Trang

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

DECEMBER 01, 2015 : TUESDAY OF THE FIRST WEEK OF ADVENT

Tuesday of the First Week of Advent
Lectionary: 176

Reading 1IS 11:1-10
On that day,
A shoot shall sprout from the stump of Jesse,
and from his roots a bud shall blossom.
The Spirit of the LORD shall rest upon him:
a Spirit of wisdom and of understanding,
A Spirit of counsel and of strength,
a Spirit of knowledge and of fear of the LORD,
and his delight shall be the fear of the LORD.
Not by appearance shall he judge,
nor by hearsay shall he decide,
But he shall judge the poor with justice,
and decide aright for the land’s afflicted.
He shall strike the ruthless with the rod of his mouth,
and with the breath of his lips he shall slay the wicked.
Justice shall be the band around his waist,
and faithfulness a belt upon his hips.

Then the wolf shall be a guest of the lamb,
and the leopard shall lie down with the kid;
The calf and the young lion shall browse together,
with a little child to guide them.
The cow and the bear shall be neighbors,
together their young shall rest;
the lion shall eat hay like the ox.
The baby shall play by the cobra’s den,
and the child lay his hand on the adder’s lair.
There shall be no harm or ruin on all my holy mountain;
for the earth shall be filled with knowledge of the LORD,
as water covers the sea.

On that day,
The root of Jesse,
set up as a signal for the nations,
The Gentiles shall seek out,
for his dwelling shall be glorious.
Responsorial PsalmPS 72:1-2, 7-8, 12-13, 17
R. (see 7) Justice shall flourish in his time, and fullness of peace for ever.
O God, with your judgment endow the king,
and with your justice, the king’s son;
He shall govern your people with justice
and your afflicted ones with judgment.
R. Justice shall flourish in his time, and fullness of peace for ever.
Justice shall flower in his days,
and profound peace, till the moon be no more.
May he rule from sea to sea,
and from the River to the ends of the earth.
R. Justice shall flourish in his time, and fullness of peace for ever.
He shall rescue the poor when he cries out,
and the afflicted when he has no one to help him.
He shall have pity for the lowly and the poor;
the lives of the poor he shall save.
R. Justice shall flourish in his time, and fullness of peace for ever.
May his name be blessed forever;
as long as the sun his name shall remain.
In him shall all the tribes of the earth be blessed;
all the nations shall proclaim his happiness.
R. Justice shall flourish in his time, and fullness of peace for ever.

Alleluia 
R. Alleluia, alleluia.
Behold, our Lord shall come with power;
he will enlighten the eyes of his servants.
R. Alleluia, alleluia.
Jesus rejoiced in the Holy Spirit and said,
“I give you praise, Father, Lord of heaven and earth,
for although you have hidden these things
from the wise and the learned
you have revealed them to the childlike.
Yes, Father, such has been your gracious will.
All things have been handed over to me by my Father.
No one knows who the Son is except the Father,
and who the Father is except the Son
and anyone to whom the Son wishes to reveal him.”

Turning to the disciples in private he said,
“Blessed are the eyes that see what you see.
For I say to you,
many prophets and kings desired to see what you see,
but did not see it,
and to hear what you hear, but did not hear it.”


Meditation: "Blessed are the eyes which see what you see!"
How does God bring his kingdom to us? Jesus remarked that many prophets and kings before him longed to see and understand God's plan for establishing his kingdom. When King David’s throne was overthrown and vacant for centuries, God promised, nonetheless, to raise up a new king from the stump of Jesse, the father of David. This messianic king would rule forever because the Spirit of God would rest upon him and remain with him (Isaiah 11:1).
Isaiah prophesied that the Messiah would be equipped with the gifts of the Spirit - with wisdom, understanding, counsel, might, knowledge, and fear of the Lord (Isaiah 11:2 - for an explanation of the gifts see this helpful article). This king would establish the kingdom of God, not by force of human will and military power, but by offering his life as the atoning sacrifice for the sin of the world. Through his death on the cross, Jesus, the true Messiah King, would defeat Satan, overcome death, and win pardon and reconciliation for sinners. God's plan of redemption included not only the Jewish people but all the nations of the earth as well. Through his death and resurrection Jesus makes us citizens of heaven and friends of God. The Lord Jesus wants us to live in joyful hope and confident expectation that he will come again to fully establish his kingdom of righteousness and peace.
What does Jesus' prayer (Luke 10:21-22) tell us about God and about ourselves? First, it tells us that God is both Father and Lord of earth as well as heaven. He is both Creator and Author of all that he has made, the first origin of everything and transcendent authority, and at the same time, goodness and loving care for all his children. All fatherhood and motherhood are derived from him (Ephesians 3:14-15). Jesus' prayer also contains a warning that pride can keep us from the love and knowledge of God.
Pride closes the mind to God's truth and wisdom for our lives. Jesus contrasts pride with child-like simplicity and humility. The simple of heart are like "babes" in the sense that they see purely without pretense and acknowledge their dependence and trust in God who is the source of all wisdom and strength. They seek one thing - the "summum bonum" or "greatest good" which is God himself. Simplicity of heart is wedded with humility, the queen of virtues, because humility inclines the heart towards grace and truth. Just as pride is the root of every sin and evil we can conceive, so humility is the only soil in which the grace of God can take root. It alone takes the right attitude before God and allows him as God to do all. "God opposes the proud, but gives grace to the humble" (Prov. 3:34, James 4:6). The grace of Christ-like humility inclines us towards God and disposes us to receive God's wisdom, grace, and help. Nothing can give us greater joy than the knowledge that we are God's beloved and that our names are written in heaven (Luke 10:20). Do you seek God's wisdom and grace with humility and trust?
Jesus makes a claim which no one would have dared to make: He is the perfect revelation of God. Our knowledge of God is not simply limited to knowing something about God - who he is and what he is like. We can know God personally and be united with him in a relationship of love, trust, and friendship. Jesus makes it possible for each of us to personally know God as our Father. To see Jesus is to see what God is like. In Jesus we see the perfect love of God - a God who cares intensely and who yearns over men and women, loving them to the point of laying down his life for them upon the cross. Do you pray to your Father in heaven with joy and confidence in his love and care for you?
"Lord Jesus, give me the child-like simplicity and purity of faith to gaze upon your face with joy and confidence in your all-merciful love. Remove every doubt, fear, and proud thought which would hinder me from receiving your word with trust and humble submission."

TUESDAY, DECEMBER 1, LUKE 10:21-24
Advent Weekday

(Isaiah 11:1-10; Psalm 72)

KEY VERSE: "Blessed are the eyes that see what you see" (v 23).
TO KNOW: Jesus sent out seventy-two of his disciples to proclaim the gospel and heal the sick. When they returned from their mission, he was overjoyed to hear of God's power at work in them. Through their proclamation of God's kingdom, they witnessed the collapse of Satan's reign. The unique relationship of the Trinity is seen in this passage: Jesus rejoiced in the Spirit and gave praise to the Father. Jesus thanked the Father for revealing the mysteries of the kingdom to his disciples who followed him like little children. The "wise and learned" had no understanding of these heavenly things. The Father conferred this knowledge upon the Son, and he in turn revealed it to those whom he chose. Jesus reminded his disciples of their great privilege in witnessing things that prophets and kings longed to see and hear.
TO LOVE: In what ways will I share the gospel with others this Advent?
TO SERVE: Lord Jesus, help me to proclaim your kingdom with joy.

Tuesday 1 December 2015

saiah 11:1-10. Justice shall flourish in his time, and fullness of peace for ever—Ps 71(72):1-2, 7-8, 12-13, 17. Luke 10:21-24.


God's ways are not our ways. 

So often the encounter with God comes when we are at our most vulnerable and humble. This is the state of children. They trust in their parents not due to their wisdom and cleverness but due to their experience of their parents love. This is the basis of our faith in a loving God. No amount of learning and wisdom can substitute for the experience of God's love. Can I turn to God in prayer like a child and trust in his love?

MINUTE MEDITATIONS 
Love is All That Counts
You know, O my God, I have never desired anything but to love you, and I am ambitious for no other glory.
December 1
Blessed Charles de Foucauld
(1858-1916)

Born into an aristocratic family in Strasbourg, France, Charles was orphaned at the age of six, raised by his devout grandfather, rejected the Catholic faith as a teenager and joined the French army. Inheriting a great deal of money from his grandfather, Charles went to Algeria with his regiment, but not without his mistress, Mimi.

When he declined to give her up, he was dismissed from the army. Still in Algeria when he left Mimi, Charles reenlisted in the army. Refused permission to make a scientific exploration of nearby Morocco, he resigned from the service. With the help of a Jewish rabbi, Charles disguised himself as a Jew and in 1883 began a one-year exploration that he recorded in a book that was well received.

Inspired by the Jews and Muslims whom he met, Charles resumed the practice of his Catholic faith when he returned to France in 1886. He joined a Trappist monastery in Ardeche, France, and later transferred to one in Akbes, Syria. Leaving the monastery in 1897, Charles worked as gardener and sacristan for the Poor Clare nuns in Nazareth and later in Jerusalem. In 1901 he returned to France and was ordained a priest.

Later that year Charles journeyed to Beni-Abbes, Morocco, intending to found a monastic religious community in North Africa that offered hospitality to Christians, Muslims, Jews, or people with no religion. He lived a peaceful, hidden life but attracted no companions.

A former army comrade invited him to live among the Tuareg people in Algeria. Charles learned their language enough to write a Tuareg-French and French-Tuareg dictionary, and to translate the Gospels into Tuareg. In 1905 he came to Tamanrasset, where he lived the rest of his life. A two-volume collection of Charles' Tuareg poetry was published after his death.

In early 1909 he visited France and established an association of laypeople who pledged to live by the Gospels. His return to Tamanrasset was welcomed by the Tuareg. In 1915 Charles wrote to Louis Massignon: “The love of God, the love for one’s neighbor…All religion is found there…How to get to that point? Not in a day since it is perfection itself: it is the goal we must always aim for, which we must unceasingly try to reach and that we will only attain in heaven.”  

The outbreak of World War I led to attacks on the French in Algeria. Seized in a raid by another tribe, Charles and two French soldiers coming to visit him were shot to death on December 1, 1916.
Five religious congregations, associations, and spiritual institutes (Little Brothers of Jesus, Little Sisters of the Sacred Heart, Little Sisters of Jesus, Little Brothers of the Gospel and Little Sisters of the Gospel) draw inspiration from the peaceful, largely hidden, yet hospitable life that characterized Charles. He was beatified on November 13, 2005.

Comment:

The life of Charles de Foucauld was eventually centered on God and was animated by prayer and humble service, which he hoped would draw Muslims to Christ. Those who are inspired by his example, no matter where they live, seek to live their faith humbly yet with deep religious conviction.
Quote:

In his homily at the beatification Mass, Cardinal José Saraiva Martins noted that Charles chose as his motto, "Iesus Caritas, Jesus Love." In 1916 Charles wrote: "There is, I believe, no word from the Gospel that has a more profound impression on me nor has transformed my life more than this: 'Whatever you do for the least of my brothers, you do for me.' If we reflect that these words are those from the uncreated Truth, those from the mouth of He who said, 'This is my body...this is my blood,' what forces drive us to seek and to love Jesus in these 'least ones, these sinners, these poor ones.'"

