Trang

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

SEPTEMBER 01, 2020 : TUESDAY OF THE TWENTY-SECOND WEEK IN ORDINARY TIME

 

Tuesday of the Twenty-second Week in Ordinary Time

Lectionary: 432


Reading 1

1 COR 2:10B-16

Brothers and sisters:
The Spirit scrutinizes everything, even the depths of God.
Among men, who knows what pertains to the man
except his spirit that is within?
Similarly, no one knows what pertains to God except the Spirit of God.
We have not received the spirit of the world
but the Spirit who is from God,
so that we may understand the things freely given us by God.
And we speak about them not with words taught by human wisdom,
but with words taught by the Spirit,
describing spiritual realities in spiritual terms.

Now the natural man does not accept what pertains to the Spirit of God,
for to him it is foolishness, and he cannot understand it,
because it is judged spiritually.
The one who is spiritual, however, can judge everything
but is not subject to judgment by anyone.

For “who has known the mind of the Lord, so as to counsel him?”
But we have the mind of Christ.

Responsorial Psalm

PS 145:8-9, 10-11, 12-13AB, 13CD-14

R. (17) The Lord is just in all his ways.
The LORD is gracious and merciful,
slow to anger and of great kindness.
The LORD is good to all
and compassionate toward all his works.
R. The Lord is just in all his ways.
Let all your works give you thanks, O LORD,
and let your faithful ones bless you.
Let them discourse of the glory of your Kingdom
and speak of your might.
R. The Lord is just in all his ways.
Making known to men your might
and the glorious splendor of your Kingdom.
Your Kingdom is a Kingdom for all ages,
and your dominion endures through all generations.
R. The Lord is just in all his ways.
The LORD is faithful in all his words
and holy in all his works.
The LORD lifts up all who are falling
and raises up all who are bowed down.
R. The Lord is just in all his ways.

 

 

Alleluia

LK 7:16

R. Alleluia, alleluia.
A great prophet has arisen in our midst
and God has visited his people.
R. Alleluia, alleluia.

Gospel

LK 4:31-37

Jesus went down to Capernaum, a town of Galilee.
He taught them on the sabbath,
and they were astonished at his teaching
because he spoke with authority.
In the synagogue there was a man with the spirit of an unclean demon, 
and he cried out in a loud voice,
“What have you to do with us, Jesus of Nazareth?
Have you come to destroy us?
I know who you are–the Holy One of God!”
Jesus rebuked him and said, “Be quiet! Come out of him!”
Then the demon threw the man down in front of them
and came out of him without doing him any harm.
They were all amazed and said to one another,
“What is there about his word?
For with authority and power he commands the unclean spirits,
and they come out.”
And news of him spread everywhere in the surrounding region.

https://bible.usccb.org/bible/readings/090120.cfm

 

 

Meditation: His Word Was with Authority and Power

When you listen to the word of God in Scripture how do you respond to it? Do you hear it with indifference, selective submission, or with the full assent of faith and obedience? When Jesus taught he spoke with authority. He spoke the word of God as no one had spoken it before. When the Rabbis taught they supported their statements with quotes from other authorities. The prophets spoke with delegated authority - Thus says the Lord. When Jesus spoke he needed no authorities to back his statements. He was authority incarnate - the Word of God made flesh. When he spoke, God spoke. When he commanded even the demons obeyed.

God's Word is alive and active
Cyril of Alexandria (376-444 AD), in his commentary on this passage from the Gospel of Luke, tells us that Jesus had all power and authority to heal every sickness and expel every demonic power because he was the living and active Word of God the Father (John 1:14 and Hebrews 4:12):

The bystanders, witnesses of such great deeds, were astonished at the power of his word. He performed his miracles, without offering up a prayer, asking no one else at all for the power to accomplish them. Since he is the living and active Word of God the Father, by whom all things exist, and in whom all things are, in his own person he crushed Satan and closed the profane mouth of impure demons. [Commentary on Luke, Homily 12].


God's Word has power to set us free
God's living and abiding Word is truth and life and it has power to set us free from every sin and oppression and bring us healing of body, mind, and spirit. If the demons, the fallen angels, were able to recognize the power and authority of Jesus, the Son of God, how much more should we recognize and believe in the power and authority of the Gospel - the good news of Jesus Christ, and entrust our lives to the Lord Jesus?

God's Word produces life and freedom for us
The Lord Jesus speaks his life-giving Word to us each and every day so that we may walk in the freedom of his love and truth. If we approach the Word of God with meekness and humility, and with an eagerness to do everything the Lord desires, we are in a much better position to learn what God wants to teach us through his word. Are you ready to follow the Lord Jesus and to conform your life according to his word?

Lord Jesus, you have the words of everlasting life. May I never doubt your saving love and mercy, and the power of your word to bring healing, restoration, and freedom from every sin and oppression.

 

Daily Quote from the Early Church Fathers: New creation begins on the Sabbath, by Ambrose of Milan, 339-397 A.D.

"He describes the works of divine healing begun on the sabbath day, to show from the outset that the new creation began where the old creation ceased. He showed us that the Son of God is not under the law but above the law, and that the law will not be destroyed but fulfilled (Matthew 5:17). For the world was not made through the law but by the Word, as we read: 'By the Word of the Lord were the heavens established' (Psalm 33:6). Thus the law is not destroyed but fulfilled, so that the renewal of humankind, already in error, may occur. The apostle too says, 'Stripping yourselves of the old man, put on the new, who was created according to Christ' (Colossians 3:9-10, Ephesians 4:22,24). He fittingly began on the sabbath, that he may show himself as Creator. He completed the work that he had already begun by weaving together works with works. (excerpt from EXPOSITION OF THE GOSPEL OF LUKE 4.58)

https://www.dailyscripture.net/daily-meditation/?ds_year=2020&date=sep1

 

 


TUESDAY, SEPTEMBER 1, LUKE 4:31-37
Weekday

(1 Corinthians 2:10b-16; Psalm 145)
KEY VERSE: "For with authority and power he commands the unclean spirits, and they come out" (v. 36).
TO KNOW: When a Jewish rabbi would speak, he would refer to his teacher—another rabbi—who in turn had learned from another rabbi, and so on to Moses. Jesus taught on his own authority. The Greek word here is exousia, meaning “from his own being.” After Jesus was rejected by the people of Nazareth, his hometown (Lk 4:29-30), he went to Capernaum on the northwest coast of Lake Gennesaret (Sea of Galilee). Once again, Jesus taught in the synagogue on the Sabbath, and this time the people were impressed by his authoritative words. Jesus was suddenly interrupted by the demonic shriek of a man possessed by an evil spirit. Although many did not recognize who Jesus truly was, the demon knew that he was the "Holy One of God" who had come to destroy evil and restore God's supremacy over humankind. With a powerful command, Jesus exorcised the evil spirit and healed the man. The people were in awe of the power of Jesus' words, and his fame spread throughout the area.
TO LOVE: What is the evil that needs to be cast out of my life?
TO SERVE: Lord Jesus, heal me with your life-giving word. 

http://www.togetherwithgodsword.com/commentaries-on-the-daily-gospel-of-the-mass.html

 

 

Tuesday 1 September 2020



1 Corinthians 2:10-16. The Lord is just in all his ways – Psalm 144(145):8-14. Luke 4:31-37.

His word carried authority

Abraham Lincoln’s Gettysburg address with ‘all men are created equal’ reverberates today. Martin Luther King Jr’s words ‘I have a dream’ inspires hope for equality and an end to systemic racism. John Kennedy challenged, ‘Ask not what your country can do for you ­ask what you can do for your country”.

After Martin Luther King Jr’s assassination, Robert Kennedy quoted Aeschylus: ‘And in our sleep, pain which cannot forget falls drop by drop upon the heart until, in our despair, against our will, comes wisdom by the awful grace of God.’

Ben Chifley’s ‘A Light on the Hill’ speech celebrates values of selflessness, compassion, social justice and a fair go Paul Keating’s addressed Indigenous people, on our behalf, acknowledging, ‘We did the dispossessing. We took the traditional lands and smashed the traditional way of life.’ Kevin Rudd said, on our behalf, ‘I am sorry.’

Do I speak with authority?

http://www.pray.com.au/gospel_reflection/tuesday-1-september-2020/

 

 

Saint Giles

Saint of the Day for September 1

(c. 650 – 710)

 

Saint Giles and the Hind | Master of St. Giles

Saint Giles’ Story

Despite the fact that much about Saint Giles is shrouded in mystery, we can say that he was one of the most popular saints in the Middle Ages. Likely, he was born in the first half of the seventh century in southeastern France. That is where he built a monastery that became a popular stopping-off point for pilgrims making their way to Compostela in Spain, and the Holy Land.

In England, many ancient churches and hospitals were dedicated to Giles. One of the sections of the city of Brussels is named after him. In Germany, Giles was included among the so-called 14 Holy Helpers, a popular group of saints to whom people prayed, especially for recovery from disease, and for strength at the hour of death. Also among the 14 were Saints Christopher, Barbara, and Blaise. Interestingly, Giles was the only non-martyr among them. Devotion to the “Holy Helpers” was especially strong in parts of Germany and in Hungary and Sweden. Such devotion made his popularity spread. Giles was soon invoked as the patron of the poor and the disabled.

The pilgrimage center that once drew so many fell into disrepair some centuries after Giles’ death.


Reflection

Saint Giles may not have been a martyr but, as the word martyr means, he was a true witness to the faith. This is attested to by the faith of the People of God in the Middle Ages. He became one of the “holy helpers” and can still function in that role for us today.


Saint Giles is the Patron Saint of:

Beggars
The Disabled
Disasters
The Poor

https://www.franciscanmedia.org/saint-giles/

 

 

Lectio Divina: Luke 4:31-37

Lectio Divina

Tuesday, September 1, 2020


Ordinary Time

1) Opening prayer

Almighty God,
every good thing comes from You.
Fill our hearts with love for You,
increase our faith,
and by Your constant care
protect the good You have given us.
We ask this through our Lord Jesus Christ, Your Son,
who lives and reigns with You and the Holy Spirit,
one God, for ever and ever. Amen.

2) Gospel Reading - Luke 4:31-37

Jesus went down to Capernaum, a town of Galilee. He taught them on the sabbath, and they were astonished at his teaching because he spoke with authority. In the synagogue there was a man with the spirit of an unclean demon, and he cried out in a loud voice, "What have you to do with us, Jesus of Nazareth? Have you come to destroy us? I know who you are–the Holy One of God!" Jesus rebuked him and said, "Be quiet! Come out of him!" Then the demon threw the man down in front of them and came out of him without doing him any harm. They were all amazed and said to one another, "What is there about his word? For with authority and power he commands the unclean spirits, and they come out." And news of him spread everywhere in the surrounding region.

3) Reflection

• In today’s Gospel we can see the facts more closely: the admiration of the people because of the way Jesus taught and the cure of a man who was possessed by an unclean spirit. Not all the Evangelists give this account in the same way. For Luke, the first miracle is the peace with which Jesus liberates Himself from the threat of death on the part of the people of Nazareth (Lk 4:29-30) and the cure of the possessed man (Lk 4:33-35). For Matthew, the first miracle is the cure of the sick and of the possessed (Mt 4:23) or, more specifically, the cure of a leper (Mt 8:1-4). For Mark, the first miracle was the expulsion of the devil (Mk 1: 23-26). For John, the first miracle was Cana, where Jesus changed the water into wine (Jn 2:1-11). Thus, in the way of narrating things, each Evangelist indicates which was Jesus’ greatest concern.
• Luke 4:31: Jesus’ change in direction toward Capernaum: “Jesus went down to Capernaum, a city in Galilee, and on Saturday He taught the people.” Matthew says that Jesus went to live in Capernaum (Mt 4:13). He changed His residence. Capernaum was a small city on the crossroad between two important routes: the one coming from Asia Minor and leading to Petra on the south of Transjordan, and the other one coming from the region of the two rivers, the Tigris and the Euphrates, and leading down toward Egypt. The change toward Capernaum facilitated contact with the people and the spreading of the Good News.
• Luke 4:32: Amazement of the people at the teaching of Jesus. The first thing that people perceive is that Jesus teaches in a different way. It is not so much the content that strikes them, but rather His way of teaching: “Jesus speaks with authority.” Mark adds that because of His different way of teaching, Jesus created a critical conscience among the people in regard to the religious authority of His time. The people perceived and compared: “He teaches with authority, unlike the Scribes” (Mk 1:22,27). The Scribes taught quoting authority. Jesus does not quote any authority; rather He speaks  from His experience of God and of His life.
• Luke 4:33-35: Jesus fights against the power of evil. The first miracle is the expulsion of the devil. The power of evil took possession of people, alienating them. Jesus restores the people to be themselves again, giving them back consciousness and liberty. He does this thanks to the force of His word: “Be quiet! Come out of him!” And on another occasion He says: “But if it is through the finger of God that I drive devils out, then the Kingdom of God has indeed caught you unawares” (Lk 11:20). Today, also, many people live alienated from themselves, subjugated by means of communication, by the propaganda of the government and of business. They live as slaves of consumerism, oppressed by debts and threatened by creditors. People think that they do not live well if they do not have everything which the propaganda announces. It is not easy to expel this power, which today alienates many people.
• Luke 4:36-37: The reaction of the people: He gives orders to the unclean spirits. Jesus not only has a different way of teaching the things of God, but another aspect which evokes admiration in the people is His power over unclean spirits: “What is it in His words? He gives orders to unclean spirits with authority and power and they come out.” Jesus opens a new path so that the people can place themselves before God to pray and to receive the blessings promised to Abraham. Before, they had to purify themselves. There were many laws and norms which made the life of the people difficult and marginalized many people who were considered impure. But now, purified by faith in Jesus, people could once again place themselves before God and pray to Him, without needing to have recourse to the complicated norms of purity, which were frequently expensive.

4) Personal questions

• Jesus brings about admiration and astonishment among the people. Does the way of acting of our community draw admiration from the people of the neighborhood? What type of admiration? Are my personal actions also worthy of admiration?
• Jesus drives out the power of evil and restores people to be themselves again. Today many people live alienated from everything . How can we help them to recover and be themselves again?

5) Concluding Prayer

Yahweh is tenderness and pity,
slow to anger, full of faithful love.
Yahweh is generous to all.
His tenderness embraces all His creatures. (Ps 145:8-9)

https://ocarm.org/en/content/lectio/lectio-divina-luke-431-37

01-09-2020 : THỨ BA - TUẦN XXII THƯỜNG NIÊN

 

01/09/2020

 Thứ Ba tuần 22 thường niên


 

BÀI ĐỌC I: 1 Cr 2, 10b-16

“Con người xác thịt không hiểu được những sự thuộc về Thánh Thần của Thiên Chúa, còn con người thiêng liêng đoán xét được mọi sự”.

Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, Thánh Thần thấu suốt mọi sự, cả những điều thâm sâu của Thiên Chúa. Vì ai trong loài người biết được những sự thuộc về con người, nếu không phải là thần trí của con người ở trong người ấy? Cũng vậy, không ai biết được những sự thuộc về Thiên Chúa, nếu không phải là Thánh Thần của Thiên Chúa? Phần chúng ta, chúng ta đã không nhận lãnh tinh thần thế tục, nhưng nhận lãnh Thánh Thần bởi Thiên Chúa, để chúng ta nhận biết những sự Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Những điều đó, chúng tôi giảng dạy không phải bằng những lời khôn ngoan của loài người, nhưng bằng giáo lý của Thánh Thần, giãi bày những điều thiêng liêng cho những người thiêng liêng. Con người xác thịt không hiểu được những sự thuộc về Thánh Thần của Thiên Chúa, bởi nó cho là điên rồ và không thể hiểu biết được, vì điều đó phải được xét đoán theo cách thiêng liêng. Còn con người thiêng liêng đoán xét được mọi sự, và kẻ ấy không bị ai đoán xét. Vì nào ai biết được tư tưởng của Chúa, để dạy dỗ Người? Nhưng phần chúng ta, chúng ta có tư tưởng của Đức Kitô. Đó là lời Chúa.

 

ĐÁP CA: Tv 144, 8-9. 10-11. 12-13ab. 13cd-14

Đáp: Chúa công minh trong mọi đường lối (c. 17a).

Xướng:

1) Chúa nhân ái và từ bi, chậm bất bình và giàu ân sủng. Chúa hảo tâm với hết mọi loài, và từ bi với mọi công cuộc của Chúa. – Đáp.

2) Lạy Chúa, mọi công cuộc của Chúa hãy ca ngợi Chúa, và các thánh nhân của Ngài hãy chúc tụng Ngài. Thiên hạ hãy nói lên vinh quang nước Chúa, và hãy đề cao quyền năng của Ngài. — Đáp.

3) Để con cái loài người nhận biết quyền năng, và vinh quang cao cả nước Chúa. Nước Ngài là nước vĩnh cửu muôn đời, chủ quyền Ngài tồn tại qua muôn thế hệ. – Đáp.

4) Chúa trung thành trong mọi lời Ngài phán, và thánh thiện trong mọi việc Ngài làm. Chúa nâng đỡ hết thảy những ai sa ngã, và cho mọi kẻ khòm lưng đứng thẳng lên. – Đáp.

 

ALLELUIA: 1 Ga 2, 5

Alleluia, alleluia! – Ai giữ lời Chúa Kitô, thì quả thật tình yêu của Thiên Chúa đã tuyệt hảo nơi người ấy. – Alleluia. 

 

PHÚC ÂM: Lc 4, 31-37

“Tôi biết Ngài là ai rồi, là Đấng Thánh của Thiên Chúa”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu xuống thành Capharnaum, xứ Galilêa, và ở đó Người giảng dạy họ trong các ngày Sabbat. Người ta bỡ ngỡ về giáo lý của Người, vì lời giảng dạy của Người có uy quyền. Bấy giờ trong hội đường, có một người bị quỷ ô uế ám, thét to lên rằng: “Hỡi Giêsu Nadarét, giữa chúng tôi và Ngài có chuyện chi đâu? Ngài đến tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết Ngài là ai rồi, là Đấng Thánh của Thiên Chúa”. Nhưng Chúa Giêsu trách mắng nó rằng: “Hãy câm đi và ra khỏi người này”. Và quỷ vật ngã người đó giữa hội đường và xuất khỏi nó, mà không làm hại gì nó. Mọi người kinh hãi và bảo nhau rằng: “Lời gì mà lạ lùng vậy? Vì Người dùng quyền năng mà ra lệnh cho các thần ô uế, và chúng phải xuất ra”. Danh tiếng Người đồn ra khắp nơi trong xứ. Đó là lời Chúa.

 




Suy Niệm : Bộ mặt đích thực của Giáo Hội

Khi Giáo Hội sống đúng ơn gọi và sứ mệnh của mình, Giáo Hội là một sức mạnh tinh thần khiến cho các chế độ chính trị phải trọng nể hay lo sợ. Sức mạnh ấy không tới từ thế giới hay những phương tiện Giáo Hội có trong tay.

Giáo Hội múc lấy sức mạnh từ chính uy quyền của Ðấng sáng lập là Chúa Kitô. Thật thế, Chúa Kitô đã hứa ngay cả cửa hỏa ngục cũng không thắng nổi Giáo Hội. Chúa Giêsu đã phú bẩm cho Giáo Hội uy quyền của chính Ngài. Tin Mừng hôm nay ghi lại phản ứng của dân chúng khi họ lắng nghe lời giảng dạy của Ngài và nhất là khi Ngài trừ quỉ. Họ thán phục vì Ngài giảng dạy như Ðấng có uy quyền.

Trong cách đánh giá thông thường, một người xem là có uy tín khi tài năng hay đức độ của người đó được nhìn nhận, lời nói của một người có uy tín có sức thuyết phục người khác, việc làm có uy tín của một người có thể tạo được niềm tin nơi người khác. Nói chung, nơi một người có uy tín, lời nói và việc làm thường đi đôi với nhau, hoặc việc làm và cuộc sống có giá trị thuyết phục và lôi kéo. Chúa Giêsu giảng dạy như Ðấng có uy quyền là bởi vì Ngài chỉ giảng dạy những gì Ngài đã sống và sống những gì Ngài rao giảng. Lời nói của Ngài lại được củng cố bởi cuộc sống và những việc làm của Ngài. Ðây chính là uy quyền mà Chúa Giêsu đã mặc cho Giáo Hội của Ngài. Giáo Hội chỉ thực sự thể hiện được uy quyền của Chúa Giêsu khi Giáo Hội sống và rao giảng những gì Ngài đã sống và rao giảng. Giáo Hội chỉ thực sự thể hiện được bộ mặt đích thực của mình khi sống phục vụ mà thôi. Càng thể hiện được bộ mặt thật ấy, Giáo Hội càng tỏ ra là một sức mạnh có sức đạp đổ mọi thứ khí giới và sự dữ và trở thành chỗ dựa cho mọi người.

Là thành phần của Giáo Hội, mỗi người tín hữu có nghĩa vụ phải bày tỏ bộ mặt đích thực của Giáo Hội. Sức mạnh và uy quyền của Giáo Hội được thể hiện không phải qua con số các tín hữu hay qua các biểu dương của số đông mà thiết yếu qua cuộc sống có tính thuyết phục của các tín hữu. Giữa một xã hội trống rỗng những giá trị đạo đức, các tín hữu Kitô phải thể hiện một niềm tin có sức mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Giữa một xã hội băng giá về ích kỷ, các tín hữu Kitô cần phải sống một tình mến có sức sưởi ấm tâm hồn con người. Giữa một xã hội chao đảo về thiếu định hướng, các tín hữu Kitô phải bày tỏ một niềm hy vọng có sức soi rọi vào tăm tối của cuộc sống mọi người.

Nguyện xin Chúa Giêsu, Ðấng giảng dạy với uy quyền, củng cố niềm tin, gia tăng đức mến và bảo toàn niềm trông cậy nơi chúng ta.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

 

 

Lời Chúa Mỗi Ngày

Thứ Ba Tuần 22 TN2

Bài đọc1 Cor 2:10-16; Lk 4:31-37.

 

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Vai trò quan trọng của Thánh Thần trong việc hiểu biết các mầu nhiệm của Thiên Chúa.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Vai trò quan trọng của Thánh Thần trong việc giúp hiểu biết các mầu nhiệm của Thiên Chúa.

1.1/ Thánh Phaolô dùng sự lọai suy dễ hiểu để cắt nghĩa sự cần thiết của Thánh Thần trong việc hiểu biết các mầu nhiệm của Thiên Chúa: “Vậy ai trong loài người biết được những gì nơi con người, nếu không phải là thần trí của con người trong con người? Cũng thế, không ai biết được những gì nơi Thiên Chúa, nếu không phải là Thần Khí của Thiên Chúa.” Ngài muốn nói có những nỗi ưu tư sâu kín trong mỗi người mà người khác không bao giờ hiểu nổi trừ thần trí của mỗi người. Cũng vậy có những mầu nhiệm nơi Thiên Chúa mà con người không thể hiểu nổi trừ Thánh Thần của Thiên Chúa.

Chính vì điều này mà Chúa Giêsu nói với Phêrô khi ông tuyên xưng Chúa Kitô là Con Thiên Chúa: “Này anh Simon con ông Jonah, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt 16:17). Hay thánh Phaolô đã khẳng định: “Không ai có thể tuyên xưng Đức Kitô là Thiên Chúa mà không do Thánh Thần hướng dẫn” (I Cor 12:3b). Chính nhờ Thánh Thần mà chúng ta có thể hiểu những gì sâu thẳm nơi Thiên Chúa.

1.2/ Thánh Thần giúp người rao giảng hiểu biết và trình bày những mầu nhiệm này. Trước khi có thể rao giảng những mầu nhiệm của Thiên Chúa, người rao giảng cần phải được Chúa Thánh Thần hướng dẫn để hiểu những mầu nhiệm này, vì không ai có thể cho cái mình không có. Sau khi hiểu rồi, họ còn phải đựơc sự hướng dẫn của Thánh Thần trong cách trình bày những mầu nhiệm này cho người nghe: “Để nói về những điều đó, chúng tôi không dùng những lời lẽ đã học được nơi trí khôn ngoan của loài người, nhưng dùng những lời lẽ học được nơi Thánh Thần. Chúng tôi dùng những lời lẽ Thánh Thần linh hứng để diễn tả thực tại thuộc về Thánh Thần.”

1.3/ Thánh Thần giúp người nghe hiểu và sống Lời Chúa. Thánh Thần không chỉ tác động trên người rao giảng mà còn phải tác động trên người nghe; nếu không, người nghe sẽ không hiểu hay hiểu sai những mầu nhiệm của Thiên Chúa. Thánh Phaolô quả quyết điều này: “Phần chúng ta, chúng ta đã không lãnh nhận thần trí của thế gian, nhưng là Thánh Thần phát xuất từ Thiên Chúa, để nhận biết những ân huệ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Con người sống theo tính tự nhiên thì không đón nhận những gì của Thánh Thần Thiên Chúa, vì cho đó là sự điên rồ; họ không thể biết được, bởi vì phải nhờ Thánh Thần mới có thể xét đoán. Nhưng con người sống theo Thánh Thần thì xét đoán được mọi sự, mà chẳng có ai xét đoán được người đó.”

Và ngài kết luận sự cần thiết của Thánh Thần trong việc hiểu biết các mầu nhiệm của Thiên Chúa như sau: “Thật vậy, ai đã biết tư tưởng của Chúa, để chỉ vẽ cho Người? Còn chúng tôi, chúng tôi biết được tư tưởng của Đức Kitô.” Điều xác quyết này cho thấy Thánh Thần của Chúa Kitô cũng là Thánh Thần giúp thánh Phaolô và các người rao giảng hiểu được những gì Chúa Kitô trình bày, và cũng là Thánh Thần sẽ trợ giúp cho những người nghe thì họ mới có thể hiểu được các mầu nhiệm của Thiên Chúa.

2/ Phúc Âm: Quỉ ô uế luôn sợ hãi sự hiện diện của Thánh Thần.

2.1/ Lời của Chúa Kitô là lời có uy quyền vì được Chúa Thánh Thần hướng dẫn.

Khi nghe người rao giảng trình bày, khán giả có thể nhận ra giá trị những lời của họ. Càng hiểu biết về các lãnh vực chuyên môn bao nhiêu, khán giả càng dễ nhận ra giá trị của diễn giả trình bày về lãnh vực chuyên môn đó bấy nhiêu. Vì thế, không lạ gì khi Chúa Giêsu xuống Capernaum, một thành miền Galilee, vào ngày Sabath, để giảng dạy dân chúng. Họ sửng sốt về cách Người giảng dạy, vì lời của Người có uy quyền.

2.2/ Phản ứng của quỉ thần ô uế:

Đối ngược với sự hiện diện của Thánh Thần là quỉ thần. Nếu Thánh Thần giúp con người hiểu biết những mầu nhiệm của Thiên Chúa thì quỉ thần sẽ tìm cách tiêu diệt để con người không thể hiểu những mầu nhiệm này. Người Ai-Cập tin có tất cả 36 thứ quỉ thần luôn chờ đợi để vào qua các giác quan và tác hại nơi con người: quỉ câm, quỉ điếc, quỉ dâm dục… Quỉ ô uế trong Phúc Âm hôm nay có thể hiểu là quỉ dâm dục, chúng biết và khiếp sợ uy quyền của Chúa Giêsu: “Ông Giêsu Nazareth, chuyện chúng tôi can gì đến ông, mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!”

Trước tiên chúng ta cần tin tưởng: Quỉ thần chỉ có uy quyền trên con người chứ không bao giờ có uy quyền trên Thiên Chúa và những người được Thiên Chúa gìn giữ. Chúa tiêu diệt quỉ thần bằng hai cách:

(1) Trừ quỉ bằng uy quyền của Thiên Chúa: như Phúc Âm hôm nay tường thuật. Ngài quát mắng nó: “Câm đi, hãy xuất khỏi người này!” Quỷ vật người ấy ngã xuống giữa hội đường, rồi xuất khỏi anh ta, nhưng không làm hại gì anh.

(2) Lời Chúa: Trong Cựu Ước, nhất là trong các biến cố tường thuật việc Chúa gọi các tiên tri, Ngài tiêu diệt sự ô uế nhơ bẩn bằng cách đặt Lời Ngài vào miệng tiên tri Jeremiah (Jer 1:9), hay bắt Ezekiel há miệng ăn sách Lời Chúa (Eze 3:2). Một khi đã có Lời Chúa là có sự hiện diện và uy quyền của Thiên Chúa. Cũng vậy, trong Tân Ước, các Tông Đồ và các môn đệ cũng được thanh tẩy bằng Lời Chúa. Một khi đã có những Lời này là có sự hiện diện và uy quyền của Thánh Thần của Thiên Chúa, các ông có thể khai trừ quỉ bằng những Lời này. Không lạ gì khi mọi người rất đỗi kinh ngạc và nói với nhau: “Lời ấy là thế nào? Ông ấy lấy uy quyền và thế lực mà ra lệnh cho các thần ô uế, và chúng phải xuất!”

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

(1) Sự hiện diện cần thiết của Chúa Thánh Thần trong việc hiểu biết và loan truyền các mầu nhiệm của Thiên Chúa là chuyện có thật. Nếu các nhà rao giảng lơ là với sự cần thiết của Chúa Thánh Thần thì chẳng lạ gì khi không thấy hiệu quả của lời rao giảng của họ: chỉ là nước đổ đầu vịt mà thôi!

(2) Sự hiện diện của quỉ thần trong đời sống là chuyện có thật chứ không phải chuyện giả tưởng. Đức Giáo Hoàng đương kim Benedictô đang cảnh cáo về việc coi thường sự hiện diện của quỉ thần trong đời sống con người.

(3) Chúng ta có thể tiêu diệt quỉ thần bằng cách để cho Lời Chúa thấm nhập trong tâm hồn. 

Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP

 

 

01/09/2020 – THỨ BA TUẦN 22 TN

Lc 4,31-37



 

ĐẤNG THÁNH CỦA THIÊN CHÚA

Trong hội đường, có một người bị quỷ thần ô uế nhập, la to lên rằng: “Ông Giê-su Na-da-rét, chuyện chúng tôi can gì đến ông, mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: Ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!” (Lc 4,33-34)

 

Suy niệm: Dân thành Ca-phác-na-um “sửng sốt” và “hết sức kinh ngạc” khi chứng kiến quyền năng của Chúa Giê-su. Nhưng ma quỷ thì không chỉ bày tỏ cảm xúc như một kẻ bàng quan hiếu kỳ mà thôi. Chúng “la to” lên điều mà chúng biết rõ: “Ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa.” Chẳng phải ma quỷ muốn tuyên xưng niềm tin vào Chúa; chúng cũng không hề có ý quảng cáo không công cho Ngài. Chúng chỉ bộc lộ niềm thù hận và nỗi khiếp sợ đối với Chúa Giê-su: “Chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi?” Chắc chắn đó không phải là thái độ mà Chúa muốn có nơi các môn đệ của Ngài. Đúng hơn Ngài muốn họ nói lên như Phê-rô lời tuyên xưng với trọn niềm xác tín và gắn bó với Ngài với tất cả tình yêu: “Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng Thầy chính là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Ga 6,69).

Mời Bạn: Có “kiến thức” về Chúa Giê-su, hoặc có tên trong sổ rửa tội chưa đủ để tuyên xưng Ngài là “Đấng Thánh của Thiên Chúa” với tất cả tình yêu và lòng xác tín. Bạn cần được nuôi dưỡng niềm tin và tình yêu bằng việc học hỏi và cầu nguyện với Lời Chúa và kết hiệp với Ngài trong bí tích Thánh Thể.

Sống Lời Chúa: Bạn hãy sắp xếp chương trình sống hằng ngày sao cho có thời gian cầu nguyện, suy niệm Lời Chúa và tham dự Thánh lễ thường xuyên.

Cầu nguyện: “Lạy Chúa, Lời Chúa là ánh sáng chỉ đường con đi. Con hướng lòng quyết thực thi thánh chỉ, mãi mãi cho đến cùng” (Tv 119,105.112).

(5 Phút Lời Chúa)

 

 

Suy Niệm : Lời có uy quyền



Suy niệm :

Phép lạ đầu tiên được kể trong Tin Mừng Luca là một phép lạ trừ quỷ,

diễn ra tại hội đường Caphácnaum vào một ngày sabát (c. 31).

Đức Giêsu dạy dỗ dân chúng, và họ sửng sốt trước lời dạy của Ngài,

bởi lẽ lời của Ngài là lời đầy quyền uy (c. 32).

Quyền uy làm sửng sốt ấy đến từ con người Ngài,

vì Ngài chính là Ngôi Lời của Thiên Chúa.

Trong hội đường ngày hôm đó, có một người bị quỷ thần ô uế nhập.

Anh ta tự nhiên la to, vì thấy mình bị đe dọa: “Ông Giêsu Nadarét,

chuyện chúng tôi can gì đến ông ? Ông đến tiêu diệt chúng tôi sao?”

Sự hiện diện và lời dạy quyền uy của Đức Giêsu, làm quỷ xuất đầu lộ diện.

Nhưng nó sợ, muốn tránh Ngài trong cuộc chiến không cân sức.

Quỷ biết rõ đối thủ có sức tiêu diệt mình là ai.

Nó biết được điều mà dân chúng không biết về căn tính của Đức Giêsu.

Ngài không phải chỉ là ông Giêsu ở Nadarét,

mà còn là Đấng Thánh của Thiên Chúa (c. 34).

Có một sự đối lập gay gắt giữa thần ô uế và Đấng Thánh tinh tuyền.

Đức Giêsu trừ thần ô uế chỉ bằng một lời quát mắng (c. 35).

“Câm đi, hãy xuất ra khỏi người này !”

Ngài không cho quỷ nói lên danh tánh của Ngài,

vì Ngài không muốn sự thật được nói lên bởi miệng những kẻ dối trá.

Lời truyền lệnh của Ngài khiến thần ô uế phải xuất ra.

Nó không còn được ở lại hay có quyền gì trên người này nữa.

Quỷ vật anh ngã xuống, xuất ra, nhưng lại không làm hại được anh.

Người trong hội đường kinh ngạc, không vì chuyện Đức Giêsu trừ quỷ,

nhưng vì họ thấy uy quyền và uy lực nơi lời nói của Ngài (c. 36).

Lời nói ra như một mệnh lệnh, và quỷ phải vâng nghe.

Thế giới hôm nay dễ bị tấn công và thống trị bởi các thần ô uế.

Thần ô uế có mặt ở khắp nơi, và có sức hấp dẫn mê hoặc con người.

Ô uế nơi thân xác, nơi trí tưởng tượng, nơi những ám ảnh không ngơi.

Ô uế trở thành một thứ văn hóa, xâm nhập vào mọi ngõ ngách,

chi phối mọi lối nghĩ và lối hành xử của con người.

Chúng ta phải nhìn nhận sức mạnh của thần ô uế trong thế giới hôm nay.

Rất nhiều bạn trẻ đã phải thú nhận mình không đủ sức kháng cự lại.

Đức Giêsu cho chúng ta niềm tin vào sự chiến thắng.

Sự hiện diện của Ngài làm thần ô uế không thể giấu mặt.

Sự thánh thiện của Ngài làm nó phải run sợ cúi đầu.

Uy quyền và uy lực nơi Lời quát mắng của Ngài khiến nó phải tháo lui.

Hãy để cho Đức Giêsu thánh thiện có chỗ trong đời chúng ta.

Hãy tin vào sức mạnh giải phóng của Lời Ngài.

Hãy để Lời Ngài nâng chúng ta dậy và cho chúng ta được tự do.

Một người ở trong hội đường hay nhà thờ cũng có thể bị thần ô uế ám.

Chúng ta mong Chúa cho ta khả năng trục được sự ô uế ra khỏi đời ta.

 

Cầu nguyện :

Lạy Chúa Giêsu,

ai trong chúng con cũng thích tự do,

nhưng mặt khác chúng con thấy mình dễ bị nô lệ.

Có nhiều xiềng xích do chính chúng con tạo ra.

Xin giúp chúng con được tự do thực sự :

tự do trước những đòi hỏi của thân xác,

tự do trước đam mê của trái tim,

tự do trước những thành kiến của trí tuệ.

Xin giải phóng chúng con khỏi cái tôi ích kỷ,

để dễ nhận ra những đòi hỏi tế nhị của Chúa,

để nhạy cảm trước nhu cầu bé nhỏ của anh em.

Lạy Chúa Giêsu,

xin cho chúng con được tự do như Chúa.

Chúa tự do trước những ràng buộc hẹp hòi,

khi Chúa đồng bàn với người tội lỗi

và chữa bệnh ngày Sabát.

Chúa tự do trước những thế lực đang ngăm đe,

khi Chúa không ngần ngại nói sự thật.

Chúa tự do trước khổ đau, nhục nhã và cái chết,

vì Chúa yêu mến Cha và nhân loại đến cùng.

Xin cho chúng con đôi cánh của tình yêu hiến dâng,

để chúng con được tự do bay cao. Amen.

(Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.)

 

 

Hãy Nâng Tâm Hồn Lên

1 THÁNG CHÍN

Chúa Thánh Thần Hướng Dẫn Giáo Hội

Tất cả chúng ta hãy tôn vinh và tạ ơn Chúa Thánh Thần, Đấng đang dẫn dắt Giáo Hội hôm nay bước đi trên nẻo đường vừa đầy thách đố vừa chan hòa niềm vui: đó là nẻo đường canh tân như Công Đồng Vatican II khởi xướng. Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần và trong tinh thần nhiệt tình đổi mới, Hội Nghị Đặc Biệt của Thượng Hội Đồng Giám Mục đã xác quyết dứt khoát rằng không gì có thể thành tựu nếu không có sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Chỉ trong Chúa Thánh Thần chúng ta mới có thể đạt được bất cứ gì là thánh thiện – và chỉ trong Chúa Thánh Thần chúng ta mới có thể thi hành được sứ mạng mà Chúa Kitô giao phó. Lạy Chúa, nếu không có Thánh Thần của Ngài, mọi cố gắng của chúng con sẽ chỉ như dã tràng xe cát biển đông mà thôi!

Chính Chúa Thánh Thần đã dẫn dắt các bước đi của Công Đồng Vatican II và đã tiếp tục dẫn dắt các cuộc họp Thượng Hội Đồng tiếp sau đó trong ngọn lửa tình yêu và trong làn gió đổi mới của Ngài. Lạy Chúa Thánh Thần, Ngài là điểm tựa cho mọi công cuộc của chúng con, Ngài đã tràn ngập trong lòng các mục tử và toàn dân Chúa, xin Ngài hãy đến chiếm lĩnh trái tim tất cả những ai tin tưởng vào Ngài.

Thật vậy, Chúa Thánh Thần đã hướng dẫn chúng ta trên đường sự thật. “Ngài sẽ dạy anh em biết tất cả sự thật” (Ga 16,13) – Đức Giêsu đã nói rõ về vai trò của Chúa Thánh Thần như thế. Chúa Thánh Thần là Thần Khí mà Đức Kitô hứa trao ban cho các Tông Đồ trong Căn Gác Thượng trước cuộc khổ nạn và Phục Sinh của Người. Ngài tiếp tục cho thấy sự hiện diện của Ngài trong Giáo Hội qua mọi thời, nhất là trong những giai đoạn đầy căng thẳng như thời đại của chúng ta hôm nay. Trong tác động của Chúa Thánh Thần, tất cả chúng ta cùng thốt lên: “Lạy Chúa Thánh Thần, Đấng là nguồn sống, xin hãy đến với chúng con”.

– suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II –

Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác

LIFT UP YOUR HEARTS

Daily Meditations by Pope John Paul II

 

 

Lời Chúa Trong Gia Đình

NGÀY 01/9

1Cr 2,10b-16; Lc 4, 31-37.



LỜI SUY NIỆM: “Ông Giêsu Nadarét, chuyện chúng tôi can gì đến ông, mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: Ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!”  Nhưng Đức Giêsu quát mắng nó: “Câm đi, hãy xuất khỏi người này!”

          Trong cuộc sống hiện tại của mỗi người trong chúng ta cần phải biết Chúa nhờ ơn ban của Chúa Thánh Thần soi dẫn với lòng tin của chính mình trong: Tôn Kính và Yêu Mến Người trên hết mọi sự, và nhiệt tâm loan báo Tin Mừng của Người; chứ không biết để chỉ biết mà không tin, không sống, không yêu mến và không tôn thờ Chúa; Nếu chỉ biết theo cách của thế gian và ma quỷ biết, thì Chúa cấm tuyên xưng và loan truyền.

          Lạy Chúa Giêsu. Xin Chúa ban Thần Khí Chúa trên mỗi người trong chúng con, giúp chúng con ham thích học hỏi giáo lý của Hội Thánh; siêng năng đọc Lời Chúa và suy niệm trong lòng, hầu giúp cho đức tin chúng con ngày càng trưởng thành hơn trong việc tôn thờ Chúa và yêu mến tha nhân.

Mạnh Phương

 

 

01 Tháng Chín

Bờ Dậu Trước Ngõ

Có một chàng thanh niên chán sống nơi thôn dã, đã bỏ nhà trốn lên thành thị… Ở đó, chàng đã ăn chơi trác táng… Kiếm sống xa đọa đã đưa đẩy chàng đến chỗ thân tàn ma dại. Trong nỗi cùng cực, chàng bắt đầu hồi tâm và nhớ lại nếp sống ấm êm trong gia đình.

Chàng quyết định trở về. Nhưng trên đường về, nghĩ mình quá bất xứng không biết cha mẹ có tha thứ không, nên chàng đã rẽ lối đi nơi khác. Ở đó, chàng viết thư về cho cha mẹ và thú nhận tội lỗi. Chàng cũng ngỏ ý. Nếu cha mẹ bằng lòng thì hãy lấy chiếc áo bông treo trước cửa nhà.

Mẹ chàng đã làm gì? Bà không những treo một chiếc áo bông mà lấy tất cả áo trong nhà ra treo kín cả dậu trước ngõ.

Thiên Chúa cũng đối xử với chúng ta như thế. Phiêu lưu trong tội lỗi, chúng ta chỉ cảm thấy chán chường thất vọng, nhưng Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về chúng ta. Ngài chờ đợi chúng ta từng giây từng phút. Tình Yêu của Ngài vượt lên trên mọi tính toán, đo lường của chúng ta. Ngài thi ân cho chúng ta hơn cả sự mong đợi và cầu xin của chúng ta. Người con hoang trong tin mừng chỉ xin được đối xử như một người làm công trong nhà, nhưng người cha đã phục hồi anh trong tước vị làm con. Ông đã xỏ nhẫn cho anh, mặc áo mới cho anh, và sai mở tiệc ăn mừng.

Phải, Thiên Chúa yêu thương và tha thứ hơn cả sự chờ mong của chúng ta.

(Lẽ Sống)

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

AUGUST 31, 2020 : MONDAY OF THE TWENTY-SECOND WEEK IN ORDINARY TIME

 

Monday of the Twenty-second Week in Ordinary Time



Lectionary: 431

Reading 1

1 COR 2:1-5

When I came to you, brothers and sisters,
proclaiming the mystery of God,
I did not come with sublimity of words or of wisdom.
For I resolved to know nothing while I was with you
except Jesus Christ, and him crucified.
I came to you in weakness and fear and much trembling,
and my message and my proclamation
were not with persuasive words of wisdom,
but with a demonstration of spirit and power,
so that your faith might rest not on human wisdom
but on the power of God.

Responsorial Psalm

PS 119:97, 98, 99, 100, 101, 102 

R. (97) Lord, I love your commands.
How I love your law, O LORD!
It is my meditation all the day.
R. Lord, I love your commands.
Your command has made me wiser than my enemies,
 for it is ever with me.
R. Lord, I love your commands.
I have more understanding than all my teachers
when your decrees are my meditation.
R.  Lord, I love your commands.
I have more discernment than the elders,
because I observe your precepts.
R. Lord, I love your commands.
From every evil way I withhold my feet,
that I may keep your words.
R. Lord, I love your commands.
From your ordinances I turn not away,
for you have instructed me.
R. Lord, I love your commands.

 

 

Alleluia

LK 4:18

R. Alleluia, alleluia.
The Spirit of the Lord is upon me;
he has sent me to bring glad tidings to the poor.
R. Alleluia, alleluia.

Gospel

LK 4:16-30

Jesus came to Nazareth, where he had grown up,
and went according to his custom
into the synagogue on the sabbath day.
He stood up to read and was handed a scroll of the prophet Isaiah.
He unrolled the scroll and found the passage where it was written:
The Spirit of the Lord is upon me,
because he has anointed me
to bring glad tidings to the poor.
He has sent me to proclaim liberty to captives
and recovery of sight to the blind,
to let the oppressed go free,
and to proclaim a year acceptable to the Lord.

Rolling up the scroll,
he handed it back to the attendant and sat down,
and the eyes of all in the synagogue looked intently at him.
He said to them,
“Today this Scripture passage is fulfilled in your hearing.”
And all spoke highly of him
and were amazed at the gracious words that came from his mouth.
They also asked, “Is this not the son of Joseph?”
He said to them, “Surely you will quote me this proverb,
‘Physician, cure yourself,’ and say, ‘Do here in your native place
the things that we heard were done in Capernaum.’”
And he said,
“Amen, I say to you, no prophet is accepted in his own native place.
Indeed, I tell you,
there were many widows in Israel in the days of Elijah
when the sky was closed for three and a half years
and a severe famine spread over the entire land.
It was to none of these that Elijah was sent,
but only to a widow in Zarephath in the land of Sidon.
Again, there were many lepers in Israel
during the time of Elisha the prophet;
yet not one of them was cleansed, but only Naaman the Syrian.”
When the people in the synagogue heard this,
they were all filled with fury.
They rose up, drove him out of the town,
and led him to the brow of the hill
on which their town had been built, to hurl him down headlong.
But he passed through the midst of them and went away.

https://bible.usccb.org/bible/readings/083120.cfm

 

 


Meditation: No Prophet Is Acceptable in His Own Country

How would you react if Jesus spoke this message from the pulpit of your church? It was customary for Jesus to go weekly to the synagogue to worship and on occasion to read the Scriptures and comment on them to the people. His hometown folks listened with rapt attention on this occasion because they had heard about the miracles he had performed in other towns. What sign would he do in his hometown?

Jesus startled them with a seeming rebuke that no prophet or servant of God can receive honor among his own people. He then angered them when he complimented the Gentiles who seemed to have shown more faith in God than the "chosen ones" of Israel. They regarded Gentiles as "fuel for the fires of hell." Jesus' praise for "outsiders" caused them offense because they were blind-sighted to God's mercy and plan of redemption for all nations.

The word "gospel" literally means "good news". Isaiah had prophesied that the Messiah would come in the power of the Holy Spirit to bring freedom to those oppressed by sin and evil (see Isaiah 61:1-2). Jesus came to set people free from the worst tyranny possible - the tyranny of slavery to sin and the fear of death, and the destruction of both body and soul. God's power alone can save us from emptiness and poverty of spirit, from confusion and error, and from the fear of death and hopelessness. The Gospel of salvation is "good news" for us today. Do you know the joy and freedom of the Gospel?

Lord Jesus, you are the fulfillment of all our hopes and desires. Your Holy Spirit brings us grace, truth, life, and freedom. Fill me with the joy of the Gospel and inflame my heart with love and zeal for you and for your will

 

Daily Quote from the Early Church Fathers: By reading Isaiah, Jesus shows he is God and Man, by Cyril of Alexandria (376-444 AD)

"Now it was necessary that he should manifest himself to the Israelites and that the mystery of his incarnation should now shine forth to those who did not know him. Now that God the Father had anointed him to save the world, he very wisely orders this also [that his fame should now spread widely]. This favor he grants first to the people of Nazareth, because, humanly speaking, he had grown up among them. Having entered the synagogue, therefore, he takes the book to read. Having opened it, he selects a passage in the Prophets which declares the mystery concerning him. By these words he himself tells us very clearly by the voice of the prophet that he would both be made man and come to save the world. For we affirm that the Son was anointed in no other way than by having become like us according to the flesh and taking our nature. Being at once God and man, he both gives the Spirit to the creation in his divine nature and receives it from God the Father in his human nature. It is he who sanctifies the whole creation, both by shining forth from the Holy Father and by bestowing the Spirit. He himself pours forth his own Spirit on the powers above and on those who recognized his appearing. (excerpt from COMMENTARY ON LUKE, HOMILY 12)

https://www.dailyscripture.net/daily-meditation/?ds_year=2020&date=aug31

 

 

MONDAY, AUGUST 31, LUKE 4:16-30
Weekday

(1 Corinthians 2:1-5; Psalm 119)



KEY VERSE: "The Spirit of the Lord is upon me, because he has anointed me to bring glad tidings to the poor" (v. 18).
TO KNOW: Jesus' reputation had spread throughout the land, and he was often called upon to teach in the synagogue. On one occasion, Jesus read from the text of Isaiah (61:1-2), announcing that the prophet’s words were fulfilled in his own person. God's Spirit had anointed Jesus to proclaim the good news of liberation, and bring healing and salvation to all who believed in him. Jesus declared a "Jubilee," a year of favor from the Lord in which all wrongdoings were redressed, and all oppressed were set free through the power of God (Lv. 25:10). The people were amazed by Jesus' words, but they had trouble accepting his claim. Jesus compared his own ministry to that of the prophets Elijah and Elisha who were sent to the Gentiles after their mission was rejected by their own people. This story embodies the entire gospel in miniature. Jesus is first met with praise and approval, but this response sours until his own people are seeking his life.
TO LOVE: Do I practice the justice that Jesus proclaimed?
TO SERVE: Lord Jesus, help me to make known your good news by the way I live my life. 

http://www.togetherwithgodsword.com/commentaries-on-the-daily-gospel-of-the-mass.html

 

 

Saint Joseph of Arimathea and Nicodemus

Saint of the Day for August 31

(1st century)

 

Monastery Church: Altar of the crucifixion, Mecklenburg | Gaston Lenthe | (Longinus, Joseph of Arimathea, and Nicodemus)

Saint Joseph of Arimathea’s and Nicodemus’ Story

The actions of these two influential Jewish leaders give insight into the charismatic power of Jesus and his teachings—and the risks that could be involved in following him.

Joseph was a respected, wealthy civic leader who had become a disciple of Jesus. Following the death of Jesus, Joseph obtained Jesus’ body from Pilate, wrapped it in fine linen and buried it. For these reasons, Joseph is considered the patron saint of funeral directors and pallbearers. More important is the courage Joseph showed in asking Pilate for Jesus’ body. Jesus was a condemned criminal who had been publicly executed. According to some legends, Joseph was punished and imprisoned for such a bold act.

Nicodemus was a Pharisee and, like Joseph, an important first-century Jew. We know from John’s Gospel that Nicodemus went to Jesus at night—secretly—to better understand his teachings about the kingdom. Later, he spoke up for Jesus at the time of his arrest and assisted in Jesus’ burial. We know little else about Nicodemus.


Reflection

Celebrating these two contemporaries of Jesus who played significant roles in Jesus’ life, reminds us of the humanity of Jesus and how he related to his fellow men and women. His gentleness to these two and his acceptance of their help remind us that he treats us in the same gentle way.


Saint Joseph of Arimathea and Nicodemus are the Patron Saints of:

Funeral Directors
Pallbearers

https://www.franciscanmedia.org/saints-joseph-of-arimathea-and-nicodemus/

 

 

 

Lectio Divina: Luke 4:16-30

Lectio Divina

Monday, August 31, 2020


Ordinary Time

1) Opening prayer

Almighty God,
every good thing comes from You.
Fill our hearts with love for You,
increase our faith,
and by Your constant care
protect the good you have given us.
We ask this through our Lord Jesus Christ, Your Son,
who lives and reigns with You and the Holy Spirit,
one God, for ever and ever. Amen.

2) Gospel Reading - Luke 4:16-30

Jesus came to Nazareth, where he had grown up, and went according to his custom into the synagogue on the sabbath day. He stood up to read and was handed a scroll of the prophet Isaiah. He unrolled the scroll and found the passage where it was written: The Spirit of the Lord is upon me, because he has anointed me to bring glad tidings to the poor. He has sent me to proclaim liberty to captives and recovery of sight to the blind, to let the oppressed go free, and to proclaim a year acceptable to the Lord. Rolling up the scroll, he handed it back to the attendant and sat down, and the eyes of all in the synagogue looked intently at him. He said to them, "Today this Scripture passage is fulfilled in your hearing." And all spoke highly of him and were amazed at the gracious words that came from his mouth. They also asked, "Is this not the son of Joseph?" He said to them, "Surely you will quote me this proverb, 'Physician, cure yourself,' and say, 'Do here in your native place the things that we heard were done in Capernaum.'" And he said, "Amen, I say to you, no prophet is accepted in his own native place. Indeed, I tell you, there were many widows in Israel in the days of Elijah when the sky was closed for three and a half years and a severe famine spread over the entire land. It was to none of these that Elijah was sent, but only to a widow in Zarephath in the land of Sidon. Again, there were many lepers in Israel during the time of Elisha the prophet; yet not one of them was cleansed, but only Naaman the Syrian." When the people in the synagogue heard this, they were all filled with fury. They rose up, drove him out of the town, and led him to the brow of the hill on which their town had been built, to hurl him down headlong. But he passed through the midst of them and went away.

3) Reflection

• Today we begin the meditation on the Gospel of Luke, which will extend three months until the end of the liturgical year. Today’s Gospel speaks about Jesus’ visit to Nazareth and the presentation of His program to the people of the synagogue. At first  the people were amazed. But immediately, when they became aware that Jesus wanted to accept all, without excluding anyone, people rebelled and wanted to kill Him.
• Luke 4:16-19: The proposal of Jesus. Urged by the Holy Spirit, Jesus returns to Galilee (Lk 4:14) and begins to announce the Good News of the Kingdom of God. He goes to the community, teaches in the Synagogue and arrives in Nazareth, where He had grown up. He was returning to the community in which He had participated since He was small and for thirty years. The following Saturday, as was the custom, Jesus went to the synagogue to participate in the celebration, and He stands up to read. He chooses the text of Isaiah which speaks about the poor, of prisoners, of the blind and the oppressed (Is 61:1-2). This text is an image of the situation of the people of Galilee at the time of Jesus. The experience which Jesus had of God, the Father of Love, gave Him a new perspective to evaluate the reality. In the name of God, Jesus takes a stand to defend the life of His people and, with the words of Isaiah, He defines His mission: (1) to announce the Good News to the poor, (2) to proclaim liberty to captives, (3) to give sight to the blind; (4) to release the oppressed, and taking the ancient tradition of the prophets, (5) to proclaim “a year of grace from the Lord.” He proclaims the Jubilee Year!
• In the Bible, the "Jubilee Year” was an important law. Every seven years, at the beginning (Dt 15:1; Lev 25:3) it was necessary to restore the land to the clan of origin. All had to be able to return to their own property; and this way they prevented the formation of large estates, and families were guaranteed their livelihood. It was also necessary to forgive their debts and to redeem the people who were slaves. (Dt 15:1-18). It was not easy to have the Jubilee Year every seven years (cf. Jer 34:8-16). After the exile, it was decided to have it every fifty years (Lev 25:8-12). The objective of the Jubilee was and continues to be to re-establish the rights of the poor, to accept the excluded and to re-integrate them into the society to live together with others. The Jubilee was a legal instrument to return to the original sense of the Law of God. This was an occasion offered by God to make a revision of the path being followed, to discover and to correct the errors and to start again from the beginning. Jesus begins His preaching proclaiming a Jubilee: “A year of grace from the Lord.”.
• Luke 4:20-22: To unite the Bible and Life. Having finished the reading, Jesus comments on the text of Isaiah and says, “This text is being fulfilled today even while you are listening!” Taking the words of Isaiah as His own, Jesus gives them a full and definitive sense and He declares Himself Messiah who comes to fulfill the prophecy. This way of interpreting the text provokes a reaction of disbelief on the part of those who were in the synagogue. They were scandalized and did not want to know anything about Him. They did not accept that Jesus was the Messiah announced by Isaiah. They said, “Is He not the son of Joseph?” They were scandalized because Jesus spoke about accepting the poor, the blind and the oppressed. The people do not accept Jesus’ proposal. And, thus when He presents the idea of accepting the excluded, He Himself is excluded.
• Luke 4:23-30: To overcome the limits of race. In order to help the community to overcome the scandal and to help them understand that His proposal formed part of tradition. Jesus tells two stories known in the Bible, the story of Elijah and the one of Elisha. Both stories criticize the narrow-mindedness of the people of Nazareth. Elijah was sent to the widow of Zarephath (1 Kgs 17:7-16). Elisha was sent to take care of the Syrian (2 Kgs 5:14). Here arises Luke’s concern, who wants to show that openness stems from Jesus. Jesus had the same difficulty which the communities at the time of Luke were having. But the call of Jesus did not calm people down. Quite the contrary! The stories of Elijah and Elisha produced even greater anger. The community of Nazareth reaches the point of wanting to kill Jesus. But He remains calm. The anger of others does not succeed in drawing Him away from His own path. Luke tells us that it is difficult to overcome the mentality of privilege and of narrow-mindedness.
• It is important to notice the details used in the Old Testament. Jesus quotes the text of Isaiah up to the point where it says, “to proclaim a year of grace from the Lord.” He does not quote the rest of the sentence which says, “and a day of vengeance from our God.” The people of Nazareth throw stones at Jesus because He pretends to be the Messiah, because He wants to accept the excluded and because He has omitted the sentence about vengeance. They wanted the day of Yahweh to be a day of vengeance against the oppressors of the people. In this case, the coming of the Kingdom would not have been a true change or conversion of the system. Jesus does not accept this way of thinking; He does not accept vengeance (cf. Mt 5:44-48) His new experience of God the Father helped Him to understand better the meaning of the prophecies.

4) Personal questions

• Jesus’ objective is to accept the excluded. Do we accept everybody or do we exclude some? What are the reasons which lead us to exclude certain people?
• Is the mission of Jesus truly our mission, my mission? Who are the excluded whom we should accept better in our community? Who or what thing gives us the strength to carry out the mission entrusted to us by Jesus?

5) Concluding Prayer

How I love Your Law, Lord!
I ponder it all day long.
You make me wiser than my enemies
by Your commandment which is mine for ever. (Ps 119:97-78)

https://ocarm.org/en/content/lectio/lectio-divina-luke-416-30