Năm mươi năm sau Vatican II: chìa khóa giải
thích
Cha Raniero Cantalamessa |
Cha Raniero Cantalamessa, vị giảng thuyết của phủ
giáo hoàng, đã dùng bài giảng thứ hai Mùa Vọng của ngài để nói về đường lối
giải thích Varican II.
1. Lối giải thích gián đoạn và lối giải thích liên tục
Trong mấy thập niên qua, nhiều cố gắng nhằm lượng giá Vatican II (1) đã được đưa ra: song song với các giải thích có tính phân tích ta cũng thấy có những giải thích có tính tổng hợp. Theo cha Cantalamessa, có ba chìa khóa để giải thích các biến cố của Vatican II: cập nhật hóa, gián đoạn và liên tục. Khi công bố việc mở Vatcian II, Đức Gioan XXIII không ngừng nhắc đi nhắc lại hạn từ “aggiornamento” (cập nhật hóa) mà nay đã trở thành cổ điển. Trong bài diễn văn khai mạc Công Đồng, ngài nói: “Công Đồng Chung thứ 21 […] muốn truyền đạt học lý Công Giáo một cách tinh tuyền và trọn vẹn, không một chút giảm thiểu hay méo mó […]. Tuy nhiên, nhiệm vụ của chúng ta không phải chỉ là canh giữ kho tàng quí gía này, như thể chỉ biết quan tâm tới quá khứ, mà còn là mau mắn và không sợ sệt hiến thân cho những việc mà thời đại đang đòi hỏi nơi ta, trong khi theo đuổi con đường mà Giáo Hội vốn đã đi trong gần 20 thế kỷ […]. Điều cần là học lý chắc chắn và bất biến này, học lý mà chúng ta phải trung thành nhất trí với, phải được học hỏi và trình bày theo cung cách thời ta đòi hỏi” (2).
Tuy nhiên, cùng với đà diễn tiến của Công Đồng, từ từ hai mặt trận đối nghịch nhau đã được thành lập, tùy theo mục đích thứ nhất hay mục đích thứ hai vừa kể được nhấn mạnh: nghĩa là tiếp tục với quá khứ hay canh tân tương lai. Đối với mặt trận thứ hai, hạn từ “aggiornamento” đã bị thay thế bởi hạn từ “gián đoạn”, mang theo sự thay thế này cả một tinh thần khác và nhiều ý hướng khác. Đối với những người tự nhận là cấp tiến, đây là một thành tựu được chào đón hân hoan. Nhưng đối với mặt trận đối lập, đó là thảm họa cho toàn thể Giáo Hội.
Đứng giữa hai mặt trận ấy, hai mặt trận tuy nhất trí với nhau về việc nhận diện sự kiện nhưng chống đối nhau về lối phán đoán các sự kiện ấy, ta thấy chủ trương của huấn quyền giáo hoàng nói đến “cuộc canh tân trong liên tục”. Trong thông điệp Ecclesiam Suam, Đức Phaolô VI trở lại với hạn từ “aggiornamento” của Đức Gioan XXIII để tuyên bố rằng ngài muốn nó được coi như “nguyên tắc hướng dẫn” (3). Ở ngay đầu triều đại của mình, Đức Gioan Phaolô II cũng đã nhắc lại quan điểm của vị tiền nhiệm (4), và trong nhiều dịp, đã phát biểu trong cùng một đường lối ấy. Tuy nhiên, trên hết, Đức Đương Kim Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã minh giải điều được Huấn Quyền hiểu qua cụm từ “canh tân trong liên tục”. Ngài làm điều đó, ngay sau khi lên ngôi vài tháng, trong một diễn văn với Giáo Triều vào ngày 22 tháng 12, năm 2005. Ta hãy lắng nghe vài đoạn: “Vấn đề được đặt ra là: tại sao việc thực thi Công Đồng lại khó khăn đến thế trong một số bộ phận của Giáo Hội? Việc này tùy thuộc lối giải thích đúng đắn đối với Công Đồng, hay nói theo kiểu nói bây giờ, tùy thuộc nền giải thích đúng đắn […]. (Khó khăn trên) phát sinh từ sự kiện này: có tới hai lối giải thích đối diện và tranh cãi nhau. Một lối tạo ra hỗn độn, trong khi lối kia, tuy âm thầm nhưng càng ngày càng rõ rệt hơn, đã và đang đem lại hoa trái. Một đàng, là lối giải thích tôi tạm gọi là ‘nền giải thích bất liên tục và gián đoạn’; nền giải thích này rất được cảm tình của các phương tiện truyền thông và cũng là một khuynh hướng của nền thần học hiện đại. Đàng khác, là ‘nền giải thích canh tân’.
Đức Giáo Hoàng thừa nhận rằng quả có một chút bất liên tục và gián đoạn thật. Tuy nhiên, chúng không liên hệ tới các nguyên tắc và chân lý nền tảng của đức tin Kitô Giáo, nhưng đúng hơn liên hệ tới một số quyết định đã đi vào lịch sử. Trong số đó, có sự tranh chấp giữa Giáo Hội và thế giới hiện đại, mà cao điểm là việc lên án chủ trương duy hiện đại dưới triều Đức Piô IX. Tuy nhiên, cũng có liên hệ tới tình thế gần đây, như những tranh chấp phát sinh do các phát triển khoa học cũng như mối liên hệ với các tôn giáo, và các hệ luận liên quan tới vấn đề tự do lương tâm. Ấy là chưa kể tới Nạn Diệt Chủng (Holocaust) từng đòi ta phải suy nghĩ lại các thái độ đối với dân tộc Do Thái. Đức Giáo Hoàng viết: “Điều rõ ràng là trong các phạm vi ấy […] một thứ bất liên tục nào đó quả đã xẩy ra. Thực vậy, một sự bất liên tục đã lộ ra nhưng trong đó, sau khi phân biệt giữa hoàn cảnh lịch sự cụ thể và các đòi hỏi của chúng, người ta đã chứng tỏ được rằng sự liên tục về nguyên tắc chưa bị quên lãng. Thoạt nhìn, người ta dễ bỏ qua sự kiện đó. Bản chất của canh tân đích thực hệ ở chính việc phối hợp giữa liên tục và bất liên tục ở nhiều bình diện khác nhau này”.
Nếu ta di chuyển từ bình diện giá trị (axiological) nghĩa là bình diện của nguyên tắc và giá trị, qua bình diện thời gian (chronological), ta có thể nói rằng Công Đồng biểu tượng cho một gián đọan với quá khứ gần đây nhưng biểu tượng cho một liên tục với quá khứ lâu đời. Về nhiều điểm, nhất là những điểm chính liên quan tới ý niệm Giáo Hội, Công Đồng quả muốn tìm về nguồn gốc của mình, tới những nguồn thánh kinh và giáo phụ của đức tin.
Lối giải thích Công Đồng của Huấn Quyền, tức lối giải thích canh tân trong liên tục tìm thấy tiền thân sáng chói của nó trong “Khảo Luận về Việc Khai Triển Học Lý Kitô Giáo” của Đức Hồng Y Newman. Thường được gọi là “người cha vắng mặt của Vatican II”, Đức HY Newman chứng minh rằng khi ta bàn tới các ý niệm triết lý hay niềm tin tôn giáo lớn lao như Kitô Giáo chẳng hạn: “thì buổi khởi đầu của nó chẳng thấm thía gì so với các khả năng của nó cũng như các phạm vi của nó. […] Với thời gian… các nguy cơ và hy vọng sẽ xuất hiện trong nhiều tương quan mới; và các nguyên tắc cũ sẽ tái xuất hiện dưới nhiều hình thức mới. Nó sẽ thay đổi với chúng để tiếp tục còn như trước. Trong thế giới cao hơn, tình thế có khác, nhưng ở dưới thế này, sống là phải thay đổi, và muốn hoàn hảo là phải thay đổi luôn” (5)
Thánh Grêgôriô Cả phần nào đó đã dự ứng niềm xác tín trên khi nói rằng Thánh Kinh “cum legentibus crescit”, “lớn lên với người đọc” (6); nghĩa là, nó lớn lên qua việc thường xuyên được đọc và được đem vào cuộc sống, cùng với đà xuất hiện của nhiều vấn nạn và nhiều thách thức mới trong lịch sử. Như thế, học lý đức tin thay đổi nhưng chỉ là để vẫn chân thực với chính mình; nó thay đổi trong những tùy thể lịch sử, chỉ để còn y như cũ trong bản thể, như Đức Bênêđíctô XVI từng nói.
Ta có thể tìm thấy một thí dụ khá tầm thường nhưng lại nói lên khá nhiều ngay trong ngôn ngữ. Chúa Giêsu sử dụng ngôn ngữ của thời ngài; không phải tiếng Hípri, vốn là ngôn ngữ cao sang của Thánh Kinh, nhưng là tiếng Aram, thứ ngôn ngữ bình dân. Trung thành với sự kiện khởi đầu ấy không thể hệ ở việc cứ tiếp tục nói tiếng Aram với tất cả những ai lắng nghe Tin Mừng, nhưng là nói tiếng Hy Lạp với người Hy Lạp, tiếng La Tinh với người La Tinh, tiếng Ácmêni với người Ácmêni, tiếng Cốp với người Cốp, và vân vân cho tới tận ngày nay. Như Đức HY Newman nói, chính nhờ thay đổi mà vẫn còn chân thực với chính mình.
2. Chữ viết giết chết, Thần Khí cho sống
Tuy rất cảm phục sự đóng góp mênh mông và tiên phong của Đức HY Newman, ta vẫn thấy có điều thiếu sót sau đây: không thấy nói tới Chúa Thánh Thần. Thực vậy, điều gì giúp ta giải quyết được cái nghịch lý của canh tân trong liên tục, của thường hằng trong đổi thay, nếu không phải là hành động của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội? Thánh Irênê hiểu điều này hoàn toàn khi ngài viết rằng mạc khải giống như “của quí giữ trong bình quí, nhờ Chúa Thánh Thần, luôn đổi mới sự tươi trẻ của nó, làm cho chính bình quí chứa nó cũng tự đổi mới sự tươi trẻ của mình” (7). Chúa Thánh Thần không nói các chữ mới. Người không tạo ra các bí tích mới và các định chế mới. Đúng hơn, Người đổi mới và lên men muôn thuở cho các lời nói, các bí tích, các định chế mà Chúa Giêsu đã thiết lập. Người không làm điều gì mới cả, nhưng Người làm mọi sự ra mới!
Việc thiếu chú tâm tới vai trò của Chúa Thánh Thần đã giải thích nhiều khó khăn từng xuất hiện trong việc tiếp nhận Công Đồng Vatican II. Truyền thống mà nhân danh nó một số người bác bỏ Công Đồng là thứ truyền thống mà Chúa Thánh Thần chẳng đóng một vai trò nào hết. Nó chỉ là một mớ những niềm tin và thực hành cố định ở một thời điểm, không phải là làn sóng của lời giảng tông truyền, một làn sóng luôn tiến về phía trước xuyên qua các thế kỷ và cũng giống làn sóng, không thể nắm được nó nếu không cùng nó chuyển động. Đông đá hóa Truyền Thống bằng cách làm nó khởi đầu và kết thúc ở một thời điểm cố định nào đó là làm nó trở thành một truyền thống chết, không như điều được Thánh Irênô mô tả là “Truyền Thống sống”. Charles Péguy của Pháp đã dùng ngòi bút thi nhân giải thích chân lý thần học ấy như sau:
“Chúa Giêsu chẳng cho ta tử ngữ
để ta niêm kín trong những hộp nhỏ
(hay hộp lớn).
Và để ta bảo quản trong dầu ôi…
Như những xác ướp Ai Cập.
Giêsu Kitô, con ta, không cho chúng ta những lời đóng hộp
Để khư khư giữ;
Đúng hơn, Người đã cho chúng ta những lời hằng sống
Để dưỡng nuôi…
Người lệ thuộc chúng ta, những kẻ yếu đuối đầy xác thịt,
Trong việc đem vào đời để dưỡng nuôi và giữ cho sống mãi với thời gian
Những lời vốn được phát ra sống động trong thời gian này” (8).
Tuy nhiên, cần phải nói ngay rằng ở mặt trận đối lập cực đoan bên kia, sự vật chẳng có gì khá hơn. Ở đấy, người ta tha hồ nói tới “tinh thần Công Đồng”, nhưng bất hạnh thay, đó không phải là Chúa Thánh Thần. “Tinh thần Công Đồng” chỉ để chỉ cái xung động lớn lao hướng tới cái liều lĩnh đổi mới lớn hơn vốn không là thành phần của bản văn Công Đồng vì bị chống đối, và hướng tới những nhượng bộ phải làm giữa các bên để đạt nhất trí.
Về vấn đề này, ta tự hỏi Chúa Thánh Thần giữ vai trò gì trong việc thực thi Công Đồng? Dựa vào tư tưởng táo bạo của Thánh Augustinô liên quan tới lời Thánh Phaolô nói về chữ viết và Thần Khí (2Cor 3:6), Thánh Tôma Aquinô viết rằng: “Chữ viết chỉ bất cứ câu viết nào ở ngoài con người, kể cả những câu viết khuyên răn luân lý trong Tin Mừng. Những chữ ấy, kể cả chữ của Tin Mừng, sẽ giết ta ngoại trừ có sự hiện diện bên trong của ơn thánh đức tin chữa lành” (9).
Cũng trong cùng ngữ cảnh này, Thánh Tiến Sĩ viết: “Luật Mới chủ yếu là chính ơn thánh của Chúa Thánh Thần được ban cho những ai tin vào Chúa Kitô” (10). Các khuyên răn của Tin Mừng cũng là Luật Mới, nhưng theo nghĩa chất thể (material sense) về nội dung; ơn thánh của Chúa Thánh Thần mới là Luật Mới theo nghĩa mô thể (formal sense), vì chỉ có nó mới ban cho ta sức mạnh để ta đem các khuyên răn này ra thực hành. Nó là điều được Thánh Phaolô gọi là “luật thần khí ban sự sống trong Chúa Giêsu Kitô” (Rm 8:2).
Đó là nguyên tắc phổ quát áp dụng cho mọi thứ luật. Nếu cả các khuyên răn của Tin Mừng, nếu không có ơn thánh của Chúa Thánh Thần, cũng chỉ là thứ “chữ viết giết người”, thì ta phải nói gì về các khuyên răn của Giáo Hội? Hơn nữa, phải nói sao về các sắc lệnh của Vatican II? Việc thi hành Công Đồng đâu phải là chuyện thẳng thừng áp dụng các sắc lệnh của nó theo nghĩa đen, một cách máy móc. Đúng hơn, ta phải tìm cách áp dụng chúng “trong Thần Khí” nghĩa là theo Chúa Thánh Thần, chứ không theo cái thứ ‘tinh thần Công Đồng” đầy mơ hồ, mặc tình muốn giải thích ra sao thì giải thích. Huấn quyền giáo hoàng là huấn quyền đầu tiên nhận ra nhu cầu ấy. Năm 1981, Đức Gioan Phaolô II viết: “Trọn bộ công trình canh tân trong Giáo Hội, từng được Công Đồng Vatican II đề ra và dẫn khởi một cách đầy quan phòng, một cuộc canh tân vừa phải cập nhật hóa vừa phải củng cố điều vốn trường cửu và tạo nên sứ vụ Giáo Hội, chỉ có thể thi hành được trong Chúa Thánh Thần, nghĩa là, nhờ ánh sáng và quyền năng của Người giúp đỡ” (11).
1. Lối giải thích gián đoạn và lối giải thích liên tục
Trong mấy thập niên qua, nhiều cố gắng nhằm lượng giá Vatican II (1) đã được đưa ra: song song với các giải thích có tính phân tích ta cũng thấy có những giải thích có tính tổng hợp. Theo cha Cantalamessa, có ba chìa khóa để giải thích các biến cố của Vatican II: cập nhật hóa, gián đoạn và liên tục. Khi công bố việc mở Vatcian II, Đức Gioan XXIII không ngừng nhắc đi nhắc lại hạn từ “aggiornamento” (cập nhật hóa) mà nay đã trở thành cổ điển. Trong bài diễn văn khai mạc Công Đồng, ngài nói: “Công Đồng Chung thứ 21 […] muốn truyền đạt học lý Công Giáo một cách tinh tuyền và trọn vẹn, không một chút giảm thiểu hay méo mó […]. Tuy nhiên, nhiệm vụ của chúng ta không phải chỉ là canh giữ kho tàng quí gía này, như thể chỉ biết quan tâm tới quá khứ, mà còn là mau mắn và không sợ sệt hiến thân cho những việc mà thời đại đang đòi hỏi nơi ta, trong khi theo đuổi con đường mà Giáo Hội vốn đã đi trong gần 20 thế kỷ […]. Điều cần là học lý chắc chắn và bất biến này, học lý mà chúng ta phải trung thành nhất trí với, phải được học hỏi và trình bày theo cung cách thời ta đòi hỏi” (2).
Tuy nhiên, cùng với đà diễn tiến của Công Đồng, từ từ hai mặt trận đối nghịch nhau đã được thành lập, tùy theo mục đích thứ nhất hay mục đích thứ hai vừa kể được nhấn mạnh: nghĩa là tiếp tục với quá khứ hay canh tân tương lai. Đối với mặt trận thứ hai, hạn từ “aggiornamento” đã bị thay thế bởi hạn từ “gián đoạn”, mang theo sự thay thế này cả một tinh thần khác và nhiều ý hướng khác. Đối với những người tự nhận là cấp tiến, đây là một thành tựu được chào đón hân hoan. Nhưng đối với mặt trận đối lập, đó là thảm họa cho toàn thể Giáo Hội.
Đứng giữa hai mặt trận ấy, hai mặt trận tuy nhất trí với nhau về việc nhận diện sự kiện nhưng chống đối nhau về lối phán đoán các sự kiện ấy, ta thấy chủ trương của huấn quyền giáo hoàng nói đến “cuộc canh tân trong liên tục”. Trong thông điệp Ecclesiam Suam, Đức Phaolô VI trở lại với hạn từ “aggiornamento” của Đức Gioan XXIII để tuyên bố rằng ngài muốn nó được coi như “nguyên tắc hướng dẫn” (3). Ở ngay đầu triều đại của mình, Đức Gioan Phaolô II cũng đã nhắc lại quan điểm của vị tiền nhiệm (4), và trong nhiều dịp, đã phát biểu trong cùng một đường lối ấy. Tuy nhiên, trên hết, Đức Đương Kim Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã minh giải điều được Huấn Quyền hiểu qua cụm từ “canh tân trong liên tục”. Ngài làm điều đó, ngay sau khi lên ngôi vài tháng, trong một diễn văn với Giáo Triều vào ngày 22 tháng 12, năm 2005. Ta hãy lắng nghe vài đoạn: “Vấn đề được đặt ra là: tại sao việc thực thi Công Đồng lại khó khăn đến thế trong một số bộ phận của Giáo Hội? Việc này tùy thuộc lối giải thích đúng đắn đối với Công Đồng, hay nói theo kiểu nói bây giờ, tùy thuộc nền giải thích đúng đắn […]. (Khó khăn trên) phát sinh từ sự kiện này: có tới hai lối giải thích đối diện và tranh cãi nhau. Một lối tạo ra hỗn độn, trong khi lối kia, tuy âm thầm nhưng càng ngày càng rõ rệt hơn, đã và đang đem lại hoa trái. Một đàng, là lối giải thích tôi tạm gọi là ‘nền giải thích bất liên tục và gián đoạn’; nền giải thích này rất được cảm tình của các phương tiện truyền thông và cũng là một khuynh hướng của nền thần học hiện đại. Đàng khác, là ‘nền giải thích canh tân’.
Đức Giáo Hoàng thừa nhận rằng quả có một chút bất liên tục và gián đoạn thật. Tuy nhiên, chúng không liên hệ tới các nguyên tắc và chân lý nền tảng của đức tin Kitô Giáo, nhưng đúng hơn liên hệ tới một số quyết định đã đi vào lịch sử. Trong số đó, có sự tranh chấp giữa Giáo Hội và thế giới hiện đại, mà cao điểm là việc lên án chủ trương duy hiện đại dưới triều Đức Piô IX. Tuy nhiên, cũng có liên hệ tới tình thế gần đây, như những tranh chấp phát sinh do các phát triển khoa học cũng như mối liên hệ với các tôn giáo, và các hệ luận liên quan tới vấn đề tự do lương tâm. Ấy là chưa kể tới Nạn Diệt Chủng (Holocaust) từng đòi ta phải suy nghĩ lại các thái độ đối với dân tộc Do Thái. Đức Giáo Hoàng viết: “Điều rõ ràng là trong các phạm vi ấy […] một thứ bất liên tục nào đó quả đã xẩy ra. Thực vậy, một sự bất liên tục đã lộ ra nhưng trong đó, sau khi phân biệt giữa hoàn cảnh lịch sự cụ thể và các đòi hỏi của chúng, người ta đã chứng tỏ được rằng sự liên tục về nguyên tắc chưa bị quên lãng. Thoạt nhìn, người ta dễ bỏ qua sự kiện đó. Bản chất của canh tân đích thực hệ ở chính việc phối hợp giữa liên tục và bất liên tục ở nhiều bình diện khác nhau này”.
Nếu ta di chuyển từ bình diện giá trị (axiological) nghĩa là bình diện của nguyên tắc và giá trị, qua bình diện thời gian (chronological), ta có thể nói rằng Công Đồng biểu tượng cho một gián đọan với quá khứ gần đây nhưng biểu tượng cho một liên tục với quá khứ lâu đời. Về nhiều điểm, nhất là những điểm chính liên quan tới ý niệm Giáo Hội, Công Đồng quả muốn tìm về nguồn gốc của mình, tới những nguồn thánh kinh và giáo phụ của đức tin.
Lối giải thích Công Đồng của Huấn Quyền, tức lối giải thích canh tân trong liên tục tìm thấy tiền thân sáng chói của nó trong “Khảo Luận về Việc Khai Triển Học Lý Kitô Giáo” của Đức Hồng Y Newman. Thường được gọi là “người cha vắng mặt của Vatican II”, Đức HY Newman chứng minh rằng khi ta bàn tới các ý niệm triết lý hay niềm tin tôn giáo lớn lao như Kitô Giáo chẳng hạn: “thì buổi khởi đầu của nó chẳng thấm thía gì so với các khả năng của nó cũng như các phạm vi của nó. […] Với thời gian… các nguy cơ và hy vọng sẽ xuất hiện trong nhiều tương quan mới; và các nguyên tắc cũ sẽ tái xuất hiện dưới nhiều hình thức mới. Nó sẽ thay đổi với chúng để tiếp tục còn như trước. Trong thế giới cao hơn, tình thế có khác, nhưng ở dưới thế này, sống là phải thay đổi, và muốn hoàn hảo là phải thay đổi luôn” (5)
Thánh Grêgôriô Cả phần nào đó đã dự ứng niềm xác tín trên khi nói rằng Thánh Kinh “cum legentibus crescit”, “lớn lên với người đọc” (6); nghĩa là, nó lớn lên qua việc thường xuyên được đọc và được đem vào cuộc sống, cùng với đà xuất hiện của nhiều vấn nạn và nhiều thách thức mới trong lịch sử. Như thế, học lý đức tin thay đổi nhưng chỉ là để vẫn chân thực với chính mình; nó thay đổi trong những tùy thể lịch sử, chỉ để còn y như cũ trong bản thể, như Đức Bênêđíctô XVI từng nói.
Ta có thể tìm thấy một thí dụ khá tầm thường nhưng lại nói lên khá nhiều ngay trong ngôn ngữ. Chúa Giêsu sử dụng ngôn ngữ của thời ngài; không phải tiếng Hípri, vốn là ngôn ngữ cao sang của Thánh Kinh, nhưng là tiếng Aram, thứ ngôn ngữ bình dân. Trung thành với sự kiện khởi đầu ấy không thể hệ ở việc cứ tiếp tục nói tiếng Aram với tất cả những ai lắng nghe Tin Mừng, nhưng là nói tiếng Hy Lạp với người Hy Lạp, tiếng La Tinh với người La Tinh, tiếng Ácmêni với người Ácmêni, tiếng Cốp với người Cốp, và vân vân cho tới tận ngày nay. Như Đức HY Newman nói, chính nhờ thay đổi mà vẫn còn chân thực với chính mình.
2. Chữ viết giết chết, Thần Khí cho sống
Tuy rất cảm phục sự đóng góp mênh mông và tiên phong của Đức HY Newman, ta vẫn thấy có điều thiếu sót sau đây: không thấy nói tới Chúa Thánh Thần. Thực vậy, điều gì giúp ta giải quyết được cái nghịch lý của canh tân trong liên tục, của thường hằng trong đổi thay, nếu không phải là hành động của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội? Thánh Irênê hiểu điều này hoàn toàn khi ngài viết rằng mạc khải giống như “của quí giữ trong bình quí, nhờ Chúa Thánh Thần, luôn đổi mới sự tươi trẻ của nó, làm cho chính bình quí chứa nó cũng tự đổi mới sự tươi trẻ của mình” (7). Chúa Thánh Thần không nói các chữ mới. Người không tạo ra các bí tích mới và các định chế mới. Đúng hơn, Người đổi mới và lên men muôn thuở cho các lời nói, các bí tích, các định chế mà Chúa Giêsu đã thiết lập. Người không làm điều gì mới cả, nhưng Người làm mọi sự ra mới!
Việc thiếu chú tâm tới vai trò của Chúa Thánh Thần đã giải thích nhiều khó khăn từng xuất hiện trong việc tiếp nhận Công Đồng Vatican II. Truyền thống mà nhân danh nó một số người bác bỏ Công Đồng là thứ truyền thống mà Chúa Thánh Thần chẳng đóng một vai trò nào hết. Nó chỉ là một mớ những niềm tin và thực hành cố định ở một thời điểm, không phải là làn sóng của lời giảng tông truyền, một làn sóng luôn tiến về phía trước xuyên qua các thế kỷ và cũng giống làn sóng, không thể nắm được nó nếu không cùng nó chuyển động. Đông đá hóa Truyền Thống bằng cách làm nó khởi đầu và kết thúc ở một thời điểm cố định nào đó là làm nó trở thành một truyền thống chết, không như điều được Thánh Irênô mô tả là “Truyền Thống sống”. Charles Péguy của Pháp đã dùng ngòi bút thi nhân giải thích chân lý thần học ấy như sau:
“Chúa Giêsu chẳng cho ta tử ngữ
để ta niêm kín trong những hộp nhỏ
(hay hộp lớn).
Và để ta bảo quản trong dầu ôi…
Như những xác ướp Ai Cập.
Giêsu Kitô, con ta, không cho chúng ta những lời đóng hộp
Để khư khư giữ;
Đúng hơn, Người đã cho chúng ta những lời hằng sống
Để dưỡng nuôi…
Người lệ thuộc chúng ta, những kẻ yếu đuối đầy xác thịt,
Trong việc đem vào đời để dưỡng nuôi và giữ cho sống mãi với thời gian
Những lời vốn được phát ra sống động trong thời gian này” (8).
Tuy nhiên, cần phải nói ngay rằng ở mặt trận đối lập cực đoan bên kia, sự vật chẳng có gì khá hơn. Ở đấy, người ta tha hồ nói tới “tinh thần Công Đồng”, nhưng bất hạnh thay, đó không phải là Chúa Thánh Thần. “Tinh thần Công Đồng” chỉ để chỉ cái xung động lớn lao hướng tới cái liều lĩnh đổi mới lớn hơn vốn không là thành phần của bản văn Công Đồng vì bị chống đối, và hướng tới những nhượng bộ phải làm giữa các bên để đạt nhất trí.
Về vấn đề này, ta tự hỏi Chúa Thánh Thần giữ vai trò gì trong việc thực thi Công Đồng? Dựa vào tư tưởng táo bạo của Thánh Augustinô liên quan tới lời Thánh Phaolô nói về chữ viết và Thần Khí (2Cor 3:6), Thánh Tôma Aquinô viết rằng: “Chữ viết chỉ bất cứ câu viết nào ở ngoài con người, kể cả những câu viết khuyên răn luân lý trong Tin Mừng. Những chữ ấy, kể cả chữ của Tin Mừng, sẽ giết ta ngoại trừ có sự hiện diện bên trong của ơn thánh đức tin chữa lành” (9).
Cũng trong cùng ngữ cảnh này, Thánh Tiến Sĩ viết: “Luật Mới chủ yếu là chính ơn thánh của Chúa Thánh Thần được ban cho những ai tin vào Chúa Kitô” (10). Các khuyên răn của Tin Mừng cũng là Luật Mới, nhưng theo nghĩa chất thể (material sense) về nội dung; ơn thánh của Chúa Thánh Thần mới là Luật Mới theo nghĩa mô thể (formal sense), vì chỉ có nó mới ban cho ta sức mạnh để ta đem các khuyên răn này ra thực hành. Nó là điều được Thánh Phaolô gọi là “luật thần khí ban sự sống trong Chúa Giêsu Kitô” (Rm 8:2).
Đó là nguyên tắc phổ quát áp dụng cho mọi thứ luật. Nếu cả các khuyên răn của Tin Mừng, nếu không có ơn thánh của Chúa Thánh Thần, cũng chỉ là thứ “chữ viết giết người”, thì ta phải nói gì về các khuyên răn của Giáo Hội? Hơn nữa, phải nói sao về các sắc lệnh của Vatican II? Việc thi hành Công Đồng đâu phải là chuyện thẳng thừng áp dụng các sắc lệnh của nó theo nghĩa đen, một cách máy móc. Đúng hơn, ta phải tìm cách áp dụng chúng “trong Thần Khí” nghĩa là theo Chúa Thánh Thần, chứ không theo cái thứ ‘tinh thần Công Đồng” đầy mơ hồ, mặc tình muốn giải thích ra sao thì giải thích. Huấn quyền giáo hoàng là huấn quyền đầu tiên nhận ra nhu cầu ấy. Năm 1981, Đức Gioan Phaolô II viết: “Trọn bộ công trình canh tân trong Giáo Hội, từng được Công Đồng Vatican II đề ra và dẫn khởi một cách đầy quan phòng, một cuộc canh tân vừa phải cập nhật hóa vừa phải củng cố điều vốn trường cửu và tạo nên sứ vụ Giáo Hội, chỉ có thể thi hành được trong Chúa Thánh Thần, nghĩa là, nhờ ánh sáng và quyền năng của Người giúp đỡ” (11).
3. Phải tìm các hoa trái của Vatican II ở đâu
Tuy nhiên, sự đóng góp của chân phúc Newman rất lớn lao, không những để ta hiểu diễn tiến của Vatican II mà cả thời kỳ sau Vatican II nữa (12). Tiếp theo việc Vatican I công bố tính vô ngộ của ngôi vị giáo hoàng vào năm 1870, chân phúc đã đưa ra nhiều suy niệm sâu sắc về các công đồng và các công bố của chúng. Ngài kết luận rằng các công đồng thường hay có những hiệu quả vượt quá cả ý định của các vị tham dự lúc ấy. Người ta có thể khám phá ra nhiều hay ít hơn chính các quyết định lúc ấy.
Như thế, chân phúc Newman đã chỉ áp dụng cùng một nguyên tắc phát triển vào các công bố của Công Đồng, nguyên tắc mà ngài đã minh giải liên quan tới học lý Kitô giáo nói chung. Giống mọi ý tưởng vĩ đại khác, một tín điều sẽ không được hiểu một cách đúng đắn cho tới khi người ta thấy các hậu quả của nó cũng như các khai triển lịch sử của nó. Ngài đưa ra hình ảnh này: chỉ sau khi rời khỏi mảnh đất lởm chởm mà từ đó nó phát sinh, một dòng suối mới trở nên sâu rộng và đầy tràn (13). Điều ấy đã xẩy ra với việc công bố tín điều vô ngộ, một tín điều quả chứa đựng nhiều điều hơn chính Giáo Hội và vị giáo hoàng hồi ấy tưởng nghĩ. Nó đâu có làm cho các công đồng chung khác trở nên dư thừa như một số người thời ấy lo sợ. Vatican II cũng thế (14).
Gadamer và nguyên tắc giải thích “lịch sử các hiệu quả” của ông đã củng cố tất cả các điều trên đây. Theo nguyên tắc này, để hiểu một bản văn, điều cần là phải xem sét các hiệu quả do nó sản sinh ra trong lịch sử qua việc trở thành thành phần của lịch sử ấy và bước vào đối thoại với nó (15). Nguyên tắc này diễn ra một cách hoàn hảo trong việc giải thích nghĩa thiêng liêng của Sách Thánh. Nó không chỉ giải thích bản văn theo những gì đã xẩy ra trước nó, như lối giải thích ngữ học lịch sử (historical-philological) bằng cách khảo sát các nguồn, mà còn theo những gì xẩy ra sau đó nữa. Nó giải thích lời tiên tri theo những điều ứng nghiệm nơi Chúa Kitô, nó giải thích Cựu Ước bằng ánh sáng Tân Ước.
Tất cả các điều ấy rọi một thứ ánh sáng độc đáo trên thời đại hậu công đồng. Có lẽ ở đây cũng thế, việc thể hiện công đồng thực ra nằm ở những nơi khác với những nơi mắt ta vẫn hướng về. Ta vốn đi tìm các thay đổi ở cơ cấu và định chế, ở lối phân phối quyền hành, ở ngôn ngữ dùng trong phụng vụ, mà không hề hiểu rằng đó chỉ là những thay đổi nhỏ nhoi so với công trình Chúa Thánh Thần đã thực hiện. Ta tưởng mình đã dùng đôi tay đập bể bình rượu cũ, mà thực ra chính Thiên Chúa ban cho ta phương pháp để đập bình rượu cũ ấy bằng cách đổ đầy chúng bằng rượu mới.
Đối với câu hỏi liệu có một ngày Hiện Xuống Mới không, câu trả lời nhất định là: có! Nhưng đâu là dấu chỉ rõ ràng? Đó là sự canh tân trong phẩm chất cuộc sống Kitô hữu ở bất cứ nơi đâu người ta tiếp nhận Lễ Hiện Xuống này. Biến cố chủ yếu về tín lý của Vatican II có thể tìm thấy trong hai chương đầu của Hiến Chế Lumen Gentium, trong đó, Giáo Hội được định nghĩa như bí tích và như dân Chúa đang lữ hành dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, được các đặc sủng của Người lên sinh khí, dưới sự điều động của hàng giáo phẩm. Nói tắt, Giáo hội vừa là mầu nhiệm vừa là định chế; là hiệp thông (koinonia) trước khi là phẩm trật (gerarchia). Đức Gioan Phaolô II củng cố cái nhìn này và biến việc thực thi nó thành ưu tiên hàng đầu khi Giáo Hội bước vào đệ tam thiên niên kỷ (16).
Ta tự hỏi: ở chỗ nào hình ảnh về Giáo Hội này từ văn bản tiến vào sự sống? Ở chỗ nào nó mặc lấy “máu thịt” (17)? Ở chỗ nào đời sống Kitô hữu được sống theo “luật Thần Khí” một cách hân hoan và đầy xác tín, một cách đầy lôi cuốn chứ không nặng nề thúc bách? Ở chỗ nào Lời Thiên Chúa được trân trọng hơn cả? Ở chỗ nào các đặc sủng đang được tỏ tường nhất? Ở chỗ nào người ta cảm nhận được cái quan tâm da diết đối với việc tân phúc âm hóa và hợp nhất Kitô Giáo?”
Vì ta đang xử lý một thực tại bên trong, xẩy ra trong trái tim con người, nên câu trả lời tối hậu đối với các câu hỏi trên chỉ có Chúa mới biết được. Về lễ Hiện Xuống mới, ta nên nhắc lại điều Chúa Giêsu nói về Nước Thiên Chúa: “Không ai nói; nó ở đây, hay nó ở kia! Vì này, nước Thiên Chúa đang ở giữa các ông” (Lc 17:21). Ấy thế nhưng, ta vẫn có thể nhận ra các dấu chỉ nhờ khoa xã hội học tôn giáo, là khoa nói về các vấn đề này. Theo quan điểm này, câu trả lời của nhiều giới cho câu hỏi này là: các phong trào Giáo Hội!
Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh ngay điểm này: thuộc các phong trào Giáo Hội cũng là các giáo xứ, các hiệp hội tín hữu và các cộng đồng mới trong đó cùng một sự hiệp thông và cùng một phẩm chất sự sống Kitô giáo đã được đem ra sống. Theo viễn tượng này, không được đặt các phong trào và các giáo xứ ở thế đối nghịch hay cạnh tranh nhau, nhưng hợp nhất với nhau để thực thi, theo phương thức khác nhau, cùng một mô thức sống Kitô Giáo. Một số những cộng đồng tự gọi là “cộng đồng cơ bản” cũng phải được kể vào các thực tại này; ít nhất, cũng là các cộng đồng trong đó, yếu tố chính trị không lấn lướt yếu tố tôn giáo.
Ta cần nhấn mạnh tới danh xưng chính xác: các phong trào “giáo hội” chứ không phải các phong trào “giáo dân”. Đa số các phong trào này được thành lập không phải do một thành phần mà do mọi thành phần trong Giáo Hội: giáo dân, đã đành, mà cả các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ nữa. Họ đại diện mọi đặc sủng, là “dân Chúa” như định nghĩa của Lumen Gentium. Chỉ vì những lý do thực tế (vì đã có hai Bộ Giáo Sĩ và Bộ Tu Sĩ rồi), nên việc giám sát các phong trào này đã được trao cho Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân.
Đức Gioan Phaolô II nhận rằng các phong trào và các cộng đồng giáo xứ sinh động này chính là “dấu chỉ một mùa xuân mới của Giáo Hội” (18). Trong nhiều dịp, Đức Bênêđíctô XVI cũng đã đã phát biểu cùng một nhận định như vậy (19). Trong bài giảng lễ Truyền Dầu Thứ Năm Tuần Thánh 2012, ngài nói: “Bất cứ ai xem sét lịch sử của thời hậu công đồng đều có thể nhận ra diễn trình canh tân thực sự, một diễn trình thường mang những hình thức bất ngờ trong các phong trào sinh động và làm cho sức sống không bao giờ cạn của Giáo Hội, tức sự hiện diện và sự hữu hiệu của Chúa Thánh Thần, trở thành hữu hình”.
Nói đến các dấu chỉ của Lễ Hiện Xuống mới, ta không thể không nhắc đến Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng, hay Canh Tân Trong Thần Khí. Nói cho đúng, đây không hẳn là phong trào giáo hội theo nghĩa xã hội học của nó, vì nó đâu có người sáng lập, đâu có cơ cấu hay linh đạo gì cả; đúng hơn, nó là triều dâng ơn thánh nhằm tự phân tán khắp cùng Giáo Hội, như một dòng điện trong quảng đại quần chúng, và sau cùng biến đi trong tư cách một thực tại riêng biệt.
Lần đầu tiên vào năm 1973, một trong các kiến trúc sư vĩ đại của Vatican II, tức Đức HY Suenens, khi nghe nói đến hiện tượng này, bèn viết một cuốn sách tựa là “Chúa Thánh Thần, Nguồn Mọi Hy Vọng Của Ta” và đây là ký ức của ngài: “tôi chịu viết cuốn sách này; vì nghĩ rằng lịch sự nhất là nên chú ý tới hành động có thể có của Chúa Thánh Thần, bất kể hành động ấy gây ngạc nhiên đến thế nào. Tôi đặc biệt quan tâm khi người ta nói đến việc đánh thức các đặc sủng; tại Công Đồng, tôi từng bênh vực chính nghĩa của việc đánh thức này”.
Và đây là điều ngài viết sau khi đã đích thân kiểm chứng và sống thực các cảm nghiệm hiện đang được hàng chục triệu người Công Giáo chung chia: “Bỗng nhiên, Thánh Phaolô và Sách Tông Đồ Công Vụ như sống động hẳn lên và trở thành một phần của hiện tại; điều chân thực một cách chân chính trong quá khứ như đang xẩy ra lần nữa trước mắt chúng ta. Đây là một khám phá ra hành động đích thực của Chúa Thánh Thần, Đấng luôn hành động, như Chúa Giêsu vốn hứa. Người đã giữ và hiện vẫn còn giữ ‘lời’. Một lần nữa lại có sự bùng cháy của Thánh Thần trong Ngày Ngũ Tuần, một nhẩy mừng hân hoan vốn đã trở thành xa lạ với Giáo Hội” (20).
Các phong trào giáo hội và các cộng đồng mới chắc chắn không múc cạn tiềm năng viên mãn và cuộc canh tân mong chờ của Công Đồng, nhưng chúng quả đáp ứng được những điều căn bản nhất, ít là dưới con mắt Thiên Chúa. Chúng không thiếu điểm yếu và đôi khi trôi dật dờ. Nhưng có cuộc canh tân vĩ đại nào trong suốt lịch sử Giáo Hội lại không mắc thiếu sót nhân bản? Điều ấy há đã không xẩy ra khi những dòng khất sĩ xuất hiện vào đầu thế kỷ mười ba?
4. Lời hứa đã ứng nghiệm
Như thế, ta tự hỏi, đâu là ý nghĩa của Vatican II, được hiểu như bộ sưu tập các văn kiện do nó công bố: Lời Chúa (Dei Verbum), Ánh Sáng Muôn Dân ( Lumen Gentium), Vui Mừng Và Hy Vnọg (Gaudium et spes), Thời Đại Ta (Nostra aetate), v.v...? Ta có nên để chúng qua một bên rồi ngồi chờ Chúa Thánh Thần hay không? Câu trả lời tìm thấy trong thuật ngữ qua đó Thánh Augustinô tóm lược mối liên hệ giữa luật và ơn thánh: “Luật được ban hành để ta tìm kiếm ơn thánh, ơn thánh được ban cho ta để luật được tuân giữ” (21). Như thế, Thần Khí không miễn chuẩn ta sử dụng chữ viết, nghĩa là các văn kiện của Vatican II. Trái lại, chính Người thục giục ta học hỏi và đem chúng ra thi hành. Và thực sự, ngoài các giới kinh viện và khoa bảng, nơi các sắc lệnh này được dùng làm tư liệu thảo luận và nghiên cứu ra, chính trong các phong trào giáo hội đã nói ở trên, chúng được trân trọng cao độ.
Cha Cantalamassa thuật lại kinh nghiệm bản thân: Nơi ngài, loại trừ được các thành kiến chống người Do Thái và chống người Thệ Phản, những thành kiến thừa hưởng được trong những năm được đào luyện, không phải nhờ đọc Nostra Aetate, cho bằng nhờ cảm nghiệm Lễ Hiện Xuống mới. Sau đó, khi thấy cần phải đọc lại Nostra Aetate, ngài cũng đọc lại luôn cả Dei Verbum sau khi Chúa Thánh Thần đánh động trong ngài lòng yêu mến mới đối với lời Chúa và việc phúc âm hóa. Tuy nhiên việc chuyển dịch này có thể diễn ra theo hai chiều khác nhau. Một số người, nói theo Thánh Augustinô, được dẫn từ chữ viết tới Thần Khí, trong khi nhiều người khác được Chúa Thánh Thần đánh động để tuân giữ chữ viết.
Thi sĩ T.S. Eliot đã sáng tác các vần thơ sau, những vần thơ soi sáng ta về ý nghĩa của các việc cử hành nhân dịp kỷ niệm 50 năm Vatican II:
“Ta không được ngừng thăm dò
Vì ở cuối thăm dò
Ta sẽ tới điểm bắt đầu
Và biết nơi ấy lần đầu” (22).
Sau quá nhiều thăm dò và tranh cãi, ta đã tới điểm bắt đầu; nghĩa là, tới chính biến cố Công Đồng. Tuy nhiên, mọi kế hoạch đều không vô ích, vì theo một nghĩa sâu xa nhất, chỉ đến bây giờ ta mới có khả năng “biết nơi ấy lần đầu”, nghĩa là biết lượng định ý nghĩa chân thực của nó, ý nghĩa mà chính các Nghị Phụ ngày trước có khi không biết.
Điều ấy cho phép ta nói rằng thân cây lớn lên từ Vatican II nhất quán với hạt giống mà từ đó nó mọc lên. Thực thế, điều gì phát sinh ra biến cố Vatican II? Những lời Đức Gioan dùng để mô tả xúc cảm xuất hiện cùng với “việc bừng nở bất thần trong trái tim và trên môi miệng ngài khi nghe thấy hai chữ Công Đồng” (23) đã mang theo các dấu chỉ của một linh hứng tiên tri. Trong diễn văn bế mạc khoá thứ nhất, ngài nói đến Công Đồng như “Lễ Hiện xuống mới và rất được ước ao, một Lễ Hiện Xuống sẽ làm Giáo Hội phong phú với nhiều năng lực thiêng liêng” (24).
Năm mươi năm sau, điều ta nhận rõ là việc ứng nghiệm lời Thiên Chúa hứa với Giáo Hội qua môi miệng của tôi trung Người là chân phúc Gioan XXIII. Nếu coi việc nói đến Lễ Hiện Xuống mới là một cường điệu, vì mọi nan đề và tranh cãi xuất hiện trong Giáo Hội sau khi và trong khi có Công Đồng, thì ta nên đọc lại Công Vụ Tông Đồ để thấy rằng sau Lễ Hiện Xuống thứ nhất, các nan đề và tranh cãi cũng đã từng xẩy ra. Và đó là những nan đề và tranh cãi chẳng kém nóng bỏng như các nan đề và tranh cãi ngày nay.
Ghi chú:
[1] Cf. Il Concilio Vaticano II. Recezione e attualità alla luce del Giubileo, edited by R. Fisichella, Ed. San Paolo 2000.
[2] John XXIII, Opening Address of the Council, 11 October 1962, n.6,5.
[3] Paul VI, Encyclical Ecclesiam suam, n. 50.
[4] John Paul II, General Audience of August 1, 1979.
[5] J.H. Newman, The Development of Christian Doctrine, London, Longmans, Green, and Co., 1909, sec.17.
[6] St. Gregory the Great, Commentary on Job XX, 1 (CC 143 A, p.1003)
[7] St. Irenaeus, Against Heresies, III, 24, 1.
[8] Ch. Péguy, Le Porche du mystère de la deuxième vertu, La Pléiade, Paris 1975, pp. 588 s. (English title: Portal of the Mystery of Hope, London, Wm. B. Eerdman’s Publishing Co., pp.54-55).
[9] Thomas Aquinas, Summa theologiae, I-IIae, q. 106, a.2
[10] Ibid. q. 106, a.1; cf. Augustine, De Spiritu et littera, 21,36.
[11] John Paul II, Apostolic Letter A Concilio Constantinopolitano I, 25 marzo 1981, in AAS 73 (1981) 515-527.
[12] I. Ker, Newman, the Councils, and Vatican II, in “Communio”. International Catholic Review, 2001, pp. 708-728.
[13] Newman, op. cit. p. 46
[14] Một thí dụ còn rõ ràng hơn nữa đã xẩy ra trong Công Đồng Êphêsô năm 431. Việc xác định Đức Maria l2 Theotokos (Mẹ Thiên Chúa), theo ý định của Công Đồng này, và nhất là của vị cổ động chính là Cyril Thành Alexandria, chỉ có mục đích duy nhất là khẳng định tính đơn nhất trong ngôi vị Chúa Kitô. Trên thực tế, nó đã mở đường cho những đơm hoa kết trái mênh mông của lòng sùng kính Đức Maria, dẫn tới việc xây dựng biết bao vương cung thánh đường dâng kính ngài, trong đó có Nhà Thờ Đ1ưc Bà Cả ở Rôma. Sự đơn nhất trong ngôi vị Chúa Kitô sau đó còn được xác định trong một ngữ cảnh khác và quân bình hơn tại Công Đồng Chalsedon năm 451.
[15] Cf H.G. Gadamer, Wahrheit und Methode, Tübingen 1960
[16] Novo millennio ineunte, 42.
[17] I. Ker, art. cit. p.727.
[18] John Paul II, Novo millennio ineunte, 46.
[19] Cf. Diễn văn của ngài trước các phong trào giáo hội vọng ngày Lễ Hiện Xuống năm 2006 trong: The Beauty of Being a Christian. Movements in the Church. Proceedings of the Second World Congress on the Ecclesial Movements and New Communities (Frascati 31 May – 1 June 2006), Rome, Libreria Editrice Vaticana 2007.
[20] Card. L.-J. Suenens, Memories and Hopes, Dublin, Veritas 1992, p. 267.
[21] Augustine, De Spiritu et littera ,19,34.
[22] T.S. Eliot, Four Quartets V, The Complete Poems and Plays, Faber & Faber, London 1969, p.197:
[23] John XXIII, Opening address of the Second Vatican Council, 11 October 1962, n. 3,1.
[24] John XXIII, Closing address of the first period of the Council, 8 December 1962, nr. 3,6.
12/16/2012(vietcatholic.org)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét