Ngày 21 tháng 9
Lễ Thánh Matthêu, Tông Ðồ, Tác giả sách Tin
Mừng.
Lễ Kính
Thánh Mát-thêu, Tông đồ. |
Bài Ðọc I: Ep 4, 1-7. 11-13
"Chu toàn chức vụ,
xây dựng thân thể Chúa Kitô".
Trích thư Thánh Phaolô Tông
đồ gửi tín hữu Êphêxô.
Anh em thân mến, tôi là tù
nhân trong Chúa, tôi khuyên anh em hãy ăn ở xứng đáng với ơn kêu gọi anh em đã
lãnh nhận. Anh em hãy hết lòng khiêm nhượng, hiền hậu, nhẫn nại, chịu đựng nhau
trong đức ái; hãy lo bảo vệ sự hợp nhất tinh thần, lấy bình an hoà thuận làm
dây ràng buộc: Chỉ có một thân thể và một tinh thần, cũng như anh em đã được
kêu gọi đến cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép rửa.
Chỉ có một Thiên Chúa là Cha hết mọi người, Ðấng vượt trên hết mọi người, hoạt
động nơi mọi người, và ở trong mọi người.
Nhưng mỗi người trong chúng
ta đã được ban ơn tuỳ theo lượng Ðức Kitô ban cho. Và chính Người đã ban cho kẻ
làm Tông đồ, người làm Tiên tri, còn kẻ khác thì rao giảng Tin Mừng, kẻ khác
nữa làm chủ chăn và thầy dạy, để tổ chức các thánh nhân nên hoàn bị hầu chu
toàn chức vụ, xây dựng thân thể Ðức Kitô, cho đến khi mọi người chúng ta hợp
nhất trong đức tin và trong sự nhận biết Con Thiên Chúa, trở nên người trưởng
thành, đạt đến tầm vóc của Ðức Kitô viên mãn.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 18, 2-3. 4-5
Ðáp: Tiếng chúng đã vang cùng trái đất (c. 5a).
Xướng: 1) Trời xanh tường
thuật vinh quang Thiên Chúa, thanh không kể ra sự nghiệp của Người. Ngày này
nhắc nhủ cho ngày khác, đêm này truyền tụng cho đêm kia. - Ðáp.
2) Ðây không phải lời cũng
không phải tiếng, mà âm thanh chúng không thể lọt tai. Nhưng tiếng chúng đã
vang cùng trái đất, và lời chúng truyền ra khắp cõi địa cầu. - Ðáp.
Alleluia:
Alleluia, alleluia! - Chúng
con ca ngợi Chúa là Thiên Chúa; chúng con tuyên xưng Chúa là chúa tể. Lạy Chúa,
ca đoàn vinh quang các Tông đồ ca ngợi Chúa. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 9, 9-13
"Hãy theo Ta". -
Và ông ấy đứng dậy đi theo Người.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu đi ngang
qua, thấy một người ngồi ở bàn thu thuế, tên là Matthêu. Người phán bảo ông:
"Hãy theo Ta". Ông ấy đứng dậy đi theo Người. Và xảy ra khi Người
ngồi dùng bữa trong nhà, thì có nhiều người thu thuế và tội lỗi đến ngồi đồng
bàn cùng Chúa Giêsu và các môn đệ của Người. Những người biệt phái thấy vậy,
liền nói với các môn đệ Người rằng: "Tại sao Thầy các ông lại ăn uống với
những người thu thuế và tội lỗi như vậy?" Nghe vậy, Chúa Giêsu bảo rằng:
"Người lành mạnh không cần đến thầy thuốc, nhưng là người đau yếu! Các ông
hãy đi học xem lời này có ý nghĩa gì: Ta muốn lòng nhân từ, chớ không phải hy
lễ. Vì Ta không đến để kêu gọi người công chính, nhưng kêu gọi người tội
lỗi".
Ðó là lời Chúa.
Kêu Gọi Người Tội Lỗi
(Mt 9,9-13)
Suy Niệm:
Kêu Gọi Người Tội Lỗi
Người làm công lau kiếng mà
chỉ nhận lau những tấm kiếng sạch thì quả là một người đãng trí, một cơ quan từ
thiện bác ái mà chỉ đi giúp cho những người giàu có thì quả là một trò hề đáng
trách; một nhà thương mà chỉ nhận săn sóc cho người mạnh khỏe thì quả thật là
một nhà thương không thể nào chấp nhận được. Bài Phúc Âm hôm nay kể lại việc
Chúa Giêsu kêu gọi người thu thuế tội lỗi tên là Lêvi (sau này là tông đồ
Mátthêu) theo Chúa nhắc chúng ta nhớ lại sự thật: Chúa Giêsu không còn là Chúa,
là Ðấng cứu thế nữa, nếu Ngài chỉ muốn tiếp xúc với những con người tự phụ cho
mình là công chính không cần đến Thiên Chúa.
Lời xác nhận của Chúa Giêsu
không ngừng vang dội và mang lại hy vọng cho con người. Ai là kẻ công chính
hoàn toàn vô tội trước nhan Thiên Chúa đến độ không cần tới ân sủng của Thiên
Chúa, không cần đến Thiên Chúa. Thiên Chúa là Ðấng nhân từ hay thương xót, giàu
lòng từ ái, chậm bất bình và hết sức khoan dung nhưng chúng ta đừng vì đó mà
lạm dụng và ngồi lì trong tật xấu, trong những tội lỗi của mình.
Chúa Giêsu kêu gọi người tội
lỗi để chữa lành, để đưa họ ra khỏi cảnh nô lệ tội lỗi, được sống trong tự do
thật của những con cái Thiên Chúa. Chỉ mình Chúa là Ðấng yêu thương vô cùng và
quyền năng vô biên mới có thể đối xử đại lượng được như vậy với những tật xấu,
những tội lỗi của con người.
Lạy Chúa,
Con cảm tạ Chúa vì đã thương
con, đã cho con nhiều dịp canh tân đời sống. Xin cho con khiêm tốn mở rộng tâm
hồn đón nhận sự tha thứ của Chúa và cũng đừng có thái độ giả hình hẹp hòi muốn
Chúa trừng phạt thẳng tay những tội lỗi của anh chị em chung quanh, không phải
vì con sốt sắng muốn bảo vệ Chúa nhưng có thể là vì con ganh tị muốn trả thù
anh chị em, không muốn anh chị em được ơn ăn năn trở lại và nhận sự tha thứ của
Chúa. Xin cho con có tâm hồn quảng đại như Chúa, biết vui mừng với Chúa vì
người anh chị em đã xa lìa Chúa nay ăn năn trở về.
Lạy Chúa,
Xin tình thương đầy sức mạnh
tha thứ của Chúa tác động nơi con và nơi mọi anh chị em.
(Veritas Asia)
21/09/12
THỨ SÁU TUẦN 24 TN
Th. Mátthêu, tông đồ, thánh sử
Mt 9,9-13
Th. Mátthêu, tông đồ, thánh sử
Mt 9,9-13
MÓN
QUÀ CỦA LÒNG TỪ NHÂN
“…Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế... Ta đến để kêu gọi người tội lỗi.” (Mt 9,13)
Suy niệm: “Ta đến để kêu gọi người tội lỗi” vì Ta có lòng nhân từ. Thành quả của lòng nhân từ ấy chính là kêu gọi Lêvi, người thu thuế, người bị coi là toi lỗi trở thành tông đồ Mátthêu của Chúa. Hơn thế nữa, thánh nhân còn được chọn để viết sách Tin Mừng thứ nhất. Hơn cả sự mong đợi của chính Ngài, và làm cho những người có đầu óc kỳ thị, phê phán phải sững sờ. Nếu sự gian ác làm ta phải kinh ngạc, thì lòng thương xót cũng có tác động không kém. Lòng thương đó được biểu lộ qua sự tha thứ, yêu thương, chọn gọi, tin tưởng giao phó những sứ mạng cao cả. Chúa làm điều này vì Ngài biết rõ điều mình làm và có khả năng xuyên thấu tâm hồn những người Ngài chọn lựa và hoán cải.
Mời Bạn: Đây là một kết quả có hậu của điều Chúa đã nói: Không có gì Thiên Chúa không làm được! Kết quả đó lắm khi làm ta không dám tin vào mắt mình. Nhưng thực sự đã xảy ra.
Chia sẻ: Có lần nào ta không chịu tin vào sự đổi đời của người mình quen biết, người này trước đây thật “không ra gì” dưới cái nhìn của ta không? Nếu có, ta phải nghĩ thế nao về sức mạnh của ơn Chúa?
Sống Lời Chúa: Lòng nhân từ có sức hoán cải con người. Hãy bao dung trong cách phán đoán, hãy biết thương xót như mình muốn được Chúa và anh chị em xót thương.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, ngày nay Chúa vẫn tiếp tục thực hiện những hành động vì lòng nhân từ của Chúa khi ban cho tội nhân ơn hoán cải. Xin cho con cảm nghiệm được lòng nhân từ ấy, để con không ngạc nhiên và khó chịu vì ai đó đã được đổi đời. Amen.
Đứng dậy đi theo.
Chúng
ta cũng phải có khả năng giới thiệu Đức Giêsu cho người thời nay, nghĩa là
biết, hiểu và nói được ngôn ngữ của thế giới, để thế giới nghe và hiểu được.
Suy niệm:
Thầy Giêsu gọi bốn môn đệ đầu tiên khi họ đang
làm việc.
Người thì đang quăng lưới ngoài khơi,
kẻ thì đang vá lưới trong thuyền (Mt 4, 18-22).
Khi Thầy gọi Matthêô, anh cũng đang làm việc ở
trạm thu thuế.
Anh đang ngồi, vững vàng trong nghề nghiệp của
mình,
dù nghề của anh thường bị coi là nghề rất xấu.
Thầy Giêsu như tình cờ đi ngang qua bàn làm
việc của anh.
Ngài chỉ nói một câu rất ngắn: “Anh hãy theo
tôi!”
Matthêô không đáp lại, nhưng anh trả lời bằng
hành động.
Từ vị thế đang ngồi, anh bỏ dở công việc để
đứng lên và theo Thầy.
Từ vị thế vững vàng, anh bắt đầu bước vào cuộc
phiêu lưu bấp bênh.
Từ vị thế của tội nhân, anh trở thành người môn
đệ thân thiết.
Matthêô nằm trong danh sách nhóm Mười Hai (Mt
10, 3).
Thầy Giêsu không sợ mất tiếng khi nhận anh vào
nhóm.
Nhóm của Thầy không chỉ gồm những người thánh
thiện,
nhưng có cả những tội nhân giàu lòng hoán cải.
Matthêô có đóng góp gì cho nhóm Mười Hai không?
Nghề thu thuế với giấy bút có giúp gì cho các
ngư phủ ít học không?
Hôm nay chúng ta mừng lễ Tông đồ Matthêô,
người thu thuế trở nên Tác giả sách Tin Mừng.
Matthêô làm nghề bị đồng bào của ông khinh
miệt,
vì nghề này dễ dẫn người ta đến chỗ lạm thu, bỏ
tiền vào túi riêng.
Nghề này còn là một sỉ nhục vì cộng tác với
ngoại bang bóc lột dân,
đụng chạm đến đồng tiền ô uế và tiếp xúc với
dân ngoại.
Khi trở nên môn đệ của Thầy, Matthêô đã trở nên
người phục vụ đồng bào.
Ông dùng khả năng của mình mà viết sách Tin
Mừng.
Đây là Tin Mừng lớn mà ông loan báo: Đức Giêsu
chính là Đấng Mêsia.
Không phải chờ gì nữa, Đấng Mêsia đã đến rồi!
Ngài làm trọn những lời đã được loan báo trong
Cựu Ước.
Matthêô đã tìm ra ngôn ngữ để nói với Dân Chúa,
sao cho họ hiểu được.
Ông đã trình bày dung mạo Đức Giêsu cho người
cùng thời với ông.
Chúng ta cũng phải có khả năng giới thiệu Đức
Giêsu cho người thời nay,
nghĩa là biết, hiểu và nói được ngôn ngữ của
thế giới,
để thế giới nghe và hiểu được.
Chúng ta vẫn phải tiếp tục viết các sách Tin
Mừng cho thời đại hôm nay,
phù hợp với não trạng và tâm thức của họ, với
nền văn hóa đương đại.
Đâu là khuôn mặt Đấng Cứu độ mà con người hôm
nay ngóng chờ?
Con người thời nay khỏe mạnh về nhiều mặt,
nhưng vẫn là người đau ốm cần đến thầy thuốc
(c. 12).
Họ mong mình được giải phóng khỏi điều gì?
Đức Giêsu Kitô có thể đáp ứng được những khao
khát đó không?
Lời rao giảng và cuộc sống của chúng ta phải
cho thấy
Đức Giêsu có thể chữa lành và đem lại một thế
giới hạnh phúc.
Ước gì chúng ta có lòng nhân và sự bao dung như
Đức Giêsu,
dám đồng bàn với con người hôm nay để dẫn họ
đến bàn tiệc thiên quốc.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa
Giêsu,
xin sai
chúng con lên đường
nhẹ nhàng
và thanh thoát,
không
chút cậy dựa vào khả năng bản thân
hay vào
những phương tiện trần thế.
Xin cho chúng con làm được những gì Chúa đã làm :
rao giảng
Tin Mừng, trừ quỷ,
chữa lành
những người ốm đau.
Xin cho chúng con biết chia sẻ Tin Mừng
với niềm vui của người tìm được viên ngọc
quý,
biết nói về Ngài như nói về một người bạn
thân.
Xin ban cho chúng con khả năng
đẩy lui bóng tối của sự dữ, bất công và sa
đọa.
Xin giúp chúng con lau khô những giọt lệ
của bao người đau khổ thể xác tinh thần.
Lạy Chúa Giêsu,
thế giới thật bao la
mà vòng tay chúng con quá nhỏ.
Xin dạy chúng con biết nắm lấy tay nhau
mà tin tưởng lên đường,
nhẹ nhàng và thanh thoát.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
"Hãy
theo Ta". - Và ông ấy đứng dậy đi theo Người.
Vị Thánh Là Ai?
Ngày kia một em bé được theo mẹ đi chợ. Từ nhà đến chợ, hai
người phải đi qua một thánh đường nguy nga, to lớn. Em bé ngước mắt nhìn thánh
đường, chợt em giơ tay chỉ cho mẹ và nói: "Mẹ xem kìa, những cửa kiếng màu
bị đóng đầy bụi, xem thật dơ bẩn và không đẹp tí nào".
Bà mẹ không nói không rằng về nhận xét của con, nhưng tiếp tục
nắm lấy tay dẫn em tiến vào bên trong nhà thờ. Tại đây, những cửa kiếng bên
ngoài xem ra dơ bẩn, xấu xí lại trở nên sáng chói và rực rỡ nhiều màu sắc lộng
lẫy.
Em bé ngạc nhiên mở to đôi mắt nhìn những cửa kiếng màu diễn tả
nhiều hình ảnh đẹp mắt. Bỗng mắt em dừng lại ở cửa kiếng sau bàn thờ diễn tả
hình của bốn thánh sử viết Phúc Âm trong lúc ánh mặt trời đang chiếu rọi qua.
Em bé hỏi mẹ đó là những thánh nào và được mẹ giải thích vắn tắt về từng vị
thánh.
Vài ngày sau, trong một lớp giáo lý, tình cờ giáo lý viên hỏi
các em: "Này, trong các em có ai trả lời được: một vị thánh là ai?"
Trước một câu hỏi có vẻ không có ý nghĩa, cả lớp giáo lý thinh lặng, chỉ có em
bé được mẹ dẫn vào bên trong nhà thờ để nhìn ngắm các cửa kiếng giơ tay xin trả
lời. Em nói: "Vị thánh là một người để cho ánh sáng mặt trời chiếu thấu
qua".
Kinh
nghiệm và câu trả lời của em bé trên có lẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn phần nào
về cuộc đời của thánh Matthêu, vị thánh Giáo Hội mừng kính hôm nay, trước và
sau khi được Ðức Giêsu kêu gọi, như được chính thánh nhân vắn tắt thuật lại như
sau: Ði khỏi đấy, Ðức Giêsu thấy một người ngồiở bàn thâu thuế, tên là Matthêu.
Chúa bảo ông rằng: "Hãy theo Ta". Ông Matthêu liền đứng dậy và đi
theo Chúa.
Một
tiếng gọi và một hành động đáp trả được diễn tả vắn gọn trong những dòng trên
đây có thể nói được chỉ là bề mặt của trận chiến nội tâm diễn ra từ lâu nơi ông
Matthêu. Một trận chiến giằng co để suy tính thiệt hơn, để cân nhắc cái lợi và
cái bất lợi, để đắn đo nhưng cái mình phải mất với những cái mình sẽ đạt được,
khi ông bỏ mọi sự để theo Chúa:
-
Ông phải mất một nghề hái ra bạc nhưng tìm được một số mệnh và sứ mệnh thật sự
có giá trị vĩnh viễn.
-
Ông phải mất một gia tài to lớn nhưng tìm lại được danh dự.
-
Ông phải mất sự bảo đảm xây dựng trên của cải vật chất để đi theo Ðức Giêsu
trong một cuộc hành trình dẫn đến sự sống mà trước đó ông chưa bao giờ mơ ước.
Về
phần Ðức Giêsu, khi chọn lựa và kêu gọi ông Matthêu, một người hành nghề thâu
thuế, bị các người đồng hương thời đó coi như là người phản quốc, nối giáo cho
giặc, bóc lột đồng bào để làm lợi cho dân ngoại xâm, cũng như bị lên án là kẻ
tội lỗi, biển thủ, gian lận và bị nhóm biệt phái kết án là kẻ tội lỗi, Ðức
Giêsu không nhìn những lỗi lầm, những vết nhơ bên ngoài, nhưng Ngài nhìn sâu
thẳm tận tâm hồn, nhìn tận bên trong và nhất là Ngài đã lấy ánh sáng của tình
yêu thương, lòng nhân hậu, quảng đại và tha thứ của Thiên Chúa để chiếu sáng và
chiếu thấu, biến ông Matthêu từ một người thâu thuế thành một tông đồ và một
thánh sử viết Phúc Âm.
(Trích
trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Kêu
gọi người tội lỗi
Người làm
công lau kiếng mà chỉ nhận lau những tấm kiếng sạch thì quả là một người đãng
trí, một cơ quan từ thiện bác ái mà chỉ đi giúp cho những người giàu có thì quả
là một trò hề đáng trách; một nhà thương mà chỉ nhận săn sóc cho người mạnh
khỏe thì quả thật là một nhà thương không thể nào chấp nhận được. Bài Phúc Âm
hôm nay kể lại việc Chúa Giêsu kêu gọi người thu thuế tội lỗi tên là Lêvi (sau
này là tông đồ Mátthêu) theo Chúa nhắc chúng ta nhớ lại sự thật: Chúa Giêsu
không còn là Chúa, là Ðấng cứu thế nữa, nếu Ngài chỉ muốn tiếp xúc với những
con người tự phụ cho mình là công chính không cần đến Thiên Chúa.
Lời xác nhận
của Chúa Giêsu không ngừng vang dội và mang lại hy vọng cho con người. Ai là kẻ
công chính hoàn toàn vô tội trước nhan Thiên Chúa đến độ không cần tới ân sủng
của Thiên Chúa, không cần đến Thiên Chúa. Thiên Chúa là Ðấng nhân từ hay thương
xót, giàu lòng từ ái, chậm bất bình và hết sức khoan dung nhưng chúng ta đừng
vì đó mà lạm dụng và ngồi lì trong tật xấu, trong những tội lỗi của mình.
Chúa Giêsu
kêu gọi người tội lỗi để chữa lành, để đưa họ ra khỏi cảnh nô lệ tội lỗi, được
sống trong tự do thật của những con cái Thiên Chúa. Chỉ mình Chúa là Ðấng yêu
thương vô cùng và quyền năng vô biên mới có thể đối xử đại lượng được như vậy
với những tật xấu, những tội lỗi của con người.
Lạy Chúa,
Con cảm tạ
Chúa vì đã thương con, đã cho con nhiều dịp canh tân đời sống. Xin cho con
khiêm tốn mở rộng tâm hồn đón nhận sự tha thứ của Chúa và cũng đừng có thái độ
giả hình hẹp hòi muốn Chúa trừng phạt thẳng tay những tội lỗi của anh chị em
chung quanh, không phải vì con sốt sắng muốn bảo vệ Chúa nhưng có thể là vì con
ganh tị muốn trả thù anh chị em, không muốn anh chị em được ơn ăn năn trở lại
và nhận sự tha thứ của Chúa. Xin cho con có tâm hồn quảng đại như Chúa, biết
vui mừng với Chúa vì người anh chị em đã xa lìa Chúa nay ăn năn trở về.
Lạy Chúa,
Xin tình
thương đầy sức mạnh tha thứ của Chúa tác động nơi con và nơi mọi anh chị em.
Hãy theo Ta: Thánh Matthêu Tông Đồ
Matthêu
người thâu thuế. Một nghề mang tiếng xấu, người bị coi là ô uế, không nên lui
tới.
Hãy theo Ta.
Đức
Giê-su đã cắt đứt quan niệm xấu về một người : “Hãy theo Ta”. Người không quan
tâm đến hình ảnh xã hội của ông. “Ông đứng dậy và đi theo Người”. Thế là
Matthêu đã bỏ cuộc sống ngày thường và lao vào cuộc phiêu lưu theo Tin Mừng.
Mạo hiểm thế nào : Đức Giê-su ăn uống với người tội lỗi. Do cách làm đó, Đức
Giê-su làm cho những kẻ sống thủ cựu vấp phạm nhưng Người tuyên bố do đó có ơn
tha thứ của Chúa Cha. Đức Giê-su đã làm đảo lộn thế gian, Đức Giê-su đã lật
ngược những vị thế truyền thống của chúng ta. Đức Giê-su đổi mới tận gốc.
Hãy theo Ta.
Không
bắt ép làm những việc lớn, mà chỉ mời theo ơn gọi khác thường. Rất giản dị, hãy
chia cơm bánh với người khác, đem một chút niềm vui của tôi, một nụ cười, giải
trí cho bầu không khí nơi làm việc, giúp tập một nghề cách lương thiện.
Đối
với mỗi người chúng ta, cần thực hiện tiếng gọi tại địa chỉ của mình, nơi chúng
ta ở, trong tình trạng của những người tội lỗi. Ngày nay, từng bước từng bước
theo Đức Ki-tô như người ta đồng hành với bạn thân, rất đơn giản.
Hãy theo Ta.
Như
một bạn hữu ! không nói sẽ đi đến đâu, chỉ đề nghị ta đồng hành, không nói tại
sao mời gọi ta hơn là người khác. Vâng ! không cần biết vì chúng ta yêu mến
Người ! không cần biết vì chúng ta tín nhiệm Người, để chúng ta theo Người, để
chúng ta đặt trọn đời sống chúng ta vào đời sống của Người, theo ân huệ của
Người, vì Người đã thương gọi chúng ta, với niềm tin vững chắc chắn rằng Người
yêu thương chúng ta !
Một
cách rất thật nào đó, chúng ta dám nói với Đức Ki-tô rằng, xin theo con ! chúng
ta xin Người đồng hành với chúng ta, làm cho chúng ta tin cậy vào chúng ta như
Đức Ki-tô đã làm thế từ mãi mãi cho đến nay rồi.
Tình
bạn tươi sáng đòi hỏi tất cả, cho tất cả, dâng tất cả và nhận tất cả. Không
phải thế sao ? để đồng hành, nhưng cũng để tiến lên phía trước.
J.M
Bữa tiệc tại nhà Mát-thêu. |
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng
9
21 THÁNG CHÍN
Được Dìm Trong Cái Chết
Của Đức Kitô
Qua Bí Tích Phép Rửa –
là bí tích cứu độ đầu tiên do Đức Giêsu thiết lập – con người được tháp nhập
với Đức Kitô và được liên kết vào trong gia đình của Thiên Chúa hằng sống.
Thánh Phaolô lặp lại cho chúng ta điều ngài viết cho các Kitô hữu tại Rôma vào
thời của ngài: “Anh em không biết rằng: khi chúng ta được dìm vào nước thanh
tẩy, để thuộc về Đức Kitô Giêsu, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của
Người sao? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai
táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền
năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới. Thật
vậy, vì chúng ta đã nên một với Đức Kitô nhờ được chết như Người đã chết, thì
chúng ta cũng sẽ nên một với Người, nhờ được sống lại như Người đã sống lại”
(Rm 6,3-5).
Tông đồ Phaolô dạy chúng
ta rằng Phép Rửa là một hình ảnh diễn tả cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô. Thực vậy,
trong Phép Rửa chúng ta được dìm vào trong cái chết của Đức Kitô, được thanh
tẩy những dấu vết tội lỗi, được đưa vào sự sống mới của Chúa Phục Sinh, và được
trở nên đền thờ sống động của Chúa Thánh Thần. Nhờ Phép Rửa chúng ta được hội
nhập vào sự sống của Hội Thánh. Đây là cộng đoàn của Chúa Kitô, được thiết lập
và được nuôi dưỡng bởi tình yêu. Đây là cộng đoàn của đức tin và của sự sống
mới; cộng đoàn này đồng hành với chúng ta trong cuộc sống và nâng đỡ chúng ta
vượt qua những sự yếu đuối của mình. Như vậy chúng ta không còn là nô lệ cho sự
dữ ghê gớm nhất trong tất cả các sự dữ – là tội lỗi. Chúng ta có thể bắt đầu
sống một cuộc sống hoàn toàn tự do của con cái Thiên Chúa.
+++++++++++++++++
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 21-9
Thánh Matthêô, Tông Đồ, Tác giả sách Tin Mừng; Ep 4,
1-7.11-13; Mt 9, 9-13.
LỜI
SUY NIỆM: Bỏ nơi ấy, Đức
Giêsu đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Mátthêu đang ngồi
tại trạm. Người bảo ông: “Anh hãy theo tôi”. Ông đứng dậy đi theo Người. (Mt
9,9).
Như chúng ta ai cũng biết, đa phần người thu thuế là những người đầy gian trá,
họ luôn luôn thu tóm thật nhiều tiền của và vật chất về cho cá nhân mình, bằng
cách bóc lột người dân và gian dối lường gạt chính phủ. Trong khi đó riêng bản
thân của Mátthêu còn mang thêm tội phản quốc vì đã cọng tác với ngoại ban, nhất
là đối với dân Do-thái là một dân cuồng tín. Niềm tin tôn giáo của họ,
chỉ tin một mình Thiên Chúa là vua, và nộp thuế cho nhà cầm quyền Rôma là
vi phạm quyền lợi của Thiên Chúa. Khi Chúa Giêsu gọi ông Mátthêu làm Tông Đồ
cho Chúa, Ngài không những chỉ biết về ông hiện tại như thế nào và sau này sẽ
như thế nào nữa. Mỗi một người chúng ta cũng phải nhìn lại cuộc đời của mình:
trước khi được gọi và hiện giờ đang như thế nào, để xem mình đang thực hiện ý
mình, hay ý Chúa.
Mạnh Phương
++++++++++++++++++
Gương Thánh Nhân
NGÀY 21-09 THÁNH MATTHÊÔ - TÔNG ĐỒ THÁNH SỬ
Ít có ai chuộng người
thu thuế. Vào thế kỷ thứ I tại Palestine
điều này còn rõ hơn nữa, khi mà họ thủ lợi được nhờ dọa dẫm và gian dối. Nhưng
dù có lương thiện đi nữa nhân viên thu thuế cũng không được cấp lãnh đạo Do
thái chấp nhận vì họ làm việc cho lương dân. Họ là người nhơ uế theo luật pháp
và bị loại khỏi xã hội. Khi nhận một người thu thuế vào môn đồ của Người, Chúa
Giêsu quả đã khinh thường tiên kiến của dân chúng.
Điều cần ghi nhận là
Matthêô không phải đi từ cửa nhà này tới cửa nhà khác để thu thuế. Ông có một
văn phòng tại Capharnaum, thành phố quê hương của Phêrô và đại bản doanh của
Chúa Giêsu khi thi hành sứ vụ tại Galilê.
Đi ngang qua, Ngài thấy
Lêvi con của Alphê ngồi nơi sở thu thuế và Ngài nói: "Hãy theo Ta" và
ông đứng dậy đi theo Ngài" ( Mc 2,14)
Đó là lời mời gọi làm
tông đồ, rất giống lời gọi dành cho Simon và Anrê (Mc 1,16t). Dầu vậy Lêvi
không có tên trong danh sách mười hai (Mc 3,16; Mt 10,3; Lc 6,14t; Cv 113). Ơn
gọi người thu thuế được ghi lại trong Tin Mừng thứ nhất, trong đó ông được gọi
là Matthêô (Mt 9,9t). Như vậy tông đồ đồng hoá mình với Mathêô có trong danh
sách các tông đồ. Lời giải thích tự nhiên được tiếp nhận rộng rãi là Matthêo
với Lêvi chỉ là một người với hai tên gọi khác nhau. (Chẳng hạn anh em Macabê,
IMcb 2,2-5). Cũng có thể chính Chúa Giêsu đã đặt tên cho Matthêô như đã đặt tên
Phêrô cho Simon (Mattai theo tiếng Aramêô có nghĩa là ấn bản của Thiên Chúa).
Từ đó Matthêô bỏ sổ sách
và học theo hoa đồng và chim trời, những thứ không thể tính toán cho đời sống
mình (Mt 6,25t). Chủ nhân của ông không còn là Antipas, con cáo gian xảo (Lc
13,32) mà là một Đấng khác hẳn loài cáo, lại chẳng có lấy một căn nhà (Mt
8,20). Sự thay đổi đã hủy diệt trọn tương lai trần gian của Matthêô. Simon và
Andrê còn có thể trở lại với nghề chài lưới, còn Matthêô bị tống khứ khỏi nghề
cũ và không thể trở lại được nữa. Trong cộng đoàn tông đồ không phải ông mà là
Giuda giữ quĩ của nhóm (Ga 13,29).
Sau khi được gọi,
Matthêô biến dạng khỏi Tân ước và chỉ còn để lại tên trong danh sách các vị
tông đồ. Ngài đã ra thế nào ? Chúng ta có được một câu văn của giám mục Papias
trong cuốn giải thích Lời Chúa (khoảng năm 125): "Matthêô viết một tường
thuật có thứ tự về lời Chúa, theo năng khiếu của Ngài" (Eusebiô lịch sử
Giáo hội III,39). Cuốn Tin Mừng Matthêô viết bằng tiếng Aramêô cho người Do
thái trở lại. Khi thời thế đòi hỏi, con người Matthêô bị xã hội loại bỏ ấy đã
cầm lấy viết để trước tác cuốn "Tin Mừng theo thánh Matthêô".
Theo bản văn tiếng Hy
lạp còn lại, chúng ta thấy tính khí theo toán học với những con số rõ rệt: 7 dụ
ngôn về nước trời, 7 lời nguyền rủa bọn biệt phái, 7 lời cầu trong kinh Lạy Cha
và có lẽ 7 mối phúc thật. Cả con số 5 nữa: 5 cuộc tranh luận với biệt phái, 5
chiếc bánh, 5 lượng vàng, nhất là 5 phần của cuốn sách. Sau cùng như chúng ta
mong đợi có dấu chỉ về sự hiểu biết tinh tường về phương diện tài chánh như
đồng bạc nộp thuế thay vì đồng "denarius" trong Mc và Lc hay như thuế
đền thờ, với những loại thuế gián thu, thuế phân...
Như vậy Matthêô đã
chuyển nghề nghiệp cũ vào một việc phụng sự mới, từ người kế toán thành người
viết Tin Mừng. Thật không ngạc nhiên gì khi một mình Ngài ghi lại lời này của
Chúa : - "Phàm ký lục nào đã được thụ giáo về nước Trời thì cũng giống như
gia chủ biết rút từ trong kho của ông ra điều mới và điều cũ" (Mt 13,52).
Không có khí cụ hèn hạ
nào của chúng ta mà lại không được dùng một cách hoàn hảo và xứng đáng vào việc
phụng sự Chúa.
Cuốn Tin Mừng thứ nhất
là một kỷ vật của thánh Matthêô được Giáo hội ưa chuộng. Nhưng công cuộc tông
đồ sau này của Ngài lại bị mai một. Ngài đã rao giảng Tin Mừng cho người Do
thái tại Palestina có lẽ trong 15 năm (Eusebiô, Lịch sử Giáo hội III, 24,265)
nhưng sự lầm lẫn giữa tên Ngài với thánh Matthias (Cv 1,26) làm chúng ta luõng
lự giữa những truyền thống khác nhau. Ethiopia ,
Parthia , Macedonia và cả
những xứ của những kẻ ăn thịt người đều được ghi nhận là nơi thánh nhân đã làm
việc tông đồ.
Thường người ta cho rằng
: Ngài chịu tử đạo, nhưng ý kiến cũng không được đồng nhất. Điều chắc chắn là
Ngài đã sống đời của một vị tử đạo và thế là đủ. Đối với chúng ta Ngài luôn
luôn là một người đã biết được tiền của là gì, lẫn việc không có tiền của là
gì.
(daminhvn.net)
++++++++++++++++++
Ngày 21
THÁNH
MATTHÊÔ, TÔNG ĐỒ, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG
Bạn đến kín nước trong sự đốt nóng giữa
ban trưa, nhưng cơn khát mới lại làm khô cố họng bạn. Chỉ có thứ Nước Hằng Sống
mới làm thỏa cơn khát của trái tim bạn.
"Nhiều người thu thuế và tội lỗi
kéo đến, cùng ăn với Người và các môn đệ" (Mt 9,10). Matthêu, người viết
Tin Mừng, ông biết điều này đã xảy ra như thế nào. Chính ông là người thu thuế
ông cảm thấy mình được Chúa quan tâm và xót thương. Ông cũng đã nhìn thấy các
bạn của mình ngồi cùng bàn với Chúa Giêsu. Sau đó, tên thu thuế này đã trở
thành môn đệ Chúa ; ông là tác giả cuốn Tin Mừng đầu tiên.
Thiên Chúa đã tự hạ mình. Đây là cách
Ngài dùng để nâng chúng ta lên và làm cho chúng ta ý thức trách nhiệm của mình.
Thánh Matthêu đã được giao phó sứ mệnh loan báo Tin Mừng và Tin Mừng đem lại
sức sống tròn đầy cho chúng ta.
Chúa Giêsu không cho chúng ta biết về
"sứ mệnh" loan báo Tin Mừng của Ngài, ngay trong những phương cách
đầy khiêm tốn và kín đáo. Để hiểu rõ sứ mệnh đó, chúng ta phải ngồi cùng bàn
với Ngài, tiếp nhận ánh sáng của Ngài, thứ ánh sáng cần được quang tỏa cho mọi
người chung quanh.
Các
Nữ Tu Đa Minh Taulignan
Hạnh Các Thánh
Ngày 21 tháng 9
THÁNH MATTHÊU
TÔNG ĐỒ THÁNH SỬ
Hôm ấy Chúa
Giêsu đi qua sở quan thuế thành Caphanaum, gần bờ biển Tibêria, Người đã chăm
chú nhìn đến một nhân viên thu thuế và âu yếm gọi ông: “Hãy theo Ta”; không do
dự, ông liền đứng dậy và bỏ mọi sự đi theo Chúa. Người thu thuế ấy chính là
Matthêu, tục danh là Lêvi, cũng là một trong bốn tông đồ thánh sử mà Giáo hội
kính hôm nay.
Matthêu con ông
Anphê làm nghề thu thuế. Ngài không phải là công chức Rôma biệt phái sang
Galilê, nhưng chỉ là một nhân viên thu thuế quốc tịch Do thái. Theo tục lệ Do
thái, ngài còn có tên húy là Lêvi.
Lêvi là người
có tài xã giao, ông đã thiết tiệc mời các bạn đồng nghiệp tới chung vui với ông
nhân ngày ông chuyển hướng theo Chúa Giêsu. Dĩ nhiên Chúa và các môn đệ cũng
được mời dự tiệc. Cuộc chuyển hướng của Matthêu đã nói lên lòng quảng đại và
thiện chí của ông. Trong số những khách dự tiệc hôm đó, có mặt một số người
biệt phái. Họ bỡ ngỡ khi nhận ra Chúa Giêsu và các môn đệ Người cũng hiện diện
giữa nhóm người tội lỗi và ô hợp này. Họ lẩm bẩm và bàn tán về Chúa và nói với
các môn đệ Người rằng: “Sao Thầy các ông ngồi ăn với những người thu thuế và
những người bất lương?” Thấy rõ tâm trạng của họ, Chúa vạch trần ý nghĩ sai lầm
của họ bằng lời tuyên bố sứ mệnh của Người. Chúa nói với bọn biệt phái: “Không
phải những người khỏe cần đến thầy thuốc, nhưng những người yếu đau. Các ông
hãy đi và học biết điều này: Ta muốn lòng thương xót chứ không muốn lễ vật, vì
Ta không đến gọi những người đạo đức, nhưng gọi những người tội lỗi” (Mt
11,13).
Thế là giữa
Chúa Giêsu và người biệt phái có sự xung khắc. Lần sửa sai này khiến bọn biệt
phái công phẫn. Từ đó họ tìm cách bắt bẻ Người. Có lẽ bọn họ từ nay cũng hết cả
thiện cảm với Matthêu, người đã thật tình theo Chúa Giêsu ngay tiếng gọi đầu
tiên.
Nếu mở Phúc âm
tìm đọc bản liệt kê danh sách 12 tông đồ, người ta thấy trong Phúc âm thánh
Marcô và Luca, tên của thánh Matthêu đứng hàng thứ bảy. Nhưng trong Phúc âm do
ngài chép, tên của ngài lại đứng thứ tám và chỉ có ngài mới chua thêm một biệt
hiệu không mấy danh dự là “Matthêu người thu thuế”. Có lẽ vì khiêm tốn nên ngài
đã chẳng ngần ngại ghi rõ tông tích của mình như vậy. Ngoài ra người ta nghĩ
rằng, vì qua việc kinh tài như thế, đáng nhẽ ngài phải giữ nhiệm vụ quản lý mới
phải, nhưng Chúa Giêsu lại tín nhiệm và trao cho Giuđa.
Phúc âm Matthêu
được soạn thảo khoảng năm 50. Phúc âm ngài viết bằng tiếng Do thái, tóm lược
những lời Chúa nói và những việc Chúa làm. Phúc âm thứ nhất này được dịch sang
tiếng Hy lạp khoảng năm 70. Vì viết cho người Do thái nên Matthêu nhấn mạnh đến
những kiểu nói, những quan niệm riêng của họ. Ngài nhắc cho độc giả biết rằng:
“Phúc âm hoàn tất luật cũ”. Một nét đặc biệt trong Phúc âm thứ nhất là Matthêu
chỉ trích những người biệt phái. Phải chăng đó là ảnh hưởng của Chúa trong bữa
tiệc, thánh nhân thiết đãi bạn bè trước khi theo Chúa? Ngài cũng chú trọng đến
việc Chúa lập Giáo hội mà Phêrô là thủ lãnh. Phúc âm của ngài còn nói lên tính
cách quan trọng của Tân ước đối với Cựu ước. Thánh nhân cố ý chứng minh rằng:
Chúa Giêsu chính là Đấng Cứu Thế mà Cựu ước mong đợi. Nhưng một điều không
giống với những thánh ký khác, là thánh Matthêu không thích những gì là chi
tiết, vụn vặt, những gì có vẻ bóng bẩy và linh hoạt. Ngài cũng chẳng để ý những
niên hiệu tỉ mỉ. Bài giảng trên núi, đã được thánh nhân trình bày theo một dàn
bài rõ rệt. Ai đọc Phúc âm Matthêu cũng nhận thấy cái tài dàn cảnh xuất sắc của
ngài.
Có lẽ thánh
Matthêu có sứ mệnh truyền giáo cho những người Do thái. Chúng ta biết rất ít về
hoạt động tông đồ của thánh Matthêu, vì ngài sống vào thời đại người ta ít để ý
đến sử sách. Theo các tác giả thời xưa và các Giáo phụ thời trung cổ, thì thánh
Matthêu đã truyền bá đức tin ở Êthiôpia, ở Ba tư, ở Parthes. Người ta cũng biết
rằng ngài đã được phúc tử đạo để kết thúc sứ mệnh tông đồ của ngài tại Tarrium
thuộc Êthiôpia.
Giáo đoàn Hy
lạp kính nhớ thánh Matthêu vào ngày 16 tháng 11. Tử đạo thư mục của thánh
Giêrônimô dành cho thánh ký năm ngày lễ kính, nhưng ngày đặc biệt là ngày 21
tháng 9.
Lạy thánh
Matthêu, xin ngài dạy chúng con biết từ bỏ mọi sự trần gian, mau mắn nghe theo
tiếng Chúa kêu gọi, sống đời tận hiến và phục vụ truyền giáo như người xưa, hầu
xứng đáng hưởng hạnh phúc thiên đàng với ngài.
Phanxicô Phan (1799-1838)
St.Francis Jaccard(Phan) |
Phanxicô Phan
(Francois Jaccard), Sinh năm 1799 tại Onnion, Annecy, Pháp, Linh mục Hội Thừa
sai Paris, địa phận Ðàng Trong, bị xử giảo ngày 21/09/1838 tại Nhan Biều dưới
đời vua Minh Mạng. Đức Lêo XIII suy tôn linh mục Phanxicô Jaccard Phan lên hàng
Chân Phước ngày 27.5.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài
lên bậc Hiển thánh. Lễ kính vào ngày 21/09.
Một cuộc sống bi hùng.
Nếu so sánh
những cuộc tử đạo như những vở bi hùng kịch thì cuộc tử đạo của thánh Phanxicô
Jaccard Phan là một trong những bi hùng kịch hùng tráng nhất : Mười năm tù khi
rộng khi ngặt, với hai mươi tháng tù đày gian khổ và ba án tử hình. Giữa những
khổ ải đó, nổi bật lên chân dung một người hùng quả cảm. Ngài đã chiến thắng
được đói khát và sốt rét, đã trung thành tuyệt đối với chân lý của Tin Mừng là
tha thứ và phục vụ kẻ làm hại mình. Gan lì trước nghịch cảnh, từ chối mọi tiện
nghi, như nhân xét của Đức cha Cuénot Thể : "con người không còn gì để mất
đó, đã luôn tiến về phía trước để chinh phục tha nhân".
Chí khí chàng nông dân
Chào đời ngày
06.09.1799 tại Onion thuộc miền Savoie nước Pháp, trong một gia đình nông dân
nghèo, nhưng đạo đức, cậu Phanxicô Jaccard thủơ nhỏ ham chơi hơn là học. Còn gì
lý thú bằng chạy nhảy giữa cánh đồng xanh tươi bát ngát. Khi được cha mẹ gởi
vào chủng viện Mélan, cậu Jaccard luôn là học sinh "đội sổ" nên đâm
ra chán nản và trốn về gia đình. Nhưng sau, nhờ bạn bè và thân nhân khích lệ,
đàng khác vì ước muốn làm linh mục, cậu xin trở lại chủng viện, cậu hứa với mọi
người sẽ cố gắng tới cùng.
Quả thực
Jaccard đã giữ lời hứa. Với sự chuyên cần và nỗ lực, anh hoàn thành chương trình
chủng viện Mélan, rồi được lên đại chủng viện giáo phận Chambery năm 1819. Hai năm sau, thày Jaccard
xin gia nhập hội Thừa Sai Paris, và thụ phong linh mục ngày 15.03.1823. Liền
đó, cha Jaccard được đề cử vào chức vụ giám đốc đại chủng viện. Nhưng cha thẳng
thắn trình bày với các Bề Trên : "Con tình nguyện vào đây để truyền giáo
phương xa, chớ không phải ở thành phố Paris
này".
Thế là ngày
10.07.1823, cha xuống tàu tại cảng Bordeaux
giã từ quê hương yêu dấu. Ngày 25.11.1824, tàu của cha cập bến Macao , nhưng mãi tháng
2.1826, vị thừa sai mới đến được giáo phận Đàng Trong. Sau một thời gian học
tiếng Việt ở chủng viện An Ninh, cha lấy tên là Phan, hoạt động tại Nhu Lý, Phủ
Cam, rồi làm giám đốc chủng viện An Ninh (Quảng Trị).
Tinh thần phục vụ hết mình
Tháng 6.1827,
vua Minh Mạng tập trung về Huế ba vị thừa sai : Tabert Từ, Gagelin Kính và
Odorico Phương, viện cớ cần người thông ngôn và dịch sách. Ba tháng đầu, cha
được đối xử tử tế, có thể làm việc mục vụ cho giáo hữu Huế, nhưng các ngài như
bị giam lỏng tại Cung Quán, lúc nào cũng có lính gác, đi đâu thì có ba lính đi
kèm. Đến cuối năm nhờ có Tả quân Lê Văn Duyệt can thiệp với vua, ba vị thừa sai
được thả về. Còn riêng cha Phan, tháng 7.1828, quân lính mang trát son, cáng
điều đến triệu cha về kinh đô. Ngài ở Cung Quán dịch các tài liệu tiếng Pháp ra
tiếng Việt. thấy ở Cung Quán như bị "bó tay buộc chân" không làm việc
tông đồ được, cha Phan liền xin vua đến ở họ Dương Sơn cách kinh thành 15 cây
số, để vừa giúp các tín hữu vừa dịch sách cho hoàng cung. Giai đọan này cha đã
dịch các sách về Napoléon, về việc chinh phục của Anh ở Ấn Độ, về lịch sử Âu,
Mỹ, và dạy tiếng Pháp cho nhiều người vua gởi tới. Vua muốn ban chức lộc triều
đình, nhưng cha từ chối không nhận.
Được tin vua
Minh Mạng sắp mừng lễ Tứ tuần, cha xin phép đứng ra tổ chức tám ngày liên tiếp,
cầu nguyện cho Hoàng Đế bằng những nghi thức long trọng. Ngoài các tín hữu, số
lương dân đến tham dự đông đảo như ngày hội. Nhiều người nhờ dịp này thêm quý
mến đạo, trong đó có một số quan đại thần và bà chị các Đức Vua.
Người "lính" của vua Minh Mạng
Tháng 9.1831,
làng Dương Sơn do cha Phan phụ trách bị dân làng Cổ Lão gây chuyện và tố cáo về
tội chiếm đất. Đến sau vì không có bằng cớ, họ đổi qua tố cáo về tội theo đạo.
Lập tức 73 người bị giam tù, mỗi người lãnh 100 roi đòn, viên phó lý bị lưu
đầy, Lý trưởng và cha Phan bị án tử hình. Riêng với cha Phan, vua Minh Mạng tỏ
vẻ nhân đạo hơn, đổi từ án xung quân, bắt nhập ngũ trong quân đội hoàng gia, và
được điệu về giam lỏng ở Cung Quán để tiếp tục dịch sách vở, thơ từ …
Giai đoạn này
cha Phan nhiều lần tiếp xúc với vua Minh Mạng. Chính Vua nhờ cắt nghĩa các
tranh ảnh Cựu ước và Tân ước… Vị tông đồ của Chúa liền tranh thủ giải thích cho
vua hiểu về giáo lý trong đạo, về Thiên Chúa sáng tạo, linh hồn bất tử và thưởng
phạt đời sau. Một lần cha Phan đánh bạo gởi cho vua cuốn giáo lý dành cho người
xin học đạo. Đối lại nhà vua sai quan Thượng thư bộ lễ đến bắt cha phải đốt hết
các sách tôn giáo đó, nhưng cha cương quyết từ chối. Quan nói: "Tôi tha
cho ông, nhưng khi ra trước hội đồng các quan, ông phải nói đã gởi sách và đồ
lễ về Tây rồi, và hứa không giảng đạo nữa". Cha đáp: "Thưa quan, quan
biết là đạo cấm nói dối, còn việc ngừng giảng đạo, tôi không thể vâng
được". Viên quan tiếp: "Vậy ông sẽ bị án xử tử". Cha trả lời:
"Tôi đã bị lên án một lần, có lên án lần nữa cũng chẳng sao". Vua
Minh Mạng biết chuyện nhưng lờ đi vì thấy chưa đến lúc, chỉ ra lệnh cho người
canh gác cha nghiêm ngặt hơn trước.
Người tù lưu đày bất khuất
Tháng giêng năm
1833, sau sắc lệnh cấm đạo toàn quốc, cha Phan có thêm người bạn đồng hàng, cha
Odorico Phương dòng Phanxicô mới bị bắt ở Cái Nhum. Mỗi đêm, hai cha âm thầm
dâng lễ với nhau ở Cung Quán, đồ lễ giấu ở sàn nhà. Từ đây hai vị sống bên nhau
trong một năm rưỡi, cùng chia sẻ ngọt bùi đắng cay, cùng đón nhận người bạn tù
đặc biệt, cha Gagelin Kính và hiệp thông với hy lễ tử đạo của ngài. Nhiều tuần
lễ liền, mỗi buổi sáng khi thức dậy, hai vị lại giúp nhau chuẩn bị dọn mình
lãnh phúc tử đạo, nhưng giờ Chúa chưa đến.
Thời gian này
miền Nam
có cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi. Vua Minh Mạng nghe đồn các tín hữu tham gia
rất đông, nên lo sợ và thảo một lá thư dụ hàng, đưa cho thừa sai ký. Hai cha
thức suốt một đêm để viết một lá thư khác kêu gọi các anh em tín hữu. Theo lá
thư, việc chống lại triều đình có hại cho đạo, và Tin Mừng không bao giờ chấp
nhận việc huynh đệ tương tàn. Thế nhưng số tín hữu theo Lê Văn Khôi thực tế
không đông, nên lá thư này không mang lại hiệu quả bao nhiêu.
"Giận cá
chém thớt", vua Ming Mạng nổi cơn thịnh nộ, truyền xử tử hai vị giáo sĩ.
May có sự can thiệp của Hoàng Thái Hậu Thuận Thiên. Bà không muốc con làm điều
thất nhân ác đức, và nhắc con coi chừng nước Pháp trả thù. Thế là bản án được
đổi thành lưu đày chung thân tại Lao Bảo (ở biên giới Lào), nơi rừng sâu nước
độc. Sau mười ngày trèo non lội suối, ngày 12.12.1833, hai cha đến đất lưu đầy,
phải sống trong trại tù có rào chắn và chông nhọn xung quanh. Niềm an ủi lớn
lao của hai cha là vẫn được nhiều tín hữu viếng thăm tiếp tế lương thực.
Nhưng chưa được
một tháng, Vua thay viên cai ngục khó tính hơn, và nhắn lời dụ dỗ hai vị xuất
giáo. Việc dụ dỗ thất bại, viên cai ngục liền chuyển hai cha sang trại cấm cố,
cho giam riêng trong một túp lều trật hẹp, bớt phần cơm và cấm tiếp tế. Thêm
vào đó, ông còn cho tịch thu toàn bộ sách kinh, giấy viết. Cha Odorico Phương
hay nói đùa : "Chúa thấy tôi làm thừa sai vụng về nên cho đổi qua nghề làm
bếp. Tôi là đầu bếp, cha Jaccard rửa chén. Nhưng vấn đề là không có gì bỏ vào
nồi để nấu thôi".
Ngoài nắm cơm
mỗi ngày mỗi nhỏ bớt, hai cha phải đi hái hoa cỏ dại, chuối xanh về luộc với
một ít muối để đủ sống qua ngày. Đời sống kham khổ, đói khát và cơn bệnh sốt
rét ác tính đã cướp đi sinh mạng của người bạn của cha Phan. Cha Odorico Phương
đã từ trần ngày 25.5.1834 sau một tuần liệt giường. Còn lại một mình cha Phan
đã sống sót cách tài tình cho tròn hai mươi tháng lưu đầy. Cũng sốt rét, cũng
kiết lỵ, nhưng ngài đã khuất phục được chúng. Không những thế, cha tiếp tục làm
việc tông đồ trong trại, học tiếng lào để nếu có cơ hội sẽ qua đó truyền giáo.
Cha cũng soạn được một cuốn ngữ vựng tiếng Chàm, nhờ sự hỗ trợ của các bạn tù
người Chàm.
Vắt chanh bỏ vỏ
Đến tháng 9 năm
1835, vì cần người, vua Minh Mạng đưa cha về giam ở Cam Lộ (Quảng trị) để làm
giáo sư. Vua gửi đến sáu thanh niên học tiếng Pháp nhưng cấm không được nói
chuyện về đạo. Vua nhờ cha hướng dẫn về địa lý và lịch sử Au Mỹ, giải thích các
phong tục, tập quán và luật lệ của họ. Đặc biệt cha giúp Vua tìm hiểu về Châu
Au, nhất là luật pháp nước Nhật. Dầu bận rộn vất vả, nhưng cha rất tận tụy với
Vua, vì như cha nói: "Tôi muốn chứng tỏ phải dùng điều thiện để thắng điều
ác".
Ba năm trời ở
Cam Lộ, niềm vui lớn nhất của cha Phan là được dâng lễ trong ngục. Một tấm ván
bắc qua hai chiếc ghế làm bàn thờ, cha dâng lễ vào giữa đêm khuya, rồi thu xếp
dọn dẹp ngay sau đó. Vì được quan quân kính nể, cha có thể trốn thoát dễ dàng.
Chính Đức cha Thể cũng gợi ý điều đó, nhưng cha không thực hiện, vì cha biết
quan quân sẽ truy lùng gắt gao. Việc truy lùng đó sẽ làm hại các tín hữu và lỡ
ra nhiều người sẽ bị bắt vì mình.
Đầu năm 1838,
một biến cố lớn làm thay đổi hoàn cảnh cha Phan. Số là khi triệt hạ chủng viện
An Ninh gần Di Loan, cha gíam đốc Candalk Kim chạy thoát nên vùng núi, vua liền
trút cơn thịnh nộ lên cha Phan "Kẻ thông đồng với tội nhân qua thư từ".
Ngày 07.3 cha bị bắt trói, hỏi cung rồi bị mang gông xiềng áp giải về Quảng
Trị.
Đường lên núi sọ
Tại Quảng Trị,
quan cho căng nọc vị thừa sai và cho đánh từ 9 giờ đến trưa, nát nhiều chiếc
roi, để bắt cha phải bỏ đạo. Cha trả lời : "Đạo của tôi không do Đức Vua,
nên tôi không buộc phải bỏ đạo theo ý Vua được". Lần khác, cha bị tra tấn
bằng kìm nung đỏ kẹp vào đùi, thịt cháy khét, đau đớn vô cùng, nhưng cha vẫn
cương quyết không chối đạo.
Từ 18.7.1838,
cha được giam chung với chủng sinh Tôma Thiện. Hai cha con tạ ơn Chúa, và cùng
nhau nguyện cầu xin Ngài trợ giúp. Bản án từ Quảng Trị gởi vào kinh đô xin xử
trảm, nhưng vua Minh Mạng đổi thành xử giảo và ký ngày 17.9. Sáng ngày
21.9.1838, quan quân dẫn hai cha con ra khỏi trại giam, đến một ngọn đồi ở làng
Nhan Biều (Quảng Trị). Tới nơi xử, hai cha con từ chối bữa ăn ân huệ, và quỳ
đối diện quay vào nhau cùng cầu nguyện.
Theo ý cha
Phan, muốn thấy tận mắt sự trung thành của người môn sinh trẻ tuổi, nên quân
lính hành xử chủng sinh Tôma Thiện trước. Sau đó, vòng dây qua cổ vị giáo sĩ
rồi kéo mạnh hai đầu, đưa linh hồn ngài về Thiên Quốc.
Bà mẹ của cha
Phan khi hay biết, đã reo lên "Thật là tin vui, gia đình ta có một vị tử
đạo". Bà nói : "Xin chúc tụng Chúa. tôi vẫn sợ sẽ buồn khổ biết bao,
nếu con tôi bị khuất phục trước gian khổ, trước cực hình’.
Thi hài vị tử
đạo được chôn cất ngay tại pháp trường, đến năm 1847 được cải táng về chủng
viện Thừa Sai Paris. Đức Lêo XIII suy tôn linh mục Phanxicô Jaccard Phan lên
hàng Chân Phước ngày 27.5.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn
ngài lên bậc Hiển thánh.
Nguồn từ thư
viện Đa Minh
Trường thi tử Đạo.
Phanxicô
Jaccard linh mục
Năm Kỷ Mùi
(1799) quê thực Paris
Quen nơi đồng
cỏ xanh rì
Khi vào trường
học ấy thì ham chơi
Ðược cha mẹ gởi
nơi chủng viện
Cậu Phan luôn
vào diện bét tràng
Ðâm ra chán nản
bỏ ngang
Liều mình bỏ
trốn, thở than gia đình
Nhờ bạn tốt
nhiệt tình khích lệ
Tự riêng muốn
để làm Cha
Chức Linh mục
mãi thiết tha
Nhập vô chủng
viện, hứa là siêng chăm
Cậu nỗ lực một
năm thấy rõ
Một thời gian sau
đó được thăng
Ðại chủng viện
học rất hăng
Thụ phong Linh
mục, tiếng tăm lẫy lừng
Hội Thừa sai
đón mừng gia nhập
Ði rao truyền
thành lập khắp nơi
Tông đồ phục vụ
tuyệt vời
Ðược bầu Giám
đốc, coi thời chủng sinh
Cha Phan muốn
hy sinh truyền giáo
Sang phương
Ðông giảng đạo Thừa sai
Xuống tàu vượt
biển đường dài
Lâu ngày cập
bến, phía ngoài miền Trung
An Ninh chủng
viện dùng tiếng Việt
Cha mãi mê học
miết hiểu thông
Nha Cam, Nhu Lý
hợp đồng
Ngài lên Giám
đốc, coi trông điều hành
Nhận trách
nhiệm trở thành thông dịch
Tại Triều Ðình
rất thích đón Cha
Mười năm thành
đạt tài ba
Sau ngài đào
tạo, công Cha khá nhiều
Cuộc bách hại
sớm chiều ác liệt
Ở Quảng Trị và
miệt Quảng Bình
Lệnh tra tấn
thật thất kinh
Các khanh phải
biết, điều binh truy lùng
Trẫm cho phép
được dùng vũ lực
Miễn làm sao
truy bứt Giatô
Roi đòn lính
đánh tha hồ
Xích xiềng gông
cổ, tống vô nhà tù
Vua Minh Mạng
dẹp khu thông dịch
Ðã trở nên kình
địch Cha Phan
Mời lên tòa
trấn hỏi han
Giáo dân trong
tỉnh, rõ ràng bao nhiêu
Các đạo trưởng
còn nhiều hay hết
Cha trả lời,
sống chết mình tôi
Tới đây Cha mệt
sức rồi
Các quan xấu
hổ, khi ngồi hỏi han
Càng tra tấn,
ngài càng can đảm
Dám chắp tay
xin cảm ơn Trời
Giúp con chiến
thắng tới nơi
Quan quân tức
giận, chỉ thời đòn roi
Vẫn thản nhiên,
cha coi ơn phúc
Tại pháp trường
thủ tục xử cha
Ngài quỳ cầu
nguyện thiết tha
Lý hình gươm
chém, mạnh đà đầu rơi
Thi hài ngài
chôn nơi bãi xử
Sau đưa về bên
xứ Paris
Hồng ân tử đạo
vinh quy
Nước trời vinh
hiển, Chúa thì thưởng công
Phúc tử đạo mùa
đông Mậu Tuất (1838)
Vững đức tin
chẳng khuất phục vua
Vinh thăng Toà
Thánh đúng mùa
Suy tôn Canh Tý
(1900) đón đưa Nước Trời
Một lòng son
sắt không nao núng
Giữ vững niềm
tin trước cực hình
Mạng sống an
toàn đâu xá kể
Tiền tài danh
vọng dám hy sinh
Ðoạn thơ tứ
tuyệt này có sẵn trong tài liệu (21/09/1838)
Lời bất hủ: Quan dụ dỗ nói dối đã chối đạo, cha trả
lời: "Thưa quan, quan biết là đạo cấm nói dối, còn việc ngừng giảng đạo,
tôi không thể vâng được". Quan tiếp: "Vậy thì ông sẽ bị án xử
tử". Cha trả lời: "Tôi đã bị lên án một lần, có lên án lần nữa cũng
chẳng sao". Cha đã giúp vua tìm hiểu Âu châu và nước Nhật.. Cha nói:
"Tôi muốn chứng tỏ phải dùng điều thiện để thắng điều dữ".
Tôma Trần Văn Thiện (1820 – 1838)
St.Thomas Thien. |
Tôma Trần Văn
Thiện, chủng sinh, thầy giảng; sanh 1820 tại Trung Quán, Quảng Bình; chết 21
tháng 9, 1838, tại Nhan Biều. Ngài thụ huấn với Hội Thừa Sai Balê, và đang
chuẩn bị để được thụ phong linh mục vào lúc bị bắt. Sau khi bị đánh đòn, ngài
bị xử giảo (thắt cổ) chết lúc mới có 18 tuổi. Phong Á Thánh 1900. Lễ kính vào
ngày 21/09.
Tuổi trẻ hào hùng
Trong một phiên
tòa năm 1836, viên quan án xúc động trước người tù trẻ tuổi với dáng dấp thư
sinh nho nhã, khuôn mặt khôi ngô tuấn tú, hứa hẹn một tương lai sáng lạn, ông
nói với anh thật dịu dàng : "Nếu con bỏ đạo, ta sẽ gả con gái cho, và sẽ
lo liệu cho con làm quan".
Chàng thanh
niển trẻ tuổi ấy, anh Tôma Trần Văn Thiện đã thẳng thắn trả lời : "Tôi chỉ
mong chức quyền trên trời, chứ không màng chi danh vọng trần thế".
Tuy mới 18 xuân
xanh, lứa tuổi yêu đời ham sống, chưa nếm mùi khổ đau cuộc đời, cũng chưa được
học tập thâm sâu về giáo lý, anh Tôma Thiện mới vừa tới ngưỡng cửa chủng viện,
đã ứng phó khéo léo trước bạo lực, đâu thua kém gì bất cứ chiến sĩ đức tin nào
khác trên hoàn cầu. Quả thực, anh đã thấu hiểu lời Đức Kitô : "Được
lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì có ích gì" (Mt.16,26).
Con muốn "ở chú" với cha không
?
"Chú
Thiện" như người đương thời quen gọi các chủng sinh, sinh năm 1820 trong
một gia đình đạo hạnh làng Trung Quán, tỉnh Quảng Bình.
Nữ tu Madalena
Yến, một nhân chứng sống cùng thời thuật lại rằng : "Chú Thiện có một
người dì, gọi là dì Nghị, làm bà nhất nhà phước Trung Quán. Chú thường lui tới
thăm dì và tỏ ra rất ngoan ngoãn, nhu mì, lễ phép. Khi linh mục đến dâng lễ ở
họ nhà, chú quỳ dự lễ cách nghiêm trang. Lên tám, chín tuổi, chú bắt đầu học
chữ Nho, tỏ ra thông minh bền chí và tiến bộ rất nhanh.
"Có lần
chú theo dì Nghị đi lễ ở họ Mỹ Lương, sau lễ vào chào các linh mục. Các cha
thấy cậu bé khôi ngô, hiền lành đều hỏi : Con có muốn ở chú (đi tu) với cha
không ? Cậu Tôma Thiện không thưa gì. Nhưng, chỉ ít lâu sau, người ta thấy chú
thường xuyên ở nhà cha Chính, họ Kẻ Sen. Vị linh mục này đã dạy tiếng Latinh
cho chú nhiều năm…"
Hãy nhìn xem máu tôi chảy ra kìa
Nhờ tính tình
tốt lành và trí thông minh, năm 18 tuổi (1838), chú Thiện được cha giám đốc
Candalh Kim gọi về chủng viện Di Loan, Quảng Trị. Nhận được tin, chú Thiện cùng
với người chị tên Sao hăng hái lên đường. Dọc đường hai chị em gặp nữ tu Yến từ
Di Loan về cho biết cha bề trên Candalh Kim đã phải trốn và quân lính đang lùng
bắt, rồi khuyên hai chị em đừng đi nữa, nhưng chú Thiện tỏ ra cương quyết :
"Dầu không gặp cha Bề Trên, con cũng phải đến tận nơi để biết rõ sự thể.
Cha đã gọi, không lẽ chưa đến nơi đã bỏ về".
Tới chủng viện,
hai chị em trình diện với cha Tự. Ngài nói : "Chúng tôi lo trốn chưa xong
mà chị còn dẫn em đến, chỉ làm khó khăn thêm cho chúng tôi thôi". Chị Sao
đáp: "Thưa cha, em con nhờ con dẫn đi, vì có giấy cha Bề trên gọi. Chúng
con không biết cuộc bắt đạo lại xảy ra bất ngờ như thế".
Hai ngày sau,
quân lính bao vây làng Di Loan, lục soát từng nhà. Không tìm thấy cha Kim, nên
truyền tra hỏi cặn kẽ để biết cha Bề trên trốn ở đâu. Quan khuyên chú chối đạo,
nếu không sẽ bị chết. Chú Thiện thành thật trả lời: "Tôi quê ở Trung Quán,
Quảng Bình, đến tìm thày học đạo. Đạo dạy tôi thờ Thiên Chúa là đạo thật, tôi
sẵn sàng chịu chết chứ không bỏ đạo".
Quan tỏ ra
khoan nhượng khuyên dụ chú Thiện nhiều lần : nào là tuổi còn nhỏ, tương lai còn
nhiều triển vọng, nào là sẽ thăng quan tiến chức nếu bỏ đạo. Hơn thế nữa, quan
còn muốn nhận chú làm con rể mình, và sẽ đứng ra lo liệu cưới xin. Nhưng chú
Thiện đã từ chối: "Tôi chỉ mong chức quyền trên trời, chứ không màng đến
quyền chức trần thế.
Lời khẳng khái
ấy không phải ai cũng thốt ra được. Trong số những người bị bắt, nhiều người tỏ
vẻ luyến tiếc cho chú đã bỏ lỡ một "cơ hội ngàn vàng". Chàng trai có
dáng vóc thư sinh nhưng chí khí thật kiên cường, khiến quan phải ngạc nhiên. Từ
ngạc nhiên đến tức giận, vì dám xúc phạm đến sự "bao dung" và lòng
"ưu ái" của mình, thế là ông truyền đánh đòn chàng. 40 roi đòn quất
trên thân thể gầy yếu, máu chảy thấm qua y phục, nhưng vị chứng nhân không lay
chuyển, vẫn gan dạ mỉm cười nói : "Hãy nhìn xem máu tôi chảy ra kìa".
Thấy chú cam
đảm hơn người, quan truyền đóng gông xiềng giam chú Thiện vào ngục.
Trong ngục
thất, Tôma Thiện không có bà con thân thích nào đến chăm nom tiếp tế. Các giáo
hữu Di Loan cũng bị bắt, lúc đầu còn chia sẻ cho chú đôi chút lương thực, nhưng
sau họ không cho gì nữa. Họ đã nghe quan dụ dỗ để mong trở về với gia đình. Tuy
thế quan vẫn chưa thả họ ngay. Vì muốn chú Thiện cũng phải khuất phục, quan
dùng những kẻ nhẹ dạ này gây áp lực, nhưng Tôma Thiện trước sau vẫn một mực trung
thành với đức tin.
Chú Thiện tiếp
tục bị thẩm vấn và bị đánh đòn hai lần nữa, nhưng chú vẫn vui vẻ lãnh nhận. Mỗi
lần roi quất xuống, chú lại cầu nguyện: "Lạy Chúa, xin thêm sức cho con
chịu đau khổ vì Chúa". Ngoài ra chú còn bị phơi nắng và bị kìm kẹp, nhưng
vị anh hùng trẻ tuổi vẫn không sờn lòng, chứng tỏ một nghị lực phi thường và
một đức tin hiếm có.
Đồng khổ, đồng vinh
Sau khi bất lực
trước ý chí sắt đá của Tôma Thiện, quan truyền giam chú chung với cha Jaccard
Phan. Hai cha con gặp nhau vui mừng hết sức. Chú Thiện được cha an ủi, khích lệ
và ban bí tích hòa giải. Riêng cha Phan thì sung sướng hãnh diện có một người
con tinh thần dũng cảm trong đức tin. Hai cha con cùng nhau cầu nguyện, nâng đỡ
trợ gíúp lẫn nhau và quyết chí trung thành với đạo đến cùng.
Trước tinh thần
bất khuất của hai chứng nhân Chúa Kitô, quan quyết định lên án xử trảm cả hai.
Bản án chú Thiện như sau : "Tên Thiện bị mê hoặc theo Gia Tô, dầu bị tra
tấn cũng không bỏ đạo, nên nó phải chết giống như đạo trưởng của nó".
Bản án gởi về
kinh đô. Gần một tháng sau vua Minh Mạng mới châu phê và đổi thành án xử giảo.
Có lúc nóng lòng trờ đợi, chú Thiện thưa với cha Phan : "Thưa cha, người
ta cứ để cha con ta sống lâu mãi, sao không sớm cho cha con ta được tử đạo, để
được kết hiệp cùng Chúa muôn đời". Chú cũng viết thư về gia đình vĩnh biệt
cha mẹ, họ hàng, và khuyên mọi người trung thành giữ vững đức tin.
Sáng ngày
21.9.1838, hai cha con chứng nhân Chúa Kitô cùng được dẫn ra pháp trường ở làng
Nhan Biều gần Quảng trị. Khi đi qua một quán ăn, viên đội chỉ huy cho hai vị
dừng chân, ăn uống theo thói quen dành cho tử tội. Cha Phan không dùng gì cả,
chú Thiện thưa với cha: "Con cũng không ăn, để về dự tiệc Thiên Đường vĩnh
phúc, phải không cha?" Tới nơi xử, chú Tôma Thiện quỳ xuống trước mặt cha,
lính tháo gông, tròng dây vào cổ. Lệnh xử ban hành, họ kéo hai dầu dây thật
mạnh, đầu vị tử đạo 18 xuân xanh gục xuống. Sau đó, đến lượt cha Phan cũng bị
xử như vậy.
Khác với các tử
đạo trước, cuộc hành quyết này không có giáo hữu đi theo để xin an táng. Những
người ngoại đã chôn cất hai vị ngay ở pháp trường. Năm 1847 thi hài vị tử đạo
được cải táng về tôn vinh tại chủng viện Hội Thừa Sai Paris.
Ngày 27.05.1900
Đức Lêo XIII đã suy tôn chủng sinh Tôma Trần Văn Thiện lên bậc Chân Phước. Ngày
19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng Hiển thánh.
nguồn từ Tu
Viện Đa Minh
Trường thi tử đạo
Chủng sinh Tôma
Trần Văn Thiện
Năm Canh Thìn
(1820) hiện diện Quảng Bình
Một hôm đi lễ
thình lình
Vào cha thăm
hỏi nghĩa tình thân quen
Cha xứ bảo cậu
em ở lại
Ði nhà thờ khỏi
ngại đường xa
Thường xuyên
qua lại thăm cha
Mẹ cha thuận,
cậu đà ở luôn
Cha Chỉnh dạy
vào khuôn vào phép
Học Latinh cậu
ghép được ngay
Tôma Thiện tính
tốt thay
Cha Kim cho
gọi, cậu này chủng sinh
Tôma Thiện
thông minh ơn gọi
Dọc đường đi
nghe nói vắng cha
Lính vây tìm
bắt người mà
Cậu Thiện quả
quyết, phải là tới nơi
Gặp Cha Tự ngài
thời cho biết
Ðang khó khăn
tạm biệt vắng nhà
Cậu Thiện nói
có giấy cha
Xin thì thông
cảm, xảy ra bất ngờ
Cậu hãy về để
chờ lệnh mới
Lúc bấy giờ cậu
tới chẳng sao
Dĩ Loan lính
tới tràn vào
Từng nhà lục
soát, ai nào thoát thân
Trong số đó có
phần cậu Thiện
Giải Quảng Trị
trình diện với quan
Vấn tra cậu
Thiện rõ ràng
Chủng sinh hiểu
biết, khai man ăn đòn
Thiện chững
chạc tôi còn đi học
Quê thực Trung
Quán, gốc Quảng Bình
Tôn thờ một
Chúa uy linh
Sẵn sàng chịu
chết, trọn tình Giêsu
Quan khoan
nhượng khuyên dụ chú Thiện
Tuổi xuân xanh
thể hiện tài năng
Thăng quan tiến
chức ta thăng
Chỉ cần xuất
giáo, quan nâng đỡ liền
Nhưng chú Thiện
đã liền từ chối
Tôi chẳng màng
u tối trần gian
Chỉ mong hạnh
phúc Thiên Ðàng
Giầu sang phú
quý, bạc vàng chẳng mê
Quan bỡ ngỡ
nóng ghê tức giận
Cho lính đánh
một trận nhừ đòn
Chú Thiện gầy
ốm héo hon
Máu tuôn thấm
áo, như son đỏ lòm
Quan thấy Thiện
nhỏ con can đảm
Truyền đóng
gông tống khám ngồi tù
Tôma Thiện Chúa
hộ phù
Họ hàng thân
thích, sợ thù chẳng thăm
Giáo hữu Di
Loan nằm chung khám
Cũng sẻ chia
phân tán cho thầy
Lâu ngày tiếp
tế nơi đây
Dần dà cũng
cạn, bụng thầy đói meo
Quan thẩm vấn,
đòn theo lần nữa
Bắt xuất giáo
đoan hứa tuân hành
Thầy Thiện
Thiên Chúa vinh danh
Xin Cha thêm
sức, trung thành chứng nhân
Cho phơi nắng
nặng phần kìm kẹp
Thầy nguyện xin
cho đẹp ý Cha
Quan trấn tức
giận quá mà
Lệnh truyền xử
giảo, đưa ra pháp trường
Cuộc hành quyết
người lương tham đự
Không giáo dân
như xử trước đây
Lương dân chôn
cất cho thầy
Pháp trường an
táng, tràn đầy hồng ân
Phúc tử đạo
Thanh Xuân Mậu Tuất (1838)
Chúa quan phòng
chẳng mất đi đâu
Roma Toà Thánh
không lâu
Suy tôn Canh Tý
(1900) lên chầu Thiên nhan
Lời bất hủ: Quan khuyên thầy Thiện hãy bỏ đạo, nếu
không sẽ bị chết, thầy trả lời: "Tôi quê ở Trung Quán, Quảng Bình đến tìm
thầy học đạo. Ðạo dạy tôi thờ Thiên Chúa là đạo thật, tôi sẵn sàng chết chứ
không bỏ đạo".
Thứ Sáu 21-9
Thánh Mátthêu
M
|
átthêu là người Do Thái làm việc cho đạo quân xâm lăng La Mã, thu
thuế của những người đồng hương Do Thái. Mặc dù người La Mã có lẽ không cho
phép moi tiền của người chịu thuế một cách quá đáng, nhưng điều họ quan tâm vẫn
là hầu bao của mình nên họ thường làm ngơ về những hành động của "người
thầu thuế". Do đó sau này, những người thu thuế thường bị khinh miệt như
người phản bội dân Do Thái. Người Pharisiêu coi họ là hạng "tội lỗi."
Bởi thế, thật bàng hoàng khi Ðức Kitô gọi một người như vậy để trở nên môn đệ
của Người.
Mátthêu lại làm Ðức Kitô thêm khó khăn khi tổ chức một bữa tiệc
tiễn biệt tại nhà của ông. Phúc Âm kể cho chúng ta biết "nhiều người thu
thuế" và "những người nổi tiếng tội lỗi" đã đến dự tiệc. Người
Pharisiêu lại càng thêm khó chịu. Một người được cho là vị thầy vĩ đại lại có
liên hệ gì với hạng người vô luân đó? Câu trả lời của Ðức Kitô là, "Người
khỏe mạnh không cần đến thầy thuốc, nhưng là người đau yếu. Hãy tìm hiểu ý
nghĩa của câu, 'Ta muốn lòng thương xót, chứ không phải của lễ.' Tôi không đến
để kêu gọi người công chính, nhưng là người tội lỗi" (Mt. 9:12b-13).
Ðức Kitô không gạt vấn đề thờ phượng và nghi lễ sang một bên; Người chỉ nói
rằng việc yêu thương tha nhân thì quan trọng hơn.
Trong Tân Ước không còn đoạn nào nói về Mátthêu.
Lời Bàn
Trong hoàn cảnh bất thường, Ðức Kitô đã chọn một trong những người
làm nền tảng cho Giáo Hội, mà qua công việc làm của ông, những người khác nghĩ
rằng ông không đủ thánh thiện với chức vụ đó. Nhưng ông đã thành thật thú nhận
mình là một người tội lỗi mà Ðức Kitô đã đến để kêu mời. Ông đã thật tình nhận
biết chân lý khi ông nhìn thấy Người. "Và ông đã đứng dậy đi theo Người"
(Mt. 9:9b).
Lời Trích
Chúng ta mường tượng ra Thánh Mátthêu, sau biến cố kinh khủng bao
quanh cái chết của Ðức Kitô, cùng với các tông đồ đi đến nơi mà Ðức Kitô Phục
Sinh đã triệu tập họ. "Khi họ trông thấy Người, họ đã thờ lậy, nhưng
vẫn hồ nghi. Và Ðức Kitô đến gần và nói với họ [chúng ta nghĩ Ðức Kitô sẽ nhìn
đến từng người, và Mátthêu lắng nghe một cách phấn khởi như các tông đồ khác],
'Mọi quyền năng trên trời và dưới đất đã được ban cho Thầy. Bởi thế, hãy ra đi
và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, hãy rửa tội cho họ nhân danh Cha, và Con,
và Thánh Thần, hãy dạy bảo họ tuân giữ những gì mà Thầy đã truyền cho anh em.
Và đây, Thầy sẽ luôn ở với anh em, cho đến tận thế" (Mt. 28:17-20).
Thánh Mátthêu không bao giờ quên được ngày ấy. Ngài đã loan truyền
Tin Mừng trong suốt cuộc đời. Ðức tin của chúng ta dựa vào chứng tá của ngài và
các tông đồ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét