SUY NIỆM XUÂN
Giây phút thiêng
liêng - Thánh Lễ Giao Thừa
THÁNH LỄ GIAO THỪA
THÁNH LỄ GIAO THỪA
Lời Chúa: (Mt
5,1-10)
1 Thấy đám đông dân chúng, Ðức Giêsu lên
núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. 2 Người mở miệng
dạy họ rằng:
3 "Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó,
vì Nước Trời là của họ.
4 Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Ðất Hứa là gia nghiệp.
5 Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
6 Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng.
7 Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
8 Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
9 Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
10 Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ.
4 Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Ðất Hứa là gia nghiệp.
5 Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
6 Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng.
7 Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
8 Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
9 Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
10 Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ.
Cứ mỗi giao thừa, tôi lại có những cảm nghiệm về giây phút linh thiêng, giây phút bàn giao giữa năm cũ và năm mới. Mà sao không lạ lùng và hồi hộp khi năm cũ nhường bước cho những giây phút linh thiêng nhất, giây phút đẹp nhất cho một năm mới khởi đầu. Và Hàn Mạc Tử đã không ngần ngại viết những câu thơ thật truyền cảm, nhẹ nhàng như đưa hồn cao người vào chốn linh thiêng, tuyệt diệu:
” Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu.
Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ !
Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt.
Như đón từ xa một ý thơ “.
GIÂY PHÚT LINH THIÊNG CỦA MỘT ĐÊM KHAI MÀO NĂM MỚI:
Sự linh thánh của đêm giao thừa như gợi trong trí của mỗi người về giây phút hết sức huyền diệu, giây phút hết sức linh thánh, giây phút đong đưa giữa cái cũ và cái mới. Lời thánh vịnh: ” Cúi xin Đấng tạo thành trời đất, xuống cho đoàn con muôn ngàn phúc cả từ núi thánh Sion “ ( Tv 133, 3 ).
Lời thánh vịnh này là lời khẩn cầu Thiên Chúa tưới xuống muôn hồng ân để con người, mỗi người được sống trong niềm vui, hạnh phúc và sự an bình.Giây phút giao thừa vẫn là giây phút đẹp, giây phút thiêng liêng, giây phút mà mỗi người đều cảm thấy như có một cái gì đó thôi thúc, như có một cái gì đó níu kéo con người và làm cho con người hướng tâm hồn lên cao, hướng tâm hồn lên Thiên Chúa để xin Thiên Chúa gia ân giáng phúc cho cho mọi người, mọi nhà hầu con người được sống trong hòa bình và sống trong yêu thương. Đêm giao thừa, người ta vẫn có tục lệ khấn vái cầu xin ơn trên đổ muôn ơn hồng phúc xuống cho con người.Đối với với người công giáo, đêm giao thừa sẽ là đêm người Kitô hữu ngước mặt lên Chúa và cầu khẩn nguyện xin: ” Trong giờ phút giao thừa này, chúng con hướng tâm hồn lên Chúa. Cúi xin Chúa rộng ban cho chúng con một năm dồi dào phúc lộc, và đầy lòng hăng hái làm việc lành để tôn vinh Danh Thánh “. Giây phút giao thừa là giây phút trời đất giao hòa: Năm cũ nhường cho năm mới. Một năm mới đã mở ra và mọi người sống giây phút này trong niềm tin, trong hy vọng và sống trong sự yêu thương bởi chính Thiên Chúa là tình yêu.
GIÂY PHÚT GIAO HÒA GIỮA THIÊN CHÚA VÀ CON NGƯỜI:
Trong đêm giao thừa, trong giây phút linh thiêng, con người đứng trước bàn thờ, dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ tri ân vì muôn vàn hồng ân Thiên Chúa đã ban cho con người, đã ban cho từng người trong suốt một năm qua. Giây phút giao hòa trời đất là giây phút con người gặp gỡ Thiên Chúa, con người gặp gỡ Đấng vô cùng thánh thiện. Thiên Chúa đang ở với con người, sống với con người và sống vì con người.Trong giây phút Thiên Chúa gặp con người và con người đối diện với Thiên Chúa. Con người hiệp với Hội Thánh ca tụng tình thương vô biên của Thiên Chúa: ” Lạy Cha Chí thánh là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con tạ ơn Cha mọi nơi mọi lúc, thật là chính đáng, phải đạo và sinh ơn cứu độ cho chúng con. Trong Cha chúng con được hiện hữu, được sống và hoạt động. Ngay trên cõi đời này, chẳng những chúng con hằng nghiệm thấy hiệu quả tình thương của Cha, mà còn nhận bảo chứng sự sống muôn đời. Quả vậy, chúng con được nhận lãnh ân huệ mở đầu là Chúa Thánh Thần, nhờ Người, Cha đã cho Đức Kitô sống lại từ cõi chết; do đó, chúng con hy vọng, muôn đời được sống lại từ cõi chết” (Lời Tiền Tụng Chúa Nhật IV thường niên ). Giây phút Thiên Chúa và con người là giây phút thánh thiêng, giây phút hạnh phúc nhất vì Thiên Chúa là Tình Yêu, là Mùa Xuân vĩnh cửu.
MUÔN ĐỜI VẪN LÀ LỜI CẢM TẠ:
Cảm tạ là một hồng ân. Chính vì thế, con người, mỗi người luôn phải nói lời tri ân cảm tạ. Bởi vì, Thiên Chúa không cần lời cảm tạ của chúng ta, nhưng nói lên lời cảm tạ lại là một hồng ân Chúa ban.
Chúng ta cảm tạ Chúa vì Chúa ban sự sống cho chúng ta.
Chúng ta cảm tạ Chúa vì phép lạ lớn nhất Thiên Chúa đang làm cho chúng ta là cho chúng ta còn sống tới giờ phút này.
Chúng ta cảm tạ Chúa vì Chúa còn cho chúng ta thấy ngày khởi đầu của một năm mới.
Chúng ta cảm tạ Chúa vì Chúa còn cho chúng ta gặp gỡ mọi người.
Tình thương của Chúa đời con ca tụng (Tv 88 ). Lời Thánh vịnh này luôn thúc bách chúng ta hãy tạ ơn tình thương vô biên, tình thương tuyệt vời của Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, trong giây phút giao thừa linh thiêng đêm nay, xin củng cố đức tin cho chúng con, để chúng con luôn nhìn ra tình thương tuyệt vời của Chúa và để chúng con nhận ra những giây phút mở đầu của ngày mới là giây phút quý hóa nhất cho một năm mới tốt đẹp và trong lành. Amen.
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
Hãy tìm nước Thiên Chúa - Ngày Mồng Một Tết
THÁNH LỄ MINH NIÊN: CẦU BÌNH AN NĂM MỚI
THÁNH LỄ MINH NIÊN: CẦU BÌNH AN NĂM MỚI
Lời Chúa : (Mt 6,25-34)
25 Khi ầy, Đức Giê-su nói với
các môn đệ rằng : “ Thầy bảo cho anh em biết : đừng lo lắng cho mạng sống : lấy
gì mà ăn ; cũng đừng lo lắng cho thân thể : lấy gì mà mặc . Mạng sống chẳng trọng
hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao ?26 Hãy xem chim
trời : chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho ; thế mà Cha anh em
trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao ? 27
Hỏi có ai trong anh em có thể nhờ lo lắng mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ
một gang không ?
28 Còn về áo mặc cũng thế, lo
lắng làm gì ? hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào : chúng không làm
lụng, không kéo sợi ; 29 thế mà , Thầy bảo cho anh em biết : ngay cả
vua Salomon, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. 30
Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc
đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém lòng tin !
31 Vì thế, anh em đừng lo lắng
tự hỏi : ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây ? 32 Tất cả những thứ
đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những
thứ đó. 33 Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính
của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho. 34 Vậy, anh
em đừng lo lắng về ngày mai : ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ
của ngày ấy.
Lại một mùa xuân qua đi nhường chỗ
cho những ngày mới khai mởmột năm mới với biết bao ước vọng, với biết bao dự kiến,
biết bao mơ ước và những kế hoạch, dự phóng cho một năm mới. Ngày xuân với bao
lời chúc tụng cho nhau, chúc nhau an bình, thịnh vượng, may mắn. Đối với người
Công giáo, ngày xuân ngoài những lời nguyện chúc bình thường mà bất cứ người nào
cũng có thể chúc tụng nhau được thì người Kitô hữu còn chúc cho nhau được tràn
đầy ơn Chúa, giữ vững đức tin và luôn sống đời sống của Chúa như Thầy đã yêu (
Ga 15, 12 ).
HÃY TÌM KIẾM NƯỚC TRỜI:
Bài Tin Mừng của thánh Mathêu 6, 25-34 trình bầy cho mọi người một quan niệm. một tư tưởng, một lối đi chúng ta phải chọn lựa: “ chọn Chúa hay tiền của “. Đã chọn rồi, chúng ta phải sống theo điều đã chọn lựa. Nếu chúng ta chọn Chúa, chúng ta phải lo phụng sự Chúa, lo lắng làm những điều Chúa dạy, Chúa làm. Tuy nhiên, nếu đã chọn tiền của, con người sẽ làm tôi ma quỉ, làm tôi Mammôn và như thế con người sẽ xa Chúa và mất Chúa. Con người chọn Chúa sẽ được hai phần: được Chúa và Chúa ban cho con người tùy theo nhu cầu của con người. Do đó, suốt bài Tin Mừng, Chúa dạy con người đừng lo lắng thái quá về những điều phụ thuộc, không chính yếu lắm như của ăn, của mặc, nhưng phải tin tưởng và phó thác nơi Chúa. Để làm nổi bật ý tưởng này, Chúa dùng hai hình ảnh rất thực tế như chim trời và hoa huệ ngoài đồng. Chim trời và hoa huệ ngoài đồng không lo lắng gì cả nhưng Thiên Chúa vẫn luôn chăm sóc chúng. Chúa dạy chúng ta hãy nhìn vào chim trời và hoa huệ để bắt chước, để học bài học quan phòng của Thiên Chúa. Chúa minh chứng và xác nhận con người cao quý hơn chim trời hơn hoa huệ nhiều vì con người có trí khôn, lý trí, có lương tâm, có đạo đức để phân biệt lành và dữ, biết phân biệt hạnh phúc và sự xấu số vv…Chim trời, hoa huệ vẫn làm việc vì không bay đi để kiếm ăn, không hút nước, hút tinh hoa trong lòng đất, hoa huệ sẽ chết. Chính vì thế, Chúa không khuyên chúng ta đừng làm việc, nhưng Ngài dạy chúng ta phải cần mẫn làm việc và phó thác tất cả cho Chúa để Chúa hướng dẫn và chỉ bảo.
NĂM MỚI VỚI NHỮNG ƯỚC MƠ MỚI :
Năm mới mở ra cho con người, cho mỗi người hãy sống và hãy phục vụ với tình yêu, với đức tin. Chúa luôn yêu thương con người và dạy con người phải yêu thương như Ngài đã yêu. Bởi vậy, năm mới ai cũng có dự phóng, cũng có những ước mơ nhưng tất cả còn tùy thuộc nơi sự quan phòng của Chúa. Điều gì Chúa thấy cần, Ngài sẽ ban cho con người chúng ta. Chúa bảo”đừng lo “ không có nghĩa là Chúa bảo đừng làm việc, đừng lao động, đừng lo cho nhu cầu phần xác và trần gian, nhưng Ngài nói hãy cần cù lao động theo ý Chúa và phó thác thành công và thất bại nơi Chúa.Ước mơ luôn là mơ ước nhưng chính Chúa mới là người định đoạt: ” Bạn hãy ký thác đường đời cho Chúa. Chúa, Chúa chính Chúa Ngài sẽ ra tay “.
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ:
Xuân đem lại những gì tốt đẹp cho con người nếu con người biết thánh hóa những ngày xuân và năm mới.Tuy nhiên, còn nhiều người chưa chắc đã được hưởng một ngày xuân ấm áp, đẹp tươi: những mảnh đời tang thương, những mảnh đời rách nát. Chúng ta được diễm phúc hơn những hạng người nghèo khổ.Chúng ta hãy mở lòng để giúp đỡ những mảnh đời đau thương và cố gắng sưởi ấm tâm hồn họ.Năm mới, chúng ta cầu xin Chúa ban bình an để cuộc đời mỗi người, mỗi gia đình luôn đầy ắp tình thương và ân huệ của Chúa.
Lạy Chúa Giêsu là Mùa Xuân vĩnh cửu, xin ban cho chúng con luôn biết phó thác nơi bàn tay yêu thương của Chúa. Amen.
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
HÃY TÌM KIẾM NƯỚC TRỜI:
Bài Tin Mừng của thánh Mathêu 6, 25-34 trình bầy cho mọi người một quan niệm. một tư tưởng, một lối đi chúng ta phải chọn lựa: “ chọn Chúa hay tiền của “. Đã chọn rồi, chúng ta phải sống theo điều đã chọn lựa. Nếu chúng ta chọn Chúa, chúng ta phải lo phụng sự Chúa, lo lắng làm những điều Chúa dạy, Chúa làm. Tuy nhiên, nếu đã chọn tiền của, con người sẽ làm tôi ma quỉ, làm tôi Mammôn và như thế con người sẽ xa Chúa và mất Chúa. Con người chọn Chúa sẽ được hai phần: được Chúa và Chúa ban cho con người tùy theo nhu cầu của con người. Do đó, suốt bài Tin Mừng, Chúa dạy con người đừng lo lắng thái quá về những điều phụ thuộc, không chính yếu lắm như của ăn, của mặc, nhưng phải tin tưởng và phó thác nơi Chúa. Để làm nổi bật ý tưởng này, Chúa dùng hai hình ảnh rất thực tế như chim trời và hoa huệ ngoài đồng. Chim trời và hoa huệ ngoài đồng không lo lắng gì cả nhưng Thiên Chúa vẫn luôn chăm sóc chúng. Chúa dạy chúng ta hãy nhìn vào chim trời và hoa huệ để bắt chước, để học bài học quan phòng của Thiên Chúa. Chúa minh chứng và xác nhận con người cao quý hơn chim trời hơn hoa huệ nhiều vì con người có trí khôn, lý trí, có lương tâm, có đạo đức để phân biệt lành và dữ, biết phân biệt hạnh phúc và sự xấu số vv…Chim trời, hoa huệ vẫn làm việc vì không bay đi để kiếm ăn, không hút nước, hút tinh hoa trong lòng đất, hoa huệ sẽ chết. Chính vì thế, Chúa không khuyên chúng ta đừng làm việc, nhưng Ngài dạy chúng ta phải cần mẫn làm việc và phó thác tất cả cho Chúa để Chúa hướng dẫn và chỉ bảo.
NĂM MỚI VỚI NHỮNG ƯỚC MƠ MỚI :
Năm mới mở ra cho con người, cho mỗi người hãy sống và hãy phục vụ với tình yêu, với đức tin. Chúa luôn yêu thương con người và dạy con người phải yêu thương như Ngài đã yêu. Bởi vậy, năm mới ai cũng có dự phóng, cũng có những ước mơ nhưng tất cả còn tùy thuộc nơi sự quan phòng của Chúa. Điều gì Chúa thấy cần, Ngài sẽ ban cho con người chúng ta. Chúa bảo”đừng lo “ không có nghĩa là Chúa bảo đừng làm việc, đừng lao động, đừng lo cho nhu cầu phần xác và trần gian, nhưng Ngài nói hãy cần cù lao động theo ý Chúa và phó thác thành công và thất bại nơi Chúa.Ước mơ luôn là mơ ước nhưng chính Chúa mới là người định đoạt: ” Bạn hãy ký thác đường đời cho Chúa. Chúa, Chúa chính Chúa Ngài sẽ ra tay “.
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ:
Xuân đem lại những gì tốt đẹp cho con người nếu con người biết thánh hóa những ngày xuân và năm mới.Tuy nhiên, còn nhiều người chưa chắc đã được hưởng một ngày xuân ấm áp, đẹp tươi: những mảnh đời tang thương, những mảnh đời rách nát. Chúng ta được diễm phúc hơn những hạng người nghèo khổ.Chúng ta hãy mở lòng để giúp đỡ những mảnh đời đau thương và cố gắng sưởi ấm tâm hồn họ.Năm mới, chúng ta cầu xin Chúa ban bình an để cuộc đời mỗi người, mỗi gia đình luôn đầy ắp tình thương và ân huệ của Chúa.
Lạy Chúa Giêsu là Mùa Xuân vĩnh cửu, xin ban cho chúng con luôn biết phó thác nơi bàn tay yêu thương của Chúa. Amen.
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
Thời gian thấm thoát tựa
thoi đưa. Quá khứ khép lại từng giờ và tương lai luôn rộng mở từng phút, từng
giây. Mới ngày nào tôi chỉ là một cậu bé ngong ngóng chờ tiền lì xì sáng mồng một
tết, vậy mà giờ đây đã bước sang tuổi lục tuần. Tham dự Thánh lễ giao thừa về,
vừa chợp mắt đã bước sang mồng một tết. Khi thức dậy và soi mình trong gương,
tôi chợt nhận ra mình đã già đi khá nhiều, một chút băn khoăn, ưu tư đã ập đến
bên tôi!
Thế nhưng, trên đường đến
nhà thờ tham dự Thánh lễ Tân Niên, gặp mặt bao người thân quen, mọi người đều
vui tươi, trẻ trung và như đẹp hơn trong những bộ áo mới, bởi vì quá khứ đã cất
giữ bao vất vả lo toan của năm cũ, ngày đầu năm mới tràn đầy hạnh phúc, bằng an
cho mình và cho mọi người đang trờ tới. Do đó, những nụ cười và lời chúc tuổi
nhau trong ngày đầu năm mới càng thêm ý nghĩa, khiến mọi người cảm nghiệm sự gần
gũi, thân quen nhau hơn, bởi vì tất cả chúng ta đều là anh em với nhau trong
Chúa Kitô, và là con một Cha trên trời.
Quỳ
trong thánh đường, nhớ lại bài Phúc Âm đêm giao thừa: “Phúc thay ai có tâm hồn
nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5, 1-10), tôi đã thầm lặng tạ lỗi cùng
Chúa và mong anh em tha thứ, vì biết bao toan tính, với những ước mơ rộng lớn
mình chưa thực hiện được cho giáo xứ, cho gia đình, cho mọi người chung quanh
và cho anh em… nhưng ngược lại, nhiều khi những lời nói, việc làm của mình đã
đem tin buồn đến cho mọi người, thay vì đem phúc thật đến cho anh em.Sốt sắng
tham dự Thánh lễ, Bài Phúc Âm trong ngày đầu năm này (Mt 6, 25-34), Chúa Giêsu
đã giải tỏa được gút mắc vấn nạn đang đè nặng trong tâm hồn của con người là
“Ngày mai lấy gì mà ăn, lấy gì mà mặc”. Ngài đã đích thân mặc khải cho chúng ta
biết: Chúng ta là con cái của Cha trên trời, chim trên trời, cá dưới nước, hoa
ngoài đồng mà Ngài vẫn chăm sóc, thì huống gì chúng ta là con cái của Ngài! Hãy
tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Thiên Chúa trước, rồi mọi sự
Ngài sẽ ban cho. Tôi giật mình nghĩ lại, sao tôi chưa đủ tin tưởng và sống Lời
Chúa, để tìm hạnh phúc đích thực ở đời này, chưa hoàn toàn tin tưởng, phó thác
cuộc đời mình cho Chúa. Vấn nạn của quá trình 365 ngày vật lộn với cơm áo gạo
tiền đã được giải quyết ngay ngày đầu năm mới này, trong Thánh lễ Tân Niên này.
Tôi thầm nguyện xin Chúa thương ban cho tôi sức khỏe, trí khôn sáng suốt để
hăng say làm việc, lo cho gia đình, dấn thân phục vụ anh em trong đức ái
Kitô.Thánh lễ Tân Niên kết thúc, mọi người vào nhà xứ chúc tết cha chánh xứ,
HĐMV/GX và chúc tết nhau. Đây là cơ hội để mọi người tiếp xúc với nhau, là cơ
duyên làm hòa với người khác, đó chính là do niềm vui chân thật của ngày đầu
năm đem lại. Nụ cười tươi luôn nở trên môi mọi người, không phải nịnh nhau
nhưng là niềm vui phát xuất bởi lòng yêu mến Thiên Chúa, bởi vì chỉ có những ai
khi nhìn thấy cành đào rực hồng trong ngày tết, những chú ong vò vẽ đang sà xuống
những cánh hoa mai nở rộ, lấy nhụy về làm mật, và thụ phấn đã thành hạt giống…
thì mới cảm nghiệm được sự an bài của Thiên Chúa dành cho con cái mình.Rồi ngày
đầu năm mới sẽ trở thành quá khứ, nhưng cuộc sống vẫn tiếp tục với bao lo toan
vất vả hằng ngày, do đó mà Chúa Giê-su muốn chúng ta hãy tìm kiếm Nước Thiên
Chúa và đức công chính của Ngài trước, rồi sau đó cứ sống an nhiên tự tại như
chim trên trời như cá dưới nước, và hãy vui tươi đẹp đẽ như hoa huệ ngoài đồng,
bởi vì chúng ta là con của Cha trên trời, Đấng luôn yêu thương và chăm sóc con
cái của Ngài.Xin Thiên Chúa chúc lành và ban cho chúng ta một năm mới: Thánh Đức
- An Khang - Thành Đạt.
(
Văn Chiến )
Thảo kính Cha Mẹ: Ngày Mồng Hai Tết
KÍNH NHỚ ÔNG BÀ TỔ TIÊN
KÍNH NHỚ ÔNG BÀ TỔ TIÊN
Lời Chúa: Mt 15,1-6
Bấy
giờ có mấy người Pharisêu và mấy kinh sư từ Giêrusalem đến gặp Ðức Giêsu và nói
rằng: "Sao môn đệ ông vi phạm truyền thống của tiền nhân, không chịu rửa
tay khi dùng bữa? Người trả lời: "Còn các ông, tại sao các ông dựa vào
truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của Thiên Chúa? Quả thế, Thiên
Chúa dạy: ‘Ngươi hãy thờ cha kính mẹ ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử
tử’. Còn các ông, các ông lại bảo: ‘Ai nói với cha mẹ rằng: những gì con có để
giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, thì người ấy, không phải thờ cha
kính mẹ nữa’. Như thế, các ông dựa vào truyền thống của các ông mà hủy bỏ lời
Thiên Chúa.”
Mỗi năm vào ngày mồng hai tết, Giáo Hội
luôn dành một ngày để con cái cháu chắt có dịp báo hiếu tưởng nhớ tới ông bà tổ
tiên.Đây là hình thức rất có ý nghĩa, Giáo Hội giúp mỗi người còn được diễm
phúc sống dưới trần gian này hiểu được thế nào là công lao của ông bà tổ tiên.
Có tổ tiên, có ông bà mới có cha mẹ rồi mới có chúng ta: đây là một điều hiển
nhiên ai cũng phải hiểu và cảm nghiệm một cách sâu sắc công ơn trời biển của tổ
tiên ông bà, của cha mẹ vv…” Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa Mẹ như nước trong
nguồn chảy ra “, ca dao Việt Nam
quả có lý khi đề cập tới nghĩa vụ của con cái đối với mẹ cha. Do đó, hôm nay, mọi
người dâng thánh lễ này cầu nguyện cho các bậc sinh thành rất hợp với truyền thống
đạo đức của dân tộc Việt Nam
chúng ta, đồng thời cũng rất thực tế với dạy của Chúa Giêsu trong đoạn Tin Mừng
của thánh Matthêu.
CUỘC TRANH LUẬN GIỮA CÁC NGƯỜI PHARISÊU, CÁC KINH SƯ VÀ CHÚA GIÊSU:
Trong đoạn Tin Mừng thánh Matthêu xoay quanh cuộc tranh luận của Đức Giêsu với các người Pharisêu, các Kinh sư về bổn phận của con cái đối với cha mẹ. Đối với các người Pharisêu, các kinh sư họ cho rằng theo lời của tiền nhân thì tất cả những gì họ làm cho cha mẹ đều là tế phẩm dâng lên Thiên Chúa, do đó, họ làm như thế là vừa đủ rồi, không cần phải thờ cha kính mẹ nữa. Người Pharisêu và Kinh sư giới hạn bổn phận con cái dựa trên hoàn toàn vật chất, một nghĩa vụ vật chất được họ gán cho nghĩa vụ đạo đức. Đối với Đức Giêsu, Ngài nhắc nhở cho các Pharisêu, các Kinh sư và mọi thế hệ, mọi người chúng ta rằng: ” Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, và kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử “.Ngay trong điều răn thứ bổn của thập giới cũng viết:” Thảo kính cha mẹ “. Như thế rõ ràng Thiên Chúa dạy con người phải thảo hiếu với mẹ cha không chỉ dừng ở của cải vật chất nhưng phải hiếu thảo bằng cả tấm lòng yêu thương, tôn kính, mến yêu đến nỗi ai nguyền rủa cha mẹ tức là đụng đến nhân phẩm, đụng đến quyền làm người của cha mẹ, thì phải bị xử tử. Chính vì thế, lập trường của Chúa Giêsu hoàn toàn khác với người Pharisêu và các Kinh sư. Chúa Giêsu mở ra một giá trị mới, một đạo hoàn toàn dựa trên tình thương.
VẤN ĐỀ HIẾU THẢO BỊ LUNG LAY :
Nếu lược qua các nơi, các nước chúng ta như nhận ra được cái yếu của nhiều gia đình. Bởi vì đời sống của nhiều gia đình hiện nay đang vấp phải khủng hoảng về đức tin, về đạo lý, Nhiều con cái chỉ dừng trên nghĩa vụ, bổn phận lo lắng cho cha mẹ của cải vật chất, mà quên đi cha mẹ còn phải được kính trọng và yêu mến. Vật chất chỉ là giá trị bề ngoài nhưng chính giá trị tinh thần, giá trị đạo đức mới quan trọng cho đời sống cha mẹ. Ngày nay có nhiều gia đình con cái đối với cha mẹ không ra làm sao cả. Nên, giá trị đạo đức bị đảo lộn, con cái coi vật chất là trên hết, có nhiều đứa con đặt tiền tài trên nghĩa vụ làm con.Ở nhiều nước văn minh có nhiều gia đình con cái sẵn sàng gửi cha mẹ vào các nhà dưỡng lão đầy đủ tiện nghi nhưng lại thiếu thái độ”thờ cha kính mẹ “ theo ý của Thiên Chúa là “ Hãy thảo kính cha mẹ “.Các Giám mục Việt Nam trong năm 2007 và 2008 đã ra hai thư mục vụ nói về gia đình. Điều này nói lên sự quan trọng của nền tảng gia đình. Thư mục vụ của Hội Đồng Giám Mục ViệtNam năm 2008 viết về gia đình
Nagiarét: ” Các Ngài là những bậc cha mẹ gương mẫu, luôn biết đón nhận thánh ý
Chúa và đem ra thực hành. Trong gia đình Nagiarét mọi thành viên đều tôn trọng
nhau, mong muốn cho nhau điều tốt và cùng nhau thực hiện ý của Cha trên trời.
Thánh Giuse và Đức Maria là những nhà giáo dục tài giỏi đã chu toàn sứ mạng được
trao phó trong sự khôn ngoan và trung tín. Xin các Ngài chuyển cầu và luôn phù
trợ cho các gia đình chúng ta”.Gia đình thánh gia là gia đình gương mẫu cho mọi
gia đình bởi vì Chúa luôn hiếu thảo đối với thánh Giuse và mẹ Maria.
ÁP DỤNG VÀO ĐỜI SỐNG :
Cha mẹ là người sinh ra chúng ta, chúng ta phải hết lòng tôn kính, yêu thương cha mẹ. Ai cũng có cha có mẹ. Cha mẹ sinh ra chúng ta, cha mẹ nuôi dưỡng chúng ta, chúng ta phải hết lòng hiếu thảo với cha mẹ. Chúa nói: “ Hãy thảo kính cha mẹ “. Bổn phận của con cái là nuôi dưỡng, thăm hỏi khi cha mẹ còn sống, lúc qua đời phải xin lễ, cầu nguyện cho cha mẹ.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con hiểu được rằng Chúa cũng có một gia đình, có cha có mẹ, Chúa đã hiếu thảo với cha mẹ, xin cho chúng con luôn biết báo đáp mẹ cha. Amen.
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
CUỘC TRANH LUẬN GIỮA CÁC NGƯỜI PHARISÊU, CÁC KINH SƯ VÀ CHÚA GIÊSU:
Trong đoạn Tin Mừng thánh Matthêu xoay quanh cuộc tranh luận của Đức Giêsu với các người Pharisêu, các Kinh sư về bổn phận của con cái đối với cha mẹ. Đối với các người Pharisêu, các kinh sư họ cho rằng theo lời của tiền nhân thì tất cả những gì họ làm cho cha mẹ đều là tế phẩm dâng lên Thiên Chúa, do đó, họ làm như thế là vừa đủ rồi, không cần phải thờ cha kính mẹ nữa. Người Pharisêu và Kinh sư giới hạn bổn phận con cái dựa trên hoàn toàn vật chất, một nghĩa vụ vật chất được họ gán cho nghĩa vụ đạo đức. Đối với Đức Giêsu, Ngài nhắc nhở cho các Pharisêu, các Kinh sư và mọi thế hệ, mọi người chúng ta rằng: ” Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, và kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử “.Ngay trong điều răn thứ bổn của thập giới cũng viết:” Thảo kính cha mẹ “. Như thế rõ ràng Thiên Chúa dạy con người phải thảo hiếu với mẹ cha không chỉ dừng ở của cải vật chất nhưng phải hiếu thảo bằng cả tấm lòng yêu thương, tôn kính, mến yêu đến nỗi ai nguyền rủa cha mẹ tức là đụng đến nhân phẩm, đụng đến quyền làm người của cha mẹ, thì phải bị xử tử. Chính vì thế, lập trường của Chúa Giêsu hoàn toàn khác với người Pharisêu và các Kinh sư. Chúa Giêsu mở ra một giá trị mới, một đạo hoàn toàn dựa trên tình thương.
VẤN ĐỀ HIẾU THẢO BỊ LUNG LAY :
Nếu lược qua các nơi, các nước chúng ta như nhận ra được cái yếu của nhiều gia đình. Bởi vì đời sống của nhiều gia đình hiện nay đang vấp phải khủng hoảng về đức tin, về đạo lý, Nhiều con cái chỉ dừng trên nghĩa vụ, bổn phận lo lắng cho cha mẹ của cải vật chất, mà quên đi cha mẹ còn phải được kính trọng và yêu mến. Vật chất chỉ là giá trị bề ngoài nhưng chính giá trị tinh thần, giá trị đạo đức mới quan trọng cho đời sống cha mẹ. Ngày nay có nhiều gia đình con cái đối với cha mẹ không ra làm sao cả. Nên, giá trị đạo đức bị đảo lộn, con cái coi vật chất là trên hết, có nhiều đứa con đặt tiền tài trên nghĩa vụ làm con.Ở nhiều nước văn minh có nhiều gia đình con cái sẵn sàng gửi cha mẹ vào các nhà dưỡng lão đầy đủ tiện nghi nhưng lại thiếu thái độ”thờ cha kính mẹ “ theo ý của Thiên Chúa là “ Hãy thảo kính cha mẹ “.Các Giám mục Việt Nam trong năm 2007 và 2008 đã ra hai thư mục vụ nói về gia đình. Điều này nói lên sự quan trọng của nền tảng gia đình. Thư mục vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt
ÁP DỤNG VÀO ĐỜI SỐNG :
Cha mẹ là người sinh ra chúng ta, chúng ta phải hết lòng tôn kính, yêu thương cha mẹ. Ai cũng có cha có mẹ. Cha mẹ sinh ra chúng ta, cha mẹ nuôi dưỡng chúng ta, chúng ta phải hết lòng hiếu thảo với cha mẹ. Chúa nói: “ Hãy thảo kính cha mẹ “. Bổn phận của con cái là nuôi dưỡng, thăm hỏi khi cha mẹ còn sống, lúc qua đời phải xin lễ, cầu nguyện cho cha mẹ.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con hiểu được rằng Chúa cũng có một gia đình, có cha có mẹ, Chúa đã hiếu thảo với cha mẹ, xin cho chúng con luôn biết báo đáp mẹ cha. Amen.
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
Suy niệm
Lời
Chúa trong đoạn Tin Mừng trên cho thấy, cuộc đụng độ giữa Chúa Giêsu và những
người lãnh đạo Do Thái. Trọng tâm chính của lần này, không phải là cuộc chạm
trán trực tiếp có tính cách cá nhân giữa Chúa Giêsu và các rapbi nữa, nhưng là
sự đụng độ giữa hai quan niệm về những đòi hỏi của Thiên Chúa, hai hình thức giữ
luật. Các luật sĩ thắc mắc: "Sao môn đệ ông vi phạm truyền thống của tiền
nhân?...” Chúa Giêsu trả lời họ cũng bằng một câu hỏi: "Còn các ông, tại
sao các ông dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của Thiên
Chúa?”
Theo
người Do Thái, quan niệm về những đòi hỏi của Thiên Chúa được ghi trong luật.
Luật gồm hai phần: Luật thành văn là luật Chúa chứa đựng trong Kinh Thánh, và
luật truyền khẩu được các kinh sư triển khai qua nhiều thế hệ, và được xem như
là truyền thống của tổ tiên. Luật này có tính cách bắt buộc tuân giữ, nếu không
muốn nói là hơn cả luật thành văn. Đối với người Do Thái, tất cả những luật
truyền thống là lệnh truyền của Chúa, thực thi những điều luật truyền thống là
làm vừa lòng Chúa, là trở nên một người công chính. Tuân giữ luật Chúa là tuân
thủ những luật lệ, những nguyên tắc và những lễ nghi bề ngoài, nghiêm ngặt phần
hình thức như “rửa tay trước khi ăn”, “dâng lễ phẩm cho Chúa thay thế sự hiếu
kính cha mẹ.”
Đối
với Chúa Giêsu, quan niệm về những đòi hỏi của Thiên Chúa được thể hiện lớn nhất
bằng luật yêu thương. Ngài xem giữ luật là một cảm nghiệm sống ở trong lòng, một
biểu hiện liên đới, nhân từ, vượt trên hình thức, là tấm lòng trong sạch và đời
sống yêu thương.
Hôm
nay, Chúa Giêsu không trả lời câu hỏi của Pharisêu và các kinh sư cách trực tiếp.
Nhưng Ngài lấy một ví dụ về việc thực hành luật truyền khẩu để cho họ thấy, chẳng
những đây không phải là luật Chúa mà còn có thể đi ngược lại Luật Chúa. Luật
Thiên Chúa đã đặt ra là phải “hiếu thảo với cha mẹ của mình.” Nhưng những người
Do Thái lại nói: “Những gì con có để giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa
rồi.” Những người Do Thái này, đã dùng nghi lễ bề ngoài, để thoái thác một bổn
phận căn bản là hiếu kính cha mẹ. Họ đã lấy quy ước của các kinh sư để xóa bỏ
đi điều răn của Thiên Chúa.
Hôm
nay ngày mùng hai Tết, Giáo Hội Việt Nam dành để nhắc nhở mọi thành phần dân
Chúa về lòng hiếu thảo, biết ơn tổ tiên - ông bà - cha mẹ. Trong 10 điều răn
Chúa truyền dạy, sau ba điều dành cho Thiên Chúa thì đến điều thứ tư dành cho
ông bà, cha mẹ. Thánh Phaolô đã làm cho điều răn thứ tư này mạnh mẽ hơn khi
nói: “Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải
đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Ðó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: Ðể ngươi
được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này (Ephêsô 6,1-3).”
Vâng,
thảo kính cha mẹ không phải là chuyện gởi những món quà to, nhưng lời tết nặng,
nhưng thảo kính cha mẹ là về bên các ngài trong những ngày nghỉ, thăm hỏi, chăm
sóc, hiện diện, an ủi, đỡ đần và yêu thương. Thảo kính cha mẹ không phải là
chuyện khoe thành tích, cũng chẳng là chuyện dâng cúng ít nhiều, nhưng là biết
vâng nghe nhưng lời dạy dỗ bảo ban; biết kính trên nhường dưới; biết ghi lòng tạc
dạ đền đáp công ơn:
Công
cha như núi ngất trời,
Nghĩa
mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi
cao biển rộng mênh mông,
Cù
lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Lời
Chúa hôm nay mạnh dạn nhắc nhở, không thể có một sự thỏa hiệp nào giữa hai quan
niệm luật hình thức và luật yêu thương ; không thể san bằng nghi thức bên ngoài
với lệnh truyền của Chúa. Những kinh sư đã lẫn lộn mọi luật lệ của Chúa với những
nguyên tắc bên ngoài, và họ đã biến những nguyên tắc ấy thành một thứ luật mà họ
coi là điều Thiên Chúa đòi hỏi cho riêng họ.
Thảo kính cha mẹ là điều Thiên Chúa muốn, Giáo Hội nhắc nhở, đạo làm người mong khắc ghi:
Thảo kính cha mẹ là điều Thiên Chúa muốn, Giáo Hội nhắc nhở, đạo làm người mong khắc ghi:
Đố
ai đếm được lá rừng,
Đố
ai đếm được mấy từng trời cao,
Đố
ai đếm những vì sao,
Đố
ai đếm được, công lao mẹ thầy.
Lạy
Chúa,
Xin
chúc lành cho cha mẹ của chúng con.
Xin
ban muôn ơn lành hồn xác cho các ngài.
Xin
chúc phúc cho những người con thảo hiếu như Chúa đã hứa.
********
“Ngươi hãy thảo kính cha
mẹ”
Mùng hai tết là ngày
linh thiêng của người Kitô hữu, ngày mà bất kỳ người con nào cũng không được
phép quên cha mẹ đã qua đời của mình, ngày mà mỗi đứa con dù tóc đã bạc, răng
đã long, phải đề cao bổn phận làm con của mình cho thế hệ mai sau được biết, để
thế hệ này qua đi, thì còn thế hệ kế tiếp sẽ làm công việc đền ơn báo nghĩa này
trong ngày thứ hai của năm mới.
Truyền thống gắn bó với gia
đình và tôn kính tổ tiên của người Á Đông nói chung và của người Việt Nam
nói riêng đã được Đức cố Giáo Hoàng Phaolô VI nhìn nhận và ca tụng. Ngày
29/11/1970, nhân dịp khai mạc đài phát thanh Veritas hướng về Á Châu, Đức Giáo
Hoàng đã gửi một thông điệp cho các dân tộc Á châu trong đó có đoạn như sau:
“Thưa anh em, khi nhìn lại
quá khứ của các dân tộc Á châu, chúng tôi đã phải xúc động trước tinh thần biết
trọng những giá trị tâm linh. Tinh thần ấy đã nổi bật trong tư tưởng các nhà hiền
triết và trong đời sống của quần chúng Á châu. Óc kỷ luật của các nhà tu hành,
lòng đạo hạnh thâm sâu của dân chúng, lòng hiếu thảo gắn bó với gia đình và thờ
kính tổ tiên của anh em, tất cả những đức tính đó là những dấu chứng tỏ anh em
không ngừng tìm Đấng Chí Tôn và khao khát siêu nhiên... Chính những giá trị này
đã làm cho con người, một thực thể tràn ngập luồng khí tinh thần, vừa có thể là
chủ của vũ trụ, các năng lực trong vũ trụ mà còn là chủ của chính mình... Với
nhãn giới tinh thần anh em thừa hưởng được của truyền thống, tinh thần thượng
luật, lòng đạo và sự bảo toàn đời sống gia đình, chắc chắn anh em có đủ sức đi
tới chỗ giúp nền văn minh Tây phương vượt được những nguy hiểm, trong đó nền
văn minh này đang bị chính sự tiến bộ của mình nhốt chặt lại...”.
Vì
thế, Giáo hội Công giáo Việt Nam
đã chọn ngày mồng hai tết là ngày kính nhớ tổ tiên và ông bà cha mẹ. Đây là
ngày truyền thống tốt đẹp và ý nghĩa, bởi vì mới ngày hôm qua - mồng một tết -
mọi người cùng nhau vui vẻ chúc tết nhau, thì cũng có những gia đình năm ngoái
cha mẹ vẫn còn sống để cùng với con cái cháu chắt vui tết, nhưng năm nay tuy
vui xuân nhưng lại thổn thức trong lòng vì cha mẹ, người thân đã không còn vui
tết với con cháu, với anh chị em của mình... Bước sang mồng hai tết, nhà thờ vẫn
rộn ràng vui tươi, người người đến nhà thờ với tâm trạng bồi hồi xúc động, họ
dâng Thánh lễ thật sốt sắng với hồi tưởng về tổ tiên, ông bà cha mẹ và những
người thân đã qua đời, cầu xin Thiên Chúa thứ tha cho những linh hồn đang ở nơi
thanh luyện (luyện ngục) sớm được lên thiên đàng hưởng hạnh phúc cùng với Thiên
Chúa. Đây cũng là dịp mọi người nhớ lại những lời nói và hành động của cha mẹ
mình khi còn sống để noi theo, bắt chước và cầu nguyện cho các ngài.Thật hạnh
phúc và cảm động biết bao, khi chứng kiến hình ảnh những người con dìu dắt cha
mẹ già lọm khọm bước lên bực cấp nhà thờ để hiệp dâng Thánh lễ. Hình ảnh này
khiến cho những người làm con cái cảm động và thấy mình cần có trách nhiệm hơn
nữa đối với song thân sinh thành dưỡng dục mình. Thế nhưng, cũng có những người
con tuy vui tết, nhưng vẫn cứ ân hận vì mình đã không lo chu toàn bổn phận chữ
hiếu với cha mẹ mình, bây giờ cha mẹ không còn nữa.Chúa Giêsu dựa vào điều răn
của Thiên Chúa để bác bỏ luận điệu thảo kính cha mẹ cách hời hợt của người
Pha-ri-sêu, bởi vì họ cho rằng dâng cúng cho đền thờ là đã làm tròn bổn phận thảo
kính cha mẹ, họ trích dẫn truyền thống để vi phạm hủy bỏ lời của Thiên Chúa.
Ngày hôm nay cũng còn có những người con như thế: cứ cung phụng cho cha mẹ tiền
bạc rồi cho đó là thảo hiếu cha mẹ, nhưng không hề về thăm hay hỏi han cha mẹ mạnh
khỏe ra sao? Đó không phải là thảo hiếu mà là bố thí cho cha mẹ mình.Vì thế,
nhân dịp đầu năm, chúng ta cùng dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện cho linh hồn
tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã qua đời, để ngày Xuân của chúng ta không vắng bóng
những người thân thương, đó cũng là cách báo hiếu của chúng ta vậy. Qua đó, ta
biết mình từ đâu tới và sẽ đi về đâu, tâm hồn chúng ta sẽ không tàn héo như cỏ
mục, nhưng sẽ đơm hoa kết trái như mùa xuân, sẽ tràn đầy và phong phú như sông
biển, vì: Cây có gốc mới nẩy nhành xanh ngọn - Nước có nguồn mới bể
rộng sông sâu - Nguyện Chúa Xuân chúc lành cho chúng ta.
( Văn Chiến )
Mùng 3 tết: Thánh hoá
công việc làm ăn
Tin Mừng: Mt 25,14-30
"Quả
thế, cũng như có người kia sắp đi xa, liền gọi đầy tớ riêng của mình đến mà
giao phó của cải mình cho họ. Ông cho người này năm yến, người kia hai yến, người
khác nữa một yến, tùy khả năng riêng mỗi người. Rồi ông ra đi. Lập tức, người
đã lãnh năm yến lấy số tiền ấy đi làm ăn buôn bán, và gây lời được năm yến
khác. Cũng vậy, người đã lãnh hai yến gây lời được hai yến khác. Còn người đã
lãnh một yến thì đi đào lỗ chôn dấu số bạc của chủ. Sau một thời gian lâu dài,
ông chủ của các đầy tớ ấy đến thanh toán sổ sách với họ. Người đã lãnh năm yến
tiến lại gần, đưa năm yến khác, và nói: "Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi
năm yến, tôi đã gây lời được năm yến khác đây.” Ông chủ nói với người ấy:
"Khá lắm! hỡi người đầy tớ tài giỏi và trung thành! Trong việc ít mà anh
đã trung thành, thì tôi sẽ đặt anh lên coi việc nhiều. Hãy vào mà hưởng niềm
vui của chủ anh!" Người đã lãnh hai yến cũng tiến lại gần và nói:
"Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi hai yến, tôi đã gây lời được hai yến
khác đây.” Ông chủ nói với người ấy: "Khá lắm! hỡi người đầy tớ tài giỏi
và trung thành! Trong việc ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ đặt anh lên coi
việc nhiều. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!" Rồi người đã lãnh một
yến cũng tiến lại gần và nói: "Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc,
gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi. Vì thế, tôi đâm sợ, mới đem chôn giấu yến
bạc của ông dưới đất. Của ông đây, ông cầm lấy!" Ông chủ đáp: "Hỡi
tên đầy tớ tồi tệ và biếng nhác! Ngươi đã biết ta gặt chỗ không gieo, thu nơi
không vãi, thì đáng lý ngươi phải gởi số bạc của ta cho các chủ ngân hàng, để
khi ta đến, ta thu hồi của thuộc về ta cùng với số lời chứ! Vậy các ngươi hãy lấy
yến bạc khỏi tay nó mà đưa cho người đã có mười yến. Vì phàm ai đã có, thì được
cho thêm và sẽ có dư thừa ; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy
đi. Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, sẽ
phải khóc lóc nghiến răng.
Suy niệm
Ngày
mùng 3 Tết, Giáo Hội Việt Nam
mời gọi mọi người cầu xin Chúa thánh hóa công việc làm ăn. Lời Chúa trong Tin Mừng
Thánh Luca, tường thuật việc Chúa Giêsu dùng dụ ngôn “những người đầy tớ và những
yến bạc” để dạy dỗ các đồ đệ của mình nhiều điều, liên quan đến công việc làm
ăn:
Thứ
nhất, Chúa đưa ra dụ ngôn để nhắc nhở các đồ đệ, không phải là “số các yến bạc
được trao bao nhiêu”, mà là “những người đầy tớ đã sử dụng chúng như thế nào.”
Người lãnh năm nén đã đi làm lợi năm nén khác, người lãnh hai nén làm lợi hai
nén khác, riêng người lãnh một nén lại đem chôn. Tất nhiên ông chủ khen hai người
đầu và nổi giận vì cách thế biếng nhác của người cuối cùng kia. Ta thấy người
thứ nhất và thứ hai khác nhau về số các yến bạc, nhưng giống nhau ở chỗ đã mạnh
dạn đem các nén bạc được trao ra sử dụng mặc dù chưa biết thắng bại ra sao.
Riêng người cuối cùng không bắt tay vào việc, không tin vào sự nâng đỡ của ông
chủ, và rồi đã đem chôn đi cái mình được trao, cái mình đã lãnh nhận. Quan sát
ba người đầy tớ ta thấy: người ta không bằng nhau ở “số lượng” nhưng bằng nhau ở
“nỗ lực.” Nếu so “số lượng nén bạc” được trao của người thứ nhất và người thứ
hai chắc chắn ta thấy khác nhau, nhưng “nỗ lực công việc” và phần thưởng danh dự
dành cho hai người chắc chắn giống nhau.
Hẳn
điều nhắc nhở này cho các đồ đệ, cũng là điều nhắc nhở mỗi người chúng ta, số yến
bạc là các khả năng Chúa trao cho mỗi người rất khác nhau. Có lẽ Chúa chẳng đòi
hỏi gì nhiều, Chúa chỉ đòi hỏi mỗi người hải nỗ lực cố gắng làm việc trong tin
tưởng phó thác vào quyền năng Chúa.
Thứ
hai, dụ ngôn ấy, Chúa cũng nhắc nhở các đồ đệ là: phần thưởng dành cho người
hoàn tất công việc được giao cách tốt đẹp, là người đó được giao thêm công việc
mới và được hưởng niềm vui hạnh phúc với chủ, chứ không phải là người đó sẽ nghỉ
ngơi. Hình phạt dành cho người biếng nhác là ngay cả cái công việc anh ta có,
bây giờ cũng bị lấy đi và trao cho người đã có.
Quà
tặng cũng như phần thưởng, Chúa chỉ dành cho những người đã nỗ lực cộng tác với
Chúa. Và như thế, Chúa sẽ trao thêm cho họ nhiều khả năng khác đang khi họ thi
hành điều Chúa muốn.
Sau
cùng, qua dụ ngôn Chúa nhắc nhở các đồ đệ là: những khả năng được đem ra sử dụng
sẽ phát triển và còn mãi, khả năng cất kỹ sẽ mai một và sẽ mất đi. Ví như bạn
có khả năng hội họa, khả năng đàn nhạc,… nếu bạn đem ra sử dụng chắc chắn nó sẽ
được thăng hoa, nhưng nếu chôn vùi bạn sẽ đánh mất nó.
Ngày
mùng 3 Tết, ngày lễ cầu xin Chúa thánh hóa công việc làm ăn của chúng ta. Chúng
ta tin tưởng vào sức mạnh của Chúa đã luôn nâng đỡ chúng ta. Chúng ta cám tạ ơn
Chúa vì Chúa đã ban cho mỗi người các nén bạc khác nhau. Nhưng chúng ta cũng
xin ơn Chúa và cộng tác với Chúa để làm phát triển các yến bạc mà Chúa đã trao
vào tay chúng ta. “Ai trung tín trong việc nhỏ, sẽ trung tín trong việc lớn.”
Lạy
Chúa, đôi lúc trong cuộc sống, chúng con chưa nỗ lực cộng tác với ơn Chúa,
nhưng chúng con lại hay kêu trách Chúa, khi so sánh mình với người khác. Đôi
lúc chúng con biếng nhác, nhưng lại ưa đòi phép lạ. Đôi lúc chúng con không xứng
đáng Chúa trao những nén bạc lớn, vì thái độ thiếu nhiệt thành của chúng con.
Chúng con xin lỗi Chúa, và xin Chúa đỡ nâng chúng con. Xin ban cho chúng con có
công ăn việc làm ổn định, đời sống an bình tươi vui. Amen.
Ca dao có câu:
“Tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng hai trồng đậu
trồng khoai trồng cà”.
Có lẽ thời trước, người ta
nhàn hạ hơn nên dám bỏ ra cả một tháng để “ăn chơi”. Còn thời nay, chúng ta chỉ
ăn Tết một vài ngày. Nhưng dù ăn Tết cả một tháng hay chỉ vài ngày, thì sau đó
chúng ta cũng phải làm việc trở lại.
Trong bài Tin Mừng hôm nay,
Chúa Giêsu đã nói: “Cho đến nay, Cha Tôi vẫn làm việc, thì Tôi cũng làm việc”
(Ga 5,17). Thật vậy, Thiên Chúa đã làm việc trong sáu ngày để tạo dựng nên vũ
trụ. Và Ngài vẫn còn làm việc để duy trì công trình tạo dựng vĩ đại của Ngài.
Vì thế mà chim trời vẫn líu lo ca hót, cá biển vẫn tung tăng bơi lợi, hoa đồng
nội vẫn tươi nở và tỏa hương thơm ngát, mặt trời vẫn mọc lên cho đồng lúa chín
vàng rực rỡ, sóng biển vẫn ầm ầm vỗ vào bờ cát, và con người vẫn sống vui tươi
trong hạnh phúc.
Thiên Chúa vẫn làm việc và
Ðức Giêsu cũng làm việc: Ngài đi khắp nơi rao giảng về vương quốc công bình và
tình thương. Ngài làm các dấu lạ, chữa các tật bệnh hồn xác cho con người.
Noi gương Chúa Giêsu, chúng
ta làm việc, không chỉ vì mình và những người thân của mình, mà còn để phục vụ
và giúp đỡ những người khác, nhất là những người khốn khổ. Tuy nhiên, có những
người làm việc quá sức để trở nên giàu có và nổi tiếng, như các chính khách,
các cầu thủ, các ca sĩ, các ngôi sao thể thao... Họ là những con người thành đạt,
được người đời hâm mộ. Nhưng ông Albert Einstein đã nhận định: "Giá trị của
một con người được thể hiện nơi những gì họ dâng tặng, chứ không phải nơi những
gì họ nhận lãnh".
Vậy ý nghĩa của sự làm việc,
ngoài mục đích mưu sinh, còn để góp phần với đồng loại, làm cho xã hội ngày một
phát triển cao hơn về cả mặt tâm linh lẫn vật chất.
Thánh hóa công ăn việc làm,
chính là mặc cho nó một ý nghĩa, đó là “làm việc để phục vụ”. Phục vụ mình, phục
vụ gia đình và nhất là phục vụ đồng loại.
Tuy nhiên,
* Nhiều khi chúng ta lười
biếng không làm việc, ỷ lại vào người khác.
* Nhiều khi chúng ta làm những
việc bất chính, không theo lương tâm, không hợp lẽ công bình.
* Nhiều khi chúng ta thiếu
ý thức rằng: Làm việc để phục vụ anh chị em đồng loại.
Người Việt Nam chúng ta có
bài đồng dao:
Lạy Trời mưa xuống,
Lấy nước tôi uống.
Lấy ruộng tôi cầy.
Lấy đầy bát cơm.
Lấy rơm đun bếp.
Lấy nước tôi uống.
Lấy ruộng tôi cầy.
Lấy đầy bát cơm.
Lấy rơm đun bếp.
Trong tâm tình cầu xin của
ngày Mùng Ba Tết, cùng với đồng bào Việt Nam, chúng ta hãy dâng lên Chúa tất cả
những công việc sẽ làm trong năm mới này, cùng với những lao nhọc cực khổ chúng
ta sẽ gặp.
* Xin Chúa giúp chúng ta có
việc làm để nuôi sống bản thân và gia đình.
* Xin Chúa giúp chúng ta cảm
thấy hạnh phúc trong công việc của mình.
* Xin Chúa mở rộng lòng
chúng ta để chúng ta biết chia sẻ cho những người túng thiếu.
* Nhất là, xin Chúa giúp
chúng ta được nên thánh nhờ công việc hằng ngày, bằng cách khi làm việc, chúng
ta không quên Chúa, nhưng luôn nhớ đến Chúa và cậy nhờ vào Chúa.
Thời gian là hồng ân Chúa
ban cho con người. Trong năm mới này, mỗi người sẽ dùng quỹ thời gian của mình
để phụng sự Chúa và phục vụ anh em. Ước gì lời nói, cử chỉ, thái độ của chúng
ta, sẽ trở thành lời ca ngợi tình thương của Chúa vì “tất cả đời con là ân huệ
Chúa ban”. Hãy sống theo lời thánh Phaolô: “Dù ăn, dù uống hay làm bất cứ việc
gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1Cr 10,31).
Niềm tin vào tình yêu quan
phòng của Chúa luôn đòi hỏi chúng ta sống giây phút hiện tại với tinh thần phó
thác. Thánh vương Đavít đã dạy: “Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào
Người, Người sẽ ra tay” (Tv 37,5).
Kính chúc xuân sang tràn phúc lộc,
Đón mừng năm mới đầy hồng ân.
Đón mừng năm mới đầy hồng ân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét