Trang

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Nét lịch sử của thánh Têrêsa HĐGS theo nhãn quan tâm lý học

Nét lịch sử của thánh Têrêsa HĐGS theo nhãn quan tâm lý học

Có thể nói, môi trường gia đình giúp hình thành nhân cách nơi thánh Têrêsa. Thật vậy, được sống trong một gia đình truyền thống đạo giáo, bé Têrêsa lớn lên trong sự giáo dục và che chở của cha mẹ. Đến khi mẹ qua đời, bé lại dồn hết tình thương vào người cha. Chính hình ảnh người cha này sẽ mang đậm nét nơi ký ức của Têrêsa trong những năm sống tại dòng Kín sau này.
Với những lợi thế về hoàn cảnh gia đình và tình thương của cha mẹ có thể là cơ hội giúp một nhân cách hình thành lành mạnh; trái lại, đôi khi nó lại là một cản trở cho trường hợp của Têrêsa. Thật thế, nhờ sự bao bọc và yêu thương của gia đình giúp chủ thể sống triển nở thì bé Têrêsa đã bám chặt vào đó như một người lệ thuộc. Điều này được minh chứng qua việc bé chỉ ngủ sau khi nghe từng người khen rằng hôm nay Têrêsa ngoan. Hay một dịp khác, bé cảm thấy khó chịu khi mẹ cho mình mặc một bộ đồ không thích, bé tự nhủ: phải chi mặc được cái đầm dễ thương kia thì được nhiều người khen đẹp. Qua đó cho thấy chị vốn là một người lệ thuộc, sống dựa vào lời khen tiếng chê của người đời. Và với tư chất hướng ngoại và cảm giác, chị thích làm một diễn viên hay một nhà viết kịch. Điều này đã được các chị trong dòng Kín cổ võ như một đam mê giúp chị nên thánh. Tất nhiên, khi vào dòng, chị đã phải chiến đấu rất nhiều với những khuynh hướng lệ thuộc của bản thân bằng cách đặt ra một động lực thiêng liêng cho mỗi hành động của mình. Đúng thế, việc người khác nhờ chị cầu nguyện thay vì khoe khoang vì thành công của mình, chị đã cầu nguyện với ý thức vì lợi ích cho các linh hồn.
Chúng ta biết rằng người lệ thuộc hay mua chuộc sự chú ý người khác qua việc tốt họ làm thì chị khi vào dòng chỉ khát khao ví mình như cát dưới chân mọi người hoặc là một cánh hoa mọc trong khe đá chỉ mình Chúa thấy mà thôi ! Qua đó, chúng ta thấy bước tiến của chị thánh khi biết những giới hạn của mình và khắc phục nó một cách ngoạn mục. Có thể nói, đó là những thành công nhỏ góp phần trong việc tiến triển đời sống tâm linh. Trong khi một người lệ thuộc chỉ dừng lại với dáng vẻ bên ngoài và lấy việc làm giúp đỡ người khác mà lắp đầy sự trống rỗng nội tâm, chị đã nhận ra điểm yếu của mình mà hướng tất cả về siêu nhiên.
Chúng ta ghi nhận một bước tiến khác nơi chị thánh. Do khuynh hướng thích cảm giác, chị ấp ủ tình thương của người cha nhân loại. Nhưng khi bước chân vào dòng, chị đã từ bỏ tất cả. Đó là một hy sinh của chị, đồng thời, nó cũng còn bị dồn nén cách nào đó tự bên trong. Phải 6 năm sau, chị mới thực sự được giải thoát. Thật vậy, nếu nhắm đến Thiên Chúa là Cha nhân hậu là ánh sáng duy nhất trong đời sống nội tâm thì mọi chiều kích khác là bóng tối của linh hồn. Suy nghĩ này đã làm cho chị đau lòng khi ôm ấp ký ức về một người cha nhân loại. Cho đến khi khám phá ra linh đạo Con đường thơ ấu thiêng liêng, chị mới được giải thoát thực sự. Thật thế, thay vì loại bỏ tình nhân loại cha-con, chị đã thăng hoa bằng tình Phụ-tử trên Trời. Thay vì lệ thuộc tiếng khen người đời, chị hoàn toàn lệ thuộc vào tình yêu Cha, nghĩa là sống phó thác con thơ. Như thế, sự lệ thuộc tình cảm vào người cha nhân loại đã giúp chị cảm nghiệm sâu xa vào tình yêu Thiên Chúa là Cha. Chính trong sự lệ thuộc tưởng chừng như kéo ghì con người xa đời sống nội tâm thì chị thánh đã làm nên một việc đích đáng là khai mở một linh đạo thiết thực: Con đường thơ ấu thiêng liêng.
Qua những phân tích sơ bộ theo nhãn quan tâm lý học, chúng ta có thể rút ra một kết luận: mọi mẫu người với những ưu thế và những hạn chế đều có thểnên hoàn thiện tùy mức độ đương sự cộng tác với ơn Chúa. Như thế, nét đẹp nhân cách nơi chị thánh là tùy thuộc vào tình yêu Thiên Chúa là Cha. Thiết tưởng, đó cũng là phương thế thích hợp giúp người lệ thuộc sống tinh thần phó thác vào tình yêu Thiên Chúa là Cha.
EYMARD An Mai Đỗ, O.Cist.


Georgia – chuyến tông du lần thứ 16 của Đức Thánh Cha Phanxicô

Georgia – chuyến tông du lần thứ 16 của Đức Thánh Cha Phanxicô

“Bình an cho anh chị em”. Với khẩu hiệu này, trích từ Tin Mừng theo thánh Gioan, chuyến tông du lần thứ 16 của Đức Thánh Cha tại hải ngoại đang thực sự bắt đầu. Trong chuyến tông du này, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Georgia và Azerbaigian, với một tinh thần đại kết và đối thoại liên tôn mạnh mẽ. Chuyến bay chở Đức Thánh Cha đã khởi hành từ sân bay Fiumicino ở Roma vào lúc 9 giờ sáng hôm nay. Sau 17 năm kể từ chuyến tông du của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, hôm nay một lần nữa, tại sân bay Tbilisi các lãnh đạo chính phủ và tôn giáo hân hoan chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô; trong đó cũng phải kể đến Đức Thượng Phụ Ilia II, người đã từng ôm hôn chào đón Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II.
Tiblisi đã sẵn sàng. Thành phố cổ kính và đầy quyến rũ của vùng Caucaso, có dòng sông Kura vắt ngang, rải rác khắp nơi các nhà thờ và tu viện. Hôm nay nhịp điệu của đời sống lao động hằng ngày dường như chậm lại; những lối đi và quảng trường theo lối A-rap, những dinh thự có màu sắc từ thời Sô viết đang ánh lên niềm vui để chào đón Đức Thánh Cha.
Chuyến tông du giống như một cuộc hành hương chỉ mất có vài tiếng đồng hồ di chuyển nhưng để lại nhiều hệ quả quan trọng. Bởi vì Caucaso là một khu vực khá xa cách với niềm tin Kitô Giáo, nơi đây có sự gặp gỡ của những tôn giáo và tín ngưỡng lớn, cũng là nơi tạo ra trạng thái cân bằng về mặt chính trị. Có các nước láng giềng hùng cường như Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Trung Đông; thế nên tại đây, hòa bình là một mấu chốt quan trọng. Đức Thánh Cha nói: ‘Tôi đến để cổ võ những con đường và niềm hy vọng. Hòa bình đòi hỏi sự kiên trì và những bước đi liên tục, phụ thuộc vào sự góp sức của mỗi người.” Với điểm nhắm này, Đức Thánh Cha sẽ có 10 bài phát biểu trong chương trình viếng thăm của ngài từ hôm nay đến Chúa Nhật.
Trước hết, Đức Thánh Cha sẽ đến thăm Dinh Tổng Thống vào lúc 14 giờ ngày hôm nay theo giờ Roma. Sau đó, ngài sẽ đến Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo để gặp gỡ Đức Thượng phụ Ilia II, người đã cai quản Giáo hội Tông Tòa Georgia từ 39 năm nay. Chương trình cuối cùng trong ngày là buổi cầu nguyện trong một nhà thờ nhỏ dâng kính thánh Simon Tintore.
Ngày mai, thứ bảy, Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ tại sân vận động Meskhi – nơi có ý nghĩa quan trọng về đại kết và cũng là biểu tượng của Giáo hội Chính Thống. Vào buổi chiều, ngài sẽ có buổi gặp gỡ thân mật với các tín hữu theo nghĩ lễ La tinh và Armenia tại thánh đường Đức Mẹ Lên Trời. Sau đó ngài sẽ thăm những người bệnh và các nhân viên bác ái của tổ chức y tế xã hội, ở ngoại ô Tbilisi.
Chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Georgia sẽ kết thúc với việc viếng thăm thánh đường Mtsketa, nơi được cho là đang lưu giữ tấm áo choàng của Đức Giêsu, một nơi thánh của tín hữu Chính Thống và của toàn thể quốc gia Georgia. Tại đây vào sáng Chúa Nhật, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành đến Azerbaigian.
Tổng hợp: Anh Phương SJ

www. http://dongten.net

OCTOBER 01, 2016 : MEMORIAL OF SAINT THERESE OF THE CHILD JRSUS, VIRGIN AND DOCTOR OF THE CHURCH

Memorial of Saint Thérèse of the Child Jesus, Virgin and Doctor of the Church
Lectionary: 460

Job answered the LORD and said:

I know that you can do all things,
and that no purpose of yours can be hindered.
I have dealt with great things that I do not understand;
things too wonderful for me, which I cannot know.
I had heard of you by word of mouth,
but now my eye has seen you.
Therefore I disown what I have said,
and repent in dust and ashes.

Thus the LORD blessed the latter days of Job
more than his earlier ones.
For he had fourteen thousand sheep, six thousand camels,
a thousand yoke of oxen, and a thousand she-asses.
And he had seven sons and three daughters,
of whom he called the first Jemimah,
the second Keziah, and the third Kerenhappuch.
In all the land no other women were as beautiful
as the daughters of Job;
and their father gave them an inheritance
along with their brothers.
After this, Job lived a hundred and forty years;
and he saw his children, his grandchildren,
and even his great-grandchildren.
Then Job died, old and full of years.
R. (135) Lord, let your face shine on me.
Teach me wisdom and knowledge,
for in your commands I trust.
R. Lord, let your face shine on me.
It is good for me that I have been afflicted,
that I may learn your statutes.
R. Lord, let your face shine on me.
I know, O LORD, that your ordinances are just,
and in your faithfulness you have afflicted me.
R. Lord, let your face shine on me.
According to your ordinances they still stand firm:
all things serve you.
R. Lord, let your face shine on me.
I am your servant; give me discernment
that I may know your decrees.
R. Lord, let your face shine on me.
The revelation of your words sheds light,
giving understanding to the simple.
R. Lord, let your face shine on me.
AlleluiaSEE MT 11:25
R. Alleluia, alleluia.
Blessed are you, Father, Lord of heaven and earth,
you have revealed to little ones the mysteries of the Kingdom.
R. Alleluia, alleluia.

The seventy-two disciples returned rejoicing and said to Jesus,
“Lord, even the demons are subject to us because of your name.”
Jesus said, “I have observed Satan fall like lightning from the sky.
Behold, I have given you the power
‘to tread upon serpents’ and scorpions
and upon the full force of the enemy
and nothing will harm you.
Nevertheless, do not rejoice because the spirits are subject to you,
but rejoice because your names are written in heaven.”

At that very moment he rejoiced in the Holy Spirit and said,
“I give you praise, Father, Lord of heaven and earth,
for although you have hidden these things
from the wise and the learned
you have revealed them to the childlike.
Yes, Father, such has been your gracious will.
All things have been handed over to me by my Father.
No one knows who the Son is except the Father,
and who the Father is except the Son
and anyone to whom the Son wishes to reveal him.”

Turning to the disciples in private he said,
“Blessed are the eyes that see what you see.
For I say to you,
many prophets and kings desired to see what you see,
but did not see it,
and to hear what you hear, but did not hear it.”


Meditation: "Your names are written in heaven"
Do you know and experience in your personal life the joy of the Lord? The Scriptures tell us that "the joy of the Lord is our strength" (Nehemiah 8:10). Why does Jesus tell his disciples to not take joy in their own successes, even spiritual ones? Jesus makes clear that the true source of our joy is God himself, and God alone. Regardless of the circumstances, in good times and bad times, in success or loss, God always assures us of victory in the Lord Jesus Christ.
Jesus assures his disciples that he has all power over all evil, including the power of Satan and the evil spirits (demons) - the fallen angels who rebelled against God and who hate men and women who have been created in God's image and likeness (Genesis 1:29). Jesus told his disciples that he came into the world to overthrow the evil one (John 12:31). That is why Jesus gave his disciples power over Satan and his legion of demons (rebellious angels). We, too, as disciples of Jesus have been given spiritual authority and power for overcoming the works of darkness and evil (1 John 2:13-14).
Self-centered pride closes the mind to God's revelation and wisdom
Jesus thanks the Father in heaven for revealing to his disciples the wisdom and knowledge of God. What does Jesus' prayer tell us about God and about ourselves? First, it tells us that God is both Father and Lord of earth as well as heaven. He is both Creator and Author of all that he has made, the first origin of everything and transcendent authority, and at the same time, goodness and loving care for all his children. All fatherhood and motherhood is derived from him (Ephesians 3:14-15). 
Jesus' prayer also contains a warning that pride can keep us from the love and knowledge of God. What makes us ignorant and blind to the things of God? Sinful pride springs from being self-centered and holding an exaggerated view of oneself. Pride closes the mind to God's truth and wisdom for our lives. Lucifer, who was once the prince of angels, fell into pride because he did not want to serve God but wanted to be equal with God. Through his arrogant pride he led a whole host of angels to rebel against God. That is why the rebellious angels (whom Scripture calls evil spiritsdevils, and demons) were cast out of heaven and thrown down to the earth. They seek to lead us away from God through pride and rebellion.
How can we guard our hearts from sinful pride and rebellion? The virtue of humility teaches us to put our trust in God and not in ourselves. God gives strength and help to those who put their trust in him. Humility is the only true remedy against sinful pride. True humility, which is very different from the feelings of inferiority or low self-esteem, leads us to a true recognition of who we are in the sight of God and of our dependence on God.
Humility is the only soil where God's grace and truth can take root
Jesus contrasts intellectual pride with child-like simplicity and humility. The simple of heart are like "babes" or "little children" in the sense that they see purely without pretense or falsehood and acknowledge their dependence and trust in one who is greater, wiser, and more trustworthy. They seek one thing - the "summum bonum" or "greatest good" who is God himself. Simplicity of heart is wedded with humility, the queen of virtues, because humility inclines the heart towards grace and truth. 
Just as pride is the root of every sin and evil inclination, so humility is the only soil in which the grace of God can take root. It alone takes the right attitude before God and allows him as God to do all. God opposes the proud, but gives grace to the humble (Proverbs 3:34, James 4:6). The grace of Christ-like humility inclines us towards God and disposes us to receive God's wisdom and help. Allow the Lord Jesus to heal the wounds of pride in your heart and to fill you with the joy of the Holy Spirit who transforms us into the likeness of Christ himself - who is meek and humble of heart (Matthew 11:29).
Nothing can give us greater joy than the knowledge that we are God's beloved and that our names are written in heaven. The Lord Jesus has ransomed us from slavery to sin, Satan, and death and has adopted us as God's beloved sons and daughters. That is why we no longer belong to ourselves - but to God alone. Do you seek to be like Jesus Christ in humility and simplicity of heart?
The Lord Jesus wants us to know him personally - experientially
Jesus makes a claim which no one would have dared to make: He is the perfect revelation of God - he and the Father are perfectly united in a bond of unbreakable love and fidelity. One of the greatest truths of the Christian faith is that we can know the living God. Our knowledge of God is not simply limited to knowing something about God, but we can know God personally. The essence of Christianity, and what makes it distinct from Judaism and other religions, is the knowledge of God as our Father. Jesus makes it possible for each of us to personally know God as our Father. Saint Augustine of Hippo wrote: "God loves each of us as if there were only one of us to love."
Seek God with expectant faith and trust
To see Jesus is to see what God is like. In Jesus we see the perfect love of God - a God who yearns over men and women, who cares intensely for them and who shows them unceasing kindness, mercy, and forgiveness. That is why the Father sent his only begotten Son who laid down his life for us on the cross. Jesus taught his followers to confidently pray to the Father with expectant faith, "Our Father who art in heaven ...give us this day our daily bread." Do you believe in your heavenly Father's care and love for you and do you pray with confident trust and hope that he will give you what you need to live as his son or daughter?
"Most High and glorious God, enlighten the darkness of our hearts and give us a true faith, a certain hope and a perfect love. Give us a sense of the divine and knowledge of yourself, so that we may do everything in fulfillment of your holy will; through Jesus Christ our Lord." (Prayer of Francis of Assisi, 1182-1226)
Daily Quote from the early church fathersThe power of the Kingdom of God, by Cyril of Alexandria (376-444 AD)
"He also gave the holy apostles power and might even to raise the dead, cleanse lepers, heal the sick, and by the laying on of hands to call down from heaven the Holy Spirit on anyone they wanted. He gave them power to bind and to loose people's sins. His words are 'I say to you, whatever you will bind on earth, will be bound in heaven (Matthew 18:18). Whatever you will loose on earth, will be loosed in heaven.' These are the things we see ourselves possessing. Blessed are our eyes and the eyes of those of all who love him. We have heard his wonderful teaching. He has given us the knowledge of God the Father, and he has shown him to us in his own nature. The things that were by Moses were only types and symbols. Christ has revealed the truth to us. He has taught us that not by blood and smoke, but rather by spiritual sacrifices, we must honor him who is spiritual, immaterial and above all understanding." (excerpt from COMMENTARY ON LUKE, HOMILY 67)


OCTOBER IS THE MONTH OF THE ROSARY

​October has been traditionally known as the month of the Rosary. The feast of "Our Lady of the Rosary" is attributed to a vision of the Blessed Mother to Saint Dominic. The Rosary ("rose garden") is called the "Psalter of Mary" because its 150 "Aves" (all 15 decades) correspond to the number of psalms. The Rosary has been called the "Jesus Prayer" of Western Catholicism. While saying the prayers of each decade, the person meditates on the mysteries of our Lord and Lady's life. In addition to the joyful, sorrowful, and glorious mysteries, Pope John Paul II recommended that the Luminous Mysteries be recited on Thursdays. These "Mysteries of Light" are drawn from the life of Christ, and the public revelation of his divine nature and mission. 

SATURDAY, OCTOBER 1, LUKE 10:17-24
(Job 42:1-3, 5-6, 12-17; Psalm 119)

KEY VERSE: "For although you have hidden these things from the wise and the learned you have revealed them to the childlike" (v 21).
TO KNOW: Jesus sent out seventy disciples, sending them ahead in pairs, to every town he intended to visit. When they returned, they were jubilant because their mission was successful. They were amazed at the power that had been given to them, having witnessed the collapse of Satan's reign through their proclamation of God's reign. Jesus shared their joy over Satan's fall, but he told them not to rejoice that they had greater power than the evil forces. They should be glad that their "names were written in heaven" (v 20). Jesus prayed in thanksgiving to the Father for bestowing the mysteries of the kingdom on his lowly disciples. This privilege had not been given to the "wise and the learned" (v 21), but to his disciples who, like little children, were open to God's revelation in Jesus.
TO LOVE: In what ways do I help to reduce the influence of evil in the world?
TO SERVE: Lord Jesus, help me to imitate your humble obedience to God's word.

Memorial of Saint Thérèse of the Child Jesus, virgin and doctor of the Church

Thérèse was born to a middle-class French family. Her father was a watchmaker. Her mother, a lace maker, died of breast cancer when Thérèse was only four. Cured from an illness at age eight when a statue of the Blessed Virgin smiled at her, Thérèse became a Carmelite nun at age 15. Taking the name of Thérèse of the Child Jesus, she defined her path to God and holiness as "The Little Way," which consisted of love and trust in God. She is called the "Little Flower" because she saw herself, not as one of the extravagant flowers in the garden, but as a common blossom whose simple beauty offers praise to God. At the direction of her spiritual director, and against her wishes, she dictated her famed autobiography “Story of a Soul.” Thérèse died from tuberculosis when she was 24, after living as a cloistered Carmelite for less than ten years. She never went on missions, never founded a religious order, never performed great works, but within 28 years of her death, the public demand was so great that she was canonized a saint. Thérèse was declared a Doctor of the Church in 1997 by Pope John Paul II. Her parents, 
Louis and Zelie Martin were both be canonized making them the first married couple in the history of the Church to be declared saints at the same time.

Saturday 1 October 2016

Sat 1st. St Thérèse of the Child Jesus. Job 42:1-3, 5-6, 12-17. Lord, let your face shine on me—Ps 118(119):66, 71, 75, 91, 125, 130. Luke 10:17-24.
'Awe and wonder'
Saint Thérèse must sometimes have wondered just how she was blessed to see what she saw. She never saw beyond the walls of the convent and, day after day, year after year, looked at the same corridors, the same chapel paintings, the same sisters. Often in her prayers, too, her eyes never rose above her immediate surroundings. She prayed to a God who was shrouded in heavy mist. And yet she was blessed to see what she saw: the ordinary places, people and routines in which the unseen God is at work. That is true for us, too. In the ordinary people and things of our lives we are invited to recognise God's presence even when it is painfully hidden from us. We are blessed because God's invitation comes to us in the small things of our world, and we cling to God even when veiled.

ST. THÉRÈSE OF THE CHILD JESUS

On October 1, Catholics around the world honor the life of St. Thérèse of the Child Jesus, or St. Thérèse of Lisieux on her feast day.  St. Thérèse was born January 2, 1873 in Alençon, France to pious parents, both who have been declared venerable by Pope John Paul II. Her mother died when she was four, leaving her father and elder sisters to raise her.
On Christmas Day 1886 St. Thérèse had a profound experience of intimate union with God, which she described as a “complete conversion.”  Almost a year later, in a papal audience during a pilgrimage to Rome, in 1887, she asked for and obtained permission from Pope Leo XIII to enter the Carmelite Monastery at the young age of 15.
On entering, she devoted herself to living a life of holiness, doing all things with love and childlike trust in God. She struggled with life in the convent, but decided to make an effort to be charitable to all, especially those she didn’t like. She performed little acts of charity always, and little sacrifices not caring how unimportant they seemed.  These acts helped her come to a deeper understanding of her vocation.
She wrote in her autobiography that she had always dreamed of being a missionary, an Apostle, a martyr – yet she was a nun in a quiet cloister in France. How could she fulfill these longings?
“Charity gave me the key to my vocation. I understood that the Church had a Heart and that this Heart was burning with love. I knew that one love drove the members of the Church to action, that if this love were extinguished, the apostles would have proclaimed the Gospel no longer, the martyrs would have shed their blood no more. I understood that Love comprised all vocations, that Love was everything, that it embraced all times and places...in a word, that it was eternal! Then in the excess of my delirious joy, I cried out: O Jesus, my Love...my vocation, at last I have found it...My vocation is Love!”
Thérèse offered herself as a sacrificial victim to the merciful Love of God on June 9, 1895, the feast of the Most Holy Trinity and the following year, on the night between Holy Thursday and Good Friday, she noticed the first symptoms of Tuberculosis, the illness which would lead to her death.
Thérèse recognized in her illness the mysterious visitation of the divine Spouse and welcomed the suffering as an answer to her offering the previous year.  She also began to undergo a terrible trial of faith which lasted until her death a year and a half later.  “Her last words, ‘My God, I love you,’ are the seal of her life,” said Pope John Paul II.
Since her death, millions have been inspired by her ‘little way’ of loving God and neighbor. Many miracles have been attributed to her intercession. She had predicted during her earthly life that “My Heaven will be spent doing good on Earth.”
Saint Thérèse was proclaimed a Doctor of the Church by Pope John Paul II in 1997 - 100 years after her death at the age of 24. She is only the third woman to be so proclaimed, after Saint Catherine of Siena and Saint Teresa of Avila.
St. Thérèse wrote once, 'You know well enough that Our Lord does not look so much at the greatness of our actions, nor even at their difficulty, but at the love with which we do them."

LECTIO DIVINA: LUKE 10,17-24
Lectio Divina: 
 Saturday, October 1, 2016
Ordinary Time

1) Opening prayer
Father,
you show your almighty power
in your mercy and forgiveness.
Continue to fill us with your gifts of love.
Help us to hurry towards the eternal life your promise
and come to share in the joys of your kingdom.
We ask this through our Lord Jesus Christ, your Son,
who lives and reigns with you and the Holy Spirit,
one God, for ever and ever. Amen.
2) Gospel Reading - Luke 10,17-24
The seventy-two came back rejoicing. 'Lord,' they said, 'even the devils submit to us when we use your name.'
He said to them, 'I watched Satan fall like lightning from heaven. Look, I have given you power to tread down serpents and scorpions and the whole strength of the enemy; nothing shall ever hurt you. Yet do not rejoice that the spirits submit to you; rejoice instead that your names are written in heaven.'
Just at this time, filled with joy by the Holy Spirit, he said, 'I bless you, Father, Lord of heaven and of earth, for hiding these things from the learned and the clever and revealing them to little children. Yes, Father, for that is what it has pleased you to do. Everything has been entrusted to me by my Father; and no one knows who the Son is except the Father, and who the Father is except the Son and those to whom the Son chooses to reveal him.'
Then turning to his disciples he spoke to them by themselves, 'Blessed are the eyes that see what you see, for I tell you that many prophets and kings wanted to see what you see, and never saw it; to hear what you hear, and never heard it.'
3) Reflection
• Context. Previously Jesus had sent 72 disciples, now they return from their mission and they give an account of it. One can prove that the success of the mission is due to the experience of the superiority or better the supremacy of the name of Jesus in regard to the power of evil. The defeat of Satan coincides with the coming of the Kingdom: the disciples have seen it in their present mission. The diabolical forces have been weakened: the demons have submitted to the power of the name of Jesus. Such a conviction cannot be the foundation of their joy and the enthusiasm of their missionary witness; joy has its last root or origin in the fact of being known and loved by God. This does not mean that being protected by God and the relationship with him always places us in an advantageous situation in the face of the diabolical forces. Here is inserted the mediation of Jesus between God and us: “Look, I have given you power” (v. 19). The power of Jesus is one that makes us experience the success in regard to the devil’s power and he protects us. A power that can be transmitted only when Satan is defeated, Jesus has been present in the fall of Satan, even if he is not as yet definitively defeated or overcome; Christians are called to hinder, to put an obstacle to the power of Satan on earth. They are sure of the victory in spite of the fact that they live in a critical situation: they participate to obtain victory in the communion of love with Christ even though they may be tried by suffering and death. Just the same, the reason for joy is not in the certainty of coming out unharmed but of being loved by God. The expression of Jesus, “your names are written in heaven” is a witness that being present to the heart of God (memory) guarantees the continuity of our life in eternity. The success of the mission of the disciples is the consequence of the defeat of Satan, now is shown the benevolence of the Father (vv. 21-22): the success of the word of Grace in the mission of the seventy two, seen as the design of the Father and in the communion in the resurrection of the Son, is, beginning now, the revelation of the benevolence of the Father; the mission becomes a space for the revelation of God’s will in human time. Such experience is transmitted by Luke in a context of prayer: it shows on one side the reaction in heaven (“I bless you Father”, (v. 21) and that on earth (vv. 23-24).
• The prayer of rejoicing or exultation. In the prayer that Jesus addresses to the Father, guided by the action of the Spirit, it is said that “exults”, expresses the openness of the Messianic joy and proclaims the goodness of the Father. This is made evident in the little ones, in the poor and in those who have no value because they have accepted the Word transmitted by those sent and thus they have access to the relationship between the Divine Persons of the Trinity. Instead, the wise and the learned, on account that they feel sure, are gratified because of their intellectual and theological competence. But such an attitude prevents them from entering in the dynamism of salvation, given by Jesus. The teaching that Luke intends to transmit to individual believers, not less to the ecclesial communities, may be synthesized as follows: Humility opens to faith; the sufficiency of one’s assurance closes to pardon, to light, to God’s goodness. The prayer of Jesus has its effects on all those who accept to allow themselves to be wrapped up by the goodness of the Father.
4) Personal questions
• The mission to take the life of God to others implies a life style that is poor and humble. Is your life permeated by the life of God, by the Word of grace that comes from Jesus?
• Do you have trust in God’s call and in his power that asks to be manifested through simplicity, poverty and humility?
5) Concluding Prayer
Lord, you are kind and forgiving,
rich in faithful love for all who call upon you.
Yahweh, hear my prayer,
listen to the sound of my pleading. (Ps 86,5-6)



01-10-2016 : THỨ BẢY - TUẦN XXVI THƯỜNG NIÊN - THÁNH TÊ-RÊ-XA HÀI ĐỒNG GIÊ-SU, TRINH NỮ, TIẾN SĨ HỘI THÁNH - LỄ KÍNH

01/10/2016
Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, trinh nữ, tiến sĩ Hội Thánh.
Bổn mạng các xứ truyền giáo.
Lễ kính

* Thánh nữ sinh năm 1873 tại A-lăng-xông, nước Pháp. Người nhập đan viện Cát Minh ở Li-di-ơ, lúc tuổi còn rất trẻ, và nhận tên là Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Chị đã sống đời khiêm tốn, đơn sơ theo tinh thần Tin Mừng và hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa theo “con đường thơ ấu”. Chị cũng đã dùng lời nói và gương sáng để hướng dẫn các tập sinh trong Dòng. Chị qua đời ngày 30 tháng 9 năm 1897 trong niềm khao khát được hiến dâng mạng sống để các linh hồn được ơn cứu độ và Hội Thánh được tăng triển.

Bài Ðọc I: Is 66, 10-14c
"Ðây Ta khiến sông bình an chảy vào nó".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Các ngươi hãy vui mừng với Giêrusalem và hết thảy những ai yêu quý nó, hãy nhảy mừng vì nó. Hỡi các ngươi là những kẻ than khóc nó, hãy hân hoan vui mừng với nó, để các ngươi bú sữa no nê nơi vú an ủi của nó, để các ngươi sung sướng bú đầy sữa vinh quang của nó. Vì chưng Chúa phán thế này: "Ta sẽ làm cho sự bình an chảy đến nó như con sông và vinh quang chư dân tràn tới như thác lũ, các ngươi sẽ được bú sữa, được ẵm vào lòng và được nâng niu trên đầu gối. Ta sẽ vỗ về các ngươi như người mẹ nâng niu con, và tại Giêrusalem, các ngươi sẽ được an ủi. Các ngươi sẽ xem thấy, lòng các ngươi sẽ hân hoan, và các ngươi sẽ nảy nở như hoa cỏ, và tôi tớ Chúa sẽ nhìn biết bàn tay của Chúa".
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 130, 1. 2. 3
Ðáp: Lạy Chúa, xin giữ linh hồn con trong bình an của Chúa.
Xướng: 1) Lạy Chúa, lòng con không tự đắc, và mắt con chẳng liếc nhìn cao, con cũng không lo nghĩ những việc lớn lao hay là những điều quá tầm trí mọn. - Ðáp.
2) Nhưng con lo giữ linh hồn cho thinh lặng và thanh thản. Như trẻ thơ sống trong lòng thân mẫu, linh hồn con cũng như thế ở trong con. - Ðáp.
3) Israel hãy cậy trông vào Chúa, tự bây giờ và cho tới muôn đời. - Ðáp.

Alleluia: x. Mt 11, 25
Alleluia, alleluia! - Lạy Cha là Chúa trời đất, chúc tụng Cha, vì Cha đã mạc khải các mầu nhiệm nước trời cho những kẻ bé mọn. - Alleluia.

Phúc Âm: Mt 18, 1-4
"Nếu không hoá nên như trẻ nhỏ, các con sẽ không được vào Nước Trời".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, các môn đệ đến bên Chúa Giêsu mà hỏi rằng: "Thưa Thầy, ai là kẻ lớn nhất trong Nước Trời?" Chúa Giêsu gọi một trẻ nhỏ lại, đặt nó giữa các ông mà phán rằng: "Thật, Thầy bảo các con: nếu các con không hoá nên như trẻ nhỏ, các con sẽ không được vào Nước Trời. Vậy ai hạ mình xuống như trẻ này, người ấy là kẻ lớn nhất trong Nước Trời".
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm:
Con Ðường Nhỏ
Ðây quả thật là một sự trùng hợp hay ho vì chúng ta được dịp suy nghĩ hai lần theo hai biểu tượng khác nhau về thái độ sống như trẻ nhỏ để vào Nước Trời. Tác giả Phúc Âm theo thánh Luca nhắc đến chi tiết này: các môn đệ còn suy nghĩ trong lòng xem ai là kẻ lớn nhất và Chúa Giêsu đã hiểu thấu tâm tư của các ông nên Chúa gọi một trẻ nhỏ đến và dạy các ông bài học nên giống như trẻ nhỏ. Hôm nay, mùng 1/10, đúng ngày lễ kính thánh Têrêxa Hài Ðộng Giêsu, Giáo Hội chọn đọc Phúc Âm theo thánh Mátthêu nói về cùng một vấn đề nhưng trong viễn tượng khác. Theo tác giả Phúc Âm theo thánh Mátthêu thì các môn đệ không còn suy nghĩ trong lòng nữa nhưng đã tranh luận với nhau mà không tìm được câu trả lời nên mới đến hỏi Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, ai là kẻ lớn nhất trong Nước Trời?" Hai viễn tượng này không đối nghịch nhau nhưng bổ túc cho nhau và mô tả cho chúng ta tâm thức quá ư phàm trần của các môn đệ lúc đó, khi các ngài chưa được Chúa Thánh Thần ngự xuống. Không những các môn đệ đã suy nghĩ trong lòng mà còn đem ra thành đề tài tranh luận nữa. Hành động này diễn tả thái độ nội tâm, lòng đã nghĩ xấu rồi, đã có sự ganh tị rồi nên mới đưa đến sự ganh tị với nhau. Các môn đệ chưa nhận được Chúa Thánh Thần, chưa được thanh luyện để trở nên con người mới, trở nên như trẻ nhỏ, có tâm hồn đơn sơ, khiêm tốn, trong sạch để làm việc cho Chúa.
Ðọc đoạn Phúc Âm này, chúng ta lưu ý thêm chi tiết này nữa, đó là Chúa Giêsu không trả lời liền câu hỏi mà các môn đệ đặt ra: "Ai là kẻ lớn nhất?", nhưng Chúa nói tới việc phải sống như trẻ nhỏ trước rồi sau đó mới trả lời: "Ai hạ mình xuống như trẻ nhỏ này thì người ấy là kẻ lớn nhất trong Nước Trời". Chúa Giêsu không nói đến địa vị lớn nhỏ nhưng nói về giá trị tinh thần của con người sống như trẻ nhỏ, dễ dàng gần gũi thân tình với Chúa trước. Chính tình thương và ân sủng của Chúa mới làm cho con người được cao trọng chứ không phải những công việc do sức riêng của con người tạo nên.
Thánh nữ Têrêsa Hài Ðồng Giêsu mà chúng ta mừng lễ hôm nay đã nêu gương cho chúng ta về điểm này khi thánh nữ đề ra con đường nhỏ để sống thánh thiện đẹp lòng Thiên Chúa. Cùng với thánh nữ chúng ta hãy cầu nguyện như sau:
Lạy Chúa của con,
Con muốn biết điều mà Chúa thực hiện cho kẻ bé nhỏ nhất đáp lại lời mời gọi của Chúa.
Lạy Chúa Giêsu,
Chiếc thang máy để đưa con lên đến trời cao là chính đôi tay Chúa, vì thế con không cần lớn lên mà hiện tại con cần phải ở lại trong tâm tình bé nhỏ, cần phải càng ngày càng trở nên bé nhỏ hơn nữa.
Lạy Chúa của con,
Chúa đã cho con nhiều hơn điều con hy vọng là con muốn hát lên chúc tụng tình thương nhân từ của Chúa. Xin Chúa thương ban cho con một tâm hồn đơn sơ tươi trẻ, luôn tin tưởng phó thác vào Chúa như trẻ nhỏ phó thác vào cha mẹ và lúc nào cũng sống an vui, chân thành yêu Chúa và anh chị em.
Veritas Asia

01/10/16 THỨ BẢY ĐẦU THÁNG TUẦN 26 TN
Thánh Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su
Mt 18,1-5

Suy niệm: Không có khát vọng, chẳng có nỗ lực vươn lên. Khát vọng lớn nhất của thánh nữ Tê-rê-xa Hài Đồng không khác gì khát khao của những trẻ nhỏ được thuật lại trong Tin Mừng hôm nay, đó là khát khao được đến bên Chúa, được chiếm lấy Chúa. Chị thánh tâm sự: “chỉ có Chúa Giê-su mới làm cho con được thỏa mãn… con khao khát rước Mình Thánh Chúa” (Tự Thuật). Với niềm khát khao ấy, chị nỗ lực làm mọi việc để nên thánh: từ ước muốn vào Dòng Kín đến nguyện vọng đi xa thật xa để truyền giáo, từ việc vui lòng đảm trách những công việc tầm thường đến việc luôn bằng lòng mọi sự Chúa gởi đến. Như chị thánh đã viết, Chúa đã cho chị có chỗ trong trái tim Giáo Hội, chỗ đó là tình yêu. Nói cách khác, niềm khát khao nên thánh nơi chị chính là tình yêu của chị đối với Chúa và Giáo Hội.
Mời Bạn: Xã hội thực dụng hôm nay đang rao mời chúng ta mọi thứ, chỉ trừ mời gọi chúng ta nên thánh. Vậy, khát khao đến gần Chúa của trẻ nhỏ trong Tin Mừng và khát khao nên thánh của chị thánh Tê-rê-xa có tác động gì đến tâm hồn và hướng đi của bạn? Thánh nữ nhắc bạn: “Chỉ có Chúa Giê-su mới làm cho con được thỏa mãn.”
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày dành vài phút chuyện trò với Chúa và thưa với Ngài: “Lạy Chúa, chỉ có Chúa mới làm cho con được thỏa mãn.”
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, con muốn lặp lại lời yêu thương của thánh nữ Tê-rê-xa với Chúa: “Lạy Chúa, con ao ước được yêu Chúa như chưa từng có ai.”

Trở lại và nên như trẻ thơ
Têrêsa Hài Đồng Giêsu là một vị thánh được yêu thích, đơn giản chỉ vì Chị đã trở lại và trở thành như trẻ thơ.


Suy nim:
“Thầy bảo thật anh em, nếu anh em không trở lại và trở nên như trẻ thơ,
anh em sẽ chẳng bao giờ được vào Nước Trời” (c. 3).
Đây là một câu nói long trọng của Đức Giêsu.
Như thế điều kiện để được vào Nước Trời là phải quay trở lại,
và trở nên như trẻ thơ, sống theo tinh thần của trẻ thơ.
Trở nên như trẻ thơ không phải là trở nên ấu trĩ, ngây ngô, khờ khạo,
nhưng là khiêm hạ, tin cậy, phó thác cho Thiên Chúa.
Vì thế thiên đàng có chỗ cho người lớn, người trưởng thành,
những người đã sống tinh thần của trẻ thơ.
Để trở lại và trở thành như trẻ thơ, cần nhiều hy sinh từ bỏ.
Đức Giêsu đã trả lời câu hỏi của các môn đệ:
“Ai là người lớn nhất trong Nước Trời ?” (c. 1).
Người lớn nhất chính là người đã hạ mình xuống
như em nhỏ đang đứng ở giữa các ông (c. 2).
Đoạn Tin Mừng này đã gợi cho Chị Têrêsa bí quyết nên thánh,
mà Chị gọi là con đường thơ ấu thiêng liêng.
Chỉ cần sống như trẻ thơ là có hy vọng được nhận vào Nước Trời.
Têrêsa đã kiên trì đi con đường này suốt cuộc đời ngắn ngủi của Chị.
Và Chị đã nên thánh, đã thu hút bao người đi con đường này.
Con đường này thật ra cũng chẳng phải là đường của Chị
cho bằng là con đường của bài Tin Mừng hôm nay.
Chị Têrêsa đã muốn sống cái đơn sơ, nhỏ bé của trẻ thơ.
“Tôi muốn tìm thấy một cái thang để lên tới Đức Giêsu,
Vì tôi quá nhỏ bé không lên nổi các bậc trọn lành.
Lạy Chúa Giêsu, thang chính là cánh tay Ngài.
Con không cần phải lớn lên, ngược lại con phải nhỏ mãi.”
Têrêsa không nên thánh bằng những việc hãm mình kinh khủng,
nhưng bằng những hy sinh nho nhỏ, những từ bỏ ý riêng.
“Ai không có gan đóng đanh mình bằng những chiếc đanh lớn…
thì phải chịu tử đạo bằng những chiếc ghim nhỏ.”
Chị tin vào sức mạnh của những việc nhỏ bé được làm vì yêu.
“Nhặt một cái kim ở dưới đất vì yêu mến,
cũng có thể cải hóa một linh hồn.”
Mối quan tâm duy nhất của Chị là làm vui lòng Chúa trong mọi sự.
“Tôi vui sướng chịu đựng gian khổ,
ngay cả chỉ để làm Chúa mỉm cười lấy một lần.”
Têrêsa phó thác cho Chúa trong giây phút hiện tại.
“Nghĩ tới dĩ vãng và bận tâm về tương lai dễ làm nản chí và thất vọng.
Tôi chịu đựng từng giây phút một.
Chúa trao cho tôi từng lúc điều tôi có thể chịu đựng, và chỉ thế thôi.”
Têrêsa nói với chúng ta về cách cầu nguyện của Chị.
“Tôi làm như mấy đứa bé chưa biết đọc.
Tôi nói với Chúa cách đơn sơ điều tôi muốn nói với Người,
và Người luôn nghe tôi.”
Tuy sống tinh thần trẻ thơ, nhưng Têrêsa lại mang nhiều ước mơ lớn.
Chị mong được đi truyền giáo khắp nơi, được vào Dòng Kín ở Hà Nội.
“Nếu tôi là linh mục, tôi sẽ học cho giỏi tiếng Híp-ri và tiếng Hy-lạp,
để hiểu tư tưởng của Thiên Chúa, được diễn tả bằng ngôn ngữ loài người.”
Chắc chắn Têrêsa chẳng bao giờ là linh mục, và cũng chẳng đi Hà Nội.
Nhưng lòng ao ước khiến Chị đã thực hiện những điều lớn lao.
Đức Gioan Phaolô đệ nhị đã tôn Chị làm Tiến Sĩ Giáo Hội,
dù Chị chưa học xong trung học, và qua đời khi mới hai mươi bốn tuổi.
Têrêsa Hài Đồng Giêsu là một vị thánh được yêu thích,
đơn giản chỉ vì Chị đã trở lại và trở thành như trẻ thơ.
Cầu nguyn:

Lạy Chúa Giêsu, Tình Yêu của con,
nếu Hội Thánh được ví như một thân thể
gồm nhiều chi thể khác nhau,
thì hẳn Hội Thánh không thể thiếu
một chi thể cần thiết nhất và cao quý nhất.
Đó là Trái Tim, một Trái Tim bừng cháy tình yêu.
Chính tình yêu làm cho Hội Thánh hoạt động.
Nếu trái tim Hội Thánh vắng bóng tình yêu,
thì các tông đồ sẽ ngừng rao giảng,
các vị tử đạo sẽ chẳng chịu đổ máu mình...

Lạy Chúa Giêsu,
cuối cùng con đã tìm thấy ơn gọi của con,
ơn gọi của con chính là tình yêu.
Con đã tìm thấy
chỗ đứng của con trong Hội Thánh:
nơi Trái tim Hội Thánh, con sẽ là tình yêu,
và như thế con sẽ là tất cả,
vì tình yêu bao trùm mọi ơn gọi trong Hội Thánh.

Lạy Chúa, với chỗ đứng Chúa ban cho con,
mọi ước mơ của con được thực hiện.

(dựa theo lời của thánh Têrêxa)

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

01 Tháng Mười
Chợ Hoa

Trong những thập niên vừa qua, đã có rất nhiều hội chợ hoa được tổ chức khắp nơi. Nhưng vĩ đại nhất có lẽ là hội chợ hoa Osaka, Nhật Bản, khai mạc dạo đầu tháng Tư và kết thúc ngày cuối tháng Chín năm 1990 vừa qua.
Hội chợ hoa này được tổ chức tại thị xã Tsurumi, một vùng đất đang phát triển theo kế hoạch xây dựng cho thế kỷ 21. Trên một khoảng đất rộng 140 mẫu tây, 3 triệu loại hoa và thảo mộc khác nhau trên khắp thế giới đã tề tựu về để khoe sắc tranh hương chào đón du khách.
Vừa bước vào trung tâm hội chợ, một bức tường lớn đan bằng đủ loại hoa, màu sắc rực rỡ đập ngay vào mắt du khách. Khuôn viên phía tây dành cho các loại hoa cần chăm sóc trong nhà kiếng, cùng với các loại hoa điện tử nhân tạo. Khách được xem các loại hoa lớn nhất thế giới từ Nam Dương đưa sang. Du khách cũng có thể say mê với những loại hoa nhân tạo mà hình dạng và màu sắc biến đổi không ngừng, tạo nên hình ảnh của thế giới thần tiên.
Vắng người hơn, ở phía đông, là khuôn viên dành cho các loại hoa: tất cả các loại hoa đều được trồng giữa núi rừng thiên nhiên hùng vĩ.
Giữa hai khuôn viên là một con sông nhỏ, dưới lòng sông có thiết kế những vòi phun nước. Nước lên mạnh yếu tùy thuộc theo điệu nhạc phát ra từ dàn âm thanh nổi tuyệt hảo ở hai bờ sông. Cứ nửa tiếng đồng hồ, có một câu chuyện thần thoại được dòng sông kể lại bằng hệ thống phun nước, hòa với tiếng nhạc và ánh đèn màu về đêm, tạo nên một khung cảnh rất nên thơ và thanh bình.
Hoàng đế Nã Phá Luân của nước Pháp đã có lần phát biểu như sau: "Nơi nào hoa tàn, nơi đó con người không thể sống...". Ai trong chúng ta cũng yêu hoa, ai trong chúng ta cũng thích sống với sự hiện diện của hoa. Vui, chúng ta thích ngắm hoa, buồn, chúng ta cũng thích nhìn hoa. Hoa dường như gần gũi và thông cảm với con người... Nhìn hoa sen, chúng ta tưởng tượng ra cảnh gió mát trên bờ hồ. Ngắm hoa mai, chúng ta như muốn đi vào mùa Xuân bất tận. Nhìn hoa hồng, chúng ta như thấy dậy lên những tình cảm thanh cao. Ngắm hoa huệ giữa đồng, chúng ta chợt nghĩ đến cảnh đời sớm nở tối tàn...
Tháng Mười hằng năm, cùng với những cánh hoa dâng lên Mẹ, chúng ta chiêm ngắm Mẹ. Mẹ là đóa hoa đẹp nhất của vũ trụ. Nhìn lên Mẹ, chúng ta hưởng nếm được tất cả mọi hương sắc của thánh thiện...
Mẹ là đóa hoa luôn gần gũi và cảm thông với chúng ta. Lúc nào Mẹ cũng có thể nở nụ cười của khích lệ, cổ vũ cho chúng ta. Lúc nào Mẹ cũng có thể hướng ánh mắt cảm thông, tha thứ về phía chúng ta...
Chạy đến với Mẹ, chiêm ngắm hương thơm thánh thiện của Mẹ, chúng ta hãy xin Mẹ biến chúng ta thành những cánh hoa để giúp cho đời thêm tươi thắm... Giữa sa mạc khô cằn tình người, xin Mẹ luôn làm nở lên trong chúng ta những cánh hoa của yêu thương, bác ái, cảm thông, tha thứ, phục vụ... Giữa sa mạc khô cằn niềm tin và hy vọng, xin Mẹ làm nở lên trong chúng ta những cánh hoa của tin tưởng, phó thác, cậy trông...
Lẽ Sống

Lectio Divina: Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Tiến Sĩ Hội Thánh
Thứ Bảy, 1 Tháng 10, 2016


Mùa Thường Niên
Lc 10:17-24

1.  Lời nguyện mở đầu

Lạy Chúa Cha,
Chúa đã cho chúng con thấy sức mạnh toàn năng của Chúa
trong lòng thương xót và tha thứ của Ngài.
Xin Chúa tiếp tục đổ đầy chúng con với ân sủng tình yêu của Chúa.
Xin Chúa giúp chúng con mau hướng về sự sống đời đời Chúa đã hứa
và đến để chia sẻ niềm hạnh phúc của Nước Chúa.
Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, Con Chúa,
Đấng hằng sống và hiển trị cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần,
Một Thiên Chúa, đến muôn thuở muôn đời.  Amen.

2.  Bài Đọc Tin Mừng – Lc 10:17-24

Khi ấy, bảy mươi hai ông trở về vui mừng và nói rằng:  “Thưa Thầy, nhân danh Thầy thì cả ma quỷ cũng vâng phục chúng con.”  Người bảo:  “Ta đã thấy Satan từ trời sa xuống như luồng chớp.  Này Ta đã ban cho các con quyền năng để đạp lên rắn rết, bọ cạp, mọi quyền phép của kẻ thù, và chẳng có gì có thể làm hại được các con.  Dù vậy, các con chớ vui mừng vì thần phải vâng phục các con; nhưng hãy vui mừng vì tên các con đã được ghi trên trời.”  
Lúc đó, Chúa Giêsu đầy hoan lạc trong Chúa Thánh Thần, Người nói:  “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, Con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho những người thông thái khôn ngoan biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những kẻ bé mọn.  Vâng, lạy Cha, đó là ý Cha đã muốn thế.  Cha Ta đã trao cho Ta mọi sự.  Không ai biết Chúa Con là ai, ngoài Chúa Cha; cũng không ai biết Chúa Cha là Đấng nào, ngoài Chúa Con, và những người được Chúa Con muốn tỏ cho biết.” 
Rồi Chúa Giêsu quay lại phía các môn đệ và phán:  “Hạnh phúc cho những con mắt nào được xem thấy những điều các con xem thấy, vì chưng, Thầy bảo các con:  Có nhiều tiên tri và vua chúa đã muốn xem những điều các con thấy, mà chẳng được xem, muốn nghe những điều các con nghe, mà đã chẳng được nghe.”

3.  Suy Niệm

-  Bối cảnh:  Trước đó, Chúa Giêsu đã sai nhóm bảy mươi hai môn đệ ra đi, bây giờ họ trở về từ sứ vụ của mình và các ông thuật lại các việc.  Người ta có thể chứng minh rằng sự thành công của sứ vụ là do kinh nghiệm về sự ưu việt hoặc là quyền lực tối cao của danh thánh Chúa Giêsu vượt trên quyền lực ma quỷ.  Sự thất bại của ma quỷ trùng hợp với việc Nước Trời sắp đến:  các môn đệ đã thấy điều đó trong sứ vụ hiện tại của mình.  Sức mạnh của ma quỷ đã bị suy yếu:  ma quỷ đã chịu khuất phục dưới quyền năng của danh Chúa Giêsu.  Một nhận thức như thế không thể là căn bản cho sự vui mừng và lòng hăng say cho sứ mạng làm nhân chứng của các ông; gốc rễ của sự vui mừng nằm trong sự thực là được Thiên Chúa biết đến và yêu mến.  Điều này không có nghĩa là được bảo bọc bởi Thiên Chúa và có mối quan hệ với Ngài thì luôn cho chúng ta lợi thế khi phải đối mặt với quyền năng của ma quỷ.  Ở đây có sự trung gian của Chúa Giêsu được xen vào giữa Thiên Chúa và chúng ta:  “Này, Ta đã ban cho các con quyền năng” (câu 19).  Quyền năng của Chúa Giêsu là điều giúp cho chúng ta có được kinh nghiệm thành công trong việc đối lại với sức mạnh của ma quỷ và Chúa bảo vệ chúng ta.  Một quyền năng chỉ có thể được trao truyền một khi Satan đã bị bại, Chúa Giêsu đã hiện diện trước sự sụp đổ của Satan, ngay cả khi hắn ta chưa dứt khoát bị đánh bại hoặc trấn áp; các Kitô hữu được kêu gọi để cản trở, để đặt chướng ngại cho quyền năng của Satan trên thế gian.  Họ chắc chắn sẽ chiến thắng bất kể thực tế rằng họ đang ở trong tình trạng nguy cập:  họ dự phần dành lấy chiến thắng trong sự hiệp thông tình yêu với Chúa Kitô mặc dù họ có thể bị lên án trong đau khổ và cái chết.  Chỉ cần như vậy, lý do cho niềm mừng vui không phải là vì sự chắc chắn trở về bình an mà là vì được Thiên Chúa yêu thương.  Câu nói của Chúa Giêsu:  “tên các con đã được ghi trên trời” là một bằng chứng cho việc được hiện diện trong trái tim của Thiên Chúa (trí nhớ) bảo đảm sự liên tục cho sự sống đời đời của chúng ta.  Sự thành công của sứ vụ của các môn đệ là hậu quả cho sự thất bại của Satan, giờ đây cho thấy lòng nhân từ của Chúa Cha (các câu 21-22):  sự thành công của Lời Chúa trong sứ vụ của nhóm bảy mươi hai, được coi là chương trình của Chúa Cha và trong sự hiệp thông vào sự sống lại của Chúa Con, nghĩa là, bắt đầu từ bây giờ, sự mặc khải về lòng nhân từ của Chúa Cha; sứ vụ trở thành nơi mặc khải ý muốn của Chúa Cha trong thời kỳ nhân loại.  Kinh nghiệm như thế được truyền đạt bởi thánh Luca trong bối cảnh của lời cầu nguyện:  nó cho thấy một bên là phản ứng trên trời (“Con xin ngợi khen Cha”, câu 21) và bên kia ở tại thế gian (các câu 23-24).   

-  Lời cầu nguyện của sự mừng vui hay hớn hở.  Trong lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu nói với Chúa Cha, được hướng dẫn bởi tác động Chúa Thánh Thần, nói rằng “hân hoan”, nghĩa là nói lên sự cởi mở của niềm vui mừng Cứu Thế và lời công bố sự tốt lành của Chúa Cha.  Điều này được thực hiện rõ ràng trong những kẻ bé mọn, trong người nghèo khó và những kẻ cùng khốn vì họ đã đón nhận Lời Chúa được truyền tải bởi những người được sai đi và vì thế họ có được dịp tiến tới một quan hệ với cả Ba Ngôi Thiên Chúa.  Thay vào đó, sự khôn ngoan và kinh nghiệm, theo sự việc mà họ cảm thấy chắc chắn, thì rất hài lòng vì khả năng trí tuệ và thần học của mình.  Nhưng thái độ như thế đã ngăn cản không cho họ bước vào sự năng động của ơn cứu rỗi, được ban từ Chúa Giêsu.  Giáo huấn mà Luca dự định truyền lại cho từng tín hữu, không chỉ nhắm vào các cộng đoàn giáo hội, có thể được tổng hợp như sau:  Lòng khiêm tốn mở cửa cho đức tin; sự tự mãn đóng lại ơn tha thứ, ánh sáng của Chúa, sự tốt lành của Thiên Chúa.  Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu có ảnh hưởng với tất cả những ai để cho mình được bảo bọc bởi sự tốt lành của Chúa Cha.

4.  Một vài câu hỏi riêng

-  Sứ vụ đem sự sống của Thiên Chúa đến với tha nhân ngụ ý một phong cách sống đạm bạc và khiêm nhường.  Cuộc sống của bạn có được thấm nhuần bởi sự sống của Thiên Chúa, bởi Lời của ân sủng đến từ Chúa Giêsu không?
-  Bạn có tin tưởng vào lời kêu mời của Thiên Chúa và vào quyền năng của Người đòi hỏi phải được thực hiện qua sự đơn sơ, nghèo khó và khiêm nhường không?

5.  Cầu nguyện:

Lạy Chúa, Ngài nhân hậu khoan hồng,
giàu tình thương với mọi kẻ kêu xin.
Lạy CHÚA, xin lắng nghe lời con cầu khẩn,
tiếng con van nài, xin để ý lưu tâm.
(Tv 86:5-6)