Ngày 22 tháng 12
Mùa Vọng
1Sm 1,24-28 |
Bài Ðọc I: 1 Sm 1, 24-28
"Bà Anna tạ ơn Chúa
vì được sinh Samuel".
Trích sách Samuel quyển thứ
nhất.
Ngày ấy, sau khi đã cho
Samuel dứt sữa, bà Anna liền bắt một con bò ba tuổi, lấy ba cân bột, một vò
rượu, và dẫn con đến nhà Chúa ở Silô. Con trẻ lúc đó còn nhỏ bé. Họ tế lễ con
bò và dâng con trẻ cho ông Hêli. Anna thưa: "Kính lạy ngài, chúc ngài
khang an! Tôi là người đàn bà nọ đã đứng cầu xin Chúa nơi đây trước mặt ngài.
Tôi đã cầu xin vì trẻ này, và Chúa đã cho tôi được như tôi xin. Vậy tôi xin
dâng lại cho Chúa, trót mọi ngày nó thuộc về Chúa". Và họ thờ lạy Chúa
ngay ở đó.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: 1 Sm 2, 1. 4-5.
6-7. 8abcd
Ðáp: Lòng tôi nhảy mừng trong Chúa cứu độ tôi (c. 1a).
Xướng: 1) Lòng tôi nhảy mừng
trong Chúa, khí phách tôi hướng lên Thiên Chúa của tôi, miệng tôi rộng mở chống
quân thù, tôi vui mừng vì Chúa cứu độ tôi. - Ðáp.
2) Cung nỏ người hùng bị bẻ
tan, người kiệt sức lại nai nịt dũng khí; kẻ no đầy nay làm thuê vì miếng bánh,
người đói lả nay lại được no nê. Người son sẻ lại con đàn cháu đống, kẻ nhiều
con lại trở nên héo tàn. - Ðáp.
3) Chúa cho chết và Chúa làm
cho sống, cho đi xuống mồ rồi lại đem lên, làm cho nghèo rồi cho nên giàu có,
hạ xuống thấp rồi lại nhắc lên cao. - Ðáp.
4) Cho kẻ bần cùng đứng dậy
khỏi bụi tro, nâng cao kẻ nghèo khỏi phân nhơ rác rến, cho ngồi chung với vua
quan tướng lãnh, đặt cho họ một ngai báu vinh quang. - Ðáp.
Alleluia:
Alleluia, alleluia! - Lạy Vua
muôn dân và Ðá Góc toà nhà Hội thánh, xin hãy đến cứu độ con người mà Chúa đã
tạo dựng bằng bùn đất! - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 1, 46-56
"Ðấng Toàn Năng đã
làm cho tôi những sự trọng đại".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Luca.
Khi ấy, Maria nói rằng:
"Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và thần trí tôi hoan hỉ trong Thiên Chúa,
Ðấng Cứu Ðộ tôi, vì Chúa đã đoái nhìn đến phận hèn tớ nữ của Chúa. Từ nay muôn
thế hệ sẽ khen tôi có phước, vì Ðấng toàn năng đã làm cho tôi những sự trọng
đại, và danh Ngài là thánh. Lòng thương xót Chúa trải qua đời nọ đến đời kia
dành cho những ai kính sợ Chúa. Chúa đã vung cánh tay ra oai thần lực, dẹp tan
những ai lòng trí kiêu căng. Chúa lật đổ người quyền thế xuống khỏi ngai vàng,
và nâng cao những người phận nhỏ. Chúa đã cho người đói khát no đầy ơn phước,
và để người giàu có trở về tay không. Chúa săn sóc Israel tôi tớ Chúa, bởi nhớ
lại lòng thương xót của Ngài. Như Chúa đã phán cùng các tổ phụ chúng tôi, cho
Abraham và dòng dõi Người đến muôn đời!"
Maria ở lại với bà Isave độ
ba tháng, đoạn Người trở về nhà mình.
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm:
Khi bà Êlisabéth ca tụng Ðức
Mẹ diễm phúc. Mẹ liền chuyển đối tượng của lời ca tụng lên Thiên Chúa. Chính
Thiên Chúa làm cho Mẹ nên cao trọng. Chính Thiên Chúa đã nâng người khiêm
nhường để triệt hạ kẻ kiêu căng. Hồng ân nhưng không của Chúa đã ban cho người
Chúa thương.
Cầu Nguyện:
Lạy Cha, mọi sự chúng con có
là nhận được từ nơi Cha: Sức khoẻ của chúng con, tiền tài của chúng con, con
người của chúng con... đều là của Cha. Xin đừng để chúng con kiêu căng với
những gì đã lãnh nhận. Cũng đừng để chúng con mặc cảm với những gì chúng con
thiếu kém. Xin cho chúng con biết dùng những hồng ân Cha ban để phụng sự Cha và
phục vụ tha nhân. Xin nhận lời chúng con cầu xin nhờ danh Ðức Giêsu Kitô Chúa
chúng con. Amen.
Lc 1,46-56 |
Mùa Vọng Là Mùa Chờ Ðợi
Mùa Vọng là mùa hy vọng, là
ước mong, là đợi chờ. Mùa nắng hạn đã qua, mùa mưa bão cũng chấm dứt, chúng ta
đang hy vọng có được một mùa Giáng Sinh tươi đẹp.
Sống là hy vọng, là ước mơ,
là đợi chờ. Cuộc sống con người từ lúc mở mắt chào đời cho đến lúc nhắm mắt
xuôi tay được dệt bằng những chờ đợi triền miên. Trước năm 1975, nhạc sĩ Trịnh
Công Sơn đã viết trong một khúc ca nào đó như sau: Nơi đây tôi đợi. Nơi kia anh
chờ. Có đợi chờ là có ước mơ.
Cách đây trên 25 thế kỷ, vào
giữa lúc dân Do Thái đang phải sống kiếp đọa đày nơi đất khách quê người, thì
Tiên Tri Isaia đã nói như sau: "Ngày đó họ sẽ lấy gươm mà rèn lưỡi cày.
Lấy giáo mà rèn nên lưỡi liềm. Nước này không còn tuốt gươm ra đánh nước kia
nữa. Người ta cũng không còn thao luyện để chiến đấu nữa".
Giấc mơ của Tiên Tri Isaia
ngày nay đã trở thành giấc mơ của toàn thể nhân loại bởi vì những lời này đã
được ghi trước trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York bên Hoa Kỳ. Tại Hoa Kỳ, vào
khoảng cuối thập niên 1960. Chứng kiến không biết bao nhiêu ngược đãi mà cộng
đồng người da đen phải chịu qua hằng bao thế kỷ. Cố mục sư Martin Luther King
đã nói lên giấc mơ của mình như sau:
"Tôi mơ ước một ngày nào
đó: những đứa con của những người da đen sẽ được ngồi ăn đồng bàn với những đứa
con của những chủ nhân da trắng". Năm 1968, mục sư đã bị mưu sát, nhưng cái
chết của ông đã biến giấc mơ của ông đã thành hiện thực. Ngày nay, con cái của
những người nô lệ da đen đã hoàn toàn bình đẳng với con cái của những chủ nhân
da trắng. Không có gì đẹp cho bằng giấc mơ trên đây. Thế nhưng lịch sử nhân
loại chúng ta chưa được viết bằng những giấc mơ này. Lịch sử nhân loại còn đầy
những ác mộng và hy vọng hảo huyền.
*
*
*
Quí vị và các bạn thân mến,
Chờ đợi, ước mơ, hy vọng. Ðó
là hạt giống của bất tử mà Thiên Chúa đã đặt để trong trái tim của con người.
Thánh Augustinô đã diễn tả một cách tuyệt mỹ niềm mơ ước và hy vọng ấy khi Ngài
thưa với Chúa Giêsu: "Lạy Chúa, Chúa dựng nên con vì Chúa, cho nên hồn con
sẽ mãi mãi mòn mỏi xao xuyến cho đến khi nào được nghỉ an trong Chúa". Quả
thực, chỉ trong Thiên Chúa là cùng đích của mọi khát vọng, con người mới hết
chờ đợi, hết ước mơ và hết hy vọng. Bao lâu còn sống là còn mỏi mòn đợi trông.
Còn sống là còn mò mẫn tìm kiếm.
Lịch sử của dân tộc Israel là
điển hình của sự mò mẫm tìm kiếm ấy. Nhưng cũng qua dòng lịch sử ấy, Thiên Chúa
đã mạc khải cho con người biết đâu là cùng đích của mọi ước mơ và hy vọng của
con người. Trong Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa đã cho niềm hy vọng của con người
được thành tựu. Chúa Giêsu Kitô là điểm đến của lịch sử con người. Tất cả mọi
chờ đợi, mọi hy vọng, mọi nổ lực kiến tạo của con người đều quy hướng về Chúa
Giêsu Kitô. Ngài là Ðấng đang hiện diện. Ngài là Ðấng đang đến. Ngài là Ðấng
đang tác động trong từng biến cố của lịch sử con người. Chỉ có Ngài mới mang
lại ý nghĩa cho cuộc sống con người. Chỉ có Ngài mới có thể thỏa mãn được tất
cả mọi ước vọng của con người. Ðây chính là trọng tâm của niềm tin Kitô mà hằng
năm mỗi mùa khi mùa vọng trở lại Giáo Hội không ngừng mời gọi chúng ta đào sâu.
Mọi ước mơ, chờ đợi và hy
vọng của chúng ta chỉ được thành tựu trong Chúa Giêsu Kitô mà thôi. Ngài là đối
tượng của mọi chờ đợi và hy vọng của con người. Ngài đang đến trong từng biến
cố của cuộc sống chúng ta.
Thảm trạng lớn nhất của con
người là khước từ Ðấng đang đến, và như vậy cũng đánh mất ý nghĩa của cuộc
sống. Ngài đã đến với dân tộc Ngài tuyển chọn, nhưng họ đã không đón nhận Ngài.
Cái chết trên thập giá của Ngài vừa là biểu trưng vừa là tuyệt đỉnh của mọi
khước từ. Sự khước từ vẫn tiếp tục diễn ra mỗi khi con người chối bỏ chính nhân
phẩm của mình để sống theo những dục vọng và khuynh hướng thấp hèn của mình. Sự
khước từ ấy vẫn tiếp tục diễn ra mỗi khi do mù quáng và ích kỷ con người chối
bỏ và chà đạp phẩm giá của con người anh em của mình.
Chúa Kitô vẫn tiếp tục đến
một cách âm thầm và bất ngờ trong từng biến cố và gặp gỡ mỗi ngày trong cuộc
sống của chúng ta. Ngài vẫn tiếp tục đến một cách bất ngờ trong người anh em bé
mọn nhất của chúng ta. Ðó là điều Ngài muốn nói với chúng ta khi dùng lụt đại
hồng thủy hay của kẻ trộm trong Tin Mừng hôm nay.
Hãy tỉnh thức để không ngừng
đón nhận Ngài trong từng biến cố của cuộc sống. Ðó là sứ điệp mà Mùa Vọng hằng
năm nhắc nhở cho chúng ta. Trong phép Thánh Thể, bánh rượu, thành quả của công
lao của con người sẽ biến thành Mình Máu Chúa Kitô. Ðó là sự hiện diện mật
thiết nhất mà Chúa Giêsu Kitô muốn bày tỏ cho mỗi người. Sự hiện diện này sẽ
nhắc nhở cho chúng ta, trong mọi sinh hoạt của con người, Ngài luôn có mặt và
tác động bằng mọi cách thế chúng ta không thể ngờ được.
Hãy luôn tỉnh thức để đón
nhận Ngài. Ðó là ơn cần thiết nhất mà chúng ta phải cầu xin trong suốt Mùa Vọng
này.
(Veritas Asia)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Ngày 22 tháng 12 MV
Bài đọc: I
Sam 1:24-28; Lk 1:46-56.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ:
Nhận biết và cám ơn
quà tặng của Thiên Chúa.
Nhận ra hồng ân Thiên
Chúa ban cho đã khó, biết cám ơn Thiên Chúa còn khó hơn. Trong Phúc Âm, Chúa
chữa lành 10 người phong cùi; nhưng chỉ có một người ngọai biết quay trở lại để
cám ơn Thiên Chúa. Cám ơn Thiên Chúa đã khó, biết dâng lại những gì Thiên Chúa
ban còn khó hơn gấp bội. Thế mà có những người mẹ không con, sau khi được Thiên
Chúa ban cho một người con, lại dám can đảm hy sinh dâng lại người con duy nhất
để làm việc cho Thiên Chúa. Các Bà tuy rất thương và muốn con ở với mình, nhưng
lòng biết ơn Thiên Chúa mạnh hơn tính ích kỷ cá nhân. Các bà biết rõ: nếu Thiên
Chúa không can thiệp, chẳng bao giờ các bà có được người con đó.
Các Bài đọc hôm nay
tường thuật tâm tình biết ơn của hai người mẹ anh hùng này. Trong Bài đọc I, Bà
Anna hiểu thấu nỗi ô nhục của người không có con: đối phương của Bà chọc tức
Bà. Quá đau khổ, Bà cầu xin Thiên Chúa thương ban cho mình một mụn con, và sẽ
dâng nó lại cho Thiên Chúa để phục vụ trong Đền Thờ. Khi được Thiên Chúa ban
cho một con trai, Samuel, Bà đã giữ lời hứa, dâng con mình lại cho Thiên Chúa.
Trong Phúc Âm, Đức Trinh Nữ Maria biết rõ mình chỉ là một nữ tỳ tầm thường
trước mặt Thiên Chúa; nhưng được Thiên Chúa cất nhắc lên thiên chức “Mẹ Đấng
Cứu Thế” là do hòan tòan quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa. Mẹ Maria cũng
sẵn sàng dâng Chúa Giêsu lại cho Thiên Chúa, để Ngài hòan tất sứ vụ đã được
Chúa Cha trao phó.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I: Bà
Anna dâng lại đứa trẻ Thiên Chúa ban để nó phục vụ Thiên Chúa.
1.1/ Nỗi ô nhục của người
vợ không con:
Ông Elkanah có hai vợ: một bà tên là Anna, một bà tên là Peninnah. Bà Peninnah
có con, còn bà Anna không có con. Đến ngày ông Elkanah dâng hy lễ, ông thường
chia các phần cho bà Peninnah, vợ ông, và cho các con trai con gái bà ấy. Còn
bà Anna, ông chia cho một phần ngon vì ông yêu bà, mặc dù Đức Chúa đã làm cho
bà không sinh sản được. Bà kia, đối thủ của bà, cứ chọc tức để hạ nhục bà, vì
Đức Chúa đã làm cho bà không sinh sản được. Ông Elkanah vẫn làm như thế năm này
qua năm khác, mỗi lần ông lên Nhà của Đức Chúa tại Shiloh; còn bà kia cứ chọc
tức bà Anna như thế. Mỗi lần xảy ra, Bà chỉ biết khóc và không chịu ăn.
1.2/ Bà Anna cầu nguyện
và xin Thiên Chúa ban cho một đứa con: Tâm hồn cay đắng, bà cầu nguyện với Đức Chúa và
khóc nức nở. Bà khấn hứa rằng: "Lạy Đức Chúa các đạo binh, nếu Ngài đoái
nhìn nỗi khổ cực của nữ tỳ Ngài đây, nếu Ngài nhớ đến con và không quên nữ tỳ
Ngài, nếu Ngài cho nữ tỳ Ngài một mụn con trai, thì con sẽ dâng nó cho Đức Chúa
mọi ngày đời nó, và dao cạo sẽ không đụng tới đầu nó." Tư-tế Eli khuyên:
"Bà hãy về bình an. Xin Thiên Chúa của Israel ban cho bà điều bà đã xin
Người!" Bà thưa: "Ước chi nữ tỳ của ngài đây được đẹp lòng
ngài!" Rồi bà Anna ra về; bà dùng bữa và nét mặt bà không còn sầu khổ như
trước nữa.
1.3/ Lời cầu xin của Bà
Anna được Thiên Chúa nhận lời: Sau đó, ông Elkanah ăn ở với bà Anna, vợ mình, và Đức Chúa
đã nhớ đến bà. Ngày qua tháng lại, bà Anna thụ thai, sinh con trai và đặt tên
cho nó là Samuel, vì bà nói: "Tôi đã xin Đức Chúa được nó." Năm sau,
Elcanah lên Shiloh với cả gia đình, để dâng hy lễ thường niên cho Đức Chúa, và
để giữ trọn lời khấn hứa của mình. Bà Anna không lên, và bà nói với chồng:
"Đợi cho đến khi đứa trẻ cai sữa đã. Khi đó em sẽ đưa nó đi, nó sẽ ra mắt
Đức Chúa và sẽ ở lại đó mãi mãi." Ông Elkanah bảo bà: "Em nghĩ thế
nào là phải thì cứ làm; cứ ở lại cho đến khi cai sữa cho nó. Chỉ xin Đức Chúa
thực hiện lời Người."
1.4/ Bà Anna dâng lại cho
Thiên Chúa người con Ngài ban tặng: Sau khi cai sữa cho con, bà đưa nó lên với
mình, mang theo một con bò mộng ba tuổi, hai thùng bột và một bầu da đầy rượu.
Bà đưa con vào Nhà Đức Chúa tại Shiloh; đứa trẻ còn nhỏ lắm. Họ sát tế con bò
và đưa đứa trẻ đến với ông Eli. Bà nói: "Thưa ngài, xin thứ lỗi, tôi xin
lấy mạng sống ngài mà thề: tôi là người đàn bà đã đứng bên ngài, tại đây, để
cầu nguyện với Đức Chúa. Tôi đã cầu nguyện để được đứa trẻ này, và Đức Chúa đã
ban cho tôi điều tôi đã xin Người. Đến lượt tôi, tôi xin nhượng nó lại cho Đức
Chúa. Mọi ngày đời nó, nó sẽ được nhượng cho Đức Chúa." Và ở đó, họ thờ
lạy Đức Chúa.
2/
Phúc Âm: Đức
Mẹ Maria ngợi khen và tạ ơn Thiên Chúa.
2.1/ Thiên Chúa là nguồn
mạch mọi ơn lành: Mẹ Maria biết rõ mình chỉ là một nữ tỳ hèn hạ trước mặt Thiên
Chúa; hơn nữa, Mẹ cũng chỉ là một tạo vật thấp hèn được Thiên Chúa tạo dựng.
Nhưng chỉ vì Thiên Chúa đã đóai thương nhìn đến, mà Mẹ được cất nhắc lên để làm
Mẹ Đấng Cứu Thế. Hồng ân này không những làm cho mẹ được ơn cứu độ, mà còn ban
rộng ra đến tất cả mọi người. Với tâm tình biết ơn Thiên Chúa, Mẹ vui mừng ca
tụng Ngài: "Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng
vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới;
từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết
bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn!”
2.2/ Thiên Chúa xót
thương những ai kính sợ Ngài: Biết kính sợ Thiên Chúa không những là nguồn gốc mọi khôn
ngoan, mà còn là điều kiện để được hưởng muôn ơn lành. Chỉ trong 3 câu ngắn
ngủi, tác giả của Bài Magnificat đã nêu lên 3 điều cách mạng chính của Thiên
Chúa:
(1) Cách mạng luân lý: Thiên Chúa chống kẻ
kiêu căng và đề cao người khiêm nhường; trong khi người thế gian thường thích
kiêu căng, cậy sức mình, và khinh thường Thiên Chúa.
(2) Cách mạng xã hội: Thiên Chúa lật đổ người
quyền thế xuống khỏi ngai vàng và nâng cao những kẻ thấp hèn; trong khi người
thế gian thường cậy quyền thế và đàn áp kẻ khó nghèo.
(3) Cách mạng kinh tế: Thiên Chúa cho kẻ đói
nghèo được dư dật và đuổi người giầu về tay trắng; trong khi ở thế gian: người
giầu lại giầu thêm, còn kẻ nghèo càng nghèo hơn.
2.3/ Thiên Chúa trung thành
thực thi Lời Hứa: Tất cả những gì Thiên Chúa hứa, Ngài sẽ thực thi; không phải vì
con người xứng đáng được hưởng, nhưng chỉ vì lòng thương xót của Ngài: “Chúa độ
trì Israel, tôi tớ của Người, như đã hứa cùng cha ông chúng ta, vì Người nhớ
lại lòng thương xót dành cho tổ phụ Abraham và cho con cháu đến muôn đời."
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Thiên Chúa là Đấng
giầu lòng xót thương: nếu chúng ta kiên trì biểu lộ niềm tin của chúng ta, Ngài
sẽ ban cho chúng ta điều chúng ta xin.
- Chúng ta phải có lòng
khiêm nhường và biết kính sợ Thiên Chúa. Chúng ta phải có lòng biết ơn về những
quà tặng Thiên Chúa ban.
- Quà tặng Chúa ban là
để phục vụ, chứ không ích kỷ giữ cho mình. Chúng ta phải biết dùng những quà
tặng Thiên Chúa ban để phục vụ Ngài.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP
Ngày 22/12
Sứ điệp: Đức Mẹ vui mừng dâng
lời ngợi khen cảm tạ Thiên Chúa vì Người đoái thương nhìn đến phận nữ tỳ hèn
mọn của Mẹ. Chúa hạ bệ những kẻ cao ngạo và nâng cao kẻ khiêm nhường.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, trong phút
cầu nguyện hôm nay, con muốn nối tiếp lời tạ ơn của Mẹ Maria để dâng lên Chúa
lời ngợi khen cảm tạ của chính con. Nhìn vào bản thân con, đời sống con, những
người thân yêu của con, con nhận thấy muôn vàn ân huệ Chúa đã tuôn đổ trên
chúng con. Có những ơn con thấy được, nhưng cũng có rất nhiều ơn con không nhận
ra. Dù con chưa nhận ra, nhưng con biết rằng toàn thân con, tất cả nhưng gì làm
nên đời sống con, những gì con đang được hưởng, và lạy Chúa, ngay cả những gì
con đang gánh chịu, tất cả đều do tình thương Chúa ban tặng cho con. Có gì con
có mà không phải nhận lãnh đâu.
Lạy Chúa, con chỉ là tạo vật hèn mọn, đôi tay
bất xứng lại luôn xòe rộng để hứng đón hồng ân. Con chẳng là gì cả, nhưng Chúa
vẫn đoái nhìn đến con. Chúa vẫn cho con là quan trọng và ban tặng hồng ân. Con
xin Chúa cho con mang lấy tâm tình của Mẹ Maria: càng được Chúa đoái nhìn và
cho là quan trọng, thì Mẹ lại càng thấy mình chẳng là gì cả.
Phần con, con chẳng là gì, nhưng đôi khi
con lại cho mình là quan trọng, con đưa mình lên cao quá, con tự mãn về mình.
Con biết Chúa yêu kẻ khiêm nhường và chống lại kẻ kiêu ngạo. Xin Chúa cho con
biết sống khiêm nhường để được Chúa nâng cao trong trái tim Chúa. Xin cho con
sống tâm tình biết ơn để xứng đáng tiếp tục nhận lãnh tình thương của Chúa.
Amen.
Ghi nhớ: "Ðấng Toàn Năng đã làm cho tôi những sự trọng
đại".
www.phatdiem.org
22/12/12 THỨ
BẢY TUẦN 3 MV
Lc 1,46-56
Lc 1,46-56
KHIÊM - TIN NHƯ MẸ
"Phận nữ tỳ hèn mọn. Người đoái thương nhìn tới!" (Lc 1,48)
Suy niệm: Trong tuần cửu nhật trước lễ
Giáng Sinh (17-25/12), và đặc biệt trong Năm Đức Tin này, Hội Thánh mời ta nhìn
vào Đức Maria, nhân vật gắn liền với mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa, là
gương mẫu đức tin cho Hội Thánh và mỗi người. Bài ca Magnificat là một lời
nguyện tuyệt đẹp, dâng lên Chúa trong niềm thành tín. Mẹ ca tụng Chúa là Đấng
Cứu độ (c.47), Đấng Toàn Năng (c.48), Đấng trung tín, giàu lòng thương
xót (c.55), đoái nhìn kẻ khiêm nhu (c.52)... Phần Mẹ, Mẹ tự nhận là một nữ tì
hèn mọn (c.48). Nhưng chính vì sự khiêm tốn thẳm sâu trong lòng tin tuyệt đối
mà Chúa đã đoái thương làm cho Mẹ bao điều cao cả, nhờ đó Mẹ trở nên người diễm
phúc nhất (c.48) của mọi thời, như lời bà Êlisabét: “Em thật diễm phúc vì đã tin!” (Lc 1,45). Đức tin đã nâng Mẹ
lên địa vị cao trọng làm Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Hội Thánh, Mẹ của những kẻ tin.
Mời Bạn: “Khi viếng thăm bà Êlisabét, Mẹ
cất bài ca chúc tụng Đấng Tối Cao vì những kỳ công Chúa thực hiện nơi những
người tín thác nơi Ngài” (x. Tông huấn Cửa Đức Tin,số 13). Xác tín rằng nếu bạn
muốn được diễm phúc như Mẹ, bạn cần khiêm tốn tín thác vào Chúa.
Sống Lời Chúa: Suy gẫm những lời nguyện
khiêm-tin trong Tin Mừng như: ‘Lạy Thầy xin hãy xa con ra, vì con là kẻ tội lỗi” (Lc 5,8); “Lạy Thầy tôi tin, nhưng xin
nâng đỡ lòng tin yếu kém của tôi” (Mc 9,24); “Lạy Ngài, tôi chẳng đáng Ngài
vào nhà tôi,...” (Mt 8,8); “Lạy Ngài là con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi!” (Mt 15,22).
Cầu nguyện: Cùng hát vang bài ca MAGNIFICAT
trong tâm tình tin-yêu-khiêm-thác như Mẹ Maria.
www.5phutloichua.net
NỮ TỲ HÈN MỌN
Để sinh Đức Giêsu cho thế giới hôm nay, vẫn cần
có những Maria chấp nhận cưu mang, chấp nhận vượt cạn, chấp nhận kiên nhẫn chờ
đợi để sinh những Giêsu cứng cáp cho thế giới.
Suy niệm:
Bài
ca ngợi khen Đức Chúa bật ra trên môi Maria
sau
khi bà Êlisabét cất tiếng ca ngợi Mẹ.
Êlisabét
ca ngợi Maria là người được chúc phúc hơn mọi phụ nữ
vì
Mẹ đang cưu mang trong dạ Đấng Cứu Tinh.
Bà
còn ca ngợi Maria có phúc vì đã dám tin vào lời Chúa phán,
và
dám liều để cho lời ấy dẫn dắt đời mình.
Nhờ
được tràn đầy Thánh Thần, Êlisabét mới biết được Tin Vui
mà
Maria tưởng rằng đó là bí mật chỉ riêng mình biết.
Khi
đứng trước bà chị cao niên đang mang thai,
Maria
xác tín hơn vào những lời sứ thần nói,
và
vào mầu nhiệm đang âm thầm lớn lên nơi cung lòng mình.
Khi
bà chị Êlisabét ca ngợi Mẹ, thì Mẹ hân hoan ca ngợi Thiên Chúa.
Maria
nhìn nhận Ngài là Đấng Cứu Độ của Mẹ (c. 47).
Nếu
Mẹ được đầy ân sủng, được Chúa ở cùng và được đẹp lòng Ngài,
nếu
Mẹ được thụ thai Con Đấng Tối Cao nhờ Thánh Thần (Lc 1, 28-35),
thì
đó không phải là do công của Mẹ, nhưng là ơn của Chúa.
“Đấng
Toàn Năng đã làm cho tôi những điều cao cả” (c. 49).
Maria
không có một sự khiêm nhường giả tạo về mình.
Khiêm
nhường thực sự là nhìn nhận sự thật.
Mẹ
nhìn nhận những điều độc nhất vô nhị Chúa làm cho đời mình.
Ngài
đã nhìn xuống đời Mẹ, cuộc đời thấp hèn của một tỳ nữ.
Và
cái nhìn cúi xuống của Ngài đã nâng Mẹ lên cao,
khiến
cho muôn thế hệ phải ngợi khen, tôn kính (c. 48).
Nhưng
Maria không phải là người duy nhất được Thiên Chúa thi ân.
Ngài
thương xót những ai hèn mọn, đói nghèo, biết kính sợ Chúa.
Ngược
lại, Ngài giơ cánh tay biểu dương sức mạnh (cc. 50-53),
để
dẹp tan kẻ kiêu căng, hạ bệ người quyền thế, đuổi đi kẻ giàu sang.
Thiên
Chúa đầy thương xót, nên cũng mạnh tay để tạo lại sự công bằng,
để
đem lại sự no đủ cho người nghèo và sự tự do cho người bị áp bức.
Thiên
Chúa ấy cũng trung tín giữ lời hứa với Dân Ítraen (cc. 54-55).
Maria
đã ở lại với bà chị họ độ ba tháng mới trở về nhà.
Ba
tháng mang thai đầu tiên của một người mẹ trẻ đâu có dễ.
Maria
đã ở lại để phục vụ cho bà Êlisabét gần ngày sinh.
Mẹ
quên gánh nặng của mình để mang gánh nặng của người khác.
Êlisabét
hẳn là vui vì được hầu hạ bởi Thân Mẫu Chúa.
Gioan
trong bụng mẹ sung sướng vì được gần Đấng Thiên Sai.
Ít
khi ta suy niệm chuyện Đức Maria mang thai hơn chín tháng.
Thai
Nhi Giêsu lớn dần lên từng ngày trong dạ mẹ, chờ ngày chào đời.
Tình
Mẹ-Con cũng lớn lên, thân thiết, gần gũi.
Mang
thai và sinh con là niềm vui, nhưng đòi bao hy sinh nhọc nhằn,
nhất
là vào thời xưa, khi vệ sinh và tiện nghi không có.
Để
sinh Đức Giêsu cho thế giới hôm nay, vẫn cần có những Maria
chấp
nhận cưu mang, chấp nhận vượt cạn,
chấp
nhận kiên nhẫn chờ đợi để sinh những Giêsu cứng cáp cho thế giới.
Cầu nguyện:
Con tạ ơn Cha vì những ơn Cha ban cho con,
những ơn con thấy được,
và những ơn con không nhận là ơn.
Con biết rằng
con đã nhận được nhiều ơn hơn con tưởng,
biết bao ơn mà con nghĩ là chuyện tự nhiên.
Con thường đau khổ vì những gì
Cha không ban cho con,
và quên rằng đời con được bao bọc bằng ân sủng.
Tạ ơn Cha vì những gì
Cha cương quyết không ban
bởi lẽ điều đó có hại cho con,
hay vì Cha muốn ban cho con một ơn lớn hơn.
Xin cho con vững tin vào tình yêu Cha
dù con không hiểu hết những gì
Cha làm cho đời con.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
"Ðấng Toàn Năng đã làm cho tôi những sự trọng
đại".
Magnificat
Đức
Kitô không những giao hoà con người với Thiên Chúa, Ngài còn là kiểu mẫu của
con người đã được giao hoà. Ngài đến để mang lại Tin mừng. Tin mừng ấy chính là
con người với Tin mừng cho bằng thái độ phấn khởi vui tươi trong cuộc sống.
Đức
Maria là người đầu tiên đã đón nhận ơn cứu độ. Thái độ của Ngài cũng là thái độ
mẫu mực cho người Kitô hữu. Người đã mau mắn ra đi đến với Isave để báo tin
vui, và trong một giây phút xuất thần, Người đã để cho lời ca của cả một dân
tộc được hát lên. Bài ca ấy qua muôn thế hệ được Giáo Hội lấy làm chính lời
kinh của mình.
Trong
Giáo hội và cùng với Giáo hội, mỗi Kitô hữu cũng được mời gọi để không ngừng
hát lên và sống bài ca ấy. “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, Thần trí tôi hớn hở
trong Đấng cứu độ tôi”, đó phải là bài ca trong từng phút giây cuộc đời chúng
ta. Không vui sao được khi biết rằng mình được Thiên Chúa yêu thương và cứu
chuộc bằng chính máu của Con Một Ngài; không vui sao được khi biết rằng trong
người Con Một ấy, chúng ta tìm được ánh sáng chân lý, bình an và hy vọng, không
vui sao được khi biết rằng trong hành trình về nhà cha, có biết bao người cùng
tiến bước với chúng ta.
Ước
gì niềm vui ơn cứu độ luôn tràn ngập tâm hồn chúng ta, ước gì cùng với Đức
Maria, lời kinh muôn thủa của chúng ta luôn là lời ca tán dương Chúa trong từng
phút giây cuộc sống.
www.gplong xuyen.net
Magnificat
Phân
tích
Đây
là bài ca Magnificat mà Giáo Hội vẫn thường hát và thích hát.
-
Hoàn cảnh: Đức Maria vừa được Thiên Chúa chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế mà muôn dân
trông đợi hàng bao nhiêu thế kỷ nay. Người hay tin bà chị họ là Êlisabét cũng
đã mang thai trong lúc tuổi già, nên Người vội vã lên đường đến thăm và giúp đỡ
người chị họ ấy. Khi hai người gặp nhau, Bà Êlisabét chức mừng Đức Maria “Em có
phúc hơn mọi người phụ nữ”; còn bà Êlisabét thì tràn ngập vui mừng “Bởi đâu tôi
được Mẹ Thiên Chúa đến thăm tôi”; ngay cả bào thai trong bụng bà Êlisabét cũng
vui mừng đến nỗi nhảy lên! Trong bầu khí tràn ngập vui mừng ấy, Đức Maria đã
hát lên bài ca này để tán dương và tạ ơn Thiên Chúa vì đã thương đến những
người hèn mọn khiêm nhu.
-
Bối cảnh: Thực ra bài ca này không phải do Đức Mẹ đã một mình sáng tác. Nó là
cô đọng cả một trào lưu suy tư của những người hèn mọn trải suốt lịch sử cứu
độ. Từ xưa đến nay và mãi tới muôn đời, hễ ai hèn mọn nhưng biết khiêm tốn
nương nhờ nơi Thiên Chúa thì Ngài sẽ bênh vực che chở. Còn những người “lớn” và
“mạnh” mà kiêu căng ỷ sức mình hay cậy vào những thứ mình đang có thì Thiên
Chúa sẽ hạ bệ. Đức Maria chỉ làm công việc đúc kết tất cả những cảm nghiệm ấy
trong bài ca Magnificat này.
Suy gẫm
1.
“Đấng toàn năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả”: không phải chỉ một mình
Đức Mẹ có thể thốt lên lời ca này, không phải chỉ có các thánh mới có thể hát
như Đức Mẹ, mà bất cứ ai cũng đều có thể như thế, miễn là phải chịu khó nhìn
lại đời mình và nhận ra những ơn lành Thiên Chúa đã tuôn đổ xuống trên mình.
Hãy
nhìn lại dòng đời của mình, xin Chúa và Đức Mẹ mở trí mở lòng để chúng ta nhận
ra những ơn của Ngài, và chúng ta hãy cùng Đức Mẹ hát lên những lời tạ ơn tán
tụng.
2.
“Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao những kẻ khiêm nhu”: Đây là một
chân lý, chân lý đã được chứng minh qua hàng bao nhiêu ngàn năm. Thế thì tại
sao tôi lại cứ mãi ngu dại sống kiêu căng tự phụ. Người kiêu căng tự phụ không
những sẽ bị mọi người ghét bỏ, mà ngay cả chính Thiên Chúa cũng hạ bệ.
3.
Mỗi Kitô hữu cũng được mời gọi để không ngừng hát lên và sống bài ca
Magnificat: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, thần trí tôi hớn hở trong Đấng cứu độ
tôi.” Đó phải là bài ca trong từng phút giây cuộc đời chúng ta. Không vui sao
được khi biết rằng mình được Thiên Chúa yêu thương và cứu chuộc bằng chính Máu
của Con Một Ngài; không vui sao được khi biết rằng trong Người Con Một ấy chúng
ta tìm được ánh sáng chân lý, bình an và hy vọng; không vui sao được khi biết rằng
trong hành trình về nhà Cha, có biết bao người cùng tiến bước với ta.
4.
“Đức Maria nói: Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng
vì Thiên Chúa Đấng Cứu Độ tôi” (Lc 1,46-47)
Thuở
còn bé, khi tôi xoè bàn tay nhỏ xíu hứng những giọt nước mưa, những hạt nước
chảy tràn ra ngoài. Tôi cảm thấy thiên nhiên thật kỳ diệu! Lớn lên, cũng với
bàn tay ấy, tôi mở ra để đón nhận hồng ân Thiên Chúa, những ân huệ của Người và
của Đời. Không biết vì tay tôi lớn hay vì ân huệ kia quá ít mà chưa bao gờ tôi
cảm thấy đủ, để nói lên lời tạ ơn. Tôi đã không nhận ra những ân huệ đang tuôn
đổ trên tôi mỗi ngày.
Đức
Maria đã nhận ra tình thương của Thiên Chúa và đón nhận với tâm tình ngợi khen,
cảm tạ. Vì khiêm nhu nhỏ bé, Mẹ đã nhận ra ơn Người thật lớn lao.
Lạy
Cha, xin ban cho con quả tim đơn sơ, luôn biết ngỡ ngàng trước tình yêu Cha
dành cho con, để có thể cất lên lời tạ ơn Cha mỗi ngày trong đời con.
Lm.
Carôlô
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, thật hạnh phúc cho chúng
con khi được Chúa viếng thăm. Chúa là Thiên Chúa cao cả nhưng lại đến cư ngụ
giữa những người phàm hèn chúng con. Chúa là Thiên Chúa chí thánh nhưng lại ngự
vào tâm hồn yếu đuối của chúng con. Chúng con xin được chúc tụng, tạ ơn Chúa.
Lạy Chúa Giêsu mến yêu, ở đời rất cần hai
tiếng cám ơn. Cám ơn Chúa, cám ơn đời vì biết bao quà tặng của cuộc sống mang
đến cho chúng con. Nhưng Chúa ơi, con mắt kiêu căng đã khiến chúng con không
nhận ra ân huệ Chúa ban. Chúng con còn tự cao tự đại nên càng không nhận ra
những hy sinh mà anh em đã dành cho chúng con. Chúng con còn thiếu khiêm tốn để
có thể nói lời cám ơn. Xin tha thứ cho chúng con. Xin mặc cho chúng con tâm
tình như Mẹ Maria để chúng con biết ca tụng Chúa, cám ơn đời vì biết bao niềm
vui mà cuộc đời ban tặng.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con tâm hồn
đơn sơ luôn biết ngỡ ngàng trước ân ban của Chúa, để có thể cất lên lời tạ ơn
Chúa, tạ ơn đời trong mỗi ngày sống của cuộc đời chúng con. Amen
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng 12
22 THÁNG MƯỜI HAI
Một Khởi Đầu Mới
Trên Con Đường Dẫn
Về Vĩnh Cửu
Mùa
Vọng đem lại cho chúng ta niềm vui lớn lao bởi vì chúng ta “sẽ tiến về nhà
Chúa" (Tv 122,1). Chúng ta có thể nhìn thấy kết cục của cuộc hành trình vĩ
đại này, cuộc hành hương của kiếp người trên trần gian. Chúng ta được mời gọi
để cư ngụ trong "nhà của Chúa". Đó là quê hương đích thực của chúng
ta.
Mùa
Vọng là mùa mong chờ ngày của Chúa, mong chờ giờ của sự thật. Đó là sự chờ mong
ngày "Ngài sẽ xét xử các quốc gia, và phân xử các dân tộc" (Is 2,4).
Chân lý trọn vẹn của Thiên Chúa sẽ là nền tảng cho nền hòa bình phổ quát và viên
mãn của Đức Kitô. Đó là mục tiêu mà mọi người thiện chí hướng vọng.
Như
vậy, một lần nữa Mùa Vọng giúp chúng ta nhận ra con đường vĩnh cửu dẫn con
người đến với Thiên Chúa. Mỗi năm, Mùa Vọng là một khởi đầu mới. Đời sống con
người không đi về chỗ bế tắc. Không, đời sống chúng ta đưa chúng ta về gặp gỡ
Thiên Chúa ở cuối thời gian.
Trong
Mùa Vọng cũng có một tiên báo về những con đường sẽ dẫn các mục đồng và các đạo
sĩ Đông phương đến máng cỏ của Hài Nhi Giêsu ở Bêlem.
+++++++++++++++++
Lời Chúa Trong Gia Đình
1Sm 1, 24-28; Lc 1, 46-56.
LỜI
SUY NIÊM: “Bấy giờ bà Maria nói: Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí
tôi hớn hở vui mừng vì thiên Chúa , Đấng cứu độ tôi” (Lc 1, 46-47).
Đức mẹ đã cất lên lời Ngợi Khen Thiên Chúa. Đức Mẹ là linh hồn của dân tộc
Ítraen, Đức Mẹ loan báo cho nhân loại biết Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng và là
Đấng cứu độ. Thiên Chúa luôn yêu thương và lắng nghe người nghèo khổ và nâng họ
lên. Nơi Đức mẹ, chúng ta tìm được phương thức để biết những gì làm cho cuộc
sống được tràn đầy niềm hân hoan của Thiên Chúa. Khi tâm niệm lời Mẹ, chúng ta
thấy được tình yêu cao cả của Thiên Chúa quan tâm đến thân phận hèn mọn của
chúng ta. Chúng ta vốn không là gì cả nhưng đã được Ngài nâng cao lên, làm con
của Ngài, để ngày sau được sống cùng Ngài trong bình an hạnh phúc.
Mạnh Phương
++++++++++++++++++
22 Tháng Mười Hai
Mùa Của Gửi Thiệp
Tặng Quà
Người Anh thường nói: "Một quà tặng không
có người tặng là một quà tặng trống rỗng trơ trụi". Giá trị của một quà
tặng do đó, không tùy thuộc nhiều ở giá trị vật chất của nó, mà đi chính tâm
tình của người tặng quà.
Ngày nay, cũng giống như ở bất cứ thời đại
nào, cuộc gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo quốc gia thường đi kèm với nghi thức
trao tặng quà cho nhau. Trong một cuộc họp thượng đỉnh ở ngoài khơi đảo quốc
Malta cuối năm 1989, tổng thống Bush của Hoa Kỳ đã tặng cho chủ tịch Gorbachov
của Liên Xô một viên gạch lấy từ bức tường ô nhục Bá Linh. Dù chỉ là một viên
gạch, nhưng đây lại là một món quà vô giá, bởi vì tổng thống Bush đã muốn gói
ghém trong đó tất cả thiện chí và ước muốn xây dựng hòa bình của ông, của nhân
dân Hoa Kỳ, cũng như của tất cả những ai yêu chuộng hòa bình.
Trước đó vài ngày, chủ tịch Gorbachov cũng đã
trao tặng và nhận quà trong cuộc gặp gỡ với Ðức Thánh Cha. Nhà lãnh đạo của Liên
Xô đã tặng cho Ðức Thánh Cha một tập thánh vịnh in vào thế kỷ thứ 13 và 14, qua
đó ông muốn khẳng định rằng những giá trị đạo đức và luân lý do tôn giáo đề ra
là những nhân tố cần thiết cho việc xây dựng xã hội.
Ðáp lại, Ðức Thánh Cha đã tặng cho nhà lãnh
đạo Liên Xô một quyển Tân Ước có ghi hàng chữ: "Ta là Ðường, là Sự Thật,
và là Sự Sống".
Ðó là tất cả những gì mà Ðức Gioan Phaolô II
và qua ngài, toàn thể Giáo Hội có thể trao tặng cho một xã hội đã từ lâu muốn
gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống.
Riêng với bà Raissa, phu nhân của chủ tịch
Gorbachov, Ðức Thánh Cha đã tặng một cỗ tràng hạt. Lòng yêu mến đối với Nữ
Vương của hòa bình: đó là món quà cao quý nhất mà một vị Giáo Hoàng đã có thể
tặng cho tất cả những ai đang mưu tìm hòa bình cho nhân loại.
Mùa
Vọng là mùa của gửi thiệp và tặng quà Giáng Sinh.
Chúng
ta gửi thiệp chúc mừng đến những người thân thương quen thuộc đã đành, chúng ta
cũng gửi đi những cánh thiệp xã giao đến những người chỉ một lần gặp gỡ, quen
biết... Có một cánh thiệp nào, một quà tặng nào cho những người không quen
biết, cho những người đầu ngõ cuối xóm mà chúng ta không hề muốn đưa mắt nhìn
đến, cho những người hành khất bên vệ đường, cho những kẻ không nhà không cửa,
cho những ai đang rét run vì giá lạnh, vì cô đơn không?
Hãy
nhiệt tình chào hỏi những người mà chúng ta ghét cay ghét đắng. Hãy làm hòa với
những ai chúng ta vừa gây gổ. Hãy dọn một bữa ăn cho những người hành khất quen
thuộc. Hãy thăm viếng một người bệnh đang chờ một lời an ủi, đỡ nâng. Hãy san
sẻ đôi chút với những người hàng xóm đang túng thiếu hơn ta.
Ðó
là những cánh thiệp, những món quà Giáng Sinh có giá trị nhất mà chúng có thể
gửi ngay đi trong Mùa Vọng này, bởi vì đó là phần cao đẹp nhất của chúng ta.
(Lẽ Sống)
Ngày 22
Khi đặt bài ca này
trên môi miệng Đức Maria, thánh Luca tuyên bố về thân
phận người môn đệ và về Phúc Âm. Với biên cố Truyền Tin, Đức Maria trở thành
người môn đệ thứ nhất, và cũng là
người Kitô hữu đầu tiên, khi nghe và đón nhận Lời, nghĩa là TinMừng về căn tính
của Đức Giêsu, Đấng Mêxia và Con Thiên Chúa.
Ngày Truyền Tin, Mẹ vội vã
báo tin cho nhiều người khác về lời này của Phúc Âm, và ngày nay, với bài ca Magnificat, chúng ta
có cách diễn giải của Mẹ về Lời này, giống như cách diễn giải của Con Mẹ, trong sứ vụ. Bài ca này
mở ra cho chúng ta những quan điểm lý thú về Kitô học và về cách diễn giải.
Ở khởi đầu
sứ vụ công khai, trong Tin Mừng của Luca (cũng như trong các Tin Mừng khác), tiếng Thiên Chúa xác
định Đức Giêsu là Con của Người. Từ thuở đời đời, Tin Mừng thuộc về Đức Kitô.
Nhưng khi Đức Giêsu rao giảng Phúc Âm, Người không nói lại về căn tính của
Người, không nói với dân chúng: "Tôi là Con Thiên Chúa".
Người ưa giải
thích hơn ý nghĩa về việc Con Người được sai đi, để những người hạnh phúc và
bất hạnh làm chứng về những kết quả cho việc cứu độ và xét xử.
Raymond E. Brown
Ngày 22 tháng 12
THÁNH NỮ PHANXICA CABRINI SÁNG LẬP DÒNG CHỊ EM TRUYỀN GIÁO |
Trong khi hết mọi xã hội đều phải qua bước suy tàn, và
cùng với thời gian mất đi nguồn nhựa sống thì Giáo hội vẫn hằng tỏ ra trẻ
trung, mặc dầu trải qua 20 thế kỷ. Cùng với vẻ xuân sắc của mình, Giáo hội
luôn luôn sinh ra muôn vàn vị thánh, ở mọi thời mọi nơi, thuộc mọi chủng tộc
và ở trong mọi tầng lớp xã hội.
Thế kỷ thứ 19, giữa lúc nhân loại đang đi vào con đường xa
Chúa, vùi đầu vào cuộc đời vật chất, không kể gì là công bình bác ái, thì
Giáo hội lại xướng xuất ra nhiều phong trào đạo đức. Giáo dân đua nhau tổ
chức các hội đoàn để thực hiện chương trình bác ái nhất là nơi dân chúng
nghèo khổ.
Thánh nữ Phanxica là một người rất nhiệt thành với mọi
công cuộc bác ái. Chính tay bà đã cứu trợ nhiều người Ý tị nạn ở Mỹ châu.
Phanxica sinh ngày 15 tháng 7 năm 1850 trong địa phận
Lodi. Người là con thứ 13 của một gia đình nông dân nước Ý. Từ thuở mới lọt
lòng mẹ, Phanxica vốn ốm yếu hơn các anh chị em, đến nỗi ai nấy hầu thất vọng
không trông cô có thể sống nên thân nên người được. Nhưng, trái lại, với cái
thân hình ẻo lả ấy, Phanxica cứ mỗi ngày mỗi khôn lớn đồng thời lòng kính mến
Chúa cũng tăng tiến.
Khi vừa chẵn 13 tuổi, Phanxica khấn giữ trinh khiết để
suốt đời tận hiến cho Chúa và phục vụ anh em đồng loại. Với thời gian trôi
qua, năm 18 tuổi, sau kỳ thi mãn khóa lớp sư phạm, Phanxica trúng tuyển và
trở thành một nữ giáo viên.
Dạy học được hai năm thì vào năm 1870, cô phải chịu hai
tang lớn của song thân. Sau đó, để tận hiến toàn thân cho Chúa, hầu tròn
nhiệm vụ tôi ngay con thảo, Phanxica đến gõ cửa một tu viện, nhưng vì điều
kiện sức khỏe quá thiếu thốn, nên không được thâu nhận. Biết đó là ý Chúa, cô
liền khiêm tốn quay về sống cuộc đời một giáo dân hết mực đạo đức.
Năm 1874 cha xứ Codogno có ý nhờ Phanxica đứng ra lo việc
từ thiện, săn sóc viện mồ côi trong xứ lúc đó đang thiếu người trông nom, nên
công việc tổ chức đều không được chu đáo lắm. Vâng lời cha xứ, Phanxica đã
nhận trách nhiệm đó và đêm ngày những lo lắng tổ chức cho viện được hoàn hảo.
Người đã chăm sóc và giáo dục các em với tất cả tình thương yêu và lòng tận
tụy của một người mẹ đạo đức. Trong khi đó, cũng có mấy người phụ nữ khác
cùng phụ việc với Phanxica. Lòng đạo đức đã khiến họ ý hợp tâm đồng, để rồi
hội nhau cùng soạn thảo một qui luật riêng với những lời khấn hứa để giúp
nhau nên trọn lành hơn. Sau khi thảo xong bản nội qui, các chị em cùng nhau
thi hành và nhận thánh Phanxicô Xaviê làm bổn mạng của hội.
Ba năm sau, vì công việc trong viện mồ côi không còn nữa,
nên viện phải đóng cửa. Tuy nhiên hội đó vẫn tồn tại và đổi sang hoạt động
truyền giáo rất mạnh mẽ, đến nỗi đã được Đức Giám mục địa phận chấp thuận và
cho phép tổ chức thật hoàn toàn chu đáo.
Năm 1880, tại Codogno một tu viện đầu tiên được thành lập
với mục đích huấn luyện các thiếu nữ, nhất là hướng dẫn các thiếu nữ lầm
đường lạc lối.
Tới năm 1888, với bộ qui luật mới, tu viện được Toà thánh
chính thức châu phê. Ngoài mục đích chính như vừa trình bày, mỗi ngày nữ tu
còn phải dành bốn giờ để chuyên việc cầu nguyện và chầu Chúa trong thinh
lặng.
Chị Phanxica được đề cử làm bề trên dòng. Mặc dầu phải
gánh trọng trách nặng nề, chị cũng không hề quên lý tưởng truyền giáo. Chị
mong được sang truyền giáo tại Á đông, nhất là nước Trung hoa, nhưng vì hoàn
cảnh chưa cho phép, nên các chị em khuyên chị hãy lưu ý đến các kiều dân Ý
bên Mỹ châu. Tại đó có tới hàng vạn người đang cần săn sóc giúp đỡ, vì họ quá
túng thiếu về cả vật chất lẫn tinh thần.
Hưởng ứng lời khuyên nhủ của chị em, năm 1889, Phanxica
cùng với một số chị em vượt biển sang Mỹ châu để thi hành sứ mạng. Sau nhiều
ngày vượt trùng dương gian nguy, các chị mới tới đất Mỹ châu. Tới nơi, dân
chúng nhất là những người tỵ nạn, hết sức mừng rỡ và đón tiếp các chị rất
nồng hậu. Sau đó họ góp ý kiến giúp đỡ các chị lập một viện cô nhi, mở trường
dạy học cho các trẻ em người Ý. Nhưng công việc của các chị đều gặp nhiều cản
trở lớn lao. Cản trở thứ nhất là chính Đức Giám mục ở Mỹ châu không muốn tiếp
nhận các chị, cản trở thứ hai là vấn đề vật chất rất thiếu kém khiến không
thể thi hành chương trình đã hoạch định. Dầu vậy chị Phanxica và các chị đồng
hành cũng không hề thất vọng. Các chị hoàn toàn phó mặc Chúa định liệu vì
biết rằng, nếu công việc đẹp lòng Chúa nhất định sẽ thành công tốt đẹp. Thật
vậy, Chúa đã không phụ lòng tin tưởng của con cái. Người đã cho các chị lượm
được nhiều kết quả quá lòng sở ước: một viện cô nhi được thành lập để săn sóc
những trẻ em nghèo khó; tiếp đến một học đường được xây cất và chính các chị
đảm nhận việc điều khiển và huấn luyện các học sinh. Qua năm này sang năm
khác, các cơ sở của tu viện được tuần tự thiết lập để rồi trở nên như trung
tâm của dòng chị em truyền giáo.
Say sưa với công việc truyền giáo ấy, chị Phanxica đã xuất
toàn lực hầu làm vinh danh Chúa, vì thế thân thể mỗi ngày một hao mòn. Sau
một thời gian lâm trọng bệnh, chị được Chúa đem về nơi vĩnh phúc. Hôm đó là
ngày 22 tháng 12 năm 1917. Thi hài người được mai táng tại New York.
Để thưởng công và nhất là để nêu gương nhiệt thành truyền
giáo của chị Phanxica cho muôn thế hệ ghi nhớ và bắt chước. Đức Giáo Hoàng
Piô XI đã tôn phong người lên bậc chân phước vào năm 1938. Tới năm 1949,
Thiên Chúa lại muốn làm vinh danh người con yêu dấu của mình hơn nữa, nên đã
khiến Đức Thánh Cha Piô XII phong người lên bậc hiển thánh.
|
www.tinmung.net
Thứ
Bẩy 22-12
Chân Phước Jacopone ở Tadi
(c.
1306)
J
|
acomo, hoặc James (Giacôbê),
sinh trong một gia đình quyền quý thuộc dòng họ Benedetti ở thành phố Todi
thuộc phía bắc nước Ý. Ông trở nên một luật sư thành công và kết hôn với một
phụ nữ đạo đức, độ lượng tên là Vanna.
Người vợ trẻ của ông đã tự ý
hy sinh hãm mình một cách kín đáo để đền bù cho những thói tục thế gian quá
đáng của chồng. Một ngày kia, do sự nài nỉ của ông Jacomo, bà Vanna đã theo
chồng đến tham dự một cuộc tranh giải thể thao. Chẳng may phần khán đài chỗ bà
ngồi cùng với các phụ nữ quý tộc khác bị sâïp, và bà bị tử thương. Ðang rúng
động trước cái chết thảm khốc của vợ, ông Jacomo lại còn bối rối hơn nữa khi
biết cái giây lưng đền tội mà bà đeo trong mình là vì tội lỗi của ông. Ngay lúc
ấy, ông thề thay đổi đời sống.
Ông chia bớt tài sản cho
người nghèo và gia nhập dòng Ba Phanxicô. Vì ông luôn mặc áo nhặm để đền tội
nên ông bị chế nhạo là điên khùng, và bị chúng bạn cũ gọi là Jacopone, hay tên
"Giacôbê khùng". Cái tên ấy đã gắn liền với cuộc đời ông.
Sau 10 năm chịu nhục nhã, ông
xin được trở thành một tu sĩ Dòng Phanxicô. Vì sự nổi tiếng của ông, nên lúc
đầu ông bị từ chối. Ông đã sáng tác một bài thơ thật hay về sự phù hoa của thế
gian, và hành động ấy đã giúp ông được nhận vào Dòng năm 1278. Ông tiếp tục một
cuộc đời kham khổ, hy sinh đền tội của một thầy dòng và từ chối không nhận chức
linh mục. Trong khi đó ông vẫn tiếp tục sáng tác nhiều bài thánh ca bằng tiếng
bản xứ.
Thầy Jacopone bỗng dưng trở
nên nhà lãnh đạo của phong trào linh đạo đang gây nhiều xáo trộn trong dòng
Phanxicô. Phong trào này được gọi là "Linh Ðạo", muốn trở về lối sống
nghèo hèn đích thực của Thánh Phanxicô. Họ được sự hậu thuẫn của hai đức hồng y
và Ðức Giáo Hoàng Celestine V. Tuy nhiên, hai vị hồng y lại chống đối đấng kế
vị Ðức Celestine, là Ðức Giáo Hoàng Boniface VIII. Vào lúc 68 tuổi, Thầy
Jacopone bị phạt vạ tuyệt thông và bị cầm tù. Mặc dù thầy nhìn nhận lỗi lầm,
nhưng không được tha mãi cho đến năm năm sau, khi Ðức Benedict XI lên ngôi giáo
hoàng. Thầy Jacopone chấp nhận thời gian tù đầy như để đền tội. Thầy sống ba
năm còn lại một cách thánh thiện, than khóc về lỗi lầm của mình. Trong thời
gian này, thầy đã sáng tác bài thánh ca nổi tiếng bằng tiếng Latinh, bài Stabat
Mater.
Vào Ðêm Giáng Sinh 1306, Thầy
Jacopone cảm thấy đã đến lúc từ giã cõi đời. Lúc ấy thầy ở trong tu viện của
Dòng Thánh Clara Nghèo Hèn với một người bạn, sau này là Chân Phước Gioan ở xứ
La Verna. Noi gương Thánh Phanxicô, Thầy Jacopone đã chào đón "Chị Tử
Thần" với một bài ca nổi tiếng của thầy. Người ta kể rằng khi thầy chấm
dứt bài hát và trút hơi thở cuối cùng thì ở nhà thờ, vị linh mục cũng vừa cất
bài Vinh Danh trong Thánh Lễ Ðêm Giáng Sinh. Từ lúc từ trần cho đến nay, Thầy
Jacopone vẫn được tôn kính như một vị thánh.
www.nguoitinhuu.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét