Thứ Tư sau Chúa Nhật 22 Quanh Năm
*
* *
Bài Ðọc I: (Năm
II) 1 Cr 3, 1-9
"Chúng tôi là những
người phụ tá của Thiên Chúa, còn anh em là cánh đồng của Thiên Chúa, là toà nhà
của Thiên Chúa".
Trích thư thứ nhất của Thánh
Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, tôi không
thể nói với anh em như với những người thiêng liêng, nhưng với những người xác
thịt, những trẻ nhỏ trong Ðức Kitô. Tôi đã cho anh em uống sữa, chứ không cho
của ăn, vì bấy giờ anh em chưa ăn được, nhưng cả bây giờ, anh em cũng chưa ăn
được, vì hãy còn là người xác thịt. Bởi chưng ở giữa anh em, có sự ghen tương
và tranh giành, thì anh em không phải là xác thịt, và sống như người phàm đó
sao? Vì khi còn có người nói rằng: "Tôi thuộc về Phaolô". Kẻ khác
nói: "Tôi thuộc về Apollô", thì anh em không phải là người phàm đó
sao?
Vậy Apollô là gì? Phaolô là
gì? Tất cả chỉ là những người giúp việc, mỗi người tuỳ theo ơn Chúa đã ban, nhờ
họ mà anh em đã tin. Tôi trồng, Apollô tưới, nhưng Thiên Chúa cho mọc lên. Vì
thế, kẻ trồng chẳng là gì cả, người tưới cũng chẳng là gì cả, nhưng chỉ Thiên
Chúa, Ðấng làm cho mọc lên, mới đáng kể. Kẻ gieo và người tưới đều là một. Mỗi
người sẽ lãnh công theo sự khó nhọc của mình. Vì chúng tôi là những người phụ
tá của Thiên Chúa: còn anh em là cánh đồng của Thiên Chúa và là toà nhà của
Thiên Chúa.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 32, 12-13.
14-15. 20-21
Ðáp: Phúc thay dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng mình (c.
12b).
Xướng: 1) Phúc thay quốc gia
mà Chúa là Chúa tể, dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng mình. Tự trời cao
Chúa nhìn xuống, Người xem thấy hết thảy con cái người ta. - Ðáp.
2) Tự cung lâu của Người,
Người quan sát, hết thảy mọi người cư ngụ địa cầu. Người đã tạo thành tâm can
họ hết thảy, Người quan tâm đến mọi việc làm của họ. - Ðáp.
3) Linh hồn chúng tôi mong
đợi Chúa, chính Người là Ðấng phù trợ và che chở chúng tôi. Bởi vậy lòng chúng
tôi hân hoan trong Chúa, chúng tôi tin cậy ở thánh danh Người. - Ðáp.
*
* *
Alleluia: 2 Tm 1, 10b
Alleluia, alleluia! - Ðấng
Cứu Chuộc chúng ta là Ðức Giêsu Kitô, đã dùng Tin Mừng tiêu diệt sự chết, và
chiếu soi sự sống. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 4, 38-44
"Ta còn phải rao
giảng Tin Mừng cho các thành khác, bởi chính vì thế mà Ta đã được sai
đến".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu chỗi dậy
ra khỏi hội đường, Người đến nhà Simon. Nhạc mẫu ông Simon phải cơn sốt nặng,
và người ta xin Người chữa bà ấy. Người đứng bên bà, truyền lệnh cho cơn sốt,
và cơn sốt biến khỏi bà. Tức thì bà chỗi dậy, và dọn bữa hầu các ngài. Khi mặt
trời lặn, mọi người có bệnh nhân đau những chứng bệnh khác nhau, đều dẫn họ đến
cùng Người. Người đặt tay trên từng bệnh nhân, và chữa họ lành. Các quỷ xuất
khỏi nhiều người và kêu lên rằng: "Ông là Con Thiên Chúa". Nhưng
Người quát bảo không cho chúng nói, vì chúng biết chính Người là Ðức Kitô.
Ðến sáng ngày (hôm sau), Người
ra đi vào hoang địa, dân chúng liền đi tìm đến cùng Người, họ cố cầm giữ Người
lại, kẻo Người rời bỏ họ. Người bảo họ rằng: "Ta còn phải rao giảng Tin
Mừng nước Thiên Chúa cho những thành khác, bởi chính vì thế mà Ta đã được sai
đến". Và Người giảng dạy trong các hội đường xứ Giuđêa.
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm:
Bài Tin Mừng hôm nay nói lên
lòng thương xót của Ðức Giêsu với bà mẹ vợ của ông Simon và những người đau yếu
khác. Tình thương bao la của Ðức Giêsu trải rộng tới hết mọi người, không phân
biệt thân sơ, không phân biệt xa gần. Ðức Giêsu luôn tất bật với sứ vụ đem Tin
Mừng Nước Thiên Chúa. Thời giờ của Ngài dành hoàn toàn cho Cha và cho con
người. Một tình thương cho đi và cho đến tận cùng.
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Chúa là mạc
khải, là sự hiện diện của Thiên Chúa Cha ở giữa chúng con. Vì quá yêu thương
chúng con, Chúa Cha đã sai Chúa đến với chúng con. Ðể qua Chúa, Chúa Cha tỏ lộ
được tình yêu và chúng con cũng cảm nghiệm được tình yêu của Chúa Cha đối với
chúng con.
Lạy Cha, được Cha yêu thương,
còn gì hạnh phúc, còn gì cao quý bằng! Xin cho chúng con cảm được niềm vui tràn
đầy này, để cuộc đời chúng con luôn bình an, và chúng con lại tiếp tục trao ban
tình yêu đến cho anh chị em chúng con. Xin vì Danh Ðức Giêsu Con Cha, cầu bầu
cho chúng con. Amen.
(Lời Chúa trong
giờ kinh gia đình)
Chữa Trị Bệnh Tật
(Lc 4, 38-44)
Suy Niệm:
Chữa Trị Bệnh Tật
"Chúng ta hãy làm một
cái gì tốt đẹp cho Thiên Chúa" đó là lời phát biểu của Mẹ Têrêsa Calcutta
để gián tiếp chấp nhận lời yêu cầu của một số ký giả và những người làm phim
muốn làm một cuốn phim tài liệu trình bày những công việc từ thiện do Mẹ và các
Nữ tu Dòng Thừa sai bác ái thực hiện. Từ mấy chục năm nay, tinh thần và tình
yêu của Mẹ Têrêsa đối với những người đau khổ bệnh tật đã được lan ra khắp nơi trên
thế giới, như một tiếp tục công tác chính Chúa Giêsu đã thực hiện mà chúng ta
có thể đọc thấy trong Tin Mừng hôm nay.
Thuật lại biến cố Chúa Giêsu
chữa bệnh bà mẹ vợ ông Simon và nhiều người khác, thánh sử Luca ghi lại:
"Lúc mặt trời lặn, tất cả những ai có người nhà đau yếu mắc đủ thứ bệnh
hoạn, tật nguyền, đều đưa tới Ngài. Ngài đặt tay trên từng bệnh nhân và chữa
lành họ". Những dòng kế tiếp cho thấy Chúa Giêsu có uy quyền trên sự dữ. Ở
đây sự dữ xuất hiện dưới hai hình thức: bệnh tật và ma quỉ. Chúa Giêsu ra lệnh
và quở mắng để chế ngự, nhưng Ngài không tiêu diệt chúng. Ngoài ra, trong nhiều
cơ hội khác, Chúa Giêsu làm gương bằng sự ân cần của Ngài đối với các bệnh
nhân, kể cả những người mang chứng bệnh khiếp sợ nhất lúc bấy giờ là bệnh phong
cùi.
Trong giáo huấn của Ngài,
Chúa Giêsu còn đi xa hơn: Ngài đồng hóa mình với những người bệnh tật, những
người nghèo đói, những kẻ sa cơ lỡ bước, những người bị cầm tù. Ngài nói:
"Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của
Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta". Qua cuộc khổ nạn và cái chết
trên Thập giá, Chúa Giêsu đã đem lại cho đau khổ và bệnh tật ý nghĩa và giá trị
cứu rỗi.
Xin cho công trình giải phóng
và cứu rỗi của Chúa được nhiều người quảng đại dấn thân tiếp tục. Xin cho đôi
mắt đức tin chúng ta sáng suốt để nhận ra Chúa nơi những người đang cần được
giúp đỡ.
(Veritas Asia)
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
THỨ TƯ TUẦN XXII THƯỜNG NIÊN năm II
Bài đọc: 1 Cor
3:1-9; Lk 4:38-44.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ :
Lối sống theo Thánh
Thần và lối sống theo xác thịt.
Kinh Thánh không chỉ dạy những gì cao siêu khó
hiểu nhưng còn liên quan đến những sinh họat bình thường hằng ngày, không chỉ
dạy những gì thuộc lãnh vực tinh thần mà còn cả những gì thuộc lãnh vực thể
xác. Nói tóm, không có một vấn nạn nào liên quan tới con người mà không được đề
cập đến. Bài đọc I nói về những tật xấu; trong khi Phúc Âm đề cao những tính
tốt của con người.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Lối sống theo Thánh Thần
và lối sống theo xác thịt.
Thánh Phaolô trong thư gởi Corintô phân biệt
rõ ràng hai lối sống: lối sống theo Thánh Thần và lối sống theo xác thịt. Lối
sống thứ nhất đẹp lòng Thiên Chúa, lối sống thứ hai cần phải sửa đổi để con
người có thể ngày càng kiện toàn hơn. Bài đọc hôm nay đề cập nhiều đến lối sống
theo xác thịt, ít nhất là 2 điểm chính:
(1) Ghen tương cãi cọ: Khi thấy người khác
hơn mình hay khi người ta có được những cái mình không có, con người thường nói
xấu để hạ bệ nhau hay tranh cãi để tố cáo nhau. Khi làm những điều này là con
người đang để cho tính xác thịt chi phối làm chia rẽ gia đình và cộng đoàn. Bao
lâu còn sống theo tính xác thịt, con người không thể tiếp thu những bài học để
sống theo Thánh Thần. Thánh Phaolô chỉ cho thấy những điều này đang xảy ra giữa
các tín hữu của ngài: “Thưa anh em, về phần tôi, tôi đã không thể nói với anh
em như với những con người sống theo Thánh Thần, nhưng như với những con người
sống theo tính xác thịt, như với những trẻ nhỏ trong Đức Kitô. Tôi đã cho anh
em uống sữa chứ không cho dùng thức ăn, vì anh em chưa chịu nổi. Nhưng bây giờ
anh em cũng vẫn còn không chịu nổi, vì anh em còn là những con người sống theo
tính xác thịt. Bao lâu giữa anh em có sự ghen tương và cãi cọ, thì anh em chẳng
phải là những con người sống theo tính xác thịt và theo thói người phàm sao?”
(2) Vây cánh kéo bè: Một khi không đạt
được những ham muốn xác thịt trên bằng cố gắng cá nhân, con người có khuynh
hướng chọn những người cùng ham muốn những điều đó về phe của mình, rồi cùng
tìm cách làm sao để có thể đạt được những ham muốn thấp hèn đó. Một trong những
thủ đọan là dồn phiếu bầu cho một người và người này sau khi đắc cử phải tìm
cách để thỏa mãn những đòi hỏi của họ. Thánh Phaolô khiển trách: “Khi người này
nói: "Tôi, tôi thuộc về ông Phaolô," và người khác: "Tôi, tôi thuộc
về ông Apollo," thì anh em chẳng là người phàm tục sao?” Nếu một cộng đòan
bị tính xác thịt chi phối như thế, làm sao có thể tồn tại và làm những gì Thánh
Thần muốn?
Thánh Phaolô chỉ cho họ một lối sống cao hơn
theo Thánh Thần: Điều quan trọng nhất phải làm trong cuộc đời là làm sao cho mọi
người có được niềm tin vào Thiên Chúa, và làm cho đức tin này ngày càng phát
triển mạnh; chứ không phải sống để vơ vét cho mình những danh vọng, uy quyền,
và các mối lợi vật chất. Mỗi người lãnh đạo hay rao giảng chỉ là khí cụ của
Chúa dùng trong một thời gian hay một hòan cảnh nhất định để góp phần trong
công cuộc rao giảng Tin Mừng. Người cần thiết nhất làm cho đức tin lớn mạnh là
chính Thiên Chúa. Thay vì tập họp thành bè đảng để chọn người lãnh đạo làm theo
ý riêng mình, họ phải để Thánh Thần hướng dẫn để lựa chọn những người có khả
năng để hướng dẫn cộng đoàn, rồi chính họ cũng phải tích cực cộng tác với người
lãnh đạo, trong sứ vụ rao truyền và củng cố đức tin cho Dân Chúa.
2/ Phúc Âm: Mọi người đều góp phần trong việc chữa
lành những tật bệnh trong cuộc sống.
(1) Gương sáng của Chúa Giêsu: Ngài vất vả từ sáng
đến tối để chữa lành cả phần hồn lẫn phần xác của mọi người. Vừa hoàn tất việc
giảng dạy để mở mang kiến thức cần thiết cho cuộc sống phần hồn trong hội
đường, Ngài về nhà Simon với mục đích để kiếm gì ăn và nghỉ ngơi phần xác;
nhưng của ăn không thấy mà trước mắt bà nhạc của Simon và bao nhiêu người bệnh
đang chờ để quấy rầy Ngài. Thay vì nổi nóng trước những điều trái ý, Ngài chữa
bệnh cho Bà nhạc và tất cả mọi người. Và khi đám đông tìm Ngài và muốn giữ Ngài
lại kẻo Ngài bỏ họ mà đi, Ngài nói với họ: "Tôi còn phải loan báo Tin Mừng
Nước Thiên Chúa cho các thành khác nữa, vì tôi được sai đi cốt để làm việc
đó."
(2) Gương sáng của Bà nhạc mẫu của Simon: Chỉ với hai câu tường
thuật ngắn ngủi đã dạy cho chúng ta bài học phải làm khi đã thọ ơn: “Lúc ấy, bà
mẹ vợ ông Simon đang bị sốt nặng. Họ xin Người chữa bà. Đức Giêsu cúi xuống gần
bà, ra lệnh cho cơn sốt, và cơn sốt biến mất. Tức khắc bà trỗi dậy phục vụ các
ngài.” Bà không nấu ăn cho Chúa, cho con và các môn đệ được là vì Bà đang bị
sốt. Nhưng sau khi đã được Chúa chữa lành, Bà đã không nại lý do mới lành bệnh
cần được nghỉ ngơi cho lại sức; nhưng lập tức chỗi dậy để phục vụ Chúa và các
môn đệ. Bà là gương sáng cho mọi người noi theo vì tất cả mọi người đều có bổn
phận phải đóng góp thì cuộc sống gia đình và cộng đoàn mới bình an ổn định
được. Cuộc sống sẽ xáo trộn và thiệt thòi nếu Chúa Giêsu vừa lo giảng dạy, vừa
chữa lành, vừa nấu ăn, vừa phục vụ!
(3) Gương sáng của mọi người: Một con ngựa đau cả
tàu không ăn cỏ. Dân chúng xin Ngài chữa bệnh cho Bà nhạc Simon, và lúc mặt
trời lặn, tất cả những ai có người đau yếu mắc đủ thứ bệnh hoạn, đều đưa tới
Người. Tuy không chữa bệnh được nhưng đám đông có công tìm thầy và mang những
người bệnh tới cho Chúa để được chữa lành. Trong cuộc sống hằng ngày, con người
cần có thái độ đoàn kết này để giúp nhau vượt qua những trở ngại. Đừng ích kỷ
quay đi trước những đau khổ của tha nhân, vì “nay người mai ta.” Nếu mình quay
đi trước những khổ đau của đồng loại, ai là người sẽ giúp mình trong những lúc
mình phải đương đầu với đau khổ?
ÁP DỤNG TRONG CUỘC
SỐNG:
- Chúng ta không những cần biết chế ngự các
tật xấu mà còn phải phát huy những tính tốt trong đời sống hằng ngày.
- Nếu đã thọ ơn Chúa và thánh Phaolô trong
việc nhận ra những giá trị tinh thần và được chữa lành, đừng ích kỷ quay đi,
nhưng phải tiếp tục làm ơn cho người mình đã thọ ơn hay cho người khác.
- Đức tin phải là điều quan trọng nhất của
chúng ta khi còn sống ở đời này. Đừng hy sinh đức tin cho những lợi lộc thấp
hèn như danh vọng, uy quyền, những lợi lộc vật chất để kéo bè làm chết ngạt sự
phát triển đức tin của mình cũng như của tha nhân.
Lm.An-tôn Đinh Minh Tiên, OP.
Thứ Tư tuần 22 thường niên
Sứ điệp:Chúa Giêsu đã tỏ cho mọi
người biết chính mình là ai khi chữa lành các bệnh tật và khử trừ ma quỷ. Ngài
không cần ma quỷ tuyên xưng Ngài. Chính việc làm sẽ làm chứng cho Ngài.
Cầu nguyện:Lạy Chúa Giêsu, khi đọc
Tin Mừng, con thấy các phép lạ Chúa làm được kể lại một cách rất bình thường,
lời văn bình dị, đơn sơ, vắn gọn, khác xa với cách tường thuật về một sự kiện
lạ lùng, ly kỳ như con thường đọc thấy.
Qua cách diễn tả đó, con nhận ra cách Chúa đang
can thiệp vào cuộc sống của chúng con. Phép lạ Chúa làm không chú trọng vào kẻ
kỳ dị bên ngoài, mà phép lạ chính là lúc Chúa đến tiếp xúc với con người và để
cho con người tiếp xúc, gặp gỡ Chúa. Chúa đã cầm tay bà nhạc mẫu của thánh
Phêrô để nâng đỡ bà dậy và bà đã khỏi sốt. Chúa đã gặp gỡ con người để đưa con
người đến tình trạng tốt hơn. Phép lạ chính là việc Chúa làm để tác động lên
đời sống thường nhật của chúng con.
Lạy Chúa, nhìn vào phương cách Chúa làm phép lạ,
con nhận ra Chúa đã thực hiện bao nhiêu phép lạ trong cuộc sống con: những điều
may lành con nhận được hằng ngày, các khó khăn nguy hiểm con đã vượt qua, những
bất hoà trong gia đình được hàn gắn…, tất cả đều là sự can thiệp lạ lùng của
Chúa: lạ lùng nhưng quá bình dị đơn sơ nên nhiều lúc con không nhận ra.
Chúa làm phép lạ không phải vì muốn được nổi
danh nhưng chỉ vì thương xót chúng con. Điều Chúa muốn chính là cầm tay bà nhạc
thánh Phêrô để bà được khỏi bệnh. Và bà đã chỗi dậy để tiếp đón, mời Chúa và
các môn đệ dùng bữa ở nhà mình.
Trong cuộc sống của con, xin Chúa giúp con nhận
ra những lần Chúa đến gặp gỡ con, nâng đỡ con, để con biết mau mắn chỗi dậy đón
tiếp Chúa. Amen.
Ghi nhớ : "Ta còn phải rao giảng Tin Mừng cho các thành khác, bởi
chính vì thế mà Ta đã được sai đến".
05/09/12
THỨ TƯ ĐẦU THÁNG TUẦN 22 TN
Lc 4,38-44
Lc 4,38-44
THÁNH
HOÁ BUỔI CHIỀU
Lúc mặt trời lặn, tất cả những ai có người đau yếu mắc đủ thứ bệnh hoạn, đều đưa tới Người. Người đặt tay trên từng bệnh nhân và chữa họ. Quỷ cũng xuất ra nhiều người và la lên rằng: “Ông là Con Thiên Chúa!” Người quát mắng không cho chúng nói vì chúng biết Người là Đấng Kitô. (Lc 4,40-41)
Suy niệm: Chiều nay mời bạn cùng tôi đi rảo qua làng xóm/ phố xá để xem và ghi nhận các sinh hoạt lúc mặt trời đã lặn: nào là làm tăng ca, học thêm, nào là các thứ vui chơi, giải trí, ăn nhậu, dạo phố, đi lễ...
Đó là những buổi chiều ngoài phố/trong làng hôm nay. Còn với Chúa Giê-su đó là những giờ phút hy sinh giờ nghỉ ngơi để chữa lành cho vô số các bệnh nhân đến xin Ngài cứu giúp. Phúc Âm nói rõ: Chúa“đặt tay trên từng bệnh nhân”, điều đó nói lên Ngài quan tâm chăm sóc đến từng người. Rồi khi đám đông đã xong việc ra về, Chúa Giê-su tìm nơi thanh vắng cầu nguyện gặp gỡ thân mặt với Chúa Cha.
Mời Bạn: Sau một ngày mệt nhọc nhiều người bị cám dỗ thư giãn qua những cách thức ích kỷ, không lành mạnh. Thế là một chút thời gian, một chút cơ hội để gia đình đoàn tụ gắn kết yêu thương cũng thành ra mây khói. Mời bạn tìm cách thánh hoá những buổi chiều của gia đình bạn để tăng thêm sức khỏe, tình thương, trách nhiệm gia đình, thêm giờ cầu nguyện.
Chia sẻ: Cách thức tôi sống buổi chiều hiện nay có đúng ý muốn của Chúa không? Cần thay đổi thế nào?
Sống Lời Chúa: Tổ chức gia đình thế nào để thánh hóa buổi chiều trong tâm tình tạ ơn và đoàn tụ gia đình thật sự.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin cho con noi gương Chúa, quên mình hy sinh phục vụ vì hạnh phúc anh em.
PHẢI
LOAN BÁO TIN MỪNG
Thành công và tiếng
tăm, thiện cảm và sự thân quen gần gũi, là những điều có thể giữ chân người
tông đồ.
Suy niệm:
Sáng ngày sabát Đức Giêsu đã giảng dạy ở hội
đường Caphácnaum.
Lời của Ngài đầy uy quyền và uy lực.
Lời ấy đã trục được quỷ khỏi một người đàn ông
(Lc 4, 31-37).
Có lẽ đến trưa, Đức Giêsu rời khỏi hội đường để
về nhà ông Simôn.
Tiếc thay bà mẹ vợ của ông lại bị sốt nặng, nằm
một chỗ.
Người ta yêu cầu Ngài chữa cho người phụ nữ
này.
Ngài đã lại gần và cúi xuống trên bà.
Ngài quát mắng cơn sốt như đã quát mắng thần ô
uế (c. 39).
Lập tức cơn sốt phải rút lui.
Bà có thể đứng dậy được để phục vụ cơm nước cho
Đức Giêsu và môn đệ.
Một lần nữa, chúng ta lại thấy sức mạnh của Lời
Ngài.
Ngài chữa bệnh cho người phụ nữ chỉ bằng một
lời ra lệnh.
Bệnh tật, dù nhẹ đi nữa, cũng làm phiền con
người,
làm cản trở mọi sinh hoạt bình thường, và làm
con người mất tự do.
Đức Giêsu đã nâng dậy một người đang nằm, mất
sức làm việc.
Khi mặt trời lặn, lúc đã hết ngày sabát là ngày
lễ nghỉ,
người ta mới đem cho Ngài những người bị đau đủ
thứ bệnh.
Ngài chữa cho họ bằng cách đặt tay trên từng
người (c. 40).
Đức Giêsu cúi xuống và chạm vào nỗi đau của
từng thân xác.
Không rõ khi nào Ngài dừng tay để đi ngủ.
Chỉ biết khi trời hừng sáng, Ngài đã thức dậy
ra đi, đến một nơi vắng vẻ.
Hẳn là Ngài cần chút thinh lặng, để xa đám
đông, để gặp gỡ Cha,
Ngài cần dâng cho Cha một tuần mới đang đến.
Đức Giêsu không chỉ mê phục vụ cho đám đông,
Ngài còn mê ở một mình, mê cầu nguyện, mê chỗ
vắng.
Nhưng các đám đông hối hả đi tìm Ngài, vì nhiều
người cần chữa bệnh.
Khi bắt được Ngài, họ không cho Ngài lìa bỏ họ
(c. 42).
Thành công và tiếng tăm, thiện cảm và sự thân
quen gần gũi,
là những điều có thể giữ chân người tông đồ.
Trước sự chèo kéo của những người đau yếu đang
thực sự cần Ngài,
Đức Giêsu vẫn muốn giữ cho mình sự tự do của
người được Cha sai.
Ngài nhìn thấy cánh đồng mênh mông của thế
giới.
Ngài hiểu là mình không được phép dừng chân ở
một chỗ, để đặt trụ sở.
Ngài biết là mình được mời gọi lên đường mỗi
ngày.
Đâu phải chỉ có thành Caphácnaum hay Nadarét
hay vùng Galilê.
“Tôi còn phải loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa
cho các thành khác nữa, vì tôi được sai cốt để
làm chuyện đó” (c. 43).
Chữ phải đến như một mệnh lệnh từ Cha, kéo
Đức Giêsu đi không nghỉ.
Ngài vượt qua bao biên giới của gia đình, làng
quê, tỉnh thành…
Rồi có ngày việc loan báo Tin Mừng sẽ trải dài
đến tận cùng thế giới.
Khi chữa lành cho con người, Đức Giêsu cho thấy
Nước Thiên Chúa đến.
Con người hôm nay cũng bị đau yếu về nhiều mặt.
Mong mỗi tông đồ hôm nay cũng có khả năng chữa
lành như Thầy Giêsu.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu thương mến,
xin ban cho chúng con
tỏa lan hương thơm của Chúa
đến mọi nơi chúng con đi.
Xin Chúa hãy tràn ngập tâm hồn chúng con
bằng Thần Khí và sức sống
của Chúa.
Xin Chúa hãy xâm chiếm toàn thân chúng con
để chúng con chiếu tỏa sức
sống Chúa.
Xin Chúa hãy chiếu sáng qua chúng con,
để những người chúng con tiếp xúc
cảm nhận được Chúa đang
hiện diện nơi chúng con.
Xin cho chúng con biết rao giảng về Chúa,
không phải bằng lời nói suông,
nhưng bằng cuộc sống chứng tá,
và bằng trái tim tràn đầy tình yêu của Chúa.
(Mẹ
Têrêxa Calcutta)
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
"Ta còn phải rao giảng Tin Mừng cho các thành
khác, bởi chính vì thế mà Ta đã được sai đến".
Mến Chúa Và Yêu
Người
Năm
1990, trong chuyến viếng thăm Phi Châu, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đến
Gia Mô Su Cô, thủ đô nước Qua Tê Ðô Bu A để kính viếng Vương Cung Thánh Ðường
Ðức Mẹ Nữ Vương Hòa Bình do tổng thống nước này cho xây cất và dâng tặng cho
Tòa Thánh.
Ðược
mô phỏng từ Vương Cung Thánh Ðường ở Rôma, ngôi giáo đường vĩ đại này có thể
chứa đến tám ngàn chỗ ngồi và mười ngàn chỗ đứng. Người ta không biết rõ kinh
phí xây cất ngôi thánh đường này là bao nhiêu, nhưng tổng thống Kufues cho biết
mọi chi phí đều do gia đình ông đài thọ. Vào giữa lúc dân chúng Qua Tê Ðô Bu A
vẫn còn sống trong nghèo nàn lạc hậu, nhiều người đã có lý để chất vấn ông
Kufues tại sao không dùng số tiền kếch sù ấy để xây cất trường học và đẩy mạnh
công cuộc phát triển có lợi cho dân nghèo. Ðây cũng chính là điều kiện để Tòa
Thánh đón nhận món quà của tổng thống nước này.
Ðức
Thánh Cha đã đến thánh hiến Vương Cung Thánh Ðường Ðức Mẹ Nữ Vương Hòa Bình
nhưng đồng thời cũng kêu gọi tổng thống Kufues quan tâm tới công tác giáo dục
và xã hội cho dân nghèo. Do đó, tổng thống Kufues đã tặng cho Giáo Hội một khu
đất gần nhà thờ để thiết lập một bệnh viện cho người nghèo.
Ðức
Thánh Cha đã thánh hiến ngôi giáo đường nguy nga nhưng đồng thời cũng đặt viên
đá đầu tiên để xây cất bệnh viện. Cử chỉ này mang một ý nghĩa tượng trưng cao
độ, nó nói lên mối quan tâm của Giáo Hội đối với vấn đề phát triển toàn diện
con người.
Rao
giảng Tin Mừng không chỉ có nghĩa là công bố những chân lý liên quan đến phần
rỗi linh hồn, sống đạo không chỉ có nghĩa là xây cất nhà thờ và chu toàn những
việc đạo đức đóng khung trong bốn bức tường nhà thờ. Góp phần phát triển xã
hội, tranh đấu cho công bình, nỗ lực mang lại no cơm ấm áo và xoa dịu bao vết
thương đau của con người, đó cũng là thành phần thiết yếu của công cuộc rao
giảng Tin Mừng.
Giáo
Hội trong thế giới ngày nay như hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng khẳng định không
thể xa lạ hay làm ngơ trước những vui mừng và hy vọng, đau thương và sầu khổ
của con người thời đại, và những vấn đề sống còn của con người. Giáo Hội hành
động như thế là vì tính cách toàn diện của ơn cứu rỗi. Thiên Chúa không chỉ cứu
rỗi phần linh hồn mà cả con người với hồn lẫn xác. Giáo Hội loan báo ơn cứu rỗi
toàn diện như thế là bởi vì chính Chúa Giêsu đã loan báo và thực hiện một ơn
cứu rỗi như thế. Ngài không chỉ rao giảng và hứa hẹn một Nước Trời hoàn toàn xa
lạ với những thực tại trần thế. Nước Trời mà Ngài rao giảng đến ngay trong
những thực tại trần thế và trong cuộc sống cụ thể của con người. Ngài không chỉ
tha tội trừ quỉ, chữa phần linh hồn mà còn dâng bánh và cá cho nhiều người được
ăn no nê, cũng như chữa lành mọi thứ tật bệnh của con người.
Cử
chỉ của Chúa Giêsu đối với nhạc mẫu của thánh Phêrô và việc Ngài đặt tay chữa
những người bệnh tật ốm đau được ghi lại trong Tin Mừng hôm nay là điển hình
của một tình yêu được trải rộng đến mọi người, từng người, từng nhu cầu của con
người mà Chúa Giêsu muốn Giáo Hội tiếp tục trong thế giới ngày nay. Cần có nhà
thờ để qui tụ lại, tôn vinh Thiên Chúa và thỏa mãn nhu cầu thiêng liêng của con
người, nhưng càng cần có nhà thương và trường học để phục vụ con người hơn. Gặp
gỡ Thiên Chúa trong nhà thờ đã đành, nhưng gặp gỡ Ngài trong tha nhân và cuộc
sống hàng ngày mới thiết thực hơn. Có những giây phút tĩnh lặng để cầu nguyện,
nhưng cầu nguyện là để được tỉnh thức hơn hầu gặp gỡ, yêu thương và phục vụ
người anh em trong cuộc sống hàng ngày. Con đường nào cũng phải dẫn tới nhà thờ
nhưng nhà thờ nào cũng có lối thông với cuộc đời. Người tín hữu Kitô gặp gỡ
Chúa để múc lấy sức sống và trở lại cuộc sống hàng ngày hầu gặp gỡ và yêu
thương người anh em của mình nhiều hơn.
Nguyện
xin Chúa cho chúng ta biết thống nhất hai giới răn mến Chúa và yêu người và ý
thức rằng cốt lõi của Ðạo là Tình Yêu.
(Trích
trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Tin mừng cho
toàn thế giới
Sáng ngày, Người đi ra
một nơi hoang
vắng. Đám đông tìm Người, đến tận nơi Người đã đến, và muốn giữ Người lại, kẻo Ngài bỏ họ mà đi. Nhưng Người nói với họ: “Tôi còn phải loan
báo Tin Mừng cho thành khác nữa, vì tôi được sai đi
cốt để làm, việc đó.” (Lc. 4, 42-43)
Đức Kitô
đã nói:” Tôi còn phải loan
báo Tin Mừng nước Thiên Chúa cho các nơi khác nữa, vì tôi được sai đi
cốt để làm việc đó”. Người không
chỉ đến một thành, là Ca-pha-na-um, hay những vùng lân cận đó, nhưng đến tận cùng thế giới.Chữa những bà mẹ vợ và còn bao nhiêu bà khác nữa!Chữa những người bị quỷ ám và
còn phải đuổi bao
nhiêu thần ô uế khác nữa!
Đừng nên
bóp nghẹt Người vào một chỗ: đừng nên độc quyền nắm giữ sứ điệp nước trời cho
riêng mình. Cần phải loan truyền Tin Mừng cho khắp mọi nơi như Người đã muốn, như chính
Người đã làm. Chúng ta không thể là những người sở hữu độc nhất và đặc quyền khai thác Tin Mừng. Hiến chế về Giáo Hội của công đồng
Va-ti-can II nói với chúng
ta: “ Mỗi môn đệ của Chúa
Kitô, tùy theo địa vị của mình,
đều phải làm
tròn trách nhiệm gieo hạt giống đức tin”. (số 17). Phép rửa tội làm
cho chúng ta trở nên những nhà truyền giáo.
Chúng ta không chỉ là Kitô
hữu cho nơi của mình.
Về phần chúng
ta phải mang Tin Mừng đi khắp mọi nơi chúng
ta đến.
Giáo Hội phát
triển nhờ những cuộc bách hại thời sơ khai thúc đẩy các
môn đệ Chúa Kitô đi lập cơ sở mới ra khỏi thế giới Do-thái. Những bất mãn hiện thời của nhiều nhóm công giáo lâu đời buộc chúng ta phải cởi mở ra thế giới khác
chúng ta, họ khao khát Thiên Chúa, có sức thấm nhuần và thăng tiến lời Chúa mạnh mẽ. Xưa, Đức Giêsu đã truyền lệnh cho các tông đồ: “ Nếu họ từ chối các
con, thì các con hãy đi sang làng khác”. Thiên Chúa không còn áp đặt. Con Chúa cũng vậy. Suốt dòng lich sử Giáo Hội, chúng ta đã quên điều đó.
Công đồng Va-ti-can II đã nhắc nhở chúng
ta trong một tuyên ngôn cách mạng về tự do tôn giáo.
Thật chính
đáng khi nhận biết rằng: tất cả là ơn Chúa, tất cả là sự quan
phòng của Chúa, tất cả qui hướng về vinh
quang cao cả của Chúa. Những người bị bỏ rơi đã được Chúa chọn, khiến chúng ta phải hiểu ơn gọi của người Kitô chúng ta là: Hãy đi đến với mọi người không
trừ ai, vì không có một người nào mà
Chúa không ghé mắt đoái
nhìn. Còn chúng ta, phải nói gì
với họ.
GF
www.gplongxuyen.net
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng 9
5 THÁNG CHÍN
Chúng Ta Sẽ Đáp Lại Tiếng
Gọi Của Thiên Chúa
Trong sâu thẳm trái tim
con người, ơn gọi mặc lấy hình thức một cuộc đối thoại. Đó là cuộc đối thoại
giữa Đức Kitô và cá nhân mỗi người, trong đó một lời mời gọi riêng tư được nói
lên. Đức Kitô gọi đích danh mỗi người, Ngài nói: “Hãy theo Ta”. Lời mời gọi này
– được Đức Kitô nói lên cách nhiệm mầu bên trong nội tâm con người – sẽ được
chúng ta nhận ra rõ ràng nhất trong bầu khí thinh lặng cầu nguyện. Việc đón
nhận tiếng gọi này là một hành vi của đức tin.
Tiếng gọi vừa là dấu
hiệu của tình yêu vừa là lời kêu gọi yêu thương. Trong trình thuật Tin Mừng về
cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu với người thanh niên giàu có, Mác-cô kể rằng Đức
Giêsu trìu mến nhìn anh ta khi Người thách đố anh ta bán mọi sự và đi theo
Người (cf. Mc 10,21). Tiếng gọi của Chúa luôn đòi hỏi một sự chọn lựa, một
quyết định hoàn toàn tự do về phía chúng ta.
Quyết định thưa “Vâng”
trước lời mời gọi của Đức Kitô sẽ kéo theo với nó rất nhiều hệ quả quan trọng. Chúng
ta phải từ bỏ những mối ưu tiên khác. Chúng ta phải sẵn sàng bỏ những người
thân yêu của mình lại sau lưng. Chúng ta phải bắt đầu tín thác hoàn toàn vào
Thiên Chúa bằng cách sống gần gũi hơn với Đức Kitô.
Lời đáp trả trong tình
yêu này đối với tiếng gọi được diễn tả rất rõ ràng bởi tác giả Thánh Vịnh :
“Con thưa cùng Chúa:
‘Ngài là Chúa con thờ,
ngoài Chúa ra đâu là
hạnh phúc? …
Lạy Chúa, Chúa là phần
sản nghiệp con được hưởng,
là chén phúc lộc dành
cho con;
số mạng con, chính Ngài
nắm giữ …
Chúa sẽ dạy con biết
đường về cõi sống:
trước Thánh Nhan, ôi vui
sướng tràn trề,
ở bên Ngài hoan lạc
chẳng hề vơi!” Tv 16,2.5.11)
Ân huệ này yêu cầu sự
đáp trả của chúng ta. Chúng ta phải nỗ lực nhận hiểu mầu nhiệm vốn vượt quá mọi
sự hiểu biết song đã được Thiên Chúa mạc khải cho chúng ta. Thiên Chúa kêu gọi
chúng ta. Chúng ta có sẵn sàng đáp trả tiếng gọi của Ngài?
+++++++++++++++++
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 05-9
1 Cr 3, 1-9; Lc 4, 38-44.
LỜI
SUY NIỆM: Sáng ngày, Người
đi ra nơi hoang vắng. Đám đông tìm Người, đến tận nơi Người đã đến, và muốn giữ
Người lại, kẻo Người bỏ họ mà đi. Nhưng Người nói với họ: “Tôi còn phải loan
báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa cho các thành khác nữa, vì tôi được sai đi cốt để
làm việc đó.” (Lc 4, 42-43).
Đầu mỗi ngày chúng ta phải học nơi Chúa Giêsu là phải tận dụng những thời gian
thinh lặng, để cầu nguyện và dâng ngày cho Chúa, những giây phút tuy ngắn ngủi
này nhưng hiệu quả của nó thật lớn lao, sẽ giúp cho chúng ta liên kết mọi việc
làm và mọi suy nghĩ trong ngày với Chúa. Nó cũng giống như một loại thuốc khử
trừ chất độc, giúp cho chúng ta chống lại những cám dỗ trong ngày. Chính nhờ
gắn bó trong cầu nguyện với Chúa mà đời chứng nhân của chúng ta sẽ làm cho
thiên hạ nhận ra Nước Thiên Chúa.
Mạnh Phương
++++++++++++++++++
05 Tháng Chín
Bỏ Mọi Sự Ðể Theo Chúa
"Bỏ tất cả mọi sự
để theo Chúa", lời kêu gọi này của Chúa Giêsu có thể thực hiện được trong
xã hội dư dật ngày nay không? Như một dụ ngôn trong Phúc Âm, chúng ta hãy lắng
nghe câu chuyện sau đây của tiến sĩ Marcello Candia, người đã dâng cúng tất cả
tài sản để xây dựng một bệnh viện giữa khu rừng già Amazone bên Ba Tây và sinh
sống tại đó như một người dân nghèo.
"Khi còn ở bậc
trung học, tôi là thành phần của một nhóm trẻ sinh hoạt dưới sự hướng dẫn của
một cha dòng Phanxico. Chúng tôi thường đi thăm các gia đình nghèo tại ngoại ô
Milano... Sự chú ý đến người nghèo đã làm nảy sinh ước muốn truyền giáo nơi
tôi.
Một hôm thầy Cêciliô,
người coi cổng nhà dòng đã nhờ tôi phát thức ăn cho người nghèo... Trên tường
nơi phòng ăn dành cho người nghèo có treo một tấm hình của cha Daniele
Samarate, một vị thừa sai của dòng đã chết vì bệnh cùi sau một thời gian phục
vụ người thổ dân tại một miền ở Ba Tây... Mỗi lần phát thức ăn cho người nghèo,
tôi đều nhận ra hình ảnh đầy đau khổ của ngài. Dần dà, hình ảnh đó quen thuộc
đến nỗi trong bất cứ người nghèo nào, tôi cũng nhận ra hình ảnh ấy... Từ đó,
ước muốn phục vụ những người cùi đã nảy sinh trong tôi".
Sau khi tốt nghiệp đại
học, Macello đã được cha gửi đi công cán tại nhiều nước nghèo trên thế giới.
Trong dịp ghé thăm một vùng nghèo tại Amazone bên Ba Tây, Macello đã trở về với
quyết định bán hết tất cả tài sản và rút về đây để phục vụ người nghèo. Với tài
sản do gia đình để lại, Macello đã xây cất một bệnh viện với 120 giường và được
trang bị với đầy đủ dụng cụ của một trung tâm y tế đa khoa.
Macello đã giải thích
về việc làm của mình như sau: "Người ta nói với tôi rằng tốt hơn hãy giúp
những người nghèo ở xứ sở của mình trước đã. Tôi xin trả lời rằng điều quan
trọng là mỗi người chúng ta biết làm một chút gì cho những người đang đau khổ,
bất cứ họ đang ở đâu... Niềm vui lớn nhất của tôi là thấy nhiều người, thụ động
và cam chịu số phận, đã biết cởi mở".
Sự trưởng thành của
Giáo Hội được thể hiện qua ý thức mỗi lúc một sâu sắc của người giáo dân về vai
trò của mình. Ðã qua rồi cái thời mà người ta cho rằng Giáo Hội là chuyện của
các giám mục, linh mục. Ðã qua rồi cái thời mà người ta cho rằng nên thánh là
chuyện của vị giáo hoàng, các giám mục, linh mục và tu sĩ... Không ai chiếm giữ
độc quyền để nên thánh một mình. Nên thánh là ơn gọi chung cho tất cả mọi người
đã chịu Phép Rửa... Do đó, tất cả những lời khuyên trong Phúc Âm đều có giá trị
cho tất cả mọi người theo Chúa Kitô. "Hãy về bán hết mọi sự, phân phát cho
người nghèo khó và trở lại với Ta". Mệnh lệnh này không chỉ ngỏ với một số
thành phần ưu tuyển trong dân Chúa, nhưng là lệnh truyền cho tất cả mọi người.
Chúng ta không được
sống trong một xã hộ dư dật. Nghèo đói là một sự dữ mà Thiên Chúa không bao giờ
muốn cho con người rơi vào. Tuy nhiên, bên cạnh sự nghèo đói cơm bánh, còn có
một sự nghèo đói còn đáng khiếp sợ hơn, đó là: nghèo đói tình thương... Có biết
bao người đang chờ một ít cơm thừa cá cặn từ bàn ăn của chúng ta? Có biết bao
nhiêu người đang mong mỏi một nghĩa cử yêu thương của chúng ta?
Thế giới cần được biến
đổi không chỉ bằng của cải vật chất, nhưng bằng chính tình thương mà con người
biết san sẻ với nhau. Sự san sẻ đó là: dù sống trong xã hội nào, dù trải qua
hoàn cảnh nào, mọi người Kitô chúng ta đều có thể và phải làm được. Và đó cũng
là bí quyết duy nhất để giúp chúng ta nên thánh.
(Lẽ Sống)
++++++++++++++++++
Ngày 05
Nữ chân
phước Têrêsa Calcutta
Người nghèo khát nước
nhưng họ cũng khát sự thật và chân lý. Người nghèo thì trần trụi, họ cần quần
áo, nhân phẩm và sự đồng cảm đối với tội nhân.
Người nghèo vô gia cư thì cần nơi trú
ẩn bằng một mái ấm, với trái tim vui tươi, họ cần được đồng cảm, hiệp thông và
yêu thương. Khi họ bệnh, họ cần được chăm sóc y tế, nhưng cũng cần một bàn tay
giúp đỡ với nụ cười tiếp đón.
Những
con người bị loại trừ, bị từ chối, họ không được yêu thương. Những người nghiện
rượu, người hấp hối, những người đang cô đơn và bị bỏ rơi hoàn toàn, những
người sống bên lề xã hội, các tiện dân, và phong cùi; tất cả những người đó
đang trở thành gánh nặng cho xã hội, họ đã đánh mất sự hy vọng và niềm tin
trong cuộc sống, họ đã quên bẳng nụ cười, họ không hề biết để nhận ra một chút
ấm áp tình người, một cử chỉ của tình yêu và tình bạn, họ tự xoay sở đến với
chúng ta để mong nhận được sự thoải mái. Nếu chúng ta quay lưng với họ, là
chúng ta đang quay lưng với Chúa Ki tô!
Chân phước
Têrêsa Calcutta
Giuse Hoàng Lương Cảnh (1763-1838)
Giuse Hoàng Lương Cảnh |
Giuse Hoàng Lương Cảnh, Sinh năm 1763 tại Làng
Ván, Bắc Giang, Giáo dân dòng ba Ða Minh, Trùm Họ, Y Sĩ, xử trảm ngày 5/09/1838
tại Bắc Ninh dưới đời vua Minh Mạng. Ngày 27.05.1900, Đức Lêo XIII suy tôn cụ
Trùm Giuse Hoàng Lương Cảnh lên bậc Chân Phước của Giáo Hội. Ngày 19-06-1988,
Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh. Lễ kính vào ngày 5/09.
Lời kinh thắp sáng cuộc đời.
Đã là Kitô hữu thì ai cũng từng thuộc và đọc một số kinh
để cầu nguyện. Thế nhưng số người sống theo lời kinh mình đọc không phải là
nhiều. Đối với cụ lang Giuse Cảnh, thì lời kinh chính là hơi thở của cuộc đời
mình. lời kinh là nến sáng soi dẫn hành trình dương gian tiến về nước Chúa. Đọc
truyện tử đạo của cụ, ta thấy rất rõ điều đó.
Giuse Hoàng Lương Cảnh sinh ra dưới thời chúa Trịnh
Doanh năm 1763 tại làng Ván, tỉnh Bắc Giang. Sống ở làng Thổ Hà, huyện Yên
Việt, ông được mọi người quý mến, nổi tiếng hiền lành và bác ái. Là một lang y,
ông tận tụy với các bệnh nhân, thường chữa trị miễn phí cho người nghèo. Tuy
không đi tu, nhưng trọn ngày sống của ông được dệt bằng kinh nguyện và các việc
tông đồ. Ông đã rửa tội nhiều người trong giờ hấp hối, đặc biệt cho trẻ em.
Giáo dân Thổ Hà tín nhiệm và bầu ông làm Trùm họ. Từ đó, ông càng hăng say hơn
với việc truyền giáo và phục vụ cộng đoàn dân Chúa.
Đầu tháng 07 năm 1838, đang khi quân lính bao vây bắt
các giáo hữu làng Thổ Hà, có người mời ông đến chữa bệnh và rửa tội cho con họ.
Dù biệt nguy hiểm, ông Trùm vẫn tìm cách lén đi giúp đỡ, nhưng khi đến bên đó,
quân lính phát giác ra, bắt ông đeo gông và giải về Bắc Ninh với cha Tự, Thày
Uy, ba ông Trùm xứ khác và một số giáo dân.
Sức mạnh của lời kinh
Ngày 12.7 quan đưa tất cả ra tòa, để dọa và bắt họ bước
qua Thánh Giá. Ba ông Trùm kia và một giáo dân nhát gan đã nghe lời để được tha
về. Chỉ còn bảy người tuyên xưng niềm tin là cha Tự, cụ lang Cảnh, hai thày Úy
và Mậu, cùng ba thanh niên Mới, Đệ, Vinh. Xét rằng cụ Giuse ở chức vụ Trùm họ
lại cao niên, nên có ảnh hưởng lớn đến giáo dân, quan kết án xử tử cụ như cha
Tự, còn năm người kia chị bị án phát lưu.
Dù tuổi già sức yếu, cụ lang Cảnh vẫn giữ lòng trung
kiên, vui lòng chấp nhận mọi hình khổ, không than van, không oán trách. Những
lần quan bắt bước qua Thánh Giá cụ quỳ xuống hôn tượng Chịu Nạn và thầm thĩ đọc
kinh. Thấy thế, quan bảo cụ đọcto lên, cụ liền đọc lớn tiếng những lời kinh
nguyện cầu thay cho những lời giải thích lý luận. Khi thấy cụ đọc kinh Chúa
Thánh Thần : "… Xin yên ủi chúng con, dạy dỗ chúng con làm những việc
lành…" Khi thì đọc kinh Thánh Danh Giêsu: "Chúa Giêsu là đường nẻo
thật, ai theo đường này thì sẽ sống mãi vui vẻ chẳng cùng..." Đặc biệt có
lần cụ đọc một lời kinh làm cho các quan ngạc nhiên phá lên cười : "Cầu
Chúa Giêsu cho các vua trị nước cho yên, càng ngày càng thịnh". Họ hỏi sao
cụ lại cầu cho kẻ hành hạ mình như thế. Cụ bình tĩnh trả lời các quan về giới
luật yêu thương của đạo Chúa.
Một lần khác quan hỏi ý kiến cụ về những kẻ bỏ đạo hoặc
tố cáo linh mục, cụ chậm rãi kể tích truyện Giuđa phản thày vì 30 đồng bạc, rồi
cụ thêm: "Thực ra lính cũng chẳng bắt được Chúa Giêsu, vì khi Chúa nói
chính Ta đây, toán lính Do Thái bị té ngã xuống hết, chính Chúa đưa tay cho họ
trói để hoàn tất việc chuộc tội thiên hạ, trong đó có cả các quan nữa
đấy".
Vinh phúc nghìn thu.
Quan tỉnh Bắc Ninh tội nghiệp người già yếu, nên tìm hết
cách khuyên dụ cụ bỏ đạo về với con cháu. Nhưng cụ trả lời : "Xin quan cứ
làm án cho tôi được chết với cha Tự của tôi, thì tôi mừng rỡ bội phần".
Ngày 15.9.1838, tỉnh Bắc Ninh nhận được bản án từ kinh đô ra. Thay vì án xử
giảo như các quan đề nghị, bản án quyết định : "Đạo trưởng Nguyễn văn Tự
và Đạo mục Hoàng Lương Cảnh phải trảm quyết ngay tức khắc".
Khi biết tin sắp bị xử tử, vị linh mục và cụ trùm họ
liền vui vẻ chào giã biệt các bạn tù. Viên cai ngục kêu riêng cụ Cảnh ra, có ý
cho uống chén nước trà để lấy sức, cụ đáp : "Xin cám ơn, tôi chẳng thiết
ăn uống gì nữa, chỉ mong theo cha tôi ra pháp trường thôi". Thấy cha Tự
mặc bộ tu phục trắng toát trên mình, cụ cũng khóac tấm áo dòng ba, như biểu
hiện nỗi lòng người con Cha Thánh Đaminh. Cụ nâng niu trên tay ảnh Chuộc Tội
nhỏ mà trong hai tháng tù vừa qua cụ đã hôn kính cả nghìn lần, giờ đây là nguồn
trợ lực qúy giá của cụ trong cơn thử thách cuối cùng.
Đường ra pháp trường nô nức như ngày hội. Cha Tự thong thả
vừa đi vừa xướng kinh Cầu Các Thánh, cụ Lang Cảnh bước đi vất vả hơn vì yếu
sức, nhưng vẫn đều đặn thưa đáp : "Cầu cho chúng tôi". Hai vị như
thấy lòng mình ấm lại vì như thấy tòan thể chư thánh đều hiện diện đâu đây sẵn
sàng đón mình về Trời cao. Đến nơi xử, vị chứng nhân đức tin và cha Tự qùy
xuống trên hai chiếc chiếu nhỏ. Lý hình theo lệnh trống thi hành phận sự, đưa
cụ về hưởng Thánh Nhan Chúa muôn đời. Hôm đó là ngày 05.9.1838, cụ Trùm Cảnh đã
quá thất tuần, 75 tuổi.
Thi hài cụ Giuse Cảnh được chôn táng dưới một ngọn đồi
gần đấy. Sau giáo dân làng Thổ Hà rước về họ mình.
Ngày 27.05.1900, Đức Lêo XIII suy tôn cụ Trùm Giuse
Hoàng Lương Cảnh lên bậc Chân Phước của Giáo Hội. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan
Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.
Nguồn từ thư viện Đa Minh
Trường thi tử Đạo.
Trùm họ Giuse Hoàng Lương Cảnh
Sinh Quý Mùi (1763) quê tỉnh Bắc Giang
Lương y chữa bệnh đảm đang
Bệnh nhân tận tụy thuốc thang dân nghèo
Là tín hữu luôn theo truyền giáo
Luôn hăng say, loan báo Tin mừng
Những người hấp hối bất ưng
Cụ xin rửa tội, cho từng bệnh nhân
Giáo dân Thổ Hạ cần Trùm họ
Tín nhiệm cụ Cảnh, họ đã bầu
Ngày đêm chẳng ngại nơi đâu
Thuốc thang rửa tội, ngõ hầu mời đi
Dù cụ biết hiểm nguy tìm cách
Ðến bến đò, lính ách lại ngay
Tra gông vào cổ trói tay
Giải về thị xã vùng này Bắc Ninh
Quan Tổng Ðốc khi tình khi lý
Bắt chứng nhân, theo ý của quan
Lệnh buộc xuất giáo phải làm
Nếu không sẽ phải, theo đàng khổ đau
Ðến cụ Cảnh tới sau thúc bước
Cụ quỳ ngay để được nguyện cầu
Quan tưởng cụ nói gì đâu
Liền la nói lớn, ngõ hầu ta nghe
Cụ Trùm Cảnh tăng bè lớn tiếng
Lời kinh cầu, chết điếng tai quan
Cho lính vào kéo lão can
Cụ Trùm thừa thắng, kéo tràn cung mây
Quan chọc cụ, ngất ngây cười nhạo
Sao lại cầu kẻ tạo khổ đau
Giêsu Thiên Chúa nhiệm mầu
Thứ tha, tha thứ phải cầu cho nhau
Truyện Giuđa trước sau phản bội
Nhưng phải cần thống hối ăn năn
Mười điều Chúa đã khuyên răn
Nếu ai giữ trọn, khó khăn xá gì
Tin vào Chúa, Ngài thì chúc phúc
Yêu thương nhau trong lúc thế trần
Ðệ huynh như thể tay chân
Sống đời đạo đức, trọn phần thiết tha
Cụ Trùm Cảnh dẫn ra để xử
Ðến pháp trường cụ cứ nguyện cầu
Lý hình gươm giáo đi đầu
Quỳ trên chiếu nhỏ, ngõ hầu chém ngay
Thi hài chôn nơi này ngọn núi
Một thời gian rời núi rước về
Nơi làng Thổ Hạ thôn quê
Xác chôn dưới đất, hồn về Thiên cung
Phúc tử đạo anh hùng Mậu Tuất (1838)
Tuổi già nua trên thất thập tuần
Canh Tý (1900) Nước Chúa lãnh phần
Suy tôn Á thánh từ nhân cứu người
Lời bất hủ: Quan hỏi về những kẻ bỏ đạo hoặc tố cáo các linh mục, cụ liền chậm rãi kể tích truyện Giuđa phản bội Thầy mình vì 30 đồng bạc rồi cụ thêm: "Thực ra lính cũng chẳng bắt được Chúa Giêsu, vì khi Chúa nói chính Ta đây, toán lính Do thái bị té ngã xuống đất hết, chính Chúa đưa tay cho họ trói, để hoàn tất việc chuộc tội thiên hạ, trong đó có cả các quan nữa đấy". Có lần cụ Trùm đọc kinh cho quan nghe như sau: "Cầu Chúa Giêsu cho các vua trị nước cho yên, càng ngày càng thịnh", các quan cười phá lên và hỏi sao lại cầu cho kẻ hành hạ mình, cụ bình tĩnh trả lời: "cầu cho các quan vì giới luật yêu thương của đạo Chúa dạy..". Quan khuyên cụ bỏ đạo, cụ trả lời: "Xin quan cứ làm án cho tôi được chết với cha Tự của tôi, thì tôi mừng rỡ bội phần". Khi nhận được bản án bị xử tử cụ Cảnh đáp: "Xin cảm ơn, tôi chẳng thiết gì ăn uống chi hết, chỉ mong theo cha tôi ra pháp trường thôi".
Sinh Quý Mùi (1763) quê tỉnh Bắc Giang
Lương y chữa bệnh đảm đang
Bệnh nhân tận tụy thuốc thang dân nghèo
Là tín hữu luôn theo truyền giáo
Luôn hăng say, loan báo Tin mừng
Những người hấp hối bất ưng
Cụ xin rửa tội, cho từng bệnh nhân
Giáo dân Thổ Hạ cần Trùm họ
Tín nhiệm cụ Cảnh, họ đã bầu
Ngày đêm chẳng ngại nơi đâu
Thuốc thang rửa tội, ngõ hầu mời đi
Dù cụ biết hiểm nguy tìm cách
Ðến bến đò, lính ách lại ngay
Tra gông vào cổ trói tay
Giải về thị xã vùng này Bắc Ninh
Quan Tổng Ðốc khi tình khi lý
Bắt chứng nhân, theo ý của quan
Lệnh buộc xuất giáo phải làm
Nếu không sẽ phải, theo đàng khổ đau
Ðến cụ Cảnh tới sau thúc bước
Cụ quỳ ngay để được nguyện cầu
Quan tưởng cụ nói gì đâu
Liền la nói lớn, ngõ hầu ta nghe
Cụ Trùm Cảnh tăng bè lớn tiếng
Lời kinh cầu, chết điếng tai quan
Cho lính vào kéo lão can
Cụ Trùm thừa thắng, kéo tràn cung mây
Quan chọc cụ, ngất ngây cười nhạo
Sao lại cầu kẻ tạo khổ đau
Giêsu Thiên Chúa nhiệm mầu
Thứ tha, tha thứ phải cầu cho nhau
Truyện Giuđa trước sau phản bội
Nhưng phải cần thống hối ăn năn
Mười điều Chúa đã khuyên răn
Nếu ai giữ trọn, khó khăn xá gì
Tin vào Chúa, Ngài thì chúc phúc
Yêu thương nhau trong lúc thế trần
Ðệ huynh như thể tay chân
Sống đời đạo đức, trọn phần thiết tha
Cụ Trùm Cảnh dẫn ra để xử
Ðến pháp trường cụ cứ nguyện cầu
Lý hình gươm giáo đi đầu
Quỳ trên chiếu nhỏ, ngõ hầu chém ngay
Thi hài chôn nơi này ngọn núi
Một thời gian rời núi rước về
Nơi làng Thổ Hạ thôn quê
Xác chôn dưới đất, hồn về Thiên cung
Phúc tử đạo anh hùng Mậu Tuất (1838)
Tuổi già nua trên thất thập tuần
Canh Tý (1900) Nước Chúa lãnh phần
Suy tôn Á thánh từ nhân cứu người
Lời bất hủ: Quan hỏi về những kẻ bỏ đạo hoặc tố cáo các linh mục, cụ liền chậm rãi kể tích truyện Giuđa phản bội Thầy mình vì 30 đồng bạc rồi cụ thêm: "Thực ra lính cũng chẳng bắt được Chúa Giêsu, vì khi Chúa nói chính Ta đây, toán lính Do thái bị té ngã xuống đất hết, chính Chúa đưa tay cho họ trói, để hoàn tất việc chuộc tội thiên hạ, trong đó có cả các quan nữa đấy". Có lần cụ Trùm đọc kinh cho quan nghe như sau: "Cầu Chúa Giêsu cho các vua trị nước cho yên, càng ngày càng thịnh", các quan cười phá lên và hỏi sao lại cầu cho kẻ hành hạ mình, cụ bình tĩnh trả lời: "cầu cho các quan vì giới luật yêu thương của đạo Chúa dạy..". Quan khuyên cụ bỏ đạo, cụ trả lời: "Xin quan cứ làm án cho tôi được chết với cha Tự của tôi, thì tôi mừng rỡ bội phần". Khi nhận được bản án bị xử tử cụ Cảnh đáp: "Xin cảm ơn, tôi chẳng thiết gì ăn uống chi hết, chỉ mong theo cha tôi ra pháp trường thôi".
Phêrô Nguyễn Văn Tự (1796-1838)
Phê-rô Nguyễn văn Tự |
Phêrô Nguyễn Văn Tự, Sinh năm 1796 tại Ninh Cường, Bùi Chu,
Linh mục dòng Ða Minh, bị xử trảm ngày 5/09/1838 tại Bắc Ninh dưới đời vua Minh
Mạng. Đức Lêo XIII đã suy tôn cha Phêrô Nguyễn Văn Tự, linh mục dòng Thuyết
Giáo lên bậc Chân Phước ngày 27.05.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II
suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh. Lễ kính vào ngày 5/09.
Cha dưới đất, Cha trên trời
"Thưa quan tôi kính Thiên Chúa như Thượng Phụ, kính
vua như Trung Phụ, và kính Song Thân như Hạ Phụ. Không thể nghe lời cha ruột để
hại vua, tôi không vì vua mà phạm đến Thượng Phụ là Thiên Chúa được".
Vị tử đạo đã có những lời phân tích mạch lạc quan niệm
về trung hiếu của các giáo hữu Việt Nam như trên là một linh mục dòng
Thuyết Giáo : cha Phêrô Nguyễn Văn Tự.
Bị bắt vì sứ vụ
Sinh quán tại Ninh Cường, huyện Nam Chân, phủ Thiên
Trường, tỉnh Nam Định năm 1796. Cậu Phêrô Tự đã dâng mình cho Chúa từ niên
thiếu. Năm 1826, thày thụ phong linh mục, sau đó xin vào dòng Đaminh và được
cha chính Amandi Chiêu nhận lời khấn ngày 04.01.1827. Suốt 12 năm đời linh mục,
cha Phêrô là một tu sĩ gương mẫu và là cha truyền giáo nhiệt thành. Hồ sơ phong
thánh ghi nhận cha luôn tận tụy với công việc, không quản ngại khó khăn, luôn
đối xử hòa nhã và rất mực yêu thương mọi người.
Năm 1838, cha Tự được cử phụ trách xứ Đức Trai còn gọi
là Kẻ Mốt, thuộc tỉnh Bắc Ninh. Lúc này cuộc bách hại của vua Minh Mạng khá gay
cấn, nên cha phải thi hành tác vụ của mình lén lút. Một thân hào tên Quang đã
cho cha đến trú ẩn tại vườn nhà ông. Mỗi sáng cha dâng lễ ngay trong vườn đó.
Ngày 29.06, khi quân lính kéo đến bào vây làng Kẻ Mốt để bắt cha Tự, thì ngài
được anh em tín hữu đưa lánh qua làng bên. Nhưng quân lính sau khi lục soát,
tìm thấy áo lễ và chén lễ của cha, đến lượt ông lang Ninh mới bị dọa đánh đã
khai ra chỗ cha đang ẩn trốn. Cùng bị bắt với cha Tự có thày giảng Đaminh Úy,
dòng ba Đaminh, 26 tuổi, một trợ tác đắc lực của ngài.
Khi bị giải về huyện Lương Tài, quan huyện ngỏ ý đòi vị
linh mục nộp tiền chuộc, nhưng cha bình tĩnh trả lời : "Đối với tôi, bị
bắt vì đạo là một hồng ân Chúa ban, tiền bạc thì tôi không có, còn phiền giáo
hữu thì tôi không muốn chút nào". Đến ngày 03.07, sau khi bắt thêm được
bốn ông Trùm ở bốn giáo xứ và một giáo hữu trong vùng, quan cho áp giải tất cả
về Ninh Thái (Thị xã Bắc Ninh ngày nay).
Sáng hôm sau, quan cho gọi cha Phêrô ra hỏi. Ông lịch sự
cho mời cha vào nhà, cho ngồi chiếu tử tế, rồi với giọng ngọt ngào, quan yêu
cầu cha khai tên các giáo sĩ giáo phận. Cũng bằng giọng điệu lịch sự không kém,
cha thong thả kể tên hai Đức cha và sáu linh mục, những người đã bị bắt rồi,
thế cũng đủ làm viên quan gật gù ra vẻ đắc ý lắm. Một tuần sau, phải lại cho
mời cha đến và yêu cầu cha cắt nghĩa về các đồ thờ, áo lễ, chén lễ của cha mà
họ tịch thu. Cha được dịp giảng đạo lý Công Giáo cho các quan nghe, bác bỏ
những tin đồn bịa đặt về đạo, về các nghi lễ, cũng như về các giáo hữu.
Phong thái vị thủ lãnh.
Trong thời gian bị giam tại huyện, bất ngờ cha Tự thấy
trong sổ sách của mình bị tịch thu, có cuốn sổ ghi tên tất cả các giáo hữu ở Kẻ
Mốt, ngài liền tìm cách để hủy nó đi, nhưng làm sao bây giờ ? Vì quân lính canh
gác kỹ quá. Cha liền bày kế xin họ một cái chiếu, lấy cớ đắp cho đỡ muỗi, rồi
nằm trong chiếu, cha nhẩn nha nhai và nuốt cuốn sổ ấy. Dĩ nhiên "món
ăn" này không hợp khẩu vị chút nào, nên mơi ăn được hai phần, cha đã thấy
rát cả cổ, không thể nuốt nổi nữa, thế là cha đành nhai cho nát rồi ném dưới
gầm phản.
Điều làm cha đau lòng nhất là thấy nhiều người bị bắt
với cha đã đạp Thánh Giá để được về. Cha không ngưng nhắc nhở lời Chúa xưa :
"Ai chối Thày trước mặt người đời, Thày sẽ chối kẻ ấy trước mặt Cha Thày,
Đấng ngự trên trời" (Mt. 10,33). Cha nói tiếp : "Trời đất qua đi,
nhưng lời Chúa chẳng qua" (Mt. 5,18), "Hãy tỉnh thức và cầu nguyện,
kẻo sa ngã trước thử thách" (Mt. 26,41)… Nhưng cha vẫn được an ủi vì sự
kiên trung của hai thày giảng Phanxicô Mậu, Đaminh Úy và bốn giáo dân Giuse
Cảnh, Tôma Đệ, Agustinô Mới và Stêphanô Vinh. Tất cả đều là hội viên dòng Ba
Đaminh, sau này được phúc tử đạo (19.12.1839).
Ngày 27.7.18, Tổng đốc Bắc Ninh đệ án về triều đình xin
xử gảo cha Phêrô và ông Trùm Cảnh, còn năm người kia, đánh mỗi người 100 roi,
rồi phát lưu họ vào Bình Định. Nhưng vua phúc đáp yêu cầu cho tra hỏi lại, nếu
bỏ đạo thì ân xá, nếu cố chấp thì xử chém hai vị trên và xử giảo hai vị còn
lại.
Ngày 09.8 quan đòi bẩy vị ra tòa. Khi thì dọa dẫm, khi
thì ngọt ngào, quan dụ dỗ các vị đạp lên Thánh Giá. Trước hết, quan lịch sự mời
cha Tự làm gương. Ông nói thực tình muốn tha cho cha. Nhưng cũng bằng lời nói
khiêm tốn tinh tế, vị linh mục nói với ông về Thượng Phụ, Trung Phụ và Hạ Phụ,
cũng như trật tự kính trọng đối với ba vị đó của mình. cha tiếp : "Người
tướng cầm quân đánh giặc, dù binh lính mình chạy hết, tướng cũng không được
phép hàng giặc. Tôi là linh mục, dù giáo dân bị tan tác, vẫn phải một lòng
trung thành với Thiên Chúa". Sau lời khẳng khái của cha, quan biết nói
thêm cũng vô ích, nên ra lệnh giam cha vào ngục.
Áo trắng lòng son
Biết ngày xử án sắp tới, cha Tự nhờ một giáo hữu mời
linh mục Phương xứ Kẻ Roi đến giải tội. Từ hôm đó, cha tỏ ra vui vẻ khác
thường, mong chờ ngày hạnh phúc. Sáng ngày 05.9, bản án về tới Bắc Ninh, cha và
ông Trùm Giuse Cảnh bị điệu đi xử. Hai vị cười cười nói nói, tạm biệt các đồng
bạn. Cha lấy tu phục ra mặc, cụ Cảnh cũng khoác tấm áo dòng ba. Thấy cha rạng
rỡ trong bộ áo trắng, quan thắc mắc về ý nghĩa bộ áo, cha giải thích :
"Đây là áo dòng tu lớn trong Giáo Hội mà tôi hân hạnh là phần tử. Mầu trắng
tiêu biểu cho đức khiết tịnh mà tôi hết lòng gìn giữ…"
Rồi cầm lấy Tượng Chịu Nạn, cha nói tiếp : "Đây là
chúa cứu thế, đã chịu đóng đinh vì tội thiên hạ. Xin quan cho phép tôi được
mang áo dòng và cầm Thánh Giá này khi đi xử".
Quan không nói gì cả, hiểu ngầm là đồng ý. Bấy giờ dân
chúng hiếu kỳ chen lẫn nhau ùa đến xem, cha xin phép quan nnói đôi lời. Thế là
trong gần một giờ đồng hồ, cha giảng về Chúa Giêsu, và ơn cứu độ, về mọi người
là anh em con cùng một Cha trên Trời.
Trên đường ra pháp trường, lính xếp hàng đi hai bên, cha
Tự và cụ Cảnh đi ở giữa, vừa đi vừa sốt sắng đọc kinh Cầu Các Thánh. Pháp
trường là một ngọn đồi nhỏ, ở ngoài thành Kinh Bắc. Đến nơi, hai vị quỳ xuống
hai chiếu đã trải sẵn. Theo tiếng trống lệnh, lý hình thi hành phận sự, chém
rồi tung đầu hai vị lên cho mọi người trông thấy. Tức thì nhiều người, trong
đạo cũng như ngoại đạo, xô nhau chạy vào để thấm máu các ngài. Một người về sau
chuộc được ảnh Thánh Giá của cha, trao lại cho dòng Đaminh. Trong hồ sơ phong
thánh, người ta thuật lại nhiều ơn lạ Chúa đã thực hiện nhờ các di tích này.
Vị chứng nhân áo trắng đã về trời với tấm lòng son ngày
05.09.1838. Thi hài cha được lệnh chôn ngay gần đó, giáo hữu phải bỏ tiền chuộc
đưa về an táng tại họ Nghĩa Vũ, huyện Yên Dũng, cũng thuộc tỉnh Bắc Ninh.
Đức Lêo XIII đã suy tôn cha Phêrô Nguyễn Văn Tự, linh
mục dòng Thuyết Giáo lên bậc Chân Phước ngày 27.05.1900. Ngày 19-06-1988, Đức
Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.
Nguồn từ thư viện Đa Minh
Trường thi tử Đạo.
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Tự
Năm Bính Thìn (1796) vinh dự minh cường
Vào dòng Ðaminh thân thương
Hằng ngày giảng đạo huyện đường bắt giam
Cha Nguyễn Tự gian nan không ngại
Tại Bắc Ninh bách hại gắt gao
Có ông Quang một thân hào
Ðưa Cha trú ẩn, trốn vào vườn ông
Sáng Cha dâng lễ, không kịp nghỉ
Lính tới vây, dân chỉ Cha đi
Làng bên lánh nạn tức thì
Bọn chúng lục soát, chúng nghi nơi này
Lính kiếm được đúng ngay áo lễ
Chén Thánh kia, đang để trong nhà
Tập trung dân chúng khảo tra
Nhiều người từ chối, nói là không hay
Ðến người chót, ông này bị dọa
Là Lang Ninh, thưa đã nộp Cha
Bắt luôn Thầy Úy nữa mà
Cha khai làm bếp, coi nhà giúp tôi
Lính áp giải vào ngồi thị trấn
Tại nơi đây phỏng vấn cung khai
Truy tìm các vị Thừa sai
Song Cha chẳng nói, dông dài mà chi
Một bội giáo, hắn thì xấc láo
Ông phải khai, ta bảo ăn đòn
Cha mắng lại, mày chó con
Gặp quan tao nói, hết còn tuy toe
Tôn tức giận vỉa hè ngồi nắng
Trả thù Cha, đã mắng chửi anh
Khi quan đến đã mời nhanh
Vào nhà tham luận, chân thành đổi trao
Quan lại hỏi, có bao giáo sĩ
Cha Tự ngồi, ngẫm nghĩ đã khai
Có hai Giám mục thưa ngài
Bảy nhà truyền giáo, giỏi tài tuổi tên
Quan mừng lắm không quên cảm tạ
Bé cái lầm toàn đã bắt rồi
Biết ra quan đã hỡi ôi
Ra tòa lần khác, sẽ thời biết ta
Quan lại hỏi chuyển qua chuyện khác
Các đồ thờ, cho các quan nghe
Áo lễ chén Thánh đây nè
Cha liền rao giảng, chẳng che giấu gì
Quan liền báo ta thì cho biết
Hai ngày sau đặc biệt ra ròa
Giáo dân bị bắt khảo tra
Bước qua Thập Giá, để mà được tha
Ðược tin ấy thì Cha buồn thảm
Về ngục giam can đảm nhủ khuyên
Hai ngày cầu nguyện triền miên
Không đem kết quả, buồn phiền xảy ra
Bốn Trùm xứ mất ba còn một
Cụ bảy lăm rất tốt lương y
Lệnh vua thay đổi tức thì
Tập trung phòng lớn, bảng ghi rõ ràng
Một bên Thánh Giá ngang mặt đất
Còn bên kia đủ tất khổ hình
Khi thì mềm dẻo nghĩa tình
Khi thì đe doạ, thình lình nổi lên
Cha Nguyễn Tự gọi tên để bước
Ngài trả lời, sao được phản Thầy
Giêsu là Chúa tôi đây
Ông quan lại nói, việc này tùy ông
Ðến pháp trường rất đông binh lính
Cha con một cũi dính chung nhau
Ðọc kinh sốt sắng nguyện cầu
Ðường dài dẫn giải, khá lâu pháp trường
Tới nơi xử khẩn trương trải chiếu
Cha con quỳ theo kiểu nguyện kinh
Quan hiệu lệnh hai lý hình
Chém đều một lúc, thân mình đầu rơi
Dân xô lại tận nơi thấm máu
Cùng họ hàng con cháu lo chôn
Lương dân gây khó làm ồn
Xác Cha phải chuộc, nghe đồn khá to
Sáu mươi lạng bạc, lo để chuộc
Gặp cái eo, bắt buộc phải tuân
Nghĩa vụ chôn táng mộ phần
Chứng nhân tử đạo, hồng ân Nước Trời
Phúc tử đạo sáng ngời Mậu Tuất (1838)
Chết tuyên xưng chẳng khuất phục quan
Roma Toà Thánh lệnh ban
Suy tôn Canh Tý (1900) hân hoan đón mừng
Lời bất hủ: Quan huyện ngỏ ý đòi tiền chuộc, nhưng cha Tự bình tĩnh trả lời: "Ðối với tôi bị bắt vì đạo là một hồng ân Chúa ban, tiền bạc thì tôi không có, còn phiền giáo hữu thì tôi không muốn chút nào"..cha nói tiếp: "Người tướng cầm quân đánh giặc, dù binh lính mình chạy hết, tướng cũng không được phép hàng giặc. Tôi là linh mục, dù giáo dân bị tan tác, vẫn phải một niềm trung thành với Thiên Chúa".
Năm Bính Thìn (1796) vinh dự minh cường
Vào dòng Ðaminh thân thương
Hằng ngày giảng đạo huyện đường bắt giam
Cha Nguyễn Tự gian nan không ngại
Tại Bắc Ninh bách hại gắt gao
Có ông Quang một thân hào
Ðưa Cha trú ẩn, trốn vào vườn ông
Sáng Cha dâng lễ, không kịp nghỉ
Lính tới vây, dân chỉ Cha đi
Làng bên lánh nạn tức thì
Bọn chúng lục soát, chúng nghi nơi này
Lính kiếm được đúng ngay áo lễ
Chén Thánh kia, đang để trong nhà
Tập trung dân chúng khảo tra
Nhiều người từ chối, nói là không hay
Ðến người chót, ông này bị dọa
Là Lang Ninh, thưa đã nộp Cha
Bắt luôn Thầy Úy nữa mà
Cha khai làm bếp, coi nhà giúp tôi
Lính áp giải vào ngồi thị trấn
Tại nơi đây phỏng vấn cung khai
Truy tìm các vị Thừa sai
Song Cha chẳng nói, dông dài mà chi
Một bội giáo, hắn thì xấc láo
Ông phải khai, ta bảo ăn đòn
Cha mắng lại, mày chó con
Gặp quan tao nói, hết còn tuy toe
Tôn tức giận vỉa hè ngồi nắng
Trả thù Cha, đã mắng chửi anh
Khi quan đến đã mời nhanh
Vào nhà tham luận, chân thành đổi trao
Quan lại hỏi, có bao giáo sĩ
Cha Tự ngồi, ngẫm nghĩ đã khai
Có hai Giám mục thưa ngài
Bảy nhà truyền giáo, giỏi tài tuổi tên
Quan mừng lắm không quên cảm tạ
Bé cái lầm toàn đã bắt rồi
Biết ra quan đã hỡi ôi
Ra tòa lần khác, sẽ thời biết ta
Quan lại hỏi chuyển qua chuyện khác
Các đồ thờ, cho các quan nghe
Áo lễ chén Thánh đây nè
Cha liền rao giảng, chẳng che giấu gì
Quan liền báo ta thì cho biết
Hai ngày sau đặc biệt ra ròa
Giáo dân bị bắt khảo tra
Bước qua Thập Giá, để mà được tha
Ðược tin ấy thì Cha buồn thảm
Về ngục giam can đảm nhủ khuyên
Hai ngày cầu nguyện triền miên
Không đem kết quả, buồn phiền xảy ra
Bốn Trùm xứ mất ba còn một
Cụ bảy lăm rất tốt lương y
Lệnh vua thay đổi tức thì
Tập trung phòng lớn, bảng ghi rõ ràng
Một bên Thánh Giá ngang mặt đất
Còn bên kia đủ tất khổ hình
Khi thì mềm dẻo nghĩa tình
Khi thì đe doạ, thình lình nổi lên
Cha Nguyễn Tự gọi tên để bước
Ngài trả lời, sao được phản Thầy
Giêsu là Chúa tôi đây
Ông quan lại nói, việc này tùy ông
Ðến pháp trường rất đông binh lính
Cha con một cũi dính chung nhau
Ðọc kinh sốt sắng nguyện cầu
Ðường dài dẫn giải, khá lâu pháp trường
Tới nơi xử khẩn trương trải chiếu
Cha con quỳ theo kiểu nguyện kinh
Quan hiệu lệnh hai lý hình
Chém đều một lúc, thân mình đầu rơi
Dân xô lại tận nơi thấm máu
Cùng họ hàng con cháu lo chôn
Lương dân gây khó làm ồn
Xác Cha phải chuộc, nghe đồn khá to
Sáu mươi lạng bạc, lo để chuộc
Gặp cái eo, bắt buộc phải tuân
Nghĩa vụ chôn táng mộ phần
Chứng nhân tử đạo, hồng ân Nước Trời
Phúc tử đạo sáng ngời Mậu Tuất (1838)
Chết tuyên xưng chẳng khuất phục quan
Roma Toà Thánh lệnh ban
Suy tôn Canh Tý (1900) hân hoan đón mừng
Lời bất hủ: Quan huyện ngỏ ý đòi tiền chuộc, nhưng cha Tự bình tĩnh trả lời: "Ðối với tôi bị bắt vì đạo là một hồng ân Chúa ban, tiền bạc thì tôi không có, còn phiền giáo hữu thì tôi không muốn chút nào"..cha nói tiếp: "Người tướng cầm quân đánh giặc, dù binh lính mình chạy hết, tướng cũng không được phép hàng giặc. Tôi là linh mục, dù giáo dân bị tan tác, vẫn phải một niềm trung thành với Thiên Chúa".
Thứ Tư 5-9
Mẹ Tê-rê-xa Can-cut-ta. |
Chân Phước Mẹ Têrêsa Calcutta
(1910 – 1997)
M
|
ẹ Têrêsa Calcutta, người phụ nữ nhỏ bé được cả thế giới biết đến
vì công việc bác ái cho những người nghèo nhất trong những người nghèo, được
phong chân phước ngày 19 tháng Mười, 2003. Trong những người hiện diện hôm đó
là hàng trăm nam nữ tu sĩ dòng Bác Ái Truyền Giáo, mà người đã thành lập năm
1950 như một tu hội của giáo phận. Ngày nay tu hội ấy còn bao gồm các nam nữ tu
sĩ chiêm niệm và các linh mục dòng.
Trong buổi lễ phong chân phước, bằng một giọng nói khó khăn và yếu
ớt, khi cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên xưng mẹ là chân phước, cả một làn
sóng hoan hô vang dội của khoảng 300,000 người ở Quảng Trường Thánh Phêrô.
Trong bài giảng, được đọc bởi người phụ tá, Đức Thánh Cha đã gọi Mẹ Têrêsa là
“một trong những nhân vật quan trọng của thời đại chúng ta” và “một hình ảnh
của Người Samaritan Tốt Lành.” Đức giáo hoàng nói, cuộc đời của mẹ là sự “tuyên
xưng can đảm về phúc âm.”
Sự phong chân phước của Mẹ Têrêsa, chỉ sau sáu năm khi người từ
trần, là một phần trong tiến trình được khởi sự bởi cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô
II. Cũng như rất nhiều người trên thế giới, cố giáo hoàng nhận ra một gương mẫu
cho tất cả mọi người noi theo về tình yêu của mẹ dành cho Thánh Thể, cho sự cầu
nguyện và cho người nghèo.
Sinh trong gia đình ở Albani, giờ đây là Skopje , Macedonia ,
Gonxha (Agnes) Bojaxhiu là người con út còn lại trong gia đình có ba người con.
Có lúc, gia đình này sống thật thoải mái khi công việc xây cất của người cha
phát đạt. Nhưng sau cái chết của ông, cuộc đời thay đổi thật nhanh chóng.
Trong những năm theo học trường công, Agnes tham dự trong một đoàn
thể Công Giáo và rất muốn đi truyền giáo ở nước ngoài. Vào năm 18 tuổi, cô vào
dòng Nữ Tu Loreto và Dublin .
Chính vào năm 1928, cô từ giã người mẹ lần sau cùng và đi đến phần đất mới với
cuộc đời mới. Năm sau đó, cô được gửi đến đệ tử viện Loreto ở Darjeeling , Ấn Độ. Ở đây cô chọn tên Têrêsa
và chuẩn bị cho một cuộc đời phục vụ. Cô được sai đến một trường nữ trung học ở
Calcutta , ở đây
chị dậy sử địa cho các cô con gái nhà giàu. Nhưng chị không thể quên được những
thực tại chung quanh chị - người nghèo, sự đau khổ, và vô số người tuyệt vọng.
Năm 1946, trong khi trên chuyến xe lửa đến Darjeeling để tĩnh tâm, Chị Têrêsa nghe được
điều mà sau này chị giải thích là “một mời gọi trong một ơn gọi. Thông điệp
thật rõ ràng. Tôi phải rời tu viện và giúp người nghèo trong khi sống giữa họ.”
Chị còn nghe được một mời gọi khác hãy từ bỏ đời sống với các Nữ Tu Loreto và,
thay vào đó, “theo Đức Kitô vào các khu nhà tồi tàn để phục vụ Người đang hiện
diện trong người nghèo nhất của người nghèo.”
Sau khi được phép rời Loreto, thiết lập một cộng đoàn tôn giáo mới
và đảm nhận công việc mới, chị theo học lớp y tá trong vài tháng. Chị trở về Calcutta , là nơi chị sống
trong khu xóm tồi tàn và mở trường dậy trẻ em nghèo. Mặc áo choàng sari mầu
trắng và đi dép (là y phục thường ngày của phụ nữ Ấn Độ) không bao lâu chị biết
rõ người hàng xóm của chị – nhất là người nghèo và đau yếu – và các nhu cầu của
họ qua những lần thăm viếng.
Công việc này vô cùng mệt nhọc, nhưng sự làm việc cô đơn của chị
không lâu. Các người tình nguyện đến tiếp tay với công việc của chị, một số là
cựu học sinh, họ trở nên nòng cốt cho dòng Bác Ái Truyền Giáo. Những người khác
giúp đỡ bằng sự tặng góp thực phẩm, quần áo, đồ dùng, và cho sử dụng cơ sở. Năm
1952, thành phố Calcutta
tặng cho Mẹ Têrêsa một ký túc xá cũ, mà nó đã trở nên mái nhà cho những người
hấp hối và tuyệt vọng. Khi Dòng phát triển, các dịch vụ cũng được nới rộng cho
các cô nhi, trẻ em bị bỏ rơi, người nghiện rượu, người già và sống ở hè phố.
Trong vòng bốn thập niên kế tiếp, Mẹ Têrêsa làm việc liên lỉ cho
người nghèo. Tình yêu của mẹ không có biên giới. Sức lực của mẹ cũng vậy, khi
người ngang dọc địa cầu để hỗ trợ và mời gọi người khác nhìn thấy diện mạo của
Chúa Giêsu trong những người nghèo nhất. Năm 1979, mẹ được giải Nobel Hòa Bình.
Vào ngày 5 tháng Chín, 1997, Thiên Chúa đã gọi mẹ về nhà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét