Ngày 21 tháng 12
Mùa Vọng
Lc 1,39-45 |
Bài Ðọc I: Dc 2, 8-14
"Ðây người tôi yêu đến, nhảy qua núi".
Bài
trích sách Diễm Ca.
Tiếng
người tôi yêu, đây người đến, nhảy qua núi, băng qua đồi. Người tôi yêu giống
như nai rừng, ví tựa hươu con. Ðó, người đứng sau vách nhà chúng tôi, ngó qua
cửa sổ, nhìn vào chấn song.
Này
người tôi yêu nói với tôi: "Hãy chỗi dậy, mau lên, bạn tình ta! Bồ câu ta,
kiều nữ ta, hãy đến! Vì tiết đông đã qua, mưa phùn đã dứt. Trăm hoa đua nở trên
đất chúng ta. Thời cắt tỉa đã đến, tiếng chim gáy véo von trên đất chúng ta.
Cây vả sinh trái đầu mùa, vườn nho trổ hoa thơm ngát. Hãy chỗi dậy, bạn tình
ta, người đẹp ta, hãy đến!
"Bồ
câu ta trong hốc đá, trong kẹt ghềnh, hãy cho ta thấy mặt mình, tiếng mình hãy
thánh thót ở tai ta, vì tiếng mình êm ái, nét mặt mình xinh tươi".
Ðó
là lời Chúa.
Hoặc
đọc bài này: Xp 3,
14-18a
"Chúa là Vua Israel ở giữa ngươi".
Trích
sách Tiên tri Xôphônia.
Hỡi
thiếu nữ Sion, hãy ngợi khen! Israel hỡi, hãy reo mừng! Hỡi thiếu nữ
Giêrusalem, hãy sung sướng và hết lòng hân hoan!
Chúa
đã rút án phạt ngươi, đã xua đuổi quân thù. Chúa là Vua Israel ở giữa ngươi,
ngươi không còn lo sợ tai hoạ nào. Ngày ấy có tiếng bảo Giêrusalem: đừng sợ! và
Sion, chớ buông thả đôi tay! Chúa là Thiên Chúa ngươi ở giữa ngươi, sẽ sung
sướng vui mừng vì ngươi, sẽ thinh lặng trong niềm mến thương ngươi, sẽ hân hoan
chúc mừng ngươi, như trong ngày đại lễ.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 32, 2-3. 11-12. 20-21
Ðáp: Người
hiền đức, hãy hân hoan trong Chúa, hãy ca mừng Người bài ca mới! (c. 1a và 3a).
Xướng:
1) Hãy ngợi khen Chúa với cây đàn cầm, và đàn mười dây, hãy xướng ca mừng Chúa.
Hãy ca mừng Người bài ca mới, hát mừng Người với tiếng râm ran. - Ðáp.
2)
Ý định của Chúa tồn tại muôn đời; tư tưởng lòng Người còn mãi đời nọ sang đời
kia. Phúc thay quốc gia mà Chúa là Chúa tể, dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp
riêng mình. - Ðáp.
3)
Linh hồn chúng ta mong đợi Chúa, chính Người là Ðấng phù trợ và che chở chúng
ta. Bởi vậy lòng chúng ta hân hoan trong Chúa, chúng ta tin cậy ở thánh danh
Người. - Ðáp.
Alleluia:
Alleluia,
alleluia! - Lạy Vầng Ðông, là ánh sáng muôn dân và là mặt trời công chính, xin
hãy đến chiếu soi những kẻ ngồi trong tối tăm và trong bóng sự chết! -
Alleluia.
Phúc Âm: Lc 1, 39-45
"Bởi đâu mà tôi được ơn này, là Mẹ Thiên Chúa tôi đến viếng thăm
tôi".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Ngày
ấy, Maria chỗi dậy, vội vã ra đi tiến lên miền núi, đến một thành xứ Giuđêa. Bà
vào nhà ông Giacaria và chào bà Isave, và khi bà Isave nghe lời chào của Maria,
thì hài nhi nhảy mừng trong lòng bà; và bà Isave được đầy Chúa Thánh Thần, bà
kêu lớn tiếng rằng: "Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ, và Con lòng
Bà được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Mẹ Chúa tôi đến viếng thăm? Vì này, tai tôi
vừa nghe lời Bà chào, hài nhi liền nhảy mừng trong lòng tôi. Phúc cho Bà là kẻ
đã tin rằng lời Chúa phán cùng Bà sẽ được thực hiện".
Ðó
là lời Chúa.
Suy Niệm:
Ðức
Maria được ví như Giao Ước mới. Xưa trong cựu ước, hòm bia Giao Ước đi tới đâu,
dân Chúa chiến thắng tới đó. Mẹ Maria mang Chúa trong lòng như Giao Ước mới.
Nhờ đó, khi mẹ đến thăm Êlisabéth, đồng thời ơn cứu độ cũng đến với Gioan và
gia đình ông.
Cầu Nguyện:
Lạy
Chúa, xin Chúa hãy ngự giữa gia đình chúng con. Xin Chúa hãy đem sự hòa thuận,
tình yêu thương sự thánh thiện đến với chúng con. Chỉ trong Chúa, hạnh phúc của
chúng con mới vững bền. Amen.
Bởi Ðâu Tôi Ðược Mẹ Chúa Viếng Thăm
Với cuộc sống con người, ai
ai trong chúng ta cũng mang lấy tâm trạng muốn cho mình tích trữ được nhiều thứ
của cải: của cải vật chất và của cải tinh thần. Của cải vật chất như được giàu
sang, được uy quyền. Ai lại chẳng muốn được như câu nói mà người ta thường đùa
với nhau: "Ở nhà Tây, ăn cơm Tàu, lấy vợ Nhật" và cuối cùng là
"đám tang Việt Nam".
Ở nhà Tây, vì tiện nghi đầy
đủ. Ai lại không khen các món ăn của Tàu nổi tiếng là ngon. Người đàn bà Nhật
chiều chuộng chồng mình không ai lại không cảm thấy không kính phục. Và đám
tang Việt Nam chúng ta với bao nhiêu nghi thức đầy cảm động gợi lên tâm tình
của người còn sống đối với người thân yêu đã khuất. Ai trong chúng ta lại chẳng
muốn được quyền uy, đi đâu có tiền hô hậu ủng, đưa đón rước sách, mọi người
nhìn bằng cặp mắt kính nể, thán phục.
Về của cải tinh thần, ai lại
không mơ ước trên phương diện nghệ thuật mình sáng tác, những bản nhạc thời
danh như Bach, Bethoven, Mozart, hoặc thành những khoa học gia nổi tiếng về
không gian chế ra bom B1-B2 và hỏa tiễn lên cung trăng đầu tiên như Volgra
người Ðức gốc Do Thái. Và biết bao nhiêu mơ ước, biết bao nhiêu tham vọng khác
nữa ở trong mỗi một con người nhỏ bé của chúng ta.
Ðó là tâm trạng tâm lý thường
tình của con người mà thôi. Nó không tốt mà cũng không xấu, khi chủ ý đặt mục
đích và phương tiện tốt thì nó tốt, còn khi chúng ta dùng để tự kiêu, ngạo mạn
và làm hại người khác thì nó xấu. Có một điều quan trọng nhất của người Kitô
hữu chúng ta đó là khi chúng ta xin đức tin cùng Hội Thánh trong ngày lãnh nhận
Bí Tích Rửa Tội, được rước Chúa vào trong tâm hồn, chúng ta khư khư giữ lấy
Chúa ích kỷ riêng cho mình, không mang Thiên Chúa đến cho người khác.
Thiên Chúa chúng ta là một kho
tàng vô giá, một kho tàng tích chứa tình yêu vô bờ bến, một kho tàng tích chứa
bình an thực sự, và là một kho tàng tích chứa sự khôn ngoan tuyệt đối. Một kho
tàng quí giá vô cùng như vậy thế mà chúng ta đã không biết lợi dụng để mang đến
cho mọi người, để rồi tha nhân không nhìn ra khuôn mặt Thiên Chúa yêu thương
qua cuộc sống của chúng ta. Vì thế, những người vấp ngã, những người gặp hiểm
nguy khó khăn trong cuộc sống, họ không gặp được Thiên Chúa bình an, Thiên Chúa
hy vọng và Thiên Chúa hạnh phúc. Những người hoang mang lạc lối trên đường đời
chúng ta đã không chỉ cho họ đến với Thiên Chúa là Ðấng thông minh, khôn ngoan
tuyệt vời. Thiên Chúa đau khổ biết bao khi chúng ta đã không mang Chúa đến cho
tha nhân.
Và hôm nay Chúa Giêsu muốn
nói với chúng ta qua gương mẫu Mẹ Maria, chính Mẹ đã nhận được diễm phúc mang
Con Chúa trong lòng, để rồi Mẹ đã vội vã lên đường mang Chúa đến cho người chị
họ là bà Isave. Nhờ đó, thánh Gioan Tẩy Giả nằm trong bụng mẹ cũng được chia sẻ
niềm vui ấy. Ðó là bài học quí hóa nhất cho cuộc sống chúng ta, người con cái
của Thiên Chúa đã nhận biết Chúa, đã mang Chúa trong tâm hồn, không ích kỷ giữ
riêng Chúa cho mình nhưng cùng chia sẻ niềm vui ơn cứu rỗi đó cho mọi người
xung quanh.
Lạy Chúa, trong Mùa Vọng
này, xin Chúa ban cho mỗi người chúng con tâm tình sốt sắng đón nhận Chúa đến
để sự bình an của Chúa thực sự ngự trị trong tâm hồn chúng con. Lạy Chúa, như
xưa Mẹ Maria đã đem Chúa đến cho bà chị họ là bà Isave, thì nay xin Chúa cho chúng con luôn biết
hăng say đem Chúa đến cho mọi người qua cuộc sống hiền hòa, yêu thương, tha thứ
trong niềm tin yêu hy vọng và lạc quan, vì Chúa đến và vui thích ở giữa dân
Người. Amen.
(Veritas Asia)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Ngày 21 tháng 12 MV
Bài đọc: Cant
2:8-14; Lk 1:39-45.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ:
Thiên Chúa viếng
thăm Dân Ngài.
Cuộc đời con người trên
dương thế là những chuỗi ngày kết tụ bằng hạnh phúc và đau khổ, đoàn tụ và ly
tán, yêu thương và ghen ghét, tha thứ và hận thù... Con người chỉ hoàn toàn
hạnh phúc, vui mừng, và bình an khi con người biết ăn năn trở lại và hoàn toàn
thuộc về Thiên Chúa, như tình trạng vô tư nguyên thủy khi con người chưa biết
đến tội lỗi. Khi phải sống lưu đày xa Thiên Chúa, cả Thiên Chúa và con người
đều đau khổ; vì Ngài dựng nên con người để chung hưởng tình yêu và hạnh phúc
với Ngài.
Các Bài Đọc hôm nay tập
trung trong niềm vui mừng khi con người được Thiên Chúa đến viếng thăm. Trong
Bài Đọc I, Sách Diễm Tình Ca mô tả nỗi vui mừng và sung sướng khi một người con
gái được tình quân tới viếng thăm. Trong Cựu Ước, nhiều tác giả đã so sánh mối
liên hệ giữa Thiên Chúa và con người nóng bỏng và mật thiết như tình yêu giữa
hai vợ chồng: Thiên Chúa là chồng và Israel là vợ (x/c Hos 1-3, Isa 62:5, Jer
3:1-10, Eze 16, 23). Sự bội phản của con người được ví như một người làm điếm,
nhưng Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ và không ngừng tìm kiếm đưa con người trở lại
với tình yêu ban đầu. Trong Phúc Âm, thánh sử Luca tường thuật sự thăm viếng
độc nhất vô nhị Thiên Chúa dành cho con người: bề ngoài là cuộc thăm viếng của
Đức Mẹ dành cho người chị họ Elisabeth, bề trong là cuộc gặp gỡ giữa Đấng Thiên
Sai và Dân Ngài, được tượng trưng qua sự hiện diện Gioan Tẩy Giả, người tiên
tri cuối cùng của Cựu Ước.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I: "Dậy
đi em, bạn tình của anh, người đẹp của anh, hãy ra đây nào!"
1.1/ Cuộc hò hẹn của hai
con người đang yêu nhau: Khi đang yêu, đôi bạn muốn thường xuyên ở bên nhau để được nhìn
thấy và nghe tiếng của nhau. Trình thuật hôm nay nói lên nỗi vui mừng của người
con gái khi chờ đợi người yêu đến viếng thăm: "Tiếng người tôi yêu văng
vẳng đâu đây, kìa chàng đang tới, nhảy nhót trên đồi, tung tăng trên núi. Người
yêu của tôi chẳng khác gì linh dương, tựa hồ chú nai nhỏ."
1.2/ Nỗi đau khổ khi hai
người phải xa nhau và niềm vui khi được xum họp.
(1) Nỗi đau khổ và nhớ
thương khi phải chờ đợi người yêu một thời gian dài: Tác giả diễn tả nỗi đau
khổ một cách vắn gọn: "Tiết đông giá lạnh đã qua, mùa mưa đã dứt, đã xa
lắm rồi." Mùa Đông tượng trưng cho sự chờ đợi dai dẳng, lạnh lẽo, và đau
buồn. Người con gái mong chờ cho những ngày mùa Đông chấm dứt để gặp mặt người
yêu. Đây cũng là tâm trạng của con người khi phải lưu đày và sống xa Thiên
Chúa: con người phải làm lụng vất vả và phải chịu đựng mọi đau khổ, vì không
còn được sống trong vòng tay yêu thương và bảo vệ của Thiên Chúa. Con người
mong được Thiên Chúa ghé mắt nhìn đến và ra tay giải thoát. Thiên Chúa cũng
chẳng vui sướng gì khi phải lìa xa con người. Ngài luôn tìm mọi dịp để hoán cải
và đưa con người trở về.
(2) Niềm vui và hạnh
phúc khi hai người được xum họp: Khi mùa Đông lạnh giá qua là mùa Xuân nắng ấm
tới. Lòng người con gái vui mừng vì sắp được gặp lại người yêu. Trời đất và các
tạo vật cũng thay đổi như cùng chung vui với sự trùng phùng của hai người:
"Sơn hà nở rộ hoa tươi và mùa ca hát vang trời về đây. Tiếng chim gáy văng
vẳng trên khắp đồng quê ta. Vả kia đã kết trái non, vườn nho hoa nở hương thơm
ngạt ngào." Nỗi mong muốn được gặp mặt và nghe tiếng của nhau sau bao năm
trường xa cách được biểu tỏ qua lời yêu thương của tình quân nói với người yêu:
"Dậy đi em, bạn tình của anh, người đẹp của anh, hãy ra đây nào! Bồ câu
của anh ơi, em ẩn trong hốc đá, trong vách núi cheo leo. Nào, cho anh thấy mặt,
nào, cho anh nghe tiếng, vì tiếng em ngọt ngào và mặt em duyên dáng."
2/
Phúc Âm: "Tai
tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng."
2.1/ Mẹ Maria lên đường
thăm viếng chị họ Elisabeth: ''Hồi ấy, bà Maria vội vã lên đường, đến miền núi, vào một
thành thuộc chi tộc Judah. Bà vào nhà ông Zachariah và chào hỏi bà
Elisabeth." Nhìn bề mặt, đó là cuộc thăm viếng giữa con người với con
người; nhưng nhìn bề trong, đó là cuộc thăm viếng của Thiên Chúa dành cho con
người. Đây là cuộc thăm viếng có tính cách lịch sử, vì Thiên Chúa đã chuẩn bị
biến cố này lâu năm, ngay từ khi con người sa ngã trong vườn Địa Đàng. Con
người khao khát cuộc thăm viếng này; vì nhờ nó, con người được Thiên Chúa đổi
vận mạng: từ chỗ phải chết đến chỗ sống muôn đời, từ chỗ bị lưu đày đến chỗ
được vào Đất Hứa, từ chỗ phải xa cách Thiên Chúa đến chỗ được đoàn tụ với Ngài
muôn đời.
Bà Elisabeth có được hai
niềm vui lớn: Thứ nhất, Bà phải chịu cảnh góa bụa đau khổ và tai tiếng của
người đời sau bao năm không có con; nhưng Thiên Chúa đã thay đổi cuộc đời Bà,
cho Bà được mang thai Gioan Tẩy Giả trong lúc cả hai ông bà đã quá tuổi sinh
con. Thứ hai, Bà được Mẹ Thiên Chúa tới viếng thăm, vì Người Con Mẹ Maria sắp
sửa sinh ra sẽ mang lại ơn cứu độ cho Bà và cho muôn người.
2.2/ Chúa Giêsu thăm
viếng Gioan Tẩy Giả.
(1) Bà Elisabeth nhận
ra Người Con Maria đang mang trong lòng là Đấng Cứu Thế: Điều kỳ lạ là Mẹ Maria
chưa nói lời gì với Bà Elisabeth cả; trình thuật chỉ nói: "Khi Bà
Elisabeth vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà
được đầy tràn Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng và nói rằng: "Em được chúc phúc
hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi
đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?" Nguyên do của việc
nhận ra là sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong Bà Elisabeth và Gioan Tẩy Giả
nhảy mừng. Thánh Thần là Thần Sự Thật, Ngài giúp cho cả hai mẹ con Bà Elisabeth
nhận ra Đấng Thiên Sai. Bà Elisabeth và Gioan Tẩy Giả tượng trưng cho gia đình
nhân loại trong Cựu Ước, vui mừng khi được Đấng Thiên Sai đến viếng thăm. Bà
Elisabeth biết rõ lý do tại sao Đức Mẹ thật có phúc: "vì đã tin rằng Chúa
sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em."
(2) Gieo trong đau
thương sẽ gặt trong vui mừng: Hai người đàn bà vui mừng vì hai người con sắp được sinh ra
là Chúa Giêsu và Gioan Tẩy Giả; nhưng đau khổ và chia ly chẳng bao lâu sẽ xảy
ra không những cho Chúa Giêsu và Gioan Tẩy Giả mà còn cho hai bà mẹ. Tại sao
Thiên Chúa yêu thương lại để những đau khổ và chia ly xảy ra trong cuộc đời
chúng ta? Có lẽ câu hỏi chúng ta phải đặt lại: Tại sao chúng ta lại nhẫn tâm
khinh thường tình yêu Thiên Chúa, cha mẹ, và những người đã yêu thương chúng ta
trong cuộc đời? Tại sao chúng ta không quan tâm đến những lo lắng và đau khổ
của họ? Khi chúng ta tìm được câu trả lời này, chúng ta đã hiểu được mầu nhiệm
của tình yêu và của đau khổ. Chúng ta phải tuyệt đối tin tưởng vào Thiên Chúa:
những đau khổ, chia ly, than khóc trên đời này chỉ tạm thời chóng qua; khi được
về với Thiên Chúa, mọi đau khổ và ly tan sẽ chấm dứt.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Thiên Chúa yêu thương
con người, Ngài đau khổ khi chúng ta sống xa cách Ngài; và mừng rỡ nhảy mừng
khi chúng ta quay trở lại với Ngài. Đau khổ xảy ra khi chúng ta khinh thường
tình yêu của Thiên Chúa, của cha mẹ, và của tha nhân dành cho chúng ta; niềm
vui có được khi chúng ta biết nhận ra và trân quí những tình yêu đó.
- Khi xa Thiên Chúa, con
người chìm đắm trong đau khổ và làm nô lệ cho tội lỗi; khi trở về với Ngài, con
người được bình an, hạnh phúc, và phục hồi mọi sự đã mất. Một khi đã trở về với
Thiên Chúa, chúng ta hãy sống kết hiệp mật thiết với Ngài, để đừng bao giờ lìa
xa Ngài nữa. Chúng ta hãy thưa với Ngài: Emmanuel! Xin Chúa hãy ở với con luôn
mãi.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP
Ngày 21/12
Sứ điệp: Bác ái không chỉ là
giúp đỡ về phương diện vật chất, bác ái còn là biết đem Chúa đến cho người
khác. Và đây chính là hình thức bác ái cao cả nhất.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, đạo của Chúa
vẫn được gọi là đạo bác ái. Mở Phúc Âm ra hầu như trang nào con cũng thấy Chúa
đề cao đức bác ái. Đối với Chúa, cốt lõi của đạo chính là đức bác ái. Điều răn
trọng nhất đối với Chúa chính là điều răn bác ái. Tội nặng nhất đối với Chúa
cũng chính là tội lỗi về đức bác ái.
Cuộc sống khó khăn, kinh tế eo hẹp nhiều lúc làm
cho con ra ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân, chỉ nghĩ đến gia đình, ai sống chết
mặc ai. Nhiều lúc con dửng dưng, thờ ơ trước những nỗi thống khổ của anh em,
nỗi khổ vật chất cũng như nỗi đau tinh thần.
Xin Chúa cho con được mặc lấy tâm tình bác ái
của Mẹ Maria, cho con biết mở lòng ra với mọi người, biết chia sẻ cho người bất
hạnh, biết cắt nghĩa lành cho người khác, biết tha thứ cho kẻ xúc phạm đến
mình.
Lạy Chúa, xin cho con biết lên đường cùng với Mẹ
Maria, biết đi bước trước đến với mọi người, không nghĩ đến lợi ích riêng
mình, nhưng quan tâm đến hoàn cảnh sống của anh em. Xin cho con biết ra đi với
trái tim đầy yêu thương, với đôi tay luôn giang rộng và với đôi chân luôn tiến
bước.
Xin Chúa cho con biết bắt chước Mẹ Maria, cưu
mang Chúa nhưng không chỉ giữ cho riêng mình, trái lại, biết trao ban, chia sẻ
và giới thiệu Chúa cho mọi người. Xin cho con biết sống sạch tội và kết hợp với
Chúa, để nhờ có Chúa trong lòng, mọi việc con làm sẽ đem lại hoa trái cứu độ
cho người khác.
Lạy Chúa, xin cho gia đình chúng con tâm hồn bác
ái như thánh Phan-xi-cô thành Át-si-di. Amen.
Ghi nhớ : "Bởi đâu mà tôi
được ơn này, là Mẹ Thiên Chúa tôi đến viếng thăm tôi".
www.phatdiem.org
21/12/12 THỨ
SÁU TUẦN 3 MV
Lc 1,39-45
Lc 1,39-45
NIỀM VUI GẶP GỠ NIỀM VUI
"Hồi ấy, bà Maria vội vã lên đường, đến miền núi, vào
một thành thuộc chi tộc Giu-đa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào hỏi bà Elisabet."
(Lc 1,39-40)
Suy niệm: Cuộc gặp gỡ giữa hai người phụ
nữ diễn ra trong một ngôi nhà hiu quạnh miền núi của một tiểu quốc bị trị. Thật
lặng lẽ. Có gì đáng kể đâu! Làm sao thu hút được sự quan tâm của mọi người như
những hội nghị thượng đỉnh giữa các nguyên thủ quốc gia quyết định vận mệnh của
nhiều quốc gia, sự an nguy và sinh mạng của hàng triệu con người. Song đây lại
là cuộc gặp gỡ có một không hai của lịch sử loài người, một cuộc gặp gỡ được
chuẩn bị bằng cả dòng lịch sử trước đó. Hai người phụ nữ ấy gặp nhau, hai bào
thai trong họ gặp nhau. Vị ngôn sứ cuối cùng của Cựu Ước gặp gỡ Đấng Cứu Tinh
của lời hứa mà bao thế hệ từng khắc khoải chờ mong và nay đã được hoàn toàn lấp
đầy. 30 năm sau, Giêsu sẽ đến xin Gioan dìm mình xuống nước sông Giođan; nhưng ngay
lúc này, Gioan được gặp Đức Giêsu và được rửa bằng Thánh Thần. Êlisabét mô tả:
bào thai trong bụng bà “nhảy lên vui sướng”! Chính Êlisabét cũng đầy tràn
Thánh Thần (c. 41). Một cuộc gặp gỡ đầy ắp Thánh Thần! Còn gì vui hơn? Và cuộc
gặp gỡ này có được là nhờ Maria đã “vội vã lên đường”!
Mời Bạn: Nhìn xuyên qua cuộc gặp gỡ giữa
Đức Maria và bà Êlisabét, để biết trân trọng và không bắt hụt giá trị cứu độ
vốn thường ẩn giấu trong những thực tại, những con người xem ra bé nhỏ, tầm
thường. Không ra đi thì làm sao gặp gỡ? Bạn có ngại ra đi không?
Sống Lời Chúa: Hôm nay, bạn đặc biệt trân
trọng các giây phút gặp gỡ người khác, nhất là những người có vẻ như không mấy
quan trọng.
Cầu nguyện: Đọc Kinh Kính Mừng.
www.5phutloichua.net
Thân mẫu Chúa tôi đến với tôi
Từ khi Ngôi Lời được cưu mang trong dạ mẹ,
không ai có quyền khinh rẻ một thai nhi, vì mỗi thai nhi đều mang khuôn mặt của
Con Thiên Chúa
Suy niệm:
Trong
những ngày cuối cùng của mùa Vọng,
Hội
Thánh mời gọi chúng ta suy niệm về cuộc gặp gỡ
giữa
hai người mẹ: Chị Maria và bà Êlisabét,
giữa
hai thai nhi: Ðức Giêsu và Gioan Tẩy Giả.
Một
cuộc gặp gỡ chan chứa niềm vui.
Niềm
vui của chị Maria với bước chân vội vã
băng
qua những vùng đồi núi trập trùng xứ Giuđê.
Chị
không đi một mình trên đường xa,
vì
chị tin có một mầm sống đang lớn lên trong chị.
Chị
chỉ mong cho mau đến nhà bà Êlisabét
để
phục vụ bà trong những ngày gần sinh nở.
Niềm
vui bất ngờ của bà chị họ sau lời chào của Maria.
Bà
ngây ngất trước hồng ân mà cô em mình đã nhận được.
Bà
tràn ngập hạnh phúc vì được Thân Mẫu Chúa đến thăm.
Êlisabét
cảm thấy đứa con trong dạ cũng nhảy mừng.
Dường
như bà quên cả niềm vui riêng tư,
để
chỉ còn nhớ đến niềm vui cứu độ cho cả dân tộc.
Cuộc
gặp gỡ diễn ra trong bầu khí của Thánh Thần.
Thánh
Thần vẫn tác động trên chị Maria.
Thánh
Thần tràn đầy bà Êlisabét.
Thánh
Thần đã hoạt động nơi thai nhi Gioan (Lc 1,15).
Chị
Maria đem đến niềm vui cho nhà ông Dacaria
vì
chị mang lại Ðấng ban Tin Mừng cứu độ.
Chị
đem đến sự phục vụ khiêm hạ
vì
chị cưu mang Ðấng đến để phục vụ.
Khi
được trở nên nữ tỳ của Thiên Chúa,
chị
Maria đã sống như nữ tỳ của con người.
Chị
có phúc vì chị được chọn làm Mẹ Ðấng Cứu Thế,
chị
còn có phúc vì chị đã tin rằng
Chúa
sẽ thực hiện những gì Người nói với chị.
Chúng
ta chiêm ngắm Ðức Giêsu đang lớn dần trong lòng mẹ.
Ngài
tăng trưởng như mọi người.
Những
nhịp đập đầu tiên của trái tim nhỏ bé,
những
nét riêng tư đầu tiên của khuôn mặt.
Con
Thiên Chúa đã mang quả tim và khuôn mặt người phàm.
Từ
khi Ngôi Lời được cưu mang trong dạ mẹ,
không
ai có quyền khinh rẻ một thai nhi,
vì
mỗi thai nhi đều mang khuôn mặt của Con Thiên Chúa;
không
ai được coi thường người phụ nữ,
vì
Thiên Chúa đã muốn Con mình được một trinh nữ sinh ra.
Cầu nguyện:
Lạy Ðức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa,
xin gìn giữ nơi con quả tim của trẻ thơ
tinh tuyền và trong ngần như dòng suối.
Xin ban cho con quả tim đơn sơ,
mau quên những nỗi buồn phiền.
Một quả tim hào hiệp dám hiến thân,
dịu dàng để cảm thông.
Một quả tim trung thành và quảng đại.
không quên ơn, không báo oán.
Xin tạo cho con quả tim hiền từ và khiêm tốn.
yêu mà không mong được yêu lại,
hân hoan xóa mình đi
để Con của Mẹ có chỗ trong lòng người khác.
Một quả tim vĩ đại và bất khuất,
không khép lại trước những vô ơn,
không chán nản trước người lạnh nhạt.
Một quả tim khắc khoải
lo tìm vinh danh Chúa Giêsu Kitô,
quả tim mang vết thương vì yêu Ngài,
vết thương chỉ lành
khi được sống với Ngài trên trời. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
"Bởi đâu mà tôi được ơn này, là Mẹ Thiên Chúa
tôi đến viếng thăm tôi"
Đi thăm bà Isave
Đời
người là một cuộc hành trình, và cuộc hành trình nào cũng là một thứ cưu mang:
mơ ước được gặp gỡ, chia sẻ, sống trong tự do, xây dựng nhiều hăm hở.
Trong
những ngày ấy, Maria chỗi dậy, đon đả ra đi lên miền sơn cước. Đức Maria đã
chỗi dậy, vì cưu mang con trong lòng. Cưu mang con trong lòng cũng có nghĩa là
nuôi dưỡng một niềm vui bất tận: đứa con càng lớn, niềm vui càng tăng.
Niềm
vui nào cũng đòi được chia sẻ. Đức Maria đã không cất giữ trong lòng niềm vui
vừa cưu mang, nhưng Người đã vội vàng đem niềm vui đến cho người khác.
Đích
điểm cuộc hành trình của Đức Maria là một miền núi. Núi cao là nơi trắc trở,
nhưng cũng thường là nơi hẹn hò giữa Thiên Chúa và con người. Và cũng từ cuộc
gặp gỡ với Thiên Chúa, con người mới có thể đến với người khác.
Cuộc
hạnh ngộ giữa Đức Maria và người chị họ Isave là kết thúc của cuộc ra đi. Không
ai đi để tiến về cô đơn, để giam mình trong cõi chết, nhưng ra đi là để gặp gỡ,
chia sẻ.
Đời
người Kitô hữu là một hành trình trong đức tin. Hành trình nào cũng có khởi
điểm và đích điểm. Cũng như Đức Maria đã tiến lên đường sau khi cưu mang Chúa
Giêsu, người Kitô hữu cũng khởi đầu cuộc hành trình bằng sự sống Thiên Chúa đã
được thông ban qua Bí tích rửa tội.
Cưu
mang sự sống mới, người Kitô hữu cũng vội vã ra đi đem niềm vui cho người khác,
đó là tất cả sứ mệnh và ý nghĩa của đời sống đức tin. Người cưu mang Đức Kitô
phải ý thức rằng đạo của họ là đạo Tin mừng, đường của họ là đường của rộn rã,
vui tươi…
Điểm
đến của cuộc hành trình dĩ nhiên là cuộc sống vĩnh cửu, nhưng cuộc sống này
cũng chỉ là một cuộc gặp gỡ nối dài những gặp gỡ mà con người đã thực hiện
trong cuộc sống tại thế. Điểm đến ấy sẽ không đến với những ai đã chối bỏ gặp
gỡ Thiên Chúa trong cuộc sống này. Điểm đến ấy sẽ không bao giờ hiện ra đối với
những ai đã chối bỏ gặp gỡ người anh em trong cuộc hành trình tại thế.
Mùa
vọng là mùa của cưu mang, của cất bước ra đi. Chúng ta hãy để Đức Kitô lớn lên
trong tâm tư, suy nghĩ, hành động của chúng ta. Cùng với Đức Kitô, chúng ta hay
ra đi đến với người khác. Cùng với Đức Kitô, chúng ta hãy biến mọi gặp gỡ hằng
ngày thành những trao đổi của yêu thương, phục vụ, quên mình, tha thứ và vui
tươi.
www.gplongxuyen.net
Chia sẻ đức tin.
Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào bà Ê-li-sa-bét. Bà Ê-li-sa-bét
vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được tràn
đầy Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi
người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc”. (Lc. 1,
40-42)
Ngay
sau khi Đức Maria biết bà Ê-li-sa-bét đã quá già mà sắp sinh cậu ấm, Mẹ đã đến
thăm viếng bà, không phải để xác minh lời thiên sứ có thật không, nhưng để thực
thi thánh ý Thiên Chúa và thăm viếng bà chị cùng đồng cảnh với mình. Hơn thế
nữa, Đức Maria thấy cần chia sẻ niềm vui và lòng tin của mình với người khác.
Cả
hai đều luôn dễ vâng lời và hiểu biết thánh ý Chúa. Cả hai đều được Thiên Chúa
đã làm những sự lạ lùng.
Tin
mừng tường thuật cho chúng ta biết một cách vắn gọn về việc đã xảy ra giữa hai
người nữ diễm phúc. Người ta tưởng tượng khá tốt rằng: Cả hai đã cống hiến một
thời gian dài để giúp nhau khám phá ra ý nghĩa về việc sẽ xảy đến với hai bà.
Và như tất cả các bà mẹ, hai bà mơ ước về hai đứa con sẽ trở nên thế nào …
Phần
chúng ta, họa hiếm lắm chúng ta mới biết chia sẻ niềm tin của mình cho người
khác, vì thực sự chúng ta không quen. Khi những người tín hữu chúng ta gặp
nhau, hầu hết là để tổ chức hoạt động, để thảo luận vấn đề khác. Chúng ta rất
ít khi tụ họp để bày tỏ cho nhau những tâm tình tận đáy con tim, những điều
chúng ta tin tưởng, những điều chúng ta trông cậy. Chúng ta không dám cởi mở
cho nhau hết tấm lòng mình về Đức Kitô. Chúng ta không dám nói cho người khác
những điều Thiên Chúa đối với mình, đã làm cho mình, với vợ con mình, và cả với
các bạn tri kỷ của mình. Chúng ta hầu như không bao giờ nói về Đức Kitô.
Chính
vì thế, chúng ta hình như đã quên, hay hình như đã không còn hiểu gì về Đức
Kitô, đến nỗi chúng ta thực sự rất cô đơn trong niềm tin. Thực thế, chúng ta
còn nhiều điều phải học biết.
Chúng
ta cần thiết phải biết lòng tin của người khác để củng cố lòng tin của chúng
ta. Và người khác cũng cần biết lòng tin của chúng ta để củng cố niềm tin của
họ.
Khi
Mẹ Maria và bà Ê-li-sa-bét gặp nhau, các ngài nói cho nhau biết thông cảm những
điều lạ lùng mà Thiên Chúa đã làm cho mình để tạ ơn ngợi khen Thiên Chúa. Nếu
chúng ta biết chia sẻ lòng tin của chúng ta với nhau, có lẽ chúng ta sẽ thấy
được những sự lạ lùng Thiên Chúa đã làm cho chúng ta.
J.Y.G
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng 12
21 THÁNG MƯỜI HAI
Dọn Chỗ Cho Chúa
Trong Lòng Ta
Trong
Mùa Vọng, chúng ta được ân sủng thúc giục để có tâm tình đức tin trong lòng và
có niềm mong đợi của tất cả những ai đợi trông Chúa, tất cả những ai tin và yêu
mến Đức Giêsu. Con đường Mùa Vọng như thế giúp làm cho đức tin của chúng ta nên
sinh động trong khi chúng ta không ngừng suy niệm và được bồi dưỡng bằng Lời
Chúa. Đối với người Kitô hữu, đây sẽ là điểm qui chiếu đầu tiên và nền tảng cho
đời sống tâm linh của mình, một đời sống phải được bồi dưỡng bằng kinh nguyện
tôn thờ và ca tụng Thiên Chúa. Trong số những kinh nguyện này, Benedictus của
Dacaria, Nunc dimittis của Simêon, và nhất là Magnificat của Đức Trinh Nữ
Ma-ri-a là những kinh nguyện kiểu mẫu vô song.
Tâm
tình đức tin bên trong của Mùa Vọng được củng cố nhờ việc chúng ta lãnh nhận
các bí tích, nhất là bí tích Hòa Giải và Thánh Thể, tinh luyện và ban dồi dào
ân sủng Đức Kitô cho chúng ta. Các bí tích ấy làm cho chúng ta trở thành con
người mới, theo như lời Chúa Giêsu dạy: “Hãy sám hối!” (Mt 3,2).
Từ
viễn tượng này, chúng ta thấy rằng trong tư cách là Kitôhữu, mọi ngày đều có
thể là một Mùa Vọng cho mình. Bởi vì chúng ta càng thanh tẩy linh hồn mình,
chúng ta sẽ càng dọn nhiều chỗ hơn cho tình yêu của Thiên Chúa chiếm ngự tâm
hồn ta. Rồi Đức Kitô sẽ có thể đến và sinh hạ trong ta.
+++++++++++++++++
Lời Chúa Trong Gia Đình
Thánh Phêrô Canisiô, linh mục, tiến sĩ Hội
Thánh;
Dc
2, 8-14; Lc 1, 39-45.
LỜI
SUY NIỆM: “Hồi ấy, bà Maria lên đường vội vã, đến miền núi, vào một thành
thuộc chi tộc Giu-đa.” (Lc 1,39).
Chúng ta biết Đức Mẹ khi hay tin người chị họ mình mang thai trong tuổi đã già,
Mẹ quyết định đi thăm. Chúng ta có thể hình dung một người nữ còn rất trẻ như
Đức Mẹ, đã đính hôn với Thánh Giuse, một thân một mình đi đến một vùng núi xa
xôi để thăm người chị họ của mình. Đây là một quyết định dứt khoát của Đức Mẹ
“vội vã lên đường” Ơn Chúa Thánh Thần nơi Đức Mẹ không chấp nhận một chút trì
hoãn nào. Điều này giúp cho chúng ta mỗi khi nhìn thấy nhu cầu của người anh
chị em chung quanh chúng ta cần đến chúng ta, hay là chúng ta tự thấy mình cần
cho họ, thì phải quyết định nhanh chóng đến phục vụ. Những chậm trể, những chần
chừ ấy sẽ gặm nhắm trong ta.
Mạnh Phương
+++++++++++++++++
Gương Thánh Nhân
Ngày
21-12:
Thánh PHÊRÔ CANISIÔ
Linh Mục Tiến Sĩ Hội Thánh
(1521 - 1579)
Thánh
tiến sĩ Phêrô Canisiô thường được gọi là vị tông đồ thứ hai của nước Đức. Ngài
chào đời 8 ngày tháng 5 năm 1521 tại Nijmegen. Cha Ngài là người công giáo, 9
lần làm thị trưởng Nijmegen. Ông gửi Ngài tới phại học Cologne lúc Ngài 15
tuổi. Nơi ấy Ngài gặp được một vị linh mục trẻ thánh thiện Nicolaus van Esch.
Chính vị linh mục này đã đưa Canisiô vào nhóm người trung thành với công giáo
được hình thành để chống lại Hermann van Wied, vị tổng giám mục đã sang hàng
ngũ Luthêrô.
Canisiô
được nhóm chọn để tiếp xúc với hoàg đế và tổng giám mục, và việc thoái vị của
tổng giám mục đã tránh cho người công giáo Phineland một thảm họa. Ít lâu sau
đó, Canisiô gặp được chân phước Phêrô Faber, một trong các bạn tiên khởi của
thánh Inhaxiô và được hướng dẫn linh thao. Trong cuộc tĩnh tâm này, Ngài đã tìm
được giải đàp cho vấn nạn Ngài tự đặt cho mình làm sao phụng sự Chúa tốt đẹp
nhất và nâng đỡ Giáo hội công giáo đang bị tấn công ?
Ngài
gia nhập dòng Tên, thụ phong linh mục năm 1546 và sớm lừng danh do việc ấn hành
các tác phẩm của thánh Cyrillô thành Giêruslem và của thánh Leo cả. Năm 1547
Ngài tham dự công đồng Tridentinô như là đại diện của giám mục Augsburg.
Năm
1549, Ngài được gọi về Roma và lãnh nhận trách nhiệm truyền giáo cho nước Đức,
điều sẽ trở thành công trình của đời Ngài. Trong cuộc chinh phục của bá tước
Bavaria, Canisiô và hai cha dòng Tên khác được chọn để dạy thần học tại đại học
Ingolstadt. Chẳng bao lâu, Ngài được đặt làm viện trưởng đại học, rồi sau đó,
do sự can thiệp của vua Ferdinand, Ngài được gởi đi thi hành cũng một nhiệm vụ
tại đại học Vienna, Ngài thành công mỹ mãn đến nỗi nhà vua đã cố đưa Ngài lên
chức tổng giám mục. Dầu đã từ chối vinh dự này, Ngài cũng được gọi để quản
nhiệm địa phận trong khoảng một năm.
Vào thời kỳ này, tức năm 1555, Ngài đã cho ra cuốn "giáo lý" thời danh, một trong những phụng vụ lớn lao nhất của Ngài cho Giáo hội. Với lối trình bày trong sáng và bình dị giáo thuyết công giáo, cuốn sách này đáp ứng nhu cầu và chống lại sức tàn phá do cuốn "giáo lý" của Luthênô. Tính cho đến cuối thế kỷ XVII, cuốn sách được xuất bản hơn 400 lần và được chuyển dịch sang 15 ngôn ngữ.
Vào thời kỳ này, tức năm 1555, Ngài đã cho ra cuốn "giáo lý" thời danh, một trong những phụng vụ lớn lao nhất của Ngài cho Giáo hội. Với lối trình bày trong sáng và bình dị giáo thuyết công giáo, cuốn sách này đáp ứng nhu cầu và chống lại sức tàn phá do cuốn "giáo lý" của Luthênô. Tính cho đến cuối thế kỷ XVII, cuốn sách được xuất bản hơn 400 lần và được chuyển dịch sang 15 ngôn ngữ.
Từ
Vienna, Canisiô qua Bohemia là nơi Giáo hội ở trong điều kiện tuyệt vọng. Chống
lại, Ngài đã thiết lập một học viện ở Praha, sau trở thành đạihọc. Năm 1556,
được đặt làm giám tỉnh miền nam nước Đức, Ngài lập trường học cho trẻ em tại 6
thành phố và tự nhận trách vụ cung ứng cho nước Đức các linh mục được đào luyện
tốt. Thực hiện điều này Ngài thiết lập các chủng viện và gửi người trẻ đi tu
nghiệp thường xuyên ở Roma.
Du hành trong nước Đức, thánh Canisiô không ngừng rao giảng lời Chúa. Trước hết, Ngài tiếp xúc với những người lãnh đạm hay thù nghịch. Nhưng lòng nhiệt thành và sự thông hiểu của Ngài quá rõ đến nỗi đám đông kéo đến chật ních các nhà thờ để nghe giảng. Trong 7 năm liền, Ngài là người giảng thuyết chính thức của nhà thờ chính toà Augsburg và được coi như vị tông đồ của thành phố này. Mỗi khi qua một nhà thờ miền quê vắng bóng chủ chăn, Ngài thường dừng lại để giảng dạy và ban các phép bí tích.
Du hành trong nước Đức, thánh Canisiô không ngừng rao giảng lời Chúa. Trước hết, Ngài tiếp xúc với những người lãnh đạm hay thù nghịch. Nhưng lòng nhiệt thành và sự thông hiểu của Ngài quá rõ đến nỗi đám đông kéo đến chật ních các nhà thờ để nghe giảng. Trong 7 năm liền, Ngài là người giảng thuyết chính thức của nhà thờ chính toà Augsburg và được coi như vị tông đồ của thành phố này. Mỗi khi qua một nhà thờ miền quê vắng bóng chủ chăn, Ngài thường dừng lại để giảng dạy và ban các phép bí tích.
Dường
như Ngài không thể nào kiệt sức được. Ngài nói với vài người đã tố cáo Ngài làm
việc quá độ rằng: - "Nếu bạn phải làm việc quá nhiều, với sự trợ lực của
Chúa, bạn sẽ tìm giờ để làm cho hết".
Một
hình thức tông đồ khác là viết thơ. Các pho sách in thư từ của Ngài dày hơn cả
ngàn trang giấy. Như thánh Bernardô Clairvaux, Ngài dùng phương tiện này để
khích lệ, quở trách và hướng dẫn mọi hạng người. Theo nhu cầu của cả Giáo hội
hay của từng cá nhân đòi hỏi. Ngài đã viết thư cho Đức Thánh cha, cho nhà vua,
cho các giám mục, cho các hoàng tử, cho linh mục và giáo dân. Nơi nào thư từ
không đủ, Ngài đưa ra một sức mạnh do ảnh hưởng cá nhân. Chẳng hạn trong một
cuộc họp giữa công giáo và Thệ phản ở Worms năm 1556, đã phải nhờ đến ảnnh
hưởng của Ngài; mà người công giáo mới có thể hiệp nhất chống lại những mời mọc
của Thệ phản để thỏa hiệp với những điều thuộc về nguyên tắc.
Ở
Balan năm 1558, Ngài đã kiểm soát được một đe dọa mới chớm nở đối với niềm tin
cổ truyền của xứ sở. Và trong cùng một năm ấy, Ngài đã nhận được lời cám ơn của
Đức Piô IV về tài ngoại giao của Ngài trong việc hàn gắn sự bất hoà giữa Đức
Thánh Cha và hoàng đế. Năm 1561, Ngài được trao phó để công bố các sắc lệnh của
công đồng Tridentinô tại nước Đức.
Ít
lâu sau, Ngài được kêu gọi để trả lời cho cuốn Kenturies của Magdeburg. Tác
phẩm đầu tiên và tồi tệ nhất của lịch sử "Thệ phản giáo" tấn công
Giáo hội công giáo trong mức độ rông rãi và những bóp méo lịch sử đòi nhiều
người mới có thể trả lời đầy đủ được. Dầu vậy, thánh Canisiô đã vạch ra đường
lối với hai tác phẩm của Ngài là: - "Lịch sử thánh Gioan Tẩy giả" và
"Đức trinh nữ Maria khôn sánh"
Từ
năm1580 tới khi qua đời năm 1597, Ngài đã cực nhọc và đau khổ nhiều ở Thụy Sĩ.
Sáu năm cuối, Ngài nhẫn nại chịu dựng và cầu nguyện lâu giờ tại học viện
Fribourg, vì bây giờ, sức khỏe tàn tạ không cho phép Ngài có thể hoạt động tích
cực nữa.
Chẳng
bao lâu sau khi Ngài qua đời, ngày 21 tháng 12 năm 1597 mộ Ngài đã được tôn
kính. Nhiều phép lạ đã diễn ra nhờ lời chuyển cầu của Ngài. Ngài là duy nhất đã
được tuyên thánh và tuyên dương làm tiến sĩ Hội Thánh vào cùng một ngày, ngày
21 tháng 6 năm 1925.
(Daminhvn.net)
++++++++++++++++++
21 Tháng Mười Hai
Rạn Nứt Trong Tâm
Hồn
Một ông vua giàu có nọ rất keo kiệt và hà khắc
đối với thần dân. Thành ra, tất cả mọi người đều oán ghét ông.
Một hôm ông ra lệnh cho quan tể tướng tiến
hành việc thu thuế hằng năm. Nhưng quan tể tướng cho biết: "Năm nay mùa
màng hư hại, dân chúng đang chết đói, họ không thể nào nộp thuế được".
Nhưng nhà vua vẫn một mực cho tiến hành việc
thu thuế và yêu cầu quan tể tướng dùng tất cả tiền thuế để sửa sang cung điện
và nội thành. Quan tể tướng đi một vòng xung quanh cung điện, nơi nào cũng có
sự rạn nứt, nhưng sự rạn nứt sâu xa hơn vẫn là sự bất mãn và ta thán của người
dân.
Thế là, năm đó, thay vì tiến hành lệnh của
vua, quan tể tướng đã cho người đi khắp nơi và loan báo như sau: "Năm nay,
nhà vua miễn thuế cho tất cả mọi người". Nghe thế, ai cũng vui mừng vỡ lở.
Khắp nơi, tuy đói kém, ai ai cũng làm tiệc ăn mừng.
Trở lại triều đình, quan tể tướng thông cáo
với nhà vua rằng với số tiền thu thuế được, ông đã cho làm những tu sửa cần
thiết nhất.
Ngày hôm sau, quan tể tướng mời nhà vua và
đoàn tùy tùng đi tham quan một vòng xung quanh những nơi mà ông báo cáo đã được
tu sửa. Vừa ra khỏi cung điện, nhà vua đã được dân chúng tung hô vạn tuế không
dứt lời. Nhìn đám đông vui mừng phở lở, nhà vua mới quay sang quan tể tướng để
hỏi lý do của ngày hội này. Quan tể tướng mới giải thích như sau: "Tâu bệ
hạ, ngày lễ hôm nay được tổ chức là để đánh dấu những tu sửa quan trọng trong
cung điện. Trước khi tiến hành việc thu thuế, hạ thần đã đi tham quan một vòng,
hạ thần nhận thấy rằng những rạn nứt đáng kể nhất không phải là những rạn nứt
trên tường thành của cung điện mà chính là trong lòng người dân. Người dân
không thể vui mừng được vì từ bao lâu nay, họ không còn thấy được lòng tốt nữa.
Ðó là lý do đã khiến hạ thần tuyên bố miễn thuế cho họ trong năm nay".
Nghe thế, nhà vua mới sực tỉnh lại và nhận ra
thái độ keo kiệt hà khắc của ông. Ông nhìn xuống đám đông dân chúng đang hân
hoan vẫy chào, lòng ông cảm thấy xúc động. Lần đầu tiên, người ta thấy nụ cười
của vui tươi và yêu thương nở trên môi ông.
Người
Việt Nam chúng ta có lẽ đã quá quen thuộc với hai chữ đổi mới. Năm kia qua
tháng nọ, lúc nào người ta cũng hô hào "đổi mới", nhưng đâu vẫn vào
đó: đói khổ vẫn còn đó, dốt nát vẫn còn đó, lạc hậu vẫn còn đó, tù đày khốn khổ
vẫn còn đó... Ðiều đó xem ra cũng dễ hiểu, người ta chỉ vá víu để hàn gắn những
rạn nứt bên ngoài, còn rạn nứt thâm sâu nhất là rạn nứt trong tâm hồn mình, thì
người ta không bao giờ nghĩ tới.
"Ðổi
mới" là trọng tâm của sứ điệp Kitô Giáo chúng ta. Khai mở sứ vị công khai
của Ngài, Chúa Giêsu đã kêu gọi: "Hãy hoán cải và tin vào Tin Mừng".
Sự hoán cải mà Chúa Giêsu đề ra là hoán cải tâm hồn, hoán cải con tim, hoán cải
tư duy, hoán cải cái nhìn.
Sự
hoán cải ấy không phải là công việc của một ngày, một tháng, một năm, mà là
công trình của cả một cuộc đời. Bao lâu còn mang lấy danh hiệu Kitô, thì bấy
lâu người tín hữu vẫn còn được mời gọi để hoán cải.
Sự hoán cải ấy cũng
không chỉ là cố gắng riêng tư của người tín hữu mà là tác động của chính Chúa.
Chính Ngài mới có thể tác tạo cho con người một trái tim mới, một quả tim biết
yêu thương. Sự đổi mới mà người tín hữu Kitô không ngừng đeo đuổi trong cả cuộc
sống của mình chính là cuộc gặp gỡ kỳ diệu giữa những cố gắng riêng tư của mình
và sự tác tạo của Chúa. (Lẽ Sống)
Ngày 21
Thánh
Phêrô Canixiò,
linh mục, tiến sĩ
Hội Thánh
Sự sinh ra trong tâm hồn chúng ta
Mẩu nhiệm chúng ta đang sống lúc này trong thế giới, là mầu nhiệm Đức Kitô đang đến từ từ trong mọi tâm hồn và trong mọi dân tộc
Thật vậy, nếu Đức Kitô đã đến, theo xác thịt, lúc kết thúc sự hy vọng của ítraen, và nếu Đức Maria đã nhìn thấy Đấng mà Mẹ đã chờ đợi, và nếu Mẹ đã bế con trẻ sinh ra tại Bêlem và nếu, như ông Simêon, Mẹ đã chào Đấng là sự chờ đợi của các dân tộc, thì người ta có thể nói là Đức Giêsu đã đến. Người đã đến, nhưng vẫn là Đấng phải đến. Người đã đến, nhưng chưa đến hoàn toàn; và nếu sự chờ đợi của ítraen đã được thoả mãn, thì sự chờ đợi này vẫn tồn tại.
Chúng ta còn luôn luôn trong Mùa Vọng, trong sự chờ đợi Đấng Mêxia đến. Người đã đến, nhưng chưa biểu lộ trọn vẹn. Người chưa biểu lộ trọn vẹn trong mỗi tâm hồn chúng ta, và cũng chưa biểu lộ trọn vẹn trong toàn thể nhân loại; cũng như Đức Giêsu đã sinh ra theo xác thịt tại Bêlem miền Giuđê, cũng vậy, Người phải sinh ra cách thiêng liêng trong mỗi tâm hồn chúng ta. Có một Giáng Sinh vĩnh viễn của Đức Giêsu trong chúng ta; đó là tất cả mầu nhiệm của đời sống tâm linh.
Sự sinh ra trong tâm hồn chúng ta
Mẩu nhiệm chúng ta đang sống lúc này trong thế giới, là mầu nhiệm Đức Kitô đang đến từ từ trong mọi tâm hồn và trong mọi dân tộc
Thật vậy, nếu Đức Kitô đã đến, theo xác thịt, lúc kết thúc sự hy vọng của ítraen, và nếu Đức Maria đã nhìn thấy Đấng mà Mẹ đã chờ đợi, và nếu Mẹ đã bế con trẻ sinh ra tại Bêlem và nếu, như ông Simêon, Mẹ đã chào Đấng là sự chờ đợi của các dân tộc, thì người ta có thể nói là Đức Giêsu đã đến. Người đã đến, nhưng vẫn là Đấng phải đến. Người đã đến, nhưng chưa đến hoàn toàn; và nếu sự chờ đợi của ítraen đã được thoả mãn, thì sự chờ đợi này vẫn tồn tại.
Chúng ta còn luôn luôn trong Mùa Vọng, trong sự chờ đợi Đấng Mêxia đến. Người đã đến, nhưng chưa biểu lộ trọn vẹn. Người chưa biểu lộ trọn vẹn trong mỗi tâm hồn chúng ta, và cũng chưa biểu lộ trọn vẹn trong toàn thể nhân loại; cũng như Đức Giêsu đã sinh ra theo xác thịt tại Bêlem miền Giuđê, cũng vậy, Người phải sinh ra cách thiêng liêng trong mỗi tâm hồn chúng ta. Có một Giáng Sinh vĩnh viễn của Đức Giêsu trong chúng ta; đó là tất cả mầu nhiệm của đời sống tâm linh.
Hồng y Jean Daniélou
Anrê Trần An Dũng Lạc
(1795 – 1839)
Anrê Trần An Dũng Lạc,
Sinh ra trong một gia đình ngoại giáo ở Bắc Ninh năm 1795, Trần An Dũng theo
cha mẹ vào Kẻ Chợ, nay là Hà Nội. Sau đó cậu được gán cho một thày giảng nuôi
nấng dạy dỗ và rửa tội với tên Thánh là Anrê. Chịu chức Linh mục ngày
15-3-1823, bị xử trảm ngày 21/12/1839 tại Ô Cầu Giấy dưới đời vua Minh Mạng,
được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII. Lễ kính ngày 21 tháng
12.
Ngài là một nhà truyền
giáo kiên trì không biết mệt, bằng lời nói và việc làm, tại nhiều giáo xứ cho
đến khi bị bắt năm 1835. Giáo dân của ngài quyên góp đủ tiền để chuộc ngài. Sau
đó ngài đổi tên từ Dũng thành Lạc để che dấu căn cước, và rời sang một vùng
khác để tiếp tục sứ mạng.
Trước hết Cha Dũng được
sai đi giúp Cha Khiết ở Ðồng Chuối rồi giúp Cha Thi ở xứ Ðoài và Cha Duyệt ở
Sơn Miêng. Sau đó Ðức Cha cử ngài làm chính xứ Kẻ Ðầm lúc ngài 40 tuổi. Ở đâu
Cha Dũng cũng được mọi người quí mến vì ngài đối xử khôn khéo lại giảng đạo sốt
sắng. Ngài rất nhiệm nhặt trong việc ăn mặc, Mùa chay, ngài ăn chay mọi ngày,
nhiều khi cả những ngày thứ Tư và thứ Sáu trong năm nữa. Trong thời kỳ bị cấm
đạo Cha Dũng phải trà trộn ở trong nhà giáo dân, nếu họ dọn cơm thịt hay cá lớn
thì ngài trách: “Ðừng làm như vậy, hãy mua tôm tép như thường dân khác mà ăn”.
Cha Dũng còn có lòng
thương giúp những người nghèo túng. Khi được mời đi kẻ liệt, ngài đi một mình
để tránh cho các thầy khỏi bị bắt. Khi không đi làm phúc được, Cha Dũng thường
sai các các thầy đi các nơi để thăm hỏi và khuyên bảo giáo dân tìm đến ngài mà
xưng tội. Lúc ngài coi xứ Kẻ Ðầm thì các nhà chung đã phải rỡ hết.
Năm 1835 ông Lý Nhâm vì
ghét Tổng Thìn là người có đạo, muốn cho ông phải tội đã đem lính đến bắt Cha
Dũng cùng với 30 giáo dân đang xem lễ ở Kẻ Sui. Ông Tổng Thìn phải đưa 6 nén
bạc cho quan huyện Hào Khánh ở Ðôn Thư xin liệu việc với quan phủ cho khỏi án.
Quan huyện lấy 4 nén còn hai nén cho người nhà quan phủ và trình rằng: “Cậu tôi
về xem lễ ở Kẻ Sui mà quan bắt thì xin tha”.
Cha Dũng được tha về
còn những người khác bị giam lại 21 ngày. Sau đó Cha Dũng phải đổi tên là Lạc
vì quan quân đã biết tên ngài. Cha Lạc thường hay xuống tỉnh Nam Ðịnh thăm
viếng an ủi các giáo dân bị bắt. Ngài nói với những người khác rằng: “Những
người chết vì đạo thì được lên thiên đàng ngay, còn tôi cứ phải ẩn trốn và mất
nhiều tiền bạc mới thoát khỏi tay các quan, thà rằng tôi bị bắt và chết vì đạo
thì hơn”.
Sau 7 năm làm cha Sở Kẻ
Ðầm, khoảng 4 năm sau lần bị bắt trước, Cha Lạc bị bắt lại ngày 10-11-1839, khi
ngài sang thăm và xưng tội với Cha già Thi ở Kẻ Sui. Ông Lý Pháp không biết Cha
Lạc nên có nhiều người dục ngài trốn đi, nhưng ngài nói: “Phó mặc cho ý Thiên
Chúa, đây sẽ là lần thứ hai tôi bị bắt vì Chúa Giêsu Kitô”.
Vì vậy khi Lý Pháp hỏi
ngài có phải là cụ đạo không, ngài nhận ngay nên bị bắt trói lại. Giáo dân muốn
có cha giúp đỡ phần thiêng liêng cho họ nên đã phải chạy tiền mới xin cho Cha
Lạc được tự do. Cha Lạc dùng thuyền về nhà nhưng trên đường gặp mưa gió lớn
phải đến một nhà quen trú ẩn. Cũng lúc đó, vì nghe Lý Pháp bắt được cụ đạo nên
quan huyện đang dẫn người đi tới. Người nhà thấy vậy vội hô lên nho nhỏ để
người chèo thuyền không ghé lên bờ: “Quan! Quan!”
Nhưng người chèo thuyền
lại nghĩ là người ta nói đùa nên cứ ghé lên bờ. Cha Lạc liền bị chận hỏi, ngài
nhận mình là cụ đạo nên bị bắt trói còn những người khác chạy trốn được. Ðêm ấy
Cha Lạc ngồi nói chuyện vui vẻ với linh canh và người nhà quan. Cha nói: “Vua
cấm đạo và Ðức Chúa Trời định cho tôi phải bắt, tôi không sợ gì, trái lại vui nữa
là khác”.
Sáng hôm sau quan ngồi
ăn một mâm, Cha Lạc cũng ngồi ăn một mâm, quan nói: “Ông ngồi một mình một mâm
thì cũng là quan bên đời”.
Trước khi đưa về huyện,
quan sai làm gông bằng tre nhẹ đeo vào cổ Cha Lạc.
Về tới huyện Bình Lục,
quan nói với Cha Lạc: “Tôi không có ý bắt ông nhưng kẻ tố giác cứ lên cáo mãi
nên tôi phải đi”.
Cha Lạc thưa lại: “Ông
không có ý bắt tôi thì hãy tha tôi về”.
Quan đáp: “Bây giờ sự
việc đã lộ rồi không làm gì được nữa”. Quan nói như vậy là có ý muốn ăn tiền
đút lót, nên giáo dân lo gom góp tiền, và ông Cửu Bình cũng muốn cầm cả cơ
nghiệp để có đủ tiền chuộc cha về, ông viết thư cho ngài: “Thưa cha, cha chịu
chết thì một mình cha lên thiên đàng, mà nếu cha còn ở lại thì bổn đạo chúng
con được nhờ, vậy xin cha nghĩ lại”. Nhưng cha Lạc đã cấm họ đem tiền chuộc,
cha nói: “Tôi bị bắt lần này là lần thứ ba, thì đó đúng là thánh ý Chúa định
cho tôi như vậy, anh chị em đừng mất tiền chuộc tôi làm gì”.
Ðức Cha Retord (Liêu)
cũng sai Thầy Sự mang 5 nén bạc đi chuộc Cha Thi và Cha Lạc, đức cha nói: “Hai
cụ ấy tốt lắm, có thể chuộc được thì chuộc”.
Cha Lạc nói lại với
Thầy Sự: “Thầy nghĩ mà xem, tôi cũng như Thánh Phêrô, khi phải bắt lần trước
được giáo dân cầu nguyện cho và được về, lần thứ hai giáo dân cũng lo liệu cho
được thoát khỏi, nhưng ý Chúa đã định cho tôi phải chết vì Người như thánh
Phêrô, thì nói bổn đạo đừng chuộc tôi nữa”.
Quan huyện lấy lời ngọt
ngào dụ dỗ hai cha quá khóa, với Cha Lạc ông nói: “Thầy đạo, thầy biết nhiều
chữ nghĩa và còn trẻ nữa thì tại sao lại muốn chết, có phải là uổng không? Hãy
tin tôi đi, nhắm mắt lại bước qua ảnh thánh hoặc chỉ đi vòng chung quanh, nếu
thầy muốn thì để cho lính của tôi khiêng thầy qua, tôi sẽ làm án tha ngay”.
Cha Lạc dõng dạc thưa
lại: “Tôi không bao giờ làm theo ý quan vừa nói đâu. Hãy khép án tôi phải cắt
trăm mảnh thì hơn”.
Không lay chuyển được
lòng hai cha, quan huyện làm tờ trình là bắt được hai cha ở ngoài ruộng để
không ai bị phiền vạ lây, rồi dẫn giải cả hai về Hà Nội giao cho quan án. Về
sau Cha Lạc sai người nhà mang rượu và 100 viên thuốc biếu quan huyện để cám ơn
ông đã khai như vậy.
Với giáo dân đi theo
tiễn đưa khóc lóc, Cha Lạc nói: “Chúng tôi cám ơn anh chị em, anh chị em hãy về
nhà và sốt sắng làm tôi thờ phượng Chúa cũng như là chúng tôi còn ở giữa anh
chị em. Than khóc như thế này không có ích lợi gì mà còn tăng thêm sự phiền khổ
cho chúng tôi”.
Ngay ngày hôm sau khi
vào nhà tù ở Hà Nội, ngày 17-11, các quan bắt đầu cuộc thẩm vấn, chính Cha Lạc
thuật lại trong thơ gởi cho Ðức Cha Jeantet như sau: “Ngày 17, quan đã giao nộp
chúng con cho quan án để truyền lệnh bắt chúng con bước qua ảnh thánh giá. Vì
chúng con từ khước nên năm sáu anh linh xấn lại khiêng chúng con qua. Cha Thi
đã ôm được thánh giá nhấc lên và hôn kính. Phần con, con cho chân lên rất cao
và nói với họ: “Hãy chặt bớt chân ta đi, ta rất bằng lòng chứ đừng hòng trông
ta chối đạo”.
Sau đó quan lại hỏi vì
sao đạo không cho phép thờ kính tổ tiên. Con đáp lại: “Nếu có ai chào khi cha
mẹ đang ngủ thì không có kể là tôn kính bởi vì các ngài không biết gì. Cũng một
lẽ ấy còn mạnh hơn đối với người đã chết”.
Ngày 19 các quan lại
gọi chúng con ra tòa lần thứ hai để ép buộc chúng con. Lần này họ bắt con đeo
gông nặng hơn, và ngày 21 lại thay bằng xiềng. Xiềng của Cha Thi nhẹ hơn. Bốn
ngày đầu con cứ chảy nước mắt hoài khi nghĩ đến các cha thừa sai và các anh em
con. Nhưng từ ngày 15 tới nay thì con vui vẻ và bằng lòng, coi các khổ cực như
không. Con thương Cha Thi vì tuổi cao không kham nổi những khốn khổ. Chúa đã
thêm sức cho chúng con để không lo lắng gì nữa”.
Ðức Cha Jeantet viết
thư cho hai cha để nâng đỡ các ngài bền gan chịu khổ cho đến cùng và xin Cha
Lạc thuật lại các câu đối đáp với các quan. Cha Lạc đã viết thư trả lời: “Thưa
Ðức Cha, khi chúng con được thư đức cha an ủi thì cảm động chảy nước mắt ra.
Chúng con là gì mà được các cha thương lo lắng. Chúng con không biết nói sao
cho hết lòng biết ơn của chúng con. Riêng với đức cha, xin đức cha cầu cùng
Chúa cho chúng con được giữ nghĩa cùng Chúa cho đến cùng. Chúng con đã viết tất
cả những gì xảy ra cho chúng con trong tù cho đến bây giờ, con vẫn phải đối đáp
những lời châm biếm của các người tù khác châm biếm đạo thánh. Con xin đức cha
thương nhớ đến chúng con. Trong nhà tù rất khó viết thư cũng như nhận thư. Con
không còn gì để viết. Vững mạnh như núi thái. Trần An Dũng”.
Ngày 30-11, các quan
cho đòi hai cha lên để ký nhận bản ản. Tuy nhiên các quan còn cố ép các cha quá
khóa. Một người nhắc đến việc Thầy Phanxicô đã muốn chết hơn là chối đạo. Cha
Lạc nhân cơ hội nói lên sự can đảm của mình: “Người tín hữu mà quan vừa nói chỉ
là một đồ đệ của chúng tôi, đã biết chọn nghĩa vụ hơn là sự sống. Còn chúng tôi
là các thầy đạo lại kém lòng can đảm hơn không dám đi theo con đường chúng tôi
đã vạch ra cho họ sao? Không bao giờ, thưa các quan, các quan đừng chờ đợi việc
hèn nhát này”.
Các quan bế mạc phiên
tòa nói với nhau: “Bọn chúng bám vào tôn giáo đến nỗi điên khùng”.
Ba lần bị tra khảo
nhưng các ngài không bị đánh đập tàn nhẫn, chỉ một vài cái tát mà thôi. Cha Lạc
làm một bài thơ gửi cho Cha Thực nói lên chí khí của người Kitô:
Lạc rầy đã rõ chốn quân quan./Bút chép
thơ này gửi thở than./Lòng nhớ bạn non còn vất vả./Dạ thương khách chạy chưa
yên hàn./Ðông qua tiết lại thời xuân tới./Khổ tạm mai sau hưởng phúc an./Làm kẻ
anh hùng chi quản khó./Nguyện xin cùng gặp chốn thanh nhàn.
Tuy không phải chịu
khốn khổ nhiều nhưng lòng các cha hằng muốn cho mình được xứng đáng đổ máu đào
vì Chúa. Các ngài xin với những người nhà cầu nguyện để các ngài được bền vững
trong khi chờ án tử. Các quan đã làm án xử trảm cho các ngài. Ngày 20 Cha Trân
mang Mình Thánh Chúa cho hai cha. Ngày hôm sau bản châu phê án được mang về tới
Hà Nội. Cha Dũng cùng với Cha già Thi vui mừng hát thánh ca theo chân lý hình
ra khỏi thành. Tới nơi, các ngài quì cầu nguyện, ngước mắt lên trời và nghiêng
cổ ra cho lý hình chém. Nhiều người làm chứng là đã nhìn thấy một con chim
trắng, to lớn hơn chim bồ cầu, bay lượn trên các ngài lúc hành quyết. Lệnh quan
vừa dứt, đầu Cha Dũng cũng rơi xuống đất.
Cha được phong Á Thánh
năm 1900. và được phong thánh ngày 19-6-1988. Ngày lễ 21-12
vncatholic.org
Lời bất hủ: Lễ các Thánh 1-11-1839 linh mục Trân đưa
Mình Thánh vào ngục, vừa thấy cha Lạc đã ra chào đón: "Xin chào bác, tôi
đợi bác đã lâu vì hết lương thực rồi". Sau đó cha cung kính rước lễ, và
trao Mình Thánh cho cha già Thi. Cuối năm 1839 quan công bố án tử hình. Trước
phút hành quyết người lý hình đến nói với cha: "Chúng tôi không biết các
thầy tội gì, chúng tôi chỉ làm theo lệnh trên. Xin các thầy đừng chấp".
Phêrô Trương Văn Thi
(1763 – 1839)
Phêrô Trương Văn Thi, Sinh năm 1763 tại Kẻ Sở, Hà Nội, Linh mục, bị
xử trảm ngày 21/12/1839 tại Ô Cầu Giấy dưới đời vua Minh Mạng. Đức Lêo XIII
đã suy tôn cha Phêrô Trương Văn Thi lên bậc Chân Phước ngày 27.5.1900. Ngày
19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn các ngài lên bậc Hiển thánh. Lễ kính
vào ngày 21/12.
|
Trên đường ra pháp trường, từ nhà ngục Hà Nội đến ô Cầu
Giấy, người tử tội ốm yếu bệnh tật với tuổi già 76, bước đi chẳng nổi nữa.
Ông bước đi lảo đảo rồi ngã quỵ xuống đường. Trước tình cảnh tang thương đó,
một người lính đoàn hành quyết khom lưng cõng tử tội đến nơi xử, và được tử
tội âu iếm tặng đôi giầy của mình làm kỷ niệm. Thế đó, lính tráng ngỡ ngàng,
dân chúng nghẹn ngào, các tín hữu xúc động. Người hành quyết cõng tử tội đến
pháp trường. Tử tội đó là linh mục Phêrô Trương Văn Thi.
Người mục tử hiền hòa nghèo khó
Phêrô Trương Văn Thi mở mắt chào đời năm 1763 tại làng Kẻ
Sở, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Năm 11 tuổi, cậu được nhận vào nhà Đức
Chúa Trời để tu học, tập tành các nhân đức, rồi trở thành thày giảng. Trong chức
vụ này, thày thi luôn chứng tỏ nhiệt tâm tông đồ, đời sống đạo đức, và khả
năng đời đạo, nên được gửi vào chủng viện. Đến ngày 22.3.1806, thày lãnh chức
linh mục khi đã 43 tuổi.
Trong 27 năm liền, cha Thi coi sóc xứ Sông Chảy thuộc phủ
Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Năm 1833, ngài được bổ nhiệm chính xứ Kẻ Sông, và ở
đó cho đến khi tử đạo năm 1839. Theo lới chứng của các tín hữu tại đây, cha
Thi là một linh mục : "Rất nhân đức, mỗi ngày đọc kinh cầu nguyện lâu
giờ ba bốn lần, cử hành thánh lễ trang nghiêm, ăn uống đạm bạc, thường ăn
chay các thứ sáu, mặc dù sức khỏe của ngài yếu kém với chứng đau bụng thường
xuyên".
Thừa sai Jeantet Khiêm sau làm Giám mục Tây đàng Ngoài đã
viết về cha Thi : "Tôi quen biết ngài từ năm 1835, tôi cảm phục ngài về
lòng đạo đức thâm sâu, có tính hiền hòa, khôn ngoan và trung thành giữ lề
luật". Cha sống khó nghèo, ngoài áo chùng thâm, cha chỉ mặc đồ nâu như
một nông dân nghèo nàn. Ngoài giáo xứ chính, cha còn phụ trách thêm nhiều họ
lẻ. Một lần di chuyển trên sông, thuyền của cha bị đắm, người tháp tùng cha
chết đuối, còn cha sống sót được nhờ bám vào hòm đựng đồ lễ. Suốt mấy chục
năm phục vụ giáo xứ, không hề thấy một ai kêu ca, chê trách cha lới nào.
Do chiếu chỉ cấm đạo tòan quốc của vua Minh Mạng, cha Thi
luôn hoạt động âm thầm. Được một thời gian khá lâu, bất ngờ vào ngày
10.10.1839, khi cha Dũng lạc ở làng kế cận tìm đến xưng tội, viên lý trưởng
tên Pháp hay tin, đưa người đến bắt cả hai linh mục. Lý Pháp mặc cả giá tiền
chuộc với các tín hữu, và ngã giá là 200 quan. Khi các tín hữu mới gom góp
được một nửa số tiền, ông chỉ tha một mình cha Dũng Lạc. Ai ngờ trên đường
về, cha Dũng lạc lại bị một tốp lính khác bắt được. Thế là Lý Pháp không dám
cho chuộc cha Thi nữa, và cho áp giải ngài về Bình Lục. Giữa đường, ông gặp
đám lính đang áp giải cha Dũng Lạc, liền nộp cha Thi cho quan huyện. Từ đó,
hai vị chung một số phận tù ngục và cùng chung hưởng phúc vinh quang.
Ông "quan bên đạo" dưới
mắt ông quan bên đời.
Quan huyện Bình Lục tỏ ra rất vị nể hai linh mục. Riêng
với cha Thi, quan ái ngại cho tuổi già sức yếu, nên cư xử càng lịch thiệp
hơn. Ông nói : "Tôi làm quan bên đời, còn ông làm quan bên đạo". Dĩ
nhiên, quan đã hiểu sai về chức năng phục vụ của người linh mục, nhưng dầu
sao, đó cũng là bằng chứng của sự kính nể. Biết không thể lay chuyển lòng tin
của hai vị, quan không tra tấn gì cả, chỉ giữ lại ba ngày rồi cho giải về Hà
Nội. Như Philatô rửa tay trong vụ án đức Giêsu, viên quan huyện sau đó cũng
mở lễ cúng vái các thần, thanh minh với mọi người, và xin trời đất chứng giám
cho mình vô can trong cái chết của những kẻ vô tội.
Khi hai cha được đưa lên Hà Nội bằng thuyền theo đường
sông Hồng, các tín hữu kéo nhau đi theo rất đông, kẻ đi thuyền, người đi bộ
trên bờ đê.
Ngày 16.10, thuyền áp giải hai cha được cập bến. Hôm sau,
quan án cho điệu hai cha ra công đường và bắt đạp lên Thánh Giá. Cha Thi quỳ
xuống, nghiêm trang hôn kính dấu chỉ Đấng Cứu Độ. Sau nhiều lần hạch hỏi,
quan thấy không có cách nào khuất phục được hai vị linh mục, liền làm án tâu
vua xin trảm quyết.
Trong khi chờ đợi vua phê án, cha Thi biết trước số phận
của mình, và chuẩn bị đón nhận phúc tử đạo của mình. cha gia tăng việu cầu
nguyện và hãm mình. Cha ăn chay các ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu và thứ bảy.
Bệnh tật gông cùm (dù cha chỉ phải mang gông nhẹ) và chay tịnh làm sức khỏe
của cha càng sa sút. Thừa sai Jeantet Khiêm viết thư vào đề nghị cha giảm bớt
khổ chế đi, nhưng cha vẫn không thay đổi.
Tình yêu không biên giới
Ngày 21.12.1839, lần thứ hai cha Trân đưa Mình Thánh vào,
cha Thi đã liệt giường, phải nhờ cha Dũng Lạc ra nhận và trao Thánh Thể.
Không ngờ chính hôm đó lại là ngày cuối cùng cuộc đời dương thế của các ngài,
bản án vua châu phê đã vào tới. Quân lính dẫn hai cha ra pháp trường. Trên
đường, cha Thi không còn sức đi nữa, nên một người lính đã đóng vai "Simon",
cõng cha đến nơi thụ án.
Quãng đường cuối cùng của cha Thi: Đôi giầy, kỷ vật tặng
cho người lính, hình ảnh một "Simon Xirênê" Việt Nam cõng tử tội ra
pháp trường… Làm sao diễn tả hết ý nghĩa của những điều đó. Phải chăng hình
ảnh đó có thể khái quát được tang thương của Giáo Hội Việt Nam thời khai
nguyên ? Phải chăng điều đó đủ xoa dịu những đố kỵ còn sót lại cho đến ngày
hôm nay ? Và phải chăng hình ảnh đó cho phép ước mơ một xã hội, tương lai
sáng lạn hơn, khi mọi người dân vượt qua mọi trở ngại để đối xử với nhau bằng
trái tim yêu thương ?
Giáo hữu thấm máu vị tử đạo, thâu lượm các di vật, rồi đưa
thi hài các ngài về Kẻ Sở dâng lễ và an táng cách trọng thể.
Đức Lêo XIII đã suy tôn cha Phêrô Trương Văn Thi lên bậc
Chân Phước ngày 27.5.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn các
ngài lên bậc Hiển thánh.
Thừa sai Jeantet Khiêm nhận định về cuộc tử đạo của cha
Phêrô Thi như sau : "Ân sủng đã toàn thắng sự yếu đuối của con người.
Nhờ ân sủng, con người bẩm sinh vốn hiền lành nay đã có được sức mạnh trước
đây chưa từng có".
Nguồn từ
thư viện Đa Minh
|
Lời bất
hủ: Thừa
sai Jeantet Khiêm (sau này làm Giám Mục) viết về Cha Thi như sau: "Tôi
quen biết ngài từ năm 1835, tôi cảm phục ngài về lòng đạo đức thâm sâu, có tính
hiền hoà, khôn ngoan và trung thành giữ lề luật".
Khi ra trước công đường quan bắt ép cha đạp lên Thánh Giá, cha Thi quỳ xuống, nghiêm trang hôn kính dấu chỉ Ðấng Cứu Ðộ".
Khi không còn đủ sức ra pháp trường để xử tử, có một quân lính tốt bụng đã cõng cha ra pháp trường (như Simon Sirênê vác đỡ Thánh Giá Chúa thuở xưa) cha Thi đã tặng anh lính đôi giầy của Ngài.
Khi ra trước công đường quan bắt ép cha đạp lên Thánh Giá, cha Thi quỳ xuống, nghiêm trang hôn kính dấu chỉ Ðấng Cứu Ðộ".
Khi không còn đủ sức ra pháp trường để xử tử, có một quân lính tốt bụng đã cõng cha ra pháp trường (như Simon Sirênê vác đỡ Thánh Giá Chúa thuở xưa) cha Thi đã tặng anh lính đôi giầy của Ngài.
www.tinmung.net
Thứ Sáu 21-12
Thánh Phêrô Canisius
(1521- 1597)
Cuộc đời đầy năng lực của Thánh Phêrô Canisius phải đánh đổ bất cứ
ấn tượng nào cho rằng cuộc đời của các thánh thì nhàm chán. Thánh nhân đã sống
76 năm với một nhịp độ không thể nói gì khác hơn là phi thường, ngay cả trong
thời đại thay đổi mau chóng của chúng ta. Là một người được Thiên Chúa ban cho
nhiều tài năng, thánh nhân là gương mẫu tuyệt hảo của một người sống cho phúc
âm đã phát triển tài năng vì Thiên Chúa.
Ngài là một trong những khuôn mặt quan trọng trong giai đoạn cải
cách của Giáo Hội Công Giáo ở nước Ðức. Vai trò của ngài thật quan trọng đến
nỗi ngài thường được gọi là "vị tông đồ thứ hai của nước Ðức"
mà cuộc đời của ngài thường được sánh với cuộc đời của Thánh Boniface trước
đây.
Mặc dù thánh nhân thường cho mình là lười biếng khi còn trẻ, nhưng
sự biếng nhác đó không được lâu, vì khi 19 tuổi ngài đã lấy bằng cử nhân của
một đại học ở Cologne. Sau đó không lâu, ngài gặp Cha Peter Faber, người môn đệ
đầu tiên của Thánh Ignatius Loyola (Y Nhã), và cha đã ảnh hưởng ngài nhiều đến
nỗi ngài đã gia nhập Dòng Tên khi vừa mới được thành lập.
Trong giai đoạn này ngài đã tập luyện được một thói quen mà sau
này trở thành nếp sống của cuộc đời ngài -- không ngừng học hỏi, suy niệm, cầu
nguyện và sáng tác. Sau khi thụ phong linh mục năm 1546, ngài nổi tiếng qua
công trình soạn thảo các văn bản của Thánh Cyril Alexandria và Thánh Leo Cả.
Ngoài khuynh hướng suy tư về văn chương, thánh nhân còn hăng say trong việc
tông đồ. Người ta thường thấy ngài đi thăm bệnh nhân và người bị tù đầy, ngay
cả khi ngài được giao cho các trách nhiệm khác mà đối với nhiều người để chu
toàn công việc ấy cũng đã hết thì giờ.
Năm 1547, thánh nhân được tham dự vài khoá họp của Công Ðồng
Triđentinô, mà sau này các sắc lêänh của công đồng ấy được giao cho ngài hiện
thực hóa. Sau một thời gian được bài sai việc giảng dạy ở trường Messina của
Dòng Tên, thánh nhân được giao cho sứ vụ truyền giáo ở Ðức -- cho đến mãn đời.
Ngài dạy tại một vài trường đại học và góp phần chính yếu trong việc thiết lập
nhiều trường học và chủng viện. Ngài viết sách giáo lý giải thích đức tin Công
Giáo cho những người bình dân để họ dễ hiểu -- một công việc rất cần thiết
trong thời ấy.
Nổi tiếng là vị rao giảng, thánh nhân thường lôi cuốn giáo dân đến
chật cả nhà thờ qua tài hùng biện của ngài về Phúc Âm. Ngài còn có tài ngoại
giao, và thường làm người hòa giải giữa các bè phái tranh chấp. Trong các thư
từ ngài để lại (tất cả đến tám bộ) người ta thấy các lời lẽ khôn ngoan của ngài
khi khuyên nhủ người dân thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội.
Trong thời gian ấy, ngài cũng viết các lá thư bất thường chỉ trích
các vị lãnh đạo trong Giáo Hội -- tuy nhiên luôn luôn với một tâm tình đầy yêu
thương, và thông cảm.
Năm 70 tuổi, thánh nhân bị liệt, nhưng ngài vẫn tiếp tục rao giảng
và viết lách với sự trợ giúp của một thư ký cho đến khi ngài từ trần vào sáu
năm sau đó, ngày 21-12-1597.
Lời Bàn
Nỗ lực không mệt mỏi của Thánh Phêrô Canisius là một gương mẫu
thích hợp cho những ai muôán góp phần canh tân Giáo Hội hay cho sự thăng tiến ý
thức luân lý trong chính phủ hay trong thương trường. Ngài được coi là một
trong các vị sáng lập ngành báo chí Công Giáo, và rất có thể là gương mẫu cho
các ký giả hay thông tín viên Công Giáo. Các người trong lãnh vực sư phạm có
thể nhìn thấy ngài như một đam mê muốn truyền lại chân lý cho thế hệ mai sau.
Dù chúng ta có nhiều khả năng để cho đi, như Thánh Phêrô Canisius đã từng làm,
hoặc không có tài cán gì để đóng góp, như bà goá trong Phúc Âm (x. Luca
21:1-4), điều quan trọng là cho đi tất cả những gì chúng ta có. Chính trong
phương cách ấy mà thánh nhân đã trở nên gương mẫu cho mọi Kitô Hữu trong thời
đại thay đổi nhanh chóng này mà chúng ta được kêu gọi đến trong thế gian nhưng
không thuộc về thế gian.
Lời Trích
Khi được hỏi là ngài có làm việc quá sức hay không, Thánh Phêrô
Canisius trả lời, "Nếu bạn có nhiều việc phải làm thì với sự trợ giúp
của Thiên Chúa bạn sẽ có thì giờ để thi hành tất cả những điều ấy."
www.nguoitinhuu.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét