Trang

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

APRIL 01, 2014 : TUESDAY OF THE FOURTH WEEK OF LENT

Tuesday of the Fourth Week of Lent
Lectionary: 245

Reading 1EZ 47:1-9, 12
The angel brought me, Ezekiel,
back to the entrance of the temple of the LORD,
and I saw water flowing out
from beneath the threshold of the temple toward the east,
for the façade of the temple was toward the east;
the water flowed down from the right side of the temple,
south of the altar.
He led me outside by the north gate,
and around to the outer gate facing the east,
where I saw water trickling from the right side.
Then when he had walked off to the east
with a measuring cord in his hand,
he measured off a thousand cubits
and had me wade through the water, 
which was ankle-deep.
He measured off another thousand
and once more had me wade through the water,
which was now knee-deep.
Again he measured off a thousand and had me wade;
the water was up to my waist.
Once more he measured off a thousand,
but there was now a river through which I could not wade;
for the water had risen so high it had become a river
that could not be crossed except by swimming.
He asked me, “Have you seen this, son of man?”
Then he brought me to the bank of the river, where he had me sit.
Along the bank of the river I saw very many trees on both sides.
He said to me,
“This water flows into the eastern district down upon the Arabah,
and empties into the sea, the salt waters, which it makes fresh. 
Wherever the river flows,
every sort of living creature that can multiply shall live,
and there shall be abundant fish,
for wherever this water comes the sea shall be made fresh.
Along both banks of the river, fruit trees of every kind shall grow;
their leaves shall not fade, nor their fruit fail.
Every month they shall bear fresh fruit,
for they shall be watered by the flow from the sanctuary.
Their fruit shall serve for food, and their leaves for medicine.”
Responsorial Psalm PS 46:2-3, 5-6, 8-9
R. (8) The Lord of hosts is with us; our stronghold is the God of Jacob. 
God is our refuge and our strength,
an ever-present help in distress.
Therefore we fear not, though the earth be shaken
and mountains plunge into the depths of the sea.
R. The Lord of hosts is with us; our stronghold is the God of Jacob. 
There is a stream whose runlets gladden the city of God,
the holy dwelling of the Most High.
God is in its midst; it shall not be disturbed;
God will help it at the break of dawn.
R. The Lord of hosts is with us; our stronghold is the God of Jacob. 
The LORD of hosts is with us;
our stronghold is the God of Jacob.
Come! behold the deeds of the LORD,
the astounding things he has wrought on earth.
R. The Lord of hosts is with us; our stronghold is the God of Jacob.
Gospel JN 5:1-16
There was a feast of the Jews, and Jesus went up to Jerusalem.
Now there is in Jerusalem at the Sheep Gate
a pool called in Hebrew Bethesda, with five porticoes.
In these lay a large number of ill, blind, lame, and crippled.
One man was there who had been ill for thirty-eight years.
When Jesus saw him lying there
and knew that he had been ill for a long time, he said to him,
“Do you want to be well?”
The sick man answered him,
“Sir, I have no one to put me into the pool
when the water is stirred up;
while I am on my way, someone else gets down there before me.”
Jesus said to him, “Rise, take up your mat, and walk.”
Immediately the man became well, took up his mat, and walked.

Now that day was a sabbath.
So the Jews said to the man who was cured,
“It is the sabbath, and it is not lawful for you to carry your mat.” 
He answered them, “The man who made me well told me,
‘Take up your mat and walk.’“
They asked him,
“Who is the man who told you, ‘Take it up and walk’?”
The man who was healed did not know who it was,
for Jesus had slipped away, since there was a crowd there.
After this Jesus found him in the temple area and said to him,
“Look, you are well; do not sin any more,
so that nothing worse may happen to you.”
The man went and told the Jews
that Jesus was the one who had made him well.
Therefore, the Jews began to persecute Jesus
because he did this on a sabbath.

Meditation: "Walk and sin no more"
Is there anything holding you back from the Lord's healing power and transforming grace that can set you free to live in wholeness, joy, and peace with God? God put into the heart of the prophet Ezekiel a vision of the rivers of living water flowing from God's heavenly throne to bring healing and restoration to his people. We begin to see the fulfillment of this restoration taking place when the Lord Jesus announces the coming of God's kingdom and performs signs and miracles in demonstration of the power of that kingdom.
One of the key signs which John points out in his Gospel account takes place in Jerusalem when Jesus went up to the temple during one of the great Jewish feasts (John 5:1-9). As Jesus approached the temple area he stopped at the pool of Bethzatha which was close by. Many Jews brought their sick relatives and friends to this pool. John tells us that a "multitude of invalids, blind, lame, paralyzed" were laid there on the pavement surrounding the pool (John 5:3). This pool was likely one of the ritual baths used for purification for people before they went into the temple to offer prayers and sacrifice. On certain occassions, especially when the waters were stirred, the lame and others with diseases were dipped in the pool in the hope that they might be cured of their ailments.
The lame man that Jesus stopped to speak with had been paralyzed for more than 38 years. He felt helpless because he had no friends to help him bathe in the purifying waters of the pool. Despite his many years of unaswered prayer, he still waited by the pool in the hope that help might come his way. Jesus offered this incurable man not only the prospect of help but total healing as well. Jesus first awakened faith in the paralyzed man when he put a probing question to him, "Do you really want to be healed?" This question awakened a new spark of faith in him. Jesus then ordered him to "get up and walk!" Now the lame man had to put his new found faith into action. He decided to take the Lord Jesus at his word and immediately stood up and began to walk freely.
The Lord Jesus approaches each one of us with the same probing question, "Do you really want to be healed - to be forgiven, set free from guilt and sin, from uncontrollable anger and other disordered passions, and from hurtful desires and addictions. The first essential step towards freedom and healing is the desire for change. If we are content to stay as we are, then no amount of coaxing will change us. The Lord will not refuse anyone who sincerely askes for his pardon, mercy, and healing.
"Lord Jesus, put within my heart a burning desire to be changed and transformed in your way of holiness. Let your Holy Spirit purify my heart and renew in me a fervent love and desire to do whatever is pleasing to you and to refuse whatever is contrary to your will."


The Desire to be Cured
Tuesday of the Fourth Week of Lent
John 5:1-16

There was a feast of the Jews, and Jesus went up to Jerusalem. Now there is in Jerusalem at the Sheep Gate a pool called in Hebrew Bethesda, with five porticoes. In these lay a large number of ill, blind, lame, and crippled. One man was there who had been ill for thirty-eight years. When Jesus saw him lying there and knew that he had been ill for a long time, he said to him, "Do you want to be well?" The sick man answered him, "Sir, I have no one to put me into the pool when the water is stirred up; while I am on my way, someone else gets down there before me." Jesus said to him, "Rise, take up your mat, and walk." Immediately the man became well, took up his mat, and walked. Now that day was a sabbath. So the Jews said to the man who was cured, "It is the sabbath, and it is not lawful for you to carry your mat." He answered them, "The man who made me well told me, ´Take up your mat and walk.´" They asked him, "Who is the man who told you, ´Take it up and walk´?" The man who was healed did not know who it was, for Jesus had slipped away, since there was a crowd there. After this Jesus found him in the Temple area and said to him, "Look, you are well; do not sin anymore, so that nothing worse may happen to you." The man went and told the Jews that Jesus was the one who had made him well. Therefore, the Jews began to persecute Jesus because he did this on a sabbath.

Introductory Prayer: Lord Jesus, I look to you with faith, knowing that you are the Lord of all. I hope in your boundless mercy, since without you I can do nothing. I want to love as you deserve, so I come to you in this prayer to console you and bring you the joy of this moment together.

Petition: Lord, help me to be humble of heart so you will heal me.

1. Christ´s Power is Stronger: The man in the Gospel was ill for 38 years. His sickness serves as an example of a life of sin. In 1 John 2:16 we read about a triple spiritual sickness: “The lust of the flesh, the lust of the eyes and the pride of life.” However, not even a sickness persisting for 38 years is able to escape Jesus’ curing power. Christ’s power is stronger still. We should therefore take hope, for no sickness, no sin – or life of sin – is too great for him to cure. All that is needed is that we turn to him with a humble and contrite heart: “Lord, I am not worthy, but only say the word and I shall be healed.”

2. Revealing Our Weaknesses: Nothing is impossible for Christ. He can heal the sick; he can also forgive their sins, as he forgives the paralytic who is lowered from a rooftop (Cf. Mark 2:1-12). All it takes is for this sick man to reveal his weakness – and he does so with detail, like a true confession: how he has attempted to enter the pool, how as he has tried, someone else has beaten him to it. Perhaps without this detailed account of his failure, he might not have been cured. The sick man’s admitting both his personal weakness and desire to plunge into the pool moves Jesus to compassion. This is the remedy to all of our illnesses: presenting ourselves to Christ as we truly are, with all of our weakness, and thus moving him to compassion.

3. Go and Sin No More:  Jesus says, “Look, you are well, do not sin anymore.” It would be a pity if this man, who is deeply moved by Jesus and made whole, afterwards dedicates himself to a life of vice. From the Gospel passage, it would seem that Jesus has cured him in order to allow him to utilize his time and energy for the benefit of the Kingdom: Christ warns the sick man that if he misuses his new health, he could be worse off than before. Hopefully, his healing will produce a conversion and make him a herald of the Kingdom. This happens also in the sacrament of reconciliation: After forgiving our sins, Christ tells us, “Go in peace and proclaim to the world the wonderful works of God who has brought you salvation.”

Conversation with Christ: O Jesus, the only way that I can be like the man at the pool of Bethesda is to be grateful for the gifts you have given me, to fight against a life of sin, and to clothe myself with the “new man.” I am ready to embrace your will with love, even if this means dying to myself.

Resolution: As Easter approaches, I will humbly recognize my sinfulness and seek God’s healing grace in the sacrament of confession.

PRIL FOOL'S DAY

Ancient cultures, including those as varied as the Romans and the Hindus, celebrated New Year's Day on April 1, which closely follows the vernal equinox (March 20th or March 21st.). In medieval times, much of Europe celebrated March 25, the Feast of Annunciation, as the beginning of the New Year. In 1582, Pope Gregory XIII ordered a new calendar to replace the old Julian Calendar. The Gregorian Calendar called for New Year's Day to be celebrated January 1. Communications being what they were in those days, many people did not receive the news for several years. Others refused to accept the new calendar and continued to celebrate the New Year on April 1. These backward folk, were ridiculed as "fools," and made the butt of practical jokes.

"The first of April is the day we remember what we are the other 364 days of the year." - Mark Twain


TUESDAY, APRIL 1, JOHN 5:1-16
Lenten Weekday

(Ezekiel 47:1-9; Psalm 46)

KEY VERSE: "Rise, take up your mat, and walk" (v 8).
READING: The healing of the paralytic, who had been crippled for 38 years, was Jesus' third "sign," of God's mighty work in Jesus. Modern excavations have uncovered the Bethesda pool with its five porticos where Jesus healed the man. A popular belief of the time was that when the water became turbulent (caused by a sudden inflow through the drain) the first person to get into the pool would be cured (v 4, the account of an angel stirring up the waters is missing from early Greek manuscripts and is probably a later addition). When Jesus asked the crippled man if he wanted to be healed, the man explained that no one had ever helped him into the water (a baptismal symbol). Jesus' powerful word restored the man to full health, but the healing was surrounded by disbelief and accusations that Jesus violated the law by curing on the Sabbath. Jesus warned them that it was sin, more than physical infirmity, which prevented a person from responding to God's grace.
REFLECTING: In what ways do I need to "rise and walk" this Lent?
PRAYING: Lord Jesus, heal me of everything that makes me weak and unable to walk in your grace.

MINUTE MEDITATIONS 
Welcoming Community
To be Catholic calls a community to welcome all people, regardless of their human circumstances. It demands that we reach out with love for everyone, neighbors next door and on the far side of the world—to care without borders.
        from Fast, Pray, Give 


April 1
St. Hugh of Grenoble
(1052-1132)

Today’s saint could be a patron for those of us who feel so overwhelmed by all the problems in the world that we don’t know where to begin.
Hugh, who served as a bishop in France for 52 years, had his work cut out for him from the start. Corruption seemed to loom in every direction: the buying and selling of Church offices, violations of clerical celibacy, lay control of Church property, religious indifference and/or ignorance. After serving as bishop for two years, he’d had his fill. He tried disappearing to a monastery, but the pope called him back to continue the work of reform.
Ironically, Hugh was reasonably effective in the role of reformer—surely because of his devotion to the Church but also because of his strong character. In conflicts between Church and state he was an unflinching defender of the Church. He fearlessly supported the papacy. He was eloquent as a preacher. He restored his own cathedral, made civic improvements in the town and weathered a brief exile.
Hugh may be best known as patron and benefactor of St. Bruno, founder of the Carthusian Order.
Hugh died in 1132. He was canonized only two years later.

LECTIO DIVINA: JOHN 5,1-16

Lectio: 
 Tuesday, April 1, 2014  
Lent Time

1) OPENING PRAYER
Lord our God,
you have quenched our thirst for life
with the water of baptism.
Keep turning the desert of our arid lives
into a paradise of joy and peace,
that we may bear fruits
of holiness, justice and love.
Lord, hear our prayer
through Jesus Christ, our Lord.
2) GOSPEL READING - JOHN 5, 1-16
There was a Jewish festival, and Jesus went up to Jerusalem. Now in Jerusalem next to the Sheep Pool there is a pool called Bethesda in Hebrew, which has five porticos; and under these were crowds of sick people, blind, lame, paralysed.
One man there had an illness which had lasted thirty-eight years, and when Jesus saw him lying there and knew he had been in that condition for a long time, he said, 'Do you want to be well again?' 'Sir,' replied the sick man, 'I have no one to put me into the pool when the water is disturbed; and while I am still on the way, someone else gets down there before me.' Jesus said, 'Get up, pick up your sleeping-mat and walk around.' The man was cured at once, and he picked up his mat and started to walk around.
Now that day happened to be the Sabbath, so the Jews said to the man who had been cured, 'It is the Sabbath; you are not allowed to carry your sleeping-mat.' He replied, 'But the man who cured me told me, "Pick up your sleeping-mat and walk around." ' They asked, 'Who is the man who said to you, "Pick up your sleeping-mat and walk around"? ' The man had no idea who it was, since Jesus had disappeared, as the place was crowded.
After a while Jesus met him in the Temple and said, 'Now you are well again, do not sin any more, or something worse may happen to you.'
The man went back and told the Jews that it was Jesus who had cured him. It was because he did things like this on the Sabbath that the Jews began to harass Jesus.
3) REFLECTION
• Today’s Gospel describes Jesus who cures the paralytic who had waited 38 years for someone to help him get to the water of the pool so as to be healed! Thirty-eight years! Before this total absence of solidarity, what does Jesus do? He transgresses the law of Saturday and cures the paralytic. Today, in poor countries, assistance to sick persons is lacking, people experience the same lack of solidarity. They live in total abandonment, without help or solidarity from anyone.
• John 5, 1-2: Jesus goes to Jerusalem. On the occasion of the Jewish festival, Jesus goes to Jerusalem. There, close to the Temple was a pool with five porticos or corridors. At that time, worship in the Temple demanded much water because of the numerous animals which were sacrificed, especially during the great festivals. This is why, near the Temple there were several cisterns where rain water was gathered. Some could contain over one thousand litres. Close by, because of the abundance of water, there was a public bathing resort, where crowds of sick people gathered waiting for help or to be healed. Archeology has shown that in the same precincts of the Temple, there was a place where the Scribes taught the Law to students. On one side, the teaching of the Law of God. On the other, the abandonment of the poor. The water purified the Temple, but it did not purify the people.
• John 5, 3-4: The situation of the sick. These sick people were attracted by the water of the bathing resort. They said that an angel would disturb the water and the first one who would enter after the angel disturbed the water, would be cured. In other words, the sick people were attracted by a false hope. Healing was only for one person. Just as the lottery today. Only one person gets the prize! The majority pays and wins nothing. Precisely, in this situation of total abandonment, in the public baths, Jesus meets the sick people.
• John 5, 5-9: Jesus cures a sick man on Saturday. Very close to the place where the observance of the Law of God was taught, a paralytic had been there for 38 years, waiting for someone who would help him to go down to the water to be cured. This facts reveals the total lack of solidarity and of acceptance of the excluded! Number 38 indicated the duration of a whole generation (Dt 2, 14). It is a whole generation which does not succeed to experience solidarity, or mercy. Religion at that time, was not capable to reveal the welcoming and merciful face of God. In the face of this dramatic situation Jesus transgresses the law of Saturday and takes care of the paralytic saying: “Get up, pick up your sleeping-mat and walk around!” The man picked up his mat and started to walk around among the people.
• John 5, 10-13: Discussion of the cured man with the Jews. Immediately after, some Jews arrived and criticized the man who was carrying his sleeping mat on a Saturday. The man did not know who the one who had cured him was. He did not know Jesus. This means that Jesus passing by that place where the poor and the sick were saw that person; he perceived the dramatic situation in which he was and cured him. He does not cure him to convert him, neither so that he would believe in God. He cures him because he wants to help him. He wanted him to experience some love and solidarity through his help and loving acceptance.
• John 5, 14-16: The man meets Jesus again. Going to the Temple, in the midst of the crowds, Jesus meets the same man and tells him: “Now, you are well again, do not sin any more, or something worse may happen to you”. At that moment, people thought and said: “Sickness is a punishment from God. God is with you!” Once the man is cured, he has to keep from sinning again, so that nothing worse will happen to him! But in his naiveté, the man went to tell the Jews that Jesus had cured him. The Jews began to ask Jesus why he did those things on Saturday. In tomorrow’s Gospel we have what follows.
4) PERSONAL QUESTIONS
• Have I ever had an experience similar to that of the paralytic: to remain for some time without any help? How is the situation regarding assistance to the sick in the place where you live? Do you perceive any signs of solidarity?
• What does this teach us today?
5) CONCLUDING PRAYER
God is both refuge and strength for us, 
a help always ready in trouble;
so we shall not be afraid though the earth be in turmoil,
 
though mountains tumble into the depths of the sea,
and its waters roar and seethe,
 
and the mountains totter as it heaves. (Ps 46,1-3)



01-04-2014 : THỨ BA TUẦN IV MÙA CHAY

Thứ Ba sau Chúa Nhật IV Mùa Chay

Bài Ðọc I: Ed 47, 1-9. 12
"Tôi đã thấy nước từ bên phải đền thờ chảy ra, và nước ấy chảy đến ai, thì tất cả đều được cứu rỗi".
Trích sách Tiên tri Êdêkiel.
Trong những ngày ấy, thiên thần dẫn tôi đến cửa nhà Chúa, và đây nước chảy dưới thềm nhà phía hướng đông, vì mặt tiền nhà Chúa hướng về phía đông, còn nước thì chảy từ bên phải đền thờ, về phía nam bàn thờ. Thiên thần dẫn tôi qua cửa phía bắc, đưa đi phía ngoài, đến cửa ngoài nhìn về hướng đông, và đây nước chảy từ bên phải. Khi đó có người đàn ông đi ra về hướng đông, tay cầm sợi dây, ông đo một ngàn thước tay và dẫn tôi đi qua dưới nước tới mắt cá chân. Ông đo một ngàn thước tay nữa và dẫn tôi đi qua dưới nước đến đầu gối. Ông còn đo một ngàn thước tay và dẫn tôi đi qua dưới nước đến ngang lưng. Ông lại đo thêm một ngàn thước tay nữa, và đây là suối nước, tôi không thể đi qua được, vì nước suối dâng lên cao quá, phải lội mới đi qua được, nên người ta không thể đi qua được. Người ấy nói với tôi: "Hỡi người, hẳn ngươi đã xem thấy". Rồi ông dẫn tôi đi, rồi dẫn trở lại trên bờ suối. Khi trở lại, tôi thấy hai bên suối có nhiều cây cối. Người ấy lại nói với tôi: "Nước này chảy về phía cồn cát, phía đông, chảy xuống đồng bằng hoang địa, rồi chảy ra biển, biến mất trong biển và trở nên nước trong sạch. Tất cả những sinh vật sống động, nhờ suối nước chảy qua, đều được sống. Sẽ có rất nhiều cá và nơi nào nước này chảy đến, nơi đó sẽ trở nên trong lành, và sự sống sẽ được phát triển ở nơi mà suối nước chảy đến.
Gần suối nước, hai bên bờ ở mỗi phía, mọi thứ cây ăn trái sẽ mọc lên; lá của nó sẽ không khô héo, và trái của nó sẽ không bao giờ hết; mỗi tháng nó có trái mới, vì dòng nước này phát xuất từ đền thờ; trái của nó dùng làm thức ăn, và lá của nó dùng làm thuốc uống.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 45, 2-3. 5-6. 8-9
Ðáp: Chúa thiên binh hằng ở cùng ta, và ta được Chúa Giacóp hằng bảo vệ (c. 8).
Xướng: 1) Chúa là nơi ẩn náu và là sức mạnh của chúng ta, Người hằng cứu giúp khi ta sầu khổ. Dầu đất có rung chuyển, ta không sợ chi, dầu núi đổ xuống đầy lòng biển cả. - Ðáp.
2) Nước dòng sông làm cho thành Chúa vui mừng, làm hân hoan cung thánh Ðấng Tối Cao hiển ngự. Chúa ở giữa thành, nên nó không chuyển rung, lúc tinh sương, thành được Chúa cứu giúp. - Ðáp.
3) Chúa thiên binh hằng ở cùng ta, ta được Chúa Giacóp hằng bảo vệ. Các ngươi hãy đến mà xem mọi kỳ công Chúa làm, Người thực hiện muôn kỳ quan trên vũ trụ. - Ðáp.

Câu Xướng Trước Phúc Âm: Tv 50, 12a và 14a
Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch. Xin ban lại cho con niềm vui ơn cứu độ.

Phúc Âm: Ga 5, 1-3a. 5-16
"Tức khắc người ấy được lành bệnh".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Hôm đó là ngày lễ của người Do-thái, Chúa Giêsu lên Giêrusalem. Tại Giêrusalem, gần cửa "Chiên", có một cái hồ, tiếng Do-thái gọi là Bếtsaiđa, chung quanh có năm hành lang. Trong các hành lang này, có rất nhiều người đau yếu, mù loà, què quặt, bất toại nằm la liệt. Trong số đó, có một người nằm đau liệt đã ba mươi tám năm. Khi Chúa Giêsu thấy người ấy nằm đó và biết anh đã đau từ lâu, liền hỏi: "Anh muốn được lành bệnh không?" Người đó thưa: "Thưa Ngài, tôi không được ai đem xuống hồ, mỗi khi nước động. Khi tôi lết tới, thì có người xuống trước tôi rồi". Chúa Giêsu nói: "Anh hãy đứng dậy vác chõng mà về". Tức khắc người ấy được lành bệnh. Anh ta vác chõng và đi. Nhưng hôm đó lại là ngày Sabbat, nên người Do-thái bảo người vừa được khỏi bệnh rằng: "Hôm nay là ngày Sabbat, anh không được phép vác chõng". Anh ta trả lời: "Chính người chữa tôi lành bệnh bảo tôi: "Vác chõng mà đi". Họ hỏi: "Ai là người đã bảo anh "Vác chõng mà đi?" Nhưng kẻ đã được chữa lành không biết Người là ai, vì Chúa Giêsu đã lánh vào đám đông tụ tập nơi đó.
Sau đó, Chúa Giêsu gặp anh ta trong đền thờ, Người nói: "Này, anh đã được lành bệnh, đừng phạm tội nữa, kẻo phải khốn khổ hơn trước". Anh ta đi nói cho người Do-thái biết chính Chúa Giêsu là người đã chữa anh ta lành bệnh.
Vì thế người Do-thái gây sự với Chúa Giêsu, vì Người đã làm như thế trong ngày Sabbat.
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm:Chữa Kẻ Bất Toại
Ngày nay, không ai lại không biết đến Mẹ Têrêsa Calcutta, Ðấng sáng lập dòng "Các Nữ Tu Truyền Giáo", chuyên lo việc tông đồ bằng việc phục vụ các bệnh nhân như bệnh cùi, ốm đau, cùng khổ, đặc biệt là những người đang hấp hối nằm la liệt trên các hè phố.
Trước đây, có lần một vị sư Phật Giáo nói với Mẹ: "Tôi biết và yêu mến Ðức Kitô lắm, nhưng tôi ghét Giáo Hội của Ngài. Nếu các chị làm điều các chị nói, có lẽ các chị sẽ trở nên một nơi hội ngộ để chúng tôi có thể gặp gỡ Hội thánh của Ðức Kitô".
Sau một năm có dịp làm việc với Mẹ, vị sư Phật Giáo đó phát biểu như sau: "Tôi đã quan sát các chị, bây giờ tôi thực sự tin rằng: các chị làm việc chỉ cốt để giúp người nghèo khổ, xấu số nhất. Chúng tôi sẽ dâng cho các chị một ngôi nhà trong khuôn viên chùa của chúng tôi để các chị làm bệnh xá miễn phí".
Nhờ các hoạt động từ thiện bác ái, Mẹ Têrêsa Calcutta đã nhận được nhiều giải thưởng của chính phủ Ấn Ðộ cũng như của nhiều chính phủ và tổ chức quốc tế khác. Trong đó có giải Nobel Hòa Bình năm 1979. Tuy nhiên, giải thưởng làm Mẹ Têrêsa Calcutta thích thú nhất và hãnh diện nhất chính là đưa nhiều người về với Thiên Chúa, về với Giáo Hội Công Giáo và làm cho nhiều nhìn nhận và yêu mến Chúa Kitô hơn.
Anh chị em thân mến!
Là những người đồ đệ của Ðức Kitô, mỗi người chúng ta khi dấn thân vào công cuộc phát triển từ thiện xã hội, chúng ta không nên chỉ dừng lại ở chiều kích vật chất phàm trần mà thôi, nhưng phải cố gắng như Mẹ Têrêsa Calcutta để đưa anh chị em trở về với tình yêu Thiên Chúa, nhìn nhận Ðức Kitô là Ðấng cứu chuộc nhân loại.
Qua bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta được dịp nhìn thấy thái độ vừa từ thiện, vừa nâng cao tinh thần của Chúa Giêsu đối với người bất toàn nằm bên giếng nước. Chúa chữa anh được lành bệnh, đồng thời Ngài mời gọi anh hãy canh tân tâm hồn là đừng phạm tội nữa để khỏi phải khốn khổ hơn trước.
Có thể nói được rằng, người được Chúa Giêsu chữa lành trong đoạn Tin Mừng hôm nay là người nghèo khổ nhất trong số những người nghèo bệnh tật nằm bên bờ giếng gần thành Giêrusalem, lúc mà Chúa Giêsu đi ngang qua. Anh nằm chờ từ 38 năm nay, có biết bao nhiêu người đi qua, kể cả những vị lãnh đạo trong dân Do Thái, những kẻ thuộc nằm lòng Kinh Thánh và muốn tuân giữ luật Chúa dạy cho đến tận cùng, với đủ mọi chi tiết. Họ đã đi ngang qua đó, nhưng không nhìn thấy người anh em đang cần được giúp đỡ. Nhưng, Chúa Giêsu đã nhìn thấy và Ngài đã chữa anh được lành bệnh. Ðó là việc Ngài thực hiện những dấu lạ: cho người què được đi, cho kẻ bệnh tật được lành mạnh để kêu gọi những người đang chờ dấu lạ của Ðấng Cứu Thế sắp đến hãy mở mắt ra và nhìn nhận Ngài là Ðấng Cứu Thế.
Thế nhưng, không ai mở mắt tinh thần ra để nhìn sự hiện diện của Chúa. Người được chữa lành không nhận ra Chúa và những người Do Thái khác lãnh đạo tôn giáo đang có mặt ở đó cũng không nhận ra Chúa. Họ chỉ nhìn thấy trường hợp lỗi luật ngày Sabat và muốn gây sự với Chúa, hơn là vui mừng vì một người anh em được lành bệnh.
Phần Chúa Giêsu, Ngài không dừng lại ở việc chữa lành tật bệnh thể xác, nhưng Ngài muốn tiến xa hơn nên đã kêu gọi người được chữa lành hãy nghĩ đến phần linh hồn quan trọng hơn: "Anh đừng phạm tội nữa". Chúa Giêsu đã thực hiện cả hai công tác phát triển và cứu rỗi chung cả nhân loại.
Ðức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, tác giả tập sách "Ðường Hy Vọng" đã lưu ý người con tinh thần của ngài như sau:
Những người khác đang ở quanh con, cả nhân loại đang đau thương, khấp khểnh trên đường mịt mù. Ðời con phải là hiến dâng để bắc nhịp cầu đưa họ đến với Chúa là cùng đích, là tình yêu, là tất cả. Bên Chúa, nhân loại không còn ai xa lạ, nhưng tất cả đều là anh em con. Món quà tuyệt hảo mà con có thể tặng người giúp việc cho con không phải là chiếc áo đẹp, đôi giày tốt, cái đồng hồ quí, nhưng là tình người, tình anh em mà con âm thầm tặng cho họ qua các cử chỉ nhỏ nhặt suốt ngày sống của con.
Mỗi người chúng ta cầu xin Chúa ban cho mình có một tâm hồn và đôi mắt như Chúa, để yêu thương và giúp đỡ khi nhìn thấy nhu cầu của anh em xung quanh đang cần đến. Công việc tông đồ của chúng ta không phải là việc làm của con người, nhưng là việc làm của Thiên Chúa, nên cần có những tâm tình của Ngài.
Là chi thể của nhiệm thể, chúng ta là óc để suy tư, là mắt để nhìn thực tại trần thế, là tai để nghe tiếng rên rỉ đòi hỏi, là vai để gánh vác, là tay để cứu vớt, là chân để đi đến với người nghèo khổ, là quả tim để khắc khoải yêu thương, là miệng để nói những lời bác ái, an ủi. Nhờ tông đồ mà Hội Thánh hiện diện giữa thế giới ngày nay.
Những việc làm tốt của chúng ta góp phần giúp anh chị em nhìn nhận Chúa và yêu mến Ngài hơn.
Lạy Chúa, xin hãy ban cho con quả tim như Chúa, để biết yêu thương và phục vụ mọi người như Chúa. Amen.
(Veritas Asia)

Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Ba Tuần IV MC
Bài đọc: Eze 47:1-9; Jn 5:1-3a, 5-16.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Sự hiện diện của Thiên Chúa mang lại sự sống cho con người.
Nước không thể thiếu trong đời sống con người. Tại Jerusalem và miền nam của Israel, nước còn quan trọng hơn nữa vì nằm trên núi và sa mạc. Nếu không có nước, con người và muôn lòai không thể sống. Nước còn có một công dụng khác: rửa sạch mọi nhơ bẩn. Nước thánh từ Đền Thờ chảy ra là hình ảnh của Nước Rửa Tội trong đêm Vọng Phục sinh, có thể thanh tẩy mọi ô uế trong tâm hồn.
Các Bài Đọc hôm nay xoay quanh sự cần thiết của nước trong đời sống. Trong Bài Đọc I, tiên-tri Ezekiel, tuy sống trong nơi lưu đày, có một thị kiến về nước từ bên phải của Đền Thờ Jerusalem chảy ra. Nước này nhiều đến độ làm thành một con sông lớn và chảy về phía Biển Chết và sa mạc Arabah. Nước chảy đến đâu đem sự sống cho muôn lòai đến đó. Nước này cũng chữa lành mọi bệnh tật của con người. Trong Phúc Âm, một người bị liệt đã 38 năm, nằm bên hồ Bethzatha chờ mặt nước nối liền Đền Thờ được khuấy động là nhảy xuống hồ để được chữa lành. May mắn cho anh, Chúa Giêsu đi ngang, nhìn thấy, và chữa lành. Ngài truyền cho anh đứng dậy, vác chõng, và đi về nhà.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Nước này chảy tới đâu, thì nó chữa lành; sông này chảy đến đâu, thì ở đó có sự sống.
1.1/ Thị kiến “Nước từ Đền Thờ chảy ra” của tiên-tri Ezekiel: Nhiều tác giả đã dùng biểu tượng “Nước từ Đền Thờ chảy ra” (x/c Joel 3:18, Zech 14:8, Psa 36:8-9, Rev 22:1). Có tác giả cho đây có lẽ là một ám chỉ của giòng nước chảy ra từ Vườn Địa Đàng (Gen 2:10-14), ngưng chảy vì tội của Adam, xuất hiện trở lại trong cuộc Xuất Hành qua sa mạc qua biến cố “Nước chảy ra từ Tảng Đá,” và sau cùng tái xuất hiện trong thành Jerusalem vào Ngày Cánh Chung như một giòng sông. Phía Đông của Đền Thờ Jerusalem là thung lũng Kedron, thường thì khô cạn, và người ta có thể băng ngang để leo lên Vườn Cây Dầu như Chúa Giêsu và các môn đệ thường làm. Thị kiến của Ezekiel muốn nói lên sự can thiệp của Thiên Chúa. Ngài có thể làm cho nước ngập tràn thung lũng Kedron, làm thành một giòng sông chảy vào Biển Chết như sông Jordan.
1.2/ Nước từ Đền Thờ mang lại sự sống và chữa lành con người: Nơi nào có nước là có sự sống. Cây trồng bên suối nước sẽ luôn xanh tươi và sinh nhiều hoa trái. Trong thực tế, Biển Chết là nơi nước sông Jordan chảy vào; vì không có lối thóat nên nước trở nên rất mặn, và không một sinh vật nào có thể sống nổi. Thị kiến của tiên-tri Ezekiel có lẽ muốn nói lên sự can thiệp của Thiên Chúa trong tương lai. Ngài sẽ làm nước từ Đền Thờ chảy ra nhiều đến nỗi làm thành một giòng sông lấp đầy thung lũng Kedron, chảy vào Biển Chết và thông xuống vùng sa mạc Arabah. Khi Biển Chết được thông thương, nước sẽ trở nên tinh sạch hơn và làm cho nước biển hoá lành. Vì thế, “Sông chảy đến đâu thì mọi sinh vật lúc nhúc ở đó sẽ được sống. Sẽ có rất nhiều cá, vì nước này chảy tới đâu, thì nó chữa lành; sông này chảy đến đâu, thì ở đó có sự sống.” Một điều chắc chắn hơn, thị kiến này ám chỉ Nước Rửa Tội mà trong đêm Vọng Phục Sinh, khi chúng ta sẽ hát lên: “Tôi đã thấy nước từ bên phải Đền Thờ chảy ra; và nước ấy chảy đến những ai, thì tất cả đều được cứu rỗi và reo lên …”
2/ Phúc Âm: Người bệnh bất tọai chờ bên hồ nước Bethzatha để được chữa lành.
2.1/ Lịch sử của hồ nước Bethzatha: Trước thế kỷ 20, các học giả của Tin Mừng Gioan cho hồ nước này chỉ là biểu tượng, chứ không có thật tại Jerusalem, nhiều người còn chú giải 5 hành lang tượng trưng cho 5 Sách của Ngũ Kinh, 38 năm tượng trưng cho 38 năm dân Do-thái lang thang trong sa mạc. Trường Kinh Thánh và Khảo Cổ của Dòng Đa-minh, École Biblique, tìm ra tông tích của chiếc hồ này ở phía Tây của Đền Thờ, gần nhà thờ St. Ann hiện nay, cùng với các các di tích lịch sử của nó. Hai cái hồ tìm thấy nằm kế cận nhau được giải thích trong tờ hướng dẫn của các cha dòng White Friars như sau:
- Thời xa xưa, những hồ chứa nước được thiết lập trong thung lũng này. Một cái hồ đơn giản được đào để chứa nước chảy qua thung lũng như một cái hồ thiên nhiên. Sau này, cái hồ này được xây và biến thành hồ nhân tạo với chiều kích 40x50 m bằng cách dùng một ống dẫn nước rộng khỏang 6 m. Nước trong hồ được dẫn vào Đền Thờ bằng một con kênh nhỏ. Sách Isa 7:3 và 2 Kgs 18:17 ám chỉ con kênh nhỏ này.
- Vào cuối thế kỷ 3rd BC, một chiếc hồ thứ hai được thiết lập, có lẽ vào khỏang thời gian của Thượng Tế Simon (x/c Sir 50:3). Nó được xây ở phía Nam của ống dẫn nước, con kênh nhỏ được bao phủ và trở thành ống dẫn nước vào Đền Thờ.
- Vào giữa năm 150 BC và 70 AD, một trung tâm chữa bệnh nổi tiếng được phát triển về phía Đông của hai cái hồ này. Một giếng nước, chỗ tắm, và những bàn thờ cũng được thiết lập cho mục đích chữa trị và tôn giáo. Nơi đây là nơi tụ họp của nhóm người bị cấm không cho vào trong Đền Thờ vì bệnh tật. Họ chờ đợi khi thiên thần khuấy động nước là lăn xuống hồ để được chữa trị. Chính tại nơi Cửa Chiên này, Chúa Giêsu đã chữa lành người bại liệt.
- Vào thế kỷ 1st AD, một cái hồ lớn hơn, BIRKET ISRAEL, được xây gần Đền Thờ, làm cho những cái hồ ở Bethzatha không còn quan trọng nữa. Một tường thành mới được xây dựng về phía Bắc bởi Herod Agrippa vào năm 44 AD, ngăn cản không cho nước chảy vào Đền Thờ nữa.
2.2/ Chúa chữa lành người bại liệt đã 38 năm: Đức Giêsu thấy anh ta nằm đấy và biết anh sống trong tình trạng đó đã lâu, thì nói: "Anh có muốn khỏi bệnh không?" Bệnh nhân đáp: "Thưa Ngài, khi nước khuấy lên, không có người đem tôi xuống hồ. Lúc tôi tới đó, thì đã có người khác xuống trước mất rồi!" Với tình trạng bệnh tật của anh, không thể nào anh là người thứ nhất lăn xuống hồ. Chúa Giêsu biết anh đã chịu bệnh lâu năm, nên bảo: "Anh hãy trỗi dậy, vác chõng mà đi!" Người ấy liền được khỏi bệnh, vác chõng và đi được. Hôm đó lại là ngày Sabbath.
2.3/ Tranh luận về ngày Sabbath.
(1) Vi phạm ngày Sabbath: Vác chõng đi trong ngày Sabbath là vi phạm Lề Luật nặng nề, và có thể bị ném đá đến chết. Khi thấy anh vác chõng, người Do-thái mới nói với kẻ được khỏi bệnh: "Hôm nay là ngày Sabbath, anh không được phép vác chõng!" Anh đáp: "Chính người chữa tôi khỏi bệnh đã nói với tôi: "Anh hãy vác chõng mà đi!" Họ hỏi anh: "Ai là người đã bảo anh: "Vác chõng mà đi?" Nhưng người đã được khỏi bệnh không biết là ai.
(2) Cuộc gặp gỡ lần thứ hai: Sau đó, Đức Giêsu gặp người ấy trong Đền Thờ và nói: "Này, anh đã được khỏi bệnh. Đừng phạm tội nữa, kẻo lại phải khốn hơn trước!" Anh ta đi nói với người Do-thái: Đức Giêsu là người đã chữa anh khỏi bệnh. Do đó, người Do-thái chống đối Đức Giêsu, vì Người hay chữa bệnh ngày Sabbath.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Như nước cần cho sự sống phần xác thế nào, nước từ Đền Thờ chảy ra cũng cần cho sự sống phần hồn như vậy. Nước Rửa Tội xóa sạch mọi tội của con người và mang lại cho người lãnh nhận nhiều ân sủng của Thiên Chúa.
- Không có sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời, con người sẽ bị khô héo lâu năm như người bại liệt. Khi có sự hiện diện của Chúa Giêsu trong cuộc đời, Ngài sẽ chữa lành mọi bệnh tật cho con người.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Thứ Ba :
Ed 47,1-9.12 ; Ga 5,1-3a.5-16

A. Hạt giống...
1. Bài đọc 1 : Sách Bài đọc Phụng vụ đã tóm thị kiến của ngôn sứ Êdêkien lại thành một câu “Tôi đã thấy nước từ bên phải đến thờ chảy ra, và nước ấy chảy đến những ai thì tất cả đều được cứu rỗi”.

2. Bài Tin Mừng : Chúa Giêsu chính là nguồn nước cứu rỗi ấy. Người bất toại nằm chờ bên hồ Bétsaiđa đã 38 năm nhưng chưa có cơ hội xuống được nước hồ để khỏi bệnh. Chúa Giêsu chỉ cần nói một câu “Anh hãy đứng dậy vác chõng mà về” thì tức khắc anh khỏi bệnh.

B.... nẩy mầm.
1. Chúa Giêsu thường “là cà” ở những nơi có những người khốn khổ, để chia xẻ với họ, an ủi họ, giúp đờ họ và nếu họ tin thì cứu chữa họ. Có phải đó cũng là những nơi tôi thường tới không ? Trong Mùa Chay, Chúa muốn tôi thay mặt Chúa để đến những nơi đó, tới với những người đó...

2. “Thưa Ngài tôi không được ai đem xuống hồ”. Đó cũng là tiếng than ngày hôm nay của biết bao người đau khổ trong thể xác và trong tâm hồn. Họ không được ai đem họ đến với Chúa là nguồn nước trị mọi bệnh tật hồn xác. Frédo Krumnov, một tông đồ giáo dân, một vài tuần trước khi chết đã chia xẻ tâm tư của một người bệnh sắp chết như sau : “Người còn khoẻ mạnh không thể nào hiểu được tâm hồn người bệnh nặng sẵn sàng cởi mở đón Chúa như thề nào đâu...” (Croire, trang 134. Nxb Ouvrières)

3. “Phép lạ xảy ra cho người bất toại trong Tin Mừng hôm nay có thể là hình ảnh của lòng tin cần được thanh luyện. Từ 38 năm qua, con người tàn tật này chờ một phép lạ, nhưng một phép lạ gắn liền với một hiện tượng bên ngoài là nước hồ lay động đã không bao giờ xảy đến. Chỉ khi người tàn tật này gặp gở Chúa Giêsu, xưng thú nỗi bất lực của mình và tin tưởng ờ lời Ngài thì lúc đó phép lạ mới thực sự được thực hiện” (Trích "Mỗi ngày một tin vui")

4. Một đức tin nhỏ sẽ đưa linh hồn bạn vào thiên đàng ; một đức tin lớn sẽ đưa thiên đàng vào linh hồn bạn (H. Spurgeon).
Lm. Carolo HỒ BẶC XÁI – Gp. Cần Thơ

01/04/14 THỨ BA TUẦN 4 MC
Ga 5,1-3.5-16

LÀ BẠN CỦA NGƯỜI KHỔ ĐAU
Đức Giê-su … biết anh sống trong tình trạng đó đã lâu, thì nói :” Anh có muốn khỏi bệng không ?” (Ga 5,6)
Suy niệm: “Mãi là người đến sau”, tên một bài hát, chính là thân phận của người đau ốm trong bài Tin Mừng. Đã 38 năm nay, anh vẫn mãi là người đến sau: “Khi tôi đến đó, thì đã có người khác xuống trước mất rồi!” Cuộc đời anh lặng lẽ trôi qua trong cô độc, không ai giúp đưa anh xuống hồ trước tiên để được khỏi bệnh. Rồi Đức Giê-su xuất hiện và thấy anh. Ngài gợi cho anh ước muốn rũ bỏ cuộc sống buồn sầu và thụ động. Ngài mời gọi anh đừng ngồi chờ phép lạ, nhưng cộng tác với Ngài bằng cách làm điều mà 38 năm nay anh chưa bao giờ làm được: “Anh hãy trỗi dậy, vác chõng mà đi!”Với quyết tâm của ý chí, khát khao của ước muốn, cùng với quyền năng Ngài, anh đã thành công.
Mời Bạn: Những trang Tin Mừng cho thấy Đức Giê-su luôn ưu ái những kẻ cô thế cô thân, sẵn lòng nâng đỡ những người không ai quan tâm. Ngài là bạn của những con người khổ đau, không có bạn hữu trên đời. Hãy chọn Ngài làm bạn thân của đời mình, bạn sẽ có người luôn thông cảm, chia sẻ tất cả những gì vui buồn sướng khổ trong cuộc đời. Bạn có nỗ lực sống tình bạn hữu với những người cô độc, kém may mắn không?
Sống Lời Chúa: Trong mùa Chay này tôi sẽ dành thời gian -thay vì thư giãn giải trí theo sở thích riêng- để nâng đỡ, thăm viếng, an ủi một người đang buồn sầu, đau khổ, bệnh tật...
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa luôn là người bạn với những ai cô đơn, buồn sầu. Xin giúp chúng con biết sống theo gương Chúa: mở đôi mắt nhìn thấy những người khổ đau, mở quả tim để yêu mến, mở đôi tay để diễn tả tình thương mến ấy cho con người. Amen.



Muốn trở nên lành mạnh 
Hôm nay Đức Giêsu cũng hỏi tôi: Con có muốn trở nên lành mạnh không? Ngài mời tôi đứng lên và mạnh dạn bước đi, bỏ lại quá khứ tội lỗi. Sau khi được chữa lành, ngài dặn tôi đừng phạm tội nữa 
Suy nim:
Các Tin Mừng Nhất lãm chẳng khi nào nói đến chuyện
Đức Giêsu chữa bệnh cho ai ở vùng Giêrusalem.
Riêng Tin Mừng Gioan nói đến chuyện Ngài chữa bệnh cho một anh bất toại
tại một cái hồ, gần Cửa Chiên dẫn vào khuôn viên Đền thờ Giêrusalem.
Hồ Bếtdatha này khá lớn, có hình chữ nhật, được ngăn làm hai phần.
Chính vì thế có đến năm hành lang, nơi đây người bệnh nằm la liệt.
Họ mắc đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền khác nhau,
nhưng ai đến đây cũng nuôi hy vọng khỏi bệnh.
Giữa bao người ốm đau tàn tật đó, dường như Đức Giêsu chỉ thấy một mình anh.
Ngài biết anh mắc bệnh đã lâu, nằm trên chõng một thời gian dài.
Ba mươi tám năm, thời gian bằng một nửa đời người.
Chính Đức Giêsu là người đến với anh và mở lời bằng một câu hỏi:
“Anh có muốn trở nên lành mạnh không?” (c. 6).
Câu hỏi có vẻ thừa này thật ra lại chạm đến nỗi khát khao sâu thẳm của anh.
Nó đụng đến chờ đợi mòn mỏi của anh từ nhiều năm qua.
Anh bất toại không trả lời câu hỏi của Đức Giêsu, người với anh vẫn còn xa lạ.
Nhưng anh lại muốn trải lòng cho người lạ này thấy cái ngõ cụt của mình,
những lý do khiến mình phải nằm ở đây lâu đến vậy.
“Tôi không có người đem tôi xuống hồ, khi nước động”: đó là lý do thứ nhất.
Tôi không có được sự trợ giúp từ phía bạn bè thân thuộc.
Tôi cô đơn, trơ trọi một mình.
Giá mà tôi có ai đó giúp tôi lúc cơ may đến…
“Lúc tôi tới đó, thì người khác đã xuống trước tôi rồi”: đó là lý do thứ hai.
Khi phải lê đi bằng chính sức của mình, thì tôi bao giờ cũng là người đến sau.
Tôi đã cố gắng nhiều lần, nhưng luôn phải cam chịu thất bại.
Bây giờ tôi còn dám tin vào mình nữa không?
Anh bất toại mong có một người bạn đem anh xuống nước đầu tiên.
Anh mơ thấy ngày trồi lên từ hồ nước, ướt sũng, nhưng đi lại bình thường.
Anh chẳng tin rằng ngày ấy là hôm nay.
Người bạn anh mong đang ở gần, kéo anh ra khỏi nỗi cô đơn.
Anh sẽ được khỏi bệnh mà người vẫn khô ráo.
“Anh hãy trỗi dậy, vác chõng mà đi !”: đây là lời mời hay mệnh lệnh?
Bất ngờ, nhanh chóng và dễ dàng, anh đã đứng lên và đi được.
Cái chõng đã vác anh, bây giờ anh vác nó.
Hãy nhìn những bước đi đầu tiên của người ba mươi tám năm bất toại.
Anh đã trở nên lành mạnh, dù anh không xin hay bày tỏ lòng tin nào (cc. 6, 9,14).
Giêsu đến với anh như một người bạn làm anh trở nên lành mạnh (cc. 11,15).
Vì chữa bệnh cho anh này vào ngày sabát, Ngài đã bắt đầu bị chống đối (c.16).
Hôm nay Đức Giêsu cũng hỏi tôi: Con có muốn trở nên lành mạnh không?
Con có muốn ra khỏi sự bất toại kinh niên của mình không?
Ngài mời tôi đứng lên và mạnh dạn bước đi, bỏ lại quá khứ tội lỗi.
Sau khi được chữa lành, ngài dặn tôi đừng phạm tội nữa (c. 14).
Cầu nguyn:
Lạy Cha,
thế giới hôm nay cũng như hôm qua
vẫn có những người bơ vơ lạc hướng
vì không tìm được một người để tin;
vẫn có những người đã chết từ lâu
mà vẫn tưởng mình đang sống;
vẫn có những người bị ám ảnh bởi thần ô uế,
ô uế của bạc tiền, của tình dục, của tiếng tăm;
vẫn có những người mang đủ thứ bệnh hoạn,
bệnh hoạn trong lối nhìn, lối nghĩ, lối sống;
vẫn có những người bị sống bên lề xã hội,
dù không phải là người phong...
Xin Cha cho chúng con nhìn thấy họ
và biết chạnh lòng thương như Con Cha.
Nhưng trước hết,
xin cho chúng con
nhìn thấy chính bản thân chúng con.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ


Suy niệm

ĐEM NỀM VUI ĐẾN CHO THA NHÂN

Có một điều làm tôi suy nghĩ khi đọc đoạn Tin mừng này: đó là người bệnh nằm bên bờ hồ đã lâu, nhưng không ai giúp anh ta. Vì thế anh ta không thể xuống hồ nước như ước nguyện. Anh ta sống trong cô đơn, đau khổ với cảm nhận chết dần chết mòn bên bờ hồ này. Tôi cũng cảm thấy buồn cho anh. Tại sao không ai giúp anh ta?
- Có lẽ ai nấy cũng phải lo chữa bệnh cho mình nên phải tranh giành nhau để xuống hồ trước.
- Có lẽ ai cũng có việc của mình nên không rảnh để giúp đỡ cho người khác.
- Có lẽ trái tim sắt đá đã làm cho người ta thờ ơ và lạnh nhạt với những đau khổ của tha nhân.
Thật may mắn cho bệnh nhân, Chúa Giêsu đã hiện diện. Chúa Giêsu đã chữa lành cho anh. Ngài chính là “nguồn nước” chữa lành và ban sự sống cho con người.
Ngày hôm nay, người ta vẫn tranh giành nhau để đạt danh lợi cho riêng mình:
- Vẫn có những người đau bệnh cần được giúp đỡ.
- Vẫn có nhiều người đang phải sống trong đau khổ nhưng không được quan tâm..
Lạy Chúa, xin cho con biết chia sẻ và nâng đỡ những người yếu đau bất hạnh. Xin cho con dám hy sinh dấn thân phục vụ, sống bác ái yêu thương để đem niềm vui cho người khác như Chúa đã chữa lành cho cho người bệnh tật trong bài Tin mừng hôm nay. Amen.


Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
1 THÁNG TƯ
Thiên Chúa Của Tình Yêu Vô Hạn
Bao nhiêu người trên thế giới, bao nhiêu dân tộc, bao nhiêu truyền thống, bao nhiêu nền văn hóa, bao nhiêu tôn giáo đã bảo vệ và tiếp tục bảo vệ hình ảnh của chính mình nghĩ ra về Thiên Chúa?
Thiên Chúa là hữu thể vô cùng hoàn hảo, là hữu thể tối cao và khôn dò; Ngài là Chủ Tể tuyệt đối của mọi sự. Dường như chuyện Ngài trở thành con người là điều không thể được; cũng dường như không thể được, chuyện Ngài hầu hạ và rửa chân cho các tông đồ, hoặc chuyện Ngài có thể chết trên thập giá. Nhưng, đó là cái nhìn của con người.
Cái nhìn của Thiên Chúa thì hoàn toàn khác. Nói một cách thật đơn giản: Thiên Chúa là tình yêu. Vì Ngài là tình yêu, Ngài đã tạo thành con người theo hình ảnh Ngài và giống như Ngài. Vì Ngài là tình yêu, Ngài đã thiết lập giao ước với con người. Vì Ngài là tình yêu, Ngài đã trở thành con người. Thiên Chúa đã yêu thương thế giới đến nỗi đã trao ban chính Con Một Ngài, để cho con người có thể đạt được sự sống đời đời (Ga 3,16). Vì Ngài là tình yêu, Thiên Chúa đã chấp nhận con đường thập giá để thứ tha tội lỗi nhân trần và để thiết lập giao ước mới – giao ước vĩnh cửu – trong máu Ngài. Vì Ngài là tình yêu, Ngài đã thiết lập Bí Tích Thánh Thể.
Tình yêu không nhắm gì khác ngoài sự tốt lành mà nó khao khát muốn làm. Vì sự tốt lành này mà Đấng Toàn Năng sẵn lòng trở nên yếu đuối như một con người, chấp nhận số phận chết như một con người. Ngài sẵn lòng trở nên yếu đuối và bị nhai nuốt đi như tấm bánh: “Này là Mình Thầy, sẽ bị nộp vì anh em. Anh em hãy làm việc này để tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22,19).
Con người có thể chấp nhận một Thiên Chúa chịu đóng đanh hay không? Con người có thể chấp nhận một Thiên Chúa hiến tế hay không? Đó là câu hỏi được đặt ra ngay chính trung tâm của Tam Nhật Thánh.
Hỏi – tức là đã trả lời. Vâng, con người có thể chấp nhận hay từ chối vị Thiên Chúa của tình yêu vô hạn ấy. Thật vậy, con người có thể quay lưng chống lại Thiên Chúa hay thậm chí phủ nhận sự hiện hữu của Ngài. Nhưng còn Thiên Chúa, Ngài “không thể phủ nhận chính Ngài” (2Tm 2,13). Ngài không thể thôi là chính Ngài! Ngài không thể thôi là tình yêu!
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 01-4
Ed 47, 1-9.12; Ga 5, 1-16.

LỜI SUY NIỆM: “Này, anh đã được khỏi bệnh. Đừng phạm tội nữa, kẻo lại phải khốn hơn trước!”
Đối với một bệnh nhân đã 38 năm luôn sống trong căn bệnh của mình, lại không có người thân bên cạnh. Chúa Giêsu đã nhìn thấy và thấu hiểu điều đó.Chúa đã tỏ tình yêu thương của Chúa đối với anh. Nên Chúa đã cho anh ta khỏi bệnh và Chúa căn dặn anh ta đừng phạm tội nữa; kẻo phải khốn nạn hơn.
Lạy Chúa Giêsu. Chúa cũng đang nhìn thấy và thấu hiểu mọi sự trong ngoài của mỗi người trong gia đình chúng con. Xin cho chúng con biết sám hối, biết chạy đến với Chúa, để được Chúa chữa lành với một quyết tâm chừa cải để khỏi tái phạm.
Mạnh Phương
01 Tháng Tư
Tu Ðâu Cho Bằng Tu Nhà Thờ Cha Kính Mẹ Mới Là Ðạo Con
Dương Phủ sinh ra trong một gia đình nghèo. Nhưng ông để hết tâm phụng dưỡng song thân.
Một hôm, ông nghe nói bên đất Thục có ông Vô Tế đại sĩ. Dương Phủ bèn xin từ biệt song thân để đến thụ giáo bậc hiền triết.
Ði được nửa đường, ông gặp một vị lão tăng. vị lão tăng khuyên Dương Phủ: "Gặp được bậc Vô Tế chẳng bằng gặp được Phật".
Dương Phủ hỏi vặn lại: "Phật ở đâu?". Vị lão tăng giải thích: "Nhà ngươi cứ quay trở về, gặp người nào mặc cái áo sắc như thế này, đi đôi dép kiểu như thế này thì chính là Phật đấy".
Dương Phủ nghe lời quay về nhà. Ði dọc đường, ông chẳng gặp ai như thế cả. Về đến nhà thì đã khuya, Dương Phủ gõ cửa gọi mẹ. Người mẹ mừng rỡ, khoác chăn, đi dép ra mở cửa. Bấy giờ, Dương phủ mới chợt nhận ra nơi mẹ mình hình dáng của Ðức Phật mà vị lão tăng đã mô tả.
Từ đấy, Dương Phủ mới nhận ra rằng cha mẹ trong nhà chính là Phật.

Thứ nhất thì tu tại gia
Thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa.
Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là đạo con.
Ðể yêu thương con người một cách trọn vẹn, Chúa đã trở thành một con người. Chúa có cha, có mẹ. Chúa sinh ra trong một gia đình... Con người không chỉ được cứu rỗi một cách lẻ loi, nhưng trong một gia đình. Con người cần có một gia đình để sinh ra, để lớn lên và thành toàn... Tại Nagiaréth, Chúa đã lớn lên trong ân sủng và dáng vóc. Chúa đã vâng phục Thánh Giuse và Mẹ Maria. Chúa đã học đọc, học viết và ngâm nga từng câu kinh thánh với Mẹ Maria. Chúa cũng học cách sử dụng từng dụng cụ trong xưởng mộc của Thánh Giuse.
Trong ba năm sống đời công khai, ngôn ngữ vàcách suy nghĩ của Chúa phản ánh phần nào sự giáo dục mà Chúa đã thụ hưởng nơi cha mẹ.
Xin Chúa thánh hóa tất cả mọi gia đình Việt Nam. Xin Chúa ban cho bậc cha mẹ ý thức được trách nhiệm giáo dục của họ. Xin Chúa ban cho con cái lòng hiếu thảo để biết vâng phục, kính yêu và phụng dưỡng cha mẹ, nhất là trong lúc tuổi già của các ngài... Và xin cho mọi gia đình Việt Nam luôn biết tranh đấu để bảo vệ sự hiệp nhất trong gia đình và biến gia đình thành Giáo Hội nhỏ của Chúa.
(Lẽ Sống)
1-4
Thánh Hugh ở Grenoble

(1052-1132)
T
hánh Hugh sinh năm 1052 ở Pháp. Ngài là một người cao lớn, đẹp trai và hòa nhã. Mặc dù ngài muốn tận hiến cho Thiên Chúa trong đan viện, nhưng ngài đã được ban cho một địa vị quan trọng. Ngài được thụ phong linh mục và sau đó được tấn phong giám mục.
Ngay khi làm giám mục, Ðức Hugh bắt đầu sửa đổi các tật xấu của nhiều người trong giáo phận. Ngài hoạch định nhiều chương trình khôn ngoan, nhưng đó chưa phải là tất cả những gì ngài thực hiện. Ðể xin Thiên Chúa thương xót đến người dân, ngài cầu nguyện với tất cả tâm hồn. Ngài hy sinh hãm mình cực độ. Trong một thời gian ngắn, nhiều giáo dân trong địa phận đã trở lại với nếp sống đạo đức. Chỉ có giới trưởng giả là tiếp tục chống đối ngài.
Tuy là giám mục, Ðức Hugh vẫn mong muốn đời sống một đan sĩ. Ðó là điều ngài thực sự mong ước. Ngài từ chức giám mục của giáo phận Grenoble và gia nhập đan viện. Tưởng đã yên thân, nhưng đó không phải là ý Chúa. Chỉ sau một năm, đức giáo hoàng đã yêu cầu ngài trở về Grenoble. Và Ðức Hugh đã vâng lời. Ngài biết rằng làm vui lòng Thiên Chúa thì quan trọng hơn là thoả mãn ý riêng.
Trong bốn mươi năm, hầu như lúc nào ngài cũng bị đau yếu. Ngài bị nhức đầu dữ dội cũng như bị đau bao tử. Tuy nhiên ngài vẫn gắng sức làm việc vì yêu mến dân chúng. Ngài chịu đau khổ vì những thử thách và cám dỗ. Nhưng nhờ sự cầu nguyện, ngài không bao giờ chịu thua tội lỗi.
Ðức Hugh từ trần ngày 1 tháng Tư 1132, chỉ hai tháng trước khi mừng sinh nhật thứ tám mươi của ngài, sau khi chu toàn bổn phận của một giám mục trong năm mươi hai năm. 
Vào năm 1134, chỉ hai năm sau khi ngài từ trần, Ðức Giáo Hoàng Innôxentê II đã tuyên xưng ngài là thánh.