn lựa, nguyện xin Chúa ban thêm niềm tin và gia tăng sức mạnh để chúng ta
mãi mãi được thưa với Chúa như thánh Phêrô: "Bỏ Ngài chúng con biết theo
ai?" Amen.
(Veritas
Asia)
Suy niệm:
Chương 6 của Tin Mừng Gioan có một kết thúc không vui lắm.
Bài Tin Mừng hôm nay (cc. 60-69) đi theo ngay sau các câu 35-50,
vì các câu 51-59 có lẽ được viết muộn hơn và thêm vào sau này.
Bài Tin Mừng hôm nay (cc. 60-69) đi theo ngay sau các câu 35-50,
vì các câu 51-59 có lẽ được viết muộn hơn và thêm vào sau này.
Đức Giêsu coi mình là bánh thật từ trời xuống (cc. 33. 50).
Ai tin vào Ngài sẽ được sống muôn đời (cc 40. 47).
Những lời giảng của Đức Giêsu đã gây vấp phạm, khó nghe, gai chướng,
khiến nhiều môn đệ xầm xì, không tin, rút lui và không đi theo Ngài nữa.
Chỉ có nhóm Mười Hai ở lại, nhưng cũng không trọn vẹn.
Ai tin vào Ngài sẽ được sống muôn đời (cc 40. 47).
Những lời giảng của Đức Giêsu đã gây vấp phạm, khó nghe, gai chướng,
khiến nhiều môn đệ xầm xì, không tin, rút lui và không đi theo Ngài nữa.
Chỉ có nhóm Mười Hai ở lại, nhưng cũng không trọn vẹn.
Giáo huấn của Đức Giêsu vẫn luôn gây sốc cho con người mọi thời.
Lời Chúa vẫn luôn là điều khó hiểu, khó chịu và khó sống.
Những Kitô hữu đã tin theo Đức Giêsu trong nhiều năm
vẫn bị đặt mình trước lời Chúa và được mời gọi chọn lại.
Tin vào Đức Giêsu là một chọn lựa lớn và căn bản.
Chọn lựa này cần được làm mới lại mỗi ngày xuyên qua những chọn lựa nhỏ.
Có những Kitô hữu mất đức tin vì đã không dám sống niềm tin của mình.
Có những người rút lui và bỏ đi, dù tên vẫn còn trong sổ Rửa tội.
Có những người xầm xì vì những đòi hỏi gai góc của Lời Chúa.
Lời Chúa vẫn luôn là điều khó hiểu, khó chịu và khó sống.
Những Kitô hữu đã tin theo Đức Giêsu trong nhiều năm
vẫn bị đặt mình trước lời Chúa và được mời gọi chọn lại.
Tin vào Đức Giêsu là một chọn lựa lớn và căn bản.
Chọn lựa này cần được làm mới lại mỗi ngày xuyên qua những chọn lựa nhỏ.
Có những Kitô hữu mất đức tin vì đã không dám sống niềm tin của mình.
Có những người rút lui và bỏ đi, dù tên vẫn còn trong sổ Rửa tội.
Có những người xầm xì vì những đòi hỏi gai góc của Lời Chúa.
“Chẳng lẽ anh em cũng muốn bỏ đi sao?”
Đức Giêsu buồn rầu hỏi nhóm Mười Hai như thế.
Simon đại diện anh em đã xin được tiếp tục ở với Thầy, đi với Thầy.
“Bỏ Thầy chúng con biết đi với ai?”
Lời của Thầy tuy khó nghe, nhưng con tin đó là lời ban sự sống đời đời (c. 68).
Lời của Thầy tuy chướng tai, nhưng lại là thần khí và là sự sống (c. 63).
Simon tin Thầy Giêsu là Đấng Thánh của Thiên Chúa (c. 69).
Đấng Thánh là Đấng từ trời xuống
và cũng là Đấng sẽ lên trời nơi đã ở trước kia (c. 62).
Đức Giêsu buồn rầu hỏi nhóm Mười Hai như thế.
Simon đại diện anh em đã xin được tiếp tục ở với Thầy, đi với Thầy.
“Bỏ Thầy chúng con biết đi với ai?”
Lời của Thầy tuy khó nghe, nhưng con tin đó là lời ban sự sống đời đời (c. 68).
Lời của Thầy tuy chướng tai, nhưng lại là thần khí và là sự sống (c. 63).
Simon tin Thầy Giêsu là Đấng Thánh của Thiên Chúa (c. 69).
Đấng Thánh là Đấng từ trời xuống
và cũng là Đấng sẽ lên trời nơi đã ở trước kia (c. 62).
Có thể điều làm con người hôm nay bỏ đạo, bỏ Chúa Giêsu,
lại không phải là những lời khó nghe của Ngài,
mà là đời sống của các Kitô hữu, những người không dám sống các lời ấy.
Nhiều người thấy chướng khi nhìn vào cuộc sống của họ.
Xin Chúa Cha ban cho chúng ta ơn đến với Giêsu, và kiên trì ở lại với Ngài.
lại không phải là những lời khó nghe của Ngài,
mà là đời sống của các Kitô hữu, những người không dám sống các lời ấy.
Nhiều người thấy chướng khi nhìn vào cuộc sống của họ.
Xin Chúa Cha ban cho chúng ta ơn đến với Giêsu, và kiên trì ở lại với Ngài.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa,
xin dạy con luôn tươi tắn và dịu dàng
trước mọi biến cố của cuộc sống,
khi con gặp thất vọng, gặp người hờ hững vô tâm,
hay gặp sự bất trung, bất tín
nơi những người con tin tưởng cậy dựa.
Xin giúp con gạt mình sang một bên
để nghĩ đến hạnh phúc người khác,
giấu đi những nỗi phiền muộn của mình
để tránh cho người khác phải đau khổ.
xin dạy con luôn tươi tắn và dịu dàng
trước mọi biến cố của cuộc sống,
khi con gặp thất vọng, gặp người hờ hững vô tâm,
hay gặp sự bất trung, bất tín
nơi những người con tin tưởng cậy dựa.
Xin giúp con gạt mình sang một bên
để nghĩ đến hạnh phúc người khác,
giấu đi những nỗi phiền muộn của mình
để tránh cho người khác phải đau khổ.
Xin dạy con biết tận dụng đau khổ con gặp trên đời,
để đau khổ làm con thêm mềm mại,
chứ không cứng cỏi hay cay đắng,
làm con nhẫn nại chứ không bực bội,
để đau khổ làm con thêm mềm mại,
chứ không cứng cỏi hay cay đắng,
làm con nhẫn nại chứ không bực bội,
làm con rộng lòng tha thứ,
chứ không hẹp hòi hay độc đoán, cao kỳ.
Ước gì không ai sút kém đi
vì chịu ảnh hưởng của con,
không ai giảm bớt lòng thanh khiết, chân thật,
lòng cao thượng, tử tế,
chỉ vì đã là bạn đồng hành của con
trong cuộc hành trình về quê hương vĩnh cửu.
chứ không hẹp hòi hay độc đoán, cao kỳ.
Ước gì không ai sút kém đi
vì chịu ảnh hưởng của con,
không ai giảm bớt lòng thanh khiết, chân thật,
lòng cao thượng, tử tế,
chỉ vì đã là bạn đồng hành của con
trong cuộc hành trình về quê hương vĩnh cửu.
Khi con loay hoay với bao nỗi lo âu bối rối,
xin cho con có lúc
thì thầm với Chúa một lời yêu thương.
Ước chi đời con là cuộc đời siêu nhiên,
tràn trề sức mạnh để làm việc thiện,
và kiên quyết nhắm tới lý tưởng nên thánh. Amen.
xin cho con có lúc
thì thầm với Chúa một lời yêu thương.
Ước chi đời con là cuộc đời siêu nhiên,
tràn trề sức mạnh để làm việc thiện,
và kiên quyết nhắm tới lý tưởng nên thánh. Amen.
(dịch theo Learning Christ)
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
28/04/12 THỨ BẢY TUẦN 3
PS
Th. Phêrô Chanen, linh mục, tử đạo
Ga 6,51.60-69
Th. Phêrô Chanen, linh mục, tử đạo
Ga 6,51.60-69
SỰ THẬT CỦA TÌNH YÊU
Đức Giê-su nói: “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời.”... Nhiều môn đệ Người liền nói: “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe cho nổi.” (Ga 6,51.60)
Suy niệm: Những lời của Chúa Giêsu thực sự gây sốc không chỉ đối với dân chúng: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?” mà còn với các môn đệ bấy lâu nay vẫn đi theo Ngài: “Lời này chướng tai quá, ai mà nghe nổi.” Thậm chí có người còn bỏ Thầy mà đi. Thế mà Ngài không rút lời cũng không giữ các ông ấy lại, bởi vì đây chỉ có cách đó Ngài mới có thể yêu chúng ta bằng một tình yêu gắn bó keo sơn, mặn nồng ngàn lần hơn cả tình nghĩa phu thê. Dẫu lời ấy vẫn ‘chướng tai’ cho cả con người thời nay, Chúa vẫn tiếp tục yêu thương chúng ta qua hồng ân Thánh Thể cho đến ngày chúng ta được kết hợp với Ngài trên Thiên Đàng.
Mời Bạn: Thánh nữ Tê-rê-xa Hài Đồng Giêsu khi viết về lần đầu mình được Rước lễ đã diễn tả cảm nghiệm của mình như được đón nhận cái hôn của Chúa Giê-su trên môi con. Bạn và tôi đã nhiều lần lãnh nhận Mình Thánh Chúa; có lẽ chúng ta không bị sốc như một số môn đệ ngày xưa, nhưng xác tín hoàn toàn vào mầu nhiệm Tình Yêu này thì có lẽ chưa. Mời bạn năng lãnh nhận và suy niệm Bí tích Tình Yêu này để thêm xác tín và để sống cảm nghiệm ngọt ngào như thánh nữ Têrêxa.
Sống Lời Chúa: Thường xuyên rước lễ thiêng liêng và dành thời gian trong ngày để trò chuyện thân tình với Chúa Giêsu Thánh Thể.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa đã cho nhân loại Thần Lương, để nhân loại được sống đời đời. Xin cho con siêng năng lãnh nhận lương thần của Chúa. Amen.
Đức Giê-su nói: “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời.”... Nhiều môn đệ Người liền nói: “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe cho nổi.” (Ga 6,51.60)
Suy niệm: Những lời của Chúa Giêsu thực sự gây sốc không chỉ đối với dân chúng: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?” mà còn với các môn đệ bấy lâu nay vẫn đi theo Ngài: “Lời này chướng tai quá, ai mà nghe nổi.” Thậm chí có người còn bỏ Thầy mà đi. Thế mà Ngài không rút lời cũng không giữ các ông ấy lại, bởi vì đây chỉ có cách đó Ngài mới có thể yêu chúng ta bằng một tình yêu gắn bó keo sơn, mặn nồng ngàn lần hơn cả tình nghĩa phu thê. Dẫu lời ấy vẫn ‘chướng tai’ cho cả con người thời nay, Chúa vẫn tiếp tục yêu thương chúng ta qua hồng ân Thánh Thể cho đến ngày chúng ta được kết hợp với Ngài trên Thiên Đàng.
Mời Bạn: Thánh nữ Tê-rê-xa Hài Đồng Giêsu khi viết về lần đầu mình được Rước lễ đã diễn tả cảm nghiệm của mình như được đón nhận cái hôn của Chúa Giê-su trên môi con. Bạn và tôi đã nhiều lần lãnh nhận Mình Thánh Chúa; có lẽ chúng ta không bị sốc như một số môn đệ ngày xưa, nhưng xác tín hoàn toàn vào mầu nhiệm Tình Yêu này thì có lẽ chưa. Mời bạn năng lãnh nhận và suy niệm Bí tích Tình Yêu này để thêm xác tín và để sống cảm nghiệm ngọt ngào như thánh nữ Têrêxa.
Sống Lời Chúa: Thường xuyên rước lễ thiêng liêng và dành thời gian trong ngày để trò chuyện thân tình với Chúa Giêsu Thánh Thể.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa đã cho nhân loại Thần Lương, để nhân loại được sống đời đời. Xin cho con siêng năng lãnh nhận lương thần của Chúa. Amen.
Thầy mới có những Lời đem lại sự sống đời đời
Bài đọc: Acts 9:31-42; Jn 6:60-69
Lời của một người
nói ra có thể gây những phản ứng và hiệu quả khác nhau nơi người nghe: Có người
cho là lời nói chướng tai không thể chịu đựng nổi; có người cho là lời nói nhảm
vô ích; nhưng cũng có những người cho là lời hay ý đẹp, có thể mang lại hy vọng
và đem lại sự sống cho những ai thực hành nó. Điều khác biệt là người nghe có
hiểu và nhận ra ý nghĩa của lời người khác nói hay không.
Các Bài Đọc hôm nay
xoay quanh những lời nói mang lại sự sống của Chúa Giêsu và thánh Phêrô. Trong
Bài Đọc I, Phêrô dùng lời nói nhân danh Đức Kitô để chữa lành người bại liệt đã
8 năm, và cho một phụ nữ đã chết được sống lại. Trong Phúc Âm, lời tuyên bố của
Chúa Giêsu: “Và bánh ta sẽ ban chính là thịt ta để cho thế gian được sống” gây
nên những phản ứng khác nhau nơi khán giả. Một số các môn đệ quyết định không
theo Chúa Giêsu nữa, vì những lời nói của Ngài làm họ chướng tai. Các Tông đồ,
đại diện là Phêrô, tuyên xưng sự cần thiết của Lời Chúa: “Thưa Thầy, bỏ Thầy
thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời.
Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của
Thiên Chúa.”
I. KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Phêrô dùng danh Đức
Kitô để làm những gì Chúa Giêsu đã làm.
Sách CVTĐ tường thuật:
“Hồi ấy, trong khắp miền Judah ,
Galilee và Samaria ,
Hội Thánh được bình an, được xây dựng vững chắc và sống trong niềm kính sợ
Chúa, và ngày một thêm đông, nhờ Thánh Thần nâng đỡ.” Thiên Chúa quan phòng mọi
sự cách khôn ngoan: Ngài biết Giáo Hội cần có những lúc bách hại để thanh tẩy
và thử luyện đức tin; nhưng cũng có những lúc cần bình an để củng cố và làm cho
đức tin lan tràn. Vì vậy, Giáo Hội cần phải sẵn sàng và chuẩn bị cho các tín hữu
đương đầu cách hiệu quả khi bị bách hại cũng như khi được an bình. Trình thuật
hôm nay nói tới 2 phép lạ thánh Phêrô đã làm nhân danh Đức Kitô.
1.1/ Phêrô chữa bệnh cho một người tê bại đã 8 năm: Giống
như Chúa Giêsu đã từng làm phép lạ để chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền của
dân chúng, Phêrô cũng được Chúa ban uy quyền để giảng dạy và chữa lành. Khi
Phêrô rảo khắp nơi, xuống thăm cả dân thánh cư ngụ tại Lydda, ông gặp thấy một
người tên là Aeneas liệt giường đã tám năm, vì anh bị tê bại. Ông nói với anh
ta: "Anh Aeneas, Đức Giêsu Kitô chữa anh khỏi. Anh hãy đứng dậy và tự dọn
giường lấy." Lập tức anh đứng dậy. Chứng kiến phép lạ đó, tất cả những người
cư ngụ ở Lydda và đồng bằng Sharon
trở lại cùng Chúa. Điều đáng chú ý ở đây là Phêrô không nhân danh mình, nhưng
nhân danh Chúa Giêsu Kitô, để rao giảng và truyền lời chữa bệnh cho dân chúng.
Phép lạ Phêrô làm cần thiết để cho mọi người tin những gì ông rao giảng về Đức
Kitô.
1.2/ Phêrô cứu người
chết sống lại: “Ở Joppa, trong số các môn đệ có một bà tên là Tabitha, có nghĩa
là Dorcas (Linh Dương). Bà này đầy công đức vì những việc lành và bố thí bà đã
làm. Trong những ngày ấy, bà mắc bệnh và qua đời. Người ta tắm xác cho bà và đặt
ở lầu trên.
Vì Lydda gần Joppa,
nên khi các môn đệ nghe biết ông Phêrô ở đó, liền cử hai người đến mời:
"Xin ông đến với chúng tôi, đừng trì hoãn." Ông Phêrô đứng dậy cùng
đi với họ. Tới nơi, người ta đưa ông lên lầu trên. Các bà goá xúm lại quanh
ông, vừa khóc vừa cho ông xem những áo dài và áo choàng bà Tabitha đã may khi
còn sống với họ.”
Ông Phêrô cho mọi người ra ngoài, rồi quỳ
xuống cầu nguyện. Sau
đó, ông quay lại về phía thi hài và ra lệnh: "Bà Tabitha, hãy đứng dậy!" Bà ấy mở mắt ra, và
khi thấy ông Phêrô, liền ngồi dậy. Ông đưa tay đỡ bà đứng dậy, rồi gọi dân
thánh và các bà goá lại và cho thấy bà đang sống. Cả thành Joppa đều biết việc
này, và có nhiều người tin vào Chúa.” Noi gương Chúa Giêsu đã ngước mắt lên trời
cầu nguyện với Chúa Cha, trước khi truyền cho Lazarus hãy trỗi dạy và ra khỏi mồ
(Jn 11), Phêrô cũng quỳ xuống cầu nguyện để lấy quyền năng của Thiên Chúa, trước
khi gọi tên bà Tabitha và truyền cho Bà hãy đứng dạy. Không phải lời của ai
cũng có quyền năng làm cho người chết sống lại, nhưng chỉ có những lời có quyền
năng của Thiên Chúa.
2/ Phúc Âm: Lời Thầy nói với
anh em là thần khí và là sự sống.
Cùng nghe một câu Chúa nói: “Và bánh tôi sẽ ban tặng,
chính là thịt tôi
đây, để cho thế gian được sống” (Jn 6:51c), nhưng gây ra 2 phản ứng khác nhau:
2.1/ Phản ứng của các môn đệ về diễn từ Thánh Thể của
Chúa Giêsu: Khi nghe Chúa Giêsu nói về việc phải ăn thịt và uống máu Ngài, các
môn đệ không thể nào chịu nổi, liền nói: "Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?" Nhưng
Chúa Giêsu có uy quyền biết được là các môn đệ đang xầm xì về vấn đề ấy, Người
bảo các ông: "Điều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư? Vậy
nếu anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao? Thần khí mới làm cho
sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống.
Nhưng trong anh em có những kẻ không tin."
Lời của Chúa Giêsu
có quyền năng của Thánh Thần; vì thế, có khả năng ban sự sống. Các môn đệ không
tin, vì họ suy nghĩ theo tính xác thịt; họ chỉ có thể tin được khi họ để cho
Thánh Thần soi sáng và hướng dẫn họ nhận ra sự thật và tin những gì Chúa nói. Để
có Chúa Thánh Thần, họ phải được Chúa Cha ban tặng, như Chúa Giêsu nói với họ:
"Vì thế, Thầy đã bảo anh em: không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha
không ban ơn ấy cho."
Từ lúc đó, nhiều
môn đệ rút lui, không còn đi theo Người nữa. Họ rút lui vì họ nghĩ họ không thể
theo một người nói những lời không theo lề lối suy nghĩ của con người. Họ bỏ lỡ
cơ hội học hỏi suy nghĩ cao siêu của Thiên Chúa.
2.2/ Phản ứng của
các Tông-đồ: Vậy Đức Giêsu hỏi Nhóm Mười Hai: "Cả anh em nữa, anh em cũng
muốn bỏ đi hay sao?" Ông Simon Phêrô liền đáp: "Thưa Thầy, bỏ Thầy
thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời.
Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của
Thiên Chúa."
Chỉ có 3 nhân vật
được gọi là Đấng Thánh trong Tin Mừng Gioan: Chúa Cha Thánh (Jn 17:11), Chúa
Con Thánh ở đây, và Chúa Thánh Thần (1:33, 14:26, 20:33). Vì cả ba là Đấng
Thánh, cả ba đều có sức thánh hóa con người (1:33, 10:36, 14:26, 17:11, 17, 19,
20:22). Chúa Giêsu đến để thánh hóa con người bằng cách tiêu diệt những việc
làm của ma quỉ, để mang lại sự sống cho con người. Phêrô tuyên xưng Lời của
Chúa Giêsu không những mang lại sự sống, mà chỉ có Lời này mới có thể mang lại
sự sống đời đời.
II. ÁP DỤNG TRONG
CUỘC SỐNG:
- Lời Chúa là lời
có quyền năng của Thánh Thần trong đó; vì thế, chúng ta phải tin Lời Chúa có sức
làm cho những gì không có thành có, những gì đã hư lại được chữa lành, những gì
đã chết được sống lại, và nhất là có sức làm cho con người đạt được sự sống đời
đời.
- Để Lời Chúa có thể
sinh ích, con người cần biết quí trọng Lời Chúa: chuẩn bị tâm hồn bằng sự thinh
lặng và cầu nguyện, không nghe Lời Chúa cho qua lần chiếu lệ, phải bỏ thời giờ
để học hỏi và suy niệm, và nhất là phải thực hành Lời Chúa.
Anthony Đinh Minh Tiên, OP.
Lời Chúa Trong Gia Đình
Thánh Phêrô Chanel, linh mục tử đạo. Thánh Luy Grignion
Montfort, linh mục Cv 9, 31-42; Ga: 6, 60-69.
LỜI SUY NIỆM: Người bảo các ông: “Điều
đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư? Vậy nếu anh em thấy Con Người
lên nơi đã ở trước kia thì sao? Thần Khí mới làm cho sống, chứ xác thịt
chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là Thần Khí và là sự sống.” (Ga 6,
61b-63)
Chúa Giêsu
muốn con người trong nhân loại phải biết sống theo thánh ý của Chúa Cha, mà muốn
có sự sống này thì con người phải tin vào giáo huấn của Ngài đồng thời cần phải
dùng đến một thứ lương thực Ngài ban là chính Máu Thịt của Ngài, và Ngài còn
nói thêm: “Lời ta là Thần Khí và là sự sống” Chỉ một mình Chúa Giêsu Ki-tô cho
chúng ta biết sự sống là gì, và Ngài đặt trong chúng ta phần tinh thần hướng dẫn
cuộc đời và ban cho chúng ta năng lực để sống cuộc đời ấy.
Đối với
chúng ta là Ki-tô hữu phải biết yêu mến Thánh Thể, vì Thánh Thể là Mầu Nhiệm
Tình Yêu.
Mạnh Phương
++++++++++++++++++
Gương Thánh Nhân
Ngày 28-04:
Thánh PHÊRÔ CHANEL
Linh
Mục (1803 - 1841)
Phêrô Chanel sinh ngày 12 tháng 7 năm 1803 tại
Cuet. Hồi nhỏ, Phêrô chăn chiên quanh vùng Belley. Một linh mục chú ý tới Ngài,
lo dạy dỗ và đưa Ngài vào chủng viện Brou. Ngày 15 tháng 7 năm 1827 Ngài được
thụ phong linh mục. Trước hết Ngài được bổ nhiệm làm phó xứ Ambere, sau đó làm
cha sở Crozet. Năm 1831, Ngài nhập Hội dòng Maria và đi truyền giáo ở Ocenia.
Thánh nhân tới đảo Futuna với cha Maria Niziep ở
tại hòn đảo hoang vẫn còn tập tục ăn thịt người này, Ngài đã dốc toàn lực mở
mang nước Chúa. Một tu sĩ phụ tá luôn sát cánh với Nhà truyền giáo đã kể lại
như sau:
"Làm việc dưới sức nóng nung của trong ánh
sáng mặt trời, Ngài trở về nhà ướt đẫm mồ hôi, đói khát, nhọc mệt, nhưng vẫn
vui tươi nhanh nhẹn, tâm hồn sảng khoái như vừa trở về từ một nơi hạnh phúc.
Đây không phải chỉ có một lần mà dường như ngày nào cũng vậy".
"Người không từ chối người dân Futuna điều
gì cả. Đối với những ai bắt bớ Ngài, Ngài luôn tha thứ và không khước từ họ, dù
cho họ có dốt nát hủ lậu đi nữa. Ngài luôn hiền dịu đối với mọi người".
Thật lạ lùng gì khi dân chúng gọi Ngài là
"Người phúc hậu" chính Ngài đã thường nói với các bạn : - Trong cuộc
truyền giáo khó khăn thế này chúng ta phải thánh thiện mới được.
Rao giảng Chúa Kitô và Phúc âm, Ngài đã chỉ nhận
được những kết quả nhỏ nhoi. Dầu vậy, Ngài cũng xác quyết rằng: việc truyền
giáo là việc của loài người và đồng thời cũng là của Thiên Chúa nữa. Gương và lời
Chúa đã nói: "Người lo gieo và người khác sẽ gặt". Nên thánh nhân
luôn nỗ lực rao giảng giáo lý Kitô giáo và chống lại việc sùng bái của các thần
dữ. Nhiệt tình của Ngài đã gây nên nhiều ghen ghét đe dọa tới chính mạng sống
Ngài.
Hôm trước ngày qua đời thánh nhân còn nói: -
Kitô giáo được gieo trồng trên đảo sẽ không bị tiêu diệt với cái chết của tôi,
vì đây không phải là việc của loài người mà là của Thiên Chúa.
Ngày 28 tháng 4 năm 1241 thánh Phêrô bị sát hại.
Nhưng ít lâu sau toàn thể dân đảo Futuna đã trở lại đạo công giáo, đức tin từ
Futuna lấn sang các đảo lân cận ở Oceania và thánh Phêrô được tôn kính như một
vị tử đạo tiên khởi.
(Daminhvn.net)
+++++++++++++++++
28 Tháng Tư
Thắp Lên Ngọn Ðèn Cũ
Trong một cuộc phỏng vấn,
Mẹ Têrêxa thành Calcutta
đã thuật lại một sự kiện như sau: Ở Úc Châu có một người thổ dân Aborigines kia
sống trong một hoàn cảnh thật thảm thương. Ông cũng đã khá cao niên rồi, sống
trong một túp lều xiêu vẹo. Khởi đầu câu chuyện tôi nói với ông:
- Ðể tôi dọn dẹp nhà và
sửa soạn giường ngủ cho ông. Ông ta trả lời một cách hững hờ:
- Tôi đã quen sống như vậy
rồi.
- Nhưng ông cũng cảm thấy
dễ chịu hơn với căn nhà sạch sẽ và ngăn nắp. Sau cùng ông ta bằng lòng để tôi dọn
dẹp nhà cửa lại cho ông. Trong khi quét dọn tôi thấy một cái đèn cũ đẹp nhưng
phủ đầy bụi bặm và bồ hóng. Tôi hỏi ông:
- Có bao giờ ông thắp
đèn này chưa? Ông ta trả lời một cách cộc lốc:
-
Nhưng thắp đèn cho ai? Có ai bước chân vào nhà này bao giờ đâu. Tôi sống ở đây
đã từ lâu không hề trông thấy một người nào cả. Tôi hỏi ông:
- Nếu
như các nữ tu đến thăm ông thường xuyên, ông có vui lòng thắp đèn lên không?
- Dĩ nhiên rồi.
Từ ngày đó các nữ tu quyết
định mỗi chiều sẽ ghé qua nhà ông. Từ đó ông ta bắt đầu thắp đèn và dọn dẹp nhà
cửa sạch sẽ hơn. Ông còn sống thêm hai năm nữa. Trước khi chết ông nhờ các nữ
tu ghé thăm nhắn tin cho tôi:
- Xin nhắn với Mẹ
Têrêxa, bạn tôi rằng, ngọn đèn mà Mẹ đã thắp lên trong đời tôi vẫn còn chiếu
sáng. Ðó chỉ là một việc nhỏ mọn, nhưng trong bóng tối cô đơn của đời tôi, một
tia sáng đã thắp lên và vẫn còn tiếp tục chiếu sáng mãi.
Chúng ta đều cảm nghiệm
được niềm vui sướng vì được yêu thương, được chính Chúa thương yêu. Và chúng ta
cũng hiểu được giới răn của Chúa: "Hãy thương yêu nhau, như Thầy yêu
thương các con".
(Lẽ Sống)
++++++++++++++++++
Ngày 28
Thánh Phêrô Chanel, linh mục, tử đạo
Thánh Luy Grignion de Montfor
Khi con hướng đến Thiên Chúa, lạy Cha, từ sâu thẳm sự bất an của con. Đó chính là trên đôi tay của mẹ con. Trên sự đỡ nâng của lòng từ bi Chúa
Thánh Phêrô Chanel, linh mục, tử đạo
Thánh Luy Grignion de Montfor
Khi con hướng đến Thiên Chúa, lạy Cha, từ sâu thẳm sự bất an của con. Đó chính là trên đôi tay của mẹ con. Trên sự đỡ nâng của lòng từ bi Chúa
Thánh L.-Marie Grignion de Montfort
Chúa thực hiện những điều kỹ diệu!
Kinh Magnificat, lời kinh đẹp đẽ nói lên tất cả niềm vui của Đức Maria nữ tì khiêm tốn của Thiên Chúa: "Linh hồn tôi ngợi khen Chúa!" Tiếng thưa Vâng của thiếu nữNazareth
không bao giờ chấm dứt để kêu gọi chúng ta, để đem lại ý nghĩa, hương thơm và sức
mạnh cho những tiếng thưa vâng của chúng ta.
Cuối đường bước theo con của Mẹ. dưới chân thánh giá, Đức Maria trở thành Mẹ của chúng ta. Đức Maria bước đi trước Giáo hội, không ngừng cầu bầu nơi Thiên Chúa cho từng người chúng ta và cho cả nhân loại. Mẹ khai mở thời đại của đức tin.
Trong đời sống của Đức Maria, cũng như trong đời sống của chúng ta, Thiên Chúa đã làm những điều kỳ diệu. Chúng ta có thể xác tín đặc biệt khi cuộc sống chúng ta gặp những khó khăn, chỉ vì đối với Thiên Chúa, mọi sự đều có thể. Chúng ta có thể xác tín khi khám phá trong chúng ta như Đức Maria mỗi ngày một ít lắng nghe lời Người. "Xin Chúa cứ làm cho tôi như điều ngài nói".
Kinh Magnificat, lời kinh đẹp đẽ nói lên tất cả niềm vui của Đức Maria nữ tì khiêm tốn của Thiên Chúa: "Linh hồn tôi ngợi khen Chúa!" Tiếng thưa Vâng của thiếu nữ
Cuối đường bước theo con của Mẹ. dưới chân thánh giá, Đức Maria trở thành Mẹ của chúng ta. Đức Maria bước đi trước Giáo hội, không ngừng cầu bầu nơi Thiên Chúa cho từng người chúng ta và cho cả nhân loại. Mẹ khai mở thời đại của đức tin.
Trong đời sống của Đức Maria, cũng như trong đời sống của chúng ta, Thiên Chúa đã làm những điều kỳ diệu. Chúng ta có thể xác tín đặc biệt khi cuộc sống chúng ta gặp những khó khăn, chỉ vì đối với Thiên Chúa, mọi sự đều có thể. Chúng ta có thể xác tín khi khám phá trong chúng ta như Đức Maria mỗi ngày một ít lắng nghe lời Người. "Xin Chúa cứ làm cho tôi như điều ngài nói".
Cha Benoît Gschwind,
Thứ Bảy 28-4
Thánh Phêrô Chanel
(1803 - 1841)
ất cứ
ai từng làm việc trong cô độc, và cần phải thích ứng tối đa và rất ít cơ hội
thành công, đều tìm thấy một tinh thần tương tự nơi Thánh Phêrô Chanel.
Thánh
Phêrô Chanel sinh ở Clet trong giáo phận Belley, nước Pháp. Khi là học sinh
tiểu học, ngài đã được thầy giáo chú ý vì sự thông minh và đạo đức. Khi gia
nhập đại chủng viện, ngài được sự thương mến và quý trọng của các giáo sư
cũng như đồng bạn. Khi là linh mục trẻ, ngài làm hồi sinh một giáo xứ trong
khu "tồi tệ" của thành phố chỉ sau ba năm hoạt động. Tuy nhiên ngài
vẫn muốn trở thành nhà truyền giáo, do đó lúc 28 tuổi ngài gia nhập Dòng Ðức
Mẹ, là tu hội chú trọng đến công việc truyền giáo ở trong và ngoài nước.
Nhưng, trái với điều mong ước, ngài lại được chỉ định công việc dạy học ở đại
chủng viện Belley trong vòng năm năm kế đó, và ngài thi hành nhiệm vụ ấy với
tất cả nhiệt thành.
Vào năm
1836, nhà dòng được giao cho vùng New Hebrides ở Thái Bình Dương để truyền
giáo, và Cha Phêrô thật vui sướng được bổ nhiệm là bề trên của nhóm truyền
giáo, tuy nhỏ nhưng hăng say rao giảng Ðức Tin cho dân cư trên đảo.
Sau mười
tháng lênh đênh trên biển, họ đã cập bến và tách ra làm hai nhóm, và nhóm của
Cha Phêrô thì đến Ðảo Futuna với hai người phụ tá, gồm một thầy dòng và một
giáo dân người Anh. Khi ấy dân cư trên đảo còn trong tình trạng bán khai mà lệnh
cấm ăn thịt người chỉ vừa mới được ban hành. Lúc đầu các vị truyền giáo được
người bản xứ và tù trưởng Niuliki tiếp đón niềm nở. Tuy nhiên, khi các ngài
càng ngày càng sành sõi tiếng địa phương và càng được dân chúng tin tưởng thì
ông tù trưởng cảm thấy ghen tức và lo sợ; ông thấy rằng việc chấp nhận đức
tin Công Giáo sẽ đưa đến sự bãi bỏ một số đặc quyền mà ông đang được hưởng, với
tư cách của một thượng tế và vừa là người cầm quyền. Sau cùng, khi chính con
trai ông bày tỏ lòng ước ao muốn được rửa tội, sự căm thù của ông bùng nổ và
ông sai các chiến sĩ của ông đi bắt vị trưởng nhóm truyền giáo. Do đó, ngày
28 tháng Tư 1841, Cha Phêrô bị bắt và bị đánh đập cho đến chết bởi những người
mà ngài muốn cứu vớt linh hồn họ.
Chỉ
trong vòng hai năm sau cái chết của ngài, mọi người trên đảo đều theo đạo
Công Giáo và vẫn trung thành với đức tin ấy cho đến ngày nay. Cha Phêrô
Chanel là vị tử đạo đầu tiên ở Ðại Dương Châu và là quan thầy của châu này.
Lời
Bàn
Chịu
đau khổ vì Ðức Kitô có nghĩa sự đau khổ vì muốn trở nên giống như Ðức Kitô.
Thường thường chúng ta bị chống đối là vì hậu quả của sự ích kỷ và thiếu khôn
ngoan. Chúng ta không phải là người tử đạo khi bị "bạc đãi" bởi những
người đã đối xử với chúng ta y như chúng ta đối xử với họ. Một vị tử đạo Kitô
Giáo là người, giống như Ðức Kitô, chỉ đơn giản làm chứng cho tình yêu Thiên
Chúa, và sống thật với chính mình.
Lời
Trích
"Không
ai là vị tử đạo chỉ vì một quyết định, không ai là vị tử đạo vì một ý kiến;
chính đức tin tạo nên vị tử đạo" (Ðức
Hồng Y Newman, Bài Diễn Văn cho Các Giáo Ðoàn Hỗn Hợp)
|
|
Copyright © 2010 by
Nguoi Tin Huu.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét