Thứ Hai sau Chúa Nhật 3 Quanh Năm
Bài Ðọc I: (năm I) Dt 9, 15. 24-28
"Người chỉ tế lễ chính mình một lần để huỷ diệt tội
lỗi, Người sẽ xuất hiện lần thứ hai để cứu độ những ai trông đợi Người".
Trích thơ gửi tín hữu Do-thái.
Anh em thân mến, Chúa Kitô là trung gian của Tân Ước, vì
nhờ sự chết của Người để cứu chuộc các tội phạm dưới thời Cựu Ước, mà những kẻ
được kêu gọi, đến lãnh lấy gia nghiệp đời đời đã hứa cho họ. Ðức Giêsu không tiến
vào cung thánh do tay người phàm làm ra, chỉ là hình bóng cung thánh thật,
nhưng Người vào chính thiên đàng, để từ đây xuất hiện trước tôn nhan Thiên Chúa
vì chúng ta. Người không còn hiến dâng chính mình nhiều lần, như vị thượng tế
vào cung thánh mỗi năm một lần với máu không phải của mình. Chẳng vậy, từ tạo
thiên lập địa, Người đã phải chết nhiều lần: nhưng từ nay cho đến tận thế, Người
chỉ xuất hiện một lần tế lễ chính mình để huỷ diệt tội lỗi. Như đã quy định,
người ta chỉ chết một lần thế nào, sau đó là phán xét, thì Ðức Kitô cũng tế hiến
một lần như vậy, để xoá tội lỗi của nhiều người. Người sẽ xuất hiện lần thứ
hai, không phải để chuộc tội, nhưng để cứu độ những ai trông đợi Người.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 97, 1. 2-3ab. 3cd-4. 5-6.
Ðáp: Hãy ca mừng Chúa một bài ca mới,
vì Người đã làm nên những điều huyền diệu (c. 1a).
Xướng: 1) Hãy ca mừng Chúa một bài ca mới, vì Người đã
làm nên những điều huyền diệu. Tay hữu Người đã tạo cho Người cuộc chiến thắng,
cùng với cánh tay thánh thiện của Người. - Ðáp.
2) Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người, trước mặt chư dân
Người tỏ rõ đức công minh, Người đã nhớ lại lòng nhân hậu và trung thành, để sủng
ái nhà Israel. - Ðáp.
3) Khắp nơi bờ cõi địa cầu, đã nhìn thấy ơn cứu độ của
Thiên Chúa chúng ta. Toàn thể địa cầu hãy reo mừng Chúa, hãy hoan hỉ, mừng vui
và đàn ca. - Ðáp.
4) Hãy ca mừng Chúa với cây đàn cầm, với cây đàn cầm với
điệu nhạc du dương, cùng với tiếng kèn râm ran, tiếng tù và rúc, hãy hoan hô
trước thiên nhan Chúa là vua. - Ðáp.
* * *
Bài Ðọc I: (năm II) 2 Sm 5, 1-7. 10
"Chính ngươi sẽ chăn dắt Israel dân Ta".
Trích sách Samuel quyển thứ hai.
Trong những ngày ấy, toàn thể chi tộc Israel đến cùng
Ðavít tại Hebron mà nói rằng: "Ðây chúng tôi là cốt nhục của ngài. Nhưng từ
trước đến giờ, khi Saolê đang làm vua chúng tôi, thì chính ngài đã dẫn dắt
Israel. Và Chúa đã nói với ngài rằng: "Chính ngươi sẽ chăn dắt Israel dân
Ta, và sẽ trở nên thủ lãnh Israel". Vậy tất cả các vị kỳ lão Israel đều đến
tìm nhà vua tại Hebron, và tại đó, vua Ðavít ký kết với họ một giao ước trước mặt
Chúa. Họ liền xức dầu phong Ðavít làm vua Israel. Khi Ðavít lên làm vua, ngài
được ba mươi tuổi, và cai trị được bốn mươi năm. Tại Hebron, ngài cai trị Giuđa
được bảy năm rưỡi. Còn tại Giêrusalem, ngài cai trị toàn cõi Israel và Giuđa được
ba mươi ba năm.
Nhà vua và tất cả quân sĩ theo ngài kéo đến Giêrusalem,
đánh đuổi dân cư Giêbusê. Người ta nói với Ðavít rằng: "Ông đừng vào đây,
bằng không những người mù què sẽ đánh đuổi ông". Như thế có nghĩa là:
"Ðavít sẽ không vào được nơi này". Nhưng Ðavít đã chiếm đóng đồn Sion
làm kinh thành của Ðavít.
Và Ðavít vào thành, càng ngày càng trở nên cường thịnh,
và Chúa là Thiên Chúa các đạo binh phù hộ nhà vua.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 88, 20. 21-22. 25-26
Ðáp: Thành tín và ân sủng của Ta hằng
ở với người (c. 25a).
Xướng: 1) Xưa trong cuộc thị kiến, Chúa đã phán cùng bầy
tôi Chúa: "Ta đội mão triều thiên cho vị anh hùng, Ta cất nhắc người được
kén chọn tự trong dân. - Ðáp.
2) Ta đã gặp Ðavít là tôi tớ của Ta, Ta đã xức dầu thánh
của Ta cho người, để tay Ta bang trợ người luôn mãi, và cánh tay Ta củng cố
thân danh người. - Ðáp.
3) Thành tín và ân sủng của Ta hằng ở với người, và nhân
danh Ta, sức mạnh người tăng thêm mãi. Ta đặt tay người trên mặt biển, và tay hữu
người, Ta đặt lên sông ngòi. - Ðáp.
* * *
Alleluia: Ga 14, 23
Alleluia, alleluia! - Nếu ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời
Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu thương người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy.
- Alleluia.
Phúc Âm: Mc 3, 22-30
"Satan phải diệt vong".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, những
luật sĩ từ Giêrusalem xuống nói rằng: "Ông ấy bị quỷ Belgiêbút ám",
và nói thêm rằng: "Chính nhờ tướng quỷ mà ông ấy trừ quỷ". Khi đã gọi
họ lại, Chúa Giêsu phán bằng dụ ngôn rằng: "Satan lại trừ Satan làm sao được?
Nếu một nước mà tự chia rẽ nhau, thì nước đó tồn tại làm sao được? Vậy nếu Satan
dấy lên chống đối với chính mình và tự phân tán, thì nó không thể đứng vững được
mà phải diệt vong. Chẳng ai có thể vào nhà một người khoẻ mạnh và cướp của y, nếu
không trói được y trước đã, rồi sau mới cướp phá nhà y. Quả thật, Ta bảo các
ông hay, mọi tội lỗi và mọi lời phạm thượng của con cái loài người sẽ được tha
hết, nhưng kẻ nào nói phạm đến Chúa Thánh Thần, sẽ muôn đời không bao giờ được
tha: nó mắc tội muôn đời". Ðó là vì họ nói "Người bị thần ô uế
ám".
Ðó là lời
Chúa.
Suy Niệm:
Trong đoạn
Tin Mừng này, Chúa Giêsu chữa lành cho người bị quỷ ám. Các kinh sư cho rằng:
Chúa lấy quyền của tướng quỷ Bêendêbun mà trừ quỷ. Nhưng Ðức Giêsu đã khẳng định:
Ngài lấy quyền từ Thiên Chúa. Quả thật, vì nước nào tự chia rẽ thì làm sao tồn
tại được. Mỗi người chúng ta cũng dùng lại để suy nghĩ: Ma quỷ muốn đạt mục
đích, chúng cũng phải biết liên kết với nhau phương chi chúng ta là con cái sự
sáng, công dân của nước tình yêu. Hiệp nhất tạo sức mạnh - chia rẽ đưa đến diệt
vong.
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa
Giêsu, trước khi Chúa về cùng Chúa Cha, Chúa đã cầu xin cho các môn đệ biết sống
yêu thương và hiệp nhất với nhau. Dấu chỉ người môn đệ của Chúa là Yêu Thương.
Xin Chúa giúp chúng con biết sống hòa hợp từ trong gia đình, nơi làng xóm chúng
con. Tình yêu phải tiếp tục được trãi rộng đến mọi người. Chỉ khi chúng con biết
sống yêu thương, ma quỷ mới không làm hại được chúng con và chúng con mới thật
đúng đắn là con của Chúa. Amen.
Suy Niệm:
Tội
ngoan cố
Hoạt động
của Chúa Giêsu ở Capharnaum, miền Bắc Galilê, đã có một tiếng vang đến
Yêrusalem, là trung tâm sinh hoạt tôn giáo của Israel thời Chúa Giêsu. Tuy
nhiên, cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và các luật sĩ từ Yêrusalem đến chẳng có gì
là tốt đẹp, mà chỉ phơi bày sự ngoan cố của các kẻ thù của Chúa. Sự ngoan cố
khước từ đó đạt tới cao điểm khi họ giải thích sai lạc việc Chúa Giêsu dùng quyền
năng của mình xua trừ ma quỷ ra khỏi con người, mang lại sức khỏe cho con người.
Chúa Giêsu
đã rao giảng một cách có uy tín trong vùng Galilê, quanh thành Capharnaum, cùng
với những dấu chỉ kỳ diệu chứng tỏ lòng nhân từ của Chúa đối với con người, đồng
thời chứng minh quyền năng thần linh của Ngài. Các luật sĩ từ Yêrusalem đến, lẽ
ra hơn ai hết, họ phải hiểu được những dấu chỉ kỳ diệu này, vì họ là những con
người tôn giáo chuyên môn về Lời Chúa. Nếu Chúa Giêsu chỉ nói suông mà thôi,
thì sự ngoan cố của các kẻ chống đối Chúa có thể còn tha thứ được, nhưng đàng
này, Ngài đã thực hiện những dấu lạ để chứng tỏ quyền năng thần linh của Ngài:
Ngài đã chữa người bại liệt để chứng minh Ngài có quyền tha tội; Ngài đã ra lệnh
cho quỷ dữ ra khỏi nhiều người và chúng đã vâng phục.
Trước những
hành động kỳ diệu của quyền năng Thiên Chúa, những kẻ chống đối Ngài nói rằng
Ngài đã bị quỷ Beelzebul ám và đã dùng quyền của quỷ vương để trừ quỷ. Thật
không có sự ngoan cố nào nặng nề hơn: một vị Thiên Chúa mà lại bị các nhà thông
luật gán cho tước hiệu đầu mục của quỷ. Ðó là một sự xúc phạm không thể tha thứ
được, vì là tội phạm đến Thánh Thần. Thiên Chúa quyền năng có thể tha thứ mọi tội
lỗi nhưng Ngài không thể cứu con người, nếu con người cứ đóng kín tâm hồn mình
trước ân sủng và sự soi sáng của Thiên Chúa.
Xin Chúa
cho chúng ta xác tín vào chương trình cứu rỗi yêu thương của Ngài được thực hiện
qua Chúa Giêsu Kitô, để chúng ta đáng được hưởng ơn cứu độ của Chúa.
MỒNG MỘT TẾT
CẦU BÌNH AN CHO NĂM MỚI
CẦU BÌNH AN CHO NĂM MỚI
Cùng với Đức Giêsu, cầu
nguyện cho hiệp nhất
"Việc sám hôi của tâm hổn và sự thánh thiện của cuộc sông, đổng thời vói những lời cầu nguyện riêng tư hay chung cho sự hiệp nhất các Kitô hữu, được xem như linh hổn của các phong trào đại kết và có thể gọi là đại kết tinh thần."
Người ta tiến bước trên con đường dẫn đến sám hôĩ tâm hổn theo nhịp của tình yêu hướng về Thiên Chúa, và đổng thời, hướng về anh em: hướng về tất cả anh em, ngay cả với những người chưa hiệp thông trọn vẹn với chúng ta. Từ tình yêu sẽ làm nảy sinh khao khát hiệp nhất, ngay cả đô'i với những người chưa thấy được sự cần thiết. Tình yêu là công cụ hiệp nhất giữa cá nhân và cộng đoànề Nêu chúng ta yêu thương nhau, chúng ta sẽ đào sâu sự hiệp nhất và đưa đến sự hoàn thiện. Tinh yêu sẽ hướng đêh Thiên Chúa, Người là nguồn tuyệt hảo của hiệp nhất - sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần - từ đó chúng ta có thế kín múc sức lực để kiến tạo hiệp nhất giữa các cá nhân và cộng đoàn, và thiết lập hiệp nhất giữa các Kitô hữu còn phân ly. Tình yêu là dòng chảy sâu thẳm ban sự sông và sức mạnh trên con đường tiến đến hiệp nhất.
"Việc sám hôi của tâm hổn và sự thánh thiện của cuộc sông, đổng thời vói những lời cầu nguyện riêng tư hay chung cho sự hiệp nhất các Kitô hữu, được xem như linh hổn của các phong trào đại kết và có thể gọi là đại kết tinh thần."
Người ta tiến bước trên con đường dẫn đến sám hôĩ tâm hổn theo nhịp của tình yêu hướng về Thiên Chúa, và đổng thời, hướng về anh em: hướng về tất cả anh em, ngay cả với những người chưa hiệp thông trọn vẹn với chúng ta. Từ tình yêu sẽ làm nảy sinh khao khát hiệp nhất, ngay cả đô'i với những người chưa thấy được sự cần thiết. Tình yêu là công cụ hiệp nhất giữa cá nhân và cộng đoànề Nêu chúng ta yêu thương nhau, chúng ta sẽ đào sâu sự hiệp nhất và đưa đến sự hoàn thiện. Tinh yêu sẽ hướng đêh Thiên Chúa, Người là nguồn tuyệt hảo của hiệp nhất - sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần - từ đó chúng ta có thế kín múc sức lực để kiến tạo hiệp nhất giữa các cá nhân và cộng đoàn, và thiết lập hiệp nhất giữa các Kitô hữu còn phân ly. Tình yêu là dòng chảy sâu thẳm ban sự sông và sức mạnh trên con đường tiến đến hiệp nhất.
Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét