Trang

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

JULY 01, 2014 : TUESDAY OF THE THIRTEENTH WEEK IN ORDINARY TIME

Tuesday of the Thirteenth Week in Ordinary Time
Lectionary: 378

Hear this word, O children of Israel, that the LORD pronounces over you,
over the whole family that I brought up from the land of Egypt:

You alone have I favored, 
more than all the families of the earth;
Therefore I will punish you
for all your crimes.

Do two walk together
unless they have agreed?
Does a lion roar in the forest
when it has no prey?
Does a young lion cry out from its den
unless it has seized something?
Is a bird brought to earth by a snare
when there is no lure for it?
Does a snare spring up from the ground
without catching anything?
If the trumpet sounds in a city,
will the people not be frightened?
If evil befalls a city,
has not the LORD caused it?
Indeed, the Lord GOD does nothing
without revealing his plan
to his servants, the prophets.

The lion roars—
who will not be afraid!
The Lord GOD speaks—
who will not prophesy!

I brought upon you such upheaval
as when God overthrew Sodom and Gomorrah:
you were like a brand plucked from the fire;
Yet you returned not to me,
says the LORD.

So now I will deal with you in my own way, O Israel!
and since I will deal thus with you,
prepare to meet your God, O Israel.
Responsorial Psalm PS 5:4B-6A, 6B-7, 8
R. (9a) Lead me in your justice, Lord.
At dawn I bring my plea expectantly before you.
For you, O God, delight not in wickedness;
no evil man remains with you;
the arrogant may not stand in your sight.
R. Lead me in your justice, Lord.
You hate all evildoers;
you destroy all who speak falsehood;
The bloodthirsty and the deceitful
the LORD abhors.
R. Lead me in your justice, Lord.
But I, because of your abundant mercy,
will enter your house;
I will worship at your holy temple
in fear of you, O LORD.
R. Lead me in your justice, Lord.
Gospel MT 8:23-27
As Jesus got into a boat, his disciples followed him.
Suddenly a violent storm came up on the sea,
so that the boat was being swamped by waves;
but he was asleep.
They came and woke him, saying,
“Lord, save us! We are perishing!”
He said to them, “Why are you terrified, O you of little faith?”
Then he got up, rebuked the winds and the sea,
and there was great calm.
The men were amazed and said, “What sort of man is this,
whom even the winds and the sea obey?”

Meditation: "Why are you afraid, O men of little faith?"
How can we fight fear with faith? Jesus' sleeping presence on the storm-tossed sea reveals the sleeping faith of his disciples (Matthew 8:25). They feared for their lives even though their Lord and Master was with them in the boat. They were asleep to Christ while he was present to them in their hour of need.
Why are you afraid?
The Lord is ever present to us. And in our time of testing he asks the same question: Why are you afraid? Have you no faith (Matthew 8:26)? Do you recognize the Lord's presence with you, especially when you meet the storms of adversity, sorrow, and temptation? Whenever we encounter trouble, the Lord Jesus is there with the same reassuring message: "It is I, do not be afraid" (Matthew 14:27).
Faith nourished with the word of God
What are the characteristics of faith and how can we grow in it? Faith is an entirely free gift that God makes to us. Believing is only possible by grace and the help of the Holy Spirit, who moves the heart and who opens the eyes of the mind to understand and accept the truth which God has revealed to us. Faith enables us to relate to God rightly and confidently, with trust and reliance, by believing and adhering to his word, because he is utterly reliable and trustworthy. If we want to live, grow, and persevere in faith, then it must be nourished with the word of God.
Let the love of Christ rule your heart and mind
Fear does not need to cripple us from taking right action or rob us of our trust and reliance on God. Courage working with faith enables us to embrace God's word of truth and love with confidence and to act on it with firm hope in God's promises. The love of God strengthens us in our faith and trust in him and enables us to act with justice and kindness towards our neighbor even in the face of opposition or harm. Do you allow the love of Jesus Christ to rule in your heart and mind, and to move your will to choose what is good in accordance with his will?
"Lord Jesus, increase my faith in your redeeming love and power that I may always recognize your abiding presence with me. Give me courage and strength to face every difficulty, trial, and temptation with trust in your saving help and guiding presence."


Letting Jesus Sleep
2014-07-01
Matthew 8:23-27
As Jesus got into the boat, his disciples followed him. A windstorm arose on the sea, so great that the boat was being swamped by the waves; but he was asleep. And they went and woke him up, saying, "Lord, save us! We are perishing!" And he said to them, "Why are you afraid, you of little faith?" Then he got up and rebuked the winds and the sea; and there was a dead calm. They were amazed, saying, "What sort of man is this, that even the winds and the sea obey him?"
Introductory Prayer: Lord, I come to you in this meditation ready to do whatever it is you ask. Left to myself I often take the easy and convenient path, yet I know the way of a Christian is through the narrow gate. In you I find the reason to abandon the easy path for a more perfect mission of love. I’m ready to learn the meaning of your command: “Follow me.”
Petition: Lord, grant me the grace of a mature faith.
1. God’s Silence, Man’s Faith: We can imagine ourselves in the place of the apostles, in this poor boat tossed by the turbulent waves. The situation instantly speaks to our worst of fears; yet Jesus sleeps. Our temptation is to wake him…and too many souls do so through complaining incessantly, despairing attitudes, withdrawing from prayer, or unloading anger on others. When in a moment of trial we find life is no longer under our complete control, the option of meltdown is always at hand. But we mustn’t take that route; instead we must contemplate the power that emanates from the sleeping Christ. Trials are intended by God to draw us closer to him and increase our dependence on him. We have to live from faith; otherwise all that reigns is fear, insecurity and bitterness. The “Silence of Christ” is powerful. To pass over its meaning lightly is to abandon some of the deepest lessons of Christ’s heart. The “Silence of Christ” must teach us.
2. The “Silence of Christ” Speaks to Our Faith: What is Christ’s sleep like? As a young mother, Mary watched Jesus sleep many times. Archbishop Martinez writes:
“Jesus was exceedingly beautiful when he spoke the words of eternal life, accomplished wonders, looked with love, pardoned with mercy and caressed with tenderness. But I would like to have seen him while he was sleeping because I could have contemplated him to my heart’s content, without the fascination of his gaze distracting me, without the perfection of his beauty and the glory of his splendor dazzling my eyes and enrapturing my soul. The beauty of Jesus awake is far too great for my smallness. Who could support it? I felt it more suited to me veiled by sleep, as the glory of the sun is more adapted to my eyes when I look at it through a translucent lens” (When Jesus Sleeps, p.15).
May I trust the power of Christ just as much when he chooses not to act as when he does.
3. God’s Eternal Pedagogy: Water, a boat, the apostles and Christ… this scene repeats itself over and over again in the Gospel. Water is a symbol of the experiences of life taken on a human level; the boat is the experience of faith on a supernatural level -- it is our life with Christ. Christ’s message is that we can never let our experiences of life overwhelm our experience of faith. We have to live not from the surface level of impressions of the moment, but from the deep channel of faith that reveals the action of God, the wisdom of his Providence and the ultimate destiny of eternity. Faith is what reveals Christ’s presence in our boat; faith is what makes us believe that every wave and wind gust are blessed invitations to confide in the One who rules all. Faith is what permits God to console our hearts, calm our fears and preserve our joy in the midst of problems and difficulties that may take months or years to run their course.
Conversation with Christ: Lord, I know belief makes me vulnerable. But I know that I will not know your love if I do not believe that you can make me happier than I can be by myself. If I do not face the enemies of my soul and my mission and abandon myself to your grace, I will not know your victory.
Resolution: Today I will take a problem and, with complete trust and confidence in him, leave it totally in God’s hands.

TUESDAY, JULY 1, MATTHEW 8:23-27
(Amos 3:1-8, 4:11-12; Psalm 5)

KEY VERSE: "Why are you terrified, O you of little faith?" (v 26).
READING: Jesus warned his disciples of the perilous road that lay ahead for those who chose to follow him (Mt 7:14). In this nature miracle, Jesus showed them who was in control in all the circumstances they would face. As he and his disciples crossed Lake Galilee, Jesus fell asleep in the boat. Suddenly, a fierce storm threatened to capsize their small craft. The frightened disciples cried out in alarm, "Lord, save us!" (v 25). With an authoritative command, Jesus revealed himself as Lord and Savior. He was master over the winds and waves as well as all the terrors that engulf the human heart. Although the disciples marveled at Jesus' power, they did not yet fully comprehend "what sort of man" (v 27) he truly was.
REFLECTING: How can I help others understand Jesus' power in times of trial?
PRAYING: Lord Jesus, help me to have faith in you during the storms that threaten me. 
Optional Memorial of Blessed Junipero Serra, priest

Miguel Joseph Serra was born in 1713 on the Spanish Island of Mallorca, Spain. At age of 16, Serra joined the Franciscan Order, taking the name Junipero after a friend of St. Francis. In 1749, Padre Serra was sent to the missionary territories of the west of North America. In 1768 he took over missions in the Mexican provinces of Lower and Upper California, missions the Jesuits were forced to abandon by order of King Charles III. A tireless worker, Padre Serra was largely responsible for the foundation and spread of the Church on the West Coast of the United States. He founded twenty-one missions, converted thousands of Native Americans, and trained many of them in European methods of agriculture, cattle husbandry, and crafts. One of the missions was Mission San Juan Capistrano established in 1776 is the only Mission church named for Fr. Serra. The structure is also believed to be the oldest church still standing in California. Padre Serra died at Mission San Carlos Borromeo and is buried there under the sanctuary floor. Recognized as “The Father of the California Missions,” a bronze statue of Fr. Serra has been placed in the Statuary Hall of our Nation’s Capitol.

Blessed Junipero Serra's namesake is the Serra Club, an international Catholic organization whose mission is to foster and affirm vocations to the ordained priesthood and vowed religious life and, through this ministry, their members' common Catholic faith. There are 670 Serra Clubs with more than 23,000 Serra members in 35 countries. 
www.serraus.org
CANADA DAY

On July 1, 1867, the British government (under Queen Victoria) approved a plan which allowed Canada to become an independent country with its own government. This new nation, which remained loyal to Britain, was called the Dominion of Canada. At that time, the new Dominion of Canada had only four provinces (Ontario, Quebec, Nova Scotia and New Brunswick). These days, there are 10 provinces and 3 territories.

MINUTE MEDITATIONS
Building Confidence
We cannot help people with money and small offerings, rather we must give them the confidence that they are capable of doing something for themselves. -Blessed Hildegard Burjan

July 1
Blessed Junipero Serra
(1713-1784)

In 1776, when the American Revolution was beginning in the east, another part of the future United States was being born in California. That year a gray-robed Franciscan founded Mission San Juan Capistrano, now famous for its annually returning swallows. San Juan was the seventh of nine missions established under the direction of this indomitable Spaniard.
Born on Spain’s island of Mallorca, Serra entered the Franciscan Order, taking the name of St. Francis’ childlike companion, Brother Juniper. Until he was 35, he spent most of his time in the classroom—first as a student of theology and then as a professor. He also became famous for his preaching. Suddenly he gave it all up and followed the yearning that had begun years before when he heard about the missionary work of St. Francis Solanus in South America. Junipero’s desire was to convert native peoples in the New World.
Arriving by ship at Vera Cruz, Mexico, he and a companion walked the 250 miles to Mexico City. On the way Junipero’s left leg became infected by an insect bite and would remain a cross—sometimes life-threatening—for the rest of his life. For 18 years he worked in central Mexico and in the Baja Peninsula. He became president of the missions there.
Enter politics: the threat of a Russian invasion south from Alaska. Charles III of Spain ordered an expedition to beat Russia to the territory. So the last twoconquistadors—one military, one spiritual—began their quest. José de Galvez persuaded Junipero to set out with him for present-day Monterey, California. The first mission founded after the 900-mile journey north was San Diego (1769). That year a shortage of food almost canceled the expedition. Vowing to stay with the local people, Junipero and another friar began a novena in preparation for St. Joseph’s day, March 19, the scheduled day of departure. On that day, the relief ship arrived.
Other missions followed: Monterey/Carmel (1770); San Antonio and San Gabriel (1771); San Luís Obispo (1772); San Francisco and San Juan Capistrano (1776); Santa Clara (1777); San Buenaventura (1782). Twelve more were founded after Serra’s death.
Junipero made the long trip to Mexico City to settle great differences with the military commander. He arrived at the point of death. The outcome was substantially what Junipero sought: the famous “Regulation” protecting the Indians and the missions. It was the basis for the first significant legislation in California, a “Bill of Rights” for Native Americans.
Because the Native Americans were living a nonhuman life from the Spanish point of view, the friars were made their legal guardians. The Native Americans were kept at the mission after Baptism lest they be corrupted in their former haunts—a move that has brought cries of “injustice” from some moderns.
Junipero’s missionary life was a long battle with cold and hunger, with unsympathetic military commanders and even with danger of death from non-Christian native peoples. Through it all his unquenchable zeal was fed by prayer each night, often from midnight till dawn. He baptized over 6,000 people and confirmed 5,000. His travels would have circled the globe. He brought the Native Americans not only the gift of faith but also a decent standard of living. He won their love, as witnessed especially by their grief at his death. He is buried at Mission San Carlo Borromeo, Carmel, and was beatified in 1988.


Comment:

The word that best describes Junipero is zeal. It was a spirit that came from his deep prayer and dauntless will. “Always forward, never back” was his motto. His work bore fruit for 50 years after his death as the rest of the missions were founded in a kind of Christian communal living by the Indians. When both Mexican and American greed caused the secularization of the missions, the Chumash people went back to what they had been—God again writing straight with crooked lines.
Quote:

During his homily at Serra’s beatification, Blessed John Paul II said: “Relying on the divine power of the message he proclaimed, Father Serra led the native peoples to Christ. He was well aware of their heroic virtues—as exemplified in the life of St. Kateri Tekakwitha [July 14]—and he sought to further their authentic human development on the basis of their new-found faith as persons created and redeemed by God. He also had to admonish the powerful, in the spirit of our second reading from James, not to abuse and exploit the poor and the weak.”

LECTIO DIVINA: MATTHEW 8,23-27
Lectio: 
 Tuesday, July 1, 2014  
Ordinary Time

1) Opening prayer
Father,
you call your childrento
walk in the light of Christ.
Free us from darkness
and keep us in the radiance of your truth.
We ask this through our Lord Jesus Christ, your Son,
who lives and reigns with you and the Holy Spirit,
one God, for ever and ever. Amen.

2) Gospel Reading - Matthew 8,23-27
Then Jesus got into the boat followed by his disciples. Suddenly a storm broke over the lake, so violent that the boat was being swamped by the waves. But he was asleep.
So they went to him and woke him saying, 'Save us, Lord, we are lost!' And he said to them, 'Why are you so frightened, you who have so little faith?' And then he stood up and rebuked the winds and the sea; and there was a great calm.
They were astounded and said, 'Whatever kind of man is this, that even the winds and the sea obey him?'

3) Reflection
• Matthew writes for the converted Jews of the years 70’s who felt lost like a boat in the middle of a stormy sea, without the hope of being able to get to the desired port.  Jesus seems to be asleep in the boat, and it seems to them that no divine power will come to save them from the persecution.  In the face of this desperate and anguished situation, Matthew puts together several episodes of the life of Jesus to help the community discover, in the midst of an apparent absence, the welcoming and powerful presence of Jesus the conqueror who dominates the sea (Mt 8, 23-27), who conquers and casts away the power of evil (Mt 9, 28-34) and who has the power to forgive sins (Mt 9, 1-8).  In other words, Matthew wants to communicate hope and to suggest that the communities have no reason to fear.  This is the reason for the narration of the storm calmed by Jesus in today’s Gospel.  

• Matthew 8, 23: The starting point: to enter into the boat.  Matthew follows the Gospel of Mark, but makes it shorter and inserts it in the new outline which he has adopted.  In Mark, the day had been very heavy because of the work that they had done.  Having finished the discourse of the parables (Mk 4, 3-34), the disciples take Jesus into the boat and he was so tired that he fell asleep on a cushion (Mk 4, 38). Matthew’s text is very brief.  It only says that Jesus went into the boat and that the disciples accompanied him.  Jesus is the Master, the disciples follow the Master.

• Matthew 8, 24-25: The desperate situation: “We are lost!” The Lake of Galilee is close to high mountains.  Sometimes, between the cracks of the rocks, the wind blows strongly on the lake causing a sudden storm.  Strong wind, agitated sea, the boat full of water!  The disciples were experienced fishermen.  If they thought that they were about to sink, it meant that the situation was truly dangerous!  But Jesus is not aware, and continues to sleep.  They cried out: “Save us, Lord, we are lost!”  In Matthew the profound sleep of Jesus is not only a sign of tiredness.  It is also the expression of the calm trust of Jesus in God.  The contrast between the attitude of Jesus and that of the disciples is enormous!

• Matthew 8, 26: The reaction of Jesus: Why are you so frightened, you who have so little faith!”  Jesus wakes up, not because of the waves, but because of the desperate cry of the disciples.  And he turns to them saying: “Why are you so frightened, you who have so little faith!” Then he stood up and rebuked the winds and the sea, because there was no danger.  It is like when one arrives to a friend’s house, and the dog, at the side of his master, barks very much.  But one should not be afraid, because the master is present and controls the situation.  The episode of the storm calmed by Jesus evokes the episode, when people, without fear, passed across the water of the sea (Ex 14, 22).  Jesus recreates this episode.  He recalls the Prophet Isaiah who said to the people: “If you have to go across the water, I will be with you!” (Is 43, 2).  The episode of the calmed storm recalls and fulfils the prophecy announced in the Psalm 107:
Those who ploughed the waves in the sea on the ships, plying their trade on the great ocean.
they have seen the works of the Lord, his wonders in the deep.
By his word he raised a storm-wind lashing up towering waves.
Up to the sky then down to the depths; their stomachs were turned to water.
They staggered and reeled like drunkards, and all their skill went under.
They cried out to Yahweh in their distress, he rescued them from their plight.
He reduced the storm to a calm, and all the waters subsided.
He brought them overjoyed at the stillness, to the port where they were bound (Ps 107, 23-30)

• Matthew 8, 27: The fear of the disciples: “Who is this man?” Jesus asks: “Why are you so frightened?”  The disciples do not know what to answer.  Astounded, they ask themselves: “Whatever kind of man is this, that even the wind and the sea obey him?” In spite of the long time that they had lived with Jesus, they still do not know who he is. Jesus seems to be a foreigner for them! Who is this man?  

• Who is this man? Who is Jesus for us, for me? This should be the question which urges us to continue to read the Gospel, every day, with the desire always to know better the significance and the importance of the person of Jesus for our life.  From this question comes Christology. It does not come from elevated theological considerations, but from the desire of the first Christians always to find new names and titles to express what Jesus meant for them.  There are tens of names, titles and attributes, from that of carpenter to Son of God, which Jesus expresses: Messiah, Christ, Lord, Beloved Son, Holy One of God, Nazarene, Son of Man, Spouse, Son of God, Son of the Most High God, Carpenter, Son of Mary, Prophet, Master, Son of David, Rabboni, Blessed is he who comes in the name of the Lord; Son, Shepherd, Bread of Life, Resurrection, Light of the world, Way, Truth, Life, King of the Jews, King of Israel, etc.  Every name, every image, is an effort to express what Jesus means for them.  But a name, no matter how beautiful it is, never succeeds to reveal the mystery of a person, and much less of the person of Jesus.  Jesus does not enter into any of these names, in no outline, in no title.  He exceeds everything, he is the greatest! He cannot be put into a frame.  Love takes up all this, not the mind! Starting from this experience of a love which is alive, the names, the titles and the images receive their full significance. Definitively, who is Jesus for me, for us?

4) Personal questions
• Which was the agitated sea at the time of Jesus?  Which was the agitated sea at the time when Matthew wrote his Gospel?  Today, which is the agitated sea for us?  Have you ever been on the point of drowning in the agitated waters of the sea of your life?  What saved you?  

• Who is Jesus for me?  Which is the name of Jesus which expresses my faith and my love better?  

5) Concluding Prayer
Each age will praise your deeds to the next,
proclaiming your mighty works.
Your renown is the splendour of your glory,
I will ponder the story of your wonders. (Ps 145,4-5)




01-07-2014 : THỨ BA TUẦN XIII MÙA THƯỜNG NIÊN

01/07/2014
Thứ Ba sau Chúa Nhật 13 Quanh Năm

  
Bài Ðọc I: (Năm II) Am 3, 1-8; 4, 11-12
"Chúa phán: Ai lại chẳng nói tiên tri".
Trích sách Tiên tri Amos.
Hỡi con cái Israel, hãy nghe lời Chúa phán về các ngươi, và cả dòng giống mà Ta đã đem ra khỏi đất Ai-cập: "Trong muôn dân trên mặt đất, Ta chỉ nhận biết một mình các ngươi. Vì thế, Ta sẽ đến sát hạch các ngươi về mọi gian ác của các ngươi. Hai người, nếu không đồng ý với nhau, có bao giờ lại đi chung với nhau không? Khi chưa bắt được mồi, có bao giờ sư tử gầm lên giữa rừng không? Khi sư tử con chưa bắt được gì, có bao giờ người ta nghe thấy tiếng nó không? Nếu không có gì cạm bẫy, chim có bao giờ sa lưới không? Nghe tiếng kèn thổi trong thành, có bao giờ người dân không lo sợ không? Có tai hoạ nào trong thành mà không do Chúa điều khiển không? Thực ra, Chúa là Thiên Chúa không làm điều gì mà lại không mạc khải ý định của Người cho các tiên tri tôi tớ của Người. Sư tử gầm thét, ai lại không run sợ? Chúa là Thiên Chúa phán, ai lại chẳng nói tiên tri?
"Ta đã triệt hạ các ngươi như Thiên Chúa đã triệt hạ Sôđôma và Gômôra, các ngươi đã trở thành như thanh củi cháy dở rút khỏi đống lửa, thế mà các ngươi không trở lại với Ta! - Chúa đã phán như thế. Vì vậy, hỡi Israel, Ta sẽ làm cho ngươi những điều này: nhưng sau khi Ta đã làm cho ngươi như vậy, hỡi Israel, ngươi hãy sửa soạn đón rước Thiên Chúa của ngươi".
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 5, 5-6. 7. 8
Ðáp: Lạy Chúa, xin dẫn con trong đức công minh (c. 9a).
Xướng: 1) Chúa không phải là Chúa tể ưa điều gian ác; kẻ độc dữ không được cư trú nhà Ngài; đứa bất nhân không thể đứng trước thiên nhan; Chúa ghét những kẻ làm điều gian ác. - Ðáp.
2) Ngài tiêu diệt những đứa nói man; người độc ác và gian giảo thì Chúa ghê tởm không nhìn. - Ðáp.
3) Phần con, bởi gội nhuần sủng ái, con sẽ vào tới hoàng đài của Chúa; con sấp mình gần bên thánh điện với lòng tôn sợ Ngài, thân lạy Chúa. - Ðáp.
  
Alleluia: 1 Sm 3, 9
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe; Chúa có lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.

Phúc Âm: Mt 8, 23-27
"Người chỗi dậy, truyền lệnh cho gió và biển, và biển yên lặng như tờ".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu xuống thuyền, có các môn đệ theo Người. Và đây biển động dữ dội, đến nỗi sóng phủ lên thuyền, thế mà Người vẫn ngủ. Các môn đệ lại gần đánh thức Người dậy mà rằng: "Lạy Thầy, xin cứu lấy chúng con kẻo chết mất!" Chúa phán: "Hỡi những kẻ yếu lòng tin! Sao các con nhát sợ?" Bấy giờ Người chỗi dậy, truyền lệnh cho gió và biển. Và biển yên lặng như tờ! Cho nên những người ấy kinh ngạc mà rằng: "Ông này là ai mà gió và biển đều vâng phục?"
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm: Xin cứu chúng con

Ông John Newton sống nghề buôn bán các nô lệ. Trong lần vượt đại dương, thuyền của ông gặp bão lớn gần chìm; lúc đó, vì quá lo sợ, ông đã thốt lên: "Lạy Chúa, xin cứu con; qua được cơn nguy hiểm này, con sẽ từ bỏ nghề buôn bán vô nhân đạo này và sẽ làm nô lệ Chúa". Và rồi, khi thuyền ông cập bến Mỹ Châu sau đó, ông đã từ bỏ mọi sự, trở thành nhà rao giảng Tin Mừng nổi tiếng.
Sự quan phòng của Thiên Chúa đã cho phép cơn bão tố xảy ra trong cuộc sống con người để thức tỉnh con người trở về với Ngài. Ðiều quan trọng không phải là không có bão tố hoặc khó khăn thử thách, nhưng là có Chúa hiện diện dù lúc đó xem ra Ngài ngủ, không màng chi đến nguy hiểm đang xảy ra. Thật thế, gian nan thử thách Thiên Chúa cho xẩy đến là để con người ý thức về sự yếu đuối, mỏng dòn của mình, đồng thời đặt niềm trông cậy vào Chúa. Cơn bão xẩy ra đã làm cho các Tông Ðồ không còn dựa vào phương tiện vật chất là chiếc thuyền đang nâng đỡ chở che các ông, cũng như không còn tự phụ vào tài năng vượt biển của mình; trái lại, các ông ý thức mình cần đến Chúa. "Lạy Thầy, xin cứu chúng con, chúng con chết mất". Chính nhờ lời cầu nguyện trong lúc gian nan nguy hiểm, các Tông Ðồ được chứng kiến phép lạ và quyền năng của Chúa.
Tôi đã có thái độ nào khi gặp những cơn bão tố trong cuộc đời? Những cơn bão tố đó làm cho tôi gặp Chúa hay xa rời Ngài?
Ước gì chúng ta cũng có thái độ như các Tông Ðồ xưa: "Lạy Thầy, xin cứu chúng con". Xin Chúa mở mắt cho chúng ta nhìn thấy sự hiện diện của Chúa trong đời sống chúng ta. Xin cho chúng ta ý thức rằng chúng ta cần đến Chúa hơn cơm bánh hằng ngày, hơn không khí để thở. Chúa là sức mạnh, là khiên thuẫn chở che, xin Ngài gìn giữ chúng ta luôn vững mạnh trong đức tin giữa những cơn thử thách.
Veritas Asia

LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ Ba Tuần 13 TN2
Bài đọc: Amo 3:1-8, 4:11-12; Mt 8:23-27.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Sợ hãi và bình an

            Có lửa phải có khói, có quả phải có cây, có tội sớm muộn gì cũng phải đền tội. Người có tội lúc nào cũng phải thấp thỏm sợ hãi: sợ người khác phanh phui tội của mình và sợ những hậu quả xảy ra do tội gây nên. Họ không bao giờ tìm được sự bình an như khi chưa phạm tội.
            Các bài đọc hôm nay muốn nêu bật sự sợ hãi do tội lỗi đem lại, và sự bình an khi con người sạch tội và đặt trọn vẹn niềm tin nơi Thiên Chúa. Trong bài đọc I, ngôn sứ Amos được Thiên Chúa gởi tới để phanh phui tất cả tội lỗi của con cái Israel và đe dọa: họ sẽ phải đi gặp Thiên Chúa và lãnh nhận những hình phạt mà Ngài đã sắp sẵn cho họ. Trong Phúc Âm, các môn đệ kinh ngạc khi thấy Chúa Giêsu vẫn ngủ an bình khi biển gầm thét và thuyền chòng chành sắp chìm. Họ còn sợ hãi hơn khi họ đánh thức Ngài dạy vì Ngài ra lệnh cho sóng biển phải im lặng và sóng biển phải tuân theo.    

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Đức Chúa không làm điều gì mà không bày tỏ kế hoạch của Người cho các ngôn sứ.

1.1/ Đức Chúa nói với dân qua các ngôn sứ của Đức Chúa.
            (1) Ngôn sứ xuất hiện là cho một lý do: Từ câu 3-6 là một loạt những câu hỏi hùng biện và thách thức, tác giả có ý muốn nói Thiên Chúa có lý do để can thiệp vào nội bộ Israel. Đây là những hình ảnh quen thuộc mỗi ngày và chúng ám chỉ một sự liên hệ giữa nguyên nhân và hậu quả. Khán giả của Amos phải trả lời “không” cho tất cả những câu hỏi này. Mọi sự xảy ra trên đời đều có lý do của nó: Trước khi đồng hành phải có sự thỏa thuận. Sư tử chỉ gầm vang khi thấy hay bắt được mồi. Chim sẻ chỉ rơi vào bẫy khi có mồi nhử. Bẫy chỉ bật lên khi con mồi sa bẫy. Người ta chỉ rúc tù và trong thành khi có chuyện nguy hiểm xảy ra. Quan trọng hơn hết là tai họa xảy ra trong thành là chắc chắn do bàn tay của Đức Chúa.
            (2) Ngôn sứ phải tuân hành để truyền đạt sứ điệp của Thiên Chúa: Amos muốn chứng tỏ cho dân thấy, sự can thiệp của ông là cũng có một lý do. Đức Chúa sai ông tới để nói tiên tri cho dân chúng biết về những chuyện sắp xảy ra. Người ngôn sứ phải nói những lời Đức Chúa truyền, ông không còn cách nào khác là phải làm theo ý Đức Chúa nếu không muốn cơn giận của Ngài đổ trên ông.

1.2/ Hình phạt mà Israel phải lãnh nhận:
            Sodom và Gomorrha là hai thành bị tiêu diện bởi lửa diêm sinh từ trời vì các tội lỗi của họ đã xúc phạm đến Đức Chúa, được tường thuật trong Sách Khởi Nguyên (Gen 19). Tội của họ có nhiều, nhưng tội gớm ghê nhất là tội đồng tính luyến ái, đến độ muốn có liên hệ tình dục với cả thiên sứ của Đức Chúa gởi tới. “Thanh củi được rút khỏi đống lửa cháy” có lẽ ám chỉ tai họa xảy ra mà Đức Chúa cứu họ trong giờ phút cuối, thế mà họ vẫn không nhận ra tội lỗi của họ và trở về bới Thiên Chúa.
            Những lời dạy của Amos là những lời cảnh cáo của Đức Chúa cho con cái Israel. Họ sẽ phải đối diện với cơn thịnh nộ của Đức Chúa nếu họ không ăn năn sám hối: “Vậy, hỡi Israel, Ta sẽ xử với ngươi như thế này, và bởi vì Ta sẽ xử với ngươi như vậy nên, hỡi Israel, ngươi hãy chuẩn bị đi gặp Thiên Chúa của ngươi.

2/ Phúc Âm: "Sao nhát thế, hỡi những người kém lòng tin!"

2.1/ Hai phản ứng khi phải đương đầu với sóng gió:
            (1) Phản ứng của Chúa Giêsu: Tin Mừng tường thuật: "Biển động mạnh đến độ sóng nước ập vào thuyền, nhưng Người vẫn ngủ!" Tại sao Chúa Giêsu có thể ngủ được khi sóng biển động mạnh như thế? Thưa có hai lý do: Thứ nhất, Ngài không sợ hãi chi cả. Chỉ một người không biết sợ là gì mới có tâm hồn bình an như vậy; như chúng ta thường khôi hài chọc nhau: "Điếc không sợ súng!" Nếu một người không nghe thấy tiếng súng, người ấy sẽ không sợ súng đạn. Thứ hai, mọi quyền lực thế gian phải sợ Ngài. Khi các môn đệ hoảng hốt đánh thức Chúa dậy, "Người chỗi dậy, ngăm đe gió và biển: biển liền lặng như tờ."
            (2) Phản ứng của các môn đệ: Có ngư phủ nào mà không sợ sóng gió, vì họ biết sóng gió chẳng những đe dọa, mà có thể lấy đi mạng sống của họ bất cứ lúc nào. Truyền thống ngư phủ có thói quen cầu trời khấn Phật bắt đầu mùa tôm cá và trước khi ra khơi, để xin Trời Phật phù hộ cho qua khỏi những cơn sóng gió lúc nào cũng đe dọa. Nếu đã cầu xin, họ phải tin tưởng sự phù hộ của Trời Phật; nhưng phản ứng sợ hãi khi sóng gió xảy đến chứng tỏ họ không tin, hay đức tin của họ còn yếu kém như Chúa mắng các môn đệ hôm nay. Các môn đệ đã từng nhìn thấy Chúa Giêsu làm các phép lạ mà sức con người không thể làm nổi; vả lại, các ông đang có Chúa Giêsu quyền năng trong thuyền, thế mà các ông vẫn lo sợ sóng gió!

2.2/ Niềm tin cần thiết để con người chống chọi với sóng gió của cuộc đời: Đức Giêsu nói với các môn đệ: "Sao nhát thế, hỡi những người kém lòng tin!" Đức tin có thể ví như kinh nghiệm mà một người sở hữu trong đời. Người đã có kinh nghiệm hay từng trải không dễ sợ hãi như người mới ra trường, chưa có kinh nghiệm. Cũng vậy, người đã có đức tin vững mạnh, sẽ không sợ hãi trước những đe dọa và bắt bớ của các quyền lực thế gian, ngay cả việc chấp nhận cái chết để làm chứng cho Đức Kitô.
            Khi con người không sợ hãi ngay cả cái chết, họ bắt đầu sống và sống tròn đầy. Khi con người không sợ hãi các quyền lực thế gian, thế gian phải sợ hãi họ. Chúng ta có thể thấy điều này nơi các môn đệ của Đức Kitô: Trước khi Ngài về trời, các môn đệ là những người nhát sợ khi phải đương đầu với quyền lực thế gian, nên các ông chạy trốn Chúa và Phêrô đã chối Ngài 3 lần; nhưng khi đã thấy Chúa sống lại từ cõi chết, các ông không còn sợ hãi chi cả. Tại sao vậy? Vì các ông biết rằng quyền lực thế gian có thể lấy đi sự sống thể lý, nhưng Đức Kitô sẽ cho các ông sống lại; và không một quyền lực thế gian nào có thể động tới linh hồn của các ông. Vì thế, sau khi được Thánh Thần tác động, các ông mở tung cửa để vào đời làm chứng cho Đức Kitô. Những người trong Thượng Hội Đồng phải ngạc nhiên, vì thấy các ông không còn sợ hãi họ nữa. Các ông tranh luận với họ cách công khai và họ không thể đối đầu với các ông. Thay vì thẳng tay đàn áp như trước, giờ đây họ sợ phải đàn áp các ông. Lý do không phải họ không còn quyền, nhưng vì họ sợ dân chúng ném đá họ khi dân chúng đã nhận ra sự giả hình của họ.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

            - Chúng ta phải cố gắng hết sức để tránh tội vì sớm muộn gì chúng ta cũng phải đối diện và lãnh án công thẳng của pháp luật và của Thiên Chúa.
            - Tội làm cho chúng ta luôn sợ hãi và lấy đi sự bình an của tâm hồn. Khi phạm tội, chúng ta hãy đến ngay với tòa cáo giải để xưng thú tội lỗi hầu có thể tìm lại được sự bình an cho tâm hồn.
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.


HẠT GIỐNG NẨY MẦM
- MÙA QUANH NĂM –
- TUẦN 13 -
"Có những hạt rơi vào đất tốt.
Chúng mọc và lớn lên, sinh hoa kết quả :
hạt thì được ba mươi, hạt thì được sáu mươi,
hạt thì được một trăm" (Mc 4,8)

Mt 8,23-27

A. Hạt giống...
Qua phép lạ dẹp yên bão táp, Chúa Giêsu muốn mặc khải cho các môn đệ biết thêm về Ngài, đồng thời huấn luyện đúc tin các ông :
- Người do thái cho rằng biển cả là sào quyệt của quỷ dữ, biển động là dấu quỷ dữ lộng hành. Họ cũng nghĩ rằng chỉ một mình Thiên Chúa và những kẻ được Thiên Chúa ban quyền đặc biệt mới có thể chế ngự được sức mạnh của biển cả. Vậy việc Chúa Giêsu dẹp yên bão biển chứng tỏ Ngài có sức mạnh của Thiên Chúa.
- Chúa Giêsu ngủ đang lúc bão : không phải vì Ngài quá mệt. Thực ra Ngài "làm bộ" ngủ thôi, để thử xem các môn đệ có an tâm giữa giông bão khi có Ngài hiện diện giữa họ không. Các ông đã sợ hãi cuống cuồng chứng tỏ các ông chưa vững tin. Bởi đó sau phép lạ, Ngài đã trách "Hỡi những kẻ yếu lòng tin".

B.... nẩy mầm.
1. "Chúa Giêsu xuống thuyền, các môn đệ đi theo Ngài, và đây biển động dữ dội" : con đường Chúa dẫn các môn đệ đi theo không phải là một con đường bằng phẳng êm ả, nhưng nhiều khi đi trong tăm tối, nhiều lúc đi vào bão táp phong ba. Nếu người môn đệ thực sự tin vào Ngài thì luôn phó thác trong an bình. Ngược lại, khi gặp tối tăm hay bão táp mà cuống cuồng sợ hãi thì đó là dấu người ấy còn kém lòng tin.
2. "Thế mà Ngài vẫn ngủ" : Chúa Giêsu vẫn xử sự như thế, xưa cũng như nay. Chính vì thế mà nhiều người đã phải lo sợ cuống cuồng : Sao Chúa vẫn ngủ ? Sao Chúa không ra tay ? Chúa vắng mặt rồi ư ? Hay Chúa đã chết ? Hay Chúa đã bỏ con ? Nhân đức phó thác là như thế : vẫn an tâm giữa phong ba bão táp cho dù không thấy Chúa hành động gì cả. Ước gì tôi có tinh thần phó thác đến mức độ ấy.
3. Một người hành hương gặp bệnh dịch đang vào Baghdad. Anh hỏi bệnh dịch  : "Mi định làm gì ở đó ?"
- Tôi sẽ giết 5000 người.
Người hành hương rùng mình và thay đổi dự định. Tuy nhiên, ít lâu sau anh gặp một người từ trong thành phố bị nạn dịch đó và được biết không phải 5000 nhưng là 50.000 người chết.
Liền sau đó anh lại gặp bệnh dịch đang đi tới một thành phố khác. Ông buộc tội : "Anh nói láo. Anh nói sẽ chỉ giết 5000 người thôi mà".
Bệnh dịch giải thích cách vui vẻ : "Tôi chỉ giết có 5000 người. Số còn lại chết vì hoảng sợ". (Góp nhặt)
4. Mỗi khi nghĩ tới nhân đức phó thác là tôi nhớ đến 2 bức tranh : hình bức thứ nhất vẽ một đứa bé nằm ngủ ngon lành trong vòng tay ôm của me, ngoài kia trời đang mưa lớn, những tia chớp xé trời, những tiếng gầm làm rung rinh các cánh cửa ; bức thứ hai vẽ mặt biển đang nổi cơn, chiếc tàu đã tan thành những mãnh vụn, một người ướt ngoi ngóp đang ôm chặt một tảng đá nhô lên khỏi mặt biển, phía trên tảng đá có tượng Thánh giá. Bức hình được hoạ sĩ đề tên là Espérance !
Lm. Carolo HỒ BẶC XÁI – Gp. Cần Thơ

01/07/14 THỨ BA TUẦN 13 TN
Mt 8,23-27

Suy niệm: Hồ Ga-li-lê, cũng gọi là biển vì tuy không phải là biển lớn nhưng cũng không phải là nhỏ: trên Biển Hồ cũng có những cơn giông, những ngọn sóng thừa sức nhấn chìm những chiếc tàu đánh cá của các ngư dân miền Ga-li-lê. Các tông đồ trên chuyến vượt biển hồ Ga-li-lê hôm đó cũng trải qua cơn giông bão khiến các ông kinh hoàng: biển động mạnh đến độ sóng tràn cả vào thuyền. Chúa Giê-su ở trên thuyền với các ông. Vậy mà đang lúc các môn đệ hồn xiêu phách lạc vì sợ hãi, Ngài vẫn ngủ ngon lành. Thế nhưng chính trong cơn nguy khốn đó, các ông cảm nghiệm được một điều: Lời nói uy quyền của Thầy còn mạnh hơn cả sóng biển. Họ nhận ra rằng: ra khơi với Thầy, họ luôn được an bình, dù giông to gió lớn, dù có vẻ như Thầy đang ngủ; nơi nào có Ngài, sóng gió cuộc đời sẽ bình lặng.
Mời Bạn: Phép lạ này vẫn tiếp tục xảy đến với bạn. Đức Giê-su tiếp tục đem an bình cho bạn trong giông bão của đau khổ, của khủng hoảng nghi ngờ, lo âu sầu muộn. Ngài cho bạn thấy Thiên Chúa yêu thương bạn nhiều hơn bạn nghĩ tưởng, ban sức mạnh cho bạn vượt thắng thử thách, và ở bên bạn như người bạn thân nhất trong cuộc đời.
Sống Lời Chúa: Mọi ngày, đặc biệt những lúc khó khăn, khủng hoảng, tôi hướng về Chúa với xác tín rằng bất cứ nơi nào có Đức Giê-su, mọi sóng gió cuộc đời sẽ bình lặng.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, chúng con tin Chúa không ngủ quên, cũng chẳng làm ngơ trước những giông bão trong cuộc đời chúng con. Xin cho chúng con vững niềm tin rằng có Chúa đồng hành, chúng con sẽ luôn bình an giữa những giông bão cuộc đời.

Người vẫn ngủ
 “Thiên Chúa ngủ” mãi mãi là điều khó hiểu và khó chịu. Đừng ngại đánh thức Ngài và kêu cứu... Nhưng cũng nên nhìn Ngài ngủ bình an, để khỏi bị hốt hoảng.


Suy nim:
Nếu mức nước biển dâng lên thêm một mét do nạn toàn cầu ấm lên,
nhiều vùng đất của nước Việt Nam sẽ bị chìm dưới mặt nước.        
Bão lụt, hạn hán, động đất, núi lửa, vẫn là những thảm họa cho con người.
Ngày nay người ta biết rằng phần lớn thiên tai không do Trời,
nhưng do con người phá hoại trái đất là công trình tốt đẹp của Trời cao.
Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy uy quyền của Đức Giêsu,
không phải trên ma quỷ hay bệnh tật, nhưng trên thiên nhiên.
Ngài đã dùng quyền đó để bảo vệ các môn đệ khỏi bị dập vùi bởi sóng gió.
Thầy Giêsu đã ra lệnh cho họ qua bên kia hồ (Mt 8, 18).
Ngài xuống thuyền trước, các môn đệ theo sau (c. 23).
Đi theo Thầy Giêsu, trên cùng một con thuyền, đâu hẳn được bình an.
Cơn bão lớn ngoài biển đến thật bất ngờ,
khiến con thuyền của Thầy trò chao đảo vì sóng gió.
Giữa cơn cuồng nộ của biển cả, giữa sự kinh hoàng nhốn nháo của các môn đệ,
Thầy Giêsu vẫn ngủ yên.
Dường như chẳng có gì khuấy động được giấc ngủ bình an của Thầy.
“Thưa Ngài, xin cứu, chúng con chết mất” (c. 25).
Lời đánh thức vội vã, hối thúc, khi cái chết đã gần kề.
Nhưng Thầy Giêsu lại chẳng có vẻ gì vội vã.
Giữa tiếng thét gào của sóng gió và sự chòng chành của con thuyền,
Thầy Giêsu đã quở trách các môn đệ vì sự cuống cuồng sợ hãi của họ,
hậu quả của việc thiếu lòng tin (c. 26).
Thầy đã không làm cho biển lặng sóng yên ngay lập tức,
vì tập bình an giữa sóng gió là điều khó và cần hơn nhiều.
Lắm khi chúng ta không hiểu tại sao thuyền đời chúng ta gặp bão,
dù có Thầy trong thuyền, dù chúng ta đã theo Thầy nghiêm túc.
Chúng ta lại càng không hiểu tại sao Thầy có thể ngủ được bình an,
khi chúng ta gặp muôn vàn thử thách và rơi vào tuyệt vọng.
Nhưng Thầy Giêsu cũng không hiểu tại sao chúng ta lại sợ đến thế (c. 26).
Tại sao chúng ta lại sợ thuyền chìm hay sợ chết ?
Nếu có đức tin vào Thầy thì sóng gió đâu nhận chìm được chúng ta.
“Thiên Chúa ngủ” mãi mãi là điều khó hiểu và khó chịu.
Đừng ngại đánh thức Ngài và kêu cứu.
Đừng ngại la to át tiếng sóng, để làm cho Ngài nghe được.
Nhưng cũng nên nhìn Ngài ngủ bình an, để khỏi bị hốt hoảng.
Không hẳn là Ngài sẽ trỗi dậy ngay và dẹp tan bão tố.
Không hẳn là chúng ta sẽ được giải thoát ngay khỏi mọi nỗi hiểm nghèo.
Điều quan trọng là lòng ta được bình an,
vì biết Ngài vẫn bình an ở lại trong con thuyền đời ta.
Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu,
con chẳng dám xin đi trên mặt nước như Phêrô,
nhưng nhiều khi con cảm thấy
sống đức tin giữa lòng cuộc đời
chẳng khác nào đi trên mặt nước.

Có bao thứ sóng gió đẩy đưa và lôi cuốn.
Có bao cám dỗ muốn hút con vô vực sâu.
Cả sự nặng nề của thân xác con
cũng kéo ghì con xuống.
Đi trên mặt nước cuộc đời chẳng mấy dễ dàng.
Nhiều khi con thấy mình bàng hoàng sợ hãi.

Xin cứu con khi con hầu chìm.
Xin nắm lấy tay con khi con quỵ ngã.
Xin nâng đỡ niềm tin yếu ớt của con,
để con trở nên nhẹ tênh
mà bước những bước dài hướng về Chúa. Amen.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ


Suy niệm
Các môn đệ đang đi trên thuyền với Chúa, gặp sóng biển dữ dội làm cho các ông sợ hãi. Các ông sợ hãi, vì sóng quá lớn và vì thấy Chúa Giêsu đang ngủ. Các ông chỉ dựa vào sức của riêng mình nên cảm thấy sợ hãi trước sóng to, gió lớn.
Chúa Giêsu chỗi dậy và ra lệnh cho sóng biển yên lặng. Nhưng Chúa cũng trách môn đệ “thiếu lòng tin”. Không tin vào quyền năng và sự hiện diện của Ngài. Tuy Ngài ngủ, nhưng không vắng mặt và không bỏ rơi các ông. Điều kiện tiên quyết là hãy tin vào Ngài và hãy đánh thức Ngài.
Nhiều lần chúng ta đứng trước “sóng biển” của cuộc đời. Chúng ta sợ hãi. Chúng ta sợ hãi vì chỉ cậy vào sức riêng của mình. Chúng ta cảm thấy hình như Chúa vắng mặt hay “đang ngủ”. Chúng ta rơi vào nỗi sợ hãi vì chúng ta thiếu lòng tin vào Chúa.
Bài Tin mừng hôm nay nhắc nhở chúng ta rằng: Khi gặp gian nan, chúng ta đừng giải quyết bằng sức riêng của mình, nhưng hãy cậy vào sức mạnh của Chúa:
-         Thiên Chúa luôn hiện diện và sẵn sàng phù trợ chúng ta.
-         Hãy tin tưởng và đánh thức Ngài bằng lời cầu nguyện chân thành của chúng ta. Chắc chắn Chúa sẽ trợ giúp chúng ta.
Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết tin tưởng và cậy trông vào Chúa, nhất là những lúc con gặp thử thách gian nan. Xin cho chúng con luôn biết chạy đến Chúa và tin rằng Chúa sẵn sàng trợ giúp chúng con. Amen.