Trang

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

April 8: Release of post-synodal Apostolic Exhortation

April 8: Release of post-synodal Apostolic Exhortation

(Vatican Radio) Pope Francis’s highly-anticipated post-synodal Apostolic Exhortation, “Amoris Laetitia” (The Joy of Love) on love in the family will be released on Friday 8th April. The Vatican said the Exhortation will be presented to journalists at the Holy See’s Press Office on Friday 8th April at 11.30. 
The text of the Apostolic Exhortation in Italian, French, English, German, Spanish and  Portuguese (in paper and/or digital format) will be available to accredited journalists from 8.00 a.m. (Rome time) on Friday 8th April. However, the document will remain under embargo until 12 noon that day. 
The panel of speakers at the press conference will include: Cardinal Lorenzo Baldisseri, general secretary of the Synod of Bishops; Cardinal Christoph Schönborn, O.P., archbishop of Vienna, and an Italian married couple: Professor Francesco Miano, lecturer in moral philosophy at Rome’s University of Tor Vergata, and his wife, Professor Giuseppina De Simone in Miano, lecturer in philosophy at the Theological Faculty of Southern Italy in Naples.
A simultaneous translation service will be available in Italian, English and Spanish. The Press Conference can be seen via live streaming (audio-video) on the site:
http://player.rv.va (Vatican Player, Vatican Radio) where it will subsequently remain available on demand. 

The Apostolic Exhortation is the conclusion of a two-year synod process discussing both the beauty and challenges of family life today.
In 2014 the Vatican hosted an Extraordinary Synod which was in preparation for the October 2015 Ordinary Synod. An estimated 190 bishops from around the world participated in each gathering.
The 2015 Synod’s theme was “the vocation and mission of the family in the Church and the modern world.”


Họp báo công bố Tông Huấn về gia đình

Họp báo công bố Tông Huấn về gia đình

VATICAN. Tông Huấn của ĐTC Phanxicô ”Amoris laetitia” (Niềm vui Yêu Thương) sẽ được công bố ngày thứ sáu 8-4-2016 trong cuộc họp báo tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh.
 Tông huấn đúc kết thành quả của hai Thượng HĐGM thế giới về gia đình: khóa đặc biệt tháng 10-2014 và khóa thường lệ thứ 14 tháng 10-2015.
 Hiện diện trên bàn chủ tọa cuộc họp báo có:
 - ĐHY Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký Thượng HĐGM thế giới,
 - ĐHY Christoph Schoenborn, OP, TGM giáo phận Vienne, Chủ tịch HĐGM Áo
 - Đôi vợ chồng: Giáo Sư Francesco Miano, giáo sư triết học luân lý tại Đại học Tor Vergata Roma và Giáo Sư Giuseppina De Simone in Miano, giáo sư triết tại Phân khoa Thần học Nam Italia ở Napoli.
 Trong cuộc họp báo có thông dịch trực tiếp bằng tiếng Ý, Anh và Tây Ban Nha
 Ngoài ra, có thể theo dõi Video trực tiếp từ mạng của Đài Vatican: http://player.rv
 G. Trần Đức Anh OP


Đại Hội Âu Châu kỳ 3 về Tông Đồ Lòng Thương Xót

Đại Hội Âu Châu kỳ 3 về Tông Đồ Lòng Thương Xót

ROMA. Chiều 31-3-2016, Đại Hội Âu Châu kỳ 3 về lòng Thương Xót đã khai diễn tại Roma và kéo dài cho đến chúa nhật 3-4 tới đây.
 Đại hội tiến dành dưới sự phối hợp của ĐHY Christoph Schoenborn, O.P, TGM giáo phận Vienne, Chủ tịch HĐGM Áo, và Cha Patrice Chocholsko, Giám đốc Đền thánh Gioan Maria Vianney, ở Ars bên Pháp. Hai vị là Chủ tịch và Tổng thư ký các Hội nghị thế giới về tông đồ lòng thương xót.
 Tham dự Đại Hội cũng có các đoàn đại biểu đến từ nhiều nước trên thế giới, kể cả những người Hồi giáo, đạo Sikh và Phật giáo.
 Đại hội diễn ra tại Vương cung thánh đường thánh Andrea della Valle, cách Vatican 1 cây số, và có chủ đề là ”Lòng thương xót và chính trị tại Âu Châu”, với chứng từ về hệ thống các ”thị trấn lòng thương xót” trên thế giới. Đặc biệt có một chứng nhân nổi bật được trình bày là Vị Tôi Tớ Chúa Robert Schuman (1886-1963), nguyên là thủ tướng Pháp và là một trong những người đã khởi xướng Liên hiệp Âu Châu và Hội đồng Âu Châu. Cha Joseph Jos, phó thỉnh nguyện viên án phong chân phước cho vị Tôi Tớ Chúa này, thuyết trình về đề tài ”Robert Schuman và lòng thương xót chính trị tại Âu Châu”, một chủ đề rất thời sự hiện nay, giữa lúc Âu Châu đang phải giải quyết vấn đề di dân và tị nạn.
 ĐHY Schoenborn nói rằng: ”Nguy cơ hiện nay là mỗi nước co cụm vào những ranh giới của mình, và những hàng rào, những bức tường được tái lập. Âu Châu đang sống trong thời điểm khó khăn và Giáo Hội có thể góp phần giữa cho đại lục này được thống nhất. Tình bác ái có thể lướt thắng sợ hãi và những trào lưu mới quốc gia chủ nghĩa mà người ta tưởng là những điều đã thuộc về quá khứ”.
 Trong Đại Hội cũng có một bài lectio divina, đọc và nguyện gẫm Lời Chúa, với chủ đề ”Lòng thương xót”.
 Các tham dự viên sẽ dự buổi canh thức cầu nguyện với ĐTC lúc 6 giờ chiều thứ bẩy 2-4-2016 tại Quảng trường Thánh Phêrô và thánh lễ ngài chủ sự lúc 10 giờ sáng chúa nhật tới đây, 3-4, lễ kính Lòng Thương Xót Chúa. Trong số các nhóm tín hữu tham dự đặc biệt có 500 thành viên của Phong trào ”Huynh đoàn Tông Đồ lòng Chúa Thương Xót”. Phong trào này được thành lập cách đây 20 năm do một thiếu niên 13 tuổi, nay là Linh mục Pasqualino di Dio, thuộc giáo phận Piađđa Armerina. Các thành viên Phong trào này sống ơn gọi bí tích rửa tội, phục vụ Giáo Hội, làm chứng cho mọi người về cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô hằng sống qua thái độ tín thác đối với Thiên Chúa và từ bi đối với tha nhân.
 Hiện nay tại Italia, phòng trào này khởi xướng và duy trì nhiều hoạt động từ thiện bác ái, trợ giúp người nghèo cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.
 Các đại hội thế giới về lòng thương xót đã được khởi xướng sau khi ĐTC Gioan Phaolô 2 qua đời năm 2005, người đã thành lập lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa. Đại hội đầu tiên tiến hành tại Roma năm 2008, rồi tại Cracovia năm 2011, tiếp đến là Bogotà Colombia năm 2014. Đại hội lần tới đây sẽ tiến hành tại Manila Philippines vào tháng giêng năm tới, 2017 (RG Fr. 30-3-2016)
 G. Trần Đức Anh OP


APRIL 01, 2016 : FRIDAY IN THE OCTAVE OF EASTER

Friday in the Octave of Easter
Lectionary: 265

Reading 1ACTS 4:1-12
After the crippled man had been cured,
while Peter and John were still speaking to the people,
the priests, the captain of the temple guard,
and the Sadducees confronted them,
disturbed that they were teaching the people
and proclaiming in Jesus the resurrection of the dead.
They laid hands on Peter and John
and put them in custody until the next day,
since it was already evening.
But many of those who heard the word came to believe
and the number of men grew to about five thousand.

On the next day, their leaders, elders, and scribes
were assembled in Jerusalem, with Annas the high priest,
Caiaphas, John, Alexander,
and all who were of the high-priestly class.
They brought them into their presence and questioned them,
“By what power or by what name have you done this?”
Then Peter, filled with the Holy Spirit, answered them,
“Leaders of the people and elders:
If we are being examined today
about a good deed done to a cripple,
namely, by what means he was saved,
then all of you and all the people of Israel should know
that it was in the name of Jesus Christ the Nazorean
whom you crucified, whom God raised from the dead;
in his name this man stands before you healed.
He is the stone rejected by you, the builders,
which has become the cornerstone.

There is no salvation through anyone else,
nor is there any other name under heaven
given to the human race by which we are to be saved.”
R. (22) The stone rejected by the builders has become the cornerstone.
or:
R. Alleluia.
Give thanks to the LORD, for he is good,
for his mercy endures forever.
Let the house of Israel say,
“His mercy endures forever.”
Let those who fear the LORD say,
“His mercy endures forever.”
R. The stone rejected by the builders has become the cornerstone.
or:
R. Alleluia.
The stone which the builders rejected
has become the cornerstone.
By the LORD has this been done;
it is wonderful in our eyes.
This is the day the LORD has made;
let us be glad and rejoice in it.
R. The stone rejected by the builders has become the cornerstone.
or:
R. Alleluia.
O LORD, grant salvation!
O LORD, grant prosperity!
Blessed is he who comes in the name of the LORD;
we bless you from the house of the LORD.
The LORD is God, and he has given us light.
R. The stone rejected by the builders has become the cornerstone.
or:
R. Alleluia.

AlleluiaPS 118:24
R. Alleluia, alleluia.
This is the day the LORD has made;
let us be glad and rejoice in it.
R. Alleluia, alleluia.
GospelJN 21:1-14
Jesus revealed himself again to his disciples at the Sea of Tiberias.
He revealed himself in this way.
Together were Simon Peter, Thomas called Didymus,
Nathanael from Cana in Galilee,
Zebedee’s sons, and two others of his disciples.
Simon Peter said to them, “I am going fishing.”
They said to him, “We also will come with you.”
So they went out and got into the boat,
but that night they caught nothing.
When it was already dawn, Jesus was standing on the shore;
but the disciples did not realize that it was Jesus.
Jesus said to them, “Children, have you caught anything to eat?”
They answered him, “No.”
So he said to them, “Cast the net over the right side of the boat
and you will find something.”
So they cast it, and were not able to pull it in
because of the number of fish.
So the disciple whom Jesus loved said to Peter, “It is the Lord.”
When Simon Peter heard that it was the Lord,
he tucked in his garment, for he was lightly clad,
and jumped into the sea.
The other disciples came in the boat,
for they were not far from shore, only about a hundred yards,
dragging the net with the fish.
When they climbed out on shore,
they saw a charcoal fire with fish on it and bread.
Jesus said to them, “Bring some of the fish you just caught.”
So Simon Peter went over and dragged the net ashore
full of one hundred fifty-three large fish.
Even though there were so many, the net was not torn.
Jesus said to them, “Come, have breakfast.”
And none of the disciples dared to ask him, “Who are you?”
because they realized it was the Lord.
Jesus came over and took the bread and gave it to them,
and in like manner the fish.
This was now the third time Jesus was revealed to his disciples
after being raised from the dead.


Meditation: "Jesus revealed himself again to the disciples"
Why didn't the apostles immediately recognize the Lord when he greeted them at the Sea of Tiberias? John gives us a clue. He states that Peter had decided to return to his home district of Galilee, very likely so he could resume his fishing career. Peter was discouraged and didn't know what to do after the tragedy of Jesus' death! He went back to his previous career out of despair and uncertainty. The other apostles followed him back to Galilee.
When was the last time Peter was commanded to let down his net after a futile night of fishing? It was at the beginning of Jesus' ministry in Galilee when the Lord dramatically approached Peter in his fishing boat after a futile night of fishing and commanded him to lower his nets (see Luke 5:4-11). After the miraculous catch, Jesus told Peter that he would be 'catching people" for the kingdom of God. Now Jesus repeats the same miracle. John, the beloved disciple, is the first to recognize the Lord. Peter impulsively leaps from the boat and runs to the Lord. Do you run to the Lord when you meet setbacks, disappointments, or trials? The Lord is ever ready to renew us in faith and to give us fresh hope in his promises.
Skeptics who disbelieve the resurrection say the disciples only saw a vision of Jesus. The Gospels, however, give us a vivid picture of the reality of the resurrection. Jesus went out of his way to offer his disciples various proofs of his resurrection - that he is real and true flesh, not just a spirit or ghost. In his third appearance to the apostles, after Jesus performed the miraculous catch of fish, he prepared a breakfast and ate with them. Peter's prompt recognition of the Master - It is the Lord! - stands in sharp contrast to his previous denial of his Master during the night of Jesus' arrest. The Lord Jesus reveals himself to each of  us as we open our hearts to hear his word. Do you recognize the Lord's presence in your life and do you receive his word with faith?
"Lord Jesus, you are the Resurrection and the Life. Increase my faith in the power of your resurrection and in the truth that you are truly alive! May I never doubt your life-giving word nor stray from your presence."
Daily Quote for Easter WeekResurrected Bodies, by Augustine of Hippo, 430-543 A.D.
"The bodies of the righteous at the resurrection will need neither any fruit to preserve them from dying of disease or the wasting decay of old age nor any bodily nourishment to prevent hunger and thirst. For they will be endowed with such a sure and inviolable gift of immortality that they will not eat because they have to, but only if they want to. Not the power but the necessity of eating and drinking shall be taken away from them... just like our Savior after his resurrection took meat and drink with his disciples, with spiritual but still real flesh, not for the sake of nourishment, but in an exercise of his power."(excerpt from City of God 13.22)


SOLEMNITY OF FRIDAY WITHIN THE OCTAVE OF EASTER
FRIDAY, APRIL 1, JOHN 21:1-14

(Acts 4:1-12; Psalm 118)

KEY VERSE: "It is the Lord!" (v 7).
TO KNOW: After the resurrection, Peter and six other disciples went fishing. In the half-light of the morning, the Risen Christ called to them from the shore, telling them to cast their nets to the right side of the boat. Although they had fished all night and caught nothing, their obedience brought forth a great draught of fish. John was the first to understand the meaning of this sign and cried "It is the Lord!" Peter was the first to act, swimming and dragging the heavily laden net to shore. Although the net held a great catch of fish it was not torn. The unbroken net is a symbol of the future mission of the Church to bring souls to Christ. St. Jerome claimed that the Greeks identified 153 species of fish in the sea. The miraculous catch included every kind of fish; therefore, the number symbolized the day when all of the nations would be gathered together in God's kingdom. When Jesus' disciples assembled on the shore, he shared a meal with them, distributing bread and fish just as he did in the miraculous multiplication of the loaves and fish in the wilderness (Jn 6:1-13). The Risen Christ was not a vision or a spirit, nor was he a ghost. He was the Lord who conquered sin and death by his dying and rising.
TO LOVE: Do I allow the Lord to direct me despite my doubts as to the outcome?
TO SERVE: Risen Lord, guide all my words and deeds so that I will bring many souls to you.

APRIL FOOL'S DAY

Ancient cultures, including those as varied as the Romans and the Hindus, celebrated New Year's Day on April 1, which closely follows the vernal equinox (March 20th or March 21st.). In medieval times, much of Europe celebrated March 25, the Feast of Annunciation, as the beginning of the New Year. In 1582, Pope Gregory XIII ordered a new calendar (Gregorian) to replace the old Julian Calendar. The new calendar called for New Year's Day to be celebrated January 1. Communications being what they were in those days, many people did not receive the news for several years. Others refused to accept the new calendar and continued to celebrate the New Year on April 1. These backward folk, labeled as "fools," were subject to ridicule and made the butt of practical jokes. The first of April is the day we remember what we are the other 364 days of the year. - Mark Twain

Friday 1 April 2016

Fri 1st. Easter Friday.Acts 4:1-12. The stone rejected by the builders has become the cornerstonePs 117(118):1-2, 4, 22-27. John 21:1-14.


An abundant catch.

On our cute little family holidays, my dad and brothers used to go fishing while Mum and I went and looked at craft or second-hand bookshops. Let’s just say, we never ate an abundance of dad and the boys’ catch, and it would have annoyed mum anyway had they returned with a trout, as she’d have had to cook it. Today’s reading is about an abundant catch. It recounts the third appearance of Jesus to the disciples after his death. Truthfully, upon hearing that scripture I would impiously wonder how anyone could stomach eating fish for breakfast, but I digress. In the spiritual life, periods of emptiness are necessary. That is why we fast during the season of Lent. And with Easter comes the abundant new life in Christ. May we reflect today on emptiness and abundance, and consider their presence in our lives.

LECTIO DIVINA: JOHN 21,1-14
Lectio Divina: 
 Friday, April 1, 2016
Easter Time


1) Opening prayer
Our God and Father,
through our risen Lord, your Son Jesus Christ,
you have given us a message of hope
and a person to live for.Free our faith from triviality and routine
and fill us with his Spirit of courage,
that we may learn to live
with the insecurities of the change of renewal
ever-demanded by the gospel
and by the needs of the times.
May our Christian living bear witness
to the name of him by whom we are saved,
Jesus Christ, our risen Lord.

2) Gospel Reading - John 21, 1-14
Later on, Jesus revealed himself again to the disciples. It was by the Sea of Tiberias, and it happened like this: Simon Peter, Thomas called the Twin, Nathanael from Cana in Galilee, the sons of Zebedee and two more of his disciples were together. Simon Peter said, 'I'm going fishing.' They replied, 'We'll come with you.' They went out and got into the boat but caught nothing that night. When it was already light, there stood Jesus on the shore, though the disciples did not realise that it was Jesus. Jesus called out, 'Haven't you caught anything, friends?' And when they answered, 'No,' he said, 'Throw the net out to starboard and you'll find something.' So they threw the net out and could not haul it in because of the quantity of fish.
The disciple whom Jesus loved said to Peter, 'It is the Lord.' At these words, 'It is the Lord,' Simon Peter tied his outer garment round him (for he had nothing on) and jumped into the water. The other disciples came on in the boat, towing the net with the fish; they were only about a hundred yards from land.
As soon as they came ashore they saw that there was some bread there and a charcoal fire with fish cooking on it. Jesus said, 'Bring some of the fish you have just caught.' Simon Peter went aboard and dragged the net ashore, full of big fish, one hundred and fifty-three of them; and in spite of there being so many the net was not broken. Jesus said to them, 'Come and have breakfast.' None of the disciples was bold enough to ask, 'Who are you?'. They knew quite well it was the Lord.
Jesus then stepped forward, took the bread and gave it to them, and the same with the fish. This was the third time that Jesus revealed himself to the disciples after rising from the dead.

3) Reflection
• Chapter 21 of the Gospel of Saint John seems like an appendix which was added later after the Gospel had already been written. The conclusion of the previous chapter (Jn 20, 30-31) makes one perceive that it is an addition. However, whether it is an addition or not, it is the Word of God which presents us the beautiful message of the Resurrection on this fifth day of Easter week.
• John 21, 1-3: The fisherman of men returns to be a fisherman of fish. Jesus has died and has risen. At the end of three years of life together with Jesus, the disciples returned toward Galilee. A group of them find themselves together before the lake. Peter goes back to the past and says: “I am going fishing!” The others answer: “We will come with you!” Thus, Thomas, Nathanael, John and James together with Peter go to the boat to go fishing. They go back to the life of the past as if nothing had happened. But something did happen. Something was taking place! The past did not return! “We have caught nothing!” They go back to the shore, tired. This had been a night filled with frustration.
• John 21, 4-5: The context of the new apparition of Jesus. Jesus was on the shore, but they did not recognize him. Jesus asks: “Little children, have you anything to eat?” They answered: “No!” In the negative response they realize that the night had been deceiving because they had caught nothing, no fish. They had been called to be fishermen of men (Mk 1, 17; Lk 5, 10), and they go back to be fishermen of fish. But something had changed in their life! The experience of three years with Jesus produces in them an irreversible change. It was no longer possible to return to the past as if nothing had happened, as if nothing had changed.
• John 21, 6-8: “Throw the net out to the right of the boat and you will find something” They did something which perhaps they had never done in their life. Five experienced fishermen obey a foreigner who orders them to do something which is in contrast to their experience. Jesus, that unknown person, who is on the shore, orders them to throw the net on the right side of the boat. They obey; they throw the net, and behold the unexpected result. The net was full of fish! How was this possible! How to explain this surprise so unexpected, unforeseen! Love makes one discover. The beloved disciple says: “It is the Lord”. This intuition clarifies everything. Peter jumped into the water to get close to Jesus very quickly. The other disciples follow him, pulling the boat, and dragging the net full of fish.
• John 21, 9-14: The kindness of Jesus. Coming ashore, they saw a charcoal fire which had been lit by Jesus, where he was roasting fish and bread. He asked them to take some of the fish they had caught and immediately Peter went to the boat and towed the net containing one hundred and fifty fish. A great number of fish and the net did not break. Jesus calls the multitude: “Come and eat!” He had the kindness to prepare something to eat after a deceiving night during which they had caught nothing. A very simple gesture which reveals something of God’s love for us. “Anyone who has seen me has seen the Father” (Jn 14, 9). None of the disciples was bold enough to ask, Who are you, because they knew he was the Lord. And recalling the Eucharist, John, the Evangelist contemplates: “Jesus stepping forward took the bread and gave it to them”. Thus, he suggests that the Eucharist is the privileged place for the encounter with the Risen Jesus.

4) Personal questions
• Has it ever happened to you that someone has told you to throw the net to the right side of your life, to do something contrary to your experience? Have you obeyed? Have you thrown in the net?
• The kindness of Jesus. How is your kindness in the small things of life?

5) Concluding Prayer
Give thanks to Yahweh for he is good,
for his faithful love endures for ever.
Let those who fear Yahweh say,
'His faithful love endures for ever.' (Ps 118)



01-04-2016 : THỨ SÁU - TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH

01/04/2016
Thứ sáu tuần BÁT NHẬT PHỤC SINH


Bài Ðọc I: Cv 4, 1-12
"Ơn cứu độ không gặp được ở nơi một ai khác".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, đang lúc Phêrô và Gioan giảng cho dân chúng (sau khi chữa lành người què), thì các tư tế, vị lãnh binh cai đền thờ và các người thuộc nhóm Sađốc áp tới, bực tức vì các ngài giảng dạy dân chúng và công bố việc Ðức Giêsu từ cõi chết sống lại. Họ ra tay bắt các ngài và đem tống giam vào ngục cho đến hôm sau, vì lúc đó đã chiều tối rồi. Nhưng trong số những kẻ nghe giảng, có nhiều người tin, và nguyên số đàn ông cũng đã tới năm ngàn người. Ðến hôm sau, các thủ lãnh, kỳ lão và luật sĩ ở Giêrusalem, có cả Anna thượng tế, Caipha, Gioan, Alexanđê, và tất cả những người thuộc dòng tư tế, nhóm họp. Họ cho điệu hai ngài ra giữa mà chất vấn rằng: "Các ông lấy quyền hành và danh nghĩa nào mà làm điều đó?"
Lúc bấy giờ Phêrô được đầy Thánh Thần đã nói: "Thưa chư vị thủ lãnh toàn dân và kỳ lão, xin hãy nghe, nhân vì hôm nay chúng tôi bị đem ra xét hỏi về việc thiện đã làm cho một người tàn tật, về cách thức mà con người đó đã được chữa khỏi, xin chư vị tất cả, và toàn dân Israel biết cho rằng: Chính nhờ Danh Ðức Giêsu Kitô Nadarét, Chúa chúng tôi, Người mà chư vị đã đóng đinh, và Thiên Chúa đã cho từ cõi chết sống lại, chính nhờ danh Người mà anh này được lành mạnh như chư vị thấy đây. Chính Người là viên đá đã bị chư vị là thợ xây loại ra, đã trở thành viên Ðá Góc tường; và ơn cứu độ không gặp được ở nơi một ai khác. Bởi chưng không một Danh nào khác ở dưới gầm trời đã được ban tặng cho loài người, để nhờ vào Danh đó mà chúng ta được cứu độ".
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 117, 1-2 và 4. 22-24. 25-27a
Ðáp: Phiến đá mà những người thợ xây loại bỏ, đã biến nên tảng đá góc tường (c. 22).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa hảo tâm, vì đức từ bi của Người muôn thuở. Hỡi nhà Israel, hãy xướng lên: "Ðức từ bi của Người muôn thuở". Hỡi những người tôn sợ Chúa, hãy xướng lên: "Ðức từ bi của Người muôn thuở". - Ðáp.
2) Phiến đá mà những người thợ xây loại bỏ, đã biến nên tảng đá góc tường. Việc đó đã do Chúa làm ra, việc đó kỳ diệu trước mắt chúng ta. Ðây là ngày Chúa đã thực hiện, chúng ta hãy mừng rỡ hân hoan về ngày đó. - Ðáp.
3) Thân lạy Chúa, xin gia ơn cứu độ; thân lạy Chúa, xin ban cho đời sống phồn vinh. Phúc đức cho Ðấng nhân danh Chúa mà đến; từ nhà Chúa, chúng tôi cầu phúc cho chư vị. Chúa là Thiên Chúa và đã soi sáng chúng tôi. - Ðáp.

Alleluia: Tv 117, 24
Alleluia, alleluia! - Ðây là ngày Chúa đã thực hiện, chúng ta hãy mừng rỡ hân hoan về ngày đó. - Alleluia.

Phúc Âm: Ga 21, 1-14
"Chúa Giêsu đến, cầm bánh và cá trao cho họ ăn".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, lúc các môn đệ đang ở bờ biển Tibêria, Chúa Giêsu lại hiện đến. Công việc đã xảy ra như sau: Simon Phêrô, Tôma cũng gọi là Ðiđymô, Nathanael quê tại Cana xứ Galilêa, các con ông Giêbêđê, và hai môn đệ nữa đang ở với nhau. Simon Phêrô bảo: "Tôi đi đánh cá đây". Các ông kia nói rằng: "Chúng tôi cùng đi với ông". Mọi người ra đi xuống thuyền. Nhưng đêm ấy các ông không bắt được con cá nào. Lúc rạng đông, Chúa Giêsu hiện đến trên bờ biển, nhưng các môn đệ không biết là Chúa Giêsu. Người liền hỏi: "Này các con, có gì ăn không?" Họ đồng thanh đáp: "Thưa không". Chúa Giêsu bảo: "Hãy thả lưới bên hữu thuyền thì sẽ được". Các ông liền thả lưới và hầu không kéo nổi lưới lên, vì đầy cá. Người môn đệ Chúa Giêsu yêu, liền nói với Phêrô: "Chính Chúa đó". Simon Phêrô nghe nói là Chúa, liền khoác áo vào, vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. Các môn đệ khác chèo thuyền vào và kéo lưới đầy cá theo, vì không còn xa đất bao nhiêu, chỉ độ hai trăm thước tay.
Khi các ông lên bờ, thấy có sẵn lửa than, trên để cá và bánh. Chúa Giêsu bảo: "Các con hãy mang cá mới bắt được lại đây". Simon Phêrô xuống thuyền kéo lưới lên bờ. Lưới đầy toàn cá lớn; tất cả được một trăm năm mươi ba con. Dầu cá nhiều đến thế, nhưng lưới không rách.
Chúa Giêsu bảo rằng: "Các con hãy lại ăn". Không ai trong đám ngồi ăn dám hỏi: "Ông là ai?" Vì mọi người đã biết là Chúa. Chúa Giêsu lại gần, lấy bánh trao cho các môn đệ; Người cũng cho cá như thế. Ðây là lần thứ ba, Chúa Giêsu đã hiện ra với môn đệ khi Người từ cõi chết sống lại.
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm: Chúa Hiện Ra Trên Biển Hồ Tibêria
Một người da đỏ rời bỏ nơi cư trú ở thôn quê để về thành phố thăm lại người bạn da trắng. Anh nhìn thấy cuộc sống náo nhiệt và xô bồ của thành phố đã tạo cho anh không ít ngạc nhiên và thích thú. Lúc hai người đang dạo chơi trên đường phố, thình lình người da đỏ chợt dừng lại và đập nhẹ vào vai người bạn da trắng và nói nhỏ: "Chúng ta hãy dừng lại tí chút, anh có nghe thấy gì không?" Người da trắng quay lại và mỉm cười nói với bạn: "Tiếng máy nổ, tiếng còi, tiếng gầm của xe buýt, tiếng bước của người qua lại. Còn anh, anh nghe thấy gì?" "Tôi nghe thấy tiếng kêu của một chú dế mèn gần đâu đây đang gáy". Anh bạn da trắng đứng lại, lắng tai và chăm chú nghe kỹ hơn, nhưng rồi lắc đầu đáp: "Tôi nghĩ là anh đang đùa, làm gì mà có dế mèn ở đây. Mà dù cho có đi nữa thì làm sao anh có thể nghe được tiếng nó gáy giữa muôn vàn náo động của thành phố sầm uất nhộn nhịp này". Người da đỏ nghiêm trang trả lời: "Có mà. Tôi nghe tiếng nó gáy chỉ đâu đây thôi". Nói rồi anh bước lại gần bức tường cách đó vài thước, một dây nho dại đang bò trên vách tường, dưới gốc nho là một bụi cỏ và vài chiếc lá khô đủ để cho một chú dế ẩn nấp và đang cất tiếng gáy.
Cuối cùng anh bạn da trắng cũng thấy được con dế. Bấy giờ anh gật đầu thán phục: "Lỗ tai của người da đỏ các anh quả thật là thính hơn bọn da trắng chúng tôi nhiều". Thế nhưng, người da đỏ lắc đầu đáp lại: "Chẳng phải vậy đâu. Tôi sẽ chứng minh cho anh thấy". Ðoạn anh ấy rút trong túi ra một đồng tiền và cho lăn nhẹ trên vệ đường, tiếng va chạm leng keng của đồng tiền cũng thật nhỏ, tưởng chừng như mất hút giữa những tiếng động ồn ào của thành phố. Vậy mà như có một hiệu lệnh, đồng tiền lăn trên đây thì mọi chiếc đầu, mọi cặp mắt đều quay về đó. Lượm đồng tiền lên và cho vào túi, người da đỏ mỉm cười với bạn mình. Vì thế, lỗ tai của người nào cũng nghe rõ như nhau, nhưng có khác chăng là nó chỉ nghe quen với âm thanh và những điều người ta lưu tâm đến.
Anh chị em thân mến!
Thông thường thì khả năng nghe biết của mọi người như nhau và có những giọng nói thật giống nhau. Tuy nhiên, giữa những giọng nói giống nhau đó, có giọng được cất lên, có giọng lại như chìm vào trong thầm lặng.
Thật vậy, trong ba năm theo Thầy trên đường rao giảng Tin Mừng, chắc hẳn các môn đệ đã quá quen thuộc với giọng nói của Thầy mình. Thế mà vì những nhọc nhằn suốt đêm chẳng bắt được một con cá nào, các ông đã không nhận ra Ngài, chỉ có lòng mến sắt son mới cho phép thánh Phêrô nhận ra Thầy mình, và ông đã thốt lên bằng một câu nói thật vắn gọn: "Thầy đó".
Trước đây, chỉ vì lòng mến đã thôi thúc Gioan chạy đến mồ trước, nhưng ông lại đợi Phêrô để cả hai cùng vào để xác nhận việc Thầy mình đã sống lại. Cũng chính do lòng mến mộ mà các ông đã giới thiệu cho các bạn hữu biết việc Chúa Kitô Phục Sinh.
Ðây là điều mà Kitô hữu ở mọi thời đại đều phải bắt chước gương của các tông đồ. Vì đến với Chúa là một điều tốt, nhưng sẽ tốt hơn nếu có nhiều người khác nữa cùng đến với Ngài.
Lạy Chúa, trong cuộc sống con không dám xin Chúa cất đi những nhọc nhằn, vì đó là thân phận tội lỗi của con người. Con chỉ xin Chúa ban cho con lòng Tin Mến, để giữa những nghịch cảnh cuộc đời, con có thể nhận ra được sự hiện diện của Chúa, tìm được niềm vui và hy vọng trong Chúa. Từ đó, con có thể đem Chúa đến cho người khác, hầu cho họ luôn tin yêu vào sự Phục Sinh vinh quang của Chúa. Amen.
Veritas Asia


LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ Sáu Tuần I BNPS
Bài đọc: Acts 4:1-12; Jn 21:1-14.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Chúa Giêsu vẫn đang hoạt động với các tông đồ.
Chúa chết chưa hết truyện, mà là bắt đầu một kỷ nguyên mới; một kỷ nguyên mà từ nay, Ngài họat động từ trong và với các tông đồ.
Các Bài Đọc hôm nay dẫn chứng việc Chúa Giêsu vẫn sống và làm việc với các tông đồ. Trong Bài Đọc I, những người trong Thượng Hội Đồng rất ngạc nhiên khi thấy hai ông Phêrô và Gioan có thể chữa lành một người què từ lúc mới sinh. Họ chất vấn hai ông nhờ quyền năng nào và nhân danh ai làm chuyện đó. Ông Phêrô được đầy quyền năng Thánh Thần đã mạnh dạn tuyên xưng: chúng tôi nhân danh Chúa Giêsu Nazareth, Người đã bị các ông đóng đinh vào Thập Giá. Ngài vẫn đang sống và họat động trong chúng tôi; và không ai có thể được cứu độ nếu không tin vào Danh Ngài. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu vẫn hằng theo dõi cuộc sống của các tông đồ. Khi thấy các ông vất vả suốt đêm mà không bắt được con cá nào, Người hướng dẫn các ông cách bắt nhiều cá. Khi thấy các ông mệt mỏi và đói khát, Ngài chuẩn bị đồ ăn thức uống để các ông được tăng sinh lực.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Bổn cũ tái diễn, Thượng Hội Đồng cho bắt Phêrô và Gioan.
1.1/ Phêrô và Gioan đụng độ với Thượng Hội Đồng: Như Chúa Giêsu, hai ông biết sẽ phải ra trước Thượng Hội Đồng, nếu tiếp tục những gì Chúa đã từng làm; nhưng hai ông không sợ và bỏ chạy như trong Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu. Niềm tin vào Chúa Phục Sinh đã làm cho hai ông can đảm làm chứng cho Chúa mà không sợ bị bắt bớ, roi vọt, tù đày.
Khi hai ông còn đang nói với dân, thì có các tư tế, viên lãnh binh Đền Thờ, và các người thuộc nhóm Sadducees kéo đến. Lý do họ bắt các ông: “Họ bực tức vì các ông giảng dạy cho dân và dựa vào trường hợp Đức Giêsu mà loan báo kẻ chết sẽ sống lại.” Nhóm Sadducees không tin có sự sống lại, và càng bực tức với các tông đồ, vì đã đụng chạm đến niềm tin của họ. Họ dùng bạo lực, bắt hai ông và tống ngục cho đến ngày hôm sau, vì trời đã về chiều.
Nhưng làm sao họ có thể đàn áp mãi sự thật? Vì ngày hôm đó, trong đám người nghe lời giảng, có nhiều kẻ đã tin theo hai ông. Điều họ sợ toàn dân sẽ bỏ họ và theo Chúa Giêsu đã thành sự thật, chỉ riêng số đàn ông đã lên đến chừng năm ngàn. Họ lo sợ nhưng không làm gì được. Họ chỉ có thể dùng sức mạnh để đàn áp cá nhân; nhưng không thể áp đảo dân chúng.
1.2/ Phêrô và Gioan làm chứng cho Chúa Giêsu: Hôm sau, các thủ lãnh Do-thái, các kỳ mục và kinh sư họp nhau tại Jerusalem. Có cả thượng tế Hannah, các ông Caiaphas, Gioan, Alexandre và mọi người trong dòng họ thượng tế. Họ cho điệu hai Tông Đồ ra giữa hội đồng và tra hỏi:
(1) Câu hỏi quan trọng họ đặt ra cho Phêrô và Gioan: "Nhờ quyền năng nào hay nhân danh ai mà các ông làm điều ấy?" Điều mà họ ám chỉ đây là việc chữa lành người què từ lúc mới sinh.
(2) Câu trả lời của Phêrô: Bấy giờ, ông Phêrô được đầy Thánh Thần, liền nói với họ và toàn dân Israel: “Chúng tôi nhân danh chính Đức Giêsu Kitô, người Nazareth, Đấng mà quý vị đã đóng đinh vào Thập Giá, và Thiên Chúa đã làm cho trỗi dậy từ cõi chết, chính nhờ Đấng ấy mà người này được lành mạnh ra đứng trước mặt quý vị. Đấng ấy là tảng đá mà quý vị là thợ xây loại bỏ, chính tảng đá ấy lại trở nên đá tảng góc tường.” Lời tuyên xưng của Phêrô cũng là lời tố cáo tội lỗi họ đã xúc phạm đến Con Thiên Chúa.
Ông Phêrô còn đi xa hơn khi tuyên xưng: “Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một Danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào Danh đó mà được cứu độ."
2/ Phúc Âm: "Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, thì sẽ bắt được cá."
“Sau đó, Đức Giêsu lại tỏ mình ra cho các môn đệ ở Biển Hồ Tiberia. Người tỏ mình ra như thế này. Ông Simon Phêrô, ông Tôma gọi là Điđymô, ông Nathanael người Cana miền Galilee, các người con ông Zebedee và hai môn đệ khác nữa, tất cả đang ở với nhau. Ông Simon Phêrô nói với các ông: "Tôi đi đánh cá đây." Các ông đáp: "Chúng tôi cùng đi với anh." Rồi mọi người ra đi, lên thuyền, nhưng đêm ấy họ không bắt được gì cả.”
Có nhiều giả thuyết về ý nghĩa của trình thuật này: Có người cho rằng vì các tông đồ chán nản không biết làm gì sau khi Chúa chết, nên quay về nghề đánh cá cũ để sinh sống. Người khác cho đây chỉ là biểu tượng nói về việc các tông đồ phải biết trông cậy vào Chúa thì mới có kết quả trong việc “đánh cá người.” Dù theo giả thuyết nào đi nữa, chúng ta cũng phải tìm ra ý nghĩa của trình thuật.
2.1/ Chúa Giêsu chỉ dẫn cho các tông đồ bắt cá: Khi trời đã sáng, Đức Giêsu đứng trên bãi biển, nhưng các môn đệ không nhận ra đó chính là Đức Giêsu. Người nói với các ông: "Này các chú, không có gì ăn ư?" Các ông trả lời: "Thưa không."
- Người bảo các ông: "Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, thì sẽ bắt được cá." Các ông thả lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá.
- Người môn đệ được Đức Giêsu thương mến nói với ông Phêrô: "Chúa đó!" Vừa nghe nói "Chúa đó!" ông Simon Phêrô vội khoác áo vào vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển.
Các ông vất vả suốt đêm và không bắt được con cá nào. Nhưng với sự chỉ dẫn, dù chỉ một lời của Chúa, các ông đã bắt được một mẻ cá lớn. Con người có thể chọn làm theo ý mình, nhưng sẽ không có kết quả bằng chịu vâng lời và làm theo sự chỉ dẫn của Chúa.
2.2/ Chúa Giêsu dọn bữa ăn cho các tông đồ: Bước lên bờ, các ông nhìn thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên, và có cả bánh nữa. Đức Giêsu bảo các ông: "Đem ít cá mới bắt được tới đây!" Ông Simôn Phêrô lên thuyền, rồi kéo lưới vào bờ. Lưới đầy những cá lớn, đếm được một trăm năm mươi ba con. Cá nhiều như vậy mà lưới không bị rách.
Chúa Giêsu bẻ bánh với các ông: Đức Giêsu nói: "Anh em đến mà ăn!" Không ai trong các môn đệ dám hỏi "Ông là ai?" vì các ông biết rằng đó là Chúa. Đức Giêsu đến, cầm lấy bánh trao cho các ông; rồi cá, Người cũng làm như vậy.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúa Giêsu vẫn sống và đang hoạt động trong thế giới, trong Giáo Hội, trong gia đình, và trong mỗi người chúng ta. Chúng ta có cảm nhận được sự hiện diện của Ngài không?
- Hãy năng tham dự Thánh Lễ, vì qua đó, chúng ta vẫn đang được chỉ dạy khi thất bại, và được tăng sinh lực qua chính Mình và Máu Chúa, sau những giây phút mệt mỏi, chán chường.
- Chúng ta có nhiệm vụ làm chứng cho Chúa Phục Sinh bằng cách luôn lắng nghe và làm theo những gì Ngài dạy bảo, cho dẫu phải đương đầu với quyền lực của thế gian và ma quỉ.
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.

01/04/16 THỨ SÁU ĐẦU THÁNG TRONG TUẦN BÁT NHẬT PS
Ga 21,1-14

Suy niệm: Ngay khi sống lại Chúa đã sai các phụ nữ báo tin cho các môn đệ và hẹn gặp các ông tại Ga-li-lê (Mt 28,10) như Ngài đã báo trước khi chịu khổ nạn (Mt 26,32). Vì lời hẹn này, các ông đã trở về Ga-li-lê. Thế nhưng, trở về chốn xưa, các môn đệ lại rơi vào nếp sống cũ. Họ chẳng nghĩ ra điều gì tốt hơn là đi đánh cá như thuở còn chưa biết Đức Giê-su là ai. Thế rồi họ thất bại. Chúa Giê-su phục sinh hiện đến cho họ biết lý do của sự thất bại đó. Chúa bảo họ thả lưới bên phải thuyền, và tin vào lời Chúa, họ đã bắt được nhiều cá. Chứng kiến mẻ cá lạ lùng đó, họ đã tỉnh ngộ: Tin vào Đấng Phục Sinh thì sẽ thấy quyền năng của Ngài. Và niềm tin đó mời gọi họ nhớ lại sứ mạng mới của họ: sứ mạng loan báo Tin Mừng Đấng đã sống lại từ cõi chết.
Mời Bạn: Đức tin vào Chúa Ki-tô phục sinh có biến đổi con người bạn đến một cuộc sống mới không? Đức tin vào Chúa Phục Sinh có làm cho bạn yêu mến và dấn thân theo Chúa hơn không? Đức tin đó có thôi thúc bạn tìm phương kế để giúp người khác biết Chúa không?
Sống Lời Chúa: Bạn hãy chia sẻ những biến đổi của quyền năng Đấng Phục Sinh thực hiện trong cuộc đời bạn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã sống lại và đang sống giữa chúng con. Những biến cố xảy ra trong thế giới và Giáo Hội, cả trong cuộc đời của con, luôn ở trong chương trình của Chúa và diễn ra trong quyền năng của Chúa. Xin cho con vững tin và sống đẹp lòng Chúa trong mọi hoàn cảnh. Xin Chúa tỏ hiện quyền năng của Chúa trong đời con.

Chúa đó
 Chúa phục sinh vẫn đến với chúng ta giữa đời thường, giữa những vất vả lo âu, giữa những thất bại trống vắng. Chúa vẫn đứng trên bờ mà ta cứ tưởng người xa lạ. 


Suy nim:
Bảy môn đệ trở về với nghề xưa,
trở về Biển Hồ quen thuộc đầy ắp kỷ niệm thầy trò.
Dù đã chối Chúa, Phêrô vẫn được coi là thủ lĩnh.
Ông không ra lệnh, nhưng đưa ra lời mời kín đáo:
“Tôi đi đánh cá đây.”
Các bạn khác hiểu ngay và mau mắn đáp lại:
“Chúng tôi cùng đi với anh.”
Có một bầu khí dễ chịu, đầm ấm trong nhóm.
Ðây quả thực là một nhóm bạn lý tưởng.
Họ ở với nhau, làm việc với nhau cả đêm,
và lặng lẽ cùng nhau chia sẻ một thất bại.
Tuy nhiên, họ cũng là những người có tính tình khác nhau.
Người môn đệ được Ðức Giêsu thương mến
thì nhạy cảm hơn, nhận ra Chúa Phục Sinh đứng trên bờ.
Nhưng sau đó, ông cứ điềm nhiên ngồi lại trong thuyền.
Còn Phêrô thì nồng nhiệt hơn, vội vã mặc áo,
nhảy tùm xuống nước bơi vào, vì nóng lòng muốn gặp Chúa.
Hai phản ứng khác nhau nhưng cùng diễn tả một tình yêu.
Có thể coi nhóm môn đệ trên là hình ảnh của Hội Thánh.
Hội Thánh hiệp nhất ngay giữa những khác biệt.
Sự hiệp nhất lại làm nổi bật bản sắc mỗi người.
Ðây không phải là một nhóm bạn khép kín,
nhưng là nhóm bạn được Chúa Phục Sinh sai ra khơi.
Chính sự hiện diện và lệnh truyền của Ngài
là bảo đảm cho thành công của những lần buông lưới.
Hội Thánh là một nhóm nhỏ được sai vào thế giới.
“Không có Thầy anh em chẳng làm gì được.” (Ga 15,5).
Nhưng có Thầy, anh em sẽ được những mẻ cá lớn.
Nhóm bạn được sai đi cũng là nhóm bạn được quy tụ,
được sai đi bởi Chúa và được quy tụ bên Chúa.
Chúa Phục Sinh trở thành người dọn bữa ăn sáng.
Ngài cầm lấy bánh trao cho các ông.
Cử chỉ này gợi cho ta về những thánh lễ.
Chúng ta thường quên thánh lễ là một bữa ăn.
qua đó Chúa Phục Sinh nuôi ta bằng con người Ngài.
Chúng ta được mời dùng bữa trong niềm hân hoan vui sướng.
Hội Thánh truyền giáo phải được nuôi bằng Thánh Thể.
Hội Thánh vừa lan rộng khắp nơi, vừa tập trung nơi thánh lễ.
Ðó là nhịp thở đều đặn và cần thiết cho Hội Thánh.
Ngài cầm lấy bánh trao cho các ông và nói: “Anh em đến mà ăn” (c.12).
Chúa phục sinh vẫn đến với chúng ta giữa đời thường,
giữa những vất vả lo âu, giữa những thất bại trống vắng.
Chúa vẫn đứng trên bờ mà ta cứ tưởng người xa lạ.
Ngài vẫn nhẹ nhàng chạm đến nỗi đau của ta: “Các con không có gì ăn ư?”
Ngài vẫn mời ta bắt đầu lại dù mệt nhọc và thất vọng:
“Hãy thả lưới bên phải mạn thuyền.”
Chúa phục sinh quyền năng vẫn phục vụ như xưa.
Bàn tay mang dấu đinh là bàn tay bây giờ nhen lửa và nướng cá.
Bàn tay trao tấm bánh đời mình trong bữa Tiệc Ly
bây giờ trao tấm bánh mình mới nướng cho môn đệ.
Hãy nếm bầu khí huynh đệ của buổi sáng hôm ấy bên bờ hồ.
Các môn đệ ngồi vòng tròn quanh Thầy xưa.
Họ hết mệt, hết đói vì có cá và bánh.
Họ được hong ấm nhờ lửa than hồng, và nhất là nhờ được gần Thầy.
Hôm nay tôi cũng được mời sống cho người khác như Đấng phục sinh.
Cầu nguyn:

Lạy Chúa Giêsu phục sinh
lúc chúng con tìm kiếm Ngài trong nước mắt,
xin hãy gọi tên chúng con
như Chúa đã gọi tên
chị Maria đứng khóc lóc bên mộ.

Lúc chúng con chán nản và bỏ cuộc,
xin hãy đi với chúng con trên dặm đường dài
như Chúa đã đi với hai môn đệ Emmau.

Lúc chúng con đóng cửa vì sợ hãi,
xin hãy đến và đứng giữa chúng con
như Chúa đã đến đem bình an cho các môn đệ.

Lúc chúng con cố chấp và xa cách anh em,
xin hãy kiên nhẫn và khoan dung với chúng con
như Chúa đã không bỏ rơi ông Tôma cứng cỏi.

Lúc chúng con vất vả suốt đêm
mà không được gì,
xin hãy dọn bữa sáng cho chúng con ăn,
như Chúa đã nướng bánh và cá cho bảy môn đệ.

Lạy Chúa Giêsu phục sinh,
xin tỏ mình ra
cho chúng con thấy Ngài mỗi ngày,
để chúng con tin là Ngài đang sống, đang đến,
và đang ở thật gần bên chúng con. Amen.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

01 Tháng Tư
Tu Ðâu Cho Bằng Tu Nhà
Thờ Cha Kính Mẹ Mới Là Ðạo Con

Dương Phủ sinh ra trong một gia đình nghèo. Nhưng ông để hết tâm phụng dưỡng song thân.
Một hôm, ông nghe nói bên đất Thục có ông Vô Tế đại sĩ. Dương Phủ bèn xin từ biệt song thân để đến thụ giáo bậc hiền triết.
Ði được nửa đường, ông gặp một vị lão tăng. vị lão tăng khuyên Dương Phủ: "Gặp được bậc Vô Tế chẳng bằng gặp được Phật".
Dương Phủ hỏi vặn lại: "Phật ở đâu?". Vị lão tăng giải thích: "Nhà ngươi cứ quay trở về, gặp người nào mặc cái áo sắc như thế này, đi đôi dép kiểu như thế này thì chính là Phật đấy".
Dương Phủ nghe lời quay về nhà. Ði dọc đường, ông chẳng gặp ai như thế cả. Về đến nhà thì đã khuya, Dương Phủ gõ cửa gọi mẹ. Người mẹ mừng rỡ, khoác chăn, đi dép ra mở cửa. Bấy giờ, Dương phủ mới chợt nhận ra nơi mẹ mình hình dáng của Ðức Phật mà vị lão tăng đã mô tả.
Từ đấy, Dương Phủ mới nhận ra rằng cha mẹ trong nhà chính là Phật.
Thứ nhất thì tu tại gia
Thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa.
Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là đạo con.
Ðể yêu thương con người một cách trọn vẹn, Chúa đã trở thành một con người. Chúa có cha, có mẹ. Chúa sinh ra trong một gia đình... Con người không chỉ được cứu rỗi một cách lẻ loi, nhưng trong một gia đình. Con người cần có một gia đình để sinh ra, để lớn lên và thành toàn... Tại Nagiaréth, Chúa đã lớn lên trong ân sủng và dáng vóc. Chúa đã vâng phục Thánh Giuse và Mẹ Maria. Chúa đã học đọc, học viết và ngâm nga từng câu kinh thánh với Mẹ Maria. Chúa cũng học cách sử dụng từng dụng cụ trong xưởng mộc của Thánh Giuse.
Trong ba năm sống đời công khai, ngôn ngữ vàcách suy nghĩ của Chúa phản ánh phần nào sự giáo dục mà Chúa đã thụ hưởng nơi cha mẹ.
Xin Chúa thánh hóa tất cả mọi gia đình Việt Nam. Xin Chúa ban cho bậc cha mẹ ý thức được trách nhiệm giáo dục của họ. Xin Chúa ban cho con cái lòng hiếu thảo để biết vâng phục, kính yêu và phụng dưỡng cha mẹ, nhất là trong lúc tuổi già của các ngài... Và xin cho mọi gia đình Việt Nam luôn biết tranh đấu để bảo vệ sự hiệp nhất trong gia đình và biến gia đình thành Giáo Hội nhỏ của Chúa.
Lẽ Sống

Lectio Divina: Gioan 21:1-14
Thứ Sáu, 1 Tháng 4, 2016
Thứ Sáu trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh       


1.  Lời nguyện mở đầu

Lạy Thiên Chúa và là Cha của chúng con,
Nhờ Chúa Phục Sinh của chúng con là Đức Giêsu Kitô, Con Chúa,
Chúa đã ban cho chúng con một sứ điệp của hy vọng
Và một Đấng để sống vỉ Người.
Xin Chúa hãy giải thoát đức tin của chúng con khỏi sự tầm thường và theo thói quen
Và đổ đầy chúng con với Thần Khí dũng cảm của Người,
Để chúng con có thể học cách sống
Với những bất an về sự thay đổi của việc canh tân
Luôn đòi hỏi bởi Tin Mừng
Và bởi các nhu cầu của thời đại.
Nguyện xin cho các Kitô hữu chúng con làm chứng cho
Danh của Đấng đã cứu độ chúng con,
Đó là Đức Giêsu Kitô, Chúa Phục Sinh của chúng con.

2.  Bài Đọc Tin Mừng – Gioan 21:1-14 

Khi ấy, lúc các môn đệ đang ở bờ biển Tibêria, Chúa Giêsu lại hiện đến.  Công việc đã xảy ra như sau:  Simon Phêrô, Tôma cũng gọi là Điđymô, Nathanaen quê tại Cana xứ Galilêa, các con ông Giêbêđê, và hai môn đệ nữa đang ở với nhau.  Simon Phêrô bảo:  “Tôi đi đánh cá đây”.  Các ông kia nói rằng:  “Chúng tôi cùng đi với ông”.  Mọi người ra đi xuống thuyền.  Nhưng đêm ấy các ông không bắt được con cá nào.  Lúc rạng đông, Chúa Giêsu hiện đến trên bờ biển, nhưng các môn đệ không biết là Chúa Giêsu.  Người liền hỏi: “Này các con, có gì ăn không?” Và họ đồng thanh đáp:  “Thưa không”. Chúa Giêsu bảo:  “Hãy thả lưới bên hữu thuyền thì sẽ được”.  Các ông liền thả lưới và hầu không kéo nổi lưới lên, vì đầy cá.  
Người môn đệ Chúa Giêsu yêu liền nói với Phêrô: “Chính Chúa đó”.  Simon Phêrô nghe nói là Chúa, liền khoác áo vào, vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển.  Các môn đệ khác chèo thuyền vào và kéo đầy cá theo, vì không còn xa đất bao nhiêu; chỉ độ chừng một trăm thước.
Ngay khi các ông lên bờ, thấy có sẵn lửa than, trên để cá và bánh.  Chúa Giêsu bảo:  “Các con hãy mang cá mới bắt được lại đây”.  Simon Phêrô xuống thuyền kéo lưới lên bờ.  Lưới đầy toàn cá lớn; tất cả được một trăm năm mươi ba con.  Dầu cá nhiều đến thế, nhưng lưới không rách.  Chúa Giêsu bảo rằng:  “Các con hãy lại ăn”.  Không ai trong đám ngồi ăn dám hỏi:  “Ông là ai?” Vì mọi người đã biết là Chúa.  
Chúa Giêsu lại gần, lấy bánh trao cho các môn đệ, và Người cũng cho cá như thế. Đây là lần thứ ba, Chúa Giêsu đã hiện ra với các môn đệ khi Người từ cõi chết sống lại.

3.  Suy Niệm

-  Chương 21 của sách Tin Mừng theo thánh Gioan có vẻ giống như là một phụ chương được thêm vào sau khi sách Tin Mừng đã được viết.  Phần kết của chương trước (Ga 20:30-31) làm cho người ta cảm nhận rằng đây là một sự bổ sung.  Tuy nhiên, cho dù có là một sự bổ sung hay không, đó vẫn là Lời của Chúa trình bày cho chúng ta sứ điệp đẹp đẽ về sự Phục Sinh vào ngày thứ năm trong tuần lễ Phục Sinh.    
-  Ga 21:1-3:  Các ngư phủ lưới người trở về làm ngư phủ lưới cá.  Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại.  Vào giai đoạn cuối của ba năm sống cùng với Chúa Giêsu, các môn đệ trở lại xứ Galilêa.  Một nhóm trong số các ông đang ở bờ hồ Tibêria.  Ông Phêrô quay về quá khứ và nói:  “Tôi đi đánh cá đây!”  Các ông kia nói rằng:  “Chúng tôi cùng đi với ông”.  Thế là các ông Tôma, Náthanaen, Gioan và Giacôbê cùng với ông Phêrô xuống thuyền đi đánh cá.  Các ông trở lại với cuộc sống ngày cũ như thể không có chuyện gì xảy ra.  Nhưng có điều gì đó đã xảy ra.  Có một cái gì đó đang xảy ra!  Quá khứ đã không quay lại!  “Chúng ta đã không bắt được con cá nào!”  Các ông trở về bờ, mệt mỏi.  Đây là một đêm đầy thất vọng.  
-  Ga 21:4-5:  Bối cảnh của cuộc hiện ra mới của Chúa Giêsu.  Chúa Giêsu hiện đến trên bờ biển, nhưng các môn đệ không biết là Người.  Chúa Giêsu liền hỏi: “Này các con, có gì ăn không?”  Các ông đồng thanh đáp:  “Thưa không!”  Trong câu trả lời tiêu cực, các ông nhận ra rằng một đêm hoài công bởi vì các ông về tay không, đã không lưới được con cá nào.  Các ông đã được gọi làm ngư phủ đi lưới người (Mc 1:17; Lc 5:10), và các ông trở về làm ngư phủ đi lưới cá.  Nhưng có điều gì đó đã thay đổi trong cuộc sống của các ông!  Kinh nghiệm của ba năm đi theo Chúa Giêsu tạo ra trong các ông một sự thay đổi không thể đảo ngược lại.  Không còn có thể quay trở về với quá khứ như không có chuyện gì xảy ra, nhưng không có gì thay đổi.
-  Ga 21:6-8:  “Hãy thả lưới bên hữu thuyền thì sẽ được”.  Các ông đã làm điều mà có lẽ các ông chưa hề làm trong đời của mình.  Năm ngư phủ dầy kinh nghiệm tuân theo lời một người lạ mặt ra lệnh cho các ông làm điều mà trái ngược lại với kinh nghiệm của mình.  Chúa Giêsu, người lạ mặt, đang đứng trên bờ biển, bảo các ông thả lưới sang phía bên phải của thuyền.  Các ông nghe theo; họ thả lưới, và kìa một kết quả thật bất ngờ.  Cái lưới đã đầy những cá!  Làm thế nào mà điều này có thể xảy ra được!  Làm thế nào mà giải thích được sự ngạc nhiên quá bất ngờ, không lường trước được này!  Tình yêu làm cho người ta khám phá ra.  Người môn đệ Chúa yêu nói với Phêrô:  “Chính Chúa đó”.  Trực giác này làm rõ ràng tất cả.  Ông Phêrô liền nhảy xuống nước để bơi đến gần Chúa cho nhanh.  Các môn đệ khác theo sau ông, chèo thuyền vào, và kéo theo lưới đầy cá.
-  Ga 21:9-14:  Lòng nhân từ của Chúa Giêsu.  Khi lên bờ, các ông thấy có sẵn lửa than đã được Chúa Giêsu nhóm lên, trên có bánh và cá nướng.  Người bảo các ông đem cá mới bắt đến và ngay tức thì, ông Phêrô xuống thuyền kéo lưới lên bờ; lưới đầy toàn cá lớn, trong có chứa một trăm năm mươi ba con cá.  Dầu cá nhiều đến thế, nhưng lưới không rách.  Chúa Giêsu gọi các ông:  “Các con hãy lại ăn!”  Chúa đã có lòng nhân từ sửa soạn thức ăn cho các ông sau một đêm mệt nhọc mà chẳng bắt được con cá nào.  Một cử chỉ rất đơn sơ mặc khải điều gì đó về tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta.  “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14:9).  Không một người môn đệ nào dám hỏi “Ông là ai?” vì mọi người đều biết đó là Chúa.  Và nhớ lại Bí Tích Thánh Thể, Thánh Sử Gioan chiêm niệm:  “Chúa Giêsu lại gần, lấy bánh trao cho các môn đệ”.  Do đó, ông gợi ý rằng Bí Tích Thánh Thể là nơi được đặc ân dành cho việc gặp gỡ với Chúa Giêsu Phục Sinh.

4.  Một vài câu hỏi gợi ý cho việc suy gẫm cá nhân

-  Đã bao giờ có một ai đó nói với bạn rằng hãy thả lưới sang phía bên phải của cuộc đời bạn, để làm một điều gì đó trái ngược lại với kinh nghiệm của bạn chưa?  Bạn đã có nghe theo lời người đó không?  Bạn có đã thả lưới không?
 Lòng nhân từ tử tế của Chúa Giêsu.  Lòng tử tế của bạn trong những điều nhỏ nhặt của cuộc sống thì ra sao?  

5.  Lời nguyện kết

Hãy tạ ơn CHÚA vì Chúa nhân từ,
Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.
Ai kính sợ CHÚA hãy nói lên rằng:
Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.
(Tv 118)