LECTIO DIVNA: LUKE 10,21-24
Lectio: 
 Tuesday, December 1, 2015
1st Week of Advent


1) Opening prayer
Lord our God,
you never give up on people.
Again and again you want to make
a new beginning with us.
You showed us in Jesus your Son
the kind of people you want us to be.
As your Spirit rested on him,
pour out on us the same Spirit,
that we may see our mission in life
with your wisdom and insight
and that we may have the strength
to live as we believe and hope.
Grant us this through Christ our Lord.
2) Gospel Reading - Luke 10, 21-24
Just at this time, filled with joy by the Holy Spirit, he said, 'I bless you, Father, Lord of heaven and of earth, for hiding these things from the learned and the clever and revealing them to little children. Yes, Father, for that is what it has pleased you to do. Everything has been entrusted to me by my Father; and no one knows who the Son is except the Father, and who the Father is except the Son and those to whom the Son chooses to reveal him.'
Then turning to his disciples he spoke to them by themselves, 'Blessed are the eyes that see what you see, for I tell you that many prophets and kings wanted to see what you see, and never saw it; to hear what you hear, and never heard it.'
3) Reflection
Today’s text reveals the depth of the Heart of Jesus, the reason for his joy. The disciples had gone on the mission, and when they return, they share with Jesus the joy of their missionary experience (Lk 10, 17, 21)
• The reason for the joy of Jesus is the joy of the friends. In listening to their experience and in perceiving their joy, Jesus also feels a profound joy. The reason for Jesus’ joy is the well-being of others.
• It is not a superficial joy. It comes from the Holy Spirit. The reason for the joy is that the disciples – men and women – have experienced something of Jesus during their missionary experience.
• Jesus calls them “ little children”. Who are the “little children”? They are the seventy-two disciples (Lk 10, 1) who return from the mission: father and mother of a family, boys and girls, married and single, old and young. They are not doctors. They are simple persons, without much science, much study, but they understand the things of God better than doctors.
• “Yes, Father, for that is what it has pleased you to do!”  A very serious phrase. It pleases the Father that the doctors and the wise do not understand the things of the Kingdom and that, instead the little ones understand them. Therefore, if the great want to understand the things of the Kingdom, they should become the disciples of the little ones!
• Jesus looks at them and says: “Blessed are you!” And why are they happy? Because they are seeing things which the prophets would have liked to see, but did not see. And what will they see? They will be able to perceive the action of the Kingdom in the common things of life: to cure the sick, to console the afflicted, to expel the evil from life.
4) Personal questions
• I take the place of the people: Do I consider myself as belonging to the group of the little ones or to that of the doctors?
• I take the place of Jesus: Which is the basis of my joy? Superficial or profound?
5) Concluding Prayer
“I give you praise, Father,
for although you have hidden these things from the wise
you have revealed them to the childlike." (cf. Lc 10,21)



01-12-2015 : THỨ BA TUẦN I MÙA VỌNG

01/12/2015
Thứ Ba Tuần I Mùa Vọng


Bài Ðọc I: Is 11: 1-10
"Chúa lấy đức công bình mà xét xử người nghèo khó".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Ngày ấy, từ gốc Giê-sê sẽ đâm ra một bông hoa.
Trên bông hoa ấy, thần linh của Thiên Chúa sẽ ngự xuống, tức thần khôn ngoan và thông suốt, thần chỉ dẫn và sức mạnh, thần hiểu biết và đạo đức, và thần ấy sẽ làm cho Ngài biết kính sợ Thiên Chúa.
Ngài không xét đoán theo như mắt thấy, cũng không lên án theo điều tai nghe, nhưng Ngài sẽ lấy đức công bình mà xét xử những người nghèo khó, và lấy lòng chính trực mà bênh đỡ kẻ hiền lành trong xứ sở.
Ngài sẽ dùng lời như gậy đánh người áp chế, và sẽ dùng tiếng nói giết chết kẻ hung ác.
Ngài lấy đức công bình làm dây thắt lưng và lấy sự trung tín làm đai lưng.
Sói sống chung với chiên con; beo nằm chung với dê; bò con, sư tử và chiên sẽ ở chung với nhau; con trẻ sẽ dẫn dắt các thú ấy.
Bò con và gấu sẽ ăn chung một nơi, các con của chúng nằm nghỉ chung với nhau; sư tử cũng như bò đều ăn cỏ khô, trẻ con còn măng sửa sẽ vui đùa kề hang rắn lục, và trẻ con vừa thôi bú sẽ thọc tay vào hang rắn độc.
Các thú dữ ấy không làm hại ai, không giết chết người nào khắp núi thánh của Ta.
Bởi vì thế gian sẽ đầy dẫy sự hiểu biết Chúa như nước tràn đại dương.
Ngày ấy gốc Giê-sê đứng lên như cờ hiệu cho muôn dân.
Các dân sẽ khẩn cầu Ngài và mộ Ngài sẽ được vinh quang.
Ðó là Lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 71,2, 7-8,12-13,17
Ðáp: Sự công chính và nền hòa bình viên mãn sẽ triển nở trong triều đại người.
Xướng 1) Lạy Chúa, xin ban quyền xét đoán khôn ngoan cho đức vua, và ban sự công chính cho hoàng tử, để người đoán xét dân Chúa cách công minh và phân xử người nghèo khó cách chính trực. - Ðáp.
2) Sự công chính và nền hòa bình viên mãn, sẽ triển nở trong triều đại người, cho tới khi mặt trăng không còn chiếu sáng. Và người sẽ thống trị từ biển nọ đến biển kia, từ sông cái đến tận cùng trái đất. - Ðáp.
3) Vì người sẽ giải thoát kẻ nghèo khỏi tay kẻ quyền thế, và sẽ cứu người bất hạnh không ai giúp đỡ. Người sẽ thương xót kẻ yếu đuối và người thiếu thốn, và cứu sống người cùng khổ. - Ðáp.
4) Chúc tụng danh người đến muôn đời, danh người còn tồn tại lâu dài như mặt trời. Vì người, các chi họ đất hứa sẽ được chúc phúc, và các dân nước sẽ ca ngợi người. - Ðáp.

Alleluia: Tv 84,8
Alleluia, alleluia - Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng tôi, và ban ơn cứu rỗi cho chúng tôi. - Alleluia.

Phúc Âm: Lc 10: 21-24
"Chúa Giêsu đầy hoan lạc trong Chúa Thánh Thần"
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu đầy hoan lạc trong Chúa Thánh Thần, Người nói: "Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì đã giấu không cho những người thông thái khôn ngoan biết những điều này, nhưng đã tỏ cho những kẻ đơn sơ.
Vâng lạy Cha, đó là ý Cha đã muốn thế.
Cha Ta đã trao phó cho Ta mọi sự.
Không ai biết Chúa Con là ai, ngoài Chúa Cha; cũng không ai biết Chúa Cha là Ðấng nào, ngoài Chúa Con, và những người được Chúa Con muốn tỏ cho biết!"
Rồi Chúa Giêsu quay lại phía các môn đệ và phán: "Hạnh phúc cho những con mắt được xem những điều chúng con xem thấy; vì chưng Ta bảo các con: có nhiều tiên tri và vua chúa đã muốn xem những điều chúng con thấy, mà chẳng được xem, muốn nghe những điều chúng con nghe, mà đã chẳng được nghe.
Ðó là Lời Chúa.


Suy Niệm: Mặc Khải Cho Kẻ Bé Mọn

Chúng ta đang bước vào Mùa Vọng là mùa trông đợi Ðấng Cứu Thế mang ơn cứu độ đến cho nhân loại. Chờ đợi là thời gian dài thăm thẳm, vì theo tâm lý thì thời gian như kéo dài thêm ra. Trải qua một thời kỳ lịch sử Cựu Ước, kể từ khi con người phạm tội phản nghịch qua Adam và Evà, biết bao nhiêu tổ phụ, bao nhiêu tiên tri đã được sai đến dọn đường cho Con Thiên Chúa là Ngôi Hai mặc lấy thân xác con người, gánh lấy tội lỗi con người và làm cho con người được ơn cứu rỗi.
Ðoạn Tin Mừng hôm nay thuật lại cho chúng ta lời cầu nguyện của Chúa Giêsu để mạc khải cho chúng ta biết bản tính Thiên Chúa của Ngài: "Không ai biết Chúa Con ngoại trừ ra Cha, cũng không ai biết Chúa Cha là Ðấng nào ngoài Chúa Con và những người được Chúa Con muốn tỏ cho biết".
Ðôi mắt con người chỉ nhìn xem những vật hữu hình, nếu quá nhỏ có thể dùng kính hiển vi, nếu quá xa có thể dùng kính thiên văn. Trí óc con người có thể suy nghĩ một cách hạn hẹp trong khả năng giới hạn nào đó mà thôi, ví dụ chúng ta có thể nhìn thấy ngôi nhà chúng ta đang ở, chúng ta biết nó không phải tự nhiên mà có nhưng phải do bàn tay thợ nề, thợ mộc, do con người làm nên và tạo ra. Khi nhìn đồng hồ treo tường hay treo đồng hồ đeo tay, chắc hẳn trong chúng ta không ai nghĩ rằng nó tự nhiên mà có nhưng phải có người suy tính và tạo ra.
Từ những thí dụ cụ thể trên, chúng ta có ý nghĩ: Con người chúng ta không phải tình cờ hay ngẫu nhiên mà được sinh ra. Ða số ai cũng chấp nhận có ông Trời tạo dựng nên và điều khiển vũ trụ. Tuy nhiên trí óc con người không dừng lại ở đó, trí óc họ không thể hiểu thêm gì về ông Trời đó, chỉ có thể tưởng tượng ra ông Trời cũng biết thương, biết giận, biết ghét, biết khen thưởng hay trừng phạt như con người. Và con người cũng thường nói: "Ông Trời có mắt" để cùng nhau làm lành làm dữ, sống hòa thuận, bớt làm điều tai ác.
Chúa Giêsu mặc lấy thân phận con người để tiết lộ cho chúng ta biết về Thiên Chúa qua lời cầu nguyện của Ngài hôm nay với Thiên Chúa Cha: "Không ai biết Thiên Chúa Cha ngoại trừ ra Con". Thiên Chúa Con, Ngài từ trời xuống nên Ngài biết rõ những việc trên trời nơi Ngài đã ở với Thiên Chúa Cha.
Chúa Giêsu còn cho chúng ta biết về Thiên Chúa Cha có Ba Ngôi, và khi Ngài chịu Phép Rửa ở sông Jordan, Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba lấy hình chim bồ câu ngự xuống trên Ngài, đồng thời có tiếng Thiên Chúa Cha phán ra từ đám mây: "Này là Con Ta yêu dấu, rất đẹp lòng Ta mọi đàng". Và trước khi về Trời, Chúa Giêsu cũng đã truyền lệnh cho các môn đệ: "Các con hãy đi giảng dạy cho muôn dân và rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần". Như vậy, con người không thể biết được về bản tính Thiên Chúa nếu Chúa Giêsu Kitô không mạc khải truyền lệnh cho các môn đệ: "Các con hãy đi giảng dạy cho muôn dân và rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần". Như vậy, con người không thể biết được về bản tính Thiên Chúa nếu Chúa Giêsu Kitô không mạc khải cho chúng ta biết, và lời Ngài trên đây cũng cho chúng ta biết thêm dẫn chứng về ngôi vị Thiên Chúa: "Không phải những kẻ thông thái khôn ngoan biết những điều này nhưng là những kẻ đơn sơ". Những kẻ đơn sơ bé mọn đó chính là chúng ta.
Chúng ta đang ở trong Mùa Vọng để chuẩn bị đón mừng một mầu nhiệm rất trọng đại, mầu nhiệm Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần đem ơn cứu rỗi đến cho mọi người. Chúng ta là những người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội, thuộc mọi quốc gia, đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi trình độ, mọi ngôn ngữ khác nhau, không phân biệt nhưng cùng chung một niềm trông đợi Ðấng Cứu Thế đem bình an đến cho mọi tâm hồn.
Chúa Giêsu đã chúc lành cho chúng ta: "Hạnh phúc cho những người được xem thấy những điều chúng con xem thấy, vì đã có nhiều tiên tri, vua chúa đã muốn xem những điều chúng con thấy mà chẳng được xem". Biết bao nhiêu người hiện nay chưa biết, chưa được nghe đến Tin Mừng của Chúa, vì chưa được ai rao giảng cho họ.
Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng con tin vững vàng vào mầu nhiệm Thiên Chúa Ngôi Hai Nhập Thể để chúng con sống thật với mầu nhiệm yêu thương ấy. Xin Chúa cho mỗi người trong chúng con sống trọn vẹn tâm tình tha thiết mong đợi Ðấng Cứu Thế đến để cứu rỗi nhân loại chúng con. Amen.

Veritas Asia


Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Ba Tuần I MV2
Bài đọc: Isa 11:1-10; Lk 10:21-29.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Thiên Chúa làm những chuyện không thể đối với con người.
Trong Bài đọc I, tiên tri Isaiah cho dân một hy vọng: Khi Đền Thờ Jerusalem bị phá hủy và vương quốc Judah thất thủ, các vua quan của Judah bị lưu đày qua Babylon. Sau gần 50 năm lưu đày, họ được Vua Batư, Darius, cho hồi hương để xây dựng lại Đền Thờ và kiến thiết xứ sở. Câu hỏi được đặt ra là ai sẽ lãnh đạo dân để tái thiết xứ sở? Người lãnh đạo này phải thuộc giòng dõi của David; và Zerubbabel hội đủ điều kiện để lãnh đạo dân (x/c Hag 1:1, Zech 4:9). Từ giòng dõi Zerubbabel sẽ xuất hiện Đấng Thiên Sai (Mt 1:12). Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu mặc khải Kế Họach Cứu Độ cho các môn đệ và chỉ cho các ông cách làm sao để đạt đích điểm của cuộc đời.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Làm sao kiếm được Vua công chính cai trị dân?
1.1/ Làm sao kiếm được Vua cai trị Israel sau Thời Lưu Đày? Tiên tri Isaiah nói về Đấng Thiên Sai như sau: “Từ gốc tổ Jesse, sẽ đâm ra một nhánh nhỏ, từ cội rễ ấy, sẽ mọc lên một mầm non. Thánh Thần của Thiên Chúa sẽ ngự trên vị này: thần khí khôn ngoan và minh mẫn, thần khí mưu lược và can đảm, thần khí hiểu biết và kính sợ Đức Chúa.” Ông Jesse là cha của Vua David. Vương quốc Judah được ví như một cây, bị chặt sát gốc trong thời gian lưu đày, tưởng chừng như đã chết; nhưng Thiên Chúa đã phục hồi và làm cho sống. Bắt đầu từ một nhánh nhỏ, sẽ mọc lên một mầm non, mầm non này chính là Đấng Thiên Sai.
Thánh Thần của Thiên Chúa là hơi thở ban sự sống (ruah) mà Thiên Chúa trao tặng cho con người. Hơi thở này kèm theo những năng lực vô biên: khôn ngoan, minh mẫn, mưu lược, can đảm, hiểu biết, và kính sợ Thiên Chúa. Những năng lực vô biên này, Bản Bảy Mươi và Vulgate thêm vào năng lực “đạo đức” thay cho một “kính sợ Thiên Chúa,” đã trở thành 7 quà tặng của Chúa Thánh Thần. Người tín hữu lãnh nhận 7 quà tặng này khi chịu Bí-tích Thêm Sức.
1.2/ Vua công minh, thương yêu, can đảm: Với Thánh Thần của Thiên Chúa hướng dẫn, Đấng Thiên Sai có đầy đủ mọi đức tính cần thiết để cai trị dân:
(1) Ngài sẽ xét xử công minh: “Lòng kính sợ Đức Chúa làm cho Người mãn nguyện, Người sẽ không xét xử theo dáng vẻ bên ngoài, cũng không phán quyết theo lời kẻ khác nói.”
(2) Ngài sẽ bênh vực kẻ nghèo hèn: “Ngài xét xử công minh cho những người thấp cổ bé miệng, và phán quyết vô tư cho kẻ nghèo trong xứ sở.”
(3) Ngài sẽ trừng trị kẻ ác: “Lời Người nói là cây roi đánh vào xứ sở, hơi miệng thở ra giết chết kẻ gian tà.”
Hai đức tính cần thiết một vị anh quân cần có được tiên tri ví như dây thắt lưng và miếng vải buộc trong mình: “Đai thắt ngang lưng là đức công chính, giải buộc bên sườn là đức tín thành.”
1.3/ Vua đem lại hòa bình: Sau khi đã trải qua biết bao gian khổ đau thương do chiến tranh và lưu đày gây ra, điều con người mong ước nhất là có được nền hòa bình. Mong ước này chỉ có được khi tất cả mọi người trên thế giới biết dẹp bỏ mọi khác biệt để cùng nhau chung sống và xây dựng hòa bình: “Bấy giờ sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ. Bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau, một cậu bé sẽ chăn dắt chúng. Bò cái kết thân cùng gấu cái, con của chúng nằm chung một chỗ, sư tử cũng ăn rơm như bò. Bé thơ còn đang bú giỡn chơi bên hang rắn lục, trẻ thơ vừa cai sữa thọc tay vào ổ rắn hổ mang. Sẽ không còn ai tác hại và tàn phá trên khắp núi thánh của Ta, vì sự hiểu biết Đức Chúa sẽ tràn ngập đất này, cũng như nước lấp đầy lòng biển.” Viễn tượng hòa bình này chỉ có thể đạt được trong triều đại của Đấng Thiên Sai, khi Ngài chiến thắng mọi quyền lực thế gian và thu thập mọi người về cho Thiên Chúa.
2/ Phúc Âm: Làm sao biết được thánh ý Thiên Chúa?
2.1/ Thánh ý Thiên Chúa: Thiên Chúa khôn ngoan và uy quyền, con người yếu đuối và giới hạn; làm sao con người hiểu được những chương trình và thánh ý của Thiên Chúa? Trong Cựu Ước, Thiên Chúa dùng các tiên tri để nói với con người; nhưng họ chỉ mặc khải được phần nào những gì Thiên Chúa muốn bằng ngôn ngữ lòai người. Khi Chúa Giêsu đến, Ngài mặc khải cho con người tất cả những gì nơi Thiên Chúa. Những mặc khải của Đức Kitô chính xác và tòan hảo vì Ngài ở với Thiên Chúa ngay từ ban đầu khi Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ. Mặc khải quan trọng nhất của Đức Kitô cho con người là Mầu Nhiệm Cứu Độ; nhưng không phải ai cũng có thể hiểu được Mầu Nhiệm này như Chúa Giêsu nói hôm nay: "Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha. Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết người Con là ai, trừ Chúa Cha, cũng như không ai biết Chúa Cha là ai, trừ người Con, và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho. Rồi Đức Giêsu quay lại với các môn đệ và bảo riêng: Phúc thay mắt nào được thấy điều anh em thấy!”
(1) Kẻ nghèo hèn được mặc khải: Khác với những khôn ngoan của thế gian, Mầu Nhiệm Cứu Độ chỉ được hiểu bởi những kẻ nghèo hèn, những người không cậy vào sức riêng mình, nhưng hòan tòan trông cậy nơi Thiên Chúa.
(2) Bậc khôn ngoan không hiểu: Cũng như tòan bộ Tin Mừng, Mầu Nhiệm Cứu Độ được rao giảng cho tất cả mọi người. Bậc khôn ngoan không hiểu là vì họ cậy vào sức mình. Nếu họ dùng lý luận và sự khôn ngoan của con người, Mầu Nhiệm Cứu Độ là chuyện điên rồ không thể hiểu được. Thánh Phaolô đã trưng dẫn điều này về Thập Giá của Đức Kitô.
(3) Các vua chúa không thấy: “Quả vậy, Thầy bảo cho anh em biết: nhiều ngôn sứ và nhiều vua chúa đã muốn thấy điều anh em đang thấy, mà không được thấy, muốn nghe điều anh em đang nghe, mà không được nghe.”
2.2/ Làm sao để đạt đích của cuộc đời? Chúa Giêsu không chỉ mặc khải cho con người biết đích điểm của cuộc đời, mà còn cả cách thức đạt tới đích điểm này:
(1) Mến Chúa, yêu người: Chúa Giêsu chứng thực câu trả lời của người Kinh-sư: "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình."
(2) Thực hành giới luật yêu thương: Tuy nhiên, Chúa Giêsu nhắc nhở ông không phải chỉ biết cách mà thôi, nhưng còn phải ra sức thực hành hai giới răn này: "Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống."

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Không gì là không thể đối với Thiên Chúa. Trong Chương Trình Cứu Độ, Ngài đã chuẩn bị mọi sự cho con người.
- Ngài cho Chúa Giêsu, Người Con của Ngài xuống để mặc khải Mầu Nhiệm Cứu Độ cho con người. Chính Người Con này sẽ là Vua cai trị dân trong công minh, yêu thương; và sẽ đem lại bình an cho con người.
- Điều kiện để hiểu Mầu Nhiệm Cứu Độ: phải khiêm nhường nhỏ bé mới có thể nhìn thấy Đấng Thiên Sai và hiểu biết Kế Họach Cứu Độ Ngài mặc khải. Phải thực thi 2 giới răn “Mến Chúa yêu người” như Chúa dạy.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP

01/12/15 THỨ BA TUẦN 1 MV
Lc 10,21-24

Suy niệm: Xúc động trước tình yêu của Thiên Chúa dành cho mình, Đức Trinh Nữ Ma-ri-a đã cảm tạ: “Phận nữ tỳ hèn mọn Người đoái thương nhìn tới” (Lc 1,48). Trong đêm Ngôi Hai Thiên Chúa giáng sinh, những người đầu tiên được thiên thần báo tin đến thờ lạy Hài Nhi Giê-su không phải là những nhà thông thái, những người am hiểu Kinh Thánh, mà là những người chăn chiên ở ngoài đồng. Sau này, Đức Giê-su cũng tuyển chọn các Tông Đồ, đa số là những người đánh cá, không thuộc giới trí thức của xã hội. Những người bé mọn được mạc khải mầu nhiệm Nước Trời vì họ khiêm tốn, đơn sơ tín thác vào Chúa, chứ không cậy dựa vào kho kiến thức và những lý lẽ uyên bác của mình.
Mời Bạn suy niệm lời ngợi khen của Đức Ma-ri-a trong bài ca Magnificat, tâm tình cảm tạ của Đức Giê-su, lần giở những trang Kinh Thánh và lịch sử Giáo Hội để thấy rằng Thiên Chúa đã làm những điều lớn lao qua những con người bé mọn. Đừng nghĩ rằng mình quá bé nhỏ không đóng góp được gì! Hãy xác tín rằng Thiên Chúa có thể làm được mọi sự qua những con người bé mọn, nhưng biết tín thác vào Ngài.
Chia sẻ cách bạn đã học hỏi, suy niệm và cầu nguyện với Lời Chúa.
Sống Lời Chúa: Suy niệm Lời Chúa, đọc tiểu sử các thánh để nhận ra những điều vĩ đại Thiên Chúa đã làm qua những con người bé mọn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết sống như người bé mọn, để trở thành khí cụ bình an của Chúa, đem yêu thương đến cho mọi người. Amen.

Thánh Thần tác động
 Mừng lễ Giáng Sinh là mừng Quà Tặng của Cha là Đức Giêsu. Ngài là Đấng duy nhất biết Cha thâm sâu, nên cũng là Đấng duy nhất có thể mặc khải về Cha trọn vẹn.


Suy nim:
Ông tổ Jessê là cha của vua Đavít (Lc 3, 32).
Bài đọc 1 nói về một nhánh nhỏ đâm ra từ gốc tổ Jessê (Is 11, 1).
Đó là Đấng Mêsia, người thuộc dòng dõi Jessê, cha của Đavít.
Nét đặc biệt của Đấng này là có Thần Khí Đức Chúa ngự trên:
“thần khí khôn ngoan và minh mẫn, thần khí mưu lược và dũng mãnh,
thần khí hiểu biết và kính sợ Đức Chúa” (Is 11, 2).
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu được đầy tràn Thánh Thần,
khiến Ngài vui sướng dâng lên Cha lời cầu nguyện tự phát (c. 21).
Như thế có sự hiện diện của cả Ba Ngôi Thiên Chúa trong giây phút này.
Trong Thánh Thần, Con dâng lên Cha lời ngợi khen chúc tụng.
Lời cầu nguyện của Con bao giờ cũng bắt đầu bằng câu Abba, Lạy Cha.
Abba là người Cha gần gũi thân thương,
nhưng Abba cũng là Chúa tể trời đất, đầy quyền năng siêu việt.
Đức Giêsu ngợi khen Cha, vì Cha giấu kín nhóm này,
nhưng lại mặc khải cho nhóm kia về Con của Cha.
Thật ra, Cha không ghét bỏ những người khôn ngoan thông thái.
Nhưng sự giàu có tri thức đã khiến một số người tự mãn, tự hào,
đi đến chỗ khép lại và từ chối tin vào Đức Giêsu.
Những người bé mọn, đơn sơ mới là những người khôn ngoan thật sự.
Họ mềm mại mở ra như trẻ thơ, để đón nhận Tin Mừng về Nước Trời.
Bảy mươi hai môn đệ mới đi sứ vụ trở về, là những người bé mọn ấy.
Họ là những người có phúc vì được thấy, được nghe
những điều mà bao thế hệ khác ước ao, nhưng không được (cc. 23-24).
Họ là những người được đưa vào thế giới thân tình giữa Cha và Con.
Thế giới ấy thật là riêng tư, nơi Cha và Con hiểu biết nhau trọn vẹn.
“Không ai thực sự biết Con là ai, trừ Cha;
cũng không ai thực sự biết Cha là ai, trừ Con” (c. 22).
Nhưng thế giới tưởng như khép kín ấy cũng là thế giới mở ra cho con người.
Cha mặc khải cho những người bé mọn (c. 21).
Và Con cũng mặc khải cho người nào Con muốn (c. 22).
Rốt cuộc Cha mặc khải về Con, và Con mặc khải về Cha.
Chỉ Thiên Chúa mới mặc khải được cho ta về Thiên Chúa.
Mừng lễ Giáng Sinh là mừng Quà Tặng của Cha là Đức Giêsu.
Ngài là Đấng duy nhất biết Cha thâm sâu,
nên cũng là Đấng duy nhất có thể mặc khải về Cha trọn vẹn.
Ngài là Đấng Trung Gian duy nhất và là Người Con Một của Cha.
Thiên Chúa Cha đã bắc cho chúng ta một nhịp cầu.
Cha mời chúng ta qua nhịp cầu ấy mà đến với thế giới Thiên Chúa,
nơi Cha và Con khăng khít với nhau trong tình yêu.
Hãy để Cha lôi kéo ta đến với Con của Ngài (Ga 6, 44).
Hãy để Con là đường đưa ta đến với Cha (Ga 14, 6).
Hãy là người khôn ngoan thật sự, biết mở ra để nghe Cha, Con mặc khải.
Biết được Cha và Con là ai, đó là hạnh phúc của người Kitô hữu.
Đó cũng là ước mơ ngàn đời của Cha và Con cho nhân loại.
Cầu nguyn:

Lạy Chúa Giêsu,
xin cho con biết con,
xin cho con biết Chúa.

Xin cho con chỉ khao khát một mình Chúa,
quên đi chính bản thân,
yêu mến Chúa và làm mọi sự vì Chúa.

Xin cho con biết tự hạ,
biết tán dương Chúa và chỉ nghĩ đến Chúa.

Ước gì con biết hãm mình và sống trong Chúa.
Ước gì con biết nhận từ Chúa
tất cả những gì xảy đến cho con
và biết chọn theo chân Chúa luôn.

Xin đừng để điều gì quyến rũ con, ngoài Chúa.
Xin Chúa hãy nhìn con, để con yêu mến Chúa.
Xin Chúa hãy gọi con, để con được thấy Chúa.
Và để con hưởng nhan Chúa đời đời. Amen.
(Thánh Âu-Tinh)

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
1 THÁNG MƯỜI HAI
Hãy Tỉnh Thức
Các bài đọc phụng vụ khích lệ tất cả con cái Giáo Hội nắm vững chân lý Mùa Vọng: Thiên Chúa đang đến gần! Nó cho chúng ta biết mình phải đáp trả thế nào trước sự đến này, một sự đến vừa gần vừa xa. Con người cần nâng tâm hồn mình lên, như Thánh Vịnh đáp ca mời gọi chúng ta: “Lạy Chúa, này con nâng hồn lên tới Chúa!” (Tv 25,1).
Nâng hồn lên nghĩa là gì? Trước hết nó có nghĩa là học biết đường lối của Thiên Chúa. “Xin dẫn con đi trong chân lý của Ngài và dạy bảo con” (Tv 25, 5). Tác giả Thánh Vịnh biết rằng Thiên Chúa “chỉ đường cho các tội nhân, Ngài hướng dẫn kẻ khiêm nhường đi trên đường công chính” (Tv 25,8-9).
Bằng cách này, Thiên Chúa cho thấy “giao ước của Ngài” (Tv 25,14). Xuyên qua giao ước này, các ý định của Thiên Chúa về con người được bộc lộ rõ cho mọi người. Để có thể hoàn thành các ý định này cho con người, Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng của Ngài: “Mọi đường lối Chúa đều yêu thương và thành tín” (Tv 25,10).
Như vậy, Thánh Vịnh đáp ca mạc khải cho chúng ta tiếng gọi căn bản của Mùa Vọng, tiếng gọi mà Giáo Hội tìm thấy trong lời Chúa nói với mọi người: “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có đủ sức đứng vững trước mặt Con Người” (Lc 21,36).
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II


Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày 1/12
Is 11, 1-10; Lc 10, 21-24.

Lời Suy Niệm: “Ngay giờ ấy, được Thánh Thần tác động; Đức Giêsu hớn hở vui mừng và nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn. Vâng lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha”.
Chúa Giêsu luôn hướng về Chúa Cha, và Người luôn thực hiện những ý muốn của Chúa Cha. Nên khi có sự tác động của Chúa Thánh Thần, Người đã đón nhận. Trong Giáo Hội của Chúa trên trần gian này vẫn tiếp tục có sự tác động của Chúa Thánh Thần trên các vị Giáo Hoàng, các Hội Đồng Giám Mục qua những Thông Điệp, Sứ Điệp, Giáo Huấn của các ngài, như Thông điệp “Tân Sự” của Đức Lêô XIII và các Thông Điệp tiếp theo, cũng như các Năm Thánh... Không những thế, mỗi một người trong chúng ta luôn có sự tác động của Chúa Thánh Thần, để chúng ta nhận ra đâu là tốt đâu là xấu, đâu là điều thiện đâu là điều ác; và thúc dục chúng ta phải làm hay phải tránh. Cũng như nhìn ra được các hoạt động bác ái xã hội ngoài Giáo Hội khắp toàn thế giới đang phục vụ người nghèo.
Lạy Chúa Giêsu. Xin cho mọi thành viên trong gia đình chúng con luôn hướng về Chúa, để tin nhận sự hiện diện của Chúa Thánh Thần và sự tác động của Ngài trong cuộc sống của chúng con cũng như trong Giáo Hội của Chúa và trên mọi người thiện chí đang phục vụ người nghèo, người bệnh tật, chỉ vì đức ái trong chân lý.
Mạnh Phương


01 Tháng Mười Hai
Mang Nặng Ðẻ Ðau
Trong tờ thông tin liên lạc của một giáo xứ nọ, người ta đọc thấy ở trang bìa của số ra tháng 12 như sau: Mùa Vọng là mùa của thai nghén...
Có lẽ chỉ có những người đàn bà đã hơn một lần kinh qua thời kỳ thai nghén và sinh nở mới có thể giúp chúng ta hiểu được thế nào là 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau... Trong 9 tháng 10 ngày, ngoài những nôn mửa không ngừng, người đàn bà mang thai thường phải trải qua nhiều tâm trạng khác nhau của vui buồn lẫn lộn...
Vui vì sự sống và niềm hi vọng đang lớn dần trong tâm hồn và thể xác của mình, người đàn bà mang thai cũng lo sợ vì những bất ngờ không lường trước được. Những đột biến trong người cũng khiến cho người đàn bà mang thai cảm nhận được sự mỏng dòn, yếu đuối của con người. Tất cả mọi cử động, chế độ dinh dưỡng đều được cân nhắc cẩn thận để không phương hại đến bào thai... Có nên tiếp tục đi nhanh như trước kia không? Có được hút một điếu thuốc như trước không? Có nên dùng càfê không? Có nên dùng một chút bia rượu không? Có nên thức khuya không?... Tất cả đều được cân nhắc từng li từng tí.
Bào thai càng lớn dần, niềm vui và nỗi lo lắng cũng tăng thêm... Và khi đến ngày nở nhụy khai hoa, như chúa Giêsu đã nhận xét, niềm vui của người đàn bà khỏa lấp được tất cả những chờ đợi trong khi mang thai và những đớn đau trong khi sinh con.
Sự chào đời của hài nhi không những mang lại niềm vui, nhưng cũng đảo lộn cuộc sống trong gia đình. Ðứa bé đã trở thành trung tâm của cuộc sống gia đình. Giờ giấc  thay đổi, nhịp sống cũng thay đổi. Và có lẽ cái nhìn cũng đổi mới với mọi người trong nhà.
Mùa Vọng là mùa của thai nghén... Do tiếng "Thưa, xin vâng!" đáp trả của Ðức Tin, chúng ta cũng cưu mang chính Chúa. Như người đàn bà có thể cảm nhận được sự tăng trưởng của bào thai, chúng ta cũng có thể cảm nhận được sự hiển diện mỗi lúc một thêm thân mật và gần gũi của Chúa trong tâm hồn chúng ta.
Cũng như người đàn bà mang thai có thể nhận ra sự mỏng dòn yếu đuối của mình, với sự hiện diện của Chúa trong tâm hồn, chúng ta cũng cảm nhận sâu sắc hơn những bất toàn, khiếm khuyết và tội lỗi của chúng ta. Ý thức ấy càng mời gọi chúng ta bước đi trong từng cố gắng vươn cao hơn. Cũng như người đàn bà mang thai cân nhắc từng đường đi nước bước, từng cách ăn mặc đi đứng, người cưu mang Chúa cũng tập trung tất cả suy tư, hành động, cư xử của mình vào chính Chúa. Lẽ sống là động lực của người có niềm tin chính là Chúa... Bào thai càng lớn lên thì sự quên mình của người mẹ càng gia tăng. Người cưu mang Chúa cũng thế. Thánh Gioan Tẩy Giả đã diễn tả đúng đòi hỏi ấy khi Ngài nói về chúa Giêsu: "Ngài phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại"... Càng quên mình, người tín hữu Kitô càng cảm nhận được sự hiện diện của Chúa trong tâm hồn. Ðó là định luật của đời sống Ðức Tin. Chính khi quên mình, người Kitô cảm nhận được sự hiện diện của Chúa và càng gặp được chính mình...
Mùa Vọng là mùa của thai nghén: chúng ta hãy chuẩn bị cho Chúa Giêsu một máng cỏ trong tâm hồn chúng ta. Cũng như người đàn bà quên mình vì không biết bao nhiêu chuẩn bị cho con, chúng ta cũng hãy hưởng trọn cuộc sống của chúng ta về với Chúa Giêsu. Hãy để cho Ngài lớn lên bằng những nhỏ lại của chúng ta: nhỏ lại trong tham vọng, nhỏ lại trong những ước muốn  bất chính, nhỏ lại trong những đố kỵ, ghen ghét, ích kỷ, nhỏ lại trong muôn vàn những đớn hèn, nhỏ nhặt trong cuộc sống... Và rồi, với Chúa ngự trị trong ta, tình mến sẽ lớn mãi trong trái tim.
(Lẽ Sống)