Trang

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

30-12-2012 : LỄ THÁNH GIA THẤT năm C


Chúa Nhật Trong Tuần Bát Nhật Lễ Chúa Giáng Sinh
Lễ Thánh Gia Thất Năm C

Bài Ðọc I: Hc 3, 3-7. 14-17a
"Ai kính sợ Chúa, thì thảo kính cha mẹ".
Trích sách Huấn Ca.
Thiên Chúa suy tôn người cha trong con cái; quyền lợi bà mẹ, Người củng cố trên đoàn con. Ai yêu mến cha mình, thì đền bù tội lỗi; ai thảo kính mẹ mình, thì như người thu được một kho tàng. Ai thảo kính cha mình, sẽ được vui mừng trong con cái, khi cầu xin, người ấy sẽ được nhậm lời. Ai thảo kính cha mình, sẽ được sống lâu dài. Ai vâng lời cha, sẽ làm vui lòng mẹ.
Hỡi kẻ làm con, hãy gánh lấy tuổi già cha ngươi, chớ làm phiền lòng người khi người còn sống. Nếu tinh thần người sa sút, thì hãy rộng lượng, ngươi là kẻ trai tráng, chớ đành khinh dể người. Vì của dâng cho cha, sẽ không rơi vào quên lãng. Của biếu cho mẹ, sẽ đền bù tội lỗi, và xây dựng đức công chính của ngươi.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 127, 1-2. 3. 4-5
Ðáp: Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa, bạn nào ăn ở theo đường lối của Người (x. c. 1).
Xướng: 1) Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa, bạn nào ăn ở theo đường lối của Người! Công quả tay bạn làm ra bạn an hưởng, bạn được hạnh phúc và sẽ gặp may. - Ðáp.
2) Hiền thê bạn như cây nho đầy hoa trái, trong gia thất nội cung nhà bạn. Con cái bạn như những chồi non của khóm ô-liu ở chung quanh bàn ăn của bạn. Ðó là phúc lộc dành để cho người biết tôn sợ Ðức Thiên Chúa. - Ðáp.
3) Nguyện xin Thiên Chúa từ Sion chúc phúc cho bạn, để bạn nhìn thấy cảnh thịnh đạt của Giêrusalem hết mọi ngày trong đời sống của bạn, và để bạn nhìn thấy lũ cháu đoàn con! - Ðáp.

Bài Ðọc II: Cl 3, 12-21
"Về đời sống gia đình trong Chúa".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côlôxê.
Anh em thân mến, như những người được chọn của Thiên Chúa, những người thánh thiện và được yêu thương, anh em hãy mặc lấy những tâm tình từ bi, nhân hậu, khiêm cung, ôn hoà, nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau, và hãy tha thứ cho nhau nếu người này có chuyện phải oán trách người kia. Như Chúa đã tha thứ cho anh em, anh em cũng hãy tha thứ cho nhau. Và trên hết mọi sự, anh em hãy có đức yêu thương, đó là dây ràng buộc điều toàn thiện. Nguyện cho bình an của Chúa Kitô làm chủ trong lòng anh em, sự bình an mà anh em đã được kêu gọi tới để làm nên một thân thể. Anh em hãy cảm tạ Thiên Chúa. Nguyện cho lời Chúa Kitô cư ngụ dồi dào trong anh em. Với tất cả sự khôn ngoan, anh em hãy học hỏi và nhủ bảo lẫn nhau. Hãy dùng những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca của Thần khí, cùng với lòng tri ân, để hát mừng Thiên Chúa trong lòng anh em. Và tất cả những gì anh em làm, trong lời nói cũng như trong hành động, tất cả mọi chuyện, anh em hãy làm vì danh Chúa Giêsu Kitô, nhờ Người mà tạ ơn Thiên Chúa Cha.
Hỡi các bà vợ, hãy phục tùng chồng trong Chúa cho phải phép. Hỡi những người chồng, hãy yêu thương vợ mình, đừng đay nghiến nó. Hỡi những người con, hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là đẹp lòng Chúa. Hỡi những người cha, đừng nổi cơn phẫn nộ với con cái, kẻo chúng nên nhát đảm sợ sệt.
Ðó là lời Chúa.

Alleluia: Cl 3, 15a. 16a
Alleluia, alleluia! - Nguyện cho bình an của Chúa Kitô làm chủ trong lòng anh em. Nguyện cho lời Chúa Kitô cư ngụ dồi dào trong anh em. - Alleluia.

Phúc Âm: Lc 2, 41-52
"Hai Ông Bà gặp Chúa Giêsu đang ngồi giữa các thầy tiến sĩ".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Hằng năm cha mẹ Chúa Giêsu có thói quen lên Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua. Lúc bấy giờ Chúa Giêsu lên mười hai tuổi, cha mẹ Người đã lên Giêrusalem, theo tục lệ mừng ngày lễ Vượt Qua. Và khi những ngày lễ đã hoàn tất, hai ông bà ra về, trẻ Giêsu đã ở lại Giêrusalem mà cha mẹ Người không hay biết. Tưởng rằng Người ở trong nhóm các khách đồng hành, hai ông bà đi được một ngày đàng, mới tìm kiếm Người trong nhóm bà con và những kẻ quen biết.
Nhưng không gặp thấy Người, nên hai ông bà trở lại Giêrusalem để tìm Người. Sau ba ngày, hai ông bà gặp thấy Người trong đền thờ đang ngồi giữa các thầy tiến sĩ, nghe và hỏi các ông. Tất cả những ai nghe Người nói đều ngạc nhiên trước sự hiểu biết và những câu Người đáp lại.
Nhìn thấy Người, hai ông bà đã ngạc nhiên, và mẹ Người bảo Người rằng: "Con ơi, sao Con làm cho chúng ta như thế? Kìa cha Con và mẹ đây đã đau khổ tìm Con". Người thưa với hai ông bà rằng: "Mà tại sao cha mẹ tìm Con? Cha mẹ không biết rằng Con phải lo công việc của Cha Con ư?" Nhưng hai ông bà không hiểu lời Người nói.
Bấy giờ Người theo hai ông bà trở về Nadarét, và Người vâng phục hai ông bà. Maria mẹ Người ghi nhớ những việc đó trong lòng. Còn Chúa Giêsu thì tiến tới trong sự khôn ngoan, tuổi tác và ân sủng, trước mặt Thiên Chúa và người ta.
Ðó là lời Chúa.

Suy Niệm:
Với lòng thành tín của người cha nuôi, Thánh Giuse đã chẳng quản ngại trời đông giá rét, đêm tối đường xa. Người vội vã đem Hài Nhi và mẹ người trốn sang Ai Cập.
Hình ảnh người cha hiền, người chồng trung tín luôn yêu thương bảo vệ gia đình của Thánh Giuse phản ánh tính tuyệt vời của Thiên Chúa, của Ðức Giêsu đối với Giáo Hội, đối với nhân loại.

Cầu Nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, qua bài Tin Mừng hôm nay, mẫu gương của Thánh Giuse dạy cho chúng con: Tất cả vì hạnh phúc gia đình, và tuân hành ý Chúa. Xin cho các bậc gia trưởng, các vị hiền mẫu và những người con luôn chu toàn vai trò của mình. Gia đình hạnh phúc, Thiên Chúa được vinh danh, xã hội luôn an bình. Amen.

 Chúa Giêsu và Gia Ðình
(Huấn ca 3,2-14; Côlôssê 3,12-21; Luca 2,41-52)
Suy Niệm:
Chúa Giêsu sống ở Nadarét khoảng 30 năm. Mái nhà Người ở tất nhiên đã được đầy sự thánh thiện. Và chúng ta có lý để nói đến Thánh gia thất. Nhưng chúng ta lại không được quên rằng thời gian Chúa sống ở Nadarét là thời gian ẩn dật đến nỗi khi rao giảng về đời sống của Người, giáo huấn của các Tông đồ chỉ bắt đầu từ lúc Người chịu phép rửa của Gioan cho đến khi Người chịu chết, sống lại, lên trời và sai Thánh Thần xuống.
Do đó, lấy Thánh gia làm gương cho đời sống gia đình, không phải là điều dễ. Chính Phụng vụ khi chọn các bài đọc Thánh Kinh cũng đã nhận thấy điều ấy. Và để đạt được cả hai mục tiêu, vừa nói về các nhân đức gia đình, vừa nói về thời gian Chúa ở Nadarét, tức là ở với Ðức Mẹ và Thánh Giuse, phụng vụ đã dùng hai bài đọc trước chung cho chu kỳ ba năm liền, còn bài Tin Mừng thì thay đổi mỗi năm. Như vậy dường như chúng ta được phép coi hai bài đọc Kinh Thánh đầu như không trực tiếp dính liền với bài Tin Mừng và chúng ta có thể suy nghĩ về một sự kiện trong cuộc đời của Chúa Giêsu vượt lên trên mọi ưu tư về đạo đức gia đình.
Dĩ nhiên nối liền hai việc đó lại được với nhau thì càng tốt. Và đó là điều chúng ta cố gắng làm hôm nay để xin ánh sáng Tin Mừng cứu độ của Chúa chiếu soi, hướng dẫn và sưởi ấm đời sống gia đình của chúng ta.

1. Chúa Giêsu và Gia Ðình
Tác giả Luca kể rằng hằng năm cha mẹ Chúa Giêsu vẫn hành hương lên Giêrusalem vào dịp lễ vượt qua. Các người thuộc thành phần lao động nghèo khó trong dân, nhưng vẫn tiết kiệm để có thể làm những cuộc hành hương như thế vì lòng đạo đức.
Mọi năm không xảy ra truyện gì sao mà tác giả không kể? Người chỉ kể về lần hành hương khi Chúa Giêsu lên 12 tuổi. Hay là tác giả Luca đã chịu ảnh hưởng của bầu khí văn chương tôn giáo thời bấy giờ? Có tác giả nghĩ rằng khi Ðanien tỏ ra khôn ngoan trong câu chuyện minh oan cho bà Suzanna, Ðanien mới 12 tuổi. Nhiều tác giả khác cũng nói khi Salômon phân xử một cách đầy khôn ngoan vụ hai người đàn bà giành giựt nhau một đứa con, bấy giờ Salômon cũng mới 12 tuổi. Ấy là chưa kể việc Flavius Josèphe, một tác giả viết sử thời danh ở thời Luca cũng nghĩ rằng Samuen bắt đầu nói tiên tri ở tuổi 12. Và chúng ta biết có nhiều nét tương tự giữa câu chuyện Samuen kể trong Kinh Thánh với những lời Luca viết về trẻ Gioan và trẻ Giêsu. Vậy nếu Luca đã có một dụng ý nào như các tác giả trên đây khi thuật lại câu chuyện xảy ra vào lúc Chúa Giêsu lên 12 tuổi, thì hẳn người cũng muốn nhấn mạnh đến sự khôn ngoan của Chúa như các tác giả kia đã muốn nói đến sự khôn ngoan của Ðanien, Salômon, Samuen. Và chúng ta thấy có điều đó trong câu truyện này.
Nhưng để tránh mọi hiểu lầm có thể, chúng ta nên biết ngay rằng theo quan điểm Thánh Kinh, người khôn ngoan là kẻ biết các mầu nhiệm và đường lối của Thiên Chúa để luôn đem ra thi hành và sống trung tín với Thiên Chúa cùng luật pháp của Người. Chúng ta sẽ thấy Chúa Giêsu khôn ngoan theo nghĩa đó; Và đó là điều mà tác giả Luca muốn nhấn mạnh, trong câu truyện hành hương hôm nay.
Chúng ta không cần nhắc lại phần nói rằng Thánh gia thất đã theo tục lệ hằng năm lên Giêrusalem vào dịp lễ vượt qua. Sau lễ, cha mẹ Ðức Giêsu đã ra về; còn Người thì ở lại. Lúc không thấy Người đi về với bà con thân thuộc, các người đã lên lại Giêrusalem và ba ngày sau tìm thấy Người trong đền thờ. Ðiều lạ là các người thấy Con mình đang ngồi giữa các tấn sĩ mà nghe và hỏi họ. Người ngồi chỗ nào mà tác giả nói rằng "giữa các tấn sĩ". Chỗ của các em nhỏ tuổi như Người không phải là ở dưới chân các luật sĩ sao? Nhưng chúng ta cũng đừng quên trong Kinh Thánh đã có những trường hợp hy hữu: các kỳ mục đã nói với trẻ Ðanien: "Lại đây, ngồi giữa chúng tôi, cho chúng tôi biết, em nghĩ sao; Vì Thiên Chúa đã cho em tư cách của bậc lão thành rồi" (13,50). Và Ðanien đã ngồi ghế danh dự mà xử kiện. Cũng như Salômon đã ngồi mà xử vụ hai người đàn bà tranh nhau một đứa con...
Nhưng không cần nói đến "chỗ ngồi"; hãy xem trẻ Giêsu đang nghe và hỏi các tấn sĩ. Tác giả Luca viết "Mọi kẻ nghe Ngài đều sửng sốt về trí thông minh, và các lời Ngài đối đáp". Chúng ta nghĩ: tất nhiên Chúa thông minh rồi. Nhưng với những người đang nghe Chúa nói, họ chỉ biết Ngài là một thiếu niên 12 tuổi; thế mà tuổi nhỏ như vậy mà đã làm cho các tấn sĩ trong đạo phải sửng sốt. Ðiều này không đánh một dấu hỏi lớn trong đầu óc họ ư? Luca viết như vậy là để chúng ta biết: Ðây là một mạc khải, một hiển linh nữa về Chúa. Và phụng vụ thật có lý đem câu truyện này vào kể trong mùa Giáng sinh là mùa Chúa tỏ mình ra. Ngài cho chúng ta thấy Ngài đầy khôn ngoan, am tường đường lối của Thiên Chúa để có thể dạy dỗ chúng ta.
Chúng ta đừng tưởng đây là một mạc khải nhỏ. Luca viết: Các tấn sĩ đã sửng sốt... Còn chính cha mẹ Ðức Giêsu thì sao? Các người đã thất kinh. Ðối với các người, quang cảnh các người đang xem thấy thật lạ lùng, kỳ diệu. Thường ngày ở Nadarét Ðức Giêsu có như vậy đâu! Do đó đây là một mạc khải lớn lao cho các người, không ve vuốt lòng tự phụ của các người vì có một người con như thế đâu, nhưng, càng đưa các người vào lòng kính sợ Thiên Chúa. Các người được sự khôn ngoan của con trẻ làm cho khôn ngoan đạo đức hơn...
Tuy nhiên đường lối khôn ngoan của Thiên Chúa, không làm cho xác thịt được ung dung sung sướng. Ðức Maria vừa lên tiếng nhẹ trách con tại sao làm thế để cho mẹ phải đau khổ đi tìm? Thì trẻ Giêsu đã đáp lại hầu như từng điểm: tại sao tìm con? Lại còn không biết là con đang ở nơi nhà Cha con sao?
Người ở ngoài cuộc sẽ bảo những lời này cứng cỏi. Nhưng ai tinh mắt sẽ thấy như cha mẹ Ngài. Rõ ràng ở đây Ðức Giêsu muốn nhấn mạnh bản chất siêu phàm của Ngài. Cha Ngài không phải là Giuse, nhưng là Thiên Chúa, nên Ngài có một sự tự lập nào đó với các liên hệ xác thịt. Ðời Ngài phải chu toàn các phận sự gia đình ư? Nhưng đồng thời cũng phải để cho Ngài chu toàn các phận sự đối với Cha trên trời. Ở đây, lúc này, tại đền thờ Ngài phải thi hành các bổn phận đối với Chúa Cha... cũng như rồi đây khi trở về Nadarét Ngài sẽ "hằng phục tùng" hai ông bà.
Dựa vào đây, chúng ta có thể bảo Ngài đã chu toàn cả hai phận sự đạo đời và làm gương ấy cho chúng ta trong đời sống gia đình. Nhưng ở đây, có lẽ Ngài chỉ muốn tỏ mình ra để từ nơi con trẻ 12 tuổi thành Nadarét, người ta nhận thấy sự hiện diện của Thần linh: Con Thiên Chúa đang ở giữa loài người và muốn dùng câu chuyện hôm nay để hiển linh. Ngài muốn rằng khi người ta thấy Ngài mỗi ngày mỗi "tấn tới thêm vừa khôn ngoan và vóc dáng", tức là trưởng thành thêm, thì cũng đầy ân sủng thêm, và không những trước mặt người ta, nhưng đồng thời, trước mặt Thiên Chúa nữa. Ở nơi Ngài, yếu tố nhân linh và thần linh, đạo và đời, không xung khắc nhưng hòa hợp. Ngài thật là Con Người - Thiên Chúa hay là Thiên Chúa làm Người.
Tuy nhiên như Luca đã chú thích, "ông bà đã không hiểu lời Ngài nói với họ". Mạc khải và hiển linh này chưa sáng tỏ như chúng ta vừa nói. Và như mọi trường hợp khác, sự kiện hôm nay phải đợi ánh sáng phục sinh - hiện xuống mới tỏ hiện hoàn toàn. Mà thực vậy nếu chúng ta đem đoạn văn này đọc với đoạn sách Luca viết về các phụ nữ sáng Chúa nhật Phục sinh ra đi thăm mồ ba ngày sau khi Chúa chịu đóng đinh (chương 34) chúng ta thấy có nhiều nét tương tự về lời văn, cách bố cục và tư tưởng. Thiên Thần cũng nói với các bà: Tại sao lại tìm Ðấng sống giữa những người chết? Lại còn không biết Con Người đã bị nộp... và sống lại sao?
Nếu thế thì Luca đã muốn dùng câu chuyện hôm nay để nói về Con Người Tử Nạn - Phục sinh của Ðức Kitô. Ít ra Người đã đặt câu chuyện trong khung cảnh của mầu nhiệm này. Và khi mầu nhiệm này chưa đến, thì Ðức Maria chỉ có thể có thái độ "giữ kỹ các điều ấy trong lòng" để suy niệm và chờ đợi mạc khải hoàn toàn. Ðó là thái độ Người vẫn có mỗi khi được báo về Mầu nhiệm Cứu độ như khi nghe lời mục đồng kể và lời Simon tiên báo.
Chúng ta cũng phải có thái độ như vậy sau khi nghe bài Tin Mừng hôm nay. Ðức Giêsu đã tỏ ra cho chúng ta thấy sự khôn ngoan của Ngài, đẻ chúng ta biết Ngài là Thiên Chúa, nhưng là Thiên Chúa làm người; Ngài sống đầy đủ các phận sự ở trần gian nhưng không ngớt ở nơi nhà Thiên Chúa Cha tức là nơi vinh quang của Người, mà vinh quang của Người nơi trần gian chính là kế hoạch cứu độ, nên nhiều khi người ta đã dịch câu "ở nơi nhà Cha con" là "lo các công việc của Cha con". Dù sao một nếp sống theo sự khôn ngoan như vậy cũng không ung dung cho xác thịt. Và vì thế đường lối khôn ngoan của Thiên Chúa là mầu nhiệm thánh giá Chúa Kitô mà hôm nay tác giả Luca cũng đã nhìn thấy và muốn trình bày trong câu chuyện này.
Câu hỏi cuối cùng của chúng ta là sự kiện kể trong bài Tin Mừng hôm nay có soi sáng gì cho đời sống gia đình của chúng ta không?

2. Gia Ðình Công Giáo Phải Thế Nào?
Dĩ nhiên chúng ta đã gặp thấy nhiều bài học về đời sống gia đình trong câu chuyện Chúa Giêsu hồi lên 12 tuổi. Chúng ta thấy thái độ đạo đức của Thánh gia thất và chúng ta biết Chúa Giêsu hằng phục tùng cha mẹ trần gian của Ngài. Trẻ em cũng có thể xem gương Chúa mà hỏi thưa chăm chỉ khôn ngoan với các bậc "tấn sĩ đạo" nữa. Nhưng trên hết, chúng ta hãy chiêm ngưỡng sự khôn ngoan của Chúa để luôn muốn biết hơn các mầu nhiệm cứu độ và đem ra thi hành.
Ðạo đức phải là nền tảng của đời sống gia đình. Ðó cũng là quan điểm của hai bài đọc Kinh Thánh kia. Bài sách Huấn ca chỉ giá trị hơn những bài luân lý đạo đức gia đình ở chỗ lấy Chúa làm đối tượng mà cha mẹ, con cái, phải nhìn, phải yêu, phải cầu xin, phải trông đợi. Còn như các bài thư Phaolô rõ ràng khuyên nhủ mọi người, với tư cách là thánh (hữu) được Thiên Chúa tuyển chọn và yêu mến, hãy mặc lấy mọi tâm tình và thái độ của chính Chúa. Chúng ta chẳng cần kể lại hết những tâm tình và thái độ này, và chính tác giả Phaolô cũng đã chẳng muốn kể hết. Người chỉ dùng lại một số từ ngữ quen dùng trong Kinh Thánh để nói lên lòng thương xót của Thiên Chúa khi còn sống ở trần gian này. Tức là thánh Phaolô chỉ muốn nhắc đến tư cách đặc biệt của Thiên Chúa và của Chúa Giêsu là lòng mến. Thế nên sau khi khuyên ai nấy hãy mặc lấy những tâm tình và thái độ của Chúa, Thánh Tông đồ đã viết một cách tổng quát: "Anh em hãy mặc lấy Ðức mến là giềng mối của sự trọn lành".
Chúng ta cũng có thể nói một cách tương tự. Các đức tính về đời sống gia đình thật là nhiều; nhưng giềng mối nối kết mọi dự tính ấy là lòng mến. Lòng mến hãy ngự trị trong lòng chúng ta và trong gia đình chúng ta, thì chúng ta sẽ có tất cả mọi sự khác.
Lòng mến này sẽ tăng thêm mãi khi chúng ta biết tạ ơn Thiên Chúa bằng lời ca, tiếng hát của Thần Khí, tức là có tâm tình phụng vụ thờ phượng chân thật và sốt sắng. Nó sẽ đem an bình của Chúa Kitô đến trong lòng chúng ta và đem chính Ngài đến ngự trị trong tâm hồn chúng ta. Nhờ vậy chúng ta sẽ có những tâm tình và thái độ của Ngài để đối xử với nhau. Mối tương quan giữa chúng ta sẽ đầy tính chất Kitô hữu. Và như vậy không thể nào chúng ta thiếu ơn cứu độ được.
Giờ đây, chúng ta đang ở trong bầu khí phụng vụ. Chúng ta hãy nghe lời thánh Phaolô mà cố gắng chân thật và sốt sắng dâng lễ Tạ ơn, để đón nhận ơn bình an của Ðức Kitô, để rước lấy chính Ngài, để tâm tình của Ngài chi phối, thấm nhuần mọi cảm nghĩ hành động của chúng ta. Sự khôn ngoan của mầu nhiệm thập giá của Ngài sẽ hướng dẫn, nâng đỡ chúng ta trên đường đời. Chắc chắn đời sống chúng ta được thêm cứu độ và gia đình mọi người cũng được thêm hạnh phúc.

(Trích dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)

Lời Chúa Mỗi Ngày
Lễ Thánh Gia, Năm C
Bài đọc: Sir 3:2-6, 12-14; Col 3:12-21; , C: Lk 2:41-52.
 GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: 
Bí quyết để có một gia đình Thánh

Mọi người trong chúng ta đều đã nhìn thấy và cảm nghiệm được sự khủng hỏang của gia đình hôm nay. Chúng ta phải đương đầu với bao nhiêu những vấn nạn liên quan đến gia đình như: săn sóc và báo hiếu cha mẹ già, cho vào viện dưỡng lão, giết người già bằng cái chết êm dịu; ly dị, ly thân, và độc thân; hạn chế sinh sản và phá thai; con cái bỏ học, bỏ nhà, và bỏ đạo.
Gia đình Thánh cũng có những vấn đề như gia đình chúng ta: Thánh Giuse cũng toan bỏ Đức Mẹ cách kín đáo để bảo tòan sự công chính; Đức Mẹ cũng có những quyết định riêng cho đời mình bằng cuộc sống độc thân để phục vụ Chúa trong Đền Thờ; Chúa Giêsu cũng để cho cha mẹ vất vả mệt nhọc đi tìm kiếm mình, khi cha mẹ tìm thấy trong Đền Thờ lại còn hỏi: “Tại sao cha mẹ đi tìm con? Cha mẹ không biết con phải lo việc của Cha con sao?” Nhưng làm sao Gia Đình Thánh có thể vượt qua những trở ngại trong đời sống gia đình? Câu trả lời đơn giản là họ biết lắng nghe và làm theo ý Thiên Chúa.
Các vấn nạn xảy ra khi con người quá ích kỷ chỉ biết lo cho mình, và đánh mất tính tương giao với người khác. Họ không biết định giá, cám ơn, và trả ơn những gì Thiên Chúa và những người khác đã làm cho họ. Họ không biết kiên nhẫn và tha thứ cho người khác như Thiên Chúa và những người khác vẫn tha thứ cho họ. Họ quên đi rằng nếu Thiên Chúa và những người khác cũng ích kỷ như thế, họ sẽ không có cơ hội để có mặt trên trái đất này.
Hậu quả phải lãnh nhận: Vì gia đình là nền tảng của xã hội và Giáo Hội, nên khủng hỏang gia đình đứa tới khủng hỏang trong xã hội và Giáo Hội. Một ví dụ cụ thể: Việc hạn chế sinh sản dẫn tới việc mất quân bằng dân số trong quốc gia, các thống kê cho biết mỗi gia đình cần có 2.2 người con thì mới giữ được sự thăng bằng về dân số, các nước Âu Châu, Bắc Mỹ, và một số nước kỹ nghệ đã không có đủ tỉ lệ này. Hạn chế sinh sản cũng là lý do chính của việc khan hiếm linh mục và tu sĩ; nếu chỉ có một hay hai con, rất khó cho cha mẹ dâng con để phục vụ Chúa!
Các Bài đọc hôm nay cung cấp cho chúng ta những chất liệu suy tư và nhìn lại hòan cảnh gia đình của mỗi người chúng ta. Trong Bài đọc I, tác giả Sách Huấn Ca khuyên con cái phải săn sóc và báo hiếu cha mẹ già, dẫu các ngài đã lú lẫn và không tự săn sóc mình được nữa. Trong Bài đọc II, Thánh Phaolô liệt kê những đức tính và các cách cư xử cần có để bảo đảm hạnh phúc gia đình. Trong Phúc Âm, Thánh Luca tường thuật Ngày Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thờ của Thánh Gia. Một gia đình hạnh phúc phải biết kính sợ Thiên Chúa, và giữ cẩn thận Lề Luật của Ngài.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Hãy săn sóc cha con khi người đến tuổi già.
1.1/ Giới răn thứ tư: Phải thảo kính cha mẹ.
(1) Lời Thiên Chúa dạy: “Con ơi, hãy săn sóc cha con, khi người đến tuổi già; bao lâu người còn sống, chớ làm người buồn tủi. Người có lú lẫn, con cũng phải cảm thông, chớ cậy mình sung sức mà khinh dể người.”
(2) Lập luận của con người: Quá bận, không có thời giờ lo cho cha mẹ! Già yếu bệnh họan như thế đưa vào viện dưỡng lão tốt hơn. Có bác sĩ và y tá săn sóc thường trực. Thỉnh thỏang vào thăm tí được rồi. Thực tế: Có những viện dưỡng lão cả ngày không thay tã cho cha mẹ; có những y tá đã không săn sóc, chẳng để ý cha mẹ có ăn không, lại còn đánh luôn cha mẹ. Chúng ta cứ thử hỏi: Nếu cha mẹ đứt ruột đẻ ra và hy sinh chăm sóc cho mình, mình còn không chịu đựng săn sóc được, sao chờ đợi người khác chăm sóc cẩn thận? Điều chúng ta cần nhận ra là người già rất dễ cô đơn và tủi nhục. Họ không cần những chăm sóc bên ngòai, nhưng cần tình thương của con cháu. Chúng tôi đã từng đi xức dầu, và từng thấy các bậc cha mẹ từ giã cuộc đời trong cay đắng của nước mắt.
(3) Điều nên làm: Mọi người trong gia đình sẽ học được rất nhiều điều khi săn sóc cha mẹ già. Tất cả đều nhận ra sự mong manh của cuộc sống và biết nương tựa vào nhau hơn. Các anh chị em biết đòan kết với nhau để chia sẻ trách nhiệm. Các trẻ học biết cách chia sẻ bổn phận với cha mẹ: Khi thấy cha mẹ quá vất vả trong việc làm ăn và săn sóc ông bà, chúng sẽ tình nguyện chia sẻ gánh nặng với cha mẹ; điều này sẽ giúp chúng trưởng thành hơn so với những trẻ không có cơ hội thực tập. Các trẻ cũng sẽ học kinh nghiệm chăm sóc và đối xử với người già, và chúng sẽ áp dụng những gì chúng học được khi săn sóc cha mẹ.

1.2/ Ơn lành Thiên Chúa ban cho những ai hiếu thảo với cha mẹ: Sách Huấn Ca liệt kê những ơn lành như sau:
(1) Con cái cũng hiếu thảo với mình: “Đức Chúa làm cho người cha được vẻ vang vì con cái, cho người mẹ thêm uy quyền đối với các con.” Tục ngữ Việt Nam cũng khuyên: “Sóng trước đổ đâu, sóng sau theo đó.” Người biết hiếu thảo và chăm sóc cha mẹ cũng sẽ được hưởng sự hiếu thảo và chăm sóc từ con cái mình. Ngược lại, người đối xử tàn tệ với cha mẹ, sẽ bị con cái mình đối xử tàn tệ hơn nhiều.
(2) Tội lỗi được tha thứ, ân sủng được thương ban: “Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trữ kho báu… Vì lòng hiếu nghĩa đối với cha sẽ không bị quên lãng, và sẽ đền bù tội lỗi cho con.”
(3) Lời cầu xin được Thiên Chúa nhận lời: “Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái, khi cầu nguyện, họ sẽ được lắng nghe.”
(4) Được sống trường thọ: “Ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ, ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng.” Khi một người săn sóc cha, người ấy cũng làm vui lòng mẹ.

2/ Bài đọc II: Những đức tính và cách xử thế cần có để giữ gia đình hạnh phúc.
2.1/ Những đức tính cần học:
(1) Đức bác ái yêu thương: “Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo… Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh, và yêu thương.” Bí-tích Thánh Thể là nguồn mạch yêu thương; gia đình nào năng tham dự Thánh-lễ và lãnh nhận Mình Thánh, sẽ có tình yêu của Thiên Chúa. Chỉ có tình yêu này mới mạnh đủ để xóa tan những bất hòa và khác biệt trong gia đình, và liên kết mọi người trong gia đình với nhau.
(2) Kiên nhẫn chịu đựng và tha thứ cho nhau: “Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau.” Mọi người trong gia đình cùng nhau năng lãnh nhận Bí-tích Hòa Giải là cách thức để học và thực hành 2 nhân đức quan trọng này.
(3) Tâm tình biết ơn: “Ước gì sự bình an của Đức Kitô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng sự bình an đó. Bởi vậy, anh em hãy hết dạ tri ân.” Trước tiên là biết ơn Thiên Chúa đã lo lắng mọi sự cho con người. Thứ đến là biết ơn cha mẹ đã có công sinh thành, dưỡng dục, và cầu nguyện cho mình. Sau cùng là biết ơn tất cả những ai đã góp phần làm cuộc đời mình được thăng hoa và ý nghĩa.
 2.2/ Tầm quan trọng của Thiên Chúa trong đời sống gia đình:
(1) Lời Chúa: “Ước chi lời Đức Kitô ngự giữa anh em thật dồi dào phong phú. Anh em hãy dạy dỗ khuyên bảo nhau với tất cả sự khôn ngoan.” Để làm được điều này trong gia đình, cha mẹ cần học hỏi để hiểu biết Lời Chúa và gây phong trào học và áp dụng Thánh Kinh trong gia đình; vì cha mẹ không thể cho con cái mình không có.
(2) Thánh Ca: “Để tỏ lòng biết ơn, anh em hãy đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi, và thánh ca, do Thánh Thần linh hứng.” Điều này cũng nhắc nhở chúng ta tránh nghe và hát những bài hát vô nghĩa và lãng mạn, những chương trình hài hước và kịch nghệ vô bổ, có chủ tâm khinh thường Thiên Chúa và các giá trị đạo đức.
(3) Cầu nguyện: “Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giêsu và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha.” Mẹ Têrêxa cũng quả quyết điều này: “Gia đình nào dành thời giờ cùng nhau cầu nguyện sẽ ở với nhau lâu dài.”
 2.3/ Cách cư xử trong gia đình: Tất cả các mối liên hệ đều đòi hỏi hai chiều thì mới có kết quả tốt đẹp được. Thánh Phaolô liệt kê 2 mối liên hệ chính và cách cư xử cần có:
(1) Liên hệ vợ chồng: “Người làm vợ hãy phục tùng chồng, như thế mới xứng đáng là người thuộc về Chúa. Người làm chồng hãy yêu thương chứ đừng cay nghiệt với vợ.”
(2) Liên hệ cha con: “Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹp lòng Chúa. Những bậc làm cha mẹ đừng làm cho con cái bực tức, kẻo chúng ngã lòng.”
 3/ Phúc Âm: Những tâm tình biết ơn
3.1/ Phải vâng lời làm theo thánh ý Thiên Chúa: Có nhiều điều chúng ta cần học nơi gia đình thánh hôm nay:
(1) Mọi người trong gia đình phải tuân giữ Lề Luật của Thiên Chúa: Thánh Luca mô tả gia đình thánh tuân giữ Luật Thiên Chúa: "Hằng năm, cha mẹ Đức Giêsu trẩy hội đền Jerusalem mừng lễ Vượt Qua. Khi Người được mười hai tuổi, cả gia đình cùng lên đền, như người ta thường làm trong ngày lễ." Nếu muốn con cái giữ Luật Thiên Chúa, cha mẹ phải tuân giữ trước và tạo mọi cơ hội cho con giữ Luật. Cha mẹ không thể bắt con đi lễ, nếu cha mẹ không đi và không tạo cơ hội cho con.
(2) Phải kiên nhẫn và tôn trọng nhau cho dù phải đương đầu với thử thách của cuộc sống; nếu không, sự hiệp nhất trong gia đình sẽ có nguy cơ bị tan vỡ. Trong trình thuật hôm nay, mặc dù hai ông bà đau buồn và có thể tức giận vì phải vất vả lo lắng tìm con suốt ba ngày; nhưng thái độ kiên nhẫn của Mẹ Maria phải trở thành gương mẫu cho các cha mẹ học hỏi: "Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!"
(3) Cha mẹ phải tôn trọng con cái khi chúng muốn làm theo thánh ý Thiên Chúa: Chúa Giêsu đáp lời Mẹ Maria: "Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?" Bổn phận của con người đối với Thiên Chúa là bổn phận hàng đầu phải chu toàn. Các cha mẹ đừng bắt buộc con cái phải chu toàn bổn phận với cha mẹ trước khi chu toàn bổn phận với Thiên Chúa; nhưng phải vui mừng khi thấy con cái làm điều đó. Cha mẹ không bao giờ được ngăn cản con cái khi chúng muốn tận hiến cuộc đời để làm việc cho Thiên Chúa.
(4) Khi chưa hiểu thánh ý Thiên Chúa, hãy giữ thái độ thinh lặng, cầu nguyện, và suy niệm trong lòng để tìm ra thánh ý. Trình thuật hôm nay kể "nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói;" tuy vậy họ không lớn tiếng tranh cãi hay đổ lỗi cho nhau.
 3.2/ Chúa Giêsu vâng phục thánh Giuse và Mẹ Maria: Trình thuật Luca tiếp tục: "Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nazareth và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng. Còn Đức Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta."
(1) Chúa Giêsu tuy là Thiên Chúa, hạ mình và khiêm nhường vâng phục loài người: Thiên Chúa tôn trọng sự thật, cho dẫu sự thật đòi Ngài phải vâng phục con người. Để có bình an thực sự trong gia đình, mọi phần tử trong gia đình đều phải tôn trọng và sống theo sự thật; nếu không, sự bình an có được chỉ là giả tạo và sớm muộn gì cũng tan vỡ. Ví dụ, con cái có thể vâng lời cha mẹ làm điều sai trái vì sợ hãi; nhưng khi có dịp, chúng sẽ không ngần ngại phản ứng và thoát ly gia đình.
(2) Vâng phục Thiên Chúa và cha mẹ làm con người lớn lên trong khôn ngoan và gặt hái được mọi điều tốt đẹp cho cuộc đời: Nhiều người cho vâng phục là nhu nhược hay hèn kém; nhưng kinh nghiệm khôn ngoan cho thấy khi tuân phục luật của Thiên Chúa và những lời dạy dỗ khôn ngoan của cha mẹ, con cái tránh được tội lỗi và những cám dỗ nguy hiểm trong cuộc đời; nhất là được đẹp lòng Thiên Chúa, sống thuận hòa với tha nhân, và gặt hái nhiều thành công.


ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
 - Chúng ta phải diệt trừ tính ích kỷ trong con người, vì đó là mầm mống của mọi khủng hỏang trong gia đình. Đồng thời, chúng ta cần biết rộng lượng để yêu thương và lo lắng cho người khác như Thiên Chúa và người khác đã yêu thương và lo lắng cho chúng ta.
- Chúng ta cần biết xét mình và xưng tội thường xuyên để nhận ra những yếu đuối và tội lỗi của con người chúng ta. Nếu chúng ta có can đảm xin Thiên Chúa tha thứ tôi lỗi và kiên nhẫn với chúng ta, chúng ta cũng phải sẵn sàng kiên nhẫn và tha thứ những yếu đuối và tội lỗi của tha nhân; vì họ cũng là những con người yếu đuối và tội lỗi như chúng ta. Người không năng xét mình và xưng tội sẽ dễ rơi vào thái độ tự nhận mình tốt lành để dễ phê phán, kết tội, và khai trừ tha nhân.
- Chúng ta cần khiêm nhường nhìn nhận: chúng ta không khôn ngoan hơn Thiên Chúa. Nếu chúng ta muốn làm môn đệ của Đức Kitô, chúng ta phải “từ bỏ ý riêng mình, làm theo ý Thiên Chúa, và vác Thập Giá hằng ngày để theo Ngài.”
- Chúng ta có tự do để làm theo ý chúng ta; nhưng đồng thời chúng ta cũng phải lãnh nhận mọi hậu quả do sự cố chấp, thờ ơ, và khinh thường những lời giảng dạy của Thiên Chúa.

Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP
30/12/12 CHÚA NHẬT TRONG TUẦN BÁT NHẬT GS – C
Lễ Thánh Gia
Lc 2,41-52
TRẨY HỘI LÊN ĐỀN
Suy niệm: Hằng năm Chúa Giêsu lên đền Giêrusalem, hằng tuần Người vào hội đường ngày Sabát, hằng ngày Người cầu nguyện cùng Thiên Chúa Cha. Một nhịp sống đạo đức trung thành, một chương trình phụng vụ chuyên cần. Tất cả không chỉ nhằm chu toàn một luật buộc tôn giáo, nhưng trên tất cả, là để không ngừng tìm kiếm Thánh Ý, kín múc sức mạnh từ Thiên Chúa Cha và để từ đó, thực hiện một cách đung đắn ơn gọi: “Này con xin đến để thực thi Ý Chúa.” Với việc nhập thể và nhập thế của Chúa Giêsu, thời gian của nhân loại đã trở thành “thời gian thánh”, vì chính Ngài – là Thiên Chúa, là Đấng Thánh – đã đón nhận, đã sống và đã thánh hóa, để “tất cả những gì thuộc về con người, không còn xa lạ với Thiên Chúa và Hội Thánh của Người.”
Mời Bạn: Hằng năm, hằng tuần và hằng ngày, bạn đã đi hành hương, đi lễ và cầu nguyện …, bạn tìm kiếm gì trong những dịp đó: Bạn theo phong trào? Vì sợ tội? Vì thoi quen truyền thống gia đình? Vì muốn cầu xin ơn lành như ý?.... Ngoài giờ đi lễ và đọc kinh cầu nguyện, trong sinh hoạt và làm ăn mỗi ngày, bạn có nhớ đến Chúa không?
Sống Lời Chúa: Thánh Gia là mẫu gương cho mọi gia đình tín hữu: - mọi người nỗ lực thực hiện Thánh Ý Chúa Cha: “Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” (c. 49). Trong năm Đức Tin, ngày Chúa Nhật là ngày cả gia đình “trẩy hội lên đền” thờ phượng Chúa, tham dự thánh lễ “một cách ý thức, trọn vẹn và tích cực” và chuyên cần đọc kinh tối trong gia đình.
Cầu nguyện: Đọc Kinh Gia đình sốt sắng và chậm rãi (miệng đọc lòng suy).
www.5phutloichua.net

CON CÓ BỔN PHẬN
Con Thiên Chúa cần mẹ cha, cần một mái ấm để lớn lên, nhưng cả mối dây thân thương tự nhiên ấy cũng có lúc phải chịu hy sinh, nếu nó cản trở sứ mạng Cha trao phó.
Suy nim:
Mầu nhiệm Nhập Thể bắt đầu từ tiếng Xin Vâng ở Nadarét.
Nadarét là nơi Ngôi Lời làm người sống phần lớn thời gian.
Mái ấm Nadarét thật khác thường, và rất đỗi bình thường.
Ðây là một gia đình có bầu khí yêu thương, đạo hạnh.
Nadarét là trường học đầu tiên huấn luyện Ðức Giêsu,
chuẩn bị Ngài gánh vác sứ mạng Cha giao sau này.
Nadarét là trường dạy cầu nguyện, dạy giáo lý, dạy lao động,
dạy yêu thương đến hiến mình cho người khác.
Ðức Giêsu đã vâng phục kỷ luật của trường này.
Ngài đã chấp nhận những vị thầy đầu tiên là cha mẹ,
và Ngài đã lớn lên, chững chạc, trưởng thành,
quân bình cả về thân xác, trí tuệ lẫn tâm linh.
Con Thiên Chúa đã tập làm người ở Nadarét,
và nền giáo dục ở Nadarét đã thành công khi trao cho ta
một Giêsu khôn ngoan, đạo đức và nhân hậu, ở tuổi ngoài 30.
Nền giáo dục gia đình được coi là tốt khi giúp con cái
mở ra trước những đòi hỏi của Thiên Chúa và tha nhân.
“Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà CHA con sao?”
Từ năm 12 tuổi, cậu Giêsu đã ý thức mình là Con của Thiên Chúa,
Ðấng mà cậu trìu mến gọi là Cha.
Cậu đã sống mối tương quan thân tình độc đáo này
và cậu cảm thấy điều đó kéo theo những bổn phận:
ở lại trong nhà Cha hay lo việc của Cha.
Càng lúc Ðức Giêsu càng ý thức về mình,
trong tương quan với Cha và trong sự thúc bách của sứ mạng.
Con Thiên Chúa cần mẹ cha, cần một mái ấm để lớn lên,
nhưng cả mối dây thân thương tự nhiên ấy
cũng có lúc phải chịu hy sinh,
nếu nó cản trở sứ mạng Cha trao phó.
Ta không rõ tại sao cậu Giêsu rất mực khôn ngoan
đã ở lại Ðền Thờ mà không báo cho cha mẹ.
Nhưng chắc chắn sau này cậu sẽ phải chia tay với Mẹ Maria.
Ðức Giêsu không chỉ là người con hiếu thảo với mẹ cha,
nhưng trên hết và trước hết, Ngài là Con vâng phục CHA.
CHA trên trời là ưu tiên vượt trên mọi ưu tiên khác.
Ðức Maria không hiểu câu trả lời của Con mình.
Dù Mẹ đã nghe bao mạc khải về Con từ Gabrien, Simêon,
nhưng những biến cố đời thường vẫn làm Mẹ ngỡ ngàng.
Con vẫn là một mầu nhiệm vừa gần, vừa xa đối với Mẹ.
Mẹ không hiểu nổi, không hiểu hết hay không hiểu ngay,
nên Mẹ vẫn cung kính đứng trước mầu nhiệm
bằng thái độ vâng phục của lòng tin và nghiền ngẫm mãi.
Mẹ chẳng giữ Con lại trong vòng tay của mình.
Mẹ để Con lên đường, Mẹ dâng Con trên Núi Sọ.
Chỉ biến cố Phục Sinh mới làm Mẹ thật hiểu Con.
Cha mẹ vừa đùm bọc ấp ủ, vừa tiễn con mình vào đời.
Gia đình cung ứng những công dân tốt và tín hữu nhiệt thành.
Mỗi đứa con là một mầu nhiệm cần tôn trọng.
Giáo dục là giúp con sống cuộc đời rất riêng của nó.
Ước gì mọi bà mẹ đều như Maria, sinh các con như Giêsu.
Cầu nguyn:
Lạy Cha nhân ái, từ trời cao,
xin Cha nhìn xuống
những gia đình sống trên mặt đất
trong những khu ổ chuột tồi tàn
hay biệt thự sang trọng.

Xin thương nhìn đến
những gia đình thiếu vắng tình yêu
hay thiếu những điều kiện vật chất tối thiểu,
những gia đình buồn bã vì vắng tiếng cười trẻ thơ
hay vất vả âu lo vì đàn con nheo nhóc.
Xin Cha nâng đỡ những gia đình đã thành hỏa ngục
vì chứa đầy dối trá, ích kỷ, dửng dưng.

Lạy Cha, xin nhìn đến những trẻ em trên thế giới,
những trẻ em cần sự chăm sóc và tình thương
những trẻ em bị lạm dụng, bóc lột, buôn bán,
những trẻ em lạc lõng bơ vơ, không được đến trường,
những trẻ em bị đánh cắp tuổi thơ và trở nên hư hỏng.

Xin Cha thương bảo vệ gìn giữ
từng gia đình là hình ảnh của thánh Gia Thất,
từng trẻ em là hình ảnh của Con Cha thuở ấu thơ.
Xin Cha sai Thánh Thần Tình Yêu
đem đến hạnh phúc cho mỗi gia đình;
nhưng xin cũng nhắc cho chúng con nhớ
hạnh phúc luôn ở trong tầm tay
của từng người chúng con. Amen.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng 12
30 THÁNG MƯỜI HAI
Từ Trong Đêm Tối
Vụt Lên Một Ánh Sáng Huy Hoàng
Đêm Bê-lem xem có vẻ giống như muôn ngàn đêm khác, cũng theo nhịp vận hành bất biến của hành tinh này: hết ngày lại đêm!
Nhưng đó là một đêm đặc biệt, vì trong một góc nhỏ của địa cầu, chính xác là trong vùng phụ cận của Bê-lem, phía nam Giê-ru-sa-lem, bóng tối của màn đêm đã được biến đổi thành ánh sáng.
Aùnh sáng này soi chiếu đêm tối với một mầu nhiệm vĩ đại khôn tả. Trong vẻ huy hoàng của nó, ánh sáng này bao trùm một số người chăn chiên đang có mặt tại vùng phụ cận ấy để “canh giữ súc vật ban đêm”. Và ánh sáng này đã khiến họ “vô cùng sợ hãi”.
Từ giữa ánh sáng rực rỡ ấy vang vọng tiếng nói của thiên thần: “Anh em đừng sợ, tôi loan báo cho anh em một tin mừng trọng đại … Hôm nay, trong thành của Vua Đa-vít, Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho anh em” (Lc 2,10-11).
Đứa con của lời hứa đã được sinh ra.
Aùnh sáng huy hoàng kia và tiếng nói của thiên thần đã chỉ rõ nơi chốn và ý nghĩa cuộc chào đời của Người. Người đã thực sự được sinh ra. Người đã được sinh ra trong một chuồng súc vật, vì chẳng có nhà ai còn chỗ cho Người. Người đã được sinh ra vào lúc đang diễn ra cuộc tổng kiểm tra dân số ở It-ra-en – khi Xêdarê Augustô cai trị đế quốc Rôma và Quirinô làm tổng trấn Xyria. Người thuộc dòngdõi Đa-vít, vì thế Người sinh ở Bê-lem, “thành của Vua Đa-vít”. Người được sinh bởi Ma-ri-a, một trinh nữ. Cô là vợ của Giuse, người thuộc dòng Đa-vít; và cả hai từ Na-da-rét đi về đây để khai sổ.
Và, từ giữa ánh sáng kỳ diệu bao phủ những người chăn chiên đã vang lên tiếng nói: “Anh em sẽ gặp thấy một đứa trẻ vấn tã, được đặt nằm trong máng cỏ” (Lc 2,12).
+++++++++++++++++
Lời Chúa Trong Gia Đình
Chúa nhật Trong tuần Bát Nhật Giáng Sinh;  
                                   Thánh Gia Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Thánh Giuse;                                 1Sm 1,20-22.24-28;1Ga 3, 1-2.21-24; Lc 2, 41-52.
LỜI SUY NIỆM: “Khi thấy con, hai ông bà sửng sốt, và Mẹ Người nói với Người: Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con! Người đáp: Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?”
          Chúa Giêsu đang tự xác định chính mình trước Đức Mẹ, Thánh Cả Giuse cũng như những người hiện diện với Ngài trong Đền Thờ Giêrusalem là: Ngài thuộc về Chúa Cha. Ngài đến thế gian này qua cung lòng của Đức Maria thành Nadarét để thực hiện ý muốn của Chúa Cha. Chính Ngài cũng không thuộc về chính mình, Ngài chỉ thuộc về Chúa Cha mà thôi. Ngài đã tự hiến tất cả cho Chúa Cha, để cứu độ toàn thể nhân loại từ tạo thiên lập địa cho đến tận thế. Chúng ta là con cái của Ngài cũng phải biết: chúng ta hoàn toàn thuộc về Chúa, nên phải sống theo Thánh Ý của Thiên Chúa luôn vâng nghe lời Ngài.
Mạnh Phương
++++++++++++++++++
30 Tháng Mười Hai
Sự Chọn Lựa Của Chúa

Vào dạo tháng 12 năm 1987, Ðức Hồng Y Jean Marie Lustiger, đương kiêm Tổng Giám Mục Paris, Pháp Quốc, đã cho xuất bản một quyển sách mang tựa đề " Sự chọn lựa của Thiên Chúa". Qua tựa đề này, ai cũng đoán được đây là một quyển tự thuật ghi lại cuộc hành trình Ðức Tin của ngài.
Sinh ra trong một gia đình Do Thái sùng đạo, ông ngoại là một thầy Rabbi uyên thâm, Jean Marie Lustiger đã tự ý trở lại với Ðức Tin Công Giáo vào năm 14 tuổi. Hành động này của Jean Marie dĩ nhiên đi ngược lại với xác tín của gia đình, nhất là mẹ cậu. Trước khi bị đưa lên xe chở đi qua trại tập trung Ðức Quốc Xã ở Auschwitz, bà còn nói với các con: "Các con hãy giữ mình, chớ theo đạo Công Giáo. Ðây là một cơn bệnh hiểm nghèo".
Nhưng tiếng Chúa còn mạnh hơn sự cảnh cáo của người mẹ. Cũng giống như thi sĩ Paul Claudel khi ngắm nhìn ánh nến lung linh trên bàn thờ, bỗng nhận ra tiếng gọi của Chúa, Jean Marie Lustiger cũng đã nghe được tiếng gọi thầm kín ấy một ngày thứ năm tuần thánh nọ khi cậu bước vào nhà thờ chính tòa Orleáns. Dân chúng đứng chen chúc đông nghẹt trong nhà thờ. Nhưng ngày hôm sau, khi cậu trở lại, nhà thờ bỗng trống vắng... Nhưng chính trong nỗi trống vắng của ngày thứ sáu tuần thánh đó mà Jean Marie Lustiger đã nhận ra tiếng gọi của Chúa.
Qua quyển tự thuật trên đây, Ðức Hồng Y Jean Marie Lustiger tuyên xưng rằng: "ơn cứu rỗi và sự hiện diện thầm kín của Ðấng Cứu Thế trong nhân loại là một Mầu Nhiệm của lòng thương xót". Thiên Chúa yêu thương con người một cách lạ lùng. Ngài mời gọi con người trên muôn vạn nẻo đường của con người. Do đó, theo Ðức Hồng Y Lustiger, Hy Vọng, chính là tin rằng Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về con người.
Tin Mừng được loan báo như một vết dầu loang. Chính nhờ trung gian của nhiều người khác nhau mà Thiên Chúa ngỏ lời với con người. Nói như thi sĩ Pau Claudel, Thiên Chúa viết bằng những đường cong.
Những đường cong mà Thiên Chúa không ngừng viết để ngỏ với chúng ta chính là cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Mỗi một biến cố xảy đến, mỗi một cuộc gặp gỡ là một lời ngỏ của Thiên Chúa. Chính qua trung gian của những biến cố đó mà Thiên Chúa ngỏ lời với chúng ta. Do đó, người Kitô sẽ không ngừng thức tỉnh để lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa. Trong giấc ngủ say như cậu bé Samuel, trong một buổi trống vắng của ngày thứ sáu tuần thánh như trường hợp của Jean Marie Lustiger, trong niềm vui của gặp gỡ, của thịnh đạt, trong đau khổ của bệnh tật, mất mát: tiếng nói của Thiên Chúa vẫn vang dội trong lòng người.
Chúng ta cũng biết rằng cuộc đời của mỗi người chúng ta là lịch sử của một ơn gọi. Mỗi người chúng ta không phải là một con số trong năm tỷ người đang sống trên mặt đất, nhưng là một lịch sử các biệt trong Tình Thương của Chúa. Tiếng Chúa gọi chỉ ngỏ với từng người mà thôi. Tên gọi của từng người chúng ta có một âm vang đặc biệt trong tiếng gọi của Chúa. Mỗi người chúng ta chỉ có thể nói: Thiên Chúa yêu thương tôi và chỉ mình tôi mà thôi... Trong muôn nghìn đau khổ của cuộc sống, mỗi người chúng ta hãy lập lại lời tuyên xưng của thánh Gioan tông đồ: "Thiên Chúa là Tình Yêu", Ngài đang yêu thương tôi.
(Lẽ Sống)

Ngày 30
THÁNH GIA THẤT


Đức Giêsu nói với các ngài: "Cha mẹ không biết là con có bổn phận phải ở nhà của Cha con sao?" Chính câu phải hayđược đọc trong những bài tường thuật về cuộc Thương Khó: "Con Người phải chịu đau khổ và bị giết chết" Câu phải diễn tả ý định mầu nhiệm của Thiên Chúa, mà Đức Giêsu phục tùng hoàn toàn, bởi vì Người mun làm theo ý Chúa Cha cho đến cùng. Vì thế Người đã đến, đã mang xác phàm trong lòng Đức Maria thành Nadarét, để thực hiện ý mun của Chúa Cha. Ông Giuse không phải là cha của Người và Người không thuộc quyền sở hữu của Đức Maria. Người cũng không thuộc về chính mình. Người ch thuộc về Chúa Cha. Người đã hiến tất cả cho Thiên Chúa, để tự hiến hoàn toàn cho con người. Là Người Con hoàn hảo, để thiết lập một đám đông, vô vàn anh em, thành một gia đình thánh "công giáo toàn bộ"!

Chúng ta là ân ban, hoàn toàn là ân ban của Thiên Chúa trong cuộc sng, trong khả năng yêu thương, trong tự do, trong lương tâm. Tự hiến chính mình để, đến lượt chúng ta, tự hiến cho người khác. Hiến thân cho Thiên Chúa, mà chúng ta là con cái, ngay từ bây giờ, là thực tế đáng chiêm ngưỡng, nhờ tình yêu Người đã đổ tràn đầy cho chúng ta trong Con của Người, nhờ quà tặng của Thần Khí.

Franẹois-Xavier Amherdt

Lectio: Lễ Thánh Gia Thất (C)

Chúa Nhật, 30 Tháng 12, 2012
Đức Maria và Thánh Giuse tìm thấy Chúa Giêsu
Ngồi giữa các luật sĩ trong Đền Thờ tại Giêrusalem
Lc 2:41-52

1.  Lời nguyện mở đầu
Lạy Cha ở trên trời, Cha là Đấng tác tạo con, Cha đón tiếp con qua Chúa Giêsu Kitô, Con của Cha, Cha hướng dẫn con bởi Chúa Thánh Thần.  Xin hãy soi sáng tâm trí con để con có thể hiểu thấu được ý nghĩa của đời sống Cha đã ban cho con, chương trình kế hoạch Cha đã dành cho con và cho những ai mà Cha đã đặt ở bên cạnh con.  Xin hãy nhóm ngọn lửa trong tim con để con có thể đi theo sự mặc khải của Cha một cách vui vẻ và nhiệt thành.  Xin hãy gia tăng sức mạnh cho ý chí yếu đuối của con, xin liên kết nó với ý muốn của những người khác, để mà cùng nhau, chúng con có thể thi hành thánh ý Cha và từ đó xây dựng thế giới như một đại gia đình ngày càng giống hình ảnh Cha hơn.  Cha là Đấng hằng sống hằng trị đến muôn thuở muôn đời. Amen.

2.  Đọc Lời Chúa:  Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca 2:41-52 

41 Hằng năm cha mẹ Chúa Giêsu có thói quen lên Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua. 42 Lúc bấy giờ Chúa Giêsu lên mười hai tuổi, cha mẹ Người đã lên Giêrusalem, theo tục lệ mừng ngày lễ Vượt Qua. 43 Và khi những ngày lễ đã hoàn tất, hai ông bà ra về, trẻ Giêsu đã ở lại Giêrusalem mà cha mẹ Người không hay biết. 44 Tưởng rằng Người ở trong nhóm các khách đồng hành, hai ông bà đi được một ngày đàng, mới tìm kiếm Người trong nhóm bà con và những kẻ quen biết. 45 Nhưng không gặp thấy Người, nên hai ông bà trở lại Giêrusalem để tìm Người. 46 Sau ba ngày, hai ông bà gặp thấy Người trong đền thờ đang ngồi giữa các thầy tiến sĩ, nghe và hỏi các ông. 47 Tất cả những ai nghe Người nói đều ngạc nhiên trước sự hiểu biết và những câu Người đáp lại. 48 Nhìn thấy Người, hai ông bà đã ngạc nhiên, và mẹ Người bảo Người rằng: "Con ơi, sao Con làm cho chúng ta như thế? Kìa cha Con và mẹ đây đã đau khổ tìm Con". 49 Người thưa với hai ông bà rằng: "Mà tại sao cha mẹ tìm Con? Cha mẹ không biết rằng Con phải lo công việc của Cha Con ư?" 50 Nhưng hai ông bà không hiểu lời Người nói. 51 Bấy giờ Người theo hai ông bà trở về Nagiarét, và Người vâng phục hai ông bà. Maria mẹ Người ghi nhớ những việc đó trong lòng.
52 Còn Chúa Giêsu thì tiến tới trong sự khôn ngoan, tuổi tác và ân sủng, trước mặt Thiên Chúa và người ta.

3.  Giây phút thinh lặng cầu nguyện:

Để cho Lời Chúa thấm nhập vào tâm hồn và soi sáng đời sống chúng ta.

4.  Suy Gẫm:  Một vài câu hỏi gợi ý

Để hướng dẫn việc suy gẫm và thực hành của chúng ta.

Tại sao Thánh sử Luca cho chúng ta biết câu chuyện này trong cuộc đời của Chúa Giêsu?  Điểm nổi bật, trọng tâm của đoạn Tin Mừng này nằm ở đâu?  Có những lần khi mối quan hệ gia đình (cộng đoàn) trở nên căng thẳng và khó khăn và những sự hiểu lầm xảy ra.  Chúng ta có đi tìm sự tự trị và độc lập không? Người nào hoặc điều gì trở nên quan trọng hơn tại một thời điểm đặc biệt nào đó trong đời sống chúng ta?  Chúng ta có thể sắp xếp một cách có tôn ti những mối quan hệ của chúng ta, việc tự khẳng định của chúng ta, những giá trị của chúng ta, những nhiệm vụ của chúng ta và đức hạnh chúng ta không?  Ngày nay, chúng ta thường tìm thấy các gia đình “mở rộng” (các cộng đồng đa sắc tộc) với những kế mẫu, kế phụ, vợ chồng, con cái, anh chị em, ông bà, cha mẹ bên vợ/chồng.  Chúng ta có thể tin cậy vào ai?  Chúng ta có thể phục tùng một người không hay chỉ là sự phản kháng?

5.  Chìa khóa dẫn đến bài đọc

Chúng ta tìm thấy mình trong số những câu chuyện được gọi là thời thơ ấu theo Tin Mừng Luca (các chương 1-2).  Đây là đoạn cuối cùng, đúng ra là lời tựa về thần học và Kitô học hơn là về lịch sử, nơi chúng ta được trình bày với các họa tiết để sau này tái xuất hiện trong giáo lý của thánh Luca:  Đền Thờ, cuộc hành trình tiến về Giêrusalem, mối quan hệ phụ-tử thiên tính, người nghèo khó, Chúa Cha đầy lòng thương xót, v.v.  Bây giờ đọc lại phần này, ở trong thời thơ ấu đó của Chúa Giêsu đã thấy xuất hiện những dấu hiệu về cuộc đời tương lai của Người.  Đức Maria và thánh Giuse đem Chúa Giêsu đến thành Giêrusalem để tham dự vào một trong ba chuyến hành hương (lễ Vượt Qua, lễ Ngũ Tuần và lễ Lều) theo quy định của Lề Luật Môisen (Đnl 16:16).  Trong bảy ngày mừng lễ, người ta tham dự vào việc phụng tự và lắng nghe các giáo sĩ Do Thái thảo luận dưới hàng hiên của Đền Thờ.  “Cậu bé Giêsu ở lại trong Đền Thờ Giêrusalem”, thành phố Chúa đã chọn cho ngai tòa của Người (2V 21:4-7); Gr 3:17; Dcr 3:2), và là nơi Đền Thờ được dựng lên (Tv 68:30; 76:3; 135:21), nơi thờ phượng duy nhất của người Do Thái (Ga 4:20). Giêrusalem là nơi mà “tất cả những gì đã được viết bởi các ngôn sứ liên quan đến Con Người sẽ được thực hiện” (Lc 18:21), là nơi “ra đi của Người” (Lc 9:31, 51; 24:18) và về những lần xuất hiện của Người sau khi sống lại (Lc 24:33, 36-49).  Cha mẹ Người “đã đi tìm kiếm Người” một cách lo lắng và bối rối (44, 45, 48, 49).  Làm thế nào mà có thể để lạc mất người con, không hay biết rằng Chúa Giêsu không ở trong đám người đồng hành được?  Có phải Đức Kitô là Người đã đi theo người ta không hay là ngược lại?  “Ba ngày sau” “cuộc thương khó” kết thúc và ông bà tìm thấy Đức Giêsu tại Đền Thờ, đang ngồi giữa các luật sĩ, giảng dạy trước sự kinh ngạc của tất cả mọi người.  Đặc tính của sứ vụ của Người bắt đầu mở ra và sứ vụ này được tóm tắt trong những lời đầu tiên mà Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng của Luca “Tại sao cha mẹ lại tìm con?  Cha mẹ không biết rằng con phải lo công việc của Cha con ư?”  Nhưng Cha của Người là ai? Tại sao lại đi tìm Người?  Theo sách Tin Mừng Luca, đây cũng chính là người cha được nhắc đến trong những lời sau cùng của Chúa Giêsu trên cây thập giá “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (23:46) và lúc Người lên trời “Và giờ đây Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa” (24:49).  Hơn hết cả, chúng ta phải tìm cách vâng lời Thiên Chúa, như ông Phêrô cũng đã hiểu thấu sau ngày lễ Ngũ Tuần (Cv 5:29), tìm kiếm Vương Quốc Thiên Chúa và công lý của Người (Mt 6:33), tìm kiếm Chúa Cha trong lời cầu nguyện (Mt 7:7-8), tìm kiếm Đức Giêsu (Ga 1:38) và đi theo Người.  Chúa Giêsu công bố sự lệ thuộc của Người – “Con phải” – vào Chúa Cha trên trời của Người.  Người mặc khải về Chúa Cha trong lòng nhân lành bao la của Người (Lc 15), nhưng cũng vì đó Người tạo ra một khoảng cách, một sự rạn nứt với gia đình của Người.  Trước tất cả các mối quan hệ tình cảm, các thực hiện cá nhân, các công việc riêng tư… là chương trình của Thiên Chúa.  “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con.  Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha” (Lc 22:42).  Lời tiên tri của ông Simêon (Lc 2:34) bắt đầu xảy ra cho Đức Mẹ, “nhưng hai ông bà không hiểu”.  Việc thiếu hiểu biết của cha mẹ Người cũng là của các môn đệ liên quan đến việc báo trước cuộc thương khó (18:34).  Phản kháng ư?  Vâng phục ư?  Bỏ đi ư?  Thánh Luca viết rằng Chúa Giêsu “theo hai ông bà trở về Nagiarét, và Người sống vâng phục hai ông bà”, và Đức Maria “đã ghi nhớ những việc đó trong lòng”.  Thái độ của Đức Maria biểu lộ sự tiến triển đức tin của một người đang phát triển và tiến bộ trong kiến thức về sự mầu nhiệm.  Chúa Giêsu mặc khải rằng việc vâng phục Thiên Chúa là điều kiện cần thiết để làm tròn đời sống của một người, một cách để chia sẻ trong gia đình và trong cộng đoàn.  Việc vâng phục Chúa Cha là điều khiến chúng ta là trở thành anh chị em, nó dạy cho chúng ta biết tuân phục lẫn nhau, để lắng nghe nhau và nhận biết chương trình của Thiên Chúa trong nhau.  Một bầu không khí như thế tạo ra các điều kiện cần thiết để tăng trưởng “trong sự khôn ngoan, trong vóc dáng và trong ân sủng của Thiên Chúa và trước mặt người ta” và cùng đồng hành với nhau.   
   
6.  Cầu Nguyện:  Thánh Vịnh 83 (84)

Bài thánh ca của kẻ hành hương                                                                                           
Lạy Chúa Tể càn khôn, cung điện Ngài xiết bao khả ái.
Mảnh hồn này khát khao mòn mỏi
mong tới được khuôn viên đền vàng.
Cả tấm thân con cùng là tấc dạ
những hướng lên Chúa Trời hằng sống mà hớn hở reo mừng.
Lạy Chúa Tể càn khôn là Đức Vua, là Thiên Chúa con thờ,
ngay chim sẻ còn tìm được mái ấm,
cánh nhạn kia cũng làm tổ đặt con
bên bàn thờ của Chúa!

Phúc thay người ở trong thánh điện
họ luôn luôn được hát mừng Ngài.
Phúc thay kẻ lấy Ngài làm sức mạnh,
ấp ủ trong lòng giấc mộng hành hương.
Lúc trẩy qua thung lũng Khô Cằn,
họ biến nó thành nguồn suối nước,
mưa đầu mùa đổ phúc lộc chứa chan.
Càng tiến lên, họ càng mạnh bước
đến chiêm ngưỡng Chúa Trời ngự trên núi Xi-on.
Lạy CHÚA là Chúa Tể càn khôn,
xin đoái nghe lời con cầu nguyện.
Xin lắng tai, lạy Chúa nhà Giacóp!
7.  Chiêm Niệm:  Lời nguyện kết

Lạy Cha, Chúa tể trời đất, con xin cảm tạ Cha, vì Cha đã mặc khải cho con lòng nhân hậu và tình yêu lân tuất của Cha.  Cha thật sự là Đấng duy nhất có thể ban cho con đầy đủ ý nghĩa của cuộc sống con.  Con yêu mến cha con, nhưng Người chính là Cha của con; con yêu mến mẹ con, nhưng Người chính là Mẹ của con.  Ngay cả khi con không biết tình yêu thương của cha mẹ con, thì con biết rằng Cha là Tình Yêu, Cha ở bên cạnh con và Cha đang chờ đợi con trong ngôi nhà muôn đời mà Cha đã dọn sẵn cho con từ thuở tạo dựng vũ trụ.  Xin Cha ban cho con, cùng với những thân bằng quyến thuộc trong gia đình con, cho anh chị em con, cho tất cả những ai trong cộng đoàn đang đồng hành với con, xin cho chúng con có thể làm theo ý Cha như báo trước trên thế gian và sau đó tận hưởng sự kỳ diệu của tình yêu Cha trên thiên đàng.  Amen.
 www.dongcatminh.org

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét