Trang

Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

Pope Francis: Address to Italo-Latin American Organization

Pope Francis: Address to Italo-Latin American Organization

(Vatican Radio) Pope Francis met Friday morning with representatives of the Italo-Latin American Organization, an institution dedicated to promoting development and coordination, as well as identifying possibilities for reciprocal assistance and for common action among the member countries.
The Holy Father’s address to the members of the organization focused precisely on three aspects of those goals: identifying potential, coordinating action, and moving forward.
Pope Francis noted that the countries of Latin America are “rich in history, culture, and natural resources; that their people are good, and committed to solidarity with others. Such values must be appreciated and strengthened. But, he said, in spite of these goods, the people of Latin America are experiencing an economic and social crisis that has led to increased poverty, unemployment, and social inequality, as well as abuse and exploitation of our common home. Any analysis of the situation must recognize the real needs and potentials of the people of these countries.
The second point, the Pope said, is “to coordinate efforts to offer concrete answers, to meet the demands and the necessities of the sons and daughters of our countries.” This does not mean leaving the work to others, and signaling our approval afterwards, he said, but requires time and effort on our part. He focused especially on the phenomenon of migration, which has grown steadily in recent years. In this area, the Pope said, we must not seek to place blame and avoid responsibility, but must rather work together in a coordinate manner.
Finally, among the many things that can be done, Pope Francis identified the promotion of a culture of dialogue as fundamentally important. Many countries, he said, are going through social, political, and economic crises; and it is the poor who are the first to note the corruption that exists between different social classes, and the “wicked” distribution of wealth. Dialogue, he said, is essential to facing these crises. But dialogue, the Pope said, must not be a “dialogue between the deaf.” Rather, “it requires a receptive attitude that welcomes suggestions and shares aspirations.”
Pope Francis concluded his remarks by encouraging the representatives of the Italo-Latin American Organization in their commitment to work “for the common good of the American continent”; and he expressed his hope that “collaboration among all can favour the construction of an ever more human and more just world.”


50000 tín hữu Philippine mừng 36 năm phong trào Đôi vợ chồng vì Chúa Kitô

50000 tín hữu Philippine mừng 36 năm phong trào Đôi vợ chồng vì Chúa Kitô

Manila – Trong dịp kết thúc tuần kỷ niệm 36 năm thành lập phong trào giáo dân Công giáo “Đôi vợ chồng vì Chúa Kitô” (CFC), đức hồng y Fox Maynir, tổng giám mục Burbon, Nam phi, đã nhận định: “Các anh chị em là người mang Chúa Kitô trong các gia đình, trong Giáo hội và trong thế giới.”
Hôm 24/06, trong cuộc họp mặt tại Manila với sự hiện diện của khoảng 50 ngàn tín hữu Philippine cùng với các phái đoàn đến từ 114 quốc gia trên thế giới, đức hồng y Maynir xác định: “Phong trào CFC là một hồng ân của Chúa cho thế giới và họ dấn thân để canh tân đời sống gia đình.”
Trong bài giảng, đức cha John F. Du, tổng giám mục của Paolo (Leyte, Philippine) đã khuyến khích cộng đoàn kiên vững và đoàn kết trong đức tin đối với gia đình và Giáo hội. Ngài nói: “Niềm tin tưởng sâu sắc nơi Chúa Kitô cho phép anh chị em chia sẻ với người khác niềm tin vui mừng của anh chị em, giữa những thử thách của cuộc sống và thách đố mà anh chị em đối diện.”
Theo George Campos, chủ tịch CFC cho biết chương trình kỷ niệm kéo dài một tuần, được đánh dấu với những cuộc hội thảo thiêng liêng và hội nghị về cuộc sống gia đình, thần học về thân xác, việc truyền giảng Tin mừng và cộng tác giữa giáo dân và giáo sĩ trong sữ vụ truyền giáo. Theo ông, Việc kỷ niệm ngày thành lập là một sự nhắc nhớ, thúc đẩy mọi người canh tân sự dấn thân hơn cho gia đình, với tình yêu, sự dấn thân và niềm vui.
Evelyn Ylshsn, một phụ nữ đã cùng chồng và các con tham dự ngày bế mạc chia sẻ rằng CFC là một nguồn ân sủng và kênh thông chuyển sự canh tân đời sống gia đình của chúng tôi và đức tin Kitô giáo.
Phong trào “Đôi vợ chồng vì Chúa Kitô” là phong trào giáo dân Công giáo dấn thân hoạt động cho các gia đình. Phong trào được thành lập ở Manila vào tháng 06/1981 và hiện nay hiện diện tại 100 quốc gia. Ban đầu phong trào đặc biệt chú trọng đến việc gia tăng củng cố các mối liên hệ của các đôi hôn nhân. Sau đó nảy sinh nhu cầu cần có sự tham gia của các thành viên của gia đình để tạo nên bối cảnh gia đình vững mạnh. Từ đây cũng hình thành các nhóm con cái theo lứa tuổi. CFC đã biến chuyển thành phong trào canh tân gia đình và canh tân xã hội.
Năm 1995, Hội đồng giám mục Philippine đã tuyên bố CFC là một Hội đoàn quốc gia dành cho các giáo dân. Năm 2000, CFC đã nhận được sự phê chuẩn tạm thời của Tòa Thánh và năm 2005 đã được phê chuẩn vĩnh viễn là Hội quốc tế dành cho giáo dân theo giáo luật. (Asia News 29/06/2017)
Hồng Thủy


Đức Mẹ Beauraing bên Bỉ

Đức Mẹ Beauraing bên Bỉ

Beauraing là một làng nhỏ ở miền nam nước Bỉ. Chính tại đây trong hai năm 1932-1933 Đức Mẹ đã hiện ra với 5 trẻ em gồm ba chị em Fernanda Voisin 15 tuổi, Gilberta 13 tuổi, Alberto 11 tuổi, và hai chị em Andreina 14 tuổi và Gilberta Degeimbre 9 tuổi.
Vào khoảng 6 giờ chiều ngày 29 tháng 11 năm 1932 Đức Mẹ đã hiện ra lần đầu tiên với các em. Chiều hôm đó ông Voisin sai Alberto và Fernanda đi đón Gilberta ở trường nội trú của các Nữ tu Tín lý kitô.  Hai chị em đi ngang qua nhà gia đình Degeimbre và rủ hai chị em nhà này cùng đi cho vui.
Trên đường đi lũ trẻ tinh nghịch đá cửa nhà này nhà nọ và chọc ghẹo bà Maria, chủ tiệm bán chạp phô, bằng cách mở cửa tiệm của bà, khiến bà già tức giận chửi bới lũ nhãi ranh. Đó là lúc 6 giờ rưỡi chiều. Alberto nhanh nhẹn chạy trước tới cổng trường học và nhấn chuông. Chú bé quay lại đàng sau nhìn và trông thấy trên các cây một gương mặt rạng ngời. Chú kêu lên: “Hãy nhìn kià Đức Trinh Nữ đi dạo trên các ngọn cây”.
Biết Aberto nổi tiếng là tinh nghịch nên chị Fernanda của nó nói mà không thèm  quay lại đàng sau: “Im đi, có lẽ đó là các ánh đèn xe ôtô nào đó đi qua đường đấy mà”. Alberto nài nỉ và khi mấy bé gái quay lại, thì chúng cùng trông thấy một gương mặt rạng ngời của một phụ nữ trẻ, hai tay chắp lại. mặc một chiếc áo dài mầu trắng có các phản chiếu mầu xanh da trời. Từ trên đầu đội voan của bà toả ra các dải sáng như làm thành một triều thiên. Lũ trẻ gọi nữ tu canh cổng, nhưng chị này không trông thấy gì cả, trong khi Gilberta từ trong trường bước ra lúc đó trông thấy Đức Trinh Nữ.
** Lũ trẻ bị kích động chạy về nhà. Bé Alberta ở lại đàng sau vấp ngã. Bốn đứa lớn hơn quay lại giúp Alberta, và thị kiến vẫn còn rạng ngời. Về tới nhà mình các em hổn hển kể lại cho mọi người trong nhà nghe là các em đã trông thấy Đức Mẹ hiện ra. Không ai tin lời các em nói. Ông Voisin trái lại còn ngăm đe các con là sẽ cho chúng ăn đòn, nếu chúng tiếp tục kể các chuyện như thế. Fernanda lớn nhất quả quyết trả lời: “Nhưng thưa ba, chúng con đã trông thấy Đức Thánh Trinh Nữ thật mà. Ba có thể đánh con nếu ba muốn, nhưng con vẫn nói là đã trông thấy Đức Thánh Trinh Nữ”. Ông bố bắt lũ trẻ đi ngủ, và không cho chúng ăn tối. Bà mẹ của Gilberta là một phụ nữ rất là mạnh mẽ và cương quyết phạt con gái út không cho phép cô bé ngủ chung giường với bà như mọi khi.
Chiều hôm sau ông bà Voisin cầm gậy gộc đi theo lũ trẻ để kiếm soát khu vườn của các nữ tu xem có tìm thấy mấy tay phá phách nào chọc ghẹo cốt làm cho lũ trẻ hoảng sợ không. Khi tới cổng nhà các nữ tu, các trẻ em lại trông thấy Đức Tinh Nữ hiện ra, rạng ngời tươi cười như chiều hôm trước. Tin Đức Mẹ hiện ra lan nhanh trong xứ, và khiến cho cha mẹ các bé rất bối rối. Họ không biết phải làm gì để cất khỏi đầu các em điều mà họ cho là một yên trí.
Nhưng các vụ hiện ra tiếp tục hầu như mỗi ngày cho tới mùng 3 tháng giêng năm 1933, tất cả là 33 lần. Vào lúc 6 giờ rưỡi mỗi chiều 5 trẻ em lại đến trước cổng vườn có cả biển người đi theo. Khi vừa tới nơi các em bắt đầu lần hạt Mân Côi, và khi trông thấy Đức Mẹ, các em qùy gối xuống, và giọng nói của các em thanh trong và vang vọng hơn. Các bác sĩ thử nghiệm trên người các em: bẹo các em, dùng mũi giao díp châm các em, hơ diêm quẹt dưới lòng bàn tay các em, nhưng các em không cảm thấy gì.
** Các em cho biết từ ngày 29 tháng 12 Đức Mẹ hiện ra với trái tim rực sáng như vàng, vì thế các em gọi là “Trinh Nữ có trái tim vàng”. Ngày mùng 2 tháng 12 lần đầu tiên Đức Mẹ nói và xin các em “hãy sống tốt lành”. Ngày 17 tháng 12 Đức Mẹ xin xây một nhà nguyện kính Mẹ; ngày 21 tháng 12 Đức Mẹ nói “Ta là Trinh Nữ vô nhiễm nguyên tội”; ngày 23 tháng 12 Đức Mẹ giải thích lý do Đức Mẹ hiện ra: “Để tất cả mọi người đến hành hương nơi đây”. Và trong lần hiện ra ngày 30 tháng 12 Đức Mẹ xin các em “Hãy cầu nguyện, hãy cầu nguyện nhiều”. Ngày mùng 1 tháng giêng Đức Mẹ xin các em “Hãy luôn luôn cầu nguyện”. Ngày mùng 3 tháng giêng sau khi vén mở cho ba em bé nhất một bí mật, Đức Mẹ đã hứa “Mẹ sẽ hoán cải những người tội lỗi”, và nói thêm “Ta là Mẹ Thiên Chúa, Nữ Vương nước Trời. Các con có yêu mến Con Mẹ không? Có yêu mến Mẹ không?.. Vậy hãy hy sinh cho Mẹ” “Chào các con”.
Khó mà có thể gán cho các vụ hiện ra tại Beauraing một sứ điệp đặc biệt. Có thể nói rằng các lần hiện ra tại đây tiếp nối các lần hiện ra mới hơn, nhất là tại Lô Đức và Fatima. Đức Trinh Nữ tự giới thiệu như là Mẹ Thiên Chúa và Nữ Vương nước Trời, là Đấng Vô Nhiễm nguyên tội. Mẹ cho thấy trái tim vàng rạng ngời ánh sáng của Mẹ. Mẹ xin tín hữu tới hành hương và xây cho Mẹ một nhà nguyện, và hứa sẽ hoán cải những người tội lỗi.
Thật ra, một trong những lý do khiến cho Đức Mẹ hiện ra hàng trăm lần đó đây trên thế giới đó là để nhắc nhở tín hữu cố gắng sống xứng đáng với ơn gọi của mình là con cái Chúa.  Thiên Chúa là Đấng Thánh, vì thế tín hữu là những người đã tin vào Ngài, trở nên con cái Ngài, tiếp nhận Tin Mừng yêu thương của Đức Giêsu Con Thiên Chúa nhập thể làm người, chịu khổ nạn để cứu chuộc nhân loại, cũng phải sống thánh thiện, yêu thương, liêm chính và quảng đại. Cũng y như trong thời Cựu Ước nguy hiểm lớn nhất đối với dân Israel, dân được tuyển chọn, là bỏ Thiên Chúa để chạy theo tôn thờ các thần ngoại giáo và sống bê tha tội lỗi, ngày nay nguy hiểm lớn nhất đối với kitô hũu cũng là bỏ Thiên Chúa để tôn thờ mọi thứ thần giả: tiền bạc, của cải, giầu sang, quyền lực, danh vọng, tình dục, cuộc sống trác táng, cờ bạc, ma tuý, ruợu chè, ăn nhậu say sưa… Tất cả đều có thể là các con bò vàng mà dân Israel phủ phục tôn thờ trong sa mạc Sinai, khi vừa được giải thoát khỏi kiếp sống nô lệ bên Ai Cập, và con người trong xã hội tân tiến ngày nay đua nhau quỳ lậy. 
** Từ thế kỷ XVIII trở đi với sự phát triển của kỹ thuật cơ khí, con người có thêm các thần tượng mới. Với chủ thuyết thiên quang luận con người tin tưởng nơi lý trí và các khả năng máy móc kỹ thuật nó chế tạo ra, và bắt đầu bài bác hay chối bỏ các gia trị tâm linh. Trong cuộc sống xã hội giới nhân công bị khai thác bóc lột tận xương tuỷ. Tất cả cho các kỹ nghệ sản xuất làm giầu. Và trong những kỹ nghệ được chú ý nghiên cứu phát triển có kỹ nghệ sản xuất chế tạo mọi thứ vũ khí lớn nhỏ đủ loại, ngày càng tối tân và có sức tàn phá kinh khủng hơn, dẫn đưa con người tới các vũ khí nguyên tử, hóa học sinh học, vi trùng.
Tâm thức duy vật sẽ làm nảy sinh ra các ý thức hệ và thể chế độc tài, tự nâng mình lên dịa vị tôn giáo và đẩy đưa thế giới tới thù hận, tranh đấu giai cấp, chia rẽ, chiến tranh, giết chóc và tàn phá. Đệ Nhị Thế Chiến sẽ là bằng chứng của sự thật này với 50 triệu sinh mạng con người bị hy sinh cho các ý thức hệ Đức quốc xã, Phát xít, và sau đó với 100 triệu nạn nhân của ý thức hệ duy vật cộng sản vô thần. Thế giới tan hoang vì loài người sống gian ác và bê tha tội lỗi. Đó là lý do tại sao Đức Mẹ xin các em cầu nguyện nhiều, cầu nguyện luôn luôn, và xin cho người tội lỗi được ơn hoán cải.
Năm 1935 ĐGM giáo phận Namur thành lập một ủy ban điều tra các vụ hiện ra, và ngày mùng 2 tháng 2 năm 1943 ĐC Charue, người kế nhiệm, cho phép tín hữu tôn kính Đức Bà Beauraing. Ngày mùng 2 tháng 7 năm 1949 ĐGM Namur chính thức công nhận tính cách siêu nhiên của các lần hiện ra.
Hai bé gái lớn nhất là Fernanda và Andreina qua đời vài năm sau khi Đức Mẹ hiện ra. Ba trẻ em còn lại không đi tu như mọi người chờ đợi, nhưng các em đã lập gia đình và sống ơn gọi hôn nhân rất hạnh phúc.
Ngày 18 tháng 5 năm 1985, Đức Gioan Phaolô II đã tới hành hương Beauraing, và cầu nguyện trước tượng “Đức Mẹ có trái tim vàng”. Ngài cũng đã gặp gỡ Gilberta và Alberto Voisin và Gilberta Degeimbre.
Linh Tiến Khải


Ý chỉ truyền giáo tháng 7-2017

Ý chỉ truyền giáo tháng 7 năm 2017

Trong tháng 7 này ĐTC Phanxicô mời gọi chúng ta hiệp ý cầu xin cho các anh chị em đã xa rời đức tin có thể tái khám phá ra sự gần gũi của Chúa thương xót và vẻ đẹp của cuộc sống kitô, nhờ lời cầu nguyện và chứng tá tin mừng của chúng ta.
Từ nhiều thập niên qua các Giáo Hội Kitô Âu châu đang trải qua một cuộc khủng hoảng đức tin trầm trọng, hay đúng hơn đang đánh mất đi niềm tin kitô của mình. Nếu trong bao thế kỷ trước đây Kitô giáo đã từng là quốc giáo, thì ngày nay Kitô giáo bị gạt bỏ dần dần khỏi cuộc sống công cộng, đến độ Hiến Pháp của Liên Hiệp Âu châu cũng không muốn nhắc đến căn cội kitô nữa. Trong khi đó các nước cựu kitô lần lượt đưa ra các đạo luật trái với luân lý kitô như cho phép tự do phá thai, giết người êm dịu, hôn nhân đồng phái vv… Số kitô hữu sống và thực hành đạo ngày càng giảm sút. Có ít tín hữu tham dự các thánh lễ Chúa Nhật và lễ trọng. Đa số chỉ là người già, còn người lớn, giới trẻ và trẻ em hầu như hoàn toàn vắng bóng. Cách đây 40 năm các quốc gia Âu châu cựu kitô đã bị tục hóa rất mạnh mẽ. Tiến trình tục hoá đã giảm bớt nhưng tình hình không đảo ngược. Chỉ cần nhìn vào con số các vụ thành hôn trong nhà thờ, số trẻ em được rửa tội, số người tuyên bố mình tin vào Thiên Chúa và nhất là số người đi tham dự thánh lễ thì đủ nhận ra  hậu quả tiêu cực của cuộc khủng hoảng này.
Italia, Ba Lan, Ailen, đảo Malta và Slovacchia có tới hơn 30% kitô tham dự thánh lễ Chúa Nhật. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Hy Lạp, đảo Malta, đảo Chypre và Slovenia có từ 15 tới 30 % tham dự thánh lễ Chúa Nhật. Trong khi Anh, Bỉ, Tchèques, Hungaria, Lituania, Slovenia, Hoà Lan có từ 10 tới 15% tín hữu tham dự thánh lễ Chúa Nhật. Tại các nước Pháp, Luxembourg, Đức, Thụy Điển, Phần Lan, Estonia, Latvia, Đan Mạch có duới 10% tín hữu tham dự thánh lễ Chúa Nhật. Nói chung các nước cựu cộng sản Đông Âu tuy phải sống dưới chế độ vô thần trong nhiều thập niên nhưng số kitô hữu thực hành đạo đôi khi vẫn cao hơn các nước Tây Âu bị tục hóa và các nước Bắc Âu.
Nói chung chỉ có 22% tín hữu thường xuyên tham dự thánh lễ một hay nhiều lần mỗi tuần. Trong khi có 10,5% tham dự mỗi tháng một lần; 36,2% chỉ tham dự các ngày lễ trọng, hay mỗi năm một lần; và 31,3% không thực hành đạo. Liên quan tơi việc cầu nguyện có 37,3% cầu nguyện hằng ngày hay nhiều lần trong tuần; 6,3% cầu nguyện mỗi tuần một lần; 24,7% không thường xuyên; 29,3% không cầu nguyện bao giờ và 2,4% không trả lời.
Cũng có kitô hữu chỉ vào nhà thờ có 3 lần trong đời: khi được rửa tội, khi thành lập gia đình và khi chết. Hai lần do người  khác đem vào nhà thờ, một lần tự ý, nhưng thường khi là vì  vợ hay vì chồng. Tính tỷ lệ trung bình cứ ba cặp lấy nhau thì có một cặp ly dị hay ly thân. Và số  người trẻ kitô không làm đám cưới trong nhà thờ ngày càng nhiều.
Tại các quốc gia nói tiếng Đức, có hiện  tượng kitô hữu rời bỏ Giáo Hội để khỏi phải đóng thuế tôn giáo theo luật quốc gia, khiến cho hàng chục ngàn người làm đơn xin ra khỏi Giáo Hội.
Trong các đại lục khác,  hiện tượng tục hoá và kiểu sống duy vật vô thần thực tiễn tuy không mạnh bằng các nước tây âu, nhưng cũng bắt đầu ảnh hưởng trên cuộc sống của nhiều người, nhất là giới trẻ. Bên châu Mỹ Latinh hiện tượng tín hữu công giáo rời bỏ Giáo Hội để gia nhập các giáo phái tin lành khiến cho các HĐGM âu lo. Có hàng trăm ngàn tín hữu xa rời Giáo Hội để theo các giáo phái kitô khác, và họ được các giáo phái tiếp đón rất niềm nở và trợ giúp tận tình, cả trên bình diện vật chất.
Sự kiện này bắt buộc Giáo Hội công giáo đặt lại vấn đề liên quan tới cung cách dậy giáo lý, giáo dục đức tin cũng như các hoạt động mục vụ khác của mình, trong đó có mục vụ hôn nhân, gia đình và giới trẻ. Làm thế nào để giúp tín hữu hiểu biết giáo lý sâu rộng, xác tín và sống đạo trưởng thành hơn? Đâu là thứ ngôn ngữ thích hợp trong một xã hội thay đổi nhanh chóng như xã hội công nghệ điện tử ngày nay? Song song là các kỹ thuật và phương pháp mới trong việc rao giảng Tin Mừng, các sáng kiến mới mẻ trong nghệ thuật truyền thông sứ điệp tin mừng cho con người thời đại. Tất cả đều liên quan tới việc rao truyền Chúa Giêsu Kitô cho con người thời nay. Nhưng mọi phương pháp và kỹ thuật dù có tân tiến tới đâu cũng không thể thay thế chứng tá sống động cụ thể của từng kitô hữu trong cung cách hành xử thường ngày, mỗi người trong cương vị, nhiệm vụ và môi trường sống của mình. Không thể rao giảng Chúa Kitô yêu thương, từ bi thương xót quảng đại thứ tha và tiếp đón, nếu kitô sống ngược lại những giá trị ấy. Ngoài ra cần có lời cầu nguyện chân thành tha thiết đi kèm mọi tư tưởng lời nói và hành động của kitô hữu nữa.
Chính vì thế trong tháng 7 tới đây hiệp ý với ĐTC và tín hữu công giáo toàn thế giới, chúng ta hãy hiệp ý cầu xin cho các anh chị em đã xa rời đức tin có thể tái khám phá ra sự gần gũi của Chúa thương xót và vẻ đẹp của cuộc sống kitô, nhờ lời cầu nguyện và chứng tá tin mừng của chúng ta.
Linh Tiến Khải


Một số vụ Đức Mẹ hiện ra không được giáo quyền thừa nhận

Một số vụ Đức Mẹ hiện ra không được giáo quyền thừa nhận

Như đã biết, Đức Mẹ đã hiện ra đó đây trên thế giới, xin chúng ta cầu nguyện nhiều và sống niềm tin kitô nghiêm chỉnh, xác tín. Cho tới nay chứng ta đã duyệt xét một số các vụ hiện ra được giáo quyền chính thức thừa nhận. Tuy nhiên, cũng có nhiều vụ hiện ra khác đã không được giáo quyền thừa nhân, nhưng Đức Giám Mục giáo phận cho phép tín hữu tôn kính Đức Mẹ tại đó. Đây đã là trường hợp tại Saint Bauzille de la Sylve  bên Pháp năm 1873, trong đó uỷ ban điều tra vụ hiện ra chia rẽ không thống nhất với nhau. Một trường hợp khác nữa là tại Pellevoisin năm 1876, và gần hơn là vụ Đức Mẹ hiện ra tại Ile de Bouchard năm 1947.
Hồi đó nước Pháp rơi vào tình trạng căng thẳng và hỗn loạn. Đảng cộng sản chuẩn bị đảo chánh để lên nắm chính quyền. Sau khi phân phát khí giới cho các nhóm cách mạng, đảng cộng sản Pháp tổ chức các cuộc biểu tình đình công bãi thị ồ ạt, và tung ra các khẩu hiệu cách mạng. Các cuộc đụng dộ đã khiến cho hàng chục người chết  và đã có 106 người bị kết án tù vị tội khủng bố phá hoại. Cái chết mờ ám của tướng Leclerc đè nặng trên bầu khí nội chiến.
Chính trong bầu khí nguy kịch ấy ngày mùng 8 tháng 12 năm 1947 Đức Mẹ đã hiện ra với 4 bé gái trong nhà thờ thánh Egidio tại Ile de Bouchard. Đó là hai chị em Jacqueline và Jeanette Aubry, 12 và 7 tuổi, và em họ là bé gái Nicole Robin 10 tuổi và Laura Croizon 8 tuổi. hai chị em Jacqueline và Jeannette là con một gia đình không sống đạo. Từ ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội cho tới ngày 14 tháng 12, tức trong một tuần, Đức Mẹ đã liên tục hiện ra với các em trong nhà thờ thánh Egidio tại Ile de Bouchard.
Đức Mẹ giống Đức Mẹ Lộ Đức nói với các em: “Chúng con hãy nói với các trẻ em cầu nguyện cho nước Pháp, vì nó rất cần trong các ngày nguy hiểm lớn lao này”. Khi Jacqueline xin Đức Mẹ một phép lạ, Đức Mẹ trả lời: “Ta không đến để làm các phép lạ, nhưng để mời gọi các con cầu nguyện cho nước Pháp. Ngày mai con sẽ không cần phải đeo kính nữa”. Và đã xảy ra như thế.
** Ngày 11 tháng 12 Đức Mẹ  nói với các em về việc xây nhà nguyện và hang đá kính Mẹ trong tương lai rồi chúc lành cho các em. Ngày 14 tháng 12 trong lần hiện ra cuối cùng, Đức Mẹ xin các em cầu nguyện cho những người tội lỗi, cầu nguyện và hy sinh hãm mình. Đức Mẹ báo cho các em biết trước khi rời các em Mẹ sẽ gửi một ánh sáng mặt trời xuống. Và thật thế, tuy hôm đó bầu trời âm u, nhưng có một ánh sáng chiếu soi các em trong một nhà thờ nơi ánh sáng không lọt vào được và trong một hướng không phải hướng bình thường cho các ánh sáng mặt  trời trong mùa đông.
Tuy có sự chống đối của các đồng chí trong đảng công sản, nhưng ông Benoit Franchon là người đã tổ chức các cuộc xuồng đường biểu tình nhằm nổi dậy cuớp chính quyền, đã ra lệnh ngừng cuộc tổng đình công bãi thị. Và thế là bầu khí hoà bình và trật tự xã hội đuợc vãn hồi tại Pháp.
Trong hơn 10 năm trời em Jacqueline đã bị một nhóm người phạm thánh bao hành, với ma tuý, tiêm chích thuốc mà không đuợc ai bảo vệ và bênh đỡ, cho tới khi một viên chỉ huy hiến binh chấm dứt các lạm dụng ấy với các lời đe dọa. Jacqueline đã bị mất sức khoẻ vì các bạo hành kéo dài, nhưng em không đánh mất đức tin và lòng tín thác nơi Thiên Chúa và Mẹ Maria. Các vụ hiện ra đã không là đối tượng của việc phán xử tiêu cực và không bị Giáo Hội phiền trách, nhưng đã có sự thinh lặng và các giới hạn vì những gì đã xảy ra cho Jacqueline. Tuy không được chính thức nhìn nhận, nhưng giáo quyền cho phép tín hữu tôn kính “Đức Bà cầu nguyện”.
Tuy nhiên, vụ Đức Mẹ hiện ra này đã được chị Marthe Robin báo trước.  Buổi sáng ngày mùng 8 tháng 12 năm 1947 tại Chateauneuf de Galaure cha Finet đọc báo và biết tin liên quan tới tình hình tê liệt toàn diện của nước Pháp. Cha đến Ferme để nói chuyện và cầu nguyện với chị Marthe Robin như vẫn thường làm. Chị Robin là nhà thần bí, bị bệnh tê liệt toàn thân, không ăn uống gì được, nhưng trong suốt 50 năm trời chỉ sống nhờ Mình Thánh Chúa biến vào trong nguời chị khi chị rước lễ mỗi tuần một lần. Cha Finet kể cho chị biết tình hình trong nưóc và nói: “Nước Pháp thế là bị lừa đảo”. Chị trả lời giọng tuơi vui: “Không đâu, thưa cha. Nước Pháp không như cha nói đâu. Đức Mẹ sẽ hiện ra với các trẻ em và nước Pháp sẽ được cứu”, Khi đó là 10 giờ sáng. Cha Finet rời nhà chị Marthe Robin và tiếp tục làm việc nhưng nghi ngờ. Vào lúc 13 giở trưa ngày hôm đó Đức Mẹ hiện ra với 4 bé gái trong nhà thờ giáo xứ Ile de Bouchard vùng Turenne, trung nam nước  Pháp. Đức Mẹ nói với các em: “Trong các ngày này nước Pháp gặp nguy hiểm lớn lắm, các con hãy cầu nguyện”. Trong các lần hiện ra sau đó Đức Mẹ dậy các em lần hạt, cầu nguyện cho kẻ có tội và làm dấu thánh giá. Mười ngày sau đó, các cuộc đình công bãi thị chấm dứt, sự đe dọa của cộng sản tan biến, và nước Pháp có thể bắt đầu việc tái thiết sau đệ nhị thế chiến.
** Liên quan tới 50 năm sau cùng cho tới năm 1988,  học giả B. Billet đã thu thập một danh sách 200 vụ hiện ra không được công nhận và thường bị phán đoán một cách không thuận lợi. Các vụ hiện ra này thường không thể đàn áp được liên quan tới các thị nhân, đã không được chấp nhận cũng như không được hưóng dẫn, nhưng bị bóp nghẹt, nên mất giá trị.  Chẳng hạn  như trường hợp xảy ra tại Neceda bên Hoa Kỳ, nơi thị nhân và các tín hữu nhiệt thành ủng hộ các vụ hiện ra đã bỏ Giáo Hội công giáo và tự ly khai. Thế rổi còn có các vụ hiện ra không thật tại Bayside New York hay tại Palmar di Troya, nơi một phần của cộng đoàn còn đi tới chỗ tấn phong các Giám Mục và chọn lên một Ngụy Giáo Hoàng hồi năm 1975.
Người ta có thể tự hỏi nếu đã có một mục vụ được chuẩn bị kỹ lưỡng có lẽ đã có thể hướng dẫn tín hữu trong nghĩa đúng đắn và chữa lành các hiện tượng này. Việc hướng dẫn mục vụ này cũng liên quan tới bốn nhóm các vụ hiện ra đã được bàn tán nhiều và có nhiều người ủng hộ.
Trước hết là các vụ hiện ra tại Kerizinen trong vùng Bretagne tây bắc nước Pháp. Tại đây một phụ nữ nông dân trẻ là bà Jeanne-Louise Ramonet đã trông thấy Đức Mẹ hiện ra. Ngày 15 tháng 7 năm 1938 trong khi chăn bò trong một cánh đồng không xa nhà bao nhiêu, chị kinh ngạc trông thấy một ánh sáng rất mạnh trong đó chị thấy một Bà rất xinh đẹp mặc áo mầu xanh da trời viền trắng có một khăn choàng và một áo choàng trắng và trong tay cầm một cỗ tràng hạt cũng có các hạt mầu trắng. Các cuộc hiện ra của Mẹ Maria và Chúa Giêsu kéo dài từ năm 1938 tới 1965, hầu như bao giờ cũng có sứ điệp, mà bà Jeanne-Louise ghi chép lại rất cẩn thận. Từ ngày 15 tháng 9 năm 1938 cho tới ngày mùng 1 tháng 10 năm 1965, đã có 71 vụ hiện ra: 15 lần Chúa Giêsu cùng hiện ra với Mẹ Maria, 11 lần Chúa Giêsu hiện ra một mình, 1 lần Thánh Gia hiện ra, và 43 lần Đức Mẹ hiện ra một mình. Tổng cộng tất cả có 65 sứ điệp, mỗi sứ điệp trung bình dài 2 trang giấy. Chúa Giêsu và Mẹ Maria yêu cầu thánh hiến thế giới cho Thánh Tâm Chúa Giêsu và Trái Tim Đức Mẹ. Mẹ cũng cho biết lời cầu nguyện bằng tràng hạt Mân Côi được Mẹ ưu tiên ưa thích.
Ngày 12 tháng 10 năm 1956 ĐC Fauvel, Giám Mục giáo phận Quimpẻ-et-Leon đã ra thông cáo than phiền sự kiện có một nhà nguyện được xây cất mà không có phép của Toà Giám Mục. Trong thông cáo ĐC cũng cấm các linh mục tu sĩ nam nữ đến thăm viếng nơi đây, và không được mời gọi tín hữu đến hành hương.
Ngày 24 tháng 3 năm 1961 ĐC  Fauvel đã công khai lên án các vụ hiện ra tại Kerizinen lý do là vì các chỉ dẫn của ngài đưa ra trưóc đây đã không được  chú ý tuân hành. Trong thông cáo lần này ĐC cấm “mọi hình thức sùng mộ tôn kính tại Kerizinen” và đe dọa sẽ đưa ra các hình phạt theo giáo luật nếu không tuân hành.
ĐC Barbu, Giám Mục kế vị ĐC Fauvel, cũng ra hai thông cáo khác với cùng giọng điệu lên án các vụ hiện ra tại Kerizinen: một thông cáo công bố ngày 20 tháng 5 năm 1973 và một thông cáo công bố ngày 12 tháng 7 năm 1975. Vị sau cùng ĐC Jean Marie Le Vert được chỉ định làm Giám Mục năm 2007 nhưng bị thôi chức vì lý do sức khoẻ năm 2014.
Các vụ “Đức Bà của tất cả mọi dân tộc” hiện ra với bà Ida Johanna Peerdeman tại Alkamaar bên Hoà Lan từ ngày 25 tháng 3 năm 1945 tới ngày 31 tháng 5 năm 1959 cũng đã gặp rất nhiều chống đối khó khăn trước khi được được chấp nhận.  Bên cạnh đó còn có khoảng 2.000 lần “Đức Bà Núi Camêlô” hiện ra với 4 bé gái tại Garabandal bên Tây Ban Nha giữa các năm 1961-1971. Ngoài ra còn có các lần “Đức Mẹ Hoa Hồng” hiện ra tại San Giorgio gần tỉnh Piacenza bên Italia nữa.
Linh Tiến Khải


Đức Mẹ người nghèo Banneux bên Bỉ

Đức Mẹ người nghèo Banneux bên Bỉ

Chỉ 12 ngày sau khi hiện ra lần cuối cùng với 5 trẻ em tại làng Beauraing (3-1-1933) , Đức Mẹ lại hiện ra tại Banneux bên Bỉ với một bé gái 11 tuổi tên là Mariette Beco. Banneux là một làng nhỏ không cách xa Beauraing bao nhiêu và cách thành phố Liège 25 cây số.
Thân phụ của Mariette là ông Julien Beco làm phu mỏ than, và thân mẫu là bà Louise Wégimont. Hai người thành hôn với nhau năm 1920 và sống tại thôn La Fange. Ngày 25 tháng 3 năm 1921 thứ Sáu Tuần Thánh, con gái đầu lòng là Mariette chào đời và sẽ là chị cả của 10 đứa em. Là chị lớn trong một gia đình nghèo đông con, Mariette thường phải làm việc này việc nọ giúp mẹ lo cho các em. Tại trường học cô bé chậm trễ hơn các bạn cùng lứa tuổi hai năm, vì hay phải vắng mặt do các việc trong gia đình và do việc học giáo lý mà Mariette bắt đầu ghi danh theo học ngày 20 tháng 5 năm 1931. Nhưng trong lớp giáo lý cô bé luôn luôn đứng chót khiến cho cha xứ rất nản lòng. Nhưng trong gia đình không ai lo lắng gì về chuyện  ấy, vì mọi người đều thờ ơ với tôn giáo. Đây cũng là kiểu sống chung của người dân Banneux, nơi thái độ không tin và chủ thuyết bất khả tín được dưỡng nuôi bằng các lý tưởng duy xã hội chủ nghĩa rất thịnh hành thời bấy giờ.
Ngày Chúa Nhật 15 tháng giêng năm 1933 tuyết băng phủ trắng thôn La Fange và gió lạnh buốt thổi từng đợt. Khoảng 7 giờ chiều, từ trong bếp  Mariette nhìn qua cửa kính trông ra vườn, con đường làng và rừng thông, mong ngóng chú em Julien về, vì nó đã đi chơi với mấy đứa bạn từ sáng sớm, đồng thời cũng coi đứa em trai mới sinh đang ngủ ngon lành trong nôi. Bất thình lình Mariette trông thấy trong sân gương mặt của một bà rất xinh đẹp, đứng thẳng, bất động, rạng ngời “xem ra được làm bằng ánh sáng” hai thay chắp lại, đầu hơi nghiêng về phía trái. Bà mặc một chiếc áo trắng có dây thắt lưng mầu xanh, và đầu trùm một tấm voan trắng trong suốt. Mariette cũng nhận thấy bà có một bông hồng vàng trên chân phải và trên tay phải có một tràng hạt xem ra cũng bằng vàng. Bà mỉm cười với Mariette. Khi Mariette kể cho mẹ nghe, bà Beco không để ý, nhưng khi bà nhìn qua cửa sổ thì cũng trông thấy việc hiện ra lạ lùng ấy, và biết là con gái không kể chuyện tầm phào như bà nghĩ. Khi trông thấy gương mặt rạng ngời có hình người và tấm voan phủ đầu ấy bà Beco hoảng sợ và kéo màn cửa sổ lại. Mariette lấy can đảm nhìn ra qua cửa sổ lần nữa thì thấy Bà vẫn còn đó và mỉm cười với mình. Lúc ấy Mariette lấy cỗ tràng hạt lượm được ở ngoài đường ra và và bắt đầu lần hạt Mân Côi và cô bé có cảm tưởng là Bà đẹp ấy cũng động đậy môi như thể cầu nguyện. Bà ra hiệu bảo Mariette đi ra ngoài, nhưng khi cô bé đi ra cửa, thì bà mẹ lo âu khóa cửa lại. Khi Mariette nhìn qua cửa sổ thì Bà đẹp đã biến mất.
** Chiều hôm sau Bà đẹp không hiện ra. Thứ ba ngày 17 tháng giêng Mariette đến gặp cha sở Jamin và kể lại cho cha nghe những gì đã xảy ra. Cha trả lời là có lẽ Mariette đã trông thấy tượng Đức Mẹ Lộ Đức  thôi, nhưng cô bé khăng khăng từ chối và nói là Bà đẹp hơn tượng Đức Mẹ Lộ Đức rất nhiều. Cha Jamin, tuy không tin chuyện Mariette kể, nhưng ngạc nhiên vì sự kiện cô bé bất thình lình bắt đầu đi tham dự thánh lễ và di học giáo lý sau nhiều tháng  vắng mặt.
Ngày 18 tháng giêng lúc 7 giờ chiều Mariette ra khỏi nhà, quỳ gối gần cổng và bắt đầu lần hạt Mân Côi. Bất thình lình Đức Mẹ hiện ra giữa hai cây thông. Mariette trông thấy một hình thể lớn lên và càng tới gần càng sáng, cho tới khi dừng ngay trước mặt cô bé lơ lửng trên một đám mây xám cách mặt đất khoảng nửa thước. Bà hiệp lời cầu với Mariette. Khi đó Mariette đứng lên và bà làm hiệu cho cô bé đi theo. Mariette theo các chỉ dẫn của Bà, đi ra khỏi cổng nhà và hướng ra đường. Ở đây cô bé quỳ phập xuống đất ba lần và xuất thần. Khi đó Đức Mẹ xin cô nhúng tay vào một dòng nước gần đó và nói: “Dòng suối này dành riêng cho Ta” rồi bà nói: “Chào con. Chúng ta hẹn gặp lại nhau” Rồi bà biến mất giữa các cây thông.
Trong khi đó thì ông Julien Beco cha của Mariette đền tìm gặp cha Jamin, nhưng chiều hôm đó cha vắng mặt vì đi Liège. Khi cha về tới nhà thì có người cho biết và cha đến ngay nhà ông Beco. Mariette đã đi ngủ, trong khi cha Jamin ra về, ông Beco xin được gặp cha vào sáng hôm sau vì muốn lãnh các bí tích. Cha sở rất là ngạc nhiên vì lời xin này, vì trước đó mấy ngày cha cầu nguyện xin một dấu chỉ chứng minh cho thấy các lần Đức Mẹ hiện ra là thật, và cha xin ơn hoán cải cho ông Beco cha của bé Mariette.
Lúc 7 giờ chiều ngày 19 tháng giêng Mariette quỳ cầu nguyện trên tuyết. Sau khi lần vài chục kinh của chuỗi Mân Côi Đức Mẹ hiện ra và nói với cô bé: “Ta là Đức Trinh Nữ cuả người nghèo”. Khi đó cô bé hướng tới con suối và ngã trên gối ba lần. Đức Mẹ nói với cô: “Con suối này được dành cho tất cả mọi quốc gia để xoa dịu các người bệnh tật”. Cuộc hiện ra kéo dài khoảng 7 phút và cô bé lập lại các lời Đức Mẹ nói: “Ta sẽ cầu nguyện cho con. Chúng ta hẹn gặp lại nhau”.
Trong lần hiện ra ngày 20 tháng giêng Mariette hỏi Đức Mẹ: “Mẹ muốn gì?” Đức Mẹ trả lời: “Một nhà nguyện nhỏ” rồi chúc lành cho cô bé với dấu thánh giá.
** Trong các ngày sau đó Mariette chờ đợi Đức Mẹ hiện ra. Cô cầu nguyện vài lần  một mình, vài lần khác với cha cô, nhưng nhiều ngày liên tiếp Đức Mẹ không hiện ra. Cho tới chiều ngày 11 tháng hai lễ Đức Mẹ Lộ Đức, Đức Mẹ lại hiện ra và nói với cô “Ta đến để ban vơi nhẹ cho các khổ đau”. Trong khi Đức Mẹ hiện ra, những người hiện diện thấy Mariette nhúng tay vào suối nước và làm dấu thánh giá.
Lần hiện ra sau đó là ngày 15 tháng hai. Trong lúc nói chuyện với Đức Mẹ Mariette xin Đức Mẹ cho một dấu chỉ như cha Jamin đã gợi ý cho cô. Vào cuối buổi hiện ra Mariette bật khóc - chắc hẳn là vì một mạc khải Đức Mẹ đã vén mở cho cô - và tất cả những gì cô bé có thể nói là Đức Trinh Nữ đã nói: “Các con hãy tin nợi Mẹ, Mẹ sẽ tin nơi các con. Hãy cầu nguyện nhiều”.
Chiều ngày thứ hai 20 tháng hai Mariette hướng tới suối nước, và khi biến đi Đức Mẹ nói với cô: “Con gái thân yêu của Mẹ, hãy cầu nguyện nhiều”.
Lần hiện ra thứ tám và cuối cùng là ngày mùng 2 tháng 3 năm 1933. Mariette đợi Đức Mẹ đến dưới một trận mưa tầm tã. Nhưng một lúc trước khi Đức Mẹ hiện ra bất thình lình mưa tạnh và trời quang đãng. Nhiều người được chứng kiến sự kiện này rất ngạc nhiên. Khi đó Đức Mẹ hiện ra với Mariette và nói: “Ta là Mẹ Đấng  Cứu Thế, Mẹ Thiên  Chúa. Các con hãy cầu nguyện nhiều”. Mariette trả lời: “Vâng, vâng”. Khi đó Đức Mẹ chúc lành cho cô bé và trước khi biến đi Mẹ nói: “Vĩnh biệt con”, chứ không nói “Chúng ta hẹn gặp lại nhau” như các lần hiện ra trước đó.
Nhưng trong các ngày sau khi Đức Mẹ hiện ra làn sóng tín hữu hành hương không ngớt hướng về Banneux. Từ khi đó trở đi, vào mỗi buổi chiều có đông tín hữu tham dự buổi đọc kinh kính Đức Mẹ do Marietta hướng dẫn. Thôn nghèo Banneux trở thành một trung tâm thánh mẫu nổi tiếng với rất nhiều vụ khỏi bệnh trên thân xác cũng như trong tâm hồn, mà tín hữu nài nỉ cầu xin Chúa với lòng tin kiên trì mạnh mẽ. Các vụ khỏi bệnh ấy không giải thích được trên bình diện y khoa. 
** Một trong các vụ khỏi bệnh kỳ lạ nổi tiếng nhất là của bà Goethals tỉnh Anvers. Vì một tai nạn xe hơi bà đã bị các vết thương rất trầm trọng khiến cho gương mặt của bà bị biến dạng nặng nề. Bà lại bị điếc và không có khả năng nuốt thức ăn đặc. Trong chuyến hành hương Banneux bà uống nước suối Đức Mẹ và được khỏi bệnh trong vòng vài phút. Sự biến dạng biến mất, mặt bà trở lại bình thường, bà cũng hết bị điếc, và lại có thể ăn uống bình thường như trước.
Có một trường hợp khỏi bênh lạ lùng khác xảy ra tại Milano bên Italia. Bà Luigia Nova bị bệnh liệt giường 297 ngày. Bà khẩn nài Đức Mẹ Người Nghèo Banneux và được khỏi tức khắc. Các trường hợp khỏi bệnh cách lạ lùng xảy ra rất nhiều, và được các cơ quan có thẩm quyền của Giáo Hội cũng như các bác sĩ y khoa duyệt xét nghiêm ngặt và tuyên bố tính cách xác thực của chúng. Cả hiện nay nữa vẫn tiếp tục xảy ra các phép lạ, và hằng năm trung tâm thánh mẫu tiếp đón hàng trăm ngàn tìn hữu và du khách hành hương. Cũng như tại Lộ Đức họ cầu nguyện, uống nước suối Đức Mẹ, hay đem nước suối về cho bạn bè người thân và được khỏi bệnh.
Năm 1935 duới thời ĐGH Pio XI giáo phận đã cho thành lập một uỷ ban điều tra các biến cố xảy ra tại Banneux. Năm 1942 dưới thởi ĐGH Pio XII Toà Thánh đã giao cho Đức Cha L. J. Kerkhofs Giám Mục Liège tiếp tục điều tra việc Đức Mẹ hiện ra. Ngày 22 tháng 8 năm 1949 ĐC Kerkhofs công bố thư mục tử chính thức nhìn nhận các vụ hiện ra và cho phép tín hữu tôn kính “Đức Bà của Người Nghèo” Banneux. Thư có đoạn viết: “Trong lương tâm chúng tôi tin  có thể và phải thừa nhận không  dè dặt thực tại của 8 lần hiện ra của Đức thánh Trinh Nữ với Mariette Beco”.
Sau các lần được Đức Mẹ hiên ra chị Mariette Beco đã sống một cuộc sống bình thường, và kín đáo tránh mọi ồn ào quảng cáo. Chị đã không chọn sống đời tu trì, nhưng lập gia đình và có ba con. Chị cũng đã phải đương đầu với nhiều khó khăn và khổ đau trong cuộc sống. Chị đã cùng với các tín hữu và du khách hành hương đến đọc kinh tại suối Đức Mẹ hay trong nhà nguyện hiện ra, và đặt vào lòng bàn tay hiễn mẫu của Đức Trinh Nữ của người nghèo cuộc sống của gia đình mình. Có ai hỏi chị chỉ nói “Tôi đã chỉ là một người đưa thư được giao cho nhiệm vụ chuyển một sứ điệp” thôi.
Năm 1985 ĐGH Gioan Phaolô II đã đến hành hương Banneux và cũng gặp chị Mariette Beco.  Giảng trong thánh lễ cử hành tại đền thánh Đức Mẹ ngày 21 tháng 5 năm 1985 Đức Gioan Phaolô II nói: “Từ hơn 50 năm nay không phải chỉ có người đau yếu mà đoàn dân mênh mông các người nghèo cảm thấy Banneux như là nhà mình. Họ đến đây tìm sự củng cố, lòng can đảm, niềm hy vọng, sự kết hiệp với Thiên Chúa trong thử thách. Họ đến để chúc tụng và khẩn nài Đức Trinh Nữ Maria dưới tên gọi “Đức Bà của người nghèo”. Họ có lý xác tín rằng một lòng sùng kính như thế phù hợp với Tin Mừng và niềm tin của Giáo Hội: nếu Chúa Kitô đã định nghĩa sứ mệnh của Ngài là loan báo Tin Mừng cho người nghèo, thì làm sao Mẹ Ngài lại không tiếp đón ngưòi nghèo được?”
Chị Mariette Beco qua đời tại Banneux ngày mùng 2 tháng 12 năm 2011, thọ 90 tuổi.
Linh Tién Khải


ĐHY Ling: Sự khó nghèo, đau khổ và bách hại là sức mạnh của Giáo hội

ĐHY Ling: S khó nghèo, đau kh và bách hi là sc mnh ca Giáo hi
Đức tân Hồng y Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun - AP

Ngày 21/05 vừa qua, vào cuối buổi đọc Kinh Truyền tin, Đức Thánh cha Phanxicô đã công bố tên của 5 vị sẽ được tấn phong Hồng y  trong công nghị Hồng y diễn ra ngày 28/06. Nhiều bất ngờ và bàn tán xôn xao trên báo chí khắp nơi vì những tên tuổi mà có lẽ ít ai nghĩ đến. Trong số 5 vị được xướng danh, có một vị người Lào; đó là đức hồng y Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, giám quản tông tòa Paksé.
Ngày 16 và 17/06, khoảng 350 tín hữu Công giáo gốc Hmong, Kmhmu, Lao e Karen đã họp nhau ở Belleville, bang Illinois, Hoa kỳ, để nhắc nhớ và kỷ niệm cuộc đời của 17 vị tử đạo người Lào. Đức hồng y tân cử Louis-Marie Ling lúc đó cũng tham dự và ngài đã chia sẻ về việc ngài được chọn làm Hồng y và về đời sống của Giáo hội Công giáo tại Lào.
Đức hồng y Ling cho biết chính ngài cũng bất ngờ khi biết mình được bổ nhiệm làm hồng y và niềm vui của toàn thế giới với việc bổ nhiệm này. Về lý do ngài được bổ nhiệm, Đức hồng y Ling chia sẻ là trong cuộc viếng thăm ad limina của các giám mục Lào và gặp Đức giáo hoàng Phanxicô hôm 26/01 năm nay, Đức Phanxicô nói với các ngài: “sức mạnh của Giáo hội ở nơi các Giáo hội địa phương và cách đặc biệt, trong các Giáo hội nhỏ bé, yếu ớt và bị bách hại. Đây là xương sống của Giáo hội hoàn vũ.” Trong Thánh lễ đồng tế với các Giám mục Lào, Đức Phanxicô lại nhắc lại điều này. Đức hồng y Ling hiểu rằng sức mạnh của Giáo hội đến từ sự kiên nhẫn, kiên trung và ý muốn đón nhận thực tế của đức tin. Điều này làm cho ngài suy nghĩ rằng sự khó nghèo, đau khổ và bách hại của Giáo hội Lào là 3 cột trụ củng cố sức mạnh cho Giáo hội.
Giáo hội Công giáo Lào có khoảng 45 ngàn tín hữu, chiếm chưa đến 1% trong tổng số 6,4 triệu dân, có 20 linh mục và 98 tu sĩ trong 218 giáo xứ. Đức hồng y Ling định nghĩa Giáo hội Lào là một giáo hội thơ bé, sống lời loan báo đầu tiên, hướng đến trước hết các thổ và những người theo thuyết duy linh. Giáo hội này đã chịu bách hại và làm chứng cho đức tin của mình giữa muôn ngàn nghịch cảnh.
Sau khi đảng cộng sản Pathet Lào lên nắm quyền, các thừa sai ngoại quốc bị trục xuất và các tín hữu bị bách hại. Các linh mục và tu sĩ bị giam tù hay gửi đến các trại cải tạo. Chính Đức hồng y Ling cũng bị giam tù 3 năm vì lý do “rao truyền Chúa Kitô”. Ngài đã chấp nhận điều này thay vì sợ hãi như lúc ban đầu.
Ngày nay Lào đang mở ra với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên dù những cải cách kinh tế, Lào vẫn còn nghèo và dựa vào sự trợ giúp của nước ngoài. Chính quyền kiểm soát nghiêm nhặt về tôn giáo và truyền thông. Những khó khăn trong quan hệ giữa Giáo hội và nhà nước, như việc cấm giảng dạy về Giáo hội, có thể thấy rõ nơi các chính quyền địa phương và dân chúng. Mỗi địa phương có chính sách tự do tôn giáo khác nhau. Các linh mục có thể đi làm lễ các nơi, tại các làng có giáo xứ hay nhà thờ. Tuy nhiên, sẽ có vấn đề nếu chúng ta xây một nhà thờ. Có thể là dễ dàng ở nơi này nhưng lại khó khăn ở nơi khác.
Việc bổ nhiệm vị hồng y đầu tiên của Lào, đối với cộng đoàn địa phương, là niềm hy vọng cho sự phát triển của quan hệ giữa Vatican và chính quyền Viên chăn. Đức hồng y Ling cho biết là trong các nước Đông nam á,c hỉ có Lào chưa có quan hệ ngoại giáo với Tòa Thánh. Ngài đang cố gắng để thay đổi lối suy nghĩ của chính quyền, để thuyết phục họ rằng Giáo hội không phải là kẻ thù của chính quyền, nhưng là bạn. Nếu cả 2 phía cùng làm việc chung với nhau thì tương lai sẽ tốt hơn. (Asia News 28/06/2017)
Hồng Thủy


Đức Thánh Cha kêu gọi Mỹ La Tinh đối phó với nạn xuất cư

Đc Thánh Cha kêu gi M La Tinh đi phó vi nn xut cư

VATICAN. ĐTC kêu gọi các nước Mỹ châu la tinh hiệp sức với nhau để đối phó với hiện tượng xuất cư ngày càng gia tăng tại đại lục này.
 Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 30-6-2017 dành cho 200 thành viên Hội quốc tế Italia - Mỹ la tinh, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập hội này với mục đích tương trợ giữa các nước thành viên.
 Trong số các vấn đề được ĐTC đề cập đến trong bài diễn văn, ngài đặc biệt nói rằng ”Mỹ châu la tinh cần hiệp sức để đối phó với hiện tượng xuất cư; phần lớn các nguyên nhân gây nên hiện tượng này lẽ ra phải được đương đầu từ lâu, nhưng không bao giờ quá trễ. Xuất cư là điều vẫn có, nhưng trong những năm gần đây nó gia tăng chưa từng thấy. Vì nhu cầu, dân chúng bị thúc đẩy ra đi tìm những ”ốc đảo mới”, nơi mà họ có thể đạt được sự ổn định hơn và một công ăn việc làm đảm bảo cuộc sống xứng đáng hơn”.
 ĐTC nhận xét rằng ”trong sự tìm kiếm ấy, nhiều người bị vi phạm các quyền của mình, nhiều trẻ em và người trẻ trở thành nạn nhân của nạn buôn người và bị bóc lột hoặc rơi vào mạng lưới của các tổ chức bất lương và bạo lực. Xuất cư cũng làm thảm trạng làm gia đình bị phân tán: con cái xa cách cha mẹ, họ xa lìa nguyên quán, và cả các chính phủ và các nước cũng chia rẽ đứng trước thực tại này. Cần có một chính sách chung, cộng tác với nhau để đối phó với hiện tượng này. Vấn đề ở đây không phải làm tìm kiếm những người có tội và tránh trách nhiệm, nhưng tất cả đều được kêu gọi làm việc có phối hợp và chung với nhau” (SD 30-6-2017)
 G. Trần Đức Anh OP 


Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

JUNE 30, 2017 : FRIDAY OF THE TWELFTH WEEK IN ORDINARY TIME

Friday of the Twelfth Week in Ordinary Time
Lectionary: 375

When Abram was ninety-nine years old, the LORD appeared to him
and said: "I am God the Almighty.
Walk in my presence and be blameless."

God also said to Abraham:
"On your part, you and your descendants after you
must keep my covenant throughout the ages.
This is my covenant with you and your descendants after you
that you must keep:
every male among you shall be circumcised."

God further said to Abraham:
"As for your wife Sarai, do not call her Sarai;
her name shall be Sarah.
I will bless her, and I will give you a son by her.
Him also will I bless; he shall give rise to nations,
and rulers of peoples shall issue from him."
Abraham prostrated himself and laughed as he said to himself,
"Can a child be born to a man who is a hundred years old?
Or can Sarah give birth at ninety?"
Then Abraham said to God,
"Let but Ishmael live on by your favor!"
God replied: "Nevertheless, your wife Sarah is to bear you a son,
and you shall call him Isaac.
I will maintain my covenant with him as an everlasting pact,
to be his God and the God of his descendants after him.
As for Ishmael, I am heeding you: I hereby bless him.
I will make him fertile and will multiply him exceedingly.
He shall become the father of twelve chieftains,
and I will make of him a great nation.
But my covenant I will maintain with Isaac,
whom Sarah shall bear to you by this time next year."
When he had finished speaking with him, God departed from Abraham.

Responsorial PsalmPS 128:1-2, 3, 4-5
R. (4) See how the Lord blesses those who fear him.
Blessed are you who fear the LORD,
who walk in his ways!
For you shall eat the fruit of your handiwork;
blessed shall you be, and favored.
R. See how the Lord blesses those who fear him.
Your wife shall be like a fruitful vine
in the recesses of your home;
Your children like olive plants
around your table.
R. See how the Lord blesses those who fear him.
Behold, thus is the man blessed
who fears the LORD.
The LORD bless you from Zion:
may you see the prosperity of Jerusalem
all the days of your life.
R. See how the Lord blesses those who fear him.

AlleluiaMT 8:17
R. Alleluia, alleluia.
Christ took away our infirmities
and bore our diseases.
R. Alleluia, alleluia.

GospelMT 8:1-4
When Jesus came down from the mountain, great crowds followed him.
And then a leper approached, did him homage, and said,
"Lord, if you wish, you can make me clean."
He stretched out his hand, touched him, and said,
"I will do it. Be made clean."
His leprosy was cleansed immediately.
Then Jesus said to him, "See that you tell no one,
but go show yourself to the priest,
and offer the gift that Moses prescribed;
that will be proof for them."


Meditation: "Lord, you can make me clean"
What might hold us back from approaching the Lord Jesus with expectant faith and confidence that he can change us and make us holy - perhaps fear, pride, and the risk of losing one's reputation or friends? Jesus did something which was both remarkable and unthinkable at the same time. He approached the unapproachables - he touched the untouchables. Lepers were outcasts of society. Their physical condition was terrible as they slowly lost the use of their limbs and withered away with open sores over their entire bodies. They were not only shunned but regarded as “already dead” even by their relatives. The Jewish law forbade anyone from touching or approaching a leper, lest ritual defilement occur.
Approaching the Lord Jesus with expectant faith
The leper who came to Jesus did something quite remarkable. He approached Jesus confidently and humbly, expecting that Jesus could and would heal him. Normally a leper would be stoned or at least warded off if he tried to come near a rabbi. Jesus not only grants the man his request, but he demonstrates the personal love, compassion, and tenderness of God in his physical touch. The medical knowledge of his day would have regarded such contact as grave risk for incurring infection. Jesus met the man’s misery with compassion and tender kindness. He communicated the love and mercy of God in a sign that spoke more eloquently than words. He touched the man and made him clean - not only physically but spiritually as well.
Some twelve centuries later, a man named Francis (1181-1226 AD) met a leper on the road as he journeyed towards Assisi. A contemporary of Francis wrote, "Though the leper caused him no small disgust and horror, he nonetheless, got off the horse and prepared to kiss the leper. But when the leper put out his hand as though to receive something, he received money along with a kiss" (from the Life of St. Francis by Thomas of Celano). Francis did what seemed humanly impossible because he was filled with the love and compassion of Jesus Christ.
The Holy Spirit inflames our hearts with the fire of Christ's love that we may reach out to others with compassionate care and kindness, especially to those who have been rejected, mistreated, and left utterly alone. Do you allow the Holy Spirit to fill your heart with the love and compassion of Jesus Christ for others?
“May the power of your love, Lord Christ, fiery and sweet as honey, so absorb our hearts as to withdraw them from all that is under heaven. Grant that we may be ready to die for love of your love, as you died for love of our love."  (Prayer of St. Francis of Assisi,1181-1226 AD)
Daily Quote from the early church fathersThe authority to heal and make clean belongs to Christ, by John Chrysostom (347-407 AD)
"With great fervor before Jesus' knees, the leper pleaded with him (Mark 1:40) with sincere faith. He discerned who Jesus was. He did not state conditionally, 'If you request it of God' or 'If you pray for me.' Rather, he said simply, 'If you will, you can make me clean.' He did not pray, 'Lord, cleanse me.' Rather, he leaves everything to the Lord and makes his own recovery depend entirely on him. Thus he testified that all authority belongs to him. One might ask, 'What if the leper had been mistaken in this assumption?' If he had been mistaken, wouldn't it have been fitting for the Lord to reprove him and set him straight? But did he do this? No. Quite to the contrary, Jesus established and confirmed exactly what he had said." (excerpt from THE GOSPEL OF MATTHEW, HOMILY 25.1)

FRIDAY, JUNE 30, MATTHEW 8:1-4
Weekday

(Genesis 17:1, 9-10,15-22; Psalm 128)

KEY VERSE: "He stretched out his hand, touched him, and said, `I will do it. Be made clean'" (v 3).
TO KNOW: Some Scripture scholars regard chapters 5-7 of Matthew's gospel as portraying Jesus as the "Messiah of the Word," whereas chapters 8-9 Jesus is represented as the "Messiah of the Deed." When Jesus finished his Sermon on the Mount, he came down from the mountain and put his words into action. In Matthew’s gospel, Jesus performed ten miracles that correspond to the ten plagues of the Exodus that vanquished Israel's enemy (Ex 7-11). These miracles signify Jesus' assault on Satan and his establishment of God's reign. The first miracle was the healing of the leper. In Jesus' day, leprosy was seen as synonymous with sin. The diseased person was an outcast and was separated from the healthy community. Jesus came to heal and restore the people to full membership in God's family.
TO LOVE: Lord Jesus, heal me of my defects and make me into your likeness and image.
TO SERVE: How can my healing touch restore those who feel despised and outcast?
​​
Optional Memorial of the First Martyrs of the Church of Rome

On the day following the remembrance of Saints Peter and Paul, who suffered martyrdom in Rome at the command of the Emperor Nero, the Church celebrates other early Christian martyrs. The Emperor Nero held these Christians responsible for the great fire that took place in Rome, and they were put to death in various locations around the city, including the Coliseum and its environs. This celebration also commemorates some of the earliest Popes, successors of Saint Peter, all of whom were martyred. The names of the first three are in the Roman Canon of the Mass: Linus (67-76), Anacletus or Cletus (76-88) and Clement (88-97). Historical details of the lives of these early Bishops of Rome are uncertain.


Friday 30 June 2017
(First Martyrs of the Church of Rome). Day of p
enance.
Genesis 17:1, 9-10, 15-22. Psalms 127(128):1-5. Matthew 8:1-4.

See how the Lord blesses those who fear him — Psalms 127(128):1-5.
‘If you want to, you can make me clean.’
The experiences of Abraham and the leper are quite similar. There is an emptiness in both lives that God, and only God, is able to touch. The Divine One fills this emptiness not just by removing a handicap or limitation—in these cases disease or infertility—but by self-giving in an intimate relationship. The covenant with Abraham is not just a legal contract: it comes out of sensitivity to deep human longing.
God’s response to Abraham—and to us—is the same response as Jesus’ to the leper: ‘Of course I want to. Be cured!’
As our intimacy with the Lord becomes increasingly the centre of our lives, we sense the many moments in which God is responding to our personal needs with those words: ‘Of course I want to!’


THE FIRST HOLY MARTYRS OF THE HOLY ROMAN CHURCH

These “proto-martyrs” of Rome were the first Christians persecuted en masse by the Emperor Nero in the year 64, before the martyrdom of Saints Peter and Paul.
Nero was widely believed to have caused the fire that burned down much of Rome in the same year.  He blamed the fire on the Christians and put them to death, many by crucifixion, being feeding to the wild animals in his circus, or by being tied to posts and lit up as human torches.
Today, the site of Nero's Circus, also the location of St. Peter's martyrdom, is marked by the Piazza dei Protomartiri Romani (Square of the Roman Protomartyrs) in the Vatican next to St. Peter's basilica.
These martyrs were called the “Disciples of the Apostles” and their firmness in the face of their gruesome deaths were a powerful testimony that led to many conversions in the early Roman Church.

LECTIO DIVINA: MATTHEW 8,1-4
Lectio Divina: 
 Friday, June 30, 2017
Ordinary Time


1) Opening prayer
Father,
guide and protector of your people,
grant us an unfailing respect for your name,
and keep us always in your love.
We ask this through our Lord Jesus Christ, your Son,
who lives and reigns with you and the Holy Spirit,
one God, for ever and ever. Amen.

2) Gospel Reading - Matthew 8,1-4
After Jesus had come down from the mountain large crowds followed him. Suddenly a man with a virulent skin-disease came up and bowed low in front of him, saying, 'Lord, if you are willing, you can cleanse me.' Jesus stretched out his hand and touched him saying, 'I am willing. Be cleansed.' And his skin-disease was cleansed at once. Then Jesus said to him, 'Mind you tell no one, but go and show yourself to the priest and make the offering prescribed by Moses, as evidence to them.'

3) Reflection
•In chapters 5 to 7 we have heard the words of the New Law proclaimed on the Mountain by Jesus. Now, in chapters 8 and 9, Matthew indicates how Jesus put into practice that which he had just taught. In today’s Gospel (Mt 8, 1-4) and of tomorrow (Mt 8, 5-17), we see closely the following episodes which reveal how Jesus practiced the Law: the cure of a leper (Mt 8, 1-4), the cure of the servant of the Roman soldier (Mt 8, 5-13), the cure of Peter’s mother-in law (Mt 8, 14-15) and the cure of numerous sick people (Mt 8, 14-17).
• Matthew 8, 1-2: The leper asks: “Lord, if you are willing you can cleanse me”. A leper comes close to Jesus. He was one who was excluded. Anybody who would touch him would remain unclean! This is why the lepers had to remain far away (Lv 13, 45-46). But that leper had great courage. He transgresses the norms of religion in order to be able to enter into contact with Jesus. Getting close to him he says: If you are willing you can cleanse me! That is: “It is not necessary for you to touch me! It suffices that the Lord wants it and he will be cured”. This phrase reveals two things: 1) the sickness of leprosy which made people unclean; 2) the sickness of solitude to which the person was condemned, separated from society and from religion. It reveals also the great faith of the man in the power of Jesus.
• Matthew 8, 3: Jesus touches him and says: I am willing. Be cleansed. Filled with compassion, Jesus cures two sicknesses. In the first place, in order to cure solitude, loneliness, before saying any word, he touches the leper. It is as if he would say: “For me, you are not excluded. I am not afraid to become unclean by touching you! And I accept you as a brother!” Then he cures the leper saying: I am willing! Be cleansed! The leper, in order to be able to enter in contact with Jesus, had transgressed the norms of the Law. Thus Jesus, in order to help that excluded person and reveal the new face of God, transgresses the norms of his religion and touches the leper.
• Matthew 8, 4: Jesus orders the man to go and show himself to the priest. At that time, a leper in order to be reintegrated into the community needed a certificate of healing confirmed by the priest. It is the same thing today. The sick person gets out of the hospital only if he has a certificate signed by the doctor of the department. Jesus obliges the person to look for that document, in order to be able to live normally. He obliges the authority to recognize that the man had been cured. Jesus not only heals but wants the healed person to be able to live with others. He reintegrates the person in the fraternal life of the community. The Gospel of Mark adds that the man did not present himself to the priest. Instead, “He went away and started freely proclaiming and telling the story everywhere, so that Jesus could no longer go openly into the town, but stayed outside in deserted places (Mk 1, 45). Why could Jesus no longer enter openly into the town? Because he had touched the leper and had become unclean before the religious authority who embodied the law of that time. And now, because of this, Jesus was unclean and had to be away far from everybody. He could no longer enter into the city. But Mark shows that people cared very little for these official norms, because people came to Jesus from all pats! This was totally overthrowing things! The message which Mark gives us is the following: In order to take the Good News of God to the people, we should not be afraid to transgress the religious norms which are contrary to God’s project and which prevent a fraternal spirit and love. Even if this causes some difficulty to the people, as it did to Jesus.
• In Jesus everything is revelation of what he has within himself! He does not only announce the Good News of the Kingdom. He is an example, a living witness of the Kingdom, a revelation of God. In Him appears what happens when a human being allows God to reign, allows God to occupy the centre of his life.

4) Personal questions
• In the name of the Law of God, the lepers were excluded and they could not live with others. In our Church are there norms and customs which are not written and, which up until now, marginalize persons and exclude them from living together with others and from communion. Do you know any such persons? Which is your opinion concerning this?
• Jesus had the courage to touch the leper. Would you have this courage?

5) Concluding Prayer
I will bless Yahweh at all times,
his praise continually on my lips.
I will praise Yahweh from my heart;
let the humble hear and rejoice. (Ps 34,1-2)